1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

LUẬN văn THẠC sĩ ĐẢNG CỘNG sản VIỆT NAM LÃNH đạo xây DỰNG căn cứ địa CÁCH MẠNG ở tây NINH TRONG CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG mỹ, cứu nước từ năm 1954 đến năm 1968

95 691 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 95
Dung lượng 538 KB

Nội dung

Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước vừa qua đã để lại cho dân tộc ta nhiều bài học kinh nghiệm quý giá. Một trong những bài học đó là bài học về xây căn cứ địa cách mạng, hậu phương kháng chiến. Hậu phương là một trong những nhân tố thường xuyên quyết định thành bại của chiến tranh. Như V.I. Lênin từng nói: “Muốn tiến hành chiến tranh một cách thực sự phải có một hậu phương được tổ chức vững chắc”. Tiếp thu học thuyết quân sự của chủ nghĩa Mác Lênin, kế thừa truyền thống đấu tranh chống ngoại xâm của dân tộc trong quá trình lãnh đạo kháng chiến, Đảng ta luôn đặt vấn đề xây dựng hậu phương lên hàng quan trọng bậc nhất, vận dụng sáng tạo vào điều kiện cụ thể của Việt Nam, nên đã nhân lên gấp bội sức mạnh của một dân tộc nhỏ bé, kinh tế còn nghèo nàn, lạc hậu, nhưng đủ sức đánh bại kẻ thù là một cường quốc, có tiềm lực kinh tế, quân sự mạnh nhất thế giới tư bản

Trang 1

ĐẢNH CỘNG SẢN VIỆT NAM LÃNH ĐẠO XÂY DỰNG CĂN CỨ ĐỊA CÁCH MẠNG Ở TÂY

NINH TRONG CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ,

CỨU NƯỚC

TỪ NĂM 1954 ĐẾN NĂM 1968

LUẬN VĂN THẠC SỸ LỊCH SỬ

HÀ NỘI - 2008

Trang 2

phát triển căn cứ địa cách mạng ở Tây Ninh sau năm 1954 111.2 Chủ trương của Đảng khôi phục, phát triển căn cứ địa cách

mạng ở Tây Ninh (1954 - 1968) 17

Chương

2

ĐẢNG CHỈ ĐẠO KHÔI PHỤC, PHÁT TRIỂN CĂN

CỨ ĐỊA CÁCH MẠNG Ở TÂY NINH TỪ NĂM 1954 ĐẾN NĂM 1968, KẾT QUẢ VÀ KINH NGHIỆM 362.1 Sự chỉ đạo của Đảng xây dựng căn cứ địa cách mạng ở

Tây Ninh (1954 - 1968) 362.2 Kết quả, nguyên nhân và kinh nghiệm rút ra từ quá trình

Đảng lãnh đạo xây dựng căn cứ địa cách mạng ở Tây Ninh

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 86

Trang 3

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước vừa qua đã để lại cho dân tộc tanhiều bài học kinh nghiệm quý giá Một trong những bài học đó là bài học về xâycăn cứ địa cách mạng, hậu phương kháng chiến Hậu phương là một trong nhữngnhân tố thường xuyên quyết định thành bại của chiến tranh Như V.I Lênin từngnói: “Muốn tiến hành chiến tranh một cách thực sự phải có một hậu phương được

tổ chức vững chắc” Tiếp thu học thuyết quân sự của chủ nghĩa Mác - Lênin, kếthừa truyền thống đấu tranh chống ngoại xâm của dân tộc trong quá trình lãnh đạokháng chiến, Đảng ta luôn đặt vấn đề xây dựng hậu phương lên hàng quan trọngbậc nhất, vận dụng sáng tạo vào điều kiện cụ thể của Việt Nam, nên đã nhân lêngấp bội sức mạnh của một dân tộc nhỏ bé, kinh tế còn nghèo nàn, lạc hậu, nhưng đủsức đánh bại kẻ thù là một cường quốc, có tiềm lực kinh tế, quân sự mạnh nhất thếgiới tư bản Một trong những chìa khoá tạo nên sức mạnh của chiến tranh nhân dânViệt Nam chính là vấn đề xây dựng căn cứ địa Bởi vì, theo quan điểm của Đảng ta;căn cứ địa cách mạng là những vùng giải phóng xuất hiện trong vòng vây của địch,cách mạng dựa vào đó để tích luỹ và phát triển lực lượng của mình về mọi mặt, tạothành những trận địa vững chắc về chính trị, quân sự, kinh tế, văn hoá, lấy đó làmnơi xuất phát để mở rộng dần ra, cuối cùng tiến lên đánh bại kẻ thù lớn mạnh, giảiphóng hoàn toàn đất nước - Căn cứ địa cách mạng là chỗ đứng chân của cáchmạng, đồng thời là chỗ dựa để xây dựng và phát triển lực lượng vũ trang, đẩy mạnhđấu tranh vũ trang Trên ý nghĩa đó, nó cũng là hậu phương của chiến tranh cáchmạng

Trong suốt 9 năm kháng chiến chống Pháp và 21 năm kháng chiến chống

Mỹ, trên chiến trường Tây Ninh, dưới sự lãnh đạo của Xứ uỷ Nam Bộ (Trungương Cục miền Nam) và đảng bộ địa phương các cấp, các căn cứ địa với đủ loại

và quy mô lần lượt ra đời, tạo thành một hệ thống liên hoàn, đan xen trên toàn địa

Trang 4

bàn Đó là những khu vực được lựa chọn làm nơi đứng chân, bảo tồn và phát triểnlực lượng kháng chiến; làm nơi tích luỹ, xây dựng cơ sở kinh tế, chính trị xã hội;làm chỗ dựa và bàn đạp cho các lực lượng vũ trang và quần chúng nhân dân thựchành phản công, tiến công tiêu diệt địch Hoạt động xây dựng, bảo vệ và phát huytác dụng của căn cứ địa ở Tây Ninh thực sự trở thành một nguyên nhân quan trọnggóp phần làm nên thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của dântộc ta.

Hiện nay, vấn đề kết hợp kinh tế với quốc phòng trong quy hoạch phát triểnđịa phương, vấn đề xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân, xây dựng khu vựcphòng thủ tỉnh (thành phố) trở thành một trong những nhiệm vụ chính trị trungtâm của lực lượng vũ trang các quân khu Nhiệm vụ ấy đặt ra yêu cầu phải nghiêncứu vấn đề xây dựng hậu phương, xây dựng căn cứ địa trong quá khứ nhằm tìm ranhững kinh nghiệm để vận dụng vào hoàn cảnh lịch sử mới

Với lý do trên, tác giả chọn đề tài: “ Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo xây

dựng căn cứ địa cách mạng ở Tây Ninh trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước từ năm 1954 đến năm 1968” làm đề tài luận văn tốt nghiệp Thành

công của đề tài có ý nghĩa lý luận và thực tiễn

2 Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài

Do tầm quan trọng của vấn đề hậu phương, căn cứ địa trong chiến tranh, nên

đề tài này đã được sự quan tâm nghiên cứu rộng rãi của các lãnh tụ, tướng lĩnh,các cơ quan nghiên cứu khoa học và các nhà khoa học từ nhiều năm nay Tiêubiểu có các công trình khoa học sau:

Nhóm các công trình mang tính chất tổng kết như: Bộ Quốc phòng Viện Lịch

sử quân sự Việt Nam (1977), Hậu phương chiến tranh nhân dân Việt Nam 1945

-1975, Nhà xuất bản Quân đội nhân dân Việt Nam, Hà Nội; Ban Chỉ đạo tổng kết

chiến tranh trực thuộc Bộ Chính trị (1995), Tổng kết cuộc kháng chiến chống Mỹ,

cứu nước thắng lợi và bài học, bài học kinh nghiệm thứ năm, “Căn cứ địa cách

mạng, hậu phương kháng chiến vững chắc”, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà

Trang 5

Nội; Bộ Quốc phòng (1996), Chiến tranh nhân dân địa phương trong kháng chiến

chống Mỹ, cứu nước 1954 - 1975, Phần bài học kinh nghiệm thứ năm: “Xây dựng

căn cứ, tạo thành thế trận chiến tranh nhân dân địa phương vững mạnh của chiếntranh nhân dân Việt Nam”, Nhà xuất bản Quân đội nhân dân, Hà Nội; Ban Tổng

kết chiến tranh B2 (1979), Đề cương báo cáo Tổng kết kinh nghiệm cuộc kháng

chiến chống Mỹ, cứu nước trên chiến trường Nam Bộ và Cực Nam Trung Bộ, tập V

- Mục VIII Những công trình trên đây đã tổng kết cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứunước của dân tộc ta, qua đó rút ra những bài học kinh nghiệm, trong đó vấn đề hậuphương, căn cứ địa cách mạng, được trình bày dưới dạng bài học kinh nghiệm chứchưa đi sâu nghiên cứu một cách hệ thống, tổng quát

Ngoài các tổng kết chung, một số căn cứ địa trên địa bàn miền Đông Nam Bộcũng được quan tâm nghiên cứu trong các công trình tổng kết như: Lương Văn Nho

(1983), Chiến khu rừng Sác, Nhà xuất bản Đồng Nai; Lê Trí Viễn (1985), Căn cứ

địa An Phú Đông, Đảng uỷ xã An Phú Đông Các tác phẩm này, trình bày dưới dạng

ký sự, quá trình hình thành phát triển của căn cứ trong quá trình tiến hành cuộc khángchiến ở địa phương chứ chưa đi sâu, nghiên cứu về vai trò lãnh đạo của Đảng trongxây dựng căn cứ địa cách mạng và những kinh nghiệm thực tiễn được rút ra

Nhóm các bài viết của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, quân đội và cácNhà khoa học có liên quan đến nội dung nghiên cứu đề tài như: Hồ Chí Minh (1960),

Ngọn cờ giải phóng, Nhà xuất bản Sự Thật, Hà Nội Hồ Chí Minh đã giành một

trang bàn về căn cứ địa đầu tiên mang tính hướng dẫn; Đại tướng Võ Nguyên Giáp

(1970), Mấy vấn đề đường lối quân sự của Đảng ta, Nhà xuất bản Sự Thật, Hà Nội.

Đại tướng đã giành một mục lớn nói về “Đảng lãnh đạo thành công công cuộc xâydựng căn cứ địa cách mạng và hậu phương chiến tranh cách mạng”; Trần Bích(2004), “Hậu phương căn cứ địa cách mạng - một trong những nhân tố góp phần

quyết định sự hình thành, phát triển của lực lượng vũ trang”, Quân đội nhân dân Việt

Nam với sự nghiệp đổi mới xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, Nhà xuất bản Quân đội

nhân dân, Hà Nội, có một chương của tác giả trình bày về hậu phương căn cứ địa;

Trang 6

Hoàng Xuân Lâm (1993),“Tìm hiểu về khái niệm của căn cứ địa”, Tập san Nghiên

cứu Nghệ thuật quân sự, số 19; Viện lịch sử quân sự Việt Nam (1993), Lịch sử cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp 1945 - 1954, Tập 6, Nhà xuất bản Quân đội nhân

dân, Hà Nội, giành hẳn một chương trình bày về “Xây dựng hậu phương, căn cứ địachiến tranh nhân dân”; Trần Bạch Đằng (1993), “Vài suy nghĩ về hậu phương chiến

tranh nhân dân Việt Nam’’, Tạp chí Lịch sử quân sự, số 3; Văn Tạo (1995), “Căn cứ địa cách mạng, truyền thống và hiện tại”, Tạp chí Lịch sử quân sự, số 4; Nguyễn

Thới Bưng (2003), “Quan điểm của Đảng ta về vấn đề xây dựng căn cứ địa cách

mạng trong chiến tranh giải phóng 1945-1975”, Tạp chí Giáo dục Lý luận Chính trị

quân sự, số 2; Phan Trung Kiên (2002), “Kinh nghiệm xây dựng căn cứ địa cách

mạng và phát huy nó trong chuẩn bị thế trận quốc phòng toàn dân”, Tạp chí Giáo

dục Lý luận Chính trị quân sự, số 6; Lê Thị Bân (2002), “Căn cứ địa Dương Minh

Châu một nhân tố góp phần quyết định thắng lợi của cuộc kháng chiến ở Tây Ninh

và Miền Đông Nam Bộ”, Tạp chí Giáo dục Lý luận Chính trị quân sự, số 6; Trịnh

Vương Hồng (2004) “Vai trò của căn cứ địa kháng chiến qua sự kiện thành lập

Trung ương Cục miền Nam tại Chiến khu Đ, thời kỳ 1961-1962”, Tạp chí Lịch sử

quân sự, số 9; Trần Thị Nhung (1996), Căn cứ Khu uỷ và Bộ chỉ huy Miền trong chiến tranh chống Mỹ, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội; Trần Thị Nhung (1994),

“Vấn đề tổ chức và xây dựng căn cứ đầu não của Trung ương Cục và Bộ chỉ huyMiền”, Tham luận Hội thảo kỷ niệm 30 năm chiến thắng Bình Giã; Trần Thị Nhung(1997), “Trận tập kích Tua Hai và vấn đề xây dựng căn cứ địa Bắc Tây Ninh”, Thamluận Hội thảo kỷ niệm 30 năm đánh bại cuộc hành quân Gian-xơnxi-ti Các côngtrình nêu trên đã trình bày về căn cứ địa dưới góc độ lý luận, giải quyết một số vấn đềkhái niệm về căn cứ địa, các hình thức phát triển từ thấp đến cao của căn cứ địa, nộidung xây dựng và vai trò của căn cứ địa trong chiến tranh giải phóng và việc vậndụng nó vào sự nghiệp xây dựng nền quốc phòng trong giai đoạn cách mạng hiệnnay

Trang 7

Các đề tài khoa học, các luận văn, luận án tiến sỹ, tiêu biểu như: Hồ Sơn Đài,Căn cứ địa kháng chiến chống thực dân Pháp ở miền Đông Nam Bộ (1945 - 1954),Luận án phó tiến sỹ Khoa học lịch sử, chuyên ngành Lịch sử Việt Nam, mã số:

