1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đảng bộ tỉnh nam định lãnh đạo xây dựng hậu phương chiến tranh du kích trong cuộc kháng chiến chống thực dân pháp (1946 1954)

124 459 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 124
Dung lượng 2,17 MB

Nội dung

Trần Thị Thuyết Đảng bộ tỉnh nam định lãnh đạo xây dựng hậu phương chiến tranh du kích trong cuộc kháng chiến chống thực dân pháp 1946 - 1954 Luận văn thạc sĩ Khoa học Lịch sử Đại học q

Trang 1

Trần Thị Thuyết

Đảng bộ tỉnh nam định lãnh đạo xây dựng hậu phương chiến tranh du kích trong cuộc kháng chiến chống thực dân pháp (1946 - 1954)

Luận văn thạc sĩ Khoa học Lịch sử

Đại học quốc gia hà nội

Trường đại học khoa học xã hội Và nhân Văn

Hà Nội - 2008

Trang 2

Đại học quốc gia hà nội

Trường đại học khoa học xã hội Và nhân Văn

********

Trần Thị Thuyết

Đảng bộ tỉnh nam định lãnh đạo xây dựng hậu phương chiến tranh du kích trong cuộc kháng chiến chống thực dân pháp (1946 - 1954)

Chuyên ngành : Lịch sử Đảng cộng sản VIệt Nam

Mã số : 60 22 56

Luận văn thạc sĩ Khoa học Lịch sử

Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TS trần thị thu hương

Trang 3

Mục lục Tr

Chương 1 Đảng bộ tỉnh Nam Định lãnh đạo xây dựng hậu phương chiến

tranh du kích thời kỳ đầu kháng chiến chống thực dân Pháp (12/1946 - 12/1950)

6

1.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và truyền thống cách mạng của tỉnh

Nam Định khi bước vào cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp

6

1.2 Lãnh đạo chống giặc lấn chiếm bình định, bước đầu xây dựng hậu

phương chiến tranh du kích (12/1946 - 12/1950)

17

Chương 2 Đảng bộ tỉnh Nam Định lãnh đạo củng cố và mở rộng hậu

phương chiến tranh du kích, chủ động tiến công địch (1/1951 - 7/1954)

45

2.1 Lãnh đạo củng cố, mở rộng hậu phương chiến tranh du kích trong tình

hình mới (1/1951- 7/1953)

45

2.2 Đẩy mạnh cuộc chiến đấu bảo vệ và xây dựng hậu phương chiến tranh

du kích, giành thế chủ động, tiến công địch (8/1953 - 7/1954)

68

Chương 3 Đóng góp của tỉnh Nam Định trong cuộc kháng chiến chống

thực dân Pháp và một số kinh nghiệm

83

3.1 Đóng góp của tỉnh Nam Định trong cuộc kháng chiến chống thực dân

Pháp

83

3.2 Một số kinh nghiệm 90

Kết luận 106

Danh mục tài liệu tham khảo 108

Phụ lục 113

Trang 4

Mở đầu

1 Lý do chọn đề tài

Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, Nam Định thuộc Liên khu III (tên gọi của một tổ chức hành chính quân sự mà lãnh thổ bao gồm phần lớn đồng bằng Bắc Bộ), nằm ở phía nam đồng bằng Bắc Bộ, nên cùng với Liên khu III, Nam Định có một vị trí chiến lược trọng yếu Là vùng địch tạm chiếm, nơi giành giật quyết liệt giữa ta và địch, nơi diễn ra nhiều hoạt động kháng chiến phong phú ở cả thành thị và nông thôn Đây cũng là nơi các hoạt động đấu tranh của quân dân ta phá các âm mưu chiến lược lập xứ “công giáo tự trị” và “lấy chiến tranh nuôi chiến tranh, dùng người Việt đánh người Việt” của địch diễn ra hết sức quyết liệt và gay gắt

Nhận thức rõ tầm quan trọng của việc xây dựng hậu phương tại chỗ, dưới sự chỉ đạo sát sao của Trung ương Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Liên khu uỷ III, Đảng bộ tỉnh Nam Định đã lãnh đạo xây dựng hậu phương chiến tranh du kích, từng bước tiến hành rào làng kháng chiến, phát triển chiến tranh du kích, xây dựng căn cứ du kích, khu du kích, biến hậu phương của địch thành tiền phương và hậu phương của ta, phá nát hệ thống chiếm đóng, tạo cơ sở tiến công địch từ trong lòng chúng và khai thác sức người, sức của cho cuộc kháng chiến

Nghiên cứu sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Nam Định trong việc xây dựng hậu phương chiến tranh du kích tại địa phương góp phần làm sáng tỏ quá trình thực hiện đường lối chiến tranh nhân dân của Đảng, sự chỉ đạo kết hợp giữa tiến công trên chiến trường chính với tiến công ở vùng sau lưng địch trên một địa bàn cụ thể Qua đó có thể rút ra một số bài học lịch sử của việc xây dựng hậu phương chiến tranh du kích ở Nam Định, làm rõ sự lãnh đạo đúng đắn của của Đảng bộ tỉnh Nam Định, góp phần giáo dục truyền thống cách mạng địa phương đồng thời có thể vận dụng vào công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước hiện nay

Trang 5

Với lý do trên, chúng tôi đã chọn “Đảng bộ tỉnh Nam Định lãnh đạo xây

dựng hậu phương chiến tranh du kích trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1946-1954)” làm đề tài luận văn tốt nghiệp

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Liên quan đến vấn đề xây dựng hậu phương chiến tranh du kích của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp đã có nhiều tập thể và cá nhân quan tâm nghiên cứu, có thể chia thành 2 nhóm vấn đề như sau:

Nhóm 1: Những công trình đề cập đến cuộc kháng chiến chống thực dân

Pháp có liên quan đến xây dựng hậu phương chiến tranh du kích trên toàn quốc:

“Tổng kết cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, thắng lợi và bài học” (Nxb

Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1996) của Ban chỉ đạo tổng kết chiến tranh trực thuộc

Bộ Chính trị; “Lịch sử hậu cần Quân đội nhân dân Việt Nam, 1944-1954” (Hà Nội, 1985) của Tổng cục Hậu cần Quân đội nhân dân Việt Nam; “Hậu phương chiến

tranh nhân dân Việt Nam (1945-1975)” (Nxb Quân đội nhân dân Hà Nội, 1997)

của Viện lịch sử Quân sự Việt Nam; “Lịch sử kháng chiến chống thực dân Pháp

của quân và dân Liên khu III (1945-1955)” (Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội,

2005) của Bộ Quốc Phòng - Bộ Tư lệnh Quân khu III và Viện Lịch sử quân sự Việt

Nam; “Đảng lãnh đạo xây dựng căn cứ du kích ở đồng bằng Bắc Bộ (1946-1954)” (Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2001) của Vũ Quang Hiển; “Hậu phương Thanh-

Nghệ- Tĩnh trong cuộc kháng chiến chống Pháp (1945-1954)” (Nxb Chính trị quốc

gia, Hà Nội, 2001) của Ngô Đăng Tri…

Nhóm 2: Những công trình liên quan trực tiếp đến xây dựng hậu phương

chiến tranh du kích tại Nam Định như: “Lịch sử Đảng bộ tỉnh Nam Định

1930-1975” (Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2001); “Nam Định lịch sử kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ (1954-1954)” (Nxb Chính trị Quốc gia, Hà

Nội, 2001); “Sơ thảo lịch sử Đảng bộ Nam Định (1945-1954)” của Ban nghiên cứu lịch sử Đảng bộ Hà Nam Ninh, 1976; “Sơ thảo tổng kết lịch sử du kích chiến tranh

Trang 6

tỉnh Nam Định” của Tỉnh đội Nam Định xuất bản, 1963; Nam Định lịch sử kháng chiến chông thực dân Pháp và đế quốc Mỹ (1945-1975) (Nxb Quân đội Nhân dân,

Hà Nội, 1999); “Đảng bộ Nam Định lãnh đạo phát triển chiến tranh du kích ở địa

phương (1946-1954)”, Luận văn thạc sĩ Trần Duy Hưng; Và một số cuốn sách lịch

sử các Đảng bộ huyện trong tỉnh Những công trình này có đề cập đến vấn đề xây dựng hậu phương chiến tranh du kích của Đảng bộ tỉnh Nam Định tại địa phương thời kỳ 1946-1954 nhưng với mức độ còn rất hạn chế về cả thời lượng và tính chuyên sâu của vấn đề Tuy nhiên đây là những tài liệu tham khảo có giá trị định hướng và tư liệu quý cho luận văn triển khai nghiên cứu đề tài này

3 Mục đích nghiên cứu

3.1 Mục đích

- Làm sáng tỏ sự lãnh đạo đóng đắn, sáng tạo của Đảng bộ tỉnh Nam Định trong việc lãnh đạo xây dựng hậu phương chiến tranh du kích và đóng góp của tỉnh Nam Định trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp

- Góp phần giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ tỉnh nhà; đúc rút một số bài học lịch sử có giá trị lý luận và thực tiễn trong công cuộc xây dựng, bảo

vệ đất nước hiện nay

3.2 Nhiệm vụ

Để đạt được mục đích trên, luận văn thực hiện các nhiệm vụ cơ bản sau:

- Làm rõ vị trí địa chính trị của tỉnh Nam Định trong thời kỳ chống thực dân Pháp

- Hệ thống hoá các chủ trương của Trung ương Đảng, Liên khu uỷ III và Đảng bộ tỉnh Nam Định về vấn đề xây dựng hậu phương chiến tranh du kích thời

kỳ 1946-1954

- Làm rõ quá trình tổ chức, chỉ đạo, thực hiện việc xây dựng hậu phương chiến tranh du kích thời kỳ 1946 - 1954 tại Nam Định và đóng góp của tỉnh nhà trong cuộc kháng chiến chống Pháp, từ đó đúc rút một số kinh nghiệm

Trang 7

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

- Những chủ trương và quá trình tổ chức chỉ đạo trong việc thực hiện xây dựng hậu phương chiến tranh du kích tại địa phương trong cuộc kháng chiến chống thùc dân Pháp (1946-1954)

- Các phong trào xây dựng hậu phương chiến tranh du kích tại địa phương thời kỳ 1946-1954

4.2 Phạm vi nghiên cứu

- Quá trình lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Nam Định về xây dựng hậu phương chiến tranh du kích trong kháng chiến chống thực dân Pháp

- Thời gian từ 1946-1954

5 Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu

5.1 Nguồn tài liệu

Các văn kiện của Trung ương Đảng, Liên khu uỷ III, các văn kiện của Tỉnh

uỷ Nam Định trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp; Tài liệu đã xuất bản của cơ quan nghiên cứu ở Trung ương và địa phương có liên quan; Các tài liệu lưu trữ của Tỉnh uỷ và Uỷ ban Nhân dân Tỉnh bao gồm các báo cáo hàng năm của các cấp bộ Đảng, chính quyền và cơ quan quân sự ở Nam Định; Hồi ký các bác lão thành cách mạng

5.2 Các phương pháp nghiên cứu

Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng về chiến tranh, luận văn sử dụng các phương pháp: lịch sử, lôgic, phân tích, tổng hợp, so sánh và các phương pháp khác Đặc biệt, là phương pháp khảo sát thực tế các địa phương trong địa bàn tỉnh

6 Bố cục của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, luận văn gồm 3 chương, 6 tiết

Trang 8

Chương 1 Đảng bộ tỉnh Nam Định lãnh đạo xây dựng hậu phương chiến tranh du kích thời kỳ đầu kháng chiến chống thực dân Pháp (12/1946 - 12/1950)

Chương 2 Đảng bộ tỉnh Nam Định lãnh đạo củng cố và mở rộng khu du kích, căn cứ du kích, chủ động tiến công địch giải phóng quê hương (1/1951 - 7/1954)

Chương 3 Đóng góp của tỉnh Nam Định trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và một số bài học kinh nghiệm

Trang 9

CHƯƠNG 1 ĐẢNG BỘ NAM ĐỊNH LÃNH ĐẠO XÂY DỰNG HẬU PHƯƠNG CHIẾN TRANH DU KÍCH THỜI KỲ ĐẦU KHÁNG CHIẾN

CHỐNG THỰC DÂN PHÁP (1946-1950) 1.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và truyền thống cách mạng của tỉnh Nam Định khi bước vào cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp

