1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đảng bộ huyện Quốc Oai - Hà Nội lãnh đạo nhân dân tiến hành cuộc đấu tranh xây dựng, củng cố chính quyền và kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược thời kì từ 1945 đến 1954

86 1,1K 1
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 86
Dung lượng 25,5 MB

Nội dung

Với nhận thức đó, việc nghiên cứu về sự lãnh đạo của Đảng bộ từng địa phương trong kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược 1945-1954, có ý nghĩa hết sức sâu sắc và quan trọng về lý luận

Trang 1

KHOA LUAN TOT NGHIEP

Họ và tên: Nguyễn Thị Tỏ

Lớp: K34a

Khoa: Lịch Sử

Đề tài: Đảng bộ huyện Quốc Oai- Hà Nội lãnh đạo nhân dân tiến hành đâu

tranh xây dựng, củng cô chính quyền và kháng chiến chống thực dân Pháp

xâm lược thời kỳ từ 1945 đến 1954.

Trang 2

Với nhận thức đó, việc nghiên cứu về sự lãnh đạo của Đảng bộ từng địa

phương trong kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945-1954), có ý nghĩa hết sức sâu sắc và quan trọng về lý luận cũng như thực tiễn đối với lịch

sử địa phương và lịch sử dân tộc Tiêu biểu trong số đó có sự lãnh đạo của

Đảng bộ quốc Oai trong kháng chiến chống Pháp bảo vệ quê hương

Nghiên cứu lịch sử cách mạng Quốc Oai trong kháng chiến chống Pháp bởi lẽ, nguồn gốc của lòng yêu thương Tổ quốc bắt nguồn từ tình yêu quê

hương, xứ sở, nơi mình đã sinh ra và trưởng thành Mặt khác biết được lịch sử

địa phương mình còn làm cho thế hệ trẻ thấy rõ được ý nghĩa lịch sử tiễn bộ của chủ nghĩa xã hội và công cuộc đổi mới do Đảng cộng sản Việt Nam khởi xướng, tô chức và lãnh đạo đang thực hiện và đem lại thành tựu ở khắp mọi miền đất nước, từ những địa phương cụ thể Từ đó mỗi người càng thêm yêu quý quê hương, đất nước, tin tưởng vào tương lai dân tộc, quê hương minh

Quốc Oai, một huyện giàu đẹp trải qua quá trình hình thành và phát

triển lâu đời, với địa thế chiến lược, vai trò kinh tế và đặc thù văn hóa của

mình đã làm phong phú thêm và độc đáo hơn lịch sử dựng nước và giữ nước

của dân tộc Việt Nam trong cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc, trong quá

trình cùng cả nước xây dựng chủ nghĩa xã hội

Trang 3

Là huyện gần thủ đô Hà Nội, sau ngày toàn quốc kháng chiến 1946, Quốc Oai sớm bị thực dân Pháp uy hiếp, càn quét và lắn chiếm Kẻ thù đã có nhiều âm mưu xảo quyệt, hành động dã man và tàn bạo hòng đây lùi cuộc kháng chiến của nhân dân ta Đảng bộ Quốc Oai đã thê hiện tư tưởng kháng chiến theo đường lố “toàn dân, toàn diện, trường kỳ và tự lực cánh sinh” của Đảng ta trên quê hương: đã thực hiện đoàn kết toàn dân, xây dựng lực lượng, xây dựng đảng bộ trong điều kiện vô cùng khó khăn, ác liệt, tô chức lực lượng chiến đâu bảo vệ quê hương tiễn tới giải phóng quê hương tháng 7-1954 Biết bao tam gương sáng ngời đã thể hiện chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong suôt cuộc kháng chiên

Khi làm nghiên cứu này, tôi nhân thức được rõ răng, giờ đây, tôi có thé sống trong hòa bình, hòa bình củasự hy sinh biết bao xương máu của cha anh

đi trước đã ngã xuống để bảo vệ quê hương, giành độc lập dân tộc Vì vậy tôi

rất tự hào được sinh ra và lớn lên trên mảnh đất Quốc Oai anh hùng

Rất tự hào với truyền thống lịch sử cách mạng của quê hương và với mong muốn tìm hiểu sâu hơn nữa sự nghiệp cách mạng của cha anh, tôi đã chon dé tai “Đảng bộ huyện Quốc Oai - Hà Nội lãnh đạo nhân dân tiễn hành cuộc đầu tranh xây dựng, củng cô chính quyền và kháng chiến chéng thực dân Pháp xâm lược thời kỳ 1945-1954” cho luận văn tốt nghiệp của mình

2 Lịch sử nghiên cứu vần đê

Theo như tôi được biết, cho đến nay đã có những công trình nghiên cứu

về sự lãnh đạo của Đảng đối với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp Có thé tong kết các công trình nghiên cứu có liên quan tới vẫn đề này, tiêu biểu như sau: “Hà Sơn Bình - lịch sử kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945-1954)”, 1990 của NXB quân đội nhân dân; “Lịch sử đảng bộ huyện Quốc Oai (1930-1975) do Ban tuyên giáo Tỉnh ủy Hà Tây phát hành, 1984

Trang 4

nhưng mới ở dạng sơ thảo; “Lịch sử đảng bộ tỉnh Hà Tây tập II (1945-1954),

1994, của Tỉnh ủy Hà Tây” Ngoài ra còn một số sách về Lịch sử đảng bộ

các xã trong huyện

Những công trình nghiên cứu cùng các cuốn sách này cũng chỉ đề cập đến những vấn đề chung chung, mang tính chất báo cáo hoặc chỉ riêng lẻ phong trào cách mạng của từng địa phương, từng xã trong huyện Chưa có một công trình nghiên cứu nào đề cập một cách toàn diện, hệ thống và cụ thể quá trình đảng bộ Quốc Oai lãnh đạo nhân dân kháng chiến chống thực dân Pháp, giải phóng quê hương (1945-1954)

3 Mục đích, nhiệm vụ, phạm vi, đối tượng nghiên cứu

3.1 Muc dich

Mục đích nghiên cứu của đề tài này là tìm hiểu về quá trình dang bộ huyện Quốc Oai lãnh đạo nhân dân kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, giải phóng quê hương (1945-1954) Qua đó nêu được những thắng lợi tiêu biểu mà đảng bộ và nhân dân Quốc Oai đạt được, ý nghĩa của nó đối với quê hương và dân tộc, đồng thời cũng chỉ ra những hạn chế mà phong trào mắc phải

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Đê tài có nhiệm vụ sưu tâm, tập hợp các nguôn tư liệu, các công trình

nghiên cứu, hệ thông hóa các sự kiện, nội dung, đi sâu nghiên cứu sự lãnh đạo

của Đảng bộ huyện Quốc Oai trong cuộc kháng chiến chống Pháp

Nhiệm vụ cụ thê:

- Cần phải làm rõ sự lãnh đạo của đảng bộ Quốc Oai trong lãnh đạo nhân dân trong huyện khãng chiến chống Pháp (1945-1954), trên cơ sở thực hiện các chỉ thị, Nghị quyết của Đảng

Trang 5

- Rút ra được những bài học kinh nghiệm trong lãnh đạo nhân dân kháng chiến của đảng bộ Quốc Oai Từ những bài học kinh nghiệm đó góp

phân phục vụ nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay

3.3 Đối tượng nghiên cứu

Trong luận văn này, tôi chỉ tập trung nghiên cứu Đảng bộ Quốc Oai đã lãnh đạo nhân dân đứng lên kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945-1954) và phong trào kháng chiến chống Pháp xâm lược ở huyện Quốc Oai — Sơn Tây (trước đây)

3.4 Phạm vi nghiên cứu

và không gian: nghiên cứu sự lãnh đạo của đảng bộ trên địa bàn huyện Quốc Oai

Về thời gian: trong những năm kháng chiến chống Pháp (1945-1954)

4 Nguôn tư liệu và phương pháp nghiên cứu

4.1 Nguôn tư liệu

Đề hoàn thành đề tài này, tôi đã tham khảo và sử dụng những nguồn tư liệu chủ yếu sau:

-Những nghị quyết của Đại hội đảng bộ tỉnh Hà Tây

-Những kế hoạch, báo cáo tổng kết tháng, hằng năm của đảng bộ huyện

Quốc Oai

-Những công trình nghiên cứu đề cập tới phong trào cách mạng ở Hà Tây và huyện Quốc Oai giai đoạn 1945-1954

-Lịch sử đảng bộ các xã trong huyện Quốc Oai

4.2 Phương pháp nghiên cứu

Trang 6

Là một đề tài nghiên cứu lịch sử, nên trong việc nghiên cứu tôi đã sử dụng chủ yếu phương pháp lịch sử và phương pháp logic, đồng thời chú ý kết hợp những phương pháp hỗ trợ khác như: phương pháp phân tích, tổng hợp,

so sánh, thống kê, đối chiếu

5 Đóng góp của đề tài

Trước hết, đề tài trình bày một cách có hệ thống quá trình đảng bộ Quốc Oai lãnh đạo nhân dân kháng chiến chống Pháp (1945-1954), tuy là một giai đoạn ngăn nhưng nó là giai đoạn có tính chất bước ngoặt, có ý nghĩa mở đường cho g1a1 đoạn vê sau

Nội dung và tư liệu của đề tài có thể sử dụng vào mục đích tham khảo

cho những bài báo cáo, những công trình tổng kết, kỷ niệm những ngày truyền thông của địa phương

Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho việc giảng dạy lịch sử địa phương trong các nhà trường phô thông ở huyện Quốc Oai nhằm giáo dục lòng yêu nước, lòng tự hào về những truyền thống tốt đẹp của địa phương, giáo dục tình yêu quê hương, bảo vệ những giá trị văn hóa quê hương

Đồng thời, luận văn còn làm phong phú thêm nguồn tài liệu tuyên truyền trong quân chúng, động viên nhân dân tiếp bước cha anh đi trước, thực hiện thắng lợi những nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ quê hương

6 Bố cục của khóa luận

Ngoài phân mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, luận văn bao gồm 4

chương chính:

- Chương 1: Quốc Oai vùng đất và con người

- Chương 2: Đấu tranh giữ vững và củng cố chính quyền cách mạng, chuẩn bị kháng chiến Đảng bộ Quốc Oai ra đời (từ 8.1945 đến 12.1946).

Trang 7

- Chương 3: Đảng bộ Quốc Oai lãnh đạo nhân dân trong huyện kháng chiến chống Pháp từ 12-1946 đến 7-1954

- Chương 4: Nguyên nhân thắng lợi và bài học kinh nghiệm.

