1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đường lối ngoại giao của Đảng Cộng sản Việt Nam trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược 1945 - 1954

89 2,4K 14
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 89
Dung lượng 26,6 MB

Nội dung

Đường lối ngoại giao của Đảng Cộng sản Việt Nam trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược 1945 - 1954

Trang 1

LỜI CẢM ƠN

Đề hoàn thành khóa luận này em đã nhận được sự giúp đỡ quý báu của

các thay, cô cùng các bạn sinh viên trong khoa Lịch Sử, trường Đại học Sư

phạm Hà Nội 2, em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ tận tình và những đóng gop quy bau do

Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc của em tới cô giáo TS Khuất Thị Hoa - Người đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo tận tình, giúp đỡ em hoàn thành khóa luận này

Em xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 20 tháng 4 năm 2012

Sinh viên

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, dưới sự hướng dẫn chỉ bảo tận tình của cô giáo TS Khuất Thị Hoa — Người trực tiếp hướng dẫn tơi hồn thành khóa luận này

Tôi xin cam đoan những kết quả nghiên cứu của khóa luận chưa từng

được công bố ở bất kỳ một công trình nghiên cứu nào, đó là những kết quả đúng, nêu sai tơi hồn tồn chịu trách nhiệm

Hà Nội, ngày 20 tháng 04 năm 2012

Sinh viên

Trang 3

MỤC LỤC

90527105 .H ,ÔỎ 1 1 LY do chon d6 tai cccccccscccscsecssssscsssssscscsssssscssssssescssassestsssseaes 1 2 Lịch sử nghiên cứu vẫn đề - + sskcke xxx reckcree 2

3 Mục đích — nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu 4

4 Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu . -. 4 5 Đóng góp của khóa luận - -. 55 11133 4

6 Bố cục khóa luận - - 2 s33 E3 SE SE SE SE EeEvESEEerezseeereree 5 NỘI DUNG Chương 1 Đường lỗi ngoại giao của Đảng Cộng sản Việt Nam thời kỳ 1945 — 119ÁỐ, - óc < s 9 9 089988990.808094088990088090088090088994809906806 6 1.1 Đường lỗi ngoại giao - «5s sex ckEEErkerrkrrrerkeg 6 1.1.1 Bối cảnh lịch sử -c6-5csccrtcrrrrrtrkrrrrrrrrtrrrrrrk 6 1.1.2 Đường lối ngoại giao của Đảng Cộng sản Việt Nam thời kỳ 1945 mẻ 11

1.2 Quá trình thực hiện đường lối ngoại giao của Đảng 16 1.2.1 Hoạt động ngoại giao nhằm đề cao thế hợp pháp và sức mạnh của chính quyên cách mạng . - + * + kt E*£k£E£EEE£E£EeEEErkeEersrered 16

1.2.2 Lợi dụng mâu thuẫn nội bộ đối phương thực hiện sách lược hòa Tưởng — đánh Pháp . - - - GG G5119 001 ng 19

1.2.3 Ngoại giao thực hiện sách lược hòa Pháp — đuôi Tưởng 26 Chương 2 Đường lỗi ngoại giao của Đảng Cộng sản Việt Nam thời kỳ 19447 — 19 SÍN o < s s9 009.0 008090 08 0 0.06680000.0080000.006000068000006600 37

2.1 Đường lỗi ngoại giaO -¿- + 6 ke ckS* S1, 37

Trang 4

2.1.2 Đường lối ngoại giao của Đảng nhằm phá thé bao vây trong những năm 1947 — 19 ŠS( - - G c s1 909 ng ng ng 39

2.2 Quá trình thực hiện đường lối ngoại giao của Đảng nhằm phá thế bao vây trong những năm 1947 — 1950 - - c c S129 1 11185151 x4 42

2.2.1 Nêu cao thiện chí chính nghĩa nỗ lực vì hòa bình của nhân dân

Vi1Et NAM oo -.-:''âẳŸẢỶỲÝÃ 42 2.2.2 Hình thành liên minh chiến đẫu với Lào và Campuchia 46

2.2.3 Đầu tranh chống âm mưu của Pháp —- Mỹ lập chính quyền bù

nhìn .- Gv 49

Chương 3 Đường lỗi ngoại giao của Đảng Cộng sản Việt Nam thời kỳ 1950 — 19 5/ co 1 0.0 00009 00000 00600000 000004.0 0600090060000 006600000600 57

3.1 Duong 161 ngoai Bia veces cscssescsseetscssesessestsssesesseenseees 57 3.1.1 Bồi cảnh Lich Str eesecsseesseesseecseesseecseceseeeseecneeenseeseecneenneeneees 57 3.1.2 Đường lỗi ngoại giao của Đảng Cộng sản Việt Nam trong giai

đoạn đây mạnh kháng chiến đi đến kết thúc thăng lợi - 60

3.2 Quá trình thực hiện .- GĂ G99 ng vn ng 62

3.2.1 Đấu tranh chống sự can thiệp của Hoa Kỳ, vận động nhân dân

Pháp và nhân dân thế giới chỗng chiến tranh xâm lược .- 62 3.2.2 Đâu tranh ngoại giao tại Hội nghị Giơnevơ 1954 về chấm đứt chiến tranh lập lại hòa bình ở Đông Dương - sex 64

3.2.2.1 Hoàn cảnh lịch sử dẫn tới Hội nghị Giơnevơ về Đông

e0 (4A 64

3.2.2.2 Tiến trình cuộc đàm phán 2 2< SE kexe xe: 66

3.2.2.3 Nội dung cơ bản của Hiệp dinh Gionevo về chấm dứt chiến

Trang 5

3.3 Nhận xét và bài học kinh nghiệm từ sự lãnh đạo của Đảng trong hoạt động ngoại giao giai đoạn 1945 — 195⁄4 - c c c1 1 1 x24 75

3.3.1 Nhận xét về sự lãnh đạo của Đảng trong hoạt động ngoại giao g1a1 đoạn 1945 — J5⁄4 c9 90v 9 0k 75

3.3.2 Những bài học kinh nghiệm trong quá trình lãnh đạo hoạt động ngoại g1ao của Đảng trong giai đoạn 1945 — 195 -ssscss+sss+ 77

4110097.) - Ô 80

Trang 6

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Cách mạng tháng Tám thành công nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa

(VNDCCH) được thành lập, Nhà nước dân chủ nhân dân ra đời Trong điều

kiện trực tiếp lãnh đạo chính quyền, Đảng Cộng sản (ĐCS) Việt Nam đã hoạch định đường lỗi ngoại giao với các nội dung:

+ Mục tiêu đối ngoại: góp phan đưa nước nhà đến sự độc lập hoàn toàn và vĩnh viễn + Nguyên tắc đối ngoại: Lấy nguyên tắc của Hiến chương Đại Tây Dương làm nên tảng + Phương châm đối ngoại: Quán triệt quan điểm độc lập, tự chủ, tự lực, fự Cưởng

Ké từ đó đến nay, nhất quán những nội dung trên, nền ngoại giao Việt Nam đưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đã giành những thắng lợi to lớn trong sự nghiệp đấu tranh dựng nước và giữ nước, nâng cao hơn nữa vị thế của dân tộc trên trường quốc tế Đường lối đối ngoại của Đảng đã được thực hiện qua các giai đoạn khác nhau với những hình thái khác nhau rất sinh động và sáng tạo mà giai đoạn kháng chiến chống thực dân Pháp là một tiêu biểu

Cuộc chiến tranh mà thực dân Pháp tiến hành với nhân dân Việt Nam là một cuộc chiến tranh toàn diện trên tất cả các mặt quân sự, kinh tế, chính trị,

ngoại giao, văn hóa Đồng thời với việc lãnh đạo kháng chiến về quân sự,

hoạt động đối ngoại của Đảng trở thành một bộ phận quan trọng của cuộc

kháng chiến —- kiến quốc Với đường lối đối ngoại đúng đắn, Đảng đã xây

dựng được một Mặt trận đoàn kết rộng rãi ở ba tầng chiến lược:

Trang 7

- Mặt trận đoàn kết với các nước xã hội chủ nghĩa

- Mặt trận đoàn kết với nhân dân yêu chuộng hòa bình trên toàn thế ĐIỚớI

trong đó có cả nhân dân Pháp

Chính vì vậy, cách mạng Việt Nam phát huy đực sức mạnh tổng hợp

của dân tộc và thời đại, đánh thắng “ để quốc to “ của nửa đầu thế kỷ XX Giải phóng hoàn toàn miễn Bắc, đưa cách mạng miền Bắc bước vào giai đoạn cach mang moi

Với tinh thần muốn hiểu biết thấu đáo đường lối đối ngoại của Dang giai đoạn lịch sử đầy khó khăn và biến động này, tôi chọn đề tài “Đường lỗi

ngoại giao của Đảng Cộng sản Việt Nam trong thời kỳ kháng chiến chống

thực dân Pháp xâm lược 1945-1954” lam khóa luận tốt nghiệp chuyên ngành khoa học lịch sử

2 Lịch sử nghiên cứu vẫn đề

Vấn đề ngoại giao Việt Nam nói chung, chính sách đối ngoại của Đảng trong đấu tranh ngoại giao nói riêng đã thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu

Cho đến nay đã có khá nhiều công trình nghiên cứu đề cập đến ngoại

giao Việt Nam hiện đại từ nhiều góc độ khác nhau, khẳng định nội dung cơ

bản của chính sách đối ngoại của Việt Nam, trí tuệ và thiên tài ngoại giao Hồ Chí Minh

Năm 1950, trong tác phẩm: “Hội nghị Việt - Pháp Phôngtennoblô

tháng 7-1946”, tác giả Trịnh Quốc Quang đã đề cập đến bối cảnh lịch sử dẫn

đến cuộc đấu tranh chính thức giữa Việt Nam và Pháp

Năm 1985, Học viện Quan Hệ Quốc Tế xuất bản cuốn sách: “Thăng lợi có tính thời đại và cuộc đấu tranh trên mặt trận doi ngoại của nhân dán ta”

Trang 8

Năm 1994, Học viện Quan Hệ Quốc Tế xuất bản cuốn sách: “Bác Hồ

nói về ngoại giao ” Cuỗn sách nêu rõ quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về công tác ngoại giao trong đấu tranh cách mạng

Năm 2005, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia đã cho xuất bản cuốn sách:

