1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quá trình xây dựng Đảng ở Tây Bắc trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp

11 2 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 1,09 MB

Nội dung

Trang 1

QUA TRINH XAY DUNG DANG 0 TAY BAC TRONG THO! KY KHANG CHIEN CHONG THUC DAN PHAP xX” dung Đảng luôn luôn giữ vị trí quan

trọng trong tiến trình phát triển của cách

mạng nước ta Thắng lợi trong kháng chiến chống Pháp ở Tây Bắc (1945-1954) có nguồn

gốc từ sự thắng lợi của quá trình củng cố và xây

dựng Đảng Quá trình củng cố và xây dựng Đảng ở Tây Bắc gắn liền với quá trình phát triển của

cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp qua mỗi giai đoạn 1 Xây dựng Đđng trong giai đoạn "Củng cố và bao vệ chính quyên cách mạng, chuẩn bị kháng chiến lâu dài (11/1945 - 1947)",

Bước vào cuộc kháng chiến chống Pháp,

lực lượng đảng viên, cơ sở Đảng ở Tây Bắc còn rất mỏng Ở Lai Châu, chưa hề có đảng viên

Chính vì vậy, Lai Châu - một tỉnh rộng nhất đã không giành được chính quyền trong Cách mạng

tháng Tám(1) Ở Sơn La, cuối tháng 9 năm 1945

mới có 2 đảng viên Nhờ sự chỉ đạo của Xứ uỷ,

những đảng viên ưu tú nhất của Đảng được cử về

Sơn La để tổ chức giành chính quyền Ngày 26

tháng 8 nam 1945, khoi nghĩa giành chính quyên

ở Sơn La đã toàn thắng Song, do lực lượng đẳng viên còn quá mỏng, trình độ giác ngộ của nhân dân còn hạn chế, quân Tưởng đã tràn vào chiếm hết tỉnh ly, sau đó toàn tỉnh Sơn La bị Pháp

* TS Viện Sử học

NGUYEN NGOC MAO *

chiếm đóng Ở Lào Cai, do chưa có lực lượng đảng viên và hầu như chưa có cơ sở cách mạng

do Đảng ta lãnh đạo nên không tiến hành khởi

nghĩa giành chính quyền trong Cách mạng tháng Tám Và Lào Cai cũng như nhiều địa phương khác, bị quân Tưởng câu kết với Việt Nam Quốc dân Đảng, sau đó là quân Pháp chiếm giữ Riêng ở Yên Bái, trước Cách mạng tháng Tám, việc

xây dựng và phát triển tổ chức Đảng đã được tiến

hành Ngày 7 tháng 5 năm 1945, chi bộ cộng sản

đầu tiên ở Yên Bái được thành lập Ngày 30 tháng 6 năm 1945, Ban cán sự Đảng liên tỉnh

Yên Bái - Phú Thọ ra đời và lãnh đạo thành công khởi nghĩa giành chính quyền trong Cách mạng tháng Tám Tuy nhiên, việc củng cố, xây dựng

các tổ chức Đẳng ở Yên Bái vẫn chưa thể đáp

ứng được những nhiệm vụ của cuộc kháng chiến lúc đó Khi quân Tưởng, bọn Việt Nam Quốc dân

đẳng, sau đó quân Pháp kéo vào chiếm đóng Yên

Bái, toàn bộ cơ quan của Đảng, chính quyền phải

chuyển sang bên hữu ngạn sông Hồng để bảo

toàn lực lượng Đồng thời vào thang 9 nam 1945,

Trung ương Đảng quyết,định giải thể Ban cán sự

Đăng liên tính Yên Bái - Phú Thọ và thành lập

Tỉnh uy Yên Bái

Trước tình hình đó, để có thể hoàn thành

Trang 2

Rghiên cứu Lich sw sé 5.2002

Pháp, vấn đề củng cố, xây dựng Đảng ở Tây Bắc

trở nên bức bách Nhận thức rõ điều này, các cấp

uỷ Đảng ở Tây Bắc luôn luôn đặt lên hàng đầu công tác xây dựng và củng cố Đảng cả về số lượng lẫn chất lượng nhằm đáp ứng những nhiệm

vụ và mục tiêu của cuộc kháng chiến |

Ở Sơn La, trong điều kiện khó khăn của cuộc kháng chiến, khi chưa có tổ chức Đảng, các đảng viên phải sinh hoạt ghép với tổ chức Đảng

của Trung đoàn uỷ Trung đoàn 148, gọi là Trung

đoàn Sơn La để duy trì công tác Đảng một cách

thường kỳ Chỉ sau khi tổ chức kết nạp thêm đẳng viên mới, vào tháng 10 năm 1946, chỉ bộ đầu

tiên của Sơn La mới được thành lập gom 8 dang

viên(2) Đây là hạt nhân lãnh đạo và là tiền thân của Đẳng bộ Sơn La Do nhu cầu công tác xây

dung Dang, Sơn La được tăng cường thêm 2 dang viên, đồng thời Đảng bộ tổ chức kết nạp thêm

một số đồng chí Tuy nhiên, cho đến cuối năm

1947, toàn tỉnh Sơn La chỉ có khoảng trên l0

đảng viên Ở Lai Châu, mặc dù đã có một số đơn vị Tây tiến lên hoạt động tại Tuần Giáo, Quỳnh Nhai, Điện Biên Phủ và một số thanh niên các dân tộc được rèn luyện trong quân đội, sau trở thành cán bộ địa phương, song vẫn chưa hề có đảng viên Đây là một khó khăn lớn cho việc phát động, lãnh đạo nhân dân các dân tộc tiến hành cuộc kháng chiến Tại Yên Bái, việc củng

cố và phát triển các cơ sở Đảng tiếp tục được đẩy mạnh Nhiều quần chúng tích cực trưởng thành

trong các phong trào kháng Nhật và khởi nghĩa tháng Tám trước đây được bồi dưỡng kết nạp vào

Đảng Đến tháng 10 năm 1946, số đảng viên của

tinh lên tới 68 đồng chí sinh hoạt trong 3 chi bộ(3) Chỉ sau hơn l năm, đến tháng 12 năm

I947, số lượng đẳng viên trong toàn tỉnh Yên

Bái đã lên tới 213 đồng chí, sinh hoạt trong L8

chỉ bộ(4) Ở Lào Cai, việc xây dựng các tổ chức Đảng gặp không ít khó khăn Cuối tháng l! năm

1945, Xứ uỷ và Kỳ bộ Việt Minh Bắc Kỳ tiếp

tục cử một đoàn cán bộ lên Lào Cai với nhiệm vụ tranh thủ thời gian xây dựng các cơ sở Đảng để từng bước tổ chức chính quyền cách mạng,

nhưng không thành do hoạt động chống phá điên

cuông của bọn Quốc dân đẳng Cũng như ở nhiều địa phương khác, sau khi Pháp thay thế quân Tưởng, ở Lào Cai, bọn Quốc dân đảng mất chỗ dựa Để lãnh đạo, chỉ đạo và và phát huy sức

mạnh của quần chúng diệt trừ bọn Quốc dân

đảng và chuẩn bị cho cuộc kháng chiến chống

Pháp, việc xây dựng Đẳng ở Lào Cai lại càng trở nên cấp thiết Tháng 9 năm 1946, Ban cán sự Dang tinh Lao Cai duoc thành lập Tiếp đó,

thang | nam 1947, thanh lập Tỉnh uỷ lâm thời Tháng 3 năm 1947, Hội nghị toàn Đảng bộ tỉnh

