Nông nghiệp và công nghiệp là hai ngành kinh tế cơ bản của xã hội, tuy mỗi ngành có vai trò, vị trí khác nhau, nhưng giữa chúng có quan hệ chặt chẽ, tạo điều kiện thúc đẩy nhau phát triển. Theo quan điểm của Mác, mối quan hệ giữa hai ngành nông nghiệp và công nghiệp là một “tất yếu thép” bảo đảm cho tái sản xuất xã hội.
Trang 1MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Nông nghiệp và công nghiệp là hai ngành kinh tế cơ bản của xã hội, tuymỗi ngành có vai trò, vị trí khác nhau, nhưng giữa chúng có quan hệ chặt chẽ,tạo điều kiện thúc đẩy nhau phát triển Theo quan điểm của Mác, mối quan hệgiữa hai ngành nông nghiệp và công nghiệp là một “tất yếu thép” bảo đảmcho tái sản xuất xã hội
Mối quan hệ giữa hai ngành nông nghiệp và công nghiệp liên quan trựctiếp tới quá trình tái sản xuất xã hội, cho nên việc Đảng ta lãnh đạo giải quyếtmối quan hệ giữa hai ngành đó có một ý nghĩa hết sức to lớn trong hoạt độngkinh tế – xã hội ở nước ta Nếu giải quyết đúng mối quan hệ đó sẽ bảo đảmcho quá trình tái sản xuất xã hội được thực hiện, nền kinh tế phát triển, ngượclại nếu lãnh đạo giải quyết không đúng sẽ kìm hãm, thậm chí “phá hoại” quátrình tái sản xuất xã hội và nền kinh tế không phát triển được
Thực tế quá trình Đảng lãnh đạo xây dựng phát triển kinh tế nói chung,lãnh đạo giải quyết mối quan hệ giữa phát triển hai ngành nông nghiệp vàcông nghiệp ở nước ta nói riêng trong thời gian qua, đặc biệt trong 10 nămđầu của thời kỳ đổi mới (1986 –1996) đã giành được nhiều thành tựu to lớn,rất quan trọng Bên cạnh đó còn tồn tại nhiều khuyết điểm, yếu kém, có nhiềuvấn đề cần tổng kết, đúc rút kinh nghiệm cả về lý luận và thực tiễn Nhưngcho đến nay chưa có công trình khoa học nào đề cập và nghiên cứu một cáchđầy đủ, hệ thống vấn đề đó, nhất là dưới góc độ bộ môn Lịch sử ĐCSVN
Với ý nghĩa trên, tôi chọn đề tài: “Đảng Cộng sản Việt nam lãnh đạo giải quyết mối quan hệ giữa phát triển nông nghiệp và phát triển công nghiệp từ 1986 đến 1996” làm luận văn Thạc sĩ Lịch sử, chuyên ngành Lịch
sử Đảng Cộng sản Việt nam Đề tài có ý nghĩa lý luận, thực tiễn sâu sắc
2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Trang 2Từ khi cả nước bước vào TKQĐ lên CNXH, dưới sự lãnh đạo củaĐảng, công cuộc xây dựng CNXH ở nước ta từng bước thu được những thànhtựu to lớn trên các lĩnh vực, đặc biệt trên lĩnh vực kinh tế Những thành tựuđạt được trên lĩnh vực kinh tế biểu hiện chủ yếu thông qua các chỉ số tăngtrưởng hàng năm của hai ngành sản xuất cơ bản là nông nghiệp và côngnghiệp đã nói lên nhiều điều, song vấn đề cơ bản, then chốt đằng sau các chỉ
số tăng trưởng đó là mối quan hệ giữa phát triển ngành nông nghiệp và pháttriển ngành công nghiệp ở nước ta đã và đang được giải quyết một cách đúngđắn, phù hợp Chủ thể giải quyết mối quan hệ đó trước hết thuộc về ĐảngCộng sản Việt Nam
Mặc dù cho đến nay Đảng ta chưa có Nghị quyết chuyên đề, chuyênbàn về Đảng lãnh đạo giải quyết mối quan hệ giữa phát triển nông nghiệp vàphát triển công nghiệp trong TKQĐ nói chung, trong công cuộc đổi mới nóiriêng, nhưng trong đường lối, chính sách phát triển kinh tế ở từng thời kỳ, giaiđoạn cách mạng về xây dựng phát triển hai ngành nông nghiệp, công nghiệpĐảng ta cũng đề cập tới mối quan hệ biện chứng giữa hai ngành đó trong mộtnền kinh tế Việt Nam thống nhất Về mối quan hệ giữa phát triển nông nghiệp
và công nghiệp đã có một số công trình nghiên cứu, trao đổi của một số nhàkhoa học đề cập đến, nhưng chủ yếu dưới góc độ kinh tế, triết học của nó,một số công trình khác đề cập tới vấn đề này, nhưng chỉ là những giải pháptrong chiến lược phát triển kinh tế đất nước Tiêu biểu là luận án PTS Kinh tếcủa tác giả Bùi Tất Thắng (1993) thuộc Trung tâm KHXH&NV Quốc gia về “
Sự chuyển dịch cơ cấu ngành trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá của các nền kinh tế mới công nghiệp hoá ở Đông Á và Việt nam”, tác giả đi
sâu nghiên cứu dưới góc độ kinh tế một vấn đề cơ bản nhất trong mối quan hệgiữa hai ngành nông nghiệp và công nghiệp, đó là cơ cấu ngành của nền kinh
tế và sự chuyển dịch của nó trong quá trình tiến hành CNH, HĐH Luận ánPTS Triết học của tác giả Bùi Đình Bôn, Học viện Nguyễn ái Quốc (1991)nghiên cứu về hệ quả tác động của mối quan hệ giữa hai ngành nông nghiệp
Trang 3và công nghiệp ở nước ta đối với vai trò và sự biến động về cơ cấu của giaicấp công nhân Việt Nam trong thời kỳ quá độ lên CNXH Công trình khoa
học “Có một Việt Nam như thế, đổi mới và phát triển” do GS TS Trần Nhâm
chủ biên, Nxb CTQG xuất bản năm 1997, nghiên cứu sự phát triển nhanhchóng của cách mạng nước ta, đặc biệt là sự phát triển hai ngành nông nghiệp
và công nghiệp sau 10 năm đổi mới dưới sự lãnh đạo của Đảng Công trìnhkhoa học mang tính chất tổng kết của Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí
Minh năm 1996 nghiên cứu tổng kết sự phát triển của “Nông thôn Việt Nam sau 10 năm đổi mới” Ngoài ra còn một số công trình khoa học, bài viết khác
đề cập tới một số vấn đề có liên quan tới đề tài nghiên cứu mà tác giả tham
khảo, kế thừa như: “Đổi mới để tiến lên” gồm 2 tập của cố Tổng Bí thư
BCHTƯ Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Văn Linh, Nxb Sự thật, H.1988
và 1999, “Về công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước” của nguyên Tổng Bí thư BCHTƯ Đảng Cộng sản Việt Nam Đỗ Mười, Nxb CTQG năm 1995 “Về
cơ cấu công – nông nghiệp hợp lý” của Hoàng Lê, Nxb Thông tin Lý luận, xuất bản năm 1986, “Suy nghĩ về công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nước ta – một số vấn đề lý luận và thực tiễn” của GS.TS Ngô Đình Giao, Nxb CTQG, xuất bản năm 1996 “Công cuộc đổi mới với sự phát triển nhận thức về con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội của Đảng Cộng sản Việt Nam (1986 – 1994)” luận án PTS của Đoàn Ngọc Hải, Học viện Chính trị Quốc gia năm
1995, “Vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt nam trong thời kỳ đổi mới đất nước” của PTS Nguyễn Trọng Phúc, Nxb CTQG, xuất bản năm 1998;
“Quá trình phát triển công nghiệp ở Việt Nam, triển vọng công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước” của Nxb KHXH, xuất bản năm 1994 Những công
trình khoa học trên đã làm rõ yêu cầu khách quan phải tiến hành đổi mới, nộidung cơ bản mà đường lối đổi mới trong đó đi sâu về đổi mới kinh tế, nhưngchưa tập trung làm rõ mối quan hệ giữa phát triển nông nghiệp và côngnghiệp ở nước ta Nhưng đó là các tài liệu, tư liệu quý tác giả vận dụng kếthừa vào trong quá trình xây dựng luận văn của mình
Trang 43 Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
- Mục đích: Nghiên cứu hệ thống các vấn đề về ĐCSVN lãnh đạo giải
quyết mối quan hệ giữa phát triển ngành nông nghiệp và phát triển ngànhcông nghiệp trong thời kỳ đổi mới từ 1986 đến 1996 ở nước ta Qua đó khẳngđịnh vai trò quyết định, bản lĩnh chính trị vững vàng, tinh thần độc lập tự chủ,sáng tạo của Đảng; rút ra những kinh nghiệm tiếp tục chỉ đạo, giải quyết tốthơn nữa mối quan hệ giữa phát triển nông nghiệp và phát triển công nghiệp ởnước ta hiện nay
- Nhiệm vụ:
+ Làm rõ tính tất yếu khách quan ĐCSVN lãnh đạo giải quyết mốiquan hệ giữa phát triển nông nghiệp và phát triển công nghiệp trong thời kỳđổi mới ở nước ta
+ Trình bày hệ thống quá trình ĐCSVN lãnh đạo giải quyết mối quan
hệ giữa phát triển nông nghiệp và phát triển công nghiệp trong thời kỳ đổimới từ 1986 đến 1996, những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân
+ Trình bày một số kinh nghiệm bước đầu Đảng lãnh đạo giải quyếtmối quan hệ giữa phát triển nông nghiệp và phát triển công nghiệp trong thời
kỳ đổi mới từ 1986 đến 1996
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng: luận văn đi sâu nghiên cứu sự lãnh đạo của Đảng trong
giải quyết mối quan hệ giữa phát triển hai ngành kinh tế cơ bản nông nghiệp
và công nghiệp ở nước ta
- Phạm vi nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu sự lãnh đạo của Đảng
trong việc giải quyết mối quan hệ giữa phát triển ngành nông nghiệp và phát triển ngành công nghiệp ở nước ta trong 10 năm đầu của thời kỳ đổi mới từ 1986 đến 1996
5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Trang 5- Cơ sở lý luận: luận văn nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận của chủ
nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối của ĐCSVN,
về mối quan hệ giữa nông nghiệp và công nghiệp, lý luận về xây dựng và pháttriển kinh tế trong TKQĐ lên CNXH, lý luận về CNH, HĐH
- Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp nghiên cứu chủ yếu của luận văn là: phương pháp lịch sử vàphương pháp lôgíc và sự kết hợp hai phương pháp đó Ngoài ra còn sử dụng một
số phương pháp khác như phân tích, tổng hợp, đối chiếu so sánh và thống kê
6 Ý nghĩa của luận văn
Kết quả đạt được của luận văn góp phần vào việc tổng kết quá trìnhĐảng lãnh đạo giải quyết mối quan hệ giữa phát triển nông nghiệp và pháttriển công nghiệp trong thời kỳ đổi mới từ 1986 đến 1996 Khẳng định tínhđúng đắn sáng tạo của Đảng Góp phần xây dựng, củng cố lòng tin cho cán
bộ, chiến sĩ trong quân đội và quần chúng nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảngtrong quá khứ, hiện tại, tương lai Đồng thời góp phần vào cuộc đấu tranh trênmặt trận tư tưởng, lý luận chống lại các luận điệu phản động sai trái của cácthế lực thù địch nhằm xuyên tạc, phủ nhận vai trò lãnh đạo của ĐCSVN, phủnhận con đường đi lên CNXH ở nước ta
Luận văn là tài liệu nghiên cứu tham khảo, phục vụ giảng dạy mônLịch sử ĐCSVN trong các Học viện, Nhà trường quân đội
7 Kết cấu luận văn
Luận văn gồm: Phần mở đầu, 2 chương (4 tiết), kết luận, danh mục tàiliệu tham khảo và phụ lục
Chương 1 QUÁ TRÌNH ĐẢNG LÃNH ĐẠO GIẢI QUYẾT MỐI QUAN HỆ GIỮA PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP TỪ
1986 ĐẾN 1996
Trang 61.1 Cơ sở lý luận và thực tiễn Đảng lãnh đạo giải quyết mối quan
hệ giữa phát triển nông nghiệp và phát triển công nghiệp trong thời kỳ đổi mới ở nước ta
Quá trình phân công xã hội và việc tách rời công nghiệp khỏi nôngnghiệp diễn ra từ chỗ công nghiệp và nông nghiệp kết hợp với nhau, tới lúchoàn toàn tách rời nhau để tạo nên một mối quan hệ mới cao hơn Côngnghiệp từ những hình thức sơ khai trong nông nghiệp với trình độ thủ côngdần dần tách ra khỏi nông nghiệp để trở thành một nền đại công nghiệp cơ khílớn Còn nông nghiệp cũng từ một ngành sản xuất nhỏ của một nền kinh tế tựnhiên chuyển lên thành một nền nông nghiệp sản xuất lớn, sản xuất hàng hoá.Quá trình đó diễn ra rất phức tạp, song yếu tố gì đã thúc đẩy sự phân hoá đó ?