“Ngoại giao Việt Nam 1945-2000” của Nguyễn Đình Bin (chủ biên) Cuốn sách đã trình bày quá trình phát triển của ngành ngoại giao Việt Nam từ sau khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời, trải qua hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và để quốc Mỹ xâm lược, qua thời kỳ đổi mới cho đến năm 2000

Năm 2007, Nhà xuất bản Đại học sư phạm đã cho in cuỗn: “Lịch sử ngoại giao Việt Nam” của TS Vũ Quang Vinh, cuốn sách đã nêu rõ quá trình phát triển của ngành ngoại giao Việt Nam từ những ngày đầu dựng nước và

giữ nước cho đến thời kỳ đối mới

Ngoài ra còn khả nhiều những bài viết khác được đăng trên tạp chí lịch

sử, các trang báo

Tuy nhiên cho đến nay chưa có một công trình nghiên cứu nào trình bày một cách hệ thống quá trình đấu tranh ngoại giao của Việt Nam từ khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời cho đến ngày ký kết Hiệp định Giơnevơ về Đông Dương Vì vậy đề tài: “Đường lỗi ngoại giao của Đảng Cộng sản Việt Nam trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược

1945-1954” sẽ tổng kết lại quá trình lãnh đạo của Đảng trên mặt trận ngoại giao, két hop voi mat tran quan sy, chinh tri lam nén chién thang Dién Bién

Trang 9

3 Mục đích — nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu

+ Mục đích:

- Tìm hiểu đường lối ngoại giao của Đảng trong thời kỳ kháng chiến

chống thực dân Pháp xâm lược (1945-1954) + Nhiệm vụ

- Làm rõ hoạt động ngoại giao của Đảng cộng sản Việt Nam giai doan bản lề của dân tộc 1945-1946

- Làm rõ hoạt động ngoại giao của Đảng cộng sản Việt Nam giai doan 1946-1950: Thời kỳ kháng chiến trong vòng vây

- Làm rõ hoạt động ngoại giao của Đảng cộng sản Việt Nam giai đoạn

1951-1954: thời kỳ cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam đã được sự Ủng

hộ và giúp đỡ của cách mạng thế giới

- Hiệu quả chiến lược và những bài học kinh nghiệm của đường lối

ngoai giao

+ phạm vi nghiên cứu:

- Đề tài được nghiên cứu trong khoảng thời gian từ năm 1945 đến năm 1954 4 Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu

Nguồn tư liệu là các bài báo, bài nghiên cứu trên các tạp chí Lịch sử Đảng; Những cuốn sách về mặt trận ngoại giao trong thời kỳ 1945 — 2000; Mặt trận ngoại giao thời kỳ kháng chiến chống Pháp 1945 — 1954 Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác-Lênin về duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, sử dụng các phương pháp của ngành khoa học lịch sử: Lịch sử, lôgic và sự kết hợp giữa 2 phương pháp đó; so sánh, phân tích, tổng hợp, thống kê

5 Dong gop của khóa luận

Trang 10

sách đúng đăn của Đảng trong giai đoạn này nhằm từng bước đưa nền ngoại giao nước nhà thoát khỏi sự cô lập trên trường quốc tế

Qua việc tìm hiểu về đường lối ngoại giao của Đảng trong giai đoạn này giúp ta hiểu hơn về sự sáng suốt của Đảng trong việc hoạch định những đường lỗi, chính sách ngoại giao qua những thăng trầm, biến có lịch sử Qua đó, rút ra được những đặc điểm và vai trò của hoạt động đối ngoại trong thời đại ngày nay khi mà đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ quốc tế đang là một xu hướng trên thế giới

Ngày nay khi mà tình hình thế giới có nhiều thay đổi nhưng những bài học rút ra từ sự lãnh đạo của Đảng trên mặt trận ngoại giao trong kháng chiến

chống Pháp vẫn giữ một vai trò quan trọng, làm nên tảng, cơ sở cho đường lối đối ngoại của Đảng trong thời kỳ xây dựng đất nước

6- Kết cầu của khóa luận

Trang 11

NOI DUNG

Chuong 1 BUONG LOI NGOAI GIAO CUA DANG CONG SAN VIET NAM THOI KY 1945 - 1946

1.1 DUONG LOI NGOAI GIAO

1.1.1 Bồi cảnh lịch sử + Thể giới:

Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, tình hình chính trị thế giới thay

đôi với nhịp độ cực kỳ nhanh chóng Quan hệ giữa các nước lớn Đồng Minh, trước hết là giữa Liên Xô và Mỹ chuyền từ hợp tác trong chiến tranh sang đấu tranh ngày càng gay gắt trong hòa bình Trật tự thế giới mới bắt đầu hình thành, chuyến dân sang thế hai cực Theo đó, các nước lớn trong phe Đồng

Minh đã có chủ trương điều chỉnh chiến lược đối ngoại cho phù hợp với yêu cầu mới của lịch sử

Liên Xô có vai trò quan trọng trong việc giải quyết các vấn đề quốc tế Tuy nhiên, về đối ngoại, những năm đầu sau chiến tranh Liên Xô đã tập trung ưu tiên củng cố vành đai an ninh tại những vùng giáp ranh biên giới của mình, duy trì hòa hoãn với các nước lớn để giải quyết vẫn đề do chiến tranh để lại, ưu tiên củng cố ảnh hưởng ở khu vực phía Tây, giúp đỡ cách mạng Đông Âu Nước Pháp dưới chính quyền De Gaulle là đôi tượng tranh thủ của Liên Xô ở Châu Âu

Ra khỏi chiến tranh, Mỹ là cường quốc số 1 thế giới, độc quyền vũ khí hạt nhân, chủ nợ của các nước Tay Âu Ưu tiên chiến lược đối ngoại của Mỹ là xác lập vai trò lãnh đạo của mình trong hệ thống tư bản chủ nghĩa và thiết

lập trật tự thế giới mới với mưu đồ bá chủ toàn cầu Theo đó, họ cô lôi kéo

Pháp, nhân nhượng Pháp vẫn đề thuộc địa, trong đó có Đông Dương

Trang 12

Sau khi chiến tranh kết thúc ở châu Âu, chính quyền De Gaulle không thể ngăn ngừa được những quyết định bất lợi cho Pháp mà ba nước lớn đưa ra tại Pôtxđam, nhưng sự chuyên hướng chiến lược của hai nước lớn, cũng như vị trí mới của mình nên Pháp đã tìm cách khai thác các nhân tô quốc tế có lợi sau chiến tranh, đây mạnh hoạt động nhằm khôi phục lại quyền kiểm sốt ở Đơng Dương

Ở Trung Quốc, Sau thất bại nặng né của minh trong cudc tan cong vao

vùng giải phóng của Đảng Cộng sản sau hiệp định ngày 10 thang 10 năm

1945, chính quyền Tưởng Giới Thạch buộc phải ký với ĐCS hiệp định mới

ngày 10 tháng Giêng năm 1946 và mở hội nghị chính trị hiệp thương Quốc — Cộng Tình hình không 6n định trong nước và vị trí ngày càng suy yếu không cho phép chính quyền Tưởng Giới Thạch triển khai những kế hoạch được trủ tính trong

chiến tranh nhằm thực hiện vai trò “lãnh đạo châu Á”

Cục diện thế gidi sau chién tranh tac động sâu sắc và rộng lớn tới nhiều

mối quan hệ quốc tế Thắng lợi của các lực lượng dân chủ chống phát xít

trong chiến tranh đã tạo đà cho sự phát triển các xu hướng độc lập, dân chủ và

xã hội chủ nghĩa (XHCN) trên phạm vi thế giới Tuy nhiên sự phân hóa sau chiến tranh; tập hợp lực lượng mới trên thế giới và ở Viễn Đông tác động phức tạp tới tình hình Việt Nam, nơi nhiều nước lớn dính líu ở những mức độ

khác nhau và quân đội các nước Đồng Minh vào giải giáp quân đội Nhật Đối phó cùng một lúc với nhiều thế lực quân sự của các nước lớn có

mặt trên lãnh thỗ của mình là một thách thức nghiêm trọng đối với cách mạng

Việt Nam trong thời điểm này

+ Trong nước:

Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời (2-9-1945), đánh dấu thành công bước đầu của cuộc cách

Trang 13

nguyên độc lập, tự do gắn liền với XHCN Ngay sau khi mới thành lập, chính quyên non trẻ có nhiêu thuận lợi cơ bản song khó khăn chồng chất:

+ Thuận lợi:

- Chính quyền cách mạng đã được thành lập, mặc dù còn non trẻ nhưng đã và đang cố gắn đem lại những quyên lợi cơ bản cho nhân dân về mọi mặt

-DCS trở thành đảng hợp pháp năm quyền lãnh đạo cách mạng Trải qua 15 năm đấu tranh cách mạng ngày càng trưởng thành, bắt rễ sâu vào

quân chúng và thêm dày dặn kinh nghiệm lãnh đạo

- Nhân dân Việt Nam từ thân phận nô lệ trở thành người tự do có khả

năng làm chủ đất nước, làm chủ xã hội và bước đầu được tận hưởng những quyền lợi do cách mạng đem lại Họ hiểu rõ giá trị thiêng liêng của những quyên lợi ấy, một lòng gắn bó và quyết tâm bảo vệ chính quyền cách mạng Đây chính là nguồn sức mạnh vô tận giúp cho Nhà nước cách mạng còn đang trong thời kỳ trứng nước vượt qua mọi khó khăn, thử thách

-Mặt trận Việt Minh phát triển rất nhanh chóng Các Hội Cứu quốc

trong công nhân, nông dân, thanh niên, phụ nữ được tô chức thống nhất trong

cả nước Nhiều Hội Cứu quốc mới ra đời, tập hợp thêm những tầng lớp yêu nước còn đứng ngoài Mặt trận như Công thương Cứu quốc, Phật giáo Cứu quốc, Đoàn Hướng đạo Cứu quốc, Đoàn Sinh viên Cứu quốc Mặt trận Việt

Minh thực sự trở thành ngọn cờ đoàn kết toàn đân rộng rãi, g1ữ vai trò quan

trọng trong cuộc đấu tranh bảo vệ chính quyên dân chủ nhân dân - Quân đội còn non trẻ nhưng yêu nước