Thành Nam bắt đầu được xây dựng vào năm 1804, trên cơ sở vùng kho lương Vị Hoàng trước đây Thành có sông Đào chảy qua rất thuận lợi thông thương trong nam ngoài bắc và cả với nước ngoài, cho nên thành Nam dần dần trở thành một cảng sầm uất vào bậc nhất ở miền duyên hải Bắc Bộ (lúc đó chưa có cảng Hải Phòng), và trở thành vị trí chiến lược quan trọng về kinh tế, quốc phòng và yết hầu của thành Hà Nội Vì vậy, khi thực dân Pháp nuôi âm mưu chiếm đóng nước ta, chúng đã nhận định: “chiếm được thành Hà Nội và thành Nam Định tức là chiếm được Bắc Kỳ”

Nam Định là vùng đất nằm giữa hạ lưu hai con sông lớn của đồng bằng Bắc Bộ: sông Hồng và sông Đáy Sông Hồng chảy vào Nam Định từ xã Mỹ Trung, huyện Mỹ Lộc qua thành phố Nam Định và các huyện Nam Trực, Trực Ninh, Xuân Trường, Giao Thuỷ rồi đổ ra biển Đông ở cửa Ba Lạt, tạo thành địa giới tự nhiên phía đông bắc giữa Nam Định với tỉnh Thái Bình Sông Đáy chảy vào địa phận Nam Định từ xã Yên Phương, huyện ý Yên qua huyện Nghĩa Hưng rồi đổ ra biển ở cửa Đáy, trở thành địa giới tự nhiên giữa Nam Định với Ninh Bình Trong lịch sử chiến tranh hai con sông này có vai trò rất quan trọng Mặt sông Hồng rộng từ 800-1000m, nhiều quãng quanh co, gấp khúc, bên lở bên bồi, có chỗ sâu tới 40m Kẻ địch đã lợi dụng độ sâu và chiều rộng của con sông này để cơ động tàu thuyền, chuyển vận lực lượng và phương tiện chiến tranh từ biển vào sâu trong nội địa thành phố Nam Định So với sông Hồng, sông Đáy có dòng chảy hẹp, khối lượng

và lưu tốc nhỏ hơn nhưng rất thuận tiện cho tàu chiến hạng vừa đi lại dễ dàng Vì vậy, địch đã sử dụng sông Đáy làm đường cơ động đột kích ra vùng tự do của địa

Trang 10

phương ở ý Yên Tuy nhiên, sông Đáy cùng với đường số 1 tạo thành phòng tuyến quan trọng khi có chiến tranh, có tác dụng bảo vệ Nam Định Hơn nữa, về mùa cạn

độ sâu của các dòng sông thấp, lòng sông có nhiều doi đất ngầm, mặt sông hẹp, khiến cho tàu thuyền lớn khó đi lại, không dễ áp mạn vào bờ và khả năng cơ động giảm Trong điều kiện chiến tranh, khi bị chặn đánh bất ngờ ngay giữa mặt sông, tàu chiến ca nô địch sẽ trở thành những mục tiêu đồ sộ chậm chạp, lộ liễu, dễ bị tiêu diệt Ngoài hai con sông lớn, trong tỉnh còn có những chi lưu của sông Hồng chảy qua sông Đáy hoặc đổ ra biển như sông Ninh Cơ đổ ra cửa Lác (thường gọi là Gót Chàng), sông Sò (còn gọi là sông Ngô Đồng) đổ ra cửa Hà Lạn Chế độ nước của sông ngòi ở đây có hai mùa rõ rệt, lưu lượng và mực nước chênh nhau khá lớn giữa các mùa Do nhu cầu sản xuất, các thế hệ nối tiếp nhau của cư dân đồng bằng nói chung, Nam Định nói riêng đã xây dựng nên hệ thống thuỷ nông với nhiều kênh mương dẫn thuỷ nhập điền dày đặc Đặc biệt, nhân dân đã xây dựng được hệ thống đê ngăn nước Đê không chỉ ngăn lũ của các dòng sông mà còn nhằm ngăn chặn sự xâm lấn của nước biển và phục vụ cho mục đích lấn biển, mở mang diện tích cư trú và canh tác Những con đê chạy dọc theo hai bờ sông với các bãi cỏ xanh rờn là hình ảnh thân thuộc gắn bó với mỗi người dân Con đê gắn liền với nhiều mặt hoạt động của nông thôn, gắn liền với cuộc sống lao động sản xuất và với vận mạng của mỗi con người, mỗi gia đình, mỗi làng xóm nơi đây

Tuy nằm ở khu vực đồng bằng châu thổ, song khu phía bắc và tây bắc của tỉnh còn nhiều núi, đồi đất đá xen lẫn như Bảo Đài, Ngô Xá (còn gọi là Thương Sơn, Mai Sơn – ý Yên), Côi Sơn (còn gọi là núi Gôi), Non Côi, Hổ Sơn, Kim Bảng nay là Kim Thái, Trang Nghiêm tức núi Ngăm (Vụ Bản) Phần lớn những đồi này thường kề cận những dòng sông nhỏ chảy quanh tạo ra cảnh trí đẹp, hữu tình Non Côi - sông Vị là những danh thắng của Nam Định mà cả nước nhiều người biết đến

Về mặt quân sự, nếu chiếm giữ được những điểm cao, có thể khái quát khống chế được vùng rộng lớn, Vì vậy, khi thực dân Pháp chiếm Nam Định, chúng đã đóng

Trang 11

bốt trên các điểm cao đặt pháo tầm xa để chi viện cho các vùng cách xa từ 2 đến 30

km Tuy nhiên, nếu các vị trí ngoại vi bị tiêu diệt, thế trận chiến tranh nhân dân phát triển thì các cao điểm còn lại của chúng dễ bị cô lập, đường tiếp tế bị cắt đứt, tạo điều kiện cho các đơn vị chủ lực cơ động đến tiêu diệt hoặc bộ đội địa phương

và dân quân du kích bao vây, bức rút, bức hàng

Địa hình Nam Định chia làm hai vùng tự nhiên Phía bắc là vùng bị bào mòn, bồi tụ phù sa cổ, đất thấp, có những dải võng tạo thành địa hình ô trũng (ý Yên, Vụ Bản, Mỹ Lộc) Do nằm sâu trong đất liền ở những huyện trên vẫn còn những lòng chảo trũng, do biển lùi nhanh, các núi đồi chung quanh và đê điều che chắn kín sóng, nước phù sa ít có dịp tràn vào cho nên những vùng đất này bị ngập úng triền miên, về mùa nước có chỗ sâu tới 2m, nhiều vùng quanh năm phải đi đò Những lúc đó, làng mạc thưa thớt nổi lên giữa đồng nước trắng trông như những cù lao

Do vậy, hoạt động của địch bị hạn chế tạo thêm thuận lợi cho ta có thời gian chuẩn

bị lực lượng ở phía nam tỉnh, kiến tạo địa hình khác với phía bắc, đất đai ở đây đều

do phù sa sông Hồng và sông Đáy bồi đắp, hàng năm thường lấn ra biển hàng chục mét Đất vùng này tương đối bằng phẳng, màu mỡ

Hệ thống giao thông của Nam Định tương đối đa dạng và thuận lợi Đường

bộ dài 6.898 km, bao gồm: Các quốc lộ 21, 10; các tỉnh lộ 12, 57, 55 và đường liên huyện 56; 42 km đường sắt chạy qua, từ ga Bình Lục về Nam Định qua Trình Xuyên, Gôi, Cát Đằng đi Ninh Bình; 345 km đường sông, trong đó sông Hồng và sông Đáy là hai con sông có vai trò quan trọng cả về kinh tế và quân sự đối với Nam Định Ngoài ra, Nam Định còn có 72 km đường biển từ cửa Ba Lạt đến cửa Đáy Đây là vùng có tiềm năng kinh tế, là một trong những cửa ngõ của quốc gia, một phần phên dậu của đất nước và là vị trí tiền tiêu, khu vực biên phòng bờ biển của địa phương

Nam Định là tỉnh đông dân Cuối năm 1945, dân số Nam Định hơn 80 vạn người Trải qua biến thiên của lịch sử, vùng đất này ngày càng hướng về phía đông

Trang 12

– đông nam do phù sa bồi đắp và biển lùi ra xa, do đó, có sức hấp dẫn mạnh mẽ đối với người tứ xứ: xứ Bắc (Hà Bắc), xứ Đông (Hải Dương), xứ Đoài (Hà Tây), xứ Thanh (Thanh Hoá) Họ mang theo cả những tập quán sản xuất thành thục, những truyền thống văn hoá lâu đời đến vùng này và nhanh chóng hoà nhập với sự phát triển chung của nền văn minh sông Hồng Đồng thời, cũng chung đúc hình thành nên cốt cách riêng của địa phương Đến nay, ở Nam Định có trên 50 dòng họ, chiếm 80% số họ của cả nước, cư dân hầu hết là người Kinh Tuy vậy, trong lịch

sử, đất Nam Định đã có người Mường sinh sống, sau đó cũng có một số ít người của các dân tộc khác đến cư trú, như thời Bắc thuộc có người Hán mà di tích là những ngôi mộ Hán cổ đã được khai quật Trước năm 1945, thành phố Nam Định còn có Hoa kiều, Pháp kiều và ấn kiều làm ăn sinh sống

Người dân Nam Định sống bằng nghề nông là chủ yếu nên làng xã là điểm quần cư của họ Những làng xóm nhỏ, rải rác giữa đồng lúa nước mênh mông và được bao bọc bởi luỹ tre xanh tốt, dày đặc Cũng có một số nơi, làng mạc gần kề liên tiếp nhau thuận tiện cho việc xây dựng cấu trúc trận địa liên hoàn và rào làng kháng chiến Khi toàn dân được giác ngộ và tổ chức, làng xóm đã trở thành những căn cứ chiến đấu, bố trí lực lượng tại chỗ và huy động sức người, sức của cho kháng chiến

Về tôn giáo và tín ngưỡng, người Nam Định rất coi trọng việc thờ cúng tổ tiên: ông bà, cha mẹ, các anh hùng dân tộc, những người tài cao học rộng, những ông tổ nghề nghiệp, những vị thần có công với nước Những ngày giỗ, lễ, tết đều được tổ chức long trọng và trang nghiêm Hai nơi có lễ hội lớn là hội đền Trần ở Tức Mặc, Bảo Lộc (Mỹ Phúc) thờ Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn (tháng 8)

và hội Phủ Giầy (Kim Thái - Vụ Bản) thờ mẫu Liễu Hạnh (tháng 3), đã thu hút rất đông khách thập phương về chiêm ngưỡng, lễ bái Hầu như làng xã nào của Nam Định cũng có ngôi đình, đền, miếu, phủ, từ đường để suy tôn, tưởng nhớ những người có nhiều công đức

Trang 13

Ngoài tín ngưỡng, có ba tôn giáo phát triển ở Nam Định: đạo Phật, đạo Thiên chúa giáo và Tin Lành

Đạo Phật xuất hiện ở Nam Định rất sớm, cách đây khoảng hơn 2.000 năm, thịnh hành nhất vào thời Lý - Trần Hiện nay, Nam Định có 752 ngôi chùa thờ phật, tiêu biểu là Tháp Phổ Minh (xã Lộc Vượng) và chùa Tháp Cổ Lễ (huyện Trực Ninh), vừa là trung tâm đạo Phật, vừa là nét đẹp văn hoá dân tộc

Đạo Thiên chúa du nhập vào Nam Định sớm nhất cả nước (1553) Đến thời thuộc Pháp, đạo Thiên Chúa được khuyến khích phát triển và Nam Định cùng với Phát Diệm trở thành trung tâm Thiên chúa giáo lớn nhất Đông Dương Đồng bào theo đạo Thiên Chúa chiếm trên 20% dân số toàn tỉnh, tập trung đông các huyện ven biển (Nghĩa Hưng, Giao Thuỷ, Hải Hậu) Hiện nay, toàn tỉnh có 139 nhà thờ

xứ, 506 nhà thờ họ, 36 nhà nguyện, 17 cơ sở, 5 dòng tu Vào Việt Nam cùng với chủ nghĩa thực dân, Thiên Chúa giáo đã bị các thế lực đế quốc lợi dụng biến một bộ phận thành công cụ phục vụ cho âm mưu xâm lược của chúng Đa số giáo dân là nông dân lao động chất phác, cần cù bị thực dân phong kiến áp bức bóc lột nên đều

có tinh thần yêu nước thương nòi, căm ghét đế quốc phong kiến

Sau đạo Phật, đạo Thiên Chúa, ở Nam Định còn có khoảng 0,3% dân số theo đạo Tin Lành với một số nhà thờ

