1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Khoá luận tốt nghiệp vai trò của đại tướng võ nguyên giáp với cuộc kháng chiến chống mỹ giai đoạn 1965 1975

61 152 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 61
Dung lượng 721,06 KB

Nội dung

Johnson quyết định đưa 44 tiểu đoàn Mỹ vào miền Nam Việt Nam và chấp nhận chiến lược “tìm diệt” của tướng William Westmoreland, cuộc chiến Việt Nam bước vào giai đoạn Thực hiện chiến lượ

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam

HÀ NỘI, 2019

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam

Người hướng dẫn khoa học:

TS Nguyễn Văn Dũng

Trang 3

Tôi xin chân thành cảm ơn bạn Đinh Thị Thùy Linh, sinh viên lớp K41B

- Khoa Giáo dục chính trị đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong quá trình hoàn thành khóa luận

Tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè đã động viên giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và hoàn thành công trình nghiên cứu này

Hà Nội, tháng 4 năm 2019

Tác giả

Nguyễn Tùng Nam

Trang 4

LỜI CAM ĐOAN

này là trung thực và không trùng lặp với các đề tài khác Tôi cũng xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện khóa luận này đã được cảm ơn

Hà Nội, tháng 4 năm 2019

Tác giả

Nguyễn Tùng Nam

Trang 5

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1 Lí do chọn đề tài 1

2 Lịch sử nghiên cứu đề tài 1

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2

5 Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu 3

6 Đóng góp của khóa luận 3

7 Bố cục của khóa luận 4

Chương 1 ĐẠI TƯỚNG VÕ NGUYÊN GIÁP CHỈ ĐẠO CHỐNG MỸ GIAI ĐOẠN 1965 - 1973 5

1.1 Tiểu sử 5

1.2 Đại tướng Võ Nguyên Giáp chỉ đạo toàn quân chống chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của Mỹ (1965 - 1968) 6

1.2.1 Bối cảnh lịch sử và chủ trương của Đảng 6

1.2.2 Chỉ đạo của Đại tướng Võ Nguyên Giáp và thắng lợi đạt được 10

1.2.3 Đánh thắng cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc bằng không quân và hải quân của đế quốc Mỹ 17

1.2.4 Chi viện cho tiền tuyến miền Nam 20

1.2.5 Thắng lợi của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy 1968 - Chiến tranh cục bộ bị phá sản 21

1.3 Đại tướng Võ Nguyên Giáp chỉ đạo chống chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” (1969 - 1973) 23

1.3.1 Bối cảnh lịch sử và sự chỉ đạo của Đảng 23

1.3.2 Chỉ đạo của Đại tướng Võ Nguyên Giáp và những thắng lợi đạt được 25

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 30

Trang 6

Chương 2 ĐẠI TƯỚNG VÕ NGUYÊN GIÁP CHỈ ĐẠO TỔNG TẤN CÔNG VÀ NỔI DẬY XUÂN 1975, GIẢI PHÓNG HOÀN TOÀN MIỀN

NAM, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC 31

2.1 Bối cảnh lịch sử và chủ trương của Đảng 31

2.1.1 Vài nét về bối cảnh lịch sử 31

2.1.2 Chỉ đạo của Đảng 32

2.2 Chỉ đạo của Đại tướng Võ Nguyên Giáp và thắng lợi đạt được 36

2.2.1 Chỉ đạo của Đại tướng Võ Nguyên Giáp 36

2.2.2 Thắng lợi đạt được 39

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 50

KẾT LUẬN 51

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 54

Trang 7

MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài

Đường trường chinh nửa thế kỉ chiến đấu giành độc lâ ̣p, tự do, ha ̣nh phúc

“Vì nước quên thân, vì dân phục vụ” Trong đó có Đa ̣i tướng Võ Nguyên Giáp,

“người học trò xuất sắc và gần gũi của Chủ ti ̣ch Hồ Chí Minh”, Đa ̣i tướng -

như phân tích những đóng góp của ông đối với sự nghiê ̣p cách ma ̣ng Viê ̣t

tướng trong từng giai đoa ̣n li ̣ch sử cu ̣ thể

đóng góp to lớn của ông đối với dân tô ̣c Viê ̣t Nam trong giai đoa ̣n này

2 Lịch sử nghiên cứu đề tài

Trang 8

Bên“cạnh đó, có nhiều công trình viết về vai trò lãnh đa ̣o, chỉ đa ̣o của

“Bô ̣ thống soái tối cao” phía Viê ̣t Nam Dân Chủ Cô ̣ng Hòa và Mă ̣t trâ ̣n dân

chiến chống My ̃ giai đoạn 1965 - 1975” có tính mới mẻ, tiếp câ ̣n vai trò của

xâm lươ ̣c hung ba ̣o nhất thế giới

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mu ̣c đích nghiên cứu

dưới góc độ tiếp cận tổng quan, trên cơ sở đối sánh tư liệu Từ đó thấy được

3.2 Nhiê ̣m vụ nghiên cứu

nghệ thuật chiến tranh nhân dân

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tươ ̣ng nghiên cứu

Trang 9

4.2 Pha ̣m vi nghiên cứu

Võ Nguyên Giáp đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc trong thời kì

5 Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu

5.1 Nguồn tư liệu

Tư liệu gốc: Cuốn sách Tổng tập hồi kí của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, xuất bản năm 2014, Nhà xuất bản Quân đội Nhân dân, tác giả tiếp xúc và khai thác hồi kí Tổng hành dinh trong mùa xuân toàn thắng được in trong cuốn Tổng tập hồi kí Ngoài ra, tác giả còn tiếp cận đến một số các văn kiện, chỉ thị của Đảng trong giai đoạn 1965 - 1975 được in trong bộ sách Văn kiện Đảng toàn tập và một số lời kêu gọi, phát biểu của Chủ tịch Hồ Chí Minh có trong

bộ Hồ Chí Minh toàn tập

Tư liệu tham khảo: Tác giả khai thác các công trình của một số nhà

5.2 Phương pháp nghiên cứu

đối tượng nghiên cứu Trong quá trình khai thác đề tài, tác giả sử dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp để xử lí tư liệu, phân tích, đánh giá vấn đề nghiên cứu

6 Đóng góp của khóa luận

Trang 10

Công trình cũng góp phần vào viê ̣c giáo du ̣c thế hê ̣ trẻ, đă ̣c biê ̣t là ho ̣c

