Vì vậy, nghiên cứu sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác BĐHC quân đội trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước từ năm 1969 đến năm 1973 có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc, góp phần làm rõ tính đúng đắn, sáng tạo về nghệ thuật lãnh đạo, chỉ đạo đấu tranh vũ trang của Đảng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước và tìm ra quy luật vận động, phát triển của hậu cần quân đội để vận dụng vào BĐHC trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay, đáp ứng yêu cầu xây dựng quân đội cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại.
Trang 1DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết đầy đủ Chữ viết tắt
Bảo đảm hậu cần BĐHCChủ nghĩa xã hội CNXH
Xã hội chủ nghĩa XHCN
MỤC LỤC
Trang 2Trang
Chương 1 CHỦ TRƯƠNG VÀ SỰ CHỈ ĐẠO CỦA ĐẢNG VỀ
CÔNG TÁC BẢO ĐẢM HẬU CẦN QUÂN ĐỘI TRONG CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ,
1.1 Yêu cầu khách quan Đảng lãnh đạo công tác bảo đảm
hậu cần quân đội trong cuộc kháng chiến chống Mỹ,
1.2 Chủ trương của Đảng về công tác bảo đảm hậu cần
quân đội trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước
1.3 Chỉ đạo của Đảng về công tác bảo đảm hậu cần quân đội
trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1969 – 1973) 32
2.1 Nhận xét quá trình Đảng lãnh đạo công tác bảo đảm
hậu cần quân đội trong cuộc kháng chiến chống Mỹ,
2.2 Một số kinh nghiệm rút ra từ quá trình Đảng lãnh đạo
công tác bảo đảm hậu cần quân đội trong cuộc kháng
Trang 3MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Công tác BĐHC quân đội là một mặt của công tác quân sự, là một trongnhững yếu tố tạo nên sức mạnh chiến đấu, bảo đảm thắng lợi cho quân độingoài chiến trường V.I Lênin đã khẳng định: “một quân đội giỏi nhất, nhữngngười trung thành nhất với sự nghiệp cách mạng cũng đều sẽ bị quân thù tiêudiệt nếu không được vũ trang, tiếp tế lương thực và huấn luyện một cách đầyđủ” [35, tr.497] Kế thừa lý luận chủ nghĩa Mác – Lênin về chiến tranh vàquân đội, Hồ Chí Minh cũng nhấn mạnh: “công việc cung cấp cũng quantrọng như việc trực tiếp đánh giặc ngoài mặt trận: Cung cấp đủ súng đạn, đủcơm áo cho bộ đội, thì bộ đội mới đánh thắng trận, điều đó rất rõ ràng dễhiểu” [42, tr.179]
Công tác BĐHC quân đội là công tác có tầm quan trọng chiến lược Vìvậy, trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng Cộng sản Việt Nam luônquan tâm lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ đối với mặt công tác này Thực tiễn lịch
sử đấu tranh giành độc lập của dân tộc, tiêu biểu là cuộc kháng chiến chống
Mỹ, cứu nước đã chứng minh điều đó Đặc biệt, giai đoạn từ năm 1969 đếnnăm 1973, nhờ có đường lối lãnh đạo đúng đắn và sáng tạo của Đảng, côngtác BĐHC quân đội đã giành được những thắng lợi to lớn, bảo đảm đầy đủ,kịp thời mọi mặt cho bộ đội kiên trì, bám trụ trên các chiến trường, góp phầnđánh bại chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”, buộc đế quốc Mỹ phải kýHiệp định Pari, rút quân Mỹ và quân chư hầu về nước
Trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay, tình hình thếgiới thay đổi rất nhanh, phức tạp và khó lường; hòa bình, hợp tác và phát triểntiếp tục là xu thế lớn, nhưng xung đột sắc tộc, tôn giáo, tranh giành tài nguyên
và lãnh thổ ngày càng gay gắt Trước tình hình đó, để hoàn thành trọngtrách của một lực lượng nòng cốt trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc,Quân đội nhân dân Việt Nam cần phải được xây dựng vững mạnh, toàn diện,
Trang 4có chất lượng tổng hợp, sức mạnh và khả năng sẵn sàng chiến đấu ngày càngcao; trong đó, phải tập trung xây dựng Quân đội nhân dân cách mạng, chínhquy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại Những yêu cầu đó đã đặt ra cho công tácBĐHC quân đội những nhiệm vụ rất nặng nề và hết sức khẩn trương, như:kiện toàn tổ chức, tăng cường lực lượng, củng cố và hoàn thiện thế trận hậucần, xây dựng và mở rộng các nguồn bảo đảm, điều chỉnh, phân bổ dự trữ vậtchất, cải tiến phương thức bảo đảm Muốn thực hiện được những nhiệm vụtrên, yêu cầu tất yếu khách quan là phải tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đốivới công tác BĐHC quân đội.
Vì vậy, nghiên cứu sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác BĐHC quânđội trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước từ năm 1969 đến năm 1973
có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc, góp phần làm rõ tính đúng đắn, sángtạo về nghệ thuật lãnh đạo, chỉ đạo đấu tranh vũ trang của Đảng trong cuộckháng chiến chống Mỹ, cứu nước và tìm ra quy luật vận động, phát triển củahậu cần quân đội để vận dụng vào BĐHC trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ
Tổ quốc hiện nay, đáp ứng yêu cầu xây dựng quân đội cách mạng, chính quy,tinh nhuệ, từng bước hiện đại
Với ý nghĩa đó, tác giả chọn đề tài : “Đảng lãnh đạo công tác bảo đảm hậu cần quân đội trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước từ năm
1969 đến năm 1973", làm luận văn thạc sĩ Lịch sử, chuyên ngành Lịch sử
Đảng Cộng sản Việt Nam
2 Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài
Trong suốt chiều dài cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước nói chung
và giai đoạn 1969 – 1973 nói riêng, Đảng ta luôn xác định công tác BĐHC làcông tác có tầm quan trọng chiến lược, có ý nghĩa quyết định thắng lợi trênchiến trường Do đó, vấn đề này đã thu hút nhiều cơ quan, các nhà khoa họcquan tâm nghiên cứu ở các khía cạnh khác nhau Trong đó, có nhiều côngtrình đề cập đến sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác BĐHC quân đội trong
Trang 5cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước từ năm 1969 đến năm 1973 Tiêu biểu
là các công trình khoa học:
Nhóm các sách chuyên luận, chuyên khảo:
Tổng kết cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước Thắng lợi và bài học,
của Ban Chỉ đạo trực thuộc Bộ Chính trị, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội,
1995; Lịch sử hậu cần Quân đội nhân dân Việt Nam, tập 2 (1954 - 1975), của Tổng cục hậu cần, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1992; Lịch sử vận tải Quân đội nhân dân Việt Nam (1945 - 1975), của Tổng cục Hậu cần, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1992; Tổng kết hậu cần trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 - 1975), của Tổng cục Hậu cần, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2001; Biên niên sự kiện lịch sử hậu cần Quân đội nhân dân Việt Nam (1954 – 1975), của Tổng cục Hậu cần, Nxb Quân đội nhân dân,
Hà Nội, 1992; Tuyển tập bài nói, bài viết tiêu biểu của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước và quân đội về công tác hậu cần (1950 – 2010), của Tổng
cục Hậu cần, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2010
Các công trình khoa học trên tiếp cận ở nhiều chiều cạnh khác nhau,nhưng có điểm chung nhất là đều tập trung chủ yếu vào tổng kết sự chỉ đạo và
tổ chức thực hiện công tác hậu cần ở cấp chiến lược trong suốt quá trình cuộcchiến tranh Các công trình này chỉ dừng lại ở những vấn đề lớn của công tácBĐHC, phạm vi rộng là trong kháng chiến chống Mỹ, chưa đề cập trực diện,đầy đủ, chuyên sâu đến chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng trong công tácBĐHC quân đội từ năm 1969 đến năm 1973 Song, đây là cơ sở, nguồn tưliệu trực tiếp để tác giả kế thừa, định hướng nội dung, sử dụng số liệu đểthuyết minh cho các luận điểm trong đề tài và phục vụ quá trình nghiên cứu
Nhóm các bài báo khoa học đăng trên các tạp chí:
“Từ công tác hậu cần chiến lược trong chiến tranh chống Mỹ, cứu nước,suy nghĩ về xây dựng hậu cần tại chỗ và hậu cần cơ động trong bảo vệ Tổ quốc
ngày nay”, Nguyễn Văn Đà, Tạp chí Quốc phòng toàn dân, số 4 (2000); “Tinh
Trang 6thần tất cả cho tiền tuyến, tất cả để chiến thắng của hậu phương lớn miền Bắc
trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước”, Phạm Trọng Đẩu, Tạp chí Giáo dục lý luận chính trị quân sự, số 2 (2005); “Vai trò hậu phương lớn miền Bắc trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước”, Trần Phước, Tạp chí Quốc phòng toàn dân, số 8 (2005); “Công tác vận chuyển và bảo đảm xăng dầu trên tuyến
vận tải chiến lược Trường Sơn trong kháng chiến chống Mỹ”, Dương Hồng
Anh, Tạp chí Nghiên cứu Khoa học hậu cần quân sự, số 4 (2010); “Kinh nghiệm
hậu cần nhân dân trên chiến trường Nam Bộ trong kháng chiến chống Mỹ cứu
nước – Hướng kế thừa, phát triển”, Phạm Minh Thư, Tạp chí Nghiên cứu Khoa học hậu cần quân sự, số 6 (2010) Các bài viết đã tập trung luận giải, làm rõ vai
trò của hậu phương miền Bắc, hậu cần nhân dân, đưa ra những số liệu, thống kêchính xác và phong phú làm nổi bật vai trò của công tác hậu cần trong cuộckháng chiến chống Mỹ, cứu nước Vì vậy, đây là những tư liệu quý, có giá trịkhoa học, tác giả có thể sử dụng làm nguồn tài liệu nghiên cứu của đề tài
Nhóm các luận văn, luận án và đề tài khoa học:
Những nghiên cứu của các nhà khoa học gồm các luận án, luận vănviết về công tác BĐHC trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước cócác công trình:
Chuẩn bị hậu cần chiến dịch phản công trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, Luận án Tiến sĩ ngành Hậu cần, của Nguyễn Đình Sắc, Học viện Hậu cần, Hà Nội, 1989; Công tác vận tải chiến dịch ở chiến trường Tây Nguyên trong kháng chiến chống Mỹ, Luận án Tiến sĩ ngành Hậu cần, của Đồng Minh Tại, Học viện Hậu cần, Hà Nội, 1995; Chuẩn bị hậu cần của sư đoàn bộ binh tiến công địch phòng ngự trong công sự ở địa hình rừng núi trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, Luận án Tiến sĩ ngành Hậu cần, của Hà Văn Phong, Học viện
Hậu cần, Hà Nội, 2002 Những công trình khoa học trên đã tập trung nghiên cứu
cơ sở lý luận, thực tiễn và những chủ trương, biện pháp của công tác BĐHC nóichung trong chiến tranh, nhưng chỉ dưới góc độ của chuyên ngành Hậu cần
Trang 7Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo công tác bảo đảm hậu cần quân đội trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước từ 1973 đến 1975, Luận văn
Thạc sĩ chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, của Nguyễn HuyĐộng, Học viện Chính trị, Hà Nội, 2006 Đề tài tập trung trình bày chủ trương
và sự chỉ đạo của Đảng đối với công tác BĐHC quân đội trong cuộc khángchiến chống Mỹ, cứu nước từ năm 1973 đến năm 1975; từ đó, tác giả đưa ranhững thành công, hạn chế, nguyên nhân và rút ra một số kinh nghiệm
Đảng lãnh đạo bảo đảm hậu cần quân đội trong chống chiến tranh phá hoại lần thứ nhất từ năm 1964 đến năm 1968, Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành
Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, của Trần Văn Hiển, Học viện Chính trị, HàNội, 2011 Đề tài đã khẳng định tính tất yếu khách quan Đảng lãnh đạo BĐHCquân đội trong chống chiến tranh phá hoại lần thứ nhất từ năm 1964 đến năm
1968, làm rõ chủ trương, sự chỉ đạo của Đảng và đã đưa ra được những kinhnghiệm quý báu
Vai trò của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với công tác hậu cần quân đội từ
1945 đến 1969, Luận án Tiến sĩ chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt
Nam, của Đoàn Quyết Thắng, Học viện Chính trị, Hà Nội, 2009 Đề tài đã đisâu phân tích làm sáng tỏ những quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về hậucần quân đội trong chiến tranh giải phóng dân tộc Đặc biệt, làm rõ vai trò củaNgười trong chỉ đạo công tác hậu cần và những cống hiến của Người đối vớicông tác hậu cần quân đội
Đảng lãnh đạo xây dựng tuyến đường Trường Sơn trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1959 – 1975), Luận án Tiến sĩ chuyên ngành Lịch sử Đảng
Cộng sản Việt Nam, của Nguyễn Huy Động, Học viện Chính trị Quốc gia HồChí Minh, Hà Nội, 2011 Đề tài đã trình bày tính tất yếu khách quan của việcxây dựng tuyến đường Trường Sơn; phân tích, làm rõ chủ trương, sự chỉ đạo củaĐảng trong xây dựng, củng cố, phát huy vai trò của tuyến đường Trường Sơn
Trang 8trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước; rút ra những kinh nghiệm có giá trị vậndụng vào xây dựng tuyến đường Trường Sơn trong thời kỳ đổi mới hiện nay.
