Đảng bộ tỉnh Bắc Giang đã chú trọng phát triển hai thế mạnh này, nhưng vẫn tồn tại những khó khăn, yếu kém trong công tác chỉ đạo thực hiện nên ngành nông nghiệp chưa tương xứng với tiềm
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRUNG TÂM ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG GIẢNG VIÊN LÝ LUẬN CHÍNH
Trang 2Mục tiêu kinh tế của Việt Nam là phấn đấu trở thành một nước CNH, HĐH, chính vì vậy mà Đảng ta luôn luôn coi sản xuất nông nghiệp
là mặt trận hàng đầu và dành cho nền nông nghiệp những lợi thế đặc biệt
để ưu tiên phát triển
Sự nghiệp phát triển nông nghiệp tạo nền tảng quan trọng để xây dựng nông thôn mới và nông nghiệp phát triển trên nhiều mặt Xuất khẩu lúa gạo đứng thứ 2 trên thế giới, cà phê đứng thứ 3 trên thế giới Những kết quả thu được đã góp phần quan trọng vào sự nghiệp ổn định và phát triển nông nghiệp, nông thôn ở nước ta, qua đó khẳng định tầm quan trọng của nền sản xuất nông nghiệp
Đảng bộ tỉnh Bắc Giang sau khi đã quán triệt và vận dụng đường lối sáng tạo của Đảng đã đạt được những kết quả đáng khích lệ về nông nghiệp trong các năm gần đây Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã đạt được trong việc thực hiện đường lối chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn địa phương còn tồn tại nhiều vấn đề cần tiếp tục giải quyết, nghiên cứu, nhiều nguồn lực chưa được khai thác sử dụng hiệu quả
Bắc Giang thuộc vùng trung du miền núi, diện tích đất nông nghiệp và diện tích đất rừng tương đối lớn, là tỉnh có tiềm năng phát triển nông nghiệp
Trang 32
và lâm nghiệp Đảng bộ tỉnh Bắc Giang đã chú trọng phát triển hai thế mạnh này, nhưng vẫn tồn tại những khó khăn, yếu kém trong công tác chỉ đạo thực hiện nên ngành nông nghiệp chưa tương xứng với tiềm năng của tỉnh
Việc nghiên cứu tình hình sản xuất nông nghiệp, nông thôn của tỉnh Bắc Giang có ý nghĩa rất lớn, từ việc nghiên cứu rút ra những kinh nghiệm, bài học thực tiễn để góp phần đẩy mạnh nền sản xuất nông nghiệp, nông thôn của tỉnh
Với lý do trên, tôi xin chọn đề tài: “Đảng bộ tỉnh Bắc Giang lãnh đạo phát triển nông nghiệp, nông thôn từ năm 1997 đến năm 2006” làm luận
văn thạc sỹ, chuyên ngành lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam
2 Tình hình nghiên cứu đề tài
Nông nghiệp có vị trí đặc biệt quan trọng trong quá trình xây dựng và phát triển cách mạng xã hội chủ nghĩa Vì vậy Đảng và Nhà nước ta đã coi việc sản xuất nông nghiệp là mặt trận hàng đầu Chính vì vậy, đường lối, chủ trương của Đảng về chỉ đạo sản xuất đã được đề cập trong những công trình:
PTS Nguyễn Sinh Cúc (1995), Nông nghiệp Việt Nam 1945 - 1975,
Nxb Thống kê, Hà Nội
PGS Nguyễn Văn Bích (1994), Đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp -
thành tựu, vấn đề triển vọng, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội
PGS Trương Thị Tiến (1999), Đổi mới cơ chế quản lý kinh tế nông
nghiệp ở Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội
Chu Hữu Quý, Phát triển toàn diện kinh tế xã hội nông thôn, nông
nghiệp Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996
Đặng Kim Sơn, Nông nghiệp nông thôn Việt Nam sau 20 năm đổi mới
và phát triển, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2006
Trang 43
Ở tỉnh Bắc Giang đã có một số công trình nghiên cứu về nông nghiệp, nông thôn, một số tài liệu nghiên cứu phát triển giống và cây trồng như: tập
thể tác giả Phan Đại Doãn, Đinh Xuân Lâm: Bắc Giang- Những chặng đường
lịch sử, Nxb Chính trị quốc gia (2005); Nguyễn Quang Ân, Ngô Quang Toản: Địa chí Bắc Giang, Sở Văn hoá Thông tin Bắc Giang (2006) ; Nguyễn Công
Đồn: Lịch sử Đảng bộ huyện Lục Ngạn (1998); Trần Văn Đức: Lịch sử Đảng
bộ huyện Sơn Động, Nxb Chính trị quốc gia; Nguyễn Văn Vượng, LATS
nông nghiệp (2006): Nghiên cứu thực trạng sản xuất đặc tính nông sinh học
và một số biện pháp kỹ thuật góp phần nâng cao năng suất xoài ở tỉnh Bắc Giang; Hoàng Đăng Huyến, LATS: Nghiên cứu về đặc điểm dịch tễ, các yếu
tố ảnh hưởng đến bệnh tụ huyết trùng trâu, bò tại Bắc Giang, (2004), Hà
Nội…
Nhưng chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách tổng quát và chuyên sâu về tình hình phát triển nông nghiệp, nông thôn của tỉnh Bắc Giang trong một giai đoạn lịch sử cụ thể
3 Mục đích, nhiệm vụ đề tài
* Mục đích
Góp phần tình hiểu Đảng bộ tỉnh Bắc Giang đã vận dụng đường lối phát triển nông nghiệp, nông thôn của Đảng vào phát triển nông nghiệp, nông thôn của tỉnh trong những năm 1997 - 2006
Rút ra những thành tựu và một số bài học kinh nghiệm trong quá trình phát triển nông nghiệp, nông thôn ở tỉnh Bắc Giang
* Nhiệm vụ
Phân tích, đánh giá kết quả phát triển nông nghiệp, nông thôn của tỉnh Bắc Giang 1997 - 2006 Từ đó rút ra những kinh nghiệm để phát triển nông nghiệp, nông thôn ở giai đoạn sau
Trang 54
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng là quá trình chỉ đạo xây dựng nông nghiệp, nông thôn giai đoạn 1997 - 2006 của Đảng bộ tỉnh Bắc Giang
* Phạm vi nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu từ năm 1997 đến năm 2006 (năm 1997 là năm tỉnh Bắc Giang tái lập đến 2006 Đảng bộ tỉnh tổng kết, đánh giá tình hình sản xuất nông nghiệp, nông thôn)
5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
* Cơ sở lý luận: Chủ yếu dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin và những quan điểm của Đảng về xây dựng nông nghiệp, nông thôn ở nước ta
* Phương pháp nghiên cứu: Luận văn sử dụng phương pháp lịch sử và phương pháp logic, phương pháp so sánh, thống kê là chủ yếu Ngoài ra còn
sử dụng phương pháp biện chứng, điều tra chọn mẫu
6 Đóng góp của luận văn
Luận văn đã góp phần khái quát lại tình hình nông nghiệp, nông thôn của tỉnh Bắc Giang trước năm 1997, khi tỉnh chưa được tái lập Bên cạnh đó còn hệ thống quá trình chỉ đạo xây dựng nông nghiệp, nông thôn của Đảng bộ Bắc Giang.Từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm trong phát triển nông nghiệp, nông thôn của tỉnh Đồng thời luận văn còn cung cấp tư liệu cho việc nghiên cứu và giảng dạy lịch sử Đảng bộ địa phương trong thời kỳ đổi mới
7 Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Đặc điểm, tình hình nông nghiệp, nông thôn Bắc Giang
trước năm 1997
Chương 2: Đảng bộ tỉnh Bắc Giang lãnh đạo nông nghiệp, nông thôn
giai đoạn 1997 - 2006
Chương 3: Một số hạn chế chính trong phát triển nông nghiệp – nông
thôn và kinh nghiệm lãnh đạo phát triển nông nghiệp, nông thôn của Đảng bộ Bắc Giang
Trang 65
Ch-¬ng 1 ĐẶC ĐIỂM, TÌNH HÌNH NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN BẮC GIANG TRƯỚC NĂM 1997
1.1 Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Giang
Bắc Giang là một miền đất cổ, có truyền thống lịch sử gắn bó cùng với
cả nước trong suốt quá trình dựng nước và giữ nước Kể từ khi Thục Phán sáng lập nước Âu Lạc, kế tục nước Văn Lang của Vua Hùng, vùng đất này đã xuất hiện trên bản đồ đất nước Qua các thời kỳ lịch sử, tỉnh Bắc Giang ngày nay đã có nhiều tên gọi và địa giới hành chính khác nhau Do yêu cầu của lịch
sử cũng như về kinh tế - xã hội, tỉnh Bắc Giang đã trải qua nhiều lần sáp nhập
và chia tách với Bắc Ninh Năm 1962, theo quyết định của Quốc hội nước Việt Nam dân chủ cộng hoà hai tỉnh Bắc Giang và Bắc Ninh được sáp nhập thành tỉnh Hà Bắc, tỉnh lỵ đóng ở thị xã Bắc Giang Đến Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Hà Bắc (khoá IX), kỳ họp thứ 10, Quốc hội khoá IX (tháng 4/1996 tới tháng 11/1996) đã quyết định chia tỉnh Hà Bắc thành 2 tỉnh Bắc Giang và Bắc Ninh Như vậy, sau gần 34 năm hợp nhất tỉnh Bắc Giang được tái lập lại và chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01/01/1997, mở ra một giai đoạn mới trong quá trình phát triển của tỉnh
Bắc Giang là một tỉnh miền núi có diện tích là 3.822 km2 với dân số (năm 2005) là 1.563,9 nghìn người, đứng thứ 33 về diện tích và thứ 15 về dân
số trong 63 tỉnh, thành phố cả nước Tỉnh Bắc Giang có 9 huyện và 1 thành phố Phía Bắc và Đông Bắc giáp với Lạng Sơn; phía Tây và Tây Bắc giáp với Thái Nguyên; phía Nam và Tây Nam giáp Hải Dương, Bắc Ninh và thành phố
Hà Nội; phía Đông giáp Quảng Ninh
Bắc Giang có một số trục giao thông quan trọng của quốc gia chạy qua như đường quốc lộ 1A, đường sắt Hà Nội - Lạng Sơn… và nằm không xa các
Trang 76
trung tâm công nghiệp, đô thị lớn của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ Thành phố Bắc Giang cách thủ đô Hà Nội khoảng 50km và cách cửa khẩu quốc tế Đồng Đăng, Tân Thanh khoảng 90 – 100km
