1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đảng lãnh đạo chiến tranh du kích ở Tây Nguyên trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 1954)

128 548 2
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 128
Dung lượng 3,59 MB

Nội dung

Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược 1945-1954, dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân ta đã đẩy mạnh tiến hành chiến tranh du kích ở các chiến trường trong cả nước, thu được

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

_

LÊ VĂN THÀNH

ĐẢNG LÃNH ĐẠO CHIẾN TRANH DU KÍCH

Ở TÂY NGUYÊN TRONG CUỘC KHÁNG CHIẾN

CHỐNG THỰC DÂN PHÁP (1945-1954)

LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ

HÀ NỘI -2015

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

_

LÊ VĂN THÀNH

ĐẢNG LÃNH ĐẠO CHIẾN TRANH DU KÍCH

Ở TÂY NGUYÊN TRONG CUỘC KHÁNG CHIẾN

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan, công trình nghiên cứu là do bản thân thực hiện, dưới sự hướng dẫn của TS Trần Văn Thức Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn có xuất xứ rõ ràng, đảm bảo trung thực và tin cậy Những đánh giá và kết luận trong luận văn chưa từng công

bố ở bất kỳ công trình nào khác

Hà Nội, tháng 12 năm 2015

Tác giả luận văn

Lê Văn Thành

Trang 4

CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN

STT Ký hiệu, viết tắt Giải thích

Trang 5

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

Chương 1: ĐẢNG LÃNH ĐẠO XÂY DỰNG LỰC LƯỢNG VÀ TIẾN HÀNH CHIẾN TRANH DU KÍCH Ở TÂY NGUYÊN TRONG NHỮNG NĂM 1945-1950 9

1.1 Khái quát về Tây Nguyên 9

1.1.1 Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội 9

1.1.2 Dân cư, truyền thống yêu nước và cách mạng 12

1.2 Bước đầu lãnh đạo xây dựng lực lượng và tiến hành chiến tranh du kích của Đảng ở Tây Nguyên từ năm 1945 đến 1948 18

1.2.1 Chủ trương của Đảng về chiến tranh du kích ở Tây Nguyên 18

1.2.2 Quân và dân Tây Nguyên tiến hành xây dựng lực lượng và phát động chiến tranh du kích 24

1.3 Tiếp tục lãnh đạo chiến tranh du kích trong các năm 1949-1950 34

1.3.1 Chủ trương đẩy mạnh chiến tranh du kích trên toàn Tây Nguyên 34

1.3.2 Quá trình hiện thực hóa chủ trương của Đảng về chiến tranh du kích của quân và dân Tây Nguyên 40

Tiểu kết chương 47

Chương 2: TĂNG CƯỜNG LÃNH ĐẠO PHONG TRÀO CHIẾN TRANH DU KÍCH, GÓP PHẦN KẾT THÚC THẮNG LỢI CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP XÂM LƯỢC (1951-1954) 49

2.1 Lãnh đạo xây dựng lực lượng và đẩy mạnh chiến tranh du kích trong những năm 1951-1952 49

2.1.1 Chỉ đạo tăng cường xây dựng lực lượng và đẩy mạnh chiến tranh du kích, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ mới 49

2.1.2 Quân và dân Tây Nguyên đẩy mạnh chiến tranh du kích, góp phần hạn chế chính sách “dùng người Việt đánh người Việt” 54

2.2 Tăng cường lãnh đạo chiến tranh du kích, góp phần giành thắng lợi quyết định trên chiến trường Tây Nguyên 1953-1954 62

Trang 6

2.2.1 Chủ trương đẩy mạnh chiến tranh du kích kết hợp với chiến tranh

chính quy ở Tây Nguyên 62

2.2.2 Quân và dân Tây Nguyên hiện thực hóa chủ trương của Đảng, đẩy mạnh chiến tranh du kích, phối hợp chặt chẽ với chiến tranh chính quy 65 Tiểu kết chương 74

Chương 3: MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM 76

3.1 Một số nhận xét 76

3.1.1 Ưu điểm 76

3.1.2 Hạn chế 83

3.2 Bài học kinh nghiệm 87

3.2.1 Nắm bắt đặc điểm tình hình địa bàn, kịp thời có những chủ trương, biện pháp phù hợp với Tây Nguyên 87

3.2.2 Luôn chăm lo, xây dựng và củng cố tổ chức Đảng và đội ngũ đảng viên, nhất là đảng viên là người dân tộc thiểu số để lãnh đạo chiến tranh du kích 89

3.2.3 Xây dựng lực lượng, căn cứ, làng bản chiến đấu và động viên toàn dân tham gia chiến tranh du kích 93

3.2.4 Kết hợp chặt chẽ giữa chiến tranh du kích với chiến tranh chính quy, giành ưu thế tiến công chiến lược 97

Tiểu kết chương 99

KẾT LUẬN 100

TÀI LIỆU THAM KHẢO 104

PHỤ LỤC 115

Trang 7

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Chiến tranh du kích là chiến tranh được tiến hành theo phương thức đánh

du kích, với lực lượng nhỏ lẻ, nòng cốt là lực lượng vũ trang địa phương nhằm chống lại các đối phương có ưu thế hơn về sức mạnh quân sự [32, tr 224] Hiểu một cách đơn giản, thì đây “là hình thức tác chiến của quần chúng nhân dân, của quân đội và nhân dân một nước yếu, trang bị kém cỏi, đứng lên chống lại một quân đội xâm lược có trang bị kỹ thuật mạnh hơn Đó là một lối đánh của chiến tranh cách mạng dựa vào tinh thần anh dũng mà chiến thắng vũ khí hiện đại, dựa vào nhân dân, dựa vào làng bản mà chiến đấu, chỗ mạnh địch thì tránh, chỗ yếu địch thì đánh, khi phân tán, khi tập trung, khi đánh tiêu hao, khi đánh tiêu diệt, chủ trương đánh địch khắp mọi nơi, khiến chúng đi đến đâu cũng bị chìm ngập trong một bể người vũ trang chống lại”[66, tr 42] Đây là một trong những phương thức tiến hành chiến tranh phù hợp với đặc điểm nước ta

Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945-1954), dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân ta đã đẩy mạnh tiến hành chiến tranh du kích ở các chiến trường trong cả nước, thu được nhiều kết quả, có ý nghĩa to lớn trong sự nghiệp kháng chiến Trong đó, chiến trường Tây Nguyên là một điển hình, phong trào chiến tranh du kích đã được xây dựng và phát triển rộng rãi, tạo dựng được một thế trận chiến tranh nhân dân vững chắc, góp phần tích cực vào thắng lợi chung của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược

Tây Nguyên, địa bàn có vị trí chiến lược quan trọng không những ở Việt Nam mà còn cả Đông Dương, nắm giữ Tây Nguyên có thể khống chế hầu như toàn bộ các khu vực xung quanh Do vậy, trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945-1954), Tây Nguyên là nơi diễn ra tranh chấp quyết liệt giữa ta và địch Dưới sự lãnh đạo của Đảng, quân và dân đồng bào các dân tộc Tây Nguyên đã anh dũng đứng lên tiến hành cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện Tuy trình độ kinh tế, văn hoá, xã hội còn thấp nhưng nhân dân các

Trang 8

dân tộc Tây Nguyên luôn tin theo Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh; kiên cường, anh dũng đứng lên sát cánh, phối hợp chặt chẽ với các hoạt động tác chiến của

bộ đội chủ lực, đẩy mạnh chiến tranh du kích với lối đánh mưu trí, linh hoạt, sáng tạo, tiến hành đánh địch liên tục, mọi lúc, mọi nơi, bằng mọi lực lượng với mọi vũ khí có trong tay đã góp phần kìm giữ, tiêu hao, tiêu diệt nhiều sinh lực địch khiến cho thực dân Pháp luôn phải bị động tìm cách đối phó, thế bố trí chiến lược của chúng bị đảo lộn Chiến tranh du kích đã góp phần quan trọng từng bước đánh bại mưu đồ giành đất, giành dân và âm mưu thâm độc “dùng người bản xứ đánh lại người bản xứ” của thực dân Pháp

Chiến tranh du kích là một trong những hoạt động trọng tâm và xuyên suốt của đảng bộ, quân và dân đồng bào các dân tộc Tây Nguyên, diễn ra ngay từ ngày đầu cho đến khi kháng chiến kết thúc thắng lợi Cuộc chiến đấu

đó vừa mang những nét chung của các địa phương, các vùng miền trong cả nước lại mang những đặc trưng riêng Trong cuộc đấu tranh đó, quân và dân Tây Nguyên đã giành được những thắng lợi to lớn, nhưng cũng có những hạn chế, vấp váp, phải chịu không ít tổn thất, mất mát và hy sinh

Nghiên cứu sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng đối với chiến tranh du kích ở chiến trường Tây Nguyên trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954) nhằm góp phần dựng lại cuộc đấu tranh anh dũng của quân và dân ta trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, góp phần lý giải rõ hơn một trong những nhân tố tạo nên thắng lợi của cuộc kháng chiến, làm phong phú thêm những kinh nghiệm về chỉ đạo chiến tranh du kích của

cả nước, đồng thời làm cơ sở cho việc xây dựng thế trận chiến tranh nhân dân địa phương ở Tây Nguyên trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện

nay Với những lý do trên, Học viên quyết định chọn “Đảng lãnh đạo chiến

tranh du kích ở Tây Nguyên trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954) làm đề tài luận văn thạc sĩ khoa học, chuyên ngành Lịch sử Đảng

Cộng sản Việt Nam

Trang 9

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Chiến tranh du kích ở Việt Nam nói chung, ở Tây Nguyên nói riêng là một chủ đề lớn Từ nhiều năm qua đã thu hút được sự quan tâm của nhiều tập thể và các nhà khoa học trong nước cũng như quốc tế Đã có nhiều công trình nghiên cứu

về đề tài chiến tranh du kích, các công trình tập trung nghiên cứu, phân tích, đánh giá ở nhiều khía cạnh khác nhau Có thể chia thành các nhóm như sau:

2.1 Các công trình nghiên cứu liên quan đến kháng chiến chống Pháp ở Tây Nguyên

Võ Nguyên Giáp (1959): Chiến tranh nhân dân và quân đội nhân dân, Nxb Sự thật, Hà Nội; Bộ Tư lệnh Quân khu 5 (1986), Khu 5- 30 năm chiến tranh giải phóng, Tập 1- Kháng chiến chống thực dân Pháp; Bộ Chỉ huy quân

sự tỉnh Đắk Lắk (1991), Đắk Lắk 30 năm chiến tranh giải phóng, Tập 1, Kháng chiến chống thực dân Pháp; Viện Lịch sử Đảng - Hội đồng biên soạn Lịch sử Nam Trung Bộ kháng chiến (1992), Nam Trung Bộ kháng chiến 1945-1975, Hà Nội; Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Kon Tum (1993), Kon Tum 30 năm chiến đấu kiên cường bất khuất (1945-1975); Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Gia Lai (1993), Gia Lai – 30 năm chiến tranh giải phóng; Bộ Quốc phòng - Viện Lịch sử quân sự Việt Nam (1994), Lịch sử cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, Tập 1, 2, Nxb QĐND, Hà Nội; Bộ Tổng Tham mưu (1998), Chiến tranh du kích trong kháng chiến chống thực dân Pháp (1946-1954), Chuyên đề: Đặc trưng của chiến tranh du kích ở chiến trường Tây Nguyên trong kháng chiến chống Pháp, Nxb QĐND, Hà Nội; Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Đắk Lắk (1998), Tổng kết chiến tranh du kích trên chiến trường Đắk Lắk 1945-

1975, Đắk Lắk; Bộ Tư lệnh Quân khu 5 - Tỉnh ủy Lâm Đồng (2004), Vai trò đồng bào các dân tộc thiểu số ở Đông Nam Bộ và cực Nam Trung Bộ trong kháng chiến giải phóng dân tộc (1945-1975), Nxb QĐND, Hà Nội…

Các công trình này đã trình bày bối cảnh, diễn biến, kết quả và ý nghĩa của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp trên cả nước nói chung và trên