Đứng đầu Đảng và Nhà nước cách mạng là Chủ tịch Hỗ Chí Minh vị lãnh tụ thiên tài, có uy tín tuyệt đối trong nhân dân tượng trưng cho tinh hoa

dân tộc, cho ý chí kiên cường bất khuất của nhân dân Việt Nam Cuộc đời

Trang 14

+ Khó khăn:

Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sau khi ra đời đã phải đứng trước một tình thế hết sức hiểm nghèo

- Nền kinh tế nước ta chủ yếu là nông nghiệp lạc hậu, bị chiến tranh tàn phá nặng nè, thiên tai thường xuyên xảy ra gây khó khăn nhiều cho sản xuất

nông nghiệp: “Trận lụt lớn hồi tháng 8/1945 làm vỡ đê ở 9 tỉnh Bắc Bộ, 1/3

diện tích canh tác bị hư hại nặng Sự thiệt hại này gây ra ước tính khoảng 2000 triệu đồng, tương đương với khoảng 3 triệu tạ gạo (theo giá lúc đó)”

[12, tr.17] Cac ngành kinh tế bị đình đốn nghiêm trọng Nhiều cơ sở công

nghiệp chưa đi vào hoạt động Hàng vạn công nhân thất nghiệp Việc bn bán với nước ngồi hầu như bị đình trệ Hàng hóa trên thị trường khan hiếm Nguy cơ nạn đói mới xuất hiện trong khi hậu quả nạn đói lớn do Nhật — Pháp gây ra từ cuối năm 1944 đầu năm 1945 vẫn chưa được khắc phục Đời sống

của nhân dân bị đe doạ nhiêm trọng

Tài chính của Nhà nước cách mạng trong buổi đầu trỗng rỗng Ngân sách quốc gia lúc đó chỉ có 1.230.000 đồng, trong đó quá nửa là tiền rách Các khoản thu từ thuế giảm sút, ngân hàng Đông Dương chưa đặt dưới sự kiếm soát của ta Bên cạnh đó, quân Tưởng vào nước ta lại tung thêm các loại tiền

Quan kim, Quốc tệ đã mất gia tri lam cho tinh hình tài chính thêm rỗi ren và

phức tạp

- Văn hóa xã hội: Chế độ thực dân — phong kiến để lại cho ta một đi sản văn hóa hết sức lạc hậu Với chính sách ngu dé tri, thực dân Pháp chăm lo xây

dựng nhà tù hơn trường học Vì thế hơn 90% dân số nước ta mù chữ Bên

cạnh nạn thất học là các tệ nạn xã hội như cờ bạc, nghiện hút ton tai phơ

biến Bệnh dịch hồn hành nhiều nơi [12, tr.18]

Trang 15

mạng Quân đội thường trực đang trong quá trình huấn luyện, phân lớn các cán bộ chỉ huy đều chưa có hiểu biết về quân sự và kinh nghiệm chiến đấu Trang bị vũ khí thô sơ và thiếu thốn, chủ yếu là giáo mác, dao gam, ma tau va một ít súng trường, súng máy

Mặt trận Dân tộc thống nhất tuy phát triển rộng rãi nhưng chưa được

củng cố vững chắc Kẻ thù lại đang ra sức thực hiện âm mưu chia rẽ, lôi

kéo Do đó, vấn đề đoàn kết dân tộc, đoàn kết tôn giáo đang là những vẫn đề lớn được đặt ra bức thiết thời điểm đó

- Chính trị quân sự: Nguy cơ lớn nhất đôi với Nhà nước VNDCCH lúc này là nạn ngoại xâm:

Ở miền Bắc, với danh nghĩa giải giáp quân đội Nhật, gần 20 vạn quân Tưởng kéo vào và đóng từ vĩ tuyến 16 trở ra, mang theo những nhóm người Việt phản động sống lưu vong ở Trung Quốc Những nhóm người Việt này

thuộc các tổ chức giả danh cách mạng như Việt Nam Cách mạng Đồng minh

Hội (Việt Cách), Việt Nam Quốc dân Đảng (Việt Quốc), do chính quyển Tưởng thu nạp và nuôi dưỡng từ lâu

Ở phía Nam, 26 nghìn quân Anh - Ân vào giải giáp quân đội Nhật Ngày 9 tháng 10 năm 1945, Anh đã ký với Pháp hiệp định chính thức công nhận chính quyên dân sự của Pháp tại Đông Dương Và ngày 1 tháng Giêng 1946, Anh kí hiệp định trao quyên cho Pháp giải giáp quân đội Nhật ở phía Nam vĩ tuyến 16 Để đổi lại, Pháp nhân nhượng cho Anh một số quyền lợi ở Xyri, Libăng Củng với họ là hàng vạn quân Nhật đang chờ được giải giáp được sự dung túng của lực lượng Đồng minh cũng gây nhiều khó khăn

cho cách mạng Việt Nam Mặc dù còn mâu thuẫn về quyền lợi, nhưng tất cả

Trang 16

Nguy hiểm nhất là âm mưu của thực dân Pháp Khoảng 50 nghìn lính ở Đông Dương đã được giải cứu cùng với những đạo quân viễn chính mới của Pháp được gấp rút đưa vào miền Nam Ngày 23/9/1945, Pháp nỗ súng đánh

chiếm trụ sở Ủy ban nhân dân Nam Bộ tại Sài Gòn, mở đầu cuộc xâm lược

Việt Nam lần thứ hai Như vậy chỉ sau 28 ngày từ khi khởi nghĩa, nên độc lập của dân tộc đã đứng trước nguy cơ bị tước đoạt một lần nữa và Nam Bộ đã trở thành tiền tuyến của cuộc kháng chiến chống xâm lược Pháp của nhân dân

Việt Nam

1.1.2 Đường lỗi ngoại giao của Đảng Cộng sản Việt Nam thời kỳ 1945 - 1946

Ngay sau khi VNDCCH ra đời, trong điều kiện trực tiếp lãnh đạo chính

quyền, Đảng đã vạch ra đường lối đối nội, đối ngọai phục vụ cho sự nghiệp kháng chiến kiến quốc đi đến thăng lợi Trong đó, đôi ngoại được đặt ở vị trí quan trọng với một hệ thống quan điểm, chiến lược, sách lược về quan hệ của

VNDCCH với thế giới Nhân dịp một phái bộ quan trọng của Đồng minh đến Hà Nội, ngày 3 tháng 10 năm 1945, Bộ Ngoại giao Chính phủ lâm thời ra:“ Thông cáo về chính sách ngoại giao của nước VNDCCH”, trong đó nêu 1õ:

+ Chính sách đổi ngoại của Việt Nam được xây dựng trên cơ sở: Thực

tên Việt Nam; tình hình quốc tế; thái độ của các liệt quốc Điều đó có nghĩa

là dân tộc Việt Nam tự mình vạch ra đường lỗi, chính sách đối ngoại độc lập,

trên cơ sở yêu cầu của cách mạng Việt Nam, nhưng đồng thời phải phù hợp

với chuẩn mực quốc tế, thích ứng với xu thế thời đại

+ Mục tiêu đối ngoại: Góp phần: “ đưa nước nhà đến độc lập hoàn

toàn và vĩnh viễn” Đó là sự khăng định một cách nhất quán, nhiệm vụ đôi

Trang 17

Thông cáo để cập chính sách đối ngoại của Việt Nam với một số đối tượng chủ yếu trong quan hệ quốc tế như: các nước lớn, các nước trong Đông minh chống phát xít thì: Việt Nam hết sức thân thiện và thành thực hợp tác trên lập trường bình đẳng và tương ái”; “riêng với Chính phủ Pháp De Gaulle chủ trương thống trị Việt Nam thì kiên quyết chống lại”; với các nước láng giềng, thông cáo nhẫn mạnh quan hệ hữu nghị hợp tác và bình đắng; với 2

nước Cao Miên và A1 Lao, Việt Nam chủ trương “dây liên lạc lay dân tộc tự

quyết làm nên tảng, lại càng phải chặt chế hơn nữa .”

+ Về nguyên tắc đối ngoại: lẫy nguyên tắc của Hiến chương Đại Tây Dương làm nền tảng

+ Về phương chân đối ngoại: Quán triệt phương châm Độc lập, tự chủ, tu lực, fự cường Trong quan hệ quốc tế, phải năm vững: Kiên trì nguyên tắc,

gitt ving chiến lược, nhưng mềm dẻo, linh hoạt về sách lược

Chỉ thị của Ban chấp hành TW về Kháng chiến — kiến quốc ngày 25- 11-1945 nêu rõ: “ kiên trì chủ trương ngoại g1ao với các nước theo nguyên tắc: “bình đẳng và tương trợ” TW nhắn mạnh thuật ngoại giao làm cho nước mình ít kẻ thù và nhiễu bạn đồng mình; muốn ngoại giao thăng lợi thì phải biểu dương lực lượng ”

Bản thông cáo về chính sách đối ngoại là văn kiện nhà nước đầu tiên về

đối ngoai, thé hién cach nhin rộng mở của Nhà nước Việt Nam thực hiện quan hệ quốc tế kiểu mới, với tầm nhìn chiến lược về sự thay đôi cơ bản tính chất

của quan hệ toàn câu, cũng như quan hệ với các nước láng giềng của Việt Nam Những nội dung của thông cáo đề ra góp phần quan trọng định hướng

tư tưởng và hoạt động thực tiễn của ngoại giao Việt Nam trong giai đoạn kháng chiến, kiến quốc, đồng thời là một biện pháp kịp thời nhằm tranh thủ

Trang 18

Giữ vững mục tiêu và nguyên tắc, đồng thời sẵn sàng thực hiện chính sách đối ngoại rộng mở là nét độc đáo trong đường lối đối ngoại của nước Việt Nam mới Trong lời kêu goi Liên Hợp Quốc, Hồ Chí Minh nêu 1õ: “Trong chính sách đối ngoại của mình, nhân dân Việt Nam sẽ tuân thủ những nguyên tắc đưới đây:

1 Đối với Lào và Miên, Việt Nam tôn trọng nền độc lập của 2 nước

đó và bày tỏ lòng mong muốn hợp tác trên cơ sở bình đẳng tuyệt đỗi giữa các nước có chủ quyên