7 Bố cục của khóa luận

Chương 1 Đại tướng Võ Nguyên Giáp chỉ đạo chống Mỹ giai đoạn

1965 - 1973

Chương 2 Đại tướng Võ Nguyên Giáp chỉ đạo tổng tấn công và nổi dậy

Xuân 1975, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước

Trang 11

Chương 1 ĐẠI TƯỚNG VÕ NGUYÊN GIÁP CHỈ ĐẠO CHỐNG MỸ

GIAI ĐOẠN 1965 - 1973 1.1 Tiểu sử

ngày 25 - 8 - 1911 tại làng An Xã, xã Lộc Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng

Bùi Thị Gái [11, tr 7] Năm 1923, Võ Nguyên Giáp vào kinh đô Huế theo học

ở trường Quốc Học Tham gia hoạt động cách mạng từ năm 1925, khi tiếp

vào quá trình cải tổ đảng Tân Việt thành Đảng Đông Dương cộng sản Liên đoàn Năm 1930, ông bị bắt giam ở nhà lao Thừa Phủ (Huế), sự can thiệp đúng lúc của quan cai trị Marty đã giúp ông thoát khỏi nhà tù, sau đó ra Hà Nội trở thành học sinh của Trường Albert Sarraut Năm 1934, “Giáp ghi tên vào học trường Luật, vừa đi học đại học, sinh viên Giáp vừa xin làm giáo viên

Trường tư thục Thăng Long để kiếm sống” [12, tr 31]

chủ Đông Dương, biên tập viên các báo của Đảng, chủ tịch Ủy ban báo chí Bắc

Kì trong phong trào Đông Dương Đại hội Năm 1940, ông được kết nạp vào Đảng Tháng 5 - 1941, ông phụ trách việc xây dựng cơ sở cách mạng ở Cao Bằng, tham gia chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang ở Cao - Bắc - Lạng, phụ trách Ban thanh niên xung phong Nam tiến, dùng hoạt động tuyên truyền vũ trang mở đường liên lạc giữa miền núi và đồng bằng Bắc Bộ Tháng 12 - 1944, Võ Nguyên Giáp được đồng chí Nguyễn Ái Quốc giao thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân (tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam ngày nay) Ngày 4 - 8 - 1945, ông giữ chức Ủy viên Ủy ban quân sự cách mạng Bắc

Trang 12

Kì, Tư lệnh các lực lượng vũ trang thống nhất mang tên Việt Nam giải phóng

Võ Nguyên Giáp là Ủy viên thường vụ Ban chấp hành Trung ương Đảng

từ tháng 8 - 1945, tham gia Ủy ban dân tộc giải phóng, Ủy ban khởi nghĩa

Ủy viên hội trong Chính phủ liên hiệp Được phong quân hàm Đại tướng năm

1948 Ủy viên Bộ chính trị các khóa II, III, IV; Bộ trưởng Bộ Quốc Phòng, Tổng tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam (1946 - 1977), Phó Thủ tướng

Chủ tịch Hồ Chí Minh, là nhà chiến lược quân sự lỗi lạc, người đã cùng Chủ tịch Hồ Chí Minh và Bộ chính trị lãnh đạo quân và dân trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ Tên tuổi ông gắn liền với những chiến dịch lịch sử, tiêu biểu là: Biên giới Thu - Đông (1950), Điện Biên Phủ (1954), Tổng tiến công và nổi dậy (1968), “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không” (1972), Tổng

hưởng thọ 103 tuổi

ông đã được Đảng và Nhà nước trao tặng Huân chương Sao vàng, hai Huân chương Hồ Chí Minh, huy hiệu 70 năm tuổi Đảng cùng nhiều huân huy

1.2 Đại tướng Võ Nguyên Giáp chỉ đạo toàn quân chống chiến lược

“Chiến tranh cục bộ” của Mỹ (1965 - 1968)

1.2.1 Bối cảnh lịch sử và chủ trương của Đảng

Thứ nhất, bối cảnh lịch sử

Sau khi chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” bị phá sản Đây là bước thất bại

Trang 13

quân đội Sài Gòn bị”nguy khốn Đế quốc Mỹ không chịu nhận thất bại đã đưa quân viễn chinh Mỹ và quân đồng minh vào miền Nam Việt Nam, thực hiện

thang đánh phá miền Bắc bằng không quân và hải quân, nhằm cứu nguy cho

Cho đến năm 1965, chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” hoàn toàn bị phá

nước Mỹ Giới cầm quyền Mỹ buộc phải thực hiện một chiến lược chiến tranh mới, một bước phiêu lưu nguy hiểm và táo bạo hơn, đó là một quyết định

“là một quyết định quyết liệt nhưng cũng day dứt và đau đớn nhất của một đời Tổng thống”

phận lớn quân viễn chinh Mỹ vào miền Nam Việt Nam, tăng cường không quân và hải quân để đánh phá miền Bắc một cách mạnh mẽ và liên tục làm cho “cột xương sống của Hà Nội mềm đi” để phải chấp nhận những điều

Mỹ tính toán, Việt Nam Cộng hòa vẫn còn tồn tại và kiểm soát nhiều

chủ nghĩa (Liên Xô và Trung Quốc) để tiến hành cuộc “Chiến tranh cục bộ” ở

Giai đoạn 3: Hoàn thành việc rút quân đội Mỹ vào cuối năm 1967, bằng

Trang 14

Lính“Mỹ có mặt ở miền Nam Việt Nam năm 1965 lên tới 180000 người

và 20000 lính các nước chư hầu Bên cạnh đó còn là 70000 lính hải quân và không quân trên các căn cứ ở Thái Lan, Philippines và Hạm đội 7 sẵn sàng

vào Đà Nẵng, mở đầu cho việc trực tiếp đưa quân vào tham chiến ở miền Nam Việt Nam Tháng 7 - 1965, Lyndon B Johnson quyết định đưa 44 tiểu đoàn Mỹ vào miền Nam Việt Nam và chấp nhận chiến lược “tìm diệt” của tướng William Westmoreland, cuộc chiến Việt Nam bước vào giai đoạn