Lào Cai bâu Ban chấp hành chính thức của Đảng bộ tỉnh gôm 7 đồng chí Dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh, công tác phát triển Đảng ở Lào - Cai được đẩy mạnh Lúc này, hướng phát triển Đảng nhằm vào 3 đối tượng chính: 1) Cán bộ

Việt Minh được cấp trên đưa lên; 2) Lực lượng vũ trang địa phương; 3) Quần chúng ở những nơi

có phong trào cách mạng Đến cuối năm 1947, số lượng đảng viên của tỉnh đã phát triển lên 69 đông chí sinh hoạt trong 8 chi b6(5)

Trong điều kiện trình độ dân trí còn thấp lại bị địch tuyên truyền, lừa gạt bằng mọi biện pháp và thủ đoạn thâm độc, việc giáo dục, bồi

dưỡng năng lực, trình độ và phẩm chất đạo đức

cho đảng viên ở giai đoạn đầu của cuộc kháng chiến được chú trọng Dưới sự chỉ đạo của các Đảng bộ, các chỉ bộ sinh hoạt đều kỳ với tỉnh thần phê bình và tự phê bình nghiêm túc Đẳng

bộ Lào Cai đã mở được một lớp huấn luyện ngắn

ngày theo chương trình thống nhất Đảng bộ Yên

Bái tổ chức cho tất cả các đẳng viên học chương

trình cộng sản sơ giản và thư của Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi các đồng chí Bác Bộ và Trung Bộ Qua đó, các đảng viên nhận thức sâu sắc hơn về nhiệm vụ của mình trước đòi hỏi của cuộc kháng chiến chống Pháp

Trang 3

Quá trình xây dựng Đảng ở Tây Bắc trong thời ky 25

La bị địch chiếm đóng, Tỉnh uỷ đưa một số cán

bộ và quần chúng trung kiên tin cậy ra nắm chính

quyền dich dé che chở cho các cơ sở Đảng hoạt

động có hiệu quả Đồng thời, để bảo toàn lực lượng của Đảng, toàn bộ cơ quan của Tỉnh uy

tạm rút sang Mai Đà tỉnh Hoà Bình Nhưng ngay

sau đó, những đảng viên ưu tú nhất của Đảng lại trở vê Sơn La, xuống các cơ sở bắt liên lạc với

anh em cắm chốt trước đây để lãnh đạo phong trào Ở Yên Bái, Tỉnh uỷ chú trọng ngay đến việc

thành lập hệ thống tổ chức Đảng từ tỉnh xuống

các huyện, mà cụ thể là lập các Ban huyện uỷ

Ban cán sự Đảng Trấn Yên được thành lập sớm nhất (Bí danh B52) Tiếp đó vào cuối năm 1946 và 1947, các Huyện uỷ Yên Bình (lúc này thuộc Đảng bộ Tuyên Quang), Huyện uỷ Trấn Yên,

Huyện uỷ Lục Yên, Huyện uỷ Văn Chấn và

Huyện uỷ Văn Bàn được thành lập Ở Lào Cai, Ban cán sự Đảng tỉnh đã đề ra chủ trương tranh

thủ, thuyết phục các thổ ty, vận động họ đưa

quân cùng ta đánh bọn Quốc dân đảng

Như vậy, ở giai đoạn đầu này, các tổ chức

Dang da từng bước được hình thành ở khu Tây

Bắc (trừ Lai Châu) với số lượng hơn 300 đảng

viên sinh hoạt trong 28 chị bộ Tuy số lượng đảng viên còn quá ít, song các Đảng bộ ở Tây

Bắc đã lãnh đạo nhân dân và các dân tộc vượt

qua mọi khó khăn, gian khổ, thực hiện tốt những

nhiệm vụ quan trọng trong thời kỳ giữ và củng cố chính quyền Ở Sơn La, hệ thống chính quyền bước đầu dần dần được hình thành, các Hội cứu quốc trước đây được thành lập lại Các cơ quan

của tỉnh và châu được mở rộng địa bàn hoạt

động Các Khu căn cứ kháng chiến được thành lập với phạm vi hoạt động tương đối rộng Phong

trào phát triển tới đâu, Đẳng chỉ đạo phá chính

quyền địch và lập chính quyền nhân dân tới đó, thuyết phục, lôi kéo số có thái độ lừng khừng Về kinh tế, Đẳng chỉ đạo nhân dân không nộp

lương thực, thực phẩm cho địch, bảo vệ mùa

màng, cất dấu lương thực vào lũng lán, mặt khác, đưa người của của ta ra làm phìa, tạo "nguy trang" để nấm kế hoạch, biết phương cách đối

phó với địch Ở Yên Bái, hệ thống chính quyền các cấp được hình thành từng bước Các lớp bồi

dưỡng nghiệp vụ cho các uỷ viên Uyÿ ban hành chính kháng chiến huyện và xã được mở Các Uỷ ban liên xã được chỉnh đốn lại Những nhiệm vụ như: phát triển kinh tế, ổn định đời sống nhân dân, xoá nạn mù chữ, mở rộng khối đại đoàn kết

dân tộc, xây dựng lực lượng quân sự Ở Yên Bái

triển khai tốt Ở Lào Cai, Đảng đã đủ khả năng

lãnh đạo Uỷ ban quân quản hoàn thành nhiệm

vụ lịch sử quét sạch tàn quân Quốc dân đảng,

đảm bảo trật tự an ninh, giải quyết các tệ nạn xã

hội Tháng 3 năm 1947, khi tình hình đã ổn định,

Lào Cai tổ chức các Uý ban kháng chiến và Uỷ

ban hành chính các cấp từ tỉnh đến xã thay cho

chính quyền quân quản thành lập từ sau ngày giải

phóng Trong các Uỷ ban trên đây, đã đưa một

số thổ ty và nhân sĩ tham gia Nhưng ở những vị

trí quan trọng như quốc phòng, an ninh, ngoại

thương đều do các uỷ viên là cán bộ đảng viên

nắm giữ i

2.x ây dựng Đảng trong giai đoạn ''Xáy

dựng lực lượng, xây dựng căn cứ địa, phát

triển chiến tranh du kích, tiến công đây lùi

dich (1948-1950)

Sau thất bai nang né ở Việt Bắc thu đông năm 1947, thực dân Pháp buộc phải thay đổi chiến lược, chuyển sang đánh kéo dài, thực hiện

chính sách chia rẽ dân tộc "dùng người Việt đánh

người Việt" Trên địa bàn Tây Bắc, chúng thành lập Khu độc lập Tây Bắc gồm I0 phân khu, lập

nên cái gọi là "Xứ Thái tự trị", "Xứ Nùng tu tri"

để dễ bề cai trị

Trang 4

26 RNghién ciru Lịch sử số 5.3008

Trong quá trình xây dựng hậu phương, xây

dựng căn cứ địa Tây Bắc, công tác xây dựng Đảng đóng một vai trò rất quan trọng

Tại Sơn La, hướng phát triển Đảng nhằm

vào cán bộ địa phương, quần chúng trung kiên,

dân quân du kích, các uỷ viên Uỷ ban kháng

chiến hành chính, công an, giáo viên Năm 1949,

toàn Đảng bộ Sơn La đã có khoảng 200 đảng

viên, sinh hoạt trong 15 chị bộ cơ sở ở nhiều xã thuộc các châu: Mộc Châu, Yên Châu, Mai Sơn,