50315, Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn Quốc gia - Viện Khoa học Xã hộiNhân văn thành phố Hồ Chí Minh; Đề tài này đã nghiên cứu một cách khái quát và

có hệ thống về toàn bộ căn cứ địa miền Đông Nam Bộ trong cuộc kháng chiến chốngPháp dưới góc độ lịch sử, chứ chưa đi sâu luận giải về chủ trương và sự chỉ đạo củaĐảng trong lãnh đạo xây dựng căn cứ địa cách mạng Song đây cũng là một côngtrình khoa học đem lại những kiến thức bổ ích và những bài học về phương pháp chotác giả kế thừa và nghiên cứu luận văn

Nhóm các bài hội thảo khoa học liên quan trực tiếp đến đề tài Năm 2002, Bộ

Tư lệnh Quân khu 7 và Tỉnh uỷ Tây Ninh tổ chức hội thảo, Căn cứ địa cách mạng ở

Tây Ninh trong chiến tranh giải phóng (1945 - 1975) Hội thảo đã thu hút được sự

tham gia của nhiều nhà khoa học, nhiều tác giả viết bài tham luận gồm các bài viếttiêu biểu như; Nguyễn Viết Tá “Căn cứ đia Tây Ninh, một vị trí chiến lược quantrọng”; Trần Phấn Chấn, “Căn cứ địa Tây Ninh, một điểm chọn của lịch sử ba mươinăm chiến tranh giải phóng”; Nguyễn Đức Tấn, “Tại sao trong kháng chiến chống

Mỹ, căn cứ địa của Miền thường nằm ở khu vực Bắc Tây Ninh”; Trần Ngọc Long,

“Căn cứ địa nhìn từ mối quan hệ giữa các yếu tố địa chính trị, địa quân sự, địa văn hoá, địa - kinh tế”; Nguyễn Tuấn Thiết, “Góp phần tìm hiểu đặc điểm của vùngcăn cứ địa kháng chiến Tây Ninh”; Trần Nam Tiến, “Âm mưu của đế quốc Mỹ đốivới căn cứ địa ở Tây Ninh trong chiến tranh cục bộ”; Trần Ngọc Long, “Căn cứ địa -nhìn từ mối quan hệ giữa các yếu tố địa - chính trị, địa - quân sự, địa - văn hoá, địa -kinh tế”; Nguyễn Văn Hải, “Đảng bộ Tây Ninh lãnh đạo nhân dân địa phương xâydựng và bảo vệ căn cứ địa”; Nguyễn Thành Cung, “Căn cứ địa cách mạng, nơi hội

-tụ sức mạnh tổng hợp của quân và dân Tây Ninh trong chiến tranh giải phóng”; Hồ

Sỹ Thành, “Bời Lời - căn cứ bàn đạp vùng trung tuyến trong giai đoạn ác liệt nhấtcủa cuộc chiến tranh chống Mỹ”; Nguyễn Văn Mẹo, “Đấu tranh bằng ba mũi giáp

Trang 8

công trong bảo vệ căn cứ địa tại địa bàn huyện Châu Thành tỉnh Tây Ninh”; NguyễnLâm Thanh, “Thế trận lòng dân trong nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ căn cứ địa BờiLời”; Phú Văn Hẳn, “Công tác hậu cần tại vùng căn cứ địa kháng chiến Tây Ninh”;Cao Thị Hiền Thuý, “Một số trận đánh tiêu biểu bảo vệ căn cứ địa Tây Ninh trongkháng chiến chống Mỹ, cứu nước”; Nguyễn Văn Hùng, “Căn cứ địa Dương MinhChâu với sự phát triển của lực lượng chủ lực Miền trong kháng chiến chống Mỹ ởchiến trường Nam Bộ”; Nguyễn Công Trứ, “Những trận đánh Mỹ đầu tiên của lựclượng võ trang Tây Ninh góp phần bảo vệ căn cứ địa cách mạng”; Hoàng Thu Hà,

“Cuộc hành quân của Mỹ đánh vào Chiến khu Dương Minh Châu - Bắc Tây Ninhnhìn từ phía bên kia”; Nguyễn Thế Nghĩa, “Mấy vấn đề mang tính quy luật về xâydựng căn cứ địa trong chiến tranh giải phóng (1945 - 1975)”; Huỳnh Nghĩ, “Xâydựng đi đôi với bảo vệ, quy luật tồn tại và phát triển căn cứ địa cách mạng ở TâyNinh”; Nguyễn Thành Long “Tỉnh uỷ Tây Ninh lãnh đạo xây dựng và bảo vệ căn cứđịa Trà Vông trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước”; Hà Duy Cường, “Thế trậnchiến tranh nhân dân trên vành đai diệt Mỹ Trảng Lớn huyện Châu Thành góp phầnbảo vệ căn cứ địa cách mạng tỉnh Tây Ninh”; Đinh Thu Xuân, “Tìm hiểu chính sáchthương nghiệp vùng căn cứ địa cách mạng của Trung ương Cục miền Nam trongkháng chiến chống Mỹ, cứu nước”; Lê Đình Sỹ “Một số vấn đề mang tính quy luật

về xây dựng căn cứ địa cách mạng trong chiến tranh giải phóng (1945-1975)”;Nguyễn Văn Diệu “Mối quan hệ giữa yêu cầu xây dựng và bảo vệ căn cứ địa cáchmạng trong chiến tranh giải phóng (1945 - 1975)”; Phùng Đình Ấm “Mối quan hệgiữa xây dựng căn cứ địa với xây dựng lực lượng vũ trang tại Tây Ninh trong chiếntranh giải phóng”; Nguyễn Ngọc Dung “Các mô hình căn cứ địa ở Tây Ninh qua haicuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ từ góc nhìn đối chiếu”; Hồ Sơn Đài “Vaitrò của căn cứ Dương Minh Châu trong kháng chiến chống Mỹ”; Nguyễn TrungThành “Về tác dụng của căn cứ địa Dương Minh Châu trong kháng chiến chống thựcdân Pháp”; Cao Bá Hiền “Nhìn lại quá trình hình thành và phát triển căn cứ địa cáchmạng ở Tây Ninh”; Lê Thành Tâm “Tìm hiếu khả năng huy động chính trị - tinh thần

Trang 9

và vật chất của vùng căn cứ địa cách mạng Tây Ninh trong chiến tranh giải phóng(1945-1975) và trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc ngày nay” Các bài viếtnày tập trung đề cập đến vị trí vai trò của căn cứ địa Tây Ninh, những vấn đề mangtính quy luật trong xây dựng căn cứ địa, mối quan hệ giữa xây dưng căn cứ với xâydựng lực lượng vũ trang, vai trò của quần chúng nhân dân trong xây dựng và bảo vệcăn cứ và việc dụng xây dựng căn cứ địa vào xây dựng khu vực phòng thủ tỉnh hiệnnay Đây là nguồn tài liệu chủ yếu để tác giả nghiên cứu làm luận văn.

Có thể nhận thấy rằng, các công trình kể trên đã đề xuất, lý giải khái niệm vềcăn cứ địa, chức năng, nội dung hoạt động và vai trò của nó đối với sự nghiệpkháng chiến của nhân dân ta, những nét lớn về lịch sử hình thành, phát triển và hoạtđộng của căn cứ địa cách mạng trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đếquốc Mỹ xâm lược cùng một số căn cứ địa cụ thể Song chưa có một công trình nàonghiên cứu về Đảng lãnh đạo xây dựng căn cứ địa cách mạng ở Tây Ninh một cách

hệ thống, tổng quát dưới góc độ Lịch sử Đảng Vì vậy, đề tài luận văn mà tác giảlựa chọn không trùng lặp với các công trình khoa học đã công bố trước đây và hivọng luận văn sẽ góp phần làm sáng tỏ quá trình lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng cộngsản Việt Nam lãnh đạo xây dựng căn cứ địa cách mạng ở Tây Ninh trong cuộckháng chiến chống Mỹ, cứu nước từ năm 1954 đến năm 1968

3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu

* Mục đích: Làm rõ tính đúng đắn, sáng tạo của Đảng trong lãnh đạo xây

dựng căn cứ địa cách mạng ở Tây Ninh từ năm 1954 đến năm 1968, từ đó rút ramột số kinh nghiệm để vận dụng vào sự nghiệp xây dựng nền quốc phòng toàn dântrong giai đoạn cách mạng hiện nay

* Nhiệm vụ:

- Làm rõ yêu cầu khách quan của cách mạng miền Nam sau năm 1954 phảikhôi phục, phát triển căn cứ địa cách mạng nói chung và ở Tây Ninh nói riêng Trên

Trang 10

cơ sở đó phân tích luận giải chủ trương của Đảng về xây dựng, phát triển căn cứ địacách mạng ở Tây Ninh.

- Trình bày có hệ thống quá trình Đảng chỉ đạo khôi phục, phát triển căn cứđịa cách mạng ở Tây Ninh từ năm 1954 đến năm 1968

- Khái quát thành tựu, hạn chế, nguyên nhân và rút ra những kinh nghiệmbước đầu về sự lãnh đạo của Đảng xây dựng căn cứ địa cách mạng ở Tây Ninh từnăm 1954 đến năm 1968

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

* Đối tượng: Nghiên cứu quá trình lãnh đạo và chỉ đạo của Đảng về xây dựng

căn cứ địa cách mạng ở Tây Ninh trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước

* Phạm vi nghiên cứu: Sự lãnh đạo của Đảng xây dựng căn cứ địa cách

mạng trên địa bàn tỉnh Tây Ninh, thời gian, từ năm 1954 đến năm1968

5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

* Cơ sở lý luận: Nghiên cứu đề tài này tác giả dựa trên những luận điểm của

chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểm của Đảng ta

về xây dựng hậu phương - căn cứ địa cách mạng

* Phương pháp nghiên cứu: Luận văn sử dụng phương pháp lịch sử, phương

pháp lôgíc và sự kết hợp phương pháp lịch sử và phương pháp lôgíc là chủ yếu, đồngthời sử dụng một số phương pháp khác như: Phương pháp thống kê, so sánh, đồngđại, lịch đại, phân tích tổng hợp để làm sáng tỏ các nội dung nghiên cứu trong đề tài

6 Ý nghĩa của luận văn

Luận văn góp phần vào việc làm sáng tỏ sự lãnh đạo đúng đắn sáng tạo củaĐảng trong lựa chọn, lãnh đạo xây dựng căn cứ địa ở Tây Ninh góp phần làm nênthắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ Luận văn rút ra những kinh nghiệm về

sự lãnh đạo của Đảng trong xây dựng căn cứ địa làm cơ sở cho việc xây dựng cáckhu vực phòng thủ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ tổ quốc hiện nay Luận văn

có thể làm tài liệu tham khảo trong các nhà trường trong quân đội

Trang 11

7 Kết cấu của luận văn

Mở đầu, 2 chương( 4 tiết), kết luận, danh mục tài liệu tham khảo vàphụ lục

Trang 12

Chương 1 YÊU CẦU KHÁCH QUAN VÀ CHỦ TRƯƠNG CỦA ĐẢNG KHÔI PHỤC,

PHÁT TRIỂN CĂN CỨ ĐỊA CÁCH MẠNG Ở TÂY NINH

TỪ NĂM 1954 ĐẾN NĂM 1968 1.1.Yêu cầu khách quan của cách mạng miền Nam khôi phục, phát triển căn cứ địa cách mạng ở Tây Ninh sau năm 1954

1.1.1 Đặc điểm tự nhiên, xã hội và truyền thống xây dựng căn cứ địa chống ngoại xâm của Tây Ninh trước năm 1954

Đặc điểm tự nhiên.

Tây Ninh là một tỉnh thuộc miền Đông Nam Bộ, ở vào vị trí 10057’80” đến

11046’36’’ vĩ độ bắc và từ 105048’43’’ đến 106022’48’’ kinh độ đông Khí hậu thuộcloại nóng và ẩm, nhiệt độ trung bình trong năm là 27,40c Thời tiết chia làm 2 mùa rõrệt, mùa nắng từ tháng 10 đến tháng 4, mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 10, lượng mưatrung bình trong năm là 1.589mm, không có bão Với điều kiện khí hậu thời tiết nhưvậy, Tây Ninh thuộc loại “mưa thuận gió hoà”, không khắc nghiệt, ít dịch bệnh, nhất

là sốt rét không như các vùng rừng núi khác trong Miền Về diện tích tự nhiên là4048km2 Phía Bắc, phía Tây và một phần phía Nam giáp Campuchia, có biên giớidài 232km Phía Nam giáp Long An và Sài Gòn, phía Đông giáp Bình Dương và nốithông với các tỉnh còn lại của miền Đông Nam Bộ Địa hình bằng phẳng, duy nhất cónúi Bà Đen cao 986m Rừng chiếm 2/3 diện tích của tỉnh Đất đỏ bazan màu mỡ rấtthuận lợi cho việc trồng cây lương thực và hoa màu quanh năm, có thể sản xuất tự túc

và huy động tiếp tế trong nhân dân bảo đảm nguồn hậu cần phong phú phục vụkháng chiến lâu dài

Về giao thông thuận lợi; giao thông đường bộ có 2 quốc lộ chính 22 và 22bnối thông với nhau đi suốt từ Nam lên Bắc: quốc lộ 22b từ suối Sâu lên TrảngBàng qua Gò Dầu sang Campuchia, quốc lộ 22 nối tiếp đường 1 tại Gò Dầu quathị xã và thẳng lên biên giới Công-Pông-Chàm Có hai cửa khẩu lớn thông với