Theo Mác: “Chỉ có đại công nghiệp cơ khí mới có thể làm cho công nghiệp
và nông nghiệp hoàn toàn tách rời nhau” [31, 269] Như vậy quá trình công
nghiệp tách khỏi nông nghiệp cũng là quá trình chuyển một nền sản xuất nhỏ
tự cung tự cấp thành một nền sản xuất lớn, sản xuất hàng hoá
Dưới CNTB trải qua hàng trăm năm phát triển, việc chuyển từ mộtnền nông nghiệp nhỏ bé, phân tán lên một nền nông nghiệp sản xuất lớn, sảnxuất hàng hoá, cũng như việc phát huy vai trò của các hình thức công nghiệp
Trang 7nằm trong nông nghiệp đối với việc thúc đẩy sự ra đời của một nền côngnghiệp lớn, đòi hỏi phải có những tiền đề nhất định Trong đó ngoài sự cốgắng nỗ lực của bản thân mỗi ngành, phải có sự tác động hỗ trợ của ngànhkia Đặc biệt sự tác động của công nghiệp trong việc tổ chức sản xuất tại chỗ
để đáp ứng nhu cầu của nông nghiệp Một khi nền công nghiệp lớn đã hoànthành việc tách công nghiệp ra khỏi nông nghiệp, thì nó lại tạo ra những điềukiện vật chất cho sự tổng hợp mới cao hơn, nghĩa là một sự kết hợp côngnghiệp – nông nghiệp trên cơ sở những thành tựu phát triển của mỗi ngành đãđạt được Tuy nhiên mối quan hệ giữa hai ngành công nghiệp và nông nghiệplại diễn ra trong phương thức sản xuất TBCN cho nên nó đã tác động làm rung
chuyển toàn bộ các quan hệ xã hội: Giai cấp phân hoá, nông thôn phục tùng thành thị
Dưới CNXH, mối quan hệ giữa công nghiệp và nông nghiệp là mốiquan hệ kiểu mới giữa hai ngành sản xuất lớn dựa trên cơ sở kỹ thuật hiện đại.Mối quan hệ đó được hình thành dựa trên cơ sở xoá bỏ chế độ tư hữu về tưliệu sản xuất và mọi đối kháng giai cấp, nó thể hiện ra trong mối quan hệ giữathành thị và nông thôn qua việc trao đổi sản phẩm của hai ngành công nghiệp
và nông nghiệp Mặt khác theo Lênin: Việc giải quyết mối quan hệ này còn là một nhiệm vụ kiến lập một liên minh kinh tế giữa giai cấp công nhân và giai cấp nông dân.
Thời kỳ quá độ từ CNTB lên CNXH, sự tương tác quan hệ chặt chẽgiữa hai ngành kinh tế cơ bản công nghiệp và nông nghiệp là điều kiện quantrọng bảo đảm đáp ứng nhu cầu của xã hội Sự kết hợp chặt chẽ thống nhấtgiữa hai ngành đảm bảo cho mục tiêu chung của CNXH được thực thi mộtcách nhanh chóng và hiệu quả nhất: là điều kiện để xây dựng một nền côngnghiệp, một nền nông nghiệp lớn hiện đại, góp phần tích cực củng cố khốiliên minh giữa giai cấp công nhân và giai cấp nông dân; góp phần thực hiện
sự bình đẳng giữa các giai tầng trong xã hội, giữa nông thôn và thành thị,
Trang 8miền núi và miền đồng bằng Đó là những kết quả thành tựu mang tính đặctrưng chỉ có dưới chế độ XHCN một khi thực hiện tốt mối quan hệ giữa haingành công nghiệp và nông nghiệp Chủ nghĩa Mác-Lênin khẳng định:
“Trong chính sách nói chung của Đảng và đặc biệt trong chính sách kinh tế, không thể tách công nghiệp khỏi nông nghiệp Sự phát triển của hai ngành kinh tế chủ yếu đó phải đi theo hướng kết hợp hai ngành đó theo hướng thống nhất hai ngành đó trong nền kinh tế xã hội chủ nghĩa” [41, 130].
Mặt khác, chủ nghĩa Mác-Lênin khẳng định thực chất của mối quan hệgiữa công nghiệp và nông nghiệp trong thời kỳ quá độ lên CNXH là quan hệkinh tế – là sự trao đổi sản phẩm của hai ngành cho nhau: nông nghiệp traođổi lương thực, thực phẩm, nguyên, nhiên liệu cho công nghiệp, ngược lạicông nghiệp trao đổi hàng tiêu dùng, sinh hoạt và cả tư liệu sản xuất chonông nghiệp Khẳng định vấn đề này ngoài ý nghĩa về kinh tế, còn thể hiện rõnét tính ưu việt của chế độ XHCN trong việc bảo đảm quyền bình đẳng trongtoàn xã hội, trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá mặc dù giaicấp công nhân người đại diện chính trong sản xuất công nghiệp là người lãnhđạo xã hội
Khi xét về vai trò của từng ngành trong mối quan hệ công – nôngnghiệp nói riêng, trong toàn bộ nền kinh tế nói chung, chủ nghĩa Mác- Lênin
xác định: “Công nghiệp nước ta là nhân tố lãnh đạo trong toàn bộ hệ thống kinh tế quốc dân, nó đang dẫn dắt, đang lãnh đạo nền kinh tế quốc dân nước ra bao gồm cả nông nghiệp tiến lên ” [41,130] Tuy nhiên “công nghiệp chỉ có thể làm tròn một cách quang vinh cái sứ mệnh lãnh đạo và cải tạo đó nếu nó không thoát ly nông nghiệp không rời bỏ tốc độ tích luỹ của nước ta, không tách khỏi tình hình dự trữ và vốn liếng của chúng ta” [41,
131] Còn nông nghiệp có vai trò là cơ sở để phát triển công nghiệp, bảođảm cung cấp lương thực, thực phẩm cho công nhân công nghiệp, cung cấpnguyên liệu và đảm nhiệm chức năng dự trữ cho công nghiệp và toàn xã hội
Trang 9Về các biện pháp bảo đảm cho mối quan hệ đúng đắn giữa côngnghiệp và nông nghiệp, chủ nghĩa Mác-Lênin xác định: Giai cấp vô sản phảitiến hành trao đổi (chứ không phải trưng thu hay thuế) những sản phẩm côngnghiệp cần thiết cho nông dân để lấy những sản phẩm của họ Tuy nhiên, thời
kỳ đầu do công nghiệp phát triển chưa đủ sản phẩm để đổi lấy đủ lượng lươngthực, thực phẩm mà Nhà nước vô sản cần, nên phải dùng chính sách thuế Mặtkhác do chưa thể xây dựng ngay một nền đại công nghiệp được, cho nên
“trong một chừng mực nào đó phải giúp đỡ việc phục vụ hồi tiểu công nghiệp, là công nghiệp không đòi hỏi phải có máy móc, phải có dự trữ lớn của Nhà nước về nguyên liệu thực phẩm mà lại có thể giúp đỡ ngay một phần nào cho nền kinh tế nông dân và nâng cao lực lượng sản xuất của nền kinh tế ấy” [27, 445] Song cái cốt lõi ở thời kỳ đầu của TKQĐ ở các nước chậm phát triển lên CNXH là “phải đem hết sức lực, hết sức chú ý để tạo ra, phát huy tính chủ động ở cơ sở nhằm phục hồi lập tức kinh tế nông dân, thậm chí bằng những phương tiện nhỏ trong phạm vi nhỏ hẹp, nhằm mục đích phát triển công nghiệp địa phương để giúp đỡ kinh tế nông dân ” [27, 458] Khi
nông nghiệp đã phát triển tới một chừng mực nào đó, đòi hỏi công nghiệpkhông chỉ cung cấp thoả mãn những nhu cầu cá nhân (quần áo, giày dép )
mà cần phải dốc hết sức ra để mà cung cấp những máy móc nông nghiệp,phân bón tất cả những thứ có liên quan trực tiếp tới việc cải tạo sản xuấtnông nghiệp trên một cơ sở kỹ thuật mới
Theo lý luận của Chủ nghĩa Mác – Lênin, cơ sở vật chất của CNXHchỉ có thể là nền đại công nghiệp cơ khí có khả năng cải tạo cả nông nghiệp
Để xây dựng được cơ sở vật chất đó, con đường duy nhất, đúng đắn nhất là
phải tiến hành công nghiệp hoá đất nước (nhất là ở các nước chậm phát triển
đi lên CNXH) “Nhiệm vụ công nghiệp hoá không những chỉ là phải tăng thêm tỷ trọng của công nghiệp trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân , mà còn cần phải trong sự phát triển đó, bảo đảm được sự độc lập về mặt kinh tế” [41,
Trang 10129] Muốn vậy “Trung tâm của sự nghiệp công nghiệp hoá, cơ sở của công nghiệp hoá phải là phát triển công nghiệp nặng (nhiên liệu, kim khí ) nói cho cùng thì là phát triển ngành chế tạo máy móc ”[41, 128] và chỉ có như
vậy thì một nước vô sản chân chính đang ở trong vòng vây của CNTB mớigiữ được sự độc lập về mặt kinh tế, cũng như giữ vững được sự độc lập vềchính trị
Các quan điểm về mối quan hệ giữa hai ngành kinh tế chủ yếu côngnghiệp và nông nghiệp của chủ nghĩa Mác-Lênin ở trên đã đề cập một cáchđầy đủ nhất, rõ ràng nhất về tính tất yếu khách quan, cũng như vị trí vai tròcủa từng ngành trong mối quan hệ, đặc biệt các giải pháp cơ bản đảm bảothực hiện đúng mối quan hệ đó đã là cơ sở lý luận hết sức quý giá cho Đảng
ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh trong quá trình lãnh đạo cách mạng nước ta trênbước đường tiến lên CNXH
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về mối quan hệ giữa nông nghiệp và công nghiệp trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta.
Trên cơ sở nhất quán với những quan điểm, tư tưởng của Chủ nghĩaMác – Lênin, ngay từ những năm đầu cùng Đảng ta lãnh đạo cách mạng
XHCN ở miền Bắc, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Công nghiệp và nông nghiệp như hai chân của con người Hai chân có mạnh thì đi mới vững chắc Nông nghiệp không phát triển thì công nghiệp cũng không phát triển được Ngược lại, không có công nghiệp thì nông nghiệp cũng khó khăn, công nghiệp và nông nghiệp quan hệ với nhau rất khăng khít” [34, 619] Người nói: “Nước ta vốn là nước nông nghiệp lạc hậu, đó là chỗ bắt đầu đi của chúng ta Đời sống của nhân dân chỉ có thể được dồi dào khi chúng ta dùng máy móc để sản xuất rộng rãi: dùng máy móc cả trong công nghiệp và trong nông nghiệp Máy sẽ chắp thêm tay cho con người, làm cho sức người tăng lên gấp trăm, gấp nghìn lần và giúp con người làm những việc phi thường Muốn có nhiều máy thì phải mở mang các ngành công nhiệp làm ra máy, ra gang, ra thép đó là con đường đi của chúng ta, con dường công nghiệp hoá
Trang 11nước nhà Hiện nay chúng ta lấy sản xuất nông nghiệp làm chính, vì muốn
mở mang công nghiệp thì phải có đủ lương thực, nguyên liệu Nhưng công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa vẫn là mục tiêu phấn đấu chung, là con đường
no ấm thực sự của nhân dân ta ” [34, 40-41].