Phù Yên, Mường La(6) Các chi bộ ghép đã đủ

điều kiện tách thành chi bộ độc lập, chi bộ đã có

Ban chỉ uỷ Ở Lai Châu, nếu như giai đoạn trước, chưa hề có đẳng viên và cơ sở Đảng, sang giai

đoạn này, hệ thống các tổ chức Đảng từng bước được hình thành Dưới sự chỉ đạo của Ban chấp hành Đảng bộ Liên khu X, một số cán bộ đảng

viên đang công tác tại hai tỉnh Yên Bái, Lào Cai

được điều động vào Lai Châu gây dụng cơ sở Và ngày | thing 10 nam !949, Chi bộ vũ trang tuyên truyền Lai Châu được thành lập Đây chính là tiền thân của Đảng bộ Bộ chỉ huy quân

sự tỉnh Lai Châu ngày nay Để đáp ứng nhiệm vụ xây dựng căn cứ địa Tây Bắc, ngày 10 tháng 10 năm 1949, Ban cán sự Đảng tỉnh Lai Châu

được thành lập Về "Kế hoạch công tác Lai

Châu (7), nhất là về công tác xây dựng Đảng, Chỉ thị số I0 ngày I2 tháng 10 năm 1949 (8) của

Liên khu uỷ X nhấn mạnh đến việc đào tạo cán bộ người địa phương và gây dựng cơ sở Đảng, bòi dưỡng kết nạp đẳng viên người địa phương

Dưới sự chỉ dao cud Ban cán sự Đảng Lai Châu,

ngày 2 tháng 12 năm 1949, Chi bộ Lai Châu đầu

tiên được thành lập gôm 20 đảng viên Đến năm

1950, sé dang viên của Lai Châu đã tăng lên 40 đồng chí sinh hoạt trong 4 chi bộ Các chỉ bộ đều

đặt dưới quyền chỉ đạo trực tiếp của Ban cán sự

Đảng(9) Tại Yên Bái, công tác xây dựng Đảng và phát triển Đảng được xúc tiến mạnh mẽ Đại

hội Đảng bộ tỉnh Tần thứ [ và lần thứ II vào tháng

7 năm 1948 va thing | nam 1949 đã đặt chỉ tiêu

phát triển Đảng cho các Đẳng bộ huyện, ngành,

xác định rõ trách nhiệm phát triển đẳng viên

Tính đến đầu năm 1950, số lượng đảng viên của Đảng bộ tỉnh đã lên tới 3.268 đồng chí sinh hoạt trong 100 chỉ bộ( 10) Tại Lào Cai, Hội nghị Tỉnh uỷ và Hội nghị cán bộ toàn tỉnh đầu năm 1948

xác định rõ nhiệm vụ là củng cố và phát triển

Đảng ngay trong vùng địch hậu Bởi vì, bước sang năm 1948, tình hình chiến sự trên địa bàn

Liên khu X có nhiều biến đổi Lào Cai lúc này

trở thành mặt trận chính của Liên khu X Thấm

nhuân tư tưởng chỉ đạo của các Hội nghị trên đây, công tác xây dựng Đảng ở Lào Cai được đẩy lên một bước Tính đến quý I năm 1950, Đảng bộ tỉnh đã phát triển tới 284 đẳng viên sinh hoạt

trong 14 chi bộ

Trong công tác xây dựng Đảng, việc phát

triển Đảng ở Tây Bắc lúc này không những phát

triển nhanh về số lượng đẳng viên, mà còn được

mở rộng ở nhiều nơi trọng yếu Ở Sơn La, hầu như khu căn cứ nào cũng xây dựng được chi bộ

cơ sở Các khu tranh đấu đã có tổ chức Đảng

Các vùng hậu địch xung yếu đã cắm được đảng

viên vào hoạt động Ở Yên Bái, ngay từ Đại hội Đảng bộ lần thir I vào tháng 7 năm 1948 đã đề ra chủ trương: "Tiến sâu vào vùng địch hậu gây cơ sở Hội (tức Đảng) quần chúng và du kích bí

mật”(I 1) Đến cuối nam 1948, huyén Van Chan đã gây dựng được cơ sở ngay trong lòng các dân

tộc Mông, Dao từ Cửa Nhì đến Tú Lệ Ở vùng

ngoài, xây dựng được cơ sở từ Tè - Suối - Láng

lên Trạm Tấu Cơ sở còn phát triển đến các xã

Hạnh Sơn, Thạch Lương, phố Nghĩa Lộ và bản

Hẻo Ở Than Uyên, đã gây dựng được cơ sở Ở vùng thấp Các huyện đều thành lập Ban huyện

uy Cac xã vùng tự do và một số xã vùng địch tạm chiếm thuộc các huyện Văn Chấn, Than Uyên đã có chỉ bộ Ở huyện Trấn Yên, thôn nào cũng có đảng viên Một số thôn còn thành lập

được tổ Đảng Tại huyện Văn Bàn, các xã Khánh

Yên, Dương Quỳ, Minh Lương đã thành lập được chi bộ ghép Tại Lào Cai, giai đoạn này, cơ sở của ta ở vùng địch hậu đã được xây dựng ở hầu hết các xã thuộc huyện Bảo Thắng Từ đây cơ sở

Trang 5

Quá trình xây dựng Đảng ở Tây Bắc trong thời hỳ 21

vùng cao Nhạc Sơn (Bát Xát) và sang Mường Leo (Sa Pa) Chi bộ xã Cam Đường - chỉ bộ nông

thôn đầu tiên của tỉnh Lào Cai được thành lập Tiếp đó là chỉ bộ các xã Gia Phú, Xuân Giao Nhiều xã như Cộng Hoà, Vạn Phúc, Phong Niêu

(Bảo Tháng) đã có tổ chức Đảng Trong số 14

chi bộ của tỉnh, có đến 7 chỉ bộ nông thôn trong vùng địch tạm chiếm Các huyện như Bảo

Thang, Bát Xát, Sa Pa, Mường Khương, Bắc Hà

đều thành lập Ban cán sự Đảng(12)

Các cơ sở Đảng ở Tây Bắc càng trở nên

vững mạnh khi công tác giáo dục, bồi dưỡng

đảng viên vẫn tiếp tục được xúc tiến Chính vì vậy, các Đảng bộ đã có đủ trình độ, năng lực để

lãnh đạo nhân dân thực hiện những nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội trong giai đoạn

xây dựng căn cứ địa Tây Bắc vững mạnh Nhất

là ở Lai Châu - nơi các tổ chức cơ sở Đảng vừa

hình thành Dưới sự chỉ đạo của Liên khu uỷ X,

các tổ chức cơ sở Đảng Lai Châu đã trực tiếp

lãnh đạo việc hình thành hệ thống chính quyền

với sự trợ giúp của Đội xung phong Quyết Tiến

Ngay tại vùng cao Điện Biên, đã thành lập Ban

cán sự huyện gôm 4 người và 6 Uỷ ban kháng chiến hành chính liên xã Ở Tưần Giáo, đã lập