2 Đối với các nước dân chủ, nước Việt Nam sẵn sàng thực thi chính

sách mở cửa và hợp tác trong mọi lĩnh vực:

a- Nước Việt Nam dành sự tiếp nhận thuận lợi cho đầu tư của các nhà

tư bản, nhà kỹ thuật nước ngoài trong tất cả các ngành kỹ nghệ của mình b- nước Việt Nam sẵn sàng mở rộng các cảng sân bay và đường sá giao thông cho niệc buôn bán và quá cảnh quốc tế

c- nước Việt Nam chấp nhận tham gia mọi tổ chức hợp tác kinh tế quốc tế dưới sự lãnh đạo của Liên Hợp Quốc

d- Nước Việt Nam sẵn sàng ký kết với các lực lượng hải quân, lục quân trong khuôn khổ của Liên hợp quốc những hiệp định an ninh đặc biệt và những hiệp ước liên quan đến việc sử dụng một vài căn cứ hải quân và không

quân” [7, tr.470]

Trong quá trình lãnh đạo cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm dé bảo vệ chính quyên, giữ gìn độc lập dân tộc, Trung ương Đảng và Chính phủ, đặc biệt là Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn coi trọng hoạt động ngoại giao theo đúng

những điều đã đặt ra thích hợp với từng thời điểm lịch sử cụ thể mà giai đoạn 1945-1946 được coI là giai đoạn bản lề của cách mạng Việt Nam

Trước tình hình mới, Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã

Trang 19

cách mạng trên thế giới và sức mạnh mới của dân tộc để vạch ra chủ trương, giải pháp đấu tranh nhăm giữ vững chính quyên, bảo vệ nền độc lập, tự do vừa giành được Ngày 25/11/1945, Ban Chấp hành Trung ương Đảng ra Chỉ

thị về “kháng chiến, kiến quốc” với các nội dung:

- Về chỉ đạo chiến lược: Đảng xác định mục tiêu phải nêu cao của cách

mạng Việt Nam lúc này vẫn là dân tộc giải phóng, khâu hiệu lúc này là “dân

tộc trên hết, tổ quốc trên hết”, nhưng không phải là giành độc lập mà là giữ

vững độc lập

- Về xác định kẻ thù: Đảng phân tích âm mưu của các nước đề quốc đối với Đông Dương và chỉ rõ “kẻ thù chính của ta lúc này là thực dán Pháp xâm lược, phải tập trung ngọn lửa đấu tranh vào chúng” |4, tr.26] Vì vậy, phải

“lập Mặt trận Dán tộc T: hồng nhất chong thec dan Phap xam luoc”’ [4, tr.27], mở rộng Mặt trận Việt Minh nhằm thu hút mọi tầng lớp nhân dân, thống nhất Mặt trận Việt — Miên — Lào,

- Về phương hướng, nhiệm vụ: Đảng nêu lên bốn nhiệm vụ chủ yếu và cấp bách cần khẩn trương thực hiện là: “củng cố chính quyên chống thực dân

Pháp xâm lược, bài trừ nội phản, cải thiện đời sống cho nhân dân”

- Về ngoại giao: Đảng chủ trương kiên trì nguyên tắc thêm bạn bớt thù,

thực hiện khẩu hiệu “ Hoa Việt thân thiện” đối với quân Tưởng và “ Độc lập về chính trị, nhân nhượng về kinh tế” đối với Pháp

Chỉ thị kháng chiến kiến quốc có ý nghĩa hết sức quan trọng Nó đã xác

định được những vẫn đề thuộc về chiến lược và sách lược cho sự đi lên cho

cách mạng Việt Nam trong giai đoạn đầy cam go và thử thách

Những nội dung của chủ trương kháng chiến kiến quốc được Đảng tập

trung chỉ đạo thực hiện trên thực tế với tỉnh thần kiên quyết, khan truong, linh

Trang 20

Đứng trước tình hình thủ trong giặc ngoài nổi dậy chống phá, Nhà nước mới ra đời lại còn non trẻ, và đang lâm vào tình trạng “nghìn cân treo sợi

tóc”, Đảng và Chính phủ mà đứng đầu chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu rõ phương hướng hoạt động, biện pháp xây dựng chế độ mới và đối phó với các lực lượng ngoại xâm

Ngày 28/8/145, Ủy ban Dân tộc giải phóng Việt Nam tự cải tô thành

Chính phủ lâm thời nước VNDCCH Thành phần Chính phủ lâm thời gồm có 13 bộ và 15 vị bộ trưởng, do chủ tịch Hồ Chí Minh làm Chủ tịch kiêm Bộ

trưởng Bộ ngoại giao Do ĐCS Đông Dương vẫn đang trong tình trạng hoạt động bí mật, nên ngoại giao Việt Nam thời kỳ này được thể hiện qua hoạt động ngoại giao của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Chính quyên các cấp từ TW đến huyện xã, quân đội và cảnh sát được

thay đôi cho phù hợp với chính thể mới

Đề bảo vệ và phát huy thành quả của Cách mạng tháng Tám, tạo thế hợp hiến hợp pháp cho Nhà nước, trong phiên họp đầu tiên của Hội đồng

Chính phủ (3/9/1945), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đề nghị Chính phủ tổ chức

cuộc Tổng tuyến cử theo chế độ phô thông đầu phiếu Người nói: “Chứng ta phải có một hiển pháp dân chủ Tôi đê nghị Chính phú tổ chức càng sớm càng hay cuộc Tổng tuyển cử với chế độ phố thông đầu phiếu Tất cả công dân trai gái mười tám tuổi đêu có quyên ứng cử và bầu cử, không phân biệt giàu nghèo, tôn giáo, dòng giống ”[6, tr.8]

Bộ máy Nhà nước ở TW được hoàn thiện và củng cố một bước có day đủ uy tín, hiệu lực để lãnh đạo nhân dân tham gia kháng chiến, kiến quốc, thực hiện mọi chức năng đối nội và đỗi ngoai

Trang 21

Và nỘi trị:

1 Các đảng phái đoàn kết chặt chẽ, ngôn luận, hành động nhất trí để phụng sự quốc gia

2 Sinh mệnh và tài sản của tất cả công dân Việt Nam và kiều dân ngoại quốc được hoàn toàn bảo đảm

3 Hành chính và quân đội phải được thống nhất về tài chính, kinh tế

tập trung

4 Mọi lực lượng của quốc dân được huy động để dùng trong việc kháng chiến kiến quốc và toàn thể nhân dân, nhất là những người làm việc công phải tuân theo kỉ luật

Vé ngoai giao:

1 Đối với các nước Đồng Minh, nước Việt Nam bao giờ cũng chủ trương thân thiện, nhất là với Trung Hoa

2 Đối với các quốc gia nhược tiêu đang chiến đầu giành độc lập thì

dân tộc Việt Nam rất biểu đồng tình

3 Đối với dân Pháp, nhân dân Việt Nam không thù hăn gì, nhưng cực

lực phản đối chế độ thực dân và cương quyết giữ quyền độc lập Chính phủ Việt Nam chỉ nhận điều đình với Chính phủ Pháp theo nguyên tắc dân tộc tự quyết của Hiến chương Đại Tây Dương

Những chính sách về đối nội và đối ngoại của Đáng ta đề ra tại kỳ họp đầu tiên đã trở thành kim chỉ nam dẫn đường cho cách mạng Việt Nam có những bước đi và hành động đúng đắn, từng bước giải quyết những khó khăn trước mắt, góp phần giữ vững và củng cỗ chính quyền cách mạng

1.2, QUA TRINH THUC HIEN DUONG LOI NGOAI GIAO CUA DANG CONG SAN VIET NAM THOI KY 1945 - 1946

Trang 22

Hội nghị toàn quốc của Đảng tại Tân Trào (13-15/8/1945) đã quyết định phát lệnh Tổng khởi nghĩa đồng thời hoàn chỉnh các quan điểm chỉ đạo

về sắp xếp ban thu, nhân mạnh cần lợi dụng mâu thuẫn giữa các phe và tránh trường hợp một mình phải đối mặt với nhiều lực lượng đối địch

Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám và sự ra đời của nước VNDCCH

là một sự kiện lịch sử trong cuộc đấu tranh của các nước thuộc địa chống chủ

nghĩa thực dân và chủ nghĩa để quốc

Để tạo cơ sở pháp lý và danh nghĩa chính thức cho chính quyền mới, ngày 28 tháng § năm 1945, vừa về đến Hà Nội đã quyết định cải tổ Ủy ban

Dân tộc Giải phóng Việt Nam đã được cải tổ thành Chính phủ Lâm thời VNDCCH và công bố danh sách Chính phủ; đồng thời quyết định cử hành Lễ

tuyên bố Độc lập sớm nhất có thể được Tình hình lúc này hết sức khẩn trương, Ngày 17/8/1945, tướng De Gaulle da ctr Dé déc D’Argenlieu lam Cao ủy, tướng Leclerc lam Téng chỉ huy quân đội Pháp ở Đông Dương: ra lệnh cho các lực lượng viễn chinh Pháp tiến vào Đông Dương theo ba đợt Ngày

28/8/1945, một số đơn vị quân đội Tưởng đã vượt qua ải Nam Quan tiến quân vào Bắc Việt Nam Ngày 6/9/1945, đơn vị đầu tiên của quân Anh đồ bộ vào Sài Gòn Lễ tuyên bố Độc lập phải được tổ chức trước khi quân đội Tưởng đến Hà Nội Theo đó, ngày 2/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc Tuyên

ngôn Độc lập trước quốc dân và thế giới, tuyên bố nước VNDCCH ra đời Bản tuyên ngôn nêu rõ “nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập và

thực sự đã thành một nước tự do và độc lập” Bản tuyên ngơn cũng khăng định: “Tồn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tỉnh thần và lực lượng,

tính mạng và của cải để giữ vững quyên tự do, độc lập ấy”

Chính phủ Lâm thời ra mắt ngày 2/9/1945 là một Chính phủ quốc gia

Trang 23

Về quan hệ quốc tế, ĐCS Đông Dương nêu chủ trương “thống nhất bên trong, tìm bạn bên ngoài” Đảng xác định: “kẻ thù trước mắt của dân tộc lúc

nay là thực dân phản động Pháp”; “Mục đích của ta lúc nay là tự do, độc lập

Ý chí của ta lúc này là dân chủ, hòa bình Là bạn của ta trong giai đoạn này tất cả những nước nào, những dân tộc hay lực lượng nào trên thể giới tản thành mục đích ấy, cùng ta chung một ý chí ấy” [4, tr.434]

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhân danh người đứng đầu Chính phủ

