Tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân, sẽ còn tồn tại lâu dài trong quá trình xây dựng CNXH ở nước ta. Nhận rõ vai trò, tầm quan trọng của tín ngưỡng, tôn giáo trong đời sống xã hội, Đảng ta luôn quan tâm lãnh đạo và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của một bộ phận nhân dân; xác định CTTG là nhiệm vụ của cả HTTC mà nội dung cốt lõi là công tác vận động quần chúng. Đồng thời, Đảng cũng chỉ đạo kiên quyết đấu tranh với các âm mưu, thủ đoạn lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo nhằm chống phá công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa của các thế lực thù địch.
Trang 1“Đảng bộ tỉnh Đắk Lắk lãnh đạo công tác tôn giáo từ năm 2005 đến năm 2015”
1 Lý do chọn đề tài
Tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân, sẽ còn tồn tạilâu dài trong quá trình xây dựng CNXH ở nước ta Nhận rõ vai trò, tầmquan trọng của tín ngưỡng, tôn giáo trong đời sống xã hội, Đảng ta luônquan tâm lãnh đạo và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của một bộphận nhân dân; xác định CTTG là nhiệm vụ của cả HTTC mà nội dung cốtlõi là công tác vận động quần chúng Đồng thời, Đảng cũng chỉ đạo kiênquyết đấu tranh với các âm mưu, thủ đoạn lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáonhằm chống phá công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hộichủ nghĩa của các thế lực thù địch
Trong nhiều năm qua, CTTG của Đảng, Nhà nước ta đã thu được nhiềukết quả quan trọng Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của đồng bào theo cáctôn giáo được đảm bảo, nhiều sinh hoạt tôn giáo diễn ra bình thường, ổn địnhtrong khuôn khổ pháp luật Công tác vận động quần chúng, giáo dục và độngviên tín đồ tôn giáo tham gia các phong trào thi đua yêu nước, các hoạt động
từ thiện, thiện nguyện… luôn được quan tâm và đạt nhiều kết quả
Đắk Lắk là một tỉnh miền núi, có vị trí chiến lược quan trọng về kinh tế,chính trị, quốc phòng, an ninh ở khu vực Tây Nguyên và cả nước Là một tỉnh
có nhiều dân tộc cùng sinh sống với những tín ngưỡng, tôn giáo đa dạng.Trong thời gian qua, quán triệt và vận dụng sáng tạo chủ trương của Đảng,Đảng bộ tỉnh đã lãnh đạo, thực hiện tốt CTTG, góp phần giữ vững ổn địnhchính trị, phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninhtrên địa bàn địa phương Tuy nhiên, CTTG của Tỉnh vẫn còn những hạn chế,bất cập: Một bộ phận cán bộ, đảng viên chưa thường xuyên quán triệt sâu sắc,đầy đủ các chủ trương, chính sách của Đảng về CTTG; phương pháp vậnđộng đồng bào tôn giáo của các ban, ngành, đoàn thể trong HTCT còn thiếu
Trang 2cụ thể, tỷ mỉ; đội ngũ làm CTTG ở cơ sở còn thiếu, trình độ chuyên môn,nghiệp vụ chưa đáp ứng đòi hỏi của tình hình mới… Trong khi đó, các thế lựcthù địch tăng cường đẩy mạnh chiến lược “diễn biến hòa bình”, ra sức lợi dụngvấn đề tôn giáo để chia rẽ khối đoàn kết dân tộc, chống phá công cuộc xâydựng và bảo vệ an ninh, chính trị và an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.
Từ thực tiễn Đảng bộ tỉnh Đắk Lắk lãnh đạo CTTG những năm 2005 đếnnăm 2015, đặt ra phải nghiên cứu có tính hệ thống, toàn diện, chuyên sâunhằm đánh giá đúng những ưu điểm, hạn chế, nguyên nhân, đúc kết nhữngkinh nghiệm nhằm tiếp tục vận dụng vào nâng cao chất lượng lãnh đạo CTTGcủa Đảng bộ tỉnh trong những năm tới Thông qua đó, góp phần bổ sung vàolịch sử Đảng bộ tỉnh Đắk Lắk nói riêng và lịch sử Đảng Cộng sản Việt Namnói chung về lãnh đạo CTTG
2 Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài
Công tác tôn giáo là một nhiệm vụ hết sức quan trọng của Đảng, Nhànước và của HTCT nước ta Vì thế, trong nhiều năm qua đã được các đồngchí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các nhà khoa học quan tâm nghiên cứu và đãđạt được nhiều kết quả quan trọng, góp phần xây dựng khối đại đoàn kết dântộc Trong đó, có các công trình tiêu biểu như:
* Những công trình nghiên cứu về tôn giáo trên phạm vi cả nước
GS Đặng Nghiêm Vạn, Về tôn giáo và tín ngưỡng ở Việt Nam hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996; GS Đặng Nghiêm Vạn, Những vấn đề
lí luận và thực tiễn liên quan đến tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam - Chính sách của Đảng và Nhà Nước ta, Nxb Chính trị Quốc Gia, Hà Nội, 1999; GS Đặng Nghiêm Vạn, Dân tộc, văn hóa, tôn giáo, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001; GS Nguyễn Tài Thư, Ảnh hưởng của các hệ tư tưởng và tôn giáo đối với con người Việt Nam hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1997…
Những công trình khoa học trên, đã đi sâu nghiên cứu luận giải làm rõ nhữngvấn đề lý luận, thực tiễn về tôn giáo và CTTG ở nước ta, nhưng cũng chưa đề
Trang 3cập nghiên cứu về một địa phương cụ thể Tuy nhiên, đây là những tài liệutham khảo hết sức quý giúp cho tác giả luận văn có cách nhìn bao quát vàphương pháp tiếp cận nghiên cứu, thực hiện đề tài luận văn.
Một số công trình nghiên cứu về tôn giáo ở Việt Nam và chính sách tôngiáo của Đảng và Nhà nước ta như: Đặng Hữu (2001), “Lành mạnh hóa cáchoạt động tín ngưỡng và tâm linh hướng vào các giá trị đạo đức truyền thống
của dân tộc”, Tạp chí Khoa học, số 05; Lương Văn Lan – Phạm Viện (2001),
“Nhân tố dân tộc, tôn giáo và công tác Quốc Phòng - An Ninh”, Tạp chí Khoa học quân sự, số 08; Nguyễn Văn Ngọc, “Thực hiện tốt chính sách tôn giáo của Đảng, nhằm cũng cố và tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân”, Tạp chí Quốc phòng toàn dân, số 09; Bùi Thị Kim Qùy, Mối quan hệ giữa dân tộc tôn giáo và thời đại, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 2002; GS Đỗ Quang Hưng, Hiện tượng tôn giáo mới, mấy vấn đề lí luận và thực tiễn, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001; Ban Tư tưởng Văn hóa Trung ương, Vấn đề tôn giáo và chính sách tôn giáo của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nxb Chính trị
Quốc gia, Hà Nội, 2002; Nguyễn Mạnh Hưởng (2003), “Giải quyết vấn đề tôngiáo tăng cường đoàn kết toàn dân - yêu cầu cơ bản của sự nghiệp bảo vệ tổ
quốc hiện nay”, Tạp chí Nghệ thuật quân sự, số 2; Nguyễn Mạnh Hưởng
(2003), “Tăng cường đoàn kết dân tộc - nội dung cốt lõi của công tác tôn giáo
hiện nay”, Tạp chí Tôn giáo, số 3; Nguyễn Mạnh Hưởng (2003), “Tư tưởng
Hồ Chí Minh về điểm tương đồng đoàn kết lương giáo và vận dụng tư tưởng
đó hiện nay”, Tạp chí Giáo dục lí luận chính trị quân sự, số 3; Vũ Trọng Dung (2003), “Chủ tịch Hồ Chí Minh với vấn đề tôn giáo”, Tạp chí Giáo dục
lí luận, số 07; Nguyễn Đức Lữ (2004), “Nguyên nhân phát triển những hiện tượng tôn giáo mới hiện nay”, Tạp chí Giáo dục lí luận, số 03; Mạc Đường
(2004), “Đặc điểm tín ngưỡng và tôn giáo ở Nam bộ theo cách tiếp cận dân
tộc học và tôn giáo”, Tạp chí Nghiên cứu tôn giáo, số 4; Nguyễn Đức Lữ
(2004), “Quan điểm của Đảng về vấn đề tôn giáo trong Văn kiện Đại hội
Đảng khóa IX”, Tạp chí Giáo dục lý luận, số 5; Ban Tư tưởng Văn hóa Trung
Trang 4ương, Nhận dạng các quan điểm sai trái, thù địch, Nxb Chính trị quốc gia, Hà
Nội, 2005; Lê Quang Trung (2005), “Hồ Chí Minh với vấn đề đoàn kết toàn
dân tộc không phân biệt tôn giáo”, Tạp chí Giáo dục lí luận, số 6; Đặng Tài
Tình (2005), “Pháp lệnh tín ngưỡng tôn giáo - từ văn bản đến thực tiễn cuộc
sống”, Tạp chí Tư tưởng Văn hóa, số 10; Viện khoa học xã hội nhân văn quân
sự (2005), Tôn giáo và tự do tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam (Hỏi và Đáp),
Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2005; Nguyễn Thị Kim Khanh (2006), “Sựnhận thức của Đảng ta về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo trong thời kì đổi
mới”, Tạp chí Lý luận chính trị, số 03; Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Quá trình đổi mới tư duy lí luận của Đảng ta từ năm 1986 đến nay, Hà
Nội, 2006; Nguyễn Đức Lữ (2006), “Tôn giáo cùng tồn tại trong quá trình xây
dựng chủ nghĩa xã hội”, Tạp chí Cộng sản, số 8; Nguyễn Đức Lữ (2006), Tôn giáo và chính sách tôn giáo ở Việt Nam, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội
Những công trình khoa học trên đây, tiếp cận vấn đề tôn giáo ở nhiềugóc độ khác nhau, song dưới góc độ khoa học Lịch sử Đảng, thì cũng mới chỉ
đề cập ở những vấn đề chung về tôn giáo Đáng chú ý, cuốn sách bàn về vấn
đề tôn giáo của GS Đặng Nghiêm Vạn, Lý luận về tôn giáo và tình hình về tôn giáo ở Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2007; GS Đỗ Quang Hưng, Vấn đề tôn giáo trong cách mạng Việt Nam, lý luận và thực tiễn, Nxb
Chính trị quốc gia Đây là hai cuốn sách rất bổ ích, cung cấp nhiều tư liệu quý
về vấn đề tôn giáo ở Việt Nam và tình hình tôn giáo trên thế giới cả lịch sử và
hiện đại Cuốn sách Lý luận về tôn giáo và tình hình tôn giáo ở Việt Nam của
GS Đặng Nghiêm Vạn, tiếp cận văn hóa ở góc độ tôn giáo học, xã hội học
và văn hóa là cơ bản, trong đó có kiến nghị một số chủ trương, chính sáchcủa Đảng và Nhà nước ta về giải quyết vấn đề tôn giáo; Cuốn sách “Vấn đềtôn giáo trong cách mạng Việt Nam, lý luận và thực tiễn” của Đỗ QuangHưng, đây là công trình nghiên cứu có tính tổng hợp và toàn diện nhất vềquan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ta về vấn đề tôngiáo trong suốt chiều dài lịch sử cách mạng Tuy nhiên, để tìm hiểu thật
Trang 5đầy đủ về CTTG của Đảng ở một giai đoạn cụ thể thì cần có sự đầu tưnghiên cứu với những công trình cụ thể.
