Nằm sâu trong vùng địch tạm chiếm, nhân thức rõ tầm quan trọng củađịa bàn đối với cuộc kháng chiến của địa phương cũng như với Liên khu 3,với toàn quốc, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Tru
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các sốliệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực Luận văn có sự kế thừa cáccông trình nghiên cứu của những người đi trước và có bổ sung thêm những tưliệu mới và những kết luận mới mà chưa được công bố ở bất cứ công trìnhnào khác
Hà Nội, ngày…tháng…năm 2015
Tác giả luận văn
Phạm Thị Hương
Trang 4Tôi xin chân thành cảm ơn Tỉnh ủy, Uỷ ban nhân dân, Ban tuyên giáo,
Bộ chỉ huy quân sự và Thư viện Tỉnh Thái Bình đã tạo điều kiện thuận lợi,giúp đỡ tôi trong quá trình sưu tầm tài liệu
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn tới các thầy cô giáo khoa Lịch sử, vàcác thầy cô giáo một số chuyên ngành khác của trường Đại học Khoa học xãhội và Nhân Văn – Đại học Quốc gia Hà Nội đã tận tình truyền đạt kiến thứccho tôi suốt 2 năm học qua
Một lần nữa tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc về sự giúp đỡ quý báu này!
Trang 5MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài 2
3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 5
4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 5
5 Cơ sở lý luận, phương pháp nghiên cứu và nguồn tư liệu. 6
6 Đóng góp của Luận văn 6
7 Bố cục của luận văn 7
CHƯƠNG 1 ĐẢNG BỘ TỈNH THÁI BÌNH LÃNH ĐẠO XÂY DỰNG PHONG TRÀO CHIẾN TRANH DU KÍCH THỜI KỲ ĐẤU KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP (1946-1950) 8
1.1 Đôi nét về địa lý tự nhiên, kinh tế, văn hóa xã hội và truyền thống yêu nước cách mạng của nhân dân Thái Bình 8
1.1.1 Đôi nét về địa lý tự nhiên, kinh tế, văn hóa xã hội 8
1.1.2 Truyền thống yêu nước cách mạng của nhân dân Thái Bình 15
1.2 Đảng bộ Thái Bình lãnh đạo tổ chức xây dựng phong trào chiến tranh du kích, góp phần cùng quân dân Liên khu ngăn chặn âm mưu mở rộng phạm vi chiếm đóng của thực dân Pháp (1946 - 2/1950). 21
1.2.1 Khái niệm về chiến tranh du kích, khu du kích, căn cứ du kích, làng kháng chiến. 21
1.2.2 Đảng bộ lãnh đạo xây dựng lực lượng vũ trang, tổ chức phát động phong trào du kích chiến tranh 22
1.2.3 Đảng bộ lãnh đạo quân dân địa phương xây dựng, bảo vệ vùng tự do, cùng quân dân Liên khu chiến đấu ngăn chặn âm mưu mở rộng phạm vi chiếm đóng của thực dân Pháp 29
Tiểu kết chương 1 36
CHƯƠNG 2 ĐẢNG BỘ LÃNH ĐẠO ĐẨY MẠNH CHIẾN TRANH DU KÍCH TỪNG BƯỚC ĐÁNH BẠI MỌI ÂM MƯU THỦ ĐOẠN CÀN QUÉT, KHỦNG BỐ, BÌNH ĐỊNH CỦA ĐỊCH, GIẢI PHÓNG QUÊ HƯƠNG (2/1950 –7/1954) 37
Trang 62.1 Đảng bộ tổ chức phát động chiến tranh du kích đánh bại mọi âm mưu thủ
đoạn càn quét, khủng bố, bình định của địch (2/1950 –1951)
2.1.1 Đảng bộ tổ chức phát động cuộc chiến tranh du kích ngay sau khi Thực dân Pháp đánh chiếm Thái Bình (2/1950)
2.1.2 Đảng bộ tỉnh Thái Bình lãnh đạo củng cố, mở rộng các làng kháng chiến, đẩy mạnh chiến tranh du kích, chống âm mưu càn quét bình định của địch (6/1950- 12/1951) 49
2.2 Lãnh đạo đẩy mạnh chiến tranh du kích trên địa bàn, góp phần cùng quân dân cả nước kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến (11/1951–7/1954)
Tiểu kết chương 2
CHƯƠNG 3 MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM
3.1 Một số nhận xét
3.1.1 Ưu điểm
3.1.2 Hạn Chế
3.2 Một số bài học kinh nghiệm
3.2.1 Chiến tranh du kích muốn giành thắng lợi phải kiên trì bám đất, bám dân, bám đánh địch .
3.2.2 Chiến tranh du kích phải xây dựng được hậu phương tại chỗ
3.2.3 Chiến tranh du kích cần có sự kết hợp giữa các lực lượng, hình thức và mặt trận đấu tranh
3.2.4 Cần coi việc chống càn quét là một quy luật của chiến tranh du kích, từ đó chủ động đề ra các biện pháp chống càn
3.2.5 Đảng bộ địa phương phải không ngừng củng cố và hoàn thiện về tổ chức và năng lực lãnh đạo
KẾT LUẬN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Trang 7MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, Thái Bình là một địa bànchiến lược có vị trí, vai trò hết sức quan trọng Đây là nơi đứng chân củanhiều cơ quan Đảng, chính quyền, đơn vị vũ trang của Liên khu và của HảiPhòng, Kiến An trong những ngày đầu kháng chiến Đây cũng là nơi các hoạtđộng đấu tranh của quân dân ta phá các âm mưu, thủ đoạn, thâm độc, xảoquyệt “Lấy chiến tranh nuôi chiến tranh, dùng người Việt đánh người Việt”của địch diễn ra hết sức quyết liệt và gay gắt
Nằm sâu trong vùng địch tạm chiếm, nhân thức rõ tầm quan trọng củađịa bàn đối với cuộc kháng chiến của địa phương cũng như với Liên khu 3,với toàn quốc, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Trung ương Đảng, Chủ tịch HồChí Minh và của Liên khu ủy, Bộ tư lệnh Liên khu III, Đảng bộ tỉnh TháiBình đã sớm tổ chức, phát động cuộc chiến tranh nhân dân rộng khắp, xâydựng các làng kháng chiến, các căn cứ du kích, khu du kích liên thôn, liên xã,liên huyện, liên tỉnh, biến hậu phương của địch thành tiền phương của ta, biếnhậu phương địch thành hậu phương của ta, tiêu hao, tiêu diệt nhiều sinh lựcđịch đồng thời ra sức đóng góp sức người, sức của góp phần cùng quân dân cảnước đưa sự nghiệp kháng chiến đến thắng lợi
Nghiên cứu tìm hiểu quá trình lãnh Đảng bộ tỉnh Thái Bình lãnh đạo xâydựng và tổ chức phát động chiến tranh du kích, kết hợp giữa đấu tranh quân sựvới đấu tranh chính trị, xây dựng và tổ chức hậu phương, kết hợp tiến công trênchiến trường chính và tiến công ở vùng sau lưng địch, rút ra một số kinh nghiệm
tổ chức tiến hành chiến tranh du kích ở một tỉnh đồng bằng, nằm sâu trong vùngđịch tạm chiếm, khẳng định sự lãnh đạo, chỉ đạo kháng chiến đúng đắn sáng tạocủa Đảng bộ Thái Bình là việc hết sức cần thiết nhằm góp phần làm phong phúthêm đường lối chiến tranh nhân dân toàn dân, toàn diện và
Trang 8trường kỳ của Đảng, góp phần giáo dục truyền thống, đồng thời có thể vậndụng vào công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước hiện nay.
Với lý do trên, tôi chọn “Đảng bộ tỉnh Thái Bình lãnh đạo chiến tranh du kích trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp (1946- 1954)” làm đề tài luận văn tốt nghiệp cao học của mình…
2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Cho đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu về chiến tranh du kíchtrong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp nói chung, trên địa bàn TháiBình nói riêng Theo đối tượng, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu có thể sắpxếp các công trình trên theo các nhóm sau:
2.1- Các nhóm công trình do các cơ quan, các nhà khoa học cấp trung ƣơng biên soạn:
“ Những sự kiện lịch sử Đảng”, tập 1 (Nxb Sự Thật, Hà Nội, 1979) của Ban nghiên cứu lịch sử Đảng trung ương biên soạn; các công trình “ Lịch sử Quân đội nhân dân Việt Nam (1944-1954)”, tập 1 (Nxb Quân đội nhân dân,
Hà Nội,1994); “Lịch sử cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp 1954)” tập 1, tập 2 (Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội,1994) do Viện Lịch sử quân sự Việt Nam biên soạn;“ Tổng kết cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, thắng lợi và bài học” (Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1996) của Ban chỉ đạo tổng kết chiến tranh trực thuộc Bộ Chính trị; “ Lịch sử kháng chiến chống thực dân Pháp của quân và dân Liên khu III (1945-1955)” (Nxb Chính
(1945-trị quốc gia, Hà Nội, 2005) của Bộ Tư lệnh Quân khu III và Viện Lịch sử quân
sự Việt Nam; “Quân khu Ba - Lịch sử kháng chiến chống thực dân Pháp” (Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1998) của Bộ tư lệnh Quân khu III; “Lịch
sử Đảng bộ Quân đội nhân dân Việt Nam tập 1 (1944-1954)” (Nxb Quân đội
nhân dân, Hà Nội,2009) của Đảng bộ quân đội nhân dân Việt Nam;
“ Trung đoàn 42 trung dũng” ( Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1995) của Bộ
Tư lệnh Quân khu III; “ Lịch sử kháng chiến chống Pháp khu Tả ngạn
Trang 9sông Hồng (1945 -1955)” ( Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001) của Hội
đồng chỉ đạo biên soạn công trình lịch sử kháng chiến chống Pháp khu Tả
Ngạn sông Hồng; “Đảng lãnh đạo xây dựng căn cứ du kích ở đồng bằng Bắc
Bộ (1946-1954)” (Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001) của Vũ Quang
Hiển; v.v
2.2 Nhóm công trình do địa phương biên soạn :
Công trình Sơ thảo “Tổng kết lịch sử du kích chiến tranh Thái Bình”(Tỉnh đội Thái Bình xuất bản, 1961) Cuốn sách không chỉ đưa ra những điểmtương đồng và khác biệt về chiến tranh du kích của tỉnh Thái Bình với tỉnhkhác mà còn đưa ra những nhận định đánh giá về những ưu điểm và hạn chế
và rút ra những bài học kinh nghiệm quý báu để quân và dân Thái Bình tiếptục góp sức mình vào cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc
Công trình “ Những sự kiện lịch sử Đảng tỉnh Thái Bình 1945-1954” doBan tuyên giáo tỉnh ủy Thái Bình xuất bản năm 1989 Cuốn sách đã trình bàykhá đầy đủ những sự kiện lịch sử quan trọng của tỉnh trong thời kỳ này Đặcbiệt là những sự kiện về chiến tranh du kích, các đại hội Đảng bộ tỉnh, giúpcho người đọc dễ dàng nắm được các mốc thời gian diễn ra các sự kiện củaĐảng bộ trong giai đoạn 1930 – 1945
Cuốn sách “Nhân dân Tán Thuật đánh giặc giữ làng” của Kịch Lịch(Nhà xuất bản Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1963) đã phần nào dựng lại quákhứ hào hùng của quân và dân Tán Thuật Với lối đánh du kích sáng tạo, linhhoạt, quân và dân Tán Thuật đã lập lên nhiều chiến công góp phần vào thắnglợi chung của chiến tranh du kích ở Thái Bình
Công trình “Thái Bình đánh giặc” (Ban nghiên cứu Lịch sử Đảng TháiBình, 1975) Từ nguồn tư liệu của các nhân chứng lịch sử, tác phẩm đã giúpcho người đọc phần nào có thể hình dung về một thời chiến đấu đầy khó khăn,gian khổ, hy sinh nhưng cũng rất anh dũng của quân và dân Thái Bình
Trang 10Sau khi đất nước thống nhất, chủ đề chiến tranh du kích ở tỉnh TháiBình (1950 - 1954) vẫn được nhiều cá nhân và tập thể tiếp tục đề cập
Năm 1999, Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Thái Bình biên soạn và xuất bảncông trình “Thái Bình kháng chiến chống Pháp xâm lược 1945 -1954”, cuốnsách đã tái hiện lại bức tranh toàn cảnh tỉnh Thái Bình từ sau Cách mạngtháng Tám cho đến ngày Thái Bình được giải phóng, trong đó giành khá nhiềutrang viết về cuộc chiến tranh du kích của quân và dân Thái Bình
Cũng trong năm 1999, Tỉnh ủy Thái Bình biên soạn, xuất bản cuốn
“Lịch sử Đảng bộ tỉnh Thái Bình (1927 – 1954)” Tác phẩm đã làm nổi bật vaitrò lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Thái Bình từ khi ra đời cho đến 1954 Vớiđường lối chỉ đạo đúng đắn, sáng tạo, linh hoạt, Đảng bộ đã lãnh đạo quân vàdân trong tỉnh giành được nhiều thắng lợi to lớn trên mọi lĩnh vực, trong cuộcchiến chống thực dân Pháp
Gần đây nhất là công trình “ Lịch sử quân sự tỉnh Thái Bình 1947- 2007”
do Đảng bộ quân sự tỉnh Thái Bình tổ chức biên soạn và xuất bản năm 2010.Cuốn sách phản ánh quá trình hình thành và phát triển của Đảng bộ quân sự vàlực lượng vũ trang tỉnh, từ khi thành lập Tỉnh đội ( 1947) đến 2007
Các công trình nghiên cứu trên đã khai thác được nguồn tư liệu rấtphong phú và sinh động Nhưng các công trình do trung ương biên soạn chủyếu nghiên cứu về cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp trên địa bàn Liênkhu 3 mà không thể nghiên cứu sâu về chiến tranh du kích ở Liên khu 3 nóichung, tỉnh Thái Bình nói riêng
Các công trình do địa phương biên soạn chủ yếu trình bày các hoạtđộng tác chiến, việc đề cập đến vai trò lãnh đạo, chỉ đạo chiến tranh du kíchcủa Đảng bộ còn chưa đầy đủ
Tuy nhiên, tất cả các công trình kể trên đều rất bổ ích, không chỉ cungcấp tư liệu mà còn giúp định hướng, gợi mở cho học viên nhiều vấn đề trongquá trình thực hiện luận văn
Trang 113 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
3.1.Mục đích
- Làm sáng tỏ sự lãnh đạo đúng đắn, sáng tạo của Đảng bộ Thái Bìnhtrong việc phát động, tổ chức lãnh đạo phong trào chiến tranh du kích ở địaphương và những đóng góp xứng đáng của Đảng bộ, quân dân Thái Bình trong kháng chiến chống thực dân Pháp
- Góp phần giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ; rút ra một
số bài học kinh nghiệm cần vận dụng trong quá trình xây dựng thế trận chiếntranh nhân dân, quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân, xây dựng Thái Bìnhthành khu vực phòng thủ vững chắc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đấtnước hiện nay
3.2 Nhiệm vụ
- Tập hợp, hệ thống những nghị quyết, chỉ thị, văn kiện phản ánh các chủtrương của Trung ương Đảng, Liên khu ủy III và đảng bộ tỉnh Thái Bình trongtrong quá trình lãnh đạo phong trào chiến tranh du kích thời kỳ 1945-1954
- Góp phần khẳng định vị trí chiến lược quan trọng của tỉnh Thái Bình
và những đóng góp to lớn, xứng đáng của chiến tranh du kích tỉnh Thái Bìnhtrong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp
- Cố gắng phản ánh những sáng tạo của Đảng bộ Thái Bình trong quátrình tổ chức, chỉ đạo,lãnh đạo phong trào chiến tranh du kích, từ đó rút ramột số kinh nghiệm lãnh đạo, chỉ đạo chiến tranh du kích trên địa bàn
4 Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tƣợng nghiên cứu
- Quá trình lãnh đạo chỉ đạo của Đảng bộ trong tổ chức lãnh đạo cáchoạt động chiến tranh du kích tại địa phương trong cuộc kháng chiến chốngthực dân Pháp (1946-1954)
- Những thành tích tiêu biểu của phong trào chiến tranh du kích tỉnh Thái Bình trong kháng chiến chống thực dân Pháp
Trang 12Luận văn được thực hiện trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác-Lê nin,
tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối quân sự của Đảng và những chủ trương lãnhđạo, chỉ đạo phong trào chiến tranh du kích của Đảng bộ tỉnh Thái Bình trongkháng chiến chống Pháp
5.2 Phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở phương pháp luận chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng quân sự
Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng về chiến tranh, luận văn chủ yếu sửdụng phương pháp lịch sử kết hợp với phương pháp logic, ngoài ra còn sửdụng các phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh
5.3 Nguồn tư liệu
Các văn kiện của Trung ương Đảng, Liên khu ủy III, các chỉ thị, nghịquyết, báo cáo của Tỉnh ủy và của các huyện ủy thuộc tỉnh ủy Thái Bình trongthời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp; Các công trình lịch sử, tổng kết củatrung ương và địa phương đã xuất bản Các báo cáo của các cơ quan quân sựtỉnh Thái Bình thời kỳ kháng chiến chống Pháp; Hồi ký của các lão thànhcách mạng…
6 Đóng góp của Luận văn
- Thông qua việc trình bày các chủ trương, giải pháp của Đảng bộ tỉnhThái Bình, luận văn làm rõ vai trò lãnh đạo của Đảng bộ trong tổ chức, chỉđạo phong trào chiến tranh du kích trên địa bàn từ 1946 đến 1954
Trang 13- Góp phần phản ánh rõ hơn, toàn diện hơn cuộc kháng chiến của Đảng
bộ quân dân Thái Bình, làm nổi bật vị trí đặc biệt quan trọng của phong tràochiến tranh du kích trên địa bàn
- Góp thêm nguồn sử liệu phục vụ công tác nghiên cứu về lịch sử cuộc kháng chiến chống Pháp tỉnh Thái Bình
7 Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,luận văn gồm 3 chương
Chương 1: Đảng bộ tỉnh Thái Bình lãnh đạo xây dựng phong trào chiếntranh du kích thời kỳ đầu kháng chiến chống thực dân Pháp (1946-1950)
Chương 2: Đảng bộ lãnh đạo đẩy mạnh chiến tranh du kích từng bướcđánh bại mọi âm mưu thủ đoạn càn quét, khủng bố, bình định của địch, giảiphóng quê hương (2/1950 –7/1954)
Chương 3 Một số nhận xét và bài học kinh nghiệm
Trang 14CHƯƠNG 1 ĐẢNG BỘ TỈNH THÁI BÌNH LÃNH ĐẠO XÂY DỰNG PHONG TRÀO CHIẾN TRANH DU KÍCH THỜI KỲ ĐẤU KHÁNG CHIẾN CHỐNG
THỰC DÂN PHÁP (1946-1950) 1.1 Đôi nét về địa lý tự nhiên, kinh tế, văn hóa xã hội và truyền thống yêu nước cách mạng của nhân dân Thái Bình
1.1.1 Đôi nét về địa lý tự nhiên, kinh tế, văn hóa xã hội
Tỉnh Thái Bình nằm ở phía đông nam đồng bằng châu thổ sông Hồng,
có diện tích tự nhiên 1546 km2 (số liệu 2003) được bao bọc bởi 3 dòng sônglớn Phía Tây và Tây Nam là sông Hồng, giáp hai tỉnh Hà Nam và Nam Định.Phía Bắc là sông Luộc giáp hai tỉnh Hưng Yên và Hải Dương Phía Đông Bắc
là sông Hóa giáp với thành phố Hải Phòng Phía Đông là biển cả mênh môngvới trên 54km bờ biển trong Vịnh Bắc Bộ Cùng với 3 dòng sông lớn baoquanh, trên địa bàn còn có 70 dòng sông lớn nhỏ
Thời nước Văn Lang của các vua Hùng, tỉnh Thái Bình ngày nay thuộc
bộ Lục Hải Thời Bắc thuộc thuộc huyện Chu Diên, quận Giao Chỉ Sau khiNgô Quyền đánh bại quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng ( năm 938) chấmdứt hơn 1000 năm Bắc thuộc, vùng đất Thái Bình hiện nay thuộc Châu Đông.Năm 1005, thời Tiền Lê, Châu Đông được đổi thành phủ Thái Bình Tên TháiBình có từ đây Đến thời Lý, Trần vùng đất Thái Bình hiện nay thuộc các lộKiến Xương, Long Hưng, Tiên Hưng Phủ Long Hưng có các huyện NgựThiên, Duyên Hà, Cổ Lan, Thần Khê Phủ Kiến Xương có các huyện Bí,Bồng Điền, Kiến Xương, Chân Lợi Phủ Tiên Hưng có các huyện Thái Bình,
A Côi, Đa Dực, Tây Quan Thời Hậu Lê, theo Dư địa chí của Nguyễn Trãi,Thái Bình có 3 phủ, 11 huyện, 525 châu, xã, thôn, trang… Thời Nguyễn
vùng đất Thái Bình hiện nay thuộc trấn Sơn Nam Hạ chia làm 3 phủ gồm 11huyện, 82 tổng, 602 xã, thôn, trang, phường Ngày 21.3.1890, toàn quyềnĐông Dương ra nghị định thành lập tỉnh Thái Bình Tính đến ngày 1.1.1893
Trang 15tỉnh Thái Bình có 2 phủ gồm 10 huyện, 79 tổng, 548 xã Đến năm 1926 Tháibình có 12 phủ huyện gồm 95 tổng, 814 xã và 1 thị xã Từ sau cách mạngtháng Tám năm 1945, chính quyền cách mạng tổ chức lại cấp xã Xã mớithường gồm một số xã cũ (hoặc một số làng) hoặc là một tổng cũ Trongkháng chiến chống Pháp, Thái Bình có 1 thị xã và 12 huyện ( Vũ Tiên, ThưTrì, Kiến Xương, Tiền Hải, Thái Ninh, Thụy Anh, Đông Quan, Quỳnh Côi,Phụ Dực, Duyên Hà, Hưng Nhân, Tiên Hưng) và 162 xã [77 Tr.145-156].