Về vai trò của từng ngành nông nghiệp và công nghiệp trong mối quan
hệ giữa chúng, Người chỉ rõ: “Nước ta trước hết phải phát triển nông nghiệp
để bảo đảm đủ lương thực giải quyết vấn đề ăn, sau đó là mặc và các vấn đề khác Theo Bác: nông dân giàu thì nước ta giàu, nông dân mạnh thì nước ta mạnh Nông dân và nông nghiệp là khởi điểm con đường đi tới chủ nghĩa xã hội ở nước ta” [34, 544] Còn “Công nghiệp phải phát triển mạnh để cung cấp đủ hàng tiêu dùng cần thiết cho nhân dân, trước hết là cho nông dân, cung cấp máy bơm nước, phân hoá học, thuốc trừ sâu, để đẩy mạnh nông nghiệp và cung cấp dần dần máy cấy, máy bừa cho các hợp tác xã nông nghiệp Công nghiệp phát triển thì nông nghiệp mới phát triển được ” [34,
545]
Như vậy là các nhà kinh điển của Chủ nghĩa Mác-Lênin và Chủ tịch
Hồ Chí Minh đều khẳng định mối quan hệ giữa hai ngành kinh tế cơ bản:nông nghiệp và công nghiệp trong TKQĐ lên CNXH là một tất yếu kháchquan; khẳng định thực chất của mối quan hệ đó cũng như xác định rõ vị trí vaitrò của từng ngành trong từng giai đoạn phát triển của nền kinh tế ở từngnước khác nhau; đồng thời còn chỉ ra các giải pháp cơ bản nhất để giải quyếttốt nhất mối quan hệ đó trong TKQĐ Các quan điểm lý luận đó đã đang và sẽ
là kim chỉ nam cho các Đảng Cộng sản nói chung, Đảng ta nói riêng trongcông tác lãnh đạo cách mạng đi lên CNXH
Trang 12Sau khi cách mạng XHCN tháng Mười thắng lợi, Lênin và ĐảngBônsêvích Nga đã vững vàng lãnh đạo nước Nga bước vào TKQĐ lênCNXH Bước vào TKQĐ nước Nga vẫn trong tình trạng là một nước nghèo,nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu là chủ yếu, nền công nghiệp còn nhỏ bé, chưaphát triển Trong lúc cả nước vừa thoát khỏi chiến tranh, trên mình còn mangnặng hậu quả tàn phá thì lại xảy ra nội chiến tàn khốc, mặt khác bên ngoài 14nước đế quốc bao vây đe doạ tình thế cách mạng hết sức hiểm nghèo Bằngmột loạt các chủ trương giải pháp phù hợp, Lênin và Đảng Bônsêvích Nga đãtừng bước lãnh đạo cách mạng XHCN ở nước Nga tiến lên Chính sách
“cộng sản thời chiến” mà đặc trưng của nó là Nhà nước vô sản trưng thu,
trưng mua các sản phẩm của các ngành sản xuất nông nghiệp và công nghiệp
để phục vụ cách mạng, đã được Lênin và Đảng Bônsêvích Nga áp dụng vàphát huy hiệu quả tốt trong thời gian từ năm 1917 đến hết năm 1920 Sau khicuộc nội chiến kết thúc, nước Nga thoát khỏi sự bao vây của 14 nước đế quốc
(năm 1921) Lênin và Đảng Bônsêvích Nga lại áp dụng một chính sách “kinh
tế mới” Đặc trưng của chính sách kinh tế mới là Nhà nước vô sản động viên
khuyến khích các thành phần, các ngành kinh tế phát triển tạo ra nhiều sảnphẩm cho xã hội Nhà nước không áp dụng chính sách trưng thu, trưng muanhư trước mà dùng chính sách thuế Ngoài phần nộp thuế cho Nhà nước, cácthành phần kinh tế có thể tự do trao đổi sản phẩm của mình Tuy nhiên, thời
kỳ này Lênin và Đảng Bônsêvích Nga mới chỉ chủ trương đẩy mạnh việcnâng cao phát triển sản xuất trong nông nghiệp là chủ yếu, ngoài ra khuyếnkhích phát triển công nghiệp địa phương và tiểu công nghiệp, khuyến khíchsản xuất hàng tiêu dùng Sau khi thống nhất toàn Liên Bang (Năm 1922).Chính sách kinh tế mới đã tỏ rõ tính hiệu quả và đúng đắn của nó, chỉ trongthời gian ngắn nền nông nghiệp của nước Nga đã phát triển nhanh chóng, đápứng đủ nhu cầu xã hội, tạo nền móng vững chắc cho sự nghiệp CNH đất
nước Với khẩu hiệu “Chủ nghĩa cộng sản bằng chính quyền Xô Viết cộng với điện khí hoá toàn quốc” Lênin và Đảng Bônsêvích Nga từng bước lãnh đạo
Trang 13nền kinh tế nước Nga phát triển nhanh chóng biến nước Nga trở thành mộtnước Liên Xô vĩ đại, một cường quốc trên thế giới, thành trì của hệ thốngXHCN cho đến những năm 80 của thế kỷ XX.
- Thực tiễn giải quyết mối quan hệ giữa phát triển nông nghiệp và phát triển công nghiệp trong thời kỳ cải cách mở cửa của Trung Quốc từ năm
1978 đến nay.
Hội nghị lần thứ ba BCHTƯ khoá VI (tháng 12 năm 1978) của Đảng
cộng sản Trung Quốc đánh dấu sự bắt đầu công cuộc cải cách Trên lĩnh vựckinh tế, công cuộc cải cách bắt đầu bằng các chủ trương khuyến khích đẩymạnh phát triển nông nghiệp, nông thôn và kinh tế ngoài quốc doanh Đếnnăm 1984 trọng tâm cải cách chuyển từ nông thôn, nông nghiệp vào thànhphố và được triển khai một cách toàn diện trên tất cả các lĩnh vực côngnghiệp, dịch vụ Chính nhờ chủ trương giải quyết đúng đắn phù hợp mốiquan hệ giữa hai ngành kinh tế chủ yếu nông nghiệp và công nghiệp, cho nênnền kinh tế của Trung Quốc luôn phát triển với tốc độ cao Trong vòng 15
năm (từ 1978 đến 1993) tốc độ tăng trưởng bình quân của nền kinh tế Trung
Quốc luôn đạt xấp xỉ 9% Ngày nay nền kinh tế Trung Quốc vẫn dẫn đầu thếgiới về tốc độ tăng trưởng khả năng một nước Trung Quốc – cường quốc thếgiới đã và đang trở thành hiện thực
Những thành công trong chính sách kinh tế mà Đảng cộng sản Liên
Xô, Đảng Cộng sản Trung Quốc áp dụng trong thời gian qua đã để lại những
ấn tượng hết sức tốt đẹp, những bài học kinh nghiệm vô cùng quý giá chophong trào cộng sản và công nhân quốc tế trong quá khứ, hiện tại và tươnglai Kinh nghiệm đó càng giá trị hơn đối với nước ta đi lên CNXH từ một nềnkinh tế nông nghiệp lạc hậu
Thực tiễn quá trình Đảng ta lãnh đạo xây dựng chủ nghĩa xã hội, giải quyết mối quan hệ giữa phát triển nông nghiệp và phát triển công nghiệp từ
1954 đến 1985
Trang 14Sau khi lãnh đạo cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp thắng lợi, Đảngbắt tay ngay vào lãnh đạo cả nước tiến hành đồng thời hai chiến lược cách mạng:Cách mạng XHCN ở miền Bắc và cách mạng DTDCND ở miền Nam
Về lãnh đạo cách mạng XHCN ở miền Bắc: Miền Bắc bắt tay vào khôiphục kinh tế trong điều kiện một nền kinh tế nông nghiệp vốn lạc hậu lại bịchiến tranh tàn phá nghiêm trọng Hàng trăm ngàn hécta ruộng đất bị bỏhoang Thiên tai xảy ra liên tiếp Hàng trăm ngàn gia đình không có nhà ở.Hàng chục vạn người không có việc làm Tháng 10/1954 miền Bắc có gầnnửa triệu người bị đói Phần lớn các xí nghiệp công nghiệp bị ngừng hoạtđộng, hàng hoá khan hiếm Trước tình hình đó, ngay từ Hội nghị lần thứ sáuBCHTƯ khoá II tháng 7/1954, Đảng ta đã chỉ rõ: tiếp tục thực hiện người cày
có ruộng, ra sức phục hồi sản xuất, chuẩn bị điều kiện kiến thiết nước nhà.Ngày 5/9/1954 Bộ Chính trị BCHTƯ tiếp tục ra nghị quyết chỉ rõ: việc trướcmắt trong thời kỳ tiếp quản không phải là tiến hành những việc cải tạo xã hội
mà là ổn định xã hội, ổn định vật giá, ổn định thị trường làm cho mọi hoạtđộng của thành phố và nông thôn trở lại bình thường, sau đó sẽ tiến hànhnhững cải cách cần thiết, từng bước một, thận trọng, vững chắc Nhiệm vụchủ yếu trước mắt của miền Bắc là hàn gắn vết thương chiến tranh, phục hồikinh tế quốc dân, then chốt là phục hồi và phát triển sản xuất nông nghiệp,đồng thời phục hồi giao thông vận tải
Thực hiện chủ trương trên, từ cuối năm 1954 đầu năm 1955 phong tràothi đua sản xuất được phát động rộng rãi nhằm đẩy mạnh sản xuất nôngnghiệp Các hệ thống nông giang, sông Cầu (Hà Bắc), sông Chu (Thanh Hoá)
và nhiều cơ sở thuỷ nông khác bắt đầu được sửa chữa Công trình thủy lợiBắc Hưng Hải được xây dựng
Việc Đảng ta xác định một cách đúng đắn mục tiêu trước mắt của cáchmạng miền Bắc sau chiến tranh là ổn định xã hội, ổn định vật giá, ổn định thịtrường; nhiệm vụ chủ yếu trước mắt của miền Bắc là hàn gắn vết thương
Trang 15chiến tranh, phục hồi kinh tế quốc dân, khâu then chốt là phục hồi và pháttriển sản xuất nông nghiệp, đã là cơ sở quan trọng nhất bảo đảm cho côngcuộc khôi phục kinh tế và bước đầu củng cố miền Bắc (1954-1957) đạt đượckết quả khả quan Đến năm 1957 các mục tiêu, nhiệm vụ trên cơ bản đã hoànthành, đặc biệt sản lượng lương thực năm 1956 đã đạt 4,73 triệu tấn, vượt xanăm 1939 năm có sản lượng cao nhất ở thời Pháp thuộc là 2,6 triệu tấn
Đánh giá về thời kỳ này, Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: “Trải qua thời gian 3 năm, nhân dân ta ở miền Bắc đã ra sức khắc phục khó khăn, lao động sản xuất, thu được những thành tích to lớn trong công cuộc hàn gắn vết thương chiến tranh, khôi phục kinh tế bước đầu phát triển văn hoá giảm bớt khó khăn và dần dần cải thiện đời sống nhân dân ở cả miền đồng bằng và miền núi nông nghiệp đã vượt hẳn mức trước chiến tranh Công nghiệp đã khôi phục các xí nghiệp cũ, xây dựng một số nhà máy mới ” [34, 483]
Phát huy những kết quả đã đạt được trong 3 năm đầu khôi phục kinh tế
và bước đầu củng cố miền Bắc, để tiếp tục đẩy mạnh phát triển kinh tế vănhoá, tháng 11/1958 Hội nghị lần thứ mười bốn BCHTƯ khoá II đã đề ra chủtrương cải tạo XHCN đối với kinh tế cá thể và kinh tế tư bản tư doanh; tháng4/1959 Hội nghị lần thứ mười sáu BCHTƯ khoá II đã đề ra chủ trương hợptác hoá nông nghiệp và chủ trương cải tạo công thương nghiệp tư bản tưdoanh Mặc dù còn có những hạn chế nhất định trong chủ trương cải tạoXHCN đối với các thành phần kinh tế phi XHCN, nhưng các chủ trương trêncủa Đảng đã cho phép phát triển một cách mạnh mẽ các tổ đổi công và cáchợp tác xã sản xuất trong nông nghiệp Chủ trương hợp tác hoá nông nghiệp
đã đẩy mạnh phong trào thủy lợi hoá và thúc đẩy mạnh mẽ việc cải tiến kỹthuật trong nông nghiệp Mặc dù năm 1960 có thiên tai lớn nhưng sản xuấtnông nghiệp trong 3 năm 1958-1960, vẫn tăng bình quân mỗi năm 5,6% Thunhập quốc dân tính theo đầu người năm 1960 gấp đôi năm 1955
Trang 16Thắng lợi của kế hoạch 3 năm 1958-1960 đã tạo lên những chuyển biếnmang tính cách mạng trong nền kinh tế và xã hội ở miền Bắc Miền Bắc đượccủng cố, trở thành hậu phương ổn định, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp cáchmạng miền Nam.