VNDCCH nhiều lần gửi thư, công hàm cho những người đứng đầu Chính phủ

các nước Mỹ, Anh, Liên Xô, Trung Quốc, Chủ tịch Đại hội đồng Liên Hợp Quốc, thông báo về sự ra đời của Nhà nước VNDCCH, khẳng định tính hợp pháp của Nhà nước đó và tố cáo thực dân Pháp trở lại tiễn hành chiến tranh

xâm lược tại Đông Dương Đồng thời có những hoạt động ngoại giao với Chính phủ Hoa Kỳ nhằm tranh thủ vai trò của họ trong Liên Hợp Quốc

Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng là người đưa ra sáng kiến về ngoại giao nhân dân Trong thư gửi Ngoại trưởng Mỹ, ngày ÏI tháng 11 năm 1945, Chủ tịch kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam sang thăm Mỹ đề nghị một phái đoàn khoảng 50 thanh niên Việt Nam sang thăm Mỹ với ý định thiết lập những quan hệ văn hóa với thanh niên Mỹ và xúc tiến việc nghiên cứu về kỹ thuật, nông nghiệp và các lĩnh vực chuyên môn khác Nước ta cũng chủ động lập Hội Việt - Mỹ thân hữu, ngày 17 tháng 10 năm 1945 Điều lệ của Hội được Chính phủ duyệt y và cho thi hành

Các giao dịch của người đứng đầu Chính phủ Việt Nam đã có tác động

nhất định tới thái độ của Mỹ trong vẫn đề Đông Dương Tài liệu của Lầu Năm

Trang 24

chuyển quân lính của bắt kỳ quốc tịch nào tới Đông Ân thuộc Hà Lan hoặc Đông Dương thuộc Pháp, hoặc cho phép dùng các phương tiện đó chở vũ khi, quân trang quan dụng tới những vùng này là đi ngược với chính sách Mỹ ` [9, tr.53]

Hoạt động ngoại giao của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chính phủ VNDCCH đối với Mỹ vừa có ý nghĩa đề cao vị thế của VNDCCH vừa góp phân tranh thủ Mỹ “trung lập”, tạo thuận lợi để hòa hoãn và kìm chế lực lượng của Tưởng, cũng như Pháp ở Việt Nam

Nhằm đề cao vị thế và thiện chí của VNDCCH, Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm Pháp trong cương vị là thượng khách của Chính phủ Pháp Chính phủ Việt Nam cử đoàn của cố vấn Vĩnh Thụy thăm Trùng Khánh và đoàn Quốc

hội, do Phó Trưởng ban thường trực Quốc hội Phạm Văn Đồng dẫn đầu, thăm

Pháp

Những chính sách đối nội, đối ngoại hợp với lòng dân, hợp hoàn cảnh

đã tạo khả năng thêm bạn bớt thù, tạo cơ sở pháp lý và thế mạnh của VNDCCH để đương đầu với các thế lực hung hãn của Tưởng Giới Thạch và

thực dân Pháp

1.2.2 Lợi dụng mâu thuẫn nội bộ đối phương thực hiện sách lược hòa Tưởng — đánh Pháp

+ Chính sách Ngoại giao đối với những nước lớn có mặt tại Việt Nam Theo đúng tỉnh thần các nghị quyết của Đảng về đối ngoại, trong hoàn cảnh phải đối đầu với nhiều đối thủ mạnh mà giữa họ lại có nhiều mâu thuẫn

về lợi ích thì lợi dụng mâu thuẫn trong hàng ngũ kẻ thù là một vấn đề có ý

nghĩa chiến lược đối với cách mạng Hội nghị cán bộ Bắc Kỳ của DCS Dong Dương, ngày 10 - 11 tháng 9 năm 1945 nêu một số chủ trương ngoại giao:

Trang 25

$99, C€

xung đột quân sự mà chỉ xung đột bằng chính trị”; “thái độ trung lập của Nhật

có lợi cho ta họ hồn tồn thay đơi thái độ với chúng ta, họ không còn là kẻ thù nữa nên chúng ta càng phải biết lợi dụng họ để có lợi cho ta” [4, 5-6] Nghị quyết của Hội nghị nhân mạnh việc lợi dụng những mâu thuẫn trong

hàng ngũ đối phương - Đổi với Anh:

Một mặt Đảng chủ trương giao thiệp bình thường, đồng thời ngày

26/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi điện cho tướng Anh Graxy (Gracey) dé kháng nghị việc quân Pháp đánh chiếm Sài Gòn Mặt khác, phối hợp đấu

tranh ngoại giao, Đảng đã phát động phong trào đấu tranh của nhân dân trong nước để biểu thị thái độ phản đối quân Anh trong việc dung túng cho quân

Pháp xâm lược Nam Bộ, bởi lẽ đó là hành động ngoài phạm vi nhiệm vụ được

Đồng Minh quy định

Đề nâng cao vị trí của Nhà nước, Hồ Chí Minh đã cô gắng tranh thủ các nước có vai trò quan trọng trong quan hệ quốc tế lúc đó

+ Đối với Liên Xô

Trong và sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Đảng luôn dành mỗi cảm tình đặc biệt đối với Liên Xô Tuy nhiên, thời gian đó, Liên Xô cũng như các nước trên thế giới chưa công nhận cho nên VNDCCH đang trong tình thế bị bao, các đường liên hệ với bên ngoài rất hạn chế Vì vậy, Chính phủ cũng chưa có mối quan hệ trực tiếp với nhà nước Liên Xô

+ Đối với Mỹ:

Hồ Chí Minh tiếp tục giữ vững quan hệ đã có trong thời gian cuối chiến

Trang 26

yếu nhất của Pháp là không có danh nghĩa hợp pháp để vào Đông Dương Ở miền Nam, Pháp được Anh giúp, muốn vào miền Bắc, Pháp phải được sự giúp đỡ của Mỹ - Tưởng Nhận thức sâu sắc vẫn đề, Đảng Cộng sản Đông Dương mà đứng đâu là Chủ tịch Hồ Chí Minh - đã chỉ rõ thái độ hai mặt của Mỹ: "Mỹ tuy vẫn nói với Đông Dương, giữ thái độ trung lập, song Mỹ đã ngầm giúp Pháp bằng cách cho Pháp mượn tàu chở quân sang Đông Dương Một mặt, Mỹ muốn tranh giành quyên lợi với Anh - Pháp ở Đông Dương và Đông Nam Á, nhưng mặt khác lại muốn hồ hỗn với Anh - Pháp để cùng lập mặt trận bao vây Liên Xô” Trên cơ sở nhận định đó, Hồ Chí Minh đã quyết

định khai thác "mặt trung lập" của Mỹ Người thường nhắc tới vai trò đứng

đầu Đồng Minh của Mỹ, tán dương những điều Mỹ tuyên bố công khai, dựa vào đó để đầu tranh trên lĩnh vực ngoại giao với Pháp

+ Ngoại giao để thực hiện sách lược hòa Tưởng — đánh Pháp

Chính quyền Tưởng Giới Thạch từ đầu chiến tranh Thái Bình Dương

đã có những tính toán riêng của mình về Đông Dương Ngay khi Paris thất thủ và quân đội Nhật Bản tiễn vào chiếm đóng Bắc Đông Dương tháng

9/1940, Chính phủ của Tưởng Giới Thạch bắt đầu chuẩn bị kế hoạch “Hoa

quân nhập Việt”; âm mưu thành lập chính quyền quân sự thân Tưởng, với

mục đích tiêu diệt ĐCS và phả tan Việt Minh

Tuy nhiên, âm mưu của họ đã không thành vì Cách mạng tháng Tám

thành công, Việt Nam tuyên bố độc lập với sự ra đời của nước VNDCCH

Chúng ta đã ở vị thế chủ nhân để đón tiếp và giao thiệp với các lực lượng của

họ khi vào miền Bắc giải giáp quân đội Nhật Để vô hiệu hóa chủ trương “diệt

Cộng — cầm Hồ” của quân đội Trung Hoa dân quốc ở Việt Nam, chính quyền

cách mạng nêu khẩu hiệu “Hoa — Việt thân thiện” thực hiện hòa hoãn bằng các sách lược mềm mỏng và bình tĩnh mà Chủ tịch Hồ Chí Minh còn gọi là

Trang 27

Các tuyên bố công khai của Chính phủ Việt Nam về quan hệ Việt —

Hoa, cũng như các thư và điện của Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi cho Tưởng Giới Thạch, thường khẳng định tình hữu nghị và các quan hệ lịch sử, văn hóa

truyền thống lâu đời giữa hai nước

Trong thư gửi Thống chế Tưởng Giới Thạch ngày 28/10/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh kịch liệt lên án quân đội Pháp thực hiện âm mưu tái chiếm Việt

Nam và yêu cầu Đồng minh “ban bố lệnh chấm dứt tàn sát một dân tộc đang bảo vệ các quyền chính đáng của mình theo các nguyên tắc ghi trong Hiến Chương Đại Tây Dương và Hiến chương San Fransico, công nhận nên độc lập

hoàn toàn của Việt Nam”

Mặt khác, Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng thường xuyên nhắc nhở cán bộ

ta trong giao thiệp ngoại giao với Trung Hoa cũng như đối với Pháp cần xuất

phát từ một nguyên tắc là không nhượng bộ về vẫn đề độc lập của Việt Nam Nhằm kiềm chế bớt sự can thiệp của Tưởng Giới Thạch vào nội tri của Việt Nam, Chính phủ Việt Nam nhắn mạnh trách nhiệm của quân đội Tưởng GIới

Thạch vào Việt Nam chỉ là để giải giáp quân đội Nhật Đồng thời Việt Nam cũng khai thác những tuyên bố của các nhà lãnh đạo hoặc tướng lĩnh của

Tưởng Giới Thạch về độc lập của Việt Nam, như việc Tưởng Giới Thạch

tuyên bố quân đội Trung Quốc vào Việt Nam “không hề có dã tâm gì về lãnh

thô rất hy vọng Việt Nam sé ty tri để dần dần đi tới độc lập” [7 tr.128] Chính quyền cách mạng đã vận dụng lực lượng của Tưởng Giới Thạch có mặt tại Việt Nam như đối trọng với lực lượng của thực dân Pháp nhằm kiềm chế chủ trương của Chính phủ Paris sớm khôi phục sự kiểm sốt Đơng