Nhìn chung, các công trình khoa học trên đều có đề cập đến công tác hậu
cần trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước Dưới góc độ Lịch sử Đảng, chưa
có một công trình khoa học nào trình bày một cách có hệ thống về chủ trương
và sự chỉ đạo của Đảng đối với công tác BĐHC quân đội trong kháng chiếnchống Mỹ, cứu nước từ năm 1969 đến năm 1973 Tuy nhiên, tác giả có thể kếthừa những thành tựu nghiên cứu của những công trình trên trong việc thựchiện đề tài của mình
3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
* Nhiệm vụ nghiên cứu
Phân tích, làm rõ yêu cầu khách quan Đảng lãnh đạo công tác BĐHCquân đội từ năm 1969 đến năm 1973
Làm sáng tỏ chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng về công tác BĐHC quânđội từ năm 1969 đến năm 1973
Nhận xét và rút ra những kinh nghiệm về sự lãnh đạo của Đảng đối vớicông tác BĐHC quân đội trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước từ năm
1969 đến năm 1973
4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu
Hoạt động lãnh đạo của Đảng về công tác BĐHC quân đội trong cuộckháng chiến chống Mỹ, cứu nước
* Phạm vi nghiên cứu
Trang 9Về nội dung: nghiên cứu chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng về công tácBĐHC quân đội.
Về thời gian: từ 01/1969 đến 01/1973, bên cạnh đó còn đề cập đến trước
và sau khoảng thời gian trên để làm rõ vấn đề nghiên cứu
Về không gian: Trên lãnh thổ Việt Nam Tuy nhiên, đề tài có đề cập đến
sự phối hợp BĐHC giúp đỡ hai nước bạn Lào và Campuchia
5 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
* Phương pháp luận
Đề tài được nghiên cứu trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duyvật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử và phương pháp luận sử học
* Phương pháp nghiên cứu
Vận dụng phương pháp nghiên cứu của khoa học chuyên ngành lịch sửĐảng như: phương pháp lịch sử, phương pháp lô gích Ngoài ra, còn sử dụngnhiều phương pháp khác như đồng đại, lịch đại, so sánh, thống kê
6 Ý nghĩa của đề tài
Đề tài góp phần tổng kết quá trình lãnh đạo của Đảng về công tácBĐHC quân đội trong chiến tranh, làm phong phú thêm tri thức lịch sử về sựlãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam
Đề tài khẳng định tính đúng đắn, sáng tạo của Đảng lãnh đạo công tácBĐHC quân đội trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước từ năm 1969đến năm 1973, qua đó nêu lên những kinh nghiệm có thể vận dụng trong việclãnh đạo công tác BĐHC hiện nay
Đề tài có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo, phục vụ cho công tácnghiên cứu, giảng dạy, học tập bộ môn Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam ởcác học viện, trường đại học trong và ngoài quân đội
7 Kết cấu của đề tài
Gồm phần mở đầu, 2 chương (5 tiết), kết luận, danh mục tài liệu thamkhảo và phụ lục
Trang 10Chương 1 CHỦ TRƯƠNG VÀ SỰ CHỈ ĐẠO CỦA ĐẢNG VỀ CÔNG TÁC
BẢO ĐẢM HẬU CẦN QUÂN ĐỘI TRONG CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ, CỨU NƯỚC TỪ NĂM 1969 ĐẾN NĂM 1973
1.1 Yêu cầu khách quan Đảng lãnh đạo công tác bảo đảm hậu cần quân đội trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1969 - 1973)
1.1.1 Vị trí, vai trò công tác bảo đảm hậu cần quân đội trong chiến tranh
Hậu cần quân đội là một thành phần lực lượng thuộc hệ thống tổ chứccủa quân đội bao gồm toàn bộ cơ quan, đơn vị hậu cần cùng các hoạt động,các loại công việc phải dùng nhân lực, vật lực, tài lực, phương tiện và trình độchuyên môn nghiệp vụ để tiến hành các biện pháp tổ chức, quản lý, chỉ huy,bảo đảm nhằm đáp ứng những nhu cầu về vật chất, sinh hoạt, quân y, vận tảicho quân đội xây dựng, huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu
Công tác BĐHC quân đội là một mặt công tác quân sự bao gồm tổng thểnhững hoạt động để tổ chức thực hiện bảo đảm vật chất, sinh hoạt, quân y, vậntải… cho quân đội thực hiện thắng lợi mọi nhiệm vụ được giao Công tác BĐHCquân đội là khâu nối liền hậu phương đất nước với lực lượng vũ trang ở tiềntuyến, nối liền nền kinh tế của quốc gia với hoạt động và tác chiến của quân đội,
là một mặt công tác góp phần tạo nên sức mạnh tổng hợp của quân đội, là mộttrong những nhân tố quan trọng góp phần quyết định thắng lợi của chiến tranh Học thuyết Mác – Lênin về chiến tranh và quân đội đã khẳng định: chiếntranh là cuộc đọ sức toàn diện giữa hai lực lượng, hai bên tham chiến trên tất
cả các lĩnh vực của đời sống xã hội Trong đó, nền kinh tế cùng các điều kiệnbảo đảm vật chất hậu cần cho quân đội giữ vai trò quyết định thắng lợi trên
Trang 11chiến trường Vì vậy, Ph.Ăngghen đã nhấn mạnh: “Không có gì lại phụ thuộcvào những điều kiện kinh tế hơn là chính ngay quân đội và hạm đội Vũ trang,biên chế, tổ chức, chiến thuật, chiến lược phụ thuộc trước hết vào trình độ sảnxuất đạt được trong một thời điểm nhất định và vào phương tiện giao thông”[37, tr.235]; “toàn bộ việc tổ chức và phương thức chiến đấu của quân đội, và
do đó thắng lợi hay thất bại đều rõ ràng phụ thuộc vào các điều kiện vật chất,nghĩa là điều kiện kinh tế, vào chất liệu của con người và của vũ khí, nghĩa làvào chất lượng, số lượng của dân cư và của kỹ thuật” [37, tr.241]
Như vậy, trong mỗi cuộc chiến tranh, vấn đề cung cấp, bổ sung vật chấtcho quân đội ngoài mặt trận là một trong những yếu tố không thể thiếu Thắnglợi hay thất bại trên chiến trường đều phụ thuộc vào việc có bảo đảm đầy đủ,kịp thời những điều kiện vật chất hay không?
Kế thừa, phát triển luận điểm của Ph.Ăngghen về vai trò của công tácBĐHC quân đội, V.I.Lênin nhấn mạnh: “Muốn phòng thủ, phải có một quânđội kiên cường vững mạnh, một hậu phương vững chắc và muốn có một quânđội kiên cường và vững mạnh thì trước hết phải tổ chức thật vững chắc côngtác lương thực” [36, tr.423] Công tác lương thực mà V.I.Lênin nói ở đây, cóthể hiểu là công tác bảo đảm đời sống cho bộ đội Theo V.I.Lênin, muốn xâydựng lực lượng vũ trang vững mạnh và bảo đảm cho lực lượng vũ trang chiếnđấu thắng lợi thì trước hết phải làm tốt “công tác lương thực” - công tácBĐHC quân đội
Trên nền tảng Học thuyết Mác – Lênin về chiến tranh và quân đội, Chủtịch Hồ Chí Minh đã bổ sung, phát triển trên nhiều vấn đề về công tác BĐHCquân đội Khẳng định vai trò to lớn của công tác BĐHC đối với quân đội,Người viết: “quân đội không có vận tải thì chết Không có lương thực thì chết.Không có tích lũy thì chết” [39, tr.527] Bên cạnh đó, Người chỉ rõ: “Về quân
sự, quân nhu và lương thực rất quan trọng Có binh hùng, tướng giỏi, nhưngthiếu quân nhu, lương thực, không thể thắng trận được”[40, tr.261] Như vậy,
Trang 12trung thành và vận dụng sáng tạo lý luận chủ nghĩa Mác – Lênin, Chủ tịch HồChí Minh luôn khẳng định vị trí, vai trò quan trọng của công tác BĐHC quânđội, coi đó là mặt công tác có ý nghĩa quan trọng hàng đầu quyết định thắnglợi của bộ đội trên chiến trường.
Thực tiễn các cuộc chiến tranh trên thế giới cũng đã khẳng định vị trí, vaitrò của công tác BĐHC quân đội Trong cuộc chiến tranh giữ nước vĩ đại củanhân dân Liên Xô (1941 – 1945), nhờ làm tốt công tác BĐHC quân đội, hậucần của các lực lượng vũ trang Xô viết đã cung cấp cho chiến trường hàng triệuđơn vị vũ khí và binh khí kỹ thuật các loại, trên 10 triệu tấn đạn dược các loại,gần 16,4 triệu tấn nhiên liệu góp phần đánh tan phát xít Đức và quân phiệtNhật Nhận xét về thắng lợi này, Đại tướng S.Cu-rơ-cốt-kin đã từng viết: “Hậucần của các lực lượng vũ trang Xô viết đã giữ một vai trò to lớn trong việc bảođảm thắng lợi” [12, tr.7]
Như vậy, chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và thực tiễncác cuộc chiến tranh trên thế giới đều khẳng định công tác BĐHC quân đội có
vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng, là một trong những yếu tố tạo nên sức mạnhchiến đấu của quân đội, là yếu tố quyết định thắng lợi của quân đội trên chiếntrường Vì vậy, đòi hỏi Đảng phải thường xuyên quan tâm lãnh đạo, chỉ đạođối với mặt công tác này trong mọi thời kỳ lịch sử, nhằm nâng cao sức mạnhtổng hợp, sức chiến đấu của lực lượng vũ trang
1.1.2 Nhiệm vụ cách mạng Việt Nam trong giai đoạn 1969 - 1973
Thắng lợi có ý nghĩa chiến lược của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy TếtMậu Thân 1968 đã “làm lung lay ý chí xâm lược của đế quốc Mỹ”, tạo nên bướcngoặt quan trọng của cuộc chiến tranh, làm phá sản hoàn toàn chiến lược “chiếntranh cục bộ”, buộc đế quốc Mỹ phải xuống thang chiến tranh với việc thực hiệnchiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” hòng tìm lối thoát “trong danh dự”.Đầu năm 1969, vừa trúng cử Tổng thống và chính thức bước vào NhàTrắng, Níchxơn cho ra đời “Học thuyết Níchxơn”, đề ra chiến lược toàn cầu
Trang 13"Ngăn đe thực tế" thay cho chiến lược toàn cầu “Phản ứng linh hoạt” củaKennơđi đã bị phá sản Mỹ thực hiện thí điểm ở các nước Đông Dươngchiến lược toàn cầu mới, đề ra chiến lược “Việt Nam hoá chiến tranh”, “Làohoá chiến tranh”, “Khơme hoá chiến tranh”, và “Đông Dương hoá chiếntranh” “Việt Nam hoá chiến tranh” là loại hình chiến tranh xâm lược thựcdân mới của đế quốc Mỹ được tiến hành bằng quân đội tay sai là chủ yếu,
có sự phối hợp của một bộ phận đáng kể lực lượng chiến đấu Mỹ và vẫn do
Mỹ chỉ huy bằng hệ thống cố vấn quân sự, cung cấp đô la, vũ khí kỹ thuật,phương tiện chiến tranh, nhằm chống lại các lực lượng cách mạng và nhân
dân ta [Phụ lục 06].