Hiện nay, Thái Bình có 1 thành phố và 7 huyện ( Vũ Thư, Kiến Xương,Tiền Hải, Đông Hưng, Quỳnh Phụ, Hưng Hà, Thái Thụy) với 7 thị trấn và 286
xã, phường So với các tỉnh đồng bằng Tả Ngạn sông Hồng, Thái Bình códiện tích tự nhiên tương đối rộng Sông Hồng đoạn chảy qua Thái Bình dài80km qua các huyện Hưng Nhân, Thư Trì , Vũ Tiên, Kiến Xương, Tiền Hảirồi đổ ra biển theo cửa Ba Lạt chỗ rộng nhất lên tới 1000m, có nhiều đoạnquanh co gấp khúc bên lở bên bồi, sâu từ 15 đến 30m Trong kháng chiến,sông Hồng là tuyến giao thông đường thủy chiến lược đối với việc vậnchuyển lương thực, quân số, vũ khí của địch từ ngoài biển vào Nam Định, HàNội và các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ Phía Tây Bắc là sông Luộc (phân lưu củasông Hồng) bắt nguồn từ Hà Xá (Hưng Nhân) chảy qua huyện Hưng Nhân,Quỳnh Côi, Phụ Dực, Vĩnh Bảo (Hải Phòng) dài 40km, chỗ rộng nhất 150m,hẹp nhất 70m Sông Luộc cũng là con đường thủy vô cùng quan trọng PhíaĐông Bắc là sông Hóa dài 60km, bắt nguồn từ Lộng Khê ( Phụ Dực) chạytheo ven huyện Thụy Anh, Phụ Dực ra biển, quãng rộng nhất là 150m, hẹpnhất 70m Cả ba con sông này địch đều thiết lập một hệ thống đồn bốt để bảo
vệ, gây cho ta nhiều trong bảo quản giao thông liên lạc và tác chiến Bờ biểnThái Bình dài 54km, có các cửa sông lớn như: cửa Ba Lạt, cửa sông Trà Lý,cửa sông Thái Bình và cửa Lân.[76,tr.8]
Ngoài ba con sông lớn bao quanh, nội đia Thái Bình còn có 4 con sôngtương đối lớn khác là: Trà Lý, Diêm Hộ, Kiến Giang, Sa Lung Thái Bình là
Trang 16tỉnh duy nhất của miền Bắc không có núi rừng, đất đai màu mỡ, phì nhiêu,nông nghiệp và ngư nghiệp khá phát triển, là 1 trong những vựa lúa lớn củađồng bằng sông Hồng Do điều kiện tự nhiên là vùng đất được phù sa bồi đắp,bằng phẳng, các cánh đồng phần lớn có nước quanh năm Đặc điểm địa hình
kể trên khiến cho việc bảo đảm hậu cần, cơ động lực lượng tác chiến của quândân ta rất khó giữ bí mật,việc phát triển, cất giấu thóc lúa, của cải và đào hầmhào cũng rất khó khăn…Địa hình bằng phẳng còn có lợi thế cho địch đóng cứđiểm, xây lô cốt cao, có thể kiểm soát cả một vùng
Thái Bình còn có hệ thống giao thông đường bộ thuận tiện Từ TháiBình theo đường quốc lộ số 10 có thể đi Hải Phòng, Quảng Ninh, cũng theođường 10 có thể đến Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa vào Khu 4 Đường 39nối Thái Bình với Hưng Yên, theo đường này có thể xuống Hải Dương, lên
Hà Nội và các tỉnh Đông Bắc, Tây Bắc Cùng với 2 con đường quan trọngnày, Thái Bình còn có một hệ thống đường giao thông liên huyện là đường
216, 217,218,219,220… dài tổng cộng 500km Hệ thống đường giao thôngngang dọc chia cắt địa bàn Thái Bình thành từng khu vực nhỏ từ 3-7km, tuythuận tiện cho việc giao thông, có lợi phần nào cho cách đánh du kích, nhưngcũng gây trở ngại cho ta khi địch chiếm đóng chốt giữ những đoạn yết hầu vớinhững phương tiện hiện đại của chúng.[76, tr.7]
Nhìn chung, địa hình, đất đai, khí hậu… của Thái Bình đối với hoạtđộng của con người chứa đựng sẵn hai mặt: thuận lợi, ưu đãi và khó khăn,thách thức Những thuận lợi tạo ra khả năng cho Thái Bình xây dựng một nềnkinh tế nông nghiệp tự cấp, tự túc, đảm bảo yêu cầu thiết yếu cho cuộc sống
và chiến đấu Song những khó khăn lại đòi hỏi cư dân ở đây phải cố kết chặtchẽ, phải biết lợi dụng quy luật tự nhiên, và chiến đấu chống lại sự tàn phácủa thiên nhiên, tạo điều kiện cho ý thức cộng đồng sớm hình thành và pháttriển
Trang 17Trong chiến tranh đây là địa bàn địch có khả năng phát huy ưu thế vềphương tiện và vũ khí hiện đại Thực tế đó đòi hỏi quân dân Thái Bình phảibiết lợi dụng và cải biến địa hình địa vật để tổ chức xây dựng thế trận chiếntranh nhân dân, phát động chiến tranh du kích để duy trì và phát triển lựclượng, chủ động đánh địch với những hình thức thích hợp.
Dân cư Thái Bình có nguồn gốc từ nhiều nơi Họ tụ cư và hợp cư ở đâybằng lao động, chinh phục và cải tạo tự nhiên Sau cách mạng tháng Tám dân
số Thái Bình có gần 1 triệu người, mật độ dân số 650 người /km2, xếp hạngthứ 4 của đồng bằng sông Hồng và thứ 5 so với cả nước[66, tr.104, 106] Vìvậy, Thái Bình được ví như là kho người mà ta và địch đều muốn giành giật
So với các tỉnh khác thuộc châu thổ Bắc Bộ thì Thái Bình có lịch sửhình thành đất đai và cư dân mang tính gối sóng tương đối rõ rệt Nhiều làng
cổ thuộc vùng đất Hưng Hà, Quỳnh Phụ, Đông Hưng, Vũ Thư có lịch sử trêndưới 2000 năm Tuy nhiên, số làng được khai phá từ thời Trần trở về sauchiếm tỉ lệ cao, những làng coi là mới được xác lập ở Tiền Hải từ cuộc đạikhẩn hoang của Nguyễn Công Trứ bắt đầu từ năm 1828 đến nay cũng đã cólịch sử gần 200 năm Cư dân Thái Bình vốn là sự hội tụ từ các luồng cư dân
có gốc từ Sơn Tây, Hà Đông, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Quảng Yên, Hải Dương,Hưng Yên, Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Nam, Nam Định, và có cả một bộ phậntheo đường biển từ Bắc xuống, từ Nam ra vốn làm nghề đánh cá về sau định
cư trên đất Thái Bình Họ mang theo những tập quán sản xuất, những truyềnthống văn hóa ở nơi ở cũ đến vùng này và nhanh chóng hòa nhập với sự pháttriển chung của nền văn hóa bản địa Đến nay, ở Thái Bình có 58 dòng họ, cưdân hầu hết là người Kinh
Người dân Thái Bình sống bằng nghề nông là chủ yếu nên làng xã làđiểm quần cư của họ Những xóm làng nhỏ liền nhau được bao bọc bởi nhữngcánh đồng lúa nước mênh mông, có nơi làng nọ áp lưng vào làng kia, hay chỉcách nhau một con đường hoặc một con sông đào…Trong làng có nhiều ao,
Trang 18ngòi, xen lẫn với những lũy tre, ngăn cách thành từng khu vực nhỏ Xungquanh làng thường được bao bọc bởi các lũy tre xanh tốt, dày đặc Nhiều làngcòn được bao quanh bởi những con sông hoặc nằm giữa cánh đồng lầy.
Làng xóm ở phía bắc tỉnh thường rải rác nhỏ hẹp khó tổ chức chiến đấuchống địch càn quét, dễ bị địch bao vây chia cắt Các làng xóm ở phía namtỉnh rộng lớn hơn, gần kề liên tiếp nhau thuận lợi cho việc xây dựng trận địaliên hoàn và rào làng kháng chiến như những khu : Thần Huống (Thái Ninh),Trại Chè ( Kiến Xương), Quang Thẩm (Vũ Tiên)…
Nhìn chung, làng xóm ở Thái Bình thường gọn và tập trung, dễ bị phipháo của địch phá hoại, nhưng cũng là chướng ngại cho địch, chúng khôngthể dễ dàng triển khai hành quân theo đội hình cũng như không thể giữ vững
cự ly của các mũi tiến quân, hoặc hoạt động của cơ giới khi bị ta phá hoạiđường xá Về phía ta, đây là nơi bộ đội địa phương và dân quân du kích có thểtiến hành chiến tranh du kích rộng khắp Trong kháng chiến ta đã dựa vàonhững xóm làng tự nhiên này để xây dựng hàng loạt làng chiến đấu các khucăn cứ du kích, đánh bại các cuộc hành quân càn quét, phá âm mưu “lấy chiếntranh nuôi chiến tranh, dùng người Việt đánh người Việt” của địch
Thái Bình là nơi sắc thái văn hoá được hội tụ và biểu hiện qua tínngưỡng dân gian, những lễ hội truyền thống của các làng quê trong tỉnh Các
lễ hội với nhiều nội dung phong phú phản ánh truyền thống “uống nước nhớnguồn”, tôn vinh các vị anh hùng dân tộc, những người có công với đất nước,quê hương Thái Bình cũng là một trong những cái nôi của nghệ thuật chèotruyền thống Đã từ lâu, chiếu chèo sân đình cùng với bến nước, gốc đa lànhững thành tố văn hoá quan trọng, món ăn tinh thần không thể thiếu của mỗingười dân quê lúa Qua thống kê cho thấy, trước Cách mạng tháng Tám năm
1945, ở Thái Bình có 52 gánh hát chèo, trong đó phải kể đến ba làng chèo nổitiếng là Hà Xá (huyện Hưng Hà), Khuốc (huyện Đông Hưng), Sáo Đền
Trang 19(huyện Vũ Thư) Cùng với nghệ thuật chèo, múa rối nước cũng là một loạihình sân khấu độc đáo, thể hiện sự khéo léo, tài tình của người dân quê lúa.
