1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

ĐƯỜNG LỐI CHIẾN TRANH NHÂN DÂN CỦA ĐẢNG TRONG THỜI KỲ KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP (QUA VĂN KIỆN ĐẢNG 1945 - 1954)

173 189 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 173
Dung lượng 1,07 MB

Nội dung

Nghiên cứu, tìm hiểu về đ-ờng lối chiến tranh nhân dân Việt Nam qua văn kiện của Đảng trong những năm 1945 - 1954, chúng ta sẽ thấy rõ cơ sở thực tiễn và chứng cứ để tạo dựng sức mạnh vô

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

DƯƠNG MINH NGỌC

ĐƯỜNG LỐI CHIẾN TRANH NHÂN DÂN CỦA ĐẢNG TRONG THỜI KỲ KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN

PHÁP (QUA VĂN KIỆN ĐẢNG 1945 - 1954)

LUẬN VĂN THẠC SĨ SỬ HỌC

HÀ NỘI - 2004

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

DƯƠNG MINH NGỌC

ĐƯỜNG LỐI CHIẾN TRANH NHÂN DÂN CỦA ĐẢNG

TRONG THỜI KỲ KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP

(QUA VĂN KIỆN ĐẢNG 1945 - 1954)

CHUYÊN NGÀNH: LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

MÃ SỐ: 5.03.16

LUẬN VĂN THẠC SĨ SỬ HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS HOÀNG HỒNG

HÀ NỘI - 2004

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN T«i xin cam ®oan ®©y lµ c«ng tr×nh nghiªn cøu cña riªng t«i

C«ng tr×nh nµy ®-îc thùc hiÖn d-íi sù h-íng dÉn cña TiÕn sÜ

D-¬ng Minh Ngäc

Trang 4

Mở đầu 1

Ch-ơng 1 Văn kiện Đảng 1945-1954 và nguồn tài liệu về đ-ờng

lối chiến tranh nhân dân của Đảng 7

1.1 Văn kiện Đảng 1945-1954, nguồn tài liệu lịch sử quan

trọng 7

1.2 Hệ thống tài liệu về đ-ờng lối chiến tranh nhân dân của

Đảng trong văn kiện Đảng 1945-1954 26

Ch-ơng 2 Những vấn đề cơ bản về đ-ờng lối chiến tranh nhân

dân của Đảng trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp (qua văn kiện Đảng 1945-1954) 50

2.1 Mục đích, tính chất, nhiệm vụ và đối t-ợng của cách mạng

Việt Nam trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp xâm l-ợc 51

2.2 Ph-ơng châm chiến l-ợc của chiến tranh nhân dân Việt

Nam chống thực dân Pháp xâm l-ợc d-ới sự lãnh đạo của

Đảng 70

2.3 Triển vọng kháng chiến 119

Ch-ơng 3 Giá trị thực tiễn và lý luận của đ-ờng lối chiến tranh

nhân dân của Đảng trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp 125

3.1 Giá trị thực tiễn của đ-ờng lối chiến tranh nhân dân của

Đảng thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp 125

3.2 Giá trị lý luận của đ-ờng lối chiến tranh nhân dân của

Đảng thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp 141 Kết luận 158 Tài liệu tham khảo 163

Trang 5

Mở đầu

1 Lý do chọn đề tài

Chiến tranh nhân dân Việt Nam đã có lịch sử phát triển lâu dài Đó là một thứ “bảo bối” của dân tộc Việt Nam, giúp dân tộc Việt Nam đánh bại những đội quân xâm l-ợc lớn mạnh

Trong lịch sử cách mạng Việt Nam do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh

đạo, chiến tranh nhân dân Việt Nam đã phát huy cao độ sức mạnh của mình

Đặc biệt, trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm l-ợc, đ-ờng lối chiến tranh nhân dân của Đảng đã phát triển ngày càng phong phú, đáp ứng yêu cầu của kháng chiến nên đã giành thắng lợi to lớn

Nội dung đ-ờng lối chiến tranh nhân dân Việt Nam đ-ợc thể hiện một cách rõ ràng, cơ bản, sâu sắc và khoa học trong các văn kiện Đảng ở thời kỳ này Nghiên cứu, tìm hiểu về đ-ờng lối chiến tranh nhân dân Việt Nam qua văn kiện của Đảng trong những năm 1945 - 1954, chúng ta sẽ thấy rõ cơ sở thực tiễn và chứng cứ để tạo dựng sức mạnh vô địch của dân tộc Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống lại thực dân Pháp xâm l-ợc

Văn kiện Đảng Toàn tập (xuất bản lần thứ nhất từ năm 1998) là “bộ

sách lớn trong di sản t- t-ởng - lý luận của dân tộc mà tác giả là Đảng Cộng sản Việt Nam”[20, VI] Bộ sách bao gồm những tài liệu chính thức và xác thực của Đảng, thể hiện bản chất cách mạng, tính khoa học và tính sáng tạo của Đảng, thể hiện sự thống nhất về t- t-ởng và chính trị trong Đảng Nghiên cứu và tìm hiểu về đ-ờng lối chiến tranh nhân dân thời kỳ kháng chiến chống

thực dân Pháp thông qua văn kiện Đảng thời kỳ 1945 - 1954 (Văn kiện Đảng

Toàn tập từ Tập 8 đến Tập 15) sẽ cung cấp cho chúng ta cái nhìn chân thực,

toàn diện và có hệ thống về những hoạt động cách mạng của Đảng và nhân dân Từ đó, chúng ta sẽ nhận thức rõ hơn, sâu sắc hơn vai trò và công lao to

Trang 6

lớn của Đảng trong kháng chiến chống thực dân Pháp, cũng nh- trong toàn bộ

sự nghiệp cách mạng của dân tộc

Trong xây dựng nền khoa học quân sự Việt Nam hiện đại, không thể

bỏ qua việc nghiên cứu đ-ờng lối chiến tranh nhân dân của Đảng thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp, đặc biệt là qua nguồn t- liệu chính thống của Đảng - văn kiện Đảng 1945 - 1954

Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài: “Đ-ờng lối chiến tranh nhân dân của Đảng trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp (qua văn kiện Đảng 1945 - 1954)” để tìm hiểu và làm sáng tỏ hơn bản

chất cách mạng và tinh thần sáng tạo thể hiện trong đ-ờng lối chiến tranh nhân dân của Đảng lãnh đạo và chỉ đạo cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp Qua đó, khẳng định vai trò và công lao to lớn của Đảng trong sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc; đồng thời, góp phần củng cố niềm tin vững chắc vào sự lãnh đạo của Đảng trong giai đoạn cách mạng hiện nay

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Đ-ờng lối chiến tranh nhân dân Việt Nam nói chung và đ-ờng lối chiến tranh nhân dân trong kháng chiến chống thực dân Pháp nói riêng là một vấn đề rất lớn, đ-ợc nhiều nhà nghiên cứu thuộc các lĩnh vực khác nhau của khoa học lịch sử và khoa học quân sự quan tâm Có thể tổng hợp các công trình nghiên cứu và tác phẩm liên quan đến vấn đề này thành những nhóm cơ bản sau:

Một là, các công trình và hồi ký của các nhà lãnh đạo Đảng và Nhà n-ớc, các nhà cách mạng lão thành, những ng-ời từng sống và hoạt động trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp Tiêu biểu là các tác phẩm:

Chiến tranh nhân dân Việt Nam của Hồ Chí Minh (NXB Quân đội nhân dân,

1980); Bàn về chiến tranh nhân dân và lực l-ợng vũ trang nhân dân của Hồ Chí Minh, Lê Duẩn, Tr-ờng Chinh, (NXB Quân đội nhân dân, 1966); Kháng

Trang 7

chiến nhất định thắng lợi của Tr-ờng Chinh (NXB Sự thật, 1947); Chiến tranh nhân dân của Lê Duẩn (NXB Trần Phú, Nam Bộ, 1951); Chiến tranh nhân dân và quân đội nhân dân (NXB Sự thật, 1959); Đ-ờng lối quân sự của Đảng

là ngọn cờ trăm trận trăm thắng của chiến tranh nhân dân ở n-ớc ta (NXB

Quân đội nhân dân, 1973); Sức mạnh vô địch của chiến tranh nhân dân Việt

Nam trong thời đại mới (NXB Sự thật, 1976); của Võ Nguyên Giáp; Lịch sử nghệ thuật chiến dịch Việt Nam trong 30 năm chiến tranh chống Pháp, Mỹ

của Hoàng Minh Thảo chủ biên (NXB Quân đội nhân dân, 1995); v.v Đây là các tác phẩm có giá trị lý luận chính trị quân sự

Hai là, những công trình nghiên cứu của các nhà khoa học về lịch sử dân tộc, lịch sử Đảng, lịch sử quân sự đề cập đến lịch sử cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, đến đ-ờng lối kháng chiến chống thực dân Pháp, đ-ờng

lối chiến tranh nhân dân Việt Nam Tiêu biểu là các tác phẩm: Thắng lợi vĩ

đại của chiến tranh nhân dân Việt Nam (NXB Quân đội nhân dân, 1973); Lịch sử cuộc kháng chiến chống Pháp 1945 - 1954 (NXB Quân đội nhân dân,

1994); Hậu ph-ơng chiến tranh nhân dân Việt Nam của Viện lịch sử quân sự Việt Nam (NXB Quân đội nhân dân, 1997); Bí mật về sức mạnh huyền thoại

của chiến tranh nhân dân Việt Nam của Nguyễn Đức Quý (NXB Mũi Cà

Mau, 2001); v.v

Các công trình đ-ợc công bố d-ới nhiều hình thức khác nhau nh-: sách nghiên cứu, hồi ký, bài viết đăng trên các tạp chí, báo cáo hội thảo khoa học Nhìn chung, các công trình đều tập trung làm sáng rõ nội dung đ-ờng lối của cuộc chiến tranh cách mạng của nhân dân ta và vai trò của Đảng trong việc đề

ra chủ tr-ơng đ-ờng lối và tổ chức thực hiện nó trong thực tiễn Các công trình

đã khái quát những nội dung lớn về đ-ờng lối chiến tranh nhân dân của Đảng, khẳng định sức mạnh vô địch của nó là nhân tố quyết định thắng lợi trong cuộc kháng chiến chống kẻ thù xâm l-ợc Những vấn đề liên quan đến nội dung, vị trí, vai trò của chiến tranh nhân dân trong lịch sử cũng đ-ợc các nhà

Trang 8

nghiên cứu đề cập và b-ớc đầu chỉ ra những giá trị thực tiễn trong việc xây dựng nền quốc phòng toàn dân, thế trận chiến tranh nhân dân

Ngoài các công trình nghiên cứu của tác giả trong n-ớc, còn có một số tác phẩm của các tác giả n-ớc ngoài nghiên cứu về cuộc chiến tranh của nhân

dân Việt Nam chống lại chiến tranh xâm l-ợc của thực dân Pháp nh-: Paris -

Sài Gòn - Hà Nội (tài liệu l-u trữ của cuộc chiến tranh 1944-1947) của

Philippe Devillers; Chiến tranh Việt Nam thời kỳ thứ nhất 1889-1954 của Chest (N.Y, 1976); Chiến tranh cách mạng Cộng sản - Việt Minh ở Đông

D-ơng của George K: Tanhan (NXB Prages - New York, 1962); v.v Đặc biệt,

còn có một số tác phẩm, bài viết của t-ớng lĩnh quân đội Pháp từng tham gia

cuộc chiến tranh xâm l-ợc của Pháp tại Đông D-ơng nh-: Đông D-ơng hấp

hối 1953-1954 và Thời điểm của những sự thật của Hăng-ri Na-va (NXB

Plông, Pari, 1956 và 1979); Đông D-ơng trong cơn lốc của Pôn Ê-ly (NXB Plông, Pari, 1964); Cuộc chiến tranh Đông D-ơng của Lucien Bodard (xuất

bản tại Pari những năm 1963-1965-1967);v.v Đây là các công trình chủ yếu nghiên cứu và phản ánh về mặt lịch sử chiến tranh Trong đó, các tác giả đều

cố gắng để tìm ra một lời giải đáp thích đáng cho câu hỏi về nguyên nhân vì sao quân đội lớn mạnh của thực dân Pháp đã bị đánh đến đại bại bởi một dân tộc Việt Nam nhỏ bé, nghèo nàn, lạc hậu Các tác giả đ-a ra nhiều cách giải thích khác nhau Song, dù là bằng cách này hay cách khác thì cuối cùng, cả về phía những ng-ời đã từng đứng bên kia chiến tuyến trong cuộc kháng chiến của chúng ta, cũng đều phải đi đến sự thừa nhận, hay là sự chấp nhận một thực

tế mà nh- t-ớng H Nava của Pháp đã thừa nhận, rằng: sự thua trận của Pháp cũng nh- của cả Mỹ sau này là do đã phải đối đầu với một cuộc “chiến tranh toàn diện”, đối đầu với một “sức mạnh lớn” từ một lực lượng mà ở đó “chính quyền, dân chúng và quân đội là một.” [12, 64]