Trang 8

NOI DUNG CHUONG 1: QUOC OAI VUNG DAT VA CON NGUOI

1.1 Điều kiện tự nhiên

Quốc Oai nằm ở phía Tây thành phố Hà Nội, cách trung tâm thành phố

khoảng 20 km Quốc Oai có nhiều tiềm năng về điều kiện tự nhiên, vị trí địa

lý, tài nguyên và nguồn nhân lực, có hệ thống giao thông thuận tiện tạo tiền

đề cho việc phát triển kinh tế - xã hội Với diện tích tựn nhiên 147,01 km và dân số khoảng 156.800 người (2009) [1,tr.6] Phía Đông giáp huyện Đan Phượng, huyện Hoài Đức; phía Tây giáp huyện Lương Sơn tỉnh Hòa Bình;

phía Nam giáp huyện Chương Mỹ: phía Bắc giáp huyện Thạch Thất và huyện

Phúc Thọ

Quốc Oai nằm trong vùng phát triển của thành phố Hà Nội với việc xây dựng các khu, cụm, điểm công nghiệp, phát triển chuỗi đô thị Miếu Môn, Xuân Mai, Hòa Lạc và phát triển đô thị dịch vụ, du lịch sinh thái dọc tuyến đường Láng - Hòa Lạc

1.1.1 Khí Hậu

Quốc Oai nằm trong đới khí hậu miền Bắc Việt Nam, là khu vực chịu

ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa, hình thành hai mùa rố rỆt:

- Mùa hè (từ tháng 4 đến tháng 10): nóng âm, mưa nhiều

- Mùa đông (từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau): khô, lạnh, ít mưa

Do đặc điểm của địa hình, Quốc Oai được chia thành hai vùng khác

nhau:

- Vùng đông bằng có khí hậu của đồng bằng Sông Hồng, nhiệt độ trung bình năm 23,8°C, lượng mưa trung bình năm là 1.700mm — 1.800mm

Trang 9

- Vùng đồi, độ cao trung bình từ 15m- 50m, khí hậu “lục địa” chịu ảnh hưởng của gió Lào, nhiệt độ trung bình năm là 24,5°C

Nền nhiệt cao, khí hậu phân mùa tạo điều kiện thuận lợi cho huyện phát triển nền nông nghiệp lúa nước, tăng vụ, đa dạng hóa cây trồng, vật nuôi Tuy nhiên tính chất thất thường của các yếu tố thời tiết và khí hậu gây khó khăn cho các hoạt động canh tác, cơ cầu cây trồng, kế hoạch thời vụ, phòng chống thiên tai, phong trừ dịch bệnh trong sản xuất nông nghiệp

1.1.2 Địa hình

Quốc Oai nằm trên khu vực chuyên tiếp giữa miền núi và đồng bằng địa hình bị chia cắt bởi hệ thống sông ngòi Địa hình của huyện khá phức tạp Nhìn tổng quát địa hình có hướng thấp dân từ Tây sang Đông và được chia thành 3 vùng chính:

Vùng đôi thấp: Nằm ở phía Tây của huyện, gồm 4 xã: Phú Cát, Phú Mãn, Hòa Thạch, Đông Yên Vùng chạy dài từ Trung Hà qua khu vực Xuân Mai đến Miếu Môn.Bè rộng qua địa phận huyện bình quân 4-5 km, có nơi 8km, địa hình trong vùng không đồng đều, gồm những đổi núi thấp xen kẽ các dốc trũng Đất đai chủ yếu năm trên nền đá phong hóa xen kẽ lớp sỏi ong Tang dat canh tac thấp Với đặc điểm như vậy rất thích hợp cho phát triển cây công nghiệp và cây ăn quả có giá trị kinh tê cao

Vùng nội đồng: Gồm 7 xã Ngọc Mỹ, Thạch Thán, Nghĩa Hương, Cân Hữu, Ngọc Liệp,Tuyết Nghĩa, Liệp Tuyết

Vùng bãi ven sông gồm 9 xã, 1 thị trấn: Sài Sơn,Phượng Cách, Yên Sơn, Đông Quang, Cộng Hòa, Tân Mai, Tân Phú, Đại Thành và thị trấn Quốc Oai, có độ cao giảm dân từ Tây Bắc xuống Đông Nam Với đặc điểm địa hình trên cho phép phát triển đa dạng các loại cây trông, vật nuôi song lại khó khăn cho công tác thủy lợi

Trang 10

Quốc Oai có địa hình đa dạng, vùng núi đổi gò ở phía Tây, vùng “núi sót” trong cụm “núi sót” Thập Lục Kỳ Sơn ở phía Đông Bắc huyện, vùng đồng bằng phía Đông độ cao giảm dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam

1.2 Lịch sử hình thành

Năm 1831, vua Minh Mạng lập phủ Sơn Tây và Quốc Oai là một trong năm phủ của Sơn Tây Phủ Quốc Oai chuyển thành huyện Quốc Oai thuộc tỉnh Sơn Tây

Ngày 21-4-1965, tỉnh Hà Tây được thành lập theo Nghị quyết của ủy ban thường vụ Quốc hội Theo đó, huyện Quốc Oai thuộc tỉnh Hà Tây gồm có

23 xã: Phú Mãn, Phú Cát, Hòa Thạch, Tuyết Nghĩa, Đông Yên, Liệp Tuyết,

Ngọc Liệp, Ngọc Mỹ, Cần Hữu, Nghĩa Hương, Thạch Thán, Đồng Quang, Sài

Sơn, Yên Sơn, Phượng Cách, Tân Hòa, Tân Phú, Đại Thành, Cộng Hòa,

Hoàng Ngô, Tam Hiệp, Hiệp Thuận, Liên Hiệp

Ngày 27-12-1975, kỳ họp thứ hai Quốc hội khóa 5 thông qua Nghị quyết hợp nhất hai tỉnh Hà Tây và Hòa Bình thành tỉnh Hà Sơn Bình Theo đó

huyện Quốc Oal thuộc tỉnh Hà Sơn Bình

Ngày 29-12-1978, Hội đồng Chính phủ ban hành Quyết định số 49-CP điề chỉnh địa giới hành chính của huyện ngoại thành Hà Nội Theo đó sáp nhập các xã Cộng Hòa, Tân Hòa, Tân Phú của huyện Quốc Oai vào huyện Hoài Đức; sáp nhập các xã Tam Hiệp, Hiệp Thuận, Liên Hiệp của huyện Quốc Oai vào huyện Phúc Thọ

Ngày 23-12-1978, Hội đồng bộ trưởng ban hành Quyết định số 178-

HDBT thành lập thị tran Quéc Oai thuộc huyện Quốc Oai, tinh Ha Son Binh

trren cơ sở toàn bộ diện tích và dân số của xã Hoàng Ngô Sau khi điều chỉnh huyện Quốc Oai có 16 đơn vị hành chính trực thuộc gồm thị trấn Quốc Oai và

15 xã: Phú Mãn, Phú Cát, Hòa Thạch, Tuyết Nghĩa, Đông Yên, Liệp Tuyết, Ngọc Liêp, Ngọc Mỹ, Cân Hữu, Nghĩa Hương, Thạch Thán, Đồng Quang, Sài

Sơn, Yên Sơn, Phượng Cách

Ngày 12-8-1991, kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa VIII thông qua Nghị quyết chia tỉnh Hà Sơn Bình thành hai tỉnh Hà Tây và Hòa Bình; chuyên thị

xã Sơn Tây và 5 huyện Hoài Đức, Phúc Thọ, Đan Phượng, Ba Vì, Thạch Thất

của Hà Nội về tỉnh Hà Tây Theo đó huyện Quốc Oai thuộc tỉnh Hà Tây

Trang 11

Ngày 23-6-1994, Chính phủ ra Nghị quyết số 52-CP về việc điều chỉnh địa giới huyện và thành lập thị trấn, phường thuộc các huyện Hoài Đức, Chương Mỹ, Thạch Thất, Quốc Oai, thị xã Hà Đông thuộc tỉnh Hà Tây Sau khi điều chỉnh, huyện Quốc Oai có 20 đơn vị hành chính trực thuộc gồm thị trần Quốc Oai và 19 xã Phú Mãn, Phú Cát, Hòa Thạch, Tuyết Nghĩa, Đồng Yên, Liệp Tuyết, Ngọc Liệp, Ngọc Mỹ, Cộng Hòa, Nghĩa Hương, Thạch

Thán, Đồng Quang, Sài Sơn, Yên Sơn, Phượng Cách, Tân Hòa, Tân Phú, Đại Thành, Cộng Hòa

Ngày 1-8-2008, toàn bộ tỉnh Hà Tây được sáp nhập vào Hà Nội theo Nghị quyết của kỳ họp thứ ba Quốc hội khóa 12 ngày 29-5-2008 Theo đó huyện Quốc Oai thuộc thành phố Hà Nội

Ngày 1-8-2008, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phó Hà Nội ký Quyết

định số 20/QD-UBND vé viéc giao toan bd dién tich ty nhién va dan số xã

Đông Xuân (trước đây thuộc huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình) về hyện Quốc Oai quản lý từ năm 2008 Sau khi điều chỉnh huyện Quốc Oai có 21 đơn vị hành chính trực thuộc gồm thị trần Quốc Oai và 20 xã Phú Mãn, Phú Cát, Hòa Thạch, Tuyết Nghĩa, Đồng Yên, Liệp Tuyết, Ngọc Liệp, Ngọc Mỹ, Cộng Hòa, Nghĩa Hương, Thạch Thán, Đồng Quang, Sài Sơn, Yên Sơn, Phượng

Cách, Tân Phú, Đại Thành, Tân Hòa, Cộng Hòa và Đông Xuân

1.3 Điều kiện kinh tế - xã hội

Quốc Oai là huyện có lợi thế về vị trí địa lý, đất đai, giao thông, nguồn nhân lực Phát huy những lợi thế đó, huyện Quốc Oai đã tập trung phát triển kinh tế toàn diện, trong đó chú trọng nghành kinh tế có lợi thế như công nghiệp, nông nghiệp, xây dựng đô thị

Nông nghiệp: Với những lợi thế về đất đai, thủy lợi, nguồn nhân lực Quốc Oai được đánh giá là huyện giàu tiềm năng để phát triển nông nghiệp thực tế cho thấy, từ trước đến nay nông nghiệp luôn là ngành kinh tế giữ vai trò chủ đạo, đóng góp nhiều nhất trong GDP của Quốc Oai Cùng với sự đa dạng về địa hình, bao gồm vùng bán sơn địa, vùng đồng bằng và vùng ven sông Đáy, ngành nông nghiệp Quốc Oai có sự phát triển đa dạng Những năm qua huyện chủ trương chú trọng chuyên đổi cơ câu nông nghiệp theo hướng hiệu quả bền vững, phá bỏ thế độc canh cây lúa, tiến tới đa canh để phát triển những mô hình nông nghiệp khác nhau, găn với thế mạnh của từng vùng, tạo hiệu quả kinh tế cao nhất Với quy hoạch cụ thể đó, những năm qua, sản xuất nông nghiệp toàn huyện đạt kết quả khá cao trên cả hai lĩnh vực trồng trọt và

Trang 12

chăn nuôi Năm 2009 giá trị sản xuất ngành nông, lâm thủy sản dat 290,59 ty đồng trong đó sản xuất nông nghiệp đạt 277,25 tỷ đồng

Về kinh tế công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp: Tốc độ tăng trưởng bình quân là 19,4% năm Huyện đã tập trung giải quyết những khó khăn, xây dựng quy hoạch, thu hút đầu tư tạo ra bước đột phá quan trọng trong phát triển công nghiệp và tiêu thủ công nghiệp Đã xây dựng được ba cụm công nghiệp: cụm công nghiệp thị trần Quốc Oai 72,94 hecta; cụm công nghiệp Ngọc Liệp 20,97 hecta; cụm công nghiệp Yên Sơn 10,59 hecta

Trước năm 2000 trên địa bàn huyện chỉ có 2 doanh nghiệp, đến năm

2009 đã có 60 doanh nghiệp với tổng số vốn đăng ký đâu tư trên 1000 tỷ đồng, số lao động đăng ký là 13 nghìn người Huyện đã giao đất cho 44 doanh nghiệp, trong đó đi vào sản xuất là 10 doanh nghiệp, đang xây dựng là 22 doanh nghiệp Đã giải quyết việc làm cho 1000 lso động góp phần chuyển đổi

cơ câu kinh tế nông thôn Năm 2009 sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp đạt 520,99 tỷ đồng, toàn huyện có 27 doanh nghiệp đi vào sản xuất thu hút 2700 lao động

Các ngành nghè tiêu thủ công nghiệp truyền thống như: làm nghề nón ở Ngọc Mỹ: mât tre đan ở Nghĩa Hương, Tuyết Nghĩa, Liệp Tuyết; dệt lên và chế biến nông sản ở Cộng Hòa được duy trì và phát triển Coi trọng đào tạo nghề, đã mở được hàng trăm lớp dạy nghè cho trên 4500 lao động với số tiền đầu tư 700 triệu đồng Tới nay toàn huyện có 44 làng nghề

