Thấm nhuần quan điểm về chiến tranh và cách mạng, xây dựng quân đội kiểu mới của chủ nghĩa Mác - Lênin, đồng thời vận dụng một cách sáng tạo vào thực tiễn Việt Nam; chính trong cuộc khán
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-
TRẦN ANH THƯ
ĐẢNG LÃNH ĐẠO XÂY DỰNG LỰC LƯỢNG VŨ TRANG
BA THỨ QUÂN TRONG THỜI KỲ KHÁNG CHIẾN
CHỐNG THỰC DÂN PHÁP
(1945 - 1954)
LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ
Hà Nội - 2010
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-
TRẦN ANH THƯ
ĐẢNG LÃNH ĐẠO XÂY DỰNG LỰC LƯỢNG VŨ TRANG
BA THỨ QUÂN TRONG THỜI KỲ KHÁNG CHIẾN
Trang 3MỤC LỤC
MỤC LỤC 1
MỞ ĐẦU 2
Chương 1:ĐẢNG LÃNH ĐẠO XÂY DỰNG LỰC LƯỢNG VŨ TRANG BA THỨ QUÂN TRONG NHỮNG NĂM 1945 – 1950 10
1.1.Quan điểm của Đảng ta về xây dựng lực lượng vũ trang cách mạng 10
1.2.Chủ trương của Đảng về xây dựng lực lượng vũ trang ba thứ quân trong những năm 1945 - 1950 19
1.3.Lãnh đạo xây dựng bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương, dân quân du kích trong những năm 1945 - 1950 33
Tiểu kết Chương 1 49
Chương 2:ĐẢNG LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN LỰC LƯỢNG VŨ TRANG BA THỨ QUÂN TRONG NHỮNG NĂM 1951 – 1954 51
2.1.Chủ trương của Đảng về phát triển lực lượng vũ trang ba thứ quân trong những năm 1951 - 1954 51
2.2.Lãnh đạo phát triển bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương, dân quân du kích trong những năm 1951 - 1954 72
Tiểu kết Chương 2 83
Chương 3:MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM 85
3.1 Một số nhận xét 85
3.1.1 Chủ trương xây dựng lực lượng vũ trang ba thứ quân của Đảng trong kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 – 1954) là đúng đắn, sáng tạo 85
3.1.2 Lực lượng vũ trang ba thứ quân luôn phối hợp tác chiến nhịp nhàng, hoàn thành sứ mệnh lịch sử trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp 88
3.2 Bài học kinh nghiệm 91
3.2.1 Xây dựng lực lượng vũ trang ba thứ quân từ thấp đến cao, coi trọng chất lượng là chính 91
3.2.2 Đảng luôn giữ vai trò lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp, toàn diện đối với lực lượng vũ trang 98
3.2.3 Đảng ta luôn dựa chắc vào dân, đồng thời tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế để xây dựng, phát triển lực lượng vũ trang 102
Tiểu kết Chương 3 107
KẾT LUẬN 109
TÀI LIỆU THAM KHẢO 112
Trang 4MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945 - 1954) là cuộc chiến tranh nhân dân Việt Nam lần đầu tiên do Đảng ta tổ chức và lãnh đạo, diễn ra ngay sau ngày Cách mạng Tháng Tám 1945 thành công, khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà vừa tuyên bố độc lập (2.9.1945), trong bối cảnh, tình hình trong nước và quốc tế có nhiều thuận lợi song còn nhiều khó khăn, phức tạp Cùng một lúc chúng ta vừa phải khắc phục những hậu quả của chế độ thực dân phong kiến để lại, vừa phải đấu tranh chống thực dân Pháp xâm lược - một đế quốc tư bản phương Tây, có đội quân xâm lược nhà nghề, được trang bị vũ khí tối tân, hiện đại hơn ta gấp nhiều lần
Trước tình hình ấy, bên cạnh những nhiệm vụ quan trọng khác thì việc xây dựng lực lượng vũ trang vững mạnh là một nhiệm vụ trọng yếu Nhận thấy lực lượng vũ trang cách mạng lúc này còn non trẻ, trang bị kém, thiếu thốn mọi bề, kinh nghiệm chiến đấu còn ít, Đảng ta đã có những chủ trương, biện pháp cụ thể để xây dựng lực lượng vũ trang Đảng xác định cần phải biết cách đưa đông đảo quần chúng tham gia vào những hoạt động cách mạng thực tiễn Thấm nhuần quan điểm
về chiến tranh và cách mạng, xây dựng quân đội kiểu mới của chủ nghĩa Mác - Lênin, đồng thời vận dụng một cách sáng tạo vào thực tiễn Việt Nam; chính trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 – 1954), trên cơ sở động viên và tổ chức toàn dân kháng chiến, Đảng ta đã từng bước xây dựng lực lượng vũ trang với
tổ chức và quy mô ngày càng thích hợp, đó chính là hình thức tổ chức lực lượng vũ trang ba thứ quân (bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương, dân quân du kích) làm nòng cốt cho toàn dân đánh giặc
Bộ đội chủ lực là bộ phận quan trọng nhất của quân đội thường trực, là lực
lượng cơ động nòng cốt hoàn thành các nhiệm vụ chiến lược trên chiến trường Nhiệm vụ cơ bản của bộ đội chủ lực là tiến hành những trận đánh tiêu diệt lớn lực lượng chiến lược của quân địch bằng tác chiến tập trung, hiệp đồng binh chủng, tác chiến hiện đại, bảo vệ nhiều vùng lãnh thổ quan trọng…đồng thời dìu dắt bộ đội địa phương và dân quân du kích, lực lượng chính trị của quần chúng, thực hiện
Trang 5những đòn đánh quyết định trên các hướng chiến lược chủ yếu, chiến trường chủ yếu, làm biến chuyển so sánh lực lượng và cục diện chiến tranh có lợi cho ta để tiến tới giành thắng lợi toàn cục của cuộc kháng chiến
Bộ đội địa phương, bộ phận của quân đội thường trực ở tại địa phương, là
lực lượng tập trung, cơ động của địa phương, được xây dựng thích hợp với nhiệm
vụ của từng khu, tỉnh (thành phố), huyện (thị xã), theo điều kiện thực tế của chiến trường mà tổ chức thành những đơn vị mạnh, có chất lượng cao, có những binh chủng cần thiết, có khả năng tác chiến tập trung với quy mô nhất định trên từng địa phương cụ thể
Nhiệm vụ chủ yếu của bộ đội địa phương là tác chiến tiêu diệt sinh lực địch
và phương tiện chiến tranh của địch, làm nòng cốt để phát động chiến tranh nhân dân, chiến tranh du kích ở địa phương giúp quần chúng đấu tranh chính trị và nổi dậy; dìu dắt dân quân du kích trong chiến đấu và xây dựng, phối hợp tác chiến với dân quân du kích, chủ động tiến công tiêu diệt, tiêu hao quân địch Cụ thể, bộ đội địa phương: phải phụ trách đánh những trận vừa và phải chuẩn bị chiến trường sẵn sàng khi Vệ quốc quân đánh trận to ở địa phương mình; đồng thời phải phối hợp với bộ đội chủ lực trong các chiến dịch, các đợt hoạt động chiến lược, là lực lượng
để bổ sung và phát triển bộ đội chủ lực Bộ đội địa phương là một lực lượng nòng cốt bảo vệ tổ chức đảng, chính quyền địa phương, tính mạng tài sản của nhân dân, trật tự trị an, sản xuất ở địa phương; gương mẫu chấp hành và vận động quần chúng chấp hành chủ trương của Đảng và Nhà nước
Dân quân du kích là lực lượng đông đảo được vũ trang và có tổ chức ở cơ
sở, không thoát ly sản xuất Đó là lực lượng bám đất, bám dân, vừa đánh giặc vừa lao động sản xuất, vừa là quân vừa là dân Đây là lực lượng hùng hậu để bổ sung cho bộ đội chủ lực và bộ đội địa phương
Tổ chức ba thứ quân là một hình thức tổ chức thích hợp với yêu cầu của phương pháp cách mạng, phương thức tiến hành chiến tranh nhân dân và nghệ thuật quân sự Việt Nam Với cách tổ chức lực lượng vũ trang đó, ta đã đẩy mạnh chiến tranh du kích, phát triển chiến tranh chính quy, kết hợp giữa chiến tranh du kích và chiến tranh chính quy một cách nhuần nhuyễn Tổ chức lực lượng vũ trang
Trang 6ba thứ quân của Đảng trong kháng chiến chống Pháp không những phù hợp với quy luật chiến tranh giải phóng mà còn phù hợp với cả quy luật chiến tranh bảo vệ
tổ quốc ở nước ta Việc hoàn thiện về cơ cấu tổ chức của lực lượng vũ trang ba thứ quân là nhân tố đảm bảo cho lực lượng vũ trang không ngừng lớn mạnh về mọi mặt, phát huy đầy đủ vai trò của nó Chiến tranh du kích và chiến tranh chính quy của Việt Nam chỉ có thể tiến hành hiệu quả trên cơ sở sự trưởng thành và lớn mạnh của lực lượng vũ trang ba thứ quân Việc xây dựng lực lượng vũ trang ba thứ quân thời kỳ này được tiến hành theo quy trình của cuộc chiến tranh, căn cứ vào tình hình của cả nước, tình hình cụ thể của từng địa phương, từng chiến trường Sự hỗ trợ giữa ba thứ quân trong chiến đấu chính là hình thức phối hợp giữa lực lượng tại chỗ và lực lượng cơ động và quá trình thực hành tác chiến du kích và chính quy, là một nhân tố to lớn làm nên thắng lợi vĩ đại của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945 – 1954)
Ngày nay, với hai nhiệm vụ chiến lược là xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong điều kiện sự nghiệp đổi mới đã giành được những thành tựu to lớn, đất nước bước sang thời kỳ Công nghiệp hoá - hiện đại hoá và hội nhập kinh tế thế giới Bên cạnh những thuận lợi, chúng ta cũng luôn phải đối mặt với những âm mưu phá hoại của các thế lực thù địch, nhằm chống phá cách mạng Việt Nam, phá hoại sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta Chính vì thế, nhiệm vụ xây dựng lực lượng vũ trang vẫn luôn luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm, chú trọng phát triển Những kinh nghiệm về xây dựng lực lượng vũ trang nói chung và kinh nghiệm xây dựng lực lượng vũ trang ba thứ quân trong kháng chiến chống Pháp nói riêng vẫn được ứng dụng và phát triển để xây dựng một lực lượng vũ trang ngày càng vững mạnh hơn, phù hợp với yêu cầu và nhiệm vụ của tình hình mới
Trên những ý nghĩa đó, chúng tôi quyết định chọn vấn đề : “Đảng lãnh đạo
xây dựng lực lượng vũ trang ba thứ quân trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954)” làm đề tài luận văn Thạc sĩ Lịch sử, chuyên ngành Lịch
sử Đảng Cộng sản Việt Nam
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Trang 7Đảng lãnh đạo xây dựng lực lượng vũ trang ba thứ quân trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954) là một vấn đề thu hút sự quan tâm của nhiều cơ quan, tổ chức Đảng, Nhà nước, chính quyền, Bộ Quốc phòng, v.v, và là
đề tài được nhiều nhà quân sự, chính trị, khoa học quan tâm, tìm hiểu, nghiên cứu theo nhiều góc độ khác nhau
Trong những năm kháng chiến chống Pháp (1945-1954), Đảng ta thường xuyên quan tâm tới việc tổ chức, lãnh đạo lực lượng vũ trang Các vấn đề thuộc về chủ trương, đường lối xây dựng lực lượng vũ trang ba thứ quân được thể hiện trong các văn kiện, nghị quyết Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng, Ban Thường vụ, Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 2 (2.1951),v.v, được công
bố trong Văn kiện Đảng toàn tập, từ tập 8 đến tập 15, Nxb Chính trị quốc gia xuất
bản năm 2000 và 2001 Bên cạnh đó, các vấn đề nói trên, còn được thể hiện trong nhiều bài viết của Chủ tịch Hồ Chí Minh, của các vị tướng lĩnh Quân đội nhân dân Việt Nam, v.v Đáng kể là các tác phẩm của Đại tướng Võ Nguyên Giáp như:
Những kinh nghiệm lớn của Đảng ta về lãnh đạo đấu tranh vũ trang và xây dựng lực lượng vũ trang cách mạng, Nxb Sự Thật, 1961; Mấy vấn đề về đường lối quân
sự của Đảng ta, Nxb Sự Thật, 1970; Dân quân tự vệ một lực lượng chiến lược,
Nxb Sự Thật, 1974; v.v
Những vấn đề cụ thể về xây dựng bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương, dân
quân du kích và hoạt động của các lực lượng này, được thể hiện nhiều trong các công trình nghiên, tác phẩm lịch sử của Viện Lịch sử quân sự Việt Nam, của các
Quân khu, quân đoàn, quân binh chủng và các địa phương Tiêu biểu là: Lịch sử
cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp 1945 -1954 (Tập 1 và 2, của Viện Lịch sử
Quân sự Việt Nam, Nxb QĐND, 1994); Lịch sử quân đội nhân dân Việt Nam,Tập
1 của Ban Nghiên cứu Lịch sử quân đội thuộc Tổng cục Chính trị, Nxb QĐND,
1974; Lịch sử quân đội nhân dân Việt Nam 1944 – 1975, của Viện Lịch sử Quân
sự Việt Nam, Nxb QĐND, 2005; Tổng kết cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp
- Thắng lợi và bài học, của Ban Chỉ đạo Tổng kết chiến tranh trực thuộc Bộ Chính
trị, Nxb Chính trị quốc gia, 1996; Cục Dân quân tự vệ 50 năm xây dựng, chiến đấu
và trưởng thành 1947 – 1997, Nxb QĐND, 1997, v.v
Trang 8Có khá nhiều các bài viết đề cập một cách trực tiếp tới vấn đề xây dựng lực
lượng vũ trang ba thứ quân trong kháng chiến chống Pháp Tiêu biểu như: Về lực
lượng vũ trang ba thứ quân thời kỳ kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954) của
Trần Văn Thức in trong cuốn “55 năm Quân đội nhân dân Việt Nam - Miền đất
khai sinh và quá trình phát triển”, Nxb QĐND, 1999; Những quan điểm đầu tiên
của Đảng chỉ đạo xây dựng lực lượng vũ trang cách mạng Việt Nam của Trịnh
Vương Hồng in trong sách “Quân đội nhân dân Việt Nam với sự nghiệp đổi mới,
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”, Nxb QĐND, 2004; các bài Tổ chức xây dựng và sử
dụng các đại đoàn chủ lực trong chiến dịch Điện Biên Phủ trong sách “Quân và
dân Tây Bắc với chiến thắng Điện Biên Phủ”, Nxb QĐND, 1999; Vai trò của bộ
đội chủ lực trong chiến dịch Điện Biên Phủ trong sách “Chiến thắng Điện Biên
Phủ, mốc vàng lịch sử chân lý thời đại”, Nxb QĐND, 2004; Bộ TổngTtham mưu
với quá trình tổ chức, xây dựng lực lượng vũ trang ba thứ quân (1945 – 1975)
trong sách “Bộ Tổng tham mưu – 60 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành”,
Nxb QĐND, 2005; Dân quân tự vệ và du kích là bức tường sắt của Tổ quốc trong
sách “Tư tưởng Hồ Chí Minh về dựng nước và giữ nước”, Nxb QĐND, 2000, của
cùng môt tác giả Dương Đình Lập; Qúa trình xây dựng và phát triển lực lượng vũ
trang ba thứ quân trong kháng chiến chống Pháp của Vũ Tang Bồng (Tạp chí
Quốc phòng toàn dân, 11.1996), v.v
Nội dung các bài viết khẳng định trong kháng chiến chống Pháp, quá trình xây dựng, phát triển của lực lượng vũ trang ba thứ quân gắn bó chặt chẽ với bước
đi lên của cuộc kháng chiến và đây chính là một trong những nhân tố có ý nghĩa quyết định đối với thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp Đồng thời nhấn mạnh việc tổ chức lực lượng vũ trang ba thứ quân là hình thức tổ chức thích hợp với yêu cầu và phương pháp cách mạng, phương thức tiến hành chiến tranh và nghệ thuật quân sự Việt Nam; khái quát sơ lược sự phát triển của dân quân du kích,
bộ đội địa phương và bộ đội chủ lực trong kháng chiến chống Pháp Khẳng định việc từng bước xây dựng, phát triển ba thứ quân, đưa chiến tranh du kích tiến dần lên vận động chiến là một quá trình vận dụng sáng tạo nguyên tắc vừa chiến đấu vừa xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân của Đảng Khẳng định việc xây dựng
Trang 9từng thứ quân phải phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ và cách đánh trong từng giai đoạn kháng chiến, v.v
Năm 2007, Lê Huy Bình (Học viện Chính trị quân sự) bảo vệ thành công
Luận án tiến sĩ với đề tài “Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng lực lượng vũ trang
ba thứ quân trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945 1954)” Với đề tài này, tác giả xác định đối tượng nghiên cứu là tư tưởng Hồ Chí
-Minh về xây dựng lực lượng vũ trang ba thứ quân trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược Mục đích nhằm khẳng định giá trị tư tưởng Hồ Chí Minh
về xây dựng lực lượng vũ trang ba thứ quân trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và sự vận dụng tư tưởng của Người trong xây dựng lực lượng vũ trang trong thời đại mới
Điểm lại tình hình nghiên cứu, chúng tôi thấy, cho tới nay chưa có một công trình lớn nào tiến hành nghiên cứu một cách hệ thống, chi tiết về những chủ trương, chính sách; quá trình xây dựng và phát triển lực lượng vũ trang ba thứ quân trong kháng chiến chống Pháp
Tuy nhiên, thành quả nghiên cứu của các công trình, bài viết kể trên rất bổ ích, đó không chỉ là nguồn tư liệu quý báu, mà còn là những gọi mở cho chúng tôi trong quá trình thực hiện bản luận văn này
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Không gian nghiên cứu: trên phạm vi cả nước
- Thời gian nghiên cứu: từ năm 1945 đến năm 1954
- Đối tượng nghiên cứu: Những chủ trương, chính sách của Đảng nhằm xây dựng lực lượng vũ trang ba thứ quân trong kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 -1954) Quá trình xây dựng và phát triển của lực lượng vũ trang ba thứ quân, những thành quả đạt được Luận văn không đi sâu vào tình hình diễn biến chiến sự,
mà tập trung vào từng cơ cấu tổ chức của mỗi lực lượng (bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương, dân quân du kích) để thấy được nét riêng trong việc xây dựng mỗi thứ quân; cũng qua đó thấy được mối quan hệ giữa ba thứ quân trong xây dựng, tổ chức lực lượng và cùng nhau chiến đấu
Trang 10- Hệ thống hoá và trình bày những chủ trương, đường lối cơ bản của Đảng
về xây dựng lực lượng vũ trang ba thứ quân trong kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954)
- Hệ thống hoá và trình bày quá trình Đảng lãnh đạo xây dựng lực lượng vũ trang ba thứ quân theo những chủ trương trên và những hoạt động có tính tiêu biểu của lực lượng vũ trang ba thứ quân trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945 - 1954)
5 Mục đích nghiên cứu
- Làm sáng tỏ chủ trương, đường lối, quá trình lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng lực lượng vũ trang ba thứ quân của Đảng trong kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945 - 1954)
- Làm sáng tỏ quá trình hình thành, phát triển của lực lượng vũ trang ba thứ quân trong suốt cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945 - 1954)
- Rút ra một số bài học kinh nghiệm từ quá trình Đảng lãnh đạo xây dựng lực lượng vũ trang ba thứ quân
6 Phương pháp nghiên cứu và cơ sở lý luận
- Phương pháp nghiên cứu: sử dụng các phương pháp nghiên cứu như: phương pháp lịch sử, phương pháp mô tả, phương pháp thống kê, phương pháp logic và phương pháp tổng hợp
- Cơ sở lý luận: Luận văn được thực hiện dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác – Lê nin, quan điểm và đường lối của Đảng cộng sản Việt Nam về chiến tranh cách mạng, xây dựng lực lượng vũ trang cách mạng
- Nguồn tư liệu chủ yếu mà tác giả sử dụng để thực hiện luận văn bao gồm: Văn kiện Đảng toàn tập (chủ yếu là các tập từ tập 7 đến tập 15), Văn kiện Đảng trong kháng chiến chống thực dân Pháp, Hồ Chí Minh toàn tập, cùng nhiều tác phẩm có nội dung liên quan tới vấn đề xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân
7 Đóng góp của luận văn
- Góp phần khẳng định đường lối xây dựng lực lượng vũ trang ba thứ quân của Đảng trong kháng chiến chống thực dân Pháp là hoàn toàn đúng đắn;
Trang 11- Góp phần làm sáng tỏ thêm quá trình hình thành và phát triển của bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương, dân quân du kích trong cuộc kháng chiến chống Pháp (1945 - 1954);
- Tập hợp, hệ thống hóa các tư liệu có liên quan tới đề tài từ những nguồn khác nhau
8 Bố cục của luận văn
Bố cục của luận văn, ngoài Mở đầu, Kết luận, bao gồm các chương nội dung như sau:
Chương 1: Đảng lãnh đạo xây dựng lực lượng vũ trang ba thứ quân trong những năm 1945 – 1950
Chương 2: Đảng lãnh đạo phát triển lực lượng vũ trang ba thứ quân trong những năm 1951 – 1954
Chương 3: Một số nhận xét và bài học kinh nghiệm
Trang 12Chương 1 ĐẢNG LÃNH ĐẠO XÂY DỰNG LỰC LƯỢNG VŨ TRANG
BA THỨ QUÂN TRONG NHỮNG NĂM 1945 – 1950
1.1.Quan điểm của Đảng ta về xây dựng lực lượng vũ trang cách mạng
Từ khi ra đời Đảng ta đã sớm nhận thấy vai trò, sức mạnh của lực lượng vũ
trang trong sự nghiệp cách mạng Cụ thể, trong Chính cương vắn tắt, Sách lược
vắn tắt, Chương trình tóm tắt được thông qua tại Hội nghị thành lập Đảng
(2.1930), đã xác định phương thức cách mạng đúng đắn và duy nhất để nhân dân ta
có thể đánh đổ ách thống trị của đế quốc Pháp đó là con đường kiên quyết dùng bạo lực cách mạng, phát động quần chúng đấu tranh giai cấp, lãnh đạo quần chúng đấu tranh kinh tế, đấu tranh chính trị, tiến tới khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền về tay công nông, xây dựng chế độ xã hội mới Chỉ có dùng bạo lực cách mạng mới chống lại được bạo lực phản cách mạng của kẻ thù
Trên cơ sở phân tích tình hình kinh tế – xã hội của Việt Nam lúc bấy giờ, Cương lĩnh đã nêu lên các nhiệm vụ cụ thể của cách mạng trên các phương diện chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội…trong đó có nhiệm vụ vô cùng quan trọng là:
“Đánh đổ bọn đế quốc chủ nghĩa Pháp và bọn phong kiến, làm cho nước Nam
được hoàn toàn độc lập, dựng ra chính phủ công nông binh, tổ chức ra quân đội công nông”[ 36, tr.2] Như vậy, Đảng ta đã sớm nhận thức một cách sâu sắc tư
tưởng cách mạng bạo lực – nền móng của toàn bộ học thuyết Mác – Lênin và sớm nêu ra trong các văn kiện có tính chất cương lĩnh đầu tiền của Đảng
Tháng 10 năm 1930, Hội nghị lần thứ nhất của Trung ương Đảng họp và
thông qua Luận cương chính trị của Đảng cộng sản Đông Dương Bản Luận
cương này cũng xác định phải thành lập quân đội công nông để tiến hành đấu tranh
vũ trang, phải tổ chức và khuếch trương hết cả các cách tranh đấu của quần chúng như bãi công, thị oai, tổng bãi công bạo động… Luận cương xác định: “Võ trang bạo động không phải là một việc thường, chẳng những là theo hình thế trực tiếp cách mạng mà lại phải theo khuôn phép nhà binh, cho nên cần phải chú ý Trong