* Những công trình nghiên cứu về tôn giáo ở địa phương
Đã có nhiều công trình khoa học nghiên cứu đã được công bố đề cập vấn
đề tôn giáo, thực hiện CTTG và chính sách tôn giáo của Đảng, Nhà nước ta ởcác địa phương với nhiều khía cạnh khác nhau:
Nguyễn Đức Thịnh, Công tác vận động quần chúng tín đồ tôn giáo ở Ninh Bình hiện nay, Luận án tiến sĩ khoa học Tôn giáo, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội, 2001; Trần Thị Tuyết Hà, Nâng cao hiệu quả công tác vận động tín đồ công giáo ở Kon Tum hiện nay, Luận văn thạc sĩ
khoa học Tôn giáo, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội, 2001;
Trần Xuân Duy, Hoạt động lợi dụng tôn giáo của các thế lực thù địch ở Tây Nguyên hiện nay - thực trạng và giải pháp phòng ngừa, đấu tranh, Luận án
tiến sĩ, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội, 2002; Hồ Xuân
Định, Công tác vận động quần chúng tín đồ Công giáo ở Nam Định từ 1990 đến nay, Luận văn thạc sĩ khoa học Tôn giáo, Học viện Chính trị quốc gia Hồ
Chí Minh, Hà Nội, 2004; Mạc Đường (2004), “Đặc điểm tín ngưỡng và tôn
giáo ở Nam bộ theo cách tiếp cận dân tộc học và tôn giáo”, Tạp chí Nghiên cứu tôn giáo, số 4; Lê Ngọc Sanh (Chủ nhiệm), Quân đội tham gia xây dựng
hệ thống chính trị cơ sở ở vùng dân tộc tôn giáo trên địa bàn Tây Nguyên trong điều kiện mới, Đề tài khoa học cấp Bộ Quốc phòng, Hà Nội, 2005;
Trương Minh Dục (2005), “Nhu cầu tín ngưỡng tôn giáo và thay đổi niềm tin
tôn giáo của đồng bào các dân tộc thiểu số Tây Nguyên hiện nay”, Tạp chí Giáo dục lí luận, số 3; Nguyễn Minh Sơn, Đảng bộ tỉnh Đồng Nai lãnh đạo thực hiện chính sách tôn giáo từ 1986 - 2001, Luận văn thạc sĩ Lịch sử, Học
viện Chính trị quân sự, Hà Nội, 2005; Trương Minh Tuấn (2006), “Công tác
tư tưởng đối với vấn đề tôn giáo trên địa bàn Tây Nguyên hiện nay”, Tạp chí
Trang 6Cộng sản, số 7…
Chương 1 CHỦ TRƯƠNG VÀ SỰ CHỈ ĐẠO CỦA ĐẢNG BỘ TỈNH ĐẮK LẮK
VỀ CÔNG TÁC TÔN GIÁO TỪ NĂM 2005 ĐẾN NĂM 2015
1.1 Những yếu tố tác động đến sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Đắk Lắk về công tác tôn giáo (2005 - 2015)
1.1.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và tình hình hoạt động tôn giáo ở tỉnh Đắk Lắk
* Điều kiện tự nhiên
Tỉnh Đắk Lắk nằm ở trung tâm vùng Tây Nguyên, với diện tích13.125,37 km2 Là tỉnh miền núi, có vị trí chiến lược quan trọng về quốcphòng - an ninh của đất nước Nằm trong khoảng tọa độ địa lý từ 107028'57"đến 1080 59'37" độ kinh Đông và từ 120 9'45" đến 130 25'06" độ vĩ Bắc; có độcao trung bình 400 - 800 m so với mặt nước biển; phía Bắc giáp tỉnh Gia Lai;phía Đông giáp tỉnh Phú Yên và tỉnh Khánh Hoà; phía Nam giáp tỉnh LâmĐồng và tỉnh Đắk Nông; phía Tây giáp tỉnh Mondulkiri Campuchia, vớiđường biên giới dài 193 km
Đắk Lắk chịu sự chi phối của khí hậu nhiệt đới gió mùa, vừa mang tínhchất của khí hậu cao nguyên mát dịu và chịu ảnh hưởng mạnh của khí hậu TâyTrường Sơn, với nhiệt độ trung bình không cao, mùa hè mưa nhiều, ít nắng bức,mùa Đông mưa ít Nhiệt độ trung bình trong năm khoảng từ 22 - 23c Đắk Lắk
có khí hậu thuận lợi, đất đai màu mỡ, là khu vực có điều kiện phát triển các câycông nghiệp, giao thương buôn bán Tuy nhiên, với địa bàn đất rộng, dân thưa,phân bố không đều, địa hình hiểm trở, dân trí thấp, đường sá đi lại khó khăn,phía Tây giáp nước bạn Campuchia, vì thế đây là cũng là nơi mà trong nhữngnăm qua các thế lực thù địch triệt để lợi dụng để truyền đạo trái phép, làm chocông tác lãnh đạo, quản lý tôn giáo có những khó khăn phức tạp
* Điều kiện kinh tế - xã hội
Đắk Lắk là tỉnh nằm ở vị trí trung tâm của khu vực Tây Nguyên, là nơi
Trang 7sản xuất và xuất khẩu cà phê hàng đầu của Việt Nam Kinh tế chủ đạocủa Tỉnh chủ yếu dựa vào sản xuất và xuất khẩu nông sản, lâm sản Với diệntích và sản phẩm cà phê xuất khẩu lớn nhất cả nước, diện tích 182.343 ha vàsản lượng thu hoạch hàng năm đạt trên 400.000 tấn, chiếm 40% sản lượng cảnước Tỉnh cũng là nơi trồng bông, cao su, ca cao, hạt điều lớn của Việt Nam.Đồng thời, là nơi phát triển các loại cây ăn trái khác như: cây bơ, chômchôm, xoài, sầu riêng
Dân số toàn tỉnh tính đến năm 2012, đạt 1.796.666 người, với mật độdân số đạt hơn 137 người/km² Dân số sống ở thành thị gồm 432.458người, dân số sống ở vùng nông thôn 1.364.208 người Dân số nam đạt906.619 người, dân số nữ đạt 890.047 người Cộng đồng dân cư Đắk Lắkgồm 47 dân tộc Trong đó, người kinh chiếm khoảng 67%; các dân tộcthiểu số như: Ê Đê, M'Nông, Thái, Tày, Nùng chiếm gần 33% dân sốtoàn tỉnh, dân tộc thiểu số tại chỗ chiếm khoảng 20% [77, tr.1] Dân số trênđịa bàn tỉnh phân bố không đều ở các huyện, tập trung chủ yếu ở thành phốBuôn Ma Thuột, thị trấn, huyện lỵ, ven các trục Quốc lộ 14, 26, 27 chạyqua như: Krông Búk, Krông Pắk, Ea Kar, Krông Ana Các huyện có mật độdân số thấp chủ yếu là những huyện đặc biệt khó khăn như: Ea Súp, BuônĐôn, Lắk, Krông Bông, M’Đrắk, Ea Hleo v.v… Trong những năm gần đây,dân số của Đắk Lắk có biến động do tăng cơ học, chủ yếu là di dân khôngtheo quy hoạch, điều này đã gây nên sức ép lớn cho tỉnh về giải quyết đất
ở, đất sản xuất và các vấn đề đời sống xã hội, an ninh trật tự, môi trườngsinh thái, và vấn đề dân tộc, tôn giáo trên địa bàn tỉnh
Đắk Lắk là tỉnh có nhiều dân tộc cùng chung sống, mỗi dân tộc có nhữngnét đẹp văn hoá riêng Đặc biệt là văn hoá truyền thống của các dân tộc Ê Đê,M'Nông, Gia Rai… với những lễ hội cồng chiêng, đâm trâu, đua voi mùaxuân; kiến trúc nhà sàn, nhà rông, các nhạc cụ lâu đời nổi tiếng như: các bộcồng chiêng, đàn đá, đàn T'rưng; các bản trường ca Tây Nguyên Các lễ hội
Trang 8đáng chú ý gồm: Lễ mừng lúa mới, Lễ bỏ mả, Lễ hội đâm trâu, Lễ cúng Bếnnước, Lễ hội đua voi, Lễ hội Cồng chiêng và Lễ hội cà phê… được tổ chứcđều đặn hàng năm như một truyền thống Các Di tích lịch sử tại Đắk Lắknhư: Đình Lạc Giao, Chùa Sắc tứ Khải Đoan, Nhà đày Buôn Ma Thuột,Khu Biệt điện Bảo Đại, Toà Giám mục tại Đắk Lắk, Hang đá ĐắkTur và Tháp Yang Prong, là những sản phẩm văn hoá vật thể và phi vật thểquý giá, trong đó “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên” đã được tổchức UNESCO công nhận là kiệt tác truyền khẩu và di sản văn hóa phi vật thểcủa nhân loại Các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc đã tạonên sự đa dạng, phong phú về văn hóa của Đắk Lắk Công tác bảo tồn, pháthuy các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp và bản sắc văn hóa của các DTTSluôn được quan tâm chú trọng, góp phần gìn giữ và phát huy các giá trị vănhóa của đất nước, địa phương
* Đặc điểm tình hình hoạt động tôn giáo ở tỉnh Đắk Lắk
Trên địa bàn tỉnh có 12 tôn giáo, hiện có 4 tôn giáo lớn hoạt động: Cônggiáo, Phật giáo, Tin lành và Cao đài, với tổng số tín đồ khoảng 500.000người, chiếm khoảng 26% dân số của Tỉnh Cụ thể như sau:
Công giáo: Số lượng tín đồ gần 210.628 người (trong đó có khoảng
34.100 tín đồ đồng bào DTTS), 3 Giám mục, 67 linh mục trong đó có 8 linh mụcdòng, 9 dòng tu và 214 nam, nữ tu sĩ, có 72 nhà thờ, nhà nguyện, 39 giáo xứ và