Bên cạnh những giá trị văn hoá phi vật thể, Thái Bình còn là nơi lưu giữnhiều giá trị văn hoá vật thể đặc sắc với 1.404 công trình kiến trúc cổ như:đình, đền, phủ, chùa, miếu… Mặc dù hiện nay đã thiếu vắng nhiều công trình
do chiến tranh do thiên nhiên và cả con người tàn phá, song số còn lại cũng đểlại nhiều dấu ấn đặc sắc, đặc biệt là nghệ thuật điêu khắc tinh xảo qua từngmảng kiến trúc tại các di tích: chùa Keo, đền Tiên La, đền Đồng Bằng, đềnTrần, đình An Cố, chùa Ký Con, đình Đông Lĩnh
Là địa phương nằm xa các trung tâm văn hoá cổ, với địa hình bị chia cắtbởi sông nước, nhưng Thái Bình lại có truyền thống hiếu học từ khá sớm.Trong tổng số 2.898 trí thức đại khoa Việt Nam, Thái Bình có 111 vị, trong đó
có 2 trạng nguyên, 2 bảng nhãn, 3 thám hoa, 26 hoàng giáp, 78 người là tiến
sĩ, phó bảng
Ngoài tín ngưỡng dân gian, có hai tôn giáo phát triển ở Thái Bình : Phậtgiáo, Thiên chúa giáo
Đạo Phật xuất hiện ở Thái Bình cách đây khoảng hơn 2000 năm, thịnh
hành nhất vào thời Lý –Trần Hiện nay có 770 ngôi chùa nằm trên 267 xã
phường Có 109 chùa được công nhận là di tích lịch sử văn hóa, trong đó có
17 chùa được cấp bằng công nhận di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia, 92
chùa được chứng nhận di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh Đặc biệt chùa Keođược công nhận là di tích lịch sử đặc biệt cấp quốc gia
Đạo Thiên chúa du nhập vào Thái Bình tương đối sớm Theo gia phả họđạo xứ Dương Cước - Hồng Thái - Kiến Xương thì đạo Thiên chúa có mặt ởđây từ năm 1665 Nhà thờ xứ đầu tiên được xây dựng vào năm 1700 là nhàthờ xứ Lai Ổn - xã An Quí - Quỳnh Phụ Năm 1936 Tòa thánh Vatican chophép công giáo Thái Bình tách khỏi "Địa phận Bùi Chu" thành lập "Địa phậnThái Bình" gồm tỉnh Thái Bình và Hưng Yên Từ năm 1936 đến năm 1945,
Trang 20tòa Giám mục Thái Bình đã qua 5 đời Giám mục, trong đó có 2 Giám mụcngười nước ngoài Hiện nay Thái Bình có 48 nhà thờ xứ, 300 nhà thờ họ lẻ, và
1 trường tiểu chủng viện ở Cát Đàm (Đông Quan), 1 Giám mục và 26 linhmục với gần 10 vạn giáo dân Các nhà thờ thường được xây dựng ở nhữngnơi đầu mối giao thông thủy bộ quan trọng Thời Pháp thuộc và trong khángchiến hệ thống tổ chức và thủ đoạn tuyên truyền của bọn giáo sĩ phản độngluôn được củng cố và phát triển rộng rãi với nhiều thủ đoạn hết sức thâm độctinh vi, xảo quyệt Lợi dụng hoàn cảnh đói khổ của nông dân, chúng ra sức mêhoặc, lôi kéo nhân dân theo đạo bằng cách cho lương thực, đến nay người dânvẫn nhớ câu “ Đi đạo lấy gạo mà ăn” Vào Việt Nam cùng với chủ nghĩa thựcdân, Thiên Chúa giáo đã bị các thế lực đế quốc lợi dụng biến một bộ phậngiáo dân thành công cụ phục vụ cho âm mưu xâm lược của chúng Tuy nhiên
đa số giáo dân là nông dân lao động chất phác, cần cù vẫn hướng về tổ tiên,dòng họ, gia đình, do bị thực dân phong kiến áp bức bóc lột nên đều có tinhthần yêu nước thương nòi, căm ghét đế quốc phong kiến
Thái Bình là 1 trong những vựa lúa của đồng bằng Bắc Bộ Bên cạnhnghề trồng trọt, chăn nuôi và khai thác nguồn lợi biển (muối, cá…), người dânThái Bình cón có những nghề thủ công truyền thống như dệt lụa, dệt chiếu,rèn, đúc đồng, chạm bạc …
Là một tỉnh chủ yếu sản xuất nông nghiệp, thủ công nghiệp lại phân tánnhiều ở nông thôn, công nghiệp hầu như không phát triển nên ở Thái Bình cóhai giai cấp chủ yếu là nông dân và địa chủ
Nông dân Thái Bình chiếm 93% dân số Hầu hết họ là những người córất ít hoặc không có ruộng đất Họ phải lĩnh canh ruộng đất của địa chủ, hoặcphải làm thuê cho chúng để kiếm sống Lợi dụng tình hình đó, bọn địa chủ rasức tăng mức địa tô và các khoản tô phụ, người dân phải nộp hai phần ba hoalợi trên diện tích lĩnh canh Ngoài ra nông dân còn phải đóng sưu cao, thuếnặng Thêm vào đó, bọn cường hào, lý dịch địa phương lại phù thu lạm bổ,
Trang 21nhiều nông dân làm quanh năm mà không đủ tiền sưu thuế Không có tiền nộpsưu thì bị bọn quan lại, cường hào đánh đập, kìm kẹp tàn nhẫn Vì vậy, ngườinông dân Thái Bình sớm có truyền thống đấu tranh chống áp bức bất công,chống bọn phong kiến cường quyền và kẻ thù xâm lược.
Giai cấp địa chủ Thái Bình chiếm 2% dân số nhưng chiếm đoạt 20%tổng số ruộng đất Khi bị đế quốc đụng chạm tới quyền lợi và khi phong tràocách mạng lên cao, một số địa chủ có tinh thần yêu nước đã tham gia chốngPháp với mức độ khác nhau Song nhìn chung đây là chỗ dựa của đế quốc để
áp bức bóc lột nhân dân ta ở vùng nông thôn
1.1.2 Truyền thống yêu nước cách mạng của nhân dân Thái Bình
Với vị trí trọng yếu của đất nước và đồng bằng Bắc Bộ, Thái Bình sớmphải đương đầu với các thế lực ngoại xâm Trong nhiều thập kỷ, người dânnơi đây rất nổi tiếng bởi ý chí kiên cường, bất khuất, lập nên bao kỳ tích anhhùng Ngay từ buổi đầu dựng nước, vào năm 40 sau công nguyên, hưởng ứnglời hịch cứu nước của Hai Bà Trưng, nhiều anh hùng hào kiệt ở Thái Bình đãnổi dậy phất cờ khởi nghĩa chống lại chế độ cai trị hà khắc của nhà Đông Hán.Tiêu biểu như cuộc khởi nghĩa của Vũ Thị Thục ở Tiên La Trang (nay là xãĐoan Hùng, huyện Hưng Nhân), dưới ngọn cờ “Phù Trưng phạt Hán” Cuộckhởi nghĩa đã tập hợp được đông đảo, nhân dân trong vùng nhanh chóng pháttriển ra khắp tỉnh trở thành cánh quân mạnh của Hai Bà Trưng ở vùng hạ lưusông Hồng
Ở thế kỷ thứ VI, Thái Bình là một trong những căn cứ đầu tiên nhennhóm cuộc khởi nghĩa Lý Bí, lật đổ ách đô hộ của nhà Lương, lập nên nhànước Vạn Xuân (544-602) Đến năm 938, sau chiến thắng Bạch Đằng diệtquân xâm lược Nam Hán, Ngô Quyền xưng vương xây nền tự chủ, đất nước
ta bước vào thời kỳ độc lập, chấm dứt gần 1.000 năm Bắc thuộc Tuy nhiên,sau khi Ngô Quyền mất, triều đình khủng hoảng, đã tạo cho các thủ lĩnh địa phương nổi dậy, dẫn đến loạn 12 sứ quân, Trần Lãm cai quản vùng Bố Hải
Trang 22Khẩu (thành phố Thái Bình ngày nay) là sứ quân mạnh hơn cả Biết được sứcmạnh của sứ quân Trần Lãm, Đinh Bộ Lĩnh đã sớm tìm đến nương tựa Saukhi Trần Lãm chết, Đinh Bộ Lĩnh kế tục binh quyền kéo quân về Hoa Lư,chiêu mộ thêm binh lính và lần lượt dẹp tan các sứ quân khác, chấm dứt nộichiến, lập nên nhà Đinh.Vào thế kỷ XIII, Thái Bình không chỉ là đất dấynghiệp của nhà Trần mà còn là địa bàn chiến lược trong kế sách chống giặcNguyên - Mông, Thái Bình trở thành hậu phương quan trọng cung cấp quânđội, lương thảo cho cuộc kháng chiến và là tuyến phòng thủ quan trọng bảo vệhành cung Thiên Trường.
Đầu thế kỷ XV (1407-1427), hàng loạt các cuộc nổi dậy chống ách đô
hộ của nhà Minh nổ ra liên tục trên đất Thái Bình Bất chấp thủ đoạn tàn bạocủa kẻ thù, nhân dân các vùng ven biển, các huyện Kiến Xương, Đa Dực đềunhất tề đứng lên chống giặc Dưới sự lãnh đạo của thủ lĩnh nghĩa quân Lê Điệt
và Bùi Đằng Liêu ở Kiến Xương và 6 anh em họ Phạm là: Phạm Bôi, PhạmQuý, Phạm Lưu, Phạm Du, Phạm Quỳnh, Phạm Khuê ở huyện Đa Dực (PhụDực, huyện Quỳnh Phụ ngày nay) đã tập hợp đông đảo nhân dân Thái Bìnhđứng lên chống giặc Khi Lê Lợi dấy binh ở Lam Sơn - Thanh Hoá thì cả BùiĐằng Liêu và Phạm Bôi đều đem quân vào xin nhập với đại quân của Lê Lợi,góp phần đánh đuổi giặc Minh, giành lại độc lập vào năm 1427 Vào thế kỷXVIII trước tình hình triều đình Lê – Trịnh ngày càng thối nát, hàng loạt cáccuộc khởi nghĩa nông dân nổ ra trên khắp địa bàn tỉnh như: cuộc khởi nghĩacủa Nguyễn Sơn (Hồng Việt, Đông Hưng), Bùi Đá, Hoàng Sỏi (huyện QuỳnhCôi), sau phát triển sang huyện Thần Khê, Duyên Hà, tiếp đó phát triển sangHải Phòng phối hợp với nghĩa quân của Nguyễn Hữu Cầu… chống lại sự thốinát, mục ruỗng cùng ách áp bức bóc lột hà khắc của triều đình phong kiến.Tuy nhiên, có ảnh hưởng lớn nhất lúc bấy giờ là cuộc khởi nghĩa của HoàngCông Chất Hoàng Công Chất, người làng Hoàng Xá, xã Nguyên Xá, huyện
Vũ Thư đã liên kết được nhiều lực lượng ở đồng bằng, trung du và
Trang 23vùng Tây Bắc kéo dài cuộc khởi nghĩa trong 30 năm Vào thế kỷ XIX, dưới triềunhà Nguyễn, ngọn lửa đấu tranh của nông dân nổi lên dữ dội Tiêu biểu trong cáccuộc khởi nghĩa của nhân dân ta lúc đó là cuộc khởi nghĩa của Phan Bá Vành,người làng Minh Giám, xã Vũ Bình, huyện Kiến Xương Cuộc khởi nghĩa đã tậphợp được hàng vạn nông dân tham gia, mở rộng khắp vùng đồng bằng duyên hảisông Hồng và đến tận Quảng Ninh Đi đến đâu nghĩa quân cũng thực hiện khẩuhiệu “lấy của nhà giàu chia cho nhà nghèo” và trừng trị thẳng tay bọn phú hào,địa chủ nên được nhân dân hết lòng che chở giúp đỡ Vào thời điểm Pháp đánhchiếm miền Bắc lần thứ nhất (năm 1873) và lần thứ hai (năm 1882), ở Thái Bìnhxuất hiện nhiều cuộc khởi nghĩa do các văn thân sĩ phu không cam chịu nỗi nhụcmất nước, bất hợp tác với thực dân Pháp và triều đình Huế đã từ quan về quê tổchức nhân dân dựng cờ khởi nghĩa, bất chấp lệnh bãi binh của triều đình Tiêubiểu trong số đó là cuộc khởi nghĩa của cha con Nguyễn Mậu Kiến (Động Trung,huyện Kiến Xương), tiến sĩ Nguyễn Khuê (xã Song Lãng, Vũ Thư), cuộc khởinghĩa của Biện Tốn (Tam Nông, huyện Hưng Hà), cử nhân Ngự sử Phạm HuyQuang (huyện Đông Hưng), Tạ Hiện (xã Quang Lang, huyện Thái Thuỵ) và Kỳđồng Nguyễn Văn Cẩm.