Trang 13khi không có tình thế trực tiếp cách mạng cũng cứ kịch liệt tranh đấu, nhưng kịch liệt tranh đấu ấy không phải là để tổ chức những cuộc manh động, hoặc võ trang bạo động quá sớm mà cốt là để suý động đại quần chúng ra thị oai, biểu tình, bãi công, v.v.để dự bị họ về cuộc võ trang bạo động sau này”[36, tr.102]
Như vậy, những quan điểm về xây dựng lực lượng vũ trang cách mạng đã hình thành ngay từ khi Đảng mới ra đời Đảng nhận thức rõ bạo lực là phương thức
cơ bản để giành chính quyền và đạt được mục đích của cách mạng Lực lượng vũ trang khi được thành lập phải là quân đội công nông cách mạng dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng
Tuy nhiên, việc xây dựng lực lượng vũ trang cách mạng còn phải phụ thuộc
vào tình thế cách mạng mà tiến hành Cuối 1930, trong Báo cáo về những Nghị
quyết của Trung ương Đảng cộng sản Đông Dương gửi Quốc tế Cộng sản, mặc dù
Nguyễn Ái Quốc đã hoan nghênh chính quyền Xô Viết và coi đó là sáng kiến lớn của quần chúng cách mạng ở Nghệ An – Hà Tĩnh, nhưng không tán thành chủ trương bạo động vì chưa có điều kiện thắng lợi của một cuộc khởi nghĩa Riêng về vấn đề đội tự vệ, Người khẳng định:
- “Tổ chức tự vệ của nông dân rất quan trọng trong các cuộc đấu tranh ở thôn xã Nông hội phải tuyên truyền giải thích trong quần chúng ý nghĩa việc thành lập một đội tự vệ để bảo vệ và kêu gọi quần chúng tham gia”[87, tr.567] Do vậy, cần phải nhận thức đúng đắn tầm quan trọng của đội tự vệ
- Việc tổ chức đội tự vệ phải đi đôi với việc phát triển, huấn luyện để đội tự
vệ có thể hoàn thành những nhiệm vụ cách mạng được giao
- Hoạt động của đội tự vệ là nhằm thực hiện các nhiệm vụ chính trị do Đảng xác định Chính vì thế, cần phải giải thích cho nông dân hiểu rõ lực lượng và vai trò của mình, tránh khuynh hướng hành động cá nhân và xu hướng khủng bố trái với Cương lĩnh
Đến tháng 3.1935, Đại hội đại biểu lần thứ nhất của Đảng họp tại Ma Cao
cũng đã thảo luận và thông qua Nghị quyết về đội tự vệ (28.3.1935) nêu rõ mục
Trang 14các cuộc tranh đấu, ủng hộ các cơ quan và chiến sĩ cách mạng, huấn luyện quân sự cho quần chúng; chống quân thù giai cấp tấn công và làm cho vận động cách mạng phát triển thắng lợi…Tự vệ đội càng mạnh thì sau này càng có điều kiện để tổ chức
du kích, Hồng quân
Nghị quyết này còn nêu rõ nguyên tắc cơ bản để xây dựng đội tự vệ:
- Phải là một tổ chức có tính chất bán quân sự của quần chúng lao động, chủ yếu là công nông, do Đảng cộng sản tổ chức lãnh đạo
- Thành phần là những phần tử nhiệt thành, bao gồm cả gái và trai, không phân biệt dân tộc, từ 18 tuổi trở lên
Ngoài ra, Nghị quyết cũng xác định những vấn đề cơ bản về tổ chức, biên chế, trang bị, huấn luyện cho đội tự vệ, trong đó cũng nhấn mạnh nhiệm vụ huấn luyện quân sự là rất quan trọng
Tới năm 1939, khi cuộc chiến tranh thế giới thứ 2 bùng nổ và chỉ sau một thời gian ngắn, nước Pháp đã bị phát xít Đức chiếm đóng Đảng cộng sản Đông Dương nhận định đây là thời cơ cho cách mạng Việt Nam giành thắng lợi Trong thời gian này, ở Đông Dương, cách mạng phải đương đầu với bọn phản động thuộc địa gay gắt hơn Mâu thuẫn giữa toàn thể nhân dân ta với thực dân Pháp nói chung
và bọn phản động thuộc địa nói riêng ngày càng lớn Hội nghị Trung ương Đảng
lần thứ 6 (11.1939) quyết định chuyển hướng chỉ đạo chiến lược cách mạng Hội
nghị khẳng định không có con đường nào khác con đường đánh đổ đế quốc Pháp, chống tất cả các ách ngoại xâm vô luận da trắng hay da vàng để tranh lấy giải phóng dân tộc Tư tưởng đó khẳng định lúc này nhiệm vụ giải phóng dân tộc đã được đặt lên hàng đầu
Dưới ánh sáng của Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 6, phong trào đấu tranh của quần chúng ngày càng phát triển mạnh Tháng 9.1940, quân Nhật đã vượt biên giới Việt – Trung và tấn công vào Lạng Sơn Ngay sau khi Nhật vào Lạng Sơn, dưới sự lãnh đạo của đảng bộ địa phương thì nhân dân châu Bắc Sơn đã
khởi nghĩa xoá bỏ chính quyền đế quốc và lập ra Đội du kích Bắc Sơn
Trang 15Tiếp theo đó, Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 7 (11.1940) sau khi nghe
báo cáo về khởi nghĩa Bắc Sơn đã quyết định tiếp tục duy trì lực lượng vũ trang, phát triển cơ sở cách mạng, tiến tới thành lập căn cứ du kích Hội nghị đã nhận định rằng lúc này ở Nam Kỳ nói riêng và trong cả nước nói chung điều kiện khởi nghĩa đều chưa có đủ Đặc biệt, Nguyễn Ái Quốc sau khi nhận được tin về cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ sắp nổ ra đã gửi bức điện chỉ thị cho Xứ uỷ Nam Kỳ hoãn cuộc khởi nghĩa Song vì bức điện không đến kịp nên cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ vẫn
diễn ra và sau cuộc khởi nghĩa này thì các đội du kích được tổ chức thành Quân du
kích Nam Kỳ
Sau khi tràn vào Đông Dương, ngày 22.9.1940, Nhật buộc Pháp ký một hiệp ước cho mượn con đường xe lửa từ Lạng Sơn qua Hà Nội xuống Hải Phòng để chuyên chở lương thực, thuốc men, vũ khí và binh lính ra Thái Bình Dương; cho Nhật sử dụng 3 sân bay lớn ở Bắc Kỳ, cho Nhật được đóng 6.000 quân ở phía Bắc
sông Hồng Tháng 7.1941, Nhật lại buộc Pháp ký hiệp ước “Cam kết phòng thủ
chung Đông Dương với Nhật”, trên thực tế thì Nhật đã chỉ huy Pháp về mặt quân
sự Tháng 11.1941, Nhật buộc Pháp ký tiếp hiệp ước “Cam kết hợp tác với Nhật về
toàn diện” Về cơ bản phát xít Nhật đã làm chủ Đông Dương khiến cho mâu thuẫn
Nhật – Pháp ngày một tăng Nhật sử dụng Pháp như một công cụ chống nhân dân
ta và chuẩn bị lật đổ thực dân Pháp để độc chiếm Đông Dương Bề ngoài Pháp tỏ
ra phục tùng Nhật, nhưng bên trong vẫn ngấm ngầm chuẩn bị chống lại, cụ thể là chờ khi quân Đồng Minh đổ bộ vào Đông Dương sẽ nổi dậy tấn công Nhật từ phía
sau lưng Đứng trước tình hình đó, Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 8(5.1941)
khẳng định: “Trong lúc này nếu không giải quyết được vấn đề dân tộc giải phóng, không đòi được độc lập, tự do cho toàn thể dân tộc, thì chẳng những toàn thể dân tộc còn chịu mãi kiếp ngựa trâu, mà quyền lợi của bộ phận giai cấp đến vạn năm
cũng không đòi lại được”[37, tr.113] Đặc biệt, Hội nghị chỉ rõ: “Cuộc cách mạng
Đông Dương phải kết liễu bằng một cuộc khởi nghĩa võ trang”[37, tr.129] Hội
nghị chủ trương mở rộng và củng cố các tổ chức cứu quốc ở nông thôn, rừng núi; thành lập những đội tự vệ cứu quốc và những tiểu tổ du kích chính thức làm lực
Trang 16lượng xung kích trong các cuộc khởi nghĩa ở địa phương và trong tổng khởi nghĩa
toàn quốc
Cũng trong Hội nghị Trung ương lần thứ 8, Đảng ta đã thông qua Điều lệ
của Việt Nam tiểu tổ du kích cứu quốc, với các nội dung chính yếu:
- Xác định đây là tổ chức cao hơn tự vệ nhưng thấp hơn du kích chính thức Mục đích xây dựng Việt Nam tiểu tổ du kích cứu quốc là nhằm giải vây cho các chiến sĩ, giữ gìn các cơ quan cách mạng, giúp đỡ đội du kích chính thức trong lúc hành quân và chiến đấu với kẻ thù, phá các cơ quan vận tải lương thực của kẻ thù…Tương lai của Việt Nam tiểu tổ du kích cứu quốc là sẽ biến chuyển theo chiều hướng đi lên thành đội du kích chính thức để đánh đổ ách thống trị của đế quốc Pháp và phát xít Nhật, giành độc lập hoàn toàn cho ta
- Về phương pháp tổ chức: từ 3 đến 7 hội viên thì tổ chức thành một tiểu đội
du kích cứu quốc, có một đội trưởng chỉ huy; từ 2 tiểu tổ du kích trở lên thì thì tổ chức thành liên tiểu tổ, có một liên đội trưởng và một liên đội phó, một uỷ viên chính trị chỉ huy Những người của Việt Nam tiểu tổ du kích cứu quốc thực sự không phải là những người thoát ly sản xuất và tiểu tổ du kích chịu dưới quyền chỉ huy của đoàn thể cứu quốc và Việt Minh tổ chức ra nó
- Điều kiện vào Việt Nam tiểu tổ du kích cứu quốc: những ai trong hội cứu quốc của Việt Minh, có sức khoẻ và hăng hái, thừa nhận Điều lệ của Đội thì được gia nhập vào Đội
- Nhiệm vụ của Việt Nam tiểu tổ du kích cứu quốc: ra sức bảo vệ các cơ quan và chiến sĩ cách mạng Khi tình thế thuận lợi, có thể phát động du kích chiến tranh để đánh đuổi đế quốc Pháp và phát xít Nhật thì biến chuyển thành đội du kích chính thức để hành động
- Các đội viên phải trải qua chương trình huấn luyện: cách tập trung, giải tán, đánh tráo, giải vây, dùng hiệu lệnh; tập võ, tập đánh phá các cơ sở của địch…
- Trang bị: các đội viên tự sắm lấy khí giới cần thiết
Trang 17Sau Hội nghị Trung ương lần thứ 8, Trung ương Đảng đã quyết định đổi tên
Đội du kích Bắc Sơn thành Cứu quốc quân Dưới sự chỉ đạo trực tiếp của đồng chí
Hoàng Quốc Việt, tháng 9.1941, trung đội Cứu quốc quân thứ 2 cũng đã được
thành lập Đặc biệt, tháng 10.1941, Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh đã giao cho
Lê Thiết Hùng, Lê Quảng Ba, Hoàng Sâm (những người trước đây đã được cử đi học tại Trường Quân sự Hoàng Phố) mở lớp huấn luyện quân sự cho các đội tự vệ chiến đấu, nhằm chuẩn bị điều kiện để thành lập đội du kích chính thức Đồng thời, Người cũng đã giao nhiệm vụ cho Lê Quảng Ba và Lê Thiết Hùng vạch kế hoạh tổ chức đội du kích chính thức, sau đó Người đã bổ sung một số điểm và quyết định
thông qua kế hoạch tổ chức đội du kích tập trung với tên gọi “Đội du kích” Đội du
kích có nhiệm vụ bảo vệ cơ quan, bảo vệ cán bộ; vũ trang tuyên truyền; giao thông liên lạc đặc biệt; nhiệm vụ quân sự; làm nòng cốt cho xây dựng lực lượng du kích
và tự vệ chiến đấu Ban chỉ huy gồm có: Lê Thiết Hùng, Lê Quảng Ba và Trần Văn
Kỳ (Hoàng Sâm)
Tháng 11 năm 1941, Đội du kích Cao Bằng được thành lập Trong thời gian
đầu huấn luyện, đội đã được Nguyễn Ái Quốc giảng dạy sinh động về cách đánh
du kích Người khẳng định vấn đề quan trọng của chiến thuật du kích là phải biết
rõ địch Sau khi được huấn luyện và đi vào hoạt động, đội du kích Cao Bằng đã thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao: khống chế được thổ phỉ, bảo vệ an toàn tính mạng và tài sản của nhân dân, bảo vệ cơ sở cách mạng, phân hoá được một bộ phận lực lượng địch…Đồng thời, thông qua hoạt động vũ trang tuyên truyền, đội
du kích Cao Bằng đã làm nòng cốt cho việc xây dựng các đội vũ trang ở châu, tổng
và các đội tự vệ chiến đấu cấp xã ở một số huyện