Có thể nói rằng, đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về chiến tranh nhân dân Việt Nam, về cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân

Trang 9

Việt Nam Với đề tài này, có thể nghiên cứu thông qua nhiều nguồn tài liệu khác nhau Tuy nhiên, cho đến nay, trong số các công trình đã công bố, ch-a

có một công trình chuyên khảo nào đi sâu vào việc nghiên cứu đ-ờng lối chiến tranh nhân dân thông qua tập hợp sử liệu trong nguồn văn kiện Đảng thời kỳ

1945 - 1954

Vì vậy, việc tiếp tục tìm hiểu đ-ờng lối chiến tranh nhân dân của Đảng thông qua s-u tầm, mô tả sử liệu qua các văn kiện Đảng thời kỳ 1945 - 1954

sẽ góp phần làm sáng tỏ đ-ờng lối đúng đắn, sáng suốt của Đảng trong lãnh

đạo, chỉ đạo kháng chiến; đồng thời, góp phần cung cấp một nguồn t- liệu

đ-ợc hệ thống và dễ tiếp cận cho các nhà khoa học tiếp tục nghiên cứu về vấn

đề này

3 Mục đích và nhiệm vụ của đề tài

- Mục đích của đề tài: tìm hiểu quá trình hình thành đ-ờng lối chiến

tranh nhân dân của Đảng thông qua việc khảo cứu nguồn văn kiện Đảng

1945-1954 nhằm góp phần làm rõ tính độc đáo, đặc sắc của chiến tranh nhân dân Việt Nam, tính đúng đắn, sáng tạo của đ-ờng lối kháng chiến; khẳng định sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng trong kháng chiến chống thực dân Pháp và trong toàn bộ sự nghiệp cách mạng của dân tộc; từ đó, củng cố niềm tin vào sự lãnh

đạo của Đảng trong giai đoạn cách mạng mới của đất n-ớc

- Nhiệm vụ của đề tài:

+ Nhận thức, đánh giá về nguồn tài liệu phản ánh đ-ờng lối chiến tranh nhân dân của Đảng trong văn kiện Đảng 1945 - 1954

+ Trình bày nội dung đ-ờng lối chiến tranh nhân dân của Đảng thông qua việc khảo sát nguồn tài liệu văn kiện Đảng 1945 - 1954

+ Nêu kết quả, tác dụng của đ-ờng lối đó đối với cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc, những đóng góp về mặt lý luận của nó đối với nền khoa học quân sự hiện đại Việt Nam

Trang 10

4 Phạm vi nghiên cứu của đề tài

Đề tài “Đường lối chiến tranh nhân dân của Đảng trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp (qua văn kiện Đảng 1945 - 1954)” đi sâu tìm hiểu

về đ-ờng lối chiến tranh nhân dân của Đảng đã đ-ợc hình thành và hoàn chỉnh trong những năm kháng chiến chống thực dân Pháp Đề tài không đi sâu tìm hiểu việc tổ chức và thực hiện đ-ờng lối trong thực tiễn kháng chiến

5 Ph-ơng pháp nghiên cứu

Để thực hiện đề tài này, chúng tôi đã vận dụng nhiều ph-ơng pháp nghiên cứu Trong đó, nổi bật là ph-ơng pháp lịch sử kết hợp với ph-ơng pháp lo-gic, thống kê, so sánh, đối chiếu, phân tích, tổng hợp

6 Bố cục của đề tài

Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, phần nội dung của đề tài đ-ợc

chia làm 3 ch-ơng nh- sau:

Ch-ơng I Văn kiện Đảng 1945 - 1954 và nguồn tài liệu về đ-ờng lối chiến tranh nhân dân của Đảng

Ch-ơng II Những vấn đề cơ bản về đ-ờng lối chiến tranh nhân dân của

Đảng trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp (qua văn kiện Đảng

1945 - 1954)

Ch-ơng III Giá trị lý luận và thực tiễn của đ-ờng lối chiến tranh nhân dân của Đảng trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp

Trang 11

Ch-ơng 1 Văn kiện Đảng 1945 - 1954 và nguồn tài liệu về

đ-ờng lối chiến tranh nhân dân của Đảng

1.1 Văn kiện Đảng 1945 - 1954, nguồn tài liệu lịch sử quan trọng

1.1.1 Bối cảnh hình thành nguồn tài liệu văn kiện Đảng 1945- 1954

Mùa thu năm 1945, những diễn biến mới của tình hình thế giới đã tạo

ra “điều kiện đặc biệt thuận tiện” cho cách mạng Việt Nam Dưới sự lãnh đạo sáng suốt, tài tình của Đảng Cộng sản Đông D-ơng, toàn thể dân tộc Việt Nam đã đoàn kết và hăng hái đứng lên chiến đấu với ý chí quyết tâm dù có phải “đốt cháy cả dãy Trường Sơn” cũng phải kiên quyết giành cho được độc lập Từ giữa tháng 8 - 1945, cuộc Tổng khởi nghĩa giành chính quyền đã diễn

ra hết sức sôi nổi và chỉ trong vòng hai tuần lễ, ta đã giành thắng lợi cơ bản trên toàn quốc Cách mạng Tháng Tám thành công

Cách mạng Tháng Tám thành công đã lật nhào ngai vàng phong kiến tồn tại hàng nghìn năm, phá tan xiềng xích nô lệ thực dân gần 100 năm, giành lại chính quyền cho nhân dân, mở ra một kỷ nguyên mới trong lịch sử dân tộc Việt Nam - kỷ nguyên độc lập, tự do và tiến tới chủ nghĩa xã hội; đem lại

“một cuộc đổi đời chưa từng có đối với mỗi người Việt Nam”[16, 13], đưa nhân dân Việt Nam từ thân phận nô lệ lên địa vị những ng-ời làm chủ đất nước, làm chủ vận mệnh của mình “Đó là một cuộc thay đổi cực kỳ to lớn trong lịch sử của nước ta”[26, 20] Với thắng lợi này, “Chẳng những giai cấp lao động và nhân dân Việt Nam ta có thể tự hào, mà giai cấp lao động và những dân tộc bị áp bức nơi khác cũng có thể tự hào rằng: lần này là lần đầu tiên trong lịch sử cách mạng của các dân tộc thuộc địa và nửa thuộc địa, một

đảng mới 15 tuổi đã lãnh đạo cách mạng thành công, đã nắm chính quyền toàn quốc.”[26, 19]

Trang 12

Cách mạng Tháng Tám thành công, chúng ta đã tiến một b-ớc dài trên con đ-ờng lịch sử, đánh đổ đế quốc và chế độ phong kiến, nhiệm vụ tiếp theo

là “phải kiến thiết một nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.”[22, 5] Ngày

2-9-1945, tại v-ờn hoa Ba Đình, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ lâm

thời đọc Tuyên ngôn độc lập, khai sinh n-ớc Việt Nam Dân chủ Cộng hoà,

tuyên bố trước thế giới quyền “phải được tự do!”, “phải được độc lập!” của dân tộc Việt Nam; đồng thời khẳng định: “Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết

đem tất cả tinh thần và lực l-ợng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự

do, độc lập ấy.”[21, 436- 437]

N-ớc Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đã thành lập, bao nhiêu xiềng xích

đã đ-ợc cởi bỏ, Chính phủ cùng với nhân dân cả n-ớc hân hoan, phấn khởi bắt tay ngay vào việc xây dựng, tổ chức lại đất n-ớc, cải thiện đời sống cho nhân dân Tuy nhiên, do hậu quả của chính sách cai trị của thực dân và phát xít, sự tàn phá của chiến tranh và thiên tai, nên việc kiến thiết lại n-ớc nhà gặp vô số khó khăn

Về mặt quân sự, lực l-ợng vũ trang quân đội đang trong quá trình xây dựng, nên còn rất mỏng, tổ chức ch-a đ-ợc chu đáo, trang bị vũ khí, kỹ thuật còn thô sơ Lực l-ợng vũ trang đ-ợc phát triển lên từ các đội vũ trang đánh du kích, vốn chủ yếu là để hỗ trợ nhân dân đấu tranh chính trị và khởi nghĩa

Trang 13

giành chính quyền; hầu hết họ đều xuất thân từ giai cấp nông dân, cho nên kinh nghiệm chiến đấu còn quá ít và kết quả huấn luyện còn kém Mặt khác, chúng ta còn ch-a có một nền công nghiệp sản xuất vũ khí, ch-a có một nền kinh tế, tài chính phục vụ chiến tranh, cũng nh- thiếu hẳn một đội ngũ cán bộ quân sự đ-ợc đào tạo chính quy, có kinh nghiệm chỉ huy, tác chiến

Về kinh tế và tài chính, sau gần một thế kỷ d-ới ách cai trị, bóc lột tàn bạo của thực dân Pháp và chính sách vơ vét đến cùng kiệt của phát xít Nhật, nền kinh tế n-ớc ta vốn đã rất nghèo nàn, lạc hậu lại càng thêm xơ xác tiêu

điều; hạn hán, lũ lụt liên tiếp, đã đẩy đến nạn đói khủng khiếp từ cuối năm

1944 đến đầu năm 1945 làm hơn hai triệu đồng bào ta chết đói; hơn 50% ruộng đất trong Nam và 25% ruộng đất ngoài Bắc bị bỏ hoang Nền công nghiệp n-ớc ta hầu nh- không có gì, tiểu thủ công nghiệp đình đốn Nền tài chính kiệt quệ, kho bạc hầu nh- trống rỗng, chỉ còn vẻn vẹn 1.230.720 đồng tiền giấy, trong đó có đến 586.000 đồng rách nát không tiêu đ-ợc Ngân hàng

Đông D-ơng vẫn nằm trong tay t- bản Pháp Thêm vào đó, bọn T-ởng tung tiền quan kim vào thị tr-ờng càng làm cho thị tr-ờng giá cả, tiền tệ rối loạn thêm

Về xã hội, đời sống của nhân dân lao động hết sức khó khăn, thiếu thốn; nạn đói, nạn thất nghiệp, nạn mù chữ (hơn 90% dân ta mù chữ) và các tệ nạn xã hội khác do chế độ cũ để lại hết sức nghiêm trọng

Từ những ngày đầu tiên của n-ớc Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, Chủ

tịch Hồ Chí Minh đã nêu lên sáu nhiệm vụ cấp bách của n-ớc Việt Nam Dân

chủ Cộng hoà: thứ nhất là phải giải quyết nạn đói; thứ hai là phải giải quyết

nạn dốt; thứ ba là phải “tổ chức càng sớm càng hay” cuộc Tổng tuyển cử với chế độ phổ thông đầu phiếu; thứ t- là phải giáo dục lại tinh thần nhân dân; thứ năm là bỏ thuế thân, thuế chợ, thuế đò, tuyệt đối cấm hút thuốc phiện; thứ sáu

là thực hiện tự do tín ng-ỡng và đoàn kết l-ơng giáo.[22, 1-3]

Trang 14

Đó là những nhiệm vụ cấp bách cần giải quyết để khắc phục những khó khăn trở ngại cho việc bảo vệ đất n-ớc và xây dựng xã hội mới Tuy nhiên, trong công cuộc bảo vệ đất n-ớc và xây dựng xã hội mới, khó khăn lớn nhất, mối nguy hại lớn nhất bao trùm lên tất thảy chính là mối hoạ ngoại xâm