33 giáo họ) do 71 Linh mục phụ trách, sinh hoạt ổn định Còn 22 giáo điểm chưa
đủ điều kiện để công nhận giáo họ, hiện đang sinh hoạt tại nhà riêng của giáodân Các sinh hoạt diễn ra theo chương trình, nội dung đã đăng kí Bên cạnh đó,Toà Giám mục tăng cường củng cố, kiện toàn tổ chức thông qua việc thuyênchuyển, bổ nhiệm Linh mục, xin công nhận các giáo họ, thành lập giáo xứ thuộcgiáo phận và ứng sinh tu học Đại Chủng viện Sao Biển Nha Trang nhằm đápứng nhu cầu của giáo hội Tuy nhiên, hoạt động của Công giáo tại địa phươngcòn có những vấn đề đáng quan tâm, tăng cường truyền giáo, phát triển hội
Trang 9đoàn, cộng đoàn tu trong các giáo xứ, giáo họ, các chức sắc ít tham gia cáchội nghị về phổ biến pháp luật, quốc phòng do chính quyền tổ chức, một số cơ
sở tôn giáo vẫn chưa chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật, tổ chứcsinh hoạt và xây dựng cơ sở thờ tự trái pháp luật
Phật giáo: Số lượng tín đồ Phật giáo gồm 155.000 người (trong đó có
khoảng 7000 tín đồ là đồng bào DTTS), 220 tăng ni, 122 cơ sở thờ tự Phậtgiáo địa phương tiếp tục khẳng định đường hướng hành đạo tiến bộ, gắn bóvới dân tộc theo phương châm “Đạo pháp - Dân tộc và Chủ nghĩa xã hội”.Hoạt động của Ban Trị sự Phật giáo tỉnh, Ban đại diện các huyện hội Phậtgiáo và các cơ sở Phật giáo trên địa bàn tỉnh tiếp tục thực hiện tốt công tácphật sự như: Hoạt động tổ chức Đại lễ Phật đản, an cư Kiết hạ, lễ Vu lan, bổnhiệm chủ trì, khánh thành chùa, lễ đặt đá xây dựng các hạng mục công trình.Tăng ni, cư sĩ Phật tử có ý thức tuân thủ pháp luật, chấp hành các quy định củađịa phương Tích cực tham gia các hoạt động từ thiện nhân đạo, cứu trợ xã hộibằng các việc làm thiết thực như: Tặng quà cho đồng bào nghèo; tổ chức quỹgạo, cứu tế, thăm viếng những đồng bào khó khăn, tặng quà cho đồng bào chínhsách, các cơ sở nuôi dưỡng trẻ em khuyết tật, mồ côi, trại dưỡng lão, nhân dịpđại lễ Phật đản, lễ Vu Lan, Tết Trung thu, ngày Thương binh - Liệt sỹ, Tết cổtruyền của dân tộc… Tuy nhiên, vẫn còn tình trạng một số trường hợp lợi dụng
uy tín của nhà Phật để đi quyên góp từ thiện mà không có giấy tờ, sổ sách làmảnh hưởng đến uy tín của Phật giáo đồng thời gây khó khăn trong CTTG
Đạo Cao Đài: Số lượng tín đồ gồm 5.199 người, 82 chức sắc, 7 thánh
thất và 1 điểm sinh hoạt đạo Các hệ phái Cao Đài duy trì sinh hoạt tôn giáo bìnhthường; hàng ngũ chức sắc, chức việc và đại bộ phận tín đồ đều chấp hànhnghiêm pháp luật, tin tưởng vào chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước,chăm lo đời sống gia đình và thực hiện tốt nghĩa vụ công dân tại địa phương.Tuy nhiên, một số hoạt động của đạo Cao Đài chưa đi vào khuôn khổ và theomột trật tự thống nhất, việc thu nhận tín đồ, tổ chức các ngày lễ, tổ chức hoạt
Trang 10động từ thiện…chưa có sự đồng ý của cơ quan có thẩm quyền.
Đạo Tin Lành: Với tổng số tín đồ khoảng 162.389 người (trong đó có
130.081 tín đồ là đồng bào DTTS), có 28 mục sư (9 người Kinh, 19 ngườiDTTS), 28 mục sư nhiệm chức, 112 truyền đạo, 131 truyền đạo tình nguyện.Toàn tỉnh có 42 chi hội thuộc hệ phái Cơ đốc Phục Lâm; 252 điểm nhóm đãđăng ký sinh hoạt, còn 151 điểm chưa đăng kí sinh hoạt (trong đó: 91 điểmthuộc các hệ phái Tin Lành đã được đăng kí sinh hoạt, 60 điểm thuộc các hệphái chưa được đăng kí sinh hoạt) Nhìn chung, sinh hoạt và hoạt động củaBan đại diện Tin Lành tỉnh và các chi hội, điểm, nhóm, cơ bản diễn ra đúngtheo nội dung, chương trình đã đăng kí, bà con tín đồ chấp hành nghiêm phápluật, nâng cao ý thức công dân Tuy nhiên, hoạt động của đạo Tin Lành trên địabàn tỉnh vẫn đang tiềm ẩn nhiều yếu tố phức tạo như: Tiếp tục các hoạt độngtruyền đạo, truyền chức, cơi nới, xây dựng cơ sở thờ tự trái phép xảy ra ở nhiềuđịa phương trong tỉnh, đặc biệt là huyện Lắk có 13 nhà nguyện xây dựng tráipháp luật, các cấp các ngành đang tập trung xử lý Các vùng đồng bào di cưngoài kế hoạch vào định cư tổ chức sinh hoạt tôn giáo phát sinh thường xuyên,khó khăn cho việc quản lý toàn diện, nhất là ở địa phương, cơ sở
Tổng số tín đồ người Mông theo đạo Tin Lành khoảng 15.000 người(chiếm 82% tổng số người Mông) Công tác đấu tranh xoá bỏ “Tin Lành Đềga”, tuy đã đạt được một số kết quả, song vẫn còn tiềm ẩn nhiều yếu tố phứctạp, có thể gây mất ổn định Nhiều nơi chưa nắm, phân hoá được đối tượng
“Tin Lành Đề ga” để có hướng quản lý phù hợp, trong chỉ đạo còn lúng túng,
kế hoạch giải quyết nhiều nơi không cụ thể, càng xuống cơ sở càng bất cập
Những năm qua cùng với sự phát triển kinh tế, xã hội, quốc phòng, anninh tình hình hoạt động tôn giáo trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk trước năm 2005
đã đạt được những thành tựu quan trọng, tuy nhiên cũng biến động hết sứcphức tạp khó lường Đáng chú ý nhất đó là đạo Tin Lành trong đó có hoạt
động của cái gọi là “Tin Lành Đề ga” Tổ chức MFL do Ksor Kok đứng đầu
Trang 11lập ra “Nhà nước Đề ga tự trị” lưu vong ở Mỹ nhằm mục tiêu đòi độc lập cho
Người Thượng tại Tây Nguyên, tách Tây Nguyên ra khỏi Việt Nam Hệ thống
tổ chức với cái gọi nhà nước này nhiều bộ, tỉnh trong đó có “Tin Lành Đề ga” do Bda SuKbông ( Mục sư Tin lành cũng là một đối tượng FULRO lưu
vong) cầm đầu Âm mưu của số cầm đầu FULRO lưu vong là sử dụng tổ chứcnày làm công cụ lôi kéo, tập hợp quần chúng tham gia vào các hoạt độngchống chính quyền tại Tây Nguyên với tham vọng sử dụng tiềm năng to lớncủa lực lượng người DTTS theo Tin Lành Cuối năm 2000 đầu năm 2001 Bda
SuKbông đã gửi quyết định về Tây Nguyên bổ nhiệm ban lãnh đạo, từ đó
“Tin Lành Đề ga” bắt đầu hình thành hoạt động và tồn tại ở Tây Nguyên Chúng đã tuyên truyền, móc nối, lôi kéo thành lập khung tổ chức “ Tin Lành Đề ga” tại tỉnh Gia Lai rồi thông qua các đối tượng này phát triển vào tỉnh Đắk Lắk
để tập hợp lực lượng thành lập khung tổ chức “Nhà nước Đề ga độc lậ p” tại địabàn
Các đối tượng đầu tiên tại Đắk Lắk được móc nối lôi kéo tham gia làKsor Wy ( A Ma Trương), Ksor Liêm ( A Ma Oanh), A ma Hơr ( tất cả đềutrú tại thị trấn Ea Đrăng, huyện Ea Hleo) Tháng 02 năm 2001, chúng đã hình
thành được khung tổ chức “Tin Lành Đề ga” cấp huyện, 28 chi hội cơ sở tại
28 buôn thuộc 3 huyện Ea Hleo, Ea Súp, Buôn Đôn, có 4 truyền đạo tìnhnguyện, 96 cốt cán trong ban chấp sự và 3630 tín đồ tham gia ( trong đó có
351 tín đồ có đơn xin ra khỏi Hội thánh Tin Lành Việt Nam để theo “Tin Lành Đề ga” ) Sau vụ bạo loạn tháng 2 năm 2001, tới cuối năm 2002, các lực lượng chức năng đã tổ chức đấu tranh cơ bản xóa bỏ được “Tin Lành Đề ga”
tại tỉnh Đắk Lắk Tuy nhiên bọn phản động FULRO lưu vong và các đốitượng cầm đầu, cốt cán bên trong vẫn nuôi dưỡng âm mưu phục hồi hoạt động
cụ thể là:
Đầu năm 2003 Ama Lâm và Ama Huer ở Plei Buôt, xã IaLe, huyệnChư Sê, tỉnh Gia Lai câu móc với Y Tach Siu ( trú tại buôn Ea Mtha, xã Ea
Rook, huyện Ea Súp) hoạt động phục hồi, lôi kéo được 15 đối tượng tham gia.