Trang 28

Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng tranh thủ tướng Lư Hán -— người thường tỏ

thái độ thành kiến đối với Pháp ở Đông Dương Chủ tịch thường trao đổi về tình hình Việt Nam, giới thiệu chủ trương “Hoa — Việt thân thiện”, phê phán

các hành động xâm lược của thực dân Pháp Có lúc tướng Lư Hán đã tuyên bố: “Nước Việt Nam căn bản là của người Việt Nam Cứ ý riêng tôi, tôi rất biểu đồng tình với sự phản kháng oanh liệt của nhân dân Việt Nam trong Nam

Bộ” Lư Hán hứa không can thiệp nếu Việt Nam duy trì được trật tự an ninh Khi Hà Ứng Khâm, Tổng tham mưu trưởng quân đội Tưởng Giới Thạch đến

Hà Nội, Lư Hán đã cùng Hà Ứng Khâm thỏa thuận một số điểm bất lợi cho Pháp: không cho phép Pháp lập cơ quan hành chính quân sự ở Bắc Việt Nam

cho đến khi “có lệnh mới”; không tái vũ trang các tù binh Pháp bị Nhật giam

giữ tại Hà Nội; duy trì quan hệ với Chính phủ của Hồ Chí Minh, tuy không công nhận Sau này khi trở về Vân Nam làm Thống đốc, Lư Hán vẫn cử người sang thực hiện đường lỗi của mình

Chính quyền cách mạng khôn khéo quan hệ với các tướng lĩnh của

Tưởng Giới Thạch, đặc biệt với Tướng Tiêu Văn, vừa đấu tranh chính trị, ngoại giao, vừa khai thác mặt hám lợi vật chất của các viên tướng này dé han

ché su chéng pha cia ho Nha sử học Pháp Philippe Devillers đã đánh giá tầm quan trọng của cuộc gặp đầu tiên giữa chủ tịch Việt Nam với Tiêu Văn: “Chủ

tịch Hồ Chí Minh gặp Tiêu Văn đã đạt được sự hòa hoãn với quân Tàu định lật đỗ Chính phủ lâm thời, điều này làm cho bọn Việt Quốc, Việt Cách hoang

mang, chập chững”

Trang 29

quyết liệt, yêu sách sửa sang nội chính, cải tổ Chính phủ, chia quyền, tạo nên mối đe dọa hàng ngày, hàng giờ đối với chính quyên cách mạng

Trước thực trạng đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh thường xuyên căn dặn cán bộ, nhân dân bình tĩnh, kiềm chế, tránh mắc mưu khiêu khích vũ trang của địch để

tạo cớ cho chúng dùng vũ lực tiêu điệt chính quyền cách mạng non trẻ

Tuy chỗng Cộng, nhưng Tưởng Giới Thạch không muốn gây ra tình

hình rối loạn làm cho quân đội của họ bị dính líu vào cuộc xung đột ở Việt

Nam và có thể tạo điều kiện cho quân Pháp đỗ bộ vào miền Bắc Ngày

22/12/1945, Chính phủ Trùng Khánh chỉ thị cho Tướng Lư Hán thúc đây các nhóm người Việt thân Tưởng Giới Thạch thỏa thuận với Việt Minh để tham

gia Chính phủ Liên hiệp

Về sách lược, để duy trì sự hồ hỗn với Tưởng, Đáng đã có những

nhân nhượng, lùi bước quan trọng, ngăn chặn âm mưu khiêu khích phá hoại

của chúng và của các đảng phái tay sai Cụ thể: Đảng tuyên bố “tự giải tán” ngày 11/11/1945 nhưng thực chất rút vào hoạt động bí mật; Quân đội Quốc

gia Việt Nam đôi thành “Vệ quốc đoàn” Sau này, Báo cáo Chính trị tại Đại

hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của ĐCS Đông Dương (2/1951) đã phân tích: “Đảng không thể do dự Do dự là hỏng hết, Đảng phải quyết đoán mau chóng, phải dùng những phương pháp — dù là những phương pháp đau đớn — để cứu vãn tình thé”

Đề hạn chế các hành động phá hoại của các nhóm thân Tưởng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đại diện cho Việt Minh đã thực hiện nhiều cuộc tiếp xúc, họp liên tịch với những kẻ đại diện cho Việt Quốc, Việt Cách Trên nguyên tắc độc lập dân tộc, nhiều thỏa thuận nhằm buộc các lực lượng cách mạng giả hiệu phải tuân thủ đối với vẫn đề đoàn kết; hợp tác vì lợi ích quốc gia; ủng hộ kháng chiến ở Nam Bộ; chống thực dân Pháp xâm lược; ủng hộ các chủ

Trang 30

tới thành lập Chính phủ Liên hiệp, Chủ tịch Hồ Chí Minh trực tiếp điều đình,

thương lượng với các tướng lĩnh Tưởng, cũng như với các nhóm Nguyễn Hải Thần, Vũ Hồng Khanh, dành cho Việt Quốc, Việt Cách các chức vụ Phó chủ tịch nước, Bộ trưởng Ngoại giao, Bộ trưởng kinh tế và 70 ghế trong Quốc Hội không qua Tổng tuyển cử

Sách lược khéo léo, đúng đắn này đã xoa dịu sự chống đối của các tướng lĩnh và các nhóm thân Tưởng, góp phần ngăn chặn được nhiều âm mưu phá hoại và lật đồ của chúng

Tuy hòa hoãn, nhẫn nhịn, nhưng không khuất phục, Đảng và chính quyền cách mạng đã dựa vào sức mạnh đoàn kết toàn dân, biểu dương lực lượng chính trị lớn mạnh của quân chúng, ủng hộ chính quyền cách mạng dé hậu thuẫn cho các hoạt động ngoại giao Điển hình là cuộc diễu hành của 30

vạn dân thủ đô Hà Nội, kéo qua nơi ở của Hà Ứng Khâm và Tướng Mỹ Mc Lure ngày 2 tháng 10 năm 1945 Cuộc diễu hành này về danh nghĩa là để

“hoan nghênh phái bộ Đồng minh”, song thực chất là biểu dương lực lượng của nhân dân ủng hộ chính quyền cách mạng và Chính phủ của Hồ Chí Minh Cùng với hoạt động ngoại giao, Đảng còn lãnh đạo công tác báo chí và các phương tiện thông tin, tuyên truyền, thường xuyên đấu tranh vạch trần âm mưu bán dân, hại nước và thực hiện các biện pháp nhằm phân hóa hàng ngũ và hạn chế tối đa các thủ đoạn phá hoại của các nhóm tay sai người Việt

Việc các nhà lãnh đạo Việt Nam giao thiệp với Chính phủ Hoa Kỳ và duy trì các quan hệ hợp tác của những quan chức Mỹ ở Việt Nam cũng góp phân kiểm chế các hành động chống phá các lực lượng Tưởng Giới Thạch và các nhóm tay sai người VIỆt

Trang 31

đất nước của Chính phủ Việt Nam được củng có, đồng thời khoét sâu thêm mâu thuẫn giữa Tưởng và Pháp ở chừng mực nhất định Cùng với việc tranh thủ Mỹ, sự hồ hỗn với Tưởng đã tạo điều kiện cho chính quyền cách mạng tập trung mũi nhọn vào kẻ thù chính là thực dân Pháp xâm lược

1.2.3 Ngoại giao để thực hiện sách lược hòa Pháp — đuôi Tưởng Sự thỏa hiệp giữa Anh và Pháp đã đặt nền độc lập của dân tộc Việt Nam trước nguy cơ bị tước đoạt một lần nữa Vì vậy, mgay từ đầu TW Đảng đã chỉ rõ: "Ke thu chinh cua ta luc nay là thực dán Pháp"

Trước sự xâm lược trở lại của thực dân Pháp ngày 23-9-1945, TW Đảng và Chính phủ đã kêu gọi đồng bảo cả nước dốc sức ủng hộ Nam Bộ kháng chiến Trong lời kêu gọi ủng hộ kháng chiến Nam Bộ, Chính phủ lâm

thời đã khẳng định cần phải: "wy sinh hết thảy vì kháng chiến Hy sinh hết thay vi mat tran Nam Bo"

Hưởng ứng lời kêu gọi trên các mặt trận Nam Bộ, quân và dân ta đã

anh đũng chiến đấu, bao vây chặt quân Pháp trong thành phố, gây cho chúng nhiều tôn thất nặng nề

Song trong tư duy đúng đắn của Đảng còn là dự đoán chính xác về quan hệ Pháp - Mỹ - Tưởng Dự đoán này thể hiện sớm từ Chỉ thị “Kháng

chiến kiến quốc” ngày 25/11/1945 của Ban Chấp hành TW: “trước sau, Trùng

Khánh sẽ bằng lòng cho Đông Dương trở về tay Pháp, miễn là Pháp nhượng

cho Tàu nhiều quyền lợi quan trong” [4, tr.25] O mién Bac, trén thực tế, quan

đội Tưởng là một gánh quá nặng cho ta về cả kinh tế lẫn chính trị Dự đoán của Đảng về khả năng Mỹ - Tưởng thoả thuận cho Pháp trở lại miền Bắc Đông Dương càng cho thay van dé chéng Pháp không đơn giản trong phạm vi quan hệ giữa Việt Nam với Pháp

Ở miền Nam, tuy đã bước đầu kìm chân được quân Pháp tại các đô thị,

Trang 32

Âm mưu trở lại xâm lược nước ta, chính thực dân Pháp đã đặt nhân dân

Việt Nam trong thế phải đối mặt với chúng như trước những năm 40 của thế kỷ Song, cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp sau Cách mạng tháng Tám

không còn bó hẹp trong khuôn khổ một dân tộc thuộc địa chống đề quốc

thống trị như thời kỳ trước mà đã chuyên thành cuộc đấu tranh của một quốc gia vừa giành được chủ quyền, chống lại kẻ xâm lược Trong đó, đấu tranh ngoại giao có ý nghĩa rất quan trọng, có khả năng mở ra một phạm vi rộng lớn của các vấn đề quốc tế

Thực hiện các chính sách ngoại giao hoà bình, Nhà nước Việt Nam đã

ý thức sâu sắc được sự khác nhau về chất trong quan hệ Việt — Pháp trong giai đoạn mới Giai đoạn để tồn tại và phát triển với tư cách một quốc gia có chủ quyên Vì vậy, điều quan trọng nhất và cũng là điều kiện thuận lợi nhất, là cần phải có mối quan hệ hoà bình với các quốc gia khác trên thế giới Chính sách ngoại giao hoà bình lúc này mang ý nghĩa chiến lược lâu dài đối với sự phát triển của đất nước, đồng thời cũng đáp ứng yêu cầu cấp bách của việc bảo vệ chính quyền cách mạng