Nam Định vẫn là vùng nông nghiệp đầy tiềm năng phát triển, là một trong những vựa lúa của đồng bằng Bắc Bộ Những sản phẩm nổi tiếng đã được tạo nên ở đây như gạo tám xoan Nghĩa Hưng, Hải Hậu, Xuân Trường, Giao Thuỷ, Trực Ninh, khoai lim chợ Chùa – Nam Giang, làng hoa Vị Khê và trong chăn nuôi cũng

có nhiều con vật qúy như lợn ỷ Nam An, Lạc Đạo, gà Vân Đồn (Nam Trực)

Bên cạnh nghề trồng trọt, chăn nuôi và khai thác hải sản biển, người dân Nam Định còn nổi tiếng với các nghề thủ công truyền thống như: dệt lụa, dệt chiếu, nghề rèn, nghề mộc, đục đá, đóng thuyền

Trang 14

Với chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp, một số xí nghiệp của

tư bản Pháp được xây dựng trên địa bàn thành phố Nam Định Nhưng hầu hết đó là

xí nghiệp sản xuất dịch vụ như xí nghiệp sợi, tơ, nước, máy chai, máy rượu trong

đó nhà máy dệt có quy mô lớn nhất Nhà máy dệt Nam Định có các xưởng sợi, dệt, nhuộm, cơ khí, năm 1939 có tới 14.000 công nhân Nhìn chung, đó là nền công nghiệp non yếu được xây dựng nhằm phục vụ cho chính sách khai thác, bóc lột của thực dân Pháp Sự ra đời của các xí nghiệp đã thu hút tầng lớp nông dân bị bần cùng hoá từ nông thôn tới các đô thị, hình thành một giai cấp mới ở Nam Định là giai cấp công nhân

Để hỗ trợ cho sự bóc lột và củng cố nền thống trị, thực dân Pháp khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho đạo Thiên Chúa phát triển Chúng đã dùng thần quyền, giáo lý để mê hoặc khống chế con chiên từng bước một Đến đầu thế

kỷ XX, toàn tỉnh có tới 700 nhà thờ xứ và họ lẻ, trong đó có toà Giám mục Bùi Chu – trung tâm công giáo lớn ở Bắc Kỳ và Trung Kỳ Toà Giám mục này có vai trò điều hành giáo hội sáu huyện phía nam của tỉnh Ngoài ra còn có một Chủng viện thường xuyên đào tạo 500 chủng sinh nhà thờ, đền thánh Phú Nhai được xây dựng với quy mô lớn nhất Đông Dương

Cùng với rượu cồn và thuốc phiện, thực dân Pháp còn tạo điều kiện để thanh niên đi vào con đường ăn chơi sa đoạ, cho phép nhà thổ và cô đầu công khai hoạt động ở thành phố, thị trấn, huyện lỵ Chỉ tính riêng ở thành phố Nam Định đã có 70 điểm nhà thờ và cô đầu

Trong khi cố duy trì những hủ tục phong kiến, truyền bá nọc độc của chủ nghĩa tư bản, thực dân Pháp lại thực hiện chính sách “ngu dân” để dễ bề cai trị, kìm hãm sự phát triển dân trí, xã hội của ta Tới năm 1920, cả một vùng phía nam đồng bằng Bắc Bộ, chúng mới mở trường Pháp - Việt đầu tiên là trường Thành Chung tại thành phố Nam Định với mục đích là đào tạo một số ít công chức phục vụ cho bộ

Trang 15

máy thống trị Cho tới năm 1933, ở Nam Định cứ 100 người dân mới có một người được đi học, hơn 90% dân số là mù chữ

Những năm đầu của thế kỷ XX, công cuộc khai thác thuộc địa của thực dân Pháp đã tác động sâu sắc đến tình hình kinh tế, chính trị, xã hội của cả nước nói chung và Nam Định nói riêng Nông dân Nam Định chiếm gần 90% dân số là hình ảnh điển hình, đặc trưng của người nông dân Bắc Kỳ Họ bị đế quốc, phong kiến áp bức bóc lột nặng nề Ruộng đất, tư liệu sản xuất chủ yếu bị thực dân, địa chủ chiếm đoạt gần hết Nông dân các huyện ý Yên, Vụ Bản, Mỹ Lộc – nơi vùng đồng bào chiêm trũng còn cực khổ hơn, quanh năm trong cảnh sống ngâm da, chết ngâm sương với một vụ chiêm thất bát và đói nghèo bám riết Nông dân theo đạo Thiên Chúa còn bị Nhà chung lợi dụng thần quyền, giáo lý bóc lột thậm tệ Họ sống trong cảnh đói nghèo lay lắt, tha phương cầu thực (ngay từ đầu thế kỷ XX, mỗi năm có hàng ngàn người rời bỏ quê hương đi vào hầm mỏ, công trường, đồn điền cao su hoặc chuyển cư lên các tỉnh Yên Bái, Phú Thọ, Bắc Giang, Thái Nguyên) Vì vậy,

họ căm thù sâu sắc bè lũ thực dân phong kiến, hăng hái dưới sự lãnh đạo của Đảng

bộ, đóng vai trò chủ lực trong đấu tranh cách mạng và trong kháng chiến chống thực dân Pháp

Cùng với quá trình khai thác thuộc địa của thực dân Pháp trên địa bàn Nam Định, đội ngũ công nhân sớm ra đời và ngày càng phát triển Số lượng công nhân trong các ngành công nghiệp, dịch vụ, giao thông, vận tải, xây dựng có khoảng 1,5 vạn người Hầu hết công nhân sống tập trung ở thành phố Nam Định - một trong ba trung tâm công nghiệp lớn ở Bắc Kỳ lúc bấy giờ Tuy số lượng không nhiều nhưng trong môi trường lao động tập trung và kỷ luật lao động công nghiệp, được Đảng cộng sản giáo dục rèn luyện, được tiếp thu những tư tưởng tiên tiến của thời đại, nên giai cấp công nhân có lòng yêu nước sâu sắc, có tinh thần cách mạng triệt để đã nhanh chóng trưởng thành và trở thành giai cấp lãnh đạo cách mạng

Trang 16

Tầng lớp thợ thủ công, tiểu thương, tiểu chủ, dân nghèo thành thị có số lượng khá lớn trên địa bàn tỉnh Nam Định cả ở nông thôn và thành thị Do bị thực dân phong kiến áp bức, bóc lột, sản xuất và đời sống rất bấp bênh, luôn luôn bị đe doạ phá sản cho nên đại đa số tầng lớp này đều căm ghét đế quốc, có tinh thần yêu nước và sẵn sàng đi theo cách mạng

Tầng lớp trí thức, viên chức được chính quyền thực dân phong kiến đào tạo,

sử dụng phục vụ cho chính sách cai trị và khai thác thuộc địa của chúng Họ sống

và làm việc chủ yếu ở thành phố, bị chèn ép nên phần lớn có tinh thần yêu nước, tự tôn dân tộc và mong muốn tự do dân chủ Khi được giác ngộ, giáo dục, nhiều người trong số họ đi theo cách mạng

Giai cấp địa chủ Nam Định chỉ chiếm 2% dân số nhưng chiếm đoạt 20% tổng số ruộng đất Có những tên địa chủ như Vũ Ngọc Hoánh chiếm của nông dân hai huyện Xuân Trường và Giao Thuỷ tới 360 ha và của nông dân Hải Hậu tới 468

ha Nhưng trên thực tế, số đại địa chủ ở Nam Định sở hữu lớn không nhiều, hầu hết chỉ dừng lại ở mức từ 1,8 – 18 ha Chúng là tay sai đắc lực của đế quốc và bóc lột cùng kiệt sức lao động của nông dân Khi bị đế quốc đụng chạm tới quyền lợi và khi phong trào cách mạng lên cao, một số địa chủ nhỏ có thái độ chống Pháp với mức độ khác nhau Song nhìn chung đây là chỗ dựa của đế quốc để áp bức bóc lột nhân dân ta

Tư sản Nam Định hình thành rõ rệt từ sau Đại chiến thế giới lần thứ nhất, tập trung ở thành phố Phần lớn tư sản chuyên kinh doanh thương nghiệp, một số ít đầu

tư vào sản xuất công nghiệp nhẹ, một số tư sản còn kiêm địa chủ Nhiều hiệu buôn được mở ra ở các phố Hàng Thêu, Hàng Khay, Hàng Quỳ, Hàng Giấy, Hàng Thao, Hàng Nâu, Bến Ngự, Văn Miếu, Trường Thi, Cửa Bắc, Năng Tĩnh, Vải Màn, Phố Khách Tư sản Nam Định cho đến những năm 30 của thế kỷ XX số lượng ít, cơ sở kinh tế yếu kém, không có địa vị chính trị; bị tư bản nước ngoài chi phối, chèn ép cho nên họ cũng mâu thuẫn với đế quốc, nhưng về mặt kinh tế vẫn liên hệ với đế

Trang 17

quốc và làm giàu bằng bóc lột giai cấp công nhân Vì vậy, thái độ chính trị của họ cũng mang tính hai mặt: Một mặt chống đế quốc, phong kiến, tán thành độc lập dân tộc và dân chủ tự do Mặt khác, có thái độ lừng chừng Khi phong trào cách mạng lên cao thì ngả theo cách mạng Khi đế quốc mạnh thì dễ thoả hiệp

Tiểu tư sản Nam Định bao gồm nhiều tầng lớp trong thủ công nghiệp, tiểu thương, viên chức, trí thức, học sinh Tầng lớp này ra đời gắn liền với quá trình đô thị hoá thành phố Nam Định Tầng lớp tiểu tư sản đời sống bấp bênh, luôn bị đe doạ về kinh tế Trừ một thiểu số có quan hệ với đế quốc, phần lớn đội ngũ này có trí thức, rất giàu tình cảm cách mạng, căm ghét bọn đế quốc, tay sai, luôn luôn là lực lượng mở đường cho trào lưu tư tưởng cách mạng

Nam Định cũng là nơi đã sản sinh ra nhiều danh nhân nổi tiếng làm rạng rỡ cho non sông đất nước Thời nhà Lý có Dương Không Lộ, Nguyễn Giác Hải ở đất Hải Thanh là những bậc đại thiền sư uyên thâm giáo l‎ ,nổi tiếng về thi ca và là những danh y có tài; có Vương Văn Hiệu là nhà khoa bảng đầu tiên của Nam Định khi tham gia khoa thi thái học sinh của nhà Lýmở năm 1218 Thời nhà Trần có Trần Nhân Tông, Trần Hưng Đạo, Trần Quang Khải là những vị anh hùng không những giỏi chinh chiến mà còn là tác giả của những áng “thiên cổ hùng văn”, uyên thâm Phật học Nguyễn Hiền (Nam Trực), Đào Sư Tích (Cổ Lễ - Trực Ninh) là những vị trạng nguyên trẻ tuổi, tài trí thông minh, uyên bác Thời Lê, Nam Định có hơn hai chục người đỗ tiến sĩ, làm rạng rỡ xứ Sơn Nam, tiêu biểu như Trạng Lường

- Lương Thế Vinh (Liên Bảo- Vụ Bản) Phạm Đạo Phú (Đại An) là người am hiểu nhiều lĩnh vực, ông đã soạn cuốn sách toán học kinh điển Đại thành toán pháp và viết sách lý luận đầu tiên về sân khấu Việt Nam Vũ Tuấn Chiêu (Cổ Ra – Nam Trực) đỗ trạng nguyên khi ông 55 tuổi, nêu một tấm gương sáng về vượt khó, kiên trì học tập Thời Nguyễn, tiến sĩ Khiếu Năng Tĩnh (ý Yên) được cử giữ chức Tế tửu Quốc Tử giám (hiệu trưởng trường đại học duy nhất của cả nước lúc bấy giờ) Nam Định là đất học nên có trường thi được lập ra từ thời Lê Từ năm 1886, cả Bắc Kỳ

Trang 18

còn một trường thi hương ở Nam Định gọi là trường Hà Nam Ngoài ra, còn có trường tư Tam Đăng do hoàng giáp Phạm Văn Nghị chủ trì Có thể coi đây là trung tâm giáo dục lớn ở phía nam đồng bằng Bắc Bộ đương thời thu hút hàng ngàn nho sinh trong và ngoài tỉnh đến học với nhiều tên tuổi lẫy lừng như tam nguyên Trần Bích San, tiến sĩ Vũ Hữu Lợi (Nam Định), tam nguyên Nguyễn Khuyến (Hà Nam), tiến sĩ Tống Duy Tân (Thanh Hoá), phó bảng Lã Xuân Oai, thủ khoa Nguyễn Cao (Bắc Ninh)