Thực chất đó là sự tiếp tục của âm mưu thâm độc “thay đổi màu da trênxác chết” bằng cách “dùng người Việt Nam đánh người Việt Nam” với mụctiêu khống chế kìm kẹp nhân dân miền Nam, làm cho cách mạng mất chỗdựa, ngăn chặn đường vận chuyển chiến lược, đẩy bộ đội chủ lực ta ra xa, tiếntới bao vây, bóp nghẹt cuộc kháng chiến của nhân dân miền Nam Ngoài ra,thực hiện chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”, đế quốc Mỹ còn nhằm khaithác triệt để nhân tài, vật lực của miền Nam Việt Nam phục vụ cho chiếntranh xâm lược Đánh giá về âm mưu của địch, Nghị quyết Hội nghị trungương 18 (3/1970) Đảng nhận định:
Việt Nam hóa chiến tranh là một ý đồ chiến lược hết sức thâm độc của đếquốc Mỹ nhằm kéo dài chiến tranh xâm lược, từng bước rút bớt quân Mỹ ra
và ngụy quân, ngụy quyền vẫn mạnh lên, cố giành thế mạnh trong thế thua,Việt Nam hóa chiến tranh cũng là Mỹ tìm lối thoát "trong danh dự" Nó làmột kế hoạch toàn diện về quân sự, chính trị, kinh tế [19, tr.107 – 108]
Để thực hiện được âm mưu thâm độc trên, đế quốc Mỹ đã sử dụng mộtloạt các biện pháp, phát huy tối đa sức mạnh quân sự, kết hợp với thủ đoạnchính trị, ngoại giao xảo quyệt, hòng giành thế chủ động, cô lập cuộc khángchiến của nhân dân ta
Trang 14Trước hết, đế quốc Mỹ tiếp tục thực hiện chiến lược "quét và giữ", lấybình định làm biện pháp chiến lược chủ yếu để thực hiện kế hoạch Việt Namhóa chiến tranh Trọng điểm bình định của chúng là các vùng ven thành thị vàven các căn cứ quân sự, các vùng nông thôn nhằm đánh phá lực lượng mọimặt của ta ở cơ sở, giành giật vùng nông thôn là nơi đứng chân vững chắc của
ta, thu hẹp vùng giải phóng, mở rộng vùng kiểm soát của chúng, vơ vét sứcngười, sức của để củng cố và tăng cường ngụy quân, ngụy quyền gây khókhăn cho ta về quân sự, chính trị, kinh tế Chúng còn tăng cường đánh phá cácvùng giải phóng, các căn cứ của ta, đánh phá các tuyến hậu cần tiếp tế, ra sứctiêu hao lực lượng, ngăn chặn các cuộc tiến công lớn của ta
Bên cạnh đó, đế quốc Mỹ còn mở rộng chiến tranh sang Lào vàCampuchia Ở Lào, chúng tấn công Cánh Đồng Chum (9/1969) và mở cuộchành quân lớn ra đường 9 – Nam Lào (2/1971) với âm mưu đánh phá, cắt đứttuyến vận tải chiến lược của ta Ở Campuchia, để ngăn chặn việc tiếp tế của tacho miền Nam qua Campuchia, chúng tiến hành cuộc đảo chính lật đổ Xi HaNúc (3/1970) Lon Non được Mỹ hỗ trợ, lên nắm quyền điều hành đất nước,tuyên bố hủy bỏ Hiệp định Thương mại đối với Việt Nam, đóng cảngXihanúc Vin Ngày 13 tháng 3 năm 1970, chúng đã gửi tối hậu thư buộc toàn
bộ lực lượng, kho trạm, trang bị vũ khí của ta phải rời khỏi Campuchia trongvòng 48 giờ
Ngoài ra, chúng còn đánh vào hậu phương quốc tế của ta Đế quốc Mỹthực hiện chủ trương thâm độc “bắc nửa nhịp cầu”, “hòa hoãn Đông – Tây”,
“kết bạn” với từng nước nhằm cô lập cách mạng Việt Nam Mặt khác, chúnglợi dụng mâu thuẫn giữa Liên Xô và Trung Quốc, tìm cách chia rẽ, lôi kéo cácnước XHCN, tranh thủ các nước lớn hạn chế viện trợ quốc tế cho ta
Như vậy, âm mưu, thủ đoạn của đế quốc Mỹ vô cùng tinh vi, xảo quyệt,chống phá ta trên tất cả các mặt, trong đó, chúng tập trung triệt hạ kinh tế, phácác cơ sở hậu cần, đánh phá các tuyến vận tải chiến lược, ngăn chặn sự chi
Trang 15viện của miền Bắc cho miền Nam, gây không ít khó khăn cho quá trình bảođảm, cung cấp cho bộ đội, ảnh hưởng đến hiệu suất chiến đấu của bộ đội trêncác chiến trường miền Nam Vì vậy, hơn lúc nào hết, Đảng cần phải tăngcường lãnh đạo công tác BĐHC quân đội trong mọi tình huống chiến tranh.Trước âm mưu, thủ đoạn của địch, ta phải kiên quyết đẩy mạnh tiếncông toàn diện đập tan âm mưu “Việt Nam hóa chiến tranh” của địch, đánhcho Mỹ phải cút, ngụy phải nhào, giành thắng lợi từng bước, tiến lên giành
thắng lợi hoàn toàn Nghị quyết Hội nghị lần thứ 18 Ban chấp hành Trung
ương số 196-NQ/TW, ngày 10 tháng 3 năm 1970 đã khẳng định:
Nhiệm vụ trước mắt của ta trong suốt giai đoạn mới của cuộc kháng chiến
là: động viên sự nỗ lực cao nhất của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân trên
cả hai miền, phát huy thắng lợi đã đạt được, kiên trì và đẩy mạnh cuộc kháng chiến, tiếp tục phát triển chiến lược tiến công một cách toàn diện, liên tục và mạnh mẽ, đẩy mạnh tiến công quân sự và tiến công chính trị, kết hợp với tiến công ngoại giao, vừa tiến công địch vừa ra sức xây dựng lực lượng quân sự và chính trị của ta ngày càng lớn mạnh; đánh bại âm mưu Việt Nam hóa chiến tranh của đế quốc Mỹ, đánh bại âm mưu của chúng xuống thang từng bước, kéo dài chiến tranh để tạo thế mạnh hòng duy trì chủ nghĩa thực dân kiểu mới của chúng ở miền Nam nước ta; làm thất bại chiến lược phòng ngự của địch, tạo nên chuyển biến mới trong cục diện chiến tranh, giành thắng lợi từng bước đi đến giành thắng lợi quyết định, đánh cho Mỹ phải rút hết quân, đánh cho ngụy phải suy sụp, tạo điều kiện cơ bản để thực hiện một miền Nam độc lập, dân chủ, hòa bình, trung lập, tiến tới thống nhất nước nhà [19, tr.117].
Có thể thấy, nhiệm vụ trên vô cùng khó khăn, phức tạp và bao quát trêntất cả các lĩnh vực (chính trị, quân sự, ngoại giao ) Trong đó, mục tiêu caonhất là đánh bại âm mưu “Việt Nam hóa chiến tranh” của địch nhằm tạo nênchuyển biến mới trong cục diện chiến tranh, giành thắng lợi từng bước đi đến
Trang 16giành thắng lợi hoàn toàn Để đáp ứng với yêu cầu, nhiệm vụ đó trong giaiđoạn mới, đòi hỏi Đảng ta phải phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàndân tộc, nâng cao chất lượng về mọi mặt và trình độ sẵn sàng chiến đấu củalực lượng vũ trang, tăng cường xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, đặc biệt, rasức làm tốt công tác BĐHC quân đội Muốn vậy, Đảng phải tăng cường sựlãnh đạo của mình trên tất cả các mặt trận, trong đó, có công tác BĐHC quân đội– yếu tố quan trọng góp phần quyết định thắng lợi của bộ đội trên chiến trường.