Thực hiện chiến lược “Chiến tranh cục bộ”, Mỹ âm mưu:

lượng chủ lực của ta bằng chiến lược quân sự mới: “tìm diệt”, có thể giành lấy thế chủ động trên chiến trường, đẩy lực lượng của ta về phòng ngự, buộc ta

dân, đưa Nhân dân miền Nam vào ách kìm kẹp

Thứ hai, sự chỉ đạo của Đảng

chiến lược, trực tiếp đưa quân viễn chinh và quân chư hầu tham chiến ở miền Nam, dùng không quân và hải quân đánh phá miền Bắc dữ dội Đây

là bước leo thang rất nghiêm trọng, đặt dân tộc Việt Nam trong một tình thế hiểm nghèo Bằng kinh nghiệm và truyền thống yêu nước được hun đúc qua hàng nghìn năm lịch sử, Nhân dân ta dưới sự lãnh đạo đầy thao lược của Đảng và Bác Hồ đã bình tĩnh chấp nhận cuộc đụng đầu lịch sử một

Trang 15

Đảng đã đề ra Nghị quyết Trung ương 11, đưa ra“phương hướng, nhiệm

vụ chiến lược để lãnh đạo toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta, tích cực khẩn trương chuẩn bị, sẵn sàng chiến đấu chống chiến tranh mở rộng Do đó, khi

Bắc, giải phóng miền Nam, phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, đảm bảo cuộc thắng lợi cho cuộc kháng chiến”

đại nhưng họ vào miền Nam trong hoàn cảnh quân đội Sài Gòn đã thua trận, chính quyền tay sai rệu rã, Chiến tranh đặc biệt đã thất bại, chúng để mất thế chủ động trên chiến trường; trong khi đó, lực lượng cách mạng đang nắm

quyền chủ động, xây dựng chiến tranh nhân dân vững chắc” [10, tr 37]

Ngày 20 - 7 - 1966, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi, Người khẳng định: “Chiến tranh có thể kéo dài 5 năm, 10 năm, 20 năm, hoặc lâu hơn nữa

Hà Nội, Hải Phòng và một số thành phố, xí nghiệp có thể bị tàn phá Song nhân

dân Việt Nam quyết không sợ Không có gì quý hơn độc lập tự do” [9, tr.131]

Lúc này, toàn bộ hoạt động và chỉ đạo của Đảng đã chuyển hướng với

thanh niên xung phong, hàng triệu cựu binh tái ngũ Từ các công trường, nông

miền Nam ruột thịt

Ở miền Nam, phát huy tinh thần: “Thành đồng Tổ quốc”, “thà chết chứ không chịu làm nô lệ, sẽ chiến đấu để bảo vệ Tổ quốc và giành độc lập hoàn toàn… chúng ta kiên quyết đánh bại chúng, đánh cho đến khi không còn một tên xâm lược nào trên dải đất thân yêu của chúng ta”

Trang 16

Nam Bắc chung một ý chí: quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược

1.2.2 Chỉ đạo của Đại tướng Võ Nguyên Giáp và thắng lợi đạt được

Đứng trước cuộc xâm lăng quy mô lớn, với vũ khí vượt trội và ưu thế về hỏa lực thuộc về phía đối phương, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đặt câu hỏi:

“Làm sao để đánh thắng giặc Mỹ xâm lược”

Không như cuộc chiến tranh Việt - Pháp, sự mâu thuẫn chỉ thể hiện giữa mục tiêu quá lớn và phương tiện hạn chế mà bây giờ là mâu thuẫn với mục tiêu hạn chế [12, tr 130] Võ Nguyên Giáp nghiêng về chiến đấu trực tiếp, theo ông tinh thần chiến đấu dựa vào quyết tâm tự nhiên, hành động chiến đấu

do tinh thần con người quyết định nhưng cũng phải dựa trên cải tiến về kỹ thuật Trả lời phỏng vấn nhà báo Pháp năm 1964, Đại tướng Võ Nguyên Giáp nói: “Sức mạnh của quân đội chúng tôi nằm ở tinh thần, nhuệ khí và sự ủng

hộ vô hạn của Nhân dân, ngoài ra còn có các yếu tố kỹ thuật nữa” Đối với Tướng Giáp, hướng tiến công, điểm chạm đích và khả năng tăng cường lực

năng đánh thắng kẻ thù xâm lược

Lãnh thổ không rộng, các nguồn lực hạn chế, những yếu tố đó đã quyết định đến đường lối chỉ đạo quân sự của Võ Nguyên Giáp đòi hỏi phát huy khả năng của toàn dân trong mọi lĩnh vực, trên mọi miền đất và phương

tranh Nhân dân, một cuộc chiến tranh toàn dân toàn diện, kết hợp chiến tranh

điều kiện

Trang 17

trọng đến công tác hậu cần Theo ông, hậu phương phải trở thành một mặt trận và được ưu tiên số một Ông chỉ đạo xây dựng hậu phương ở ba mức: Một là, hậu phương miền núi ở miền Nam (ở Tây Ninh, Chiến khu D, Chiến khu Dương Minh Châu, Tây Nguyên, Đặc khu Quảng Đà)

Hai là, hậu phương Xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc (đây là hậu phương quan trọng nhất)

Thông qua hậu phương, nhân tố kỹ thuật được đưa vào và “Tướng Giáp

hỏi phải xây dựng được quân đội hùng mạnh, chính quy, từng bước hiện

bị là cơ sở vật chất, là sức mạnh chiến đấu của Quân đội và là nhân tố cơ bản của họ” [12, tr 130]

Võ Nguyên Giáp và các cộng sự của ông tiếp tục sử dụng một phương châm tác chiến truyền thống “lấy ít địch nhiều”, đồng thời phát triển lên tầm cao mới

tham gia của mọi tầng lớp

mưu lên phương án, xây dựng phương án tác chiến cho năm 1968: “đánh thẳng vào sào huyệt địch ở các đô thị, thành phố, thị xã nhằm đánh bại hoàn toàn ý chí xâm lược của quân đội Mỹ, buộc chúng phải xuống thang chiến tranh, tiến tới giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước”

Trang 18

Dưới“sự chỉ đạo của Bộ Chính trị - Ban Chấp hành Trung ương Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, sự chỉ đạo, chỉ huy về mặt quân sự của Quân ủy Trung ương do Đại tướng Võ Nguyên Giáp làm Bí thư Quân ủy, toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta, ở cả hai miền Nam - Bắc đã dành được những thắng lợi to lớn, có ý nghĩa vẻ vang trong cuộc chiến đấu chống chiến lược Chiến tranh cục bộ của đế quốc Mỹ, xây dựng miền Bắc xã hội chủ nghĩa trong điều kiện chiến tranh phá hoại, làm nghĩa vụ hậu phương và chi

