Chiến tranh du kích ở vùng đồng bằng sông Hồng từ 1945 đến 1954
Trang 1MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Trong lịch sử hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam, nhân loại đã chứng kiến thắng lợi vĩ đại của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp Âm vang của nó đã vượt qua không gian và trường tồn với thời gian Thăng lợi này còn là minh chứng hùng hồn cho truyền thống yêu
nước quật khởi, trí thông minh, sáng tạo và tài thao lược của dân tộc Việt Nam trong sự nghiệp đấu tranh vì độc lập tự do của tô quốc, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Việt Nam đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại Để
có được những chiến công vang dội trong cuộc kháng chiến toàn dân, toàn điện, trường kỳ và tự lực cánh sinh ấy, chúng ta không thê phủ nhận sự đóng góp của chiến trường đồng băng sông Hồng
Kế thừa những truyền thống yêu nước quý báu của dân tộc, quân và dân đồng bằng sông Hồng đã vượt qua muôn vàn khó khăn gian khổ hy sinh tốn thất, với lời thề “Thà hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, không chịu làm nô lệ”, đã cùng cả nước lập những chiến công xuất sắc đánh
thăng thực dân Pháp và can thiệp Mỹ, kết thúc bằng chiến dịch lịch sử Điện
Biên Phủ, chuyên cách mạng Việt Nam sang giai đoạn mới
Trên nên tảng chiến tranh nhân dân, chiến tranh du kích ở đồng băng sông Hồng phát triển từ không đến có, từ nhỏ hẹp đến rộng lớn, phát triển cả
ở nông thôn và thành thị Đặc biệt, trong cuộc kháng chiến chống Pháp, trên
chiến trường đồng bằng châu thô đã xuất hiện những hình thức đấu tranh sáng tạo, sự kết hợp giữa đấu tranh quân sự với đấu tranh chính trị và các hình thức đâu tranh khác; đồng thời cũng sớm xuất hiện thế trận lòng dân, lòng đất kiên
cường vững chắc và cách đánh sâu, đánh hiểm, hiệu suất chiến đấu cao bằng
hình thức đặc công, biệt động của các lực lượng bán vũ trang và vũ trang đô
Trang 2quý nhập thần, khiến cho quân thù phải khiếp vía kinh hoàng Trong cuộc kháng chiến chống Pháp chiến tranh du kích ở đồng bằng sông Hồng đã gặp
vô vàn những khó khăn nhưng cũng đã có những bước tiễn mới Trong cuộc
chiễn đó chiến tranh du kích ở nơi đây đã phối hợp có hiệu quả nhất với chiến
trường chính Tây Bắc cũng như các chiến trường khác để giành thắng lợi cuối
cùng kết thúc cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược lần thứ hai Đó chính là những bài học kinh nghiệm ban đâu hết sức quý báu đã được kế thừa và vận
dụng đưa lên trình độ cao trong cuộc kháng chiến chỗng Mỹ cứu nước của dân tộc Đó cũng là lý do em chọn đề tài: “Chiến tranh du kích ở vùng đồng
bằng sông Hồng từ 1945 đến 1954” làm đề tài cho khóa luận tốt nghiệp của
mình
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Với ý thức sâu sắc giữ gìn và phát huy truyền thống hào hùng của dân
tộc ta trong suốt chiều đài lịch sử dựng nước và giữ nước Các nhà sử học
giàu tâm huyết đã cho ra mắt bạn đọc rất nhiều những tác phẩm xung quanh
vấn đề lịch sử chiến tranh và nghệ thuật quân sự Việt Nam
Bộ sách đầu tiên mà chúng ta phải nhắc đến đó là bộ “Lịch sử quân sự Việt Nam” gồm 14 tập của Viện lịch sử Quân sự Việt Nam Có thê nói đây là
bộ sách rất công phu và có giá trị, được xem như bộ sử chiến tranh đương đại Tác phẩm đã dựng lại toàn bộ hoạt động quân sự của dân tộc ta trong cuộc
chiến tranh chống xâm lược, bảo vệ tô quốc, kế cả những cố gắng mở nước của cha ông ta và các cuộc nội chiến từ thời Hùng Vương - An Dương Vương
cho đến ngày nay theo lịch đại trên tất cả các mặt sau: lịch sử khởi nghĩa và chiến tranh, lịch sử nghệ thuật quân sự, lịch sử tô chức quân sự, lịch sử tư
tưởng quân sự, lịch sử kỹ thuật quân sự Bên cạnh đó, tác phẩm cũng góp phân thực hiện nghị quyết của Trung ương của Đảng về công tác khoa học và công nghệ, vê giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc và giáo dục lòng tự
Trang 3hào dân tộc, củng cố tỉnh thần đoàn kết của nhân dân ta, cỗ vũ toàn Đảng,
toàn quân, toàn dân ta hăng hái tiễn lên vì mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh
Tác phẩm thứ hai là “Lịch sử quân đội nhân dân Việt Nam 1944 - 1975” của Nhà xuất bản Quân đội Nhân dân, Hà Nội, năm 2005, được tái bản cho ra
mắt bạn đọc nhân dịp kỷ niệm 50 năm ngày chiến thăng lịch sử Điện Biên Phủ (1954 - 2004), 60 năm ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (1944 - 2004) và 30 năm ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam (1975 - 2005)
Nhằm khang định vai trò của Quân đội Nhân dân Việt Nam trong lịch sử quân
sự nước ta Dưới sự lãnh đạo và tổ chức của Đảng Cộng sản Việt Nam đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, Quân đội Nhân dân Việt Nam được sinh ra và
lớn lên trong cao trào cách mạng của toàn dân, góp phần cùng với toàn dân lật
đồ ách thống trị của để quốc Pháp, Nhật làm cách mạng thắng lợi, lập nên
nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa - nhà nước Dân chủ Nhân dân đầu tiên ở
Đông Nam Á Đồng thời cùng với toàn dân, các lực lượng vũ trang nhân dân
Việt Nam đã tiến hành cuộc kháng chiến thần thánh đánh bại đội quân xâm
lược thực dân Pháp và tên đề quốc đầu sỏ đông quân, hung hãn và xảo quyệt nhất là đế quốc Mỹ, góp phân giải phóng miền hoàn toàn Nam, bảo vệ miền Bắc, thống nhất đất nước và làm tròn nghĩa vụ quốc tế đối với hai nước Lào
và Campuchia anh em
Ngoài những tác phẩm đề cập đến chiến tranh và nghệ thuật quân sự Việt Nam như trên thì còn một số tác phẩm khác nói về phương thức chiến tranh du kích như: “ Chiến tranh du kích trong kháng chiến chống thực dân Pháp
1945 — 1954 (Chuyên đề đặc trưng của chiến tranh du kích ở vùng đồng bằng Liên khu 3 trong kháng chiến chống Pháp)” cũng của nhà xuất bản Quân đội nhân dân, Hà Nội vào năm 1998 ĐI sâu hơn nữa trong van đề tìm hiểu chiến
tranh du kích, chúng ta không thể không nhắc đến “Một số căn cứ du kích ở
Trang 4đồng bằng bắc Bộ trong kháng chiến chống Pháp 1946 -1954” của Vũ Quang
Hiển xuất bản năm 1991 — nhà xuất bản Quân đội nhân dân Ra đời muộn hơn
một chút là tác phẩm “ Đảng lãnh đạo xây dựng căn cứ du kích ở đồng bằng bắc
Bộ 1946 -1954” đồng tác giả, xuất bản năm 2001 bởi nhà xuất bản Chính trị
Quốc gia, Hà Nội Như vậy đã có rất nhiều tác phẩm bàn về chiến tranh,
phương thức tiễn hành chiễn tranh ở Việt Nam qua các cuộc kháng chiến
trong lịch sử dân tộc Nhưng chưa có tác phẩm nào nghiên cứu một cách toàn diện về chiến tranh du kích ở đồng bằng sông Hồng trong cuộc kháng chiến
chống Pháp (1945 - 1954)
Vì vậy, đề tài: “Chiến tranh du kích ở vùng đông bằng sông Hồng từ
1945 đến 1954” mong muốn góp phân thiết thực vào việc nghiên cứu một cách logic và có hệ thống về vấn đề này
3 Mục đích, nhiệm vụ và phạm vỉ nghiên cứu
3.1 Mục đích
Phục dựng lại bức tranh về chiến tranh du kích ở đồng bằng sông Hỗng
những năm 1945 — 1954 toàn dân, toàn diện, giúp độc giả hiểu sâu sắc hơn về
dai dat chau thé anh diing
Trên cơ sở đó, rút ra những đặc điểm và những bài học kinh nghiệm
của chiến tranh du kích ở đồng bằng sông Hồng trong cuộc kháng chiến chống Pháp lần thứ hai nói chung và từ những bài học kinh nghiệm ấy được
sử dụng để kế thừa, vận dụng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954 - 1975)
Gop phan làm phong phú thêm nguồn tư liệu cho chiến tranh nhân dân địa phương nói riêng và nguồn tư liệu lịch sử dân tộc trong cuôc kháng chiến chống Pháp nói chung và trong giai đoạn 1945 - 1954 nói riêng Đồng thời giúp thế hệ trẻ hôm nay hiểu rõ hơn tội ác của thực dân Pháp để ngày càng tự hào với những chiên công vang dội, trang sử vẻ vang của ông cha
Trang 53.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Dé đạt được mục đích trên, khóa luận phải thực hiện các nhiệm vụ: Dé tài trình bày sự hình thành, phát triển của chiến tranh du kích từ xây dựng lực lượng vũ trang, căn cứ địa, hoạt động tô chức dưới sự chỉ đạo, lãnh đạo của
Đảng và Nhà nước ở vùng đồng bằng sông Hồng từ năm 1945 đến 1954
3.3 Phạm vỉ nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu là tất cả những hoạt động của phương thức tiến hành chiến tranh du kích ở đồng bằng sông Hồng những năm 1945 - 1954 và những đóng góp của phương thức chiến tranh này đối với cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước
Thời gian nghiên cứu: Đề tài tìm hiểu về chiến tranh du kích ở đồng bằng sông Hồng từ 1945 đến 1954
4 Nguôn tư liệu và phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng tư liệu từ nhiều nguồn như: Thư viện trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Phòng tư liệu Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Thư viện Đại Học Quốc Ca Hà Nội, Thư viện