Những năm đầu thế kỷ XX, Thái Bình là một trong những địa phương
có phong trào yêu nước theo trào lưu dân chủ tư sản phát triển mạnh nhất.Nhiều lớp học của Đông kinh Nghĩa thục được mở ra ở Động Trung,ThượngGia, Cần Phán.Hưởng ứng phong trào Đông Du do Phan Bội Châu khởixướng nhiều thanh niên ở Thái Bình đã hăng hái xuất dương như: Ngô QuangĐoan, Lê Văn Tập, Hoàng Chuyên, Đào Nguyên Phổ, Nguyễn Hữu Cương,Phạm Tư Trực Mặc dù các phong trào yêu nước theo trào lưu dân chủ tư sảncuối cùng bị thực dân Pháp đàn áp nhưng các phong trào đó thể hiện ý chíkiên cường bất khuất của nhân dân Đồng thời, là cơ sở, điều kiện để chủnghĩa Mác-Lênin thâm nhập vào vùng đất Thái Bình dẫn đến sự ra đời của tổchức Hội Việt Nam cách mạng thanh niên ở Thái Bình từ đầu năm 1927
Trang 24Sự kiện thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam cùng với lời kêu gọi củalãnh tụ Nguyễn Ái Quốc như một luồng gió mới thổi bùng ngọn lửa đấu tranhcách mạng trong cả nước.
Trong cao trào cách mạng 1930-1931, ở Thái Bình đã diễn ra nhiềucuộc đấu tranh quyết liệt của nông dân với chính quyền tay sai phong kiến ởcác huyện Kiến Xương, Vũ Tiên, Thái Ninh, Thư Trì Tiêu biểu là hai cuộcbiểu tình của nông dân Duyên Hà - Tiên Hưng ngày 1/5/1930 và cuộc biểutình của nông dân Tiền Hải ngày 14/10/1930 Mặc dù các cuộc biểu tình đều
bị đàn áp khốc liệt, hàng trăm cán bộ, đảng viên và quần chúng cách mạng,trong đó có cả Ban Tỉnh uỷ đều bị địch bắt, tra tấn, tù đày nhưng nó đã mở ramột thời kỳ mới, thời kì đấu tranh mạnh mẽ của quần chúng cách mạng dưới
sự lãnh đạo của Đảng
Từ sau cao trào cách mạng 1930-1931, những năm 1932-1935, phongtrào cách mạng trong cả nước cũng như trong tỉnh bị địch khủng bố ác liệt,nhiều cơ sở cách mạng của Đảng bị phá vỡ Ba Ban Tỉnh uỷ kế tiếp nhauđược thành lập nhưng đều bị địch bắt, phong trào cách mạng gặp nhiều khókhăn Tuy nhiên, các đảng viên và quần chúng vẫn kiên cường đứng vững,duy trì và từng bước phát triển phong trào đấu tranh cách mạng Từ đầu năm
1934, mặc dù không còn cơ quan lãnh đạo của tỉnh nhưng một số chi bộ ở địaphương vẫn tiếp tục hoạt động Hình thức chủ yếu là hoạt động hợp pháp đểduy trì cơ sở
Trong thời kỳ Mặt trận dân chủ 1936-1939, phong trào cách mạng pháttriển mạnh ở thành thị rồi lan về nông thôn, tạo đà phát triển cho phong tràocách mạng ở Thái Bình Tháng 6-1937, Hội nghị bầu Ban Tỉnh uỷ thống nhấtđược tiến hành tại Vũ Lăng (Kiến Xương), gồm 7 đồng chí Hội nghị tậptrung bàn về công tác tuyên truyền, công tác xây dựng Đảng và tổ chức quầnchúng cũng như việc lãnh đạo quần chúng đấu tranh với nhiều hình thứcphong phú Khắp nơi trong tỉnh đều nổ ra những cuộc đấu tranh chống ách áp
Trang 25bức bóc lột hà khắc, đòi giảm các khoản đóng góp trong làng xã, đòi cải cáchhương thôn Đồng thời, nông dân cũng tích cực hưởng ứng các cuộc vận động
do Trung ương và Xứ uỷ phát động như: đấu tranh đòi trả tự do cho các chínhtrị phạm, phản đối dự án thuế thân của Saten, cử đại biểu đi dự mít tinh ở HàNội, quyên góp ủng hộ báo của Mặt trận dân chủ, ủng hộ nhân dân TrungQuốc chống Nhật…
Tháng 9-1939, Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ Tháng 11-1939,Trung ương Đảng họp Hội nghị lần thứ 6 quyết định chuyển hướng hoạt động.Hội nghị quyết định thành lập Mặt trận dân tộc phản đế Đông Dương thay choMặt trận dân chủ Tại Thái Bình, việc chuyển hướng các mặt trận công táccho phù hợp với tình hình và nhiệm vụ mới đã được Ban Tỉnh uỷ thực hiện
Tháng 9-1940, phát xít Nhật nhảy vào Đông Dương Nhân dân ta sốngtrong tình cảnh “một cổ hai tròng” dưới ách thống trị của thực dân Pháp và phátxít Nhật Trước tình hình đó, Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương đãhọp và quyết định thành lập Mặt trận Việt Minh nhằm tập hợp hết thảy mọi tầnglớp nhân dân tham gia đánh Pháp, đuổi Nhật, giành độc lập dân tộc
Sau khi Nhật đảo chính Pháp, tỉnh đã triển khai chỉ thị của Trung ươngĐảng, triệu tập cuộc họp đại biểu Việt Minh các phủ, huyện tại Động Trung,huyện Kiến Xương, bàn biện pháp mở rộng cơ sở cứu quốc, thành lập Banchấn chỉnh phong trào Giữa lúc đó, Thái Bình xảy ra nạn đói, trong vòng 5tháng đầu năm 1945, toàn tỉnh đã có 28 vạn người chết (chiếm gần 30% dân
số toàn tỉnh lúc đó) Ban chấn chỉnh phong trào đã lãnh đạo vận động cuộccứu đói trong dân, đấu tranh với chính quyền bù nhìn thân Nhật để cứu tế
Tháng 4-1945, Ban chấn chỉnh phong trào họp tại Động Trung, huyệnKiến Xương, đổi tên thành Ban Tỉnh uỷ lâm thời và bầu Ban Thường vụ dođồng chí Nguyễn Đức Tâm (Tâm Hậu) làm Bí thư Hội nghị tiến hành một số
19
Trang 26nhiệm vụ cấp thiết để chuẩn bị cho tổng khởi nghĩa giành chính quyền như:chuẩn bị về lực lượng, tổ chức, thành lập an toàn khu Phương Quả (huyệnQuỳnh Côi), tổ chức và lãnh đạo nhân dân đấu tranh chống phát xít Nhật và
bè lũ tay sai Dưới sự lãnh đạo của Trung ương Đảng, trực tiếp là Ban Tỉnh uỷlâm thời, phong trào kháng Nhật, cứu nước diễn ra sôi nổi trong toàn tỉnh
Đến cuối tháng 7-1945, phong trào cách mạng trong toàn tỉnh đã lênđến cao trào, cơ sở cứu quốc phát triển nhanh chóng, không khí chuẩn bị khởinghĩa sục sôi khắp nơi Ngày 18-8-1945, sau khi nhận được lệnh Tổng khởinghĩa giành chính quyền, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ đã họp phiên bất thường tạiThái Ninh ra lệnh tổng khởi nghĩa Chiều ngày 18-8-1945, cuộc khởi nghĩa nổ
ra đầu tiên ở Thái Ninh, tiếp sau đó là ở thị xã Thái Bình, các huyện Duyên
Hà, Thuỵ Anh, Hưng Nhân, Kiến Xương, Vũ Tiên, Tiền Hải, Thư Trì Đến hếtngày 24-8, các địa phương trong toàn tỉnh đều đã giành được chính quyền.Tối ngày 24-8, Uỷ ban nhân dân cách mạng lâm thời tỉnh được thành lập.Ngày 25-8-1945, khắp nơi trong tỉnh tổ chức mít tinh mừng thắng lợi của tổngkhởi nghĩa và thành lập chính quyền cách mạng
Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công đã đập tan ách thống trịcủa thực dân, đế quốc trong gần 100 năm và xóa bỏ chế độ phong kiến gần
1000 năm, mở ra kỷ nguyên mới, kỷ nguyên độc lập tự do, nhân dân đứng lênlàm chủ vận mệnh của mình
Sau cách mạng tháng Tám, cùng với nhân dân cả nước, nhân dân TháiBình bước vào cuộc đấu tranh bảo vệ và xây dựng chính quyền dân chủ nhândân Bên cạnh những thuận lợi căn bản là những khó khăn vô cùng to lớn.Trước tình hình đó, Đảng, chủ tịch Hồ Chí Minh đã sáng suốt tài tình đưanước ta thoát khỏi thế “ ngàn cân treo sợi tóc”, rồi sau đó bước vào cuộc chiếnđấu lâu dài với thực dân Pháp mà ta biết chắc là không thể tránh khỏi
Trang 271.2 Đảng bộ Thái Bình lãnh đạo tổ chức xây dựng phong trào chiến tranh du kích, góp phần cùng quân dân Liên khu ngăn chặn âm mưu mở rộng phạm vi chiếm đóng của thực dân Pháp (1946 - 2/1950).