Năm 2004 cũng với hình thức hoạt động như năm 2001, Ksor Kok và các
Trang 12thế lực phản động tiếp tục kích động đồng bào dân tộc Tây Nguyên nói chung và
Đắk Lắk nói riêng và cái gọi là tín đồ “Tin Lành Đề ga”, xuống đường, biểu tình
kéo về trung tâm thị trấn, khu trung tâm một số huyện, thành phố như Ea H’Leo,Buôn Đôn, Ea Súp, Krông Na…trong đó số người tham gia đông và quy mô lớnnhất là Huyện Cư M’nga và Thành phố Buôn Ma Thuột
Có thể thấy rằng: trước năm 2005 các đối tượng phản động đã sử dụng
lực lượng DTTS tham gia “Tin Lành Đề ga”, tại Đắk Lắk tham gia các hoạt
động chống chính quyền, nguy hiểm nhất là việc chúng đã huy động được
đông đảo số lượng tín đồ “Tin Lành Đề ga”, tham gia vụ bạo loạn năm 2001,
năm 2004 và nhiều vụ phá rối an ninh khác, gây mất ổn định an ninh, trật tự
trên địa bàn Tính chất nguy hiểm của “Tin Lành Đề ga”, còn thể hiện khả
năng tồn tại, hoạt động chống chính quyền một cách giai dẳng Khi các cơquan chức năng tiến hành đấu tranh, bóc gỡ một số đối tượng chưa bị xử lýtiếp tục tập hợp lực lượng, nhận sự chỉ đạo từ FULRO lưu vong và số đốitượng tại địa bàn Đắk Lắk để hoạt động chống phá
Tất cả các vấn đề trên đã chứng minh rằng “Tin Lành Đề ga”, không
phải là một tổ chức Tin Lành chính thống mà là một tổ chức phản động lợidụng đạo Tin lành và tư tưởng dân tộc cực đoan, ly khai tự trị để tập hợp lực
lượng chống chính quyền nhằm thành lập “Tin Lành Đề ga” của người DTTS Tây Nguyên hoạt động của tổ chức “Tin Lành Đề ga” không chỉ làm phức tạp
tình hình an ninh, trật tự gây khó khăn cho công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cấp
ủy Đảng, chính quyền các cấp về công tác tôn giáo tại Đắk Lắk, mà còn tạo tưtưởng tiêu cực trong quần chúng người DTTS bản địa Nhân thức rõ bản chất
và sự nguy hiểm của “Tin Lành Đề ga” là cơ sở để cấp ủy các cấp có biện pháp lãnh đạo, chỉ đạo đấu tranh phá vỡ các hoạt động của “Tin Lành Đề ga” Ngoài ra, trên địa bàn xuất hiện một số tà đạo như: Hà Mòn tại huyện Cư
Mgar, huyện Krông Pắc, xuất hiện tại địa bàn từ năm 2006 do các đối tượng
A Huym, Y Gyin ở Kon Tum đến tuyên truyền, lôi kéo đồng bào dân tộc Xê
Trang 13Đăng theo đạo Công giáo, có thời điểm lên tới 800 người, gây ảnh hưởng anninh chính trị, trật tự an toàn ở địa phương Chúng móc nối với lực lượng
Fulrô chống phá chính quyền các cấp Tà đạo Thanh Hải Vô Thượng Sư tại
thành phố Buôn Ma Thuột, Krông Ana, Cư Mgar, trên gần 100 tín đồ, tà đạoAmí Sa Ra tại thành phố Buôn Ma Thuột, huyện Cư Kuin, Krông Ana trên
100 người Hiện tượng tôn giáo mới Tâm linh Hồ Chí Minh gần 60 người theo
thuộc các huyện Krông Ana, Cư Kuin, Cư Mgar Chính quyền các cấp đã tổchức tuyên truyền vận động, giải thích, giải tán nhưng còn một số người vẫn
đang hoạt động Pháp môn Diệu âm du nhập vào Đắk Lắk từ năm 2004, hiện
có khoảng 40 tín đồ Pháp luân công xâm nhập vào địa bàn tỉnh từ năm 2008, hiện có 28 người tham gia Thiên đạo xuất hiện từ năm 2011 và hiện còn 16
Thứ nhất, trong thời kì đổi mới đất nước, đẩy mạnh CNH, HĐH, trên cơ
sở quán triệt chủ trương của Đảng và nhận rõ tầm quan trọng của vấn đề tôngiáo và CTTG, Đảng bộ tỉnh Đắk Lắk đã ban hành nhiều nghị quyết, chươngtrình, kế hoạch, nhất là các nghị quyết lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ hằng năm,
đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện khá tốt CTTG Tiếp tục quán triệt và
cụ thể hóa CTTG của Đảng gắn với tình hình nhiệm vụ và yêu cầu CTTG trênđịa bàn Các nghị quyết đều thực hiện nhất quán chính sách của Đảng và Nhànước ta, phát huy tinh thần đoàn kết lương - giáo, tất cả vì mục tiêu dân giàu,nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh Nhà nước bảo đảm quyền tự
do tín ngưỡng và tự do không tín ngưỡng tôn giáo của mọi công dân Đồng
Trang 14thời xử lý kiên quyết với những hành vi vi phạm quyền tự do tôn giáo, lợidụng hoạt động tôn giáo để phá hoại sự nghiệp cách mạng, phá hoại khối đạiđoàn kết dân tộc tôn giáo
Thứ hai, CTTG của các cấp chính quyền từ tỉnh đến địa phương, cơ sở và
lực lượng vũ trang đã có nhiều chuyển biến và đạt được kết quả nhất định.Lực lượng vũ trang trong tỉnh tích cực làm tốt công tác tuyên truyền, nâng caonhận thức cho người dân về chủ trương, chính sách của Đảng, nhà nước; thamgia giúp dân, nhất là đối với đồng bào ở vùng sâu, vùng khó khăn, vùng cónhiều đồng bào theo các tôn giáo phát triển kinh tế, văn hóa, xóa đói, giảmnghèo, khắc phục thiên tai, giữ gìn trật tự an toàn xã hội… CTTG của Mặttrận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội đã có sự đổi mới về nội dung,phương thức hoạt động, đội ngũ làm CTTG có nhiều cố gắng Sự phối hợpgiữa Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể nhân dân và cơ quan chính quyền trongthực hiện CTTG ở địa phương có sự gắn bó, thu được kết quả nhất định Mặttrận Tổ quốc, các đoàn thể nhân dân thực hiện khá tốt vai trò làm tham mưunòng cốt trong CTTG của hệ thống chính trị, hướng các hoạt động về cơ sở,đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước trong đồng bào Thực sự góp phầnđộng viên đồng bào theo các tôn giáo hăng hái sản xuất, phát triển kinh tế - xãhội, thực hiện an sinh xã hội, ổn định an ninh trật tự ở địa phương, cơ sở Vìthế, đã góp phần củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc, xây dựng Đảng vàHTTC trong sạch vững mạnh
Thứ ba, do làm tốt CTTG, nên tình hình chính trị trên địa bàn cơ bản ổn định,
KT - XH có sự chuyển biến tích cực, đời sống vật chất và tinh thần của đồng bàotheo các tôn giáo từng bước được cải thiện, nâng lên Đại đa số đồng bào theo cáctôn giáo ở tỉnh tin tưởng vào sự lãnh đạo của cấp ủy, Đảng và sự quản lý, điềuhành của chính quyền các cấp; tích cực hưởng ứng tham gia các cuộc vận động
mà Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị phát động Chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước đã đáp ứng những nhu cầu
Trang 15chính đáng của nhân dân, củng cố niềm tin của nhân dân với Đảng và Nhànước, tạo được tinh thần phấn khởi trong đồng bào tín đồ và nhà tu hành cáctôn giáo CTTG của Đảng bộ ngày càng được coi trọng, làm cho việc lãnh đạoCTTG ngày càng có hiệu quả, nhiều Văn kiện và Nghị quyết của Đảng bộ rađời đáp ứng được nhu cầu thực tiễn.
Nhiều hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo ở địa phương được tiến hành bìnhthường, ổn định trong khuôn khổ của pháp luật; nhiều hoạt động tôn giáo lớn diễn
ra thường niên như: Lễ Noel, Lễ Phật Đản Một số tổ chức tôn giáo cũng như các
hệ phái trong từng tổ chức tôn giáo được Nhà nước và pháp luật công nhận
Nhìn chung, các chức sắc tôn giáo hành đạo gắn bó với dân tộc, phù hợpvới dân tộc, phù hợp với hoàn cảnh của đất nước Trong quá trình hành đạo,các chức sắc không chỉ chăm lo đến phần đạo mà còn quan tâm đến phần đờicủa các tín đồ Nhiều chức sắc đứng về phía dân tộc chống lại sự lợi dụng tôngiáo và tín ngưỡng của các thế lực phản động, giữ gìn sự trong sáng của đạomình Các chức sắc còn hướng tôn giáo của mình theo đúng hướng đồng hànhcùng dân tộc như: “đạo pháp, dân tộc và chủ nghĩa xã hội” của đạo Phật;
“kính chúa yêu nước, sống phúc âm trong lòng dân tộc” của Công giáo; “nướcvinh đạo sáng” của đạo Cao Đài
Tín đồ các tôn giáo ngày càng yên tâm, tin tưởng và hăng hái thực hiện cácchính sách của Đảng và Nhà nước, góp phần vào công cuộc đổi mới, cũng cố khốiđại đoàn kết toàn dân, nhiều chính sách của Đảng và Nhà nước, không chỉ đápứng nhu cầu tự do tín ngưỡng tôn giáo của đồng bào, mà còn chăm lo đến phầnđời của người có đạo, nên đã làm cho đồng bào tin tưởng vào Đảng và Nhà nước,gắn bó với đời, hòa mình trong khối đại đoàn kết toàn dân tộc
Nguyên nhân của những ưu điểm
Một là, luôn được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của BCH trung ương,
Bộ Chính trị, Chính phủ và sự giúp đỡ các bộ ngành, cơ quan Trung ương, đã
Trang 16tạo điều kiện thuận lợi cho đầu tư phát triển KT - XH và thực hiện công táctôn giáo ở địa phương
Hai là, Đảng bộ tỉnh Đắk Lắk luôn quán triệt sâu sắc các quan điểm, chủ
trương, chính sách của Đảng, Nhà nước bám sát vào đặc điểm tình hình địaphương từ đó đề ra chủ trương, chính sách đối với các tôn giáo lớn như Cônggiáo, Phật giáo, đạo Tin Lành, Cao Đài, các tôn giáo đều có chủ trương thunạp tín đồ nhằm mở rộng ảnh hưởng của giáo hội Vì vậy, việc thực hiện quántriệt và tổ chức thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhànước được các cấp ủy chính quyền đặc biệt quan tâm
Ba là, HTCT trong tỉnh đã phát huy cao độ tinh thần đoàn kết phối hợp
đồng bộ, có chủ trương, sự chỉ đạo sáng tạo trong thực hiện nghị quyết, chỉ thị
về CTTG của Tỉnh
Những ưu điểm đạt được trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xãhội quốc phòng, an ninh…đã giúp cho đồng bào tôn giáo ngày càng tin vào đườnglối, chính sách của Đảng và Nhà Nước, yên tâm phấn khởi làm ăn, góp phần xâydựng quê hương, ổn định định đời sống và tích cực tham gia bảo vệ Tổ quốc.Bên cạnh những kết quả nêu trên, ở tỉnh Đắk Lắk vẫn còn những hạn chế
về thực hiện CTTG
Thứ nhất, ở một số nơi, cấp ủy Đảng, chính quyền và một số cán bộ làm