1.1.3 Yêu cầu của công tác bảo đảm hậu cần quân đội sau Mậu Thân 1968
Giai đoạn 1965 - 1968, thực hiện đường lối của Đảng, dưới sự lãnhđạo, chỉ đạo trực tiếp của Quân ủy Trung ương và Bộ Quốc Phòng, hậu cầnquân đội đã làm tốt công tác BĐHC cho lực lượng vũ trang góp phần đánhthắng chiến tranh phá hoại lần thứ nhất trên miền Bắc và đập tan âm mưu, thủđoạn thâm độc của đế quốc Mỹ trong chiến lược “chiến tranh cục bộ”
Qua thử thách chiến tranh, công tác BĐHC quân đội đã có bước trưởngthành nhanh chóng, mạnh mẽ và toàn diện: đã kịp thời đáp ứng các yêu cầu,cung cấp đầy đủ vũ khí, trang bị, phương tiện cho bộ đội tác chiến trên cácchiến trường; bảo đảm tốt giao thông vận tải, xây dựng, giữ vững được tuyếngiao thông vận tải chiến lược Bắc – Nam, chuyển mạnh sang vận chuyển cơgiới, ngày càng phát triển vươn sâu từ hậu phương miền Bắc đến tiền tuyếnmiền Nam, tạo điều kiện chi viện vật chất kỹ thuật, lực lượng cho các chiếntrường miền Nam đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của cuộc chiến tranh; xâydựng, phát triển tổ chức lực lượng hậu cần trên các chiến trường miền Nam,xây dựng có hệ thống các căn cứ hậu cần của từng chiến trường, tổ chức bố trílực lượng hậu cần bảo đảm theo khu vực kết hợp với đẩy mạnh khai thác, thumua, tạo nguồn BĐHC tại chỗ, xây dựng được thế trận hậu cần tại chỗ trêntừng địa bàn, từng khu vực tác chiến
Trang 17Tuy nhiên, sau Mậu Thân 1968, do địch tăng cường càn quét, đánh phácác vùng ven đô, phát triển mạnh ra các vùng giáp ranh, tiến công dữ dội cácvùng giải phóng, trọng điểm là đồng bằng sông Cửu Long, đồng bằng venbiển Khu 5, làm cho công tác BĐHC quân đội đứng trước khó khăn, thử tháchnghiêm trọng: vùng giải phóng bị thu hẹp, nhiều căn cứ hậu cần bị đánh pháphải thu hẹp phạm vi hoạt động, dự trữ hậu cần giảm sút, nguồn cung cấpngày càng hạn chế, nhiều hành lang vận chuyển trên các chiến trường bị ngănchặn Vì vậy, quân số, vũ khí, trang bị của nhiều đơn vị lực lượng vũ trangthiếu thốn, nguồn bổ sung hầu như không có Tình trạng thiếu đói về lượngthực, thuốc men diễn ra trong nhiều ngày, ảnh hưởng đến tinh thần và sứcchiến đấu của bộ đội Ở mặt trận Tây Nguyên, số gạo còn lại của năm 1968chuyển qua năm 1969 chưa bằng một phần ba lượng tồn kho năm 1967chuyển qua năm 1968 Thực phẩm cũng ít hơn tám lần so với năm trước, quântrang cũng trong tình trạng thiếu hụt lớn, tính chung toàn chiến trường cứ 2người chiến đấu ở phía trước, hoặc 8 người phục vụ ở phía sau mới được một
bộ quân phục [65, tr.324] Trong khi đó, ở Quân khu 5, tiêu chuẩn ăn của bộđội từ 2 lon ngày (1 lon = 0,25kg) rút xuống còn 1 lon, rồi nửa lon, cơ quanQuân khu bình quân 8 người mới được 1 lon gạo một ngày, có khi phải ăn sắnhàng tuần lễ [65, tr.342] Hậu cần các chiến trường đã tìm mọi biện pháp tháo
gỡ khó khăn, nhưng do mất đồng bằng, mất căn cứ đứng chân, lại bị địchngăn chặn quyết liệt, thiếu nguồn cung cấp nên ở nhiều địa bàn bộ đội takhông bám trụ được, phải rút lên các căn cứ rừng núi Trên chiến trường TâyNguyên, số lương thực, thực phẩm mua được trong năm 1969 chưa bằng mộtnửa năm 1968 và ít hơn nhiều lần so với các năm trước [65, tr.325] Có thểnói, chưa có thời gian nào công tác BĐHC quân đội lại gặp khó khăn gay gắtnhư sau Mậu Thân 1968
Trước tình hình đó, yêu cầu bức thiết đặt ra đối với công tác BĐHC quânđội là phải nhanh chóng khắc phục những khó khăn trước mắt, chấn chỉnh, củng
Trang 18cố lại tổ chức lực lượng, tích cực tạo nguồn vật chất, đẩy mạnh thu mua vật chất
dự trữ từ nhiều nguồn, trên nhiều địa bàn, dưới nhiều hình thức bảo đảm cho
bộ đội chủ lực tiếp tục xây dựng, củng cố, chặn đánh các cuộc hành quân lấnchiếm của địch, chủ động mở các đợt, các trận chiến đấu tiến công giành giật cácđịa bàn chiến lược, bảo vệ vùng giải phóng, bảo vệ căn cứ kháng chiến, nhằmtừng bước làm chuyển biến tình hình, tạo nên thời cơ chiến lược
Như vậy, yêu cầu cấp bách đó đã đặt ra cho công tác BĐHC quân độisau Mậu Thân 1968 những nhiệm vụ hết sức nặng nề và khẩn trương, đòi hỏiĐảng phải tăng cường lãnh đạo hơn nữa đối với mặt công tác này nhằm giảiquyết những khó khăn trước mắt, cung cấp đầy đủ, kịp thời vật chất, trang bị,
vũ khí, phương tiện cho bộ đội kiên trì, bám trụ trên các chiến trường, đápứng yêu cầu, nhiệm vụ cách mạng trong giai đoạn mới
Tóm lại, xuất phát từ vị trí, vai trò của công tác BĐHC quân đội trongchiến tranh, thực tiễn yêu cầu, nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam, thực tiễnyêu cầu của công tác BĐHC quân đội sau Mậu Thân 1968, có thể khẳng địnhrằng, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác BĐHC quân độitrong giai đoạn 1969 – 1973 là một tất yếu khách quan, là yêu cầu cấp thiếtcủa cách mạng Việt Nam, có ý nghĩa quyết định thắng lợi của cuộc khángchiến giai đoạn sau này
1.2 Chủ trương của Đảng về công tác bảo đảm hậu cần quân đội trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1969 – 1973)
1.2.1 Quan điểm của Đảng về công tác bảo đảm hậu cần quân đội (1969 – 1973)
Trên cơ sở, tiếp thu lý luận chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ ChíMinh về công tác BĐHC quân đội, đồng thời kế thừa truyền thống dựng nước
và giữ nước của dân tộc, Đảng Cộng sản Việt Nam đã sáng suốt đề ra nhữngquan điểm chỉ đạo công tác BĐHC quân đội trong cuộc kháng chiến chống
Mỹ, cứu nước nói chung và trong giai đoạn 1969 – 1973 nói riêng, cụ thể là:
Trang 19Một là, công tác BĐHC quân đội là một mặt công tác có tầm quan trọng chiến lược.
Quan điểm này chỉ ra tầm quan trọng của công tác BĐHC quân đội Sứcmạnh chiến đấu của quân đội là sức mạnh tổng hợp, bao gồm: chính trị, quân
sự, hậu cần, tinh thần, tư tưởng tổ chức, năng lực hành động và cơ sở vật chất
kỹ thuật Trong đó, công tác BĐHC là một trong những yếu tố cơ bản tạothành sức mạnh chiến đấu của quân đội J.V Xta-lin đã khẳng định: “…kếtcục của các chiến dịch phụ thuộc vào việc tiếp tế đầy đủ và kịp thời đạn dược,trang bị và lương thực cho bộ đội” [80, tr.102]
Bên cạnh đó, thực tiễn trong đấu tranh giành chính quyền (1930 – 1945)
và trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945 – 1954) chothấy, nhờ làm tốt công tác BĐHC quân đội, ta đã cung cấp đầy đủ mọi mặtcho lực lượng vũ trang chiến đấu giành thắng lợi, đặc biệt, góp phần làm nênchiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, trấn động địa cầu”.Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, Đảng Cộng sản Việt Namluôn nhận thức rõ tầm quan trọng của mặt công tác này Nghị quyết Ban chấphành Trung ương Đảng lần thứ 12, khóa II, tháng 3 năm 1957 đã khẳng định:
Đi đôi với việc xây dựng và củng cố hậu phương của nước nhà, cầnphải xây dựng hậu phương của quân đội, cần phải tăng cường tổ chứchậu cần và tăng cường công tác hậu cần quân đội Hậu cần là khâu liên
hệ giữa hậu phương của Nhà nước với quân đội tác chiến ở tiền tuyến
Tổ chức và công tác hậu cần có một tác dụng rất trọng yếu là bảo đảmtoàn bộ nhu cầu vật chất cho sinh hoạt và chiến đấu của quân đội Dùhậu phương của nước nhà có đầy đủ vật chất, nhưng nếu không có một
tổ chức hậu cần, không có công tác hậu cần mạnh mẽ về vận chuyển,phân phối và cung cấp đầy đủ cho tiền tuyến thì không bảo đảm đượcthắng lợi [17, tr.225 – 226]
Trang 20Sau đó, Nghị quyết Hội nghị Tổng quân ủy (mở rộng), tháng 3 năm 1959
về những vấn đề cơ bản về đường lối quân sự của Đảng cũng nhấn mạnh: Chiếntranh hiện đại tiêu hao một khối lượng vật chất rất lớn, nếu không có tổ chứchậu cần mạnh để bảo đảm vận chuyển và cung cấp đầy đủ lương thực, vũ khí,đạn dược và mọi nhu cầu vật chất khác cho tiền tuyến, bảo đảm sức khỏe choquân đội tác chiến và cứu chữa thương binh, bệnh binh thì dù quân đội có anhdũng, thiện chiến đến đâu cũng khó mà giành được thắng lợi
Như vậy, công tác BĐHC quân đội là chiếc cầu nối liền hậu phươngvới tiền tuyến, đảm nhiệm vận chuyển, cung cấp và phân phối cho các chiếntrường Đây là một công tác có tầm quan trọng về chiến lược Vì vậy, Nghị
quyết của Bộ Chính trị, ngày 19 tháng 6 năm 1970 “Về tình hình mới ở bán đảo Đông Dương và nhiệm vụ mới của chúng ta” tiếp tục khẳng định tầm
quan trọng của công tác BĐHC quân đội: Ta phải khắc phục mọi khó khăn cảitiến và tăng cường chỉ đạo, tổ chức thật tốt công tác hậu cần Đây là một trongnhững vấn đề quyết định về thắng lợi, vì vậy, phải được chú trọng đúng tầmquan trọng của nó
Thực hiện tốt quan điểm này, trong giai đoạn 1969 – 1973, đòi hỏi Đảngcần phải tăng cường vai trò lãnh đạo của mình đối với công tác BĐHC quân đội;chỉ đạo hậu cần các cấp thường xuyên giáo dục cho cán bộ, chiến sĩ và nhân viênhậu cần hiểu rõ được vị trí, tầm quan trọng của công tác BĐHC quân đội; cầnchống các khuynh hướng, tư tưởng xem nhẹ hay coi thường mặt công tác này Tóm lại, công tác BĐHC quân đội là một mặt công tác có tầm quantrọng chiến lược và không thể thiếu trong quá trình xây dựng, chiến đấu củalực lượng vũ trang Nó góp phần quan trọng tạo nên sức mạnh tổng hợp củaquân đội, làm cho quân đội không ngừng lớn mạnh, trưởng thành, đánh thắngmọi kẻ thù xâm lược
Hai là, công tác BĐHC quân đội phải kiên trì “bám đất”, “bám dân”.
Trang 21Quan điểm này tiếp thu lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin về vai trò củaquần chúng nhân dân và kế thừa truyền thống “trọng dân” của dân tộc Đồngthời, đây cũng là sự cụ thể hóa đường lối chiến tranh nhân dân của Đảng ta.Trong bài nói với đồng bào và cán bộ tỉnh Thái Bình, Hồ Chí Minh nhấnmạnh: “Các hợp tác xã nông nghiệp là đội quân hậu cần của quân đội chiếnđấu ngoài mặt trận” [43, tr.193] Như vậy, nhân dân là nguồn cung cấp nhântài, vật lực quan trọng nhất, vì thế chỉ có dựa chắc vào dân thì hậu cần mới cóthể hoàn thành nhiệm vụ cung cấp cho lực lượng vũ trang.
Thực tiễn công tác BĐHC quân đội trong cuộc kháng chiến chống thựcdân Pháp (1945 – 1954) cũng cho thấy vai trò quan trọng của việc “bám đất”,
“bám dân” Dựa vào dân sẽ huy động được lực lượng tại chỗ, giảm bớt cự ly
và khối lượng vận chuyển, tiết kiệm được lực lượng và tránh được tổn thất.Đồng thời, dựa vào dân, chúng ta mới có thể chiến đấu với một quân độimạnh, có khả năng khống chế sự hoạt động hậu phương của ta
Thực tiễn cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, đặc biệt là giai đoạn
1969 – 1973 càng khẳng định vai trò, tầm quan trọng của việc “bám đất”,
“bám dân” đối với công tác BĐHC quân đội Đầu năm 1969, Nichxơn triểnkhai thực hiện kế hoạch “bình định và phát triển” với ba giai đoạn nhằmgiành giật vùng nông thôn, cắt nguồn tiếp tế của bộ đội, mở rộng địa bànchiếm đóng Mặt khác, sau tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân, do ta
bỏ lỏng vùng nông thôn nên bộ đội chủ lực, trừ một bộ phận còn đứngđược ở các “lõm căn cứ” đồng bằng, phần lớn phải chuyển ra vùng giápbiên giới Vì vậy, từ cuối năm 1968 đến cuối năm 1969, địch chiếm đượcphần lớn vùng nông thôn giải phóng quanh Sài Gòn và hầu hết Khu 8, Khu
9 Ở Khu 5, vùng ta kiểm soát chỉ còn 840.000 dân, địch giành thêm được460.000 dân Việc ta bị mất đất, mất dân làm cho bộ đội chủ lực mất chỗđứng chân, sức chiến đấu và quân số mỗi ngày một giảm dần Bên cạnh đó,
Trang 22việc bổ sung quân số, vật chất của công tác BĐHC quân đội cũng trở nêncực kỳ khó khăn.