Vị trí địa lý đó đã tạo điều kiện thuận lợi cho Bắc Giang trong phát triển kinh tế liên vùng, giao lưu kinh tế - xã hội với các tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng, các tỉnh Đông bắc Việt Nam và với các tỉnh của Trung Quốc Cũng nhờ vị trí địa lý đó, Bắc Giang có thể phát huy lợi thế sẵn có của một tỉnh nhiều tiềm năng về đất, rừng và nguồn lực con người, đưa lãnh thổ này trở thành một đầu mối kinh tế quan trọng nối khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Đồng Đăng, Lạng Sơn với các tỉnh đồng bằng sông Hồng và các tỉnh ở Đông bắc nước ta
Địa hình Bắc Giang khá độc đáo, là tụ điểm cuối cùng của các cánh cung Ngân Sơn, Yên Lạc, Bắc Sơn, Đông Triều và cũng là khởi điểm trong
“dải đất chuyển tiếp bắc Châu thổ” [32, tr.125] Phía Đông nghiêng 300 – 500m, vùng núi phía Tây bắc (phía Bắc huyện Yên Thế) là chân của đồi núi thuộc địa phận Thái Nguyên đã thoải dần xuống phía Nam Khu vực này không có núi cao như phía Đông của tỉnh mà hầu hết là những đồi tròn có độ cao từ 100 – 200m, thấp dần xuống phía nam thành miền núi thấp trung du của Bắc Giang với độ dốc phổ biến dưới 50m Vùng trung du chủ yếu là đồi thấp xen kẽ với đồng bằng có độ cao trung bình dưới 100m gồm thành phố Bắc Giang, một phần huyện Hiệp Hoà, Việt Yên, Tân Yên bị cắt xẻ Đây là khu vực thuận lợi để phát triển cây ăn quả cũng như các cây lâu năm Vùng đồng bằng phù sa cổ ven sông Cầu, sông Thương… thuộc địa phận các huyện Việt Yên, Tân Yên, Hiệp Hoà, Yên Dũng, Lạng Giang không chỉ là địa bàn của cây lúa mà còn là nơi thuận lợi cho việc trồng một số cây ăn quả mũi nhọn của tỉnh Như vậy, địa hình đa dạng đã tạo điều kiện để Bắc Giang
Trang 8C, lượng mưa trung bình là 1.500 – 1.700mm, đáp ứng nhu cầu trồng trọt nhiều vụ trong năm Bắc Giang nằm sâu trong đất liền nên những cơn bão và áp thấp nhiệt đới từ biển Đông chuyển vào đã bị núi rừng chặn bớt, ít gây tác hại Như vậy, cùng với địa hình, khí hậu Bắc Giang đã tạo
ra nhiều thuận lợi cho một nền kinh tế nông nghiệp đa dạng về cơ cấu cây trồng và vật nuôi
Bắc Giang còn có nguồn tài nguyên đất đai lớn với hai nhóm đất chính
là nhóm phát sinh tại chỗ do quá trình phong hoá hình thành và nhóm đất bồi tích do quá trình bồi tụ phù sa hình thành Đất feralit màu vàng, đỏ vàng thuộc vùng gò đồi phát triển trên đá phiến sét, phiến sa và biến chất Loại đất này phân bố chủ yếu ở các huyện Sơn Động, Lục Nam, Lục Ngạn, Yên Thế rất thích hợp với cây công nghiệp (chè), cây ăn quả (vải thiều, nhãn, na, cam…) Đất phù sa cổ phân bố ở Sơn Động, Yên Thế, phù hợp với việc canh tác cây lương thực, thực phẩm Ngoài ra, ở tỉnh Bắc Giang diện tích đất đai chưa sử dụng còn rất lớn, khoảng 80 – 90 nghìn ha, trong đó đất có khả năng nông nghiệp khoảng 4,2 nghìn ha, đất có khả năng lâm nghiệp khoảng 70,5 nghìn
ha còn lại đất cho các mục đích khác (công nghiệp, du lịch, xây dựng đô thị)
Về mặt xã hội, Bắc Giang là nơi hội tụ của cư dân gần 20 tỉnh thành
trong cả nước với nhiều dân tộc anh em cùng chung sống Trong đó, dân tộc Kinh chiếm đa số, khoảng 87,9% còn lại là dân tộc Nùng, Tày, Sán chỉ, Cao Lan, Dao, Hoa Người Kinh sống tập trung ở các huyện trung du Các dân tộc thiểu số sống chủ yếu ở các huyện miền núi Người Sán Dìu tập trung ở
Trang 98
Lục Nam, Lục Ngạn; người Cao Lan – Sán Chí ở Lục Ngạn, Sơn Động, Yên Thế, người Dao rải rác ở các huyện miền núi Nhiều nơi, đồng bào xen canh xen cư trong từng cộng đồng làng bản
Người Bắc Giang có cuộc sống tinh thần phong phú, đa dạng: hát quan
họ cổ ở Việt Yên, hát ví hát chèo phổ biến trong tỉnh Đồng bào dân tộc thiểu
số có dân ca riêng của mình như hát soong hao, sli, lượn, soong cô… Vào dịp sang xuân hoặc lập thu, có rất nhiều lễ hội được tổ chức: hội đền Hả (Lục Ngạn), hội chùa Bổ Đà, hội nghè Nếnh (Việt Yên), hội Đa Mai (thành phố Bắc Giang)… Lễ hội dân gian gắn liền với tục cầu mưa, cầu mùa màng tươi tốt, cầu cuộc sống bình yên Lễ hội có phần lễ gắn với liền với cúng tế thần linh, phần hội có rước kiệu, vật, bơi chải, chạy chữ… Niềm cộng cảm của làng quê trong ngày hội được nâng cao, cá nhân và cộng đồng, địa phương và khu vực hoà nhập vào nhau vừa thế tục vừa thiêng liêng, góp phần gắn kết cộng đồng làng và liên làng
Làng quê Bắc Giang có tục kết chạ - một liên làng đặc biệt, tạo thế liên
kết các làng cùng nhau chia sẻ niềm vui, giao lưu văn hoá, giúp đỡ lẫn nhau khi gặp khó khăn hoạn nạn [37, tr.22] Ở các làng quê thường có đình, đền, chùa, là nơi sinh hoạt của cộng đồng thôn xóm để bàn luận việc nước, việc làng và để tiến hành lễ hội Tuy nhiều đình, chùa, đền miếu nhưng con người Bắc Giang không mang tính thần bí mà đậm đà tính nhân văn thấm sâu trong từng câu ví, điệu chèo, trong các hình tượng điêu khắc
Tốc độ tăng dân số của Bắc Giang trong mấy thập kỷ qua khá cao, từ khoảng 2% đến 3% [37, tr.23] Vào thập kỷ 90, công tác dân số và kế hoạch hoá gia đình được đẩy mạnh nên tỷ lệ phát triển dân số đã được hạ xuống còn 1,60% (năm 1997) Trong cơ cấu Bắc Giang, dân số nông thôn chiếm tỷ lệ
Trang 109
hơn 80% Trong thập kỷ 90, cơ cấu dân số đang có những chuyển biến theo
sự chuyển dịch của cơ cấu theo hướng CNH, HĐH
Kết cấu dân cư nhiều thành phần dân tộc đã tạo cho Bắc Giang có một truyền thống văn hoá vừa phong phú vừa đa dạng, đặc biệt là trong truyền thống, phong tục canh tác khiến cho nông nghiệp Bắc Giang mang nhiều màu sắc, phong thái hơn
Như vậy, với những đặc điểm về tự nhiên và xã hội, Bắc Giang đã có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển nông nghiệp đa dạng và phong phú Trên thực tế, nông nghiệp của Bắc Giang có một vị trí quan trọng đối với kinh
tế cả nước nói chung và kinh tế Bắc Giang nói riêng Đặc biệt là từ khi tái lập tỉnh cho tới nay, nền kinh tế của tỉnh đã có sự chuyển biến tích cực, mở ra một thời kỳ phát triển mới của tỉnh Bắc Giang
1.2 Chủ trương xây dựng nông nghiệp, nông thôn của Đảng bộ Bắc Giang và những thành tựu nông nghiệp trước năm 1997
1.2.1 Thời kỳ từ năm 1975 đến năm 1986
Sau thắng lợi mùa xuân năm 1975, miền Nam được hoàn toàn giải phóng, đất nước độc lập thống nhất và đi lên chủ nghĩ xã hội Nghị quyết lần thứ 24 của Ban chấp hành trung ương Đảng (khoá III) chỉ rõ nhiệm vụ của cách mạng nước ta lúc này là: “Với thắng lợi rực rỡ của mùa xuân năm 1975, cách mạng Việt Nam đã chuyển sang hoà bình, từ một nửa nước bị chủ nghĩa thực dân mới chia cắt và thống trị, sang cả nước độc lập thống nhất, từ hai nhiệm vụ chiến lược cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân và cách mạng xã hội chủ nghĩa sang một nhiệm vụ chiến lược là làm cách mạng xã hội chủ nghĩa và xây dựng chủ nghĩa xã hội trong cả nước” Thực hiện theo chủ trương của quyết định, Đảng bộ tỉnh Hà Bắc đã tiến hành liên tiếp các đại hội: Đại hội đại biểu lần thứ III (tháng 6/1976), Đại hội đại biểu lần thứ IV
Trang 1110
(tháng 11/1979) để đề ra những mục tiêu, phương hướng cho kinh tế toàn tỉnh, cùng quân dân cả nước thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ hai và chiến đấu bảo vệ Tổ quốc
Trong quá trình thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ 2 (1976 -1980), cấp
uỷ Đảng và chính quyền các cấp đã tập trung nhiều công sức xây dựng và củng cố quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa Đến năm 1978, gần 50% số hợp tác xã nông nghiệp của tỉnh có quy mô toàn xã Nhiều hợp tác xã có máy động lực, máy công tác và trong nhiều hợp tác xã đã thực hiện chế độ quản lý
tổ chức sản xuất đạt kết quả cao Trong toàn tỉnh đã có nhiều hợp tác xã nông nghiệp xây dựng được quỹ dự trữ để giải quyết khó khăn cho xã viên khi gặp thiên tai, khi giáp hạt Nhiều hợp tác xã trở thành hợp tác xã tiêu biểu với phong trào làm ăn tập thể như: hợp tác xã nông nghiệp Tân Mộc (Lục Ngạn), Cảnh Thuỵ (Yên Dũng) và Ngọc Thiện (Tân Yên)
Trong 5 năm 1976 - 1980 tỉnh Bắc Giang thực hiện 7 chiến dịch làm thuỷ lợi, cải tạo đất đạt hiệu quả tốt Nhiều công trình thuỷ lợi lớn như Cầu Sơn, Quang Hiển, Bảo Sơn, Đồng Thuỷ đã được xây dựng Các hợp tác xã nông nghiệp được củng cố và áp dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất Do đó, mặc dù còn gặp nhiều khó khăn song sản xuất nông nghiệp tỉnh Bắc Giang vẫn đạt được những thành tựu đáng kể
Tuy nhiên, mô hình tổ chức và quản lý kinh tế nông nghiệp cùng với cơ chế tập trung quan liêu bao cấp ở cả tầm vĩ mô và vi mô đã triệt tiêu tính tích cực, chủ động của người lao động, của hộ gia đình và của bản thân các hợp tác xã, các nông trường quốc doanh, làm mất động lực của sự phát triển Do