Quốc gia Việt Nam, Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III Ngoài ra, nguồn tư liệu
từ Internet cũng được đề tài quan tâm cập nhật
Trên cơ sở phương pháp luận sử học Macxit, đề tài đã sử dụng phương pháp nghiên cứu của khoa học lịch sử là: kết hợp giữa phương pháp lịch sử và phương pháp logic Ngoài ra, đề tài bước đầu tiếp cận và vận dụng các phương pháp: phương pháp phân tích, so sánh lịch sử
5 Đóng góp của khóa luận
Đề tài tập trung làm rõ sự phát triển, quá trình hoạt động của chiến tranh du kích ở đồng băng sông Hồng trong những năm 1945 - 1954
Từ đó, đề tài sẽ góp phần bố sung những mảng trống trong bức tranh toàn cảnh về chiến tranh du kích ở vùng châu thổ, góp thêm những luận cứ
Trang 6khoa học và thực tiễn để nhận thức đầy đủ hơn về chiến tranh du kích ở đồng
bằng sông Hồng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, thống nhất đất nước
Đề tài Chiến tranh du kích ở vùng đồng bằng sông Hồng từ năm 1945 đến 1954 góp phân bố sung nguồn tư liệu cho lịch sử kháng chiến chống Pháp
của dân tộc
6 Bồ cục khóa luận
Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài gồm có 3 chương :
Chương 1: Khái quát về vùng đồng bằng sông Hồng từ 1945 đến 1954 Chương 2: Chiến tranh du kích ở vùng đồng bằng sông Hồng từ 1945
đến 1954
Chương 3: Đặc điểm và những bài học kinh nghiệm của chiến tranh du
kích ở vùng đồng bằng sông Hồng từ 1945 đến 1954
Trang 7Chương 1
KHAI QUAT VE VUNG DONG BANG SONG HONG
TU NAM 1945 DEN 1954
1.1 VI TRI DIA LY, DIEU KIEN TỰ NHIÊN VÀ DẪN CƯ
1.1.1 Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên
nhìn ra biển Đông ngày đêm vỗ sóng
Là một trong ba tiểu vùng của miền bắc Việt Nam, theo sự phân chia
địa giới hành chính 1945 — 1954 thì đồng bằng sông Hồng rộng khoảng
16.000 — 17.000 kmỶ [28, tr.13], gồm thành phố Hà Nội, thành phố Hải Phòng, Quảng Yên, Kiến An, Hải Dương, Hưng Yên, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Hà Dong, Son Tay, Ha Nam, Nam Dinh, Ninh Binh va Thai Binh [28, tr.13]
Ranh giới địa lý tự nhiên của đồng bằng sông Hồng bắt đầu từ phía
Đông Bắc là đường số 18 từ Yên Lập đến Phả Lại, lượn theo chân các dãy đồi
thấp và bán bình nguyên, tại các thung lũng lớn thì không lên quá Lục Nam,
Kép, Nhã Nam, Phú Bình, Phố Yên; về phía Tây Bắc ranh giới đi từ Đa Phúc men theo chân núi Tam Đảo đến Lập Thạch, roi kéo thăng xuống Việt Trì, Bắt Bạt; từ Bất Bạt theo chân núi Ba Vì —- Viên Nam đến tận Lương Sơn rồi
Trang 8qua Chợ Bến đến Đoan Vĩ, vòng lên Lạc Thủy, xuống Nho Quan, Rịa, TỒi
chạy thắng ra biển theo chân dãy Tam Điệp giữa Ninh Bình và Thanh Hoa
1.1.1.2 Điều kiện tự nhiên
Địa hình: Đồng bằng sông Hồng được hình thành do sự bôi đắp phù sa của hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình trong một vịnh biển mà bờ là một
vùng đồi núi Bản thân vịnh, biển cũng là một vùng đổi núi bị sụt võng dưới
mực nước biển Vì thế một mặt trong lòng đồng băng vẫn tồn tại những đôi
núi sót, cao 30m đến 40m, sườn dốc 402 đến 60”, vốn là những đỉnh của hệ
thống núi đã bị sụt võng; mặt khác ranh giới đồng bằng rất ngoằn ngoèo, vừa men theo chân đổi núi ở rìa đồng bằng, vừa ăn sâu vào vùng đôi núi theo các thung lũng sông
Địa hình đồng bằng sông Hồng có đặc trưng cơ bản là thấp và tương đối bằng phăng, dốc thoải từ Tây Bắc xuống Đông Nam, từ độ cao 10 — 15m
ở Vĩnh Phúc giảm dần đến các bãi sa bồi hàng ngày vẫn ngập thủy triều ở
Ninh Bình Đây chính là kết quả của quá trình bồi đắp phù sa của sông Hồng
và sông Thái Bình, của các đợt biên tiến, biển thoái liên quan đến các thời kỳ
băng tan và nhất là sự chinh phục đồng bằng của cư dân Đặc điểm đó, đặt ra yêu câu phải thường xuyên làm thủy lợi đến đảm bảo sản xuất
Với những đặc điểm địa hình trên, đồng bằng sông Hồng khá thuận lợi
cho việc tô chức, trú đóng, huấn luyện và cơ động của các đơn vị vũ trang tập
trung và đây cũng là nơi lý tưởng để thực hiện các trận đánh
Khí hau: nam trong vành đai khí hậu nhiệt đới gió mùa Khí hậu nơi
đây có những nét độc đáo, khác hăn các đồng băng miền Trung và miền Nam
là có một mùa Đông thực sự với với ba tháng nhiệt độ trung bình khoảng 18°C, do đó dạng khí hậu bốn mùa tương đối rõ rệt Nhiệt độ trung bình năm khoảng 23 — 23,5°C Độ âm tương đối trung bình hàng năm là 80 — 85% cùng
với thời tiết nồm và mưa phùn Lượng mưa trung bình năm đạt 1700 —
Trang 91900mm, hầu hết mưa tập trung vào mùa hè Kèm theo đó là các hiện tượng
đặc biệt của vùng như dông, bão, áp thấp nhiệt đới Khí hậu bốn mùa khiến
cho nông nghiệp phát triển đa dạng, phong phú Thế nhưng, cũng chính đặc điểm khí hậu này cũng đã gây nhiều khó khăn cho sản xuất và đời sống như
bão lụt, hạn hán, sương muối, sâu bệnh dễ phát sinh
Đặc biệt, với chế độ khí hậu ay da anh huong sau sắc đến các hoạt động
quân sự Vào mùa mưa thường hay xuất hiện những cơn bão, mưa ngập các
sông suối, đường xá lây lội khiến cho việc đi lại cơ động gặp nhiều khó khăn Đồng thời, với nền độ 4m kha cao rất dễ làm cho bệnh tật ở con người phát triển mạnh và phương tiện vũ khí kỹ thuật dễ bị hư hỏng do quá trình ôxy hóa
diễn ra nhanh
Sông ngòi: mạng lưới sông ngòi ở đồng bằng sông Hồng khá dày đặc, khoảng 0,5 — Ikm/ km? bao gồm hạ lưu và chỉ lưu hai sông lớn đồ ra biển là sông Hồng và sông Thái Bình Các sông nhỏ chỉ chảy trong các ô nội địa như sông Ninh Cơ, sông Đáy, sông Trà Lý, sông Chanh, sông Bach Đẳng Ngoài
ra còn có nhiều kênh đào lớn nhỏ Chính các con sông này đã tạo nên một hệ thống đường sông rất quan trọng nối liền giữa các địa phương ăn thông với biển Đông rất thuận lợi cho sinh hoạt và lưu thông vận chuyên
Do ảnh hưởng của khí hậu gió mùa, thủy chế sông ngòi ở đông bang sông Hồng có hai mùa rõ rệt: mùa cạn dòng chảy nhỏ, mùa lũ dòng chảy lớn, nhiều phù sa Tất cả tạo ra nguồn bồi đắp phù sa mới, tưới tiêu nước phục vụ cho sản xuất
Thiên nhiên với địa hình, đất đai, khí hậu ở đồng bằng sông Hồng đối với hoạt động của con người đã chứa đựng sẵn hai mặt: thuận lợi, ưu đãi
và khó khăn, thử thách Những thuận lợi tạo ra khả năng xây dựng một nền kinh tế nông nghiệp tự cung, tự cấp, đảm bảo yêu cầu cấp thiết cho cuộc sống
và chiến đâu Song những khó khăn lại đòi hỏi cư dân nơi đây phải cô kết chặt
Trang 10chẽ, phải biết lợi dụng quy luật tự nhiên vào đấu tranh chống lại sự tàn phá
của tự nhiên, tạo điều kiện cho ý thức cộng đồng sớm hình thành và phát triển
Trong chiến tranh, địch có khả năng phát huy sức mạnh của những
phương tiện và vũ khí hiện đại, nhất là không quân và pháo binh để tác chiến
tập trung, hiệp đồng binh chủng trên quy mô lớn, cơ động nhanh Nhưng địch cũng khó có thể tiến công bằng bộ binh cơ giới theo tuyến hang ngang như trên các bình nguyên ở châu Âu Vi gặp sự cản trở của sông ngòi, ao hồ, ruộng nước và những con đường nhỏ hẹp chỉ dùng cho người đi bộ và xe thô
sơ, nhất là vào mùa mưa Trong khi đó ta lại có thê lợi dụng và cải biến địa hình và địa vat dé tiến hành một cuộc chiến tranh du kích lâu dài, có thê quần lộn với kẻ địch để duy trì và phát triển lực lượng, chủ động đánh địch với
những hình thức thích hợp khi có thời cơ
1.1.2 Dan cw
Cư dân đồng bằng sông Hồng là người sáng tạo ra nền “Văn minh sông Hồng” Dân cư xưa kia còn thưa thớt, theo ước đoán thì số dân Văn Lang cuối thời Hùng Vương khoảng một triệu người [23, tr.110] Đến năm 1931, nơi
đây đã có 6.500.000 người, mật độ dân cư từ 406 đến 430 người/ km, là nơi
có mật độ cao nhất so với đông bằng Thanh - Nghệ - Tĩnh, Duyên hải Nam Trung bộ và đồng bằng Nam bộ [29, tr.38]
Cộng đồng cư dân ở châu thổ sông Hồng, bên cạnh người Kinh chiếm đại đa số còn có nhiều dân tộc thiểu số sinh sống chủ yếu ở vùng rừng núi tương, đối đông đảo như: người Mường (Hà Nam), người Dao (Sơn Tây) Cùng sinh sống nơi đây đó là tộc người Hoa, họ cư trú chủ yếu ở hầu
hết các tỉnh ly và thành phố, nhiều nhất là Hải Phòng Đồng bào người dân tộc thiểu số quen dùng thành thạo vũ khí thô sơ, tự tạo và có kinh nghiệm
chiên đâu du kích ở vùng rừng TÚI
Trang 11Cư dân đồng bằng sông Hồng có nhiều tôn giáo khác nhau Cùng với
đạo Nho, đạo Lão, đạo Phật có từ rất sớm và nhiều tín đồ nhất là một lực
lượng yêu nước, tích cự tham gia đấu tranh cách mạng và kháng chiến chống
xâm lược Giữa thế kỷ XVIL, đạo Thiên chúa bám rễ vùng ven biên rồi phát
triển khắp đồng bằng, có khoảng 800.000 giáo dân sống tập trung nhất ở các tỉnh Ninh Bình, Nam Định, Thái Bình, Hà Nam Các giáo xứ và nhà thờ có ở
khắp các nơi, thực dân Pháp đã lợi dụng triệt để bọn phản động để tô chức