Như vậy, việc Đảng ta tìm kiếm khả năng hồ hỗn với Pháp vừa xuất

phát từ đường lỗi ngoại giao vừa đáp ứng yêu câu củng cố nhà nước dân chủ

nhân dân non trẻ vừa đáp ứng lợi ích lâu dài của quốc gia Điều đó còn phù

hợp với tương quan lực lượng giữa ta với Pháp và cũng phù hợp với hoàn cảnh quốc tế lúc bấy giờ Tuy nhiên, nếu hồ hỗn chỉ là yêu cầu của một phía thì khó có thể trở thành hiện thực Dù không trùng hợp, thì ít nhất cũng phải có những chỗ gặp nhau về lợi ích của cả hai phía trong sự hồ hỗn ấy

Nước Pháp sau chiến tranh đã suy yếu về nhiều mặt Các tướng lĩnh

của Pháp thay rõ không thê bình định được xứ thuộc địa cũ này một cách

Trang 33

cách mạng Việt Nam cùng với những chuyển biến của tình hình thế giới và nước Pháp sau chiến tranh đã khiến cho ngay trong hàng ngũ tướng tá Pháp cũng có sự phân hoá về thái độ đối với Việt Nam Bên cạnh những tướng tá

vẫn còn giữ đầu óc thực dân thủ cựu, đã có một số người tương đối thức thời Đại diện cho số này là Lơcơlec, G Xanhtơni Mặc dù vẫn đứng trên quan điểm thực dân về vấn đề thuộc địa, nhưng trước thế và lực hiện có của cách

mạng Việt Nam, những người Pháp này cũng hiểu không thê áp dụng những biện pháp thực dân kiểu cũ; không thê trở lại Đông Dương bằng con đường vũ lực đơn thuần, nhất là trong việc đưa quân Pháp ra miền Bắc

Ở Pháp, sự lớn mạnh của ĐCS và các lực lượng dân chủ đem lại cho nước Pháp một không khí chính trị tiễn bộ rõ rệt, nhất là sau khi ĐCS Pháp có

đảng viên tham gia chính quyền và giữ những chức vụ khá quan trọng trong Chính phủ Pháp Đó là điều kiện thuận lợi để cho khả năng về một giải pháp

hoà bình giữa Pháp với Việt Nam có thê thực hiện được

Như vậy là ở hai phía, Việt Nam và Pháp đều có những yêu câu về hồ hỗn, ít nhất là tạm thời Nhà nước cách mạng Việt Nam, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhận ra và tranh thủ, khai thác khả năng ấy Đồng thời, với cương vị của mình, Người luôn cố gang tạo ra nhiều cơ hội thuận lợi để khả năng ấy trở thành hiện thực

Việc tiếp xúc giữa đại diện Chính phủ Việt Nam với phía Pháp đã bắt

đầu ngay từ sau khi lập nước Ngày 27/8/1945 cuộc tiếp xúc đầu tiên đã diễn ra tại Hà Nội Phía Việt Nam có Võ Nguyên Giáp và Dương Đức Hiên, phía Pháp là Xanhtơni với sự có mặt của thiếu tá Mỹ A Patti Trong cuộc gặp mặt

này, đại diện phía Việt Nam đã tỏ thái độ mềm mỏng khi tuyên bố rằng Việt

Minh đã làm chủ đất nước và mong muốn có sự tiếp xúc chặt chẽ giữa hai bên G Xanhtơni cũng nói rõ lập trường của Pháp vẫn giữ "chủ quyên" đỗi

Trang 34

Đông Dương sau khi Đồng minh rút khỏi khu vực này Cuộc tiếp xúc thực ra chỉ mang tính chất thông báo quan điểm và thăm đò thái độ giữa hai bên

Cho đến tháng 1/1946, các cuộc tiếp xúc Việt - Pháp vẫn chưa đem lại kết quả gì cụ thể và thường rơi vào tình trạng bế tắc Lập trường của phía Pháp vẫn cơ bản dựa trên tỉnh thần tuyên bố ngày 23/4/1945 của De Gaulle, chỉ thừa nhận cho Việt Nam tự trị trong Liên bang Đông Dương Tư tưởng chỉ đạo của Chính phủ De Gaulle là không muốn ký kết với chính quyền bản địa nếu như chính quyền ấy không do người Pháp tạo ra Ngay cả những người tán thành thương lượng như Lơcơlec thì cũng quan niệm rằng chỉ có thể điều

đình với Việt Minh khi đã tỏ rõ sức mạnh của Pháp Về phía Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh và các đại diện của Chính phủ đã thê hiện đúng tỉnh thần Chỉ thị "Kháng chiến kiến quốc" của TW Đảng (25/11/1945) Song song với lập

trường kiên quyết chống xâm lược đề bảo vệ chủ quyên và thông nhất đất nước, Hồ Chí Minh luôn tỏ rõ thiện chí hoà bình, sẵn sàng hợp tác với nước Pháp

Những cuộc tiếp xúc cho đến tháng 2/1946 vẫn chưa giải quyết gì cụ thể Tuy vậy đã tạo điều kiện cho Chính phủ Việt Nam hiểu rõ thêm lập trường của phía Pháp cũng như thái độ cụ thể của các chính khách, tướng tá Pháp Đồng thời qua Hồ Chí Minh, nhiều người Pháp ngày càng nhận thấy, muốn giải quyết những vẫn đề liên quan đến Việt Nam, không thê thiếu vai trò của Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà Điều quan trọng là tạo được

cơ sở thực tế cho việc thực hiện chủ trương hồ hỗn với Pháp khi hai kẻ thù

của ta (Pháp và Tưởng) đã bắt tay với nhau

Đúng như dự đoán của Đảng, ngày 28-2-1946, Hiệp ước Hoa —-Pháp đã

được ký kết với những điều khoản có lợi cho họ, tất nhiên họ vẫn lẫy vận mệnh của dân tộc Việt Nam làm vật mặc cả Hiệp ước Hoa — Pháp đã kết thúc

Trang 35

đã thay đôi Lực lượng của Tưởng Giới Thạch không còn vai trò như một đối trọng với lực lượng của Pháp

Từ sau Hiệp ước Hoa - Pháp, nhịp độ các cuộc trao đôi giữa ta và phía

Pháp trở nên dồn dập nhằm đưa đến một hiệp định thích hợp Riêng từ đầu tháng 3 đến khi ký Hiệp định Sơ Bộ có tới 4 cuộc tiếp xúc giữa Chủ tịch Hồ Chí Minh với G Xanhtơni để thảo luận nội dung cụ thể của bản Hiệp định

Bất chấp những yêu cầu đầy thiện chí của VNDCCH, quan điểm của Chính

phủ Pháp vẫn rất nhất quán tư tưởng thực dân Tư tưởng này thể hiện ở Chỉ

thị ngày 29/2/1946 của Đácgiăngliơ Theo đó, quyền lợi của Việt Nam vẫn rất hạn chế: một Chính phú tự trị, trong khuôn khổ Liên bang Đông Dương và Liên hiệp Pháp; nhấn mạnh thêm quyên của Pháp đại diện cho Việt Nam về ngoại giao; đông thời vẫn không thừa nhận sự thống nhất của Việt Nam, dù chỉ riêng Bắc Kỳ với Trung Kỳ Ngay cả đến tướng Lơcolec trong bức điện gửi G Xanhtơni ngày 22/2, còn phải e ngại rằng nếu đưa ra những điểm mà Cao uỷ nhân mạnh, thì sẽ "làm hỏng kết quả bao nhiêu công sức" mà họ bỏ ra lâu nay trong các cuộc đàm phán

Sáng 6/3, tàu đồ bộ của Pháp tiến vào cửa biển Hải Phòng và quân

Tưởng ở đó đã nỗ súng Trong khi đó, mặc dù đã chuẩn bị rất chu đáo tại các

vị trí chiến đấu, nhưng lực lượng vũ trang của ta rất bình tĩnh theo lệnh Chính

phủ, mặc cho Tưởng - Pháp xung đột với nhau Nguy cơ xung đột lớn đã bắt

đầu trở thành thực tế Hồ Chí Minh thấy rõ đã đến lúc đi đến quyết định Sau khi hội ý với Thường vụ Trung ương Đảng và thông qua Hội đồng Chính phủ, Hồ Chí Minh đã cùng Hoàng Minh Giám gặp Xanhtơni và Pinhông Người đã

thống nhất với phía Pháp một cách giải quyết dung hoà giữa độc lập và tự trị: "Nước Pháp công nhận Việt Nam là một quốc gia tự do " Vẫn đề cuối cùng

đã được tháo gỡ Hiệp định sơ bộ đã được ký kết vào buổi chiều 6/3/1946 với

Trang 36

Hồ Chí Minh, đại diện của các phái bộ Đồng Minh, Anh, Mỹ, Trung Quốc và

ông Lui Capuýt, với danh nghĩa đại diện nhân dân Pháp, đã được mời đến dự

lễ ký kết Kèm theo một bản Hiệp định phụ về quân sự cũng được ký kết cùng

ngày Những quy định chỉ tiết trong Hiệp định phụ này do Hồ Chí Minh kiên quyết

đòi đưa vào như một điều kiện tối hậu cho toàn bộ việc ký kết với phía Pháp

Nội dung cơ bản của Hiệp định Sơ Bộ 6 tháng 3 và văn kiện phụ đính kẻm hiệp định nói rõ:

+ Chính phủ Pháp công nhận nước VNDCCH là một quốc gia tự do, có chính phủ, nghị viện, quân đội và tài chính riêng của mình và là một phần tử trong Liên bang Đông Dương, ở trong khối Liên hiệp Pháp

+ Việc hợp nhất "bz ky", Chính phủ Pháp cam kết thừa nhận những quyết định của nhân dân trực tiếp phán quyết