Khi chiến tranh thế giới lần thứ hai gần kết thúc, bọn đế quốc thực dân phản động Anh, Pháp, Mỹ, Tàu đã ngồi lại thoả hiệp với nhau, trong đó có thoả thuận việc “trả lại” quyền thống trị của Pháp ở Đông Dương Như một màn mây xám xịt, cuộc thoả thuận của các thế lực phản động đang đòi che tắt

đi ánh sáng của hoà bình và tự do đã đ-ợc đổi bằng cả thế kỷ tranh đấu của dân tộc Việt Nam mới có đ-ợc Tuy nhiên, âm m-u đen tối của bọn chúng đã

đ-ợc Đảng ta dự đoán đúng ngay từ rất sớm

Từ ngày 1-7-1945, trong Lời kêu gọi của Uỷ ban quân sự cách mạng

Bắc kỳ, Đảng đã dự đoán: “bọn Pháp Đờ Gôn đang lăm le trở lại, tái lập ách

của chủ nghĩa đế quốc Pháp lên cổ đồng bào Quân Đồng minh sẽ vào Đông D-ơng đánh Nhật N-ớc ta sẽ biến thành sân khấu của những cuộc chiến đấu

gay go.”[21, 552] Toàn quốc hội nghị Đảng Cộng sản Đông D-ơng, ngày

15-8-1945, cũng dự đoán: “Sự mâu thuẫn giữa Anh, Mỹ, Pháp và Liên Xô có thể làm cho Anh, Mỹ nhân nh-ợng với Pháp và để cho Pháp trở lại Đông

Dương.”[21, 427] Hiệu triệu của đại biểu Việt Minh đọc tr-ớc 20 vạn đồng

bào Hà Nội, ngày 19-8-1945, cũng khẳng định: “bọn đế quốc Pháp nuôi cuồng vọng khôi phục chủ quyền ở Đông D-ơng đang ngóc đầu lăm le hoạt

động, chúng ta cần phải có một thái độ thật rõ rệt, thật đ-ờng hoàng, thật cương quyết!”, “nếu cần, phải quyết chiến, chống những cuộc xâm lăng của chúng cũng như của tất cả các đế quốc khác”[21, 566-567]

Tổng bộ Việt Minh hô hào quốc dân trong ngày độc lập cũng sớm xác

định: “quyền độc lập của chúng ta hãy còn đương mong manh lắm Giành chính quyền là một việc khó Nh-ng giữ vững chính quyền lại càng khó hơn.”; nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà “tất còn gặp nhiều khó khăn nguy hiểm,

Trang 15

còn phải đối phó với âm m-u của Pháp chực khôi phục lại nền thống trị, cũng như phải ngăn ngừa mọi trở lực ngăn cản bước đường tiến của chúng ta”;

“Giặc Pháp ngấp nghé trở lại Đông D-ơng đè đầu c-ỡi cổ ta một lần nữa Ta phải chuẩn bị đánh tan kế hoạch xâm lược dã man của chúng.”[21, 569-570]

Sau đó, Chỉ thị của Ban chấp hành Trung -ơng về Kháng chiến kiến quốc,

ngày 25-11-1945, còn khẳng định lại: “tháng Tám vừa rồi, nhờ được những

điều kiện đặc biệt thuận tiện nên cuộc Cách mạng Tháng Tám vừa rồi t-ơng

đối dễ thắng lợi Nh-ng việc giành chính quyền càng dễ bao nhiêu thì việc giữ chính quyền càng khó bấy nhiêu.”[22, 23]

Và thực tế đã diễn ra đúng nh- dự đoán của Đảng ta từ hồi đầu tháng

7-1945 Ngay sau khi chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc và cũng là lúc dân tộc Việt Nam d-ới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông D-ơng đã chớp thời cơ cách mạng chín muồi, tiến hành Tổng khởi nghĩa giành thắng lợi to lớn, lập nên n-ớc Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, thì quân Đồng minh lũ l-ợt kéo vào

Đông D-ơng để giải giáp quân đội phát xít Nhật

Từ cuối tháng 8 và đầu tháng 9 năm 1945, khoảng 20 vạn quân T-ởng

do t-ớng L- Hán cầm đầu, đã tiến vào miền Bắc n-ớc ta, đóng từ vĩ tuyến 16 trở ra ở phía nam vĩ tuyến 16, ngày 6-9-1945, quân đội đế quốc Anh (và núp sau l-ng quân đội Anh là quân đội Pháp) cũng kéo vào lãnh thổ n-ớc ta Lợi dụng danh nghĩa là quân Đồng minh giải giáp quân đội phát xít Nhật, các thế lực này đã vào Đông D-ơng - Việt Nam cùng với những toan tính xấu xa,

đen tối

Do Cách mạng Tháng Tám ở Việt Nam “là một cuộc cách mạng dân tộc

và dân chủ thắng lợi đầu tiên ở một n-ớc thuộc địa tại Đông Nam á”[26, 52], lập nên chính quyền nhân dân do giai cấp công nhân lãnh đạo; do tính cách mạng triệt để của nó đồng nghĩa với việc cách mạng Việt Nam đi đầu trong phong trào chống chủ nghĩa thực dân ở khu vực, “Chính vì thế nên bọn đế quốc thế giới lo sợ và tích cực can thiệp, nguyện làm cho nó thất bại”[26, 52]

Trang 16

Dù cho giữa chúng có những m-u đồ riêng và mâu thuẫn với nhau, nh-ng các thế lực này vẫn câu kết với nhau để chống phá cách mạng Việt Nam hết sức quyết liệt

Đông D-ơng vốn là một thuộc địa giàu có của n-ớc Pháp, đ-ợc coi là

“viên ngọc đẹp nhất” trong chuỗi ngọc Viễn Đông Vì thế, Pháp coi việc trở lại khôi phục “chủ quyền” của mình ở Đông Dương là một phần nằm trong kế hoạch khôi phục lại vị thế n-ớc Pháp sau chiến tranh

Về phía đế quốc Anh, do lo sợ Đông D-ơng sau khi ra khỏi tay Nhật thì

sẽ lọt vào tay Mỹ làm cho so sánh lực l-ợng giữa Anh và Mỹ trong khu vực này bất lợi cho mình Cho nên, khi chiến tranh thế giới thứ hai đang tiếp diễn, Anh đã chủ tr-ơng trao Đông D-ơng lại cho Pháp, để đổi lại Pháp sẽ nhân nh-ợng cho Anh một số quyền lợi ở Trung Cận Đông và Châu Phi Mặt khác, Anh chủ tr-ơng trao lại Đông D-ơng cho Pháp còn là để ngăn chặn mối lo sợ của các nước đế quốc, rằng: phong trào đòi độc lập ở Đông Dương sẽ “làm gương” cho các thuộc địa, trong đó có những thuộc địa của Anh ở Đông Nam

á Ngày 24-8-1945, Anh ký một thoả hiệp với Pháp về nguyên tắc và cách thức khôi phục lại quyền lực của Pháp tại Đông D-ơng Nh- vậy, m-ợn tiếng

là vào Đông D-ơng lột vũ trang của quân Nhật, nh-ng sự thật quân đội đế quốc Anh là đội viễn chinh giúp thực dân Pháp m-u c-ớp lại n-ớc ta [26, 21]

Về phía Mỹ, tuy cũng muốn tranh giành quyền lợi với Anh, Pháp ở

Đông D-ơng và Đông Nam á, nh-ng vì một lí do quan trọng hơn là Mỹ muốn hoà hoãn với Anh, Pháp để cùng lập mặt trận bao vây Liên Xô Do đó, Mỹ đã quyết định hy sinh quyền lợi bộ phận ở Đông D-ơng, đứng về phía Pháp, ủng

hộ cuộc chiến tranh xâm l-ợc của n-ớc Pháp đối với Đông D-ơng Bề ngoài, tuy rằng vẫn “nói dối” Đông Dương là giữ thái độ trung lập, song thực chất

Mỹ đã ngầm giúp Pháp trở lại Đông D-ơng bằng cách cho Pháp m-ợn tàu đ-a quân sang Đông D-ơng.[22, 24]

Trang 17

Về phía Trung Hoa dân quốc, mặc dù luôn có âm m-u thôn tính n-ớc

ta, song trong tình hình phải chuẩn bị cuộc nội chiến để tiêu diệt Đảng Cộng sản Trung Quốc và đàn áp phong trào cách mạng trong n-ớc sau khi Mỹ và Liên Xô rút quân, nên chính quyền T-ởng Giới Thạch cũng tỏ ý hoà hoãn, thông đồng với Pháp trong việc Pháp trở lại Đông D-ơng Quân T-ởng cũng m-ợn danh nghĩa vào Đông D-ơng giải giáp quân đội Nhật, nh-ng kỳ thực chúng có “ba mục đích hung ác” là: tiêu diệt Đảng ta, phá tan Việt Minh và giúp bọn phản động Việt Nam đánh đổ chính quyền nhân dân, để lập ra một chỉnh phủ phản động làm tay sai cho chúng.[26, 21] Vì thế, khi vào n-ớc ta, chúng đã kéo theo bè lũ ng-ời Việt phản động sống l-u vong ở Trung Quốc (bọn Việt Quốc do Vũ Hồng Khanh và Nguyễn T-ờng Tam cầm đầu và bọn Việt Cách do Nguyễn Hải Thần cầm đầu) ra sức tiến hành các hoạt động chống phá chính quyền cách mạng của dân tộc Việt Nam

Ngoài lực l-ợng của quân đội T-ởng, Anh và Pháp, ở các thành phố, các đô thị quan trọng trên lãnh thổ n-ớc ta còn có hơn 6 vạn quân Nhật Đám tàn quân này tuy đã đầu hàng Đồng minh nh-ng vẫn nguyên vũ khí, và một bộ phận của chúng đã đ-ợc quân đội Anh sử dụng để đánh vào lực l-ợng vũ trang của ta, dọn đ-ờng cho thực dân Pháp trở lại đánh chiếm Sài Gòn

Và ngay từ ngày 2-9-1945, giữa lúc nhân dân Sài Gòn mít tinh mừng ngày tuyên bố độc lập thì bọn thực dân Pháp phản động đã núp trong các khu nhà, xả súng vào đồng bào ta làm 47 ng-ời chết và nhiều ng-ời bị th-ơng

Đến ngày 23-9-1945, nhận đ-ợc sự yểm trợ của quân Anh và quân Nhật, quân Pháp đã nổ súng đánh chiếm Sài Gòn, chính thức mở đầu cuộc chiến tranh xâm l-ợc n-ớc ta lần thứ hai

Kể từ ngày 23-9-1945, nhân dân Nam Bộ đã phải đứng dậy kháng chiến chống thực dân Pháp xâm l-ợc Đảng ta và nhân dân cả n-ớc đồng tâm kháng chiến, h-ớng về Nam Bộ, sẵn sàng làm hết sức mình vì miền Nam thân yêu

Trang 18

Nh- vậy, sau ngày giành đ-ợc độc lập ch-a đầy một tháng, n-ớc Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đã phải đối phó với không chỉ thực dân Pháp xâm l-ợc, mà còn phải đối phó với đế quốc Anh, Tàu can thiệp và chống phá quyết liệt -ớc tính có khoảng 30 vạn quân quân đội n-ớc ngoài chiếm đóng trên lãnh thổ Việt Nam Chúng là những đội quân đế quốc phản động, đồng loã, hà hơi tiếp sức cho bọn phản động ng-ời Việt ngóc đầu dậy chống phá chính quyền cách mạng Việt Nam, giúp sức cho bọn thực dân Pháp trở lại xâm l-ợc Việt Nam Trong khi nội lực của n-ớc Việt Nam mới vẫn còn ch-a kịp đ-ợc củng cố và phát triển, thì sự trở lại của thực dân Pháp xâm l-ợc và sự chống phá quyết liệt của các thế lực thù địch đã đẩy cách mạng Việt Nam vào tình thế hết sức gay go Nh- Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khái quát, chính quyền cách mạng ta đang phải đương đầu với “ba thứ giặc”- giặc đói, giặc dốt, giặc

ngoại xâm Vận mệnh của dân tộc, của cách mạng n-ớc ta đang bị đặt tr-ớc

Đảng phải tạm rút lui vào hoạt động bí mật d-ới các danh nghĩa Hội, Đoàn thể

để lãnh đạo chính quyền và nhân dân chống thù trong giặc ngoài, bảo vệ và củng cố chính quyền cách mạng non trẻ, vừa kháng chiến vừa kiến quốc