gián điệp và lực lượng thân binh hòng để chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc và phá hoại kháng chiến Mặc dù vậy, đại đa số đồng bào tín đồ vẫn giữ vững truyền thống yêu nước, tích cực tham gia kháng chiến, nuôi dưỡng lực lượng
vũ trang
Yếu tố “lang” & đồng bằng sông Hồng đóng một vị trí vô cùng quan trọng Làng xã bao gồm cả khu cư trú và đồng ruộng liên khoảnh nhưng cũng không loại trừ trường hợp xen canh, xen cư Do điều kiện tự nhiên đồng bằng màu mỡ, khẩn hoang thuận lợi nên làng ở đồng bằng sông Hồng vừa đủ lớn lại vừa trải dài khắp nơi Theo P.Guru (1936) thì có tới 7.000 làng với diện
tích trung bình khoảng 200 ha Trong mỗi làng có khoảng 1.000 dân, làng lớn đến 5.000 dân, thậm chí có làng trên 10.000 dân (như ở Hải Thịnh, Hải Hậu,
Nam Định) [27, tr.18] Các làng thường phân bố theo các tuyến, các cụm, nam
sat các trục giao thong thủy bộ, hoặc thành những xóm nhỏ rải rắc giữa đồng
ruộng, xung quanh có những lũy tre xanh tốt dày đặc bao bọc Những điểm quan cư này phù hợp với nền nông nghiệp cô truyền mà đặc điểm chủ yếu là canh tác lúa nước
Trong lịch sử dựng nước và giữ nước, làng xã là nơi cung cấp sức người, sức của cho đất nước, giữ gìn báo tồn văn hóa dân tộc, chống lại âm
mưu đồng hóa của kẻ thù Dựa vào làng mạc, từ xa xưa, dưới sự lãnh đạo của
các vị anh hùng dân tộc như Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Nguyễn Trãi, Hoàng
Trang 12Hoa Thám , nông dân đã bao lần khởi nghĩa chống xâm lược, chỗng phong
kiến [13, tr.6]
Đề quốc Pháp câu kết với thế lực phong kiến địa chủ phản động thống trị nhân dân ta, không chú ý mở mang đô thị cũng như phát triển sản xuất công nghiệp Đồng bằng sông Hồng được chia ra thành nhiều tỉnh, phủ,
huyện, qua đó các đô thị mang tính chất hành chính ra đời Trong thời kỳ kháng chiến, các thành phó, thị trấn, thị xã là nơi đóng các cơ quan đầu não
của kẻ thù Song những trung tâm đầu não cũng như hệ thống đồn bốt của giặc lại nằm trong thế bị bao vây, chia cắt bởi làng mạc Xây dựng kháng
chiến ở ngay trong lòng địch, sát đồn địch là cơ sở để tiến hành một cuộc
chiến tranh toàn dân, toàn diện Một khi toàn dân trong làng được giác ngộ và
tổ chức, được phát động đấu tranh vũ trang thì làng mạc sẽ trở thành làng kháng chiến
1.2 TRUYÊN THÓNG LỊCH SỬ - VĂN HÓA
1.2.2 Truyền thống văn hóa
Trong quá trình lịch sử lâu dài, cộng đồng cư dân đồng bằng sông Hồng không ngừng đấu tranh với thiên nhiên và đấu tranh xã hội để tồn tại và phát triển, xây dựng nên những truyền thống vô cùng quý báu
Bằng lao động sáng tạo, trí tuệ và cá bằng xương máu của mình, từ
hàng vạn năm, thế hệ sau tiếp bước cha anh, cư dân ở đây đã chung lưng đầu
cật đây lùi biển Đông, khai phá đầm lầy, chinh phục thiên nhiên biến nơi đây
trở thành trung tâm trồng lúa nước sớm của thế giới Trên cơ sở của nghề nông và đánh bắt cá mà phát triển các nghề thủ công, xây dựng và phát triển quan hệ giao lưu kinh tế “ biến đồng bằng sông Hồng thành khu vực phát triển bậc nhất của đất nước thời cổ, góp phần tạo ra những tiên để để hình
thành quốc gia dân tộc”[23, tr.110] Những làng mạc, phố phường thủ công
nghiệp truyền thống với những sản phẩm nỗi tiếng về chất lượng và thẩm mỹ,
Trang 13những vùng nông nghiệp thâm canh; những hệ thống đê sông, đê biển với tổng chiều dài hàng nghìn kilômét, thể hiện rõ truyền thống lao động cần củ, sáng tạo của cư dân đồng bằng
Truyên thống văn hóa của đồng bằng sông Hồng hình thành từ rất sớm với một kho tàng văn hóa dân gian phong phú, giàu thể loại Đây là nơi sinh
ra nhiều danh nhân văn hóa của đất nước
1.2.1 Truyền thống cách mạng
Cùng với truyền thống văn hóa là truyền thống đấu tranh của nhân dân châu thô Nhân dân đồng bằng sông Hồng vốn mang truyền thống yêu nước,
đánh giặc giữ nước của dân tộc từ hơn 4.000 năm, lại phải đấu tranh với thời
tiết khắc nghiệt trong quá trình khai phá đã hun đúc lên tinh thần dũng cảm, ý chí quật khởi, tình yêu quê hương đất nước, ý chí kiên cường chống xâm lược, chống áp bức bất công Và đây cũng chính là những yếu tố tạo lên sức
mạnh của tinh thần chiến đấu bền bỉ kiên cường trong suốt cuộc trường chính
chống các thế lực ngoại xâm của cư dân đồng băng sông Hồng nói riêng và cư dân Bắc Bộ nói chung
Trong trào lưu xâm lược thuộc địa của chủ nghĩa tư bản thực dân
phương Tây, năm 1858, thực dân Pháp nỗ súng tấn công bán đảo Son Tra —
Đà Nẵng mở đầu quá trình xâm lược Việt Nam Đốc hoc Nam Dinh — Pham
Văn Nghị thành lập đội quân 300 thanh niên học sinh lên đường vào miễn
Trung xin với vua Tự Đức tham gia đánh giặc, song bị nhà vua từ chối
Sau khi triều đình Huế ký các hàng ước Harmand năm 1883 và Patơnốt năm 1884, bất chấp lệnh hạ khí giới đầu hàng của triều đình, các toán nghĩa quân vẫn đây mạnh hoạt động, tiêu biểu là các phong trào của đề đốc Tạ
Quang Hiện (Thái Bình), Nguyễn Thiện Thuật (Hưng Yên), Nguyễn Đức
Hiệu (vùng sông Hai, Hải Dương), thủ khoa Nguyễn Cao (Bắc Ninh) Phong trào ngày càng lan rộng khi vua Hàm Nghi ra chiếu “Cần Vương” (1885) với
Trang 14sự xuất hiện đông đảo của các ông Đề, ông Đốc tự phong, thực chất là các thủ lĩnh nguồn gốc nông dân như Đề Thám (Vũ Văn Hoan), Đốc Đen (Bùi Văn
Quảng) ở Thái Bình; Lãng Cô (Phùng Văn Minh); Đốc Ngữ (Nguyễn Đức
Ngữ) ở Sơn Tây
Tuy nhiên, phong trào Cần Vương bị dập tắt, ý thức hệ phong kiến hoàn toàn bất lực trước yêu cầu giải phóng của dân tộc
Bước sang đầu thế kỷ XX, lịch sử thế giới diễn ra những biến đổi hết
sức sâu sắc Thăng lợi của cuộc cách mạng tháng Mười Nga và phong trào cách mạng vô sản thế giới đã thôi bùng lên một luồng sinh khí mới vào Việt Nam Đầu năm 1930, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, đưa sự nghiệp giải phóng dân tộc tiến lên theo con đường cách mạng vô sản của Hồ Chí minh
Đó là một bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử dân tộc Dưới sự lãnh của Đảng,
nhân dân đồng bằng sông Hồng đấu tranh sôi nổi qua các thời kỳ Ngay tử cao trào 1930 — 1931, phong trào nông dân đã phát triển sôi nổi tiêu biểu là ở Bình Lục, Lý Nhân (Hà Nam), Mỹ Lộc (Nam Định), Thủy Nguyên (Hải Phòng) Trong thời kỳ vận động dân chủ 1936 — 1939, các hình thức tô chức đâu tranh ở đồng bằng sông Hồng phát triển phong phú chưa từng thấy, nhất
là việc thành lập các hội tương tế, hội ái hữu ở khắp nơi
Chuyển sang thời kỳ vận động cứu nước 1939 — 1945, đưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân đồng bằng sông Hồng tích cự xây dựng lực lượng về mọi mặt, chuẩn bị tiễn lên tông khởi nghĩa Trong cao trào kháng Nhật cứu nước, phong trào “phá kho thóc của Nhật để giải quyết nạn đói” đã thu hút hàng triệu quần chúng tham gia, vừa đáp ứng yêu cầu cứu đói, vừa mang tính chất cách mạng sâu sắc Sự ra đời và phát triển của chiễn khu Quang Trung và chiến khu Tran Hung Dao (mùa hè năm 1945) đã cổ vũ mạnh mẽ phong trào cách mạng của nhân dân đồng bằng Nhiều làng xã ven đô thị là nơi xây dựng các “an toàn khu”, nơi đứng chân cho Trung ương Dang va xu uy Bac Ky dén
Trang 15chỉ đạo phong trào thành thị như Đông Anh, Trầm Lộng, Vạn Phúc, La Dương
Tháng 8 năm 1945, khi các điều kiện tông khởi nghĩa đã đầy đủ, thời cơ tổng khởi nghĩa đã tới, dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân đồng bằng sông Hồng kiên quyết vùng dậy giành chính quyền Bão táp cách mạng dồn dập nổi lên cả ở nông thôn và thành thị Trước sức mạnh áp đảo của lực lượng chính
trị quân chúng có lực lượng vũ trang làm lòng cốt và hỗ trợ tích cực, bộ máy
chính quyền địch nhanh chóng bị tan rã Chỉ trong vòng một tuân lễ (từ ngày
18 đến 24 -8 -1945) nhân dân đã giành chính quyền ở cả thành thị và nông
thôn, góp phần đưa cách mạng tháng Tám thành công trong cả nước, mở ra một kỷ nguyên mới trong lịch sử dân tộc
1.3 KHÁI QUÁT KINH TẾ - XÃ HỘI VÙNG ĐÒNG BẰNG SÔNG HONG TU NAM 1945 DEN 1954
1.3.1 Tinh hinh kinh té
Trung tâm đồng bằng sông Hồng có điện tích 900.000 nghìn hecta đất nông nghiệp, trong đó có hơn 700.000 nghìn hecta đất phù sa sông có độ phì
và nguồn nước tưới dồi dào Cùng với nhiều yếu tô tự nhiên thuận lợi đã thu hút những người dân từ các vùng xung quanh đến sinh cơ lập nghiệp Tuy nhiên, ruộng đất nơi đây chưa có hệ thống thủy nông hoàn chỉnh, nông nghiệp
ở thế độc canh thường có một vụ bấp bênh Bước vào kháng chiến chống Pháp, nhiều cánh đồng gân đồn bốt địch bị hoang hóa, năng suất, sản lượng
thấp nên đời sống nhân dân càng khó khăn Nguồn thu của ta trông cả vào thuế nông nghiệp nên dự trữ bảo đảm hậu cần trong chiến tranh cũng hạn chế
Doc bờ biến vùng đồng bằng có nhiều cửa sông lớn, nhỏ thuận lợi cho
thuyền bè ra vào như các cửa Nam Triệu, Lạch Tray, Văn Úc, Thái Bình,