CTTG chưa nhận thức sâu sắc ý nghĩa, tầm quan trọng của phát huy sức mạnhkhối đại đoàn kết toàn dân, trong đó có đoàn kết lương giáo Đây chính là điểm
sơ hở để các thế lực thù địch lợi dụng chống phá ta, mặt khác cán bộ làmCTTG nắm chưa đầy đủ các quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng vàNhà nước nên chưa làm tốt công tác hướng dẫn vận động đồng bào tín đồ vàchức sắc tôn giáo
Hai là, chưa xây dựng được quy chế, chưa kịp thời bổ sung các văn bản
hướng dẫn và quy định cụ thể về các hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo cho phùhợp với tình hình, chậm đổi mới đối với CTTG từ đó đã làm bức xúc một số
bà con tín đồ
Trang 17Ba là, công tác QLNN về tôn giáo chưa có nhiều biện pháp vừa cơ bản
vừa cụ thể, thiết thực, hiệu quả Do đó, tình trạng truyền đạo trái phép vẫn còndiễn ra ở một số nơi, gây rối trật tự ở các địa phương Đội ngũ làm CTTG cònhạn chế, bất cập cả về phẩm chất, năng lực chuyên môn và tác phong côngtác, chưa đáp ứng đòi hỏi của tình hình, nhất là ở những địa phương diễn racác điểm nóng về tôn giáo
Nguyên nhân của những hạn chế
Một là, Đắk Lắk là địa phương có tình hình tôn giáo phức tạp, là địa bàn
có vị trí chiến lược về chính trị, kinh tế, quốc phòng và an ninh Dân trí thấp,
cơ sở hạ tầng chưa đồng bộ, đời sống tín đồ tôn giáo còn gặp nhiều khó khăn,công tác tuyên truyền giáo dục chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước vàđịa phương đến với đồng bào vùng dân tộc chưa đầy đủ, kịp thời Do đóthường bị các thế lực thù địch tập trung lợi dụng tôn giáo
Hai là, một số bộ phận cán bộ, đảng viên chưa thường xuyên quán triệt
sâu sắc đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước và của Tỉnh ủy Một sốđảng viên còn có thành kiến với tôn giáo Chưa hiểu đúng, đầy đủ về đặcđiểm điều kiện tự nhiên, KT - XH của miền núi cũng như tập quán, tâm lý,trình độ của từng DTTS, của từng vùng, nên xác định chủ trương, chính sách
và những hình thức, bước đi cách làm chưa phù hợp
Ba là, sự phối hợp giữa các cơ quan trong HTCT còn hạn chế trong việc
thực hiện CTTG Hệ thống tổ chức cán bộ đoàn thể còn thiếu và yếu về kinhnghiệm công tác Công tác lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh chưa có sự đầu tư tíchcực, thiếu tập trung dứt điểm, cụ thể, hiệu lực điều hành thấp, các cơ quan,ban ngành cấp tỉnh có vai trò, trách nhiệm chưa cao, còn quan liêu, ỷ lại.Công tác giáo dục chủ trương, chính sách của Đảng và địa phư ơng đến vớiđồng bào dân tộc vùng sâu, vùng xa chưa đầy đủ kịp thời
1.1.3 Điều kiện mới và chủ trương của Đảng về công tác tôn giáo (2005 - 2015)
* Tình hình thế giới, trong nước
Trang 18Tình hình thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp, tiềm ẩn nhiều yếu tố gâymất ổn định, khó lường nhưng hòa bình, hợp tác và phát triển vẫn là xu thếlớn; các nước lớn sẽ tiếp tục vừa hợp tác, vừa đấu tranh, cạnh tranh, kiềmchế lẫn nhau, chi phối các quan hệ quốc tế Kinh tế thế giới phục hồi chậm
và còn nhiều khó khăn, thách thức; xung đột vũ trang, tranh chấp tàinguyên, chủ quyền lãnh thổ, biển, đảo, xung đột sắc tộc, tôn giáo, hoạtđộng can thiệp lật đổ, ly khai, khủng bố tiếp tục gia tăng Khu vực châu Á -Thái Bình Dương, trong đó có Đông Nam Á là khu vực phát triển năngđộng, nơi cạnh tranh quyết liệt giữa các nước lớn, tuy ít có khả năng chiếntranh, xung đột lớn nhưng tranh chấp lãnh thổ, biển đảo sẽ gia tăng, khôngloại trừ khả năng có thể đột biến
Đối với nước ta, các thế lực thù địch tiếp tục lợi dụng các vấn đề dân tộc,tôn giáo, nhân quyền để tăng cường các hoạt động chống phá Đảng, nhà nước
và chế độ XHCN; chúng ra sức tuyên truyền, kích động, thực hiện chiến lược
“diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ, nhằm chống phá sự nghiệp cách mạngcủa nước ta dưới chiêu bài “dân chủ, nhân quyền, dân tộc, tôn giáo”, khôngloại trừ khả năng chúng tiếp tục lợi dụng vấn đề tôn giáo và dân tộc với nhiềuhình thức, thủ đoạn mới, trong đó có việc vừa lợi dụng vấn đề tôn giáo, vừalợi dụng vấn đề dân tộc để lôi kéo, tập hợp lực lượng để hoạt động chống phá,nhằm gây mất ổn định tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội
Đối với tỉnh Đắk Lắk, ngoài những tác động, ảnh hưởng của tình hìnhchung, còn tiềm ẩn những khó khăn, phức tạp của một tỉnh có nhiều thànhphần dân tộc, tôn giáo cùng sinh sống; bọn phản động FULRO lưu vong sẽtiếp tục chỉ đạo, cấu kết với những phần tử xấu trong nước tìm mọi cáchchống phá; an ninh trong vùng đồng bào DTTS, an ninh trên các lĩnh vựcchính trị nội bộ, kinh tế, tôn giáo, an ninh nông thôn tiềm ẩn yếu tố phức tạp;hoạt động của các loại tội phạm xâm phạm trật tự an toàn xã hội và tình hìnhtrật tự an toàn giao thông tiếp tục diễn biến phức tạp
Trang 19Các tôn giáo sẽ tiếp tục phát triển nhiều hơn về số lượng tín đồ, cơ sởthờ tự, đẩy mạnh việc cũng cố, kiện toàn tổ chức; phục hồi lại một số hộiđoàn, ủy ban phục vụ truyền giáo và bảo vệ lợi ích của giáo hội Một số đốitượng tiếp tục lợi dụng vấn đề tôn giáo để hành ngề mê tín dị đoan; một sốphần tử cực đoan của Phật giáo Thống Nhất đang có ý đồ phục hồi hoạtđộng trở lại Địa bàn và đối tượng truyền giáo của đạo Tin lành và Cônggiáo mở rộng sẽ xuất hiện nhiều cơ sở tôn giáo, các nhóm, hệ phái xâmnhập, lén lút đến hoạt động và xây dựng cơ sở trái phép, gây ảnh hưởng, lôikéo quần chúng nhất là vùng sâu, vùng xa gây khó khăn cho công tácQLNN về tôn giáo.
* Chủ trương của Đảng Cộng sản Việt Nam về công tác tôn giáo
Trong sự nghiệp đổi mới và hội nhập quốc tế sâu rộng, bên cạnh nhữngthành tựu đã đạt được về kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh, vẫncòn những mặt hạn chế về thực hiện công tác dân tộc, tôn giáo Vì thế, côngtác tôn giáo trong thời kỳ này đặt ra những yêu cầu mới nhằm nâng cao hơnnữa vai trò lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước đối với công tác này
Thứ nhất: Quan điểm về công tác tôn giáo
Chủ trương của Đảng về công tác tôn giáo từ năm 2005 đến năm 2015được thể hiện trong các Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X, XI
Đến Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, kế thừa quan điểm của Hồ ChíMinh về tôn giáo “quyền tự do tôn giáo, tín ngưỡng không chỉ là quyền con người
mà còn là thành quả của cuộc đấu tranh vì dân chủ của nhân loại”[28, tr 28] Vàquan điểm của các nghị quyết trước,nhất là Nghị quyết số 24 - NQ/TW ngày16/10/1990 của Bộ chính trị (khóa VI) Về tăng cường công tác tôn giáo trongđiều kiện mới, và Nghị quyết số 25 - NQ/TW tại Hội nghị BCH Trung ươnglần thứ 7 khóa (IX) ngày 12/3/2003 Về công tác tôn giáo Đảng tiếp tục bổsung và phát triển quan điểm về CTTG: Thực hiện quyền sinh hoạt tôn giáobình thường của các tổ chức tôn giáo và công dân trên cơ sở tuân thủ pháp
Trang 20luật; Nhà nước không chỉ tôn trọng mà còn tạo điều kiện đảm bảo thực hiệnđược quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo trên thực tế.
Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH (Bổ sung,phát triển năm 2011), nêu rõ: “Tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng,tôn giáo và không tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân theo quy định của phápluật Đấu tranh và xử lý nghiêm đối với mọi hành động vi phạm tự do tínngưỡng, tôn giáo và lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo làm tổn hại đến lợi ích của
Tổ quốc và nhân dân” [19, tr.81] Báo cáo chính trị tại Đại hội đại biểu toànquốc lần thứ XI của Đảng đã khẳng định: “Tiếp tục hoàn thiện chính sách,pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo phù hợp với quan điểm của Đảng tronggiai đoạn mới của đất nước; tôn trọng những giá trị đạo đức, văn hóa tốt đẹpcủa các tôn giáo; động viên chức sắc, tín đồ, các tổ chức tôn giáo sống tốtđời, đẹp đạo, tham gia đóng góp tích cực cho công cuộc xây dựng và bảo vệ
Tổ quốc” [19, tr.51]
Đại hội XI của Đảng đã nêu lên một số quan điểm cơ bản sau:
Một là, tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân,
sẽ còn tồn tại cùng dân tộc trong quá trình xây dựng CNXH ở nước ta Đồng bàocác tôn giáo là bộ phận của khối đại đoàn kết toàn dân tộc Thực hiện nhấtquán chính sách tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, theo hoặckhông theo một tôn giáo nào, quyền sinh hoạt tôn giáo bình thường theođúng pháp luật Các tôn giáo hoạt động trong khuôn khổ pháp luật, bìnhđẳng trước pháp luật
Hai là, Đảng, Nhà nước thực hiện nhất quán chính sách đại đoàn kết,
phát huy sức mạnh toàn dân tộc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Đoàn kết đồng bào theo các tôn giáo khác nhau; đoàn kết đồng bào theotôn giáo và đồng bào không theo tôn giáo Giữ gìn và phát huy những giá trị tíchcực của truyền thống thờ cúng tổ tiên, tôn vinh những người có công với Tổquốc và nhân dân Nghiêm cấm sự phân biệt đối xử với công dân vì lý do tín
Trang 21ngưỡng, tôn giáo Đồng thời, nghiêm cấm lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo đểhoạt động mê tín dị đoan, hoạt động trái pháp luật và chính sách của Nhànước, kích động chia rẽ nhân dân, chia rẽ các dân tộc, gây rối, xâm phạm anninh quốc gia.