Trang 13

nước bạn Campuchia là Mộc Bài và Xa Mát Song song với đường 22 là tỉnh lộ 4lên phía Bắc tỉnh và tỉnh lộ 26 xuống phía Nam chạy qua vùng nông thôn đồngbằng rộng lớn Nối liền các trục chính này là một hệ thống đường nhánh rất thuậntiện cho việc đi lại và vận chuyển Giao thông thuỷ cũng thuận lợi có hai sông lớn

là sông Vàm Cỏ Đông ở phía Tây và sông Sài Gòn ở phía Đông cùng hệ thốngkênh rạch nối liền thị trấn Trảng Bàng và ngược lên các vùng phía Bắc Hệ thốnggiao thông thuỷ bộ thuận lợi giúp cho ta có điều kiện khơi nguồn tiếp tế, móc nốicác cơ sở hậu cần đường dài từ các thành thị nhất là Sài Gòn lên căn cứ địa

Với yếu tố địa lợi ấy, Tây Ninh là vùng đất biên giới có vị trí chiến lượcquan trọng cho việc thiết lập căn cứ địa của Miền Nơi đây ta có thể chủ độngtrong việc tiến công địch ra các hướng, xâm nhập sâu vào các đô thị ở miền ĐôngNam Bộ, tỏa xuống đồng bằng sông Cửu Long và cũng rất thuận lợi cho việcngăn chặn các cuộc tiến công của địch bảo vệ căn cứ

Đặc điểm về xã hội

Thủ phủ Tây Ninh được thành lập vào thế kỷ XIX, ban đầu gồm 2 huyện: TâyNinh và Quy Hoá, sau thêm huyện Phú Khương Tây Ninh thuộc loại “đất rộngngười thưa”, năm 1921 có 200.000 dân, năm 1972 có 392.840 dân, năm 1975 có578.000 dân, có nhiều dân tộc cư trú như Kinh, Khơmer, Chăm, Hoa, Mường, Êđê,

Tà Mun…Trong đó người Kinh chiếm 98% dân số Từ ngày khai khẩn, ruộng đấtTây Ninh tuy không tập trung lớn như các nơi khác ở Nam Bộ, nhưng qua quá trìnhlịch sử với ách áp bức bóc lột nặng nề của phong kiến, thực dân, dần dần nhữngruộng đất tốt có vị trí thuận lợi đều thuộc về địa chủ, tư sản, quan chức, sự phân hóagiàu nghèo ngày càng sâu sắc Những người nông dân thất thế phải lui vào nhữngvùng sâu, vùng xa cách trở để làm ăn sinh sống Nhân dân ở Tây Ninh chủ yếu lànhững người nông dân nghèo và tầng lớp giai cấp công nhân ở các đồn điền cao su,

họ là những người bị ách áp bức, bóc lột nặng nề nhất của tư sản và địa chủ vàchính họ là những người hăng hái tham gia vào các phong trào đấu tranh cáchmạng

Trang 14

Truyền thống xây dựng căn cứ địa chống ngoại xâm ở Tây Ninh trước năm

1954

Năm 1858 thực dân Pháp xâm lược nước ta, triều đình nhà Nguyễn khôngnhững không phát động quần chúng nhân dân đấu tranh chống giặc ngoại xâm màcòn bạc nhược cắt 3 tỉnh miền Đông Nam Bộ dâng cho giặc Pháp (6/1862) Ngoài

ra triều đình còn ra lệnh giải tán các lực lượng kháng chiến của nhân dân ta Bấtchấp lệnh của triều đình, ở Tây Ninh các lãnh binh không tuân theo lệnh Vua màcùng nhân dân lui về các vùng rừng núi lập căn cứ địa chống Pháp Tiêu biểu lúcbấy giờ có Khâm Tấn Tường là một vị tướng tài giỏi, Ông đã chọn vùng Trà Vông

để xây dựng căn cứ địa chống Pháp Tại đây, Ông cùng anh em binh sỹ và nhân dânđánh cho giặc Pháp những đòn chí mạng Sau Khâm Tấn Tường có Trương Quyền,con trai Trương Định, sau khi Trương Định hy sinh ở Gò Công, Trương Quyền đưaquân về Tây Ninh thiết lập căn cứ địa, tiếp tục chống Pháp, Ông lấy Truông Mít(Gò Dầu), Trảng Bàng Tây Ninh làm căn cứ khởi nghĩa lâu dài của mình và đặt tên

là căn cứ “Mãnh Hoả” Cuộc khởi nghĩa của Trương Quyền đã gây cho địch nhiềuthiệt hại nặng nề Năm 1870, ông bị bệnh mất tại Cẩm Giang, cuộc khởi nghĩa doTrương Quyền lãnh đạo chỉ kéo dài được 6 năm từ (1864 - 1870) Sau khi TrươngQuyền chết, cuộc khởi nghĩa do ông lãnh đạo cuối cùng cũng tan rã

Cũng vào thời kỳ này, ở phía Nam Tây Ninh, vùng Trảng Bàng có căn cứkhởi nghĩa do Lãnh Binh Tòng chỉ huy, sau khi triều đình ký Hòa ước dâng đấtcho giặc Pháp, Ông đã chiêu mộ nhân dân lập chiến khu tổ chức kháng chiếnchống Pháp Cùng phối hợp chiến đấu với nghĩa quân của Lãnh Binh Tòng có lựclượng nghĩa quân của ông Két Lực lượng nghĩa quân đã chọn vùng Bến Cầu làmcăn cứ địa, lợi dụng địa hình vừa có rừng rậm, vừa có đầm lầy để mai phục và chủđộng đánh Pháp, làm cho giặc Pháp nhiều phen thất điên bất đảo Một thời giansau Ông Két mất, Ông Tòng bị bắt Phong trào do hai ông lãnh đạo tàn lụi dần.Sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thực dân Pháp trở lại xâm lược nước

ta Ngày 8/11/1945 chúng dùng bộ binh cơ giới từ Sài Gòn lên và từ Campuchia

về tiến công thị xã Tây Ninh Biết trước được âm mưu thủ đoạn của địch, trước kẻ

Trang 15

thù lớn mạnh, các lực lượng kháng chiến phải tạm thời rời các thị trấn, thị xã rút

về các địa bàn có lợi để xây dựng căn cứ, phát triển lực lượng Tỉnh uỷ Tây Ninh

đã chọn vùng Trà Vông, Bời Lời làm căn cứ địa kháng chiến Song song với căn

cứ địa Trà Vông, Bời Lời, Tỉnh uỷ Tây Ninh chỉ đạo cho xây dựng thêm một sốcăn cứ khác như Bàu Chanh, Yên Thế, Lam Sơn, tạo thành thế trận liên hoàn,vững chắc từ đó thế đứng chân của vùng căn cứ càng vững vàng, tạo điều kiệnthuận lợi cho các cơ quan của tỉnh chỉ đạo kháng chiến

Trong 9 năm kháng chiến chống Pháp Đảng bộ Tây Ninh hết sức coi trọng xâydựng và phát triển hệ thống căn cứ địa, xác định mỗi huyện đều có căn cứ của mình,năm 1948 hệ thống căn cứ địa được xây dựng hầu hết ở cấp huyện Đến năm 1951, Xứ

uỷ và Bộ Tư lệnh Nam Bộ lấy rừng Trà Dơ, Đồng Rùm, Tây Ninh làm căn cứ Cũngtrong năm 1951 Bộ Tư lệnh Phân liên khu miền Đông đóng ở Chiến khu Đ đã dời vềcăn cứ Dương Minh Châu Tây Ninh để tiện việc liên lạc, tiếp tế và chỉ đạo toàn phânliên khu Với hệ thống căn cứ địa được xây dựng rộng khắp tạo thế liên hoàn vữngchắc, đã làm biến đổi so sánh lực lượng giữa ta và địch trên chiến trường Dựa vào căn

cứ địa lực lượng vũ trang ở Tây Ninh không ngừng tiến công tiêu diệt địch, như trậnBàu Gỗ và trận Thanh Điền 3/1946; trận Phước Thạnh 1947, trận Bến Củi 8/ 1947;trận Bàu Sen 9/1953 và trận Ôcnel 3/1954; đã làm cho thực dân Pháp những thiệt hạilớn, góp phần cùng nhân dân cả nước đánh thắng thực dân Pháp xâm lược 1954

Có thể nói, truyền thống xây dựng căn cứ địa của Tây Ninh đã có từ lâu,được các thế hệ đi sau kế thừa và phát triển lên cao độ trong vai trò là căn cứ địađầu não của cả miền Nam, xây đắp nên một Tây Ninh trung dũng kiên cườngtrong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ Căn cứ địa Tây Ninh đã trởthành biểu tượng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng, chỗ dựa và niềm tin choquân dân cả miền Nam kiên trì cuộc kháng chiến cho đến thắng lợi cuối cùng, giảiphóng quê hương, thống nhất đất nước

Trang 16

1.1.2 Bối cảnh lịch sử dẫn đến chủ trương tái lập căn cứ địa cách mạng ở Tây Ninh sau năm 1954

Hiệp định Giơnevơ được ký kết ngày 20/7/1954 đã công nhận độc lập, chủquyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của ba nước Đông Dương Theo quy định củaHiệp định, tại Việt Nam hai bên sẽ đình chiến và tạm thời lấy vĩ tuyến 17 làm ranhgiới phân chia khu vực kiểm soát Sau hai năm (tức đến 20/7/1956), Pháp rút khỏiViệt Nam và hai miền Nam - Bắc sẽ thực hiện Tổng tuyển cử, thống nhất đất nước

Ngày 22 tháng 7 năm 1954, lực lượng vũ trang cách mạng Nam Bộ cùnglực lượng vũ trang cả nước thực hiện ngừng bắn theo lệnh của Bộ Tổng tư lệnhQuân đội nhân dân Việt Nam Sau tháng 10 theo quy định của Hiệp định, lựclượng vũ trang cách mạng Nam Bộ sẽ hoàn thành việc chuyển quân tập kết ramiền Bắc, chỉ để lại khoảng 200 cán bộ, chiến sỹ ở các địa phương để đề phòngtình huống địch không thi hành Hiệp định, dùng bạo lực trấn áp đảng viên vàquần chúng

Về phía Mỹ, với âm mưu thôn tính miền Nam và Đông Dương do vậyngay sau khi Pháp thất trận ở Điện Biên Phủ, Mỹ quyết định thay chân Pháp ởmiền Nam Từ giữa năm 1954 đến giữa năm 1956, Mỹ buộc Pháp phải chuyểngiao quyền lực và đưa Ngô Đình Diệm, tay sai của Mỹ lên làm Tổng thống, thànhlập “Việt Nam Cộng Hoà”, lấy Sài Gòn làm “thủ đô”, tuyên bố không hiệpthương với miền Bắc, đơn phương xé bỏ Hiệp định Giơnevơ Song song với việcthâu tóm quyền lực ở Trung ương, Mỹ - Diệm từng bước loại bỏ các đối thủ uyhiếp sự tồn tại của chính quyền mới được dựng lên ở miền Nam Từ tháng 4 đếncuối năm 1955, Ngô Đình Diệm thanh lọc quân đội ngụy, loại bỏ những tướnglĩnh thân Pháp ra khỏi quân đội, đồng thời vừa dụ dỗ, mua chuộc, vừa tiến côngtiêu diệt các lực lượng vũ trang Bình Xuyên, Cao Đài, Hoà Hảo, giành trọn quyềnkiểm soát Sài Gòn - Chợ Lớn và nhiều vùng khác ở Nam Bộ

Trang 17

Đối với lực lượng cách mạng (bao gồm cả các đảng viên cộng sản và nhữngngười yêu nước trước đây) là lực lượng đối kháng mạnh nhất, đáng lo ngại nhất,Diệm phát động chiến dịch “tố cộng”, thành lập Phủ đặc uỷ công dân vụ và Hộiđồng chỉ đạo tố cộng để thực hiện chiến dịch này Từ tháng 5 năm 1955 đến tháng

5 năm 1956, Diệm thực hiện chiến dịch tố cộng giai đoạn một với các khẩu hiệuphát xít phản động như: “tiêu diệt cộng sản tận gốc”, “thà giết nhầm còn hơn bỏsót”…, nhằm trọng điểm vào miền Trung và chuẩn bị cho giai đoạn 2 ở NamBộ… Các chiến dịch đã gây ra nhiều vụ thảm sát giã man cán bộ đảng viên vànhân dân: Chợ Được, Vĩnh Trinh, Hướng Điền, Đại Lộc,…“Từ tháng 7 năm 1955đến tháng 2 năm 1956, Mỹ - Diệm đã giết hại, giam cầm 93.362 cán bộ, đảng viên

và những người yêu nước miền Nam” [39, tr 22]

Từ tháng 7 năm 1956, Mỹ - Diệm phát động “tố cộng, diệt cộng” giai đoạn 2nhằm trọng điểm ở Nam Bộ Rút kinh nghiệm giai đoạn một, lần này hoạt động

“tố cộng, diệt cộng” được thực hiện thâm độc hơn, tinh vi hơn Cảnh sát và quânđội ngụy vừa triển khai nhiều chiến dịch đánh phá trên diện rộng để thăm dò, pháthiện cán bộ cách mạng, vừa tập trung chà xát nhiều lần trên các khu vực được coi

là trọng điểm để “triệt tận gốc, trốc tận rễ” cộng sản, khủng bố bằng vũ lực, vừabằng thủ đoạn tâm lý, tinh thần Cảnh sát, ngụy quân, mật vụ, dân vệ, chỉ điểm nhan nhản khắp đường làng, ngõ hẻm để phát hiện những người tình nghi Nhândân bị phân loại để theo dõi, bị kiểm soát chặt chẽ, bị dồn vào các tổ chức “bảo vệhương thôn”, “thanh niên cộng hoà”, “phụ nữ liên đới”… Nhằm “dĩ cộng, trịcộng” Các gia đình có người thân tập kết hoặc từng đi theo kháng chiến thườngxuyên bị tập trung học tập “tố cộng”, “tẩy não”, bị bắt xé cờ Đảng, xé ảnh Bác

Hồ, phụ nữ bị buộc phải li khai chồng, con, bị ép lấy sỹ quan ác ôn ngụy v.v…Tất cả các thủ đoạn đều nhằm làm cho cán bộ, đảng viên và nhân dân phải sợ hãi,khủng khiếp mà khuất phục Một số tỉnh uỷ bị động trước tình hình đã cố gắngbảo tồn lực lượng bằng cách “phân loại đảng viên” hoặc thực hiện chủ trương

Trang 18

“điều lắng” của Xứ uỷ, nhưng chỉ làm lực lượng của Đảng càng bị ít đi hoặc tổnthất Đến cuối năm 1957 số đảng viên của miền Đông Nam Bộ chỉ còn 1.950người so với năm 1954 là (15.355 người) [22, tr 65].