Diêm Điền, Trà Lý Ngoài khơi có nhiều đảo, cùng với giá trị về kinh tế còn
là những vị trí tiền tiêu canh giữ biển khơi và đất liền như các đảo Bạch Long
Trang 16Vĩ, Long Châu, Cát Bà, Cát Hải Vùng ven biển đồng bằng đã xuất hiện nhiều ngành nghề từ rất sớm như nghè làm muối, đánh bắt thủy sản Trên đất liền, bao quanh đồng bằng sông Hồng là một vành đai gồm những dải đất
trung du và rừng núi liên hoàn, nhất là ở phía Tây Bắc Riêng đất lâm nghiệp,
theo thống kê chưa đầy đủ đã có trên 300 nghìn hecta — tạo điều kiện cho nền kinh tễ nông nghiệp nương rấy và lâm nghiệp phát triên
Đi đôi với những hoạt động kinh tế nông — lâm — ngư nghiệp, các ngành nghê thủ công cũng ngày một phát triển Kết quả tông hợp của các mặt
hoạt động đó đã dẫn tới xuất hiện các thị tứ, thị trần, thành thị
Từ cuối thế kỷ XIX, khi chủ nghĩa tư bản xâm nhập nước ta, qua hại lần khai thác thuộc địa của thực dân Pháp, cơ cầu kinh tế trên địa bàn đồng bằng sông Hồng có một số thay đổi, chủ yếu trên lĩnh vực sản xuất như : tiểu thủ
công nghiệp, công nghiệp nhẹ và công nghiệp khai khoáng Các trung tâm
kinh tế, chính trị vốn có được mở rộng thêm Một số thị xã, thị trần mới được
xây dựng khiến nơi đây trở thành một trong những khu vực tập trung nhiều khu công nghiệp lớn trong cả nước
Đồng bằng sông Hồng là “của ngõ” và “phên dậu” của thủ đô Hà Nội,
là “cầu nối? Việt Bắc - Trung Bộ - Nam Bộ Có vị trí chiến lược rất quan trọng cả về kinh tế , chính trị, quân sự đối với cả ta và địch Vai trò chiến lược
ở nơi đây ngày càng lớn khi xuất hiện và phát triển một hệ thống đường bộ,
đường sắt, đường sông và đường hàng không với các phương tiện vận chuyển
cơ giới giữa các miền trong nước và với quốc tế Cụ thể:
Đồng bằng sông Hồng có hệ thống giao thông đường bộ cho việc vận
chuyển kinh tế và quân sự, được phát triển theo các trục Dong — Tay Bac, Bac — Nam, Tay Bac — Đông Nam, đảm bảo liên lạc trực tiếp từ Hà Nội đến
từng tỉnh ly, huyện ly Quan trọng nhất là đường số 1 chạy suốt chạy suốt chiêu dài đât nước, đường sô 5 nôi Hà Nội với Hải Phòng; đường sô 2 từ Hà
Trang 17Nội qua Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Tuyên Quang và lên tận Hà Giang: đường số 3
từ Hà Nội đi Thái Nguyên lên Bắc Cạn, Cao Bằng: đường số 6 từ Hà Nội qua
Hà Đông lên Hòa Bình Ngoài ra còn có các quốc lộ số 10, số 11A, số 12, số
21 và nhiều đường liên tỉnh, liên huyện
Cùng với đường bộ là hệ thông đường sắt Từ những chương trình khai thác thuộc địa của thực dân Pháp từ trước và sau chiến tranh thế giới thứ nhất,
những con đường thâm nhập, khai thác được mở mang Hệ thống đường sắt được hình thành và ngày càng phát triển, nối liền các thành phố, các khu kinh
tế và các vùng chiến lược quan trọng Từ Hà Nội có thể đi các hướng khác nhau bằng các tuyến đường sắt: Hà Nội — Hải phòng; Hà Nội -Lạng Sơn; Hà
Nội —- Nam Định — Ninh Bình rồi theo chiều đài đất nước vào các tỉnh miền Nam; Hà Nội — Việt Trì — Lào Cai, Hà Nội — Thái Nguyên — Núi Hồng: Hà
Nội - Kép — Uông Bí — Bãi Cháy
Hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình không chỉ là nguồn nước tưới
và vận chuyển phù sa phục vụ sản xuất nông nghiệp, mà còn là hệ thống đường thủy chuyên trở nội địa trên diện tích bao quát hầu hết đồng bằng và trung du, đồi núi miền Bắc Cùng với hai con sông lớn trên còn có nhiều con
sông nhỏ khác như sông Bạch Đăng, sông Cấm, sông Chanh, sông Trà Lý,
sông Luộc Dọc bờ biển là những cửa sông và hải cảng thuận lợi cho thuyền
bè ra vào, nối vùng này với vùng khác ở trong nước và với các nước trong khu vực và quốc tế
Với hệ thống giao thông tương đối hoàn chỉnh ấy đã khiến cho sự phát triển của nhiều ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp của các địa phương
trong vùng châu thô có thể tự đảm bảo một phân quan trọng hậu cần tại chỗ
trong suốt những năm có chiến tranh Tuy nhiên, cũng chính trên hệ thống giao thông tương đối hoàn chỉnh ấy đã chứng kiến cuộc chiến đấu giữa ta và
địch trên mặt trận giao thông, đặc biệt là ở quốc lộ 5 diễn ra giữa địch bảo vệ và
Trang 18ta đánh phá đã trở lên vô cũng quyết liệt ngay từ đầu cho đến khi chiến tranh
kết thúc
1.3.2 Tình hình xã hội
Cư dân đồng bằng sông Hồng là người sáng tạo ra nền “Văn minh sông Hồng” Dân cư xưa kia còn thưa thớt, theo ước đoán thì số dân Văn Lang cuỗi
thời Hùng Vương khoảng một triệu người [23, tr.110] Đến năm 1931, nơi đây
đã có 6.500.000 người, mật độ dân cư từ 406 đến 430 ngudi/ km’, 1a noi cé
mật độ cao nhất so với đồng bằng Thanh — Nghệ - Tĩnh, Duyên hải Nam Trung bộ và đồng bằng Nam bộ [29, tr.38]
Cộng đồng cư dân ở châu thổ sông Hồng, bên cạnh người Kinh chiếm đại đa số còn có nhiều dân tộc thiểu số sinh sông chủ yếu ở vùng rừng núi tương, đối đông đảo như: người Mường (Hà Nam), người Dao (Sơn Tây) Cùng sinh sống nơi đây đó là tộc người Hoa, họ cư trú chủ yếu ở hầu
hết các tỉnh ly và thành phố, nhiều nhất là Hải Phòng Đồng bào người dân tộc thiểu số quen dùng thành thạo vũ khí thô sơ, tự tạo và có kinh nghiệm
chiến đầu du kích ở vùng rừng núi
Cư dân đồng bằng sông Hồng có nhiều tôn giáo khác nhau Cùng với đạo Nho, đạo Lão, đạo Phật có từ rất sớm và nhiều tín đồ nhất là một lực lượng yêu nước, tích cự tham gia đấu tranh cách mạng và kháng chiến chống xâm lược Giữa thế kỷ XVI, đạo Thiên chúa bám rễ vùng ven biến rồi phát triển khắp đồng băng, có khoảng 800.000 giáo dân sống tập trung nhất ở các tỉnh Ninh Bình, Nam Định, Thái Bình, Hà Nam Các giáo xứ và nhà thờ có ở
khắp các nơi, thực dân Pháp đã lợi dụng triệt để bọn phản động để tô chức
gián điệp và lực lượng thân binh hòng để chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc và
phá hoại kháng chiến Mặc dù vậy, đại đa số đồng bào tín đồ vẫn giữ vững
truyền thống yêu nước, tích cực tham gia kháng chiến, nuôi đưỡng lực lượng
vũ trang
Trang 19Chương 2
CHIEN TRANH DU KICH O VUNG DONG BANG SONG HONG
TU NAM 1945 DEN 1954
2.1 KHAI NIEM CHIEN TRANH DU KICH
Ban về chiến tranh du kích, F Engels — nhà chiến lược quân sw Marxist
viết “ Một dân tộc muốn gianh được độc lập cho mình thì không được giới
hạn trong những phương thức tiến hành chiến tranh thông thường Khởi nghĩa quân chúng, chiến tranh cách mạng, các đội du lích khắp nơi, đó là phương thức duy nhất nhờ đó mà một dân tộc nhỏ có thể chiến thắng một dân
tộc lớn, một đội quân nhỏ bé có thể chống lại một đội quân mạnh có tô chức
rốt hơn”[ 10, tr.1]
Lénin trong dot tong kết những bài học kinh nghiệm của cuộc khởi
nghĩa Matxcơva 1905, đã kết luận: “ Chiến tranh đu kích xuất hiện ngay trong khởi nghĩa vũ trang Đó là, tổng hợp những hình thức đấu tranh khác nhau của các giai cấp cách mạng xuất hiện một cách tự phát trong tiến trình của phong trào và tô chức đã làm cho những hình thức đó có tính tự giác mà thdi” [10, tr.1]
Còn ở Việt Nam, cách đánh du kích đã xuất hiện trong các cuộc chiến
dau giành, giữ nước từ xa xưa nhưng chưa có khái niệm nào cụ thể Thế
nhưng, ngay từ khi đất nước ta bị chủ nghĩa thực dân Pháp thống trị, một vẫn
đề trọng đại được đặt ra cho dân tộc là làm thế nào một nước thuộc địa nửa
phong kiến, đất không rộng, người không đông, kinh tế nghèo nàn, trình độ
khoa học kỹ thuật lạc hậu, không có quân đội và vũ khí hiện đại, lại có thê đánh thang được kẻ thù hung bạo có tiềm lực kinh tế và quân sự lớn mạnh,
dựa trên một nền công nghiệp phát triển cao Xuất phát từ lòng yêu nước thương dân, quyết chí giải phóng gông cùm nô lệ cho đồng bảo, tiếp thu và
Trang 20phát triển lý luận cách mạng của thời đại, Hồ Chí Minh thấy được sức mạnh của chỉ nghĩa dân tộc Việt Nam Người khẳng định: “Chú nghĩa dân tộc là
dong luc lon cua đất nước” và “phát động chủ nghĩa dán tộc là một chính sách mang tính hiện thực tuyệt vời” (14, tr.466] Hồ Chí Minh coi bạo lực cách
mạng là bạo lực của quân chúng, vì thế phải giác ngộ và tô chức quần chúng, dùng bạo lực cách mang của quần chúng đập tan chính quyền để quốc tay sai, giành chính quyên về tay nhân dân Quan điểm khởi nghĩa và chiến tranh của
Hồ Chí Minh là toàn dân, chiến tranh nhân dân
Xuất phát từ những tư tưởng ay, nim 1941, trong tac phẩm “ chiến
thuật du kích” Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết: “ Du kích là cách đánh úp hay
đánh lén lục kẻ thù không ngỏ, không phòng Du kích là cách đánh giặc của dân tộc bị áp bức chống dé quốc Dé quốc có khí giới tốt, có quân đội đàng hoàng; quân du kích không có khí giới tốt, chưa hình thành quân đội đàng hoàng; nhưng quân du kích được dân chúng ủng hộ, thuộc địa hình, địa thể, khéo léo lợi dụng đêm tối, mưa năng, khéo xếp đặt kế hoạch, nên quân du