Trong thời kỳ đẩy mạnh xây dựng CNXH ở miền Bắc 1960-1965,Đảng ta vẫn tiếp tục đề ra các chủ trương và giải pháp nhằm phát triển mạnh
mẽ hơn nữa ngành nông nghiệp, coi việc giải quyết vấn đề lương thực làchính, đồng thời bàn việc tiếp tục xây dựng và phát triển công nghiệp Cụ thể
là tại Hội nghị lần thứ ba BCHTƯ khoá III (1/1961), Đảng ta xác định nhiệm
vụ chủ yếu của kế hoạch nhà nước năm 1961, tập trung vào việc củng cố vàphát triển hợp tác xã sản xuất nông nghiệp Hội nghị lần thứ năm BCHTƯkhoá III (7/1961) Đảng ta đề ra chủ trương đẩy mạnh phát triển nông nghiệptoàn diện, giải quyết vấn đề lương thực là chính, coi trọng phát triển trồng câycông nghiệp đẩy mạnh chăn nuôi, nghề phụ Hội nghị lần thứ bảy BCHTƯkhoá III (6/1962) bàn việc xây dựng và phát triển công nghiệp trong kế hoạch 5năm lần thứ nhất Tháng 12 năm 1964 Hội nghị lần thứ chín BCHTƯ họp bàn
về thương nghiệp và giá cả, hai lĩnh vực rất quan trọng góp phần trực tiếp trongvấn đề giải quyết mối quan hệ giữa phát triển nông nghiệp và phát triển côngnghiệp
Các chủ trương trên của Đảng tiếp tục phản ánh đúng đắn tình hìnhthực tiễn cách mạng XHCN ở miền Bắc, được nhân dân đồng tình ủng hộ, do
đó nền kinh tế miền Bắc tiếp tục phát triển khá Năm 1961 sản lượng lươngthực trên toàn miền Bắc đạt 5,8 triệu tấn, tăng 8,8 % so với năm 1960 Nôngnghiệp miền Bắc từ một nền nông nghiệp lạc hậu, độc canh, năng suất thấp và
tự cấp tự túc đã phát triển tương đối toàn diện, giải quyết được một phần nhucầu về lương thực, thực phẩm, nguyên liệu cho công nghiệp và một phần sảnphẩm cho xuất khẩu, bảo đảm cho miền Bắc ổn định về kinh tế – xã hội, pháthuy vai trò hậu phương lớn đối với tiền tuyến lớn
Trang 17Từ năm 1961 đến năm 1965 miền Bắc đã thực hiện được một bướcđáng kể kế hoạch xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật Các ngành công nghiệpchủ yếu như điện, cơ khí, luyện kim, hoá chất, vật liệu xây dựng, hình thành
và phát triển nhanh
Trên cơ sở những thành tựu kinh tế, trong thời kỳ 1961 – 1965 Đảng tacòn lãnh đạo công cuộc xây dựng CNXH ở miền Bắc thu được nhiều thànhtựu quan trọng trên các lĩnh vực văn hoá- xã hội, quốc phòng an ninh và hoạtđộng đối ngoại miền Bắc thực sự trở thành hậu phương vững chắc cho cáchmạng cả nước
Thời kỳ (1965-1973) đế quốc Mỹ leo thang mở rộng chiến tranh đánhphá miền Bắc bằng không quân và hải quân, mặc dù trong điều kiện có chiếntranh, nhưng Đảng ta vẫn lãnh đạo xây dựng nền kinh tế miền Bắc khôngnhững đứng vững mà còn tiếp tục phát triển Đầu năm 1970 Trung ương Đảng
phát động ba cuộc vận động lớn trong đó có cuộc vận động “Đẩy mạnh lao động sản xuất, phát huy dân chủ và tăng cường chế độ làm chủ ở nông thôn” Đầu
năm 1971 BCHTƯ khoá III họp Hội nghị lần thứ mười chín tiếp tục khẳng địnhnhiệm vụ trung tâm của phát triển kinh tế là phát triển nông nghiệp
Dưới bom đạn ác liệt, sản xuất nông nghiệp giải quyết vấn đề lươngthực vẫn được ưu tiên phát triển Sản lượng lương thực hàng năm trong nhữngnăm 1965-1968 vẫn đạt xấp xỉ bằng năm 1961, năm 1970 đạt gần 5,3 triệutấn, tăng 50 vạn tấn so với năm 1969 Hàng nghìn hợp tác xã đạt năng suất 5tấn/ha, sản xuất công nghiệp và thủ công nghiệp được duy trì, các nhà máyđược sơ tán, bảo vệ để tiếp tục sản xuất Giá trị sản lượng công nghiệp năm
1970 xấp xỉ bằng năm 1965, năm 1971 tăng 14% so với năm 1970 Việc xâydựng và phát triển công nghiệp địa phương được Đảng ta đặc biệt chú trọng
Hệ thống giao thông vận tải được khẩn trương khôi phục, bảo đảm vậnchuyển thông suốt trên các tuyến
Các chủ trương đúng đắn trên của Đảng, tiếp tục được phát huy trongnhững năm cuối của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1973-1975) Sự
Trang 18sáng suốt tài tình của Đảng, sự cố gắng vượt bậc của quân và dân miền Bắc
đã củng cố hậu phương vững mạnh và phát huy vai trò to lớn của hậu phươngđối với tiền tuyến, góp phần quyết định vào chiến thắng của quân và dân ta Như vậy, mặc dù cùng một lúc phải lãnh đạo cả nước tiến hành đồngthời hai chiến lược cách mạng: cách mạng XHCN ở miền Bắc và cách mạngDTDCND ở miền Nam, lần đầu tiên lãnh đạo xây dựng CNXH trên thực tế ởmiền Bắc, trong điều kiện quốc tế và trong nước hết sức khó khăn nhưngvới tinh thần cách mạng và ý chí quyết tâm cao, Đảng ta, đứng đầu là Chủtịch Hồ Chí Minh đã lãnh đạo công cuộc xây dựng CNXH ở miền Bắc nóichung, lãnh đạo từng bước xây dựng và phát triển kinh tế miền Bắc nói riêng
mà vấn đề then chốt nhất là lãnh đạo giải quyết hài hoà phù hợp mối quan hệgiữa phát triển ngành nông nghiệp với phát triển ngành công nghiệp, từngbước đưa hai ngành kinh tế cơ bản đó đạt được những thành tựu to lớn Sựphát triển hai ngành nông nghiệp và công nghiệp đã góp phần làm cho miềnBắc XHCN hoàn thành xuất sắc vai trò, nhiệm vụ của hậu phương lớn đối vớitiền tuyến lớn miền Nam, cũng như cho cách mạng cả nước, thực sự là nhân
tố quyết định nhất đến sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc.Những thành công trong lãnh đạo xây dựng phát triển kinh tế nói chung, tronggiải quyết mối quan hệ giữa hai ngành nông nghiệp và công nghiệp nói riêngthời kỳ này của Đảng là những bài học kinh nghiệm quý báu để Đảng ta cóthể tiếp tục vận dụng, phát huy trong các giai đoạn phát triển tiếp theo củacách mạng nước ta
Thời kỳ Đảng lãnh đạo cả nước tiến lên CNXH từ năm 1976 đến năm 1985 Sau khi miền Nam được hoàn toàn giải phóng, đất nước độc lập thốngnhất, Đảng ta lãnh đạo cả nước cùng bước vào TKQĐ lên CNXH Lúc này donước ta vừa thoát khỏi cuộc chiến tranh tàn khốc, điều kiện kinh tế, xã hộicòn gặp muôn vàn khó khăn trong điều kiện đó đáng lẽ Đảng ta phải biếtvận dụng những kinh nghiệm thành công trong lãnh đạo xây dựng và pháttriển kinh tế, trong giải quyết mối quan hệ giữa hai ngành nông nghiệp vàcông nghiệp của một số nước XHCN đi trước, những kinh nghiệm trong lãnh
Trang 19đạo khôi phục và phát triển kinh tế thời kỳ từ 1954 đến 1975 ở nước ta, đểlãnh đạo phát triển kinh tế sau chiến tranh nhằm ổn định đời sống nhân dân vàtừng bước xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho CNXH Nhưng do quá nônnóng chủ quan, muốn có ngay, có nhiều CNXH trên đất nước ta, do chưanhận thức đầy đủ và đúng đắn các quy luật phát triển trong TKQĐ cho nêntrong những năm đầu từ 1976 đến 1980 lãnh đạo phát triển kinh tế, Đảng ta
đã chủ trương tập trung ưu tiên phát triển công nghiệp nặng, đầu tư xây dựnghàng loạt các công trình lớn mà không tính đến các điều kiện đảm bảo và hiệuqủa của nó, coi nhẹ việc đầu tư phát triển nông nghiệp và công nghiệp nhẹ nói cách khác là thời kỳ này Đảng ta đã giải quyết không phù hợp mối quan hệgiữa phát triển hai ngành nông nghiệp và công nghiệp Hậu quả là trong nhữngnăm từ 1976 đến 1980 nền kinh tế nước ta hầu nhự giậm chân tại chỗ, nôngnghiệp chỉ tăng được 1,9%/năm, còn công nghiệp cũng chỉ tăng được 0,6%/năm hai ngành kinh tế cơ bản không phát triển được, nhưng tỷ lệ tăng dân
số thời kỳ này lại cao (hơn 2%/năm), đây là một trong những nguyên nhân cơbản khiến nước ta rơi vào tình trạng khủng hoảng kinh tế – xã hội trầm trọngkéo dài
Do sớm nhận thức được hậu qủa của các chủ trương chính sách pháttriển kinh tế không phù hợp với thực tiễn Để đáp ứng lòng mong mỏi chínhđáng của nhân dân nhất là người nông dân Trên cơ sở các Nghị quyết Trungương sáu khoá IV (8/1979), chỉ thị 100/CT-TƯ của Ban Bí Thư (1-1981) vàQuyết định 25/CP của Thủ tướng Chính phủ (1/1981), Đại hội đại biểu toànquốc lần thứ V của Đảng (3/1982) đã có bước phát triển lớn trong việc đề racác chủ trương chính sách phát triển kinh tế, đặc biệt đã xác định đúng thứ tự
ưu tiên trong phát triển kinh tế ở nước ta là phải ưu tiên phát triển nôngnghiệp, phải coi nông nghiệp là mặt trận hàng đầu, đồng thời ra sức đẩy mạnhsản xuất hàng tiêu dùng, tiếp tục xây dựng một số ngành công nghiệp quantrọng; kết hợp nông nghiệp, công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng và công
Trang 20nghiệp nặng trong một cơ cấu kinh tế công - nông nghiệp hợp lý Mặc dùchủ trương trên cơ bản đã phù hợp với lý luận và thực tiễn, điều kiện hoàncảnh nước ta khi bước vào TKQĐ lên CNXH, nhưng trên thực tế quá trình chỉđạo thực hiện Nghị quyết Đại hội V, Đảng ta vẫn chưa đưa ra được những chínhsách và giải pháp cụ thể và đồng bộ để giải phóng các lực lượng sản xuất trongnông nghiệp, vẫn chưa kiên quyết khắc phục triệt để tư tưởng nóng vội và bảo thủtrong các chủ trương phát triển kinh tế Kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội V xéttrên góc độ kinh tế, tuy Đảng ta đã lãnh đạo khắc phục được đà giảm sút của những
năm 1976 – 1980, nền kinh tế có nhiều tiến bộ rõ rệt Nhưng: “ Nông nghiệp vẫn chưa thực sự là mặt trận hàng đầu, công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng vẫn bị coi nhẹ về tổ chức và đầu tư, về chính sách; công nghiệp nặng không phục vụ được kịp thời cho nông nghiệp và công nghiệp nhẹ ” [7,21].