Về giáo dục — đào tạo: mạng lưới trường lớp được đầu tư xây dựng Ủy ban nhân nhân huyện đã phê duyệt phân bố nguồn vốn kích cầu 25 dự án xóa phòng học tạm với kinh phí 97 tỷ đồng

Công tác Đảng viên cũng được chú trọng: Hiện nay, Đảng bộ huyện Quốc Oai có gần 5000 đảng viên sinh hoạt ở 72 tô chức cơ sở Đảng, đội ngũ đảng viên đều kiên định với mục tiêu lý tưởng của Đảng, có tinh thần khắc

phục khó khăn, tận tụy với nhiệm vụ được giao Đa số đảng viên phát huy

được tính tiên phong gương mẫu và có tín nhiệm đối với nhân dân

1.4 Truyền thống văn hóa - lịch sử

1.4.1 Truyén thong văn hóa

Về văn hóa, phủ Quốc Oai có những di tích thắng cảnh nối tiếng như 18 ngọn núi đá vôi mọc giữa các xã Hoàng Xá, Yên Sơn, Phượng Cách, Sài Sơn

Trang 13

giống như những hòn non bộ nỗi lên giữa những biển lúa màu xanh ron hay màu vàng bát ngát Núi đá có nhiều hang động, tạo thành những cảnh đẹp không những được khách trong và ngoài nước thường đến tham quan, vãn cảnh, còn là những di tích lịch sử và cách mạng Chùa Thây, đình Cắn, đình Ngọc Than là những công trình văn hóa được nhà nước xếp hạng bảo tôn

Trong nhân dân đã có cầu “đẹp nhất đình So, to nhất đình Cắn” để nói lên cái

đẹp và công sức của quần chúng nhân dân đã xây dựng nên nơi thờ phụng những người có công đánh giặc cứu nước Không những thế, Quốc Oai còn là nơi có nhiều đặc sản quí Trong “Sơn Tây địa chí” có nói đến “Sơn Tây tứ dị”

tức là Sơn Tây có 4 vật lạ Trong bốn vật lạ thì ba cái ở phủ Quốc Oai có, đó

Dịch là:

Cần Xá có cá chép Sài Sơn có dơi ngựa Khánh Hiệp có cua đồng Linh chiều có rau muống Đời sống văn hóa, tinh thân có nhiều hình thức phong phú đa dạng như

“Hội rô” ở vùng liệp tuyết, cứ 36 năm mới mở một lần; Sài Sơn có hội Chùa Thây hằng năm mở vào ngày 7 tháng 3 âm lịch, có “múa rối nước”; Hàm Rồng (Tuyết Nghĩa) có hội hát ví của nam nữ thanh niên vào mùa thu tháng tám

Trang 14

Quốc Oai là nơi sinh ra nhà tri thức lỗi lạc Kiều Phú (Vĩnh Phú, xã Liệp Tuyết) ở thế kỷ XV (1475) Ông đỗ tiến sĩ và là một nhà văn có công tu chỉnh

cu6n “Lich Triều Hién Chương loại chí” một công trình sử học lớn của Việt

Nam

Ở thế kỷ XVIII, xã Sài Sơn sinh ra nhà bác học, nhà văn hóa Phan Huy Chú người biên soạn thành công bộ “Lịch triều hiến chương loại chí”

1.4.2 Truyền thông đấu tranh chỗng giặc ngoại xâm

Quốc Oai là mảnh đất cư trú lâu đời của cha ông, nơi đã ghi lại biết bao

sự tích anh hùng của nhiều thế hệ Trong thế kỷ thứ nhất sau công nguyên, nhiều làng xã ở vùng đồi núi bán sơn địa là những căn cứ chống giặc ngoại

xâm của Hai Bà Trưng Ở Tam Hiệp có Đỗ Nang Tế, ở Liên Hiệp có tướng

Hoàng Đạo, là những người đã tham gia đánh Tô Định có nhiều công lao với non sông đất nước, được nhân dân địa phương thờ phụng

Thế kỷ XIX, Cao Bá Quát là người đã lên núi Thầy để dạy học, bình thơ

mà thực chất là để tuyên truyền vận động, tô chức nhân dân trong vùng đứng lân chống triều đình nhà Nguyễn Tự So quê ở làng Sơn Lộ đã cùng với vợ là Đào Thị Nhu đứng lên dựng cờ khởi nghĩa chống lại triều đình Tự Đức Đầu thế ký, ở các làng Hoàng Xá, Đa Phúc, Thụy Khê một số nhà nho yêu nước đã tham gia phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục (1905-1907) và đã có những hoạt động phong phú sôi nổi Chùa Cả (Sài Sơn) động Hoàng Xá là nơi diễn ra

nhiều cuộc họp, nhiều buổi thơ ca lôi cuốn được đông đảo người tham dự Có

nhà nho đã bị thực dân Pháp cầm tù Đó là những người con của quê hương Quốc Oai anh hùng bất khuất đứng lên chống giặc, chống chế độ thống trị của thực dân và phong kiến để bảo vệ quyên sống cho nhân dân

Trong đấu tranh giải phóng dân tộc, Quốc Oai găn với nhiều sự kiện quan trọng không chỉ đối với mảnh đất Hà Tây cũ mà còn đối với cả nước Tháng 8-1936, tại làng Đa Phúc, xã Sài Sơn, tổ chức cách mạng mang tên “Tô

Trang 15

cộng sản Đa Phúc” được thành lập Đây là hạt nhân cơ sở của quá trình hình thành Đảng bộ Sơn Tây sau này Trong năm 1947, Bác Hồ đã hai lần về thăm Quốc Oai Tại nơi đây, Bác Hồ đã chỉ đạo cuộc kháng chiến chống Pháp trong một thời gian dài Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, nhân dân Quốc Oai đã không tiếc sức người, sức của hết lòng chi viện cho miền Nam ruột thịt, góp phần vào công cuộc giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Tự hào được sinh dưỡng trên mảnh đất giàu truyền thông cách mạng, nhân dân Quốc Oai ngày nay đang nỗ lực phân đầu xây dựng quê hương ngày càng tươi đẹp, xứng danh với lịch sử oai hùng của quê hương

Trang 16

CHUONG 2

DANG BO QUOC OAI VOI CONG TAC LANH DAO DAU

TRANH GIỮ VỮNG VÀ CỦNG CÓ CHÍNH QUYÈN CÁCH MANG CHUAN BI KHANG CHIEN (8.1945 — 12.1946)

2.1 Tình hình Quốc Oai sau Cách mạng tháng Tám và những nhiệm vu cấp bách

Cách mạng tháng Tám thành công, nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời, cùng với nhân dân cả nước, nhân dân Quốc Oai từ thân phận nô lệ trở thành người dân của một nước độc lập, được sông tự do phẫn khởi tin tưởng vào bắt tay xây dựng chế độ mới Song giành được chính quyền đã khó, giữu được chính quyền càng khó hơn Chính quyền cách mạng mới ra đời còn chưa

quen với công việc quản lý hành chính, kinh tế xã hội thì đã phải giải quyết

những hậu quả nặng nề do chế độ cũ để lại: nền kinh tế tài chính kiệt quệ, nạn

đói cũ chưa chấm dứt thì nạn đói mới lại tiếp diễn, lũ lụt hạn hán thường xuyên xảy ra, tài chính trống rỗng Nghiêm trọng hơn cả là nền độc lập đang

bị đe dọa nghiêm trọng từ nhiều phía Ở phía nam, ngay từ khi 2 vạn quân Anh kéo vào thì quân Pháp cũng núp sau lưng trắng trợn quay lại xâm lược nước ta lần thứ hai Ở phía bắc, từ cuối tháng 8-1945, 20 vạn quân Tưởng đã

ồ ạt kéo vào đem theo su 6 hợp về bệnh tật, nhiễu sách về lương thực, lũng

đoạn về tiên tệ

Trong tình hình khó khăn chung của cả nước, huyện Quốc Oai cũng gặp phải nhiều khó khăn, thử thách: có tới 98% dân số trong huyện mù chữ,

vỡ đê ở 3 xã Tuyết Nghĩa, Liệp Tuyết, Ngọc Liệp cuối năm 1944 đầu năm

1945 đã để lại hậu quả nặng nề về người và của, dẫn tới nạn đói tram trong

khiến cho 30 trong huyện bị chết, nhiều người sống trong cảnh dật do

Trang 17

Về chính quyên: ở cấp xã, trừ những nơi có cơ sở cách mạng, còn đa số Mặt trận Việt Minh mới được thành lập trong những ngày khởi nghĩa thì chưa được củng có, lực lượng cán bộ thì rất mỏng Về phía chính quyên cũ, trước

uy thế của cách mạng và khí thế áp đảo của quan chúng thì từ các lý cơ ở phủ đến hào lý dưới tổng — xã đều đã quy thuận và tuân thủ mọi mệnh lệnh của Mặt trận Việt Minh Nhưng với quyên lợi giai cấp đã từng gắn bó với chế độ thực dân phong kiến, với lực lượng không nhỏ, lại căm sâu từ lâu trên cả 10 tong, 50 xã trong huyện, nêm nay tuy bị tan rã nhưng vẫn tìm cách câu kết với nhau đê chông đôi cách mạng

Nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng cả nước cũng như Quốc Oai lúc này

là bảo vệ vững chắc nền độc lập mới giành được Thường vụ Trung ương Đảng đã vạch ra phương hướng nhằm xây dựng, bảo vệ chế độ mới, đối phó với âm mưu của các thế lực đế quốc và tay sai, ôn định đời sống nhân dân Theo phương hướng đó, ngay sau ngày đọc Tuyên ngôn độc lập, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chủ tọa phiên họp đầu tiên của Chính phủ lâm thời vào ngày 3-9-

1945, đề ra 6 nhiệm vụ cấp bách của Nhà nước ta: “Một, nhân dân đang đói,

phát động một chiến dịch tăng gia sản xuất; hai, nạn dốt, mở chiến dịch để chốn nạn mù chữ; ba, tổ chức càng sớm càng hay cuộc tông tuyên cử với chế

độ phổ thông đầu phiếu; bốn, mở một chiến dịch giáo dục tinh thần nhân dân bằng cách thực hiện cần-kiệm-liêm-chính; năm, bỏ ngay ba thứ thuế: thuế thân, thuế chợ, thuế đò; sáu, tuyên bố tín ngưỡng tự do và lương giáo đoàn kết [13, tr.355-357]

2.2 Công tác chỉ đạo giải quyết những nhiệm vụ, củng cô và bảo vệ chính quyên

Tiếp thu chủ trương quan điểm của Đảng, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của

Tỉnh ủy Sơn Tây thì Mặt trận Việt Minh các xã cùng với các hội cứu quốc,

trong đó chủ chốt là các đảng viên đã tích cực lãnh đạo nhân dân thực hiện các nhiệm vụ mới của cách mạng Lúc này ở khắp các địa phương trong địa

Trang 18

ban Quốc Oai, hoạt động của mặt trận Việt Minh rất sôi nổi Cơ sở Việt Minh phát triển mạnh ở Thượng Hiệp, Hiệp Lộc, Đa Phúc, Thụy Khuê, Hoàng Xá, Việt Yên Các đoàn thể Thanh niên cứu quốc, Phụ nữ cứu quốc, Nông dân cứu quốc được phát triển và kết nạp thêm nhiều hội viên mới

2.2.1 Về kinh tế, tài chính

Để giải quyết những khó khăn về kinh tế, tài chính và trang bị cho quân đội, Chính phủ lâm thời đã quyết định lập “quỹ độc lập” và Hồ chủ tịch đã phát động “Tuần lễ vàng” từ 17 đến 24-9-1945 Hưởng ứng lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân dân Quốc Oai, mặc dù đời sông lúc này còn túng thiếu, nhưng đã nhiệt liệt hoan nghênh và sốt sắng hưởng ứng “Tuần lễ vàng” với tinh thần cách mạng: “Đỗi vàng lẫy súng cối xay, băn tan giặc nước dựng ngày vinh quang”