đó, những năm cuối thập niên 70 và đầu thập niên 80 của thế kỷ XIX, nền kinh tế miền Bắc cũng như cả nước đã bắt đầu bộc lộ những dấu hiệu khủng hoảng Nền kinh tế đất nước nói chung, Bắc Giang nói riêng, đặc biệt là kinh
Trang 1211
tế nông nghiệp - nông thôn đòi hỏi cần phải có sự thay đổi trong cơ chế quản
lý Chính vì vậy, ở kế hoạch 5 năm tiếp theo, Đảng ta đã có những đổi mới cục bộ trong cơ chế quản lý trong nông nghiệp: chỉ thị 100CT/TW của Ban bí thư Trung ương (1979) và Nghị quyết số 10 “về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp” (hay còn gọi là khoán 10 năm 1988) Hai hình thức khoán mới của Đảng đã tạo ra một bước phát triển mới trong sản xuất nông nghiệp do cơ chế quản lý trong các hợp tác xã được nới lỏng, ruộng đất được khoán tới từng hộ gia đình xã viên, người nông dân tự chủ hơn trong sản xuất
Bắc Giang là một trong những tỉnh đi đầu trong việc thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng Nếu như tháng 1/1981 Ban bí thư Trung ương đã ban chỉ thị 100CT/TW, chính thức quyết định chủ trương thực hiện cơ chế khoán sản phẩm cuối cùng đến nhóm và người lao động thì cũng ngay trong năm đó, các hợp tác xã nông nghiệp Bắc Giang đã tiến hành giao đất; giao rừng; giao sức kéo cho xã viên; tập thể chỉ tập trung làm nhiệm vụ điều hành các khâu: làm đất, thuỷ lợi, bảo vệ cây trồng, vật nuôi và quản lý sản phẩm theo mức khoán Từ đó, sức sản xuất được giải phóng, tư liệu sản xuất được sử dụng có hiệu quả hơn, kinh tế hộ gia đình chuyển biến tiến
bộ, kinh tế nông nghiệp có những bước phát triển nhất định
Như vậy, khoán 100 đã tạo ra một bước đột phát trong sản xuất nông nghiệp, phần nào khắc phục được những hạn chế trong cơ chế quản lý tập trung trước đây Song cơ chế khoán sản phẩm theo tinh thần của chị thị 100CT/TW vẫn còn thực hiện trên cơ sở sở hữu tập thể về tư liệu sản xuất và nhiều yếu tố của cơ chế quản lý cũ, hợp tác xã vẫn là đơn vị sản xuất kinh doanh chủ yếu nên sau một thời gian phát huy tác dụng tích cực, cơ chế khoán
100 đã bộc lộ những nhược điểm, hạn chế của nó Yêu cầu về một công cuộc đổi mới thực sự ngày càng trở nên cấp thiết
Trang 1312
1.2.2 Thời kỳ thực hiện đổi mới từ 1986 tới 1997
Thời kỳ này Bắc Giang thuộc tỉnh Hà Bắc
Đường lối đổi mới của Đảng về phát triển nông nghiệp, nông thôn Việt Nam là một nước nông nghiệp, phần lớn dân số là nông dân sống
ở nông thôn Vì vậy lãnh đạo nông dân cũng chủ yếu là phát triển sản xuất nông nghiệp và xây dựng nông thôn Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: “Nước
ta là môt nước nông nghiệp, muốn phát triển công nghiệp cũng như phát triển kinh tế nói chung phải lấy việc phát triển nông nghiệp làm gốc, làm chính” [27, tr.14] Theo Người, “Nông nghiệp là nguồn cung cấp lương thực và nguyên liệu, đồng thời là một nguồn xuất khẩu quan trọng; nông thôn là thị trường tiêu thụ to nhất hiện nay, cho nên cần phải cải tạo và phát triển nông nghiệp thì mới có cơ sở để phát triển các ngành kinh tế khác Phải cải tạo và phát triển nông nghiệp để tạo điều kiện cho các ngành kinh tế khác Phải cải tạo và phát triển nông nghiệp để tạo điều kiện cho việc công nghiệp hoá nước nhà Phải có một nền nông nghiệp phát triển thì công nghiệp mới có thể phát triển mạnh” [26, tr.14-15]
Lãnh đạo nông dân, phát triển sản xuất nông nghiệp, xây dựng nông thôn luôn là nhiệm vụ trọng yếu của Đảng Cộng sản Việt Nam qua các thời
kỳ lịch sử
Mười năm sau ngày đất nước hoàn toàn giải phóng, sản xuất nông nghiệp và xã hội nông thôn Việt Nam đã có những chuyển biến quan trọng, nhất là sau khi có chỉ thị số 100CT/TW của Ban bí thư Trung ương Đảng (khoá IV) Nhưng do những sai lầm chủ quan, duy ý chí và sự trì trệ của cơ chế quản lý quan liêu, bao cấp kéo dài, làm cho sản xuất nông nghiệp cũng như các lĩnh vực khác đã lâm vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng Trước nhu cầu bức xúc của đời sống xã hội, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng (tháng 12/1986) đã đề ra đường lối đổi mới toàn diện đất nước mà
Trang 1413
trước hết là đổi mới tư duy, nhất là tư duy kinh tế Đại hội nhấn mạnh: “Muốn đưa nền kinh tế sớm thoát khỏi tình trạng rối ren, mất cân đối, phải dứt khoát sắp xếp lại nền kinh tế quốc dân theo cơ cấu hợp lý” [13, tr.47], Đại hội chỉ rõ: “Nhiệm vụ trước mắt của những năm còn lại của chặng đường đầu tiên (1986 - 1990) là phải tập trung sức người, sức của thực hiện cho được 3
chương trình mục tiêu về lương thực - thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng
xuất khẩu”[13, tr.48] Sản xuất nông nghiệp tiếp tục được coi là mặt trận hàng
đầu, vì vậy cũng phải được đổi mới từ nhận thức đến cơ chế, từ chính sách đến điều hành, làm cho sản xuất nông nghiệp vận hành đúng quy luật khách quan, đưa nông nghiệp từ tình trạng tự cấp, tự túc sang sản xuất hàng hoá, phải đưa nông nghiệp tiến một bước theo hướng sản xuất lớn, nhằm yêu cầu chủ yếu là tăng nhanh khối lượng và tỷ trọng hàng hoá nông sản Nông nghiệp phải được ưu tiên đáp ứng những nhu cầu về đầu tư xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật, về vật tư, về lao động kỹ thuật; những nguồn đầu tư phải được sử dụng có hiệu quả Đầu tư cho nông nghiệp phải đồng bộ từ sản xuất đến chế biến vận chuyển, bảo quản để có nhiều sản phẩm cuối cùng Đảng ta cho rằng: “Củng cố, tăng cường kinh tế tập thể trên cả 2 mặt: nâng cao trình
độ tổ chức quản lý và tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật đi đôi với việc thực hiện quan hệ trao đổi, liên kết kinh tế quốc doanh, kinh tế gia đình trước hết là việc cung ứng vật tư, nguyên liệu, tiêu thụ sản phẩm Điều quan trọng nhất hiện nay là một mặt phải cải tiến, nâng cao trình độ quản lý của hợp tác xã, tập đoàn sản xuất, mặt khác phải từng bước hoàn thiện phương thức khoán sản phẩm cuối cùng đến nhóm và người lao động, tích cực xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới Giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa kinh tế Nhà nước, kinh tế quốc doanh và hợp tác xã nông nghiệp Phát huy vai trò chủ động trong sản xuất kinh doanh của hợp tác xã nông nghiệp” [13, tr.52]
Trang 1514
Năm 1987, ngay sau khi tiến hành Đại hội VI, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều văn kiện quan trọng nhằm giải quyết những vấn đề cấp bách đối với nông dân, nông nghiệp và nông thôn Ban chấp hành Trung ương Đảng đã liên tiếp họp bàn về những giải pháp cho vấn đề phân phối, lưu động Tại Hội nghị Trung ương lần thứ 2 (Khoá VI) tháng 4/1987, Hội nghị Trung ương lần thứ 3 (Khoá VI) tháng 8/1987, tiếp tục khẳng định Nghị quyết của Đại hội VI của Đảng và đưa ra định hướng cho một số chính sách đổi mới về ruộng đất Ban chấp hành Trung ương Đảng còn chỉ ra những quy định về giá
cả và lưu thông hàng hoá; thực hiện chính sách thu mua nông sản theo giá thoả thuận đã ban hành từ trước, phấn đấu thực hiện cơ chế một giá
Đầu năm 1988, Quốc hội thông qua Luật đất đai, đánh dấu một bước
phát triển mới trong sản xuất nông nghiệp Nhà nước giao quyền sử dụng ruộng đất ổn định, lâu dài cho các đơn vị và hộ xã viên, cho phép hộ xã viên
có quyền chuyển nhượng, sang bán thành quả lao động và kết quả đầu tư trên mảnh đất đã giao khoán; nghiêm cấm việc mua bán ruộng đất trái phép
Nghị quyết của Đại hội VI đã nhanh chóng đi vào cuộc sống, khuyến khích người nông dân đã đổi mới cách nghĩ, cách làm cho phù hợp với yêu cầu phát triển sản xuất hàng hoá của nền kinh tế thị trường Chính đường lối đổi mới của Đảng trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn đã khuyến khích, tạo điệu kiện cho sự phát triển của đất nước trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội
Đã cụ thể hoá nội dung đổi mới trong nông nghiệp theo Nghị quyết Đại hội VI của Đảng, ngày 5/4/1988 Bộ chính trị (khoá VI) ra Nghị quyết
10NQ/TW về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp Quan điểm cơ bản của
Đảng về quản lý nông nghiệp là coi Hợp tác xã như đơn vị kinh tế tự quản,
hộ gia đình xã viên là đơn vị kinh tế tự chủ, nhận khoán với Hợp tác xã Nghị quyết 10 chỉ rõ: Đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp nhằm khắc phục các
Trang 16- Giải quyết đúng đắn các mối quan hệ về lợi ích, nhất là bảo đảm lợi ích chính đáng của người sản xuất, trước hết là đối với người trồng lúa
- Mở rộng dân chủ, đề cao pháp chế, xây dựng nông thôn mới XHCN
- Đổi mới về tổ chức và cán bộ phù hợp với cơ cấu kinh tế và cơ chế quản lý mới