Trang 10

từng tỉnh của Tây Nguyên nói riêng Những nội dung về chiến tranh du kích ở Tây Nguyên, tùy theo từng công trình, trình bày ở mức khái quát hoặc cụ thể

du kích, chiến tranh nhân dân địa phương, Nxb QĐND, Hà Nội; Võ Nguyên Giáp, Chỉ đạo chiến tranh du kích, Bộ Tổng Tham mưu xuất bản; Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Đắk Lắk (2002), Lịch sử Đảng bộ tỉnh Đắk Lắk (1945- 1954), Nxb CTQG, Hà Nội; Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Đắk Nông (2006), Lịch sử Đảng bộ tỉnh Đắk Nông (1930-2005), Nxb Đắk Nông; Đảng Cộng sản Việt Nam, Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Kon Tum (2006), Lịch sử Đảng bộ tỉnh Kon Tum, Tập 1 (1930 – 1975), Nxb Đà Nẵng; Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Gia Lai (2009), Lịch sử Đảng bộ tỉnh Gia Lai (1945-2005), Nxb CTQG,

Hà Nội; Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Lâm Đồng (2008), Lịch sử Đảng bộ tỉnh Lâm Đồng (1945-1975), Nxb CTQG, Hà Nội;… Bên cạnh đó, còn có các

công trình Lịch sử Đảng bộ các huyện, thị xã như: Ban Thường vụ Thành ủy

Đà Lạt (1994), Lịch sử thành phố Đà Lạt (1930-1975), Thành ủy Đà Lạt ấn hành; Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Mang Yang (1999), Lịch sử Đảng bộ huyện Mang Yang (1945-1995), Nxb CTQG, Hà Nội; Lịch sử Đảng bộ Thị xã

An Khê (1945-2005), Nxb CTQG, 2010; …

Các tài liệu này chủ yếu đề cập đến quá trình lãnh đạo, chỉ đạo của Trung ương Đảng và Đảng bộ các cấp trong quá chỉ đạo chiến tranh du kích của cả nước, cũng như ở tỉnh, huyện cụ thể trên chiến trường Tây Nguyên

Trang 11

Liên quan tới chủ đề chiến tranh du kích nói chung, chiến tranh du kích trên chiến trường Tây Nguyên nói riêng trong kháng chiến chống thực dân Pháp,

nhiều năm qua đã có một số bài đăng trên các tạp chí chuyên ngành như: Vũ Quang Hiển (2000), Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng lực lượng dân quân du kích và chiến tranh du kích, Tạp chí Nghiên cứu lịch sử, số 3; Nguyễn Văn Diệu (2004), Âm mưu của thực dân Pháp về vấn đề dân tộc ở Tây Nguyên (1893- 1954), Tạp chí Xưa và Nay, số 224; Trần Văn Thức (2005), Âm mưu của thực dân Pháp đối với vùng Tây Nguyên trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam lần thứ hai (1945-1954), Tạp chí Lịch sử quân sự, số 7 … Các tác giả đã đề cập

một số vấn đề đến chiến tranh du kích, đồng thời tập trung làm rõ những âm mưu thủ đoạn của thực dân Pháp, cũng như trình bày khái quát hoàn cảnh, diễn biến cuộc đấu tranh của nhân dân đồng bào các dân tộc Tây Nguyên trong cuộc

kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược

Nhìn chung, chiến tranh du kích ở Tây Nguyên trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược đã được đề cập khá nhiều trong một số công trình viết về Lịch sử cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp nhưng mới chỉ ở dạng khái quát, chung chung Cho đến nay chưa có công trình nào nghiên cứu một cách toàn diện về sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng đối với chiến tranh du kích chống lại thực dân Pháp của quân và dân các tỉnh Tây Nguyên; đề cập đến những ưu điểm, hạn chế và bài học rút ra trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng đối với chiến tranh du kích Mặc dù vậy, các công trình nói trên là nguồn tư liệu vô cùng quý giá để tác giả luận văn tham khảo, kế thừa trong

quá trình nghiên cứu

2.3 Hướng nghiên cứu và giải quyết của luận văn

- Trình bày có hệ thống, toàn diện về sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng (Trung ương Đảng, Liên khu ủy 5, các Đảng bộ địa phương) về chiến tranh du kích nói chung, chiến tranh du kích trên chiến trường Tây Nguyên nói riêng trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945-1954)

Trang 12

- Tập trung làm rõ quá trình quân và dân Tây Nguyên thực hiện chủ trương của Đảng về chiến tranh du kích trên địa bàn rừng núi, nơi sinh sống của nhiều dân tộc ít người

- Trên cơ sở kết quả phong trào chiến tranh du kích, đánh giá những thành công, hạn chế trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo chiến tranh du kích của Đảng trên chiến trường Tây Nguyên

- Rút ra một số bài học kinh nghiệm

3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục đích nghiên cứu

Làm rõ sự lãnh đạo, chỉ đạo chiến tranh du kích của Trung ương Đảng, Liên khu ủy 5 và các cấp uỷ Đảng ở Tây Nguyên, cũng như quá trình hiện thực hóa của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên trong kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945-1954)

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Bám sát tiến trình lịch sử, làm rõ quá trình lãnh đạo, chỉ đạo chiến tranh du kích của Trung ương Đảng, của Liên khu uỷ 5 và các cấp uỷ địa phương trên địa bàn Tây Nguyên

- Trình bày quá trình quân và dân Tây Nguyên tiến hành chiến tranh du kích theo sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng trong suốt cuộc kháng chiến

- Phân tích, đánh giá những ưu điểm, hạn chế, rút ra một số kinh nghiệm về lãnh đạo, chỉ đạo chiến tranh du kích của Đảng trên chiến trường Tây Nguyên

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng của luận văn là sự lãnh đạo chiến tranh du kích của Đảng

ở Tây Nguyên trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945-1954)

Trang 13

4.2 Phạm vi nghiên cứu

- Về thời gian: Luận văn tập trung nghiên cứu về đường lối, chủ trương

của Trung ương Đảng, của Liên khu uỷ 5 và cấp uỷ các địa phương và chiến tranh du kích ở Tây Nguyên từ tháng 9 năm 1945 đến tháng 7 năm 1954

- Về mặt không gian: Luận văn nghiên cứu sự lãnh đạo, chỉ đạo chiến

tranh du kích của Trung ương Đảng, của Liên khu uỷ 5 và các Đảng bộ địa phương các tỉnh Tây Nguyên, bao gồm các tỉnh theo địa giới hành chính lúc

đó là: Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Lâm Đồng

5 Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu

5.1 Nguồn tư liệu

- Các văn kiện của Bộ Chính trị, Trung ương Đảng, Liên khu uỷ 5 và của các cấp uỷ địa phương từ năm 1945 đến năm 1954

- Lịch sử các đảng bộ, lịch sử cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của các địa phương, tài liệu tổng kết chiến tranh du kích của các tỉnh Tây Nguyên trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp

- Các công trình khoa học, bài báo, tạp chí, luận án, luận văn có liên quan đến đề tài

- Tài liệu lưu trữ tại Cục Lưu trữ Văn phòng Trung ương Đảng, Trung tâm Lưu trữ Bộ Quốc phòng và Quân khu 5

5.2 Phương pháp

Luận văn sử dụng phương pháp lịch sử là chủ yếu kết hợp với phương pháp logic Ngoài ra còn sử dụng các phương pháp phân tích, thống kê, so sánh… nhằm làm nổi bật quá trình lãnh đạo, chỉ đạo của Trung ương Đảng, Liên khu ủy 5 và các cấp uỷ địa phương trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo chiến tranh du kích, cũng như phong trào đấu tranh của quân và dân các tỉnh Tây Nguyên trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945 – 1954)

Trang 14

6 Đóng góp của luận văn

- Dựng lại một cách có hệ thống quá trình lãnh đạo, chỉ đạo của Trung ương Đảng, Liên khu uỷ 5 và các cấp uỷ Đảng địa phương; đồng thời trình bày quá trình quân và dân Tây Nguyên tiến hành chiến tranh du kích, trong kháng chiến chống Pháp (1945-1954)

- Góp phần làm sáng tỏ hơn về chiến tranh du kích nói riêng, chiến tranh nhân dân nói chung trên địa bàn Tây Nguyên Qua đó làm rõ thêm về tinh thần đoàn kết, chiến đấu anh dũng hi sinh của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên

- Rút ra một số nhận xét và kinh nghiệm của Đảng trong việc lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện chiến tranh du kích trên chiến trường Tây Nguyên

7 Bố cục của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn được chia thành 3 chương:

- Chương 1: Đảng lãnh đạo xây dựng lực lượng và tiến hành chiến tranh du kích ở Tây Nguyên trong những năm 1945-1950

- Chương 2: Tăng cường lãnh đạo phong trào chiến tranh du kích, góp phần kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1951-1954)

- Chương 3: Một số nhận xét và bài học kinh nghiệm

Trang 15

Chương 1 ĐẢNG LÃNH ĐẠO XÂY DỰNG LỰC LƯỢNG

VÀ TIẾN HÀNH CHIẾN TRANH DU KÍCH Ở TÂY NGUYÊN

TRONG NHỮNG NĂM 1945-1950 1.1 Khái quát về Tây Nguyên

1.1.1 Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội

Tây Nguyên là vùng rừng núi trùng điệp, hiện nay gồm có 5 tỉnh: Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông1, Lâm Đồng nối tiếp nhau chạy dài theo hướng Bắc – Nam Phía Bắc giáp với tỉnh Quảng Nam; phía Nam nối liền với các tỉnh Đông Nam Bộ (tỉnh Bình Phước và Đồng Nai); phía Đông giáp tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận và Bình Thuận; phía Tây giáp với Lào và Đông Bắc Campuchia, với đường biên giới chung là

732 km (Nam Lào 288km, Đông Bắc Campuchia 444km) [34, tr 7] Tây Nguyên2

là vùng rừng núi, với nhiều núi cao, rừng rậm, có nhiều ngọn cao từ 1.500 đến trên 2.000m Do địa thế hiểm trở, Tây Nguyên có một thế đứng vô cùng lợi hại có thể khống chế hầu như toàn bộ khu vực xung quanh, giữ vị trí chiến lược quan trọng không những đối với miền Nam nước ta, mà cả với phần Nam Đông Dương

Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, rừng ở Tây Nguyên còn bạt ngàn, che phủ trên 80% diện tích tự nhiên Trong 5 cao nguyên Kon Tum, Pleiku, Đắk Lắk, Lang Biang, Di Linh có độ cao trung bình từ 700-800m, trong đó nổi lên một số dãy núi cao có giá trị khống chế các khu vực xung

tâm từ điển bách khoa quân sự - Bộ Quốc phòng thì Tây Nguyên có diện tích rộng khoảng 55.568,9km2, hay

theo Ban chỉ đạo Tây Nguyên, Tây Nguyên trên đường phát triển bền vững ở trang 19 có diện tích rộng khoảng 54.538km2 Còn theo Bộ Tổng tham mưu, Chuyên đề Chiến tranh du kích trên chiến trường Tây

Nguyên trong kháng chiến chống thực dân Pháp, Nxb QĐND, trang 7, thì Tây Nguyên có diện tích rộng

khoảng 37.000 km

Trang 16

quanh Hai cao nguyên Pleiku và Đắk Lắk nối liền nhau, hợp thành một vùng đất rộng ở trung độ Tây Nguyên, vùng đất này lại nối liền với Đông Bắc Campuchia tạo thành một chiến trường có dung lượng lớn ở phía bắc Đông Dương

Nằm vào khoảng giữa nam bán đảo Đông Dương, nơi có chung biên giới với Lào và Campuchia, Tây Nguyên có mạng lưới giao thông phong phú,

đa dạng, có thể ra Bắc, vào Nam, xuống đồng bằng ven biển, sang Lào và Campuchia Quốc lộ số 14 chạy từ Đà Nẵng lên phía Tây, xuyên suốt chiều dài Tây Nguyên vào đến Đông Nam Bộ Đường số 5 (nay là đường số 24) từ Thạch Trụ (Mộ Đức - Quảng Ngãi lên giáp với Đường 14 ở Đắk Tô (Kon Tum) Đường 19 từ cảng Quy Nhơn lên giáp Đường 14 ở thị xã Pleiku rồi chạy thẳng sang Đông Bắc Campuchia giáp với Đường số 13 ở phía Nam Thị

xã Stung treng Đường số 7 (nay là đường số 25) từ thị xã Tuy Hoà đi Cheo Reo và giáp với Đường 14 ở ngã ba Mỹ Thạch Đường số 21 nay là Đường số