Chính việc chậm khắc phục những hạn chế trong lãnh đạo phát triểnkinh tế nói chung, lãnh đạo giải quyết mối quan hệ giữa phát triển nôngnghiệp và phát triển công nghiệp nói riêng của Đảng ta trong nhiệm kỳ Đạihội V (từ 1981 đến 1985) là một trong những nguyên nhân trực tiếp đẩy nước
ta tiếp tục lún sâu vào cuộc khủng hoảng kinh tế và xã hội, cao điểm nhất làthời điểm năm 1986 tốc độ lạm phát của nền kinh tế nước ta đã lên tới mức kỷlục 774,7%
Có thể nói sau khi lãnh đạo nhân dân giành thắng lợi oanh liệt tronghai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, bước vào thời kỳ mới, mặc
dù có rất nhiều cố gắng và với tinh thần cách mạng sục sôi, nhưng sau 10năm đầu lãnh đạo cách mạng cả nước qúa độ lên CNXH từ 1976 đến 1985bên cạnh những thành tựu đã đạt được, công tác lãnh đạo của Đảng ta nóichung, lãnh đạo xây dựng và phát triển kinh tế, giải quyết mối quan hệ giữaphát triển nông nghiệp và phát triển công nghiệp nói riêng còn bộc lộ nhiềusai lầm khuyết điểm: sai lầm trong xác định cơ cấu kinh tế, hướng đầu tư; sailầm trong cải tạo XHCN và trong quản lý nền kinh tế, trầm trọng nhất là sai
Trang 21lầm trong xác định cơ cấu kinh tế và cơ cấu đầu tư giữa hai ngành nông
nghiệp và công nghiệp, Đảng ta “thường chỉ xuất phát từ lòng mong muốn
đi nhanh, không tính đến điều kiện và khả năng thực tế, không kết hợp ngay
từ đầu công nghiệp với nông nghiệp thành một cơ cấu hợp lý” [7,20] là
những tác nhân cơ bản dẫn đến tình trạng kinh tế chậm phát triển, đời sốngnhân dân gặp khó khăn đất nước rơi vào cuộc khủng hoảng kinh tế – xãhội Thực trạng đó đã trực tiếp tác động làm giảm lòng tin của quần chúngnhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng, sự điều hành của các cơ quan Nhà nước
và cũng là vấn đề hết sức hệ trọng đối với toàn bộ sự nghiệp cách mạng củanước ta Song dường như là quy luật , chính trong những lúc khó khăn, giankhổ nhất, trong lúc nguy nan nhất, bản lĩnh cách mạng, ý chí quật cường vàtinh thần độc lập, tự chủ sáng tạo của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta lạiđược khơi dậy một cách vô cùng mạnh mẽ Việc Đảng ta khởi xướng và lãnhđạo công cuộc đổi mới toàn diện đất nước từ năm 1986 đã phản ánh tinhthần trên và bắt đầu mở ra một thời kỳ phát triển mới của đất nước
1.2 Chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng giải quyết mối quan hệ giữa phát triển nông nghiệp và phát triển công nghiệp từ 1986 đến 1996
1.2.1 Thời kỳ từ 1986 đến 1991
Trước thực trạng nền kinh tế xã hội nước ta đã và đang lâm vào tìnhtrạng khủng hoảng trầm trọng nhất, những tác động của công cuộc cải tổ ởLiên Xô và các nước XHCN Đông Âu Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI(tháng 12/1986) đã đề ra đường lối đổi mới toàn diện đất nước, trong đó lấyđổi mới kinh tế làm trọng tâm Trong đường lối đổi mới kinh tế, Đại hội VIxác định phải đổi mới toàn diện cả cơ cấu kinh tế, và đổi mới cơ chế quản lýnền kinh tế, đổi mới trong xây dựng và củng cố quan hệ sản xuất XHCN,trong sử dụng và cải tạo đúng đắn các thành phần kinh tế Trong chủ trươngđổi mới cơ cấu nền kinh tế, Đại hội VI xác định, phải sắp xếp lại nền kinh tếquốc dân theo một cơ cấu hợp lý, các loại hình sản xuất có quy mô và trình độ
Trang 22kỹ thuật khác nhau phải được bố trí cân đối liên kết với nhau, phù hợp vớiđiều kiện thực tế để bảo đảm cho nền kinh tế phát triển ổn định Căn cứ vàotình hình thực trạng đất nước, trên cơ sở rút kinh nghiệm các khoá trước, Đạihội VI chỉ rõ: Trong những năm còn lại của chặng đường đầu tiên, trước mắt
là kế hoạch 5 năm 1986 – 1990, toàn Đảng toàn dân ta phải tập trung sứcngười, sức của vào việc thực hiện cho được ba chương trình mục tiêu kinh tếlớn đó là lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu Phải thật
sự coi nông nghiệp là mặt trận hàng đầu, phải thật sự ưu tiên đáp ứng nhữngnhu cầu về đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, về vật tư về lao động, về
kỹ thuật cho nông nghiệp, phải đưa nông nghiệp tiến một bước theo hướngsản xuất lớn nhằm đáp ứng nhu cầu chủ yếu về lương thực thực phẩm chonhân dân Đẩy mạnh việc phát triển công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệpnhằm đáp ứng cho được nhu cầu của nhân dân về những loại hàng hoá thôngthường, bảo đảm yêu cầu chế biến nông – lâm – thuỷ sản Việc phát triểncông nghiệp nặng và xây dựng kết cấu hạ tầng phải phục vụ các mục tiêu kinh
tế – xã hội và quốc phòng trong chặng đường đầu tiên và theo khả năng thực
tế, chỉ ưu tiên phát triển công nghiệp năng lượng (điện, than, dầu khí ) Chútrọng phát triển giao thông vận tải và thông tin liên lạc, động viên các tổ chức,tập thể và cá nhân góp sức, góp vốn mở mang đường giao thông nông thôn,miền núi, phát triển các phương tiện vận tải nhằm khắc phục tình trạng áchtắc trong vận tải hàng hoá, nâng cao năng lực và chất lượng phục vụ, giảmnhẹ tình trạng lạc hậu về thông tin liên lạc, hiện đại hoá những khâu có điềukiện Theo phương hướng bố trí lại cơ cấu kinh tế, phải điều chỉnh lớn cơ cấuđầu tư trong xây dựng cơ bản, giữa các ngành công nghiệp và nông nghiệpcũng như điều chỉnh đầu tư trong từng ngành Hướng đầu tư tập trung cho việcthực hiện ba chương trình mục tiêu kinh tế và phải bảo đảm phát huy hiệu quả.Tính hiệu quả của việc đầu tư phải đáp ứng yêu cầu ít vốn, tạo được nhiều việclàm, đưa công trình vào sử dụng nhanh Trên cơ sở rà soát chính xác, kiên quyết
Trang 23giãn tiến độ hoặc đình hẳn việc xây dựng những công trình chưa thật sự cấpbách hoặc ít có tính khả thi Ưu tiên đồng bộ vào đầu tư chiều sâu cho các cơ sởcông nghiệp hiện có.
Muốn phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất đi đôi với việc bố trí lại
cơ cấu sản xuất, cơ cấu đầu tư theo ngành và theo vùng, Đại hội VI xác địnhphải xây dựng và củng cố quan hệ sản xuất XHCN, sử dụng và cải tạo đúngđắn các thành phần kinh tế Thực hiện nhất quán chính sách cơ cấu kinh tếnhiều thành phần Kinh tế XHCN bao gồm kinh tế quốc doanh và kinh tế tậpthể cùng với bộ phận kinh tế gia đình gắn liền với thành phần đó; các thànhphần kinh tế khác gồm kinh tế tiểu sản xuất hàng hoá, kinh tế tư bản tư nhân,kinh tế tư bản Nhà nước và kinh tế tự nhiên, tự cấp, tự túc Đại hội VI khẳngđịnh đây là giải pháp chiến lược lâu dài và hết sức quan trọng, nhằm giảiphóng sức sản xuất, khai thác mọi tiềm năng của đất nước và con người ViệtNam, là sự vận dụng sáng tạo lý luận Mác-Lênin và điều kiện hoàn cảnh cụthể của nước ta Đảng ta xác định: cải tạo quan hệ sản xuất cũ, xây dựng quan
hệ sản xuất mới là nhiệm vụ thường xuyên liên tục trong suốt TKQĐ, cải tạoXHCN và xây dựng quan hệ sản xuất mới phải bao gồm cả ba mặt: xây dựngchế độ công hữu về tư liệu sản xuất, xây dựng chế độ quản lý và chế độ phânphối XHCN, khắc phục sai lầm trước đây chỉ nhấn mạnh xây dựng chế độ sởhữu
Về chủ trương đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, Đại hội VI xác địnhphương hướng đổi mới cơ chế quản lý kinh tế là xoá bỏ tập trung quan liêubao cấp, xây dựng cơ chế mới phù hợp với quy luật khách quan và trình độphát triển của nền kinh tế Đặc trưng của cơ chế quản lý mới là: tính kế hoạch,
sử dụng đúng đắn mối quan hệ hàng hoá, tiền tệ, nền kinh tế được quản lýbằng các biện pháp kinh tế là chủ yếu Thực chất cơ chế quản lý kinh tế mới
là cơ chế kế hoạch hoá theo phương thức hạch toán kinh doanh XHCN, đúngnguyên tắc tập trung dân chủ
Trang 24Như vậy Đại hội VI đã đề ra chủ trương đổi mới kinh tế một cách toàndiện, đồng bộ Từ đổi mới cơ cấu sản xuất, cơ cấu đầu tư đến đổi mới quanđiểm chính sách sử dụng và cải tạo các thành phần kinh tế cũng như đổi mới
cơ chế quản lý nền kinh tế Trong các yếu tố trên, đổi mới cơ cấu sắp xếp lạinền kinh tế có vị trí quan trọng nhất, bởi vì, chủ trương đổi mới sắp xếp lạinền kinh tế quốc dân theo một cơ cấu hợp lý giữa các ngành chủ yếu là giữahai ngành nông nghiệp và công nghiệp, giữa các vùng và giữa các thành phầnkinh tế, sắp xếp cân đối giữa các xí nghiệp, cơ sở sản xuất có quy mô và trình
độ kỹ thuật khác nhau đã tạo khả năng tốt nhất cho phép giải quyết mốiquan hệ giữa các ngành kinh tế nói chung và hai ngành kinh tế cơ bản nôngnghiệp và công nghiệp nói riêng một cách đúng đắn và có hiệu qủa nhất.Trong từng vùng, từng địa phương, trong mỗi thành phần kinh tế và trong
phạm vi cả nước căn cứ vào điều kiện và khả năng thực tế (điều kiện tự nhiên, khả năng về vốn, trình độ quản lý, tay nghề, kinh nghiệm truyền thống ) để
quyết định đẩy mạnh phát triển nông nghiệp hay phát triển công nghiệp chophù hợp Chỉ có trên cơ sở xác định đúng hướng sản xuất, bố trí sắp xếp cânđối, hợp lý nền sản xuất thì đầu tư mới đúng hướng và có hiệu quả Chủtrương của Đại hội VI chỉ ưu tiên đầu tư xây dựng các công trình, các cơ sởkinh tế không cần nhiều vốn, tạo được nhiều việc làm và đặc biệt là phảinhanh chóng đưa vào sử dụng được ngay mở ra hướng phát triển mạnh nôngnghiệp và công nghiệp nhẹ sản xuất hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu Tạonhiều sản phẩm trong thời gian ngắn, đảm bảo đời sống cho số đông ngườilao động, mở ra khả năng to lớn cho sự trao đổi sản phẩm giữa hai ngànhnông nghiệp và công nghiệp
Chủ trương đổi mới trong xây dựng củng cố quan hệ sản xuất XHCN,trong sử dụng và cải tạo đúng đắn các thành phần kinh tế Đại hội VI xác địnhrõ: trong xây dựng và củng cố quan hệ sản xuất phải toàn diện trên cả ba mặt:
sở hữu tư liệu sản xuất, quản lý và phân phối sản phẩm; trong sử dụng và cải
Trang 25tạo các thành phần kinh tế nhất quán chính sách nền kinh tế nhiều thành phần,coi đây là giải pháp chiến lược, lâu dài Các thành phần kinh tế đều bình đẳngtrước pháp luật, trong đó thành phần kinh tế quốc doanh giữ vai trò chủ đạochi phối được các thành phần kinh tế khác, đã tạo ra khả năng to lớn trongviệc khai thác phát huy mọi tiềm năng thế mạnh của đất nước, con người ViệtNam vào lĩnh vực sản xuất, trong các ngành nghề kinh tế, tạo ra nhiều sảnphẩm cho xã hội.
Chủ trương của Đại hội VI trong đổi mới cơ chế quản lý kinh tế nhằm
để tháo gỡ khó khăn, tạo ra động lực mới với nội dung chủ yếu là, xoá bỏ cơchế tập trung, quan liêu, bao cấp, sửa đổi các chính sách đòn bẩy kinh tế, hìnhthành cơ chế kế hoạch hoá theo phương thức hạch toán kinh doanh XHCN,đúng nguyên tắc tập trung dân chủ Thiết lập trật tự, kỷ cương trong quản lýkinh tế, xã hội Khâu quyết định là bố trí đúng cán bộ, kiện toàn bộ máy quản
lý, đổi mới phong cách, lề lối làm việc phù hợp với yêu cầu đổi mới cơ cấukinh tế và cơ chế quản lý
Trước sự phát triển nhanh chóng của cuộc cách mạng khoa học và kỹthuật, sự phát triển nhảy vọt của lực lượng sản xuất và quá trình quốc tế hoácác lực lượng sản xuất để đổi mới phát triển kinh tế, Đại hội VI chủ trương,phát huy mạnh mẽ động lực khoa học – kỹ thuật, mở rộng và nâng cao hiệuquả kinh tế đối ngoại Đảng ta xác định nhiệm vụ ổn định và phát triển kinh tếtrong chặng đường đầu tiên cũng như trong sự nghiệp phát triển khoa học –
kỹ thuật và công nghiệp hoá XHCN của nước ta tiến hành nhanh hay chậm,điều đó phụ thuộc một phần quan trọng vào việc mở rộng và nâng cao hiệuquả kinh tế đối ngoại
Trên cơ sở những chủ trương cơ bản trên, Đại hội VI xác định các chủtrương phương hướng, mục tiêu cụ thể trong chiến lược phát triển kinh tế xãhội nói chung, trong giải quyết mối quan hệ giữa phát triển hai ngành nôngnghiệp và công nghiệp nói riêng như sau:
Trang 26Trước hết, Đại hội VI xác định trong những năm còn lại của chặngđường đầu tiên, trước mắt là kế hoạch 5 năm 1986 – 1990, toàn Đảng toàn dân
ta phải tập trung sức người, sức của vào việc thực hiện cho được ba chương trìnhmục tiêu kinh tế lớn đó là: lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuấtkhẩu Về lương thực, thực phẩm trong 5 năm 1986 – 1990, phải tập trung chomục tiêu số một là sản xuất lương thực và thực phẩm, đồng thời ra sức mở mangcây công nghiệp, nhất là cây công nghiệp ngắn ngày, đi liền với xây dựng đồng
bộ công nghiệp chế biến Vấn đề lương thực phải được giải quyết một cách toàndiện, từ sản xuất, chế biến đến phân phối và tiêu dùng Ngoài những cây, conphục vụ trực tiếp nhu cầu lương thực, thực phẩm, khuyến khích phát triển trồngcây công nghiệp, trồng rừng để khai thác những tiềm năng to lớn của nền nôngnghiệp nhiệt đới theo thế mạnh của từng vùng, tạo ra nguồn sản phẩm hàng hoá
để trao đổi lấy lương thực, khắc phục khuynh hướng giải quyết lương thực theolối khép kín, đồng thời tạo ra nguồn nguyên liệu cho công nghiệp chế biến vànhất là tăng nhanh những sản phẩm có giá trị xuất khẩu
Về hàng tiêu dùng, Đại hội VI chủ trương: phát triển hàng tiêu dùng là
một chương trình lớn, không chỉ có ý nghĩa cấp bách trước mắt mà còn có ýnghĩa lâu dài và cơ bản Đó là điều kiện để bảo đảm đáp ứng các nhu cầu đơisống hằng ngày của nhân dân giải quyết việc làm cho hàng triệu người laođộng, tạo nguồn tích luỹ và nguồn xuất khẩu quan trọng Để phát triển hàngtiêu dùng, điều có ý nghĩa quyết định là nguyên liệu và chính sách về nguyênliệu của Nhà nước Đại hội VI chủ trương tập trung chủ yếu vào việc khaithác nguồn nguyên liệu trong nước , đồng thời giành ưu tiên ngoại tệ để nhậpkhẩu những nguyên liệu trong nước không sản xuất được Đặc biệt đối vớinguồn nguyên liệu từ nông nghiệp, cần phải bảo đảm đủ diện tích chuyêncanh phục vụ cho các nhà máy chế biến, thực hiện liên kết chặt chẽ và trựctiếp giữa nhà máy với vùng nguyên liệu thông qua các hợp đồng kinh tế.Cùng với chủ trương đẩy mạnh sản xuất Đảng ta xác định toàn dân, nhất là
Trang 27cán bộ đảng viên cần tự giác dùng hàng trong nước, thực hiện chính sáchkhuyến khích và bảo vệ sản xuất, xác định tiêu dùng phù hợp với khả năngthực tế của nền kinh tế hiện nay.