Mặt trận Việt Minh cùng các đoàn thê cứu quốc và tự vệ cứu quốc đã

chỉ đạo và kêu gọi nhân dân tích cực tham gia “Tuần lễ vàng”.Đình phố

huyện được chọn làm trụ sở “Tuần lễ vàng” của cả huyện, được trang trí đẹp

đẽ để đón tiếp nhân dân toàn huyện và bà con trong phố đem tiền đến quyên góp vào “ Quỹ độc lập"

Trong ngày đầu tiên hưởng ứng “Tuân lễ vàng”, ngày 18-9-1945 đã có

50 gia đình trong phố huyện tham gia quyên góp được 3 đôi khuyên tai vàng bac và 23 đồng bạc Ở các địa phương khác như Đại Thành, Tân Phú, Sài Sơn, Ngọc Liệp nhân dân không có vàng bạc thì cũng hưởng ứng bằng cách đóng góp thóc gạo Ngoài ra ở những phiên chợ Phủ, cán bộ Việt Minh còn ởi tuyên truyền khắp chợ, hô hào đồng bào quyên góp Đặc biệt trong phiên chợ ngày 24-9-1945, nhân dân đã đóng góp được 3 tạ thóc, 3 con trâu bò cùng nhiều vật dụng khác Kết quả của cuộc vận động “Tuân lễ vàng” nhân dân các

xã trong huyện Quốc Oai đã đóng góp về mặt tài chín kinh tế của đất nước được 25 đồng bạc, 40 tạ thóc, 2 kg vàng bạc, nhiều gia súc và gia câm[18,

Trang 19

tr.335-357] Tuy day chi 1a nhitng dong góp ít ỏi nhưng nó có ý nghĩa vô cùng to lớn trong hoàn cảnh ngân khó quốc gia trống rỗng

2.2.2 Xây dựng lực lượng vũ trang

Trước hành động trở lại xâm lược của thực dân pháp, hưởng ứng lời kêu gọi của Hồ chủ tịch: “Hy sinh hết thảy vì kháng chiến, hy sinh hết thay vi mat trận miễn Nam” [14, tr.245] , nhân dân Quốc Oai đã sôi nổi tham gia phong trào “Ủng hộ Nam Bộ kháng chiến” Việc xây dựng lực lượng vũ trang rất được quan tâm từ ngày giành chính quyền trong cách mạng tháng Tám, thì nay đã giành được chính quyền, để giữ được chính quyền địa phương càng phải vũ trang Ngay từ 17-8-1945, cùng với bầu UBND lâm thời huyện, đã thành lập ngay bộ phận chỉ huy về quân sự Về vũ khí, ngoài số trang bi cho lực lượng cảnh vệ, còn dành một số súng trường, súng ngắn cho các đồng chí

đi làm công tác tổ chức chính quyên ở các làng xã huyện Mặt trận Việt Minh

huyện đã chọn một số hội viên cứu quốc và quan chúng tin cậy, tô chức bộ

phận trinh sát, tung đi các nơi trọng điểm theo dõi, nắm sát và báo cáo tình hình hoạt động của bọn phản động và hương lý cường hào để kịp thời có đối sách cụ thể Theo chủ trương của Tỉnh, ngay từ những ngày đầu sau cách mạng tháng Tám, huyện đã tuyên chọn được hàng trung đội trai tráng lên xây dựng lực lượng vũ trang thoát ly của tỉnh Và trong những đoàn quân Nam tiễn đầu tiên lên đường tháng 10-1945 đã có những thanh niên nam nữ đầu

tién cua Quoc Oai

Lanh dao truc tiép nhân dân thực hiện tốt các nhiệm vụ sau ngày giành

chính quyền huyện đến tháng 9-1945 là đồng chí Nguyễn Thị Thảo, Ủy viên Ban cán sự tỉnh cùng một số hội viên cứu quốc - với danh nghĩa là Ban chỉ đạo Việt Minh huyện Vào tháng 9-1945, đồng chí Lê Quang Hòa, Bí thư Tỉnh ủy lâm thời đã về kiểm tra tình hình ở Quốc Oai Căn cứ vào thực tế phong trào huyện lúc bấy giờ, đồng chí Bí thư Tỉnh đã cho ý kiến chỉ đạo về tăng cường đảng viên trong chính quyền huyện, về thành lập Huyện bộ Việt

Trang 20

Minh: dac biét, Quéc Oai có những hội viên cứu quốc đã hoạt động thực sự từ

trước ngày khởi nghĩa mà tích cực, xông xáo, dũng cảm, không ngại hy sinh gian khô đêu có thê xem xét kêt nạp vào Đảng

Chấp hành ý kiến của đồng chí Bí thư Tỉnh ủy, Ban chỉ đạo Việt Minh huyện đã:

- Đề nghị và được UBND lâm thời tỉnh ra quyết định đề bạt đồng chí Nguyễn Thị Bình, đảng viên duy nhất trong UBND lâm thời huyện, đang là

ủy viên phụ trách tuyên truyền văn hóa — tuyên truyền lên làm phó chủ tịch

UBND huyện

- Chọn trường tư thục Minh Đức làm trụ sở Việt Minh huyện Đồng chí Nguyễn Thị Thảo cùng một số hội viên cứu quốc vào làm việc Huyện bộ

Việt Minh — cơ quan lãnh đạo công khai của Đảng ở cấp huyện đã được thành

lập Đồng chí Nguyễn Thị Thảo, Tỉnh ủy viên lâm thời trực tiếp làm Bí thư

huyện bộ cùng các đồng chí Lê Đình Nghĩa, Đỗ Đức Vượng, Nguyễn Văn Phương, Nguyễn Công Thát là những thành viên đầu tiên trong Huyện bộ

2.2.3 Diệt giặc đói

Đề chống đói một cách cơ bản, Mặt trận Việt minh và chính quyền các cấp đã động viên, tổ chức nhân dân toàn huyện tiến công mạnh mẽ vào mặt trận sản xuất, thực hiện lời kêu gọi diệt giặc đói của Hồ chủ tịch và chiến dịch tăng gia sản xuất do người phát động Đâu tiên là ở Cần Xá, Cần Hạ lập “Bùi gia trang” — trang trại của gia đình họ Bùi Ở Đa Phúc vào cuối tháng 9-1945 sau khi chia lại công điền, công thô, chỉ bộ xã đã đã đề nghị với ủy ban xã để lại cho nhân dân hơn 30 mẫu Bắc Bộ để thành lập một Hợp tác xã nông nghiệp và để nhân dân có diện tích canh tác tập thể Ở Nghĩa Hương, Việt Yên, Hòa Thạch đều có hợp tác xã nông nghiệp Nhân dân toàn huyện vừa

tích cực chăm bón, bảo vệ lúa mùa, vừa ra sức khai phá ruộng, bãi, đồi gò hoang hóa Thực hiện khâu hiệu: “Tắc đất, tắc vàng, không dé một tắc đất bỏ

Trang 21

hoang”, nhiêu đoàn thê cứu quôc ở nhiêu xã còn tô chức phá hoang, tăng gia sản xuât chung đê giáo dục ý thức tập thê và lây sản phâm giúp đỡ đoàn viên, hội viên túng đói hoặc bán lẫy tiền gây quỹ

Ngoài ra Mặt trận Việt Minh cũng động viên, tô chức nhân dân 3 xã Tuyết Nghĩa, Liệp Tuyết, Ngọc Liệp tập trung đắp và khâu vá các đê đã bị lở cuối năm 1944 đầu năm 1945 để ôn định sản xuất Ngày 5-9-1945, đồng chí Nguyễn Cảnh Vinh, người đứng đầu hội cứu quốc đã chỉ đạo nhân dân 3 xã này cùng sự giúp đỡ của các xã lân cận bắt tay vào tu sửa các đe bị vỡ Kết

quả, sau một tháng làm việc tích cực, các đê này đã được khôi phục, có thê

tiếp tục phục vụ nhân dân sản xuất nông nghiệp

2.2.4 Diệt giặc dốt

Trên mặt trận diệt giặc dốt, phong trào xóa nạn mù chữ diễn ra sôi nổi,

rộng khắp trên toàn huyện Huyện và các xã đều thành lập Ban bình dân học

vụ để trông nom công việc này Chưa bao giờ, nhân dân nhất là những người chưa biết chữ, thấy cần phải học và thiết tha với việc học chữ quốc ngữ như lúc này Hình thức tuyên truyền cỗ động, thôi thúc người đi học rất phong

phú: khẩu hiệu, ca dao, hò vè, diễn kịch Việc khuyến khích, giúp đỡ người đi

học cũng được Mặt trận, các đoàn thể và Ban bình dân học vụ quan tâm thiết

thực bằng giấy bút, dầu đèn Người dạy thì không đòi hỏi có phụ cấp, thù lao Chỉ 3 tháng sau khi phong trào xóa nạn mù chữ được phát động, hàng nghìn người trong huyện đã biết đọc, biết viết chữ quốc ngữ Đây là một thành tựu to lớn và có ý nghĩa sâu sắc cả về văn hóa và chính trị của nhân dân Quốc Oai sau Cách mạng tháng Tám Các lớp bình dân học vụ không những chỉ giúp người dân học thanh toán nạn mù chữ, mà còn trở thành nơi tập hợp

và bồi dưỡng, nâng cao giác ngộ chính trị cho đông đảo các tầng lớp nhân

dân, nơi đào tạo đội ngũ cán bộ cơ sở

2.2.5 Cải thiện đời sống nhân dân, củng cô chính quyền

Trang 22

Đề 6n dinh doi sống nhân dân một cách lâu dài và xây dựng chế độ mới,

cuộc sống mới, UBND các cấp đã thực hiện tốt những cải cách dân chủ Thuế thân, một thứ thuế vô lý và hết sức dã man đánh vào đàn ông từ 18 tuổi trở lên được bãi bỏ Ruộng đất của thực dân pháp ở đồn điền Phú Mãn bị tịch thu chia cho dân nghèo Ruộng đất của địa chủ phát canh phải giảm tô 25% cho tá

điền Phe giáp được giải tán; các loại công điền bãi công được chia lại theo

nguyên tắc dân chủ, công khai, công bằng; lần đầu tiên phụ nữ được hưởng quyên chia công điền như nam giới Đi đôi với bảo đảm các quyên lợi về kinh

tế nói trên, Mặt trận Việt Minh và chính quyền các cấp trong huyện còn rất quan tâm hướng dẫn và thực hiện đời sống mới ở nông thôn Mọi tập tục lạc hậu ở chốn đình chung, nơi phe giáp như khao vọng, cơm xôi gạo lượt, lềnh lợn, lềnh chay đều được bãi bỏ, các tệ mê tín dị đoan cũng bị bài trừ, ma xin, cưới chay cũng không tôn kém như trước nữa

Mặc dù cuối năm 1945, đầu năm 1946 tình hình cách mạng vẫn hết sức

khó khăn, phức tạp nhưng với niềm tin tưởng sâu sắc vào nhân dân và nhằm thực sự tôn trọng quyền làm chủ cũng như đem lại quyên lợi chính trị cao nhất cho nhân dân, Chính phủ lâm thời đã quyết định tổ chức cuộc Tổng tuyên cử đâu tiên trong cả nước đê bâu ra quôc hội khóa I

Ngày 6-1-1946, trong niềm vui sướng vô hạn lần đầu tiên được hưởng

quyền công dân của một nước độc lập, người dân đã tự mình được cầm lá

phiếu lựa chọn người đại biểu chân chính của mình Ngày bầu cử đã diễn ra

như một ngày hội của quần chúng Biểu thị lòng kính yêu vô hạn và tín nhiệm tuyệt đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh, tuy Người không ra ứng cử ở Quốc Oai, nhưng cử tri ở nhiều nơi trong huyện vẫn đề nghị được bầu Người vào quốc hội Kết quả, cuộc bầu cử đã được tiễn hành nhanh gọn, an toàn, nhiều nơi có tới 100% cử tri đi bỏ phiếu