Ba là, nội dung cốt lõi của công tác tôn giáo là vận động quần chúng
Thực hiện mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, vănminh” là điểm tương đồng để phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc,gắn bó đồng bào các tôn giáo với sự nghiệp chung của đất nước Mọi côngdân không phân biệt tín ngưỡng, tôn giáo đều có quyền và nghĩa vụ xây dựng
và bảo vệ Tổ quốc Công tác vận động quần chúng các tôn giáo phải độngviên đồng bào nêu cao tinh thần yêu nước, ý thức bảo vệ độc lập và thốngnhất Tổ quốc Thông qua việc thực hiện tốt các chính sách về kinh tế - xã hội,
an ninh, quốc phòng, nhằm bảo đảm lợi ích vật chất và tinh thần của nhân dânnói chung, trong đó có đồng bào tôn giáo
Bốn là, CTTG là trách nhiệm của cả HTCT
Công tác tôn giáo có liên quan đến nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội,các cấp, các ngành, các địa bàn Làm tốt CTTG là trách nhiệm của toàn bộHTCT do Đảng lãnh đạo Tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ chuyên tráchlàm CTTG có trách nhiệm trực tiếp, cần được củng cố và kiện toàn Công tácQLNN đối với các tôn giáo và đấu tranh chống việc lợi dụng tôn giáo đểchống đối chế độ chỉ thành công nếu làm tốt công tác vận động quần chúng
Thứ hai, Về phương hướng, mục tiêu
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, đã xác định: Tín ngưỡng, tôn giáo
là nhu cầu của một bộ phận nhân dân Hoạt động tôn giáo và CTTG là nhằmtăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong thời kỳ đẩy mạnh côngnghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế Trong thời kỳ mới,công tác tôn giáo thực hiện phương hướng:
Đồng bào các tôn giáo là một bộ phận quan trọng của khối đại đoàn kết
Trang 22dân tộc Thực hiện nhất quán chính sách tôn trọng và bảo đảm quyền tự
do tín ngưỡng, theo hoặc không theo tôn giáo của công dân, quyền sinhhoạt tôn giáo bình thường theo pháp luật Đoàn kết đồng bào theo các tôngiáo tôn giáo khác nhau, đồng bào theo tôn giáo và đồng bào không theotôn giáo Phát huy những giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp của các tôngiáo Động viên, giúp đỡ đồng bào theo đạo và các chức sắc tôn giáosống “tốt đời, đẹp đạo” Các tổ chức tôn giáo hợp pháp hoạt động theopháp luật và được pháp luật bảo hộ [18, tr.122 - 123]
Thực hiện nhất quán chính sách tự do tín ngưỡng, tôn giáo góp phầncủng cố khối đại đoàn kết dân tộc, đoàn kết tôn giáo Mục tiêu hướng đến cáctôn giáo là vì lợi ích chung xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, với khẩuhiệu “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết Thành công, thành công, đại thànhcông” để phát huy sức mạnh đoàn kết dân tộc, đoàn kết tôn giáo trong sựnghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa Trong sựnghiệp đổi mới, đồng bào các tôn giáo là một trong những lực lượng hưởngứng tích cực phong trào thi đua yêu nước, các tổ chức, cá nhân tôn giáo đãtích cực tham gia các hoạt động từ thiện, xã hội thông qua việc thăm và tặngquà cho các hộ nghèo nhân dịp lễ, tết, xây dựng nhà tình nghĩa, khám, chữabệnh từ thiện, cấp thuốc miễn phí, cứu trợ đồng bào bị thiên tai, lũ lụt
Trên cơ sở tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo củanhân dân, kiên quyết đấu tranh với các thế lực thù địch lợi dụng tôn giáochống phá cách mạng Tôn trọng và phát huy những giá trị tốt đẹp về văn hóa,đạo đức của các tôn giáo, bồi đắp và làm phong phú kho tàng văn hóa của dântộc Việt Nam trong thời kỳ mới
Thứ ba: Về nhiệm vụ và giải pháp
Nhiệm vụ chủ yếu
Một là, thực hiện có hiệu quả chủ trương, chính sách và các chương trình
Trang 23phát triển KT - XH nâng cao đời sống vật chất, văn hóa của nhân dân, trong
đó có đồng bào các tôn giáo
Đây là trách nhiệm của cả HTCT của các thành phần kinh tế, của toàn xãhội nhằm tạo niềm tin vào con đường xây dựng thành công CNXH có cuộcsống ấm no hạnh phúc ngay trên trần thế
Hai là, tạo điều kiện cho các tôn giáo hoạt động bình thường theo đúng
chính sách và pháp luật của Nhà nước
Đây chính là nhằm bảo vệ quyền lợi, quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáocủa mọi người dân, bảo vệ các hoạt động hợp pháp, ngăn chặn các hành độnglợi dụng tôn giáo nhằm chống lại lợi ích chính đáng của tín đồ và xã hội, bôinhọ thanh danh của tôn giáo
Ba là, đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước, xây dựng cuộc sống “tốt
đời đẹp đạo” trong quần chúng tín đồ, chức sắc, nhà tu hành ở cơ sở, hướngsinh hoạt của đồng bào theo mục tiêu độc lập dân tộc, thống nhất Tổ quốc Đây là nhiệm vụ khó khăn, phức tạp, đòi hỏi các tổ chức chính trị - xãhội và cán bộ phụ trách CTTG phải nêu cao tinh thần trách nhiệm trong côngtác vận động quần chúng nhằm xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc thựchiện thắng lợi công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ đất nước
Bốn là, phát huy tinh thần yêu nước của đồng bào có đạo, tự giác và phối
hợp đấu tranh làm thất bại âm mưu của các thế lực thù địch lợi dụng vấn đềtôn giáo, dân tộc chống phá cách mạng nước ta Động viên đồng bào ra sứcbảo vệ chế độ, bảo vệ Đảng, Nhà nước và sự thống nhất của Tổ quốc, ủng hộmọi biện pháp của Nhà nước về hoạt động tôn giáo là trách nhiệm chính trịcủa CTTG hiện nay
Năm là, hướng dẫn các tôn giáo thực hiện quan hệ đối ngoại phù hợp với
đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước
Tích cực đẩy mạnh thông tin tuyên truyền về chính sách tôn giáo củaĐảng và Nhà nước để giúp đồng bào hiểu, nhận thức đúng quan điểm của
Trang 24Đảng, chính sách của Nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo Đấu tranh chống lạicác âm mưu chống phá của các thế lực thù địch trong quan hệ quốc tế củaĐảng, Nhà nước và ảnh hưởng uy tín vị thế của đất nước ta trên trường quốc
tế Công tác đối ngoại của tôn giáo phải đẩy mạnh tuyên truyền ra bên ngoài,đấu tranh chống âm mưu xuyên tạc, vu khống quan điểm chính sách tôn giáocủa Đảng, Nhà nước, đồng thời làm cho bạn bè, nhân dân thế giới hiểu rỏquan điểm của Đảng về vấn đề tôn giáo
Giải pháp chủ yếu
Một là, tập trung nâng cao nhận thức, thống nhất nhận thức, đề cao trách
nhiệm của HTCT và toàn xã hội về vấn đề tôn giáo
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến các quan điểm, chủ trương,chính sách về tôn giáo của Đảng và Nhà nước trong cán bộ, đảng viên, nhândân, nhất là trong chức sắc, chức việc, nhà tu hành và tín đồ các tôn giáo.Giáo dục truyền thống yêu nước, ý thức bảo vệ độc lập và thống nhất của Tổquốc, làm cho các tôn giáo gắn bó với dân tộc, với đất nước và CNXH, hănghái thi đua xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Giữ gìn và phát huy truyền thống thờcúng tổ tiên, tôn vinh và nhớ ơn những người có công với Tổ quốc, dân tộc vànhân dân; tôn trọng tín ngưỡng truyền thống của đồng bào các dân tộc vàđồng bào có đạo, thông qua đó tăng cường sự đồng thuận giữa những người
có tín ngưỡng, tôn giáo và những người không tín ngưỡng, tôn giáo; giữanhững người có các tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau; đồng thời, tạo cơ sở đểđấu tranh chống những tà đạo, những hoạt động mê tín dị đoan, lợi dụng tôngiáo làm hại đến lợi ích của Tổ quốc, dân tộc và nhân dân
Hai là, tăng cường công tác vận động quần chúng, xây dựng HTCT ở cơ
sở vững mạnh
Thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở; đổi mới nội dung, phương thứccông tác vận động đồng bào tín đồ các tôn giáo, phù hợp với đặc điểm củađồng bào có nhu cầu luôn gắn bó với sinh hoạt tôn giáo và tổ chức tôn giáo
Trang 25Tăng cường hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể nhândân trong việc tuyên truyền chủ trương, chính sách đối với chức sắc, chứcviệc, nhà tu hành và tín đồ các tôn giáo.
Ba là, tăng cường QLNN đối với các hoạt động tôn giáo.