Để có thể lãnh đạo thành công công cuộc chống thù trong giặc ngoài, bảo vệ chính quyền cách mạng, điều tr-ớc hết và cơ bản nhất là Đảng phải vạch ra đ-ợc một đ-ờng lối kháng chiến đúng đắn, sáng tạo để đánh thắng

kẻ thù

Mặc dù đã sớm nhận định đ-ợc tình hình và âm m-u của chúng, nh-ng trong hoàn cảnh đất n-ớc còn ch-a đủ thực lực để có thể tiến hành ngay cuộc kháng chiến trên phạm vi cả n-ớc, nên tr-ớc mắt, Đảng chủ tr-ơng ta phải hết

Trang 19

sức đề phòng, vừa tích cực chuẩn bị, vừa tìm mọi cách để tránh, đẩy lùi nguy cơ chiến tranh, kiên trì đấu tranh chính trị và ngoại giao, nhằm triệt để tranh thủ khả năng hoà bình, xây dựng thực lực cho cách mạng

Đánh giá âm m-u và thủ đoạn hành động của các kẻ thù, Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh xác định: Kẻ thù chính của nhân dân ta là thực dân Pháp xâm l-ợc Quân T-ởng tuy có m-u đồ hung ác đối với ta, nh-ng trong nội bộ chúng đang có mâu thuẫn và có nhiều khó khăn, nên chúng không thể thực hiện đ-ợc m-u đồ của mình Do đó, để tập trung lực l-ợng chống Pháp, chúng ta cần hợp tác tích cực với quân T-ởng trong việc giải giáp quân Nhật

và tự kiềm chế tr-ớc những hành động khiêu khích của chúng, tránh xảy ra xung đột quân sự

Trên cơ sở giữ vững nguyên tắc nắm chắc vai trò lãnh đạo của Đảng, giữ vững chính quyền cách mạng, giữ vững mục tiêu độc lập, thống nhất đất n-ớc, Đảng và Chính phủ ta đã nhân nh-ợng cho quân T-ởng những quyền lợi

về kinh tế và cả những quyền lợi về chính trị cho bọn tay sai ng-ời Việt của chúng Đó là một sách l-ợc hết sức mềm dẻo của Đảng Nhờ đó, Đảng ta không những đã làm thất bại âm m-u của T-ởng, mà còn tạo điều kiện để ta tập trung sức kháng chiến ở Nam Bộ, đồng thời giữ vững chính quyền dân chủ nhân dân và củng cố chính quyền về mọi mặt

Bên cạnh việc đ-a ra sách l-ợc hoà hoãn với quân T-ởng để tập trung

đánh Pháp, Đảng ta còn dự đoán chính xác những thủ đoạn hành động tiếp

theo của kẻ thù Từ chỉ thị Kháng chiến kiến quốc (25-11-1945), Đảng đã dự

đoán: “trước sau, Trùng Khánh sẽ bằng lòng cho Đông Dương trở về tay Pháp, miễn là Pháp nhân nhượng cho Tàu nhiều quyền lợi quan trọng”[22, 25]

Đúng nh- dự đoán của Đảng, ngày 28-2-1946, Pháp - T-ởng đã mặc cả với nhau và ký hiệp ước để cho quân Pháp vào miền Bắc Việt Nam Chúng “định hãm ta vào thế cô độc, buộc ta phải đánh với nhiều kẻ thù một lúc” [22, 43]

Trang 20

Từ cuối tháng 6-1946, sau khi toàn bộ quân T-ởng rút về n-ớc, thì thực dân Pháp càng tăng c-ờng mở rộng chiến tranh xâm l-ợc ra cả n-ớc ta Tình hình trở nên hết sức gay go và cấp bách Lúc này, Đảng “không thể do

dự Do dự là hỏng hết Đảng phải quyết đoán mau chóng, phải dùng những ph-ơng pháp - dù là những ph-ơng pháp đau đớn - để cứu vãn tình thế.”[26,

21] Ngày 3-3-1946, trong văn kiện Tình hình và chủ tr-ơng, sau khi phân

tích “một cách khách quan những điều kiện lời lãi trong n-ớc và ngoài nước”[22, 44], Đảng đi đến chủ trương giàn hoà với Pháp, đồng thời nhấn mạnh: “Điều cốt tử là trong khi mở cuộc đàm phán với Pháp, không những không ngừng một phút công việc sửa soạn, sẵn sàng kháng chiến bất cứ lúc nào và ở đâu, mà còn hết sức xúc tiến sửa soạn công việc ấy, và nhất định không để cho việc đàm phán với Pháp làm nhụt tinh thần quyết chiến của dân tộc ta.”[22, 46] Ngày 6-3-1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký với đại diện

Chính phủ Pháp Hiệp định sơ bộ Việt - Pháp, đặt cơ sở cho việc đàm phán đi

đến một hiệp -ớc chính thức Chỉ thị Hoà để tiến của Ban T.V.T.W, ngày

9-3-1946, nói rõ: “Tổ quốc gặp những bước khó khăn Nhưng con thuyền cách mạng đang luồn những mỏm đá ghềnh để lướt tới Chúng ta “hoà” với nước Pháp để giành thời gian, bảo toàn thực lực, giữ vững lập tr-ờng càng mau tiến tới độc lập hoàn toàn.”[22, 56]

Với việc ký kết Hiệp định sơ bộ 6-3, ta đã lợi dụng đ-ợc mâu thuẫn giữa Pháp và T-ởng, gạt nhanh quân T-ởng và bè lũ tay sai của chúng về n-ớc, đồng thời tranh thủ đ-ợc thời gian để xây dựng lực l-ợng chuẩn bị cho cuộc kháng chiến lâu dài Tuy nhiên, quá trình thực hiện Hiệp định diễn ra phức tạp, trong khi ta tìm mọi cách tránh xung đột, để trì hoãn, không cho chiến tranh lan rộng ra, thì phía Pháp lại ngày một lấn tới Cuộc đàm phán ở Fôngtenbờlô nhằm ký kết một hiệp -ớc chính thức Việt - Pháp nh- dự tính

đã bị thực dân Pháp phá hoại Nh-ng để cứu vãn tình hình, Chủ tịch Hồ Chí

Minh tiếp tục ký với Pháp Tạm -ớc 14-9-1946, nh-ợng bộ thêm cho chúng

Trang 21

một b-ớc nữa để tạo điều kiện cho nhân dân trong n-ớc có thêm thời gian chuẩn bị lực l-ợng, đồng thời, để tranh thủ sự đồng tình của nhân dân thế giới, của các tầng lớp nhân dân Pháp đối với sự nghiệp chính nghĩa của dân tộc Việt Nam

Nh-ng, với dã tâm của kẻ đi xâm l-ợc, thực dân Pháp không bao giờ có thể thoả mãn với những nhân nh-ợng của Chính phủ Việt Nam Bất chấp những hiệp -ớc và tạm -ớc đã ký, bọn thực dân Pháp vẫn ráo riết chuẩn bị và tăng c-ờng các hoạt động mở rộng chiến tranh Tháng 11-1946, chúng tăng thêm quân và đổ bộ lên Đà Nẵng, Đồ Sơn, Cát Bà Ngày 20-11-1946, chúng toả ra đánh chiếm Hải Phòng và Lạng Sơn Ngày 17-12-1946, chúng gây hấn

ở Thủ đô Hà Nội, bắn vào trụ sở tự vệ của ta, gây ra vụ thảm sát ở phố Hàng Bún Đỉnh điểm của sự khiêu khích là ngày 18-12-1946, thực dân Pháp đánh chiếm trụ sở Bộ Tài chính và Bộ Giao thông công chính, và cũng trong tối hôm đó, Moóc-li-e đ-a ra tối hậu th- đòi Chính phủ ta giao cho chúng quyền giữ an ninh ở Thủ đô Hà Nội Với hành động trắng trợn này, thực dân Pháp đã không còn dấu diếm âm m-u tái xâm l-ợc Việt Nam nữa, chúng đã ra lời tuyên chiến với nhân dân Việt Nam

Tr-ớc tình hình một nền hoà bình mong manh, vận mệnh dân tộc tr-ớc nguy cơ mất còn, Đảng và Chính phủ ta xác định rõ: lúc này, nhân nh-ợng là mất nước, là “phạm đến chủ quyền của nước, là hại đến quyền lợi cao trọng của dân tộc”[22, 148] Đảng quyết định phát động cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm l-ợc trên phạm vi toàn quốc

Ngày 19-12-1946, h-ởng ứng Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của

Chủ tịch Hồ Chí Minh, tiếng súng toàn quốc kháng chiến đã bùng nổ Từ đây, cả dân tộc ta đi vào cuộc tr-ờng chinh suốt chín năm không ng-ng nghỉ

Nhìn chung, cuộc kháng chiến chín năm của toàn Đảng, toàn dân ta đã trải qua ba giai đoạn chiến l-ợc và mỗi giai đoạn là một b-ớc tiến mới, là một nấc thang đi lên của con đ-ờng chiến thắng

Trang 22

Từ Nam Bộ kháng chiến đến chiến thắng Việt Bắc Thu Đông 1947 là giai đoạn thứ nhất của cuộc kháng chiến ở giai đoạn này, nhân dân ta d-ới sự lãnh đạo của Đảng đã ra sức giữ gìn và củng cố lực l-ợng, kết hợp kháng chiến ở miền Nam với xây dựng và bảo vệ chế độ mới trên cả n-ớc, tiến lên phát động toàn quốc kháng chiến, đánh thắng chiến lược “đánh nhanh thắng nhanh” của thực dân Pháp

Giai đoạn thứ hai đ-ợc bắt đầu từ sau chiến thắng Việt Bắc đến chiến thắng Biên giới Thu Đông 1950 Đây là giai đoạn đẩy mạnh cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện, phát triển chiến tranh du kích, từng b-ớc tiến lên vận

động chiến, làm thất bại một b-ớc âm m-u kéo dài, mở rộng chiến tranh và

âm mưu “dùng người Việt đánh người Việt, lấy chiến tranh nuôi chiến tranh” của thực dân Pháp Trong giai đoạn này, đặc biệt với sự kiện Cách mạng Trung Quốc thành công (năm 1949) đã cổ vũ lớn lao đối với cuộc kháng chiến của nhân dân ta Và kể từ năm 1950, cuộc kháng chiến của nhân dân ta đã nhận đ-ợc sự ủng hộ, giúp đỡ hết sức thiết thực từ các n-ớc xã hội chủ nghĩa,

đặc biệt là từ Liên Xô và Trung Quốc Cũng từ năm 1950, đế quốc Mỹ ngày càng rót nhiều viện trợ về trang bị và vũ khí vào chiến tr-ờng Đông D-ơng cho Pháp, can thiệp ngày càng sâu hơn vào cuộc chiến Những chuyển biến này đã tác động không nhỏ tới cuộc chiến đấu của nhân dân ta

Giai đoạn thứ ba là từ chiến dịch Biên giới đến kháng chiến thắng lợi (1954) Đây là giai đoạn phát triển tiến công và phản công, giữ vững và phát huy quyền chủ động trên chiến tr-ờng chính Bắc Bộ, trong sự phối hợp chung của các chiến tr-ờng trong toàn quốc cùng chiến tr-ờng Lào và Campuchia, tiến lên mở cuộc tiến công chiến l-ợc Đông Xuân 1953-1954 với trận quyết chiến Điện Biên Phủ Với chiến thắng Điện Biên Phủ, quân ta đã làm thất bại

nỗ lực chiến tranh cao nhất của thực dân Pháp và can thiệp Mỹ, buộc thực dân Pháp phải ngồi vào bàn th-ơng l-ợng Hội nghị Giơ-ne-vơ và ký Hiệp nghị chấm dứt cuộc chiến tranh ở Đông D-ơng ngày 21-7-1954