Đề tiếp tục củng cố chính quyền cách mang các cấp, Tỉnh ủy và Ủy ban nhân dân huyện Quốc Oai đã quyết định tiến hành bầu cử Hội đồng nhân dân

Trang 23

các tỉnh và xã vào tháng 3-1946; trên cơ sở đó chính thức cử ra Uy ban hành chính ở hai cấp này Đây cũng là một đợt sinh hoạt chính trị quan trọng nhằm một bước dân chủ hóa trong việc xây dựng, củng cố chính quyền các cấp; vì

vậy, ban cán sự huyện, huyện bộ Việt Minh và UBND lâm thời huyện đã tập trung lãnh đạo và chỉ đạo cuộc bâu cử này

Ngày 17-3-1946, hơn 38000 cử tri trong huyện đã nô nức tham gia cudc bầu cử của cơ quan quyên lực của địa phương Mọi công việc được diễn ra

tưng bừng, phan khởi và đạt kết quả tốt đẹp như cuộc bầu cử quốc hội trước

đó Thực hiện chủ trương đoàn kết các tầng lớp nhân dân có lòng yêu nước, thiết tha với độc lập dân tộc, trong cuộc bầu cử HĐND tỉnh và xã khóa đầu

tiên này, bên cạnh những cán bộ Việt Minh, những hội viên cứu quốc , ban cán sự và Huyện bộ Việt Minh cũng đã lựa chọn và hướng dẫn các xã lựa chọn một số người tiêu biểu vào ủy ban hành chính tỉnh, xã làm cho cuộc bầu

cử này càng có ý nghĩa chính trị tốt đẹp Cuộc bầu cử HĐND xã khóa I và kiện toàn ủy ban hành chính xã, ủy ban hành chính huyện thành công trong toàn huyện đã củng cỗ thêm một bước chính quyền cách mạng từ cơ sở

2.3 Dang bộ huyện Quốc Oai ra đời và chuẩn bị mọi mặt cho kháng chiến 2.3.1 Dang bộ Quốc Oai ra đời (5-1946)

Quốc Oai là địa phương có phong trào cách mạng diễn ra sôi nồi, do đó

đã sớm xuất hiện các chi bộ cộng sản Tháng 8-1936 tại làng Đa Phúc - Sài Sơn tổ chức cách mạng mang tên “Tổ cộng sản Đa Phúc” đã được thành lập Đây là hạt nhân cơ sở đầu tiên của quá trình thành lập Đảng bộ Sơn Tây sau này Tổ cộng sản Đa Phúc ra đời đã lãnh đạo nhân dân Quốc Oai tham gia tích cực vào cao trào cách mạng 1936-1939 Tuy nhiên cho đến năm 1945, tình hình trong huyện lúc này ngoài Đa Phúc và cơ quan huyện ra vẫn chưa xã nào có đảng viên Vì vậy tiếp thu ý kiến của Bí thư Tỉnh ủy, đồng chí tỉnh ủy

Trang 24

viên phụ trách huyện đã những người đủ tiêu chuẩn và điều kiện để phát triển

Đảng

Với chi bộ Đa Phúc, từ cuối năm 1945 và đầu năm 1946 đã phát triển thêm một số đảng viên mới, phân công đảng viên làm công tác phát triển Đảng nên khi hợp nhất xã, trừ các xã đã xuống huyện công tác chi bộ Sài Sơn

đã có 11 đảng viên Chi bộ cơ quan Việt Minh huyện cũng kết nạp được thêm một số đảng viên mới là cán bộ huyện và hội cứu quốc các xã lân cận sinh hoạt ghép vào chi bộ này Đảng chú ý là ba vùng chính trong huyện: vùng Hiệp, vùng Yên Quán, vùng Bương, Cấn nơi có những cơ sở cách mạng từ trước, các ủy viên Ban cán sự đã kết nạp được đảng viên địa phương Vì số đảng viên mới ở từng xã còn ít, lại đang ở trong thời kỳ dự bị, Ban cán sự chủ trương lập các chi bộ ghép và phân công các đồng chí trong Ban cán sự hoặc đảng viên chính thức về làm bi thu chi bộ Theo hướng đó ngày 12-2-1946,

chi bộ ghép khu Thượng - Hạ Hiệp được thành lập, đặt tên là chi bộ Tiền

Phong Tiếp đó ở phía nam huyện, tháng 3-1946 một chi bộ ghép nữa gồm 4 đảng viên mới ở Yên Quán, Phú Hạng, Đại Tảo cũng đã ra đời Ở Nghĩa Hương, từ tháng 1-1946 đã có 8 đảng viên và chi bộ nghĩa hương ra đời vào 10-5-1946

Đến cuối tháng 5, đầu tháng 6 năm 1946 toàn huyện đã có 5 chi bộ cơ

sở với khoảng gan bốn chục đảng viên Trên cơ sở đó, Tỉnh ủy lâm thời đã quyết định chuyên Ban cán sự huyện thành Đảng bộ lâm thời, chỉ định 5 đồng

chí vào ban huyện ủy và tiếp tục phân công đồng chí Nguyễn Thị Thảo, Tỉnh

ủy viên lâm thời, nguyên Bí thư Ban cán sự làm Bí thư huyện ủy lâm thời Huyện ủy ra đời đánh dẫu một bước phát triên mới của phong trào cách mạng

và công tác xây dựng Đảng ở Quốc Oai Kế thừa và phát huy thành quả của ban chỉ đạo Việt Minh, rồi Ban cán sự, Đảng bộ Quốc Oai với vai trò, vị trí mới đã lãnh đạo nhân dân toàn huyện tranh thủ thời cơ hòa hoãn đề phát triển lực lượng cách mạng, chuẩn bị kháng chiến Để mở rộng khối đoàn kết toàn

Trang 25

dân, theo sáng kiến của chủ tịch Hồ Chí Minh, tháng 5-1946, Hội liên hiệp

quốc dân Việt Nam - gọi tắt là Liên Việt được thành lập, bao gồm các đảng

phái và cá nhân yêu nước chưa tham gia Việt Minh Đảng bộ lâm thời đã lãnh đạo thành lập Mặt trận Liên Việt từ huyện xuống các xã nhăm thu hút tập hợp được đông đảo các tâng lớp nhân dân đoàn kết xung quanh Đảng và Mặt trận Việt Minh

2.3.2 Đảng bộ Quốc Oai và nhân dân chuẩn bị mọi mặt cho cuộc kháng

chiến

Dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ, mặt trận Việt Minh, các đoàn thể, Hội

Liên Việt và ủy ban hành chính các cấp tiếp tục động viên, tô chức các tầng

lớp nhân dân ra sức đây mạnh thực hiện các công tác cấp bách Vụ chiêm năm

1946 được mùa, nhiều nông dân không có ruộng hoặc thiếu ruộng được chia công điền, công thô, được giảm tô, nay lúa lại tốt nên đời sống được cải thiện

rõ rệt Về diệt giặc dốt, các xã đều tổ chức một đợt kiểm tra, công nhận những người đã xóa xong nạn mù chữ, động viên họ tiếp tục học tập để đọc thông,

viết thạo, biết làm bốn phép tính gốc Đặc biệt trên mặt trận chống giặc ngoại

xâm, để đề phòng sự bội ước của thực dân pháp, chuẩn bị cho cuộc kháng chiến lâu dài, việc xây dựng quân đội và lực lượng bán vũ trang của địa

phương rất được coi trọng Thêm nhiều tahnh niên trong huyện xung phong

vào Vệ quốc đoàn, Tự vệ cứu quốc một số lớn được chuyển thành tự vệ chiến

dau

Phong trao ty trang bi, ty tao, ty chế vũ khí và luyện tập quân sự rất sôi

nối Nhiều xã đã trích quỹ hoặc vận động nhân dân ủng hộ tiền bạc nên đã mua được súng trường và các loại khí tài khác cho tự vệ Ngày ngày trên sân đình làng, trên các gò đống, bãi tha ma ở ngoài đồng anh chị em tự vệ, với ít khẩu súng trường, còn là dao găm, kiếm, mã tấu, gậy tre đã say sưa học tập các động tác cơ bản về đội ngũ, về lăn lê bò toài, tháo lắp súng, ngăm băn

Được Chính phủ cho phép, mỗi đội viên tự vệ chiến đầu còn được gan lén mt

Trang 26

một quân hiệu hình vuông nền đỏ, giữa có sao vàng năm cánh Ai nấy đều tự hào như thấy mình được trao vật báu thiêng liêng, đều yêu quý, giữ gìn quân hiệu và càng hăng hái trong mọi nhiệm vụ được giao Trước tình thế “không sớm thì muộn Pháp sẽ đánh mình và mình cũng nhất định đán Pháp”, “luôn luôn phải tích cực sẵn sàng về quân sự và chính trị để đối phó với mọi bắt trắc

có thê xảy ra” [12, trang 72-94]

Giữa lúc đảng bộ và nhân dân Quốc Oai đang ráo riết chuẩn bị kháng

chiến, thì một vinh dự, tự hào to lớn, một khát khao mong đợi từ lâu nhưng

bất ngờ đã đến: Bác Hồ kính yêu về thăm khu vực núi Thây vào ngày 10-11-

1946 Đây là một lần đi thăm ngắm đột xuất không thông báo trước của Bác, nhưng ngay từ khi Người vừa mới xuống xe ở sân chùa Cả, nhiều người đang đập lúa ở sân đình Thụy Khê đã biết, kịp loan báo cho nhiều người vì thế

đông đảo nhân dân và cán bộ hai xã Sài Sơn, Phúc Đức đã kịp thời tê tựu ở sân chùa Cả để đón Bác Sau khi lên thăm chùa Cao, xem hang Thánh Hóa,

đứng quan sát toàn bộ núi Thầy và các vùng lân cận, Bác Hồ xuống núi,

“dừng chân ít phút trước cửa tru sở Việt Minh xã, thân mật hỏi chuyện đồng

bào về tình hình sản xuất, đời sống và bình dân học vụ Trên đường về, Bác

gặp đội thiếu nhi của xã đem theo cờ, trống rộn ràng tươi vui ra đón Bác Bác

đã dừng chân, trìu mến thăm hỏi và nghe các cháu ca hát Đây là lần đầu tiên nhân dân Sài Sơn vinh dự được đón Bác về thăm” [20, tr.128]

Tin Bác Hồ về thăm khu vực núi Thây cùng những lời dạy của Người ở Sài Sơn, Phúc Đức nhanh chóng được loan truyền, cỗ vũ Đảng bộ và nhân dân toàn huyện tăng thêm sức mạnh chiến đấu, ra sức đây mạnh sản xuất và tiết kiệm, thi đua đi học, thực hành đời sống mới và tích cực chuân bị kháng

chiên

Vào những tháng cuối năm 1946, thực dân Pháp ngày càng trở mặt, lộ rõ

dã tâm gây chiến ra cả nước Ngày 20-11-1946, chúng đánh chiếm Hải Phòng, Lạng Sơn và đỗ bộ lên Đà Nẵng Ngày 17-12-1946, chúng gây hẫn ở

Trang 27

Hà Nội, gửi tối hậu thư, đòi tước vũ khí tự vệ Thủ đô Công tác chuẩn bị kháng chiến càng trở nên cấp bách Từ cuối tháng 11, đầu tháng 12-1946, một

số cơ quan quan trọng của Trung ương và Hà Nội đã về Quốc Oai xem xét tạm lánh và cũng đã bắt đầu di chuyên một bộ phận về Ủy ban bảo vệ xã đã tích cực bảo vệ, phục vụ các cơ quan về tạm lánh, lập ban đón tiếp và giúp đỡ đồng bào về tản cư Các ban phá hoại chuẩn bị phương tiện, dụng cụ, lương

thực,sẵn sàng lên đường làm nhiệm vụ theo sự huy động của cấp trên Khí

thế chuẩn bị kháng chiến trong toàn huyện được dấy lên một bước mới cao

hon, khan trương hơn

Như vậy hơn một năm đấu tranh vô cùng sôi nỗi, Đảng bộ và nhân dân Quốc Oai đã giành nhiều thắng lợi về chính trị, kinh tế-xã hội, trực tiếp bảo vệ và phát huy thành quả cách mạng tháng Tám

