1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

ĐẢNG BỘ TỈNH BẮC NINH LÃNH ĐẠO XÂY DỰNG CĂN CỨ DU KÍCH TIÊN QUẾ VÕ TRONG THỜI KÌ KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP (1945 1954)

162 289 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 162
Dung lượng 1,17 MB

Nội dung

Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược từ năm 1945 trở đi đã xuất hiện hình thái “cài răng lược” và dần trở thành hình thái chủ yếu trên chiến trường đồng bằng Bắc Bộ, tồn tại đan xen, chuyển hóa lẫn nhau giữa vùng tự do, vùng tạm chiếm. Vì vậy, vấn đề chiến tranh du kích là một trong những vấn đề trọng tâm, phát triển chiến tranh du kích ở những vùng địch tạm chiếm là mục tiêu hết sức cần thiết nhằm phân tán lực lượng đối phương, bảo vệ vùng tự do và căn cứ kháng chiến, đồng thời làm tiêu hao, tiêu diệt sinh lực của đối phương, xây dựng và phát triển lực lượng vũ trang, bán vũ trang tạo sức mạnh nhằm tiến lên mở rộng vùng giải phóng, giành thắng lợi hoàn toàn. Để thực hiện được mục tiêu, nhiệm vụ trên, vấn đề cấp thiết đặt ra là phải xây dựng được những khu du kích, căn cứ du kích ngay trong lòng địch. Xây dựng căn cứ du kích là một điển hình sáng tạo của Đảng trong việc vận dụng lý luận Mác Lênin về xây dựng hậu phương của chiến tranh cách mạng nhằm huy động toàn dân tham gia kháng chiến làm cho mỗi người dân là một người lính, mỗi làng xã là một pháo đài. Căn cứ du kích là hậu phương của chiến tranh du kích, cung cấp sức người, sức của cho kháng chiến, đồng thời là cơ sở cho lực lượng vũ trang trụ bám tiêu diệt sinh lực địch. Căn cứ du kích là khu vực dân cư được giải phóng nằm trong vùng địch tạm chiếm và trở thành chỗ dựa của chiến tranh du kích. Căn cứ du kích có đặc trưng: chính quyền đối phương đã bị lật đổ, lực lượng vũ trang của đối phương đã bị tiêu diệt, các tổ chức chính trị phản động đã tan rã, chính quyền cách mạng được thành lập công khai quản lý mọi hoạt động xã hội; các đoàn thể cách mạng công khai hoạt động. Tuy nhiên, căn cứ du kích còn nằm trong vòng vây của địch nên bị chúng uy hiếp, tình hình chưa ổn định. Căn cứ du kích được củng cố dần, trở thành vùng giải phóng. Khu du kích là khu vực dân cư nằm trong vùng địch tạm chiếm, có hoạt động chiến tranh du kích của lực lượng kháng chiến và thường xuyên diễn ra tranh chấp giằng co với địch để giành quyền làm chủ hoàn toàn. Khu du kích có các đặc điểm: chính quyền cách mạng chưa hình thành hoặc đã hình thành nhưng hoạt động bí mật hoặc nửa công khai, các lực lượng vũ trang cách mạng chưa đủ sức tiêu diệt hết các cứ điểm của đối phương; chính quyền và một số cứ điểm của đối phương tồn tại nhưng không đủ sức kiểm soát, khống chế nhân dân như cũ, các đơn vị nhỏ của đối phương không dám tự do đi lại, các tổ chức phản