Trước tình hình đó, để làm tốt công tác BĐHC cho bộ đội chủ lực,trong phương hướng nhiệm vụ công tác hậu cần quân đội năm 1969, Đảng
ủy cục Hậu cần Miền đã xác định: Đảng ủy các cấp phải quán triệtphương châm “bốn được” (mua được, vận chuyển được, bảo quản bảo vệđược và sử dụng được) , “ba có” (có dân, có đất đứng chân, có vật chất),bám đất, bám dân, bám cơ sở để thu mua tại chỗ Trong đó, muốn thựchiện được phương châm “bốn được”, “ba có”, ta phải kiên trì thực hiện
“bám đất, bám dân” Bởi vì, đối với ta, nông thôn, đồng bằng khôngnhững là nơi đứng chân của bộ đội mà còn là nơi cung cấp một khối lượnglớn nhân tài vật lực cho các chiến trường Vì vậy, trong công tác BĐHCquân đội, hậu cần các cấp cần phải quán triệt quan điểm này tới tất cả cán
bộ, chiến sĩ làm hậu cần
Đề cập quan điểm này, Hội nghị Trung ương Cục lần thứ chín (7/1969)
đã khẳng định: “Các phân khu ở trọng điểm và các địa phương thiếu lươngthực, thực phẩm cũng như các cơ quan, đơn vị ở dọc biên giới phải kết hợpcác ngành có trách nhiệm và nắm vững phương châm dựa vào quần chúng
để tổ chức tốt việc mua lương thực, thực phẩm và hàng công nghiệp cần thiết”[18, tr.390] Đến Hội nghị Trung ương Cục lần thứ mười (11/1970), Đảng tatiếp tục khẳng định: phải chú trọng phát huy khả năng hậu cần tại chỗ, quántriệt quan điểm hậu cần nhân dân, đẩy mạnh phong trào sản xuất tự túc vàcông tác bảo vệ sản xuất trong nhân dân và bộ đội
Muốn dựa chắc vào nhân dân, công tác BĐHC quân đội trong giaiđoạn 1969 – 1973 cần phải: động viên và tổ chức được toàn dân tích cựctăng gia sản xuất, tham gia làm tốt công tác BĐHC ở tiền tuyến lớn miềnNam, kết hợp chặt chẽ hậu cần quân đội với hậu cần nhân dân, trong đó,lấy hậu cần quân đội làm nòng cốt Bên cạnh đó, phải làm cho cán bộ,
Trang 23chiến sĩ, nhân viên hậu cần thấu suốt quan điểm này của Đảng, tích cựctham gia xây dựng hậu cần địa phương, hậu cần nhân dân Đồng thời, liên
hệ chặt chẽ với tổ chức Đảng, chính quyền địa phương để tổ chức, khaithác, sử dụng mọi khả năng, tiềm lực của nhân dân tạo nên thế trận hậu cầnvững chắc trên cả nước và trong từng khu vực
Như vậy, dựa chắc vào nhân dân, động viên và tổ chức nhân dân thamgia vào công tác BĐHC quân đội là nguồn gốc sức mạnh, là quy luật giànhthắng lợi của công tác BĐHC quân đội trong cuộc kháng chiến chống Mỹ,cứu nước nói chung và giai đoạn 1969 – 1973 nói riêng
Ba là, thực hiện cần kiệm, dựa vào sức mình là chính trong công tác BĐHC quân đội.
Đây là quan điểm nhất quán của Đảng ta xuyên suốt trong quá trình lãnhđạo cách mạng Cần kiệm, dựa vào sức mình là chính là phương châm xâydựng quân đội cách mạng, là nguyên tắc chỉ đạo tác chiến của Đảng; là mộttrong những phương châm tiến hành chiến tranh; là biểu hiện tinh thần độclập, tự chủ, tự lực, tự cường trong xây dựng lực lượng vũ trang Cần kiệm,dựa vào sức mình là chính còn là bản chất, truyền thống của quân đội ta.Mặt khác, Việt Nam là một nước đất không rộng, người không đông,khoa học kỹ thuật chưa phát triển, lại phải chống lại đế quốc Mỹ - kẻ thù có
tiềm lực kinh tế, quân sự lớn mạnh [Phụ lục 02] Khối lượng vật chất trung
bình trong một tháng mà nước Mỹ bảo đảm cho quân đội viễn chinh trênchiến trường miền Nam lớn hơn tổng khối lượng vật chất mà hậu phươngmiền Bắc đưa vào miền Nam trong suốt 8 năm (1965 - 1972)
Vì vậy, quán triệt quan điểm cần kiệm, dựa vào sức mình là chính có ýnghĩa hết sức quan trọng nhằm phát huy đến mức cao nhất sức mạnh của tiềmlực kinh tế và quốc phòng trong nước Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói:
Các cơ quan trong quân đội phải cố sức trồng trọt, chăn nuôi để tự túcphần nào, để giảm bớt gánh nặng của nhân dân Tuy công việc chuyên
Trang 24môn vẫn là chính nhưng phải cố sức tăng gia muốn thắng lợi phảitrường kỳ gian khổ, muốn trường kỳ phải tự lực cánh sinh Tăng gia làmột bộ phận trong chính sách tự lực cánh sinh [41, tr.512].
Đề cập quan điểm này, tại Hội nghị Bộ Chính trị (11/1968), Đảng ta
đã khẳng định: Quán triệt tốt hơn nữa phương châm dựa vào sức mình làchính, đồng thời ra sức tranh thủ sự viện trợ của các nước anh em Phải đềcao tinh thần triệt để tiết kiệm trong việc động viên và sử dụng sức người,sức của của ta Phải nâng cao trình độ tổ chức để sử dụng hợp lý nhất,phát huy được tác dụng cao nhất sức lao động, tinh thần, trí tuệ, tài năngcủa mỗi cán bộ, chiến sỹ và mọi người dân của ta Phải biết quý trọngtừng viên đạn, từng hạt gạo, giọt xăng, phải sử dụng sao cho hợp lý nhất,tiết kiệm nhất Kiên quyết chống lãng phí, tham ô, vô trách nhiệm Tiếp
đó, Hội nghị Trung ương Cục lần thứ mười (11/1970), đối với công tácBĐHC, Đảng ta tiếp tục nhấn mạnh: phải hết sức chú trọng giáo dục tinhthần tiết kiệm, giữ gìn bảo quản vũ khí, đạn dược và mọi của cải vật chấtkhác, kiên quyết khắc phục tình trạng lãng phí, tham ô
Thực hiện quan điểm này, đòi hỏi hậu cần các cấp phải ra sức thi đualao động sáng tạo, thực hành tiết kiệm, chống tham ô, lãng phí, tăng nguồnBĐHC cho quân đội; quản lý chặt chẽ cơ sở vật chất kỹ thuật nhằm giữ vững
và nâng cao khả năng của công tác BĐHC quân đội; phải ra sức tranh thủ sựgiúp đỡ của bạn bè quốc tế bằng việc tổ chức tốt việc tiếp nhận, bảo quản, vậnchuyển, phân phối và sử dụng có hiệu quả các nguồn viện trợ quốc tế; đồngthời, phải tổ chức tốt việc thu hồi, quản lý và sử dụng có hiệu quả chiến lợiphẩm thu được
Như vậy, cần kiệm, dựa vào sức mình là chính, một mặt, tăng cườngđược nguồn cung cấp, cải tiến được trang bị, giảm nhẹ được đóng góp củanhân dân, giảm bớt được khó khăn cho bản thân quân đội, mặt khác, thể hiệnđức tính cao quý thuộc về bản chất của một quân đội cách mạng
Trang 25Các quan điểm trên là một thể thống nhất, có mối quan hệ gắn bó chặtchẽ với nhau, đòi hỏi những người làm công tác BĐHC quân đội phải quántriệt sâu sắc các quan điểm đó trong quá trình thực hiện nhiệm vụ Bởi vì,quán triệt sâu sắc các quan điểm đó sẽ góp phần làm tốt công tác BĐHC, đápứng kịp thời mọi nhu cầu của bộ đội trên chiến trường Đặc biệt, trong giaiđoạn 1969 – 1973, khi đế quốc Mỹ chuyển sang thực hiện chiến lược “ViệtNam hóa chiến tranh”, đẩy mạnh đánh phá các cơ sở hậu cần và các tuyến vậntải chiến lược của ta, thì hơn bao giờ hết công tác BĐHC quân đội cần phảiquán triệt các quan điểm trên.
1.2.2 Mục tiêu, phương hướng công tác bảo đảm hậu cần quân đội
Thực hiện chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”, đế quốc Mỹ đẩy mạnhxây dựng Ngụy quân, củng cố Ngụy quyền và tiến hành chương trình “bình địnhnông thôn” làm cho cách mạng miền Nam lâm vào thế khó khăn mới Trước tìnhhình đó, ngày 10 tháng 5 năm 1969, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ươngĐảng đã họp bàn về tình hình và nhiệm vụ mới Bộ Chính trị đã chỉ ra những khókhăn và trở ngại của cuộc kháng chiến, trong đó có công tác BĐHC quân đội:
Chúng đã ra sức khôi phục quân ngụy, bổ sung quân Mỹ, duy trì được lực lượng của chúng về số lượng, dồn lực lượng về giữ thành thị, nhất
là các thành thị lớn, củng cố những vùng trọng điểm, những địa bàn
chiến lược quan trọng, đánh phá quyết liệt các căn cứ bàn đạp và đường
hành lang của ta Chúng ra sức "bình định" nông thôn, giành dân, bắt
lính, kiểm soát những vùng xung yếu với những thủ đoạn vô cùng tàn
bạo, đồng thời phải đánh mạnh vào các tuyến hậu cần và căn cứ hậu phương của ta [18, tr.121 – 122].
Trước những khó khăn và trở ngại đó, Hội nghị lần thứ 18 Ban Chấphành Trung ương Đảng họp tại Hà Nội đã họp bàn về phương hướng lãnh đạocách mạng miền Nam trong giai đoạn mới Báo cáo của Bộ Chính trị tại Hội
Trang 26nghị lần thứ 18 Ban Chấp hành Trung ương (1/1970) đã xác định mục tiêu,phương hướng của công tác BĐHC quân đội như sau:
Bảo đảm cho bộ đội ăn no, có đủ súng đạn Phải dự kiến cho hết nhữngkhó khăn các mặt, nhất là những khó khăn do địch gây ra, có kế hoạch
cụ thể đập tan âm mưu địch đánh phá hậu cần của ta, luôn luôn có một
dự trữ đầy đủ trên các chiến trường quan trọng Cần củng cố vững chắccác đường giao thông, các tuyến vận tải cung cấp, làm cho hậu phương
và tiền phương luôn luôn được thông suốt [19, tr.75]
Như vậy, Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ 18 đã chỉ ra mục tiêu,phương hướng hành động cụ thể của công tác BĐHC cho quân và dân ta trên
cả hai miền Nam, Bắc Đây sẽ là nhân tố quan trọng giúp cho công tác BĐHCquân đội khắc phục được những khó khăn, trở ngại, vận hành một cách thôngsuốt, vững chắc bảo đảm cho bộ đội tác chiến thắng lợi trên chiến trường
Sau đó, Nghị quyết của Bộ Chính trị ngày 19 tháng 6 năm 1970 “Về tình hình mới ở bán đảo Đông Dương và nhiệm vụ mới của chúng ta” tiếp tục
khẳng định phương hướng của công tác BĐHC quân đội trong điều kiện địchđánh phá ác liệt:
Một trong những mục tiêu chiến lược của Mỹ là đánh phá các cơ sở vàtuyến hậu cần của ta Trong tình hình tuyến vận chuyển kéo dài hơntrước yêu cầu của tiền tuyến tăng thêm, địch lại ra sức đánh phá, ta cầnphải có kế hoạch chi viện hậu cần thật sát, có hàng loạt biện pháp thựchiện cụ thể và có phương thức, có kế hoạch chiến đấu để bảo đảm cáctuyến chiến lược được thông suốt [19, tr.249]
Đến tháng 11 năm 1970, Hội nghị lần thứ mười Trung ương Cục đãđánh giá toàn bộ tình hình địch và ta từ khi Mỹ xuống thang chiến tranh,nhất là trong năm 1970 và sau khi chúng mở rộng chiến tranh sangCampuchia, xác định nhiệm vụ chiến lược, phương châm và bước đi củacách mạng trong thời gian tiếp theo, đề ra nhiệm vụ trước mắt, phương
Trang 27hướng tăng cường cải tiến các mặt công tác và tổ chức thực hiện cho phùhợp với tình hình mới nhằm đánh bại kế hoạch bình định và âm mưu ViệtNam hóa chiến tranh của địch.