26 từ Ninh Hoà (Khánh Hoà) lên đến thành phố Buôn Ma Thuột Đường số

11 (nay là Đường số 20) từ thị xã Phan Rang lên Đà Lạt Đường số 8 (nay là Đường số 28) ở phía Nam Thị xã Phan Thiết lên giáp với Đường số 20 ở Di Linh rồi chạy thẳng lên gặp Đường số 14 ở ngã ba Đắk Song Đường 20 từ ngã ba Dầu Giây (Đồng Nai) lên Đà Lạt Đường số 18 từ Đắk Tô (Kon Tum)

đi Nam Lào Tất cả các con đường này đều chạy qua các vùng núi cao, rừng rậm, lắm đèo, nhiều dốc quanh co, có đèo với chiều dài lên đến 20km

Hệ thống sông ngòi ở Tây Nguyên dọc ngang chằng chịt, lắm ghềnh nhiều thác; là nơi khởi nguồn của 4 hệ thống sông chính gồm: hệ thống sông

Pô Kô - Sê San ở Kon Tum đổ vào sông Mê Kông; hệ thống sông Ba - Ayun

ở Gia Lai đổ vào sông Đà Rằng chảy ra biển Đông; hệ thống sông Sêrêpôk ở Đắk Lắk đổ vào sông Mê Kông và hệ thống sông Đồng Nai ở Đắk Nông và Lâm Đồng chảy ra biển Đông Vào mùa mưa, nước dâng cao và chảy xiết

Nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, lại có độ cao trung bình từ 400m đến hơn 2.000m so với mực nước biển, có núi, cao nguyên và vùng trũng, khí

Trang 17

hậu Tây Nguyên vừa có những điểm chung, vừa có những điểm riêng, đan xen, phức tạp, gồm nhiều tiểu vùng, nhưng phổ biến là khí hậu nhiệt đới gió mùa cao nguyên, chia thành hai mùa rõ rệt: Mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10 dương lịch, thường gây ra lũ lớn, làm cho việc đi lại gặp nhiều khó khăn Mùa khô, phần lớn các con sông nhỏ và suối đều khô, cạn, nhất là ở Nam Tây Nguyên

Tây Nguyên là vùng đất đỏ ba dan lớn nhất nước ta Các loại cây cao

su, cà phê, chè đều rất thích hợp Do điều kiện địa hình đa dạng tạo cho Tây Nguyên không chỉ có thể trồng chủ yếu các loại cây công nghiệp mà còn có điều kiện phát triển nông nghiệp tương đối toàn diện Những vùng đất phù sa màu mỡ chạy dọc theo các con sông lớn ở Gia Lai, Đắk Lắk có thể làm nông nghiệp trồng lúa 2 đến 3 vụ trong một năm Tuy nhiên, nền kinh tế Tây Nguyên cho đến trước cách mạng tháng Tám 1945, đồng bào các dân tộc Tây Nguyên chủ yếu sống theo lối du canh, du cư, quanh năm thiếu đói Người Kinh chủ yếu làm trong các đồn điền của chủ tư bản Pháp, bị bóc lột nặng nề, cuộc sống thiếu đói, kham khổ, làm cho bức tranh kinh tế Tây Nguyên nghèo nàn, lạc hậu

Đơn vị cơ sở xã hội ở Tây Nguyên là buôn làng với những đại gia đình theo chế độ mẫu hệ Các gia đình trong một buôn đều có quan hệ thân tộc hoặc thích tộc ở những mức độ khác nhau, mối quan hệ đó là cơ sở để hình thành một cộng đồng của buôn, làng được duy trì khá bền vững

Xuất phát từ vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, trong điều kiện phải đương đầu với thiên nhiên khắc nghiệt nên đã hình thành trong mỗi cộng đồng các dân tộc những tập quán tốt trong sản xuất, sinh hoạt hàng ngày Đặc biệt, tinh thần đoàn kết, tương trợ giúp đỡ lẫn nhau và tinh thần thượng võ là đặc điểm nổi bật của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên Bên cạnh đó, Tây Nguyên vẫn còn tồn tại nhiều hủ tục lạc hậu như mê tín dị đoan, cúng cử, một số tập tục trong ma chay, cưới hỏi, tục giết ma lai.v.v Các yếu tố mê tín đã ảnh hưởng

Trang 18

và tác động nhiều đến cuộc sống sinh hoạt, đời sống sản xuất của đồng bào Những yếu tố này là tâm điểm để kẻ thù xâm lược lợi dụng, kìm hãm nhân dân các dân tộc trong vòng tăm tối, thực hiện chia rẽ dân tộc, thôn tính lâu dài

và làm giảm bớt tinh thần đấu tranh của nhân dân

1.1.2 Dân cư, truyền thống yêu nước và cách mạng

Tây Nguyên là nơi sinh sống của gần 30 dân tộc anh em, nhưng mật

độ dân số còn rất thấp Đến năm 1936, số lượng của một số dân tộc đông người nhất ở đây như sau: dân tộc Gia Rai có 151.300 người, Bana có 147.000 người, Sê Đăng có 12.160 người, Ê Đê có 80.000 người, Mạ có 34.150 người, M’nông có 31.160 và Kơ Ho là 64.4700 người [97, tr 255] Dân cư thưa thớt, tuyệt đại bộ phận đồng bào các dân tộc ít người thường sinh sống ở vùng núi cao hoặc các vùng đất bằng ở xa các đô thị Tuy không hình thành những vùng lãnh thổ tộc người riêng, nhưng mỗi bộ tộc đều quần

tụ trong một khu vực nhất định Các bộ tộc có số lượng đông thường theo nhóm người địa phương

Vào khoảng thế kỷ XVII, khi quân Nguyễn đánh vào Nghệ An, chiếm 7 huyện Nam sông Cả, bắt cư dân người kinh đưa vào sống ở vùng Tây Sơn; tiếp theo là một số dân lao khổ ở đồng bằng lên sinh cơ lập nghiệp, đến giữa thế kỷ XVIII đã có một số thôn ấp người Kinh ở vùng Tây Sơn thượng đạo Đến thế kỷ XIX, một số cư dân ở các tỉnh Quảng Ngãi, Quảng Nam, Bình Định và một số theo đạo Thiên chúa giáo, để lánh sự truy nã của triều đình Huế đã đến sinh sống ở Kon Tum, Gia Lai…

Ở Lâm Đồng, trước khi thực dân Pháp xâm lược nước ta lần thứ nhất, chỉ có đồng bào dân tộc ít người Khi xâm lược nước ta, đặt chân đến Lâm Đồng và phát hiện cao Nguyên Lang Biang và Di Linh (1893), đặc biệt sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất, thực dân Pháp mới ra sức bắt ép người Kinh

từ miền Bắc, miền Trung đưa lên xây dựng Đà Lạt, Di Linh và khai thác vùng Lâm Đồng Trong khi đó, ở Đắk Lắk, do chính sách ngăn cấm của thực dân

Trang 19

Pháp nên đến năm 1929 mới có người Kinh lên sinh sống Do đó, tính đến năm 1936, toàn Tây Nguyên mới chỉ có 30.750 người Kinh sinh sống [97, tr 255] và cho đến trước ngày cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, phần lớn người Kinh là công nhân ở các đồn điền, còn lại phần ít tham gia sản xuất nông nghiệp, số còn lại buôn bán nhỏ, làm nghề thủ công ở các thị xã, thị trấn Bên cạnh người Kinh, người Hoa đã đến Tây Nguyên khi các thị xã bắt đầu hình thành, chủ yếu sống bằng buôn bán

Về văn hoá, mặc dù có một số điểm khác nhau, nhưng tựu chung lại đồng bào các dân tộc Tây Nguyên vẫn còn lưu giữ và duy trì được những yếu

tố văn hoá thống nhất tiêu biểu cho nền văn hoá bản địa cổ đại Theo các tài liệu khảo cổ cho chúng ta thấy, Tây Nguyên thuộc vùng đất cổ, có lịch sử hình thành và phát triển lâu đời, đã tồn tại các tập đoàn dân cư cổ, đã định cư nông nghiệp phân bố khá rộng Tiêu biểu nhất vẫn là văn hoá Biển Hồ và văn hoá Cát Tiên Văn hoá Biển Hồ phân bổ khá rộng trên cao nguyên đất đỏ Pleiku và có quan hệ nhất định với Văn hoá Sa Huỳnh của cư dân ven biển Trung Bộ Các nền văn hoá đó góp phần tô đậm thêm truyền thống văn hoá và bức tranh tiền sử của các dân tộc Tây Nguyên

Nói đến Tây Nguyên, không thể nhắc tới kho tàng văn nghệ dân gian phong phú và nét độc đáo mang bản sắc văn hoá đặc trưng của cư dân cao nguyên, bao gồm văn học, âm nhạc, điêu khắc, múa hát, kiến trúc… với đặc trưng văn hoá gắn chặt với sinh hoạt cộng đồng và trở thành nhu cầu không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày của đồng bào các dân tộc vùng Tây Nguyên

Thông qua kho tàng truyện thần thoại, truyện cười, cổ tích, ngụ ngôn, chiến đấu… làm cho nền văn hoá dân gian Tây Nguyên mang nét đậm đà, tiêu biểu cho cách nghĩ, cách nhìn của đồng bào nơi đây Với những bản trường ca (người Bana gọi là Hơ-mon; người Gia Rai gọi là Hơ Ri; người Ê Đê gọi là Khan) là những bản hùng ca, ca ngợi những nhân dân kỳ vĩ, biểu hiện tinh thần chống áp bức, phản ánh khát vọng tự do, muốn phá vỡ những ràng buộc

Trang 20

của xã hội cũ Các bản trường ca Đam San, Xing Nhã, Đăm Di… không chỉ là niềm tự hào của Tây Nguyên mà còn có giá trị lớn trong kho tàng văn học và truyện cổ dân gian Việt Nam Ngoài ra, một số dân tộc ở Tây Nguyên còn có

“Luật tục ca”, một bộ phận của kho tàng ca dao, tục ngữ và cũng là cơ sở của các tập tục của nhân dân

Các dân tộc Tây Nguyên đã sáng tạo ra nhiều đạo cụ độc đáo như đàn

đá, đàn Tơ rưng, đàn Klong pút, các loại cồng chiêng… làm phong phú thêm đời sống âm nhạc và đời sống tinh thần của người Tây Nguyên

Ngoài điều kiện tự nhiên, kinh tế, văn hóa, xã hội phong phú, đa dạng, Tây Nguyên còn là vùng đất có truyền thống đấu tranh cách mạng kiên cường Trong lịch sử đấu tranh, nhân dân các dân tộc Tây Nguyên đã nhiều lần đứng lên chống lại các cuộc xâm lược của Xiêm La (Thái Lan), Vạn Tượng (Lào)… Ngay giữa thế kỷ XVIII, nhân dân Tây Nguyên đã nổi dậy mạnh mẽ dưới ngọn cờ của nghĩa quân Tây Sơn chống lại ách thống trị của chúa Nguyễn hà khắc ở Đàng Trong và chúa Trịnh ở Đàng Ngoài Những đàn voi chiến của nhân dân các dân tộc Tây Nguyên thuần dưỡng, huấn luyện là lực lượng đột kích chủ yếu của nghĩa quân Tây Sơn trong sự nghiệp thống nhất đất nước trong chiến dịch đại phá 29 vạn quân Thanh của người anh hùng áo vải Quang Trung - Nguyễn Huệ

Hiểu rõ vị trí và tầm quan trọng của địa bàn chiến lược Tây Nguyên, ngay từ giữa thế kỷ XIX để chuẩn bị cho quá trình xâm lược nước ta, thực dân Pháp đã cho hàng loạt tên gián điệp đội lốt giáo sĩ xâm nhập khảo sát địa dư, lập một số cơ sở Thiên chúa giáo trong những làng của đồng bào thiểu số Theo chân các giáo sĩ, những đoàn thăm dò, phái bộ quân sự của thực dân Pháp liên tiếp đến Tây Nguyên thực hiện âm mưu cai trị vùng đất chiến lược này Bằng các thủ đoạn thâm độc lừa bịp, mua chuộc, chia để trị đi đôi với trấn áp vũ trang, đến năm 1889, thực dân Pháp thiết lập chế độ “trực trị”, chính thức truất hẳn quyền hành của triều đình Huế khỏi Tây Nguyên Dưới ách thống trị tàn