Không chỉ chú trọng xây dựng các đội du kích, Nguyễn Ái Quốc và Đảng ta cũng sớm nhận rõ vai trò của bộ đội chủ lực Năm 1944, khi các điều kiện để xây dựng bộ đội chủ lực đã xuất hiện Đầu tháng 12 năm 1944, Người đã giao cho Võ Nguyên Giáp đảm nhiệm công việc chuẩn bị thành lập đội quân chủ lực đầu tiên
Với kế hoạch ấy, ngày 22.12.1944, Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân đã
chính thức được thành lập:
Trang 18Với tên gọi Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân thì: Về quân sự,
nguyên tắc của đội là phải tập trung lực lượng bằng cách chọn lọc trong hàng ngũ những du kích Cao – Bắc – Lạng số cán bộ và đội viên kiên quyết, hăng hái nhất, tập trung một phần lớn vũ khí để lập ra đội chủ lực Đồng thời, trong khi tập trung lực lượng để lập một đội quân đầu tiên cũng cần phải duy trì lực lượng vũ trang trong các địa phương cùng phối hợp hành động Đội quân chủ lực có nhiệm vụ dìu dắt cán bộ vũ trang của địa phương giúp đỡ huấn luyện và vũ khí cho các đội vũ trang địa phương ngày càng trưởng thành lên.Về chiến thuật: vận dụng lối đánh du kích, bí mật, nhanh chóng, tích cực, nay đông mai tây, lai vô ảnh, khứ vô tung
Đảng cũng xác định, Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân lúc đầu tuy còn nhỏ, nhưng tiền đồ của nó là vẻ vang, là khởi điểm của giải phóng quân, có thể đi suốt mọi miền Tổ quốc
Qua bản chỉ thị, chúng ta thấy Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân
là đội quân chủ lực có tính chất cơ động toàn quốc chứ không phải hoạt động tại chỗ như các lực lượng vũ trang địa phương Với việc thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân, hệ thống tổ chức lực lượng vũ trang bao gồm 3 thứ quân đã bước đầu được hình thành, dần đáp ứng yêu cầu của cuộc kháng chiến toàn dân
Để tiến tới thành lập đội quân chủ lực đầu tiên, Đảng ta – đứng đầu là chủ tịch Hồ Chí Minh đã đề cập, giải quyết một loạt các vấn đề trong tư tưởng, lý luận như động viên toàn dân, vũ trang toàn dân, xây dựng lực lượng chủ lực, đồng thời duy trì và phát triển lực lượng vũ trang ở các địa phương; khẳng định bản chất cách mạng và nhiệm vụ của lực lượng vũ trang, xác định nguyên tắc xây dựng, nguyên tắc hoạt động, nghệ thuật quân sự, địa bàn đứng chân và tiền đồ phát triển
Quan điểm và đường lối xây dựng lực lượng vũ trang Đảng ta trong thời kỳ
1930 – 1945 đã đề cập đến nhiều vấn đề cơ bản, trở thành nền tảng lý luận để vũ trang toàn dân và xây dựng lực lượng vũ trang, với nòng cốt là lực lượng chủ lực vững mạnh trong thực tiễn, đáp ứng nhu cầu của cuộc khởi nghĩa vũ trang giành
Trang 19chính quyền cách mạng và tiến lên hoàn thành các nhiệm vụ ở các giai đoạn sau
đó
Cuối năm 1944 - đầu năm 1945, khi sự chuẩn bị lực lượng chính trị và lực lượng vũ trang để tiến hành một cuộc khởi nghĩa đã đạt được những kết quả lớn Cùng với sự phát triển nhanh chóng của lực lượng chính trị thì lực lượng vũ trang cũng ngày càng lớn mạnh Đặc biệt là sang đầu năm 1945, tình hình ở Đông Dương đã có những biến chuyển nhanh chóng, tạo điều kiện thuận lợi cho cách mạng nước ta tiến lên giành thắng lợi
Ngày 9.3.1945, Nhật tiến hành đảo chính Pháp, xác lập quyền thống trị của Nhật trên toàn cõi Đông Dương Trước tình hình đó, ngày 12.3.1945, Ban Thường
vụ Trung ương Đảng đã ra Chỉ thị Nhật – Pháp bắn nhau và hành động của chúng
ta, xác định kẻ thù chính, kẻ thù cụ thể trước mắt của chúng ta bây giờ chính là
phát xít Nhật Bản chỉ thị đã đề ra nhiệm vụ quân sự là phải “tổ chức thêm nhiều bộ
đội du kích và tiểu tổ du kích”
Tiếp sau đó, trong tháng 4 năm 1945, Ban Thường vụ Trung ương Đảng đã
tiến hành triệu tập Hội nghị quân sự cách mạng Bắc Kỳ và Nghị quyết hội nghị
quân sự cách mạng Bắc Kỳ đã được thông qua Nghị quyết của hội nghị đã chủ
trương thống nhất Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân và Cứu quốc quân thành
Việt Nam giải phóng quân Căn cứ theo nhu cầu điều kiện cán bộ, vũ khí, đạn
dược, lương thực, Ủy ban quân sự cách mạng sẽ lập tức chỉnh đốn Giải phóng quân thành một bộ đội mạnh mẽ Ngoài ra, Nghị quyết của hội nghị quân sự cách mạng Bắc Kỳ cũng xác định một số vấn đề sau:
- Cần phải củng cố bộ đội, lựa chọn đội viên huấn luyện chính trị, quân sự thống nhất; kiến lập công tác chính trị trong bộ đội; trau dồi kỷ luật; chống khuynh hướng thổ phỉ hoá và chủ nghĩa địa phương
- Phát triển bộ đội giải phóng: Phải tổ chức ngay những đội tự vệ thường, tự
vệ chiến đấu và bộ đội địa phương
- Thống nhất chỉ huy quân sự: Uỷ ban quân sự cách mạng chỉ huy toàn xứ
Trang 20quân sự cách mạng chuẩn y Trong mỗi chiến khu có một Bộ tư lệnh, một hay nhiều chính trị uỷ viên hoặc đại biểu hay phái viên của Uỷ ban quân sự cách mạng
- Công tác kiểm điểm phân phối võ khí do Uỷ ban quân sự cách mạng quyết định; cần tích trữ lương thực cho đầy đủ
Tháng 8.1945, khi cuộc khủng hoảng kinh tế - chính trị - xã hội ở Đông Dương đã chín muồi, phong trào đấu tranh du kích ở các chiến khu và phong trào đấu tranh chính trị của quần chúng ở nông thôn và thành thị kết hợp chặt chẽ với nhau tạo nên một không khí cách mạng sôi sục trong cả nước Ngày 3.8.1945, đạo quân Quan Đông của Nhật đã bị tiêu diệt, Nhật hoàng phải ký giấy đầu hàng vô điều kiện Liên Xô và quân Đồng Minh Ở Đông Dương quân đội Nhật bị tê liệt, chính phủ Trần Trọng Kim do Nhật nặn ra thì hoang mang cực độ
Trước tình hình đó, ngày 13.8.1945, Hội nghị toàn quốc của Đảng họp tại Tân Trào đã quyết định tổng khởi nghĩa trong cả nước với nguyên tắc: tập trung, thống nhất, kịp thời Hội nghị đã thành lập Uỷ ban khởi nghĩa và ra Quân lệnh số
1, kêu gọi toàn dân khởi nghĩa, đồng thời đề ra những biện pháp nhằm đảo bảo cho tổng khởi nghĩa thắng lợi Tiếp theo đó, từ ngày 16 đến 17.8.1945, Đại hội quốc dân cũng đã họp tại Tân Trào, tán thành quyết định tổng khởi nghĩa của Đảng cộng sản Đông Dương, thông qua lệnh tổng khởi nghĩa
Dưới sự lãnh đạo của Đảng, lực lượng vũ trang cách mạng của ta tuy còn non trẻ nhưng đã cùng với quần chúng đông đảo tạo nên thắng lợi vĩ đại của cách mạng tháng Tám năm 1945 Với thắng lợi của cách mạng tháng Tám, ta đã đánh đuổi được bọn phát xít Pháp – Nhật, giải phóng được dân tộc, lật đổ chế độ phong kiến, lập ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa – nhà nước dân chủ nhân dân đầu tiên ở Đông Nam Á Thắng lợi này đã đưa nước ta từ một nước thuộc địa nửa phong kiến trở thành một nước độc lập, dân chủ cộng hòa, đưa nhân dân ta từ địa
vị nô lệ lên làm chủ đất nước, đưa Đảng ta từ một đảng hoạt động bất hợp Pháp trở thành Đảng cầm quyền trong cả nước
Như vậy, ngày từ khi mới ra đời, với những quan điểm bước đầu nhưng đúng đắn trong việc xây dựng lực lượng vũ trang, Đảng ta đã lãnh đạo nhân dân
Trang 21làm nên thắng lợi vĩ đại của cách mạng tháng Tám 1945 Thắng lợi của cách mạng tháng Tám có ý nghĩa quyết định tới toàn bộ tiến trình phát triển tiếp theo của lịch
sử dân tộc Cũng từ sau cách mạng tháng Tám, để bước vào cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp 1945 - 1954, Đảng ta tiếp tục chú trọng hơn nữa trong việc xây dựng lực lượng vũ trang nói chung và lực lượng vũ trang ba thứ quân nói riêng
để làm nòng cốt cho toàn dân đánh giặc
1.2.Chủ trương của Đảng về xây dựng lực lượng vũ trang ba thứ quân trong những năm 1945 - 1950
Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ra đời sau cách mạng tháng Tám phải đối mặt với muôn vàn khó khăn, thử thách Nền kinh tế nghèo nàn, lạc hậu, kiệt quệ; tài chính khô cạn, nạn đói đe doạ; trình độ học vấn của nhân dân thấp kém, v.v Trong khi đó, ở phía Bắc, 20 vạn quân Tưởng cùng với bọn tay sai bán nước được đế quốc Mỹ hỗ trợ đã tràn vào hầu hết các thành phố, thị xã, thị trấn nhằm tiêu diệt Đảng cộng sản, phá tan Việt Minh, lật đổ chính quyền nhân dân để lập nên chính quyền phản động Ở phía Nam, được thực dân Anh giúp đỡ, Pháp đã quay trở lại xâm lược Đông Dương Ngày 23 tháng 9 năm 1945, thực dân Pháp nổ súng đánh chiếm Sài Gòn, chính thức mở đầu cuộc xâm lược Việt Nam lần thứ hai Trước tình thế khó khăn, thù trong giặc ngoài, việc xây dựng lực lượng vũ trang trở thành yêu cầu cấp thiết Dưới sự lãnh đạo của Đảng, các cơ quan quân sự đầu ngành như: tham mưu, chính trị, thông tin, quân nhu, quân giới…đều lần lượt được thành lập và củng cố để đáp ứng yêu cầu xây dựng lực lượng, sẵn sàng chiến đấu
Để nắm vững lực lượng vũ trang, tháng 1.1946, Trung ương Quân ủy đã được thành lập
Trước sự kiện thực dân Pháp và bọn Tưởng đã thoả thuận với nhau bằng Hiệp ước Hoa – Pháp, để cho Pháp đổ bộ ra Bắc, mở rộng cuộc xâm lược của
chúng ra cả nước; Đảng ta đã chủ trương ký với Pháp Hiệp định sơ bộ 6 3.1946,
chủ động hoà hoãn với Pháp, đẩy nhanh quân Tưởng ra khỏi nước và tranh thủ thời gian chuẩn bị lực lượng để đối phó với âm mưu xâm lược lâu dài của thực dân Pháp Tiếp sau Hiệp định sơ bộ, để tranh thủ hơn nữa thời gian hoà hoãn có lợi cho
Trang 22việc xây dựng đất nước, Hồ Chí Minh đã tiếp tục ký kết bản Tạm ước 14.9.1946
Mặc dù đã ký kết Hiệp định sơ bộ 6.3.1946 và Tạm ước 14 9.1946, song thực dân Pháp đã bội ước, liên tiếp lấn tới bằng chính trị, quân sự nhằm thực hiện âm mưu đặt lại toàn bộ ách thống trị trên đất nước ta Trên thực tế, Việt Nam càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới Các cuộc hành binh lấn chiếm của quân Pháp được diễn ra liên tục ở Nam Bộ và Nam Trung Bộ Hạ tuần tháng 11 năm 1946, thực dân Pháp đánh chiếm Hải Phòng và Lạng Sơn, mở rộng cuộc chiến tranh xâm lược trên quy mô lớn và quyết liệt đối với miền Bắc Trước tình thế cấp bách ấy, giữa tháng 12 năm 1946, Ban Thường vụ Trung ương Đảng đã họp mở rộng và quyết định chủ trương phát động toàn quốc kháng chiến chống thực dân Pháp trên
phạm vi cả nước Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến
Cuộc kháng chiến của nhân dân ta kế tục sự nghiệp của cách mạng tháng Tám, nhằm đánh đuổi thực dân Pháp, giành độc lập và thống nhất Nó là một cuộc chiến tranh cách mạng của dân tộc, chiến tranh chính nghĩa
Quyết tâm phát động kháng chiến toàn quốc theo quan điểm chiến tranh nhân dân là một quyết định đúng kịp thời và là điểm xuất phát cơ bản cho mọi thắng lợi về sau của cuộc kháng chiến