Trên cơ sở nắm vững các phương châm chiến lược và quy luật chiếntranh nhân dân, Hội nghị xác định cần ra sức xây dựng một thế tấn công chiến
lược mới Trong đó, nhấn mạnh: “phải hết sức xây dựng hậu phương tại chỗ, củng cố và mở rộng vùng căn cứ và giải phóng, đồng thời ra sức làm tốt công tác bảo đảm hậu cần” [19, tr.422]; “Một trong những mục tiêu chiến lược của
Mỹ là đánh phá các cơ sở và tuyến hậu cần của ta Ta phải khắc phục mọi khókhăn cải tiến và tăng cường chỉ đạo, tổ chức công tác bảo đảm hậu cần thậttốt, thật sát” [19, tr.423] Về công tác BĐHC, Hội nghị tiếp tục khẳng địnhmục tiêu, phương hướng sau:
Phải có kế hoạch thật chu đáo và mọi biện pháp tích cực thực hiện chođược kế hoạch thu mua, dự trữ; củng cố và chỉ đạo chặt chẽ các đườnghành lang vận chuyển; bảo đảm cho được mọi yêu cầu cần thiết về đờisống và chiến đấu cho bộ đội như ăn, mặc, thuốc men và vũ khí, đạndược Từng địa phương phải dự kiến cho hết những khó khăn nhất lànhững khó khăn do địch gây ra, có kế hoạch cụ thể bảo vệ cho đượcnhững kho tàng cơ sở vật chất hiện có, đập tan mọi âm mưu địch cànquét cướp phá, phong toả việc thu mua và ngăn chặn hành lang vậnchuyển của ta [19, tr.430]
Đồng thời, Hội nghị cũng xác định: Phải hết sức coi trọng việc sản xuất và
sử dụng các loại vũ khí thô sơ tự tạo, tổ chức các công trường sản xuất ở huyện,
xã, kịp thời sản xuất những vũ khí cơ bản cho bộ đội địa phương và dân quân dukích; đồng thời phải kiên quyết thực hiện việc lấy vũ khí, đạn dược, lương thực,thuốc men của địch bổ sung trang bị và cung cấp cho bộ đội ta
Như vậy, mục tiêu, phương hướng của công tác BĐHC quân đội giaiđoạn 1969 – 1973 tập trung vào xây dựng ngành Hậu cần quân đội vững
Trang 28mạnh, toàn diện để tạo ra một số cơ sở vật chất kỹ thuật hậu cần có đủ khảnăng đảm bảo cung cấp cho cả ba chiến trường; đảm bảo cung cấp cho cả bathứ quân; bảo đảm cung cấp được tốt trong mọi tình huống và chuẩn bị dựtrữ để bảo đảm cho bộ đội chủ lực tác chiến thắng lợi khi chiến tranh pháhoại trở lại
1.2.3 Nhiệm vụ và giải pháp công tác bảo đảm hậu cần quân đội
Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, công tác BĐHC quân đội
có những nhiệm vụ cơ bản: tổ chức bảo đảm cho bộ đội sẵn sàng chiến đấu vàchiến đấu thắng lợi trên các chiến trường; tổ chức sản xuất trong ngành hậu cần
và chỉ đạo sản xuất tạo nguồn cung cấp vật chất cho các đơn vị; làm tròn nghĩa
vụ quốc tế về mặt hậu cần Trên cơ sở ba nhiệm vụ cơ bản trên, trong giai đoạn
1969 – 1973, công tác BĐHC quân đội có những nhiệm vụ cụ thể sau:
Một là, nhanh chóng chấn chỉnh tổ chức lực lượng hậu cần, tiếp tục đẩy
mạnh xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật hậu cần, bảo đảm cho bộ đội kiên trì,bám trụ đánh bại bình định lấn chiến ở miền Nam
Đây là nhiệm vụ cấp bách của công tác BĐHC quân đội trên cả haimiền Bắc, Nam sau chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ nhằm đáp ứng yêucầu, nhiệm vụ cách mạng trong giai đoạn mới
Trên miền Bắc, quán triệt Nghị quyết của Bộ Chính trị tháng 4 năm
1969, Quân ủy Trung ương đã chỉ thị cho các lực lượng vũ trang nhanh chóngchấn chỉnh lực lượng, ổn định tổ chức cho thích hợp với nhiệm vụ chiến đấu
và khả năng nhân lực, vật lực ở từng chiến trường Thực hiện chỉ thị đó, tháng
7 năm 1969 ngành hậu cần tiến hành đợt sinh hoạt chính trị, đồng thời tiếp tụcchấn chỉnh tổ chức lực lượng với mục đích sắp xếp sử dụng lực lượng hợp lý,tăng cường quản lý, nâng cao hiệu suất công tác Để thực hiện việc đó, Tổngcục Hậu cần đã đề ra một loạt biện pháp, như: điều chỉnh quân số giữa cácngành hậu cần, giảm bớt các bộ phận chưa thật cần thiết để tăng cường lực
Trang 29lượng cho chiến trường, nhanh chóng bổ sung, thay thế quân số bị tiêu haotrên các tuyến vận tải
Trên miền Nam, sau mùa hè 1969, lợi dụng mùa mưa tới, địch đẩymạnh bình định nông thôn đồng bằng, đánh phá các căn cứ miền núi, cáchành lang vận chuyển làm cho công tác BĐHC cho các lực lượng vũ trangcủa ta gặp rất nhiều khó khăn Một bộ phận cán bộ, chiến sĩ có biểu hiện biquan, dao động, thậm chí đào ngũ, ra đầu thú địch Vấn đề đặt ra đối với côngtác BĐHC quân đội là làm thế nào để bảo đảm cho bộ đội kiên trì, bám trụtrên chiến trường? Quán triệt tư tưởng chỉ đạo của Đảng và Quân ủy Trungương là: kiên quyết bám trụ chiến trường, kiên trì đấu tranh chống Mỹ -Ngụy, vươn lên từng bước đánh thắng chúng trong chiến lược “Việt Nam hóachiến tranh”, hậu cần trên các chiến trường miền Nam đã tìm mọi biện pháp,cách thức để tháo gỡ những khó khăn trước mắt
Hai là, giữ vững và phát triển giao thông vận tải quân sự chiến lược,
nâng cao khả năng và hiệu quả vận chuyển, đẩy mạnh chi viện cho các chiếntrường trong mọi tình huống chiến tranh ngăn chặn ác liệt nhất của địch
Giữ vững và phát triển giao thông vận tải quân sự chiến lược có vị tríhết sức quan trọng, là nhiệm vụ trung tâm thường xuyên của công tác BĐHCquân đội Bởi vì, thông qua nó mới phát huy được tác dụng của hậu phươngvới tiền tuyến, mới thực hiện được công tác tổ chức BĐHC cho các đơn vịtrên chiến trường miền Nam Nghị quyết Quân ủy Trung ương về tình hình vànhiệm vụ miền Bắc (01/1969) đã xác định: “phải củng cố tuyến chi viện chiếnlược thật vững chắc để đáp ứng yêu cầu của nhiệm vụ chi viện trước mắt cũngnhư yêu cầu lâu dài về chiến lược” [36, tr.19] Sang năm 1970, Quân ủyTrung ương tiếp tục nhấn mạnh: “củng cố tuyến chi viện chiến lược thật vữngchắc (củng cố và phát triển mạng đường sá ) để có thể chủ động trong mọitình huống trước mắt, đồng thời từng bước bắt tay xây dựng theo một quyhoạch lâu dài” [37, tr.22]
Trang 30Để thực hiện tốt nhiệm vụ trên, Quân ủy Trung ương đã xác định một
số giải pháp sau: xây dựng thế trận vận tải vững chắc, liên hoàn, bí mật và cơđộng, có khả năng chuyển hóa linh hoạt theo yêu cầu tác chiến; kiện toànmạng đường sá, tăng cường tổ chức chỉ đạo vận chuyển, tăng cường công tácquản lý hàng hóa, tăng cường khả năng bảo đảm kỹ thuật tại chỗ, áp dụngnhiều phương thức vận chuyển; tích cực tổ chức đánh địch, tổ chức phòngtránh, nghi binh giỏi nhằm giữ cho giao thông thông suốt trong mọi tìnhhuống và nâng cao năng suất vận chuyển, bảo đảm đưa hàng đến chiến trường
đủ khối lượng, đúng thời gian và có chất lượng tốt
Ba là, bảo đảm đầy đủ, kịp thời, vững chắc cho các chiến dịch, đặc biệt
là các chiến dịch trong cuộc tiến công chiến lược năm 1972
Đây là nhiệm vụ quan trọng của công tác BĐHC quân đội trong giaiđoạn 1969 – 1973 Bởi vì, trong giai đoạn này, ta mở rất nhiều chiến dịch vớiquy mô lớn nhỏ khác nhau, trong đó có những chiến dịch có ý nghĩa quyếtđịnh thành bại của cuộc kháng chiến Vì vậy, nhiệm vụ BĐHC cho các chiếndịch hết sức phức tạp, nặng nề với yêu cầu khối lượng vật chất bảo đảm ngàycàng lớn Khẳng định nhiệm vụ này, Đảng ta đã nhấn mạnh: “Ra sức làm tốtcông tác bảo đảm hậu cần Phải cố gắng lớn nhất về công tác hậu cần chiếnlược, đồng thời phải làm tốt hậu cần chiến dịch” [15, tr.249]
Quán triệt chủ trương trên của Trung ương Đảng, để bảo đảm đầy đủ vàkịp thời cho các chiến dịch, Quân ủy Trung ương đã cụ thể hóa thành nhữnggiải pháp thiết thực Trước hết, phải giữ vững và tăng cường công tác vậnchuyển trong các chiến dịch Quân ủy Trung ương đã xác định: “cần củng cốtăng cường tuyến vận tải chiến dịch, bảo đảm đủ sức hút hết hàng do tuyếnchiến lược chuyển đến và chuyển đầy đủ đến tận tay chiến sĩ Trước mắt cầncủng cố lực lượng vận tải và tùy tình hình cụ thể mà vận dụng mọi phươngthức vận chuyển cho thích hợp” [36, tr.19]; “tăng cường chỉ đạo công tác hậucần chiến dịch và gấp rút tăng cường các tuyến hậu cần chiến dịch để đủ sức
Trang 31hút hết hàng do tuyến chiến lược chuyển đến và chuyển nhanh chóng, đầy đủtới tay bộ đội” [37, tr.23] Ngoài ra, cần có kế hoạch cụ thể, chu đáo để bảođảm tốt hậu cần trong chiến dịch và chiến đấu, tránh để bị động, bất ngờ.