-Từ 17-8 đến tháng 12-1945: lập xong chính quyền cách mạng từ huyện

xuống xã, triển khai sáu công việc cấp bách do Hồ Chủ tịch đề ra, thực hiện

chỉ thị Kháng chiến kiến quốc của Trung ương Đảng

-Từ tháng 1 đến tháng 4-1946: lập Ban cán sự huyện, bầu cử Quốc hội, HĐND tỉnh và xã, thực hiện chỉ thị “Hòa để tiễn” và đấu tranh đòi thi hành

hiệp định sơ bộ 6-3

-Từ tháng 5 đến tháng 12-1946: thành lập Đảng bộ lâm thời và thành lập Liên Việt, tiếp tục đây mạnh các công việc nói trên, khẩn trương chuẩn bị kháng chiên

Từ cuối năm 1945, Quốc Oai đã dẫn đâu tỉnh về xây dựng quân đội, cử

người đi Nam tiến, Tây tiến; cả hai năm 1945-1946 Quốc Oai còn được tỉnh

khen giỏi về nhiều mặt Đồng chí Nguyễn Văn Lộc, Xứ ủy viên Bắc kỳ về kiểm tra cũng đáng giá: “Quốc Oai đứng đầu tỉnh về chấp hành, lãnh đạo mọi công tác của Đảng tốt, phong trào ý thức cách mạng của các tổ chức quần chúng hùng mạnh, tin tưởng vào Việt Minh Cán bộ đảng viên ít nhưng tinh

Trang 28

thân tận tụy, hăng hái vượt qâu mọi khó khăn, phức tạp, ngày đêm công tác, được quân chúng tin, là yếu tố quan trọng thực hiện tốt mọi chủ trương ”

[18, tr 354]

Những thắng lợi đó là kết quá của hơn 16 tháng có hòa bình vô cùng quý giá của chế độ mới mà nhân dân đã được tham gia chính quyên và cùng với chính quyên của mình xây dựng chế độ mới, cuộc sống mới; chứng tỏ sức lớn mạnh và vững chắc của hệ thống chính quyên từ huyện xuống xã, được nhân

dân tín nhiệm và ủng hộ

Những thăng lợi đó chứng tỏ nhân dân Quôc Oai có lòng yêu nước nông nàn, có giác ngộ vê cách mạng dân tộc dân chủ và có ý chí quyêt tâm “đem tât

cả tinh than và lực lượng, tính mạng và của cải đê giữ vững tự do, độc lập”

của Tô quôc vừa mới giành được

Những thắng lợi đó rất đáng trân trọng và tự hào Có đặt những thắng lợi

đó trong hoàn cảnh Đảng mới giành được chính quyên, với bao công việc bê bộn, dồn dập khẩn trương, khó khăn, thử thách mới thấy dưới sự lãnh đạo của tỉnh ủy, ban chỉ đạo Việt Minh, rồi ban cán sự, Đảng bộ Quốc Oai đã biết lãnh

đạo, chỉ đạo khá toàn diện, đúng đắn kỊp thời và có hiệu quả

Trang 29

3.1.1 Khang chién toan quoc bung no

Thực hiện sách lược hòa hoãn Việt-Pháp, chính phủ và nhân dân ta đã

nhân nhượng và cố tránh những xung đột có thê dẫn tới chiến tranh Nhưng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lẫn tới, rõ ràng là chúng quyết tâm cướp nước ta lần nữa Trước tình hình đó nhân dân ta không còn con đường nào khác hơn là cả nước đứng tiến hành cuộc kháng chiến chống xâm lược, bảo vệ Tô quôc

Ngày 18 và 19.12.1946, Ban thường vụ Trung ương Đảng đã họp hội

nghị mở rộng ở làng Vạn Phúc (Hà Đông) dưới sự chủ tọa của Chủ tịch Hồ

chí Minh, quyết định phát động toàn dân đứng lên kháng chiến chống thực

dân Pháp trên phạm vi cả nước, khăng định cuộc kháng chiến của ta là cuộc

kháng chiến trường kỳ, gian khổ nhưng nhất định thắng lợi và vạch ra đường lỗi cơ bản của cuộc kháng chiến Đêm 19-12-1946, quân và dân Hà Nội nỗ súng tân công thực dân Pháp, mở đâu cuộc kháng chiên toàn quôc

Ngày 20-12-1946, Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Hồ Chủ Tịch được công bó, như tiếng kèn xung trận cô vũ, dẫn dắt và tổ chức nhân dân cả nước chiến đầu và chiến thắng: “ Chúng ta thà hy sinh tat ca, chứ nhất định

không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ [14,tr.156]

Tiếp đó ngày 22-12-1946 Ban thường vụ Trung ương Đảng ra chỉ thị

“toàn dân kháng chiên”, chỉ rõ: “Mục đích của cuộc kháng chiên chông thực

Trang 30

dân Pháp xâm lược là giành độc lập và thông nhất; đường lối chung chỉ đạo

toàn bộ cuộc kháng chiến là: toàn dân, toàn diện, trường kỳy,tự lực cánh sinh”

3.1.2 Những ngày đầu kháng chiến trên địa bàn huyện Quốc Oai

Cũng như cả nước, đảng bộ và nhân dân Quốc Oai qua 16 tháng giữ vững và củng cô chính quyền cách mạng chuẩn bị kháng chiến, phong trào cách mạng trong huyện đã lớn lên về mọi mặt Vì thế trước hành động tráo trở của thực dân Pháp, đảng bộ và nhân dân Quốc Oai không bị bất ngờ, mà còn

có thể chủ động, nhanh chóng chuyên vào cuộc chiến tranh cứu nước vĩ đại Công tác tuyên truyên, giải thích về chủ trương, đường lối kháng chiến của Đảng và chính phủ được tiễn hành kịp thời, bằng nhiều hình thức

Là một huyện của tỉnh Sơn Tây - tỉnh vốn có vị trí rất quan trọng, nhất là

về quân sự trong các cuộc chiến tranh, hơn nữa lại là huyện phía nam của tỉnh

và phía tây Hà Nội, huyện Quốc Oai có nhiều đường giao thông chạy qua, có thé nối với đường về Hà Nội; do đó, khi kháng chiến toàn quốc bùng nô, huyện Quốc Oai tuy không phải là vành đai trực tiếp nhưng cũng là vành đai phía ngoài khá quan trọng của thủ đô Hà Nội Ngay từ những ngày đầu của cuộc kháng chiến, nhân dân Quốc Oai đã cùng một lúc phải trực tiếp tham gia giải quyết nhiều công việc như: phục vụ và giúp đỡ các cơ quan tạm lánh và đồng bào thủ đô tản cư về, huy động lực lượng đi phá hoại trong và ngoài huyện, giữ gìn trật tự an ninh, củng cố và tăng cường lực lượng chiến đầu của địa phương, đóng góp sức người sức của và phục vụ chiến đấu Trong bối cảnh đó cùng với đây mạnh các hình thức tuyên truyền , Đảng bộ lâm thời đã kịp thời lãnh đạo củng cô ngay các tổ chức cách mạng nhằm thực hiện nhanh chóng những công việc nói trên Từ huyện xuống các xã, Ủy ban bảo vệ phối hợp với ủy ban hành chính chuyển nhanh từ chỉ đạo chuẩn bị kháng chiến sang chỉ đạo trực tiêp các công việc kháng chiên và phục vụ kháng chiên

Trang 31

Nhờ những chủ trương đúng đắn và biện pháp tích cực nói trên, chỉ trong một thời gian ngắn, nhân dân Quốc Oai, từ các xã có địa hình núi đá và núi đất ở ven sông Day, dén các xã đồng chiêm trũng và bán sơn địa hai bên sông Tích đã đón tiếp và bảo vệ hàng chục cơ quan Dân Chính Đảng và quân đội về ở và làm việc tại địa phương: trong đó có cả những cơ quan quan trọng

như Tổng bộ Việt Minh, Bộ Quốc phòng, kho bạc Chính phủ ; có các đồng

chí cấp cao của Đảng như: Võ Nguyên Giáp, Nguyễn Lương Bằng, Nguyễn Văn Trân, Lê Quang Đạo Với đồng bào Thủ đô về tản cư, ban tản cư huyện

có trạm tiếp đón, hướng dẫn và phân bô bà con về những địa bàn đã định hoặc

để bà con tự lựa chọn theo sở thích Để cản và làm chậm bước tiễn của giặc,

Uỷ ban bảo vệ và Ủy ban hành chính, ban phá hoại các cấp đã dự kiến những nơi địch có thể hành quân qua, có thể đánh tới để phá hoại các cầu cống, đường sá và dựng các chướng ngại vật; Hàng loạt các cây to ven đường được ngả xuống: hàng ngàn ụ đất nhỏ được đắp lên, hàng ngàn hồ chữ chi được đào trên các tuyến đường, cùng hàng vạn mét giao thông hào Một số nơi có đình

to như Thụy Khê, Cù Sơn Trung, Cần Xá nhân dân và các cụ phụ lão cũng đồng tình cho phá, để khi giặc Pháp đến không có nơi đóng quân Mặt khác

dựa vào các núi đá hoặc các cây cổ thụ, các xã lại cho lập các viễn vọng tiêu hoặc các trạm, chòi quan sát được trang bị loa, mõ, có trạm có cả ống nhòm,

thường xuyên có người cảnh giới địch tình để báo động khi cần thiết Đặc biệt

dé chỗng quân nhảy dù, huyện đã huy động người va hang van coc tre vot nhọn, mang vào đóng ở các đồi, gò trống ở vùng bán sơn địa Cùng với phá hoại ở địa phương, huyện và các xã còn huy động hàng nghìn nhân công di phá hoại ở thị xã Sơn Tây, khu vực Tông, sân bay Kim Đái, cầu Phùng Đội

“tiêu thổ kháng chiến” Thượng Hiệp — Khánh Hiệp đã có sáng kiến cải tạo ngòi nỗ của trên hai trăm cân thuốc nỗ của đạn đại bác, góp phần phá sập cầu Phùng

Trang 32

Cùng với những hoạt động khẩn trương nói trên của các ban tản cư, đi

cư và phá hoại, các ban tiếp tế, cứu tải thương cũng có những hoạt động thiết

thực, có hiệu quả Ban tiếp tế lo việc dự trữ và cung cấp lương thực, thực

phẩm, quân áo, thuốc men cho bộ đội, tự vệ bằng những nguồn chính: “Hũ gạo nuôi quân”, “Mùa đông binh sĩ” do nhân dân và các đoàn thể ủng hộ; có

xã chuyên thóc nghĩa thương thành quỹ phục vụ kháng chiến và dự trữ chiến đầu Ban cứu tế, tải thương mở các lớp huấn luyện về sơ cứu vết thương cho các tổ cứu thương, mà thành viên chủ yếu là thanh niên nam nữ Như vậy, Đảng bộ huyện Quốc Oai đã lãnh đạo nhân dân bước vào những ngày đầu của cuộc kháng chiến với công tác phá hoại và thu được những thăng lợi bước đầu Có được thắng lợi đó là do sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng bộ huyện, đã tiếp thu và quán triệt các chủ trương, chính sách của Đảng sau đó áp dụng đúng đắn và phù hợp với hoàn cảnh trong huyện Ngoài ra Đảng bộ huyện còn biết tập hợp đông đảo quân chúng nhân dân vào trong các hội cứu quốc, trong các Mặt trận như Mặt trận Việt Minh, Mặt trận Liên Việt để nhân dân cùng đồng lòng thực hiện những nhiệm vụ được giao