1.2.1 Khái niệm về chiến tranh du kích, khu du kích, căn cứ du kích, làng kháng chiến.
“Chiến tranh du kích là chiến tranh được tiến hành theo phương thức
đánh địch tại chỗ với lực lượng nhỏ, nòng cốt là lực lượng vũ trang địaphương nhằm chống lại đối phương có ưu thế hơn về sức mạnh quân sự.Thường được sử dụng ở các nước thuộc địa hoặc bị xâm lược khi so sánh lựclượng ở những nước đó chưa cho phép tiến hành chiến tranh chính quy Chiếntranh du kích rất phong phú và đa dạng về hình thức tiến hành và luôn phốihợp chặt chẽ với chiến tranh chính quy Ở Việt Nam chiến tranh du kích trởthành một trong những phương thức tiến hành chiến tranh trong kháng chiếnchống Pháp và kháng chiến chống Mỹ, trong đó tư tưởng không ngừng tiếncông địch và kiên trì bám trụ, làm chủ làng (bản), xã, phố phường, kết hợpđấu tranh vũ trang với đấu tranh chính trị, kết hợp tiến công quân sự với nổidậy của quần chúng giành và giữ quyền làm chủ ở cơ sở là đặc trưng tiêu biểucủa chiến tranh du kích ở Việt Nam”[38,tr.224]
“Căn cứ du kích là vùng lãnh thổ và dân cư được giải phóng nằm trong
vùng địch tạm chiếm được xây dựng thành căn cứ của chiến tranh du kích ỞViệt Nam trong kháng chiến chống Pháp và kháng chiến chống Mỹ Căn cứ
du kích có đặc trưng là: chính quyền và lực lượng vũ trang của đối phương đã
bị tiêu diệt, các tổ chức chính trị phản động đã tan rã; chính quyền cách mạngđược thành lập công khai quản lý mọi sinh hoạt xã hội, các đoàn thể cáchmạng công khai hoạt động; lực lượng vũ trang cách mạng được tổ chức vàphát triển mạnh mẽ để bảo vệ chính quyền cách mạng và tiến công địch; còntrong vòng vây của địch, tình hình chưa được ổn định, thường xuyên bị địch
uy hiếp Nếu căn cứ du kích được củng cố vững chắc sẽ phát triển thành vùnggiải phóng”[38,tr.226]
Trang 28“Khu du kích là khu vực dân cư nằm trong vùng địch tạm chiếm, ở đó
có chiến tranh du kích của lực lượng kháng chiến và thường xuyên diễn ratranh chấp giằng co với địch để giành quyền làm chủ hoàn toàn
Đặc điểm của khu du kích là: chính quyền cách mạng chưa hình thànhhoặc đã hình thành những hoạt động bí mật hoặc nửa công khai, các lực lượng
vũ trang cách mạng chưa đủ sức diệt hết các cứ điểm của đối phương; chínhquyền và một số cứ điểm của đối phương tồn tại nhưng không đủ sức kiểmsoát, khống chế nhân dân như cũ, các đơn vị của đối phương không dám tự do
để lại, các tổ chức phản cách mạng và gián điệp hoạt động nửa công khai,không đủ sức khống chế nhân dân; nhân dân được cách mạng bảo vệ nhưngchưa thoát khỏi sự kìm kẹp của địch vừa lo đóng góp cho cách mạng vừa phảicống nạp một phần cho địch So với căn cứ du kích, khu du kích có thể rộnglớn hơn về mặt giới hạn địa lý nhưng đời sống chính trị xã hội của dân chưa
an toàn, ổn định Khu du kích là bước quá độ từ cơ sở chính trị của khángchiến tiến lên căn cứ du kích”[ 38,tr.568]
“Làng xã kháng chiến, làng xã được xây dựng và chuẩn bị mọi mặt để
nhân dân và lực lượng vũ trang địa phương vừa sinh sống vừa bám trụ đánhđịch và đấu tranh chống địch Làng xã kháng chiến được xây dựng vữngmạnh toàn diện: tổ chức đảng, chính quyền, các ngành, đoàn thể nhân dânđược tổ chức và giáo dục chu đáo; thế trận, công sự, vật cản và các cơ sở vậtchất khác được chuẩn bị trước và trong quá trình chống địch đã phát huy tốtvai trò cơ sở của chiến tranh nhân dân”[38,tr.583]
1.2.2 Đảng bộ lãnh đạo xây dựng lực lượng vũ trang, tổ chức phát động phong trào du kích chiến tranh
Với dã tâm xâm lược nước ta một lần nữa, sau Hiệp định sơ bộ
6-3-1946 thực dân Pháp, tăng quân trái phép và bố trí lực lượng chiếm đóng các vịtrí then chốt trên đất nước ta như Hà Nội, Nam Định, Vinh, Huế, Đà Nẵng
Trang 29Sau khi thực dân Pháp đánh chiếm thành phố Hải Phòng (26-11-1946)Chủ tịch Hồ Chí Minh và Thường vụ Trung ương Đảng nhận định: “Nếu quânPháp tái diễn ở Hà Nội việc chúng đã làm ở Hải Phòng thì cả nước sẽ nhất tềđứng lên chiến đấu chống quân xâm lược” “Quân Pháp chỉ chờ cơ hội là lậptức đánh ta Ta cần tìm mọi cách để tránh nổ ra chiến tranh Trong khi hết sứctích cực, khẩn trương chuẩn bị kháng chiến, tuyệt đối không sa vào âm mưukhiêu khích để địch lợi dụng đánh ta sớm Ở thành thị biến mỗi thành phốthành một chiến hào, ở nông thôn mỗi làng thành một pháo đài Kháng chiếncủa ta sẽ là toàn dân kháng chiến, toàn diện kháng chiến” [42,tr.33]
Khi khả năng hòa hoãn không còn nữa, mọi nhân nhượng đến giới hạncuối cùng, Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh quyết định phát độngkháng chiến toàn quốc
Ngay từ những ngày đầu kháng chiến toàn quốc, đường lối kháng chiếncủa Đảng đã sớm được hình thành trong “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến”của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-12-1946) Chỉ thị “Toàn dân kháng chiến” củaThường vụ Trung ương Đảng (22-12-1946) và được giải thích cụ thể trong tácphẩm “ Kháng chiến nhất định thắng lợi” của đồng chí Tổng Bí thư TrườngChinh Đó là đường lối chiến tranh nhân dân, toàn dân, toàn diện, trường kỳ
và tự lực cánh sinh “Bất kỳ đàn ông, đàn bà, bất kỳ người già người trẻ,không chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc Hễ là người Việt Nam thì phải đứnglên đánh thực dân Pháp , cứu Tổ quốc Ai có súng dùng súng, ai có gươmdùng gươm, không có gươm thì dùng cuốc, thuổng, gậy gộc, ai cũng phải rasức chống thực dân, cứu nước” [69,tr.480]
Thực hiện lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chỉ thị của Thường
vụ Trung ương Đảng, công tác chuẩn bị kháng chiến, sẵn sàng chiến đấu đượctiến hành hết sức khẩn trương Các thành phố, thị xã đều xúc tiến kế hoạch tácchiến
Trang 30Chiến trường Chiến khu 3 gồm những tỉnh có đô thị lớn có đường giaothông chiến lược quan trọng như: Nam Định, Kiến An, Hải Phòng… Theohiệp định sơ bộ địch được đóng trú tại đây từ đầu tháng 3 năm 1946 Tháng 3-
1947, địch cho một tiểu đoàn biệt kích đột nhập vào thị xã Thái Bình nhằmmục đích: Thăm dò lực lượng của ta, chặn đường tiếp viện, giải vây quânchúng đang bị ta xiết chặt vòng vây ở thành phố Nam Định, cài lại tổ chứcgián điệp, đồng thời đưa 1 số linh mục người Pháp về Hà Nội Chúng chỉđóng ở đây 2 ngày, 2 đêm rồi bí mật rút lui
Thái Bình tạm thời là vùng tự do, chưa bị chiếm đóng nên có nhiềunhân lực, vật lực cung cấp cho tiền tuyến và chuẩn bị kháng chiến tại chỗ khichiến tranh lan tới Nhưng trước tình hình thực dân Pháp tăng cường càn quétnhằm mở rộng vùng chiếm đóng ở vùng đồng bằng Bắc Bộ, mở rộng vùngven đường quốc lộ 5 Liên khu ủy khu 3 nhận định: thế nào địch cũng đánhThái Bình và chỉ thị cho tỉnh phải tăng cường công tác chuẩn bị sẵn sàngchiến đấu, lập các phương án tác chiến, chú trọng phát triển sản xuất…
Để tiến hành chiến tranh nhân dân phải tiến hành vũ trang cho nhân dân,phát động phong trào dân quân Đó “là cách hiệu nghiệm động viên toàn dântham gia tác chiến; là cách tổ chức và rèn luyện đội quân hậu bị hết sức dồi dào
để bổ sung và tiếp ứng cho quân chính quy, để đánh lâu dài” [76, tr.314]
“ Toàn dân và dân quân du kích bổ sung cho quân đội chính quy Dânquân nhiều làng, nhiều tổng hợp lại cùng đánh có thể thành đội du kích địaphương; đội du kích địa phương tiến bộ, họp lại cùng đánh, có thể thành quânchính quy Trong cuộc kháng chiến lâu dài của ta, từ thường dân đến quânchính quy, có một quá trình phát triển luôn luôn không dứt Ta xem đó đủ biết,nhân dân là nguồn nhân lực của bộ đội và dân quân du kích là nơi tuyển lựađội viên, rèn luyện chiến sĩ Dân quân mạnh thì bộ đội khỏe, Dân quân dukích và quân đội chính quy cùng khỏe thì nhất định thắng” [41,tr.315 và 316]
“ Trong chiến tranh ai có nhiều lực lượng hậu bị hơn, ai có nhiều nguồn lực
Trang 31lượng hơn, ai kiên trì đi sâu vào quần chúng nhân dân hơn thì người đó thuđược thắng lợi” [75,tr.173].
Căn cứ vào tình hình thực tế, ngày 21-2-1947 Ủy ban kháng chiến hànhchính tỉnh Thái Bình đã họp và nhất trí tách Ủy ban quân sự thuộc Ủy bankháng chiến hành chính tỉnh để thành lập Tỉnh đội dân quân
Tháng 3-1947, Chính phủ quyết định đổi tên “Bộ Tổng chỉ huy quân độiquốc gia Việt Nam” thành “ Bộ Tổng chỉ huy quân đội quốc gia và dân quân
tự vệ Việt Nam”; đồng thời quyết định thành lập các Ban chỉ huy tỉnh đội,huyện đội, xã đội dân quân thuộc ủy ban hành chính các cấp
Ngày 20-4-1947 Tỉnh đội dân quân Thái Bình chính thức ra mắt tại khunhà Séc trong sân vận động phủ Sóc – Kiến Xương, đồng chí Vũ Đan Tùnggiữ chức Tỉnh đội trưởng Sau khi thành lập Tỉnh đội dân quân, các huyện đội,
xã đội dân quân trong toàn tỉnh đều được thành lập và đi vào hoạt động Sự rađời của Tỉnh đội dân quân, các huyện đội, xã đội dân quân là cột mốc đánhgiá sự phát triển của lực lượng vũ trang trong tỉnh Sự kiện này cũng khẳngđịnh công cuộc chuẩn bị cho kháng chiến về mặt quân sự của Đảng bộ, quândân Thái Bình đã có bước phát triển mới
Giữa năm 1947, Ban chỉ huy mặt trận Thái Bình được thành lập gồm:đại biểu Vệ quốc quân (tiểu đoàn 53), đại biểu cảnh vệ Tỉnh đội ; đại biểu dânquân du kích
Ở các huyện, lực lượng vũ trang lúc này có từ 1 trung đội đến 1 đại đội.Khi bổ sung quân số cho tỉnh, huyện lại lựa chọn một số dân quân tự vệ các
xã thành lập đơn vị du kích tập trung của các huyện Từ chỗ do Mặt trận ViệtMinh tổ chức lãnh đạo chỉ huy, từ tháng 3-1947 lực lượng bán vũ trang củaThái Bình và các địa phương trên toàn quốc thống nhất gọi là dân quân và dukích do cấp ủy chính quyền các xã trực tiếp lãnh đạo chỉ huy Đây là các mốclịch sử đánh dấu ba thứ quân của quân đội ta chính thức hình thành
Trang 32Về tổ chức dân quân gồm nam giới và nữ giới từ 18 đến 45 tuổi, chiathành các trung đội, tiểu đội do xã đội, thôn đội trực tiếp chỉ huy, làm nhiệm
vụ canh gác giữ làng Riêng du kích được tổ chức chặt chẽ hơn, gồm nhữngngười tích cực nhất trong dân quân, cũng như ở các đoàn thể, không phân biệtgià trẻ, nam nữ phiên chế thành các tiểu đội, trung đội nam du kích, nữ dukích, lão du kích và thiếu nhi du kích Điều kiện trở thành du kích phải qua sựgiới thiệu của đoàn thể hoặc tập thể du kích nhận xét
Dân quân du kích tổ chức theo hệ thống thôn, xã Thôn có du kích vàdân quân do thôn đội chỉ huy Xã đội chỉ huy chung và trực tiếp điều động dânquân du kích ở các thôn Riêng xã có lực lượng du kích tập trung
Thực hiện Nghị quyết Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng, ngày25-1-1948 Chủ tịch Hồ Chí Minh kí Sắc lệnh 120-SL thành lập Liên khu 3trên cơ sở hợp nhất Chiến khu 2, Chiến khu 3 và Chiến khu 11, gồm các tỉnh,thành phố: Hải Phòng, Kiến An, Thái Bình, Hải Dương, Hưng Yên, Hà Nội,
Hà Đông, Sơn Tây, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình và Hòa Bình Từ giaiđoạn này,công tác quân sự tỉnh Thái Bình đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp củaLiên khu ủy – Bộ Tư lệnh Liên khu 3
Sau một thời gian thực hiện chủ trương phát triển lực lượng vũ trang cơ
sở, đến tháng 8-1948, số dân quân trong toàn tỉnh phát triển lên tới 115.000người, du kích có trên 15.000 người Đến tháng 8-1949, số lượng dân quân dukích toàn tỉnh có 160.191 người trong đó có 34.000 du kích Mỗi xã trungbình có 150 du kích như Cổ Tuyết (Quỳnh Côi), Thần Huống (Thái Ninh)
Tuy lực lượng đông, nhưng vũ khí trang bị của dân quân du kích còn rấtthiếu thốn Hầu hết mới chỉ có mìn, lựu đạn, gươm đao, mã tấu Để đảm bảo
vũ khí trang bị, tỉnh ủy chủ trương thành lập công binh xưởng của Tỉnh vàthành lập các tổ sửa chữa vũ khí của mỗi huyện Chủ trương đúng đắn trên đãtừng bước đáp ứng được một phần nhu cầu trang bị cho dân quân du kích.Nhân dân các xã đều tổ chức Hội bảo trợ dân quân và phát động phong trào
Trang 33ủng hộ dân quân du kích mua sắm vũ khí Nhờ đó nhiều xã đã mua thêm đượchàng trăm mìn, lựu đạn như An Định (Thụy Anh), Cát Hộ, Thượng Phương(Đông Quan) Có nơi nhân dân đặt ra mức thi đua, nhà có trâu ủng hộ 2 mìn,
có bò ủng hộ 2 lựu đạn v.v…Những đám cưới đời sống mới cũng thách cướimìn, lựu đạn thay lễ vật
Trước kia phụ nữ lấy chồng
Thách cốm cùng hồng tiền gạo liên miên
Bây giờ phụ nữ kết duyên
Bỏ lối thách tiền thay thế mìn gang
Để cho du kích trong làng
Có thêm vũ khí đánh tan quân thù.