cách mạng và gián điệp hoạt động nửa công khai, không đủ sức khống chế nhân dân, nhân dân được cách mạng bảo vệ nhưng chưa thoát khỏi sự uy hiếp của đối phương, vừa lo đóng góp cho cách mạng vừa phải cống nạp một phần cho đối phương. So với căn cứ du kích, khu du kích có thể rộng lớn hơn về mặt giới hạn địa lý nhưng đời sống chính trị của dân chưa được an toàn, ổn định. Khu du kích là bước quá độ từ cơ sở chính trị của kháng chiến tiến lên căn cứ du kích. Đó là nơi củng cố uy tín và ảnh hưởng của chính quyền cách mạng, nơi nuôi dưỡng các lực lượng vũ trang và bán vũ trang, che giấu, đùm bọc và phối hợp tác chiến với các đơn vị chủ lực, nơi phát huy cao độ sức mạnh của cuộc chiến tranh nhân dân trong vùng tạm chiếm. Chính vì thế, sự ra đời của các khu du kích, căn cứ du kích trong vùng tạm chiếm vừa thể hiện sự phát triển của chiến tranh du kích, vừa là cơ sở, là bệ đỡ cho cuộc chiến tranh phát triển cao hơn nữa. Khu du kích, căn cứ du kích là những pháo đài, những làng xã chiến đấu điển hình biết đánh và biết thắng kẻ thù, đồng thời cũng là những tấm gương, điển hình tích cực được phát huy và lan rộng trong vùng sau lưng địch, tạo ra những chuyển biến có lợi cho cuộc cách mạng. Thấy được tầm quan trọng của công tác xây dựng khu du kích và khu căn cứ, tháng 12 năm 1949, Hội nghị thường vụ Tỉnh Bắc Ninh mở rộng đã quyết định thành lập khu căn cứ du kích Gia Thuận, tiếp đó là các căn cứ du kích Tiên Quế Võ và Yên Từ. Khu căn cứ du kích Tiên Quế Võ ra đời và tồn tại có vai trò quan trọng trong việc đánh bại âm mưu “dùng người Việt đánh người Việt, lấy chiến tranh nuôi chiến tranh” của thực dân Pháp. Thông qua hoạt động phối hợp với chiến trường chính, tổ chức hàng trận đánh lớn nhỏ của hoạt động khu du kích, buộc Pháp phải tìm mọi cách để đối phó. Điều này góp phần không nhỏ trong việc hỗ trợ bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương của và dân quân, du kích địa phương, giúp các cơ quan Đảng, chính quyền, đoàn thể ở địa phương có thể đứng vững trên địa bàn lãnh đạo nhân dân chiến đấu. Nhờ đó, cuộc chiến đấu của nhân dân địa phương, các làng xã không bị cô lập. Nghiên cứu về khu căn cứ du kích Tiên Quế Võ nói riêng và các khu căn cứ khác trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh nói chung trong cuộc kháng chiến chống Pháp giúp khôi phục lại vị trí, hoạt động và vai trò của các khu du kích, thông qua đó góp phần bổ sung tài liệu phục vụ nghiên cứu và giảng dạy lịch sử ở địa phương cho học sinh, sinh viên. Với ý nghĩa khoa học thực tiễn đó, người viết chọn vấn đề “Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh lãnh đạo xây dựng căn cứ du kích Tiên Quế Võ trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 – 1954)” làm đề tài cho luận văn Thạc sĩ của mình.