Trang 21

nhẫn của quân cướp nước, người dân Tây Nguyên bị cướp đất đai để lập đồn điền; phải nộp sưu thuế, lao dịch cực kỳ hà khắc; nhân dân bị chìm đắm trong cảnh hủ bại “ngu dân” Với chính sách thống trị thâm độc của thực dân Pháp đã đẩy đồng bào vào cuộc sống ngày càng bần hàn, nạn đói triền miên

Tuy nhiên, với quyết tâm không chịu sống kiếp đời nô lệ, phát huy truyền thống bất khuất được hun đúc qua hàng nghìn năm lịch sử, đặc biệt bằng tinh thần thượng võ và ý chí kiên cường, đồng bào các dân tộc Tây Nguyên đã đứng lên cầm vũ khí chiến đấu chống quân xâm lược

Trong những năm 1885-1886, nhân dân vùng An Khê đã hưởng ứng mạnh mẽ chiếu Cần Vương cứu nước, hội tụ dưới cờ khởi nghĩa của Mai Xuân Thưởng (Bình Định), tiến hành san bằng nhiều cơ sở bàn đạp của quân xâm lược và thành lập các đội nghĩa quân Trong đó, nhân dân làng Tio (vùng Jrai) đã chặn đánh đoàn công cán của Công sứ Pháp Na-ven, buộc chúng phải rút chạy về Quy Nhơn Cùng thời gian này, đồng bào Ba Na, Xê Đăng ở Kon Tum đã sát cánh cùng nghĩa quân Bình Định, Quảng Ngãi đánh thực dân Pháp xâm lược Tiếp đó là cuộc nổi dậy quật khởi của đồng bào Xê Đăng ở Kon Tum (trong các năm 1901, 1909 và 1914); cuộc đấu tranh chống sưu thuế của nhân dân An Khê, Cheo Reo hưởng ứng phong trào Duy Tân; nổi bật

là cuộc khởi nghĩa của đồng bào Mơ Nông do Nơ Trang Lơng lãnh đạo, kéo dài hơn 20 năm (1912-1936)

Nhìn chung, những cuộc đấu tranh anh dũng của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên đã gây cho thực dân Pháp nhiều tổn thất nặng nề Ở nhiều vùng, nhân dân vẫn làm chủ núi rừng, nhiều buôn làng sống hiên ngang như những pháo đài bất khả xâm phạm Tuy nhiên, các phong trào đấu tranh trên đều chưa có một đường lối đúng đắn, chưa có một phương hướng lãnh đạo phù hợp và chưa có sự liên kết rộng rãi giữa các dân tộc, các lực lượng, các vùng miền Lực lượng nhỏ, yếu, phân tán, chiến đấu đơn lẻ nên tuy rất anh dũng, kiên cường nhưng cuối cùng đã thất bại

Trang 22

Ngày 3 tháng 2 năm 1930, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, đảm nhận

sứ mệnh lãnh đạo con thuyền cách mạng Việt Nam Ngay từ khi thành lập và suốt quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Đảng luôn coi trọng công tác dân vận, đặc biệt đối với đồng bào dân tộc ít người Nghị quyết về công tác trong các dân tộc ít người thông qua tại Đại hội lần thứ nhất của Đảng năm

1935 đã khẳng định: “Lực lượng đấu tranh của các dân tộc thiểu số là một lực lượng rất lớn Cuộc dân tộc giải phóng của họ là một bộ phận quan trọng trong cuộc cách mạng phản đế và điền địa ở Đông Dương” [58, tr 73]

Ở Tây Nguyên, ngay từ những năm 1928-1929, thị xã Kon Tum và Đà Lạt đã có cơ sở của Đảng Tân Việt Tiếp theo một số đảng viên Đảng cộng sản “vô sản hoá” hoặc tránh các đợt khủng bố của địch ở các tỉnh đồng bằng lên hoạt động ở các đồn điền Một số tổ chức quần chúng như Hội Ái Hữu, Cứu Tế đỏ, Công Hội đỏ lần lượt ra đời

Từ cuối năm 1930, nhằm khủng bố tinh thần cách mạng của những chiến sĩ cộng sản yêu nước và để uy hiếp, khủng bố tinh thần nhân dân, thực dân Pháp đã đưa nhiều chiến sĩ cách mạng vào cảnh tù đày khổ sai Ở Tây Nguyên, thực dân Pháp đã bắt bớ và đưa hàng trăm chiến sĩ cách mạng từ khắp cả nước vào giam giữ ở các nhà tù Kon Tum và Buôn Ma Thuột Với chế độ lao tù hà khắc, tù đày khổ ải, hàng trăm chiến sĩ cách mạng đã bị giết hại trên các công trường làm đường ở Đắk Tô, Đắk Pét (Kon Tum), Đắk Mil (Đắk Lắk) Nhiều cuộc đấu tranh liên tiếp nổ ra mà điển hình là cuộc đấu tranh của các chiến sĩ cộng sản diễn ra ngày 12 tháng 12 năm 1931 phản đối chế độ hà khắc của địch ở ngục Kon Tum

Bằng nhiều thủ đoạn nhằm ly gián, chia rẽ các chiến sĩ cách mạng với quần chúng nhân dân Nhưng qua các cuộc đấu tranh dũng cảm, kiên cường đó

đã làm cho quần chúng càng hiểu rõ hơn về cách mạng, về người chiến sĩ cộng sản Những cuộc tuyên truyền giáo dục vận động quần chúng mà trước hết là trong hàng ngũ hạ sĩ quan binh sĩ và công chức bộ máy thống trị đã đưa lại

Trang 23

nhiều kết quả Đến đầu năm 1931, ở thị xã Kon Tum đã thành lập được một chi

bộ Đảng Cộng sản trong binh lính ở nhà lao và một số chi bộ đường phố

Trong những năm 1931 đến cuối năm 1939, mặc dù bị địch đàn áp khủng bố ác liệt nhưng hạt giống cách mạng đã gieo mầm trên mảnh đất Tây Nguyên vẫn tồn tại Tuy vậy, phong trào cách mạng và những ảnh hưởng của Đảng Cộng sản mới phát triển chủ yếu trong đồng bào người Kinh Cơ sở cách mạng của Đảng trong đồng bào dân tộc thiểu số mới trong phạm vi một

số công chức, hạ sĩ quan binh sĩ, trong các làng người dân tộc ven thị xã, gần các đồn điền và những nơi có các chiến sĩ cộng sản lưu đày

Đầu năm 1945, chiến tranh thế giới thứ hai đang bước vào giai đoạn cuối Ngày 9 tháng 3 năm 1945, Nhật tiến hành đảo chính Pháp để tránh bị đánh úp phía sau Nắm thời cơ, phong trào cách mạng khắp từ Bắc, Trung, Nam diễn ra sôi nổi đã tác động mạnh mẽ đến tình hình Tây Nguyên

Các chiến sĩ Cộng sản đang bị giam cầm ở các nhà tù Kon Tum, Buôn

Ma Thuột kiên quyết đấu tranh để thoát khỏi ách giam cầm của địch trở thành hạt nhân lãnh đạo của các địa phương Tuy lúc này tổ chức Đảng ở một số tỉnh Tây Nguyên chưa được khôi phục, nhưng các đảng viên đã tự động bắt liên lạc với nhau để tổ chức và lãnh đạo phong trào đấu tranh cách mạng ở từng địa phương Một số tỉnh tuy chưa có cơ sở Việt Minh, nhưng quần chúng yêu nước chịu ảnh hưởng từ lâu của Đảng đã tổ chức ra một số tổ chức yêu nước vừa vận động nhân dân vừa tìm bắt liên lạc với Đảng

Mặc dù, trước ngày Nhật đảo chính Pháp, ở Tây Nguyên là nơi ít có cơ

sở Việt Minh và tổ chức Đảng trực tiếp lãnh đạo, nhưng khi có lệnh Tổng khởi nghĩa, với tinh thần yêu nước quật khởi, quần chúng nhân dân ở Tây Nguyên đã tự giác nổi dậy giành chính quyền Chỉ trong vòng 10 ngày (từ 18 đến 28 tháng 8 năm 1945), làn sóng cách mạng của đồng bào các dân tộc khắp các tỉnh ở Tây Nguyên đã quật đổ xiềng xích thống trị của thực dân, phong kiến, giành chính quyền về tay nhân dân, góp phần xứng đáng vào thắng lợi chung của dân tộc

Trang 24

Xuất phát từ đặc điểm, vị trí địa lý hiểm trở, liên hoàn, tài nguyên thiên nhiên phong phú đa dạng; nhân dân kiên cường dũng cảm, bất khuất trong đấu tranh bảo vệ buôn làng… Với những đặc trưng đó, Tây Nguyên chiếm một vị thế lợi hại, là địa bàn lý tưởng của chiến tranh du kích và cũng là đất căn cứ lâu dài và bền vững của cách mạng; là cơ sở để phát triển chiến tranh nhân dân trong những giai đoạn tiếp theo

1.2 Bước đầu lãnh đạo xây dựng lực lượng và tiến hành chiến tranh du kích của Đảng ở Tây Nguyên từ năm 1945 đến 1948

1.2.1 Chủ trương của Đảng về chiến tranh du kích ở Tây Nguyên

Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công Ngày 2 tháng 9, tại Quảng trường Ba Đình, Chủ tịch Chính phủ lâm thời Hồ Chí Minh đã trịnh trọng đọc bản Tuyên ngôn độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà Từ đây, dân tộc Việt Nam bước vào một kỷ nguyên mới, kỷ nguyên của độc lập, tự

do, thống nhất Nhân dân đã trở thành người làm chủ đất nước, tự mình quyết định con đường xây dựng cuộc sống mới tự do, hạnh phúc sau hơn 80 năm sống dưới ách đô hộ của thực dân Pháp và sau năm năm bị phát xít Nhật chiếm đóng

Vừa mới ra đời, con thuyền cách mạng Việt Nam do Đảng Cộng sản Đông Dương lãnh đạo, chèo lái phải đương đầu với muôn vàn khó khăn và thách thức Trong đó, nạn ngoại xâm trở nên ngày một bức thiết do chủ nghĩa đế quốc

và các thế lực phản động liên kết với nhau bao vây, chống phá quyết liệt

Bên cạnh đó, chính quyền cách mạng non trẻ cũng phải đương đầu với nhiều khó khăn, đặc biệt là nạn đói và nạn dốt Tất cả những khó khăn đó đã tạo nên một bức tranh được ví như “ngàn cân treo sợi tóc”

Đúng như dự đoán, chỉ sau chưa đầy một tháng giành độc lập, ngày 23 tháng 9 năm 1945, thực dân Pháp nổ súng gây hấn ở Sài Gòn, chính thức xâm lược nước ta một lần nữa

Trước tình thế thù trong giặc ngoài, khó khăn chồng chất khó khăn, ngày 25 tháng 11 năm 1945, Ban Thường vụ Trung ương Đảng ra bản Chỉ thị

Trang 25

“Kháng chiến, kiến quốc”, đề ra các nhiệm vụ chiến lược, nhiệm vụ trước mắt

và những chính sách lớn, trong đó xác định: “Cuộc cách mạng Đông Dương lúc này là cuộc cách mạng dân tộc giải phóng Cuộc cách mạng ấy đang tiếp diễn, nó chưa hoàn thành, vì nước ta chưa được hoàn toàn độc lập Khẩu hiệu vẫn là “Dân tộc trên hết”, “Tổ quốc trên hết” Kẻ thù chính của ta lúc này là thực dân Pháp xâm lăng”[50, tr 26]

Đầu năm 1946, thực dân Pháp mưu tính kế hoạch đưa quân Pháp ra miền Bắc thay thế quân Tưởng Ngày 28 tháng 2 năm 1946, tại Trùng Khánh, thực dân Pháp và Tưởng đã ký một bản hiệp ước – “Hiệp ước Hoa - Pháp”, trong đó Pháp nhân nhượng một số quyền lợi kinh tế cho chính quyền Tưởng trên đất Trung Hoa để Pháp được đưa quân ra miền Bắc Việt Nam Tưởng nhân nhượng với Pháp để rút quân về nước đối phó với Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc

Nhận thức đầy đủ tình hình mới, ngày 3 tháng 3 năm 1946, Ban

Thường vụ Trung ương Đảng ra Chỉ thị “Tình hình và chủ trương” Chỉ thị đã

nhận định: Hiệp ước Pháp – Hoa là biểu hiện sự thoả hiệp giữa bọn đế quốc với nhau Do vậy, “Vấn đề lúc này, không phải là muốn hay không muốn đánh Vấn đề là biết mình biết người, nhận thức một cách khách quan những điều kiện lợi hại trong nước và ngoài nước mà chủ trương cho đúng” [50, tr 43-44] Trung ương Đảng và Chính phủ, mà đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh đã quyết định chọn giải pháp đàm phán với Pháp với mục đích: “buộc quân Tưởng rút ngay về nước, tránh tình trạng một lúc phải đối đầu với nhiều

kẻ thù, bảo toàn lực lượng, tranh thủ thời gian hoà hoãn để chuẩn bị một cuộc chiến đấu mới, tiến lên giành thắng lợi”[120, tr 113] Đảng nhấn mạnh, trong khi mở cuộc đàm phán, ta phải: “không ngừng một phút, một công việc sửa soạn, sẵn sàng kháng chiến bất cứ lúc nào và ở đâu, mà còn phải hết sức xúc tiến việc sửa soạn ấy và nhất định không để cho việc đàm phán với Pháp làm nhụt tinh thần quyết chiến của dân tộc ta”[50, tr 46]

Trang 26

Tuy nhiên, thực dân Pháp đã bội ước, vi phạm những gì mà Chính phủ Việt Minh đã ký với Pháp Phân tích âm mưu và hành động vi phạm đó, Đảng CSĐD đã nhận ra: “Nhất định không sớm thì muộn Pháp sẽ đánh mình và mình nhất định cũng phải sẽ đánh Pháp”[50, tr 133] Đầu tháng 11 năm 1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu ra những công việc khẩn cấp lúc bấy giờ để chỉ đạo toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta gấp rút thực hiện, nhằm đối phó với cuộc chiến tranh chớp nhoáng của thực dân Pháp

Bằng thủ đoạn “việc đã rồi”, thực dân Pháp tăng cường khiêu khích,

mở các cuộc tấn công lấn chiếm Hải Phòng, Lạng Sơn và đổ bộ lên Đà Nẵng; tàn sát thảm khốc đồng bào ở phố Yên Ninh, Hàng Bún (Hà Nội), ngang ngược đòi tước vũ khí của tự vệ Hà Nội, đòi kiểm soát an ninh trật tự ở Thủ

đô Đến đây, thực dân Pháp đã “bước sang cuộc phiêu lưu quân sự mới trên cả nước của chúng”[99, tr 307] Những hành động ngang ngược đó của thực dân Pháp đã đặt Đảng, Chính phủ và nhân dân Việt Nam trước một tình thế không thể nhân nhượng thêm được nữa, vì tiếp tục nhân nhượng sẽ dẫn đến mất nước, nhân dân sẽ trở lại kiếp đời nô lệ

Trong hai ngày 17 và 18 tháng 12 năm 1946, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng mở rộng họp tại Vạn Phúc (Hà Đông) do Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ trì, kịp thời hạ quyết tâm phát động toàn dân kháng chiến trước khi thực dân Pháp thực hiện mở màn kịch đảo chính ở Hà Nội Mệnh lệnh kháng chiến được phát đi Vào lúc 20 giờ ngày 19 tháng 12 năm 1946, tất cả chiến trường trong cả nước đồng loạt nổ súng – cuộc kháng chiến toàn quốc bùng

nổ Trước khi kháng chiến toàn quốc bùng nổ, ngày 12 tháng 12 năm 1946 Ban Thường vụ Trung ương Đảng ra Chỉ thị Toàn dân kháng chiến, nêu một cách tóm tắt nội dung đường lối và chính sách kháng chiến, gồm mục đích, tính chất, chính sách, chương trình kháng chiến, cơ quan lãnh đạo kháng

chiến, khẩu hiệu tuyên tuyền…, trong đó, về cách đánh, Chỉ thị vạch rõ: “triệt

để dùng du kích, vận động chiến Bảo toàn lực lượng, kháng chiến lâu dài”[50, tr 150-151]

Trang 27

Đáp lại “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” thiêng liêng của Chủ tịch

Hồ Chí Minh, quân và dân cả nước đã nhất tề đứng lên kháng chiến kiến quốc Cuộc chiến đấu trên cả nước, đặc biệt tại các đô thị Bắc Vĩ tuyến 16 hồi đầu kháng chiến toàn quốc diễn ra trong suốt 2 tháng với hàng trăm trận đánh lớn nhỏ, đã giành được những thắng lợi, góp phần kìm giữ chân địch, hạn chế

mở rộng vùng chiếm đóng, đồng thời thực hiện tiêu thổ kháng chiến sơ tán nhân dân khỏi vùng có chiến sự… Các cơ quan, kho tàng, nhà máy, nguyên vật liệu được di chuyển về vùng căn cứ, chuẩn bị kháng chiến lâu dài Lực lượng vũ trang thực hiện vừa chiến đấu, vừa xây dựng

Để có cơ sở xây dựng lực lượng và tiến hành kháng chiến, ngày 12 tháng

1 năm 1947, giữa lúc quân và dân ta vây đánh giặc Pháp tại các thành phố, thì Hội nghị quân sự lần thứ nhất họp tại Chương Mỹ (Hà Đông) Hội nghị chỉ rõ: với viện binh đang kéo đến, thực dân Pháp sẽ mở “cuộc phản công và tiến công”, “cố tình đi sâu vào nước ta”, hòng “nuốt trôi nước ta”[8, tr 206] Từ đó, Hội nghị quyết định: “Nhiệm vụ chính lúc này là bảo toàn chủ lực để kháng chiến lâu dài” Do đó phải “tránh mũi dùi chủ lực của địch để bảo toàn chủ lực

và duy trì sức chiến đấu của bộ đội ta” Hội nghị quyết định: “Phát động chiến tranh du kích, không cho địch phát triển vị trí và tiến quân mau lẹ”[8, tr 207]

Để làm được điều đó, Hội nghị yêu cầu: “phải nắm bộ đội khi đánh rộng ra” và

“phải biết vận dụng chiến thuật căn bản của ta là du kích, vận động chiến, chú trọng đánh những trận tiêu diệt để làm cho ta hi sinh ít mà thu được kết quả nhiều, thực hiện càng đánh càng mạnh”[8, tr 207]

Đến Thu Đông năm 1947, thực hiện âm mưu “đánh nhanh thắng nhanh” nhằm “chụp bắt” cơ quan lãnh đạo đầu não và bộ đội chủ lực Việt Minh, nhanh chóng kết thúc chiến tranh, thực dân Pháp mở cuộc tiến công đánh lên Việt Bắc Với quyết tâm phá tan cuộc tấn công của giặc Pháp, bảo vệ

an toàn cơ quan đầu não kháng chiến, sau hơn hai tháng chiến đấu (từ ngày 7 tháng 10 đến ngày 21 tháng 12 năm 1947) quân và dân Việt Nam chiến đấu

Trang 28

anh dũng, bảo vệ an toàn cơ quan chỉ đạo kháng chiến, căn cứ địa cách mạng của cả nước, buộc địch phải rút khỏi Việt Bắc, kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh” thất bại hoàn toàn

Sau thất Việt Bắc Thu Đông 1947, thực dân Pháp chuyển sang thực hiện chính sách “lấy chiến tranh nuôi chiến tranh, dùng người Việt đánh người Việt” Theo đó, thực dân Pháp cho dựng lên chính phủ bù nhìn ở miền Nam, thực hiện chính sách bình định vùng tạm chiếm khốc liệt; tổ chức càn quét, triệt phá vùng

tự do của Việt Minh Đến đây trên chiến trường Việt Nam đã hình thành hai vùng rõ rệt xen kẽ nhau: vùng tự do và vùng địch tạm thời chiếm đóng

Trong không khí phấn khởi của toàn dân ta sau chiến thắng Việt Bắc, ngày 15 tháng 1 năm 1948, Ban Chấp hành Trung ương Đảng họp Hội nghị

mở rộng Hội nghị đặt nhiệm vụ năm 1948: “phát động chiến tranh du kích rộng rãi nhằm biến hậu phương địch thành tiền phương ta, buộc địch phải căng lực lượng ra để đối phó; tổ chức các chiến dịch tiến công trên các hướng địch yếu và sơ hở, nhằm tiêu hao, tiêu diệt một bộ phận sinh lực của chúng, phá biện pháp vết dầu loang và hệ thống cứ điểm của địch, đồng thời rèn luyện cho bộ đội chủ lực trưởng thành trên bước đường tiến tới vận động

chiến”[20, tr 69] Đồng thời, Hội nghị cũng chủ trương: “một mặt phát triển dân quân, phát triển chiến tranh du kích khắp nơi, nhất là trong vùng địch kiểm soát”[20, tr 69-70]

Chấp hành chủ trương của Đảng, nhân dân Việt Nam đã phát huy sức mạnh tổng hợp, từng bước làm thất bại các âm mưu của giặc Pháp; trong đó nổi lên phong trào phá tề của quân và dân ta trong vùng địch tạm chiếm được đẩy mạnh, bộ đội địa phương cùng dân quân du kích đã triệt phá, phá tan và làm rệu rã hàng ngàn tổ chức nguỵ tề cấp cơ sở Cùng với đó, bộ đội Việt Minh đẩy mạnh hoạt động tác chiến, mở liên tiếp nhiều chiến dịch từ Nghĩa

Lộ (1948), Đường số 3 (1948), Đông Bắc (1948)… góp phần kìm chế sự chống phá bình định của thực dân Pháp

Trang 29

Đối với Tây Nguyên, là địa bàn chiến lược quan trọng ở phía Nam Đông Dương, ngay từ tháng 11 năm 1945, Pháp đã tập trung một lực lượng lớn có hỏa lực và xe bọc thép yểm trợ từ Nam Bộ đánh vào Đắk Lắk, thực hiện âm mưu đánh nhanh thắng nhanh, chiếm Tây Nguyên làm bàn đạp tiến xuống đồng bằng

Ngay sau khi đánh chiếm được Tây Nguyên, thực hiện mưu đồ biến Tây Nguyên thành bàn đạp khống chế chiến trường Nam Đông Dương, thực dân Pháp tiến hành tách Tây Nguyên ra khỏi chủ quyền lãnh thổ Việt Nam Ngày 27 tháng 6 năm 1946, Cao uỷ Pháp ở Đông Dương đã ký sắc lệnh hợp nhất các tỉnh Tây Nguyên thành một đơn vị hành chính riêng, lập ra Uỷ phủ Liên bang các dân tộc Thượng miền Nam Đông Dương, trực thuộc Cao uỷ

Pháp Pháp gọi là “Xứ Tây Kỳ tự trị”

Để củng cố địa bàn chiếm được, thực dân Pháp tiến hành xây dựng hệ thống cứ điểm, củng cố các trung tâm thị xã, các huyện lỵ, cho quân tập trung chốt chặn nhiều vị trí quan trọng, nhằm ngăn chặn các lực lượng của Việt Minh từ đồng bằng đánh vào Bên cạnh đó, Pháp tìm mọi cách chia rẽ, phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc, hòng lôi kéo đồng bào Tây Nguyên chống lại cách mạng; gấp rút tổ chức “lực lượng vũ trang Cao Nguyên” để phục vụ cho mưu đồ chính trị lâu dài

Để đối phó lại với các âm mưu của thực dân Pháp trên chiến trường Tây Nguyên, thực hiện chủ trương “biến hậu phương địch thành tiền phương ta” mà Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng (tháng 1 năm 1948) đề ra, nhằm phát động phong trào đánh địch mạnh mẽ trên địa bàn, Hội nghị Phân ban kháng chiến hành chính Tây Nguyên tháng 1 năm 1948, trên cơ sở so sánh lực lượng đã đi đến quyết định: “Tiếp tục đưa các đội vũ trang công tác

đi sâu vào vùng nội địa Tây Nguyên; củng cố chính quyền ở những vùng ảnh hưởng của ta còn ít, lập những ban vận động chính quyền đi vào những nơi chưa có chính quyền để tổ chức và phát triển; kiện toàn tổ chức dân quân từ

Trang 30

Khu đến huyện, phát triển thêm dân quân, huấn luyện dân quân và phát động

du kích chiến tranh; các đơn vị người dân tộc và các đại đội độc lập trở về các địa phương phối hợp với các đội công tác” [34, tr 41]