Cuối tháng 12.1946, Ban Thường vụ Trung ương Đảng công bố rộng rãi chỉ
thị Toàn dân kháng chiến, nêu một cách tóm tắt nội dung đường lối và chính sách
kháng chiến gồm: mục đích, tính chất, chính sách, cách đánh, chương trình kháng chiến, cơ quan lãnh đạo kháng chiến…Đây là cuộc kháng chiến của toàn dân nên phải động viên, giáo dục và tổ chức toàn dân tham gia kháng chiến, kháng chiến
khắp nơi với khẩu hiệu: “mỗi người dân là một chiến sĩ, mỗi làng xã là một pháo
đài” Có thể nói, chiến tranh nhân dân, kháng chiến toàn dân là tư tưởng, nội dung
chủ đạo trong đường lối quân sự của Đảng Lúc này cần phải đẩy mạnh mặt trận quân sự để tiêu diệt lực lượng của địch trên đất nước ta, đè bẹp ý chí xâm lược của Pháp Cuộc kháng chiến của ta là cuộc kháng chiến chống lại đội quân xâm lược nhà nghề, có ưu thế về trang bị vũ khí nên phải tiến hành lâu dài, gian khổ và hy sinh Đảng và chủ tịch Hồ Chí Minh đã quyết định chiến lược mở đầu cuộc kháng
Trang 23chiến toàn quốc đúng lúc và xác định được từ đầu những nội dung cơ bản về quan điểm, đường lối kháng chiến là chiến tranh nhân dân, toàn dân, toàn diện, lâu dài,
tự lực cánh sinh, nhất định thắng lợi Đặc biệt, Đảng luôn chú trọng xây dựng lực lượng vũ trang ba thứ quân để làm nòng cốt cho toàn dân đánh giặc Bao gồm bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương, dân quân du kích
- Chủ trương xây dựng bộ đội chủ lực Quy luật chi phối mọi cuộc chiến
tranh là quy luật sức mạnh: mạnh được, yếu thua và tinh hoa của khoa học và nghệ thuật quân sự là luôn luôn tạo được ưu thế sức mạnh ở những thời gian và không gian nhất định Hiểu rõ quy luật đó, bước vào cuộc kháng chiến, trên cơ sở nhận rõ
vai trò quan trọng của “quả đấm chủ lực”, Đảng nhanh chóng đề ra những chủ
trương nhằm xây dựng và phát triển bộ đội chủ lực trong giai đoạn này
Ngày 22 tháng 5 năm 1946, Chính phủ ra Sắc lệnh số 71/SL về việc đổi Vệ
quốc đoàn thành Quân đội quốc gia Việt Nam Quân đội quốc gia được đặt dưới sự chỉ huy tập trung thống nhất của Bộ Tổng tham mưu, cơ quan tham mưu quân sự
cơ mật, đầu não của quân đội Quân đội được tổ chức biên chế thống nhất theo trung đoàn, tiểu đoàn, đại đội Tiếp theo Sắc lệnh thành lập Quân đội quốc gia, Đảng đề ra những chủ trương cụ thể để xây dựng bộ đội chủ lực
Về chính trị: Đảng nhận thấy sức mạnh của quân chủ lực do nhiều yếu tố hợp thành, nhưng ngọn nguồn của thắng lợi hay thất bại đều bắt nguồn từ nhân tố chính trị, từ tinh thần và sức mạnh của tổ chức Công tác chính trị trong quân đội chính là công tác vận động cách mạng của Đảng đối với quần chúng chiến sĩ để đem mục đích và tính chất của chiến tranh, đem đường lối và chính sách của Đảng
và Chính phủ mà giáo dục cho quân đội, đề cao trình độ giác ngộ, rèn luyện tinh thần chiến đấu cho quân đội, củng cố sự đoàn kết đối nội và đối ngoại của quân đội, đảm bảo cho quân đội thực hiện được công cuộc chiến thắng quân địch, thực hiện được mục đích chính trị của chiến tranh Kháng chiến muốn thắng lợi cần phải xây dựng bộ đội chủ lực vững mạnh về chính trị, lấy xây dựng chính trị làm
cơ sở để bộ đội chủ lực ngày càng lớn mạnh, sẵn sàng chiến đấu trong mọi tình huống Thực tế chứng minh rằng ở đâu mà chính sách của đảng được thi hành
Trang 24nghiêm chỉnh nhất, công tác chính trị trong quân đội chu đáo nhất, thì ở đấy, nói chung không hề có tình trạng lỏng lẻo trong quân đội, quân đội giữ gìn được trật tự tốt hơn, tinh thần của họ cũng cao hơn, ở đấy thu được nhiều thắng lợi lớn hơn Chính sức mạnh về chính trị là cơ sở đảm bảo cho sức mạnh về quân sự
Nghị quyết hội nghị cán bộ Trung ương (ngày 31.7 – 1.8.1946) nhận định
lúc này chúng ta vẫn còn thiếu công tác chính trị trong quân đội, nhất là công tác Đảng Do vậy, Ban Thường vụ Trung ương đã ra Quyết nghị về tổ chức và hệ thống Đảng trong quân đội Theo đó, Tổng chính uỷ - Phụ trách công tác đảng và lãnh đạo công tác quân sự trong quân đội toàn quốc; Chính uỷ Liên khu - Phụ trách công tác đảng và lãnh đạo công tác quân sự trong quân đội một liên khu; Chính uỷ
cấp trung đoàn - Phụ trách công tác đảng và lãnh đạo công tác quân sự trong quân
đội một trung đoàn Chính trị uỷ viên (từ cấp trung đoàn trở lên)có nhiệm vụ: chịu trách nhiệm trước Đảng và cấp trên về mọi công tác đảng và quân sự thuộc phạm
vi mình theo đường lối của Đảng; Chịu sự lãnh đạo của cấp bộ đảng bên ngoài về
tổ chức và chính sách của Đảng; Khi cấp uỷ đảng bên ngoài không đồng ý với chỉ thị chính uỷ cấp trên thì uỷ viên chính trị chỉ thi hành chỉ thị của uỷ viên cấp trên rồi báo cáo, khi cấp uỷ đảng thấy uỷ viên chính trị làm sai chỉ thị cấp trên có quyền đình chỉ sự thi hành đó và báo cáo ngay lên cấp trên Uỷ ban Quân sự Trung ương
có nhiệm vụ giúp Trung ương nghiên cứu đường lối chiến lược, chiến thuật quân
sự, đề nghị lên Trung ương
Khi kháng chiến toàn quốc bùng nổ, do tương quan lực lượng giữa ta và địch
có sự chênh lệch lớn nên chủ trương của ta là kháng chiến lâu dài, vừa đánh vừa phát triển lực lượng từ nhỏ tới lớn, từ yếu tới mạnh để đi tới thắng lợi Phương châm tác chiến là tích cực tiến công, giải quyết mau trong từng trận, dùng cách đánh du kích, đánh vận động và có thể đánh trận địa.Với tinh thần đó, thực hiện mệnh lệnh của Bộ Quốc phòng, ngày 19.12.1946 quân dân Hà Nội đã nổ phát súng đầu tiên Kế tiếp là các thành phố Đà Nẵng, Huế, Vinh, Nam Định, Hải Dương lần lượt nổ súng vào các căn cứ của Pháp, mở đầu cuộc tổng giao chiến trong toàn quốc
Trang 25Bước sang năm 1947, chỉ đạo xây dựng bộ đội chủ lực là một trong những công tác trọng tâm của Bộ Tổng chỉ huy Để tăng cường hơn nữa sức mạnh chính
trị trong bộ đội chủ lực, Hội nghị chính trị viên toàn quốc lần thứ nhất (1.2.1947)
xác định 10 nhiệm vụ lớn của cơ quan chính trị trong quân đội là: Nâng cao tinh thần chiến đấu của toàn thể bộ đội trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp Gây hứng thú và tổ chức nghiên cứu thêm kỹ thuật và chiến thuật, học tập kinh nghiệm Rèn luyện tinh thần kỷ luật bằng cách chấn chỉnh nội dung các mệnh lệnh, việc động viên để thi hành mệnh lệnh, việc thưởng phạt Bảo đảm sự thực hiện của phương châm chiến lược về quân sự Huấn luyện dân vận cho bộ đội để giúp vào việc thực hành quân dân nhất trí Đoàn kết đối nội, đối ngoại Làm cho bộ đội tin tưởng ở thắng lợi Rèn luyện cho bộ đội có tinh thần tự lập chiến đấu trong lúc gian nguy Làm tốt công tác địch vận Nỗ lực làm đúng 10 lời thề và 12 điều kỷ luật Đào tạo cho mỗi người đội viên thành một chiến sĩ tiên phong và quân đội ta thành một quân đội quốc gia với đúng danh nghĩa ấy
Về mặt tổ chức: Yêu cầu của cuộc kháng chiến là phải tổ chức xây dựng các đơn vị chủ lực mạnh theo phương châm từ du kích chiến tiến lên vận động chiến,
từ chiến tranh du kích tiến lên chiến tranh chính quy… Theo Quy tắc Quân đội
quốc gia Việt Nam, biên chế bộ đội căn cứ vào nhiều điều kiện, cách điều động các
đơn vị, số vũ khí và cách điều khiển các vũ khí, những dụng cụ và cách giao thông vận tải ở mỗi địa phương,…Sự biên chế ấy sẽ tuỳ thời gian mà thay đổi, cốt nhất là
để cho bộ đội có thể điều động dễ dàng, mau chóng và sự chỉ huy được chặt chẽ
Nghị quyết Hội nghị cán bộ Trung ương miền bắc Đông Dương(20.5.1948) xác
định phải: Tăng cường các đội chủ lực; kiện toàn các cấp chỉ huy, mở các trường đào tạo thêm cán bộ Cơ quan chỉ huy cần được hợp lý hoá, tất cả những sự bất hợp lý cần giải quyết dứt khoát, cần có sự phân công phối hợp được rõ ràng, để sự chỉ huy được tập trung, thống nhất nhanh chóng
Bên cạnh việc tổ chức biên chế, Đảng chú trọng về phương diện trang bị kỹ thuật cho quân đội Do chúng ta phải đối mặt với một quân đội nhà nghề, binh khí hiện đại nên việc huấn luyện quân sự, trang bị kỹ thuật là tất yếu quan trọng Quán
Trang 26triệt tinh thần này, ngày 15 tháng 9 năm 1945, Hồ Chí Minh ký sắc lệnh thành lập Phòng Quân giới thuộc Bộ Quốc phòng Đến ngày 22 tháng 3 năm 1946, Hồ Chí Minh ký sắc lệnh số 34/SL, quy định tổ chức Bộ Quốc phòng, trong đó có Chế tạo quân giới Cục và Công chính giao thông Cục Từ cuối tháng 10 năm 1946, tất cả các công binh xưởng sản xuất, sửa chữa vũ khí thuộc Vệ quốc đoàn đều do Cục chế tạo quân giới quản lý Ngày 5.12.1946, Hồ Chí Minh trực tiếp bổ nhiệm đồng chí Phạm Quang Lễ làm Cục trưởng Cục quân giới
Tháng 1 năm 1948, Hội nghị Trung ương Đảng mở rộng chỉ đạo:“ Không một
quả lựu đạn nào không nổ, không một khẩu súng nào thiếu đạn, không một người lính nào không có một vũ khí thô sơ, tiến lên chế tạo những vũ khí tối tân, chuẩn bị cho bộ đội đánh những trận tiêu diệt lớn”[46, tr.282] Đầu năm 1949, Hội nghị cán
bộ Trung ương Đảng lại ra nghị quyết: Sản xuất vũ khí cần đi đôi với yêu cầu
chiến thuật Bên cạnh những vũ khí đã chế tạo được, cần nỗ lực hơn nữa trong chế tạo vũ khí tối tân Đảng đã quan tâm tới việc sản xuất vũ khí từ thô sơ đến hiện đại
để đáp ứng yêu cầu của cuộc kháng chiến, giúp cho bộ đội ngày càng trưởng thành hơn trong chiến đấu
Về huấn luyện quân sự: để bộ đội có khả năng hoàn thành nhiệm vụ tác chiến với quy mô ngày càng lớn hơn, đáp ứng yêu cầu phát triển cao của cuộc kháng chiến, Đảng cũng thường xuyên chú trọng Đảng đã đồng thời từng bước nâng cao trình độ kỹ thuật, nghiệp vụ, chiến thuật cho bộ đội để cho bộ đội có thể
đánh thắng kẻ thù trên mọi loại địa hình và quy mô tác chiến Nghị quyết Hội nghị
cán bộ Trung ương (8.1948) nêu phương châm và biện pháp huấn luyện quân sự
cho bộ đội là: phải đánh địch từng bước; phải diệt cứ điểm riêng lẻ của địch, sau đó mới đánh cứ điểm trung bình và cứ điểm lớn; đánh vận động từng tiểu đoàn đến trung đoàn; tránh tình trạng chưa học bò đã lo học chạy; phải biết sử dụng thành thạo các loại vũ khí và đặc biệt phải tranh thủ lấy súng của địch đánh địch
Với kế hoạch nhằm tiêu diệt cơ quan đầu não của kháng chiến, tiêu diệt quân chủ lực của ta, phá hoại kho tàng, bao vây và khóa chặt biên giới Ngày 7.10.1947, thực dân Pháp đã mở cuộc hành quân lên Việt Bắc Tuy nhiên cuộc hành quân này
Trang 27đã nhanh chóng bị quân ta làm cho thất bại nặng nề Thắng lợi của cuộc phản công
ở Việt Bắc đã mang lại ý nghĩa chiến lược quan trọng trong năm đầu toàn quốc