Tăng cường đầu tư và thực hiện có hiệu qủa các dự án, chương trình mụctiêu quốc gia, đẩy mạnh tốc độ phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội, nâng caođời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân các vùng khó khăn, đặc biệtquan tâm các vùng đông tín đồ tôn giáo và vùng dân tộc miền núi còn nhiềukhó khăn Sớm ban hành Pháp lệnh về tôn giáo và các văn bản hướng dẫnthực hiện; chuẩn bị để tiến tới xây dựng Luật về tín ngưỡng, tôn giáo
Tăng cường cảnh giác cách mạng, xây dựng phương án cụ thể, chủ độngđấu tranh làm thất bại mọi âm mưu của các thế lực thù địch lợi dụng vấn đềtôn giáo để kích động chia rẽ nhân dân, chia rẽ các dân tộc, gây rối xâm phạm
an ninh quốc gia
Giải quyết việc tôn giáo tham gia thực hiện chủ trương xã hội hóa cáchoạt động y tế, văn hóa, xã hội, giáo dục theo nguyên tắc bình đẳng và đúngluật pháp của Nhà nước Khuyến khích các tôn giáo đã được Nhà nước thừanhận tham gia phù hợp với chức năng, nguyên tắc tổ chức của mỗi tôn giáo vàquy định của pháp luật Cá nhân các tín đồ, chức sắc, chức việc, nhà tu hànhtham gia với tư cách công dân thì được khuyến khích và tạo điều kiện thựchiện theo quy định của pháp luật
1.2 Chủ trương của Đảng bộ tỉnh Đắk Lắk về công tác tôn giáo (2005 - 2015)
1.2.1 Quan điểm, phương hướng của Đảng bộ tỉnh Đắk Lắk về công tác tôn giáo
* Quan điểm về CTTG
Từ những quan điểm, định hướng chỉ đạo của các Nghị quyết Đại hộiĐảng, Nghị quyết của BCH Trung ương và Bộ Chính trị, Đảng bộ tỉnh Đắk
Trang 26Lắk đã nhận thức sâu sắc và xác định rõ tính chất, tầm quan trọng của CTTGtrên địa bàn tỉnh trong thời kỳ đổi mới đất nước và hội nhập quốc tế Báo cáochính trị của BCH Đảng bộ Tỉnh tại Đại hội lần thứ XIV (2005 - 2015), trên
cơ sở đánh giá thực trạng phát triển KT - XH đã nêu rõ quan điểm về CTTGcủa Đảng bộ tỉnh từ năm 2005 đến năm 2010:
Thực hiện chính sách tôn giáo của Đảng, Nhà nước, phát huy tinh thần
đoàn kết lương - giáo, tất cả vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội
công bằng, dân chủ, văn minh Nhà nước bảo đảm quyền tự do tínngưỡng và tự do không tín ngưỡng tôn giáo của mọi công dân Đồngthời xử lý kiên quyết với những hành vi vi phạm quyền tự do tôn giáo,lợi dụng hoạt động tôn giáo để phá hoại sự nghiệp cách mạng, pháhoại khối đại đoàn kết dân tộc và tôn giáo [10, tr.8]
Tăng cường công tác QLNN về tôn giáo trên cơ sở chính sách, phápluật của Nhà nước Kiên quyết đấu tranh xử lý các hoạt động trái pháp luậtcủa tôn giáo; vận động quần chúng xóa bỏ tổ chức đội lốt tôn giáo hoạt độngnhằm chống phá sự nghiệp cách mạng, nhất là “Tin Lành Đêga” Từng bướcxem xét cho đăng ký và công nhận một số chi hội Tin Lành khi đã đủ điềukiện cũng như việc phong chức và giải quyết các nhu cấu chính đáng của cáctôn giáo, tạo điều kiện thuận lợi cho đồng bào có đạo sinh hoạt tôn giáothuần túy Chăm lo xây dựng mối đoàn kết thống nhất giữa các dân tộc, cáccộng đồng dân cư
Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Đắk Lắk lần thứ XV, nhiệm kỳ 2010
-2015 đề ra quan điểm về CTTG, đó là: “Tạo điều kiện và tôn trọng quyền tự
do tín ngưỡng, tự do không tín ngưỡng của nhân dân Vận động đồng bào cáctôn giáo phát huy tinh thần yêu nước, đoàn kết toàn dân, hăng hái lao độngsản xuất, tích cực đóng góp vào công tác đổi mới và sự phồn vinh của đấtnước” [11, tr.7]
* Về phương hướng
Trang 27Chăm lo phát triển KT - XH, ổn định và nâng cao đời sống vật chất vàtinh thần đồng bào, đồng thời phải luôn cảnh giác chống địch lợi dụng vấn đềtôn giáo Đảm bảo mọi nguyên tắc, mọi vấn đề tôn giáo đều phải đặt dưới sựlãnh đạo, chỉ đạo của Đảng mà tập trung là cấp ủy các cấp.
Phát huy vai trò quản lý hoạt động tôn giáo của chính quyền các cấp theopháp luật và sự phối hợp của mặt trận, đoàn thể, các ban ngành chức năng,làm cho CTTG thực sự là nhiệm vụ của cả HTCT
Căn cứ vào tình hình cụ thể của từng địa phương để đưa ra những chủ trươngđúng đắn, sát thực đến với từng đối tượng và từng lĩnh vực hoạt động của tôn giáo.Phương hướng thực hiện chính sách tôn giáo đã được Tỉnh ủy và UBNDtỉnh quán triệt sâu sắc đến các cấp bộ đảng, chính quyền và cán bộ, đảng viên.Ngày 18/05/2005, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đắk Lắk đã ra Chương trình số 21
- CTr/TU về công tác tôn giáo trên địa bàn tỉnh xác định:
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền sâu rộng tới các tầng lớp nhân dântrên các phương tiện thông tin đại chúng về đối ngoại, chính sách đạiđoàn kết dân tộc, trên cơ sở đó, đấu tranh với những luận điệu xuyêntạc về dân chủ, nhân quyền, dân tộc và tôn giáo của các thế lực thùđịch gây chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc, chống phá sự nghiệp cáchmạng [ 62, tr.3]
Phát huy bản chất dân chủ XHCN, thực sự tôn trọng quyền tự do củanhân dân, coi tự do tín ngưỡng và tự do không tín ngưỡng là quyền củacông dân, thực sự tôn trọng quyền bình đẳng về nghĩa vụ và quyền lợi củanhân dân Quan tâm đến những sinh hoạt bình thường của các tín đồ theopháp luật của nhà nước quy định Mặt khác, phải đề cao cảnh giác, kiênquyết đấu tranh phân hóa, cô lập trấn áp bọn phản động lợi dụng tôn giáo.Phải lấy tập hợp, xây dựng lực lượng cách mạng trong vùng giáo dân lànội dung cơ bản của CTTG Xác định rõ chức năng, nhiệm vụ và xâydựng quy chế làm việc đối với CTTG của các cấp ủy Đảng, chính quyền,
Trang 28các ban ngành, đoàn thể, đặc biệt, chức năng nhiệm vụ của cơ quan tôngiáo và cơ quan an ninh nhằm đảm bảo những nguyên tắc lãnh đạo củacác cấp ủy Đảng đối với CTTG Các cấp ủy đảng phải lãnh đạo chặt chẽ,thường xuyên nắm chắc tình hình các tôn giáo, kịp thời đề ra chủ trương,biện pháp chỉ đạo cụ thể, ở những vùng có giáo dân, CTTG phải đượcquán triệt nhuần nhuyễn trong các chủ trương kế hoạch công tác của cấp
ủy Đảng Các cấp, các ngành hữu quan và đoàn thể phải nghiêm chỉnhchấp hành nguyên tắc, chế độ quy định đối với công CTTG tác tôn giáo
1.2.2 Nhiệm vụ và giải pháp
Để tăng cường sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh về CTTG, Ban Thường vụTỉnh ủy yêu cầu các cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận và các đoàn thể từtỉnh đến cơ sở thực hiện tốt các nhiệm vụ và giải pháp cơ bản sau:
* Nhiệm vụ chủ yếu
Một là, thực hiện nghiêm túc các chủ trương, chính sách và chương
trình phát triển KT - XH, nâng cao đời sống vật chất, văn hóa của nhân dân
trong tỉnh, nhất là đối với đồng bào theo các tôn giáo
Điểm cốt lõi đó là, đoàn kết đồng bào theo tôn giáo và đồng bào khôngtôn giáo, tuyên truyền vận động nhân dân có đạo thực hiện tốt đường lốichủ trương của Đảng, chính sách, Hiến pháp, pháp luật của Nhà nước,với mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh làđiểm tương đồng để gắn bó đồng bào các tôn giáo với sự nghiệp chung,thông qua việc thực hiện chính sách phát triển KT - XH để bảo đảm lợiích vật chất tinh thần của nhân dân nói chung trong đó có đồng bào tôngiáo [11, tr 10]
Hai là, tạo điều kiện cho các tôn giáo sinh hoạt theo đúng Hiến chương
và Điều lệ của tổ chức tôn giáo đã được Nhà nước công nhận và hoạt động
bình thường theo đúng chính sách và pháp luật của Nhà nước
Mọi tín đồ đều có quyền hành đạo tại gia đình và các cơ sở thờ tự hợp
Trang 29pháp theo quy định của pháp luật; các tổ chức tôn giáo được Nhà nước thừanhận được hoạt động theo pháp luật bảo hộ, được hoạt động tôn giáo, đượcxây dựng cơ sở thờ tự tôn giáo của mình theo quy định của pháp luật Việctheo đạo, truyền đạo cũng như mọi hoạt động tôn giáo khác đều phải tuân thủHiến pháp và pháp luật, không được lợi dung tôn giáo tuyên truyền tà đạo,hoạt động mê tín, không ép buộc người theo đạo, nghiêm cấm các tổ chứctruyền đạo, người truyền đạo và cách thức truyền đạo trái phép, vi phạm cácquy định của Hiến pháp và pháp luật.
Ba là, phát huy tinh thần yêu nước của đồng bào có đạo và phối hợp đấu
tranh làm thất bại âm mưu của các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề tôn giáo
để phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc, chống lại chế độ XHCN ở nước ta
Động viên đồng bào có đạo thường xuyên nêu cao tinh thần yêu nước,
ý thức bảo vệ độc lập, thống nhất của Tổ quốc; giữ gìn, phát huynhững giá trị tích cực của truyền thống dân tộc, tôn vinh những người
có công với Tổ quốc và nhân dân, nghiêm cấm sự phân biệt đối xử vớicông dân vì lý do tín ngưỡng tôn giáo; đồng thời nghiêm cấm lợi dụngtín ngưỡng, tôn giáo để hoạt động mê tín dị đoan, hoạt động trái phápluật và chính sách của Nhà nước, kích động chia rẽ các dân tộc, gâyrối, xâm phạm an ninh quốc gia để chống lại chế độ XHCN ở nước ta[10, tr.12]
Bốn là, hoạt động đối ngoại của tổ chức tôn giáo, các tín đồ, chức sắc tôn giáo phải tuân thủ pháp luật và phù hợp với chính sách đối ngoại của Đảng
Trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền quốc gia, vì hòa bình, ổn định,hợp tác và hữu nghị, thực hiện tốt nhiệm vụ đối ngoại tôn giáo trong điều kiệnhội nhập quốc tế Quán triệt những quan điểm cơ bản của Đại hội đại biểutoàn quốc lần thứ X của Đảng về vấn đề tôn giáo trong tình hình mới: “Đồngbào các tôn giáo là một bộ phận quan trọng của khối đại đoàn kết dân tộc
Trang 30Thực hiện nhất quán chính sách tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng,theo hoặc không theo tôn giáo của công dân, quyền sinh hoạt tôn giáo bìnhthường theo pháp luật… Phát huy những giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp củacác tôn giáo” [18, tr.122].
Năm là, thường xuyên làm tốt tổng kết, đúc rút kinh nghiệm về thực hiện
các nghị quyết, chỉ thị của Đảng, Nhà nước về CTTG
Công tác tôn giáo là trách nhiệm của cả HTCT do vậy trong những nămqua các cấp ủy Đảng, chính quyền đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện vềmọi mặt qua đó đã góp phần tạo sự đoàn kết, thống nhất đồng bào các dân tộctrên địa bàn, tuy nhiên xuất phát từ điều kiện tự nhiên và tình hình kinh tế,văn hóa, xã hội của Tỉnh thì vẫn còn nhiều tồn tại cần phải nghiêm túc đểkhắc phục những yếu kém Vì thế, cần phải thường xuyên tổ chức sơ kết, tổngkết đánh giá những tập thể và cá nhân điển hình tiên tiến trong CTTG và kiểmđiểm nghiêm túc tập thể và cá nhân vi phạm chính sách tôn giáo của Đàng vàNhà nước trên cơ sở đó để làm luận cứ khoa học vào vệc thực hiện chủtrương, nhiệm vụ CTTG của Tỉnh
Hai là, tăng cường công tác vận động quần chúng thực hiện tốt chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về vấn đề tín ngưỡng, tôn giáo.