3.1.2 Bác Hồ về ở và làm việc tại Quốc Oai

Trước và sau ngày toàn quốc kháng chiến, Bác Hồ đã tạm rời Hà Nội, bí mật về ở và làm việc tại nhiều địa điểm khác nhau quanh Thủ đô để vẫn theo sát và chỉ đạo kháng chiến; trong đó; Quốc Oai là một trong những địa điểm

mà các đồng chí có trách nhiệm đã nghiên cứu kỹ, chuẩn bị từ trước, để có thê đón Bác về ở và làm việc dài ngày hơn Vào đầu năm 1947, để chuẩn bị cho cuộc họp tất niên của hội đồng chính phủ vào ngày 29 tết, từ 15-1-1947, Bác

đã viết thư cho đồng chí Hoàng Hữu Nam, lúc đó là phụ trách văn phòng chủ tịch, dặn ba điều: họp tại Sài Sơn - Quốc Oai, phải chuẩn bị tốt việc bảo vệ, nếu có thê được thì chuẩn bị xôi, gà, chè Hôm đó, ngày 20- 1- 1957 ( 29 tết), ngay từ chập tôi Bác đã từ Cân Kiệm đi xuống Quốc Oai và có mặt trong phủ đường Thời gian này, các thành viên trong Hội đồng Chính phủ cũng đã

Trang 33

rời Hà Nội, về làm việc ở Chương Mỹ, Mỹ Đức, Ưng Hòa Bộ Nội vụ đã đưa

xe đi đón các vị lên Quôc Oai họp nhưng vì trời mưa, đường xâu nên không lên kip gio

Ngay tối hôm sau 21- 1-1947 ( 30 tết) Hội đồng Chính phủ đã họp mở

rộng tại phủ đường Quốc Oai dưới sự chủ tọa của Chủ tịch Hồ Chí Minh Bác

chúc tết các vị trong Hội đồng Chính phủ, Bác đề ra ba việc cân làm ngay là : tản cư- di cư, động viên dân chúng, tăng gia sản xuất Sau buôi họp Bác cùng các vị trong Hội đồng Chính phủ đón giao thừa Bác còn gặp và chúc tết đồng chí chủ tịch và các cán bộ, nhân viên trong ủy ban hành chính huyện Quốc

Oai

Sang tháng 2, vào tối mùng 2-2-1947, Bác Hồ xuống Chúc Sơn ( Chương Mỹ) chủ trì một phiên họp khác của Hội đồng Chính phủ Tan họp đã

là 4 giờ sáng, xe đưa Bác ngược Quốc Oai - Thạch Thất

Đầu tháng 3, Bác rời Sài Sơn xuống phủ đường Quốc Oai vào 2-3-1947

đề chủ trì một phiên họp của Hội đồng Chính phủ Hội nghị bàn nhiều việc,

trong đó có việc cấp tốc di chuyển cơ quan lên Việt Bắc, vì thời gian này giặc Pháp đã mở rộng việc tiến đánh ra ngoại vi Hà Nội Cũng vào dịp đầu năm

1947 sau tết Đinh Hợi ít ngày, huyện Quốc Oai còn được Bác Tôn Đức Thắng

- người con của Thành đồng Tổ quốc về thăm và nói chuyện Nhân dân Quốc Oai đã nồng nhiệt đón tiếp Bác, đem đến cho Đảng bộ và nhân dân Quốc Oai

niềm vinh dự, tự hào và khích lệ to lớn

Cho đến đầu tháng 3- 1947 Đảng bộ và nhân dân Quốc Oai đã cùng với đồng bào và chiến sĩ cả nước bước vào cuộc kháng chiến được gần ba tháng Chiến sự chưa lan tới địa phương, nhưng khắp nơi trong huyện đã bước đầu hình thành một thế trận chiến tranh toàn dân, góp phần vào việc bảo vệ, phục

vụ, giúp đỡ các cơ quan và đồng bào tản cư được chu đáo, an toàn; đồng thời thiệt thực chuân bị thêm cho cuộc chiên đâu bảo vệ quê hương sau này

Trang 34

Đặc biệt Quôc Oai có vinh dự lớn: được Bác Hồ đên ở và làm việc,

được bác Tôn vê thăm Những sự kiện này càng cô vũ Đảng bộ và nhân dân Quoc Oai quyêt tâm cùng đông bào và chiên sĩ cả nước bình tĩnh, vững vàng, mạnh bước tiến hành cuộc kháng chiến trường kì nhưng nhất định thăng lợi 3.2 Toàn huyện tích cực tham gia kháng chiến, kiên cường đấu tranh bảo

vệ quê hương Đại hội Đáng bộ huyện lan thw nhất ( tháng 3- 1947 dén tháng 4 -1949)

3.2.1 Nhân dân Quốc Oai tích cực tham gia kháng chiến

Sau 2 tháng chiến đấu, kiềm chế, tiêu diệt, tiêu hao địch tại Hà Nội, để làm chủ trong việc bảo toàn lực lượng, ngày 17 — 12 — 1947 Trung đoàn Thủ

đô đã vượt vòng vây của địch rút ra khỏi thành phố một cách an toàn Giặc Pháp nhân đó cũng mở rộng những cuộc hành quân ra ngoại vi Hà Nội để thị

uy và thăm dò lực lượng của ta, trong đó Quốc Oai là một trong những hướng tiên công của chúng

Ngày 4- 3- 1947, giặc Pháp đã huy động một lực lượng lớn xe cơ gIới:

38 xe tăng và xe bọc thép, từ đường Số 6 ( Mai Lĩnh) theo đê sông Day tiễn đánh Quốc Oai Ngay từ sáng sớm đoàn xe giặc đã ầm âm cuốn bụi, lao lên mặt đê Chúng tưởng rang với sức mạnh của sắt thép, có thê đè nát mảnh đất Quốc Oai và nhanh chóng vượt qua địa phận huyện này Nhưng chúng đã lầm ngay từ khi mới leo lên Đỗ Chàng, Tình Lam, Đại Tảo - địa đầu của huyện Quốc Oai đoàn xe giặc đã vấp phải những chướng ngại vật Lên đến Yên Quán, Phú Hạng cũng vậy, chúng phải mất bao công sức, thời gian mới tiễn quân được qua một đoạn đường ngăn ngủi đâu tiên này

Lên đến dốc So, đoàn xe giặc đã vấp phải sự đánh trả của ta Bộ đội phối hợp với tự vệ, lợi dụng địa hình rậm rạp ở quanh dốc núi này, dùng súng ba-do-ca bắn vào đội hình xe giặc Với 4 khẩu ba-do-ca do kỹ sư Trần Đại Nghĩa thiết kế các chiến sĩ đã diệt được 3 xe tăng địch [15, tr.79] Nhưng vì

Trang 35

loại vũ khí mới này do quân giới ta chê tạo chưa đạt độ chính xác cao, cán bộ, chiên sĩ của ta lần đầu tiên sử dụng nên trong trận đánh nô súng không chính xác, nên ta cũng bị thương vong

Cuộc hành quân cơ giới của giặc Pháp qua Quốc Oai ngày 4- 3-1947 chỉ mang tính chất chớp nhoáng, thăm dò lực lượng của ta, nhưng chúng đã gây ra một số tội ác: đốt nhà cướp của Mặt khác cuộc hành quân này cũng kích động bọn phản động địa phương tưởng thời cơ đã đến, hí hửng đợi chờ

Về phía ta, bộ đội và tự vệ đã tổ chức được việc chiến đâu chống lại cuộc hành quân này; đã bắn được 3 xe tăng địch; đó là những chiến công đầu rất đáng trân trọng Mặt khác, qua cuộc hành quân này của Pháp ta cũng rút ra được những kinh nghiệm bước đầu rất cần thiết và bỗ ích Nhân dân và các lực lượng vũ trang thấy rõ lợi ích thiết thực của các chướng ngại vậy và tác dụng của việc phá đường, đắp ụ

Cuộc hành quân cơ giới của giặc Pháp ngày 4-3-1947 báo hiệu chiến sự

đã bắt đầu lan tới địa phương Trước tình hìnhg đó, Đảng bộ đã lãnh đạo ủy

ban Kháng chiến và ủy ban hành chính các cấp kịp thời kiểm điểm rút kinh nghiệm các công việc chuẩn bị kháng chiến thời gian qua và tích cực đảy mạnh hơn nữa các công việc đó Tình hình đó càng đòi hỏi phải tăng cường

sự lãnh đạo của Đảng, nhất là ở cơ sở sao cho mỗi xã đều có một chi bộ Đảng

trực tiếp lãnh đạo Theo sự chỉ đạo của tỉnh ủy và năm trong sự chuyên biến trong về công tác phát triển Đảng trong tỉnh, từ tháng 3 — 1947 trở đi, Đảng

bộ Quốc Oai càng quan tâm đến việc kết nạp thêm Đảng viên mới và xây dựng thêm các tô chức cơ sở Đảng Đề việc kết nạp Đảng viên mới được tập trung và có ý nghĩa, huyện ủy còn tô chức từng đợt hoặc đặt tên cho từng lớp Đảng viên mới như “ lớp Đảng viên tháng Tám” theo hướng đó, đầu năm

1947 khi các xã Hoàng Xá, Ngô Sài sáp nhập thành xã Hoàng Ngô thì một số Đảng viên ở xã Hoàng Xá, phố Phủ được kết nạp và sinh hoạt tại chi bộ Việt Minh huyện được chuyên về Hoàng Ngô, thành lập chi bộ xã mới này

Trang 36

Lực lượng vũ trang cũng được phát triển củng cố thêm một bước đáp ứng yêu cầu của kháng chiến Thi hành sắc lệnh của Hồ Chủ tịch về việc thành lập Phòng dân quân tự vệ ở Bộ Quốc phòng, tháng 4 năm 1947 phủ bộ đội dân quân Quốc Oai chính thức được thành lập Đây là hình thức tô chức

đầu tiên của cơ quan quân sự địa phương, có nhiệm vụ vừa làm vừa tham

mưu cho huyện ủy, ủy ban kháng chiễn trong việc xây dựng, quản lí lực lượng bán vũ trang, vừa trực tiếp chỉ huy cuộc chiến đấu và phục vụ, phối hợp chiến dau trên địa bản huyện Thông thường lúc này mỗi xã có một đại đội dân quân

và một trung đội du kích, trong đó du kích thì có xã tổ chức theo hình thức tập trung hoặc bán tập trung gọi là du kích chiến đấu Ở Sài Sơn, hợp tác xã Da Phúc và các thôn đã đóng góp nuôi hai trung đội du kích tập trung tại chùa Long Ở Việt Yên, các cụ phụ lão quyên góp và may cho mỗi đội viên du kích một bộ quân áo và tô chức nuôi dưỡng trung đội du kích tập trung “Toàn huyện có 3570 đội viên dân quân du kích, trong đó có 433 du kích chiến đấu;

vũ khí đã có: 43 súng trường, 8 súng lục, 580 lựu đạn, 3100 viên đạn, 7 bom

dập” [15,tr.90].Tuy chiến sự đã bắt đầu lan tới địa phương nhưng sự nghiệp giáo dục trong huyện về phố thông và bình dân học vụ vẫn được duy trì và phat trién

Giặc Pháp, từ sau cuộc hành quân cơ giới vào Quốc Oai đầu tháng 3-

1947 đã quay về đánh chiếm một phần đường 11A, đường số 6 và tả ngạn sông Đáy Từ tháng 4-1947 đến tháng 8-1947 một số xã ở Quốc Oai chủ yếu

là các xã ven sông Đáy đã bị giặc từ Hà Nội hoặc từ các điểm đóng quân ở

phía tả ngạn uy hiếp Lúc thì chúng đem máy bay đến ném bom, bắn phá; lúc thì chúng đưa quân sang càn quét nhằm khủng bô, cướp bóc rồi lại trỗn chạy