Trước sự đàn áp giã man của Mỹ – Diệm lực lượng cách mạng miền Nam bịtổn thất nghiêm trọng, phong trào đấu tranh của quần chúng bị lắng xuống Từthực tiễn tổn thất to lớn của Đảng bộ và nhân dân miền Nam, một yêu cầu kháchquan đặt ra cho cách mạng miền Nam là phải nhanh chóng tái lập căn cứ địa cáchmạng, phát triển lực lượng vũ trang cách mạng, hỗ trợ đấu tranh chính trị chốngđịch khủng bố và đàn áp phong trào cách mạng của quần chúng và tiến tới sau nàydùng nó để đánh đổ Mỹ – Diệm giải phóng miền Nam khỏi ách đế quốc, phongkiến, để cùng miền Bắc thực hiện một nước Việt Nam hoà bình, thống nhất và dânchủ nhân dân

Như vây là vấn đề xây dựng lực lượng, xây dựng căn cứ địa cách mạng thực

sự trở thành một yêu cầu hết sức khách quan của cách mạng miền Nam sau năm1954

1.2 Chủ trương của Đảng khôi phục, phát triển căn cứ địa cách mạng ở Tây Ninh (1954 - 1968)

1.2.1 Chủ trương bảo vệ và củng cố hệ thống căn cứ địa cách mạng ở Tây Ninh làm chỗ dựa đấu tranh giữ gìn lực lượng cách mạng (1954 -1960)

Chủ trương giữ gìn vùng căn cứ địa cách mạng sau Hiệp định Giơnevơ chống lại

sự phá hoại của địch

Sau Hiệp định Giơnevơ được ký kết, hầu hết các đơn vị bộ đội và một số cơquan rút khỏi căn cứ tập kết ra Bắc Một số cơ quan và số ít cán bộ chiến sĩ đượcgiao nhiệm vụ ở lại chuyển về các vùng ven căn cứ, nơi đông dân để tiện lãnh đạođấu tranh chính trị, hoạt động bí mật Trên một số căn cứ lớn như Dương MinhChâu, Bời Lời (Tây Ninh), một số cán bộ đảng viên còn để cho dân rời khỏi vùngcăn cứ, về vùng dân cư đông đúc để mong hưởng cuộc sống hòa bình Vì vậy, sau

Trang 19

tháng 7 năm 1954 các căn cứ không còn những hoạt động kháng chiến (trừ điểmtập kết Xuyên Mộc còn kéo dài đến cuối tháng 10 năm 1954) Tuy vậy, với ý thức

dự liệu trước tình hình có khả năng diễn biến theo chiều hướng xấu, Hội nghi Xứ

uỷ Nam Bộ lần thứ nhất tháng 10 năm 1954, đã chỉ thị cho các liên tỉnh uỷ cốgắng duy trì các vùng căn cứ, đặc biệt là các vùng căn cứ lớn như Dương MinhChâu, Chiến khu Đ [9, tr 377-378] Vì ngay khi lực lượng ta rút khỏi căn cứ, cácđơn vị vũ trang ngụy, lực lượng vũ trang giáo phái Hòa Hảo, Cao Đài đã tràn vàochiếm đóng, tranh giành vùng kiểm soát Quân đội Cao Đài, Hòa Hảo thả sức vơvét, cướp bóc của cải, bắn giết nhân dân các vùng căn cứ Dương Minh Châu, BờiLời (Tây Ninh), Quân Cao Đài còn lùa dân vùng căn cứ ra núi Bà Đen về cácvùng chúng kiểm soát Quân ngụy thực hiện việc phá hoại căn cứ cách mạng mộtcách cơ bản và chiến lược hơn Ngay khi vừa đặt chân lên đất cách mạng, quânngụy cho xây dựng nhiều đồn bốt sâu trong vùng căn cứ, bố trí các đơn vị bảo antrấn giữ, lập bộ máy chính quyền ở các thôn, xã (Hội đồng tề), lập các đơn vị dân

vệ địa phương, đưa hàng trăm ngàn dân công giáo di cư từ miền Bắc và một sốdân miền Trung về định cư trong vùng căn cứ dưới hình thức các khu dinh điền(sau có thêm các khu trù mật); cuối năm 1956, sau khi đã dẹp xong các phe pháithân Pháp, gồm lực lượng Bình Xuyên, Cao Đài, Hoà Hảo, quân ngụy bước đầuthiết lập hệ thống đồn bốt, khu dinh điền, hệ thống ngụy quân, ngụy quyền ở cácvùng căn cứ, quân ngụy tiếp tục tiến thêm một bước trong hoạt động phá hoại căncứ; mở các con đường mới ngang dọc trong lòng căn cứ để chia cắt, tiện việckiểm soát cũng như việc chuyển quân tiến công khi cần Ở Chiến khu DươngMinh Châu (Bắc Tây Ninh), địch mở thêm hàng loạt các con đường bộ, còn ở khuvực Đông Nam Tây Ninh do địa hình sông rạch nhiều nên ngoài việc đắp đường,địch cho nạo vét các con kênh cũ và đào thêm các con kênh mới để tiện cho việclưu thông Trong việc lập các khu dinh điền và mở đường, Diệm và Nhu côngkhai bộc lộ ý định của mình: “Biện pháp xẻ đường, đưa dân vào khu Việt cộng là

Trang 20

để dùng dân đẩy cộng sản ra khỏi vùng đất đó Dinh điền là nơi cung cấp tin tứctình báo, nơi xuất phát để hành quân, rào chặn xâm nhập” [24, tr 176].

Trước âm mưu và thủ đoạn của địch, ngày 5/9/1954, hơn một tháng kể từ khiHiệp nghị Giơ-ne-vơ có hiệu lực Bộ Chính trị Trung ương Đảng đã họp hội nghị

và đề ra nhiệm vụ của Đảng bộ miền Nam Hội nghị xác định kẻ thù cụ thể trướcmắt của ta là đế quốc Mỹ, hiếu chiến Pháp và tay sai của chúng Nhiệm vụ củaĐảng ở miền Nam trong giai đoạn hiện nay là lãnh đạo nhân dân miền Nam đấutranh thực hiện Hiệp định đình chiến, củng cố hoà bình, thực hiện tự do dân chủcải thiện dân sinh, thực hiện thống nhất và tranh thủ độc lập Đồng thời phải lãnhđạo nhân dân đấu tranh chống những hành động khủng bố, đàn áp, phá cơ sở, bắt

bớ cán bộ của ta và quần chúng cách mạng, chống những hành động tiến công củađịch, giữ lấy quyền lợi của quần chúng đã giành được trong thời kỳ kháng chiến,nhất là ở những vùng căn cứ địa và vùng du kích cũ của ta Hội nghị nhấn mạnh: “

Giữ vững và phát triển cơ sở nông thôn, đặc biệt là cơ sở vùng du kích và căn cứ

du kích”[36, tr 19].

Những vấn đề về cách mạng miền Nam bàn trong Hội nghị đã chỉ đường choviệc chuyển hướng công tác ở miền Nam trước những diễn biến phức tạp của tìnhhình mới Để thi hành chủ trương của Trung ương về những nhiệm vụ công tác củaĐảng bộ Nam Bộ trong tình hình mới, tháng 10/1954, Hội nghị Xứ uỷ Nam Bộ lầnthứ nhất đã được triệu tập Hội nghị nghiên cứu các nghị quyết và chỉ thị của Trungương, nghiên cứu bản báo cáo của Trung ương Cục miền Nam Hội nghị xác địnhnhiệm vụ cụ thể của cách mạng miền Nam trong thời gian tới là phải giữ gìn vàcủng cố hoà bình, tranh thủ thực hiện tự do dân chủ, cải thiện dân sinh, tiến tới thựchiện thống nhất, hoàn thành độc lập và dân chủ trong cả nước Phương châm vàsách lược của cách mạng miền Nam là đoàn kết mọi lực lượng dân tộc, dân chủ vàhoà bình trong mặt trận dân tộc thống nhất, chống âm mưu, chính sách của đế quốc

Mỹ, hiếu chiến Pháp và tay sai Để tập hợp đông đảo các tầng lớp nhân dân vào mặt

Trang 21

trận, cần chú ý khẩu hiệu dân sinh và dân chủ Phương châm công tác của cáchmạng miền Nam là kết hợp công tác bí mật với công tác công khai; tổ chức và hoạtđộng của Đảng phải hết sức bí mật, tổ chức và hoạt động của phong trào quầnchúng thì cần lợi dụng các hình thức công khai

Chấp hành chủ trương của Hội nghị Xứ uỷ tháng 10 năm 1954, các liên tỉnh

uỷ và tỉnh uỷ đều cố gắng giữ gìn các vùng căn cứ Thời gian đầu, các tỉnh uỷ,huyện uỷ lãnh đạo nhân dân đấu tranh chính trị dưới các hình thức biểu tình, đưađơn kiến nghị chống đàn áp, khủng bố, chống cướp đất để bảo vệ cán bộ Đảng và

cơ sở cách mạng vùng căn cứ, bảo vệ ruộng đất mới được cấp cho nông dân.Bước sang năm 1955 do nhu cầu bảo vệ cán bộ, bảo vệ phong trào cáchmạng, chống bắt bớ cán bộ, cướp bóc tài sản nhân dân Xứ uỷ chủ trương lập cácđơn vị tự vệ vũ trang, “xây dựng, mở rộng các căn cứ địa cách mạng làm chỗđứng chân cho các cơ quan lãnh đạo và lực lượng vũ trang”[8, tr 41] Chủ trươngxây dựng lực lượng tự vệ vũ trang tuyên truyền và các căn cứ địa cách mạng đãhạn chế một phần sự khủng bố của địch, giữ gìn lực lượng cách mạng trong thờigian đầu và chuẩn bị điều kiện cho việc kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh

vũ trang trong những năm tiếp theo

Nhìn chung các cố gắng giữ gìn và duy trì các vùng căn cứ của lực lượngcách mạng chỉ hạn chế được phần nào địch phá hoại căn cứ của ta Tuy nhiên, sựtái lập và phát triển của lực lượng vũ trang trên các vùng căn cứ đã cho thấy mộtthực tế bức xúc cần phải gấp rút tái vũ trang và khôi phục lại các căn cứ địa cũ

Chủ trương khôi phục lại hệ thống căn cứ địa đã có trong kháng chiến chống Pháp, bảo tồn và phát triển lực lượng, chuẩn bị cho cuộc Đồng khởi 1960

Trước những hành động phá hoại Hiệp định Giơnevơ, đàn áp những ngườicách mạng và yêu nước của chính quyền Mỹ - Diệm, Nghị quyết Bộ Chính trịtháng 6 năm 1956 đã đề ra chủ trương cho cách mạng miền Nam, chủ trương chỉrõ: Hình thức đấu tranh của chúng ta trong toàn quốc hiện nay là đấu tranh chính

Trang 22

trị, không phải là đấu tranh vũ trang, nói như thế không có nghĩa là tuyệt đốikhông dùng vũ trang tự vệ trong những hoàn cảnh nhất định, Nghị quyết xác định:

“Phải củng cố lực lượng vũ trang, nửa vũ trang hiện có, xây dựng căn cứ địa cáchmạng làm chỗ dựa, đồng thời xây dựng các cơ sở quần chúng vững mạnh là điềukiện căn bản để duy trì và phát triển lực lượng vũ trang”[15, tr.228] Bộ Chính trị

đã sớm nhìn thấy khuynh hướng phát triển tất yếu của cách mạng miền Nam Tuyvậy, trong hoàn cảnh địch đánh phá ác liệt, nhiều cơ sở đảng ở các địa phương đãkhông nhận được Nghị quyết này để sớm hành động bảo vệ lược lượng

Từ thực tiễn tổn thất to lớn của các đảng bộ và nhân dân miền Nam, tháng 8năm 1956, đồng chí Lê Duẩn, Bí thư Xứ uỷ, đã viết bản “Đề cương cách mạngmiền Nam” Thông qua sự phân tích tình hình mọi mặt, Đề cương xác định đườnglối cho cách mạng miền Nam trong thời gian tới là phải trực tiếp đánh đổ chínhquyền độc tài, phát xít Ngô Đình Diệm tay sai Mỹ, giải phóng nhân dân miền Namkhỏi ách đế quốc, phong kiến, thiết lập ở miền Nam một chính quyền liên hiệp cótính chất dân tộc, dân chủ, để cùng với miền Bắc thực hiện một nướcViệt Nam hoàbình, thống nhất và dân chủ nhân dân