Trang 23

Trong giai đoạn thứ ba của cuộc kháng chiến đã diễn ra một sự kiện đặc biệt quan trọng đó là Đại hội lần thứ hai Đảng Cộng sản Đông D-ơng đã đ-ợc triệu tập từ ngày 11 đến ngày 19-2-1951, tại xã Vinh Quang, huyện Chiêm

Hoá, tỉnh Tuyên Quang, chiến khu Việt Bắc Th- của Chủ tịch Hồ Chí Minh

gửi Đại hội trù bị nêu rõ: “Đại hội ta là Đại hội kháng chiến Nhiệm vụ chính

của Đại hội ta là đẩy kháng chiến đến thắng lợi hoàn toàn và xây dựng Đảng Lao động Việt Nam”[26, 2] Theo sự định hướng, chỉ đạo đó, Đại hội đã thảo luận và thông qua các quyết định quan trọng: Đảng Cộng sản Đông D-ơng công khai ra lãnh đạo cách mạng, đổi tên thành Đảng Lao động Việt Nam;

định ra đ-ờng lối cách mạng Việt Nam; thông qua Chính c-ơng, Điều lệ

Đảng, Tuyên ngôn của Đảng; bầu Ban chấp hành Trung -ơng, Bộ Chính trị, Ban Bí th-, Chủ tịch Đảng, Tổng Bí th- của Đảng Nhiều văn kiện quan trọng

về các vấn đề chiến l-ợc của cách mạng Việt Nam đã đ-ợc Đại hội thảo luận

và thông qua Những nội dung ấy đã đ-ợc phát huy trong thực tiễn chiến đấu

và dẫn dắt kháng chiến đến thắng lợi

Sau chín năm tr-ờng kỳ kháng chiến, dân tộc ta đã giành thắng lợi vẻ vang với đỉnh cao là chiến dịch Điện Biên Phủ toàn thắng Có thể khẳng định rằng, nguyên nhân hàng đầu làm nên thắng lợi vĩ đại ấy chính là nhờ sự lãnh

đạo sáng suốt của Đảng ta đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu Bằng

đ-ờng lối chính trị và quân sự đúng đắn, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta đã vững vàng, khéo léo chèo lái con thuyền cách mạng Việt Nam v-ợt qua thác ghềnh hiểm trở, từng b-ớc tiến lên và giành lấy thắng lợi cuối cùng

Là lực l-ợng tiên phong, gánh trên vai sứ mệnh lãnh đạo giai cấp, lãnh

đạo dân tộc đấu tranh giải phóng, Đảng ta vừa động viên, xây dựng quyết tâm kháng chiến của toàn dân, vừa xây dựng đ-ờng lối kháng chiến Trên cơ sở

đánh giá đúng, phân tích chính xác, toàn diện, cụ thể tình hình trong n-ớc và quốc tế theo quan điểm biện chứng t-ơng quan lực l-ợng giữa ta và địch, giữa cách mạng và phản cách mạng, Đảng ta đã phát động kháng chiến kịp thời,

Trang 24

đúng lúc Ngay từ đầu, những vấn đề cơ bản của đ-ờng lối kháng chiến đã

đ-ợc Đảng xác định và thể hiện trong các văn kiện chủ yếu của Đảng Chỉ thị

Kháng chiến kiến quốc xác định mục tiêu, đối t-ợng đấu tranh, mối quan hệ

giữa kháng chiến và kiến quốc Công việc khẩn cấp bây giờ h-ớng toàn dân,

toàn Đảng vào việc chuẩn bị sẵn sàng đối phó với cuộc chiến tranh xâm l-ợc

trên quy mô toàn quốc đang đến gần Chỉ thị Toàn dân kháng chiến nêu lên

đ-ờng lối chung chỉ đạo toàn bộ cuộc kháng chiến tiến hành trên tất cả các

mặt chính trị, quân sự, kinh tế, văn hóa Và đặc biệt là Lời kêu gọi toàn quốc

kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh đ-ợc phát đi trên toàn quốc vào đêm

19-12-1946, đã đề ra đ-ờng lối kháng chiến toàn dân, toàn diện, tr-ờng kỳ, tự lực cánh sinh là chính với quyết tâm sắt đá “thà hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”[56, 480] Sau đó, đồng chí Tr-ờng Chinh - Tổng Bí th- của Đảng - đã có nhiều bài viết giải thích về

đ-ờng lối kháng chiến và sau đ-ợc tập hợp thành tác phẩm quan trọng là

“Kháng chiến nhất định thắng lợi” (9-1947); trong đó đã nêu lên tính chất,

nhiệm vụ, đ-ờng lối tổ chức lực l-ợng, ph-ơng pháp đấu tranh cách mạng để giành chính quyền và vạch ra đ-ờng h-ớng phát triển cho đất n-ớc sau khi giành đ-ợc độc lập Ngoài ra, đ-ờng lối kháng chiến còn thể hiện ở nhiều văn kiện quan trọng khác của Đảng Tất cả những văn kiện nói trên đều có thể

đ-ợc coi là sự chuẩn bị quan trọng nhất cho cuộc kháng chiến đi đến thắng lợi Trải qua thực tiễn đấu tranh, đ-ờng lối kháng chiến của Đảng tiếp tục

đ-ợc bổ sung, sửa đổi và dần hoàn chỉnh Đặc biệt, với sự chỉ đạo của Đại hội

Đảng toàn quốc lần thứ II (2-1951), đ-ờng lối kháng chiến của Đảng đã hoàn chỉnh về cơ bản và phát huy tác dụng mạnh mẽ trong cuộc kháng chiến ở giai

đoạn sau Sự hoàn chỉnh về đ-ờng lối cũng đã đ-ợc xác định và thể hiện cụ

thể trong các văn kiện của Đại hội, đặc biệt là: Báo cáo chính trị của Chủ tịch

Hồ Chí Minh, Luận c-ơng chính trị của đồng chí Tổng Bí th- Tr-ờng Chinh,

Chính c-ơng của Đảng Lao động Việt Nam

Trang 25

Nh- vậy, tr-ớc những diễn biến mới đầy phức tạp và hiểm nguy của tình hình đất n-ớc sau Cách mạng Tháng Tám và trong quá trình của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm l-ợc, Đảng ta đã đề ra những chủ tr-ơng, đ-ờng lối để chỉ đạo, lãnh đạo toàn thể dân tộc đấu tranh nhằm thực hiện thắng lợi công cuộc kháng chiến và kiến quốc Văn kiện Đảng 1945-

1954 đã đ-ợc hình thành nên từ trong quá trình đó Văn kiện Đảng 1945-1954

là sự phản ánh đầy đủ, chân thực và trực tiếp sự lãnh đạo của Đảng trên tất cả các mặt của kháng chiến Đây là một nguồn tài liệu đặc biệt quan trọng của

Đảng, của lịch sử cách mạng Việt Nam Nghiên cứu về cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm l-ợc của dân tộc Việt Nam, cũng nh- nghiên cứu về

sự lãnh đạo của Đảng trên tất cả các mặt đối với cuộc kháng chiến, chúng ta

có thể thông qua rất nhiều nguồn t- liệu lịch sử khác nhau Tuy nhiên, việc nghiên cứu thông qua khảo sát nguồn tài liệu văn kiện Đảng là việc làm hết sức cần thiết và là một yêu cầu mang tính khoa học trong công tác nghiên cứu,

đặc biệt là đối với chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam

1.1.2 Vị trí của văn kiện Đảng 1945-1954 trong bộ Văn kiện Đảng Toàn

tập và những nội dung cơ bản của nó

Xuất phát từ những yêu cầu phát triển của nhiều lĩnh vực công tác đảng, của nhiều ngành khoa học xã hội và nhân văn, của công tác đối nội và đối ngoại, và do kết quả s-u tầm, xác minh, giám định văn kiện Đảng trong những năm qua cũng đã bổ sung nhiều văn kiện, làm sáng tỏ nhiều sự kiện, nhiều vấn

đề lịch sử, nên Bộ Chính trị, Ban Bí th- Trung -ơng Đảng (khóa VII) chủ tr-ơng xuất bản Văn kiện Đảng Toàn tập

Theo quyết định của Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung -ơng Đảng Cộng sản Việt Nam, số 25-QĐ/TW, ngày 3 tháng 2 năm 1997, Văn kiện Đảng Toàn tập đ-ợc xuất bản lần thứ nhất Đây là một bộ sách lớn trong di sản t- t-ởng - lý luận của dân tộc, phản ánh tập trung, chính xác, khách quan, t-ơng

đối đầy đủ, toàn diện, có hệ thống, bảo đảm tính khoa học và tính lịch sử quá

Trang 26

trình hoạt động cách mạng của Đảng, quá trình Đảng lãnh đạo cuộc đấu tranh cách mạng của dân tộc Phạm vi văn kiện Đảng đ-ợc xuất bản bao gồm các văn kiện do cấp trung -ơng ban hành kể từ thời kỳ hoạt động của các tổ chức tiền thân của Đảng trở đi

Chủ tr-ơng, đ-ờng lối của Đảng lãnh đạo và chỉ đạo cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm l-ợc (1945-1954) đ-ợc tập hợp lại trong 8 tập của Văn kiện Đảng Toàn tập, từ Tập 8 đến Tập 15 So với các Văn kiện Đảng đã

đ-ợc công bố tr-ớc đây, 8 tập sách trong bộ Văn kiện Đảng Toàn tập lần này

đã tập hợp và bổ sung thêm rất nhiều tài liệu quý báu của Đảng, đã đề cập đến

sự lãnh đạo của Đảng trên mọi lĩnh vực từ kinh tế, chính trị, quân sự đến văn hoá, xã hội Có 545 tài liệu chính thức và 101 tài liệu đ-ợc in ở phần phụ lục, thể hiện đ-ợc một cách đầy đủ hơn về cuộc đấu tranh cách mạng của dân tộc, của Đảng Đồng thời nó cũng thể hiện sự cố gắng rất lớn của các tác giả trong thu thập và xác minh t- liệu, thể hiện đ-ợc tầm cỡ quan trọng và lớn lao của công trình Tuy nhiên, Văn kiện Đảng Toàn tập là một công trình lớn nên trong công tác s-u tầm, đối chiếu, xác minh t- liệu, cũng nh- trong công tác biên soạn cũng sẽ khó tránh khỏi những thiếu sót, đòi hỏi các độc giả, các nhà nghiên cứu cần phải xác minh thêm

Với 8 tập sách - từ Tập 8 đến Tập 15 - trong bộ Văn kiện Đảng Toàn tập, văn kiện Đảng 1945-1954 đã phản ánh trung thực và toàn diện sự lãnh đạo của Đảng trên từng b-ớc phát triển của cuộc kháng chiến thần thánh chống thực dân Pháp xâm l-ợc của dân tộc Việt Nam

Tập 8, Văn kiện Đảng Toàn tập, tập hợp những văn kiện của Đảng từ sau ngày 2-9-1945 đến hết năm 1947 Tập 8 gồm 65 văn kiện chính và 20 văn kiện đ-a vào phần phụ lục, phản ánh sự lãnh đạo của Đảng trên các mặt chính trị, kinh tế, văn hóa - t- t-ởng, chính quyền, quân đội, ngoại giao trong giai

đoạn đầu của cuộc kháng chiến Đó là các nghị quyết của Hội nghị toàn thể Ban chấp hành Trung -ơng Đảng (khoá I), các chỉ thị, thông t-, thông cáo của

Trang 27

Ban chấp hành Trung -ơng, Ban Th-ờng vụ Trung -ơng, những bài viết quan trọng của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Tổng Bí th- Tr-ờng Chinh Ngoài ra, còn

có một số nghị quyết của các xứ uỷ, khu uỷ góp phần làm sáng tỏ thêm sự

lãnh đạo của Đảng trong điều kiện kháng chiến ác liệt Văn kiện Sửa đổi lối

làm việc của Chủ tịch Hồ Chí Minh và văn kiện Kháng chiến nhất định thắng lợi của Tổng Bí th- Tr-ờng Chinh là những văn kiện rất quan trọng, song đã

xuất bản thành sách riêng nên không đ-a vào Văn kiện Đảng Tập 8 nữa Cùng với nhiều văn kiện quan trọng đã đ-ợc công bố tr-ớc đây, Văn kiện Đảng Tập