Nghị quyết 10NQ/TW đã thể hiện sự chuyển biến căn bản, rõ nét nhất của tư duy kinh tế, đổi mới chính sách đối với nông nghiệp, nông dân, nông thôn Từ đây sản xuất nông nghiệp và đời sống của nông dân có những thay đổi rõ rệt: người nông dân do tác động của cơ chế mới đã gắn bó với quá trình sản xuất, chủ động trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của mình
Tháng 3/1989, Hội nghị Ban chấp hành Trung ương lần thứ 6 (khoá VI)
đã khẳng định những chuyển biến rõ rệt trong sản xuất nông nghiệp từ khi thực hiện Nghị quyết 10 Hội nghị bổ sung làm rõ thêm tư tưởng đổi mới ở 3 quan điểm lớn:
- Mọi tổ chức sản xuất kinh doanh do người lao động tự động góp vốn, góp sức và được quản lý theo nguyên tắc dân chủ, không phân biệt quy mô, trình độ kỹ thuật, mức độ tập thể hoá là Hợp tác xã
- Hợp tác xã và tập đoàn sản xuất là đơn vị kinh tế hợp tác với nhiều hình thức sở hữu về tư liệu sản xuất
- Gia đình xã viên trở thành những đơn vị kinh tế tự chủ, ngoài việc nhận khoán sử dụng ruộng đất, thực hiện các hợp đồng với Hợp tác xã, còn
Trang 1716
chủ động phát triển sản xuất kinh doanh dưới nhiều hình thức, khuyến khích
xã viên làm giàu, đồng thời có chính sách, biện pháp cụ thể để giúp các hộ nghèo túng có thêm điều kiện để vươn lên làm ăn tốt
Hội nghị Trung ương 6 (khoá VI) còn chỉ rõ, những phương hướng và
cụ thể hoá đổi mới cơ chế quản lý vĩ mô của Nhà nước nhằm kiên quyết xoá
bỏ bao cấp, xác lập đầy đủ chế độ tự chủ trong sản xuất kinh doanh của các đơn vị kinh tế, xoá bỏ độc quyền trong kinh doanh, tạo môi trường và hành lang pháp lý cho các đơn vị sản xuất kinh doanh năng động
Như vậy, Nghị quyết 10 của Bộ chính trị, Nghị quyết Trung ương lần
thứ 6 (khoá VI) đã có sự điều chỉnh lớn trong đường lối, chính sách phát triển
nông nghiệp và cơ chế quản lý kinh tế nông nghiệp Những vấn đề cơ bản trong đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp đã được xác định, trong đó mũi đột phá vào khâu quyết định nhất là sở hữu tập thể Từ đó xác định rõ vai trò, vị
trí của kinh tế hộ nông dân, coi hộ nông dân là đơn vị kinh tế tự chủ, tạo điều kiện phát triển kinh tế hộ nông dân; hình thành nhận thức đúng đắn về kinh tế
hợp tác, mở ra các mối quan hệ mới giữa kinh tế hộ nông dân tự chủ với Hợp
tác xã; các đơn vị kinh tế quốc doanh, kinh tế tư nhân cũng tồn tại và phát
triển thống nhất trong nền kinh tế thị trường Mặt quan trọng nữa là đổi mới
chính sách vĩ mô của Nhà nước, tạo tiền đề cho mọi hoạt động sản xuất kinh
doanh, lưu thông trao đổi Những vấn đề cơ bản trên đây, đặc biệt là nhận
thức đúng đắn về kinh tế hợp tác, về vị trí, vai trò kinh tế hộ tạo ra động lực
to lớn trong nông thôn Nông nghiệp, nông thôn tìm lại chỗ đứng của mình để
phát triển trong xu thế đổi mới
Tháng 6/ 1991, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng được triệu tập Đánh giá tổng quát thành tựu đổi mới, Đại hội nêu rõ, sau hơn 4 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội VI, công cuộc đổi mới đạt được những thành tựu bước đầu rất quan trọng Thành tựu nổi bật là tình hình chính trị của
Trang 1817
nước ta ổn định, nền kinh tế có những chuyển biến tích cực song đất nước ta vẫn chưa thoát khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội, công cuộc đổi mới còn những mặt hạn chế, những vấn đề kinh tế - xã hội nóng bỏng chưa được giải quyết Đại hội xác định mục tiêu tổng quát trong 5 năm (1991 - 1995) là phải đưa đất nước ta cơ bản thoát khỏi tình trạng khủng hoảng Trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2000, Đại hội vẫn tiếp tục xem nông nghiệp là mặt trận hàng đầu Đại hội VII thông qua văn kiện quan trọng
Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội
Cương lĩnh nêu rõ: “phát triển nông - lâm - ngư nghiệp gắn với công nghiệp chế biến và xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu để ổn định tình hình kinh tế - xã hội”[14, tr.12]
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng chủ trương tiếp tục xây dựng nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, tiếp tục đổi mới quản lý kinh tế và khẳng định: “Để phát huy và kế hợp sức mạnh của tập thể và của
xã viên trong các hợp tác xã nông nghiệp, chúng ta chủ trương các hộ xã viên
là những đơn vị kinh tế tự chủ, đồng thời tăng cường vai trò của ban quản trị hợp tác xã trong việc quản lý, điều hành sản xuất và tổ chức dịch vụ ở những khâu và lĩnh vực mà hộ xã viên không có điều kiện làm hoặc làm không hiệu quả bằng tập thể Cùng với chính quyền và các đoàn thể, hợp tác xã góp phần thực hiện các chính sách xã hội và xây dựng nông thôn mới” [16, tr 111]
Tháng 6/ 1993, Hội nghị lần thứ 5 Ban chấp hành Trung ương Đảng
(khoá VII), đã ra Nghị quyết về Tiếp tục đổi mới và phát triển kinh tế - xã hội
nông thôn Trung ương đã đánh giá thực trạng nông nghiệp, nông thôn nước
ta, xác định mục tiêu, quan điểm đổi mới và phát triển kinh tế - xã hội nông thôn từ năm 1993 đến năm 2000 đồng thời đề ra phương hướng và giải pháp
cụ thể để đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế xã hội nông thôn, xây dựng nông thôn mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa
Trang 1918
Về mục tiêu, Nghị quyết ghi rõ: Một là, phát triển nhanh, vững chắc
nông - lâm - ngư, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ nông thôn, nâng cao chất lượng và hiệu quả kinh doanh để thu hút đại bộ phận lao động
dư thừa, tăng năng suất lao động, giải quyết vững chắc nhu cầu lương thực thực phẩm; đáp ứng nhu cầu nguyên liệu cho công nghiệp và tăng nhanh kim
ngạch xuất khẩu, bảo vệ môi trường sinh thái Hai là, cải thiện một bước đười sống văn hoá của nông dân, tăng diện giàu và đủ ăn, xoá đói giảm nghèo Ba
là, xây dựng nông thôn mới
Trên cơ sở xác định các quan điểm phát triển kinh tế xã hội nông thôn trong thời kỳ mới, Hội nghị đề ra phương hướng và giải pháp phát triển kinh
tế - xã hội nông thôn, thể hiện trên những điểm chủ yếu là: Đổi mới cơ cấu
kinh tế nông nghiệp theo hướng coi trọng đúng mực sản xuất lương thực; tăng
nhanh sản lượng, năng suất, nâng cao chất lượng sản xuất và chế biến lương thực Tăng tỷ trọng chăn nuôi trong giá trị sản phẩm nông nghiệp Thâm canh
mở rộng diện tích một số cây công nghiệp, mở rộng phát triển cây ăn quá và
xây dựng thuỷ sản thành ngành kinh tế mũi nhọn Chuyển dịch cơ cấu kinh
tế nông thôn theo hướng phát triển mạnh, vững chắc có hiệu quả công nghiệp
- dịch vụ nông thôn Khôi phục và phát triển làng nghề truyền thống, xây dựng những cơ sở thiết yếu phục vụ công nghiệp hoá nông nghiệp, nông thôn (tăng nhanh tỷ trọng của những ngành này trong cơ cấu công - nông - dịch
vụ) Thực hiện nhất quán chính sách kinh tế nhiều thành phần vận động theo
cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa Trên cơ sở tiếp tục phát huy vai trò tự chủ của kinh tế hộ mà đổi mới
hình thức, nội dung kinh doanh và cơ chế hoạt động của Hợp tác xã Đổi mới doanh nghiệp Nhà nước, nâng cao hiệu quả kinh doanh và làm tốt chức năng chủ đạo về vốn, khoa học công nghệ, thị trường, khuyến khích phát triển kinh
Trang 20Từ sau Nghị quyết Trung ương 5, các Nghị quyết của Đảng tiếp tục được phát triển, bổ sung thêm đường lối đổi mới nông nghiệp, nông thôn Đường lối đổi mới của Đảng được hoạch định, phát triển ở Đại hội VI, VII, Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ và các Hội nghị Trung ương thực sự có tác dụng tháo gỡ những cản trở, trì trệ của cơ chế cũ và mở ra hướng phát triển mới cho nông nghiệp, thực hiện CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn cho cả nước nói chung và cho nông nghiệp tỉnh Hà Bắc, Bắc Giang nói riêng
Đảng bộ Hà Bắc lãnh đạo nông dân thực hiện đường lối đổi mới của Đảng về phát triển nông nghiệp, nông thôn
Theo chủ trương của Nghị quyết 10 của Bộ chính trị, Nghị quyết Trung ương lần thứ 6 (Khoá VI), Nghị quyết Trung ương 5 của Trung ương Đảng, Đảng bộ tỉnh Hà Bắc đã nhanh chóng có những Quyết định quan trọng nhằm thực hiện đổi mới nông nghiệp, nông thôn của tỉnh
Trang 2120
Thực hiện Nghị quyết 10 của Bộ chính trị về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp Tỉnh uỷ và Uỷ ban Nhân dân Hà Bắc đã ra Quyết định số 678 cùng với Luật đất đai năm 1993 về việc giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích sản xuất nông nghiệp Tỉnh uỷ Hà Bắc đã tiến hành giao đất nông nghiệp cho hộ nông dân sử dụng ổn định lâu dài Đồng thời, tỉnh còn khuyến khích mạnh mẽ các hộ nông dân nhận đất trống đồi núi trọc, đặc biệt là ở vùng sâu vùng xa để thực hiện trồng rừng Thậm chí, những cá nhân và tổ chức ngoài tỉnh có đủ điều kiện, tự nguyện đến nhận đất trống đồi núi trọc để đầu tư khai thác cũng được giao đất để phát triển kinh tế bằng những hình thức như kinh tế