kháng chiến, đập tan chiến lược “đánh nhanh, thắng nhanh” của thực dân Pháp,
đưa cuộc kháng chiến của ta sang giai đoạn mới: phát triển chiến tranh du kích rộng khắp, tiến dần lên chiến tranh chính quy (1948 - 1950)
- Chủ trương xây dựng dân quân du kích Để đưa cuộc kháng chiến chống
Pháp dần đi tới thắng lợi to lớn, bên cạnh việc chú trọng xây dựng bộ đội chủ lực, Đảng ta cũng luôn quan tâm xây dựng dân quân du kích, nhất là trong giai đoạn đầu của cuộc kháng chiến thì việc xây dựng dân quân du kích càng được chú trọng Dân quân du kích là lực lượng đông đảo được vũ trang và có tổ chức ở cơ sở, không thoát ly sản xuất Đó là lực lượng bám đất, bám dân, vừa đánh giặc vừa lao động sản xuất, vừa là quân vừa là dân Đây là lực lượng hùng hậu để bổ sung cho
bộ đội chủ lực và bộ đội địa phương
Từ sau 1945, dưới sự lãnh đạo của Đảng, dân quân du kích từ chỗ là tổ chức
vũ trang quần chúng do Mặt trận Việt Minh và các đoàn thể cứu quốc xây dựng, đến tháng 3 năm 1947 đã được thống nhất về tổ chức, trở thành một bộ phận của lực lượng vũ trang nhân dân Dân quân du kích được đặt dưới sự chỉ huy trực tiếp
của các cấp xã đội, huyện đội và tỉnh đội bộ dân quân Nghị quyết Hội nghị cán bộ
Trung ương (3 – 6 4.1947) kết luận rằng kháng chiến toàn quốc đã chứng tỏ địch
không thể dùng vũ khí tối tân mà tiêu diệt ta Cuộc kháng chiến tuy gian khổ nhưng ta có niềm tin vào thắng lợi Hội nghị đã đề ra những chủ trương và chính sách về chính trị, quân sự, để thực hiện “toàn dân đoàn kết, kháng chiến lâu dài” Riêng về xây dựng dân quân du kích, nghị quyết chỉ đạo: Cấp tốc xúc tiến việc tổ chức, huấn luyện và võ trang, lãnh đạo dân quân Tốt nhất là Vệ quốc quân đóng mỗi nơi phụ trách việc huấn luyện quân sự cho dân quân và làm cho dân quân quen với tiếng súng Chú trọng thực tế (canh gác, xét hỏi, liên lạc, thông tin, báo động, hành quân ban đêm, tập bắn súng, ném lựu đạn, tập xung phong bằng lựu đạn và đại đao,v.v) Đặc biệt, hoá một phần bộ đội thành dân quân( nhất là ở những nơi bị
Trang 28chiếm đóng), xúc tiến việc võ trang dân quân bằng đại đao, lựu đạn, súng kíp, địa lôi, tên nỏ…
Để tích cực chuẩn bị chiến dịch mùa đông về mọi mặt, để đối phó với cuộc tấn công có thể lan rộng và ác liệt của thực dân Pháp, chuẩn bị chống các cuộc
hành quân xuyên mũi dùi, đánh vòng thật rộng hay nhảy dù, đổ bộ sau lưng ta Chỉ
thị Trung ương ngày 15.9 1947 chú trọng phát triển dân quân và vũ trang gấp cho
dân quân (nhất là về địa lôi, lựu đạn…) để đánh sau lưng địch, trong vòng địch kiểm soát, làm cho địch không thể dồn lực lượng tiến xa các thành phố lớn hiện chúng làm chủ Đồng thời tổ chức binh đoàn dã chiến, đánh chặn đường tiếp tế và phá những mũi dùi lớn của địch, đột kích các thị trấn của quân địch đóng, khiến cho địch không thể đánh lan rộng và chiếm đóng nhiều nơi Phá hoại triệt để những thị trấn địch có thể đánh trong thời gian sắp tới
Tới tháng 12.1947, trên mặt trận quân sự, chúng ta đã thu được nhiều kết quả, nhưng những điều kiện cần thiết cho cuộc trường kỳ kháng chiến vẫn chưa được đầy đủ.Vì thế, chúng ta phải gấp rút phát huy phong trào dân quân cơ sở căn bản của trường kỳ kháng chiến, phải làm cho toàn dân tham gia kháng chiến, kháng chiến về mọi phương diện thì cuộc trường kỳ kháng chiến mới mau đến thắng lợi
Sau thắng lợi của chiến dịch Việt Bắc - Thu Đông 1947, căn cứ vào những
diễn biến của tình hình mới, Hội nghị mở rộng của Ban chấp hành Trung ương
Đảng (15.1.1948) đã đề ra những nhiệm vụ quân sự trong giai đoạn mới là: phải ra
sức phát triển dân quân, phát triển chiến tranh du kích khắp nơi, nhất là trong vùng địch kiểm soát; tùy vào tình hình tập trung đánh vận động tiêu diệt một bộ phận
địch Xác định phương châm tác chiến của ta là: “Du kích chiến là chính, vận động
chiến là phù trợ”
Bên cạnh các hội nghị và nghị quyết Trung ương, các nghị quyết của Hội nghị dân quân cũng thường xuyên bám sát vào thực tế để chỉ đạo công cuộc xây
dựng dân quân du kích ngày càng lớn mạnh Hội nghị dân quân toàn quốc lần thứ
2(4 – 8.4.1948) nhận định đội du kích tập trung phải được rèn luyện để trở nên bộ
Trang 29đội địa phương Để tiện việc chỉ huy các đội du kích tập trung và phát động du kích chiến tranh, tùy theo hoàn cảnh mà Uỷ ban kháng chiến sẽ uỷ quyền tỉnh và huyện đội bộ thay mình chỉ huy quân tác chiến
Hội nghị cán bộ lần thứ 5(8 - 16.8.1948) đề ra phương châm chiến thuật lúc
này cần phải: Phát triển du kích sau lưng địch, hoạt động du kích một cách tích cực hơn trong vùng địch kiểm soát Ra sức chặn đường giao thông tiếp tế của địch cả trên bộ, dưới thuỷ và trên không Mở rộng võ trang tuyên truyền và địch vận Tăng cường đánh phục kính tiêu diệt địch ngang đường, đánh quân địch phân tán rồi tiến lên, đột kích tiêu diệt những cứ điểm nhỏ của địch, sau đó mới đánh những cứ điểm trung bình và cứ điểm lớn
Để đối phó với chiến dịch tiến công Thu Đông của Pháp, không phải ta chỉ chờ địch đến nơi mới đánh, trái lại ta phải tìm cách tiến công phá địch trước khi chúng đánh ta, làm thất bại các kế hoạch sửa soạn về quân đội, chiến trường, phá
kế hoạch tác chiến, phá các căn cứ của chúng Khi chiến sự xảy tới, những nhiệm
vụ của dân quân du kích là phải diệt các cứ điểm chúng mới chiếm, cắt đường giao thông tiếp tế, bao vây và diệt cứ điểm nhỏ, tiêu diệt từng bộ phận quân của chúng Các đội du kích hoạt động khắp nơi quấy rối, tiêu hao, càn địch, bảo vệ dân, bảo vệ
cơ quan
Các đội dân quân du kích phải hợp lực với các đoàn thể quần chúng ra sức ủng hộ bộ đội, vận chuyển, tiếp tế, tổ chức, canh phòng, giữ bí mật cho bộ đội, do thám địch Tổ chức việc diệt tề, trừ gian, thi hành triệt để vườn không nhà trống, cất giấu lương thực, trâu bò, của cải Không để địch vơ vét, cướp phá một tí gì, tiêu diệt các đội quân lẻ của địch
Để tiếp tục đẩy mạnh kháng chiến sang giai đoạn mới, trên cơ sở đánh giá tình hình so sánh lực lượng đã thay đổi có lợi cho ta, quân giải phóng Trung Quốc trên đà phản công thắng lợi sẽ tiến sát biên giới, như vậy sẽ tạo nên thời cơ có lợi
cho cuộc kháng chiến của Việt Nam, Nghị quyết Hội nghị cán bộ Trung ương(14 -
18.1.1949) xác định cần nỗ lực chuẩn bị, sẵn sàng chớp lấy thời cơ tốt, không thể
bỏ lỡ cơ hội chiến lược Cụ thể:
Trang 30- Trọng tâm lúc này là tiếp tục xây dựng bộ đội chủ lực và phải nhằm mục đích thực hiện vận động chiến mà tiến hành Nghiên cứu kỹ càng và sát thực hơn trong việc biên chế bộ đội Tổ chức cần đơn giản, nhẹ nhàng, gia tăng thành phần chiến đấu, thích hợp với điều kiện vũ khí, điều kiện chiến trường Cần quy định cách tổ chức binh chủng chuyên môn, xúc tiến việc tổ chức các bộ đội thiểu số
- Để chuẩn bị khuếch trương bộ đội, cần phải có kế hoạch rút các đại đội độc lập để tập trung trở lại, và hiểu rõ các khả năng bổ sung của dân quân đi tới tổ chức việc tuyển mộ cho hợp lý, căn cứ vào tỉ lệ tòng quân của các địa phương Phải có
kế hoạch gây ý niệm về nghĩa vụ tòng quân cho toàn thể dân chúng
Không chỉ chú trọng xây dựng bộ đội chủ lực, Nghị quyết hội nghị cán bộ
Trung ương lần thứ 6(14 - 18.1.1949) cũng xác định trọng tâm của vấn đề dân
quân lúc này là: Ráo riết phát triển và củng cố dân quân xã, dân quân thành (địa hạt quân) hay du kích địa phương trong các vùng quan trọng về chiến lược, vị trí chính trị và kinh tế Cán bộ, vũ khí cần tập trung vào những hướng chính, những nơi quan trọng không nên bình quân phân tán như trước Nâng cao kỹ thuật và trang bị bằng vũ khí bí mật cho dân quân Các vấn đề đào tạo cán bộ, chế vũ khí và vấn đề
tự túc của dân quân cần được giải quyết cho thích đáng Hình thức tổ chức, hệ thống lãnh đạo cần cải cách cho thích hợp hơn Cụ thể trọng tâm của vấn đề dân quân hiện nay là việc phát triển và củng cố ráo riết dân quân xã, dân quân thành hay du kích địa phương trong các trung tâm chính trị của địch, trong các vùng quan trọng về chiến lược Phát triển và củng cố ráo riết các cơ sở du kích, lợi dụng triệt
để tình hình chính trị mới để tăng cường hoạt động, làm tê liệt sinh hoạt chính trị, kinh tế của địch, chuẩn bị phối hợp với chủ lực tác chiến, đặc biệt trong giai đoạn tổng phản công
Nói chung, vấn đề dân quân cần được đặt ra với quy mô công cuộc toàn dân,
có liên quan tới việc xây dựng một quân đội nhân dân hùng mạnh, cho nên các vấn
đề huấn luyện dân quân, đào tạo cán bộ dân quân đều phải đứng trên lập trường
“dân quân là hậu bị của quân đội chính quy” mà giải quyết Hình thức tổ chức, hệ
thống lãnh đạo cần đảm bảo được tính chất địa phương của dân quân xã và du kích
Trang 31địa phương, đồng thời không ngăn cản con đường trưởng thành của dân quân, từ dân quân xã trở nên du kích địa phương, từ du kích địa phương đi tới bộ đội chính quy Cần đảm bảo sự liên hệ chặt chẽ, sự giúp đỡ rất mật thiết, sự phối hợp tác chiến giữa dân quân với quân đội quốc gia
Chủ trương xây dựng bộ đội địa phương Để dần hoàn chỉnh cơ cấu tổ chức
của lực lượng vũ trang ba thứ quân, ngày 7.4.1949, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc
lệnh thành lập Bộ đội địa phương Với việc thành lập bộ đội địa phương, lực lượng
vũ trang tại các địa phương (tỉnh, huyện) được cấp uỷ Đảng lãnh đạo, do cơ quan
sự nghiệp địa phương chỉ huy, dưới sự chỉ đạo của cơ quan quân sự cấp trên, có khả năng tác chiến tập trung, độc lập, hoạt động khi tập trung, khi phân tán, phối hợp chặt chẽ với dân quân du kích, tự vệ và bộ đội chủ lực, làm nòng cốt phát triển chiến tranh ở địa phương Hơn nữa, với sự ra đời của bộ đội địa phương, lực lượng
vũ trang nhân dân của ta đã hoàn thành thêm một bước về cơ cấu tổ chức
Trong năm 1949, tiếp theo Huấn lệnh ngày 21 tháng 5 về cuộc vận động rèn luyện cán bộ, chấn chỉnh quân đội, Bộ Quốc phòng đã ra Chỉ thị về việc thi hành huấn luyện, rèn luyện cán bộ chấn chỉnh quân đội trong bộ đội địa phương và dân quân (22 7.1949) Chỉ thị đã chỉ ra khuyết điểm trong việc xây dựng bộ đội địa phương thời gian này là: Số lượng và năng lực của bộ đội địa phương nói chung
chưa giúp cho bộ đội địa phương làm đầy đủ 3 nhiệm vụ: bảo vệ địa phương, phát
triển phong trào dân quân và giúp đỡ quân đội chủ lực