Ban cán bộ huyện Cơ sở cách mạng còn lan rộng

đến Quỳnh Nhai và sang cả Bắc Lào với diện tích hơn 3.000 km2 gồm khoảng 1.300 gia

đình(13) Các khu tranh đấu đều lần lượt đứng

lên đấu tranh đòi giảm hoặc hoãn thuế, không

nộp thuế và thuốc phiện, đòi tiêu tiền Việt Nam, không tiêu tiền Đông Dương Các đoàn thể quần chúng như Thanh niên cứu quốc, Phụ nữ cứu

quốc, Nông dân cứu quốc, Phụ lão cứu quốc

được thành lập ở nhiều xã Một số huyện đã có Trung đội bộ đội địa phương như huyện Điện

Biên và Tuần Giáo Ở các tỉnh còn lại như Sơn

La, Yên Bái, Lào Cai, mặc dù cũng bị địch đánh phá, càn quét ác liệt, hệ thống chính quyền các cấp tiếp tục được củng cố, lực lượng vũ trang địa

phương phát triển mạnh mẽ, các tổ chức quần

chúng ngày càng đông đảo, đời sống nhân dân

được ổn định, cải thiện thêm một bước góp phần

cùng bộ đội chủ lực hoàn thành xuất sắc màn II chiến dịch Lê Hồng Phong, lần lượt giải phóng

các huyện Bắc Hà (20-9-1950), Sĩ Ma Cai (20-

9-1950), thị xã Lào Cai (1-l1- 1950), Bát Xát (4-11-1950) va Phong Thé (12-11-1950)

3 Xáy dựng Đảng trong giai đoạn

"Chống địch lấn chiếm, tiểu phì và giải

phong Tay Bac (1951-1952)"

Bước sang năm 1951, tình hình của Liên khu Việt Bắc có những diễn biến phức tạp Bị thua đau trên các chiến trường Tây Bắc, thực dân Pháp tăng cường việc xây dựng đồn bốt, các

tuyến công sự kiên cố, ra sức càn quét, lấn chiếm,

tuyển dụng nguy binh, dùng mọi thủ đoạn lôi

kéo, mua chuộc nhân dân Chúng đã chiếm được

nhiều nơi

Trước tình hình đó, Đại hội Đảng bộ Liên

khu Việt Bắc lần thứ I đã được triệu tập từ ngày

10 đến ngày 20 tháng Š năm 1951 Vé tam quan trọng của việc xây dựng Đảng cũng như vai trò

của các tổ chức Đảng, Đại hội chỉ rõ: Lãnh đạo chiến tranh là nhiệm vụ chủ yếu nhất của các cấp uỷ Đảng, đòi hỏi phải được chú trọng hon

nữa( l 4)

Với tư tưởng chỉ đạo trên đây, 4 tỉnh Tây Bắc thuộc Liên khu Việt Bác lại bước vào thời kỳ mới của công cuộc củng cố và xây dựng Đảng

với đầy những khó khăn |

Day là giai đoạn nhiều cơ sở cách mạng va

cơ sở Đảng bị phá vỡ, như Mường La, Mai Sơn,

Yên Châu và khu căn cứ Mộc Hạ (Mộc Châu) -

cơ quan đầu não kháng chiến của Sơn La; Quỳnh Nhai, Tuần Giáo, Điện Biên của Lai Châu;

Phong Thổ, Sa Pa của Lào Cai và một số nơi của

Yên Bái

Trước tình hình đó, dưới sự chỉ đạo của

- Đảng cấp trên, các Đảng bộ Tây Bắc đã triệu tập

nhiều cuộc hội nghị, đưa ra nhiều biện pháp nhằm gây dựng lại và củng cố những cơ sở bị phá vỡ, phát triển và mở rộng các cơ sở mới Ở Sơn

Trang 6

28 Rghiên cứu Lịch sử số 5.3008

Bi thu Tinh uy Day là giai đoạn Sơn La giữ vị trí cơ động và là chiến trường chính của chiến dịch Tây Bác Vì vậy, ở Sơn La, Tỉnh uỷ phân công từng đồng chí tỉnh uỷ viên trực tiếp chỉ đạo

từng huyện, đồng thời quyết định thành lập 3 Ban cán sự: Yên Châu, Mai Sơn, Thuận Châu và

tăng cường cán bộ cho 3 huyện này Đối với Lai

Châu, để giữ được sự hoạt động liên tục của các

tö chức Đảng và tổ chức chính quyền, tháng 9

nám 1951, sau một thời gian không liên lạc được

với Ban cán sự Đảng Lai Châu, Ban Thường vụ

Liên khu uỷ Việt Bắc quyết định điêu động cán

bộ thành lập Đội cán sự Lai Châu II (tức Ban cán

sự Lai Châu II) gồm 27 đồng chí, trong đó có 20 đảng viên sinh hoạt trong 1 chỉ bộ dưới sự lãnh

đạo của Tỉnh uỷ Lào Cai Chỉ sau khi bắt được

liên lạc với Ban cán sự Đẳng Lai Châu, đã sắp

nhập Đội cán sự Lai Châu II với Ban cán sự Đẳng

Lai Châu Trong giai đoạn này, Ban cán sự Đẳng Lai Châu quyết định thành lập 3 Ban cán sự

huyện và liên huyện: Ban cán sự Điện Biên, Ban

cán sự Tuần Lai (Tuần Giáo - Lai Châu), Ban cán sự Quỳnh Hồ (Quỳnh Nhai - Sình Hô) Đông

thời, Lai Châu cũng được bổ sung thêm 9 cán bộ đang viên Ở Yên Bái, dưới sự chỉ đạo của các cấp uỷ, đã xây dựng thêm được nhiều cơ sở Ở vùng thấp Nghĩa Lộ và Than Uyên Ở Lào Cai,

đã phát triển được một số cơ sở trong đồng bào

Mông, Dao ở Hồ Thấu và đồng bào Giáy ở Bình

Lư Đây là giai đoạn mà Lào Cai là địa bàn quan’ trọng trong việc gây phỉ của thực dân Pháp Bởi vậy, tại vùng cao, một số đông chí Thường vụ

Tỉnh uỷ được cử vào vùng địch trực tiếp chỉ đạo phong trào và một số cán bộ, đảng viên được bổ sung cho Ban cần sự huyện Phong Thổ Như vậy,

chi sau một thời gian, các cơ sở cách mạng và cơ

sở Đảng trước đây bị phá vỡ, không những được

hồi phục mà còn được mở rộng ra nhiều nơi

Cùng với'sự phát triển của các tổ chức cơ sở Đảng, ở giai đoạn.này số lượng đẳng viên ở Tây Bac cũng tăng lên đáng kể Lai Châu có 133 dang

viên, với 7 chỉ bộ(15) ; Sơn La: 300 đẳng viên, với 20 chỉ bộ; Lào Cai: 293 đảng viên, với 24 chị

bộ(16); Yên Bái: trên 3.300 đảng viên, với trên 300 chi bộ

Tuy nhiên, so với giai đoạn trước, tỷ lệ tăng của số lượng đảng viên và các cơ sở Đảng ở Ølai