Được nhân dân hết lòng giúp đỡ, dân quân du kích từng bước đượcnâng cao trình độ chính trị, quân sự Tuy nhiên trong quá trình phát triển lựclượng vũ trang từ tỉnh đến huyện xã cũng bộc lộ một số khuyết điểm: Giaiđoạn đầu (1947-1948) lực lượng dân quân du kích phát triển ồ ạt, dẫn đên tìnhtrạng đông về số lượng (đầu năm 1948 mỗi huyện đã có một đại đội du kíchtập trung), nhưng chất lượng chưa đảm bảo, trang bị vũ khí thiếu thốn; việccung cấp cho lực lượng vũ trang còn khó khăn, công tác huấn luyện còn nặnghình thức Đến giữa năm 1949, lực lượng dân quân, du kích trong toàn tỉnhkhông những chỉ tăng về số lượng, chất lượng, mà còn rất đa dạng gồm dukích tập trung ở tỉnh và huyện; nam du kích; nữ du kích; lão du kích; dânquân; du kích bí mật v.v
Ngoài ra nhiều xã còn có Hội mẹ nuôi du kích để động viên và giúp đỡdân quân du kích
Cùng với việc xây dựng cơ sở chính trị, xây dựng lực lượng dân quân
du kích, việc xây dựng làng kháng chiến ở Thái Bình được đặc biệt trú trọng
Chấp hành nghị quyết của Thường vụ Tỉnh ủy: “Phát triển chiến tranh
du kích, phát động toàn dân xây dựng thôn trang chiến liên hoàn, chuẩn bị
Trang 34phối hợp giữa chủ lực và địa phương, giữa nội tuyến và ngoại tuyến” [13;84],
ngay từ đầu năm 1947, công tác xây dựng làng kháng chiến đã được tiếnhành Thời gian này mới chỉ tập trung vào rào những làng ven sông lớn, venbiển, nơi được coi là trọng điểm của các địa phương như: Minh Tân (KiếnXương), Quang Thẩm, Mỹ Lộc (Thư Trì), Hồng Châu, Dũng Tiến (ThụyAnh), Thần Huống (Thái Ninh), Phong Châu, Nguyên Xá (Tiên Hưng)…
Việc xây dựng làng kháng chiến được các ủy viên quân sự từ tỉnh,huyện, xã trực tiếp chỉ đạo Làng kháng chiến ban đầu cấu trúc còn đơn giản.Bên ngoài trồng tre, trong là lũy đất rồi đến hào giao thông, bên trong là công
sự chiến đấu Nhân dân trong làng ra vào bằng các cổng (có cổng chính vàcổng phụ), cổng các làng được làm bằng tre để nguyên thân ghép lại thành hailớp, giữa ghép đầy rào gai, đóng mở bằng cách chống lên, hạ xuống
Đầu 1948, địch tăng cường đánh phá các làng xã ven sông lớn, venbiển, phong trào xây dựng làng kháng chiến càng diễn ra sôi nổi Nhân dân lợidụng địa hình sẵn có: ụ đất, mồ mả, sông ngòi, ao hồ, lũy tre, đường xá vàoviệc xây dựng làng chiến đấu Trong các lũy đất có lỗ châu mai, trong làng cónhiều ổ tác chiến bố trí hai bên vệ đường để khi tiến hay lui vẫn có thể đánhđịch Hầm hố cá nhân tránh phi pháo được đào khắp trong làng Nơi đất trũngcững có các hố cá nhân nửa chìm, nửa nổi Nhiều làng đã đào được hầm bímật để bộ đội dân quân du kích ở lại tác chiến Có làng được rào thành nhiềutuyến có giao thông hào liên hoàn hỗ trợ cho nhau khi đánh địch, các cổnglàng đều được củng cố lại, có dân quân du kích canh gác ngày đêm, kiểm tragiấy tờ, người lạ mặt, nhất là những làng có đơn vị bộ đội hay cơ quan đóng.Tính riêng trong tháng 11-1948, tỉnh Thái Bình đã xây dựng được 105 làngkháng chiến, trong đó có 10 làng kháng chiến kiểu mẫu
Sang năm 1949, tiếp thu kinh nghiệm xây dựng làng kháng chiến củaKiến An, Hải Phòng, Hải Dương, Hưng Yên và các tỉnh miền Bắc mới bị địchchiếm, quân dân Thái Bình lại sôi nổi phong trào tu sửa và xây dựng làng
Trang 35kháng chiến Sau khi phân tích tình hình địch, tình hình địa bàn và tầm quantrọng của từng địa phương, tỉnh đã quyết định phân làng kháng chiến trongtoàn tỉnh ra làm nhiều khu vực: khu vực ven biển có năm khu, khu vực vensông lớn có tám khu, dọc đường 10 có chín khu Mỗi khu có nội dung xâydựng và phương pháp tác chiến phù hơp Đến tháng 6-1949 toàn tỉnh đã có
425 làng kháng chiến (chiếm 51,2%) Ngoài những làng kháng chiến kiểumẫu ở các huyện xã, một số nơi còn xây dựng khu “quyết tử” như ở An Cố(Thụy Anh), Hội An (Vũ Tiên)
Làng kháng chiến ra đời thuận lợi cho việc tập luyện của dân quân dukích, thuận lợi cho việc đánh trả địch đổ bộ cướp phá, nhân dân có thể sơ tánngười, của và chuẩn bị tác chiến một cách chủ động, địch di chuyển lực lượngkhó khăn hơn
Tính từ năm 1946 đến hết năm 1949, Thái Bình đã tranh thủ thuận lợi làtỉnh tự do duy nhất của khu vực Tả ngạn sông Hồng để xây dựng lực lượng vũtrang, căn cứ du kích, phát triển kinh tế để cung cấp nhân lực, vật lực cho tiềntuyến và chuẩn bị kháng chiến tại chỗ khi chiến tranh lan tới
1.2.3 Đảng bộ lãnh đạo quân dân địa phương xây dựng, bảo vệ vùng
tự do, cùng quân dân Liên khu chiến đấu ngăn chặn âm mưu mở rộng phạm vi chiếm đóng của thực dân Pháp
Là tỉnh tự do cuối cùng của khu vực Tả ngạn sông Hồng, đảng bộ quândân Thái Bình có trách nhiệm lớn trong việc đón tiếp các cơ quan, bannghành, đoàn thể của các tỉnh, huyện đã bị địch chiếm đóng, rút về đứng chântrên địa bàn và giúp đỡ đồng bào tản cư Năm 1947, tỉnh Thái Bình đã giúp đỡ
7 vạn đồng bào từ Hải-Kiến, Hải Dương, Hưng Yên tản cư về Thái Bình ổnđịnh cuộc sống
Tuy chưa mở cuộc tiến công đánh chiếm Thái Bình nhưng từ đầu năm
1947 đến đầu năm 1950, thực dân Pháp đã cho quân đánh vào nội địa TháiBình 159 lần, máy bay của chúng đã ném xuống các địa bàn trong tỉnh 877
Trang 36quả bom, 99 lần pháo kích từ tàu chiến hoặc từ các tỉnh xung quanh vào TháiBình [18,tr.121].