Về chủ trương phát triển mặt hàng xuất khẩu - Đại hội VI xác định:Xuất khẩu là mũi nhọn có ý nghĩa quyết định đối với nhiều mục tiêu kinh tếtrong 5 năm 1986 – 1990, đồng thời cũng là khâu chủ yếu của toàn bộ cácquan hệ kinh tế đối ngoại Xuất khẩu phải trở thành mối quan tâm hàng đầucủa tất cả các ngành, các cấp Nhiệm vụ đặt ra là phải tăng nhanh khối lượngxuất khẩu , đáp ứng được nhu cầu nhập khẩu Khuyến khích thoả đáng đối vớinhững người sản xuất trực tiếp hàng xuất khẩu, như cung ứng đủ lương thực
và hàng tiêu dùng cần thiết cho họ, Nhà nước có chính sách về giá mua hợp
lý, khen thưởng kịp thời Giá mua phải thống nhất theo phẩm cấp của từngmặt hàng cho cả tiêu dùng trong nước và xuất khẩu
Ba chương trình kinh tế lớn do Đại hội VI đề ra có mối quan hệ biệnchứng chặt chẽ, là cơ sở tiền đề cho nhau Lương thực, thực phẩm và hàngtiêu dùng là những điều kiện vật chất quan trọng nhất để ổn định tình hìnhkinh tế – xã hội và đời sống nhân dân, xuất khẩu là yếu tố có ý nghĩa quyếtđịnh để thực hiện hai chương trình đó cũng như các hoạt động kinh tế khác
Ba chương trình kinh tế là cốt lõi của nhiệm vụ kinh tế xã hội trong 5 năm
1986 – 1990 không những có ý nghĩa sống còn trong tình hình trước mắt, màcòn là những điều kiện ban đầu hết sức quan trọng để triển khai sự nghiệpCNH XHCN trong các chặng đường tiếp theo Bằng việc đề ra ba chươngtrình kinh tế lớn Đảng ta đã vừa chủ trương đẩy mạnh và ưu tiên phát triểnnông nghiệp đồng thời tập trung đẩy mạnh phát triển công nghiệp nhẹ sảnxuất hàng tiêu dùng nhằm giải quyết và đáp ứng những nhu cầu trước mắt cấpbách cho nhân dân về lương thực, thực phẩm và hàng hoá phục vụ sinh hoạtđời sống, chủ trương đó thể hiện sự phối hợp giải quyết một cách hài hoà, phù
Trang 28hợp mối quan hệ giữa phát triển ngành nông nghiệp và phát triển ngành côngnghiệp trong những năm còn lại của chặng đường đầu tiên ở nước ta.
Để thực hiện ba chương trình kinh tế lớn nói trên, tạo tiền đề đẩymạnh sự nghiệp CNH XHCN trong chặng đường tiếp theo, Đại hội VI chủtrương phát triển một số ngành công nghiệp nặng và kết cấu hạ tầng cần thiếtphù hợp với khả năng và điều kiện hiện tại của đất nước Đó là năng lượng,một số cơ sở cơ khí và sản xuất nguyên, vật liệu, giao thông vận tải và thôngtin bưu điện Đó cũng chính là những cơ sở vật chất tối thiểu trong chặngđường đầu tiên của TKQĐ lên CNXH ở nước ta Như vậy là ngay từ đầu củacông cuộc đổi mới, Đảng đã chủ trương kết hợp một cách chặt chẽ giữa pháttriển ngành nông nghiệp và phát triển ngành công nghiệp để từng bước hìnhthành cơ cấu kinh tế hợp lý Bằng cách đó khắc phục khuyết điểm tách rời nôngnghiệp và công nghiệp trước đây, hướng công nghiệp nặng phục vụ thiết thực và
có hiệu quả cho phát triển nông nghiệp và công nghiệp nhẹ, khắc phục từngbước sự lạc hậu của kết cấu hạ tầng, nhất là giao thông vận tải trong nền kinh tếnước ta
Một lĩnh vực hết sức nóng bỏng, ảnh hưởng rất lớn đến quá trình sảnxuất, phân phối lưu thông, ảnh hưởng lớn đến tình hình kinh tế, chính trị xãhội và đời sống nhân dân đó là lĩnh vực giá cả, thương nghiệp, tài chính vàtiền tệ Để xử lý tình hình biến động phức tạp gây ảnh hưởng xấu của các vấn
đề trên, Đại hội VI chủ trương, trước hết bằng mọi biện pháp để giảm nhịp độtăng giá đó là giảm tốc độ lạm phát, thu hẹp mất cân đối giữa khối lượng hànghoá và tiền tệ lưu thông, mặt khác giải phóng mọi năng lực sản xuất, tập trungsức đẩy mạnh sản xuất một số mặt hàng thiết yếu phục vụ đời sống, mở rộnggiao lưu hàng hoá, bãi bỏ việc ngăn sông cấm chợ, chia cắt thị trường Thương nghiệp XHCN phải được tăng cường về số lượng và chất lượng, đổimới phương thức kinh doanh, vươn lên làm chủ thị trường và giá cả Tiềnlương của cán bộ công nhân viên chức phải được điều chỉnh tương ứng với hệ
Trang 29thống giá và mức giá đã hình thành trong thực tế, Nhà nước phải có phươngthức bán thích hợp bảo đảm cho người hưởng lương mua được những hànghoá cần thiết Chủ trương trên cho phép mở rộng thị trường trao đổi hàng hoálành mạnh, kích thích sản xuất và góp phần quan trọng trong việc giữ ổn địnhtình hình kinh tế xã hội và nâng cao đời sống nhân dân, góp phần quan trọngtrong việc lưu thông trao đổi hàng hoá giữa hai lĩnh vực nông nghiệp và côngnghiệp, qua đó góp phần quan trọng trong việc giải quyết mối quan hệ giữa haingành đó.
Trên cơ sở chủ trương phát huy mạnh mẽ động lực khoa học kỹ thuật.Đại hội VI đã xác định trong những năm tới phải vận dụng khoa học xã hội,khoa học tự nhiên, khoa học kỹ thuật trong việc nghiên cứu chiến lược pháttriển kinh tế xã hội Đặc biệt cần tập trung lực lượng khoa học kỹ thuật của cảnước trong việc nghiên cứu và áp dụng nhanh chóng các thành tựu khoa học
kỹ thuật, phục vụ ba chương trình kinh tế lớn Các cấp uỷ Đảng và chínhquyền từ Trung ương đến địa phương phải coi trọng công tác lãnh đạo pháttriển khoa học kỹ thuật, đổi mới cơ chế quản lý khoa học kỹ thuật và chútrọng phát động phong trào toàn dân phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật Chủ trương đổi mới và nâng cao khả năng vận dụng sáng tạo các thành tựukhoa học kỹ thuật của Đại hội VI không chỉ tạo động lực mạnh mẽ thúc đẩynền kinh tế nói chung, hai ngành nông nghiệp và công nghiệp ở nước ta nóiriêng phát triển mạnh mẽ và vững chắc, mà còn tạo nền móng cơ sở lý luậncũng như việc không ngừng nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ khoa học kỹthuật và nâng cao trình độ của nhân dân, chuẩn bị cho công cuộc đẩy mạnh sựnghiệp CNH, HĐH trong những giai đoạn sau
Một chủ trương hết sức quan trọng trong việc tạo ra động lực mạnh
mẽ thúc đẩy kinh tế xã hội, phát triển và góp phần đáng kể trong việc giảiquyết mối quan hệ giữa phát triển nông nghiệp và công nghiệp ở nước ta là,lần đầu tiên Đảng ta xác định về đổi mới chính sách xã hội Trên cơ sở các
Trang 30quan điểm: kinh tế và xã hội, chính sách kinh tế và chính sách xã hội gắn bóchặt chẽ với nhau; thực chất chính sách xã hội là chính sách về con người,mục đích của chính sách xã hội là phục vụ con người, giải quyết đúng đắn cácvấn đề xã hội sẽ tạo động lực thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển Đại hội VIxác định trước hết Đảng cần tập trung giải quyết tốt các vấn đề: Kế hoạch hoádân số, giải quyết việc làm cho người lao động; thực hiện công bằng xã hội,lối sống có văn hoá; bảo đảm an toàn xã hội, khôi phục trật tự kỷ cương trongmọi lĩnh vực của đời sống xã hội; chăm lo đáp ứng nhu cầu giáo duc, văn hoá,bảo vệ và tăng cường sức khoẻ cho nhân dân; xây dựng chính sách bảo trợ xãhội và thực hiện đúng chính sách giai cấp và chính sách dân tộc
Ngoài các chủ trương đổi mới chính sách kinh tế xã hội , để đảm bảomôi trường ổn định và bảo vệ vững chắc các thành qủa cách mạng đã đạtđược và cũng là để góp phần giải quyết mối quan hệ giữa phát triển hai ngànhkinh tế cơ bản nông nghiệp và công nghiệp ở nước ta Đại hội VI xác địnhphải không ngừng củng cố và tăng cường quốc phòng, an ninh trong tình hìnhmới, đổi mới tăng cường hoạt động trên lĩnh vực đối ngoại; phát huy quyềnlàm chủ của nhân dân lao động, nâng cao hiệu lực quản lý của Nhà nướcXHCN; xây dựng Đảng ta thật sự ngang tầm một Đảng cầm quyền có trọngtrách lãnh đạo toàn dân thực hiện thắng lợi hai nhiệm vụ chiến lược
Như vậy, bằng tư duy mới, sự sáng tạo mới, Đại hội đại biểu toàn
quốc lần thứ VI của Đảng (tháng 12/1986) đã đề ra đường lối đổi mới toàn
diện đất nước Các chủ trương đổi mới trên các lĩnh vực mà Đảng ta đề ra đãphản ánh đúng đắn tình hình thực tiễn đất nước, đáp ứng lòng mong mỏi củanhân dân và phù hợp với lý luận Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, cũng nhưhoà đồng vào xu thế cải tổ, cải cách chung của các nước XHCN trên thế giới,
do đó cách mạng nước ta từng bước vượt qua mọi khó khăn, thử thách vữngbước tiến lên CNXH
Trang 31Tuy nhiên, quá trình Đảng chỉ đạo thực hiện Nghị quyết Đại hội VI đểxây dựng, phát triển kinh tế xã hội nói chung, giải quyết mối quan hệ giữaphát triển hai ngành nông nghiệp và công nghiệp ở nước ta nói riêng còn gặpkhông ít khó khăn trở ngại Khi đường lối đổi mới toàn diện được triển khaithực hiện cũng là lúc tình hình thế giới có nhiều biến động phức tạp, đặc biệt
là sự sai lầm ngày càng trầm trọng trong công cuộc cải tổ ở Liên Xô và cácnước XHCN Đông Âu, nguy cơ chệch hướng XHCN cũng như sự tan rã củaCNXH thế giới đã và đang biểu hiện ngày càng rõ nét Sau Đại hội VI, tìnhhình kinh tế xã hội của nước ta vẫn hết sức khó khăn Tình trạng thiếu lươngthực, nạn đói xảy ra ở một số nơi, đời sống nhân dân, nhất là người hưởnglương rất khó khăn, các hiện tượng tiêu cực và tệ nạn xã hội không giảm Trênlĩnh vực chính trị tư tưởng xuất hiện một số luận điểm muốn phủ nhận conđường cách mạng XHCN, phủ nhận chủ nghĩa Mác-Lênin, ca ngợi dân chủ tưsản và chế độ đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập Trên lĩnh vực kinh tế, dotình hình chính trị phức tạp cho nên quan hệ kinh tế giữa nước ta với Liên Xô vàcác nước bạn bè truyền thống bị thu hẹp, CNQĐ đứng đầu là đế quốc Mỹ vẫntiếp tục chính sách thù địch, cấm vận kinh tế và phá hoại nước ta
Để thực hiện thắng lợi đường lối đổi mới, đưa đất nước ta ra khỏikhủng hoảng kinh tế - xã hội, điều kiện tiên quyết là phải giữ vững ổn địnhchính trị, phát triển kinh tế, tạo môi trường quốc tế thuận lợi, phá thế bị baovây cấm vận, xây dựng Đảng ngang tầm với yêu cầu và nhiệm vụ của côngcuộc đổi mới Do ý thức rõ vấn đề trên nên ngay sau Đại hội VI, tại Hội nghịlần thứ hai BCHTƯkhoá VI (4/1987) Đảng ta đã kịp thời đề ra chủ trươngbiện pháp nhằm tháo gỡ những ách tắc trong lĩnh vực phân phối lưu thông.Đây là một sự chỉ đạo hoàn toàn phù hợp và có nhiều nét mới so với thời kỳtrước Đại hội VI Nếu trước Đại hội VI Đảng ta cơ bản xác định và chỉ đạocải tạo quan hệ sản xuất trên lĩnh vực sở hữu tư liệu sản xuất, thì ngay Nghịquyết đầu tiên mang tính chất chỉ đạo của Đại hội VI, Đảng ta đã xác định đổi