đoạn này thấp hơn Nhưng đây là những đảng

viên đã được bồi dưỡng, sàng lọc qua thực tiễn của cuộc kháng chiến Từ năm 1951, trước yêu cầu của nhiệm vụ giải phóng Tây Bắc và diệt trừ bọn phỉ, các Đảng bộ ở Tây Bắc ra sức khắc phục

những sai lầm trong công tác xây dựng Đẳng và nâng cao chất lượng đảng viên Dưới sự chỉ đạo

của Liên khu uý, chỉ trong khoảng thời gian ngắn, các Đảng bộ đã đưa ra nhiêu biện pháp

nhằm nâng cao năng lực, trình độ và phẩm chất

dang viên Nghị quyết "Tích cực củng cố chỉ bộ” của Đại hội Đảng bộ Sơn La lần thứ I tháng 3

năm 1951 và Hội nghị Tỉnh uỷ Sơn La tháng L2

nim 1951 néu rõ, tuy Đảng phát triển nhanh,

song năng lực, trình độ còn yếu kém, công tác tổ chức các cơ sở nhất là vùng giáp ranh con long

léo Đồng thời, Đảng bộ Sơn La đã đặt công tác

củng cố chi bộ thành nhiệm vụ trung tâm và nhấn

mạnh: "Củng cố trước hết phải giáo dục đảng viên, làm cho đẳng viên phải có ý thức đối với Đảng và giai cấp; hiểu rõ nhiệm vụ của người

đẳng viên cộng sản, tỉnh thân trách nhiệm trước Đảng, trước nhân dân, chú trọng giáo dục cho

đảng viên cả 3 mặt: tư tưởng, chính trị và công tác "(17) Về công tác tổ chức cán bộ, Nghị quyết yêu cầu phải sắp xếp và kiện toàn các Ban

chi uỷ, chú ý đề bạt những đồng chí có năng lực,

phân chia lại các tổ Đảng cho hợp lý, nghiên cứu cách tổ chức các chỉ bộ theo điều lệ mới Ở Lai

Châu, sau khi một số cơ sở Đảng bị vỡ, Ban cán sự Đảng tỉnh đã đề ra chủ trương "Cán bộ vẫn

phải bám sát dân, ở lại địa phương hoạt động chỉ trừ trường hợp cơ sở tan vỡ hoàn toàn, hồn cảnh khơng thể đứng chân hoạt động được nữa thì mới rút hẳn tất cả cán bộ vẻ bàn kế hoạch tiến đến

gây lại cơ sở"(18) Ở Yên Bái, Đại hội đại biểu

Trang 7

Quá trình xây dựng Đảng ở Tây Bắc trong thời Rỳ 29

nhất là những đảng viên công tác tại vùng địch tạm chiếm phải thật sự coi trọng và đưa lên ngang tầm với công tác vùng tự do Đại hội đại

biểu lần thứ I Đảng bộ tỉnh Lào Cai tháng 4 năm 1951 đã nghiêm khắc chỉ ra những hạn chế của Đẳng bộ là chưa có những biện pháp thích hợp

để nâng cao phẩm chất, năng lực đẳng viên Vì

vậy, Đảng chưa thật sự nắm được dân cư có thổ ty lớn, công tác dân vận chưa hợp lý, việc vận dụng chính sách tiếp thu vùng giải phóng còn thiếu sót Đồng thời, Đại hội đưa ra nhiều biện

pháp để khắc phục tình trạng trên Nhầm nâng

cao hơn nữa chất lượng đảng viên, các cấp Đảng

bộ còn mở lớp bồi dưỡng và tập huấn cho đảng viên trong đó đáng chú ý nhất là Đảng bộ tỉnh

Yên Bái Trong năm 1952, Tinh uy Yén Bai đã mở được 6 khoá chỉnh Đảng và chính huấn cho 97] đảng viên

Song, trong công tác xây dựng Đảng, chất lượng đẳng viên và các tổ chức Đảng cuối cùng được thể hiện cao nhất trong việc áp dụng chủ trương chính sách của Nhà nước để giải quyết

một cách có hiệu quả những nhiệm vụ của cuộc

kháng chiến Dưới sự lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng, Tây Bắc giai đoạn này, thực sự đã trở thành hậu phương tại chỗ vững chắc Cùng với công tác xây dựng Đảng, ở Tây Bắc, hệ thống chính quyền từ tỉnh xuống đến huyện và xã được mở rộng (trừ Lai Châu; ngày 12-1-1952, Thủ

tướng Chính phủ ra Nghị định số 145/TTg tach

tỉnh Sơn Lai thành 2 tỉnh Sơn La và Lai Châu, song chính quyền tỉnh Lai Châu vẫn chưa thành

lập); lực lượng vũ trang địa phương không ngừng

được phát triển cả về số lượng lẫn chất lượng

Đời sống nhân dân được cải thiện Niềm tín của quân chúng vào Đẳng ngày càng tăng Trong chiến dịch Tây Bắc, nhân dân 4 tỉnh ở đây đã có những đóng góp rất lớn vê sức người và sức của( 19), góp phần quan trọng cùng quân chủ lực

diệt trừ bọn phỉ giải phóng hoàn toàn các tỉnh:

Sơn La (trừ Nà Sản), Yên Bái, Lào Cai (huyện

Phong Tho giải phéng ngay 1-11-1953), va bộ

phan quan trong cua tinh Lai Chau

Có thể nói, công tác xây dựng Đảng ở giai đoạn này đã được triển khai tương đối toàn diện Lực lượng Đảng đã trưởng thành, đủ khả năng

lãnh đạo quân và dân giành những thắng lợi

quyết định

4 Xây dựng Đảng trong giai đoạn "Củng cố hậu phương, chỉ viện tiền tuyến,

góp phản vào chiến thắng Điện Biên Phu (1953-1954)

Sau thất bại trong chiến dịch Tây Bắc, thực dân Pháp liên tiếp tiến hành các cuộc càn quét,

tái chiếm một số nơi và đẩy mạnh các hoạt động

của phi

Trước đòi hỏi mới của cuộc kháng chiến

chống Pháp, Khu uy Tây Bắc càng coi trọng

công tác xây dựng Đảng Khu uy chủ trương cần

nâng cao hơn nữa công tác xây dựng Đăng, nhất

là vai trò của Đảng trong việc "chấn chỉnh củng

cố chính quyên vùng tự do, xây dựng chính quyền mới vùng giải phóng, chủ yếu là cấp xã

để đảm bảo cho công tác phát động quần chúng và tranh thủ nhân dân được thắng lợi, tăng cường

công tác chiến tranh gián điệp, trừng trị việt

gian, phản động để đảm bảo cho chính quyền

dan chủ nhân dân vững mạnh”(20)

Căn cứ vào đặc điểm tình hình mới, việc nâng cao vai trò của Đảng ở mỗi địa phương có

những nét riêng

Ở Sơn La, sau chiến thắng của chiến dịch

Thượng Lào, ngày 18 tháng 8 năm 1953, thuc dan Pháp rút khỏi Nà Sản Tỉnh Sơn La hoàn toàn giải phóng