8 còn có hơn 20 văn kiện đ-ợc công bố lần đầu

Văn kiện Đảng Toàn tập, Tập 9, bao gồm những văn kiện của Đảng

trong năm 1948 Trong đó, đáng chú ý nhất là văn kiện Nghị quyết Hội nghị

Trung -ơng mở rộng ngày 15, 16, 17-1-1948 Ngoài ra còn có hai nghị quyết

của hai cuộc Hội nghị cán bộ Trung -ơng, nhiều nghị quyết, chỉ thị, thông cáo của Ban Th-ờng vụ Trung -ơng đánh dấu những chuyển biến mới và sự lãnh

đạo của Đảng đối với kháng chiến đ-ợc củng cố và mở rộng trên tất cả các lĩnh vực Tập 9 gồm 72 tài liệu đ-ợc công bố (68 tài liệu in ở phần chính và 4 tài liệu ở phần phụ lục) phản ánh khá đầy đủ, sinh động cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện, lâu dài, dựa vào sức mình là chính của dân tộc ta trong năm

đầu tiên của giai đoạn thứ hai của cuộc kháng chiến)

Tập 10 Văn kiện Đảng Toàn tập phản ánh sự lãnh đạo của Đảng trong năm 1949 trên tất cả các lĩnh vực của cuộc kháng chiến tr-ờng kỳ toàn dân, toàn diện Tập 10 gồm 66 tài liệu, phần chính có 51 tài liệu, phần phụ lục có

15 tài liệu Trong đó bao gồm các nghị quyết, chỉ thị, thông tri, báo cáo, điện của Trung -ơng, Ban Th-ờng vụ Trung -ơng, Xứ uỷ, Khu uỷ và th-, bài nói của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Văn kiện Đảng Toàn tập, Tập 11 phản ánh sự lãnh đạo của Đảng trong năm 1950 Đây là năm chuẩn bị chuyển sang giai đoạn tiến công và phản công Sự lãnh đạo của Đảng về chuyển h-ớng chiến l-ợc này thể hiện tập

Trang 28

trung tại Hội nghị toàn quốc lần thứ ba của Đảng (21-1 đến 3-2-1950) và

đ-ợc bổ sung, phát triển trong các nghị quyết, chỉ thị và nhiều văn bản chỉ

đạo tiếp theo của Trung -ơng Các văn kiện trong tập này đã phân tích sâu sắc và toàn diện diễn biến cuộc chiến tranh trong hai năm 1948-1949; chỉ rõ

sự chuyển biến trong so sánh lực l-ợng giữa ta và địch đã có lợi cho ta; trên cơ sở đó, xác định chủ tr-ơng chuẩn bị chuyển mạnh sang tiến công và phản công Tập 11 gồm 90 tài liệu ở phần chính thức và 11 tài liệu ở phần phụ lục Trong đó, có 11 nghị quyết, 35 chỉ thị, 26 thông tri, 10 báo cáo Số còn lại là các thông báo, điện, th- chỉ đạo của Th-ờng vụ Trung -ơng, của Chủ tịch Hồ Chí Minh và một số bài báo có nội dung chỉ đạo quan trọng của đồng chí Tr-ờng Chinh

Văn kiện Đảng Toàn tập, Tập 12, bao gồm những văn kiện của Đảng trong năm 1951, phản ánh những chuyển biến quan trọng của n-ớc ta trên các lĩnh vực quân sự, chính trị, ngoại giao, đặc biệt, phản ánh nội dung hoạt

động của Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng (2-1951) Phần văn kiện chính của tập 12 bao gồm toàn bộ văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ II, các văn kiện Hội nghị Ban chấp hành Trung -ơng, các nghị quyết, chỉ thị, thông tri của Trung -ơng Đảng và Lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân kỷ niệm 5 năm ngày toàn quốc kháng chiến (gồm 56 tài liệu) Phần phụ lục là một số văn kiện của các Xứ uỷ, các bài phát biểu và điện mừng của các Đảng Cộng sản Trung Quốc, Xiêm gửi Đại hội II của Đảng ta (gồm 16 tài liệu)

Văn kiện Đảng Tập 13 phản ánh sự lãnh đạo của Đảng trong năm 1952, năm Đảng tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng và Nghị quyết Hội nghị Ban chấp hành Trung -ơng lần thứ hai (9-1951) Tập 13 gồm 80 tài liệu (phần chính 70 tài liệu, phần phụ lục

10 tài liệu), đó là các nghị quyết, chỉ thị, báo cáo, điện của Ban chấp hành

Trang 29

Trung -ơng, Ban th-ờng vụ Trung -ơng, Trung -ơng Cục, các khu uỷ và th-, bài nói của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Tập 14 Văn kiện Đảng Toàn tập phản ánh sự lãnh đạo của Đảng trong

năm 1953 Đây là thời điểm cuộc kháng chiến của nhân dân ta đang trên thế

tiến công và phản công mạnh mẽ, nhằm đánh thắng những nỗ lực chiến tranh cao nhất của đế quốc Pháp và can thiệp Mỹ đ-ợc thể hiện trong kế hoạch Nava Văn kiện Đảng Tập 14 phản ánh nỗ lực to lớn của Đảng ta và Chủ tịch

Hồ Chí Minh trong tập trung lãnh đạo, xây dựng, củng cố, phát triển lực l-ợng, phối hợp các chiến tr-ờng, chuẩn bị và thực hiện tiến công chiến l-ợc

Đông - Xuân 1953-1954 Năm 1953 cũng là năm Ban chấp hành Trung -ơng

Đảng xác định những chủ tr-ơng và chỉ đạo thực hiện cuộc vận động triệt để giảm tô và cải cách ruộng đất Các Nghị quyết Hội nghị lần thứ t-, lần thứ

năm Ban chấp hành Trung -ơng Đảng khóa II, C-ơng lĩnh ruộng đất và nhiều

văn kiện khác của Trung -ơng Đảng đã trình bày rõ đ-ờng lối giai cấp của

Đảng ở nông thôn, ph-ơng châm, kế hoạch lãnh đạo thực hiện cuộc vận động này Tập 14 gồm 79 văn kiện: phần chính (67 văn kiện) là các văn kiện của Trung -ơng Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh; phần phụ (12 văn kiện) là văn kiện của Quân uỷ Trung -ơng, Trung -ơng Cục miền Nam và các liên khu uỷ, khu

uỷ Trong số đó, có nhiều văn kiện mới công bố lần đầu

Tập 15 Văn kiện Đảng Toàn tập phản ánh sự lãnh đạo của Đảng trong năm 1954 Đây là năm đánh dấu b-ớc ngoặt của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và can thiệp Mỹ, là năm Chủ tịch Hồ Chí Minh, Trung -ơng Đảng

và Chính phủ tập trung chỉ đạo Tổng tiến công chiến l-ợc Đông Xuân

1953-1954 mà đỉnh cao là chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử, đập tan cố gắng chiến tranh cao nhất của đế quốc Pháp và can thiệp Mỹ, kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến, lập lại hoà bình ở Đông D-ơng, giải phóng miền Bắc, mở ra một cục diện mới, một giai đoạn mới của cách mạng Việt Nam và Đông D-ơng Tình hình mới, nhiệm vụ mới, chính sách mới của Đảng, đặc biệt là cục diện

Trang 30

mới của cách mạng Việt Nam, đã đ-ợc phản ánh rõ trong Văn kiện Đảng Toàn tập, Tập 15 Tập 15 gồm 78 tài liệu của phần chính và 13 tài liệu của phần phụ lục Phần văn kiện chính gồm các báo cáo, nghị quyết, chỉ thị, điện mật, th- của Ban chấp hành Trung -ơng Đảng, Bộ chính trị và Ban Bí th- Trong văn kiện chính có báo cáo quan trọng của Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Hội nghị Trung -ơng lần thứ 6 mở rộng và Nghị quyết Bộ Chính trị về tình hình mới, nhiệm vụ mới và chính sách mới của Đảng (9-1954) Phần phụ lục gồm một số báo cáo, nghị quyết, chỉ thị, điện mật, th- của Tổng Quân uỷ, Trung -ơng Cục miền Nam và các liên khu uỷ, góp phần làm sáng tỏ thêm sự lãnh

đạo của Đảng trong năm kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp

Nh- vậy, với 8 tập sách tập hợp gần 650 tài liệu, văn kiện Đảng 1945-

1954 là một nguồn tài liệu hết sức quan trọng của Đảng, của dân tộc Thông qua nguồn tài liệu quan trọng này, chúng ta sẽ có đ-ợc cái nhìn chính xác, toàn diện và hệ thống về sự lãnh đạo của Đảng đối với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm l-ợc

1.2 Hệ thống tài liệu về đ-ờng lối chiến tranh nhân dân của Đảng trong

văn kiện Đảng 1945 - 1954

Để có thể hệ thống các văn kiện phản ánh về nội dung đ-ờng lối chiến tranh nhân dân của Đảng trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp, chúng ta cần phải dựa trên cơ sở những lý luận chung về chiến tranh, chiến tranh nhân dân và chiến tranh nhân dân Việt Nam trong lịch sử

1.2.1 Vài nét về chiến tranh nhân dân Việt Nam

Thông th-ờng, khi nói đến chiến tranh là nói đến vũ khí, đến vũ trang chiến đấu Tuy nhiên, định nghĩa một cách đầy đủ, chiến tranh phải đ-ợc hiểu

là một hiện t-ợng xã hội - chính trị thể hiện chủ yếu bằng đấu tranh vũ trang giữa các lực l-ợng đối kháng trong một n-ớc hoặc giữa các n-ớc hoặc liên

Trang 31

minh các n-ớc, nhằm đạt tới những mục đích kinh tế, chính trị nhất định Xét

về bản chất xã hội, chiến tranh là sản phẩm của xã hội có giai cấp đối kháng

Nó là sự tiếp tục chính trị bằng bạo lực Chiến tranh chính là một ph-ơng tiện khác của chính trị

Dựa vào mục đích, tính chất của chiến tranh, có thể phân ra thành hai loại: chiến tranh chính nghĩa và chiến tranh phi nghĩa

Chiến tranh chính nghĩa là chiến tranh tự vệ chính đáng, chiến tranh bảo

vệ quyền lợi cho đa số; là chiến tranh tiến bộ, nhằm mục đích cải tạo xã hội, làm cho xã hội tiến lên Đó là các cuộc chiến tranh nh-: chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, chiến tranh giải phóng dân tộc, chiến tranh giải phóng giai cấp, chiến tranh cách mạng Chiến tranh chính nghĩa đ-ợc nhân dân ủng hộ và đ-ợc nhân dân tự nguyện tham gia

Đối lập với chiến tranh chính nghĩa là chiến tranh phi nghĩa Chiến tranh phi nghĩa đi ng-ợc lại sự tiến bộ xã hội, phản lại lợi ích và nguyện vọng của đa số nhân dân, chiến tranh do thiểu số thống trị gây ra để áp bức, bóc lột nhân dân Chẳng hạn nh-: chiến tranh xâm l-ợc, chiến tranh đàn áp dân tộc,

đàn áp giai cấp, đàn áp tôn giáo, sắc tộc, chiến tranh phản cách mạng Chiến tranh phi nghĩa là chiến tranh mất lòng dân, không đ-ợc nhân dân đồng tình ủng hộ, mà trái lại còn bị nhân dân phản đối

Nh- vậy, tính nhân dân là tiêu chí lớn nhất để phân biệt chiến tranh chính nghĩa với chiến tranh phi nghĩa Bởi vì, trong nhân dân đã hàm chứa nội dung hoà bình, tiến bộ xã hội và những giá trị nhân văn, nhân loại Nhân dân

là đại diện cho chính nghĩa Có thể khẳng định rằng, chiến tranh chính nghĩa

là chiến tranh có tính chất nhân dân

Trên cơ sở định nghĩa khái niệm chiến tranh và phân biệt chiến tranh chính nghĩa và chiến tranh phi nghĩa, chúng ta có thể đi đến nhận thức chung

về chiến tranh nhân dân

Trang 32

Chiến tranh nhân dân tr-ớc hết phải là một cuộc chiến tranh chính nghĩa, đem lại quyền lợi cho nhân dân, bảo vệ quyền lợi cho nhân dân, đ-ợc nhân dân ủng hộ và tự nguyện, tự giác tham gia Tính chất bao trùm của nó là vì dân và do dân Chiến tranh nhân dân diễn ra với nhiều hình thức, nhiều biện pháp phù hợp với dân Lực l-ợng chủ yếu của nó là lực l-ợng nhân dân và lực l-ợng vũ trang nhân dân, trong đó, lực l-ợng vũ trang nhân dân đóng vai trò quyết định chấm dứt chiến tranh