+ Chính phủ Việt Nam chấp nhận để 15000 quân Pháp vào Bắc Việt Nam làm nhiệm vụ thay thế quân đội Trung Hoa Số quân Pháp kê trên sẽ rút hết trong vòng 5 năm, trừ số quân phụ trách quản lý tù binh Nhật sẽ rút sau

khi hoàn thành nhiệm vụ

+ Sau khi Hiệp định được ký kết, hai Chính phủ lập tức quyết định mọi phương sách cân thiết để đình chỉ ngay cuộc xung đột, giữ nguyên quân đội

hai bén tai vi tri tam thời

+ Hai bên đồng ý "ở ngay cuộc đàm phán (chính thức) thân thiện và thành thực" Trong cuộc đàm phán đó sẽ bàn ba vẫn đề:

a Những liên lạc ngoại giao của Việt Nam với nước ngoài b Chế độ tương lai của Đông Dương

c Những quyên lợi kinh tế và văn hoá của Pháp ở Việt Nam

Ký Hiệp định Sơ bộ ngày 6/3/1946, tạm thời hồ hỗn với Pháp, ta đã tránh được một cuộc chiến đấu bất lợi phải chống lại nhiều kẻ thù cùng một

Trang 37

miền Bắc nước ta Bọn tay sai Việt Quốc, Việt Cách vì mất chỗ dựa nên phan

lớn bị tan rã hoặc chạy theo quân Tưởng Chúng ta có thêm thời gian hoà bình cần thiết để củng cô chính quyền cách mạng, mở rộng Mặt trận dân tộc thống

nhất, phát triển lực lượng vũ trang nhằm chuẩn bị mọi mặt cho cuộc kháng chiến lâu đài chống thực dân Pháp vé sau Dac biét, đối với miền Nam - noi

mà cuộc kháng chiến đang đứng trước những thử thách gay gắt, lực lượng vũ

trang tại chỗ bị tan vỡ và chia sẻ, chúng ta có điều kiện thuận lợi để củng cố chuẩn bị bước vào cuộc chiến đầu mới

Thoá hiệp Việt - Pháp ngày 6/3/1946 còn đánh dấu thăng lợi của ngoại

giao Việt Nam, nhất là trong việc thực hiện chủ trương của Đảng biến các

hiệp định tay đôi Anh - Pháp, Hoa - Pháp thành thoả thuận tay ba với sự tham gia của ta và tạo tiền đề để mở rộng quan hệ quốc tế của Việt Nam

Sau Hiệp định Sơ Bộ ngày 6/3/1946, chính sách hòa hoãn của Chính

phủ VNDCCH với các lực lượng của Tưởng Giới Thạch cũng điều chỉnh cho

phù hợp tình hình mới Lúc này cần phải tạo điều kiện cho quân đội Tưởng Giới Thạch rút về nước nhanh chóng, êm thắm, nhằm ngăn chặn việc “quán

Tàu chực kéo dài thời gian đóng ở Đông Dương và do đó chực biến Đông Dương thành một xứ bị quốc tế quản trị” [4., tr.53] Ngoài ra, chính quyền

cách mạng cần giữ ổn định vùng biên giới phía Bắc Ngày 8/3, Chủ tịch Hồ Chí Minh kí Nghiêm lệnh, quy định toàn thê nhân dân, quân đội Việt Nam

phải “giúp quân đội Trung Hoa trong lúc thoái triệt”, nêu “vi phạm tính mạng,

tài sản của quân đội Trung Hoa sẽ bi nghiêm trị” Trước một số cuộc xung đột

giữa lực lượng của Việt Minh và quân đội của Tưởng Giới Thạch trong giai đoạn này, Chủ tịch Hồ Chí Minh đề ra phương châm “đàn xếp sao cho đại sự

thì thành tiểu sự và tiểu sự thì thành vô sự” [14, tr.160] Sau này, khi Tiêu

Trang 38

Giới Thạch, bảo đảm yên ổn vùng biên giới tiếp giáp các căn cứ chống Pháp tại Việt Bắc

Hiệp định Sơ Bộ được ký kết, quân đội Tưởng Giới Thạch cuối cùng đã

rút hết khỏi Việt Nam vào tháng 9/1946 Bọn tay sai Việt Quốc - Việt Cách cũng theo chân chủ chạy sang Trung Quốc Sau khi ký Hiệp định Sơ Bộ, Chính phủ và nhân dân Việt Nam thi hành nghiêm chỉnh mọi điều khoản đã cam kết Ngày 8/3/1946, Chính phủ ban hành Nghiêm lệnh: "Chính phi ha lệnh cho toàn thể nhân dân và bộ đội phải giúp đỡ cho quân đội Trung Hoa", "Ai xâm phạm đến tính mạng, tài sản quân đội Trung Hoa sẽ nghiêm trị"

Ngày 9/3/1946, Ban Thường vụ TW Đảng ra bản Chỉ thị "Hoà để tiến", vạch rõ lí do vì sao ta ký với Pháp Hiệp định Sơ bộ và đề ra những việc cần làm

sau khi Hiệp định được ký kết

Trong khi đó, thực dân Pháp sớm lộ rõ dã tâm phá hoại Hiệp định gây nên những xô xát và cướp bóc tài sản của nhân dân tại Hà Nội - Hải Phòng Ở miền Nam, thực dân Pháp không những không ngừng bắn, mà còn có ý dé

tách Nam Bộ ra khỏi Việt Nam với việc thành lập Chính phủ Nam Kì tự trị (1/6/1946) do Nguyễn Văn Thinh cầm đầu

Nhận thấy rõ lập trường thực dân xâm lược của giới phản động Pháp, nên mặc dù chúng cô tình lần lữa, chúng ta vẫn kiên trì đấu tranh đòi mở cuộc đàm phán chính thức tai Pari

Ngày 19/4/1946, Hội nghị trò bị Đà Lạt khai mạc Hội nghị diễn ra rất

khẩn trương trong 3 tuân lễ (19/4 - 11/5/1946) Bất chấp thái độ thiện chí của

VNDCCH, Hội nghị không đi đến thoả thuận nào về những nội dung sẽ được

bàn bạc tại cuộc đàm phán chính thức Hội nghị trù bị Đà Lạt kết thúc thất bại

do âm mưu phá hoại của thực dân Pháp

Trang 39

Chủ tịch Hồ Chí Minh lên đường sang thăm nước Pháp với tư cách là thượng khách Trước khi lên đường, Người gửi thư cho đồng bào Nam bộ nêu rõ:

"Đồng bào Nam Bộ là dán nước Việt Nam Sông có thể cạn núi có thể mòn,

song chân lý đó không bao giờ thay đổi" Ngày 7/1/1946, cuộc đàm phán chính thức giữa Chính phủ VNDCCH và Chính phủ nước cộng hòa Pháp bắt

đầu khai mạc tại lâu đài Phôngtennơblô (Fontainebleau), cách Paris 60km,

"để lần tránh dư luận báo chí và những giới khác mà Sài Gòn, các cơ quan

dân sự và bạn bè của họ hết sức kinh sợ”

Hội nghị lại thất bại sau hơn hai tháng (7/7 - 10/9/1946) đàm phán do

lập trường hai bên khác xa nhau Ngày 14/9/1946, phái đoàn Việt Nam lên tàu

trở về Tổ quốc Chủ tịch Hồ Chí Minh ở lại Paris với hi vọng cứu vãn tình

hình Trong khi đó, tại Việt Nam, thực dân Pháp tăng cường các hoạt động khiêu khích Quan hệ Việt - Pháp ngày càng căng thăng, nguy cơ một cuộc chiến tranh đến gân Cần có một quyết định nhanh chóng nhằm kéo dài thời gian hoà hoãn để xây dựng, củng cố thêm lực lượng: đồng thời làm cho nhân dân Pháp, nhân dân thế giới thấy rõ thiện chí hoà bình của Việt Nam và dã

tâm xâm lược của thực dân Pháp Chính vì lẽ đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh ki

với đại diện Chính phủ Pháp là Mutê (Moutet) - Bộ trưởng Bộ ngoại giao Pháp tại hải ngoại, bản Tạm ước ngày 14/9/1946 Nội dung bản Tạm ước gồm may điểm chủ yếu như sau:

- Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Pháp cam kết tiếp tục chính sách hợp tác như Hiệp định Sơ Bộ đã nêu, tiếp tục cuộc đàm phán sẽ được triển

khai chậm nhất vào tháng 1-1947

- Chính phủ Việt Nam bảo đảm các quyên tự do dân chủ, quyên lợi kinh tế - văn hoá của người Pháp ở Việt Nam

- Chính phủ Pháp sẽ đình chỉ xung đột ở Nam Bộ, Nam Trung Bộ, bảo

Trang 40

- Việt Nam và Pháp thả hết tù chính trị, chấm dứt tuyên truyền không thân thiện

- Việc trưng cầu dân ý ở Nam Bộ do hai bên quy định thời gian và cách thức Tạm ước 14/9/1946 là sự nhân nhượng cuối cùng của ta nhằm cứu vãn

tình thế hết sức khó khăn của đất nước lúc bấy giờ

Sau ngày ký kết Hiệp định Sơ Bộ và Tạm ước Việt — Pháp, tranh thủ thời gian hòa hoãn, Chính phủ và nhân dân ta ra sức củng cố, xây dựng lực

lượng, chuẩn bị cho cuộc kháng chiến sắp tỚiI

Tiểu kết

Giai đoạn 1945 — 1946 là giai đoạn lịch sử đặc biệt- giai đoạn bản lè

của cách mạng Việt Nam Hoạt động đối ngoại trong giai đoạn này đã để lại một trang sáng chói trong lịch sử ngoại giao Việt Nam

Trong điều kiện chính quyền cách mạng mới được thành lập, vận mệnh dân tộc như ngàn cân treo sợi tóc, ĐCS Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí

Minh đã coi ngoại giao như một vũ khí sắc bén và vận dụng thành công góp phân giữ vững thành quả cách mạng, bảo toàn chính quyền nhân dân, đồng thời phục vụ kháng chiến kiến quốc

Dấu ẫn đậm nét nhất của thăng lợi ngoại giao thời kỳ này là đối sách và ứng xử tài tình cùng một lúc với năm nước lớn, đối phó với bốn đạo quân

nước ngoài trên 30 vạn lính có mặt tại Việt Nam, mặc dù quan hệ giữa các

nước lớn này với nhau và giữa họ với Việt Nam thể hiện đặc trưng cô điển

của nên chính trị nước lớn: giữa họ luôn xung đột và mâu thuẫn nhau về lợi

Ngày đăng: 08/09/2014, 10:00

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w