Bốn là, tổ chức BĐHC chống chiến tranh phá hoại lần thứ hai, đập tan
cuộc tập kích chiến lược đường không của Mỹ vào Hà Nội, Hải Phòng, bảo
vệ miền Bắc XHCN
Tổ chức BĐHC chống chiến tranh phá hoại lần thứ hai của đế quốc Mỹ
là nhiệm vụ có ý nghĩa quan trọng hàng đầu trong việc buộc đế quốc Mỹ phải
ký vào Hiệp định Pari Đồng thời, đây cũng là nhiệm vụ hết sức khó khăn củacông tác BĐHC quân đội Bởi vì, quy mô, tính chất cuộc chiến tranh phá hoạilần này khác hẳn so với cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ nhất
Để bảo đảm đầy đủ nhu cầu cho bộ đội tác chiến, ngành Hậu cần quânđội đã tổ chức vận chuyển bổ sung thêm trang bị, vũ khí, khí tài, đạn dược,xăng dầu; nhanh chóng chuyển tổ chức và hoạt động hậu cần sang thời chiến;chống địch phong tỏa vùng biển và đánh phá giao thông ở miền Bắc; tậptrung bảo đảm cho chiến dịch phòng không đánh bại cuộc tập kích chủ yếubằng máy bay B52 vào Hà Nội, Hải Phòng của đế quốc Mỹ
Năm là, thực hiện tốt mọi công tác giúp đỡ về hậu cần cho cách mạng
Trang 32Trong đó, ta tập trung giúp đỡ bạn xây dựng, củng cố tổ chức, lực lượng,đào tạo cán bộ, nhân viên hậu cần; xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật hậu cần chobạn; chi viện vật chất, trang bị hậu cần và vận chuyển hàng viện trợ quốc tế chobạn; phối hợp tổ chức BĐHC cho lực lượng của bạn trong tác chiến liên minh
Trong công tác giúp bạn, Quân ủy Trung ương xác định cần nắm vữngnhững yêu cầu sau: phải thường xuyên chú trọng xây dựng mối quan hệ tốtgiữa ta và bạn trên tinh thần quốc tế vô sản chân chính, đoàn kết, bình đẳng,tôn trọng chủ quyền của nhau; các cán bộ và lực lượng của ta hoạt động trênđất bạn cần có sự hiểu biết đầy đủ về đường lối, chấp hành nghiêm chỉnh cácchính sách của bạn, tôn trọng phong tục tập quán của bạn; đi đôi với việc thựchiện các kế hoạch trước mắt, cần có kế hoạch giúp bạn cơ bản, lâu dài, phảitừng bước nâng cao khả năng tự lực về hậu cần cho bạn; phải theo dõi sát âmmưu của địch trên từng chiến trường, dự kiến đầy đủ tình hình để có kế hoạchgiúp bạn và phối hợp hoạt động với bạn
Như vậy, nhiệm vụ của công tác BĐHC quân đội trong giai đoạn này làrất lớn, có nhiều khó khăn, thử thách Năm nhiệm vụ trên là những nội dunglớn của công tác BĐHC quân đội trong giai đoạn 1969 – 1973, có mối quan
hệ gắn bó chặt chẽ với nhau Đồng thời, năm nhiệm vụ đó cũng chính là bứctranh toàn cảnh thể hiện rõ nét nhất những việc mà ngành Hậu cần nói chung
và ngành Hậu cần quân đội nói riêng phải thực hiện
1.3 Chỉ đạo của Đảng về công tác bảo đảm hậu cần quân đội trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1969 – 1973)
1.3.1 Đảng chỉ đạo chấn chỉnh tổ chức lực lượng hậu cần, bảo đảm cho bộ đội kiên trì, bám trụ ở miền Nam
Kịp thời chấn chỉnh tổ chức lực lượng, củng cố cơ sở hậu cần
Để đối phó với chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ, các cơ sở, đơn vịhậu cần đã di chuyển, sơ tán, chia nhỏ thành nhiều bộ phận Tuy nhiên, saukhi Mỹ ngừng ném bom miền Bắc (1/11/1968), sự phân tán đó đã gây trở ngại
Trang 33cho công tác BĐHC quân đội Vì vậy, yêu cầu cấp bách đặt ra là phải nhanhchóng chấn chỉnh tổ chức lực lượng, củng cố cơ sở hậu cần đáp ứng yêu cầucủa chiến tranh trong giai đoạn mới.
Nhằm đáp ứng tình hình mới, ngay từ đầu năm 1969, cùng với toàn quânngành Hậu cần đã tiến hành chấn chỉnh tổ chức lực lượng Ngày 7 và 8 tháng
1 năm 1969, Đảng ủy Tổng cục Hậu cần ra nghị quyết lãnh đạo năm, trong đóxác định: Kiện toàn tổ chức lực lượng hậu cần từ hậu phương đến đơn vịchiến trường thành hệ thống bảo đảm mạnh mẽ, vững chắc
Thực hiện chủ trương trên, tháng 3 năm 1969, Tổng cục Hậu cầnnhanh chóng nghiên cứu xây dựng kế hoạch công tác hậu cần sau chiếntranh phá hoại lần thứ nhất nhằm xác định những nhiệm vụ cụ thể, trong đótập trung vào chấn chỉnh tổ chức lực lượng Trong bản kế hoạch, Tổng cụcHậu cần xác định: Mặc dù miền Bắc đã có hòa bình nhưng nền kinh tế cònnhiều khó khăn, chi phối đến ngân sách, nhân lực, vật tư cho quốc phòng.Tình hình viện trợ quân sự cũng ngày càng giảm sút Nội dung công việccủa hậu cần rất lớn và khi tiến hành lại đòi hỏi khẩn trương Trên cơ sở đó,Tổng cục xác định những công tác trước mắt: giải quyết cứu chữa, điều trị
7 vạn thương bệnh binh của các chiến trường chuyển ra, thu thập phân loạisữa chữa các loại vũ khí, xe máy bị hư hỏng; phải bảo đảm tốt cho nhiệm
vụ điều chỉnh tổ chức, ổn định sinh hoạt của bộ đội trong tình hình mới;chuẩn bị triển khai việc xây dựng nền công nghiệp quốc phòng; đào tạo độingũ cán bộ hậu cần
Kết quả, từ năm 1969 đến năm 1971 đã có hơn 17000 cán bộ, chiến sĩ,công nhân viên hậu cần được bồi dưỡng về nghiệp vụ chuyên môn; 75% đến80% cán bộ bộ binh và 50% đến 60% cán bộ quân chủng được tập huấn vềcông tác hậu cần [61, tr.368]
Tiếp đó, để cải tiến và tăng cường công tác tổ chức, sắp xếp sử dụng cóhiệu quả sức lao động, nâng cao chất lượng, hợp lý hóa tổ chức và điều chỉnh
Trang 34quân số giữa các lực lượng cho cân đối và thích hợp, tháng 7 năm 1969, BộTham mưu Hậu cần đã xây dựng và triển khai kế hoạch chấn chỉnh tổ chức 2năm (1969 – 1970) Phương hướng của việc chấn chỉnh và kiện toàn các lựclượng phải phù hợp với tình hình nhiệm vụ quân sự và yêu cầu tác chiến trêncác chiến trường Trên cơ sở đó, tăng cường công tác BĐHC cho quân đội,tăng cường khả năng cho các lực lượng vũ trang giành thắng lợi Trong 2 năm
1969 – 1970, cần tập trung vào 4 vấn đề:
- Bổ sung thay thế quân số bị tiêu hao của lực lượng vũ trang ba tuyếnvận tải, nhất là 559 và 500 nhằm giữ vững giao thông vận tải
- Giải quyết tình trạng vừa thiếu vừa yếu của lực lượng kho
- Phát triển lực lượng xây dựng cơ bản
- Xây dựng chức trách, quyền hạn lề lối làm việc của cơ quan
Bên cạnh việc chấn chỉnh tổ chức lực lượng, Đảng ủy – Chỉ huy Tổng cụcHậu cần còn chỉ đạo các cơ quan, đơn vị trong toàn quân nhanh chóng củng cốlại các cơ sở hậu cần cho phù hợp với điều kiện mới Nhiều cơ sở hậu cần đượcđiều chỉnh lại thế bố trí để tạo thuận lợi cho công tác bảo đảm; một số cơ sởđiều trị, nghiên cứu được chuyển về gần các thành phố, thị xã; một số xưởng,kho tàng được chuyển tới bám các trục đường giao thông quan trọng Đối vớicác đơn vị hậu cần ở phía Nam vẫn giữ đội hình bảo đảm như trước, tuy nhiên,cần phải tăng cường các biện pháp phòng tránh, ngụy trang bảo vệ an toàn cơ
sở, tiến hành bảo đảm cho các chiến trường theo nhiệm vụ được giao
Bảo đảm cho bộ đội kiên trì, bám trụ ở miền Nam
Sau cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968, địch tập trunglực lượng phản kích ta một cách quyết liệt Đặc biệt, chúng tập trung đánhphá vào các cơ sở hậu cần của ta bằng nhiều hình thức gây khó khăn, trở ngạicho công tác bảo đảm Tại Khu 5, bộ đội phải chiến đấu trong tình trang vũkhí, lương thực, thực phẩm, thuốc men thiếu thốn và hầu như không có nguồn
bổ sung Ở Tây Nguyên, lương thực dự trữ ngày càng cạn dần, bộ đội phải
Trang 35đào củ chuối, củ môn nấu ăn thay cơm Tại Trị - Thiện, trong suốt năm 1969,địch mở những cuộc hành quân càn quét, hàng ngàn người dân vô tội bị giếthại, hàng ngàn hécta hoa màu, cây trái bị phá hoại, nhiều địa bàn đứng châncủa bộ đội bị mất
Trước tình hình đó, để bảo đảm cho bộ đội kiên trì, bám trụ ở miền Namtrong phương hướng nhiệm vụ công tác hậu cần quân đội năm 1969, Đảng ủycục Hậu cần Miền đã xác định: quyết tâm khắc phục mọi khó khăn, gian khổ, ácliệt, tập trung trí tuệ sức lực của toàn ngành, ra sức khẩn trương tạo vật chất vàchuẩn bị vật chất bảo đảm cho yêu cầu nhiệm vụ quân sự Thực hiện chỉ đạotrên, hậu cần các chiến trường đã có nhiều biện pháp tích cực và cụ thể
Ở Khu 5, trước các cuộc phản kích ác liệt của địch, nhân dân và lực lượng
vũ trang Quân khu vẫn kiên cường bám trụ đánh bại nhiều cuộc hành quân cànquét Tuy nhiên, sau các đợt chiến đấu liên tục, lương thực dự trữ cạn dần, nhiềuđại đội chủ lực đi chiến đấu chỉ được 20 đến 25 người, công tác BĐHC gặp rấtnhiều khó khăn và trở thành vấn đề nan giải đối với các cấp
Để khắc phục tình trạng đó, tháng 9 năm 1969, Thường vụ Khu ủy vàQuân Khu ủy họp ra nghị quyết củng cố xây dựng ba thứ quân theo phươnghướng tinh gọn, nhẹ cơ quan, giảm phục vụ, tăng chiến đấu, phát triển lựclượng tinh nhuệ Về BĐHC, Khu ủy và Quân khu chủ trương: cả ba thứ quânđều phải tích cực tham gia sản xuất, thực hành tiết kiệm với tinh thần “có đất,
có ăn”, “sản xuất là một mũi tiến công” quyết tạo ra nguồn cung cấp tại chỗ
để đứng vững tại chiến trường trong bất kỳ tình huống nào Đồng thời, mỗiđơn vị trong Quân khu 5 đều dành ra 10% - 15% quân số để sản xuất, nhiềuđơn vị sản xuất chuyên nghiệp được thành lập
Với chỉ đạo đúng đắn, nhân dân và lực lượng vũ trang Quân khu 5 đã từngbước khắc phục được những khó khăn trong công tác BĐHC, tạo điều kiện cholực lượng vũ trang Quân khu tiến lên đánh thắng chiến lược “Bình định nôngthôn” của địch, mở rộng vùng giải phóng, làm chủ đại bộ phận nông thôn
Trang 36Ở mặt trận Tây Nguyên, vào đầu năm 1969, lương thực ngày càng khan
hiếm, trở thành mối quan tâm hàng đầu của Đảng ủy, Bộ tư lệnh và của toànthể cán bộ, chiến sỹ toàn Mặt trận Một mặt, do việc vận chuyển, tiếp tế lươngthực từ miền Bắc vào chiến trường gặp nhiều khó khăn Mặt khác, do Mỹ -Ngụy đã mở hàng trăm cuộc hành quân càn quét, phá hoại sản xuất, triệtnguồn sinh sống của nhân dân, phá hủy nguồn hậu cần tại chỗ của ta
Trước những khó khăn đó, Đảng ủy và Bộ tư lệnh Mặt trận đã động viêncán bộ, chiến sỹ phát huy tinh thần cách mạng tiến công, truyền thống cần kiệm,
tự lực, tự cường, khắc phục mọi khó khăn, gian khổ, quyết tâm đứng vững trênđịa bàn chiến lược bằng cách đẩy mạnh tăng gia sản xuất, thực hành tiết kiệm.Cùng với đó, Bộ tư lệnh Tây Nguyên đã thành lập Đoàn sản xuất 670nhằm đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh sản xuất và cung cấp lương thực, thực phẩmcho các đơn vị Bên cạnh đó, ngoài các đơn vị chiến đấu, toàn Mặt trận giành10% quân số để sản xuất chuyên nghiệp Sau một năm, toàn Mặt trận đã thuđược 535 tấn thóc, 136 tấn ngô hạt, 11 tấn đậu, lạc, vừng, 937 tấn rau xanh,
18 tấn thuốc Bộ đội còn săn bắt được 78 tấn thịt thú rừng, lượm hái 14 tấnmăng khô và hàng trăm tấn rau rừng [65, tr.327]
Ngoài ra, hậu cần mặt trận Tây Nguyên cũng làm tốt công tác bảo đảm quân
y, đã sản xuất được các loại thuốc chống sốt rét, viên bổ, các loại cao động vật,các loại nước giải khát ép từ hoa quả rừng Nhờ vậy, đã kịp thời đáp ứng đượcnhu cầu của chiến trường và góp phần chữa bệnh cho nhân dân trên địa bàn
Ở chiến trường Trị - Thiên, trong mùa khô năm 1969, do tuyến vận tải
bộ quá dài, nên việc BĐHC cho các đơn vị cực kỳ khó khăn Để đảm bảo cho
bộ đội tác chiến trên các hướng, yêu cầu đặt ra là phải củng cố tổ chức lạichiến trường Tháng 8 năm 1969, Quân khu ra nghị quyết về công tác hậucần, trong đó xác định: Để giải quyết một cách vững chắc công tác bảo đảmvật chất chiến đấu, các đoàn phải:
Trang 37- Tổ chức mạng đường sá vận chuyển từ hậu phương chiến dịch đếntuyến chiến đấu một cách vững chắc, có trục đường chính, đường phụ, bố trívận chuyển theo cung độ, có nhà cửa, kho tàng Phải bảo đảm đường vậnchuyển trong bất kỳ hoàn cảnh nào cũng không bị ách tắc.