Trên cơ sở các chủ trương của Trung ương Đảng và Nghị quyết của Hội nghị Phân ban kháng chiến hành chính Tây Nguyên, các cấp bộ Đảng ở địa bàn Tây Nguyên đã kịp thời ra nghị quyết, phát động du kích chiến tranh, đẩy mạnh kháng chiến toàn dân, toàn diện Ban cán sự Đảng tỉnh Đắk Lắk chủ trương thực hiện phương châm: “Ban xung phong công tác, đội vũ trang tuyên truyền, đại đội độc lập để gây dựng cơ sở địch hậu và phát động chiến tranh du kích vùng sau lưng địch” [1, tr 203] Ủy ban hành chính tỉnh Gia Lai một mặt chủ trương củng cố bộ máy tổ chức, một mặt chủ trương bố trí lại lực lượng trên địa bàn tỉnh, đẩy mạnh “xây dựng cơ sở và căn cứ bàn đạp, phát triển du kích chiến tranh” [2, tr 182] Ở Lâm Viên và Đồng Nai Thượng, nhanh chóng củng cố kiện toàn các cơ quan lãnh đạo tỉnh và chủ trương xây dựng các khu căn cứ cách mạng, chuẩn bị kháng chiến lâu dài…

1.2.2 Quân và dân Tây Nguyên tiến hành xây dựng lực lượng và phát động chiến tranh du kích

Khi thực dân Pháp đặt chân đến xâm lược Tây Nguyên, nơi đây vẫn là vùng còn gặp nhiều khó khăn sau ngày giành độc lập; chính quyền cách mạng mới được thành lập ở cấp tỉnh, thị xã, huyện, các đồn điền và một số xã ở ven thị

xã, huyện lỵ, dọc đường giao thông, còn lại đại bộ phận các buôn làng ở vùng cao, vùng xa hầu như chưa có tổ chức chính quyền và các đoàn thể cứu quốc; đội ngũ cán bộ trong bộ máy chính quyền và các đoàn thể cứu quốc các cấp còn thiếu và phần lớn là người Kinh, đa phần mới được tăng cường ở các tỉnh đồng bằng lên Khó khăn lớn nhất và trực tiếp nhất là ở một số tỉnh chưa có tổ chức Đảng, có tỉnh có một vài chi bộ, nhưng lại chưa có cơ quan lãnh đạo chung

Trước tình hình này, để sớm đưa Tây Nguyên vào hoạt động có tổ chức, Trung ương Đảng đã chỉ thị cho Xứ uỷ, Uỷ ban hành chính và Mặt trận

Trang 31

Việt Minh Trung Bộ, một mặt khẩn trương tìm mọi cách xây dựng và củng cố

bộ máy lãnh đạo các cấp ở Tây Nguyên, mặt khác chỉ thị cho các tỉnh ven biển đưa cán bộ lên Tây Nguyên xây dựng lực lượng, xây dựng cơ sở, chuẩn

bị kháng chiến

Đi đôi với công tác tổ chức, các Đảng bộ và chính quyền nhân dân các cấp đều khẩn trương đẩy mạnh việc tuyên truyền, giáo dục, thuyết phục nhân dân về tình hình đất nước, về âm mưu thủ đoạn của kẻ thù, các chủ trương, chính sách của Đảng, động viên mọi tầng lớp nhân dân ở địa phương hăng hái tham gia đóng góp sức người, sức của cho kháng chiến Nhiều đội tuyên truyền xung phong, đội công tác đi vào vùng sâu, vùng núi cao để vận động, giáo dục và thuyết phục quần chúng, xây dựng cơ sở, tổ chức chính quyền và các đoàn thể cứu quốc chuẩn bị cho chiến đấu lâu dài

Ngày 19 tháng 4 năm 1946, Đại hội các dân tộc thiểu số Nam Trung Bộ được tổ chức trọng thể tại thị xã Pleiku, trên 400 đại biểu các dân tộc thiểu số đến dự Đại hội vinh dự và vui mừng khi được Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư động viên Bức thư có đoạn: “Đồng bào Kinh hay Thổ, Mường hay Mán, Gia Rai hay Ê Đê, Sê Đăng hay Ba Na và các dân tộc thiểu số khác đều là con cháu Việt Nam, đều là anh em ruột thịt Chúng ta sống chết có nhau, sướng khổ cùng nhau, no đói giúp nhau… Giang sơn và Chính phủ là giang sơn và Chính phủ của chúng ta, vậy nên tất cả dân tộc chúng ta phải đoàn kết chặt chẽ để giữ gìn nước non ta, để ủng hộ Chính phủ ta”[132, tr 72]

Những lời căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã được các đại biểu ra

về tuyên truyền đến tận buôn, làng Nhân dân các vùng tổ chức liên hoan và

“lễ ăn thề” nêu cao quyết tâm đoàn kết dân tộc, đoàn kết Kinh - Thượng đánh giặc Pháp xâm lược

Chấp hành chủ trương của Trung ương Đảng, Xứ uỷ và Uỷ ban hành chính Trung Bộ đã tập trung chỉ đạo và tăng cường cán bộ để củng cố lại các cấp uỷ Đảng và cơ quan chính quyền các tỉnh, củng cố và xây dựng mới các

Trang 32

đơn vị vũ trang cách mạng, chú trọng xây dựng các đơn vị là người dân tộc, đồng thời củng cố lại Phân ban Quốc dân thiểu số miền Nam Trung Bộ để thống nhất chỉ đạo công tác vận động quần chúng, đặc biệt là đồng bào các dân tộc ít người, vùng sâu, vùng xa, vùng địch kiểm soát ở cả Tây Nguyên và miền Tây các tỉnh đồng bằng

Tháng 7 năm 1946, Tiểu đoàn Nơ Trang Lơng gồm toàn thanh niên người dân tộc được thành lập và trở về bám địa phương Các đơn vị vệ quốc đoàn đã chiến đấu ở Tây Nguyên sau khi được củng cố cũng lần lượt được lệnh trở lại bám trụ và chiến đấu tại chiến trường Tây Nguyên Các đơn vị đã cùng các đoàn cán bộ cơ sở tiến sâu vào vùng tạm bị địch chiếm ở Ma-đờ-rắc, Buôn Hồ, Cheo Reo, An Khê Lực lượng gây cơ sở ở Kon Tum tiến vào các vùng Com Rẫy, Đắk Lây Ở Lâm Đồng, Uỷ ban nhân dân Lâm Viên cử đồng chí Trương Văn Hoàn về Phan Rang, từ đó tổ chức đường dây liên lạc hợp pháp đưa truyền đơn, tài liệu lên Đà Lạt Một số cán bộ khác lọt vào làm việc

ở nhà máy điện, khách sạn Pa-la-ca, Nha Địa Dư…

Đến cuối năm 1946, nhiều vùng cơ sở dọc theo vùng giám ranh với đồng bằng và một số đồn điền đã được khôi phục Trong một số công sở, xí nghiệp của địch ở thị xã Đà Lạt đã có cán bộ cơ sở của ta lọt vào hoạt động Truyền đơn kêu gọi nhân dân đứng lên chống thực dân Pháp xâm lược xuất hiện ở Đà Lạt, Cầu Đất, Bờ Rân (Lâm Đồng) Hoạt động quân sự của lực lượng ta sôi động, phong trào chính trị phát triển khá Ta đã xây dựng cơ sở cách mạng ở 53 xã thuộc các huyện An Khê, Cheo Reo; các khu căn cứ Mường Hon (Kon Tum), Gia Hội (Gia Lai) được mở rộng Nhiều buôn ở Ma-đờ-rắc, Buôn Hồ lập làng chiến đấu để chống giặc

Để phù hợp với tình hình và điều kiện chiến trường, tháng 1 năm 1947, Trung ương Đảng và Chính phủ quyết định tổ chức lại chiến trường các tỉnh Tây Nguyên Theo đó, thành lập Phân khu 15, gồm tỉnh Kon Tum, phần phía Bắc tỉnh Gia Lai, miền Tây Quảng Nam và miền Tây Quảng Ngãi Cũng thời

Trang 33

gian này, Ban Chấp hành Đảng bộ Nam Trung Bộ cũng chỉ định Ban cán sự tỉnh Đắk Lắk gồm các đồng chí Nguyễn Khắc Tính, Nguyễn Trọng Ba, Ma Văn Khê để thống nhất lãnh đạo toàn tỉnh

Sau ngày thành lập, Phân khu 15 được Trung ương Đảng, Chính phủ và

Bộ chỉ huy Khu 5 tăng cường cho một tiểu đoàn, 3 đại đội, một số đội công tác; đồng thời, điều phần lớn Trung đoàn 94 và 95 lên Gia Lai Tỉnh uỷ và Uỷ ban kháng chiến Gia Lai rút thanh niên bổ sung và tách Đại đội Đinh Đ’Rong thành 2 đại đội Y Bin Bắc và Y Bin Nam, Bộ chỉ huy Khu 6 đưa toàn bộ Trung đoàn 791

lên Đắk Lắk

Trong lúc quân và dân khắp cả nước đang ra sức gây dựng cơ sở cách mạng, chuẩn bị lực lượng, thì trong suốt mùa Hè năm 1947, thực dân Pháp ra sức tăng cường lực lượng, chuẩn bị một đòn tiến công “chớp nhoáng” đánh lên Việt Bắc, ý định bắt gọn cơ quan đầu não chỉ huy của ta, kết thúc chiến tranh Nắm chắc âm mưu này của địch, ngày 15 tháng 9 năm 1947, Ban Thường vụ Trung ương Đảng ra chỉ thị: “Sửa soạn phá những cuộc tiến công lớn của địch”[8, tr 228]

Nhận rõ mục tiêu chính trong đợt tiến công này của quân Pháp là chiến trường chính miền Bắc, quân dân Nam Trung Bộ nói chung, các tỉnh Tây Nguyên nói riêng một mặt đẩy mạnh công tác bố phòng vùng tự do, sẵn sàng đối phó với những tình huống bất ngờ và phối hợp với cả nước đối phó với các âm mưu của địch, mà chủ yếu là chuẩn bị đầy đủ hoạt động sâu vào trong vùng địch tạm chiếm

Nghiêm chỉnh chấp hành mệnh lệnh, khi quân Pháp mở cuộc tiến công lên Việt Bắc ngày 7 tháng 10 năm 1947, tại Tây Nguyên đã đẩy mạnh hoạt động phối hợp chia lửa, đồng thời lợi dụng lúc địch đang tập trung và khốn đốn

ở Việt Bắc, các đội xây dựng cơ sở và lực lượng vũ trang ở Tây Nguyên đã đi

1 Tháng 3 năm 1947, Trung đoàn 79 và Tiểu đoàn Nơ Trang Lơng hợp nhất thành Trung đoàn 84 Các đồng chí Lê Lương làm Trung đoàn trưởng, Nguyễn Trọng Ba làm Chính trị viên

Trang 34

sâu vào các vùng đồng bào dân tộc, tuyên truyền, phát động và vận động đồng bào không nghe theo địch, không đi lính cho địch, đồng thời xây dựng cơ sở cách mạng, chính trị và vũ trang, làm cơ sở để đối phó lại với các âm mưu của địch Đồng thời, liên tiếp tiến công nhiều vị trí của chúng, vừa tranh thủ phát động nhân dân mở rộng vùng du kích và căn cứ du kích Do vậy, chỉ trong vòng 3 tháng cuối năm, chính quyền cách mạng đã được thiết lập trong phần lớn đồng bào theo đạo thiên chúa dọc đường số 5 từ Kon Plong đến Đắk Hà, Đắk Tô Đây là một thành công lớn của Đảng trong công tác vận động quần chúng, nhất là vùng theo đạo Nó chứng tỏ một khi chính sách dân tộc và chính sách tôn giáo của Đảng được tổ chức thực hiện chu đáo, đầy đủ, sẽ tạo ra sức mạnh to lớn làm thất bại mọi thủ đoạn xuyên tạc, chia rẽ của quân địch