kích vẫn có thể đảnh được dé quốc ” [ 15, tr.469] Có thê nói, đây chính là
khái niệm chiến tranh du kích đầu tiên ở nước ta Tiếp đó, tháng 1 — 1944 Hỗ
Chí Minh chỉ đạo, hướng dẫn một số đồng chí biên soạn bài giảng để đào tạo
cán bộ, về sau in thành tác phẩm Con đường giải phóng, tác phẩm chỉ rõ: “ du kích là một cách chiến tranh của dân chúng dùng khí giới it và kém chống với
đề quốc có khí giới tốt và nhiêu” [21, tr43]
Theo từ điển Tiếng Việt định nghĩa: “ Chiến tranh đu kích là hính thức
đấu tranh vũ trang của quân chúng nhân dân đông đảo, mà nòng cốt là lực lượng vũ trang địa phương, đánh địch bằng nối đánh du kích ” [25, tr.15S]
Và từ điển bách khoa quân sự Việt Nam định nghĩa: “ Chiến tranh
du kích là chiến tranh được tiễn hành theo phương thức đánh du kích với lực lượng nhỏ lẻ, nòng cốt là lực lượng vũ trang địa phương nhằm chống lại đối
Trang 21phương có ưu thể hơn về sức mạnh quân sự Chiến tranh du kích thường được
sử dụng ở các nước thuộc địa hoặc bị xám lược khi so sảnh lực lượng ở các
nước đó chưa cho phép tiến hành chiến tranh chỉnh quy Chiến tranh du kích rất phong phú và da dạng về phương thức tiễn hành chiến tranh trong kháng chiến chống Pháp và kháng chiến chống Mỹ, trong đó tư tưởng không ngừng tiễn công địch và kiên trì trụ bám, làm chủ làng bản, xã, phố, phường kết hợp đấu tranh vũ trang với đấu tranh chính trị, kết hợp tiễn công quân sự với nổi dậy của quần chúng giành và giữ chính quyên làm chủ ở cơ sở là đặc trưng
tiêu biểu của chiến tranh du kích ở Việt Nam” [23, tr.424]
2.2 CHIẾN TRANH DU KÍCH Ở VÙNG ĐÔNG BẰNG SÔNG HÒNG
TU NAM 1945 DEN 1951
2.2.1 Bồi cảnh lịch sử
2.2.1.1 Âm mưu, thủ đoạn của địch
Hòa trong niềm vui chiến thăng từ thành công của cách mạng tháng 8 không được bao lâu Ta lại phải đối đầu với âm mưu muốn quay trở lại xâm
lược nước ta một lần nữa của thực dân Pháp
Sau khi hiệp định sơ bộ 6 -3 -1946 và tạm ước 14 -9 -1946 được kí kết: Thực dân Pháp bội ước, ráo riết thực hiện âm mưu mở rộng chiến tranh Ngày
20 -11 -1946 thực dân Pháp chiếm Hải Phòng và Lạng Sơn là 2 cửa ngõ quan trọng vào Miền Bắc nước ta, tiếp đó chúng đồ bộ lên Đà Nẵng Sau khi chiếm Thái Nguyên, một phần Đông Bắc, Tây Bắc, thực dân Pháp chuẩn bị gây chiến ở Hà Nội với mục đích nắm lẫy quyền quản lý thủ đô của nước ta hòng
vô hiệu hóa tức thì chính phủ Hồ Chí Minh Chúng bồ trí 6500 quân chiếm
giữ những vị trí bịt của ngõ thành phó, sẵn sàng đánh úp chiếm gọn các cơ quan đầu não của ta Trưa 17 -12 thực dân Pháp cho xe phá công xưởng của ta
ở phố Lò Đúc gây ra vụ tàn sát đẫm máu ở phố Hàng Bún, phố Yên Minh
Ngày 18 -12 chúng gửi tối hậu thư đòi được quyên kiểm soát thủ đô và đe dọa
Trang 22sáng ngày 20 những điều đó không được chấp nhận thì quân Pháp sẽ chuyển sang hành động
Như vậy ta có thê thấy với những hành động trên của thực dân Pháp đã chứng
tỏ chúng đã quay trở lại và co dã tâm tái chiếm đất nước ta thêm một lần nữa 2.2.1.2 Những khó khăn và thuận lợi của ta
Khó khăn
Ngoại xâm: Sau khi ra đời, nước Việt Nam dân chủ cộng hòa đứng trước một tình thế hết sức hiểm nghèo Chỉ 10 ngày sau khi cuộc tông khởi nghĩa tháng Tám 1945 thành công, những đội quân của các nước trong phe
Đồng minh đã lũ lượt kéo vào nước ta
Từ vĩ tuyến 16 trở ra Bắc, 20 vạn quân Tưởng giới Thạch 6 at vao Ha Nội và hầu khắp các tỉnh Núp đưới danh nghĩa đại diện lực lượng Đồng
Minh vào giải giáp quân đội Nhật, quân Tưởng nuôi đã tâm: tiêu diệt Đảng cộng sản Đông Dương, phá tan Việt Minh, lật đỗ chính quyền cách mang va lập một chính quyền phản động làm tay sai cho chúng
Cũng dưới danh nghĩa quân Đồng minh vào giải giáp quân đội Nhật từ
vĩ tuyến 15 vào Nam, quân đội của đế quốc Anh đã dọn đường cho thực dân Pháp quay trở lại xâm lược Đông Dương
Lợi dụng tình hình trên, tất cả các lực lượng phản cách mạng ở Miền
Nam như: Đại Việt, Torotkit, bọn phản động trong các giáo phái ngóc đầu dậy làm tay sai cho Pháp, ra sức chống phá cách mạng Trên đất nước ta lúc đó
còn 6 vạn quân Nhật
Kinh tế: Giữa lúc khó khăn chồng chất như vậy, tiềm lực mọi mặt của
nhà nước cách mạng lại chưa được củng cố Nền kinh tế nước ta chủ yếu là nông nghiệp nghèo nàn, lạc hậu, lại bị chiến tranh tàn phá nặng nề Hậu quả nạn đói do Nhật Pháp gây ra cuối năm 1944 đầu năm 1945 vẫn chưa được khắc phục Tiếp đó, nạn lụt lớn tháng 8 năm 1945 làm vỡ đê 9 tỉnh Bắc Bộ
Trang 23khiến cho mùa mang thu duoc rat thap Sau lụt lớn là hạn hán kéo dai, lam
cho 50% ruộng đất không thê cày cấy được Sản xuất công nghiệp đình đốn, hàng hóa khan hiếm, giá ca tăng vọt Nạn đối đang đe dọa nghiêm trọng đến đời sống nhân dân
Chính quyền: Chính quyền non trẻ mới được thành lập vẫn còn trong thời kỳ “trứng nước”, quân đội còn “âu thơ”, trang thiết bị còn thiếu, chính quyên thời kỳ này còn được gọi là thời kỳ “trứng nước”
Tài chính: Ngân sách trung ương lúc này chỉ còn 1 230 000 đồng trong
đó gần một nử là rách nát không thể lưu hành được Nhà nước cách mạng không kiểm soát được ngân hàng Đông Dương Thêm vào đó, quân Tưởng tung tiền quốc tệ và quan kim đã mát giá ra thị trường làm cho nên tài chính
nước ta thêm rối loạn
Văn hóa: Các di sản văn hóa lạc hậu của chế độ thực dân, phong kiến
dé lại rất nặng nê: hơn 90% dân số không biết chữ, tệ nạn xã hội như mê tín di đoan, rượu chè, cờ bạc nghiện hút còn rất phổ biến
Trang 24xã hội, chủ nghĩa xã hội đã trở thành một hệ thống thế giới gồm nhiều nước
và là chỗ dựa vững chắc cho phong trào đấu tranh vì hòa bình, độc lập dân
tộc, dân chủ và tiễn bộ
Phong trào giải phóng dân tộc ở nhiều nước Châu Á, Châu Phi cũng
ngày một dâng cao Nhân dân các nước Lào, Campuchia, Mianma đứng lên
đáu tranh chống thực dân Anh, Pháp, Mĩ để giành độc lập Ở Châu Âu dưới
sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản ở một số nướ như: Pháp, Ý giai cấp công
nhân và các tầng lớp nhân dân lãnh đạo đấu tranh đòi các quyền dân sinh, dân chủ, đòi tăng lương, giảm giờ làm, ủng hộ phong trào đâu tranh của nhân dân
các nước thuộc địa Tất cả tình hình trên đã tác động trực tiếp đến cuộc đấu tranh bảo vệ độc lập của nhân dân ta
Trong nước: Nhân dân lao động đã dành được quyền làm chủ và bước đầu được hưởng những quyên lợi do chính quyên cách mạng đem lại nên vô
cùng phấn khởi và găn bó với chế độ mới Đó đều là những nhân tố quan
trọng có tác dụng cô vũ động viên nhân dân ta rát nhiều trong cuộc đấu tranh
nhằm thực hiện nhiệm vụ trước mắt là củng cô chính quyền chống thực dân Pháp xâm lược, bài trừ nội phản, cải thiện đời sống cho nhân dân
2.2.2 Các hoạt động chiến tranh du kích ở vùng đồng bằng sông Hồng từ
năm 1945 đến 1951
Năm 1946, ở đồng băng sông Hồng sau các sự kiện giặc Pháp gây chiến
ở Hải Phòng, thực hiện chủ trương của Đảng, việc chuẩn bị kháng chiến càng được đây mạnh hơn Đặc biệt là việc xây dựng làng kháng chiến được xúc tiến khẩn trương, nhất là khu vực quanh Hà Nội, Nam Định, dọc các đường số
1, số 6, số 5, số 21 và số 10, dọc theo sông Hồng, sông Đáy, cửa sông vùng Kim Sơn — Phát Diệm Việc phá hoại đường sa, dap ụ được xúc tiễn thêm một
bước Ở các cửa sông nhân dân đóng cừ, rào chăn ngăn tàu chiên dịch
Trang 25Kháng chiến toàn quốc bùng nỗ Cá dân tộc ta nhất tê đứng lên với tinh than “tha hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, không chịu làm
nô lệ” Trong lúc quân dân ta tiễn hành cuộc chiến đấu giam chân địch trong các thành phó, các tỉnh đồng băng tiếp tục đây mạnh chuẩn bị kháng chiến lâu dài “ phong trào xây dựng dân quân tự vệ, lập làng kháng chiến đã dấy lên ở khắp nơi” Nhân dân ra sức rào làng, tổ chức sản xuất theo nền nếp quân sự, vừa Ôn định đời sống, vừa sẵn sàng chống giặc Các lực lượng vũ trang vừa chiến đấu, vừa củng có huấn luyện
Công việc kiến thiết xây dựng thôn trang trở thành một phong trào rằm
rộ, hàng ngàn làng kháng chiến được xây dựng lên Nhân dân “rào làng đắp
lũy”, đào giao thông hào, ô tác chiến Các đội tự vệ gần nơi có chiến sự kiên
quyết bám địch, đi sát nhân dân, canh gác phòng gian, bảo vệ nhân dân sơ tán,
ra sức phá hoại, làm vườn không nhà trống Có thể coi làng kháng chiến là nền
tang để tiễn hành chiến tranh nhân dân ở cơ sở, là hình thức căn cứ địa cấp cơ sở, là chỗ dựa để phá tan âm mưu vơ vét sức người, sức của của địch, đồng thời bồi
đưỡng, tích lũy tiềm lực kháng chiến của ta Đó là những viên gạch để xây dựng nên bức tường chiến tranh du kích sau này
Cùng với xây dựng “làng kháng chiến”, thực hiện thông tư về tổ chức