Nam Định còn có nhiều làng văn hoá truyền thống, những giáo phường độc đáo, những lễ hội kèm theo diễn xướng, trò chơi dân gian, những sinh hoạt phong phú như hội chùa Keo, Phủ Giầy, đền Trần Những thành tựu văn hoá vật chất, văn hoá tinh thần to lớn, phong phú, độc đáo của Nam Định đã góp phần tạo nên sức mạnh trong đấu tranh với thiên nhiên và với giặc ngoại xâm

Từ những năm đầu Công nguyên, nhân dân Nam Định đã nổi dậy theo Hai

Bà Trưng khởi nghĩa chống lại ách thống trị hà khắc của quân xâm lược Đông Hán, góp phần “Rửa sạch quốc thù” “Nối lại nghiệp xưa họ Hùng” Trải qua các triều đại

Lý, Lê, Trần, Nguyễn, nhân dân Nam Định đã có những đóng góp đáng kể trong sự nghiệp giữ vững nền độc lập cho dân tộc Đặc biệt thế kỷ XIII, hoà trong “ Hào khí Đông A” của dân Đại Việt, tên tuổi của vị anh hùng dân tộc Trần Quốc Tuấn (Mỹ Lộc – Nam Địnhơ) cùng với những địa danh Vạn Kiếp, Bạch Đằng mãi mãi là những nét son chói lọi trong lịch sử dân tộc Tinh thần yêu nước thiết tha, ý chí quật cường, bất khuất của các tầng lớp nhân dân là nguồn mạch nuôi dưỡng, bồi đắp thành những di sản quý giá của quê hương, là những tiền đề quan trọng để nhân dân Nam Định sớm tiếp nhận ngọn đuốc soi đường, ánh sáng của chủ nghĩa Mác – Lênin và phong trào cách mạng theo khuynh hướng vô sản

Sau khi Đảng cộng sản Việt Nam ra đời, dưới sự lãnh đạo đúng đắn, sáng suốt của Đảng, phong trào đấu tranh của nhân dân diễn ra ngày càng mạnh mẽ mà

Trang 19

đỉnh cao là cao trào cách mạng 1930-1931, 1936-1939 và 1939-1941 Có thể nói, đây là ba cuộc diễn tập cho sự thành công của cách mạng tháng Tám

Từ 17-8 – 22-8-1945, toàn bộ chính quyền địch từ tỉnh đến huyện đã sụp đổ hoàn toàn tại Nam Định Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công đã mở ra cho toàn thể dân tộc Việt Nam nói chung và nhân dân Nam Định nói riêng một bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử: đập tan ách thống trị của thực dân, đế quốc trong gần 100 năm và xoá bỏ sự tồn tại của chế độ chuyên chế gần 1000 năm, mở ra kỷ nguyên mới, kỷ nguyên độc lập, tự do nhân dân đứng lên làm chủ vận mệnh mình

Sau cách mạng tháng Tám, nhân dân ta bước vào cuộc đấu tranh bảo vệ và xây dựng chính quyền dân chủ nhân dân Bên cạnh những thuận lợi căn bản là những khó khăn vô cùng to lớn Trước tình hình đó, Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh

đã sáng suốt tài tình đưa nước ta thoát khỏi thế “ngàn cân treo sợi tóc”, sẵn sàng bước vào cuộc chiến đấu lâu dài với Pháp mà ta biết chắc là không thể tránh khỏi

Với dã tâm xâm lược nước ta một lần nữa, thực dân Pháp đã lợi dụng Hiệp định sơ bộ 6-3-1946, tăng quân trái phép và bố trí lực lượng chiếm đóng các vị trí then chốt trên đất nước ta như Hà Nội, Nam Định, Vinh, Huế, Đà Nẵng, đánh chiếm các khu vực cửa ngõ giao thông thuỷ bộ trọng yếu ở miền Bắc như Hải Phòng, Lạng Sơn

Tại Nam Định, đầu tháng 4-1946, quân Tưởng rút về nước, quân Pháp vào thay thế Hơn 800 quân Pháp thuộc binh đoàn thuộc địa số 6 về đóng tại thành phố bao gồm các vị trí: trại Carô, nhà thờ Sanhtôma, Nhà máy sợi, dãy nhà sĩ quan, Nhà máy tơ, Nhà băng, Nhà máy chiếu, Nhà máy rượu Sở chỉ huy của chúng đóng tại nhà của chủ Nhà máy sợi (nay là nhà Bảo tàng truyền thống của Công ty dệt Nam Định)

Theo Chỉ thị của Chủ tịch Hồ Chí Minh (5-11-1946) và Thường vụ Trung ương Đảng (báo Sự thật ngày 29-11 và 4-12-1946), Đảng bộ Nam Định đã động viên nhân dân trong tỉnh khẩn trương chuẩn bị kháng chiến Từ giữa tháng 9 đến

Trang 20

tháng 12-1946, Uỷ ban bảo vệ tỉnh và các đội tự vệ thành phố gồm 700 người và mỗi huyện một đội tự vệ; lập nhiều đội phá bom và đội cảm tử làm công tác phá hoại; tổ chức huấn luyện gấp cho dân quân, tự vệ; tổ chức đào nhiều hầm hố, làm nhiều công sự trong thành phố, chuẩn bị kế hoạch và phương án tác chiến Mạng lưới giao thông liên lạc được tổ chức, đảm bảo sự chỉ đạo nhanh chóng và kịp thời

từ tỉnh đến các huyện Uỷ ban bảo vệ các cấp vận động nhân dân đẩy mạnh tăng gia sản xuất, dự trữ được 20 tấn gạo, 1 tấn lương khô, 1 tấn đường và mật để cho bộ đội, tự vệ chiến đấu Công tác tuyên truyền cũng được chú trọng nhằm làm cho các tầng lớp nhân dân, kể cả Hoa kiều, ấn kiều hiểu rõ tình hình nhiệm vụ mới và đường lối, chính sách của Đảng và Chính phủ trong giai đoạn hiện tại Uỷ ban bảo

vệ tỉnh đã tổ chức cơ sở ấn loát, ra báo và chuẩn bị nhiều truyền đơn, biểu ngữ kêu gọi kháng chiến, củng cố và mở rộng công binh xưởng để sửa chữa vũ khí Các mặt công tác y tế, cứu thương, vận động nhân dân tản cư cũng được chuẩn bị chu đáo Phong trào tự trang bị vũ khí trong nhân dân ngày càng phát triển sâu rộng Dân quân, tự vệ mỗi người đều có một thứ vũ khí thô sơ như kiếm, mã tấu, dao găm, gậy gộc Nhiều huyện tự mua sắm vũ khí trang bị đủ cho một trung đội, có nơi có

cả súng liên thanh Trong các thành phố Nam Định, các ổ tác chiến, các chướng ngại vật được xây dựng Nhiều trục đường giao thông quan trọng như Ngã tư Cửa Đông, Ngã sáu Năng Tĩnh được đắp ụ để ngăn cơ giới địch Nhiều đoạn đường biến thành giao thông hào Các dãy phố được đục tường thông từ nhà nọ sang nhà kia để

bộ đội, tự vệ vận động đánh địch Mọi nhà trong thành phố đều dự trữ gạo, lương khô, cong nước cho bộ đội Các đội cứu thương, tiếp tế được thành lập và huấn luyện rất khẩn trương Ban chỉ đạo tản cư tích cực vận động và tổ chức cho các cụ già, trẻ em đi trước Cả tỉnh hừng hực khí thế chuẩn bị chiến đấu, trở thành phong trào sôi nổi và rầm rộ từ thành phố đến nông thôn, thể hiện quyết tâm chiến đấu cao nhất

Trang 21

Tối 1-5-1946, nhân ngày Quốc tế lao động, thành phố Nam Định tổ chức cuộc rước đuốc Khoảng 5.000 người đã tuần hành qua các phố Khi tới ngã tư cửa Đông (nay là ngã tư Trần Hưng Đạo - Trần Phú) thì lính Pháp đã ném lựu đạn khiêu khích Trước tình hình đó, Tỉnh uỷ đã thông qua phái đoàn của ta trong Ban Liên kiểm Việt – Pháp đấu tranh đòi chúng phải thực hịên những điều đã ký kết; giáo dục quần chúng cảnh giác trước âm mưu khiêu khích của địch

Ngày 17-12-1946, chúng bắn đại bác và súng cối vào phố Hàng Bún giết hại dân thường đồng thời cho máy bay thám thính bầu trời Hà Nội sau đó chiếm trụ sở tài chính và bộ ngoại giao Ngày 18-12, Pháp gửi tối hậu thư buộc chính phủ ta phải giải tán các lực lượng vũ trang và trao quyền kiểm soát Thủ đô cho chúng Trước hành động gây chiến tranh xâm lược đó của thực dân Pháp, đêm 19-12-1946, Trung ương Đảng và Hồ Chí Minh đã phát động nhân dân toàn quốc nhất tề đứng lên tiến hành cuộc kháng chiến bảo vệ độc lập, chủ quyền của dân tộc

1.2 Lãnh đạo chống giặc lấn chiếm bình định, bước đầu xây dựng hậu phương chiến tranh du kích (12-1946 – 12-1950)

1.2.1 Khái niệm về xây dựng hậu phương chiến tranh du kích

Xây dựng hậu phương chiến tranh du kích thực chất là xây dựng hậu phương

tại chỗ Đây là loại hậu phương trực tiếp ở từng địa phương, từng chiến trường đảm bảo kịp thời nhu cầu của tác chiến và phục vụ tác chiến tại địa phương hoặc chiến trường Xây dựng hệ thống hậu phương tại chỗ khắp nơi là yêu cầu có tính chiến lược của chiến tranh nhân dân Việt Nam nhằm khai thác, động viên, phát huy cao độ mọi tiềm lực của từng địa phương, từng chiến trường, bảo đảm cho lực lượng tại chỗ thực hiện bám trụ, đánh địch liên tục, rộng khắp và lâu dài; khắc phục khó khăn về giao thông vận tải trong điều kiện địa thế đất nước dài và hẹp

Vấn đề này bao gồm: xây dựng làng xã chiến đấu, khu du kích, căn cứ du kích và phát triển chiến tranh du kích ngay trong lòng địch để từng bước biến hậu phương của địch thành tiền phương và hậu phương của ta, phá nát hệ thống chiếm

Trang 22

đóng, tạo cơ sở tiến công địch từ trong lòng chúng và khai thác sức người, sức của cho cuộc kháng chiến

Chiến tranh du kích là một phương thức tiến hành chiến tranh của nhân dân

Việt Nam trong kháng chiến chống Pháp và kháng chiến chống Mỹ Nét đặc sắc của chiến tranh du kích Việt Nam là tư tưởng không ngừng tiến công địch và kiên trụ bám, làm chủ làng (bản), xã, phố phường, kết hợp đấu tranh vũ trang với đấu tranh chính trị, kết hợp tiến công quân sự với nổi dậy của quần chúng giành và giữ quyền làm chủ ở cơ sở Chiến tranh du kích luôn gắn bó và phối hợp chặt chẽ với chiến tranh chính quy

Căn cứ du kích là khu vực dân cư được giải phóng nằm trong vùng địch tạm

chiếm và trở thành chỗ dựa của chiến tranh du kích Đặc trưng của căn cứ du kích là: chính quyền của đối phương đã bị lật đổ, lực lượng vũ trang của đối phương đã

bị tiêu diệt, các tổ chức chính trị phản động đã tan rã; chính quyền cách mạng được thành lập công khai quản lý mọi sinh hoạt xã hội, các đoàn thể cách mạng công khai hoạt động Tuy nhiên, căn cứ du kích còn nằm trong vòng vây của địch nên bị chúng uy hiếp, tình hình chưa thật ổn định Căn cứ du kích được củng cố dần trở thành vùng giải phóng

Khu du kích là khu vực dân cư nằm trong vùng địch tạm chiếm, có hoạt động

chiến tranh du kích của lực lượng kháng chiến và thường xuyên diễn ra tranh chấp giằng co với địch để giành quyền làm chủ hoàn toàn

Đặc điểm của khu du kích là: chính quyền cách mạng chưa hình thành hoặc

đã hình thành nhưng hoạt động bí mật hoặc nửa công khai, các lực lượng vũ trang cách mạng chưa đủ sức diệt hết các cứ điểm của đối phương; chính quyền và một

số cứ điểm của đối phương tồn tại nhưng không đủ sức kiểm soát, khống chế nhân dân như cũ, các đơn vị của đối phương không dám tự do để lại, các tổ chức phản cách mạng và gián điệp hoạt động nửa công khai, không đủ sức khống chế nhân dân; nhân dân được cách mạng bảo vệ nhưng chưa thoát khỏi sự uy hiếp của đối