Trên mặt trận sản xuất nông nghiệp, những yêu cầu đặt ra trước đây căn bản vẫn không thay đổi Giờ đây, yêu cầu củng cố và phát triển nền nông nghiệp hợp tác hóa cần phải xúc tiến với tinh thần khẩn trương theo phương hướng tập trung đẩy mạnh hai ngành sản xuất chính đó là trồng trọt, chăn

thực và thực phẩm để ổn định đời sống Nhân dân, góp phần giải quyết vấn đề hậu cần tại chỗ cho cuộc chiến đấu chống lại hải quân và không quân của Mỹ Bên cạnh đó, việc áp dụng các biện pháp khoa học và kỹ thuật mới

mạnh mẽ phong trào làm thủy lợi, phong trào làm phân xanh, phong trào cải tiến nông cụ, công cụ vận chuyển,… Cũng như việc phát động các hình thức

xã đã trở nên phổ biến ở nhiều vùng nông thôn miền Bắc

Bên cạnh sản xuất nông nghiệp, sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công

Trang 19

then chốt, được khẩn trương sơ tán, phân tán, che chắn hoặc tăng cường lực

chức thực hiện và sự bền bỉ, kiên cường,… Từ những ngày đầu chiến tranh phá hoại, miền Bắc đã có kế hoạch cụ thể về các hoạt động của các cơ sở sản xuất công nghiệp, xác định rõ những cơ sở nào phải phân tán, sơ tán, hoặc trụ lại tiếp tục sản xuất Bởi thế, khi chiến tranh phá hoại lan ra cả nước, chỉ trong một thời gian ngắn, hàng trăng xí nghiệp, kho tàng của trung ương và địa phương với hàng trục vạn tấn máy móc, thiết bị, hàng triệu tấn hàng hóa, nguyên liệu được di chuyển đến những địa điểm mới, đảm bảo an toàn Hàng chục vạn cán bộ công nhân được sơ tán

Bên cạnh việc giữ vững sản xuất có trọng điểm, duy trì và phát huy

nghiệp công nghiệp vừa và nhỏ Một mạng lưới công nghiệp địa phương với hàng nghìn xí nghiệp công nghiệp vừa và nhỏ đã được hình thành trong khói lửa chiến tranh…

Nhìn chung, kinh tế miền Bắc những năm chống chiến tranh phá hoại phát triển theo từng vùng, tạo điều kiện thuận lợi để từng địa phương tự bảo đảm được một phần quan trọng những nhu cầu thiết yếu của Nhân dân Ngoài

ra, việc chú trọng phát triển kinh tế địa phương, thúc đẩy khu vực này phát triển nhanh hơn tốc độ bình thường làm cho từng vùng phát huy được tiềm

đảm bảo chiến đấu và phục vụ chiến đấu theo đường lối chiến tranh nhân dân,

nguồn động viên to lớn, thui thúc giai cấp nông dân tập thể miền Bắc vượt lên

Trang 20

khó khăn tăng cường đoàn kết, ra sức sản xuất, củng cố hợp tác xã và đáp ứng đầy đủ mọi yêu cầu nhiệm vụ được giao Mặc dù trong hoàn cảnh chiến tranh, quan hệ sản xuất mới xã hội chủ nghĩa ở nông thôn miền Bắc được củng cố và tăng cường; các hợp tác xã sản xuất nông nghiệp có bước phát triển mới về cả

quy mô, trình độ quản lí,… Cùng với phong trào thi đua Hai giỏi, Năm tấn trong nông nghiệp, các phong trào thanh niên Ba sẵn sàng, Phụ nữ Ba đảm đang, trí thức có phong trào Ba quyết tâm tạo ra một luồng sinh khí mới thổi

vào nông thôn miền Bắc, góp phần khắc phục mọi khó khăn, động viên nông dân vừa sản xuất vừa chiến đấu và phục vụ chiến đấu, làm tròn nhiệm vụ hậu phương Đến năm 1967, số hợp xã ở miền Bắc đã tăng lên 2.628 hợp tác xã so với năm 1965 Tỉnh Thái Bình, huyện Thanh Trì (Hà Nội), huyện Đan Phượng (Hà Tây),… là những đơn vị đầu tiên đạt 5 tấn thóc trên một hécta gieo trồng trên toàn bộ diện tích cấy lúc của tỉnh, huyện Một số tỉnh khác đạt khoảng bốn tấn thóc trên một hécta Những năm chiến tranh, các phong trào thủy lợi, đưa các giống cây trồng mới vào gieo trồng đã được nông dân miền Bắc hưởng ứng mạnh mẽ, hàng nghìn cán bộ, công nhân viên kỹ thuật được tăng cường để phục vụ mặt trận nông nghiệp Các năm 1965, 1966, 1967, nông nghiệp của miền Bắc vẫn đạt kết quả cao so với trước chiến tranh Sản lượng lương thực và chăn nuôi hàng năm cao hơn đạt xấp xỉ năm 1964 Phong trào (trồng cây, trồng rừng) từ năm 1965 đến năm 1966, tăng gấp 2,5 lần so

vững, một loạt các cơ sở sản xuất công nghiệp lớn kịp thời sơ tán và nhanh chóng đi vào tái sản xuất, đảm bảo nhu cầu cần thiết cho nền kinh tế quốc dân, của đời sống Nhân dân và nhu cầu về mặt quốc phòng Do chủ trương phát triển công nghiệp địa phương trong điều kiện miền Bắc có chiến tranh phá hoại nên thời kì này sản lượng công nghiệp hàng càng tăng, công nghiệp