tự chủ, nông trại gia đình hoặc trang trại
Để triển khai Nghị quyết 10 của Bộ chính trị, Đảng bộ tỉnh Hà Bắc đã
ra quyết định 63 -64 với nội dung: chia đất nông nghiệp ổn định lâu dài cho các hộ nông dân Với quyết định này, người nông dân đã tự chủ hơn trong sản xuất, mạnh dạn áp dụng khoa học - kinh tế vì thế mà năng suất gieo trồng tăng cao, sản lượng lương thực tăng nhanh Từ năm 1986 đến năm 1996, tổng sản lượng lương thực quy thóc tăng từ 306 nghìn tấn lên 455,4 nghìn tấn, bình quân lương thực đầu người tăng từ 270,4kg năm 1986 lên 314 kg năm 1996 Sản lượng các cây công nghiệp cũng tăng cao: sản lượng lạc vỏ năm 1986 đạt 5.632 tấn, năm 1995 đạt 7.478 tấn; sản lượng đỗ tương từ 4.530 tấn năm 1986 tăng lên 5.974 tấn năm 1995 [3, tr.26]
Trong sản xuất lâm nghiệp, việc giao đất khoán rừng tới từng hộ gia đình đã mang lại nhiều thanh đổi đối với công tác bảo vệ rừng Việc trồng cây gây rừng phủ xanh đất trống đồi núi trọc, việc chăm sóc, bảo vệ rừng, bảo vệ cây mới trồng đạt kết quả tốt Trong những năm 1986 - 1990, diện tích rừng
bị cháy giảm 85%; diện tích rừng bị phá giảm 35% Bên cạnh đó, cán bộ tỉnh còn hướng dẫn tổ chức nông dân thực hiện các dự án của của Nhà nước và
Trang 2221
các dự án 327, dự án PAM, dự án đầu tư của các nước Ôxtrâylia, dự án Đức,
dự án của Hoàng Gia Thái Lan Vì thế, diện tích trồng rừng ngày càng tăng: năm 1995 là 5.575 ha, đến năm 1996 đạt 4.613 ha, trong đó trồng rừng theo
dự án 327 năm 1995 đạt 3.510 ha, năm 1996 đạt 2.891ha [37, tr.42]
Một trong những thế mạnh của tỉnh cũng được Đảng quan tâm phát huy, đẩy mạnh phát triển là cây ăn quả Các cấp uỷ từ tỉnh tới cơ sở đã tập trung chỉ đạo việc trồng các loại cây ăn quả như: vải thiều, na dai, hồng, dứa và bước đầu đã mang lại hiệu quả kinh tế cao Bà con nông dân trong tỉnh hưởng ứng mạnh mẽ chủ trương đó nên diện tích và sản lượng cây ăn quả không ngừng tăng nhanh Đến năm 1996, toàn tỉnh đã trồng được 13.000 ha cây ăn quả, trong đó có trên 8.000 ha cây vải thiều với sản lượng hàng năm đạt trên 5.00 tấn quả tươi, tạo thành vùng chuyên canh cây ăn quả có giá trị Cho tới nay, cây vải vẫn giữ được vị trí, vai trò của mình đối với nền kinh tế nông nghiệp của cả tỉnh Hà Bắc trở thàng tỉnh đứng đầu về sản lượng cũng như chất lượng vải của cả nước [41, tr.67]
Cùng với sự tăng trưởng của ngành nông nghiệp, cơ cấu kinh tế ở nông thôn cũng đã có bước chuyển đổi, bước đầu hình thành các vùng sản xuất hàng hoá tập trung Lượng hàng hoá nông lâm sản ngày càng lớn nên nhiều
cơ sở chế biến được hình thành như: chế biến quả vải thiều, chế biến lợn sữa đông lạnh xuất khẩu Các loại hình dịch vụ của quốc doanh, tập thể, tư nhân hoạt động phục vụ cho sản xuất nông lâm nghiệp cũng phát triển
Như vậy, so với thời kỳ Khoán 100, giai đoạn này vai trò tự chủ của hộ nông dân đã được khẳng định và được xác lập trên thực tế Trên cơ sở đó, kinh tế nông hộ trở thành đơn vị kinh tế tự chủ, mô hình hợp tác hoá - tập thể hoá tư liệu sản xuất không còn cơ sở để tồn tại Tuy nhiên, những thành tựu trên mới chỉ là bước đầu, từ thực tế lại nảy sinh những mâu thuẫn mới cần giải quyết Cũng giống như hầu hết các tỉnh khác trong cả nước, mâu thuẫn
Trang 2322
trong quan hệ ruộng đất ở nông thôn Hà Bắc vẫn tồn tại Cách khoán theo Nghị quyết 10 đã dẫn tới việc chia nhỏ quỹ đất ở nông thôn, mâu thuẫn với yêu cầu tích tụ và tập trung rộng đất theo hướng phát triển sản xuất hàng hoá
Chính sách chi quân bình về ruộng đất đảm bảo được công bằng về xã hội nhưng với quy mô ruộng đất của các hộ nông dân sau Khoán 10 thì chỉ có thể tiếp tục khuynh hướng tự cung tự cấp Nhiều hộ gia đình có tới 17 mảnh ruộng, thậm chí lên tới 30 mảnh Đây chính là nguyên nhân của tình trạng manh mún, nhỏ lẻ của ruộng đất trong các tỉnh miền Bắc nói chung và Hà Bắc nói riêng Điều này ảnh hưởng rất lớn tới năng suất lương thực - thực phẩm do việc áp dụng cơ giới hoá ở những mảnh ruộng nhỏ như vậy gặp rất nhiều khó khăn
Cùng với mâu thuẫn về vấn đề ruộng đất, vấn đề phân công lại lao động ở nông thôn, vấn đề chế biến nông sản, những mặt trái của cơ chế thị trường đã cản trở sự phát triển lành mạnh của nền nông nghiệp sản xuất hàng hoá Trước thực trạng đó, Đảng bộ tỉnh Bắc Giang cần có sự quản lý và quan tâm để khắc phục dần những khó khăn còn tồn tại
Tóm lại, với địa thế, địa hình đặc biệt, Hà Bắc dần trở thành vùng đất có nhiều tiềm năng để phát triển mạnh kinh tế nông nghiệp, nông thôn Trong những thời điểm đất nước còn nhiều khó khăn do tàn dư chiến tranh để lại cũng như trong giai đoạn tiến hành đổi mới đất nước, Hà Bắc luôn chủ động, linh hoạt triển khai những chính sách của Trung ương Đảng và Bộ chính trị vào tình hình cụ thể của địa phương Nhờ đó, Hà Bắc đã nhanh chóng khắc phục những khó khăn, hạn chế của nền kinh tế tập trung, cùng với cả nước hướng tới nền kinh tế thị trường, hàng hoá
Là một trong những tỉnh đầu tiên thực hiện những chính sách nông nghiệp tiến bộ (Khoán 100, khoán 10) vào thực tiễn sản xuất nên Hà Bắc đã sớm tạo ra những tiền đề kinh tế mạnh để phát triển nông nghiệp – nông thôn Trong sản xuất
có những thay đổi căn bản: quyền sở hữu của người nông dân đối với tư liệu sản
Trang 2423
xuất được củng cố, kinh tế cá thể được coi trọng và phát huy mạnh mẽ, cơ chế quản
lý nới lỏng theo hướng thị trường Những thay đổi đó đã mở ra một thời kỳ phát triển mới của Hà Bắc
Những thành tựu mà Đảng bộ và nhân dân Hà Bắc đạt được trong giai đoạn này đã đặt nền tảng, cơ sở cho nền kinh tế Hà Bắc nói chung và kinh tế nông nghiệp – nông thôn Bắc Giang nói riêng ở những giai đoạn sau
Trang 2524
Ch-¬ng 2 ĐẢNG BỘ TỈNH BẮC GIANG LÃNH ĐẠO NÔNG NGHIỆP,
NÔNG THÔN (1997 – 2006)
2.1 Đảng bộ tỉnh Bắc Giang lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng nông nghiệp, nông thôn theo hướng CNH, HĐH (1997 -2000)
2.1.1 Đường lối của Đảng về CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn
Sau 10 năm đổi mới, nông nghiệp, nông thôn Việt Nam đã khởi sắc và đạt những thành tựu to lớn, góp phần quyết định ổn định đời sống kinh tế của người dân Trên cơ sở những thành tựu đã đạt được, cùng với kinh tế chung
cả nước, nông nghiệp bước vào thời kỳ mới, thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước (1996 - 2000) Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII (Tháng 6/1996) của Đảng đã chủ trương đẩy mạnh CNH, HĐH trong đó trọng tâm là CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn “Nội dung cơ bản của CNH, HĐH trong những năm còn lại của thập kỷ 90 là: đặc biệt coi trọng CNH, HĐH nông nghiệp và nông thôn, phát triển toàn diện nông, lâm, ngư, nghiệp gắn với công nghệ chế biến nông, lâm, thuỷ sản, phát triển các ngành nghề, làng nghề truyền thống và các ngành nghề mới bao gồm tiểu thủ công nghiệp, công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng, xuất khẩu, các dịch vụ cho sản xuất và đời sống nông dân, xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn, tiến bước hình thành nông thôn mới văn minh hiện đại”[18, tr.86]
Với nội dung đó, có thể thấy Đảng đã xác định mục tiêu tổng quát và lâu dài của CNH, HĐH là xây dựng một nền kinh tế nông nghiệp, nông thôn phát triển và tăng trưởng bền vững với nhịp độ cao trên cơ sở kỹ thuật hiện đại, cơ cấu hợp lý, quan hệ sản xuất tiến bộ và phù hợp nhằm giải phóng mạnh mẽ sức sản xuất, tăng năng suất lao động, giải quyết việc làm tăng thu
Trang 2625
nhập, cải thiện đời sống nhân dân nông thôn, rút ngắn khoảng cách giữa nông thôn và thành thị, xây dựng nông thôn mới văn minh, hiện đại, công bằng, góp phần thúc đẩy sự nghiệp CNH, HĐH đất nước Rõ ràng, nội dung và mục tiêu như vậy đã cho thấy, nông nghiệp, nông thôn là điểm then chốt nhất, là mục tiêu cơ bản nhất trong toàn bộ quá trình thực hiện CNH, HĐH đất nước
Cụ thể hoá Nghị quyết Đại hội VIII, Quốc hội và Chính phủ đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách thúc đẩy sự phát triển nông nghiệp, nông thôn theo hướng CNH, HĐH