Trang 23

phương vừa lo đóng góp cho cách mạng vừa phải cống nạp một phần cho đối phương So với căn cứ du kích, khu du kích có thể rộng lớn hơn về mặt giới hạn địa nhưng đời sống chính trị xã hội của dân chưa an toàn, ổn định Khu du kích là bước quá độ từ cơ sở chính trị của kháng chiến tiến lên căn cứ du kích

Làng xã chiến đấu, làng xã được xây dựng và chuẩn bị mọi mặt để nhân dân

và lực lượng vũ trang địa phương vừa sinh sống vừa bám trụ đánh địch và đấu tranh chống địch Làng xã chiến đấu được xây dựng vững mạnh toàn diện: tổ chức đảng, chính quyền, các ngành, đoàn thể nhân dân được tổ chức và giáo dục chu đáo; thế trận, công sự, vật cản và các cơ sở vật chất khác được chuẩn bị trước và

trong quá trình chống địch đã phát huy tốt vai trò cơ sở của chiến tranh nhân dân

1.2.2 Đẩy mạnh và kiên trì cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện, bước đầu xây dựng hậu phương chiến tranh du kích (19-12-1946 – 10-1949)

Do Đảng bộ thấm nhuần và vận dụng một cách sinh động đường lối cách mạng bạo lực của Đảng vào hoàn cảnh ở địa phương, nên ngay từ khi thực dân Pháp tiến vào nội thành Nam Định, Ban chỉ huy Mặt trận Nam Định đã xác định rõ quyết tâm chủ động tiến công bao vây quân Pháp trong nội thành nhằm tiêu hao, tiêu diệt sinh lực địch và phương tiện chiến tranh của chúng Vì vậy, đến tháng 3-

1947, ta đã giành được một số thắng lợi nhất định, tạo điều kiện cho địa phương góp phần với cả nước có đủ thời gian và lực lượng bước vào cuộc kháng chiến trường kỳ

Từ tháng 4-1947 – 10-1947, sau khi chiếm được mấy thành phố trống rỗng, địch đang cố làm chủ các thành phố, đường giao thông vận tải, vùng mỏ, miền duyên hải và những cứ điểm ở biên giới Nhưng chúng chỉ kiểm soát được một số thành phố, còn ta vẫn làm chủ ở thôn quê ngay xung quanh những thành phố ấy

Tại Nam Định, quân Pháp đã chiếm đóng thành phố, gồm các vị trí Vườn Chay, chùa Phán Chương, Lò Lợn, trại Carô, nhà thương, nhà thờ Sanhtôma, Nhà máy sợi Đồng thời thực hiện âm mưu mở rộng chiếm đóng theo chiến thuật Vết

Trang 24

dầu loang, từ tháng 4 đến tháng 6-1947, chúng đã đóng thêm một số vị trí ngoài thành phố như Đò Quan, Vạn Diệp (Nam Phong, Nam Trực), Đệ Nhất (Mỹ Trung), Bảo Long (Mỹ Hà), Lê Xá (Mỹ Thịnh) thuộc huyện Mỹ Lộc và Xuân Mai (Bình Lục, Hà Nam) Song song với hoạt động lấn chiếm, mở rộng vành đai thành phố, thực dân Pháp còn tiến hành lập bộ máy cai trị để đàn áp nhân dân Chúng tổ chức những cuộc hành quân cảnh sát đàn áp, khủng bố uy hiếp tinh thần nhân dân, phá

cơ sở, gây tâm lý cầu an, dụ dỗ, thúc ép dân hồi cư và đẩy lực lượng ta ra ngoài Chúng sử dụng bọn phản động trong Giáo hội Thiên chúa cùng bọn cường hào, đảng phái phản động ngóc đầu trở dậy quấy rối ở những huyện tập trung đông giáo dân như Hải Hậu, Nghĩa Hưng, địch xúc tiến lập “Xứ công giáo tự trị” Các thủ đoạn tuyên truyền, xuyên tạc, các hành động chống phá kháng chiến được địch chú

ý sử dụng như bán “tín phiếu chống cộng”, cưỡng bức giáo dân biểu tình chống thuế, thủ tiêu cán bộ, âm mưu lật đổ chính quyền cách mạng

Bước sang năm 1948, thực dân Pháp đứng trước những khó khăn lớn về quân sự Tháng 3-1948, ở Đông Dương, Pháp có 62 tiểu đoàn bộ binh, trong đó có

3 tiểu đoàn dù, 8 tiểu đoàn lê dương, 13 tiểu đoàn Bắc Phi; số tiểu đoàn còn lại phần lớn lính là người bản xứ Vì thiếu quân nên mâu thuẫn giữa tập trung lực lượng để cơ động tác chiến với rải quân bình định chiếm đóng ngày càng bộc lộ và trở thành vấn đề nan giải với Bộ chỉ huy Pháp

Trong bối cảnh khó khăn về quân sự trên chiến trường, giới cầm quyền Pháp buộc phải thay đổi chiến lược từ đánh nhanh thắng nhanh chuyển sang đánh kéo dài, từ dùng quân sự là chủ yếu chuyển sang dùng chiến tranh tổng lực, kết hợp cả quân sự, chính trị và kinh tế, thực hiện chính sách “lấy chiến tranh nuôi chiến tranh, dùng người Việt đánh người Việt”

ở Nam Định, chúng mở nhiều cuộc hành quân càn quét nhỏ nhằm phá cơ sở, cướp bóc của cải, phá hoại kinh tế của ta; ra sức củng cố nguỵ quyền, tăng cường nguỵ quân, mở rộng chiếm đóng theo kiểu vết dầu loang Tháng 4-1948, địch

Trang 25

chiếm đóng vị trí Báo Đáp, Gia Hoà, Vô Hoạn, Thượng Hữu, Quy Phú, Cổ Ra, Giáp Tư (Nam Trực); An Duyên, Lập Thành, Quả Linh, Trung Phu, Trình Xuyên (Vụ Bản) Đến tháng 10-1949, chúng đã chiếm được vùng nông thôn xung quanh thành phố với diện tích gần 200 km2, thiết lập một vành đai từ đường Vàng (Nam Trực) qua Trình Xuyên (Vụ Bản), Lê Xá, Tân Đệ (Mỹ Lộc) nhằm bảo vệ thành phố Nam Định Song song với việc lấn chiếm lập vành đai, địch còn ra sức tuyển mộ nguỵ quân làm lực lượng chiếm đóng, tích cực thực hiện chính sách dùng người Việt trị người Việt, xúc tiến lập tề, dõng để bình định khu vực chiếm đóng

Như vậy, đến tháng 10-1949, tại Nam Định đã chia thành 2 vùng rõ rệt: Vùng tạm bị chiếm bao gồm: Thành phố Nam Định, huyện Mỹ Lộc, một phần huyện Vụ Bản và một phần huyện Nam Trực; các huyện còn lại nằm trong vùng tự

do

Trước tình hình chung của cả nước, Nghị quyết của Hội nghị cán bộ Trung ương (3-4 đến 6-4-1947) đã chỉ rõ chủ trương và chính sách của đoàn thể trong cuộc kháng chiến:

Về chính trị: “ kiên quyết sửa chữa sự nhận định và đối phó khôn khéo với đồng bào Công giáo và quốc dân thiểu số Chống quan niệm chủ quan cho rằng chỉ đảng viên hay “người mặt trận” mới làm được việc”[26;178]

Về quân sự: “Chiến thuật căn bản là du kích vận động chiến, trận địa chiến là chiến thuật bồi bổ giúp cho du kích vận động chiến Du kích vận động chiến phải là cách đánh của toàn dân, không phải của riêng bộ đội”[26;179] và áp dụng chiến thuật tiêu thổ kháng chiến một cách rộng rãi

Về kinh tế: phá kinh tế địch đồng thời “xây dựng kinh tế của ta, vừa kháng chiến vừa kiến quốc và lập nền kinh tế tự túc”[26;181], trong các ngành kinh tế chú trọng nhất là nông nghiệp, thủ công nghiệp rồi mới đến kỹ nghệ, tăng gia sản xuất, rút bớt chi tiêu, giảm nhẹ sự đóng góp cho dân

Trang 26

Về văn hoá: “Động viên tất cả giới trí thức, văn nghệ tham gia kháng chiến dùng các nhà tri thức văn hoá, chuyên môn vào các ngành công tác như quân giới, quân y, giáo dục, tuyên truyền kháng chiến; chú trọng mở mang giáo dục kháng chiến (mở trường chuyên môn về nghề nghiệp, chính trị, quân sự , xúc tiến bình dân học vụ)

Vừa kháng chiến, dân tộc ta vừa dựng nên một nền văn hoá mới, có tính chất hợp với tinh thần dân tộc độc lập, hợp với khoa học, tiến bộ, hợp với tính tình và trình độ của đông đảo quần chúng nhân dân”[26;182]

Ngày 15-1-1948, nửa tháng sau chiến thắng Việt Bắc, Trung ương Đảng triệu tập hội nghị mở rộng Với quyết tâm đẩy cuộc kháng chiến sang giai đoạn mới, Trung ương Đảng chủ trương phải phá tan cuộc tiến công mùa đông của địch

“Phát triển dân quân, phát triển chiến tranh du kích khắp nơi, nhất là trong vùng địch kiểm soát Tập trung đánh vận động tiêu diệt địch, quét những đồn lẻ của địch, bắt địch thu hẹp địa bàn, đột kích những thành phố nhỏ ”[27;24]

Về chính trị, “cần củng cố toàn dân đoàn kết, phá chính sách dùng người Việt hại người Việt của thực dân Pháp, phá mọi chính quyền bù nhìn”[27;23] Ra sức phá hội tề và trừ bọn tay chân của thực dân Pháp ở thôn quê Ra sức tuyên truyền thân binh, lính dõng, làm cho họ từ chỗ mật giao với ta tiến tới chỗ vác súng chạy sang với kháng chiến, dùng súng Pháp bắn Pháp

Về kinh tế, “Trung ương chủ trương phá kinh tế tài chính địch, thực hiện khẩu hiệu tăng gia sản xuất tự cấp, tự túc, cải thiện dân sinh, tịch thu tài sản của bọn phản quốc cấp cho dân nghèo”[27;24]

Hội nghị Trung ương Đảng mở rộng đánh dấu sự phát triển của cuộc kháng chiến sang thời kỳ mới, thời kỳ phát triển mạnh mẽ phong trào chiến tranh du kích rộng khắp cả nước

Để tiện việc chỉ đạo kháng chiến phù hợp với yêu cầu của tình thế mới, ngày 25-1-1948, Chính phủ ra Sắc lệnh số 120-SL, Liên khu III được thành lập bao gồm

Trang 27

12 tỉnh, thành phố vùng đồng bằng dọc hai bên tả ngạn và hữu ngạn sông Hồng trong đó có Nam Định

Ngay sau đó, Liên khu uỷ III ra Nghị quyết (tháng 2-1948) chỉ rõ: “Ra sức phá hoại kế hoạch hè năm 1948, hạn chế địch mở rộng chiếm đóng, tiến sâu vào địch hậu gây dựng cơ sở, phá tề, trừ gian, đánh phá giao thông Đưa cuộc đấu tranh chính trị, kinh tế tiến lên, mở rộng chiến tranh du kích trong lòng địch” [15;165]; còn ở vùng tự do, thực hiện lời dạy “Thi đua ái quốc” của Trung ương Đảng, chủ tịch Hồ Chí Minh về chỉ đạo đẩy mạnh phong trào tăng gia sản xuất, với nhiều bịên pháp như chia lại công điền, vận động giảm tô, vận động giúp nhau sản xuất, sơ tán cất giấu thóc lúa đề phòng địch cướp phá

Thực hiện chủ trương trên, cùng với các địa phương trong cả nước, Nam Định cũng đẩy mạnh và từng bước hoàn chỉnh tổ chức lực lượng dân quân tự vệ, tổ chức xây dựng cơ sở, huấn luyện sử dụng vũ khí, thực hành du kích chiến tranh

Đầu năm 1949, Tỉnh uỷ Nam Định mở hội nghị tổng kết kinh nghiệm công tác vùng địch hậu và đề ra chủ trương xây dựng lực lượng tự vệ, du kích, thực hiện khẩu hiệu: Bám lấy giặc đánh giặc, xây dựng cơ sở, tiến tới đánh vào nội thành giữ vững chính quyền Tháng 3-1949, Hội nghị Tỉnh uỷ mở rộng đề ra chủ trương chuyển hướng mọi mặt theo yêu cầu tích cực cầm cự chuẩn bị tổng phản công Tháng 7-1949, Hội nghị đại biểu toàn Tỉnh mở rộng lần thứ IV đề ra năm nhệm vụ là: “Chú trọng củng cố Đảng hơn là phát triển Đảng; Xây dựng Mặt trận, phát triển phong trào vùng địch tạm chiếm và vùng đồng bào theo đạo, dân chủ hoá và cách mạng hoá bộ máy chính quyền; kiện toàn du kích tập trung, phát triển du kích xã, động viên phong trào thi đua lập thành tích”[11;69]