Trang 32mới trên lĩnh vực phân phối lưu thông, một lĩnh vực, một khâu hết sức quantrọng của quá trình sản xuất Giải quyết tốt khâu này chẳng những cải thiệnđáng kể quá trình trao đổi sản phẩm giữa hai ngành nông nghiệp và côngnghiệp mà còn góp phần trực tiếp nâng cao đời sống nhân dân, nhất là ngườihưởng lương, mở rộng giao lưu hàng hoá, giải phóng sức sản xuất Để giảiquyết vấn đề nóng bỏng này, Đảng ta xác định 4 mục tiêu phải đạt được trên mặttrận phân phối lưu thông là: giảm tỷ lệ bội chi ngân sách, giảm nhịp độ tăng giá,giảm lạm phát và giảm khó khăn về đời sống cho nhân dân Để đạt được 4 mụctiêu đó, Hội nghị lần thứ hai BCHTƯ khoá VI đề ra những quy định mới về giả
cả và lưu thông vật tư hàng hoá, chính sách và biện pháp giải quyết tiền lương vàđời sống của công nhân viên chức và lực lượng vũ trang, chính sách và biệnpháp tăng thu, hạn chế bội chi ngân sách, giảm tốc độ lạm phát; thực hiện chínhsách thu mua nông sản của nông dân theo giá thoả thuận, điều chỉnh cơ cấu kinh
tế và đầu tư theo hướng giành ưu tiên cho ba chương trình kinh tế lớn
Trong điều kiện nền kinh tế nước ta còn hết sức khó khăn, bản thânhai ngành kinh tế cơ bản nông nghiệp và công nghiệp chưa phát triển được,mối quan hệ giữa hai ngành đó còn bị giàng buộc bởi nhiều yếu tố bất lợi,Hội nghị lần thứ hai BCHTƯ khoá VI đề ra chủ trương và giải pháp về phânphối lưu thông tuy đúng nhưng chưa đủ để có thể tháo gỡ những ách tắc đóngay được Những chủ trương về phân phối lưu thông của Hội nghị chưa tạo
ra được chuyển biến mới trong đời sống cũng như trong nền kinh tế và quan
hệ giữa hai ngành nông nghiệp và công nghiệp Ý thức được vấn đề đó, tạiHội nghị lần thứ ba BCHTƯ khoá VI (8/1987) trên cơ sở khẳng định tínhđúng đắn và kịp thời của các chủ trương nhằm tháo gỡ những ách tắc trongphân phối lưu thông do Hội nghị lần thứ hai BCHTƯ khoá VI đề ra, Hội nghịlần thứ ba BCHTƯ khoá VI tiếp tục bổ sung thêm những chủ trương và giảipháp cấp bách về phân phối lưu thông một cách cụ thể hơn, đó là các chủtrương giải pháp về giá, lương và ngân sách Về giá, Hội nghị lần thứ ba
Trang 33BCHTƯ khoá VI xác định phải phấn đấu tiến tới thực hiện cơ chế một giá,song trước mắt đối với từng mặt hàng cần xem xét cụ thể để áp dụng cơ chếmột giá hay hai giá Về lương, phải thực hiện chế độ lương thống nhất trong cảnước, định mức lương mới cho các khu vực sản xuất, hành chính sự nghiệp vàlực lượng vũ trang Về ngân sách, phải thi hành các biện pháp giảm tỷ lệ bộichi ngân sách và bội chi tiền mặt bằng cách tăng thu Triệt để tiết kiệm chi,giữ vững kỷ cương, chống tiêu cực Đặc biệt Hội nghị lần thứ ba BCHTƯkhoá VI còn ra Nghị quyết về chuyển hoạt động của các đơn vị kinh tế ngoàiquốc doanh sang hạch toán kinh doanh XHCN, đổi mới quản lý Nhà nước vềkinh tế Các chủ trương và giải pháp cụ thể về phân phối lưu thông cũng nhưchủ trương chỉ đạo chuyển hoạt động của các đơn vị kinh tế quốc doanh sanghạch toán kinh doanh XHCN do Hội nghị lần thứ ba BCHTƯ khoá VI xácđịnh đã thực sự có tác dụng góp phần tháo gỡ những ách tắc trong phân phốilưu thông Thời kỳ này sản phẩm hàng hoá do hai ngành nông nghiệp và côngnghiệp làm ra được tự do lưu thông và trao đổi trên thị trường, do đó kíchthích sản xuất phát triển Đặc biệt, chủ trương chuyển phương thức kinhdoanh của các đơn vị kinh tế quốc doanh đã có tác dụng tích cực trong việcnâng cao hơn nữa tính độc lập, quyền tự chủ của các đơn vị kinh tế quốcdoanh Trong các xí nghiệp công nghiệp, người công nhân được tự quyết địnhphương thức kinh doanh cho nên đã tạo không khí phấn khởi, nhiệt tình trongcác nhà máy xí nghiệp, theo đó ngành công nghiệp có động lực để phát triểnlên một bước Do đó sản phẩm công nghiệp đáp ứng nhu cầu tiêu dùng thiếtthực của xã hội và thoả mãn phần nào nhu cầu cho ngành nông nghiệp.
Hội nghị lần thứ tư BCHTƯ khoá VI (12/1987) ra Nghị quyết vềphương hướng nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội trong ba năm 1988 – 1990,Hội nghị đánh giá tình hình nêu rõ những chuyển biến bước đầu trên các mặthoạt động lãnh đạo của Đảng và của nhân dân ta, theo nội dung đổi mới củaĐại hội VI Tuy nhiên, những nhân tố mới còn mang tính chất bộ phận, chưa
Trang 34thật vững chắc, tình hình kinh tế – xã hội nước ta vẫn còn rất khó khăn phứctạp Trước tình hình đó, Hội nghị chủ trương: trong ba năm 1988 – 1990 toànĐảng, toàn dân phải phấn đấu thực hiện bằng được mục tiêu ổn định mộtbước quan trọng tình hình kinh tế – xã hội, chuẩn bị điều kiện thuận lợi choviệc phát triển kinh tế xã hội trong các năm sau Để đạt được mục tiêu đó, Hộinghị xác định phải phát triển mạnh mẽ sản xuất hàng hoá, nâng cao năng suất,chất lượng hiệu, quả kinh tế Trước hết, phải tập trung sức thực hiện bachương trình kinh tế lớn, đặc biệt là chương trình lương thực – thực phẩm;chuyển mạnh các hoạt động kinh tế sang hạch toán kinh doanh XHCN; ápdụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, khuyến khích các thành phần kinh tế khaithác mọi năng lực sản xuất Những phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh
tế xã hội do Hội nghị lần thứ tư BCHTƯ khoá VI đề ra cho 3 năm 1988 –
1990, là bước tiếp tục cụ thể hoá các chủ trương đổi mới của Đảng trên lĩnhvực kinh tế nói chung, trong giải quyết mối quan hệ giữa phát triển nôngnghiệp và công nghiệp nói riêng Trên cơ sở những tiến bộ bước đầu tronglĩnh vực phân phối lưu thông do Hội nghị lần thứ hai BCHTƯ khoá VI và Hộinghị lần thứ ba BCHTƯ khoá VI đề ra, Hội nghị lần thứ tư BCHTƯ khoá VIchủ trương phát triển mạnh mẽ sản xuất hàng hoá, phục vụ ba chương trìnhkinh tế (đặc biệt là chương trình lương thực – thực phẩm) Trên cơ sở khuyếnkhích mạnh mẽ các thành phần kinh tế và áp dụng các thành tựu khoa học kỹthuật là hoàn toàn phù hợp nhằm đáp ứng nhu cầu cấp bách của xã hội vềlương thực, thực phẩm, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho giải quyết mốiquan hệ giữa hai ngành nông nghiệp và công nghiệp
Tuy nhiên, bước sang năm 1988, Đảng, Nhà nước và nhân dân ta vẫntiếp tục phải đương đầu với nhiều khó khăn gay gắt về kinh tế xã hội và quốcphòng Tình trạng thiếu lương thực dẫn đến nạn đói tiếp tục xảy ra trên phạm
vi 21 tỉnh ở miền Trung và miền Bắc, sản xuất công nghiệp và tiểu thủ côngnghiệp bị giảm sút, giá cả hàng hoá vẫn cao Để đối phó với tình hình đó, mộtmặt Đảng ta đề ra chủ trương, biện pháp để bảo vệ quần đảo Trường Sa, mặt
Trang 35khác tiếp tục đề ra các chủ trương biện pháp chỉ đạo nhằm phát triển sản xuất,
ổn định dần tình hình kinh tế, xã hội Ngày 05 tháng 4 năm 1988, Bộ Chínhtrị ra Nghị quyết 10 về đổi mới quản lý kinh tế trong nông nghiệp Nghị quyết
10 đã đề ra cơ chế khoán mới trong nông nghiệp, nhằm tháo gỡ những khókhăn trong sản xuất nông nghiệp mà Chỉ thị 100 của Ban Bí thư năm 1981không thể đáp ứng được trong tình hình mới Nghị quyết xác định hợp tác xãnông nghiệp là một đơn vị kinh tế tự chủ tự quản, hộ gia đình xã viên là đơn
vị nhận khoán với hợp tác xã Nghị quyết 10 đã được đông đảo giai cấp nôngdân tiếp nhận, phấn khởi thực hiện, đã đưa lại nhiều chuyển biến rõ rệt trongnông nghiệp Sản lượng lương thực tăng nhanh, không những cung cấp đầy
đủ nhu cầu trong nước mà năm 1989 lần đầu tiên nước ta xuất khẩu được 1,2triệu tấn gạo Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị tháng 4/1988 không chỉ tạo rabước chuyển biến rõ nét trên mặt trận nông nghiệp mà còn tác động tích cựctới mặt trận công nghiệp cũng như toàn xã hội Tình hình kinh tế xã hội nước
ta từ giữa năm 1988 trở đi có nhiều chuyển biến tích cực, các chủ trươngchính sách đổi mới bắt đầu mang lại những kết quả rõ rệt, tình hình kinh tế vàđời sống nhân dân dần dần được cải thiện, sinh hoạt dân chủ trong xã hộingày càng được phát huy, lòng tin của nhân dân vào đường lối đổi mới củaĐảng tăng lên Tuy nhiên những kết qủa bước đầu của công cuộc đổi mớiđem lại còn rất hạn chế và chưa vững chắc, tình hình kinh tế còn gặp nhiềukhó khăn, nhất là về tài chính, tiền tệ Ngày 2/5/1988 Bộ Chính trị ra Nghịquyết 11 về các biện pháp chống lạm phát: Tập trung lực lượng giải quyếtviệc thu mua, cung cấp và dự trữ lương thực, tăng cường quản lý vật tư, tạmthời bán hai giá những mặt hàng thiết yếu Từng bước xoá bao cấp qua giáthực hiện chế độ trợ cấp khó khăn, thu các khoản chênh lệch giá, giảm pháthành tiền Ngày 15 tháng 7 năm 1988 Bộ Chính trị ra Nghị quyết 16 về đổimới chính sách và cơ chế quản lý đối với các cơ sở sản xuất thuộc thành phầnkinh tế ngoài quốc doanh Nghị quyết xác định các thành phần kinh tế ngoàiquốc doanh được phép tồn tại lâu dài, thực hiện các nguyên tắc quản lý dânchủ, công bằng, bình đẳng và tự quản Sau Nghị quyết 10 đột phá trên mặt
Trang 36trận nông nghiệp, các Nghị quyết 11 và 16 của Bộ Chính trị thực sự tạo ramôi trường thông thoáng hơn cho các nhà đầu tư yên tâm đầu tư sản xuất tạo
ra nhiều sản phẩm cho xã hội, đồng thời các sản phẩm của hai ngành nôngnghiệp và công nghiệp tăng cường khả năng trao đổi trên thị trường
Ngoài các chủ trương và giải pháp chỉ đạo của Đảng trên lĩnh vựckinh tế chủ yếu là sự chỉ đạo nhằm phát triển hai ngành nông nghiệp và côngnghiệp, để đảm bảo giữ vững sự ổn định tình hình và phát triển kinh tế xã hộinói chung, giải quyết mối quan hệ giữa hai ngành nông nghiệp và côngnghiệp nói riêng, Đảng ta đã thường xuyên nhạy bén nắm bắt tình hình và chỉđạo công cuộc đổi mới toàn diện trên các lĩnh vực Đặc biệt sự chỉ đạo củaĐảng trên lĩnh vực chính trị tư tưởng và lĩnh vực quốc phòng an ninh - đốingoại Trên lĩnh vực chính trị tư tưởng có Nghị quyết 04 Bộ Chính trị bàn vềcuộc vận động làm trong sạch Đảng, nâng cao sức chiến đấu của tổ chứcĐảng và bộ máy Nhà nước, làm trong sạch các quan hệ xã hội, Nghị quyết lầnthứ năm BCHTƯ khoá VI (6/1988) một số vấn đề cấp bách về xây dựngĐảng, đặc biệt là hai Nghị quyết Hội nghị lần thứ sáu BCHTƯ khoá VI vàNghị quyết Hội nghị lần thứ bảy BCHTƯ khoá VI Trên cơ sở tổng kết 2 nămđầu đổi mới, rút ra những kinh nghiệm bước đầu về đổi mới, Hội nghị lần thứsáu BCHTƯ khoá VI (3/1989) tiếp tục phát triển đường lối Đại hội VI trênnhiều vấn đề, đồng thời xác định năm nguyên tắc cơ bản chỉ đạo công cuộc