Trang 21

địa phương nỗ lực phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, vừa đáp ứng các nhu cầu của đời sống Nhân dân và của quốc phòng Mỗi tỉnh trở thành một nên đơn vị kinh tế tương đối hoàn chỉnh để đảm bảo việc tự cung tự cấp đồng thời đảm bảo hậu cần cho cuộc chiến đấu Nhiều tỉnh, công nghiệp địa phương đã vươn lên sản xuất các mặt hàng dân dụng như máy móc, công cụ,… Nhìn chung, trong chiến tranh toàn ngành công nghiệp đã khắc phục muôn ngàn khó khăn, gian khổ, duy trì và đẩy mạnh sản xuất Miền Bắc năm 1965 có 1.132 xí nghiệp Đến năm 1968, xí nghiệp công nghiệp phát triển lên 1.352 xí nghiệp Cùng với nền nông nghiệp hợp tác hóa, nền công nghiệp cũng đã góp phần quan trọng đảm bảo đời sống Nhân dân, phục vụ cuộc chiến đấu chống

với hàng chục vạn thầy cô giáo và học sinh các cấp học, cũng như nhiều trường trung học chuyên nghiệp, dạy nghề và đại học được sơ tán khỏi thành phố, thị xã, thị trấn, tới vùng nông thông đồng bằng, miền núi để tiếp tục học tập Tại những nơi sơ tán, chính quyền, toàn thể và nhân dân địa phương đã tận tình giúp đỡ, cùng với sự nỗ lực của thầy và trò, công việc dạy và học được ổn định Chương trình giảng dạy và học tập cũng được cải tiến để phù hợp với yêu cầu mới Công tác giáo dục chính trị, bồi đắp tình yêu quê hương đất nước, chí căm thù giặc, tin tưởng vào chế độ mới và thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ,… đươc đẩy mạnh trong các trường học và cấp học nhằm chuẩn bị cho thế hệ trẻ có đủ bản lĩnh và tri thức để bước vào cuộc sống lao động, chiến đấu đầy hi sinh, gian khổ để giải phóng miền Nam, thống nhất

Tổ quốc Dù điều kiện chiến tranh gian khổ, trường lớp và điều kiện học tập thiếu thốn trăm bề nhưng vượt lên trên thử thách, khó khăn, khắp nơi trên

miền Bắc, phong trào thi đua Dạy tốt, học tốt vẫn dấy lên mạnh mẽ Nếu

trong năm học 1964 - 1965, số học sinh phổ thông toàn miền Bắc là 3,5 triệu

Trang 22

người thì trong những năm học tiếp theo con số này không ngừng tăng lên Năm học 1967 - 1968, toàn miền Bắc có tới 4,7 triệu học sinh Tất cả các huyện đều có trường phổ thông cấp ba, các xã đều có trường phổ thông cấp một và trường cấp hai

Bên cạnh, giáo dục phổ thông, công tác bổ túc văn hóa trong những năm

trường sư phạm chuyên đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ làm công tác quản

lý, giảng dạy bổ túc văn hóa Năm học 1967 - 1968, trong số hơn một triệu học viên bổ túc văn hóa, có 44 vạn người cấp hai và 5 vạn cấp ba

Vào giai đoạn này, đội ngũ cán bộ khoa học, kỹ thuật được củng cố và tăng cường, đáp ứng nhu cầu của sự nghiệp kháng chiến và kiến quốc Năm

1967, toàn miền Bắc có khoảng 29.800 sinh viên đại học; đến năm 1968, số sinh viên là 58.200 Nhà nước còn chọn một số sinh viên ra nước ngoài, học tập ở các nước xã hội chủ nghĩa, hàng vạn cán bộ tốt nghiệp đại học và trung học chuyên nghiệp lần lượt ra trường, đi tới mọi miền đất nước phục vụ đắc lực cho cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước

Ngành y tế cũng đạt được những thành tựu đáng kể Mạng lưới y tế cơ sở phát triển thành một hệ thống sâu rộng Hầu hết các bản làng, thôn xã và huyện đều có tổ y tế, trạm xá và bệnh viện Từ 5.289 trạm xá, 475 bệnh viện,

7 cơ sở điều dưỡng năm 1964, đến năm 1968, toàn miền Bắc có 6.043 trạm

xá, 981 bệnh viện và 50 cơ sở điều dưỡng Tương ứng với sự gia tăng về số lượng của các cơ sở y tế trên đây, đội ngũ cán bộ, công nhân viên chức ngành

y cũng có bước phát triển mới Năm 1965, toàn ngành có 67.200 người, đến năm 1967 chỉ riêng đội ngũ y, bác sĩ, y tá và nữ hộ sinh cũng đã trên 60.000 người Ngoài ra, toàn ngành y tế giai đoạn này còn có 3.497 dược sĩ công tác

ở các cơ sở y tế Những người “chiến sĩ áo trắng” trên mặt trận thầm lặng với

Trang 23

những chiến công của họ đã góp phần không nhỏ vào sự ổn định, vững vàng của hậu phương miền Bắc trong những năm tháng chống lại chiến tranh bằng không quân và hải quân của Mỹ

1.2.3 Đánh thắng cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc bằng không quân

và hải quân của đế quốc Mỹ

Bắc trong điều kiện chiến tranh phá hoại, cuộc chiến đấu bảo vệ miền Bắc

người làm việc bằng hai vì miền Nam ruột thịt”, “Tất cả cho tiền tuyến, tất cả

để đánh thắng giặc Mỹ xâm lược”,… Trong năm 1965, đã có 290.000 người

400.000 người

rađa cảnh giới của bộ đội Việt Nam Cuối tháng 3 - 1965, trạm rađa Mũi Lay (Vĩnh Linh), trạm 530, 550 (Đèo Ngang - Quảng Bình) bị máy bay Mỹ đánh phá Ngày 26 - 3, 70 lần máy bay Mỹ ném bom đảo Bạch Long Vĩ - đảo nhỏ

có vị trí chiến lược ở Vịnh Bắc Bộ Quân dân trên đảo đã đánh trả, bắn cháy bốn máy bay Ngày 22 - 5 - 1965, Mỹ oanh tạc bờ biển thuộc xã Hải Thịnh (Hải Hậu - Nam Định) đánh chìm tàu cá Việt - Xô Ở các đảo thuộc khu 4 như Hòn Mê, Hòn Mắt,… đặc biệt là Cồn Cỏ (Quảng Trị), cuộc chiến đấu chống lại không quân và hải quân Mỹ ngày càng trở nên quyết liệt Trong

quyết không để đảo lọt vào tay quân thù” [14, tr 385]

và mùng 4 tháng 4 năm 1965 khi đánh phá ồ ạt cầu Hàm Rồng, Đò Lèn,… những trạng điểm giao thông Bắc - Nam trên địa bàn Quân khu 4, từ giữa