Tháng 12 năm 1956, Xứ uỷ Nam Bộ họp Hội nghị thực hiện nghị quyết BộChính trị tháng 6 năm 1956 và nghiên cứu “Đề cương cách mạng miền Nam” củađồng chí Lê Duẩn, Hội nghị nhận định: “Chính quyền ngụy ở miền Nam dựa vàobạo lực và viện trợ Mỹ để tồn tại Chúng quyết dìm cách mạng miền Nam trongbiển máu” Vì vậy “Con đường tiến lên của cách mạng miền Nam phải dùng bạolực tổng khởi nghĩa để giành chính quyền” Hội nghị chủ trương: “Tích cực xâydựng lực lương vũ trang tuyên truyền, lập đội vũ trang bí mật, tích cực xây dựngcăn cứ địa ở vùng rừng núi”[9, tr 377] “Hiện nay trong chừng mực nào đó, phải cólực lượng vũ trang hỗ trợ cho đấu tranh chính trị và tiến tới sau này dùng nó đểđánh đổ Mỹ -Diệm” [24, tr 308] Nghị quyết Bộ Chính trị tháng 6/1956 và Nghịquyết Hội nghị Xứ uỷ tháng 12 năm 1956 đã đáp ứng yêu cầu về xây dựng căn cứđịa Do hoàn cảnh bí mật, nên việc tái lập được bắt đầu từ các căn cứ lớn ở vùng

Trang 23

rừng núi Tây Ninh là một địa bàn chiến lược quan trọng, lại có thế rừng bao quanhphía Bắc nên Xứ uỷ chủ trương xây dựng hai căn cứ địa lớn đó là Bời Lời vàDương Minh Châu Hai căn cứ này được xây dựng từ năm 1948 trong cuộc khángchiến chống Pháp: Kinh nghiệm xây dựng, bảo vệ cũng như những lực lượng lánh

né vào rừng ở những vùng này là những tiền đề cần thiết cho việc tiếp tục pháttriển Những điều kiện thuận lợi quan trọng nhất của các vùng căn cứ này là vị trí

và địa thế

Xét về vùng Tây Bắc, tức Chiến khu Dương Minh Châu (Tây Ninh) mở rộnglên phía bắc, ở đây địa hình có rừng rậm lại bằng phẳng Rừng của Bắc Tây Ninhchiếm 2/3 diện tích của tỉnh, nối toàn bộ vùng rừng núi Đông Bắc Campuchia và

hạ Lào Toàn bộ phía tây tỉnh tiếp giáp Campuchia và hạ Lào, với đường biên giớidài 232km Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho lực lượng cách mạng miền Namhoạt động và qua lại vùng biên giới Xây dựng căn cứ lớn ở Bắc Tây Ninh sẽ tiệncho việc liên lạc vào Nam ra Bắc, lên Lào và sang Campuchia Căn cứ có rừngrậm che chở, địa hình bằng phẳng tiện cho việc di chuyển vật chất, cơ động các cơquan và đơn vị vũ trang quân đông, súng lớn, lại có thế dựa lưng vào Campuchia.Việc cung cấp hậu cần cũng thuận lợi do nằm tiếp giáp với hai vựa lúa của bánđảo Đông Dương đó là đồng bằng sông Cửu Long và Campuchia

Xét về căn cứ Bời Lời nằm ở phía Đông tỉnh Tây Ninh Phía Tây giáp vớivùng dân cư của hai huyện Gò Dầu, Trảng Bàng; phía Đông giáp sông Sài Gòn (làranh giới của hai tỉnh Tây Ninh và Bình Dương); phía Đông Nam giáp căn cứ LộcThuận (Tây Ninh) Vùng trung tâm căn cứ rộng khoảng 150km2 và cách Sài Gònkhoảng 80 km Căn cứ Bời Lời có thế liên hoàn với vùng rừng núi Chiến khuDương Minh Châu Căn cứ Bời Lời có thế liên hoàn, tiến, lui, công, thủ, có cơ sởhậu phương vững chắc, các xã xung quanh căn cứ đại đa số là dân chí cốt cáchmạng

Trang 24

Bời Lời có vị trí đặc biệt quan trọng, là “bàn đạp” vùng trung tuyến để các lựclượng của ta từ phía sau xuyên xuống áp sát vùng ven, tiến công Sài Gòn - thủ đôngụy Ngoài ra, Bời Lời được coi như là vị trí “trung chuyển” của ta từ “R” xuốngmiền Tây Nam Bộ và ngược lại Bởi căn cứ này nằm trên “đường dây nội địa” đi vềhướng quốc lộ 4 (nay là quốc lộ 1) để tiếp cận vùng đồng bằng sông Cửu Long

Từ sự phân tích, cân nhắc mọi mặt, Xứ uỷ đặt mục tiêu xây dựng hai vùng căn

cứ Bời Lời và Dương Minh Châu thành căn cứ Miền từ tháng 12/1956 Mặc dù BờiLời trước đó là căn cứ của tỉnh, nhưng với vị trí chiến lược quan trọng là cửa ngõ vàocăn cứ Dương Minh Châu - Bắc Tây Ninh, muốn vào Trung ương Cục, Bộ chỉ huyMiền phải đi qua và dừng chân lại Bời Lời Mỹ - ngụy muốn tiến đánh được cơ quanđầu não, muốn tiến công căn cứ Dương Minh Châu - Bắc Tây Ninh phải bằng mọigiá chọc thủng được Bời Lời nên Xứ uỷ Nam Bộ chủ trương chỉ đạo tỉnh Tây Ninhxây dựng Bời Lời thành một căn cứ địa vững chắc, là lá chắn bảo vệ cho cơ quan đầunão B2, đồng thời là bàn đạp để tiến công vào sào huyệt của Mỹ - ngụy ở Sài Gòn.Năm 1959, chính sách phát xít của ngụy quyền lên đến đỉnh cao với việc banhành luật 10/59 tàn bạo Lực lượng cách mạng bị tổn thất nặng nề Cả miền Namsôi sục khí thế vùng lên theo tinh thần Nghị quyết 15 của Trung ương Đảng Trướctình hình đó yêu cầu xây dựng căn cứ địa cách mạng ngày càng trở nên cấp thiết, đểbảo tồn và phát triển lực lượng đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ cách mạng Vì vậy, ngày21/1/ 1959 Xứ uỷ Nam Bộ chủ trương vạch ra kế hoạch xây dựng căn cứ địa ởmiền Nam Xứ uỷ xác định: “Xây dựng, củng cố mở rộng các vùng căn cứ là củng

cố địa bàn đứng chân hiện có và lập nhiều vùng căn cứ đứng chân khác Xứ uỷcũng như các cấp tỉnh, huyện, xây dựng một, hai căn cứ, có căn cứ chính và căn cứphụ, làm nơi đứng chân cho các cơ quan lãnh đạo”[37, tr 174] Xứ uỷ nêu yêu cầu

cụ thể đối với các cấp là khẩn trương xúc tiến việc xây dựng căn cứ địa, nhất là căn

cứ địa Đông Nam Bộ, căn cứ địa Đồng Tháp Mười [37, tr 175]

Trang 25

Như vậy, Xứ uỷ Nam Bộ chủ trương xúc tiến xây dựng các căn cứ địa ở TâyNinh vừa thể hiện sự quán triệt Nghị quyết Ban Chấp hành Trung ương, chỉ thị của

Bộ Chính trị, vừa đáp ứng đòi hỏi khách quan của cách mạng miền Nam lúc bấygiờ là cần phải có những căn cứ địa lớn để bảo tồn, xây dựng và phát triển lựclượng cách mạng miền Nam

Luật 10/59 của ngụy quyền ngày càng trở nên nguy hiểm và tàn khốc, phongtrào đấu tranh chính trị của cách mạng miền Nam gặp muôn vàn những khó khăn.Thấy rõ nguy cơ của cách mạng miền Nam trước âm mưu thâm độc của kẻ thù.Ngày 7/5/1959 chủ trương của Ban Bí thư gửi Xứ uỷ Nam Bộ nêu rõ: Để đối phólại với chính sách vũ lực quy mô và chính sách phát xít trắng trợn của địch giữvững và phát triển phong trào, Xứ uỷ cần nắm vững đường lối, phương châm,sách lược của Đảng, hết sức linh hoạt trong chỉ đạo để thích ứng với sự chuyểnbiến của tình hình hiện nay, ra sức xây dựng căn cứ địa cách mạng Chủ trươngnhấn mạnh: “Nam Bộ có thể phải lập căn cứ địa cách mạng để xây dựng và xúctiến phong trào cách mạng Cần phải đặc biệt chú trọng căn cứ miền Đông, nhưngđồng thời phải củng cố các vùng căn cứ khác ở miền Tây và miền Trung” [16, tr.516] Chủ trương còn chỉ rõ: Xây dựng căn cứ là để làm cơ sở vững chắc cho lựclượng cách mạng, là chỗ ở vững chắc của bộ tham mưu, là nơi đào tạo và giáo dụccán bộ, xây dựng lực lượng để tiến tới làm nơi trung tâm hoạt động của Mặt trậndân tộc thống nhất, để nêu cao ngọn cờ giải phóng cứu nước, đánh đổ Mỹ - Diệm

“Căn cứ càng mở rộng thì uy thế chính trị của ta càng lên cao, càng tạo điều kiệnthuận lợi để đấu tranh chính trị”[19, tr 516] Xứ uỷ cần phải đặc biệt chú trọngnắm công tác này trong khi lãnh đạo cuộc đấu tranh chính trị chung của toàn dân

và phải coi việc xây dựng căn cứ là một nhiệm vụ rất quan trọng hiện nay để bảo

vệ và đẩy mạnh phong trào cách mạng tiến lên

Quán triệt chủ trương của Ban Bí thư Tháng 11 và tháng 12 năm 1959,

Xứ uỷ Nam Bộ họp bàn thực hiện Nghị quyết 15 Nghị quyết xác định đẩy

Trang 26

mạnh hơn nữa đấu tranh vũ trang hỗ trợ đấu tranh chính trị nhằm chuyển thếcách mạng đồng loạt trên nhiều xã ấp ở Nam Bộ Cuối năm 1959 và đầu năm

1960, nhiều xã, huyện của miền Tây Nam Bộ nổi dậy phá ách kiềm kẹp vàgiành thắng lợi Đầu năm 1960, cơ quan Xứ uỷ từ Phnôm - pênh chuyển vềcăn cứ C105 Tây Ninh để trực tiếp chỉ đạo phong trào đồng khởi của Cựcnam Trung Bộ và Nam Bộ.Tại đây, tháng 7 năm 1960, Xứ uỷ Nam Bộ triệutập Hội nghị lần thứ V Nghị quyết xác định phương hướng, nhiệm vụ củacách mạng miền Nam Trên cở sở phân tích âm mưu của địch, những thuậnlợi, khó khăn của ta, Nghị quyết nhấn mạnh: Cuộc đấu tranh hiện nay ở miềnNam còn ở trong thế giằng co, chứ chưa phải đã bước vào thời kỳ trực tiếpcách mạng Vì thế nhiệm vụ trực tiếp của cách mạng miền Nam là: Phát độngcác tầng lớp nhân dân ở nông thôn cũng như ở thành thị thành một phong tràođấu tranh rộng rãi … Tiếp tục tiến công địch làm cho chúng lâm vào thế bịđộng hơn nữa, tạo điều kiện cho cuộc khởi nghĩa giành toàn bộ chính quyềnkhi có thời cơ Hội nghị chủ trương: “Tích cực xây dựng lực lượng vũ trang ởkhắp ba vùng chiến lược để đối phó với mọi âm mưu đánh phá của địch Tíchcực xây dựng căn cứ địa cách mạng làm bàn đạp đứng chân vững chắc của ta”[37, tr 227]

Như vậy là Hội nghị lần thứ V của Xứ uỷ Nam Bộ đã phân tích kỹ âmmưu thủ đoạn của địch và những thuận lợi, khó khăn của ta trong những năm

1959 và đầu năm 1960 và từ đó đề ra nhiệm vụ cụ thể cho cách mạng miềnNam là đẩy mạnh đấu tranh chính trị và đấu tranh vũ trang, đẩy địch vào thế

bị động hơn nữa, tạo điều kiện cho khởi nghĩa giành chính quyền khi có thời

cơ Trong đó Hội nghị xác định tích cực xây dựng căn cứ địa cách làm nơiđứng chân cho lực cách mạng, làm bàn đạp để tiến công địch

1.2.2 Phát triển, mở rộng căn cứ địa cách mạng ở Tây Ninh làm chỗ dựa chống chiến lược chiến tranh đặc biệt của đế quốc Mỹ (1961 - 1965)

Trang 27

Địch chuyển sang thực hiện chiến lược “chiến tranh đặc biệt”, ta chưa chuyển kịp với tình hình mới, hệ thống căn cứ địa gặp khó khăn trong hai năm 1962 - 1963

Sau đồng khởi 1960 và chuyển sang chiến tranh giải phóng năm 1961 của lựclượng vũ trang cách mạng, Mỹ - ngụy thấy rằng không thể cai trị miền Nam dựavào phương thức tình báo và cảnh sát làm chủ yếu được nữa, vì vậy từ giữa năm

1961, địch bắt đầu chuyển sang chiến lược “chiến tranh đặc biệt”, thực hiện mộtcuộc chiến tranh hạn chế dựa vào công thức: quân ngụy + cố vấn Mỹ, vũ khí Mỹ,lấy việc xây dựng “ấp chiến lược” làm biện pháp cơ bản Thực hiện chiến lược này,địch tăng cường lực lượng vũ trang ngụy (từ 252.000 quân giữa năm 1961 lên471.000 quân cuối năm 1964), lực lượng địa phương (bảo an, dân vệ) được nânglên đảm trách nhiệm vụ điền địa cho chủ lực rảnh tay cơ động đánh phá lực lượngcách mạng Quân ngụy đóng vai trò là lực lượng tác chiến chủ yếu; tăng cườngmạnh mẽ cố vấn quân sự và lực lượng yểm trợ Mỹ (từ 948 tên cuối năm 1960, tănglên 10.960 tên cuối năm 1962 Cuối 1964, lực lượng yểm trợ Mỹ ở miền Nam có

893 máy bay; 418 đại bác, 912 tăng thiết giáp [23, tr 80] Sự cố vấn và yểm trợ củaquân Mỹ làm tăng thêm nhiều khả năng tác chiến và cơ động của quân ngụy; chúng

bố trí lại chiến trường, ưu tiên lực lượng cho chiến trường Nam Bộ, trọng điểm làmiền Đông và vành đai Tây Sài Gòn (địch đã bố trí ở khu vực này 2, rồi 3 sư đoàntrên tổng số 10 sư đoàn toàn miền Nam, 9 trên 14 tiểu đoàn biệt động quân ở Nam

Bộ và 100% lực lượng dự bị chiến lược), thành lập nhiều khu quân sự đặc biệt: Biệtkhu Phước Bình Thành, biệt khu Phước Biên, đặc khu Gia Định, đặc khu VũngTàu, biệt khu Rừng Sác, biệt khu Thủ Đô; Thực hiện “Quốc sách ấp chiến lược”,được làm thí điểm từ giữa năm 1961 và triển khai rộng rãi từ năm 1962, được coi là

“xương sống” của chương trình bình định Ấp chiến lược cũng là các khu tập trungdân kiểu “dinh điền”, “trù mật”, nhưng tăng cường bảo vệ bằng quân sự với cáchàng rào dây kẽm gai, đồn bốt, lực lượng dân vệ và thanh niên chiến đấu, với mụcđích: Tách dân ra khỏi lực lượng cách mạng, khiến lực lượng cách mạng bị cô lập,

Trang 28

không còn chỗ dựa để kháng chiến, đồng thời dùng ấp chiến lược để bao vây, lấndần vào vùng giải phóng, thu hẹp, tiến tới tiêu diệt các căn cứ địa cách mạng Việclập ấp chiến lược được thực hiện ráo riết thông qua các cuộc hành quân càn quétgom dân của ngụy quân, sự cố vấn và yểm trợ của quân Mỹ, với khả năng cơ độngcao và chiến thuật mới.