Nguyên nhân của tình trạng trên là đa số các bộ đội địa phương từ trước tới nay trông vào sự cấp dưỡng của Chính phủ nên việc phát triển số lượng bị hạn chế Nhiều nơi bộ đội địa phương bố trí quá phân tán, nặng về các trận đánh lẻ tẻ và nâng đỡ dân quân các xã cho nên từ cán bộ cho đến đội viên ít được rèn luyện để chiến đấu tập trung Do đó chưa đảm đương trọn vẹn việc bảo vệ địa phương nếu không có bộ đội chủ lực Mặt khác, trước đây quân đội chủ lực làm nhiệm vụ bảo
vệ địa phương nhiều, chưa tập trung lại và chưa lưu động tác chiến trong một phạm
vi rộng lớn, cho nên bộ đội địa phương chỉ được rèn luyện để phối hợp với quân đội chủ lực ở các hình thức thấp Khi quân đội chủ lực dần thoát ly địa phương và
Trang 32đảm đương những nhiệm vụ tác chiến mới đòi hỏi những hình thức phối hợp cao hơn của bộ đội địa phương Cho nên nhiệm vụ của bộ đội địa phương đối với quân đội chủ lực cũng phải thay đổi cho phù hợp với những đòi hỏi mới của quân đội chủ lực.Chính vì thế cần phải quan tâm: Rèn luyện bộ đội địa phương hiểu rõ 3 nhiệm vụ lớn lao của họ: nhiệm vụ đối với quân đội chủ lực, nhiệm vụ bảo vệ địa phương, nhiệm vụ phát triển dân quân Củng cố tổ chức các đơn vị đã trưởng thành theo hình thức tổ chức quân đội chính quy Đồng thời chấn chỉnh tổ chức các đơn
vị còn non kém, tiến hành đào tạo cán bộ mới, bổ túc cán bộ cũ, huấn luyện đội viên theo những nhiệm vụ tác chiến mới, quan tâm tới điều kiện sức khỏe của các đội viên Chú trọng cấp dưỡng, cải tiến trang bị, chấn chỉnh đời sống vật chất của cán bộ và đội viên Thực hiện địa phương nuôi dưỡng bộ đội địa phương, đồng thời tổ chức cho bộ đội địa phương tham gia sinh sản, để bộ đội địa phương phát triển phù hợp với nhu cầu Về phương diện kỹ thuật, chiến thuật: cần phải rèn cho
bộ đội địa phương có thể phối hợp tác chiến có hiệu quả với quân đội chủ lực Cần huấn luyện cho các đơn vị ấy có thể đánh tập trung mà vẫn ko sao nhãng việc huấn luyện để đánh phân tán
Cũng trong năm 1949, Ban thường vụ Trung ương đã ra Chỉ thị về xây dựng
bộ đội địa phương và phát triển dân quân trong giai đoạn tích cực cầm cự và chuẩn bị tổng phản công(18.8.1949), nhận định cuộc chiến tranh lúc này đã
chuyển sang giai đoạn cầm cự và chuẩn bị tổng phản công và cần phải có sự phát triển rộng rãi của bộ đội địa phương, nhiệm vụ xây dựng bộ đội địa phương hiện tại là nhiệm vụ rất quan trọng nhằm đẩy mạnh chiến tranh, làm cho chiến lược tích cực cầm cự và chuẩn bị tổng phản công được thuận lợi Bộ đội địa phương làm nhiệm vụ thay thế các đại đội độc lập, các tiểu đoàn, các trung đoàn trực thuộc tỉnh trong việc phát triển chiến tranh du kích Tổ chức bộ đội địa phương dựa trên 2 nguyên tắc “thoát ly khỏi xã và tiến tới chính quy” Dựa trên tình hình trang bị vũ khí và công tác đảm bảo hậu cần ở địa phương và trình độ của cán bộ để xác định biên chế của từng đơn vị bộ đội địa phương Chỉ thị này cũng đã xác định rõ nhiệm
vụ của các cơ quan đoàn thể trong việc xây dựng bộ đội địa phương ở thời điểm này Cụ thể:
Trang 33Nhiệm vụ của các cơ quan đảng vụ, tuyên huấn, dân vận: Phải mở rộng cuộc vận động rộng rãi trong toàn Đảng để xây dựng bộ đội địa phương Chuyển hướng mạnh mẽ trong công tác dân vận để vận động nhân dân nuôi dưỡng bộ đội địa phương Đưa cán bộ có năng lực vào phụ trách các tỉnh, huyện đội và bộ đội địa phương Củng cố và phát triển các chi bộ trong bộ đội địa phương
Nhiệm vụ của các đảng đoàn chính quyền các cấp là: Giải thích sự quan trọng của bộ đội địa phương đối với việc xây dựng quân đội chủ lực, điều động cán
bộ, đưa vũ khí vào bộ đội địa phương nhất là những nơi rút đại đội độc lập đi và những nơi phong trào kém Đồng thời phải dìu dắt các bộ đội địa phương còn non kém, nhất là bộ đội địa phương mới thành lập về các phương diện tác chiến, công tác chính trị, tổ chức
Về việc tổ chức các chi bộ Đảng trong bộ đội địa phương: các chi bộ bộ đội địa phương trực thuộc tỉnh đội hợp thành một liên chi có đồng chí tỉnh uỷ viên phụ trách, tỉnh đội bộ trực tiếp liên lạc Vì nhiệm vụ của các chi bộ trong bộ đội địa phương có tính chất quân sự không giống như nhiệm vụ của các chi bộ trong cơ quan hành chính, cho nên dù trong trường hợp nào, liên chi này không thể sát nhập vào trong liên chi chính quyền được Các chi bộ thuộc bộ đội địa phương ở huyện, trong trường hợp cần thiết có thể ở trong liên chi chính quyền của các huyện uỷ Nếu không có gì cản trở nên tách riêng các chi bộ này trực tiếp huyện uỷ như ở các tỉnh Các đồng chí chính uỷ các địa phương có bổn phận liên lạc với các liên chi trong bộ đội địa phương, tổ chức các cuộc hội nghị chung để trao đổi kinh nghiệm
và dìu dắt các chi bộ trong bộ đội địa phương Các đồng chí phụ trách liên chi bộ đội địa phương ở tỉnh ngoài việc báo cáo với tỉnh uỷ, có nhiệm vụ báo cáo với các đồng chí chính uỷ của quân đội để thống nhất sự lãnh đạo của Đảng trong đơn vị quân đội
Vấn đề tự túc cho các bộ đội địa phương: Ngoài việc trợ cấp của chính phủ,
bộ đội tham gia sinh sản để tự túc phần nào, các Ủy ban kháng chiến hành chính, các đoàn thể nhân dân và chính Đảng ta phải vận động nhân dân tổ chức sự sinh
Trang 34sản để nuôi dưỡng các bộ đội địa phương Những phương pháp trên đây phải được đồng thời thi hành
Chỉ thị của Ban thường vụ Trung ương ngày 18.8.1949, về xây dựng bộ đội địa phương và phát triển dân quân trong giai đoạn tích cực cầm cự và chuẩn bị tổng phản công nêu rõ: Nhiệm vụ của các đồng chí phụ trách dân quân các cấp là
phải nghiên cứu sự phát triển và lãnh đạo dân quân địa phương, giúp các cấp uỷ để hiểu rõ về lãnh đạo phong trào dân quân Ngoài nhiệm vụ chuyên môn phải thực hiện nhân dân chiến tranh, thu thập tài liệu về võ trang quần chúng Các đồng chí tỉnh, huyện, xã đội trưởng dân quân thuộc cấp nào tham gia đảng đoàn chính quyền cấp ấy, về chủ trương kế hoạch lớn, đồng chí cấp uỷ viên phụ trách dân quân các cấp trình lên với cấp uỷ, khi được cấp uỷ thông qua thì cùng với đảng đoàn chính quyền chịu trách nhiệm thi hành
Đảng nhận định, tới năm 1950, các cuộc càn quét khủng bố của địch trong vùng tạm chiếm sẽ ngày càng dữ dội, nhất là trong vùng phụ cận các đô thị hoặc các vùng chiến lược quan trọng, dọc các đường giao thông quan trọng Những hành động dã man, tàn khốc của địch nhất định sẽ phổ biến thêm Đảng xác định
bộ đội địa phương rồi đây sẽ có nhiệm vụ nặng nề hơn: bảo vệ địa phương khi chủ lực đã tập trung lại, chuẩn bị chiến trường cho các chiến dịch lớn, phối hợp tác chiến và khuếch trương thắng lợi, phải chuẩn bị để trở nên chủ lực khi cần Việc xây dựng và khuếch trương bộ đội địa phương cần được tiến hành kiên quyết, theo một kế hoạch nhất định, đó là cách chuẩn bị thích hợp để khuếch trương chủ lực nhanh chóng khi cần Các vấn đề ấy cần giải quyết theo hướng du kích để bộ đội địa phương có thể đánh du kích, nhưng cũng phải chuẩn bị cho bộ đội địa phương nào đã trưởng thành tiến tới hướng chính quy, chuẩn bị cho các bộ đội địa phương
ấy trở nên chủ lực một cách thuận lợi Phương hướng chung vẫn là tiến tới thực hiện đại đội độc lập, tiểu đoàn tập trung, nhưng trong khi tập trung cần căn cứ vào
sự phát triển chung của lực lượng vũ trang và bán vũ trang ở trong vùng Tập trung quá nhanh tức là làm hại cho cơ sở du kích trong địa phương, tập trung chậm tức là
Trang 35ngăn cản quá trình tiến tới chủ lực của bộ đội địa phương, rút cục cũng tức là ngăn
du kích chiến tranh phát triển lên đến một trình độ cao hơn
Về phía dân quân du kích, Đảng cũng khẳng định công tác hậu phương của dân quân cũng sẽ nặng nề hơn nhiều, không những trừ gian, phòng gian, mà lại phải lo tiếp tế, vận tải cho các mặt trận, cho các chiến dịch Nhu cầu bổ sung cho
bộ đội chủ lực và bộ đội địa phương cũng lớn hơn nhiều Cho nên, việc phát triển
và huấn luyện dân quân trong vùng địch tạm chiếm cũng như trong vùng tự do cần được tiến hành tích cực hơn trước Kết hợp chặt chẽ công tác dân quân với công tác các đoàn thể cứu quốc, tổ chức rộng rãi, nhưng đồng thời phải kiện toàn thực
sự đội du kích trung kiên xã; luyện cho dân quân biết đánh du kích và tổ chức cho
họ làm công tác hậu phương, chuẩn bị cho dân quân có thể trở nên người lính giỏi của quân đội nhân dân Kỹ thuật và chiến thuật của dân quân cần được nâng cao,
về địa lôi chiến, về công tác phá hoại đường sá, cầu cống, nhất là về thôn trang chiến
Tháng 2.1950, Đảng và Chính phủ quyết định cần phải nhân đà tiến bộ của bản thân ta, dựa vào sự giúp đỡ của các lực lượng bạn, dựa vào sự lúng túng của địch…phải gấp rút hoàn thành nhiệm vụ chuẩn bị chuyển sang tổng phản công
trong năm 1950 Ngày 2.2.1950, Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 20/SL, quyết định
động viên nhân lực, vật lực, tài lực của toàn thể nhân dân để tiến tới tổng phản công
1.3.Lãnh đạo xây dựng bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương, dân quân du kích trong những năm 1945 - 1950
Trong những năm 1945 – 1950, ta đã tích cực thực hiện những chủ trương, chính sách nhằm xây dựng lực lượng vũ trang ba thứ quân mà Đảng đã đề ra và đạt được nhiều thành quả trong việc xây dựng bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương và dân quân du kích, các lực lượng này ngày càng trưởng thành, chiến đấu khăng khít,
bổ trợ cho nhau và cùng với nhân dân tạo nên nhiều thắng lợi quan trọng
Theo sắc lệnh số 34/SL ngày 25 tháng 3 năm 1946, Chính trị cục thuộc Bộ
Trang 36vững và nâng cao tinh thần chiến đấu, tinh thần ái quốc và sự tôn trọng kỷ luật
trong quân đội Ngày mùng 6 tháng 5 năm 1946, Hồ Chí Minh cũng đã ký Sắc lệnh
số 60/SL đổi tên “Uỷ ban kháng chiến toàn quốc” thành “Quân sự uỷ viên hội”
Trong bộ máy tổ chức của Quân sự uỷ viên hội có cả Cục chính trị với nhiệm vụ: điều khiển và kiểm tra công tác chính trị trong quân đội, phát hành sách báo, phòng
ngừa phản tuyên truyền của địch và phụ trách địch vận, dân vận Đến Hội nghị
quân sự toàn quốc của Đảng (19.10.1946), Đảng ta đã căn cứ vào tình hình chính
trị mới cùng với yêu cầu của cuộc kháng chiến và quyết định thống nhất Quân sự
uỷ viên hội với Bộ Quốc phòng thành Bộ Quốc phòng Như vậy, theo quyết định này thì hai cục chính trị nêu trên đã thống nhất là một