Trang 24

tháng 4 đến tháng 5 - 1965, địch chuyển sang hoạt động phân tán, khống chế các mục tiêu giao thông trên địa bàn Quân khu 4 Tháng 6 - 1965, phạm vi đánh phá của máy bay địch vượt qua vĩ tuyến 20 và lan rộng ra khắp nơi trên

Mỹ là các khu quân sự, đường giao thông, nhà máy, khu dân cư,…

Kiên quyết đánh trả cuộc chiến trang phá hoại ngày càng leo thang của

số trung đoàn cao xạ, một máy bay F4 đã bị bắn rơi ở độ cao 7.000 mét trên bầu trời tỉnh Hà Tây (cũ), mở ra khả năng mới, cho phép bộ đội phòng

Phương án đánh địch đã được các cụm tiền phương xây dựng và nhanh

ở cụm tiền phương 1 các đơn vị tổ chức chiến đấu Tháng 8 - 1965, hướng cụm tiền phương 2 cao xạ và tên lửa của ta đã đánh trả máy bay Mỹ Cuối tháng 8 - 1965, Mỹ đánh phá đến giao thông lối Hà Nội - Lạng Sơn thuộc vùng Đông Bắc Trên quốc lộ 5 Hà Nội - Hải Phòng, địch đánh phá dữ dội khu vực cầu Lai Vu, Phú Lương,… Sáng ngày 20 - 9 - 1965, hàng chục lần máy bay A4 ném bom tuyến đường sắt Hà Nội - Lạng Sơn đoạn qua sông Hóa Biên Đội MIG 17 của Đoàn không quân 921 phi công Phạm Ngọc Lan dẫn đầu đã bắn hạ một máy bay F4; tiếp đó, Tiểu đoàn tên lửa 83 thuộc Trung đoàn tên lửa 238 phóng hai quả đạn, bắn hạ một máy bay A4 Số máy bay

thêm một chiếc A4 bị bắn rơi

Đông Bắc, Hà Nội nằm trên quốc lộ 1, quốc lộ 5 và tỉnh Quảng Ninh Ở khu vực cầu Lai Vu, Uông Bí, Hàm Rồng, Đồng Giao,… đã diễn ra những trận

Trang 25

chiến đấu quyết liệt Cụm Tiền phương 2, 3 đã phối hợp chặt chẽ,”tiêu diệt nhiều máy bay địch

Trong năm 1965, có 834 máy bay loại Thần Sấm, Carma của Mỹ bị ta bắn hạ, những tháng có nhiều máy bay bị hạ nhất là tháng 4, 9, 10 (tháng 4 có

163 chiếc, tháng 9 có 111 chiếc, tháng 10 có 105 chiếc)

nhằm hỗ trợ cho cuộc phản công chiến lược lần thứ nhất (1965 - 1966) trên chiến trường miền Nam, không quân và hải quân Mỹ tăng cường đánh phá hệ thống giao thông của miền Bắc Lần đầu tiên B52 - máy bay ném bom chiến lược của Mỹ được sử dụng trên bầu trời miền Bắc Các tốp B52 đã ném bom xuống đèo Mụ Giạ (tỉnh Quảng Bình) và trục đường giao thông số 12 nhằm cắt đứt tuyến đường vận chuyển chiến lược 559 (Đường mòn Hồ Chí Minh) Đồng thời Mỹ cũng tăng cường đánh phá các trận địa tên lửa, rađa của bộ đội

gang thép Thái Nguyên,…

Nghiêm trọng hơn, vào mùa hè năm 1966, máy bay Mỹ lần đầu đánh phá

sự,… đế quốc Mỹ còn ném bom vào cả khu dân cư, trường học, bệnh viện, công trình văn hóa - tôn giáo tín ngưỡng, gây ra tội ác chồng chất, cướp đi sinh mạng của hàng chục nghìn người dân vô tội

viên quân dân hai miền Nam - Bắc, Chủ tịch Hồ Chí Minh trong lời kêu gọi

20 năm hoặc lâu hơn nữa, Hà Nội, Hải Phòng và một số thành phố, xí nghiệp

Trang 26

có thể bị tàn phá , song nhân dân Việt Nam quyết không sợ! Không có gì quý hơn độc lập, tự do” [9, tr 131]

4 - 1966, đã có 1.006 máy bay bị bắn hạ và nhiều giặc lái bị bắt

Tháng 9 - 1966, địch đánh phá dữ dội Quốc lộ 1 đoạn Ninh Bình - Thanh Hóa, ta kiên cường đánh trả, bắn rơi 24 máy bay Tính đến cuối năm 1966 đã

nghiệp, giao thông vận tải, sân bay, kho dự trữ nhiên liệu, trận địa phòng không bị không quân Mỹ đánh phá tập trung quyết liệt Tính đến cuối năm

1967, số lượng bom Mỹ ném xuống miền Bắc Việt Nam là 1.630.000 tấn, nhiều hơn số bom mà Mỹ ném xuống châu Âu trong chiến tranh thế giới thứ

đơn vị phòng không và phòng thủ bờ biển của miền Bắc: Phải kiên quyết đánh thắng bước leo thang chiến tranh phá hoại bằng hải quân, không quân của đế quốc Mỹ, đồng thời tăng cường công tác giao thông, công tác hậu

Trong năm 1967, đã có 2.680 máy bay hiện đại cùng nhiều tàu chiến Mỹ

1.2.4 Chi viện cho tiền tuyến miền Nam

chiến trường miền Nam thông qua tuyến đường vận chuyển chiến lược Bắc -

Trang 27

Đường“mòn Hồ Chí Minh chạy dọc theo dãy núi Trường Sơn, qua cả đất Lào và Campuchia (còn gọi là đường Trường Sơn) được mở vào năm 1959 Đại tướng Võ Nguyên Giáp với tầm nhìn chiến lược đã đề xuất với Chủ tịch

Hồ Chí Minh và Bộ Chính trị mở con đường chiến lược để chi viện cho chiến trường miền Nam mang tên Bác Hồ Thông qua đường mòn Hồ Chí Minh trong bốn năm (1965 - 1968), miền Bắc đã đưa vào miền Nam hơn 30 vạn cán

bộ, bộ đội tham gia chiến đấu, phục vụ chiến đấu, xây dựng kinh tế, văn hóa tại các vùng giải phóng Cùng với đó là hàng chục vạn tấn vật chất, vũ khí, đạn dược, quân trang quân dụng,… Thời kì này, số người và của đưa vào