Ngày đăng: 23/04/2018, 16:25

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Đào Duy Anh (2002), Lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến thế kỷ XIX, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến thế kỷ XIX
Tác giả: Đào Duy Anh
Nhà XB: Nxb Văn hóa thông tin
Năm: 2002
2. Báo cáo tháng 9 năm 1946, Tài liệu lưu trữ tại văn phòng Tỉnh ủy Bắc Ninh, số 256/BC/BN Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo tháng 9 năm 1946
3. Báo cáo đặc biệt về 16 tháng kháng chiến của Ủy ban kháng chiến hành chính tỉnh Bắc Ninh, Tài liệu lưu trữ tại văn phòng Tỉnh ủy Bắc Ninh, số 4015/BC/BN Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo đặc biệt về 16 tháng kháng chiến của Ủy ban kháng chiến hànhchính tỉnh Bắc Ninh
4. Báo cáo hội đoàn chính quyền Bắc Ninh tam cá nguyệt thứ ba năm ( 7,8,9/1948), Tài liệu lưu trữ tại văn phòng Tỉnh ủy Bắc Ninh, số 340/VP/HĐ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo hội đoàn chính quyền Bắc Ninh tam cá nguyệt thứ ba năm( 7,8,9/1948)
5. Báo cáo bổ sung xây dựng lực lượng vũ trang và bán vũ trang của Liên khu Việt Bắc, Tài liệu lưu trữ tại Tỉnh đội Bắc Ninh, số 1083/VL- 87 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo bổ sung xây dựng lực lượng vũ trang và bán vũ trang của Liênkhu Việt Bắc
6. Báo cáo ba tháng thứ hai (4,5,6) năm 1949, Tài liệu lưu trữ tại văn phòng Tỉnh ủy Bắc Ninh, số 278/BC/BN Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo ba tháng thứ hai (4,5,6) năm 1949
7. Báo cáo công tác huy động dân công phục vụ chiến trường, Tài liệu lưu trữ tại văn phòng Tỉnh ủy Bắc Ninh, số 52/BC/BN Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo công tác huy động dân công phục vụ chiến trường
8. Báo cáo thi hành chỉ thị số 7/CT/ Liên khu Việt Bắc, Tài liệu lưu trữ tại Văn phòng Tỉnh ủy Bắc Ninh, số 102/BC/BN Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo thi hành chỉ thị số 7/CT/ Liên khu Việt Bắc
9. Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ quân sự Tỉnh Bắc Ninh trong chiến dịch Trần Hưng Đạo, tài liệu lưu trữ tại văn phòng Tỉnh ủy Bắc Ninh, số 50/BC/BN Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ quân sự Tỉnh Bắc Ninh trong chiếndịch Trần Hưng Đạo
10. Báo cáo công tác huy động dân công phục vụ chiến trường, Tài liệu lưu trữ tại văn phòng Tỉnh ủy Bắc Ninh, số 52/BC/BN Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo công tác huy động dân công phục vụ chiến trường
11. Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ quân sự Tỉnh Bắc Ninh trong chiến dịch Hoàng Hoa Thám, Tài liệu lưu trữ tại văn phòng Tỉnh ủy Bắc Ninh, số 74/BC/BN Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ quân sự Tỉnh Bắc Ninh trongchiến dịch Hoàng Hoa Thám
12. Báo cáo “thi hành chỉ thị số 7/CT/Liên khu Việt Bắc”, Tài liệu lưu trữ tại văn phòng Tỉnh ủy Bắc Ninh, số 102/BC/BN Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo “thi hành chỉ thị số 7/CT/Liên khu Việt Bắc”
13. Báo cáo sáu tháng đầu năm năm 1951, Tài liệu lưu trữ tại văn phòng Tỉnh ủy Bắc Ninh, số 81BC/1951 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo sáu tháng đầu năm năm 1951
14. Báo cáo về sự thực hiện thuế nông nghiệp từ 15/10/1951 đến nay, Tài liệu lưu trữ tại văn phòng Tỉnh ủy Bắc Ninh, số 108/BC/BN Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo về sự thực hiện thuế nông nghiệp từ 15/10/1951 đến nay
15. Báo cáo kết quả về sự hoạt động của bộ đội chủ lực và bộ đội địa phương trong thời gian từ 4/12 đến 26/12/1951, Tài liệu lưu trữ tại văn phòng Tỉnh ủy Bắc Ninh, số 06/BC/BN Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo kết quả về sự hoạt động của bộ đội chủ lực và bộ đội địa phươngtrong thời gian từ 4/12 đến 26/12/1951
16. Báo cáo của ủy ban kháng chiến hành chính huyện Tiên Du, Tài liệu lưu trữ tại Tỉnh đội Bắc Ninh, số 343/CT-QS Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo của ủy ban kháng chiến hành chính huyện Tiên Du
17. Báo cáo ba tháng 4,5,6 năm 1952, Tài liệu lưu trữ tại văn phòng Tỉnh ủy Bắc Ninh, số 84/BC/BN Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo ba tháng 4,5,6 năm 1952
18. Báo cáo ba tháng 10,11,12 năm 1952, Tài liệu lưu trữ tại văn phòng Tỉnh ủy Bắc Ninh, số 07/BC/BN Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo ba tháng 10,11,12 năm 1952
19. Báo cáo trận càn quét của địch tại Nam phần Bắc Ninh ( từ ngày 22/2 đến 3/3/1953) của Uỷ ban kháng chiến hành chính Bắc Ninh, Tài liệu lưu trữ tại Tỉnh đội Bắc Ninh, số 1729/CT-QS Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo trận càn quét của địch tại Nam phần Bắc Ninh ( từ ngày 22/2đến 3/3/1953) của Uỷ ban kháng chiến hành chính Bắc Ninh
20. Báo cáo tổng kết mọi mặt của tỉnh Bắc Ninh từ tháng 8/1952 đến tháng 8/1953, Tài liệu lưu trữ tại văn phòng Tỉnh ủy Bắc Ninh, số 54/BC/BN Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo tổng kết mọi mặt của tỉnh Bắc Ninh từ tháng 8/1952 đến tháng8/1953

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w