Như vậy, cùng chuyển sang chiến tranh nhưng phía Mỹ - ngụy có một nỗ lựcrất lớn và toàn diện Trong khi đó, lực lượng cách mạng ban đầu chưa nhận thứcđúng mức chính sách càn quét gom dân, lập ấp chiến lược của địch, nên chưa tíchcực chống phá Sau khi thấy rõ hậu quả lại chưa tìm ra biện pháp đúng Lực lượng

vũ trang không đánh bại được các chiến thuật mới của địch Hơn nữa, do duy trìlối đánh du kích nhỏ lẻ, không nhanh chóng phát triển bộ đội chủ lực nên khôngtiêu diệt được các đơn vị chủ lực ngụy là lực lượng nòng cốt trong thực hiện cànquét gom dân Vì vậy, trong năm 1962, lực lượng cách mạng không ngăn chặnđược bình định của địch Ở miền Đông Nam Bộ, sau khi lập hàng trăm ấp chiếnlược ở vùng kiểm soát và tranh chấp, địch phát triển ấp chiến lược vào các vùnggiải phóng ở đồng bằng và áp sát các vùng căn cứ rừng núi của ta, khống chế hànhlang giữa các căn cứ Cuối năm 1962, Miền Đông Nam Bộ mất 13 xã giải phóng[4, tr.106] Ở những vùng địch đã lập được ấp chiến lược, cán bộ, bộ đội và dukích gặp khó khăn vì thiếu nguồn tiếp tế lương thực, thiếu sự che chở và liên lạccủa nhân dân Các căn cứ lớn và vừa bị thu hẹp Vùng căn cứ khu A bị địch baovây phong toả bằng hệ thống ấp chiến lược ở ba phía Tây, Nam, Bắc Nhiều ấpchiến lược ở phía Nam lấn sâu vào trong căn cứ Thu mua và tiếp tế lương thựckhó khăn khiến Khu uỷ và Bộ Tư lệnh Khu 7 bị lâm vào cảnh thiếu đói gay gắt Ởcăn cứ khu B (Bắc Tây Ninh) ấp chiến lược của địch lấn sâu vào phía Nam, một

số ấp như Mỏ Công, Uyển Bình lấn đến gần giáp biên giới Campuchia Địch lập

16 ấp chiến lược ở khu vực Lộc Ninh, An Lộc (tỉnh Bình Long) để chia cắt hànhlang qua lại giữa các khu A, Khu B (Bắc Tây Ninh) và căn cứ Long Nguyên -

Trang 29

Thanh Tuyền (Bình Dương) Ở căn cứ Xuyên Mộc năm 1961 địch chỉ còn kiểmsoát được vùng ven lộ 23 và chi khu Xuyên Mộc, nhưng đến cuối năm 1962, địch

đã lập được 13 ấp chiến lược trên khắp các xã trong huyện Căn cứ Xuyên Mộckhông chỉ bị thu hẹp mà còn bị chia cắt, lực lượng cách mạng hoạt động trongđiều kiện hết sức gian khổ Ở Củ Chi, địch lập 12 ấp chiến lược, chiếm lại một số

ấp giải phóng An Nhơn Tây, Nhuận Đức, uy hiếp căn cứ của Khu uỷ và Bộ chỉhuy Quân khu Sài Gòn - Gia Định v.v Tình hình còn khó khăn hơn đối với cáccăn cứ nhỏ Nhiều căn cứ và lõm du kích bị cô lập, hành lang liên lạc liên huyện,liên xã bị chia cắt Căn cứ Minh Đạm của Huyện uỷ Long Đất (Bà Rịa) bị bao vâybởi hàng rào ấp chiến lược kéo dài bao quanh vùng Long Điền, Đất Đỏ, hoàn toàn

bị cô lập và ngăn cách với dân Căn cứ lõm vườn Thơm của huyện Bình Chánh(Sài Gòn - Gia Định) bị lấn chiếm và bị tổn thất nặng trong cuộc hành quân củaquân ngụy tháng 2/1962 Huyện Đức Hòa (Long An) được giải phóng gần nhưhoàn toàn từ năm 1960, nhưng đến tháng 7/1963, địch đã lập được ấp chiến lượctrên 8 xã, chỉ còn căn cứ Lộc Giang và vùng giải phóng An Ninh của huyện làchưa bị chiếm v.v Như vậy, đến cuối năm 1962 và nửa đầu năm 1963, do bị mấtđất, mất dân, vùng giải phóng bị thu hẹp, thế bảo vệ cho các vùng căn cứ bị giảmsút, căn cứ trên các vùng đều bị địch uy hiếp

Chủ trương bảo vệ căn cứ địa Tây Ninh, chống chiến lược chiến tranh đặc biệt của Mỹ - ngụy, mở rộng địa bàn và phát triển lực lượng

Bước sang năm 1961, cách mạng miền Nam phát triển ngày càng mạnh mẽ

Để đưa cách mạng tiến lên một bước mới, ngày 31/1/1961, Bộ Chính trị Trungương Đảng ra Nghị quyết về phương hướng và nhiệm vụ công tác trước mắt củacách mạng miền Nam Nghị quyết xác định là ra sức xây dựng mau chóng lực lượngcủa ta về cả hai mặt chính trị và quân sự, tập hợp đông đảo lực lượng cách mạngtrong mặt trận dân tộc giải phóng, phát động một phong trào đấu tranh chính trịmạnh mẽ của quần chúng, tích cực tiêu diệt sinh lực địch, bảo tồn và phát triển lực

Trang 30

lượng ta, làm tan rã chính quyền và lực lượng địch, tiến lên làm chủ rừng núi, giànhlại toàn bộ đồng bằng; ra sức xây dựng cơ sở và đẩy mạnh đấu tranh chính trị ở đôthị; tạo mọi điều kiện và nắm mọi thời cơ chuẩn bị đánh đổ chính quyền Mỹ -Diệm, giải phóng miền Nam Bộ Chính trị Trung ương Đảng còn chỉ rõ nhiệm vụ hếtsức quan trọng đó là: “Củng cố và mở rộng Mặt trận, tiếp tục xây dựng và mở rộng căncứ” [36, tr 216]

Như vậy là Nghị quyết Bộ Chính trị 1/1961 đã xác định chủ trương cho cáchmạng miền Nam là phải nhanh chóng phát triển lực lượng, cả lực lượng chính trị vàlực lượng vũ trang, đặc biệt xây dựng lực lượng chủ lực mạnh để làm nhanh chóngthay đổi cục diện chiến trường, tiến lên giải phóng miền Nam Muốn vậy, phải xâydựng những căn cứ lớn, vững chắc để làm cơ sở cho xây dựng và phát triển lựclượng Trong thư vào Nam ngày 7/2/1961 Tổng bí thư Lê Duẩn đã nhắc nhở Trungương Cục hết sức coi trọng vấn đề xây dựng căn cứ Rút bài học kinh nghiệm từchống Pháp: “Chính vì xem nhẹ việc xây dựng căn cứ, nên mặc dù quân số không

ít, Nam Bộ vẫn không xây dựng nổi trung đoàn, sư đoàn, không tiêu diệt được sinhlực lớn của địch” Đồng chí nhấn mạnh: “Vấn đề xây dựng căn cứ địa, xây dựngthực lực của ta, tiêu diệt lực lượng của địch có tầm quan trọng đặc biệt làm thay đổihẳn tương quan lực lượng, bảo đảm cho cách mạng thành công” [12, tr 34]

Thực hiện Nghị quyết Bộ Chính trị Trung ương Đảng ngày 31/1/1961, thưvào Nam ngày 7/2/1961 của đồng chí Lê Duẩn Tháng 10/1961, Trung ương Cụcmiền Nam đã họp Hội nghị (mở rộng) để bàn về phương hướng, nhiệm vụ trướcmắt của cách mạng miền Nam Hội nghị xác định: Con đường của cách mạng miềnNam là con đường tổng khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân Hội nghị

đã nêu lên 10 công tác cụ thể trong đó công tác thứ 5 xác định: “Tiếp tục xây dựng

và mở rộng căn cứ địa” [37, tr 280] Bước sang năm 1962, tình hình chiến trườngmiền Nam diễn biến hết sức phức tạp, nhiều nơi lúng túng trong chống càn quét,gom dân lập ấp chiến lược của địch, để chống lại chiến lược mới của chúng Nghị

Trang 31

quyết Bộ Chính trị 2/1962 kịp thời chỉ rõ những thiếu sót về quán triệt và vậndụng phương châm hoạt động ba vùng, xác định phá ấp chiến lược là nhiệm vụcấp bách đồng thời là nhiệm vụ lâu dài Nghị quyết nhấn mạnh: Chiến tranh nhândân địa phương phải đạt cho được mục đích chính trị là làm cho toàn thể nhân dân

ta đều đứng lên chống địch; các đô thị cũng phải có hoạt động quân sự với mức độthích hợp; “phải tích cực xây dựng lực lượng ba thứ quân, củng cố, mở rộng căn

cứ, đặc biệt chú trọng phát triển chiến tranh nhân dân địa phương thật rộng rãi vàxây dựng kinh tế, không để địch phong tỏa căn cứ”[7, tr 40 ]

Quán triệt nghị quyết Bộ Chính trị 2/1962 và căn cứ vào tình hình diễn biếntrên chiến trường Tháng 5/1962 Trung ương Cục miền Nam ra nghị quyết bàn vềnhiệm vụ quân sự Nghị quyết xác định: Tiếp tục đẩy mạnh đấu tranh chính trị,quân sự giành và giữ thế chủ động, đẩy địch vào thế bị động hơn nữa, tích cực xâydựng lực lượng ta về mọi mặt, ra sức phá kế hoạch Xtalay - Taylo, phát động mộtphong trào đấu tranh chính trị và quân sự rộng khắp, liên tục tiến công tiêu hao,tiêu diệt sinh lực địch, phá âm mưu địch tách quần chúng nhân dân khỏi lực lượngcách mạng, phá ấp chiến lược, dồn dân, rào làng, phá thế bao vây kềm kẹp củađịch “Ra sức mở rộng, xây dựng căn cứ địa cách mạng, bồi dưỡng lực lượng ta

về mọi mặt, đánh bại âm mưu càn quét, bao vây của địch” [37, tr 315]

Cuối năm 1962, Trung ương Cục và Bộ chỉ huy Miền tổ chức Hội nghị tổngkết công tác chống phá ấp chiến lược và Hội nghị dân quân du kích Nam Bộ lầnthứ nhất tại căn cứ địa Bắc Tây Ninh Từ bài học kinh nghiệm thực tế ở nhiều địaphương, Hội nghị đã đúc rút và phổ biến rộng rãi nhiều kinh nghiệm quý báu vềchống phá ấp chiến lược, xây dựng ấp chiến đấu, phát triển chiến tranh du kích.Tháng 1/1963, chiến thắng Ấp Bắc (Mỹ Tho) đem lại kinh nghiệm và niềm tincho lực lượng vũ trang trong việc chống lại các chiến thuật mới của địch Hai sựkiện trên đã thúc đẩy hoạt động chống phá ấp chiến lược ở các địa phương pháttriển mạnh mẽ thành phong trào rộng lớn Ngày 1/11/1963, sự kiện các tướng lĩnh,

Trang 32

quan chức ngụy đảo chính lật đổ chính quyền Ngô Đình Diệm, tiếp sau đó là cuộckhủng khoảng chính trị kéo dài của chế độ ngụy quyền càng tạo thêm thuận lợicho lực lượng cách mạng mở rộng thế lực Cuối năm 1963, ấp chiến lược của địch

bị phá hàng loạt Sau gần hai năm bị thu hẹp, vùng giải phóng từng bước đượckhôi phục lại và được mở rộng hơn năm 1961 Lực lượng cách mạng ở miềnĐông Nam Bộ đã giải phóng 50 xã và 48,5 vạn dân [4, tr 20] Nhiều căn cứ đượcphục hồi Phạm vi một số căn cứ còn được mở rộng thêm