Mỹ cứu nước giai đoạn 1965 - 1968

1.2.5 Thắng lợi của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy 1968 - Chiến tranh cục bộ bị phá sản

thương vong ngày càng nhiều, thất bại ngày càng lớn Tuy nhiên, Mỹ vẫn chưa từ bỏ âm mưu xâm lược, quyết tâm giành chiến thắng quân sự, buộc phía Bắc Việt và “Việt Cộng” phải chấp nhận thất bại Sau hai năm đối mặt trực tiếp với quân đội viễn chinh Mỹ, lực lượng cách mạng miền Nam không những không bị tiêu diệt mà còn phát triển hơn, đã đánh thắng địch từng bước và nắm quyền chủ động trên chiến trường Quân địch chuyển từ thế tiến công năm 1965 phải lùi vào phòng ngự chiến lược bị động năm

mâu thuẫn trong nội bộ chính trị của nước Mỹ diễn ra gay gắt, làm cho Lyndon B Johnson càng bối rối “tỏ ra mệt mỏi, đầy lo âu và tư thế bắt đầu chao đảo” [14, tr 348]

Trang 28

Tình hình trên tạo ra thời cơ“thuận lợi lớn cho cách mạng miền Nam Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Lao động Việt Nam đã nắm lấy cơ hội thuận lợi, quyết định “chơi một nước cờ cao tay” bằng quyết định đưa cuộc chiến tranh cách mạng ở miền Nam sang giai đoạn mới, quyết tâm dành thắng lợi quyết định: Tổng công kích - tổng khởi nghĩa, đánh thẳng vào sào huyệt địch

ở các đô thị trên toàn miền Nam, trọng điểm là Sài Gòn - Huế - Đà Nẵng, đạp tan ý chí xâm lược của Mỹ Đây là quyết định cực kì táo bạo và sáng suốt của

Tết Mậu Thân, quân giải phóng miền Nam bất ngờ, đồng loạt tổng tiến công, đánh vào các cơ quan đầu não của Mỹ - Ngụy Sài Gòn Sự kiện này đã làm rung chuyển nước Mỹ, buộc những người đứng đầu Nhà Trắng - Lầu Năm Góc phải sửng sốt và nhìn thẳng thất bại, làm làn sóng phản đối chiến tranh dâng

khoảng, chiến lược “tìm và diệt” không thực hiện được, thay vào đó là chiến lược “quét và dữ” thì đang phải chịu đợt tiến công thứ hai của quân và dân ta

ở miền Nam tập trung vào các đô thị, đánh bại ý chí xâm lược của Mỹ, buộc Hoa Kì phải tuyên bố chấm dứt không điều kiện chiến tranh phá hoại miền

tương đối toàn diện, đặc biệt là đợt 1 - diễn ra đúng vào Tết Mậu Thân Với thắng lợi to lớn trên toàn miền Nam trong năm 1968, quân và dân ta đánh bại hoàn toàn ý chí xâm lược của đế quốc Mỹ, làm phá sản chiến lược Chiến

Trang 29

tên bị thương và mất tích, 9.301 tên bị chết), tiêu diệt và đánh thiệt hại 1 lữ đoàn, 7 trung đoàn, phá hủy 13.000 xe quân sự, 1.000 tàu,… [14, tr 349] Tuy vậy, ta cũng có những tổn thất nặng nề: nhiều đơn vị bộ đội tinh nhuệ, chủ lực của ta hi sinh và bị thương lớn, nhiều cơ sở cách mạng ở nhiều

đô thị bị tan vỡ; phong trào đấu tranh chính trị ở các thành phố bị giảm sút; lượng lực cách mạng bị mất đất, mất dân,… ở vùng nông thông Tổn thất này

đã làm giảm sút thế và lực của cách mạng miền Nam, gây hậu quả khó khăn chồng chất kéo dài suốt năm 1969 [14, tr 349 và tr 351]

giai đoạn mới - giai đoạn vừa đánh vừa đàm, gay go và ác liệt hơn Trên đà thắng lợi đó, Đảng đã lãnh đạo Nhân dân hai miền vượt qua mọi khó

định: “Hễ còn một tên xâm lược trên đất nước ta, thì ta còn phải tiếp tục chiến đấu, quét sạch nó đi” [9, tr 512]

1.3 Đại tướng Võ Nguyên Giáp chỉ đạo chống chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” (1969 - 1973)

1.3.1 Bối cảnh lịch sử và sự chỉ đạo của Đảng

Thứ nhất, bối cảnh lịch sử

thay đổi cục diện của chiến tranh Việt Nam, làm phá sản hoàn toàn chiến lược

Sau Tết Mậu Thân, phong trào của nhân dân Mỹ chống chiến tranh Việt Nam diễn ra sôi nổi hơn, đòi rút hết quân về nước trong thời gian ngắn nhất Sau khi bước vào Nhà Trắng, Tổng thống Mỹ Richard Milhous

Trang 30

Tương ứng với chiến lược toàn cầu “Ngăn đe thực tế”, với “Học thuyết Nixon” nhằm giúp cho Mỹ khôi phục lại sức mạnh của mình, “cố bám lấy lợi

ích coi đế quốc chủ nghĩa trên thế giới” [5, tr 223]

nước, ở Việt Nam là “Việt Nam hóa” chiến tranh, Lào là “Lào hóa” chiến

với nhau Âm mưu cơ bản của Mỹ vẫn là dùng “người Việt đánh người Việt”,

“người Đông Dương đánh người Đông Dương”, có sự chỉ huy của cố vấn Mỹ,

vẫn giữ vai trò quan trọng, cùng với quân đội Việt Nam Cộng hòa là công cụ

“chiến tranh giành dân” Quân đội Việt Nam Cộng hòa được tăng cường hiện đại hóa, được sử dụng vào các cuộc hành quân nhằm xóa bỏ căn cứ của quân giải phóng Đồng thời, tiến hành mở các cuộc hành quân xâm lược Lào và

toàn cầu”, bắt tay với nước lớn xã hội chủ nghĩa, chia rẽ liên minh chiến đấu

Thứ hai, sự chỉ đạo của Đảng

Trung ương Đảng đã sớm chỉ rõ những mâu thuẫn không thể nào khắc phục được của chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” tháng 4 - 1969, đồng thời