Ngay đầu năm 1953, Hội nghị Tỉnh uỷ Sơn

La mở rộng đánh giá tình hình địa phương từ ngày giải phóng, đề ra phương hướng, nhiệm vụ cho thời gian tới trong đó đặc biệt chú trọng đến

công tác củng cố, phát triển Đảng về mọi mặt

Trên tính thần chỉ đạo của Hội nghị, cơ sở

Đảng ở Sơn La được tổ chức lại theo đơn vị hành

Trang 8

30 Rghién ciru Lịch sử số 5.2002

lập thêm chỉ bộ công chính, chi bộ cảnh vệ, tiếp

nhận chi bộ Thuận Châu và hai chỉ bộ quân đội

Tính đến hết cuộc kháng chiến, toàn tỉnh có 3 Huyện uỷ gôm các huyện Mộc Châu, Phù Yên,

Mường La; 3 Ban cán sự huyện là Yên Châu,

Mai Sơn, Thuận Châu với 49 chi bộ cơ sở, tăng

16 chi bộ so với năm 1953 (tang 10 chị bộ xã, 3

chỉ bộ cơ quan, 3 chi bộ bộ đội(21) Tổng số đẳng viên của tỉnh là 519 đồng chí (chưa kể đẳng viên

trong quân đội), gôm đủ các dân tộc như: Thái, Kinh, Nùng, Tày, Dao Các chỉ bộ và các Ban

chỉ uỷ đều sinh hoạt chỉ bộ đều đặn Nhằm nâng

cao hơn nữa chất lượng đảng viên, Đảng bộ còn

tiến hành xử lý một số đẳng viên phẩm chất đạo đức kém, thoái hoá, đồng thời tổ chức cho toàn Đảng bộ học tập chính sách dân tộc của Đảng, các Chỉ thị, Nghị quyết của Trung uong, Khu uy, Tỉnh uỷ: cử cán bộ đi dự các lớp đào tạo bồi dưỡng của Khu; sắp xếp, đề bạt một loạt cán bộ

đảng viên ở các cấp, các ngành

Ở Lai Châu, ngoài các huyện được giải phóng như Thuận Châu, Quỳnh Nhai, Tuần

Giáo, Điện Biên vào cuối năm 1953 trong chiến cuộc Đông Xuân 1953-1954, số huyện còn lại của tỉnh được giải phóng (Cánh đồng Mường

Thanh của huyện Điện Biên còn bị địch tạm chiếm)

Căn cứ vào tình hình thực tiễn của tỉnh và chủ trương của cấp trên, Ban cán sự Đảng tỉnh

Lai Châu đưa ra những biện pháp khác nhau để

củng cố và nâng cao hơn nữa vai trò của Đảng theo 3 khu vực: khu vực tự do gồm các huyện Tuần Giáo, Thuận Châu, Quỳnh Nhai và một phần huyện Điện Biên Nhiệm vụ trọng tâm là

tăng gia sản xuất để chống đói, tiến hành chỉnh lý thuế nông nghiệp, chuẩn bị thanh toán trả nợ

cho dân, sẵn sàng cung cấp sức người và sức của cho chiến dịch Khu mới giải phóng gồm thị trấn Lai Châu, Mường Tè, Sình Hồ, nhiệm vụ trọng

tâm là ổn định đời sống nhân dân, tuyên truyền

chính sách của Đảng và Chính phủ, tích cực xây

dựng cơ sở, quét sạch bọn thổ phí Khu vực còn

tạm bị chiếm là cánh đồng Mường Thanh của

huyện Điện Biên, nhiệm vụ trọng tâm là trực tiếp

phục vụ chiến dịch Điện Biên Phủ và chuẩn bị tiếp quản khi bộ đội về giải phóng(22)

Đi đôi với việc thực hiện những nhiệm vụ

cấp bách trên đây, Ban cán sự Đảng tỉnh Lai Châu tiếp tục đẩy mạnh công tác xây dựng Đảng

Ban cán sự Đẳng tỉnh khẩn trương thành lập Ban

chuẩn bị chiến trường của tỉnh và của các huyện: Điện Biên, Tuần Lai, Quỳnh Hồ do các uỷ viên của Ban cán sự Đảng tỉnh và các huyện phụ

trách Các Ban được chia thành 9 tổ công tác

gồm: Điện Biên 2 tổ, Sình Hồ 3 tổ, thị trấn Lai Châu 4 tổ Cùng với sự trưởng thành về năng lực

và trình độ của Đảng, ở giai đoạn này, hệ thống

các tổ chức Đảng được củng cố, số lượng đảng viên và các chỉ bộ Đảng tiếp tục tăng Ban cán

sự Đảng huyện Thuận Châu và huyện Mường Tè

được thành lập Ban cán sự Đảng tỉnh được bổ

sung thêm 2 đồng chí Các Ban cán sự Đẳng liên huyện cũng được tăng cường thêm đẳng viên

Nhiều chi bộ khác được thành lập, như chi bộ cơ

quan Uy ban khang chiến hành chính, chi bộ văn

phòng Ban cán sự Đảng tỉnh Trong toàn Đảng

bộ đã có 21 chi bộ với 212 đảng viên

Số đảng viên của Đảng bộ như vậy là quá ít, song như đánh giá của Ban cán sự Đăng tỉnh

Lai Châu: "Tinh thần chịu đựng gian khổ của cán

bộ, đảng viên thông qua công tác ở vùng hậu địch và vận động quân chúng khá cao"(23) Ban cán

sự Đảng tỉnh cũng đã đề ra những biện pháp nhằm khắc phục điểm yếu của đảng viên về trình độ lý luận Cụ thể, đã thành lập Ban chỉnh Đảng, mở các lớp chỉnh huấn cho L73 đảng viên

Ở Yên Bái, chiến dịch Tây Bắc cuối năm 1952 đã giải phóng hoàn toàn các vùng bị Pháp chiếm đóng Trong nim 1953 va 1954, nhiệm vụ

của Đảng bộ và nhân dân Yên Bái là: Xây dựng hậu phương vững mạnh, tiêu diệt lực lượng phi, động viên sức người, sức của cho chiến cuộc

Đông Xuân và chiến dịch Điện Biên Phủ

Để thực thí những nhiệm vụ trên, trước hết

Trang 9

Quá trình xây dựng Đảng ở Tây Bắc trong thời Rỳ 31

huyện Văn Chấn và Than Uyên vừa mới giải

phóng đã lập thêm các chi bộ và tổ chức kết nạp thêm hàng trăm đảng viên Đến giữa năm | 954, Đảng bộ Yên Bái đã có hàng trăm cơ sở Đảng

sinh hoạt trong tất cả các cấp và các ngành của

tỉnh với số lượng đảng viên hàng ngàn người(24) So với các tỉnh trong khu, Đảng bộ Yên Bái có số lượng đông đảo nhất Nhằm nâng

cao hơn nữa chất lượng đảng viên, Đảng bộ Yên

Bái tiếp tục mở các lớp bồi dưỡng, chỉnh huấn

cho đẳng viên còn lại Tuy nhiên, cũng như một số địa phương khác ở vùng mới giải phóng, trong

quá trình chỉnh huấn, công tác đánh giá cán bộ

còn có những sai sót như còn nặng về xem xét thành phần Đồng thời, trong công tác xây dung