- Tổ chức hậu cần các đoàn, các tiểu đoàn thật tốt, bao gồm khu tăng gia,chăn nuôi, bệnh xá, trại an dưỡng và có doanh trại tốt
Thực hiện chỉ đạo trên, trong suốt mùa mưa 1969, và bước sang mùakhô 1970, Trị - Thiên đã trở thành một khu vực căn cứ địa cách mạng vữngchắc, có thể bảo đảm tốt cho lực lượng vũ trang hoạt động trên ba vùng chiếnlược Cụ thể trong 6 tháng đầu năm 1970, nhờ tổ chức tốt mạng lưới đường sá
mà công tác bảo đảm vật chất cho các đơn vị chiến đấu được kịp thời, tạo thếcho đơn vị đứng chân và đánh địch ở tuyến trung gian và giáp ranh, trực tiếpđóng góp vào chiến thắng ở điểm cao 935 ở Đá Bàn và nhiều nơi khác
Ở chiến trường Nam Bộ, việc tiếp nhận chi viện từ hậu phương lớn rất
khó khăn do sông, rạch chằng chịt, địa hình trống trải, địch, ta xen kẽ Trướctình hình đó, hậu cần Miền đã tập trung chỉ đạo tổ chức thu mua vật chất hậucần từ nhiều nguồn cung cấp trên các địa phương, vận động nhân dân bánchịu cho hậu cần, tạo nguồn thu mua ở dọc biên giới Campuchia Đồng thời,hậu cần Miền tìm mọi biện pháp mở thông đường với tuyến vận tải 559 tranhthủ nguồn chi viện của miền Bắc
Như vậy, năm 1969 là năm mà hậu cần trên các chiến trường miền Namgặp phải nhiều khó khăn, nguồn cung cấp tại chỗ về lương thực, thực phẩm,
vũ khí, đạn dược, phương tiện kỹ thuật bị thu hẹp, có lúc, có nơi bị cắt đứttrong khi dự trữ vật chất ở các chiến trường ngày càng giảm sút Dưới sự chỉđạo của Đảng ủy Tổng cục Hậu cần, hậu cần các chiến trường đã kịp thời điềuchỉnh tổ chức lực lượng cho phù hợp, đẩy mạnh sản xuất, thực hành tiết kiệm,tận dụng mọi khả năng tại chỗ bảo đảm cho bộ đội chủ lực kiên trì, bám trụ
Trang 381.3.2 Đảng chỉ đạo tiếp tục xây dựng và phát triển giao thông vận tải quân sự chiến lược đẩy mạnh chi viện cho các chiến trường
Tập trung lực lượng bảo đảm giao thông vận tải trên tuyến đường Trường Sơn
Với mục tiêu cắt đứt sự chi viện của miền Bắc cho miền Nam và thực hiệnchiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”, sau khi ngừng ném bom ở miền Bắc, đếquốc Mỹ điên cuồng đánh phá tuyến đường Trường Sơn Vì vậy, từ năm 1969đến năm 1973, để đảm bảo yêu cầu chi viện cho các chiến trường, nhiệm vụ xâydựng, bảo đảm giao thông vận tải trên tuyến đường Trường Sơn trở thành nhân
tố quan trọng đối với sự phát triển của cuộc chiến tranh [Phụ lục 15].
Nhận thức rõ được điều đó, Quân ủy Trung ương đã xác định nhiệm vụbảo đảm giao thông vận tải trong thời kỳ này là: Ngoài việc tiếp tục giữ vữnghai con đường 20, 13 là chủ yếu và con đường 8 để hỗ trợ, cần coi trọng và tậptrung lực lượng gấp rút mở đường, phát huy hiệu quả cao nhất của đường ô tô Đối với những con đường vòng, đường tránh và những tuyến đường mới phảiđặc biệt chú ý công tác ngụy trang giữ bí mật, bảo đảm vận chuyển thông suốt
Từ sự chỉ đạo kịp thời của Quân ủy Trung ương, hậu cần các cấp đãcủng cố, xây dựng thêm nhiều tuyến đường mới bảo đảm giao thông vận tảithông suốt chi viện cho các chiến trường Đặc biệt, thực hiện chỉ đạo củaQuân ủy Trung ương: “Cần xây dựng những tuyến đường kín, bí mật trênnhững quãng đường dài” [51, tr.3], trong suốt mùa khô 1971 – 1972, tuyến
559 đã xây dựng được tuyến đường “kín” có thể chạy được cả ban ngày, ngănchặn được máy bay AC 130 của địch Trong đó, có một con đường kín dài
778 km chạy dọc tuyến và một con đường kín rải đá ở cửa khẩu dài 141 km.Nhờ vậy, trong suốt mùa khô 1971 – 1972 đã có 71% khối lượng xe và hànghóa vận chuyển trên tuyến đường này được chi viện cho các chiến trường.Đây chính là một sự sáng tạo độc đáo, có ý nghĩa hết sức quan trọng trongcông tác bảo đảm giao thông của ta nhằm đánh bại kỹ thuật hiện đại của địch
Trang 39Bên cạnh đó, để bảo đảm giao thông vận tải, tuyến 559 còn ra sức bảo vệtuyến đường trước sự đánh phá ác liệt của đế quốc Mỹ Từ cuối năm 1968, địchtăng cường đánh phá tuyến đường Trường Sơn làm cho các cửa khẩu đường 12 và
20 vượt sang tây Trường Sơn bị tắc nghẽn kéo dài Để giữ vững các cửa khẩu,tuyến 559 được tăng cường nhiều lực lượng: cao xạ, công binh và phối hợp vớituyến 500 tập trung hỏa lực phòng không chế áp địch trên các cửa khẩu Với sự nỗlực và cố gắng của tuyến 559 và tuyến 500 tình trạng tắc nghẽn ở các cửa khẩu 12
và 20 dần được khắc phục Đồng thời, ta tập trung mở nhiều trục đường vòngtránh từ đông sang tây Trường Sơn, sử dụng nhiều phương thức vận tải để vượtkhẩu Đến cuối mùa khô 1969 – 1970, ta đã xây dựng được 4 trục đường vượtkhẩu chủ yếu, bao gồm các đường 20, 12, 18, 16 và nhiều đường vòng tránh bảo
đảm tốt giao thông vận tải trên tuyến chi viện chiến lược [Phụ lục 14].
Phát triển mạnh vận tải cơ giới, đưa vận tải chiến lược vươn sâu vào các chiến trường, đặc biệt là chiến trường Nam Bộ.
Tháng 5 năm 1970, thường vụ Đảng ủy Cục Hậu cần đã quán triệtphương châm công tác vận tải: Kết hợp sử dụng các loại phương tiện cơ giới
và thô sơ, kết hợp sử dụng cả đường bộ lẫn đường thủy, kết hợp các lực lượngvận tải của bản thân, song hết sức tận dụng lực lượng vận tải của nhân dân địaphương Thực hiện phương châm đó, trên các tuyến giao thông vận tải chiếnlược đã lấy phương thức vận tải cơ giới là chủ yếu Trong đó, tập trung pháttriển ba phương thức vận tải cơ giới, bao gồm: ô tô, đường ống và cơ giớiđường sông, lấy vận tải ô tô làm nòng cốt
Về vận tải ô tô, các chiến trường đều tập trung tăng cường sử dụng ô tôcho các tuyến vận tải chiến lược phía trước So với năm 1969, số lượng ô tôvận tải sử dụng trên tuyến 559 trong năm 1971 đã tăng gấp 2 lần và trong năm
1972 tăng gấp ba lần Vì vậy, khối lượng vận chuyển chi viện cho các chiếntrường ngày càng tăng So với mùa khô 1968 – 1969, khối lượng vận chuyển
Trang 40của tuyến 559 trong các mùa khô 1969 – 1970, 1970 – 1971 tăng trên 60%,đến mùa khô 1971 – 1972 tăng 300% [67, tr.316 – 317].
Về đường ống, để đảm bảo xăng dầu cho các chiến trường, tháng 5 năm
1970, Tổng cục Hậu cần chỉ đạo cho Cục Xăng dầu thi công công trình đặcbiệt “T70” – tuyến đường ống dẫn dầu nối liền từ công trình B12 đến S9 dàikhoảng 1650km Tháng 12 năm 1971, công trình được hoàn thành và đưa vàohoạt động, góp phần quan trọng trong việc bảo đảm xăng dầu cho các chiến
trường [Phụ lục 16].
Về cơ giới đường sông, hậu cần các cấp đã tiến hành phá thác, cải tạoluồng lạch để tăng cường sử dụng ca nô, thuyền gắn máy trên các sông, gópphần hỗ trợ cho vận tải ô tô phía trước trên các tuyến vận tải chiến lược
Bên cạnh việc phát triển vận tải cơ giới, ta còn tập trung phát triển tuyếnvận tải chiến lược vươn sâu vào các chiến trường, nhất là chiến trường Nam
Bộ Tuy nhiên, do điều kiện địa lý, địch lại tăng cường đánh phá, nên việc chiviện cho chiến trường miền Nam gặp rất nhiều khó khăn Đến tháng 3 năm
1970, Mỹ tiến hành cuộc đảo chính lật đổ Xi ha núc, nắm bắt thời cơ, ta đãphối hợp với lực lượng vũ trang bạn giải phóng một vùng đất đai rộng lớn ởĐông Bắc, Đông Nam Campuchia, mở ra triển vọng to lớn về việc mở rộngphạm vi và tổ chức hậu cần sang đất Campuchia Trên cơ sở đó, hậu cần cáccấp đã chuyển hướng phát triển vận tải chiến lược theo đường từ Hạ Làoxuống Đông Bắc Campuchia Quân ủy Miền nhanh chóng chủ trương rútphần lớn lực lượng ở miền Nam sang Campuchia, thành lập các “quân khucăn cứ” và các đoàn hậu cần khu vực mới trên đất Campuchia Chỉ trong mộtthời gian ngắn, các “quân khu căn cứ” và các đoàn hậu cần về cơ bản được tổchức và bố trí xong góp phần tạo nguồn vật chất, bảo đảm các mặt hậu cầncho lực lượng vũ trang
Nhờ vậy, ta đã mở thông được tuyến vận tải chiến lược qua đấtCampuchia vào chiến trường Nam Bộ Từ năm 1969 đến năm 1972, thông