dân quân tự vệ (2 -1947) của chính phủ và quyết định của Hội nghị dân quân toàn quốc lần thứ nhất, cơ sở dân quân là tổ chức nửa vũ trang rộng rãi thu hút mọi người từ 18 đến 45 tuôi tham gia Cùng với sự thành lập Phòng Dân quân
ở Bộ Quốc phòng, ban dân quân du kích, các tỉnh đội bộ, huyện đội, đại đội
bộ, trung đội bộ và tiểu đội bộ được thành lập Những người trẻ, khỏe, hăng hái được chọn vào các đội du kích, được trang bị khá và tập luyện kỹ Mỗi xã
tổ chức từ một tiêu đội đến một trung đội du kích tập trung làm lực lượng nòng cốt chiến đấu ở cơ sở Mỗi huyện có trung đội hoặc đại đội du kích thoát
ly, mỗi tỉnh có đại đội hoặc tiểu đội du kích thoát ly [27, tr.41]
Trang 26Bảng 1: Bảng thống kê lực lượng dân quân du kích năm 1947 ở Liên khu II
Sự phát triển của lực lượng dân quân du kích là một trong những nhân tố cực
kỳ quan trọng đề tiễn hành cuộc chiến tranh nhân dân, là một trong những điều kiện
không thê thiếu để hình thành và phát triển các khu du kích và căn cứ du kích ở
đồng bằng
Trong những tháng đầu của cuộc tổng giao chiến, ở đồng bằng sông Hồng chiên sự mới chỉ diễn ra ở các thành phô lớn và trục đường sô 5 song đã lôi cuốn hầu hết các địa phương tham gia Hoạt động của dân quân tự vệ vùng
Trang 27tự do ở đồng bằng sông Hồng chủ yếu là canh phòng, bảo vệ nhân dân sơ tán, cất dâu của cải, xây dựng thôn trang để chuẩn bị cho cuộc kháng chiến sau này
Từ đây, vừa xây dựng vừa tác chiến, dựa vào làng kháng chiến đã chuẩn bị sẵn, các lực lượng vũ trang cùng bộ đội địa phương và dân quân du kích ta kiên cường chống các cuộc hành quân lắn chiếm của địch Chiến tranh
du kích của ta tiếp tục phát triển với những hình thức phong phú, liên tiếp tập
kích nơi trú quân của địch, phục kích bọn đi sục sao, can quét, chon min danh
xe, phá cầu, phá đường giao thông, bao vây quấy rồi ; phối hợp với bộ đội
diệt ắc, trừ gian, bảo vệ cơ sở, bảo vệ cán bộ
Chiến dịch Việt Bắc nỗ ra, hướng về Việt Bắc — nhân dân vùng tự do ở
đồng bằng đây mạnh xây dựng lực lượng về mọi mặt, đồng thời đề cao cảnh giác, tăng cường bố phòng, xây dựng làng kháng chiến, sẵn sàng đánh địch Dân quân du kích xây dựng hệ thống đài quan sát, báo động, thay nhau túc trực và tuần tra canh gác suốt ngày đêm Ở một số vùng, một vài tổ chức phản động nhen nhóm gây bạo loạn bị đập tan, tiêu biểu là việc trừng trị bọn phản
động đội lốt tôn giáo ở Phúc Nhạc, Phát Diệm, Bình Sa (Ninh Bình) Phong
trào “vỡ rang toàn dân” phát triÊn rộng rãi
Như vậy, dưới sự lãnh đạo của Đảng, quân dân đồng bằng sông Hồng
đã triển khai mạnh mẽ cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện, tạo ra cơ sở ban
đầu cho phong trào chiến tranh du kích, cho việc xây dựng khu du kích và căn
cứ du kích những năm tiếp theo
Sau thất bại của cuộc tiễn công lớn lên Việt Bắc thu đông 1947 cùng
với khó khăn tại chính quốc buộc thực dân Pháp phải chuyền sang chiến lược
“đánh kéo dài” với chính sách “ dùng người Việt đánh người Việt, lấy chiến tranh nuôi chiến tranh” Đồng bằng sông Hồng là một chiến trường trọng
điểm nên địch thường xuyên tập trung lực lượng lớn giành giật quyết liệt với
Trang 28ta kho người kho của này Cũng tại đây địch thực hiện kế hoạch “siét chat va vết dẫu loang”, liên tiếp hành quân bình định vùng chúng chiếm đóng, lấn
chiếm vùng tự do của ta nhằm mở rộng vành đai an toàn trục đường số 5, mở
rộng vùng địch tạm chiếm lên Sơn Tây, Hòa Bình, hình thành khu tam giác
Hà Nội -Sơn Tây -Hòa Bình
Trong vùng địch tạm chiếm ở đồng bằng, kế cả ở các thành phố Hà
Nội, Hải Phòng, Nam Định, địch hành quân bình định liên miên nhằm bảo vệ
an toàn thành phố; củng có bộ máy ngụy quyền cơ sở; bắt bớ, thủ tiêu cán bộ,
đảng viên, du kích và nhân dân, biến nhiều đồn bốt của chúng thành “lò sát
sinh” Đối với vùng tự do và vùng tranh chấp, địch tô chức nhiều cuộc hành quân lẫn chiếm đề triệt phá căn cứ kháng chiến, mở rộng vùng chiếm đóng
Trước tình hình trên, Hội nghị Trung ương Đảng mở rộng họp (15 đến
17 -1 -1948) đã đánh giá tình hình, chỉ rõ âm mưu địch, nhiệm vụ kháng
chiến, nhẫn mạnh củng cố khối đoàn kết toàn dân, phá chính sách dùng người
Việt đánh người Việt của địch , phá mọi chính quyền bù nhìn, phát triển dân
quân, phát triển chiến tranh du kích khắp nơi nhất là trong vùng địch kiểm
soát, buộc địch phải thu hẹp phạm vi chiếm đóng
Thực hiện nghị quyết của Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng
mở rộng về kiện toàn các cấp khu, tỉnh, huyện, sát nhập các khu thành liên khu, tháng 2 -1948, Liên khu II được thành lập gồm các chiến khu 2, 3, 11
sát nhập lại với 12 tỉnh, thành phố Theo đó, các tỉnh ở đồng bằng sông Hồng năm gần trọn vẹn trong Liên khu III - trở thành một đơn vị hoàn chỉnh cả về
hành chính, chính trị, quân sự, kinh tế Như vậy, trên cơ sở địa lý có trước từ
năm 1945, trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, tô chức hành chính quân sự ở đồng bằng sông Hồng luôn có sự thay đối cho phù hợp với nhiệm
vụ của từng øg1a1 đoạn, tao điều kiện thuận lợi cho các hoạt động của lực lượng
vũ trang trong đó có chiến tranh du kích phát triển Đến giữa năm 1948, Liên
Trang 29khu đã có 16.500 quân chủ lực và 316.087 dân quân du kích Đến cuối năm 1948,
đã có 480 làng kháng chiến được xây dựng khắp vùng tự do, căn cứ [7, tr.57]
Trong khi ta đang triển khai thực hiện kế hoạch “một tháng hoạt động
mạnh” thì địch bắt đầu tăng cường thực hiện kế hoạch “siết chặt và vết dầu
loang” phân tán lực lượng cơ động ứng chiến cùng quân chiếm đóng bình định vùng chúng kiểm soát, vùng tranh chấp quanh các thành phô Hà Nội, Hải
Ninh Binh hong chụp bắt cơ quan đầu não Liên khu HI (tháng 4 và tháng 10 -
1948) Có nơi, hàng đại đội, tiêu đoàn địch tiến công cả ngày, thậm chí hai, ba
ngày liền vẫn không vào được làng mà còn bị tổn thất Đã xuất hiện càng nhiều những làng kháng chiến nổi tiếng, những trận đánh xuất sắc, những
ương dũng cảm tuyệt vời của du kích, bộ đội địa phương, bộ đội chủ lực va
nhân dân châu thô
Trên trục đường 5, lực lượng võ trang và nhân dân địa phương tiếp tục
hoạt động mạnh, phục kích, tập kích, xóa đồn bốt tiễn hành các đợt “tổng công kích đường 5”, “tổng pha té” voi rat nhiéu tran danh linh hoat, sang tao,
đã diệt nhiều địch, phá hủy nhiều phương tiện Chỉ riêng trên đường sắt ta đã đánh lật nhào 26 đoàn tàu hỏa, làm tắc nghẽn nhiều ngày giao thông, vận chuyền của địch trong năm 1948 [7, tr.59] Đường 5 trở thành con đường máu đối với quân xâm lược Sự phát triển chiến tranh du kích trên đường 5 là thăng lợi nôi bật nhất trong năm này
Ở vùng tạm chiếm và tranh chấp, kế cả nội thành Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định và xung quanh, sau các cuộc hành quân bình định liên tục của
Trang 30địch, cán bộ, Đảng viên ta bật khỏi địa bàn đã dần dần trở về bám trụ địa
phương gây dựng lại cơ sở, khôi phục phong trào Ta đã kết hợp hoạt động,
tác chiến của lực lượng tại chỗ với lực lượng tiến công từ ngoài vào thực hiện
nhiều trận đánh rất mưu trí, sáng tạo, khiến địch dò đã đề phòng vẫn không
đối phó nổi, dù ra sức bảo vệ vẫn không ồn định được hậu phương của chúng
Nhìn chung trong năm 1948, phong trào phá tê, chống bắt lính, phá kế hoạch xây dung ngụy quyền, ngụy quân của thực dân Pháp là thăng lợi lớn của chiến tranh du kích vùng đồng bằng sau lưng địch Đánh trúng và làm cho
địch thất bại nặng nề trong việc thực hiện chiến lược mới “dùng người Việt đánh người Việt, lẫy chiến tranh nuôi chiến tranh”
Bước sang năm 1949, ta tiếp tục vận động “ thi đua ái quốc” nhằm “ tích cực cam cu va chuan bi tông phản công” với khâu hiệu “tất cả để chiến thang” Tháng 7 năm 1949, Liên khu III mo hdi nghi can bd nhan dinh: “Thu
đông 1949 địch sẽ hoạt động lớn có thể mở rộng phạm vi chiếm đóng về phía nam có thể mở rộng phạm vi chiếm đóng về phía nam càn quét tàn
khốc vùng tạm chiếm, đặc biệt vùng ven đường 3, Hà Nội , có thé chiém
đóng vùng Phát Diệm (Ninh Bình) ” Liên khu chủ trương đây mạnh công
tác vùng địch tạm chiếm, chuẩn bị mở chiến dịch Thu — Đông và đề phòng địch đánh ra vùng tự do Các đại đội độc lập được rút về để rèn cán chỉnh
quân, xây dựng đơn vị tác chiến tập trung Các hội nghị sau đó Đảng bộ địa phương trong vùng châu thổ đều quyết định đây mạnh chiến tranh du kích
“chuyển mặt trận chính của ta vào trong hậu phương địch” Trong khi 4 trung đoàn chủ lực của ta (66, 48, 64, 52) tập trung xây dựng và chuẩn bị chiến
dịch, chỉ còn 2 trung đoàn 42, 34 vẫn tại chỗ vừa xây dựng vừa chiến đấu thì
địch đánh chiếm Bùi Chu - Phát Diệm
Do được chuẩn bị một bước, quân dân địa phương phối hợp với chủ lực
liên tục bám sát, chặn đánh, loại hơn 1.000 địch sau 2 thang chiến đấu Nhưng