Dựa trên những chủ trương mà Đảng đã đề ra, hệ thống tổ chức Đảng trong quân đội đã được thành lập từ Trung ương Quân ủy đến chi bộ Việc phát triển đảng viên mới được tiến hành tích cực Đến cuối năm 1946, đã có gần 8.000 đảng viên chính thức và dự bị Tỷ lệ lãnh đạo của Đảng trong bộ đội chủ lực được nâng lên rõ rệt Chế độ chính trị viên cùng đội trưởng phụ trách đơn vị được thực hiện trong toàn quân Hệ thống cơ quan công tác chính trị được xây dựng ở các cấp Khu ủy có ủy viên chính trị, các đơn vị từ trung đoàn đến trung đội đều có chính trị viên Bộ có Cục chính trị, các khu có Phòng chính trị, trung đoàn, tiểu đoàn có ban, tiểu ban chính trị, ở đại đội có ban công tác chính trị…Hệ thống tổ chức Đảng được kiện toàn, hệ thống chính trị viên và cơ quan công tác chính trị được xây dựng từ trên xuống dưới đã đảm bảo vững chắc sự lãnh đạo trực tiếp của Trung ương Đảng đối với quân đội Từ con số 8.000 đảng viên năm 1946, tới mùa hè năm
1947, tổng số đảng viên trong quân đội đã lên tới 10.000 người, chi bộ Đảng được
tổ chức ở các đại đội Hệ thống phái viên kiểm tra đặc trách công tác Đảng được thực hiện trong quân đội từ cấp tiểu đoàn trở lên
Các trường đào tạo quân sự (như trường võ bị Trần Quốc Tuấn, trường quân chính Bắc Sơn) thì tiến hành tuyển lựa cán bộ trong đoàn thể cứu quốc, cán bộ và chiến sĩ trong các đơn vị bộ đội, tự vệ, v.v, tiến hành giáo dục, đào tạo Nội dung giáo dục chính trị là: tình hình, nhiệm vụ, chính sách Việt Minh, cộng sản sơ giải,
Trang 37sơ lược về chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, công tác chính trị trong quân đội cách mạng…Về quân sự: tiến hành huấn luyện cách đánh du kích, các động tác đội ngũ, các động tác chiến đấu từ cá nhân đến đại đội Chiến thuật du
kích được giảng dạy theo tác phẩm “Cách đánh du kích” của chủ tịch Hồ Chí
Minh…Kết quả, cho tới cuối năm 1946, tuy trình độ và chất lượng huấn luyện không được đồng đều như nhau, nhưng các trường đã đào tạo được hàng nghìn cán
bộ, kịp thời đưa về các đơn vị cơ sở trước khi cuộc kháng chiến bùng nổ trên cả nước…Số lượng cán bộ quân đội đã khá đông đảo Bên cạnh những cán bộ hoạt động lâu năm của Đảng đã trải qua rèn luyện thử thách giữ những cương vị chủ chốt trong quân đội, đã có thêm một lớp cán bộ trẻ, hăng hái, nhiệt tình cách mạng
Tuy nhiên, việc chọn lựa cán bộ để đào tạo cũng không thể tránh khỏi một
số thiếu sót như: quá thiên về văn hóa, kỹ thuật, thiếu chặt chẽ về tổ chức dẫn tới việc đưa vào đội ngũ cán bộ một số người không đủ tiêu chuẩn chính trị Công tác huấn luyện quân sự ở các đơn vị cũng đã được tiến hành khẩn trương, song phương hướng huấn luyện chưa thật rõ ràng, kinh nghiệm huấn luyện còn ít, nên còn nặng
về hình thức
Về số người tình nguyện tham gia nhập ngũ, trong mùa hè năm 1947, đã có 35.000 người tình nguyện nhập ngũ; đưa tổng số Vệ quốc quân từ 85.000 người trước ngày toàn quốc kháng chiến lên tới 125.000, gồm 57 trung đoàn và 19 tiểu đoàn độc lập ở các tỉnh, các địa phương trên cả nước
Về mặt huấn luyện quân sự, bộ đội tập hành quân nhanh chóng, hành quân đêm, rời địa điểm luôn luôn để quen việc hành quân và giữ bí mật Các đơn vị căn
cứ vào địa hình nơi trú quân rèn cho đội viên thành thạo những động tác cá nhân chiến đấu, động tác xung phong, bắn súng, ném lựu đạn, đề cao tinh thần xung phong, tiêu diệt nhanh chóng, cướp vũ khí địch, bắt sống tù binh…
Vừa chấn chỉnh lực lượng, Vệ quốc quân vừa tích cực tham gia củng cố hậu phương và căn cứ địa kháng chiến Đóng quân phân tán trong dân, cán bộ và chiến
sĩ các đơn vị đều nỗ lực làm công tác vận động quần chúng, giữ vững kỷ luật dân
Trang 38vận, giải thích đường lối kháng chiến của Đảng cho nhân dân, huấn luyện dân quân, góp sức vào việc chống mù chữ ở địa phương…
Sau đợt “luyện quân lập công” diễn ra trong Xuân Hè 1948, các đơn vị chủ
lực đã bước vào cuộc “luyện quân lập công” đợt 2 Nội dung, phương pháp huấn luyện được cải tiến phù hợp với yêu cầu thực tế chiến đấu Cụ thể, ngoài việc rèn luyện thành thục kỹ thuật chiến đấu cơ bản như đâm lê, ném lựu đạn, v.v, còn phải chú trọng học tập kỹ thuật vận động phù hợp với mọi loại địa hình, cách phối hợp chiến đấu tiến công cứ điểm, phục kích giao thông,v.v Cũng qua đây, trình độ vận động chiến và tác chiến hiệp đồng giữa các đơn vị bộ binh, pháo binh, công binh, thông tin…của các đơn vị đã có sự tiến bộ rõ rệt Ngoài ra, phương pháp huấn luyện bộ đội còn phụ thuộc vào điều kiện cụ thể của từng chiến trường Ví dụ, tại Nam Bộ, nhiệm vụ đánh tháp canh được coi là cấp thiết, vì vậy cần phải sáng tạo cách đánh, kỹ thuật tiếp cận tường tháp, đồng thời cải tiến vũ khí để diệt tháp canh Ngay trong những tháng đầu năm 1948, từ Liên khu 5 trở ra đã có 105 đại đội độc lập tiến vào vùng sau lưng địch Ở những nơi phong trào còn yếu thì đại đội độc lập phân tán thành tiểu đội, trung đội hoặc xung phong công tác hoạt động gây cơ
sở Ở nơi kháng chiến đã phát triển, đại đội độc lập hoạt động quy mô đại đội, hỗ trợ phong trào chiến tranh du kích địa phương, chuẩn bị chiến trường cho tiểu đoàn tập trung tác chiến
Hội nghị cán bộ Trung ương lần thứ 6 (1949) tổng kết trong 3 năm kháng
chiến, ta càng đánh càng thắng, Pháp càng đánh càng lâm vào tình cảnh lúng túng
to Tương quan lực lượng giữa ta và địch thay đổi có lợi cho ta Do vậy, hội nghị xác định phải thực hiện thế cầm cự để ngày càng có lợi cho ta Từ chủ động chiến dịch đi đến chủ động chiến lược bộ phận một cách mạnh bạo hơn Nhấn mạnh việc xây dựng bộ đội chủ lực, coi đó là trung tâm công tác lúc này: Trên cơ sở chiến tranh du kích phát triển, lực lượng vũ trang địa phương được tổ chức rộng khắp, bộ đội chủ lực của ta được tập trung xây dựng thành các đơn vị lớn Việc tập trung bộ đội chủ lực là một quá trình từ địa phương lên, từ tiểu đoàn lên trung đoàn, đại đoàn trong tình hình các chiến trường phát triển không đều…Các tiểu đoàn tập
Trang 39trung được tăng cường quân số, vũ khí, học tập kỹ thuật, chiến thuật diệt các cứ điểm lẻ, đội lưu động nhỏ của địch, hỗ trợ phong trào chiến tranh du kích Từ giữa năm 1949 đến đầu 1950, đại đội độc lập được lệnh rút về để cùng với các tiểu đoàn tập trung dựng thành những trung đoàn, đại đoàn Việc tập trung bộ đội chủ lực ở các liên khu được tiến hành hết sức khẩn trương, nhất là từ Liên khu 4 trở ra Mỗi liên khu lấy tiểu đoàn tập trung làm nòng cốt, bổ sung thêm các đại đội độc lập và một số đơn vị địa phương, xây dựng từ 2 đến 3 trung đoàn chủ lực; ở Nam Bộ có một trung đoàn; toàn quốc có 12 trung đoàn chủ lực ở các khu
Đặc biệt, từ tháng 7.1947, Trung ương đã chủ trương thành lập Đại đoàn độc lập, cử đồng chí tham mưu trưởng Hoàng Văn Thái kiêm chức đại đoàn trưởng Tuy nhiên, do quân Pháp tiến công Việt Bắc và điều kiện chưa chín muồi, nên phải đến tháng 8.1949, Đại đoàn 308 - Đại đoàn quân tiên phong, đại đoàn chủ lực đầu tiên của ta mới ra đời Tổ chức, biên chế ban đầu của đại đoàn bao gồm: Ban chỉ huy đại đoàn, 3 cơ quan chính trị, tham mưu, cung cấp, hai trung đoàn bộ binh số
88 và 102 và các đơn vị binh chủng Tháng 8 năm 1949, lễ thành lập đại đoàn được
tổ chức trọng thể tại Đồn Đu, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) Vai trò và nhiệm
vụ của đại đoàn 308 theo Đại tướng Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp là: có nhiệm vụ cùng các binh đoàn chủ lực khác đi tiên phong trên con đường tiêu diệt sinh lực địch, trên con đường chính quy hoá Đại đoàn phải hễ đánh là thắng, hễ đánh là tiêu diệt sinh lực địch, ngày càng lớn mạnh, quyết định chiến trường Đồng chí Vương Thừa Vũ chính thức được bổ nhiệm làm đại đoàn trưởng đại đoàn 308
Sự kiện thành lập Đại đoàn 308 chủ lực đầu tiên đánh dấu bước trưởng thành lớn của quân đội ta, mở đầu cho việc thành lập liên tiếp các đại đoàn chủ lực những năm tiếp theo, tạo cơ sở vững chắc cho quân và dân ta bước vào giai đoạn phản công và tiến công quân Pháp và tay sai
Đến tháng 8.1949, các đơn vị thuộc trung đoàn 28 (Lạng Sơn), trung đoàn
72 (Bắc Cạn), trung đoàn 74 (Cao Bằng) thuộc Liên khu 1 được tổ chức lại thành trung đoàn 174 trực thuộc Bộ Trung đoàn Sông Lô, chủ lực của Liên khu 10 được
bổ sung thêm tiểu đoàn 696 (Vĩnh Yên), tiểu đoàn 630 (Yên Bái), tiểu đoàn 450
Trang 40(Phú Thọ) cùng với một đại đội công binh của Liên khu 10 Ngày 2.9.1949, trung đoàn Sông Lô chuyển thành trung đoàn chủ lực 209 trực thuộc Bộ Các liên khu khác cũng xúc tiến xây dựng các trung đoàn chủ lực: Liên khu 3 tổ chức 2 trung đoàn chủ lực là 64 và 66; Liên khu 4 kiện toàn 2 trung đoàn là 9 và 103 thuộc Thanh – Nghệ – Tĩnh và các trung đoàn 95, 101, 18 thuộc Bình – Trị – Thiên Liên khu V kiện toàn trung đoàn 210; ở Nam Bộ thì tổ chức một số tiểu đoàn chủ lực trực thuộc Bộ
Theo đề nghị của Uỷ ban quân sự Trung ương về nhiệm vụ xây dựng bộ đội trong năm 1950 Thường vụ Trung ương quyết định: Chuẩn y việc thành lập Đại đoàn chủ lực thứ hai (Đại đoàn 304) gồm những đơn vị chủ lực của hai Liên khu 3
và 4 do Bộ Tổng tư lệnh trực tiếp chỉ huy (thành phần tổ chức, số lượng bộ đội, danh sách cán bộ trung và hạ cấp, kế hoạch và phương thức thành lập đại đoàn sẽ
do đồng chí Tổng chính uỷ quyết định Cử đồng chí Trần Văn Quang phụ trách
chính uỷ, đồng chí Hoàng Minh Thảo phụ trách Đại đoàn trưởng Vì đại đoàn chủ
lực hoạt động trong phạm vi Liên khu 3 và 4 trực thuộc Bộ Tổng tư lệnh, Chính uỷ
và các đơn vị đảng của Đại đoàn trực tiếp do Tổng Chính uỷ thay mặt Trung ương phụ trách nên Chính uỷ Đại đoàn cần thiết liên lạc chặt chẽ với các Liên khu uỷ 3
và 4 để: Chính uỷ báo cáo với hai thường vụ Liên khu uỷ những nhiệm vụ lớn mà
Bộ Tổng tư lệnh giao cho đơn vị mình để đề nghị với các liên khu uỷ những kế hoạch huy động các ngành chính quyền, bộ đội, dân quân, và nhân dân phối hợp thi hành Các Liên khu uỷ có nhiệm vụ chỉ thị và đôn đốc hạ cấp và đảng đoàn lãnh đạo nhân dân và chính quyền tích cực giúp đỡ Đại đoàn trong mọi công tác ở hậu phương, như tiếp tế, vận tải, cán bộ và ở tiền tuyến như địch tình, sửa soạn chiến trường…
Vì vậy, để thực hiện nhiệm vụ trên, đồng chí chính uỷ đại đoàn có quyền tham gia hội nghị thường và bất thường của Liên khu 3 và 4, và trong những nhiệm
vụ quân sự, Liên khu uỷ có thể triệu tập thêm cả đồng chí Chỉ huy trưởng Đại đoàn