Trước tiên đó là sự ra đời của Luật HTX (ngày 1/7/1997) trong đó có nội dung quan trọng là chuyển đổi các HTX sản xuất nông nghiệp trước đây sang làm chức năng dịch vụ theo mô hình HTX nông nghiệp kiểu mới, làm dịch vụ cho kinh tế hộ Sau đó Chính phủ cũng ban hành nhiều chính sách mới về nông nghiệp, nông thôn, tiêu biểu là đầu tư cho nông nghiệp và nông thôn theo hướng tăng 50% vốn ngân sách trong năm 1999, chính sách vay vốn cho mỗi hộ nông dân đến 10 triệu đồng không phải thế chấp
Ngoài ra còn có nhiều chương trình, dự án lớn của Chính phủ đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn được thực hiện với nguồn vốn ngân sách, vốn vay, vốn viện trợ quốc tế như: Quyết định số 145/1998/QĐ-TTg (tháng 8/1998) về chính sách quản lý và sử dụng rừng trồng bằng vốn tài trợ của Chương trình lương thực thế giới; Quyết định số 13-1998/QĐ -TTg (tháng 1/1998) về việc thành lập ban chỉ đạo thực hiện Chương trình phát triển kinh
tế - xã hội các xã, đặc biệt là khu vực miền núi và vùng sâu vùng xa; Chương trình nước sạch nông thôn
Hội nghị Ban chấp hành Trung Ương Đảng lần thứ 6 (lần 1, Khoá VIII, ngày 17/10/1998) tiếp tục xác định phải tập trung sức cao hơn nữa cho nhiệm
vụ phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn theo hướng CNH, HĐH làm
Trang 2726
cơ sở vững chắc cho sự ổn định và phát triển kinh tế - xã hội trong mọi tình huống, ưu tiên phát triển công nghiệp phục vụ cho nông nghiệp đồng thời sớm giải phóng các vướng mắc về chính sách đang kìm hãm sức sản xuất ở nông thôn để tạo động lực mới thúc đẩy kinh tế - xã hội nông thôn phát triển mạnh mẽ, vững chắc, khuyến khích làm giàu hợp pháp đi đôi với xoá đói giảm nghèo và tăng cường đoàn kết nông thôn
Bên cạnh đó, với diện tích được giao theo mức hạn điền, nếu các hộ nông dân có nhu cầu và khả năng sử dụng đất sản xuất kinh doanh thì sẽ được Nhà nước cho thuê đất Đối với đất trống, đồi núi trọc, bãi cát và đất rừng, đất bồi ven biển, đất hoang hoá, mặt nước chưa được sử dụng ưu tiên giao đất theo hạn điền cho dân cư tại chỗ Đồng thời, Đảng ta chủ trương: khuyến khích mọi thành phần kinh tế bỏ vốn đầu tư thuê đất theo dự án sản xuất kinh doanh để khai thác sử dụng đất vào mục đích phát triển sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp với nhiều hình thức (vườn đồi, vườn rừng, VAC ) trong đó có hình thức kinh tế trang trại theo quyết định của pháp luật
Ngày 10/11/1998, Bộ chính trị ban hành Nghị quyết 03-NQ/TƯ về một
số vấn đề phát triển nông nghiệp và nông thôn Nghị quyết tiếp tục khẳng định tầm quan trọng của nông nghiệp, nông thôn và nhấn mạnh đường lối đổi mới đúng đắn của Đảng về phát triển nông nghiệp, nông thôn đã khơi dậy nguồn lực to lớn của nông dân đưa đến những thành tựu quan trọng Nghị quyết 6/NQ/TƯ của Bộ chính trị đã coi vấn đề phát triển nông nghiệp, nông thôn, thực hiện CNH, HĐH đất nước đưa nông nghiệp, nông thôn lên sản xuất lớn là nhiệm vụ cực kỳ quan trọng cả trước mắt và lâu dài; là cơ sở để ổn định tình hình kinh tế, chính trị , xã hội, nhấn mạnh việc chuyển dịch cơ cấu kinh
tế, gắn nông nghiệp với công nghiệp chế biến,ngành nghề, gắn sản xuất với thị trường để hình thành liên kết nông - công nghiệp - dịch vụ và thị trường ngay trên địa bàn nông thôn, gắn công nghiệp hoá với thực hiện dân chủ
Trang 2827
hoá, phát huy lợi thế của từng vùng và cả nước, áp dụng nhanh các tiến bộ khoa học, công nghệ để phát triển nền nông nghiệp hàng hoá đa dạng, phát triển nền nông nghiệp với nhiều thành phần, trong đó kinh tế Nhà nước giữ vai trò chủ đạo, cùng với kinh tế HTX dần dần trở thành nền tảng hợp tác
và hướng dẫn kinh tế tư nhân phát triển theo đúng pháp luật [20, tr 12]
Để đẩy mạnh phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng CNH, HĐH phải gắn liền với việc phát triển mạnh hơn nữa kinh tế hộ gia đình Nhận thức tầm quan trọng đó, Nghị quyết nêu: “Kinh tế hộ gia đình ở nông thôn (làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệm, dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp hoặc kết hợp làm nhiều ngành nghề) là loại hình tổ chức sản xuất có hiệu quả về kinh tế - xã hội, phát triển lâu dài, có vị trí quan trọng trong sản xuất nông nghiệp và quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn Tiếp tục khuyến khích kinh tế hộ phát triển mạnh mẽ để tạo ra lượng sản phẩm hàng hoá đa dạng, có chất lượng, giá trị ngày càng cao, tăng thu nhập cho mỗi gia đình nông dân cải thiện đời sống mọi mặt ở nông thôn, cung cấp sản phẩm cho đô thị, công nghiệp và xuất khẩu đồng thời thực hiện việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngay từ kinh tế hộ” [20, tr.11]
Về kinh tế trang trại, đường lối đổi mới của Đảng đã dẫn đến sự hình thành các trang trại nhưng thời gian đầu kinh tế trang trại chưa được nhìn nhận một cách khách quan, khoa học
Đánh giá về những thành tựu đạt được trong phát triển kinh tế nông nghiệp thời gian quan, Nghị quyết khẳng định:“Trong quá trình đổi mới, đường lối đúng đắn của Đảng về phát triển nông nghiệp, nông thôn đã khơi dậy nguồn động lực to lớn của nhân dân, đưa đến những thành tựu rất quan trọng Mười năm qua (1988 - 1998) sản xuất Nhà nước phát triển tương đối toàn diện, liên tục với tốc độ cao (bình quân tăng 4,3%/năm) cơ cấu kinh tế
Trang 29Trên cơ sở những thành tựu đạt được, ngày 15/06/2000, Chính phủ ban hành Nghị quyết 09 “Về một số chủ trương và chính sách về chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp” nhằm phát huy lợi thế to lớn của nền nông nghiệp nước ta về tiềm năng thiên nhiên, về truyền thống làm nông nghiệp từ lâu đời và thực hiện mục tiêu xây dựng một nền nông nghiệp mạnh, phát triển bền vững, áp dụng công nghệ mới, từng bước được HĐH, vươn lên trở thành một nền nông nghiệp với những ngành sản xuất hàng hoá lớn, có sức cạnh tranh ngày càng cao trong quá trình hội nhập quốc tế
Điều đáng chú ý của Nghị quyết này là Chính phủ cho phép chuyển đổi
cơ cấu cây trồng: chuyển một phần diện tích lúa năng suất thấp sang trồng màu, cây công nghiệp, cây ăn quả thực hiện đa dạng hoá cây trồng để tăng thu nhập trên một đơn vị diện tích đất nông nghiệp
Nghị quyết 09/CP của Chính phủ đã thể hiện sự đổi mới tư duy theo xu hướng sản xuất nông nghiệp hàng hoá, lấy hiệu quả làm mục tiêu khác hẳn với
tư duy tự túc lương thực bằng mọi giá, kể cả cấm chuyển đất lúa sang trồng cây
Trang 302.1.2 Đảng bộ tỉnh Bắc Giang vận dụng đường lối của Đảng vào thực tiễn ở địa phương
Trước yêu cầu của sự nghiệp đổi mới và tạo điều kiện thuận lợi nhất cho từng địa phương phát huy mọi tiềm năng, thế mạnh của mình để thực hiện cho được mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh, thực hiện Quyết định của kỳ họp thứ 10 Quốc hội khoá IX tại Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Hà Bắc (từ tháng 4/1996 đến tháng 11/1996), tỉnh Hà Bắc được chia thành hai tỉnh: Bắc Giang và Bắc Ninh Ngày 1/1/1997, tỉnh Bắc Giang được tái lập và Đảng bộ Bắc Giang chính thức đi vào hoạt động
Bắc Giang sau khi được tái lập có diện tích tương đối lớn: 382.200,02
ha (tính đến cuối năm 1998) trong đó diện tích đất nông nghiệp là 236.874,21
ha Địa hình đất đai khá đa dạng bao gồm cả vùng núi, trung du và đồng bằng Đặc điểm này mở ra khả năng rộng lớn cho việc phát triển nông nghiệp của tỉnh với đa dạng các loại cây trồng, vật nuôi Đặc biệt, diện tích vùng núi của tỉnh chiếm tới 72,11% diện tích đất tự nhiên tạo ra một thế mạnh về lâm nghiệp và cây ăn quả, trong đó cây vải thiều đóng vai trò quan trọng trong cơ cấu cây trồng [4, tr 15]
Trang 3130
Bắc Giang lại có vị trí thuận lợi nằm gần vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc có mạng lưới giao thông đường sắt, đường sông, đường bộ nối liền với các tỉnh và khu công nghiệp lớn trong vùng Tiềm năng về đất đai, lao động còn lớn (có 695.550 lao động trong tổng số 751.171, chiếm 92.6% dân cư sinh sống ở nông thôn) [4, tr.127] Nhiều mô hình, nhân tố mới đã và đang hình thành, phát huy tác dụng tích cực Cơ sở vật chất kỹ thuật, cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội được đầu tư trong thời gian qua đã phát huy tác dụng
Những thuận lợi trên là rất cơ bản song với một tỉnh vừa mới được tái lập thì không phải có những khó khăn: nền kinh tế của tỉnh vẫn ở điểm xuất phát thấp Cơ cấu kinh tế tuy có bước chuyển đổi nhưng còn chậm, sản xuất nông nghiệp vẫn là chủ yếu; tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ nhỏ bé Nhịp độ tăng trưởng kinh tế chưa vững chắc, hiệu quả chưa cao Nguồn thu ngân sách hạn hẹp, nguồn lao động dồi dào nhưng thiếu công nhân lành nghề và cán bộ
có trình độ chuyên môn kỹ thuật giỏi