Đảng, còn bỏ qua việc xây dựng các chỉ bộ cơ SỞ Ở một số vùng cao

Với chiến thắng Tây Bắc, Lào Cai đã được

giải phóng hoàn toàn khỏi sự chiếm đóng của thực dân Pháp Cũng như tỉnh bạn Yên Bái, Đẳng

bộ Lào Cai bước vào giai đoạn lãnh đạo nhân dân tái thiết địa phương, tiêu diệt các lực lượng

phi, góp sức người và sức của cho tiền tuyến

Lực lượng Đảng của Lào Cai ở giai đoạn này có khoảng trên 300 đảng viên sinh hoạt trong 30 chi bộ Thực hiện chủ trương của khu Tây Bắc vê mở đợt chỉnh huấn sâu rộng cho cán bộ, đảng viên, công tác nâng cao chất lượng đảng viên ở

Lao Cai trong nam 1953-1954 được đẩy lên một

bước Hầu hết các cán bộ, đảng viên đều nhận thức một cách đầy đủ hơn về nhiệm vụ cách mạng, phẩm chất đạo đức của người đảng viên Tuy nhiên, cũng như Đảng bộ Yên Bái, Đảng bộ Lào Cai trong công tác xây dựng Đẳng vẫn chưa

chú ý một cách đầy đủ việc phát triển Đảng trong

các dân tộc vùng cao, chưa chú trọng đúng mức việc củng cố các chi bộ trong vùng phi hoạt động

Như vậy, có thể nói, tuy có nơi, có lúc còn

có những thiếu sót trong công tác xây dựng Đảng, nhưng nhìn chung, lực lượng Đảng của toàn khu ở giai đoạn này đã thực sự trưởng thành với số lượng khoảng 4.500 đảng viên sinh hoạt

trong hàng trăm chi bộ, các đảng viên ở Tây Bắc

đã thể hiện được năng lực, trình độ và phẩm chất

của mình trong việc giải quyết những nhiệm vụ cách mạng

Dưới sự chỉ đạo của các Đảng bộ, hệ thống chính quyền nhân dân ở các tỉnh Sơn La, Yên

Bái, Lào Cai tiếp tục được củng cố và phát triển ở những nơi mới giải phóng Riêng ở Lai Châu,

giai đoạn này, hệ thống chính quyền các cấp mới thật sự được thiết lập và phát huy được vai trò của mình trong việc giải quyết những nhiệm vụ của cách mạng ở giai đoạn cuối của cuộc kháng

chiến |

Cùng với sự trưởng thành của hệ thống chính quyền, lực lượng vũ trang địa phương cũng

không ngừng lớn mạnh Dưới sự chỉ đạo sát sao

của các cấp uỷ Đảng, cuộc chiến đấu tiểu phỉ đã

giành được những thắng lợi to lớn; lực lượng-phỉ_

ở các khu vực nhất là ở Lào Cai bị tiêu diệt tận gốc Các mặt đời sống kinh tế, văn hoá, xã hội của nhân dân các dân tộc Tây Bắc được ổn định

và cải thiện Nhân dân các dân tộc Tây Bắc đã đóng góp cho cho tiền tuyến với số lượng: gạo

7.310 tấn, thịt 389 tấn(25), dân công phục vụ hàng chục ngàn người trong đó đáng chú ý là tỉnh Lai Châu mặc đầu hệ thống chính quyền vừa mới thành lập đã huy động được 2.666 tấn gạo, 226 tấn thịt, hàng trăm ngựa thô, hàng chục ngàn cây

gỗ để chống lầy(26) góp phần xứng đáng cùng

bộ đội chủ lực giải phóng hoàn toàn Điện Biên Phủ, kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống

Pháp của dân tộc

Như vậy, trải qua 9 năm kháng chiến gian

khổ, vừa đánh giặc vừa xây dựng, lực lượng

Đảng ở khu Tây Bắc đã trưởng thành nhanh chóng Từ những ngày đầu của cuộc kháng

chiến, toàn khu chỉ có vài trăm đẳng viên, trong

đó Lai Châu chưa hề có đẳng viên, Sơn La mới

có vài đông chi, 6 Lao Cai dau nam 1947 mdi có

Trang 10

32 Rghiên cứu Lịch sử số 5.3005

khoảng 4.500 đồng chí sinh hoạt trong hàng trăm

cơ sở Đảng Đây là lực lượng Đảng đã được đào tạo, bồi dưỡng và tôi luyện qua thực tiễn của cuộc kháng chiến, có đủ năng lực, trình độ, phẩm

chất đã lãnh đạo thành công những nhiệm vụ của cách mạng qua từng giai đoạn

Xây dựng Đảng là cả một quá trình Từ thực

tiễn của cách mạng nước nhà, vấn đề xây dựng Đảng đã được Đảng ta nâng lên một tầm cao mới,

trở thành quy chế hoạt động của Đảng Quá trình trưởng thành của Đảng trong kháng chiến chống Pháp của khu Tây Bắc cũng là cả một quá trình xây dựng từ thấp đến cao bao gồm nhiều nhiệm

vụ: xây dựng hệ thống tổ chức Đảng từ cấp xã,

cấp huyện, đến cấp tỉnh, trong lực lượng vũ

trang trong đó bao gôm các mặt như: xây dựng

hậu phương kháng chiến; xây dựng cơ sở cách mạng trong quần chúng; xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân, đẩy mạnh chiến tranh du kích; xây dựng, củng cố và không ngừng mở rộng khối đại đoàn kết dân tộc; chăm lo đến đời sống kinh

tế, văn hoá, giáo dục của nhân dân Song, thực

tiến công tác xây dựng Đảng của khu Tây Bắc trong kháng chiến chống Pháp, một địa vực miền

núi, đa dân tộc thiểu số, đã để lại một số bài học

kinh nghiệm, trong số đó, bài học kinh nghiệm lớn nhất, sâu sắc nhất là bài học về việc xây dựng mối quan hệ gắn bó chặt chẽ giữa Đảng và nhân

đân

Từ trong thực tiễn của thời kỳ còn hoạt động bí mật, Đảng ta đã rút ra bài học kinh nghiệm là Đảng nắm chắc dân, bám sát dân, nắm chắc lực

lượng vũ trang Kinh nghiệm này được Đảng

phát triển, nâng lên một trình độ mới thành nguyên tắc lãnh đạo của Đảng Nghị quyết Hội nghị cán bộ Trung ương lần thứ tư, tháng 5 năm

I948 nhấn mạnh dù hoàn cảnh nào "Các Ban

chấp hành huyện, tỉnh cũng bát buộc phải bám

lấy địa phương mình để lãnh đạo phong

trào "(27) Nhận thức tâm quan trọng của Nghị

quyết, các Đảng bộ Tây Bắc đã triển khai vào

hoàn cảnh cụ thể của địa phương mình

Các chỉ thị của Tỉnh uỷ Lào Cai ngày 23-7, ngày 14-8 và ngày 13-9-1948; Nghị quyết của Đại hội lần thứ I Đảng bộ Sơn La tháng 3 nain

1951; Báo cáo tổng kết của Ban cán sự Đảng Lai

Châu tháng 12 năm 1951 đều nêu rõ, dù bất kỳ

hoàn cảnh nào cán bộ vẫn phải bám sát dân, lấy dân làm gốc rễ, nơi nào cơ sở bị phá phải bám

lấy dân để khôi phục, động viên giúp đỡ qưìn

chúng và phải đề phòng địch khủng bố(28)