Trang 31ta không phá được kế hoạch chiếm đóng của chúng Ta bị mất Bùi Chu — Phát Diệm Lực lượng vũ trang và nhân dân đang trong không khí đón chờ tông
phản công nên nhiều địa phương vẫn chưa nhận định đúng về địch, thiếu kế
hoạch chống địch hành quân lớn Đó là một trong những nguyên nhân khiến
ta không bảo vệ được vùng tự do, để địch thực hiện kế hoạch đánh chiếm toàn
bộ đồng bằng sông Hồng vào tháng 5 năm 1950
Trong năm 1950, cho đến cuối tháng 4, thực dân Pháp cơ bản đã chiếm đóng toàn bộ đồng băng Bắc Bộ Cuộc chiến đấu của quân dân đồng bang bước sang một giai đoạn mới khó khăn, quyết liệt gấp bội Với dự định biến vùng chiếm đóng thành hậu phương an toàn chống lại các cuộc tấn công chủ
lực của ta; vơ vét nhân lực, tài lực, vật lực, thực hiện “lấy chiến tranh nuôi
chiến tranh, dùng người Việt đánh người Việt”, làm suy yếu sức kháng chiến của quân và dân châu thô Tiếp sau các chiến dịch hành quân chiếm đóng quy
mô lớn là hàng loạt các trận càn quét nhằm mục đích bình định vùng mới
chiếm Trong các cuộc càn quét, thực dân Pháp thực hiện chính sách tàn bạo,
đốt sạch, giết sạch, phá sạch, lập hệ thống chiếm đóng gồm nhiều tiểu khu,
chi khu, đồn, bốt, dựng lên các ban hội tề Với âm mưu và chiến thuật, thủ đoạn này, thực dân Pháp đã tạm thời ôn định được vùng mới chiếm Phong trào kháng chiễn ở đồng bằng sông Hồng tạm thời lâm vào tình hình cực kỳ khó khăn, đen tối, thoái trào Đặc biệt phong trào kháng chiến ở Tả ngạn bị tốn thất vô cùng nghiêm trọng Số cán bộ bị bắt, bị giết rất lớn Theo thống kê chưa đây đủ: Ở Kiến An, số Đảng viên bị địch giết lên tới 1.649 người, số bị
bắt là 1.067 người, số nằm im không hoạt động là 1.848 người Đến giữa năm
1950 có 3 tỉnh ủy viên, 13 huyện ủy viên hy sinh Ở Hưng Yên, có 5 tỉnh ủy
viên, 56 huyện ủy viên, 280 chỉ ủy viên, 2.587 đảng viên bị bắt và bị giết Ở
Hải Dương, số đảng viên tính đến đầu năm 1950 chỉ còn 27.564 người so với
33.848 người vào cuối tháng 12 -1949, giảm 6.284 người Ở Thái Bình, đầu
Trang 32năm 1950, Tỉnh ủy có 18 đồng chí, đến tháng 6 -1950 chỉ còn 10 đồng chí
hoạt động Các huyện ủy cũng chỉ còn 3, 4 đồng chí loay hoay với phong trào Nhiều cơ quan lãnh đạo tỉnh, huyện, xã của Hải Dương, Hưng Yên phải bật đất lưu vong đến tận Quảng Yên, Hà Nam, Bắc Giang Một số cơ quan, đoàn
thể cấp tỉnh của Thái Bình chạy vào đến Thanh Hóa Nhiều đơn vị bộ đội tỉnh, huyện cũng gần như thoát ly địa bàn, bộ đội chủ lực không có hoạt động tac chién dang ké [18, tr.217 - 218]
Trước tình hình trên, Trung ương đảng, Chính phủ và Bộ tông tư lệnh
đã có những chủ trương chỉ đạo trực tiếp Liên khu ủy và Bộ tư lệnh Liên khu
II, về đối phó với âm mưu, hành động của thực dân Pháp và tay sai, từng bước khôi phục cơ sở, đây mạnh phong trào kháng chiến tiến lên Bộ đã điều
trung đoàn 66 Liên khu II về đại đoàn 304 Hè thu 1950, hoạt động của ta
mạnh dần lên Từ cuối tháng 7 -1950, để tăng cường lực lượng hoạt động ở địch hậu, các trung đoàn ở đồng bằng sông Hồng đều được phân tán tăng
cường cho mỗi tỉnh một tiểu đoàn Có chủ lực về châu thô hoạt động, phong
trào chiến tranh du kích vùng sau lưng địch càng phát triển mạnh hơn Nhiều
trận đánh tiêu hao, tiêu diệt nhỏ của du kích diễn ra liên tiếp với cách đánh
phong phú như hóa trang tập kích ban ngày, độn thổ phục kích, đánh đồn có
nội ứng, đánh bom min, bắn tỉa, bao vây đồn bốt Bộ đội địa phương, dân quân du kích đồng bằng đã rút kinh nghiệm và đối phó có hiệu quả với chiến thuật đội ứng chiến nhỏ, càn quét nhỏ của địch Đã có nhiều trận thăng càn oanh liệt của bộ đội địa phương, dân quân du kích ở Tam Nông (Hưng Yên),
Phong Châu, Phú Châu, Nguyên Xá (Thái Bình)
Thực hiện nhiệm vụ phối hợp với chiến dịch Biên Giới, Liên khu ủy và
bộ tư lệnh liên khu 3 mở chiến dịch Trần Hưng Đạo trên địa bàn hai huyện
Kim Sơn (Ninh Bình) và Nga Sơn (Thanh Hóa) với lực lượng đại đoàn 304
của bộ và các đơn vị lực lượng vũ trang liên khu Chiên dịch mở màn ngày
Trang 338/9/1950, trong khi trên hướng chính đại đoàn 304 tiêu diệt các vị trí Chính Đại, Phương Mai (Ninh Bình) và một loạt vị trí tŠ, dõỡng trong vùng, thì các
trung đoàn 64, 52, 48, 42 cùng bộ đội địa phương, dân quân du kích tiêu diệt một loạt cứ điểm và vị trí té đõng ở Hà Đông, Hà Nam, đánh phá liên tiếp
giao thông đường 5 diệt nhiều địch, thu vũ khí; chống càn thăng lợi ở Hà
Nam Kết thúc chiến dịch, ta loại gan 700 địch, xóa 44 vị trí, lật đỗ 3 đoàn tàu, phá hủy nhiều xe quân sự [ 7, tr.80]
Thắng lợi của chiến dịch Biên Giới và chiến dịch Trần Hưng Đạo đã
tiếp thêm sức mạnh cho quân dân đồng băng đây mạnh hoạt động và tác chiến
du kích, xây dựng làng kháng chiến, chống địch càn quét Tiếng súng chiến tranh du kích như sóng côn nỗi dậy Mỗi tỉnh Tả Ngạn sông Hồng đã có hàng
chục căn cứ nhỏ sau lưng địch, đặc biệt ta mở được khu du kích và căn cứ du
kích Nam, Bắc sông Luộc, trong đó có căn cứ Tiên- Duyên-Hưng liên hoàn
nhiều xã thuộc 3 huyện bắc Thái Bình Ở Hữu Ngạn, có khó khăn hơn nhưng
ta khôi phục nhiều cơ sở, xây dựng được một số khu du kích ở Hà Đông, Nam
Hà, Ninh Bình Từ các làng kháng chiến những năm 1947, 1948 chủ yếu dùng quân sự đánh trả địch tiễn công, càn quét Các làng, xã kháng chiến những tháng cuối năm 1950 đã hình thành nhiều loại, tạo nên thế xen kẽ cài răng lược bao vây, uy hiếp tiến công lại địch mà sau này địch gọi thế trận đó của ta
là “ bệnh sởi”
Đến đây, làng kháng chiến ở căn cứ du kích của ta có hệ thống công sự chiến đấu và phòng tránh, hào lũy dày đặc, vững chắc, có lực lượng chính trị, lực lượng vũ trang ở cơ sở tại chỗ kiên quyết đánh bại địch càn quét Khu du kích, căn cứ du kích ở đồng bằng sông Hồng được xây dựng từng bước với
quy mô, mức độ khác nhau, hình thành từ các loại làng, xã kháng chiến liên
hoàn Các khu du kích, căn cứ du kích nhỏ, sâu trong địch hậu thường dễ biến
Trang 34động, còn căn cứ du kích huyện, liên huyện thì vững chắc hơn, có khả năng tự lực đánh bại các cuộc càn nhỏ và vừa của địch
Như vậy, từ những điều đã trình bày ở trên ta có thê thấy răng việc phát
huy truyền thống dân tộc và tinh thần “ thà hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”, dưới sự lãnh đạo của Dang,
nhân dân đồng bằng sông Hồng đã đứng lên chiến đầu giành và giữ nước Với đường lỗi kháng chiến toàn dân, toàn diện trường kỳ của Đảng, với ý trí quật
cường, tính thần quyết tâm kháng chiến, tự lực tự cường của nhân dân đã tạo
nên cuộc chiến tranh du kích mạnh mẽ và rộng khắp góp phân quan trọng vào thăng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp, đưa ta từ thế bị động trở thành
thế chủ động, sẵn sảng chuẩn bị cho một giai đoạn mới tiến tới tổng phản công giành thắng lợi cuối cùng cho dân tộc
2.3 CHIẾN TRANH DU KÍCH Ở VÙNG ĐÔNG BẰNG SÔNG HỎNG
TỪ 1951 DEN 1954
2.3.1 Bồi cảnh lịch sử
2.3.1.1 Âm mưu và thú đoạn của địch
Sau “thảm họa chưa từng thấy” trong chiến dịch Biên Giới, cuộc chiến tranh xâm lược Đông Dương của thực dân Pháp chuyển sang bước ngoặt đi
xuống và càng bộc lộ rõ sự bề tắc về các mặt chính trị, quân sự Quân đội viễn
chỉnh Pháp lâm vào cơn khủng hoảng trầm trọng Thực dân Pháp nhận thấy khó có thể tiếp tục cuộc chiến tranh nếu không có sự giúp sức của đội quân
Mĩ Vì vậy, dù mâu thuẫn với Mĩ thực dân Pháp vẫn buộc phải dựa vao Mi, cầu xin viện trợ đề theo đuôi cuộc chiến tranh xâm lược Đông Dương
Về phía đội quân Mĩ, nhân lúc Pháp thất bại ở mặt trận biên giới chúng tăng thêm viện trợ cho Pháp và can thiệp sâu hơn vào cuộc chiến tranh Đông Dương, nhằm ngăn chặn phong trào cách mạng lan rộng xuống Đông Nam Á từng bước thay chân Pháp, độc chiếm Đông Dương
Trang 35Tháng 12-1950, MI, Pháp cùng với các chính phủ bủ nhìn Việt Miên, Lào kí “Hiệp định phòng thủ chung Đông Dương” với hiệp định này Mĩ cam kết sẽ viện trợ quân sự cho chính quyên bủ nhìn ba nước để phòng thủ Đông Dương Cuối tháng 1 -1951 thủ tướng Pháp-Pleeven và tổng tham mưu trưởng quân đội viễn chinh Pháp—Ala hội đàm với tổng thông Mĩ-Truman về viện trợ cho Đông Dương Pháp yêu cầu Mĩ cung cấp tối đa vũ khí và các trang bị cần thiết cho quân đội bủ nhìn
Tháng 9 -1951, Mĩ và chính phủ bù nhìn Bảo Đại kí hiệp ước tay đôi
dưới tên gọi: “Hiệp ước hợp tác kinh tế Việt - Mĩ? nhằm chuyên thắng một
phân viện trợ Mĩ cho chính phủ Bảo Đại Thông qua đó, Mĩ từng bước nắm chặt ngụy quyền Bảo Đại Tháng 12 -1951, Mĩ cùng Bảo Đại kí tiếp bản “ Hiệp nghị an ninh chung”
Dựa vào các bản hiệp định trên, viện trợ Mĩ chiếm tỷ lệ ngày càng cao trong ngân sách chiến tranh Đông Dương:
Từ năm 1950 đến 1953, đội quâm Mĩ đưa vào Đông Dương khoảng
400.000 tan vii khi va phương tiện chiến tranh Riêng trong 2 năm (1952 —