đổi mới: một là, đổi mới không phải là thay đổi mục tiêu XHCN mà là làm
cho mục tiêu ấy được thực hiện tốt hơn bằng quan niệm đúng đắn, hình thức,
biện pháp và bước đi thích hợp Hai là, đổi mới không phải là xa rời chủ
nghĩa Mác-Lênin mà là vận dụng sáng tạo học thuyết Mác-Lênin và khắc
phục những quan niệm không đúng về học thuyết đó Ba là, đổi mới tổ chức
và phương thức hoạt động của hệ thống chính trị phải nhằm tăng cường chứ
không phải là làm yếu sức mạnh và hiệu lực của chuyên chính vô sản Bốn là,
xây dựng nền dân chủ XHCN vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự nghiệpxây dựng CNXH, song dân chủ phải có lãnh đạo, lãnh đạo phải trên cơ sở dân
Trang 37chủ, dân chủ với nhân dân nhưng phải chuyên chính với kẻ địch Năm là, kết
hợp chủ nghĩa yêu nước với chủ nghĩa quốc tế XHCN, kết hợp sức mạnh dântộc với sức mạnh thời đại Hội nghị lần thứ bảy BCHTƯ khoá VI (8/1989)bàn những vấn đề cấp bách về công tác tư tưởng Trên cơ sở phân tích tìnhhình thế giới và trong nước, đặc biệt là diễn biến của công cuộc cải tổ ở Liên
Xô và các nước XHCN Đông Âu, sự chống phá của kẻ thù Hội nghị đề ra 5nhiệm vụ cấp bách về công tác tư tưởng đó là: công tác tư tưởng phải khẳngđịnh cho được tính tất yếu lịch sử của CNXH, những thành tựu vĩ đại của hệthống XHCN, khẳng định cuộc khủng hoảng của CNXH ở Liên Xô và Đông
Âu không phải nảy sinh từ bản chất chế độ XHCN Khẳng định tính tất yếukhách quan và phương hướng đi lên CNXH của quá trình cải tổ cải cách Điềukiện quyết định thắng lợi của cải tổ, cải cách là nắm vững bản chất cách mạng
và khoa học của chủ nghĩa Mác- Lênin và vận dụng một cách sáng tạo Côngtác tư tưởng phải góp phần làm cho nhân dân nhận rõ bản chất và con đườngdiệt vong tất yếu của CNTB, nâng cao cảnh giác cách mạng, đấu tranh chốngCNQĐ và bọn phản động quốc tế Công tác tư tưởng phải giáo dục trongĐảng và trong nhân dân, kiên trì mục tiêu, lý tưởng XHCN, trên cơ sở quántriệt những nguyên tắc và chính sách đổi mới của Đảng, nâng cao phẩm chất,đạo đức cách mạng XHCN, tăng cường đoàn kết thống nhất trong Đảng, sựthống nhất về ý chí và hành động trong xã hội, đấu tranh chống những biểuhiện tiêu cực Trên lĩnh vực quốc phòng, an ninh và đối ngoại có Nghị quyết
02 của Bộ Chính trị xác định xây dựng khu vực phòng thủ tỉnh và thành phố.Nghị quyết Hội nghị lần thứ sáu BCHTƯ khoá VI chủ trương chuyển đốingoại về chính trị là chủ yếu sang đối ngoại cả về chính trị, kinh tế, văn hoá Đặc biệt là Nghị quyết Hội nghị lần thứ tám A BCHTƯ khoá VI (3/1990) vềtình hình các nước XHCN sự phá hoại của CNĐQ và nhiệm vụ cấp bách củaĐảng ta Hội nghị nhận định tình hình các nước XHCN đang lâm vào cuộckhủng hoảng toàn diện và nghiêm trọng nhất từ trước tới nay Chỉ ra nguyênnhân sâu sa là sự trì trệ và duy trì quá lâu mô hình CNXH cũ, chậm trễ trong
Trang 38áp dụng các thành tựu của khoa học công nghệ đồng thời chỉ ra nguyênnhân trực tiếp là do sai lầm về đường lối, bước đi của sự nghiệp cải tổ, cảicách và sự chống phá của CNĐQ và các thế lực thù địch Hội nghị đã đề ranhiệm vụ chung cho toàn Đảng toàn dân ta lúc này là phải đẩy mạnh sựnghiệp đổi mới toàn diện theo tinh thần Nghị quyết Đại hội VI và các Nghịquyết Trung ương, Nghị quyết Bộ Chính trị, phát huy những thắng lợi, khắcphục khó khăn, giải quyết những vấn đề cấp bách
Như vậy, căn cứ vào tình hình trong nước và quốc tế nổi bật là cuộckhủng hoảng kinh tế xã hội ở trong nước và sự tác động tiêu cực của côngcuộc cải tổ của các nước XHCN Đông Âu và Liên Xô, Đảng ta đã kịp thời đề
ra đường lối đổi mới (tháng 12/1986) Quá trình chỉ đạo thực hiện đường lốiđổi mới từ năm 1986 đến năm 1990 do nắm chắc tình hình trong nước vàquốc tế, với bản lĩnh cách mạng, khoa học và sáng tạo, Đảng ta đã biết lựachọn những khâu, những mặt, những lĩnh vực trọng yếu cấp bách để tập trungchỉ đạo: phân phối lưu thông, mặt trận nông nghiệp, công tác tư tưởng Chính sự chỉ đạo sát sao, phù hợp của Đảng mà công cuộc đổi mới của nước
ta từng bước thu được những thành tựu bước đầu quan trọng, đặc biệt nhữngthành tựu trên lĩnh vực kinh tế nông nghiệp Chính nhờ các chủ trương chínhsách phù hợp trong khuyến khích phát triển nông nghiệp và các lĩnh vực khác
mà ngành công nghiệp của nước ta thời kỳ này cũng có nhiều khởi sắc đặc biệt
là ngành công nghiệp nhẹ sản xuất hàng tiêu dùng Mối quan hệ giữa hai ngànhnông nghiệp và công nghiệp được giải quyết một cách phù hợp hơn và hiệu quảhơn, tạo điều kiện thuận lợi cho công cuộc đổi mới ở nước ta tiếp tục phát triển
1.2.2 Thời kỳ từ 1991 đến 1996.
Đây là thời kỳ Đảng ta tiếp tục lãnh đạo công cuộc đổi mới trên tất cảcác lĩnh vực của đời sống, kinh tế, xã hội Mặc dù thời kỳ này CNXH trên thếgiới đã tạm thời lâm vào thoái trào, công cuộc cải tổ ở Liên Xô và các nướcXHCN Đông Âu đã hoàn toàn thất bại, chế độ XHCN sụp đổ, nước ta mất đimột chỗ dựa quan trọng cả trên lĩnh vực chính trị và lĩnh vực kinh tế Tình
Trang 39hình kinh tế xã hội nước ta sau bốn năm đổi mới tuy đã đạt được một số thànhtựu bước đầu, song còn rất khó khăn Bên cạnh những nhân tố tích cực cầnđược tiếp tục phát huy nhân rộng, nhiều cơ sở sản xuất trong đó có cả nôngnghiệp và công nghiệp còn rất nhiều khó khăn, lạm phát vẫn ở mức cao, tìnhtrạng tham nhũng, tiêu cực trong xã hội vẫn tiếp tục phát triển, đời sống củanhân dân, nhất là những người hưởng lương chưa được cải thiện, tâm trạng lolắng trong một bộ phận nhân dân có chiều hướng tăng lên Đại hội đại biểu
toàn quốc lần thứ VII của Đảng (tháng 6/1991) trên cơ sở khẳng định tính
đúng đắn của đường lối đổi mới do Đại hội VI của Đảng đề ra đã tiếp tục pháttriển hoàn thiện quan điểm đường lối đổi mới đó trên nhiều vấn đề: Quanniệm về CNXH và con đường lên CNXH ở nước ta và lãnh đạo nhân dân ta,cách mạng nước ta tiếp tục đạt được nhiều thành tựu to lớn trên các lĩnh vực,đưa đất nước ta thoát khỏi khủng hoảng kinh tế – xã hội trầm trọng kéo dài.Trong một loạt các chủ trương giải pháp lãnh đạo chỉ đạo phát triển kinh tế xãhội nói chung, giải quyết mối quan hệ giữa phát triển ngành nông nghiệp vàngành công nghiệp ở nước ta nói riêng, nổi lên một số vẫn đề sau: Trước hếttrong quan niệm về CNXH mà nhân dân ta phải xây dựng đó là: Chế độ donhân dân lao động làm chủ, có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượngsản xuất hiện đại và chế độ công hữu về các tư liệu sản xuất chủ yếu; có nềnvăn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; con người được giải phóng khỏi ápbức bóc lột và bất công, làm theo năng lực, hưởng theo lao động, có cuộcsống ấm no, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện cá nhân; các dân tộctrong nước đoàn kết bình đẳng, và giúp đỡ nhau cùng tiến bộ; có quan hệ hữunghị và hợp tác với nhân dân tất cả các nước trên thế giới Quan niệm trên thểhiện sự đổi mới về nhận thức của Đảng ta về CNXH trên cơ sở vận dụng sángtạo lý luận Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh vào điều kiện hoàn cảnh cụ thểcủa nước ta, nó vừa mang tính phổ biến, vừa mang tính đặc thù của CNXH ởViệt Nam Quan niệm đó cũng nói lên những giá trị của chế độ xã hội XHCN
mà nhân dân ta xây dựng dưới sự lãnh đạo của Đảng, nói lên bản chất tốt đẹp
Trang 40và tính ưu việt của CNXH so với CNTB Song điều quan trọng, quan niệm đóchính là cơ sở để củng cố lòng tin của quần chúng nhân dân vào sự lãnh đạocủa Đảng, vào chế độ XHCN, từ đó thôi thúc được lòng nhiệt tình, tinh thầncách mạng hăng hái của các tầng lớp nhân dân nhất là giai cấp công nhân vàgiai cấp nông dân, những người chủ thực sự trên hai lĩnh vực kinh tế chủ yếunông nghiệp và công nghiệp Về con đường đi lên CNXH ở nước ta Đại hộiVII xác định đó là: Xây dựng Nhà nước XHCN, Nhà nước của nhân dân, donhân dân, vì nhân dân, lấy liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân
và tầng lớp trí thức làm nền tảng, do Đảng Cộng sản lãnh đạo; phát triển lựclượng sản xuất, công nghiệp hoá đất nước theo hướng hiện đại gắn liền vớiphát triển một nền nông nghiệp toàn diện là nhiệm vụ trung tâm nhằm từngbước xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của CNXH; phù hợp với sự phát triểncủa lực lượng sản xuất, thiết lập từng bước quan hệ sản xuất XHCN từ thấpđến cao với sự đa dạng về hình thức sở hữu; tiến hành cách mạng XHCN trênlĩnh vực tư tưởng và văn hoá, làm cho thế giới quan Mác-Lênin và tư tưởngđạo đức Hồ Chí Minh giữ vị trí chỉ đạo trong đời sống tinh thần xã hội, thựchiện chính sách đại đoàn kết dân tộc và đoàn kết quốc tế; xây dựng CNXH vàbảo vệ Tổ quốc là hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt nam; xâydựng Đảng trong sạch vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức ngang tầmnhiệm vụ, bảo đảm cho Đảng làm tròn trách nhiệm lãnh đạo sự nghiệp cáchmạng XHCN ở nước ta
Đó là những vấn đề mang tính nguyên tắc để chỉ đạo qúa trình xâydựng CNXH ở nước ta, là con đường để cách mạng nước ta, để nhân dân tatiến lên CNXH Các nguyên tắc đó đảm bảo cho công cuộc đổi mới của chúng
ta không chệch hướng XHCN trên các lĩnh vực của đời sống kinh tế- xã hội,đặc biệt trên lĩnh vực kinh tế, đó cũng là cơ sở tiền đề quan trọng nhất để mốiquan hệ giữa phát triển ngành nông nghiệp và ngành công nghiệp ở nước tađược giải quyết một cách đúng đắn