Căn cứ vào tình hình, đặc điểm hiện tại của tỉnh đồng thời kế thừa và phát triển những chủ trương giải pháp của Đảng bộ Hà Bắc trước đây, tháng 11/1997, Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Bắc Giang lần thứ XIV được tiến hành nhằm xác định nhiệm vụ tổng quát của Đảng bộ và quân dân Bắc Giang
từ năm 1997 đến hết năm 2000
Đại hội nhận định ba năm 1997 -2000 có vị trí rất quan trọng, là những năm cuối cùng của thế kỷ XX đặt nền móng và xây dựng tiền đề chuẩn bị bước vào thế kỷ XXI Có thể coi đây là Đại hội mở đầu cho giai đoạn phát triển mới, giai đoạn đẩy nhanh sự nghiệp CNH, HĐH của tỉnh Dựa trên những thời cơ thuận lợi, khó khăn và thách thức hiện tại của tỉnh cùng với việc vận dụng Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII và các chỉ thị, Nghị quyết của Trung ương vào hoàn cảnh cụ thể của địa phương Đại hội đã
đề ra phương hướng chung của Đảng bộ và nhân dân các dân tộc tỉnh Bắc
Trang 3231
Giang thời kỳ 1997 -2000 là: “Phát huy truyền thống đoàn kết và cách mạng, tranh thủ thời cơ và thuận lợi, khắc phục khó khăn, thách thức, tập trung huy động mọi nguồn lực nhằm khai thác tiềm năng, thế mạnh của từng vùng để đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH Trước mắt là CNH nông nghiệp và nông thôn Khai thác có hiệu quả tiềm năng lao động, đất đồi, rừng của tỉnh để phát triển cây ăn quả có giá trị kinh tế cao, kết hợp trồng rừng theo mô hình trang trại, đồng thời với việc phát triển ngành nghề; từng bước xây dựng các cơ sở chế biến nông lâm sản, thực phẩm Đẩy mạnh xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, kết cấu hạ tầng và phát triển đô thị; tập trung xây dựng cầu, đường giao thông vào các vùng có khối lượng hàng hoá lớn Tiếp tục xây dựng và phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước, theo định hướng xã hội chủ nghĩa; trong đó kinh tế Nhà nước và kinh tế hợp tác giữ vai trò chủ đạo” [9, tr.45-46]
Đại hội khẳng định tiếp tục đẩy nhanh công cuộc đổi mới ở địa phương một cách toàn diện, đồng bộ, có hiệu quả Trong đó cần xác định rõ nhiệm vụ phát triển kinh tế là trọng tâm, xây dựng Đảng là then chốt và củng cố an ninh quốc phòng là nhiệm vụ quan trọng thường xuyên Tỉnh cũng cần vận dụng, tạo lập cơ chế đồng bộ, bảo đảm thuận lợi, hấp dẫn nhằm thu hút, khuyến khích các tổ chức, cá nhân ở trong và ngoài nước, đầu tư phát triển trên địa bàn Đồng thời tranh thủ sự hỗ trợ của Chính phủ các bộ, ngành, đoàn thể Trung ương đầu tư cho sự nghiệp phát triển của tỉnh trên mọi lĩnh vực Bên cạnh đó cần quan tâm phát triển nguồn nhân lực, khoa học, công nghệ và
cơ sở hạ tầng phục vụ cho nhiệm vụ CNH, HĐH của tỉnh trong giai đoạn trước mắt và những năm tiếp theo
Để khai thác tối đa tiềm năng, thế mạnh của tỉnh, nâng cao chất lượng
và giá trị nông sản hàng hoá, Đại hội đề ra giải pháp cụ thể như: phải có sự
Trang 3332
gắn kết chặt chẽ giữa nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ qua các công đoạn chuẩn bị, quá trình sản xuất, chế biến và thị trường tiêu thụ sản phẩm Ngành công nghiệp của tỉnh cần chú trọng phát triển công nghiệp chế biến, phục vụ sản xuất, đáp ứng nhu cầu chế biến nguyên liệu tại chỗ, giải quyết việc làm, kích thích cho tăng trưởng kinh tế - xã hội nông thôn Nhà nước cần phải có chính sách kinh tế phù hợp, khuyến khích các hộ nông dân, tư nhân đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, tiếp tục tăng cường đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật nông thôn, trước hết là làm thuỷ lợi, đường giao thông, điện nước, thông tin liên lạc, trường học, trạm y tế
Từ những phương hướng, giải pháp đó, Đại hội đã đặt ra những mục tiêu chủ yếu tới năm 2000 cho toàn tỉnh Cụ thể là:
- Nếu như năm 1996, tỉnh dự kiến giá trị tổng sản phẩm trong tỉnh (GDP) vào năm 1997 tăng 8,5% thì Đại hội XIV đặt ra mục tiêu tới năm
2000 GDP hàng năm tăng 10%, vượt cao hơn so với năm đầu tiên tách tỉnh Trong đó tỷ trọng cơ cấu kinh tế trong GDP là: nông nghiệp - lâm nghiệp chiếm 46,7% công nghiệp - xây dựng 18,7% và dịch vụ là 34,6% [3, tr.13]
- Nâng cao hơn nữa GDP bình quân đầu người (đạt 213USD); đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp với tổng sản lượng lương thực đạt 510 - 520 ngàn tấn và sản lượng lương thực bình quân đầu người đạt 330 - 340 kg
- Chú trọng xây dựng và phát triển mạnh hơn nữa cơ sở vật chất cho giáo dục; giữ vững an ninh chính trị; trật tự an toàn xã hội trên địa bàn; tăng cường xây dựng củng cố tổ chức cơ sở Đảng, phấn đấu có trên 60% số cơ sở Đảng đạt danh hiệu trong sạch, vững mạnh
Với việc hoạch định mục tiêu cho những năm đầu mới tách tỉnh, Đảng
bộ tỉnh Bắc Giang đã định hướng rõ ràng cho các địa phương trong quá trình đẩy mạnh phát triển nền kinh tế mà trọng tâm là nông nghiệp - nông thôn theo hướng CNH, HĐH để tiến kịp với nền kinh tế chung của cả nước
Trang 3433
Nhiệm vụ trước mắt, để đẩy mạnh phát triển kinh tế của tỉnh là tiến hành CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn Do đó tỷ trọng đóng góp trong tổng sản phẩm toàn tỉnh chiếm tới gần 50%, thu hút một nguồn lực lớn của cả tỉnh lại có nhiều thuận lợi và ưu thế về nguồn tài nguyên thiên nhiên, nên có thể coi nông nghiệp là ngành kinh tế then chốt và cơ bản trong công cuộc đẩy mạnh tốc độ phát triển kinh tế theo hướng CNH, HĐH của Bắc Giang Nhận thức được tầm quan trọng đó, Đảng bộ tỉnh đã đề ra nhiều mục tiêu, phương hướng, nhiệm vụ để đẩy mạnh phát triển nông nghiệp, nông thôn
Bắc Giang có một địa hình tương đối đặc biệt, đó là sự xen kẽ của ba loại hình: rừng núi, đồi trung du và vùng thềm phù sa cổ Tương ứng với mỗi loại địa hình là các nhóm đất khác nhau Điều này đã tạo ra một lợi thế lớn về khả năng đa dạng hoá các loại vật nuôi, cây trồng Chính vì thế, Đảng bộ tỉnh đã đề ra chủ trương: đẩy mạnh khai thác có hiệu quả hơn tiềm năng đất đai sử dụng hợp lý đất trồng rừng và cây ăn quả Chú trọng công tác bảo vệ, khoanh nuôi tái sinh rừng đồng thời tiếp tục thực hiện giao đất, khoán rừng và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất rừng ổn định lâu dài cho chủ hộ sử dụng đất Bên cạnh đó, tiến hành phủ xanh đất trống, đồi trọc bằng việc trồng cây ăn quả, nhất là vải thiều kết hợp với trồng rừng để tạo vùng nguyên liệu cho công nghiệp chế biến hoa quả và chế biến lâm sản Phấn đấu đưa diện tích cây ăn quả lên 40 ngàn ha, khoanh nuôi 20 ngàn ha rừng, trồng mới 35 ngàn ha rừng tập trung, 24 triệu cây phân tán [3; tr 15]
Song song với nhiệm vụ đó là phải đẩy nhanh việc chuyển sản xuất nông nghiệp sang sản xuất hàng hoá, bảo đảm có năng suất cao, chất lượng tốt và hiệu quả Để thực hiện nhiệm vụ đó Đại hội xác đinh: tiến hành chuyển đổi HTX nông nghiệp sang quản lý, điều hành các khâu dịch vụ về giống,
Trang 3534
điều hành nước, bảo vệ thực vật, tiêu thụ sản phẩm, chăm lo phúc lợi xã hội Các HTX tiểu thủ công nghiệp, giao thông vận tải, xây dựng CNH, HĐH, mua bán căn cứ vào điều kiện cụ thể của từng đơn vị chuyển đổi sang hình thức HTX cổ phần hoặc xí nghiệp tập thể cổ phần Hoàn thiện cơ chế quản lý bảo đảm hoạt động bền vững mô hình quỹ tín dụng nhân dân, HTX quản lý điện, HTX thương mại và các hình thức hợp tác mới trong các lĩnh vực
Trên cơ sở xác định nông nghiệp của tỉnh trong giai đoạn này chuyển sang hướng sản xuất hàng hoá Đại hội khẳng định: cần tiếp tục đổi mới, hoàn thiện cơ chế quản lý kinh tế Trước mắt là chú trọng công tác điều tra quy hoạch sử dụng đất, đo đạc, lập bản đồ địa chính, hồ sơ địa chính Đẩy nhanh tiến độ sớm hoàn thành việc cấp giấy chứng nhận chính thức quyền sử dụng đất nông nghiệp ổn định lâu dài cho các hộ nông dân ở những nơi có điều kiện Ngoài ra, Đảng bộ các huyện cần quan tâm hơn tới việc áp dụng các chính sách khuyến nông, khuyến lâm nhằm khuyến khích nông dân phát triển sản xuất hàng hoá, mở rộng ngành nghề, dịch vụ trong nông thôn, đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động trong nông nghiệp Thực tế hiện nay, ruộng đất của tỉnh bị chia nhỏ, manh mún, vì thế Đại hội chủ trương tiến hành công tác dồn điền đổi thửa, chuyển đổi ruộng đất giữa các hộ nông dân tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất và áp dụng tiến bộ kỹ thuật, nâng cao năng suất cây trồng
Việc đổi mới cơ chế quản lý góp phần tác động mạnh tới công cuộc CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn Trên cơ sở đó Đại hội xác định các huyện cần đẩy mạnh áp dụng các tiến bộ kỹ thuật nông, lâm nghiệp, đưa các giống cây trồng vật nuôi có năng suất cao, chất lượng tốt vào sản xuất Trước hết tập trung cao cho sản xuất lương thực nhằm đạt mục tiêu tổng sản lượng lương thực quy thóc: 510 - 520 ngàn tấn, nhịp độ tăng bình quân hàng năm là