1953) số tiền Mĩ cho Pháp vay là 314 triệu đô la
Các phái đoàn viện trợ kinh tế, cố vẫn quân sự Mĩ cũng lần lượt sang Việt Nam Tháng 5 -1950, phái đoàn viện trợ Mĩ đến Sài Gòn Tháng 9-1950,
Trang 36phái đoàn cô vấn quân sự Mĩ (MAAG) được thành lập ở Việt Nam Năm
1952, các phòng thông tin Mĩ được đặt ở nhiều nơi trong vùng thực dân Pháp
chiếm đóng Các tướng, tá, các chính khách Mĩ ở Đông Dương ngày càng
tăng Các trung tâm và trường huấn luyện của Mĩ bắt đầu tuyến chọn và đưa người Việt Nam sang học tại MI
Được Mĩ viện trợ, thực dân Pháp tập trung lực lượng phòng ngự và bình định vùng tạm chiếm, nhất là khu vực đồng bằng Bắc Bộ: đồng thời
chuẩn bị mở các cuộc phản công với hi vọng giành lại quyền chủ động về chiến lược trên chiến trường chính Bắc Bộ
Ngày 6 -12 -1950, chính phủ Pháp cử Đại tướng Do Lat do Tat xinhi —
Tư lệnh lục quân khối Tây Âu — sang làm Tổng chỉ huy quân đội viễn chỉnh, kiêm Cao ủy Đông Dương Đây là lần đầu tiên sau 5 năm chiến tranh xâm lược Đông Dương, chính phủ Pháp tập trung quyền hành của quân sự và chính trị vào tay một viên tướng để thống nhất chỉ đạo chiến tranh
Căn cứ vào chỉ thị của chính phủ và dựa vào kết quả nghiên cứu tại chỗ
của mình, Đờ Lát đã vạch ra một kế hoạch chiến lược mới với tham vọng
xoay chuyền tình thé có lợi cho đạo quân viễn chinh Cụ thê :
Vẻ chính trị: thực dân Pháp ra sức củng cỗ và nắm chắc ngụy quyên,
buộc bọn bù nhìn phải đi vào con đường quyết liệt chống kháng chiến, phát
triển và củng cô ngụy quyên hương thôn bằng cách lập “hương dũng” và
“hương đồn”, tăng cường tuyên truyền chống cộng, đề cao “ độc lập quốc gia” giá hiệu, tuyên truyền sự viện trợ của Mỹ để lừa gạt dân chúng, tăng cường bộ máy cảnh sát, gián điệp, ráo riết phá hoại các tô chức Đảng và tổ chức quân chúng của ta Chúng cho bù nhìn Bảo Đại ra “dụ tông động viên”
cưỡng bức thanh niên vào lính ngụy, thành lập các “tiểu đoàn khinh quân”;
“tiêu đoàn sơn chiến” giải tán các khu công giáo tự trị và chuyên lực lượng vũ trang của bọn phản động đội lốt tôn giáo thành quân trang lính ngụy
Trang 37Về kinh tế: chúng phá hoại và cướp đoạt một cách có kế hoạch, vơ vét thóc gạo, đặt thêm nhiều thứ thuế mới để bóc lột nhân dân ta
Về quân sự: tiếp tục thực hiện chính sách “lây chiến tranh nuôi chiến
tranh, dùng người Việt đánh người Việt”, địch tập trung phòng ngự và bình định đồng bằng Bắc Bộ bằng cách gấp rút tập trung lính Âu — Phi, xây dựng bảy binh đoàn cơ động chiến lược và bốn tiêu đoàn dù, ra sức phát triển ngụy quân Đầu năm 1951, chúng xây dựng tuyến phòng thủ bao quanh trung du và
đồng bằng Bắc Bộ gồm 113 vị trí với 1.300 lô cốt do 20 tiểu
đoàn Au — Phi chiếm đóng, cùng với một “vành đai trắng” ở ngoài rộng từ 5 đến 10 km [8, tr.263] Thực dân Pháp đây mạnh “chiến tranh tông lực”
Với thủ đoạn bình định chủ yếu của địch càn quét, kết hợp càn lớn với
càn nhỏ, càn ngăn ngày với càn dài ngày, chà sát từng khu vực, “giết sạch, đốt sạch, phá sạch”, hòng làm nhân dân ta khiếp sợ phải theo chúng; bao vây chia cắt “ cất vó” lực lượng vũ trang ta và cơ quan chỉ đạo kháng chiến Sau mỗi
lần đi đối phó với chiến dịch lớn của ta trên toàn chiến trường Bắc Bộ, lực
lượng cơ động chiến lược của địch quay về bình định ráo riết vùng chúng
kiểm soát Đến cuối năm 1951, Đờ-lát tạm thời đạt kết quả trong việc thực hiện kế hoạch bình định đồng bằng Bắc Bộ
Ngày 7 -5 -1953 với sự thỏa thuận của Mỹ, chính phủ Pháp cử tướng Na-va làm tông chỉ huy quân đội viễn chinh ở Đông Dương với sứ mệnh tạo
ra “những điều kiện quân sự làm cơ sở cho một giải pháp chính trị có danh dự” Kế hoạch Na-va ra đời, mưu toan dùng biện pháp quân sự hòng chuyên bại thành thắng trong một thời gian ngắn Kế hoạch Na-va được chia thành hai bước :
Bước 1: giữ thế phòng ngự chiến lược ở chiến trường miền Bắc, tránh
giao chiên với bộ đội chủ lực của ta, thực hiện tiên công chiên lược ở chiên
Trang 38trường miền Nam, đồng thời ra sức mở rộng ngụy quân, tập trung binh lực
xây dựng một lực lượng cơ động mạnh
Bước 2: chuyển lực lượng ra chién truong mién Bac, thuc hién tién
công chiến lược cố giành thắng lợi quyết định, buộc ta phải đàm phán với
những điều kiện có lợi cho chúng, kết thúc chiến tranh
Kế hoạch Nava là một thách thức mới đối với cuộc kháng chiến của
nhân dân ta Nhiều vấn đề mới đặt ra cho Đảng và nhân dân ta giải quyết Nhưng thực tế chiến trường lúc này ngày càng làm sáng tỏ một sự thật hiển nhiên là thất bại của thực dân Pháp trong chiến tranh xâm lược đã tới lúc không còn gì đề cứu vãn được nữa Những giải pháp mà Nava nêu ra trong kế hoạch như tập trung quân chủ lực cơ động, phát triển ngụy quân, càn quét,
bình định vùng chiếm đóng, chiến thuật tập đoàn cứ điểm không có gì mới,
VÌ Các tong tư lệnh tiền nhiệm như Tátxinhi, Xalăng đã đem ra thực hiện từ
lâu và đều bị thất bại
2.3.1.2 Những khó khăn và thuận lợi của ta
Khó khăn
Kế hoạch Đờ-lát đã gây cho đồng bằng sông Hồng rất nhiều khó khăn,
phức tạp mới Đây là thời kỳ khó khăn, tôn thất nhất của đồng bằng trong cuộc kháng chiến chống Pháp
Sau các chiến dịch càn quét chiếm đóng của thực dân Pháp, hình thái
chiến tranh ở đồng bằng sông Hồng từ ba vùng: tự do, tạm bị chiếm, tranh
chấp về cơ bản chuyên thành hình thái hai vùng: vùng tạm chiếm và vùng
tranh chấp Diện tích vùng tự do giảm mạnh Tại cắc vùng tạm chiếm, địch sử dụng mọi lực lượng, biện pháp ra sức bình định, củng cô bộ máy ngụy quân,
ngụy quyên, xây dựng hệ thống chiếm đóng từ tỉnh, huyện đến xã, lập các
ban tê ở các làng Các cuộc càn quét và hành động khủng bồ tàn bạo kết hợp với dụ dô, mua chuộc của địch đã khiên phong trào kháng chiên ở châu thô
Trang 39gặp muôn vàn khó khăn Cơ sở kháng chiến trong nhân dân bị đỗ vỡ phần
lớn Một bộ phận lực lượng vũ trang (du kích, bộ đội địa phương huyện, tỉnh) cùng một số lớn cán bộ, đảng viên bị bật đất, chạy dài sang các địa phương
khác Cụ thể:
Trên khắp chiến trường từ Nam tới Bắc, quân địch đây mạnh bình định
ở những vùng chúng kiểm soát Chúng liên tiếp mở các chiến dịch càn quét
quy mô lớn Ở Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình, dựa vào tô chức nguy quyén
và lực lượng phản động trong các giáo phái, địch mở các cuộc hành quân
“diệt du, quét càn, càn thanh” (diệt du kích, quét cán bộ, càn thanh niên),
đồng thời đánh phá vùng du kích của ta
Ở Thái Bình, Hà Nam, Hà Đông địch ráo riết thực hiện thủ đoạn
“chiêu an” Chúng thành lập các tổ chức ““ Cứu tế xã hội”, “Trại hồi cư”, “hội
giúp đỡ đồng bào hồi cư” nhằm mua chuộc, lôi kéo cán bộ và nhân dân ở
vùng tự do về vùng tạm chiếm Chúng dồn dân vào các khu tập thể gọi chung
là “Đại xã” để dễ dàng kìm kẹp, khống chế nhân dân và cô lập lực lượng kháng chiến
Kế hoạch Đờ Lát đờ Tatxinhi đã gây cho ta nhều khó khăn mới, nhất là
ở vùng sau lưng địch Ở một số vùng, nhiều xóm làng bị tàn phá, cơ sở kháng chiến bị tốn thất, phong trào đấu tranh của nhân dân bị giảm sút Chỉ riêng cuộc càn quét của địch vào đầu tháng 10 -1951, chúng đã chiếm lại khu vực
ba huyện Tiên Hưng —- Duyên Hà — Hưng Nhân, với 363 làng, gồm 280.000 dân Căn cứ du kích liên hoàn ba huyện ở phía bắc tỉnh Thái Bình trở thành vùng tạm chiêm
Thuận lợi
Trong vô vàn những khó khăn của thời kỳ thoái trào, trong những ngày tháng tình hình đen tối tưởng như không có đường ra, tại các tỉnh vùng châu
Trang 40thổ vẫn tồn tại và đã xuất hiện những nhân tổ thuận lợi để khôi phục lại phong
vây từ bên ngoài đối với cách mạng nước ta
Sự phát triển cách mạng Lào và Campuchia có tác dụng hỗ trợ cho các mạng nước ta
Phong trào đấu tranh của nhân dân Pháp, nhân dân thuộc địa Pháp va nhân dân thế giới phản đối chiến tranh xâm lược Việt Nam ngày càng nâng cao
Tinh hình trong nước
Quân chúng nhân dân tuy có hoang mang, lo sợ trước sự khủng bố tàn
bạo của kẻ thù những vẫn nuôi chí căm thù sâu sắc, số đông vẫn tin tưởng vào
thăng lợi cuỗi cùng của cuộc kháng chiến, sẵn sàng tham gia kháng chiến
Qua thử thách, các cấp bộ Đảng, chính quyền, lực lượng vũ trang và
các đoàn thể quân chúng được rèn luyện, sàng lọc, dạn dày và trưởng thành, biết phải làm thế nào để đương đầu với kẻ thù và để xây dựng lại phong trảo
Lực lượng vũ trang trở thành lực lượng nòng cốt xây dựng lại phong trào, dìu dắt dân quân du kích và đây mạnh chiến tranh du kích
Tuy chiếm đóng được toàn bộ đồng băng, nhưng do quân số có hạn nên
địch phải rải quân đóng giữ trên một dia ban rộng, lực lượng bị phân tán, dàn
mỏng Mâu thuẫn giữa tập trung và phân tán binh lực càng thêm trầm trọng,
khiên địch rơi vào thê lúng túng, việc kiêm soát đât đai trở nên không chắc