đã gây cho nhân dân trong các xã một sô thiệt hại vê người và của

Ngày 3-5-1947, giặc Pháp từ Đại Ơn, Xuân Mai theo đường 21A đánh vào Bạch Thạch, Việt yên qua sông Tích sang Đĩnh Tú, xuống Cấn Thượng, Cần Hạ, chúng đã dùng máy bay yêm hộ và dùng đại bác băn làm cho 6 người

Trang 37

dân Cần Xá chết Du kích Cần Xá đã chôn mìn ở Chùa Lễ tiêu diệt được 2 tên

giặc và làm bị thương 5 tên Về oanh tạc, tháng 5-1947 chúng ném 6 quả bom xuống Sài Sơn làm 3 nhà cháy và 2 người bị thương Về càn quét, từ 13-4 đến 30-8-1947 có 6-7 lần giặc từ Đông Lao, Phùng đem từ 120 đến 200 quân sang Yên Phú Hòa, Yên Nội và Hiệp Hòa khủng bố, cướp lương thực, bắt đi 100 con trâu bò và 20 người dân

Trước tình hình đó để đáp ứng yêu cầu lãnh đạo và chỉ đạo kháng chiến, tháng 9- 1947 ở huyện đã thành lập hai Đảng đoàn: Đảng đoàn chính quyên và Đảng đoàn Mặt trận để giúp huyện ủy tăng cường sự lãnh đạo trực tiếp hai mặt công tác trọng yếu này Về chính quyên, ủy ban hành chính và ủy bạn kháng chiến các cấp sát nhập làm một thể thống nhất chỉ đạo cả công tác quản lí hành chính và các công việc kháng chiến ở địa phương gọi là ủy bạn kháng chiến hành chính Đồng chí Nguyễn Duy Yến giữ chức vụ chủ tịch ủy ban kháng chiến hành chính huyện Trước tình hình địch uy hiếp mạnh, đề chỉ

đạo công việc kháng chiến và chỉ huy chiến đấu được cụ thê, sát sao đỗi với

từng vùng huyện đã chia các xã thành 4 tiêu khu, phân công các đồng chí trong đảng bộ và ban chỉ huy huyện đội phụ trách từng tiểu khu

Giac Pháp sau gân một năm thực hiện chiến lược “đánh nhanh thang

nhanh” chưa có kết quả thì quân dân ta ngày càng bình tĩnh, vững vàng tiến hành cuộc kháng chiến trường kì Để gỡ thế bí đó, thu đông năm 1947 giặc Pháp đã tập trung 2 vạn quân, mở cuộc tấn công quy mô lớn lên Việt Bắc hòng tiêu diệt cơ quan đầu não của ta Để đánh lạc hướng và làm áp lực cho cuộc tấn công này, chúng cũng tập trung một số lớn quân từ Hòa Bình và Hà Nội tiễn đánh sâu lên tỉnh Sơn Tây bằng hai đường:

- Từ Yên Quang (Hòa Bình) qua Mỏ Chén về Sơn Tây hoạt động ở Tùng Thiện, Quảng Oai, Bắt Bạt rồi rút qua Trung Hà về Tu Vũ

Trang 38

- Từ Phùng đánh lên hoạt động ở Phúc Thọ, Thạch Thất, Quốc Oai trong thời gian từ ngày mùng 7 đến 14-10-1947 Số lượng của cánh quân này lên tới 1200 tên (300 da đen, 200 da trắng, 200 ngụy, số còn lại là phu), có xe tăng, mooc-chi-e, súng máy, súng liên thanh các cỡ và súng trường Đường tiến quân chính của hướng này là: Phùng lên Khánh Hiệp, Ngọc Tảo, Phụng

Thượng, Lạc TrỊ quay về Đại Đồng, Chi Quan, Cần Kiệm, Thạch Thôn, Hữu

Bằng, Sài Sơn, Hoàng Xá; rồi xuống Đồng Lư rút về Mai Lĩnh

Từ Khánh Hiệp xuống Sơn Lộ, hầu hết các xã ven sông Đáy ở Quốc Oai đều bị ảnh hưởng trực tiếp của trận cần quét này trong suốt một tuần lễ, ảnh hưởng nặng nê là các xã Sài Sơn, Cù Sơn, Hoàng Xá Tuy lực lượng va

hỏa lực của địch lần này rất mạnh, nhưng do bước đầu đã làm quên với chiến

tranh du kích và được chỉ đạo, chỉ huy các tiểu khu, dân quân du kích đã đánh trả địch mạnh hơn Về phía Khánh Hiệp, đồng chí Hoàng Văn Mã đã chôn bom dưới đất chờ địch đi qua cho nỗ, vì thế đã tiêu diệt được 6 tên địch tuy nhiên đồng chí đã hy sinh Ở Hạ Hiệp đã xây ra cuộc “tao ngộ chiến” ta tiêu

được 12 tên địch

Đặc biệt ở khu vực Sài Sơn, Hoàng Xá, Yên Nội khi địch từ Hữu Bằng sang Sài Sơn, chúng đã đóng ở đình Thụy Khê hơn hai ngày sau đó chúng chia làm ba mũi tiến công xuỗng huyện ly: một theo bờ sông máng xuống Ngô Sài, một theo đường 81 xuống Hoàng Xá và một mũi theo đê sông Day xuống bãi Cù Sơn —- Quảng Yên để xuống Đồng Lư, rồi cùng hai mũi tiến công về Mai Lĩnh Tuy nhiên dưới sự lãnh đạo kịp thời của đáng bộ huyện chúng đã vấp phải sự đánh trả quyết liệt của ta Ngày 14-10-1947 quân ta đã diệt và bắt sống được 46 tên địch và thu được nhiều loại súng các loại

Về phía ta, trong tháng 11 và 12-1947 tiếp tục hợp nhất các xã từ Yên Dục xuống Hạ Hiệp thành xã Tứ Hiệp, chi bộ Tiền Phong cũng do đó tách thành hai chi bộ: Thượng Hiệp và Tứ Hiệp để trực tiếp lãnh đạo hai xã này Như vậy, đến tháng 12-1947 về hành chính toàn huyện từ chỗ hơn năm mươi

Trang 39

xã, qua đợt hợp nhất tập trung năm 1946 và tiếp tục hợp nhất năm 1947, còn lại 26 xã, được chia thành 4 tiểu khu Về Đảng bộ, vừa lập mới, vừa tách ghép cho phù hợp với xã, cơ quan mới, đã có 16 chi bộ cơ sở

Như vậy hết năm 1947 Đảng bộ và nhân dân Quốc Oai đã cùng với cả

tỉnh bước vào cuộc kháng chiến toàn quốc được một năm Trong khi một thời

gian rất lâu thực dân Pháp chưa tiến lên Sơn Tây, nhân dân trong tỉnh nhìn chung còn được yên ôn làm ăn thì ở Quốc Oai từ đầu tháng 3 giặc Pháp đã đặt gót giày xâm lược của chúng lên địa bàn và từ đó trở đi chúng ngày càng tăng cường uy hiếp các xã tronh huyện Tình hình đó đặt ra cho Đảng bộ và nhân dân Quốc Oai phải nhanh chóng chuyên sang nhiệm vụ trực tiếp chiến dau bảo vệ quê hương Dưới sự lãnh đạo trực tiếp của tỉnh ủy, Đảng bộ và nhân dân Quốc Oai đã có nhiều cố găng ủng hộ phục vụ tham gia kháng chiến và

đã đạt được những thành tích đầu tiên Đối với kháng chiến, Quốc Oai là

huyện khá nhất tỉnh về vận động “ Mùa đông binh sĩ” và “ Hỗ gạo nuôi quân” Về tác chiến, cùng với việc biểu dương những thành tích chiến đẫu của

nhân dân Quốc Oai ở Rậm So, Cần Xá, Thượng, Hạ Hiệp, Hoàng Xá , ủy

ban kháng chiến hành chính tỉnh Sơn Tây trong báo cáo về tình hình mọi mặt trong tỉnh từ 19-12-1946 đến đầu 1948 đã nhận xét: “ Các làng sát mặt trận (

Quốc Oai) du kích được ổi dự trận, có kinh nghiệm thực tẾ chống địch, nên về

năng lực cũng như tỉnh thần và sự tổ chức đều trội hơn” [15, tr.102] Vừa kháng chiến các mặt kinh tế, văn hóa, xã hội vẫn được duy trì phát triển Qua một năm kháng chiến, Đảng bộ ngày một phát triển về số lượng, về tô chức và thêm trưởng thành về lãnh đạo, đó là nhân tố quan trọng làm nên những thành tích đầu tiên trong năm đầu này; đồng thời chuẩn bị đáp ứng được tình hình mới còn khẩn trương gay go, quyết liệt hơn

Năm 1948, với việc đóng thêm bốt Yên Sở vào 28-12-1947 và bốt

Thanh Quang tháng 2-1948, giặc Pháp đã một bước mở rộng và củng cô thêm phòng tuyến bảo vệ cho Hà Nội của chúng: đồng thời cũng tăng cường sự uy

Trang 40

hiếp đối với Quốc Oai Chỉ tính trong vòng hai tháng, từ đầu tháng 2 đến đầu 30-3-1948, giặc Pháp từ các bốt Yên Sở, Phùng, Thanh Quang, Đông Lao, Mai Lĩnh đã mười lần mang từ 36 đến 700 quân sang càn quét các xã từ Hiệp

Thuận xuống Đại Tảo nhằm đánh úp du kích, khủng bố và cướp phá Trong

đó, trận cần quét vào Sài Sơn ngày 24-3-1948 chúng đã bắt tới 100 con trâu

bò, đốt phá nhiều nhà cửa, riêng làng Phúc Đức bị đốt gần hết chỉ còn 3 ngôi nhà Và đến 23-4-1948 thì 120 tên từ Xuân Mai cũng bắt đầu càn lên Phú Cát nhằm thăm dò đường đi và lực lượng Trước tình hình đó, cùng với việc tiếp tục ủng hộ tham gia và phục vụ, kháng chiến nhiệm vụ sẵn sàng chiến đầu và chiến đấu thắng lợi để bảo vệ địa phương được đặt lên hàng đầu Đảng

bộ huyện đã kịp thời có nhiều chủ trương thích hợp nhằm đáp ứng nhu cầu

đó Đề cả hai mặt phòng tránh và đánh địch đều đạt hiệu quả, hai việc tản cư —

di cư và phá hoại được quan tâm trước hết Huyện hướng dẫn các xã vùng ven sông Đáy tô chức cho nhân dân tản cư vào các xã vùng trong: trâu bò hết thời

vụ sản xuất cũng đem theo khi đi tản cư hoặc vào các xã bán sơn địa Về phá

hoại tiếp tục cho đào thêm hoặc đào lại 3500 hồ trên đê song Day, dap 3 ulon trên đê Phúc Đức và Tứ Hiệp Đặc biệt đi đôi với công tác phá hoại nhà cửa,

đường xá các xã đều tiến hành rào làng kháng chiến theo hướng xây dựng

z Aan???

làng, xã thành một “ làng kháng chiên”, thực hiện khẩu hiệu “ mỗi làng xã là

một “pháo đài” để tô chức việc đánh địch giỡ làng Toàn tỉnh lúc này có 100 làng xây dựng được làng kháng chiến, thì Quốc Oai chiếm tới 44 làng Các làng kháng chiến trong huyện đã rào được 6870m hàng rào, đào được 1828m giao thông hào, lập được 32 ô chiến dau, dao 855 ham trú ân, 144 ham bí mat [15, tr 110-111]

Nhờ những chủ trương đúng đắn kịp thời nên trong 3 tháng đầu năm

1948 mặc dù giặc Pháp tăng cường uy hiếp, nhưng từ 7-2 đến 24-3-1948, các

chi bộ Yên Phú Hòa, Phượng Yên Sơn và Sài Sơn đã lãnh đạo lực lượng vũ

trang phối hợp cùng bộ đội đoàn 385 đánh trả địch trong các cuộc cần quét

Ngày đăng: 08/09/2014, 10:07

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w