Trang 3635
3,4% Để đạt được mục tiêu đó, cần chú trọng thâm canh lúa, đưa năng suất bình quân lên 37 -38 tạ/ha và mở rộng diện tích lúa mùa sớm để phát triển mạnh cây trồng vụ đông Chuyển một phần diện tích cây lúa và màu phụ thuộc vào nước trời, năng suất và hiệu quả kinh tế thấp sang trồng cây có giá trị kinh tế cao hơn Đối với các cây công nghiệp ngắn ngày, tăng sản lượng cũng là nhiệm vụ quan trọng, Bắc Giang cần phấn đấu năm 2000, sản lượng lạc vỏ đạt 12 ngàn tấn, đậu tương 8,8 ngàn tấn, tiếp tục đưa giống ngô lai vào các giống cây con có năng suất cao vào sản xuất Tiến hành quy hoạch vùng sản xuất sản phẩm nông nghiệp sạch để có thêm nhiều sản phẩm hàng hoá phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu Áp dụng rộng rãi biện pháp phòng trừ dịch bệnh tổng hợp [9, tr.45-46]
Đối với chăn nuôi, tiếp tục thực hiện chương trình “nạc hoá đàn lợn”,
“sin hoá đàn bò” Khuyến khích chăn nuôi gia cầm ở hộ gia đình theo phương pháp công nghiệp và nuôi con đặc sản Khai thác diện tích mặt nước ao hồ vào nuôi thả cá và con đặc sản Phấn đấu tăng nhanh tỷ trọng giá trị ngành chăn nuôi trong tổng giá trị sản xuất nông nghiệp
Tuy nhiên, nếu chỉ chú trọng tới các chỉ số tăng trưởng kinh tế nông nghiệp như trên thì chưa đủ để đẩy mạnh CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn Do đó, Đại hội còn nhấn mạnh: cần đẩy nhanh tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông thôn theo hướng từng bước tăng tỷ lệ sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ, chuyển một phần lao động nông nghiệp sang các ngành nghề và hoạt động dịch vụ Khuyến khích, tạo điều kiện cho làng nghề và những hộ sản xuất tiểu thủ công nghiệp trong nông thôn phát triển sản xuất, mở thêm nghề mới tăng thu nhập và giải quyết việc làm tại chỗ cho người dân Từng bước thực hiện có hiệu quả việc cơ giới hoá, thuỷ lợi hoá, sinh học hoá trong sản xuất nông nghiệp, tăng cường xây dựng
Trang 3736
kết cấu hạ tầng về kinh tế - xã hội trong nông thôn nhằm tăng vụ, tăng năng suất, sản lượng lương thực, thực phẩm và thu nhập, cải thiện toàn diện, rõ rệt đời sống vật chất, tình thành của nông dân và tăng nhanh tích lũy cho đầu tư phát triển kinh tế trong tỉnh
Ngoài ra, Đại hội còn hết sức quan tâm tới việc xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn với những chủ trương xây dựng giao thông nông thôn: đường làng, ngõ xóm được kiên cố, bê tông hoá Đặc biệt là chủ trương kiên cố hoá kênh mương của Đảng bộ và UBND tỉnh Cần phải tập trung nâng cấp, cải tạo các công trình kênh, mương quan trọng để ổn định sản xuất nông nghiệp, tạo sự phát triển bền vững, lâu dài
Việc áp dụng khoa học - công nghệ trong sản xuất, việc sử dụng các loại giống cây trồng vật nuôi mới, việc hiện đại hoá các cơ sở hạ tầng trong nông thôn đòi hỏi một nguồn vốn tương đối lớn Vì thế, để công cuộc CNH, HĐH kinh tế nói chung và nông nghiệp nói riêng, Đảng bộ tỉnh Bắc Giang đã
có chủ trương về việc thu hút nguồn vốn bên ngoài và phát huy những nguồn lực bên trong tỉnh Đối với ngân sách của tỉnh cần tăng cường biện pháp chống thất thu, tận dụng mọi nguồn thu trên địa bàn, có kế hoạch nuôi dưỡng
và mở rộng nguồn thu mới ở tất cả các thành phần kinh tế để tăng thu cho ngân sách Tiến hành rà soát nhu cầu chi, bảo đảm chi đúng mục đích, đúng chế độ và có hiệu quả Hết sức chú trọng tiết kiệm chi ngân sách , nhất là các khoản chi về hành chính để đầu tư cho phát triển Đồng thời thực hiện nghiêm các biện pháp quản lý nhằm chống thất thoát, lãng phí vốn trong xây dựng cơ bản Tập trung vốn cho các công trình trọng điểm, khắc phục tình trạng đầu tư
tư nhân phân tán kéo dài Đối với việc thu hút vốn, các Ngân hàng trong tỉnh cần đẩy mạnh hoạt động thị trường vốn, tăng số vốn huy động trung hạn, dài hạn cho các thành phần kinh tế vay phát triển sản xuất; mở rộng hình thức liên doanh, liên kết với các đơn vị kinh tế trong, ngoài nước Tranh thủ nguồn
Trang 38Những chủ trương, biện pháp cụ thể nêu trên đã góp phần từng bước giải phóng sức sản xuất, khơi dậy những tiền năng, thế mạnh của người nông dân trong sản xuất nông nghiệp Đường lối đổi mới của Đảng mà trực tiếp là Nghị quyết Đại hội VIII (1996), Nghị quyết Trung ương 6 (lần 1, khoá VII), Nghị quyết 6 của Bộ chính trị (khoá VIII) 1998 và những chủ trương chính sách lớn của Đảng và Nhà nước đã tạo ra động lực tinh thần và sức mạnh vật chất, thúc đẩy quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn cả nước nói chung và Bắc Giang nói riêng trong điều kiện còn khó khăn Sức sản xuất được giải phóng, kinh tế nhiều thành phần được khuyến khích phát triển đã
có tác động lớn vào nông thôn, trong 3 năm đầu sau tái lập, nông nghiệp nông thôn Bắc Giang đã đạt được những thành tựu đáng kể, đặt nền tảng quan trọng cho các giai đoạn tiếp theo
2.1.3 Một số thành tựu đạt được trong những năm 1997 - 2000
Dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Bắc Giang nhân dân Bắc Giang nói chung và nông dân Bắc Giang nói riêng đã ra sức phấn đấu, khắc phục khó khăn, thử thách, phát huy ý chí tự lực tự cường trong quá trình thực hiện đường lối của Đảng phát triển nông nghiệp, nông thôn và đã đạt được những thành tựu quan trọng
Trang 3938
Kết quả nổi bật của nông nghiệp Bắc Giang là phát triển toàn diện cả thuỷ sản, trồng trọt, chăn nuôi và lâm nghiệp
Sản lượng lương thực trong thời kỳ 1997 – 2000 tăng trưởng đáng kể
so với thời kỳ trước, đó là thành tựu quan trọng góp phần ổn định xã hội và thúc đẩy kinh tế - xã hội trong tỉnh phát triển Trước năm 1997, nhân dân
cả nước nói chung và nhân dân Bắc Giang nói riêng bước đầu đã dần khẳng định được vai trò tự chủ trong sản xuất do các quyền hạn của người nông dân được nới rộng, đặc biệt là quyền sử dụng ổn định lâu dài đất nông nghiệp theo Nghị định số 64/CP của Chính phủ (27/09/1998) Chính vì thế, khi bước vào 3 năm cuối của thế ký XIX đồng thời cũng là những năm đầu sau khi tái lập tỉnh, cùng sự chỉ đạo sát sao của Đảng bộ Bắc Giang, người nông dân có cơ hội củng cố hơn nữa vai trò tự chủ của mình trong sản xuất nông nghiệp Các quyền sử dụng rộng đất giao tới tay người nông dân nhiều hơn và được chủ thể hoá bằng luật pháp đã tạo điều kiện thuận lợi về kinh tế, pháp lý và tâm lý của người nông dân Trên thực tế, giai đoạn này Đảng bộ địa phương đã cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ổn định lâu dài cho 87,7% số hộ sử dụng đất nông nghiệp, 70% số hộ sử dụng đất lâm nghiệp, đạt mức bình quân của cả nước Do đó, họ có thể mạnh dạnh đầu tư mạnh vào sản xuất: mua các giống cây trồng mới có năng suất cao; đẩy mạnh thâm canh, luân canh tăng vụ; đầu tư máy móc, phân bón cho ruộng đất bên cạnh đó là sự hướng dẫn, quản lý và chỉ đạo của Đảng bộ địa phương nhằm khắc phục những khó khăn, hạn chế của nền kinh tế hộ Do
đó, trong 3 năm sản lượng lương thực của tỉnh đã có những thành tựu quan trọng đặt cơ sở để nông nghiệp tỉnh có những bước tiến mạnh hơn nữa trong những năm đầu tiên của thế kỷ XXI [8, tr.2]
Cây lúa được coi là cây trọng điểm, vì thế diện tích gieo trồng ngày càng được mở rộng: năm 1997 diện tích trồng lúa là 112.884 ha thì đến năm
Trang 40180 -200 kg/sào [4, tr.40]
Việc áp dụng các giống lúa mới kết hợp với tiến bộ kỹ thuật canh tác, nâng cao cơ sở vật chất phục vụ sản xuất nên năng suất lúa tăng cao Sản lượng lương thực quy thóc đạt 459 ngàn tấn năm 1997, tăng 0,43% so với năm 1996 Năm 1998, tổng sảng lượng lương thực quy thóc đạt 475 ngàn tấn, tăng 3,3% so với năm 1997, là năm có sản lượng lương thực cao nhất so với các năm trước đó Tuy nhiên, sản lượng lương thực không dừng ở con số này vào các năm sau Năng suất lúa tiếp tục tăng, năm 2000 là 41,1 tạ/ha so với 32,7 tạ/ha năm 1997 và 34 tạ/ha năm 1998; tổng sản lượng lương thực quy thóc của năm 2000 đạt 550 ngàn tấn; lương thực bình quân đầu người đạt 363
kg, vượt mục tiêu Đại hội đề ra [9, tr.32]
Bên cạnh cây lúa, một số cây công nghiệp truyền thống như đậu tương, lạc, thuốc lá cũng được chú trọng phát triển và đạt được những kết quả khả quan Lạc được trồng từ lâu ở Bắc Giang và xuất khẩu lạc là một trong những mặt hàng kinh tế mũi nhọn của Hà Bắc trước kia và Bắc giang ngày nay Cây lạc lại có ưu điểm là cây trồng có lợi cho cây trồng sau, có tác dụng cải tạo