Thực hiện chủ trương trên ta đã đạt được kết quả như sau:

Trong vùng tạm bị chiếm:

Chiến tranh du kích phát triển đã ngăn chặn một phần hoạt động của địch, ngăn chặn bọn phản động lập tề, lập dõng, lập vị trí

Trang 28

Tiêu biểu là thành tích chiến đấu của đội du kích Mai Mỹ (Thành Mỹ), du kích xã Mỹ Tân (ngoại thành Nam Định) (tháng 10-1947)

Trong nửa đầu năm 1948, dân quân du kích Nam Định đã đánh 306 trận, phối hợp với bộ đội đánh 56 trận, diệt 173 tên, làm bị thương 50 tên Ngoài những hoạt động quấy rối hàng ngày, du kích còn có các trận đánh mìn, phục kích ở Đỗ

Xá (Nam Trực), Trình Xuyên, Tân Cốc (Vụ Bản), Ngã sáu Năng Tĩnh (nội thành Nam Định) Từ tháng 6 đến tháng 12-1948, dân quân du kích đã tổ chức đánh 110 trận, trong đó có 51 lần quấy rối, 21 lần phục kích, 19 trận đột kích, 19 trận diệt trừ

tề gian; phối hợp với bộ đội chủ lực tấn công địch 18 trận

Bước sang năm 1949, những hoạt động du kích như quấy rối, phục kích, đột kích các vị trí địch, đánh địch trên các đường giao thông phát triển mạnh mẽ Đồng thời quân dân ta mở nhiều trận tập kích, kết hợp với công tác vận động binh lính địch, tiêu diệt các vị trí An Thuần (Nam Trực, 2-1949), Đồn Thự (Nam Trực, 6-1949), vị trí Dương A (Nam Trực, 6-1949) phục kích ở Dốc Mai, chợ Viềng (Mỹ Lộc, 20-8-1949) diệt 50 tên, phá huỷ 2 xe tải, thu 1 đại liên, 1 trung liên Đặc biệt, đơn vị Đề Thám (Đội tuyên truyền vũ trang của tỉnh) đã hai lần đánh địch ở nội thành Nam Định, gây ảnh hưởng lớn trong nhân dân thành phố

Đánh giá về phong trào dân quân du kích Nam Định, Bộ tư lệnh Liên khu III

đã nhận xét: “Đặc biệt nhất có tỉnh Nam Định, tuy không có điều kiện đánh xe lửa nhưng đứng về mặt hoạt động, Nam Định được xếp hạng nhì trong Liên khu, đặc biệt chiến thuật quấy rối là chiến thuật sở trường nhất của dân quân du kích Nam Định” [10;266]

Phát huy những thắng lợi về quân sự, ta đẩy mạnh công tác phá tề, trừ gian, diệt chỉ điểm, phục hồi cơ sở trong vùng địch tạm chiếm Nhờ đó, phong trào quần chúng phát triển thuận lợi, chính quyền ngày càng được đề cao trong nhân dân Đầu năm 1948, bộ đội cùng nhân dân vùng bị địch tạm chiếm đã tổ chức 10 cuộc tuyên truyền vũ trang, phá 15 ban tề, tạo điều kiện cho các cơ sở chính trị phục hồi và

Trang 29

phát triển Hội Liên Việt huyện Mỹ Lộc đã vận động được 114 người trong ban tề trở về với Tổ quốc, được Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư khen ngợi

Tại vùng tự do: Ta tranh thủ xây dựng vùng tự do lớn mạnh về mọi mặt khi

thực dân Pháp chưa mở rộng chiếm đóng trên địa bàn toàn tỉnh, chuẩn bị mọi điêu kịên, lực lượng cho cuộc kháng chiến trường kỳ

Về chính trị: Công tác xây dựng Đảng bộ và củng cố chính quyền các cấp

vững mạnh là vấn đề có ý nghĩa sống còn Công tác phát triển Đảng được đẩy mạnh, nhất là đợt phát triển đảng viên “Lớp tháng Tám” theo tinh thần Chỉ thị 21 ngày 29-7-1947 của Trung ương Đảng Đối tượng kết nạp là những người hăng hái, tích cực, trung thực, tán thành chủ nghĩa cộng sản Các Đảng bộ trong toàn tỉnh đã

mở đợt tuyên truyền về mục đích, ý nghĩa của đợt phát triển đảng viên mới, đồng thời đề ra biện pháp, kế hoạch tiến hành cụ thể như tuyên truyền, giới thiệu tiêu chuẩn, thủ tục xét duyệt và kết nạp đảng viên Do đó, trong quý III-1947, toàn tỉnh

đã kết nạp được 333 đảng viên gồm các thành phần (công nhân, nông dân và trí thức cách mạng), làm cho sự lãnh đạo của Đảng ở nông thôn và nhiều ngành thêm vững chắc Tính đến cuối năm 1947, Đảng bộ Nam Định đã có 1.010 đảng viên Trong năm 1948, lực lượng Đảng phát triển khá nhanh, từ 1.010 đảng viên lên 5.304 đảng viên Toàn tỉnh có 206 chi bộ Đảng (165 chi bộ xã) Số lượng uỷ viên các Ban huyện uỷ cũng tăng gần gấp đôi so với năm 1947 Tỉnh uỷ đã mở 7 lớp huấn luyện cho 306 Huyện uỷ viên và cán bộ Việt Minh, 2 lớp cho 103 bí thư chi

bộ và 32 lớp cho 1.186 đảng viên Tính đến hết năm 1949, số lượng đảng viên toàn tỉnh đã lên tới 12.328 đồng chí, gồm phần lớn là công nhân, nông dân, tiểu tư sản

đã được rèn luyện, thử thách trong chiến đấu và sản xuất Đảng bộ đã xây dựng được cơ sở Đảng ở hầu hết các vùng nông thôn, trong các đơn vị bộ đội, trong các

cơ quan, xí nghiệp và cả vùng sau lưng địch Các cơ quan quân, dân, chính đều có đảng viên giữ vai trò chủ chốt

Trang 30

Công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, đào tạo cán bộ được chú trọng Đảng

bộ đã quán triệt sâu sắc các đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng trong cán

bộ, đảng viên và phổ biến rộng rãi cho quần chúng thông suốt; tiến hành cuộc vận động tổng kiểm thảo luận trong toàn Đảng bộ, qua đó giúp cấp uỷ hiểu thêm tình hình tư tưởng, tinh thần ý thức của đảng viên, nâng cao phê bình, tự phê bình Trong năm 1949, Đảng bộ đã có 8.840 đồng chí đi học các lớp huấn luyện

Tỉnh uỷ đã có chủ trương và biện pháp tích cực nhằm dập tắt bạo loạn của các thế lực phản động đội lốt Thiên Chúa giáo Điển hình như cuộc bạo loạn ở Tang Điền, Xuân Hà (Hải Hậu) tháng 9-1947 Ta sử dụng lực lượng vũ trang tuyên truyền, vừa trừng trị những tên đầu sỏ, vừa tuyên truyền giải thích đường lối chính sách của Đảng, vận động quần chúng giáo dân vạch mặt bọn phản động Sau khi các cuộc bạo loạn bị đập tan, tình hình địa phương dần ổn định, phong trào được phục hồi Trên cơ sở đó, ta đã tiến lên phá tề trừ gian Trong năm 1947, ta đã phá được 15 ban tề Công tác địch vận cũng được chú ý đẩy mạnh

Thực hiện Thông tư liên bộ ngày 14-3-1947 và Sắc lệnh của Chủ tịch nước, các tỉnh thuộc khu 2, khu 3 từng bước thực hiện thống nhất Uỷ ban kháng chiến và

Uỷ ban hành chính các cấp thành Uỷ ban kháng chiến kiêm hành chính Cùng với kiện toàn bộ máy lãnh đạo kháng chiến, các đoàn thể quần chúng như thanh niên, phụ nữ, nông dân cũng được củng cố và phát triển Từ tháng 11 đến tháng 1-1948, Tỉnh uỷ Nam Định đã thành lập các ban chuyên môn gồm Ban Tổ chức Tỉnh uỷ (11-1947), Ban Dân vận (12-1947), Ban kiểm soát (tức Ban kiểm tra Tỉnh uỷ, 1-1948), Ban Tuyên huấn (1-1948), Ban Công giáo vận (1-1948) Tỉnh uỷ còn thành lập tám đảng đoàn ở cơ quan chính quyền, Hội đồng nhân dân, Mặt trận Việt Minh, Đảng Dân chủ, Liên hiệp Công đoàn, Liên hiệp Phụ nữ, Đoàn Thanh niên Việt Nam, Hội Liên Việt

Chính quyền dân chủ nhân dân và Mặt trận dân tộc thống nhất ngày càng được củng cố và phát triển trên nền tảng công nông liên minh vững chắc Uy tín

Trang 31

của chính quyền nhân dân và Mặt trận dân tộc thống nhất ngày càng ăn sâu và lan rộng trong quần chúng nhân dân, kể cả trong vùng theo đạo Thiên Chúa và vùng địch tạm chiếm Nhiều xã ở vùng địch hậu cũng đã có cơ sở chính quyền tại khắp các thôn xóm Tháng 10-1949, Ban cán sự Đảng và Uỷ ban kháng chiến hành chính được thành lập và các cơ sở chính quyền tại các khu phố

Về kinh tế: Khi cuộc kháng chiến mới bùng nổ, việc bao vây quân địch trong

thành phố, ngăn cản bước tiến của chúng rất quan trọng vì vậy công tác tiêu thổ kháng chiến được nhân dân thực hiện triệt để Các xã Liên Minh, Liên Phương, Lê Lợi, Bảo Xuyên, Cốc Thành, Thanh Côi (Vụ Bản) phá sập 6 cầu, đánh đổ 70 cột điện, bóc 3.500m đường sắt Trên đường 12, đường 10, cứ cách 50m lại đắp một ụ đất để ngăn cản xe cơ giới của địch Toàn tỉnh đã làm được 9.954 ụ đất, 35.768 hố hoả mai và hố tránh máy bay, 55km giao thông hào

Thực hiện chủ trương phá kinh tế địch, anh chị em công nhân đã bằng mọi cách để phá hoại máy móc, nguyên vật liệu của địch Đặc biệt, công nhân Nhà máy sợi trong dịp hưởng ứng tuần lễ tổng phá tề toàn Liên khu cuối tháng 12-1948 đã phối hợp với lực lượng vũ trang tổ chức phá 76 máy dệt, 500 con suốt, 2 thùng vải (100 tấm), làm gãy 2 trục của 2 công tơ điện , đổ axit vào một công tơ điện

Đi đôi với việc xây dựng nền kinh tế tự cấp, tự túc và khuyến khích hàng nội hoá, công tác bao vây kinh tế địch cũng được đẩy mạnh Trong năm 1949 đã tịch thu 1.134 tấn hàng ngoại hoá các loại, trị giá trên 40 vạn đồng Đông Dương, đảm bảo cho các hàng nội hoá phát triển Về tài chính, ta tích cực vận động nhân dân tiêu tiền Việt Nam bằng cách thu bớt số lượng đồng tiền Đông Dương trên thị trường

Tháng 6-1947, Tỉnh uỷ đã phát động phong trào thi đua sản xuất để ổn định đời sống nhân dân và góp phần nuôi quân đánh giặc Khắp nơi trong tỉnh nông dân hăng hái tăng gia sản xuất và đạt được kết quả khả quan Vụ chiêm năm 1947, tổng diện tích cấy được 238.000 mẫu, thu hoạch 110.000 tấn thóc, hơn vụ chiêm năm

Trang 32

1946 là 5.000 tấn Vụ mùa năm 1947 cũng cấy được 142.000 mẫu, sản lượng thu hoạch đạt khá Việc trồng màu, rau, chăn nuôi lợn, gà tăng nhiều Đặc biệt là sản xuất muối, trong 6 tháng đầu năm 1947 ta đã thu hoạch được 2.543.456 tấn và vận chuyển đi hơn 10 tấn muối, góp phần giải quyết yêu cầu về muối ăn cho nhân dân các nơi thuộc Thái Bình, Bạch Hạc (Việt Trì), Vân Đình, Đồng Quan (Hà Đông), Nho Quan (Ninh Bình)