Trước tình hình quân và dân ta đang từng bước giành lại thế chủ độngtrên chiến trường, tình hình miền Nam có những biến đổi lớn, lực lượng tađang phát triển mạnh, lực lượng địch đang suy yếu nhanh, tháng 12/1963, Hộinghị lần thứ 9 Ban Chấp hành Trung ương Đảng bàn về phương hướng vànhiệm vụ của cách mạng Miền Nam nhằm đánh bại cuộc “chiến tranh đặcbiệt” của đế quốc Mỹ Trên cơ sở phân tích đặc điểm và khả năng phát triểncủa tình hình, Hội nghị đã đề ra nhiệm vụ trước mắt của cách mạng miềnNam là động viên toàn Đảng, toàn dân vượt lên khó khăn, phát triển mạnh mẽhơn nữa ý thức giác ngộ chính trị của nhân dân, ra sức phấn đấu xây dựng lựclượng chính trị và vũ trang (nhất là lực lượng vũ trang) làm thay đổi mauchóng lực lượng so sánh giữa ta và địch theo chiều hướng có lợi cho ta; tíchcực xây dựng và mở rộng căn cứ địa, đặc biệt là ở những địa bàn chiến lược

và cơ động của quân chủ lực, tiến lên đánh tiêu diệt và làm tan rã từng bộphận quân đội địch phá phần lớn ấp chiến lược, làm chủ vùng rừng núi vàphần lớn xã thôn vùng đồng bằng, tạo điều kiện cho phong trào quần chúng ở

đô thị nổi dậy mạnh mẽ, đẩy chế độ của Mỹ và tay sai đến chỗ khủng hoảngsâu sắc hơn và mau suy sụp hơn, làm cho phong trào giành được chủ động vềchiến lược, tạo ra thời cơ tốt để giành những thắng lợi quyết định về ta

Trang 33

Để thực hiện nhiệm vụ chung, Hội nghị đã đề ra 8 công tác cụ thể cho cáchmạng miền Nam trong đó công tác thứ sáu lại một lần nữa Đảng ta đề cập đếnvấn đề xây dựng căn cứ địa: “Xây dựng căn cứ địa và tăng cường công tác kinh tế,

tài chính” [36, tr 283] Như vậy cùng với xây dựng phát triển lực lượng, Đảng ta

đặc biệt chú trọng đến vấn đề xây dựng căn cứ địa, hậu phương của chiến tranh,

coi đó là một trong những nhân tố quyết định thắng lợi của chiến tranh

Quán triệt Nghị quyết Hội nghi lần thứ 9 của Ban Chấp hành Trungương Đảng quân và dân miền Đông Nam Bộ đã tích cực đẩy mạnh đấu tranhchính trị kết hợp với đấu tranh quân sự, năm 1964, vùng giải phóng, vùng căn

cứ được mở rộng, cùng với hoạt động của các Đoàn hậu cần khu vực và chiviện của Trung ương đã tạo điều kiện thuận lợi để nhanh chóng phát triển lựclượng vũ trang ba thứ quân, đặc biệt là lực lượng chủ lực Miền, 1 trung đoànchủ lực Quân khu 7 và Tiểu đoàn Quyết Thắng Quân khu Sài Gòn - Gia Địnhđược bổ sung quân số và trang bị đầy đủ

Trước tình hình quân và dân ta đang từng bước giành lại thế chủ độngtrên chiến trường, ngày 25 và 26/9/1964, Bộ Chính trị Trung ương Đảng đãhọp để nhận định tình hình và đề ra những nhiệm vụ cấp bách nhằm tranh thủthời cơ thuận lợi, đưa cách mạng miền Nam tiến lên Hội nghị nhận định: Đếquốc Mỹ và bọn tay sai ở miền Nam đang vấp phải những mâu thuẫn vànhược điểm lớn, không thể nào khắc phục được Chỗ yếu nhất của địch là bị

cô lập cao độ và thất bại nặng nề về chính trị Chính quyền tay sai khôngnhững bị nhân dân kiên quyết chống lại mà còn bị cả một số phần tử tư sảnmại bản phản đối Đế quốc Mỹ không tranh thủ được sự đồng tình của các đếquốc khác trong chính sách chiến tranh ở miền Nam Trong nội bộ giới cầmquyền Mỹ cũng có nhiều xu hướng mâu thuẫn nhau về những giải pháp ởmiền Nam Địch không nắm được các vùng rừng núi, đồng bằng ở miền Nam.Chính quyền trung ương của địch ngày càng tỏ ra không kiểm soát được chặtchẽ nhiều cấp chính quyền địa phương, đồng thời cũng không nắm chắc được

Trang 34

quân đội của chúng Các đối sách của địch trong cuộc chiến ở miền Nam ngàycàng biểu lộ đầy rẫy những mâu thuẫn và lúng túng không có lối thoát Saukhi phân tích tình hình mọi mặt, Bộ Chính trị Trung ương Đảng chủ trươngnêu lên hai công tác cấp bách cần tập trung kỳ được.

1, Tích cực tiêu hao, tiêu diệt sinh lực địch, đặc biệt tiêu diệt một bộphận quân chủ lực, phối hợp mọi mặt đấu tranh quân sự với đấu tranh chínhtrị và công tác binh vận để làm tan rã phần lớn quân địch

2, Làm chủ cho được rừng núi và nông thôn đồng bằng, “ở rừng núi, phải rasức xây dựng và mở rộng căn cứ địa làm cho rừng núi có điều kiện trở thành chiến

trường đánh tiêu diệt của các binh đoàn chủ lực của ta ” [36, tr 310].

Như vậy Hội nghị đã chủ trương đẩy mạnh hơn nữa xây dựng lực lượng

và mở rộng căn cứ địa quyết tâm làm chủ địa hình rừng núi và nông thônđồng bằng, biến rừng núi thành chiến trường quyết chiến của ta để tiêu diệtquân chủ lực địch Lực lượng chủ lực bắt đầu phát huy vai trò nòng cốt trongtác chiến, lập được nhiều chiến công, một số trận tiêu diệt cả tiểu đoàn địch

1.2.3 Tiếp tục củng cố và phát triển căn cứ địa cách mạng ở Tây Ninh chống chiến lược “chiến tranh cục bộ” của Đế Quốc Mỹ (1965 - 1968)

Âm mưu chiến lược của địch

Trước sự phá sản của chiến lược “chiến tranh đặc biệt”, đế quốc Mỹ buộcphải chuyển sang chiến lược “chiến tranh cục bộ” Để cứu vãn cho chế độ ngụyquyền ở miền Nam, chính quyền Mỹ quyết định can thiệp trên bộ, đưa cuộc chiếntranh lên quy mô chiến lược mới “chiến tranh cục bộ ” Tháng 7/1965, quân Mỹđược triển khai ồ ạt vào miền Nam Từ tháng 12/1965 đến Tháng 12/1968, quân

Mỹ tăng từ 189.000 lên 535.000 (từ 3 sư đoàn, 3 lữ đoàn lên 9 sư đoàn, 5 lữđoàn) Cùng với quân Mỹ, một khối lượng lớn vũ khí, phương tiện chiến tranhhiện đại của Mỹ đổ vào miền Nam Để đảm bảo hoạt động của quân Mỹ, chiếntrường đã được quân Mỹ - ngụy thiết bị lại, nâng cấp đường sá, bến cảng, sân bay

Trang 35

v.v , chú trọng xây dựng các căn cứ hiện đại, kiên cố cắm sâu vào vùng giảiphóng làm bàn đạp cho các cuộc tiến công.

Mục tiêu chủ yếu của chiến lược “chiến tranh cục bộ” là đánh bại cách mạngmiền Nam trong vòng 25 - 30 tháng (giữa 1965 đến 1967) với kế hoạch ba giaiđoạn Biện pháp chủ yếu của chiến lược mới của Mỹ ở miền Nam là “tìm diệt”,sau đó là “tìm diệt và bình định” được coi là chiến lược “hai gọng kìm” Để đốiphó với phong trào chiến tranh nhân dân, Mỹ - ngụy nâng vai trò bình định lên,thực hiện chiến lược hai gọng kìm “tìm diệt” và “bình định” Hướng tiến công chủyếu trong hai mùa khô của Mỹ - ngụy là Miền Đông Nam Bộ Mục đích nhằmnhanh chóng “tìm diệt” lực lượng kháng chiến Miền Đông và cơ quan đầu nãokháng chiến của B2 tại căn cứ địa Tây Ninh và Chiến khu Đ Hai cuộc phản côngđược thực hiện với quy mô hết sức lớn, với sự tham gia của 27 sư đoàn, 8 lữ đoàn,

2 trung đoàn Mỹ - ngụy, chư hầu (trong phản công I) và 31 sư đoàn, 16 lữ đoàn, 8trung đoàn (trong phản công II) [4, tr 151] Cuộc phản công mùa khô II là cuộctiến công lớn nhất trong cuộc chiến tranh

Chủ trương chiến lược của ta

Trước tình hình quân chiến đấu Mỹ vào miền Nam, Trung ương Đảng chủtrương tiếp tục đánh Mỹ Nghị quyết Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 11 họp từngày 25 đến 27/3/1965 khẳng định: “Chuẩn bị sẵn sàng đối phó và quyết thắng cuộcchiến tranh cục bộ ở miền Nam nếu địch gây ra” Tiếp đến là Hội nghị Trung ươnglần thứ 12 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng họp vào ngày 27/12/1965 Hội nghịchủ trương tập trung lực lượng cả nước, đánh bại cuộc chiến tranh cục bộ của đếquốc Mỹ Hội nghị phân tích một cách khách quan khoa học và toàn diện lực lượng

so sánh giữa ta và địch, Hội nghị vạch rõ sức mạnh mà Mỹ có thể sử dụng trong cuộcchiến tranh ở Việt Nam là một sức mạnh hạn chế, còn những chỗ yếu cơ bản màchúng không thể nào khắc phục được đó là về chính trị Về phía cách mạng, chúng ta

Trang 36

đã tạo nên những lực lượng to lớn về mọi mặt trên cả hai miền, chúng ta đã và đang ởthế thắng, thế tiến công, thế thuận lợi trong nước và trên thế giới Hội nghị khẳngđịnh: Mặc dù đế quốc Mỹ đưa vào miền Nam hàng chục vạn quân viễn chinh, lựclượng so sánh giữa ta và địch vẫn không thay đổi lớn Tuy cuộc chiến tranh ngàycàng trở nên gay go, ác liệt, nhưng nhân dân ta đã có cơ sở chắc chắn để giữ vững vàtiếp tục giành thế chủ động chiến trường, có lực lượng và điều kiện để đánh bại âmmưu trước mắt và lâu dài của địch Hội nghị nhấn mạnh nhiệm vụ chống Mỹ, cứunước hiện nay là nhiệm vụ thiêng liêng của cả dân tộc ta, của nhân dân ta từ Nam chíBắc Hội nghị lần thứ 12 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng có ý nghĩa lịch sử vôcùng quan trọng đối với cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta Hộinghị đã phân tích một cách khoa học so sánh lực lượng giữa ta và địch, và đi đếnkhẳng định thất bại không thể tránh khỏi của đế quốc Mỹ, động viên quân đội vànhân dân cả nước giữ vững chiến lược tiến công, nêu cao ý chí tự lực tự cường và rasức tranh thủ sự giúp đỡ của quốc tế, tiến lên đánh thắng hoàn toàn đế quốc Mỹ xâmlược.

Tháng 3/1966, Trung ương Cục miền Nam đã họp Hội nghị lần thứ 4 để quántriệt và vạch kế hoạch cụ thể thực hiện Nghi quyết Hội nghị lần thứ 12 của Ban Chấphành Trung ương Đảng Hội nghị đã phân tích những thắng lợi của ta và những thấtbại của địch trong năm 1965, đầu năm 1966 và khẳng định ta hoàn toàn có khả năngthắng địch trong chiến tranh cục bộ, có thể đương đầu với 80 vạn đến một triệu quân

Mỹ - ngụy, mà vẫn giành thắng lợi lớn Để thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 12của Trung ương, chủ trương Hội nghị là động viên và đoàn kết toàn Đảng, toàn dân,toàn quân quyết tâm đánh bại cuộc chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ bất kỳtrong tình huống nào; ra sức đẩy mạnh ba cao trào vũ trang, chính trị và binh vận, xâydựng lực lượng ta lớn mạnh về mọi mặt, phát động nhân dân du kích chiến tranhrộng rãi và toàn diện; đồng thời khẩn trương xây dựng chủ lực, ra sức tiêu hao, tiêudiệt nhiều sinh lực địch (cả Mỹ và ngụy), đánh bại các âm mưu quân sự, chính trị,

Trang 37

kinh tế, bình định nông thôn, kìm kẹp đô thị của địch; “củng cố và mở rộng thế làmchủ rừng núi và nông thôn đồng bằng, hết sức chú trọng vấn đề sản xuất tiết kiệm,bồi dưỡng sức dân, xây dựng căn cứ địa”[20, tr 372]

Như vậy là, Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 của Trung ương Cục miền Namtrên cơ sở phân tích những thắng lợi của ta và thất bại của địch trong năm 1965,đầu năm 1966 từ đó đi đến khẳng định ta hoàn toàn có thể thắng địch trong chiếntranh cục bộ, từ đó đề ra những chủ trương, biện pháp phù hợp, xây dựng, pháttriển lực lượng, củng cố mở rộng căn cứ địa cách mạng và động viên tinh thầnquân và dân miền Nam trong bất kỳ điều kiện, hoàn cảnh nào cũng quyết tâmthắng Mỹ Đánh bại ý chí xâm lược của chúng ngay từ đầu khi chúng vừa đặtchân đến Việt Nam

*

* *Sau năm 1954 yêu cầu khách quan đặt ra cho cách mạng miền Nam là phải tái

vũ trang, tái lập căn cứ địa cách mạng Căn cứ vào hoàn cảnh lịch sử các giai đoạncủa cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của cách mạng miền Nam từ năm 1954đến năm 1968, Đảng ta (Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Trung ương Cụcmiền Nam), đã có chủ trương, biện pháp xây dựng căn cứ địa cách mạng miền Namnói chung và Tây Ninh nói riêng được thể hiện qua từng giai đoạn

- Từ năm 1954 đến năm 1960, Đảng chủ trương khôi phục lại hệ thống căn cứđịa đã có trong kháng chiến chống pháp, làm cơ sở cho đấu tranh giữ gìn lực lượng

và làm nòng cốt mở đầu cho cuộc đồng khởi ở Tây Ninh và lan rộng khắp miềnNam

- Thời kỳ lãnh đạo cách mạng miền Nam chống chiến lược chiến tranh đặcbiệt (1961 - 1965), Đảng chủ trương bảo vệ phát triển mở rộng căn cứ địa cách mạng

ở Tây Ninh nói riêng, miền Nam nói chung làm chỗ đứng chân vững chắc của Trungương Cục miền Nam, Bộ tư lệnh Miền, phát triển lực lượng, xây dựng hậu cần, làm

Trang 38

bàn đạp cùng lực lượng toàn dân tiến công và nổi dậy phá ấp chiến lược của địch,làm phá sản chiến lược chiến tranh đặc biệt.