Các trận tập kích, bắn phá của địch trong thời gian này đã gây tổn thấtlớn về người và của cho nhân dân trong tỉnh làm 778 người chết, 525 người bịthương, đốt cháy 5.454 nóc nhà, bắt và bắn chết 292 con trâu, bò, bắn đắm 16thuyền, bắt 123 người và cướp 12.410 thùng thóc[18,tr.122]
Sau sự kiện địch tập kích vào thị xã, ngày 14-4-1947 các cơ quan vànhân dân đã nhanh chóng sơ tán về các vùng nông thôn Cơ quan quân sự củatỉnh kịp thời tổ chức, nắm địch từ xa, xem xét việc bố phòng ở những nơixung yếu, đồng thời đẩy mạnh công tác an ninh tiễu trừ nội phản Đầu năm
1947, bộ đội và công an tỉnh đã bắt 40 tên phản động thuộc tổ chức “ xã hộicông giáo Hưng Thái” khi chúng đang họp ở Phú Ân –Kiến Xương Từ cuốinăm 1948 đến giữa năm 1949, lực lượng vũ trang đẩy mạnh hơn các hoạtđộng truy quét những tổ chức phản động, giữ gìn an ninh chính trị Ngày 20 -11-1948, ta bắt 37 tên trong tổ chức “ Mặt trận quốc gia Liên Việt” tại VănHạnh- Lê Lợi –huyện Kiến Xương Ngày 29-11-1948 ta bắt 12 tên còn lại của
tổ chức này Tháng 3-1949, ta phát hiện và triệt phá 3 trạm thu tin của bọnphản động, núp dưới danh nghĩa là chủ hiệu ảnh, giáo viên bình dân học vụ ởBến Hiệp, phố huyện Quỳnh Côi, ngã tư Môi – Phụ Dực
Do các tổ chức đảng trong lực lượng quân sự ngày càng được củng cố,tăng cường, nên từ đầu năm 1948 trở đi, lực lượng vũ trang trong toàn tỉnh đãchuyến biến mạnh mẽ cả về tư tưởng và hành động Trong hai năm (1948-1949)quân dân Thái Bình đã đánh địch 132 trận, diệt 118 tên, làm bị thương trên 300tên, bắn cháy 8 tàu chiến, ca nô Những trận đánh trên đã động viên cổ vũ, khích
lệ mạnh mẽ tinh thần và quyết tâm chiến đấu của quân dân trong tỉnh
Tháng 3-1949, Đại đội Lê Lợi (chủ lực của tỉnh) phối hợp với bộ độitrung đoàn 42 bắn cháy 2 tàu chiến và 1 ca nô của địch ở An Tứ (Tiền Hải).Ngày 26-12-1949, du kích xã Đào Tạo (Phụ Dực) phối hợp với bộ đội Kiến
Trang 37An đánh đoàn ca nô vận tải của địch trên sông, bắn cháy 2 chiếc trong số 7 ca
nô của chúng Bọn địch trên các ca nô còn lại đổ bộ lên bờ, quân ta chiến đấuquyết liệt Không tiêu diệt nổi lực lượng của ta, địch rút xuống ca nô và điềuthêm lự lượng đến giải vây Phán đoán được địch sẽ tiếp tục quay lại, chiến sĩ
ta đã gài mìn ở những địa điểm địch sẽ đổ quân Đúng như dự đoán, vào lúc
14 giờ chiều cùng ngày, bọn chúng tiếp tục đổ bộ lên bờ và sa vào bãi mìn của quân ta, 30 tên địch bị thương vong…
Trong các trận đánh trả địch bảo vệ địa bàn, các đảng viên trong bộ đội
và dân quân du kích luôn là những người đứng đầu đơn vị dũng cảm chiếnđấu tiêu diệt địch, động viên cổ vũ đồng đội chiến đấu góp phần vào thắng lợicủa các trận đánh
Do yêu cầu của công tác xây dựng lực lượng vũ trang địa phương dưới
sự lãnh đạo của Đảng bộ, từ cuối năm 1948 công tác xây dựng Đảng trong cácđơn vị bộ đội tỉnh huyện và du kích tập trung được đẩy mạnh Đến tháng 9-
1949, ở các đơn vị bộ đội tỉnh, tỷ lệ đảng viên đã chiếm 15% Số đảng viêntrong lực lượng du kích có 9.274 đồng chí trong tổng số 30.400 du kích toàntỉnh [76,tr.25]
Cùng với công tác xây dựng Đảng, từ ngày 19-2-1949 đến ngày
19-5-1949 Tỉnh ủy Thái Bình phát động phong trào thi đua “ Ba tháng chuẩn bịtổng phản công” với nội dung nhằm vào 2 nhiệm vụ trọng tâm là quân sự vàkinh tế Chỉ trong vòng 3 tháng (tháng 2 đến tháng 5-1949) số dân quân dukích trong tỉnh đã tăng 28,6% so với trước ngày 19-2-1949 Tỉnh đã tổ chứchuấn luyện cho 121.383 lượt dân quân du kích Số thanh niên gia nhập lựclượng vũ trang trong vòng 3 tháng chiếm 13,2 % tổng số người trong độ tuổi
từ 18 đến 45 (kể cả nam, nữ) Toàn tỉnh lập thêm 63 làng kháng chiến, đưa sốlàng kháng chiến trong tỉnh đến ngày 19-5-1949 là 265 làng Toàn tỉnh đàothêm 385.457 hố cá nhân, 18.320 hầm bí mật, 739.457 mét giao thông hào[20,tr.121]
Trang 38Những thành tích mà quân và dân trong tỉnh đạt được trong dợt thi đua
“Ba tháng chuẩn bị tổng phản công” là bước chuẩn bị hết sức quan trọng giúpThái Bình bước vào cuộc kháng chiến trường kỳ
Đến giữa năm 1949, địch đã đánh chiếm hầu hết các tỉnh Nam Định, HàNam, Hưng Yên, Hải Dương, Kiến An, Hải Phòng Chúng thường xuyên dùng
ca nô, tàu chiến chạy trên sông Hồng, sông Luộc, dùng lực lượng bộ binh đổ
bộ lên các làng ven sông, ven biển cướp của giết người, thăm do lực lượngcủa ta Trước tình hình trên, theo chỉ đạo của Liên khu ủy tháng 7-1949 tỉnh
ủy Thái Bình tổ chức Đại hội đại biểu Đảng bộ
Đại hội đánh giá tình hình cấp bách trước mắt, quyết định phải khẩntrương tích cực chuẩn bị cho kháng chiến, tiếp tục rào làng thành khu chiếnđấu liên hoàn để có thể hỗ trợ nhau khi xảy ra chiến đấu, thực hiện cho đượcphương châm “Mỗi làng là một pháo đài”; nâng cao chất lượng bộ đội địaphương và dân quân du kích; thường xuyên diễn tập chiến đấu và báo độngphòng không để kiểm tra các phương án đánh địch
Đại hội chủ trương tăng cường công tác giáo dục chính trị tư tưởng chođảng viên, đưa đảng viên vào bộ đội và dân quân du kích, Thường vụ Tỉnh ủyphải trực tiếp lãnh đạo lực lượng vũ trang tỉnh
Thực hiện nội dung Nghị quyết Đại hội Đảng bộ, toàn tỉnh sôi nổi trongphong trào xây dựng “Khu chiến đấu liên hoàn”, “Thôn trang chiến” tạo nênthế trận, tạo cơ sở chiến đấu và chiến thắng cho chiến tranh du kích ở cơ sở
Bộ đội địa phương và dân quân du kích hăng hái luyện tập ngày đêm
Từ tháng 6 đến tháng 9-1949, lực lượng vũ trang tỉnh Thái Bình hănghái hưởng ứng đợt thi đua “Luyện quân lập công” do Ủy ban kháng chiếnhành chính Liên khu phát động, tập trung vào những nội dung chính: củng cố
và phát triển lực lượng dân quân du kích, nâng cao chất lượng huấn luyện,củng cố và phát triển làng kháng chiến, tổ chức mọi người dân đều trở thànhngười lính sẵn sàng chiến đấu bảo vệ quê hương
Trang 39Được Tỉnh ủy, Ủy ban kháng chiến hành chính tỉnh và Tỉnh đội chỉ đạo,lại được các đoàn thể hết sức cổ vũ động viên giúp đỡ, công tác huấn luyệndân quân du kích lực lượng chiến đấu trực tiếp bảo vệ làng xã ơ cơ sở, cũng làlực lượng chiến đấu tại chỗ, rộng khắp của chiến tranh du kích, chiến tranhnhân dân ở cơ sở được đẩy mạnh Tính từ tháng 6 đến tháng 9-1949, dưới sựchỉ đạo trực tiếp của Tỉnh đội dân quân, toàn tỉnh đã được 7000 lớp huấnluyện cho nam nữ dân quân du kích các huyện và các thôn xã với trên 50.000lượt nguời tham dự Đặc biệt cuối tháng 9-1949, Tỉnh đội dân quân đã tổ chứchuấn luyện cho 1.400 cán bộ chỉ huy các cấp trong toàn tỉnh thời gian 15ngày Nội dung huấn luyện gồm: cách sử dụng những vũ khí được trang bị,cách chiến đấu trong làng, công tác địch vận và công tác tuyên truyền Ngoàicác lớp huấn luyện tập trung, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy và Ủy bankháng chiến hành chính tỉnh, những lúc nhàn rỗi sau mùa thu hoạch, tất cả cácbuổi chiều từ 5 giờ đến 7 giờ, nam nữ thanh niên từ 18 đến 45 tuổi đều thamgia luyện tập quân sự Tổng kết đợt huấn luyện, tính trung bình mỗi cán bộ từtiểu đội đến trung đội ít nhất đã qua 3 lớp huấn luyện từ 5 đến 15 ngày, thờigian huấn luyện năm 1949 so với năm 1948 đã tăng gấp 3 lần Để phối hợptác chiến giữa các lực lượng dân quân du kích trong tỉnh và kiểm tra công tácchuẩn bị sẵn sàng chiến đấu của toàn dân, trong giai đoạn này, toàn tỉnh tổchức 3 cuộc tập dượt phòng không, 5 cuộc diễn tập chiến đấu Sau các đợthuấn luyện các đội viên dân quân du kích đã tích cực tham gia công tác chuẩn
bị cho kháng chiến ở địa phương như: đào giao thông hào, hố cá nhân, hầm bímật, đắp ụ đất, con trạch trên đê, trên đường để cản bước tiến của địch khi cótác chiến, củng cố làng kháng chiến với tổng số 344.763 ngày công, tươngđương 8.619.075 đồng[20,tr.142]
Qua các đợt huấn luyện, tinh thần, kỹ năng chiến đấu của cán bộ, đảngviên, dân quân du kích trong tỉnh được nâng lên rõ rệt Theo chỉ đạo của Tỉnh
và các huyện, nhiều cá nhân và đơn vị được cử sang các tỉnh có chiến sự để
Trang 40làm quen với tiếng sung, tích lũy kinh nghiệm tác chiến và phối hợp chiếnđấu Chỉ tính từ tháng 6 đến tháng 9-1949, Tỉnh đội dân quân Thái Bình đã 8lần đưa 7 đại đội sang các tỉnh Hưng Yên, Hải Phòng, Hải Dương, Kiến Antham gia chiến đấu Riêng đại đội Lê Lợi bộ đội địa phương tỉnh đã sangchiến đấu ở mặt trận đường 5 hơn một tháng.
Do bị thất bại ở Việt Bắc, Tây Bắc, những tháng cuối năm 1949 địch tăngcường mở rộng phạm vi chiếm đóng đồng bằng Bắc Bộ Ngày 16-10-1949,chúng mở chiến dịch “ Ăng-tơ-ra-xít” đánh chiếm Bùi Chu, Phát Diệm, một sốvùng thuộc Thanh Hóa, Nam Định Ngày 22-12-1949, chúng mở chiến dịch “Đi-a-blô” đánh chiếm hầu hết các vùng tự do còn lại của hai tỉnh Hải Dương, HưngYên Như vậy, đến thời điểm này, Thái Bình đã bị bao vây 4 mặt Liên khu ủy 3nhận định “cuộc tấn công vào nội địa Thái Bình của địch bước cuối cùng trong
âm mưu chiếm đóng nốt Tả Ngạn chỉ còn là vấn đề thời gian”
Trước tình hình cấp bách trên, những ngày cuối tháng 12-1949 Banchấp hành tỉnh Đảng bộ triệu tập Hội nghị mở rộng tại thôn Cẩm Phương-huyện Đông Quan Về dự hội nghị có đầy đủ các đồng chí trong Ban chấphành, đại biểu đại diện các đoàn thể, các cơ quan, ngành giới
Hội nghị tập trung bàn và thông qua kế hoạch bố phòng khi bị địch tấncông; công tác bảo vệ tài sản, tính mạng của nhân dân, khi chiến sự xảy ra của
Ủy ban kháng chiến hành chính tỉnh và Tỉnh đội dân quân; xác định nhữngvùng xung yếu trong tỉnh, đồng thời cử các Tỉnh ủy viên xuống chỉ đạo trựctiếp công tác bố phòng; lấy quốc lộ số 10 làm đường ranh giới, tạm chia tỉnhthành 2 miền Nam và Bắc, mỗi miền thành lập một ban chỉ đạo kháng chiến
đề phòng khi có chiến sự, giao thông bị tắc nghẽn
Về sử dụng lực lượng, hội nghị nhất trí đẩy mạnh phối hợp tác chiếngiữa lực lượng bộ đội chủ lực của Liên khu (Trung đoàn 42) với bộ đội địaphương và dân quân du kích của tỉnh Ở huyện nào chưa có chiến sự, bộ độihuyện phải chia thành các tổ 3 người đưa về các xã làm nòng cốt cho hoạt