Việc thực hiện chính sách giảm tô của Đảng tuy có đề ra nhưng do lập trường giai cấp của một số cán bộ, đảng viên còn hữu khuynh, đoàn kết một chiều nên việc chấp hành thiếu triệt để Nhiều địa chủ chưa giảm hoặc giảm chưa đúng thông tư đã quy định (ở Nghĩa Hưng trong số 4.346 mẫu địa chủ phát canh thu tô thì 3.425 mẫu chưa giảm) Chủ trương tản cư, hồi cư để kéo dài đến hết năm 1947

đã ảnh hưởng tới công việc sản xuất và đời sống nhân dân Đến cuối năm, Tỉnh uỷ

có chủ trương uốn nắn sự lệch lạc trên Các điạ phương đã tổ chức cho nhân dân hồi cư kết hợp với việc xây dựng cơ sở vùng địch tạm chiếm Mặt khác, ta đã vận động các huyện vùng tự do đỡ đầu các huyện vùng địch hậu để giúp đỡ giống vốn mau chóng ổn định đời sống cho nhân dân

Ngày 7-1-1949, Chính phủ ra sắc lệnh tịch thu ruộng đất của thực dân Pháp

và Việt gian phản động tạm cấp cho dân cày, định rõ mức tô, địa chủ phải giảm 25% căn cứ vào mức tô trước cách mạng tháng Tám Kỳ giảm tô vụ chiêm năm

1949, toàn tỉnh có 12.530 mẫu ruộng của địa chủ cho cấy tô thì 8.670 mẫu đã giảm đúng 25%; 2.707 mẫu mới giảm từ 15 đến 20% Uỷ ban kháng chiến hành chính tỉnh quyết định giao 3.000 mẫu ruộng đất của Vũ Ngọc Hoánh ở đồn điền Xuân Thuỷ cho nông dân cày cấy Có nơi chi bộ còn lãnh đạo nông dân theo đạo Thiên Chúa đấu tranh buộc Nhà chung phải trả 113 mẫu ruộng đất công chiếm đoạt trái phép chia cho nông dân cày cấy, bỏ chế độ quá điền, không đóng góp nhiều tiền vô

lý Đây là bài học quý báu cho các Khu có đồng bào Công giáo thi hành Ngoài ra, chính quyền còn thực hiện chính sách ưu tiên, ưu đãi cho các gia đình quân nhân,

Trang 33

thương binh, liệt sĩ được hưởng phần ruộng gấp đôi so với người khác Nhờ có chính sách hợp lý đời sống nông dân có những chuyển biến đáng kể

Phong trào tăng gia sản xuất, thực hiện kinh tế tự cấp, tự túc được đẩy mạnh Hai vụ lúa chiêm, mùa năm 1948, bình quân mỗi mẫu thu hoạch 6 tạ/vụ, đưa tổng sản lượng năm 1948 lên 227.000 tấn thóc (năm 1947 là 222.000 tấn) Về hoa màu

và cây công nghiệp cũng cho thu hoạch khá, riêng cây bông phát triển mạnh Năm

1947 có 420 mẫu bông, năm 1948 phát triển lên tới 2.947 mẫu, thu hoạch từ 11 tấn bông năm 1947 lên 150 tấn bông năm 1948 Sản lượng muối tăng nhiều, đồng thời giá muối được nâng từ 35 đồng lên đến 75 đồng một gạt (24 kg) đã đáp ứng yêu cầu lớn cho kháng chiến

Công nghiệp và thủ công nghiệp cũng được đẩy mạnh như nghề kéo sợi, dệt vải, dệt lụa ở Vụ Bản, Hải Hậu, Nghĩa Hưng; nghề làm giấy, thuỷ tinh, thuộc da, đúc gang đồng làm ngòi bút ở ý Yên, Hải Hậu, Trực Ninh đã sản xuất được nhiều mặt hàng đáp ứng yêu cầu về đời sống, sinh hoạt và học tập của quần chúng; phục

vụ cho sản xuất và chiến đấu

Lưu thông buôn bán ở vùng tự do vẫn sầm uất, nhộn nhịp nhất là các chợ lớn

ở Cổ Lễ, Cồn, Đông Biên Các mặt hàng nội hoá chiếm đại bộ phận trên thị trường Phong trào hợp tác hoá cũng phát triển Đến tháng 10-1949, toàn tỉnh đã có 38 tổ chức hợp tác xã về sản xuất, tiêu thụ, tín dụng

Về quân sự: Thực hiện chủ trương của Đảng, tháng 5-1947, tỉnh Nam Định

đã chuyển Uỷ ban dân quân thành Tỉnh đội dân quân và tiến hành tổ chức các huyện đội, xã đội dân quân, chuyên trách xây dựng lực lượng vũ trang và nửa vũ trang địa phương Do đó, các đội du kích tập trung huyện và dân quân du kích xã được tích cực xây dựng Đến cuối năm 1947, lực lượng du kích tập trung đã phát triển được 525 người, xây dựng được hai đại đội thoát ly (C195 Nam Trực, C115

Mỹ Lộc), hai tiểu đội nữ binh Tại sáu huyện phía nam tỉnh, mỗi huyện có một trung đội thường trực khoảng trên dưới 30 người Tỉnh uỷ còn chú trọng chỉ đạo

Trang 34

công tác huấn luyện và trang bị vũ khí cho lực lượng dân quân du kích, phát động phong trào Quân sự hoá toàn dân sâu rộng trong tỉnh

Để bảo vệ hậu phương tại chỗ, Tỉnh uỷ đã chú ý đến xây dựng các lực lượng Các đội dân quân du kích xã vừa tác chiến vừa xây dựng đã lớn lên nhanh chóng,

có kinh nghiệm chiến đấu bảo vệ làng xóm Đến tháng 10-1949, số du kích toàn tỉnh có tới hơn 45.000 người so với năm 1948 tăng gấp hai lần Dân quân du kích

đã góp phần quan trọng vào việc bảo vệ hậu phương như canh gác, phòng gian, giữ

bí mật, xây dựng làng chiến đấu, bảo vệ trật tự trị an và thực hiện nếp sống mới ở địa phương

Phong trào tòng quân giết giặc cứu nước sôi nổi khắp nơi trong tỉnh Số thanh niên ghi tên tòng quân trong năm 1949 lên tới gần 9.000 người Bộ đội địa phương từ 1 đại đội Đề Thám, đến tháng 3-1948 đã xây dựng thêm tiểu đoàn Duyên Hải Cuối năm 1949, tất cả các huyện đã có 20 trung đội Các cơ quan quân

sự như tỉnh đội, huyện đội, xã đội đều được củng cố và kiện toàn, giúp cấp uỷ lãnh đạo công tác quân sự ngày càng đi vào nền nếp

Việc rào làng kháng chiến cũng được tiến hành ở một số địa phương như Đại

An, Phú Hào (Nam Trực); Địch Diệp, Cát Trung (Trực Ninh); Thượng Đồng, An Lạc (ý Yên); Lạc Châu, Hành Thiện (Xuân Trường); Quả Linh, Hào Kiệt (Vụ Bản); Nghĩa Lễ, Quang Sán, Nhân Nhuế, Tiểu Liêm (Thành Mỹ) Nhân dân trong tỉnh còn đào được 3.841 hầm bí mật Đến tháng 10-1949, tại địa phương đã xây dựng được 90 làng chiến đấu với hình thức chủ yếu là rào tre dày đặc, đắp luỹ xung quanh có trạm canh gác các lối ra vào, có hào giao thông và hầm hố chiến đấu, có hầm cất giấu lương thực vũ khí, hầm bí mật Trong đó, nhân dân đã đào 17.180m hào giao thông, 24.263 hố chiến đấu cá nhân, 1.841 hầm bí mật, đắp 9.470 ụ và dựng 249 cổng tre Lực lượng dân quân du kích thường xuyên tuần tra canh gác bảo vệ làng và sẵn sàng đánh địch Làng chiến đấu không chỉ đơn thuần có tác dụng về quân sự mà còn thể hiện sự gắn bó của nhân dân với làng xóm, nơi chôn

Trang 35

rau cắt rốn của họ, nơi mà người dân đã quần tụ thành một khối, lá lành đùm lá rách, tắt lửa tối đèn có nhau, trong mặt trận đoàn kết toàn dân Tổ chức xây dựng làng chiến đấu rộng khắp là thế trận chiến tranh nhân dân, là ý chí, là quyết tâm kháng chiến của toàn dân Liên khu III nói chung, của nhân dân Nam Định nói riêng Nhân dân dựng làng chiến đấu để bám trụ ngay tại quê hương, vừa sản xuất, vừa đánh giặc, chống càn, làm bàn đạp tấn công địch, đấu tranh, chính trị, địch vận

Các làng chiến đấu đã có tác dụng thực sự, ngăn chặn tiêu hao địch, tiêu biểu nhất là làng chiến đấu Liên Minh (Vụ Bản) Nhân dân đã bỏ ra hàng chục ngàn ngày công, góp 17.870 cây tre, gỗ; đào trên 7000 hầm giao thông nổi và ngầm nối liền các thôn Lương Kiệt, Hào Kiệt, Tam Hoà, Đồng Xuyên xây dựng thành một căn cứ vững chắc cạnh đường 10 Toàn xã có 11 trung đội du kích, vừa tích cực làm nòng cốt trong sản xuất, vừa sẵn sàng chiến đấu Là làng chiến đấu và cũng là mục tiêu chủ yếu của các cuộc tấn công càn quét của địch Tiêu biểu là trận ngày 8-2-1949, địch huy động 1.000 quân từ Nam Định kéo theo hầu hết quân ở bốt Trình Xuyên, có máy bay, pháo kích yểm trợ tiến công vào làng hòng triệt phá làng chiến đấu, tiêu diệt lực lượng vũ trang của ta Vì bất ngờ nên bộ đội chủ lực và Đại đội 47 của huyện không về kịp thời để chi viện Song chính quyền, nhân dân và du kích ở đây vừa tổ chức dân tản cư, cất giấu lương thực, thực phẩm, vừa kiên cường, mưu trí đánh địch Sau gần nửa ngày chiến đấu, dân quân xã Liên Minh đã tiêu diệt và làm bị thương hàng chục tên địch, sau đó rút lui an toàn

Về văn hoá, xã hội: Tính đến ngày toàn quốc kháng chiến, toàn tỉnh có 208

lớp học (thành phố có 6 trường, 49 lớp) Khi kháng chiến bùng nổ, một số trường nội thành xung quanh thành phố phải đóng cửa, còn tất cả các trường ở nông thôn vẫn tiếp tục hoạt động Riêng trường trung học Nguyễn Khuyến ở nội thành được phân tán về Trà Lũ Bắc (Xuân Trường) và Thượng Đồng (ý Yên) Giáo dục bình dân học vụ phát triển mạnh và trở thành một phong trào sâu rộng, có 1.170 lớp công cộng; 1.770 lớp học tại nhà, đội ngũ giáo viên đông tới 2.403 người, thu hút

Trang 36

hơn 4 vạn học viên Các giáo viên đã phát huy sáng kiến để khắc phục tình trạng thiếu đồ giảng dạy như lấy vôi, gạch non, đất sét trộn lẫn làm phấn viết Đến tháng 6-1947, tỉnh đã xoá nạn mù chữ cho 71.736 người Nhằm nâng cao chất lượng của phong trào bình dân học vụ, Tỉnh uỷ chỉ đạo mở các lớp huấn luyện và tu nghiệp cho 621 giáo viên và đội ngũ kiểm soát viên của 9 huyện, in 9.000 cuốn Đề phòng Việt gian và 4.000 cuốn 26 điều tâm niệm cho dân và quân để làm sách dạy học trong các lớp bình dân học vụ Phong trào ủng hộ kháng chiến diễn ra rầm rộ Tỉnh

uỷ phát động ủng hộ “Mùa đông binh sĩ” với khẩu hiệu “Mỗi làng hai áo trấn thủ

và hai chăn cho bộ đội”, góp phần động viên các chiến sĩ ngoài mặt trận hăng hái giết giặc lập công Toàn tỉnh đã ủng hộ gần 1.000 chăn và nhiều quần áo cùng 3.00 đồng

Trong những năm 1948-1949, văn hoá, giáo dục cũng đạt được những thành tích đáng kể Phong trào bình dân học vụ tiếp tục phát triển mạnh Đến tháng 10-