tiếp theo

Ngày đăng: 11/11/2019, 09:26

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Ban Chấp Ha ̀nh Trung ương Đảng Cô ̣ng sản Viê ̣t Nam (2015), Văn kiê ̣n Đảng thời kì chống Mỹ cứu nước , NXB Chi ́nh tri ̣ quố c gia, Hà Nô ̣i Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiê ̣n Đảng thời kì chống Mỹ cứu nước
Tác giả: Ban Chấp Ha ̀nh Trung ương Đảng Cô ̣ng sản Viê ̣t Nam
Nhà XB: NXB Chính tri ̣ quố c gia
Năm: 2015
2. Trần Tha ́i Bình (2011), Vo ̃ Nguyên Giáp - Hào khí trăm năm , NXB Tuổi tre ̉, Thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Võ Nguyên Giáp - Hào khí trăm năm
Tác giả: Trần Tha ́i Bình
Nhà XB: NXB Tuổi trẻ
Năm: 2011
3. Đă ̣ng Anh Đào (2014), Vo ̃ Nguyễn Giáp qua lời kể những người thân , NXB Văn hóa - văn nghê ̣, Hà Nô ̣i Sách, tạp chí
Tiêu đề: Võ Nguyễn Giáp qua lời kể những người thân
Tác giả: Đă ̣ng Anh Đào
Nhà XB: NXB Văn hóa - văn nghê ̣
Năm: 2014
4. Vo ̃ Nguyên Giáp (2015), Tổng ha ̀ nh dinh trong mùa xuân toàn thắng (hồi ức) , NXB Chi ́nh tri ̣ quốc gia, Hà Nô ̣i Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tổng hà nh dinh trong mùa xuân toàn thắng (hồi ức)
Tác giả: Vo ̃ Nguyên Giáp
Nhà XB: NXB Chính tri ̣ quốc gia
Năm: 2015
5. Lê Mâ ̣u Hãn (Chủ biên) (2000), Đại cương li ̣ch sử Viê ̣t Nam , tập 3, NXB Gia ́o du ̣c, Hà Nô ̣i Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đại cương li ̣ch sử Viê ̣t Nam
Tác giả: Lê Mâ ̣u Hãn (Chủ biên)
Nhà XB: NXB Giáo du ̣c
Năm: 2000
6. Nguyễn Ho ̀ a (2016), Đại tướng - Tổng tư lê ̣nh Võ Nguyên Giáp trong cuô ̣c trường chinh li ̣ch sử cùng dân tộc , NXB Hồ ng Đư ́ c, Hà Nô ̣i Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đại tướng - Tổng tư lê ̣nh Võ Nguyên Giáp trong cuộc trường chinh li ̣ch sử cùng dân tộc
Tác giả: Nguyễn Ho ̀ a
Nhà XB: NXB Hồ ng Đứ c
Năm: 2016
7. Nguyễn Trung Kiên, Thu ̀ y Linh, Nguyễn Hòa (2014), Đại tướng Võ Nguyên Gia ́ p - những dấu ấn thời gian, NXB Văn hóa dân tô ̣c, Hà Nô ̣i Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đại tướng Võ "Nguyên Giá p - những dấu ấn thời gian
Tác giả: Nguyễn Trung Kiên, Thu ̀ y Linh, Nguyễn Hòa
Nhà XB: NXB Văn hóa dân tô ̣c
Năm: 2014
8. Hồ Chi ́ Minh (2011), Toa ̀ n tập , tâ ̣p 14, NXB Chính tri ̣ quốc gia, Hà Nô ̣i Sách, tạp chí
Tiêu đề: Toà n tập
Tác giả: Hồ Chi ́ Minh
Nhà XB: NXB Chính tri ̣ quốc gia
Năm: 2011
10. Viện lịch sử quân sự Việt Nam (2015), Lịch sử kháng chiến chống Mỹ cứu nước, tập IV, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử kháng chiến chống Mỹ cứu nước
Tác giả: Viện lịch sử quân sự Việt Nam
Nhà XB: NXB Chính trị quốc gia
Năm: 2015
11. Phạm Hồng Cư (2015), Đại tướng Võ Nguyên Giáp thời trẻ, NXB Thanh niên, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đại tướng Võ Nguyên Giáp thời trẻ
Tác giả: Phạm Hồng Cư
Nhà XB: NXB Thanh niên
Năm: 2015
12. Georges Boudarel (2014), Võ Nguyên Giáp, NXB Thế giới, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Võ Nguyên Giáp
Tác giả: Georges Boudarel
Nhà XB: NXB Thế giới
Năm: 2014
14. Bộ Quốc Phòng (2015), Lịch sử kháng chiến chống Mỹ cứu nước,tập V, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử kháng chiến chống Mỹ cứu nước
Tác giả: Bộ Quốc Phòng
Nhà XB: NXB Chính trị quốc gia
Năm: 2015
15. Bộ Quốc Phòng (2016), Lịch sử kháng chiến chống Mỹ cứu nước, tập VIII, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử kháng chiến chống Mỹ cứu nước
Tác giả: Bộ Quốc Phòng
Nhà XB: NXB Chính trị Quốc gia
Năm: 2016
16. Đảng Cộng sản Việt Nam (2004), Văn kiện Đảng toàn tập, Tập 34, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đảng toàn tập
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: NXB Chính trị Quốc gia
Năm: 2004
17. Võ Nguyên Giáp (2014), Tổng tập Hồi kí, NXB Quân đội Việt Nam, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tổng tập Hồi kí
Tác giả: Võ Nguyên Giáp
Nhà XB: NXB Quân đội Việt Nam
Năm: 2014
18. Viê ̣n Li ̣ch sử quân sự Viê ̣t Nam (2014), Li ̣ch sử tư tưởng quân sự Viê ̣t Nam, tâ ̣p IV, NXB Chính tri ̣ quốc gia, Hà Nô ̣i Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử tư tưởng quân sự Viê ̣t Nam
Tác giả: Viê ̣n Li ̣ch sử quân sự Viê ̣t Nam
Nhà XB: NXB Chính tri ̣ quốc gia
Năm: 2014
9. Hồ Chi ́ Minh (2011), Toàn tâ ̣p, tâ ̣p 15, NXB Chính tri ̣ quố c gia, Hà Nô ̣i Khác
13. Tuyên bố của Ủy ban Trung ương Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam, ngày 03 - 8 - 1965 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w