Thời kỳ Đảng lãng đạo chống chiến lược chiến tranh cục bộ (1965 1968), Đảng chủ trương tiếp tục củng cố và phát triển căn cứ địa cách mạng ở TâyNinh để tạo địa bàn xây dựng phát triển các lực lượng vũ trang, xây dựng pháttriển cơ sở chính trị, phát triển kinh tế, tích luỹ hậu cần, kỹ thuật, làm bàn đạp tiếncông, cùng toàn dân nổi dậy, làm thất bại chiến lược chiến tranh cục bộ của đếquốc Mỹ ở miền Nam

Trang 39

-Chương 2 ĐẢNG CHỈ ĐẠO KHÔI PHỤC, PHÁT TRIỂN CĂN CỨ ĐỊA CÁCH MẠNG

Ở TÂY NINH TỪ NĂM 1954 ĐẾN NĂM 1968, KẾT QUẢ VÀ KINH NGHIỆM 2.1 Sự chỉ đạo của Đảng xây dựng căn cứ địa cách mạng ở Tây Ninh ( 1954 - 1968)

2.1.1 Chỉ đạo khôi phục căn cứ địa cách mạng ở Tây Ninh (1954 - 1960)

Chỉ đạo bảo tồn và phát triển lực lượng, xây dựng cơ sở, xây dựng căn cứ địa

Sau khi lên nắm quyền Ngô Đình Diệm tập trung thanh toán các lực lượnggiáo phái, các đảng phái đối lập thân Pháp, xây dựng và củng cố bộ máy thốngtrị từ Trung ương đến các địa phương, Mỹ- Diệm công khai tuyên bố không thihành Hiệp định Giơnevơ, không tổng tuyển cử, đặt cộng sản “ra ngoài vòngpháp luật”, hô hào “Bắc tiến”, đẩy mạnh các chiến dịch “tố cộng, diệt cộng”.Ngày 13/7/1956, Diệm tiếp tục mở chiến dịch “Trương Tấn Bửu” đánh pháphong trào cách mạng của quần chúng các tỉnh miền Đông Nam Bộ Trọng điểmcàn quét đánh phá của địch là Chiến khu Đ và Chiến khu Dương Minh Châu(Tây Ninh) Các xã căn cứ cách mạng, địch càn quét rất ác liệt, chà đi xát lại,khủng bố đồng bào nhằm tạo vành đai trắng cho chúng Phong trào cách mạng ởmiền Đông Nam Bộ cũng như toàn miền Nam đứng trước một thách thức lớn:

Cơ sở đảng, cơ sở quần chúng bị tổn thất nặng nề Số cán bộ đảng viên, cơ sở cốtcán quần chúng bị địch giết hại, bắt bớ tù đày lên đến hàng trăm, hàng ngànngười ở mỗi địa phương, hàng trăm cơ sở đảng bị phá vỡ, có nơi hoàn toàn mấttrắng

Để bảo vệ cơ sở, bảo vệ cán bộ, cuối năm 1956, tỉnh uỷ các tỉnh thực hiệnchủ trương “điều lắng” Từng địa phương đều có sự vận dụng chủ trương mộtcách sáng tạo phù hợp với tình hình thực tế và hoàn cảnh cụ thể của địa phươngmình Thực tiễn diễn ra sau đó cho thấy, việc thực hiện chủ trương điều lắng,

Trang 40

không những không bảo vệ được cán bộ mà còn làm cho cán bộ đảng viên bị lộnhiều hơn trong lúc địch ráo riết truy tìm tông tích và đẩy mạnh âm mưu khủng bốngày càng phát xít Nhiều trường hợp điều đi là mất luôn cán bộ.

Đầu năm 1957, tài liệu “Đường lối cách mạng miền Nam” và nghị quyết của Xứ

uỷ được liên tỉnh uỷ miền Đông Nam Bộ triển khai quán triệt cho cấp uỷ viên và cán

bộ chủ chốt của các tỉnh Thế nhưng do tình hình khó khăn, một số cấp bộ đảng, nhất

là cấp huyện và cơ sở chậm được phổ biến hoặc được quán triệt tinh thần của nghịquyết chưa đến nơi đến chốn, một số cấp uỷ chưa dám mạnh dạn chuyển hướng đấutranh

Trước tình hình đó Xứ uỷ Nam Bộ chỉ thị cho các tỉnh gấp rút khôi phục lựclượng võ trang để bảo vệ phong trào và hỗ trợ cho đấu tranh chính trị Lực lượng

vũ trang miền Đông Nam Bộ ra đời sớm nhất là các tỉnh Tân An, Tây Ninh ỞBàu Cỏ (Tây Ninh), ngay từ đầu năm 1956, những cán bộ đảng phụ trách việc xâydựng căn cứ địa Tây Ninh như các đồng chí Lâm Quốc Đăng, Lê Thanh và Tỉnh

uỷ Tây Ninh đã đưa các đơn vị võ trang cách mạng mang danh nghĩa Cao Đài tiến

về chiếm lĩnh dải đất nằm dọc biên giới với Campuchia làm chỗ đứng chân lâudài Cuối năm 1956, những đảng viên, đoàn viên - lực lượng nòng cốt được rút rathành lập một đơn vị vũ trang cách mạng riêng của Đảng, không còn mang danhnghĩa Cao Đài như trước nữa đặt tên C60 Sau đó đại đội này phân tán thành từngnhóm nhỏ hoạt động từ Sóc Thiết qua Dương Minh Châu, đưa một tổ vũ trang lénlên hoạt động vùng biên giới Việt Nam - Campuchia để bảo vệ căn cứ địa Tháng8/1957, lực lượng tập hợp lại thành Đại đội 2620, quân số gồm 70 đồng chí Cùng với xây dựng lực lượng vũ trang, vấn đề xây dựng căn cứ địa làm chỗđứng chân cho lực lượng vũ trang được đặt ra hết sức cấp thiết Dự đoán trước âmmưu đánh phá ác liệt của địch, sau năm 1954 Với kinh nghiệm của thời kỳ khángchiến chống Pháp, Xứ uỷ Nam Bộ và Tỉnh uỷ Tây Ninh đã chỉ đạo duy trì việc xâydựng căn cứ địa Dương Minh Châu, các căn cứ địa Bời Lời, rừng Rong, rừng Thạnh

Ngày đăng: 06/11/2016, 14:50

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Ban chỉ đạo tổng kết chiến tranh trực thuộc Bộ Chính trị (2000), Chiến tranh cách mạng Việt Nam (1945-1975), Thắng lợi và bài học, Nxb CTQG, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chiến tranhcách mạng Việt Nam (1945-1975), Thắng lợi và bài học
Tác giả: Ban chỉ đạo tổng kết chiến tranh trực thuộc Bộ Chính trị
Nhà XB: Nxb CTQG
Năm: 2000
3. Ban tổng kết chiến tranh B2, Đề cương báo cáo tổng kết kinh nghiệm kháng chiến chống Mỹ cứu nước trên chiến trường miền Đông Nam Bộ, Bản đánh máy số TL4816 lưu tại Phòng Khoa học công nghệ môi trường Quân khu 7 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đề cương báo cáo tổng kết kinh nghiệm khángchiến chống Mỹ cứu nước trên chiến trường miền Đông Nam Bộ
4. Ban tổng kết chiến tranh B2 (1984), Quá trình cuộc chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ và quy luật hoạt động của Mỹ - ngụy trên chiến trường B2, Phòng tổng kết địch, Hồ sơ 1814, lưu tại Phòng Khoa học công nghệ môi trường Quân khu 7 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quá trình cuộc chiến tranh xâm lược của đếquốc Mỹ và quy luật hoạt động của Mỹ - ngụy trên chiến trường B2
Tác giả: Ban tổng kết chiến tranh B2
Năm: 1984
6. Lê Thị Bân (2002), “Căn cứ địa Dương Minh Châu - một nhân tố góp phần quyết định thắng lợi của cuộc khánh chiến ở Tây Ninh và miền Đông Nam Bộ”, Tạp chí Giáo dục Lý luận Chính trị quân sự, số 6, Học viện Chính trị quân sự Sách, tạp chí
Tiêu đề: Căn cứ địa Dương Minh Châu - một nhân tố góp phần quyếtđịnh thắng lợi của cuộc khánh chiến ở Tây Ninh và miền Đông Nam Bộ”,"Tạp chí Giáo dục Lý luận Chính trị quân sự
Tác giả: Lê Thị Bân
Năm: 2002
7. Bộ Quốc Phòng (1996), Chiến tranh nhân dân địa phương trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 - 1975), Nxb QĐND Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chiến tranh nhân dân địa phương trong kháng chiếnchống Mỹ, cứu nước (1954 - 1975)
Tác giả: Bộ Quốc Phòng
Nhà XB: Nxb QĐND
Năm: 1996
8. Bộ Quốc Phòng (2004), Lịch sử Bộ chỉ huy Miền (1961- 1976), Nxb CTQG, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử Bộ chỉ huy Miền (1961- 1976)
Tác giả: Bộ Quốc Phòng
Nhà XB: Nxb CTQG
Năm: 2004
9. Bộ tư lệnh Quân khu 7 - Tỉnh uỷ Tây Ninh (2002), Căn cứ địa cách mạng ở Tây Ninh trong chiến tranh giải phóng 1945 - 1975, Nxb QĐND, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Căn cứ địa cách mạng ởTây Ninh trong chiến tranh giải phóng 1945 - 1975
Tác giả: Bộ tư lệnh Quân khu 7 - Tỉnh uỷ Tây Ninh
Nhà XB: Nxb QĐND
Năm: 2002
10. Nguyễn Thới Bưng (2003), “Quan điểm của Đảng ta về vấn đề xây dựng căn cứ địa cách mạng trong chiến tranh giải phóng (1945-1975)”, Tạp chí Giáo dục Lý luận Chính trị quân sự, số 2, Học Viện Chính trị quân sự Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quan điểm của Đảng ta về vấn đề xây dựng căncứ địa cách mạng trong chiến tranh giải phóng (1945-1975)”, "Tạp chíGiáo dục Lý luận Chính trị quân sự
Tác giả: Nguyễn Thới Bưng
Năm: 2003
11. Trường Chinh (1966), Bàn về chiến tranh nhân dân và lực lượng vũ trang nhân dân, Nxb QĐND, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bàn về chiến tranh nhân dân và lực lượng vũ trangnhân dân
Tác giả: Trường Chinh
Nhà XB: Nxb QĐND
Năm: 1966
12. Lê Duẩn (1985), Thư vào Nam, Nxb Sự thật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thư vào Nam
Tác giả: Lê Duẩn
Nhà XB: Nxb Sự thật
Năm: 1985
13. Văn Tiến Dũng (1995), “Chiến khu và đấu tranh vũ trang trong cách mạng Tháng Tám”, Tạp chí Lịch sử Đảng, tháng 4 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chiến khu và đấu tranh vũ trang trong cách mạngTháng Tám”, "Tạp chí Lịch sử Đảng
Tác giả: Văn Tiến Dũng
Năm: 1995
14. Hồ Sơn Đài (1996), Chiến khu ở miền Đông Nam Bộ 1945 -1954, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chiến khu ở miền Đông Nam Bộ 1945 -1954
Tác giả: Hồ Sơn Đài
Nhà XB: Nxb Thành phố Hồ Chí Minh
Năm: 1996
15. Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Văn kiện Đảng, Toàn tập, Tập 17, Nxb CTQG, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đảng, Toàn tập, Tập 17
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb CTQG
Năm: 2002
16. Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Văn kiện Đảng, Toàn tập, Tập 20, Nxb CTQG, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đảng, Toàn tập, Tập 20
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: NxbCTQG
Năm: 2002
17. Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Văn kiện Đảng, Toàn tập, Tập 21, Nxb CTQG, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đảng, Toàn tập, Tập 21
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: NxbCTQG
Năm: 2002
18. Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Văn kiện Đảng, Toàn tập, Tập 22, Nxb CTQG, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đảng, Toàn tập, Tập 22
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: NxbCTQG
Năm: 2002
19. Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Văn kiện Đảng Toàn tập, Tập 23, Nxb CTQG, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đảng Toàn tập, Tập 23
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: NxbCTQG
Năm: 2002
20. Đảng Cộng sản Việt Nam (2003), Văn kiện Đảng Toàn tập, Tập 27, Nxb CTQG, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đảng Toàn tập, Tập 27
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: NxbCTQG
Năm: 2003
21. Đảng Cộng sản Việt Nam (2003), Văn kiện Đảng Toàn tập, Tập 28, Nxb CTQG, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đảng Toàn tập, Tập 28
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: NxbCTQG
Năm: 2003
22. Đảng uỷ - Bộ Tư lệnh Quân khu 7 (1977), Lịch sử chiến khu Đ, Nxb Đồng Nai Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử chiến khu Đ
Tác giả: Đảng uỷ - Bộ Tư lệnh Quân khu 7
Nhà XB: Nxb Đồng Nai
Năm: 1977

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w