Dựa vào dân, nắm chắc dân, bám sát cơ sở

đã được các cấp uỷ Đảng Tây Bắc hết sức chú trọng ngay trong những năm đầu của cuộc kháng chiến Ở Sơn La, khi toàn bộ tỉnh nhà bị địch cần quét và chiếm đóng (giai đoạn 1945-1947), cơ quan Tỉnh uỷ phải tạm rút sang tỉnh bạn, nhưng ngay sau đó, các đảng viên đã trở về bắt liên lạc

để gây dựng lại cơ sở Trong những năm 1947-

1948, ở Yên Bái và Lào Cai, các đảng viên đã đi sâu vào vùng địch hậu và vùng tạm chiếm cùng

ăn, ở, sinh hoạt với bà con đồng bào các dân tộc

để gây dựng các cơ sở cách mạng Trong những

năm 1951-1952, ở Lai Châu, khi cuộc đấu tranh

giữa ta và địch diễn ra gay go ác liệt, nhiều cơ

sở của ta bị tổn thất, Ban cán sự huyện Tuần Lai

cùng nhiều cán bộ vẫn bám sát đất, sát dân để

hoạt động Ban ngày, các cán bộ, đẳng viên lánh vào rừng sâu hiểm trở, đào củ mài ăn, ban đêm

về các bản nắm dân hoạt động Có thể nói, trong

những năm tháng ác liệt của cuộc kháng chiến, các cán bộ, đảng viên của khu Tây Bắc không

quản gian lao, đã lăn lộn xuống từng thôn bản,

từng ngõ phố, đồng cam cộng khổ với quần

chúng để gây dựng, củng cố và giữ vững phong

trào Do đấy, các cơ sở Đảng, cơ sở chính quyền nhân dân, các khu căn cứ vẫn đứng vững và ngày càng trưởng thành cùng với sự tiến triển của cuộc

kháng chiến Đúng như nhận định của Ban cán

sự Đảng Lai Châu: " Nhờ tỉnh thần cố gắng chịu đựng gian khổ của cán bọ, tỉnh thần yêu

nước, chí căm thù và lòng quật cường của nhân

dân, ta đã biết nắm lấy công tác dân vận làm gốc rễ nên đã xây dựng được cơ sở quần chúng khá

Trang 11

Quá trình xây dựng Đảng ở Tây Bắc trong thời Ry 33

Bài học kinh nghiệm này rất bổ ích trong

quá khứ và sẽ còn có ý nghĩa lớn đối với công

cuộc đổi mới của đất nước nói chung, sự nghiệp

CHÚ THÍCH

(1) Lai Châu có 7 châu, Quỳnh Nhai là châu duy nhất giành được chính quyên trong Cách mạng tháng Tám, nhưng sau đó bị Pháp tái chiếm

(2) BCHQS tinh Son La: Sơn La - Lịch sử kháng

chiến chống thực dân Pháp (1945-1954) Nxb

QĐND, Hà Nội - 1995, tr 66

(3) Tỉnh uỷ - Hội đồng Nhân dân - Uỷ ban Nhân dân tỉnh Yên Bái: Tỉnh Yên Bái một thế kỷ (1900-

2000) Xuất bản tháng 4-2000, tr 237

(4) Lịch sử Đảng bộ Hoàng Liên Sơn, tap I (1930- 1954) - 3an Chấp hành Đảng bộ Hoàng Liên Sơn, 1990, tr 94 (5) Lich sử Đảng bộ Hoàng Liên Sơn Sảd, tr 94 (6) Lịch sử kháng chiến chống thực dân Pháp Sđd, tr 103 (7) BCH Đảng bộ tỉnh Lai Châu - Lịch sử Đảng bộ tỉnh Lai Châu, tập I(1945-1975) Nxb CTQG, Hà Nội - 1999, tr 87

(8) Tài liệu lưu tại Ban Tuyên giáo tỉnh Lai Châu (9) Xem: Nghị quyết số 01 của Ban cán sự Đảng Lai

Châu ngày 1-8-1950 Lưu tại Văn phòng Trung ương Đảng

(10) Lịch sứ Đảng bộ Hoàng Liên Sơn Sđd, tr 13] (11) Chỉ thị số 39 CT-H ngày 4-9-1948 cia Tinh uy

Yên Bái về hoạt động của Trung đội võ trang

(12) Lịch sử Đảng bộ Hoàng Liên Sơn Sđd., tr 123 (13) Xem: Báo cáo số 14 ngày 15-7-1950 về 6 tháng

đầu năm của Ban cán sự Đảng tỉnh Lai Châu (14) Tây Bắc - Lịch sử kháng chiến chống thực dân

Pháp (1945-1954) Bộ Tư lệnh Quân khu II xb,

1990, tr 143 „

(15) Lịch sứ Đảng bộ tỉnh Lai Châu Sđd, tr 117

(16) Lịch sứ Đảng bộ Hoàng Liên Sơn Sđd, tr 146

(17) BCH Đảng bộ tỉnh Sơn La: Lịch sứ Đảng bộ Đảng Cộng sản Việt Nam tỉnh Sơn La, tập Ï (1940-1954) Ban NCLS Dang tinh Son La xb,

1983, tr 114; Nghi quyét Dai hoi Dang b6 Jan thu

e

xây dựng quê hương của nhân dân các dân tộc

Tay Bac hiện nay nói riêng

nhất - phần Nghị quyết "Tích cực củng cố chị bộ”

Tài liệu Ban NCLS Đảng tỉnh Sơn La

(18) Báo cáo số 9 của Ban cán sự Đảng tỉnh Lai Châu và tình hình Lai Châu từ cuối tháng 9 năm 195] đến tháng !2 năm 1951 (19) Tây Bắc - Lịch sử kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954) Sđd, tr 181-182 (20) Nghị quyết BCH khu Tây Bắc Hô sơ số 5 Quân khu Tây Bác, K4, VPBQP |

(21) Báo cáo tổng kết công tác Tỉnh uỷ Sơn La năm

1954 Tài liệu Ban NCLS Đảng tỉnh

(22) Lịch sử Đảng bộ tỉnh Lai Châu Sảd, tr 201 (23) Báo cáo số 6 của Ban cán sự Đảng tỉnh Lai Châu

ngày 30-12-1953

(24) Từ cuối nam 1950, số lượng đảng viên của Yên

Bái đã trên 3.200 người

(25) Tổng kết công tác phục vụ chiến dịch Điện Biên

Phủ - BCH khu Tây Bắc, số 10/BC-TB, ngày

14-6-1954

(26) Báo cáo số 195 về tổng kết công tác năm 1954

của Uỷ ban kháng chiến hành chính tỉnh Lai Châu ngày 5-3-1954, lưu tại Ban Tuyên giáo tỉnh Lai Châu (27) Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng Toàn tập, tập 9 (1948) Nxb CTQG, Hà Nội - 2001, tr 115 | | (28) Lịch sử Đảng bộ tỉnh Lào Cai, tập 1 (1930-1954),

tr 104; Nghị quyết Đại hội Đảng bộ lần thứ nhất tỉnh Sơn La - phần Nghị quyết "Củng cố khối đại đoàn kết toàn dân, chấn chỉnh tư tưởng và phương

pháp vận động nhân dân" Tài liệu Ban NCLS

Đảng tỉnh Sơn La; Báo cáo số 9 của Ban cán sự

Dang Lai Châu Đã dẫn, tài liệu Ban NCLS Đảng

tinh Lai Chau

Ngày đăng: 31/05/2022, 01:42

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w