Chiến tranh nhân dân là chiến tranh dựa vào dân để xây dựng lực l-ợng

vũ trang nhân dân nhằm tiến công địch và dựa vào lòng dân che chở để phòng ngự tr-ớc sự tấn công của địch

Từ rất lâu, các nhà sáng lập ra chủ nghĩa Mác - Lênin cũng đã nói đến chiến tranh nhân dân Ăngghen đã từng đánh giá cao và gọi cuộc chiến tranh của nhân dân Pháp năm 1793 trong thời kỳ cách mạng tư sản là: “khởi nghĩa quần chúng, khởi nghĩa toàn dân”, là “cuộc chiến tranh nhân dân”[2, 29] Ông cũng nhận định rằng cuộc chiến tranh của nhân dân Trung Quốc chống thực dân Anh giữa thế kỷ XIX là “cuộc chiến tranh nhân dân để bảo tồn dân tộc Trung Hoa” và “xét đến cùng, cuộc chiến tranh ấy vẫn là một cuộc chiến tranh nhân dân chân chính”.[35, 88]

Chiến tranh nhân dân có thể do giai cấp t- sản, hoặc giai cấp phong kiến, hoặc giai cấp nông dân lãnh đạo Tuy nhiên, thực tế lịch sử cho thấy: do những hạn chế giai cấp thể hiện trong mục đích của chiến tranh, cũng nh- trong lãnh đạo và tiến hành chiến tranh, cho nên những cuộc chiến tranh nhân dân do t- sản, phong kiến hay là nông dân lãnh đạo đều đã không phát huy

đ-ợc hết sức mạnh của chiến tranh nhân dân và đến khi chiến tranh kết thúc thì quyền lợi lại vẫn chỉ thuộc về tay giai cấp thống trị Do đó, chiến tranh nhân dân phải do giai cấp vô sản lãnh đạo thì mới có thể giải quyết đ-ợc tất cả quyền lợi cho nhân dân, còn nếu “do phong kiến hoặc tư sản lãnh đạo thì cuối cùng quyền lợi của nhân dân cách mạng sẽ bị phản bội.”[14, 4]

Trang 33

ở n-ớc ta, trong lịch sử hàng ngàn năm dựng n-ớc và giữ n-ớc, ông cha ta đã sớm có ý thức cố kết dân tộc, đoàn kết chiến đấu để giữ n-ớc Trong tâm thức của mỗi ng-ời dân luôn có sự gắn kết giữa làng với n-ớc, giữa n-ớc với nhà, luôn ý thức đ-ợc n-ớc mất thì nhà tan, cho nên, mỗi khi

Tổ quốc bị xâm lăng thì mọi ng-ời dân đều đứng lên vũ trang chống giặc Từ

đó, đã hình thành nên truyền thống tiến hành khởi nghĩa, vũ trang đấu tranh

để giải phóng dân tộc và bảo vệ đất n-ớc Có thể coi những cuộc vũ trang

đấu tranh đó là những cuộc chiến tranh nhân dân Việt Nam Trong thời kỳ

đất n-ớc bị phong kiến ph-ơng Bắc thống trị, các cuộc nổi dậy của Hai Bà Tr-ng, của Lý Bôn, Mai Thúc Loan, Phùng H-ng v.v là những cuộc khởi nghĩa và chiến tranh nhân dân đ-ợc đông đảo quần chúng tham gia và ủng

hộ Các cuộc chiến tranh ở thời Trần, thời Lê cũng là những cuộc chiến tranh nhân dân do giai cấp phong kiến lãnh đạo Cuộc chiến tranh do Nguyễn Huệ lãnh đạo cũng là chiến tranh nhân dân mà lúc đầu là một cuộc khởi nghĩa và chiến tranh nông dân nhằm lật đổ bọn phong kiến thối nát trong n-ớc và về sau là một cuộc chiến tranh dân tộc vĩ đại chống lại sự xâm l-ợc của n-ớc ngoài Các cuộc chiến tranh đó đều nhằm mục đích chính nghĩa là giải phóng dân tộc, bảo vệ nền độc lập dân tộc, chống lại sự xâm l-ợc của n-ớc ngoài Mục đích đó phù hợp với nguyện vọng cơ bản của quần chúng nhân dân, nên nó đã thu hút đ-ợc đông đảo quần chúng nhân dân

đồng tình ủng hộ và tham gia

Mặt khác, khi lãnh đạo chiến tranh chống xâm l-ợc, các nhà yêu n-ớc x-a kia cũng đều biết nêu cao ngọn cờ đại nghĩa dân tộc và thực hiện những hình thức dân chủ nhất định để tập hợp sức mạnh của dân Trần Quốc Tuấn kết luận: “phải khoan thư sức dân, làm kế rễ sâu gốc bền, ấy là thượng sách

để giữ nước” Nguyễn Trãi ví sức dân mạnh như n-ớc - đẩy thuyền là dân mà lật thuyền cũng là dân - và nêu lên “phải tụ họp bốn phương manh lệ” Điều

đó nói lên rằng, trong điều kiện lịch sử của cuộc chiến tranh cứu n-ớc của

Trang 34

ông cha ta tr-ớc đây, mục đích cứu n-ớc còn có ý nghĩa cứu dân đến một trình độ nào đó Vì thế, cũng có thể khẳng định rằng, truyền thống hào hùng của dân tộc mà ông cha ta đã xây dựng nên trong cuộc chiến tranh cứu n-ớc

và giữ nước xưa kia, chính là do đã dựa được trên nền tảng của “chúng chí thành thành”, “ngụ binh ư nông”, “cả nước chung sức đánh giặc”, “trăm họ

là binh”

Tuy nhiên, nh- lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin đã chỉ ra, do hạn chế

về mặt giai cấp lãnh đạo và tiến hành chiến tranh, nên các cuộc chiến tranh nhân dân Việt Nam do ông cha ta tiến hành d-ới thời phong kiến cũng không thể có mục đích cứu n-ớc, cứu dân với đầy đủ ý nghĩa của nó đ-ợc Trong thời

kỳ phong kiến, chiến tranh th-ờng do giai cấp phong kiến lãnh đạo (cũng có tr-ờng hợp là giai cấp nông dân lãnh đạo, nh-ng nếu giành thắng lợi thì ngay sau đó, giai cấp nông dân cũng sẽ tự phong kiến hoá mình) Giai cấp phong kiến lãnh đạo chiến tranh, nên ngoài việc chống ngoại xâm, họ không thể nào nói đến việc giải phóng nhân dân lao động, không thể nào gi-ơng cao ngọn cờ

dân chủ với khẩu hiệu mang tính cách mạng triệt để nh- là ng-ời cày có

ruộng, bởi vì điều đó mâu thuẫn căn bản với quyền lợi giai cấp của họ Chính

vì thế, chiến tranh nhân dân d-ới sự lãnh đạo của giai cấp phong kiến không thể nào có đ-ợc sức mạnh to lớn và thực sự vô địch nh- chiến tranh nhân dân sau này - khi đ-ợc đảng của giai cấp công nhân lãnh đạo

Năm 1930, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời Đảng là đội tiền phong của giai cấp công nhân n-ớc ta, Đảng do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập, rèn luyện và lãnh đạo Đảng ra đời nhằm thực hiện sứ mệnh lãnh đạo cuộc đấu tranh cách mạng của dân tộc Kể từ khi có Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo, chiến tranh nhân dân Việt Nam đã mang một màu sắc mới, một nội dung mới mang tính thời đại

Ra đời trong thời đại của cuộc cách mạng vô sản thế giới, Đảng ta lấy chủ nghĩa Mác - Lênin làm cốt Lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin chỉ ra rằng:

Trang 35

quần chúng nhân dân là chủ thể của lịch sử, cách mạng là sự nghiệp của quần chúng, cách mạng là sự nghiệp giải phóng nhân dân lao động và nhân dân phải tự làm lấy, không ai có thể làm thay đ-ợc Trên cơ sở kế thừa và phát triển kinh nghiệm đánh giặc của cha ông và vận dụng sáng tạo lý luận Mác - Lênin vào hoàn cảnh cụ thể của đất n-ớc, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta luôn đặt vấn đề phải dựa vào dân và khẳng định: quần chúng nhân dân lao

động là ng-ời làm nên lịch sử, bạo lực cách mạng phải là bạo lực của quần chúng đông đảo; do đó, chiến tranh giải phóng dân tộc, chiến tranh giải phóng giai cấp phải do nhân dân lao động tiến hành thì mới quyết định đ-ợc thắng lợi Đ-ờng lối của Đảng cũng chỉ rõ: mục tiêu của cách mạng Việt Nam là

đánh đổ đế quốc và phong kiến, giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, xoá

bỏ mọi ách áp bức bóc lột, xây dựng xã hội mới - xã hội chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa Và trong hoàn cảnh phải đ-ơng đầu với kẻ địch có sức mạnh quân sự và kinh tế lớn hơn gấp nhiều lần, để thực hiện mục tiêu đó, ta không thể tiến hành một cuộc chiến tranh thông th-ờng, chiến tranh quy -ớc bằng quân đội chính quy đ-ợc, ta phải tiến hành một cuộc chiến tranh nhân dân, toàn dân, toàn diện, lâu dài và chủ động

Nh- vậy, nhằm thực hiện mục tiêu của cách mạng Việt Nam, chiến tranh nhân dân d-ới sự lãnh đạo của Đảng đã kết hợp đ-ợc đầy đủ mục đích

“cứu nước” với “cứu dân”, giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc với giải phóng nhân dân lao động Mục đích đó trở thành ngọn cờ tập hợp lực l-ợng của toàn dân tộc vào cuộc đấu tranh chung và nó đã làm nên sức mạnh chính trị, tinh thần và vật chất vô cùng to lớn của chiến tranh nhân dân Việt Nam trong thời

đại mới Vì thế, chiến tranh nhân dân Việt Nam trong thời đại mới - thời đại

Hồ Chí Minh - đã có đ-ợc sức mạnh vô địch, lần l-ợt đánh thắng những kẻ thù lớn mạnh hơn mình gấp nhiều lần

Bằng đ-ờng lối chính trị và đ-ờng lối quân sự đúng đắn, Đảng ta đứng

đầu là lãnh tụ vĩ đại Hồ Chí Minh đã đ-a vào đ-ờng lối chiến tranh nhân dân

Trang 36

Việt Nam một nội dung mới mang tính thời đại: đ-ờng lối chiến tranh nhân dân do giai cấp công nhân lãnh đạo Nh- nhận định của Đại t-ớng Võ Nguyên Giáp: “chiến tranh nhân dân ở nước ta là chiến tranh nhân dân do giai cấp công nhân lãnh đạo, là chiến tranh “vì dân” và “do dân” với ý nghĩa và nội dung đầy đủ nhất của nó trong thời đại mới.”[35, 89] “Nội dung cơ bản của

đ-ờng lối chiến tranh nhân dân của Đảng là: cả n-ớc một lòng, toàn dân đánh giặc d-ới sự lãnh đạo của giai cấp công nhân, phát huy sức mạnh chiến đấu của cả dân tộc, tiến hành khởi nghĩa toàn dân và chiến tranh nhân dân, để thắng những đội quân xâm lược lớn mạnh của chủ nghĩa đế quốc.”[35, 87]

Đ-ờng lối chiến tranh độc lập, tự chủ và sáng tạo của Đảng đã giải quyết

đ-ợc những vấn đề quân sự do thực tiễn cuộc chiến tranh yêu n-ớc của dân tộc đặt ra