1949, toàn tỉnh đã có 250.908 người thoát nạn mù chữ Các huyện ý Yên, Vụ Bản, Hải Hậu đã thanh toán 80% số người mù chữ Nhiều lớp bình dân học vụ cũng được mở ra để tiếp tục nâng cao trình độ cho nhân dân Nền giáo dục phổ thông được chú trọng chỉ đạo, tạo điều kiện phát triển Toàn tỉnh có 341 trường tiểu học với 16.789 học sinh Kỳ thi tốt nghiệp năm học 1948-1949, có 1.824 thí sinh (tăng

so với năm học trước là 781) đã trúng tuyển 1.392 em Ngoài trường Trung học Nguyễn Khuyến đã có thêm sáu trường tư thục: Nguyễn Trường Tộ, Nam Hải (Hải Hậu); Nội Hoàng, Trí Thành, Trung học ý Yên (ý Yên); Quang Trung (Xuân Trường) Đội ngũ giáo viên trung học có 24 giáo viên và số học sinh có 620 em Kỳ thi tốt nghiệp năm học 1948-1949, có 45 thí sinh, trúng tuyển 31 em Đảng bộ còn phát động chống văn hoá nô dịch đồi truỵ của địch trong vùng tạm chiếm và đẩy mạnh cuộc vận động xây dựng đời sống mới ở vùng địch chưa bị kiểm soát Theo

đó, những hủ tục như đồng bóng, bói toán, nghiện ngập được xoá bỏ Lối sống sinh hoạt xa hoa lãng phí trong việc tổ chức đám cưới, đám ma, lễ hội đã giảm hẳn Đặc

Trang 37

biệt, mối quan hệ tình làng nghĩa xóm ngày càng thân thương, đoàn kết, tương trợ lẫn nhau Tất cả đều hướng tới mục tiêu kháng chiến mau thắng lợi và tuyệt đối tin tưởng ở sự lãnh đạo của Đảng và Bác Hồ

Ngành y tế cũng được tăng cường hoạt động khám và chữa bệnh cho nhân dân Năm 1948, tỉnh đã thành lập các ban y tế xã, 8 trạm cứu thương, 30 nhà hộ sinh (đã đỡ cho 2.384 sản phụ) Các huyện đều có phòng phát thuốc, đã phát thuốc cho hàng vạn lượt người bệnh, hàng năm tiêm chủng đậu cho nhân dân Bệnh viện dân y tỉnh đã phân chia làm hai phân viện để tiện phục vụ nhân dân Phân viện ở phía bắc tỉnh gồm 1 bác sĩ, 6 y tá, 6 hộ lý; phân viện ở phía nam tỉnh gồm 1 y sĩ, 10

y tá, 10 hộ lý Năm 1948, bệnh viện đã chữa cho 1.740 người bệnh Ngoài ra, ngành cũng mở nhiều lớp đào tạo cán bộ làm hộ sinh và vệ sinh phòng bệnh cho các cơ sở; tổ chức tuyên truyền vệ sinh phòng bệnh; phát triển hội viên Hội Đồng thập tự

Những kết quả trên đây đã làm cho đời sống kinh tế, văn hoá, xã hội của nhân dân trong tỉnh được cải thiện từng bước trong quá trình kháng chiến và kiến quốc, động viên mọi người hăng hái sản xuất và phục vụ chiến đấu

Về chi viện cho kháng chiến: Phong trào nhân dân và các đoàn thể cứu quốc

xung phong đỡ đầu bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương, dân quân du kích phát triển

đã thu nhiều kết quả Tại Giao Thuỷ, trung bình mỗi xã, nhân dân nhận nuôi từ 3-6

bộ đội Trong sáu tháng năm 1949, nhân dân ý Yên đã ủng hộ bộ đội 41.197 kg thóc Trong vòng ba tháng vận động Hũ gạo nuôi quân, ở Vụ Bản đã có 5.722 hộ tham gia, thu được 12.757 kg gạo ủng hộ chiến sĩ Nhân dân trong tỉnh còn hăng hái đóng góp vào quỹ kháng chiến, từ tháng 7-1948 đến tháng 10-1949 thu được 1.817.336 đồng và tham gia mua công phiếu kháng chiến, với số tiền là 6.287.000 đồng Nhiều người còn xung phong mua công phiếu kháng chiến hạng D (loại 1 vạn đồng)

Trang 38

Như vậy, trong những năm đầu của cuộc kháng chiến (12-1946 – 9-1949), việc phát động một cuộc chiến tranh toàn dân, toàn diện và trường kỳ là một sáng tạo lớn của Đảng ta Thực hiện đường lối, chủ trương đúng đắn và sáng tạo ấy, quân dân tỉnh Nam Định vừa chiến đấu vừa xây dựng, góp phần đánh bại chiến lược đánh nhanh thắng nhanh của thực dân Pháp Đảng bộ, quân và dân Nam Định

đã có những bước tiến vượt bậc Lực lượng kháng chiến ngày càng phát triển và được củng cố Cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện ngày càng được đẩy mạnh Đảng bộ đã nắm vững phương châm chỉ đạo chiến tranh và vận dụng một cách linh hoạt trong điều kiện thực tế ở địa phương ở vùng địch tạm chiếm, chủ trương của Đảng bộ là duy trì, giữ vững cơ sở, phát động nhân dân đấu tranh kinh tế, chính trị với địch, tiến lên diệt tề trừ gian, củng cố chính quyền dân chủ nhân dân, phát động chiến tranh du kích, tiêu hao, tiêu diệt sinh lực địch Tại vùng tự do, Đảng bộ đã lãnh đạo nhân dân xây dựng hậu phương toàn diện và vững chắc, làm hậu thuẫn thúc đẩy kháng chiến tiến lên Đó là cơ sở có tính chất quyết định đối với cuộc kháng chiến lâu dài

1.2.3 Chống địch mở rộng chiếm đóng, phục hồi cơ sở, giữ vững và phát triển hậu phương chiến tranh du kích (10-1949 – 12-1950)

Bước vào Thu Đông năm 1949, Nam Định phải đương đầu với nhiều thử thách, khó khăn đặc biệt là phải liên tiếp đối phó với hàng loạt chiến dịch tiến công lấn chiếm của địch Từ tháng 10-1949 – 12-1949, trong âm mưu mở rộng phạm vi chiếm đóng Nam Định, địch đã chọn 6 huyện phía nam tỉnh: Nam Trực, Trực Ninh, Nghĩa Hưng, Hải Hậu, Xuân Trường, Giao Thuỷ làm điểm đột phá, vì đây là vùng đất phì nhiêu, dân cư đông đúc, lại là vùng có đồng bào theo đạo Thiên chúa nhiều nhất ở miền duyên hải Bắc Bộ thuộc địa phận giáo hội Bùi Chu Công giáo cũng là điểm thực dân Pháp sớm tính đến để lợi dụng chống phá ta

Thực hiện âm mưu này, trung tuần tháng 10, địch đã tập trung ba binh đoàn

cơ động mở cuộc hành quân Antơraxit, thực hiện kế hoạch Rơve Trước tình hình

Trang 39

đó, Liên khu uỷ III họp nhận định: Đây là mục đích to tát của thực dân Pháp Chúng định biến Phát Diệm, Bùi Chu thành một trung tâm chính trị, một vị trí chiến lược quan trọng về quân sự, lập khu công giáo tự trị để chống lại ta Chiếm đóng Phát Diệm, Bùi Chu địch sẽ nắm được nhiều tay sai, đào tạo được nhiều gián điệp, nhiều sĩ quan trung thành và tuyển mộ được nhiều nguỵ binh Tại đây, chúng không những thực hiện âm mưu về quân sự mà mục đích chính, cốt yếu vẫn là mục đích chính trị và kinh tế Chiếm Phát Diệm và Bùi Chu tức là bước vào thời kỳ địch thực hiện triệt để âm mưu “lấy chiến tranh nuôi chiến tranh, dùng người Việt đánh người Việt”

Cuối tháng 12-1949, “tỉnh công giáo tự trị Bùi Chu” cùng với các khu quân

sự của thực dân Pháp được thiết lập Từ đây, các toà giám mục Bùi Chu, Phát Diệm biến thành cơ quan nguỵ quyền khu vực và nhân dân sáu huyện phía nam bước vào thời kỳ “hai năm, bốn tháng” đầy uất hận Chúng tổ chức ra bàn giấy bảo an (cơ quan hành chính) các cấp, đặt dưới quyền của Tổng bộ bảo an và Tổng bộ tự vệ nhà

xứ do linh mục Hoàng Quỳnh làm tổng chỉ huy Lương Huy Hân, một linh mục có nhiều nợ máu với nhân dân phụ trách tuyên giáo mà thực chất là cầm đầu mạng lưới mật thám, gián điệp từ tỉnh đến xã ở các vùng tạm chiếm Nam Định, làm nhiệm vụ chỉ điểm bắn phá, dò bắt cán bộ, gây rối hậu phương ta Tại Nam Định,

“tỉnh công giáo tự trị Bùi Chu” do Phạm Ngọc Chi cầm đầu, quân địch đã dựng lên một hệ thống đồn bốt gồm 92 vị trí lớn nhỏ do 16 sĩ quan Pháp, 222 bảo chính đoàn, 3.526 vệ sĩ nhà xứ chiếm đóng Ngoài ra, còn hàng trăm vị trí khác do vệ sĩ,

tề dõng ở các nhà thờ lẻ chốt giữ Trung bình mỗi họ xứ có một trung đội vũ trang đặt dưới quyền chỉ huy của linh mục Những đơn vị vũ trang này phần lớn là những tên lưu manh, những kẻ cuồng tín bị mê hoặc bởi khẩu hiệu “tử vì đạo” do bọn cầm đầu nhồi sọ và con em địa chủ, cường hào gian ác, dưới sự chỉ huy của những tên cha cố khét tiếng phản động Đi đến đâu chúng cũng thực hiện triệt để chính sách

“giết sạch, phá sạch, đốt sạch” Nhiều thánh đường biến thành phòng tra hỏi những

Trang 40

người yêu nước Các cha cố, linh mục phản động như Hoàng Quỳnh, Vũ Đức Khâm, Lương Huy Hân, Phạm Ngọc Chi trực tiếp tổ chức chỉ huy vây quét bắt

bớ, tra tấn vô cùng dã man những người kháng chiến Chỉ riêng Vũ Đức Khâm ở

xứ Hải Hậu đã giết tới 400 cán bộ, du kích và dân lành

Giặc Pháp và bọn phản động trong giáo hội Thiên Chúa giáo ráo riết thực hiện chính sách “Công giáo hoá” toàn địa phận Bùi Chu Hàng vạn người bị bắt bỏ lương tòng giáo Riêng ở Hải Hậu đã có tới 5.000 hộ Có làng bị ép buộc bỏ lương theo giáo hoàn toàn như Thanh Khiết, Quần Hợi (Giao Thuỷ) Sư nữ chùa Mới (Hải Hậu) bị ép buộc phải bỏ cả áo cà sa khoác áo tu sĩ

Với những thủ đoạn thâm độc, thực dân Pháp và bọn phản động đội lốt Thiên Chúa giáo đã gây cho Đảng bộ nhân dân và lực lượng vũ trang tại địa phương những khó khăn và tổn thất lớn Nhiều nơi cán bộ, đảng viên, chiến sĩ bị bật ra khỏi địa bàn, thậm chí có người chạy dài, gây ảnh hưởng xấu trong quần chúng Phong trào kháng chiến trên địa bàn thiếu người lãnh đạo, thiếu lực lượng làm nòng cốt

Ngày 16-1-1950, địch thọc ra Vụ Bản, đánh Bất Di, núi Gôi; càn quét lập tề

ở Báng Già (Kim Thái), Côi Sơn (Thanh Côi), Phú Thứ (Tam Hào), Hổ Sơn, Đại Lại (Vĩnh Hào) thiết lập vành đai an toàn bảo vệ Gôi, một cao điểm đồng thời là trận địa pháo rất lợi hại Tháng 4-1950, chúng mở cuộc hành quân Đavit đánh chiếm ba huyện phía bắc tỉnh mà tiêu điểm là ý Yên nhằm hình thành hành lang bảo vệ đường 10, nối liền thành phố Nam Định với thị xã Ninh Bình Đến đây, Nam Định nói riêng, Liên khu III nói chung đã bị địch chiếm đóng toàn khu đồng bằng

Liên khu đã đề ra chủ trương:

Về quân sự: Phát triển nhân dân chiến tranh sâu rộng trong toàn liên khu

Về chính trị: “ Giáo dục chủ trương chính sách đối với công giáo cho cán bộ, đảng viên và nhân dân, tăng cường việc vận động giáo dân, mở chiến dịch lương giáo đoàn kết giết giặc ”[29;687], phá nguỵ quân, nguỵ quyền, chống âm mưu lợi

Ngày đăng: 02/07/2016, 10:28

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w