Đến cuối năm 1947, chính quyền cách mạng đã được thành lập trong

700 làng ở Tây Nguyên Trong đó, toàn tỉnh Kon Tum đã xây dựng được chính quyền cách mạng ở 200 làng; nhân dân tự động rào làng, cắm chông, tổ chức bố phòng chống địch Ở Gia Lai, cơ sở cách mạng phát triển mạnh dọc hai bên đường 19; một số đội vũ trang công tác đã vượt đèo Mang Yang, bắt liên lạc được với công nhân ở các đồn điền Đắk Đoa, Biển Hồ Ở Đắk Đoa, các đội công tác đã xây dựng được cơ sở trong một số buôn ở Đông Bắc M’Đrak vùng Krông H’mang ở Buôn Hồ và vùng phía Đông sông Ba ở Cheo Reo Các đội vũ trang công tác của Đồng Nai Thượng đã bám được vào vùng ven B’Lao và Di Linh; cơ sở trong thị xã Đà Lạt tuy bị đánh phá ác liệt, vẫn tồn tại Bên cạnh đó, quân và dân Tây Nguyên còn đẩy mạnh công tác diệt tề, trừ gian, tiến công, tiêu hao, tiêu diệt từng bộ phận địch, hỗ trợ mạnh mẽ cho công tác xây dựng cơ sở

Sau thất bại ở Việt Bắc Thu Đông 1947, thực dân Pháp buộc phải thay đổi chiến lược “đánh nhanh thắng nhanh” sang đánh kéo dài, thực hiện chính sách “dùng người Việt đánh người Việt”, “lấy chiến tranh nuôi chiến tranh”, đưa một phần lực lượng ở miền Bắc quay về bình định miền Nam Từ mở

Trang 35

rộng vùng chiếm đóng, thực dân Pháp chuyển sang củng cố vùng chiếm đóng; thay thế những cuộc hành quân lớn bằng những cuộc hành quân nhỏ không nhằm trực tiếp tiêu diệt chủ lực ta mà nhằm phá hoại cơ sở kinh tế, cơ sở chính trị Thực dân Pháp coi miền Nam là nơi cung cấp lực lượng dữ trự chủ yếu cho cuộc chiến tranh

Ở Tây Nguyên, thực dân Pháp tìm mọi cách để nắm quyền thống trị Trong một thông tri của công sứ Pháp, đề ngày 8 tháng 7 năm 1947 cho rằng:

“Nếu đặt định đề là nước Pháp phải bám lấy Đông Dương bằng mọi giá, thì ngay từ bây giờ chúng ta phải có những lo liệu Nếu chúng ta thành công trong việc biến vùng cao nguyên thành một xứ hoàn toàn Pháp hoá, thì chúng

ta sẽ có một bàn đạp tuyệt diệu để chế ngự về mặt quân sự và sau đó về mặt chính trị một phần lớn ở Đông Dương Muốn cho cao nguyên biến thành Pháp, chúng ta phải loại trừ người An Nam, chúng ta phải tạo một quốc gia đối lập với xứ miền duyên hải Mục tiêu phải đạt là làm sao giữ vững Đông Dương lại cho nước Pháp”[16, tr 39] Thực hiện âm mưu đó, một mặt quân Pháp ra sức củng cố và mở rộng hệ thống cứ điểm, mặt khác thực hiện chiến thuật cứ điểm nhỏ và đội ứng chiến nhỏ liên tục đánh phá và càn quét, dồn nhân dân, đưa các con bài như chiêu an, phát triển tề điệp, mua chuộc các chủ già làng, tổ chức phát thẻ, chụp ảnh… để kiểm soát chặt chẽ nhân dân ta trong từng buôn làng

Cùng với đó, để lợi dụng triệt để chính sách chia để trị, thực dân Pháp đã cho dựng lên bộ máy nguỵ quyền ở khắp các địa phương, mở đại hội nhân dân

để mị dân, tuyên truyền chính sách chia rẽ giữa đồng bào Kinh và đồng bào Thượng, trưng cầu dân ý để chọn người đưa vào bộ máy chính quyền bù nhìn

Về chính trị: để thâu tóm về chính trị, thực dân Pháp đã thực hiện ba

chính sách lớn: một là “chính sách có mặt”: tức là thông qua bộ máy cai trị từ

tỉnh đến buôn làng, các đồn bốt và các cuộc thị sát hành chính nhằm mục đích

có thể uy hiếp và kèm chặt dân; hai là “chính sách muối”, dụng cụ sản xuất:

Trang 36

bằng những cách kiểm soát chặt chẽ những nhu cầu tối cần thiết của người

dân để buộc nhân dân phải lệ thuộc hoàn toàn vào chúng; ba là “chính sách không can thiệp”, đây là một trong những thủ đoạn thâm độc và mị dân, tức là

bề ngoài chúng làm như tôn trọng phong tục tập quán của bà con các dân tộc, nhưng thực chất là duy trì những tập tục lạc hậu, mê tín dị đoan nhằm kìm hãm nhân dân trong vòng tăm tối để dễ bề cai trị, duy trì các luật tục để cho bọn bù nhìn tay sai dễ bề đàn áp các cuộc đấu tranh của nhân dân, đề cao uy quyền của tù trưởng, nắm lấy tù trưởng để khống chế nhân dân

Về kinh tế: chúng cho khôi phục lại các sắc thuế cũ, tăng các loại thuế, đặc biệt là thuế thân Mở lại các đồn điền bắt nhân dân làm cực nhọc hơn trước

Bên cạnh đó, để thực hiện chính sách “lấy chiến tranh nuôi chiến tranh” thực dân Pháp tìm mọi cách cướp bóc thóc lúa, trâu bò, tài sản của nhân dân, làm cho nhân dân mất cái để làm ăn, dần lệ thuộc vào chúng

Về quân sự: nhằm thực hiện mưu đồ “biến cao nguyên thành một vùng hoàn toàn thuộc quyền cai trị của Pháp… chấm dứt sự du nhập của người Việt”[61, tr 43] và để tiến tới thực hiện triệt để chính sách chia để trị, thực dân Pháp chia Tây Nguyên thành 3 Phân khu và một Chi khu nằm trong vùng chiến thuật Nam Trung phần, xây dựng hệ thống các cứ điểm Trong đó, tập trung xây dựng Buôn Ma Thuột thủ phủ và là căn cứ quân sự quan trọng ở Tây Nguyên; đưa một tiểu đoàn lính khố xanh, một tiểu đoàn lính khố đỏ đóng ở đây, đồng thời cho gia cố thêm nhiều đồn bốt và các bốt gác quan trọng trên các trục đường…

Ở mỗi tỉnh, hệ thống cứ điểm hình thành từ nội địa lan dần đến vùng giáp ranh với các tỉnh lân cận, đặc biệt chúng chú ý xây dựng hệ thống cứ điểm chung quanh thị xã và các huyện lỵ, thị trấn dọc theo vùng giáp ranh với các tỉnh đồng bằng ven biển và dọc theo các đường giao thông

Ngoài các đơn vị lính Pháp, lính lê dương, thực dân Pháp đặc biệt coi trọng xây dựng các đơn vị người Thượng, như tập hợp lại số lính và hạ sĩ

Trang 37

quan người Thượng rã ngũ khi Nhật đảo chính, cho khôi phục cấp bậc, chức

vụ và cho truy lĩnh lương từ ngày về buôn, nâng lương, nâng cấp cho một số tên, chọn một số có văn hóa cho đi học sĩ quan, đặt ra ngạch sĩ quan người Thượng và phong quân hàm thiếu úy, trung úy cho một số tên, mua chuộc thành phần này về làm tay sai

Với việc thực hiện những mưu đồ đó, Pháp đã gây ra không ít khó khăn cho phong trào cách mạng của ta ở địa bàn Tây Nguyên Nhưng âm mưu nắm dân, chia rẽ Kinh - Thượng của thực dân Pháp đã thất bại ngay từ đầu Mặc

dù có lôi kéo được một bộ phận, nhưng nhìn chung phần lớn các tầng lớp như những nhân sĩ, tri thức người dân tộc có uy tín đã đi theo cách mạng, một số ít

bị kẹt lại hoặc bị chúng bắt đều không chịu hợp tác; một số ít ra làm cho chúng đều bị nhân dân khinh ghét, bất hợp tác

Nhằm mở rộng căn cứ, tạo điều kiện cho bộ đội hoạt động, ngày 28 tháng

8 năm 1948, Bộ Quốc phòng - Tổng Tư lệnh đã ra Huấn lệnh bàn về nhiệm vụ chiến lược của Nam Trung Bộ trong giai đoạn mới Sau khi vạch rõ tầm quan trọng của địa bàn chiến lược Tây Nguyên, Huấn lệnh chỉ thị: “Mở rộng căn cứ địa sau lưng Buôn Ma Thuột, Đà Lạt, hoạt động sang miền Đông, mở rộng căn

cứ địa bắc Kon Tum và mặt trận A Tô-Pơ, Sa-ra-van, Pắc Xế…”[36, tr 120]

Lúc này, chiến trường Khu 5 đã chia thành 2 vùng rõ rệt: vùng tự do và vùng địch tạm chiếm đóng Vùng địch tạm chiếm đóng có Tây Nguyên, địa bàn chiến lược trọng yếu khống chế cả miền Nam Đông Dương Khu căn cứ địa Nam – Ngãi – Bình – Phú đã trở thanh hậu phương trực tiếp của chiến trường Nam Trung Bộ và chỗ dựa vững chắc cho cuộc chiến đấu của nhân dân các dân tộc Tây Nguyên

Cũng trong thời gian này, Khu uỷ 5 và Uỷ ban kháng chiến Nam Trung

Bộ chỉ thị cho các tỉnh ở vùng tự do có trách nhiệm cụ thể trong việc cử cán bộ, đảng viên lên tăng cường cho các tỉnh Tây Nguyên, đồng thời giúp đỡ thiết thực về vật chất cho công tác gây cơ sở ở Tây Nguyên; Khu uỷ và Uỷ ban

Trang 38

kháng chiến Nam Trung Bộ cũng quyết định thành lập Văn phòng Tây Nguyên

để theo dõi chỉ đạo chặt chẽ phong trào kháng chiến ở địa bàn chiến lược quan trọng này và mở trường đào tạo cán bộ hoạt động địch hậu cho Tây Nguyên

Theo đó, gần 100 cán bộ các ngành của các tỉnh vùng tự do đã được đưa về Tây Nguyên hoạt động, có trách nhiệm giúp đỡ về vật chất, gây dựng phong trào cách mạng cho các tỉnh Tây Nguyên

Từ giữa năm 1948 trở đi, thực hiện chủ trương xây dựng và củng cố các lực lượng vũ trang cho phù hợp với tình hình nhiệm vụ mới, 10 đại đội độc lập và 14 đội vũ trang tuyên truyền hoặc vũ trang công tác lần lượt tiến vào nội địa Tây Nguyên Tiểu đoàn Nơ Trang Lơng trong biên chế của Trung đoàn 84 về hoạt động ở M’Đrac, Buôn Hồ, 2 đại đội Y Bin Nam và Y Bin Bắc về Nam An Khê và Bắc An Khê hoạt động

Mỗi đội vũ trang tuyên truyền hoặc vũ trang công tác khoảng 30 cán

bộ, chiến sĩ được lựa chọn kỹ, có phẩm chất chính trị tốt, trang bị gọn nhẹ, được cấp một số tiền Đông Dương để mua lương thực trong vùng địch Cấp

uỷ địa phương cử một số cán bộ có kinh nghiệm hoạt động vùng đồng bào dân tộc, thông thạo địa bàn, tiếng dân tộc mang theo nông cụ, muối, thuốc…

để cung cấp cho nhân dân Từng đội vũ trang tuyên truyền đều tổ chức một tổ, hoặc một ban xung phong đi trước nắm tình hình, làm công tác chuẩn bị mọi mặt, trong đó chú trọng công tác nắm đối phương, nắm tình hình của nhân dân, chuẩn bị đường sá, vật chất…

Thực hiện phương châm 3 cùng: “cùng ăn, cùng ở, cùng làm” nhiều

cán bộ, chiến sĩ trong các đội vũ trang tuyên truyền hoặc đội công tác đã thực hiện làm theo các phong tục địa phương như cà răng, căng tai, học tiếng nói, cởi trần, đóng khố đi sâu vào từng buôn, làng để tìm hiểu nhân dân, tìm hiểu các mối quan hệ xã hội, làm công tác vận động quần chúng cơ bản, tranh thủ già làng, trưởng bản, vô hiệu hoá hoặc trừng trị những tên tay sai có nhiều nợ máu với nhân dân…