Đ-ờng lối chiến tranh nhân dân của Đảng đ-ợc hình thành và phát triển dần trong thực tiễn cuộc đấu tranh anh dũng và sáng tạo của quân và dân ta, d-ới sự lãnh đạo chiến tranh và chỉ đạo chiến l-ợc sắc bén của Bộ Chính trị Trung -ơng Đảng, theo đ-ờng lối chính trị và quân sự đúng đắn của Đảng Nó

đ-ợc cụ thể hoá và hoàn chỉnh dần trong quá trình đấu tranh cách mạng của

Đảng, của nhân dân ta

Thời kì 1930 - 1945, quan điểm về chiến tranh nhân dân của Đảng chỉ

mới thể hiện rõ nét với nội dung khởi nghĩa toàn dân Trong Chỉ thị thành lập

Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân (năm 1944), Đảng xác định:

“cuộc kháng chiến của ta là cuộc kháng chiến của toàn dân” nên “cần phải

động viên toàn dân, vũ trang toàn dân”[21, 356] Đến thời kỳ kháng chiến

chống thực dân Pháp (1945-1954), trong tác phẩm Kháng chiến nhất định

thắng lợi (9-1947), đồng chí Trường Chinh viết: “Cuộc kháng chiến này là

một cuộc chiến tranh nhân dân”[81, 61] Và trong Chính c-ơng Đảng Lao

động Việt Nam, tháng 2 năm 1951, Đảng ta đã khẳng định rõ: “Cuộc kháng

Trang 37

chiến của ta là một cuộc chiến tranh nhân dân Đặc điểm của nó là: toàn dân, toàn diện, trường kỳ.”[26, 436]

Nhiều nhà nghiên cứu đã khẳng định rằng, t- duy chiến l-ợc của đ-ờng lối chiến tranh nhân dân của Đảng ta bắt đầu xuất phát từ Lời kêu gọi của Chủ

tịch Hồ Chí Minh tr-ớc cuộc Tổng khởi nghĩa Tháng Tám 1945, đó là lấy sức

ta giải phóng cho ta Có thể nói rằng, đến thời kỳ kháng chiến chống thực dân

Pháp, t- duy ấy đã phát triển thành đ-ờng lối chỉ đạo một cuộc chiến tranh cách mạng lâu dài, một cuộc chiến tranh nhân dân có lực l-ợng vũ trang gồm

ba thứ quân làm nòng cốt cho toàn dân đánh giặc Và đ-ờng lối đó đã tiếp tục đ-ợc phát huy, phát triển và đạt đến đỉnh cao trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ

Nh- vậy, thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp xâm l-ợc 1954) là một thời kỳ hết sức quan trọng Đ-ờng lối chiến tranh nhân dân của

(1945-Đảng đã đ-ợc hình thành và dần dần hoàn chỉnh trong quá trình của cuộc kháng chiến này Nó thể hiện rõ ở những nội dung cơ bản của cuộc kháng chiến là: kháng chiến toàn dân, toàn diện, lâu dài và tự lực cánh sinh là chính Những nội dung đó đã đ-ợc thể hiện đầy đủ, rõ ràng và nhất quán trong các văn kiện của Đảng từ ngày đầu cuộc kháng chiến Nghiên cứu về đ-ờng lối kháng chiến, đ-ờng lối chiến tranh nhân dân của Đảng nói chung và trong thời

kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp nói riêng, không thể không chú trọng khảo sát ở nguồn tài liệu quan trọng này

1.2.2 Hệ thống các tài liệu chủ yếu về đ-ờng lối chiến tranh nhân dân của

Đảng trong văn kiện Đảng 1945 - 1954

Trong tác phẩm Chiến tranh giải phóng dân tộc và chiến tranh bảo vệ

Tổ quốc, Đại tướng Võ Nguyên Giáp viết: “đối với những người cộng sản

chúng ta, học thuyết quân sự Mác - Lênin bao giờ cũng mang tính chất tổng hợp, gắn liền với chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, với khoa học và kỹ thuật ; học thuyết ấy không bao giờ mang tính chất quân sự thuần tuý Chiến

Trang 38

l-ợc quân sự Mác - Lênin đúng đắn bao giờ cũng là một chiến l-ợc tổng hợp”[35, 6]; và “Mối quan hệ hữu cơ giữa đường lối quân sự và đường lối chính trị trong t- t-ởng của Hồ Chí Minh và của Đảng ta là vô cùng khăng khít và sinh động Mối quan hệ hữu cơ đó đã tạo nên sức mạnh to lớn của nền quốc phòng toàn dân và chiến tranh nhân dân ở nước ta trong thời đại mới.” [35, 9]

Đ-ờng lối chiến tranh nhân dân của Đảng ta là đ-ờng lối quân sự mác xít mang tính tổng hợp, đó là đ-ờng lối của cuộc chiến tranh nhân dân trong thời đại mới Các văn kiện của Đảng trong thời kỳ này, dù ít hay nhiều, cũng

đều phản ánh sự lãnh đạo của Đảng trong cuộc chiến tranh nhân dân

Tuy nhiên, với phạm vi nghiên cứu của đề tài, chúng tôi chú trọng hơn hết đến những văn kiện có tính chất đề ra những ph-ơng án chỉ đạo chung, khái quát cho cuộc kháng chiến Trong quá trình thống kê, mô tả ở phần d-ới

đây, chúng tôi chỉ có thể nêu lên những văn kiện mang tính đại diện phản ánh

đ-ờng lối chiến tranh nhân dân của Đảng Tất nhiên, việc nghiên cứu các văn kiện thiên về sách l-ợc cụ thể trong từng giai đoạn cụ thể là hết sức quan trọng, các văn kiện đó là sự cụ thể hoá đ-ờng lối, làm rõ hơn sự chỉ đạo về

đ-ờng lối trong thực tiễn Do vậy, các văn kiện đó dù không dẫn ra ở đây, nh-ng chúng tôi vẫn có thể sử dụng trong quá trình trình bày nội dung ở các ch-ơng sau

D-ới đây là những văn kiện quan trọng của Đảng phản ánh rõ nét

đ-ờng lối chiến tranh nhân dân của Đảng trong thời kỳ này:

- Văn kiện Hội nghị cán bộ Bắc Kỳ của Đảng Cộng sản Đông D-ơng,

(ngày 10 và 11-9-1945): Sau khi phân tích tình hình thế giới và khu vực, xác

định những b-ớc khó khăn hiện tại của đất n-ớc, Hội nghị nêu lên nhiệm vụ chính và những nhiệm vụ cụ thể trên các mặt chính trị, quân sự, kinh tế, tài chính, văn hoá, xã hội, tôn giáo, thể hiện sự chuẩn bị của Đảng cho một cuộc kháng chiến toàn diện trên tất cả các mặt

Trang 39

- Văn kiện Gửi đồng bào Nam Bộ (26-9-1945) do Chủ tịch Hồ Chí

Minh viết đã khẳng định rõ tính chất chính nghĩa và tính toàn dân là nhân tố thắng lợi của cuộc kháng chiến của dân tộc ta

- Chỉ thị của Ban chấp hành TƯ về Kháng chiến kiến quốc

(25-11-1945) nhận định những đổi thay căn bản của tình hình thế giới và trong n-ớc sau chiến tranh thế giới thứ hai; nêu lên những thuận lợi cơ bản và những thách thức lớn của cuộc cách mạng giải phóng dân tộc mà nhân dân ta đang tiến hành; đánh giá các kẻ thù, chỉ rõ kẻ thù chính là thực dân Pháp xâm l-ợc; nêu lên nhiệm vụ chủ yếu tr-ớc mắt, đề ra các công tác trên các mặt chính trị,

quân sự, kinh tế, văn hóa, ngoại giao Chỉ thị Kháng chiến kiến quốc là một

trong những văn kiện mang tính chất c-ơng lĩnh kháng chiến

- Văn kiện Hội liên hiệp quốc dân Việt Nam ra đời khẳng định yêu cầu

“toàn dân phải đúc thành một khối” để tiến hành cuộc tranh đấu võ trang tự vệ

đồng thời với việc kiến thiết n-ớc nhà, khẳng định thống nhất dân tộc là một

vũ khí sắc bén để chống lại kẻ thù của dân tộc

- Văn kiện Công việc khẩn cấp bây giờ do Chủ tịch Hồ Chí Minh viết,

trong đó nêu rõ những nhiệm vụ cụ thể và cấp thiết của kháng chiến toàn dân, toàn diện: về quân sự, về kinh tế, về chính trị, tuyên truyền, tổ chức, huấn luyện và động viên nhân dân Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh vai trò của

Đảng, của đảng viên trong b-ớc khó khăn của sự nghiệp cách mạng Văn kiện

Công việc khẩn cấp bây giờ là một văn kiện mang tính c-ơng lĩnh kháng

chiến, thể hiện tóm tắt nội dung cơ bản của đ-ờng lối chiến tranh nhân dân của Đảng

- Văn kiện Nghị quyết của Toàn kỳ đại biểu khoách đại, ngày 21, 22,

23 tháng 6-1946 nêu lên những thuận lợi, khó khăn, tự chỉ trích những hạn

chế, sai lầm trong các mặt công tác của Đảng; đ-a ra thái độ và chủ tr-ơng của Đảng đối với các lực l-ợng Pháp, Tàu, đối với các tầng lớp nhân dân, các

Trang 40

hội Đảng, và về vấn đề các Uỷ ban hành chính, vấn đề các ngành chuyên môn, quân sự, Đảng, Việt Minh, tuyên truyền, đào tạo cán bộ,

- Văn kiện Lời kêu gọi quốc dân của hội nghiên cứu chủ nghĩa Các Mác ở Đông D-ơng khẳng định tính chính nghĩa của cuộc kháng chiến; nêu

lên quyết tâm kháng chiến của Đảng và kêu gọi đồng bào toàn quốc “Hãy sẵn sàng chiến đấu để tự vệ bất cứ nơi nào và chỗ nào! Mỗi ng-ời dân Việt Nam lúc này phải hăng hái gánh nhiệm vụ thiêng liêng: bảo vệ chủ quyền của Tổ quốc Đoàn kết phấn đấu nhất định chúng ta sẽ thắng.”[22, 147-149]

- Văn kiện Gửi Xứ uỷ Nam Bộ, ngày 16-12-194 nhận định: theo tình

hình bên Pháp và lòng tham của thực dân, thì chỉ có một cuộc chiến tranh toàn diện, lâu dài, gay gắt, khó khăn mới giải quyết đ-ợc chủ quyền Việt Nam Vì vậy, phải cho đồng chí và dân chúng hay, phải nhận rõ tr-ờng kỳ kháng chiến

và thế nào thắng lợi cũng về ta

- Văn kiện Lời kêu gọi gửi đồng bào toàn quốc, nhân dân Pháp, nhân

sĩ toàn thế giới: Hồ Chí Minh tố cáo thực dân Pháp phản bội lại Hiệp định đã

ký, tiếp tục hành động xâm l-ợc n-ớc ta; đồng thời, khẳng định quyết tâm chiến đấu giữ quyền độc lập, tự do của dân tộc Việt Nam Ng-ời xác định:

“cuộc kháng chiến sẽ cực khổ, sẽ dai dẳng”, nhưng “20 triệu người Việt Nam kiên quyết chống lại 10 vạn thực dân Pháp, chúng ta nhất định sẽ thắng lợi” Ng-ời thay mặt Chính phủ, hạ lệnh cho bộ đội, tự vệ, dân quân và toàn thể quốc dân, từ Nam chí Bắc, “nếu Pháp tấn công thì phải lập tức chống lại Ng-ời có súng dùng súng, ng-ời có dao dùng dao, có gì dùng nấy Ai cũng phải ra sức giữ gìn Tổ quốc.”[22, 158-159]

- Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến (19-12-1946) của Chủ tịch Hồ Chí

Minh đ-ợc coi là một bức tranh chiến tranh nhân dân hoành tráng Toàn văn

của Lời kêu gọi đ-ợc trình bày trong Văn kiện Đảng Toàn tập, Tập 8, trang

160-161 Tuy nhiên, theo so sánh, đối chiếu với bản chụp bản gốc, chúng tôi cho rằng, văn bản đ-ợc in trong Văn kiện Đảng Toàn tập có một số chỗ ch-a

Ngày đăng: 02/05/2020, 06:53

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w