Trang 39

Trong quá trình vận động gây dựng cơ sở, nhiều đội công tác đã coi trọng vận động các gia đình có có chồng, con đi lính làm tay sai cho Pháp, qua đó đã xây dựng được một số mối quan hệ trong hàng ngũ kẻ thù, tạo điều kiện cho bộ đội diệt đồn, rở rộng căn cứ Trận diệt hai đồn Plók và Iake trong một đêm của Đại đội Y Bin Nam là một điển hình

Cùng với việc xây dựng căn cứ, các địa phương đều chú trọng vận động nhân dân làm nhiều nương rẫy Gạo, muối của của các tỉnh đồng bằng đưa lên một phần dành lại tổ chức các kho dự trữ, phần còn lại chia phát cho nhân dân

Riêng năm 1948, tỉnh Gia Lai đã tiếp tế cho đồng bào các dân tộc trên 10.000 nông cụ và gần 90 tấn muối Tỉnh Đắk Lắk tổ chức hai điểm thu mua

ở Cheo Reo và Sơn Hoà để mua các hàng lâm thổ sản của đồng bào các dân tộc, lượng hàng hoá trao đổi hai chiều cả năm lên đến trên 200.000 đồng, cơ quan kinh tế các tỉnh còn hướng dẫn và cung cấp cho nhân dân các loại hạt giống và con giống

Đi đôi với việc cải thiện đời sống nhân dân, một số tỉnh còn chăm lo việc học tập văn hoá, tổ chức các lớp xoá mù chữ cho các cán bộ cơ sở và nhân dân các vùng căn cứ, hướng dẫn vệ sinh phòng bệnh, cung cấp thuốc men, thăm khám chữa bệnh cho nhân dân

Với hàng loạt các chủ trương và biện pháp tích cực, với tinh thần chịu đựng gian khổ, vượt lên mọi khó khăn của cán bộ, đảng viên, chiến sĩ, công tác phát động quần chúng gây cơ sở, bám đất, giành dân ở Tây Nguyên phát triển khá thuận lợi

Trên cơ sở lực lượng chính trị ngày một mở rộng, lực lượng vũ trang cơ

sở cũng từng bước được xây dựng Riêng ở hai tỉnh Gia Lai và Kon Tum, chỉ trong vòng 8 tháng, số buôn, làng có chính quyền cách mạng tăng gấp đôi năm 1947, lực lượng vũ trang, du kích được xây dựng rộng rãi Đến giữa năm

1948, tỉnh Đắk Lắk đã xây dựng được 455 du kích ở buôn, làng và hai trung đội du kích thoát ly 74 người Tỉnh Gia Lai có 1.040 du kích (79 du kích thoát

Trang 40

ly), tỉnh Kon Tum có 480 du kích (80 du kích thoát ly) Nhiều đội du kích đã bám nương rẫy để sản xuất và đánh các cuộc càn quét lùng sục của địch Giữa tháng 11 năm 1948, du kích Cheo Reo phối hợp với đội vũ trang tuyên truyền phá sập 4 cầu trên đường số 7 đoạn từ M’Lãnh đi Ainu Ở Kon Tum du kích Kom Trút xã Hiếc dùng ná bắn chết 2 sĩ quan Pháp khi chúng càn vào căn cứ

Như vậy, có thể thấy trong giai đoạn này nổi bật lên là quân và dân Tây Nguyên đã nắm vững quan điểm cách mạng của Đảng, quán triệt sâu sắc và từng bước tổ chức thực hiện đường lối kháng chiến một cách có hiệu quả, kiên trì với công tác vận động giáo dục thuyết phục quần chúng nhân dân đứng lên đấu tranh chống lại kẻ thù xâm lược, không để chúng lợi dụng chia

rẽ dân tộc Trong đó, đã từng bước xây dựng được một đội ngũ cán bộ và xây dựng cơ sở cách mạng, chấn chỉnh lực lượng, phát động chiến tranh du kích, đẩy mạnh các hoạt động đấu tranh với những âm mưu thâm độc của thực dân Pháp xâm lược trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên

1.3 Tiếp tục lãnh đạo chiến tranh du kích trong các năm 1949-1950

1.3.1 Chủ trương đẩy mạnh chiến tranh du kích trên toàn Tây Nguyên

Bước sang năm 1949, tình hình quốc tế và Đông Dương bất lợi cho thực dân Pháp Cách mạng Trung Quốc phát triển mạnh, Giải phóng quân đang tiến ào ạt xuống Hoa Nam Đế quốc Mỹ từng bước can thiệp sâu hơn vào Đông Dương Trong khi đó, tại nước Pháp, nội các Hăng-ri Cơi (Henri Queuille) lên nắm quyền vào tháng 1 năm 1949 đã tạo được sự ổn định nhất thời về chính trị, nhưng không sao giải quyết nổi những khó khăn về kinh tế, tài chính và nhu cầu của các cuộc chiến tranh xâm lược hải ngoại Ở Đông Dương mặc dù có sự tăng viện của hàng chục ngàn quân, nhưng do phải căng

ra đối phó với những cuộc tiến công ngày càng tăng của quân và dân ta nên Pháp vẫn ở trong tình trạng thiếu lực lượng nghiêm trọng Vùng tạm chiếm ngày càng mất ổn định Quân Pháp bị phân tán, phải đối phó khắp mọi nơi từ đồng bằng đến miền núi, sức chiến đấu bị sa sút nghiêm trọng

Ngày đăng: 28/06/2016, 16:59

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Đắk Lắk (2002), Lịch sử Đảng bộ tỉnh Đắk Lắk 1930-1954, Nxb CTQG, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử Đảng bộ tỉnh Đắk Lắk 1930-1954
Tác giả: Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Đắk Lắk
Nhà XB: Nxb CTQG
Năm: 2002
2. Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Gia Lai (2009), Lịch sử Đảng bộ tỉnh Gia Lai (1945-2005), Nxb CTQG, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử Đảng bộ tỉnh Gia Lai
Tác giả: Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Gia Lai
Nhà XB: Nxb CTQG
Năm: 2009
3. Ban Chỉ đạo Tây Nguyên (2006), Tây Nguyên trên đường phát triển bền vững, Nxb CTQG, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tây Nguyên trên đường phát triển bền vững
Tác giả: Ban Chỉ đạo Tây Nguyên
Nhà XB: Nxb CTQG
Năm: 2006
4. Ban Dân vận Trung ương (1999), Lịch sử công tác dân vận của Đảng Cộng sản Việt Nam 1930-1996, (sơ thảo), Nxb CTQG, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử công tác dân vận của Đảng Cộng sản Việt Nam 1930-1996
Tác giả: Ban Dân vận Trung ương
Nhà XB: Nxb CTQG
Năm: 1999
5. Bản đồ hành chính các tỉnh Tây Nguyên. Nguồn: http://taynguyen3.vast.vn/index.php?option=com_mapsdata&view=post&id=1:ban-do-hanh-chinh-vung-tay-nguyen Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bản đồ hành chính các tỉnh Tây Nguyên
6. Bản đồ Vị trí Tây Nguyên trong lãnh thổ Việt Nam. Nguồn: wikimedia.org/wikipedia/vi/e/e4/VietnameseRegions_vn.png Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bản đồ Vị trí Tây Nguyên trong lãnh thổ Việt Nam
7. Ban nghiên cứu Lịch sử Đảng Trung ương (1984), Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam (sơ thảo), Tập 1: 1920-1954, Nxb Sự thật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
Tác giả: Ban nghiên cứu Lịch sử Đảng Trung ương
Nhà XB: Nxb Sự thật
Năm: 1984
8. Ban nghiên cứu Lịch sử quân đội thuộc Tổng cục Chính trị, Viện Lịch sử quân sự Việt Nam (1994), Lịch sử Quân đội nhân dân Việt Nam, Tập 1, Nxb QĐND, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử Quân đội nhân dân Việt Nam
Tác giả: Ban nghiên cứu Lịch sử quân đội thuộc Tổng cục Chính trị, Viện Lịch sử quân sự Việt Nam
Nhà XB: Nxb QĐND
Năm: 1994
9. Ban Tổng kết chiến tranh – Trực thuộc Bộ Chính trị (1996), Tổng kết cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp – Thắng lợi và bài học, Nxb CTQG, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tổng kết cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp – Thắng lợi và bài học
Tác giả: Ban Tổng kết chiến tranh – Trực thuộc Bộ Chính trị
Nhà XB: Nxb CTQG
Năm: 1996
10. Ban Tổng kết chiến tranh trực thuộc Bộ Chính trị (2000), Chiến tranh cách mạng Việt Nam 1945-1975 thắng lợi và bài học, Nxb CTQG, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chiến tranh cách mạng Việt Nam 1945-1975 thắng lợi và bài học
Tác giả: Ban Tổng kết chiến tranh trực thuộc Bộ Chính trị
Nhà XB: Nxb CTQG
Năm: 2000
11. Phan Văn Bé (2001), Tư tưởng Hồ Chí Minh với các dân tộc Tây Nguyên, Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tư tưởng Hồ Chí Minh với các dân tộc Tây Nguyên
Tác giả: Phan Văn Bé
Năm: 2001
12. Phan Văn Bé (2008), N'Trang Lơng - anh hùng chống Pháp trên cao nguyên Mnông, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: N'Trang Lơng - anh hùng chống Pháp trên cao nguyên Mnông
Tác giả: Phan Văn Bé
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2008
13. Nguyễn Chí Bền, Vũ Ngọc Bình, Đào Huy Quyền, Nguyễn Minh San (1999), Địa chí Gia Lai, Nxb Văn hoá dân tộc, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Địa chí Gia Lai
Tác giả: Nguyễn Chí Bền, Vũ Ngọc Bình, Đào Huy Quyền, Nguyễn Minh San
Nhà XB: Nxb Văn hoá dân tộc
Năm: 1999
17. Bộ Quốc phòng - Ban Tổng kết chiến lược (1963), Âm mưu của Pháp ở Đông Dương (1928-1954), Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: m mưu của Pháp ở Đông Dương (1928-1954)
Tác giả: Bộ Quốc phòng - Ban Tổng kết chiến lược
Năm: 1963
18. Bộ Quốc phòng - Viện Lịch sử quân sự Việt Nam (1994), Lịch sử cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, Tập 1, Nxb QĐND, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp
Tác giả: Bộ Quốc phòng - Viện Lịch sử quân sự Việt Nam
Nhà XB: Nxb QĐND
Năm: 1994
19. Bộ Quốc phòng - Viện Lịch sử quân sự Việt Nam (1994), Lịch sử cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, Tập 2, Nxb QĐND, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp
Tác giả: Bộ Quốc phòng - Viện Lịch sử quân sự Việt Nam
Nhà XB: Nxb QĐND
Năm: 1994
20. Bộ Quốc phòng - Viện Lịch sử quân sự Việt Nam (1994), Lịch sử nghệ thuật chiến dịch Việt Nam trong 30 năm chiến tranh chống Pháp, chống Mỹ 1945 – 1975, Tập 1, Nxb QĐND, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử nghệ thuật chiến dịch Việt Nam trong 30 năm chiến tranh chống Pháp, chống Mỹ 1945 – 1975
Tác giả: Bộ Quốc phòng - Viện Lịch sử quân sự Việt Nam
Nhà XB: Nxb QĐND
Năm: 1994
21. Bộ Quốc phòng - Viện Lịch sử quân sự Việt Nam (1996), Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng quân đội nhân dân, Nxb QĐND, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng quân đội nhân dân
Tác giả: Bộ Quốc phòng - Viện Lịch sử quân sự Việt Nam
Nhà XB: Nxb QĐND
Năm: 1996
22. Bộ Quốc phòng - Viện Lịch sử quân sự Việt Nam (1997), Hậu phương chiến tranh nhân dân Việt Nam (1945-1975), Nxb QĐND, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hậu phương chiến tranh nhân dân Việt Nam (1945-1975)
Tác giả: Bộ Quốc phòng - Viện Lịch sử quân sự Việt Nam
Nhà XB: Nxb QĐND
Năm: 1997
23. Bộ Quốc Phòng - Viện Lịch sử quân sự Việt Nam (1997), Lịch sử chiến thuật phục kích (1945-1975), Nxb QĐND, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử chiến thuật phục kích (1945-1975)
Tác giả: Bộ Quốc Phòng - Viện Lịch sử quân sự Việt Nam
Nhà XB: Nxb QĐND
Năm: 1997

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w