Đây là giải pháp quan trọng để thực hiện CTTG Giáo dục, nâng cao
Trang 31nhận thức cho đồng bào có đạo, nhất là đối với các chức sắc, chức việc, nhà tuhành nhận thức đúng quan điểm, đường lối của Đảng về tôn giáo, nhận rõ âmmưu, thủ đoạn phá hoại của các thế lực thù địch; giáo dục truyền thống cáchmạng, tinh thần đoàn kết của nhân dân các dân tộc trong sự nghiệp xây dựng
và bảo vệ Tổ quốc
Tăng cường công tác QLNN về tôn giáo: UBND tỉnh thường xuyên chỉđạo các sở, ban ngành chức năng, UBND các huyện, thị xã, thành phố tăngcường công tác QLNN về tôn giáo; phân cấp quản lý và giải quyết tốt các nhucầu, kiến nghị cụ thể của tôn giáo; giải quyết xử lý các vi phạm trong hoạtđộng tôn giáo đảm bảo đúng quy định, kịp thời; những vụ việc xảy ra phảiđược giải quyết dứt điểm tại cơ sở, không để kéo dài, lây lan đến địa bànkhác; không để kẻ xấu lợi dụng kích động trở thành “điểm nóng”
Tăng cường công tác tổ chức, bộ máy làm CTTG: tiếp tục củng cố,kiện toàn Ban Tôn giáo tỉnh, đội ngũ cán bộ làm CTTG và các bộphận làm CTTG của Mặt trận, các đoàn thể, các ngành trong HTCT;xác định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, mô hình tổ chức QLNN đốivới các hoạt động tôn giáo Thực hiện tốt công tác quy hoạch, đào tạo,bồi dưỡng nghiệp vụ và sử dụng đội ngũ cán bộ làm CTTG Kiện toàn
và nâng cao chất lượng hoạt động của Ban chỉ đạo CTTG cấp tỉnh vàcấp huyện [ 11, tr 12]
Tiếp tục xem xét giải quyết kịp thời những nhu cầu sinh hoạt tôn giáo, tínngưỡng chính đáng của nhân dân theo đúng các quy định của pháp luật Chăm lođời sống vật chất và tinh thần cho đồng bào trong các tôn giáo; ngăn ngừa nhữngảnh hưởng tiêu cực, khuyến khích những mặt tích cực trong hoạt động tôn giáo
1.3 Đảng bộ tỉnh Đắk Lắk chỉ đạo thực hiện công tác tôn giáo (2005 - 2015)
1.3.1 Chỉ đạo công tác tuyên truyền giáo dục, nâng cao nhận thức cho mọi người dân về các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, địa
Trang 32phương về công tác tôn giáo
Bằng nhiều hình thức tuyên truyền, giáo dục giúp cán bộ, đảng viên và đồngbào các dân tộc thấy rõ âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch; nhận rõ bảnchất phản động của FULRO và “Tin Lành Đề ga” để nâng cao cảnh giác, không
bị lợi dụng, không nghe theo kẻ xấu Kịp thời phát hiện, cô lập những phần tửchống phá và thông tin kịp thời với cơ quan chức năng địa phương để có biệnpháp xử lý thích đáng Các địa phương cần triển khai thực hiện đúng, nhất quán và
có hiệu quả các chủ trương, chính sách dân tộc, tôn giáo của Đảng, Nhà nước.Chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước là nhữngđịnh hướng chung trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; thể hiện lợi ích cơbản của giai cấp công nhân, nhân dân lao động của cả dân tộc Do vậy,tuyên truyền để đồng bào dân tộc chấp hành, thực hiện nghiêm mọi chủtrương, chính sách của Đảng, Nhà nước, cũng như của địa phương, nhất lànhững chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, cũng như của địaphương, quan trọng là chính sách về tôn giáo nhằm đưa Nghị quyết củaĐảng vào cuộc sống của nhân dân toàn tỉnh nói chung và đồng bào giáodân nói riêng là một yêu cầu quan trọng nhằm thống nhất ý chí và hànhđộng cho cán bộ, đảng viên nhân dân
Thực hiện tính nhất quán về quan điểm của Đảng với CTTG Đảng bộtỉnh Đắk Lắk đã tiến hành ra các chỉ thị, các kế hoạch để hiện thực hóa cácquan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước phù hợp đặc điểmcủa địa phương
Sau khi đã có Nghị quyết số 25 - NQ/TW của BCH Trung ương khóa IX
về CTTG được ban hành, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã khẩn trương xây dựngcác chương trình hoạt động để thực hiện Nghị quyết số 25 - NQ/TW củaTrung ương được tiến hành theo hằng năm
Thực hiện chỉ thị 01/2005 CT - TTg của Thủ tướng Chính phủ về CTTGđối với đạo Tin Lành và kế hoạch số 04 - KH/TGCP thành lập ngày 26/04/2005 của Ban Tôn giáo Chính phủ đối với đạo Tin Lành ở Tây Nguyên, Ban
Trang 33thường vụ Tỉnh ủy đã ban hành Kế hoạch số 11- KH/TU 07/02/2005 về công tácđối với đạo Tin lành chỉ rõ: “Ra sức vận động giáo dân xây dựng lòng tin vàtrung thành với chế độ xã hội chủ nghĩa, tin tưởng sự lãnh đạo của Đảng, đồngthời, hướng dẫn giúp đỡ giáo dân nhất là thế hệ trẻ, phân biệt đúng sai, phânbiệt bản chất của đạo và những kẻ lợi dụng đạo để xây dựng một cuộc sốngđúng đắn giữa đạo và đời gắn bó với dân tộc và chủ nghĩa xã hội” [1 tr.2] Đồng thời, các nghị quyết nhiệm vụ hằng năm để triển khai kế hoạch của Tỉnh
ủy tập trung chỉ đạo trên các vấn đề chủ yếu sau:
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về chủ trương chính sách của Đảng,pháp luật của Nhà nước, đối với đồng bào tôn giáo nói chung, trong toàn
hệ thống chính trị, trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số cũng như trongchức sắc, chức việc, tín đồ để thống nhất nhận thức và đạt được sự đồngthuận của xã hội Công tác tuyên truyền vận động và tạo điều kiện thuậnlợi để đồng bào tôn giáo thực hiện tốt chủ trương chính sách của Đảng vàpháp luật của Nhà nướ [61, tr.13]
Nội dung tuyên truyền tập trung chủ yếu vào các văn bản của Đảng vàNhà nước và của Tỉnh ủy về CTTG trong tình hình mới như: Nghị quyết số 25 -NQ/TW của BCH Trung ương về CTTG, Chỉ thị 01/2005 CT - TTg của Thủtướng Chính phủ về CTTG đối với đạo Tin lành, Nghị định số 92/2012/NĐ - CPQuy định chi tiết và biện pháp thi hành pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo của Thủtướng Chính phủ Chương trình số 18,19 của Tỉnh ủy Đắk Lắk đối với huyện ủyKrông Ana và huyện ủy Ea Kar, Kế hoạch số 93 - KH/TU của Tỉnh ủy Đắk Lắk
về việc triển khai thực hiện Kết luận số 57 - KL/TW của Bộ Chính trị, khóa X vềtiếp tục thực hiện NQ/TW7 khóa IX, và các vấn đề tôn giáo được đề cập trongcác nghị quyết hằng năm của Tỉnh ủy
Tỉnh ủy, UNND tỉnh xây dựng Chương trình hành động thực hiện Nghịquyết về CTTG Đề ra các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu phù hợp vớiđặc điểm của địa phương Phân công rõ trách nhiệm cho các sở, ban, ngành
Trang 34liên quan đối với nhiệm vụ về CTTG Đối với đặc thù là tỉnh có nhiều đồngbào DTTS sinh sống nên Tỉnh ủy đã xây dựng kế hoạch với nhiệm vụ riêng.
Tổ chức nhiều hình thức tuyên truyền đa dạng và phong phú như: Họp, sinhhoạt, quán triệt ở thôn, bản, cụm dân cư, chi đoàn, chi hội phụ nữ, chi hội cựuchiến binh; phổ biến tinh thần nghị quyết trên loa truyền thanh của xã,phường, thị trấn; lồng gép các chương trình văn nghệ quần chúng, các lễ hộicủa vùng đồng bào DTTS
Qua tuyên truyền với công tác chỉ đạo từ tỉnh đến cơ sở có sự phân côngnhiệm vụ cụ thể các lĩnh vực, các vùng dân tộc cho các đơn vị và cá nhân phụtrách; chỉ đạo tập trung, sâu sát và cụ thể Nghị quyết và các Chỉ thị của Trungương nhanh chóng đi vào cuộc sống Đồng bào các tôn giáo hiểu, tin tưởng vào sựlãnh đạo của Đảng, tin tưởng những chính sách ưu tiên của Nhà nước, sự quantâm sâu sát của Đảng ủy, chính quyền nhân dân tỉnh, cùng với sự nỗ lực vươn lêncủa đồng bào, giáo dân ngày càng tin tưởng vào chính sách của Đảng và Nhànước, tham gia tích cực vào khối đại đoàn kết toàn dân để tạo nên sức mạnh tổnghợp trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa
1.3.2 Chỉ đạo phát huy vai trò của hệ thống chính trị, tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với công tác tôn giáo
Nhận thức được tầm quan trọng của HTCT, trên cơ sở hiện thực hóa cácvăn bản như: Chỉ thị số 30 - CT/TW, ngày 18 tháng 2 năm 1998 của BộChính trị “Về xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở”, Chỉ thị số 10 -CT/TW, ngày 28 tháng 3 năm 2002 của Ban Bí thư, Về việc tiếp tục đẩymạnh xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở; Pháp lệnh số 34/2007/
PL - UBTVQH11, ngày 20 tháng 4 năm 2007 Về thực hiện Quy chế dân chủ
ở xã, phường, thị trấn Các cấp ủy Đảng đã quan tâm, chỉ đạo và ra Chươngtrình số 601 - CTr/TU về phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc, về công tácdân tộc, về CTTG trên địa bàn tỉnh đã chỉ ra rằng:
Trang 35Cần phải đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của mặt trận, cácđoàn thể nhân dân; phát huy quyền làm chủ của nhân dân với phươngchâm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” góp phần quan trọngtrong công tác vận động đồng bào có đạo tham gia các phong trào thiđua yêu nước, xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc Động viên cácchức sắc, chức việc, nhà tu hành và tín đồ tôn giáo phấn khởi, tích cựchưởng ứng các phong trào thi đua yêu nước, sống “tốt đời, đẹp đạo”,tham gia các hoạt động xã hội, từ thiện; phát huy những giá trị vănhóa, đạo đức tốt đẹp của tôn giáo, nêu cao tinh thần yêu nước, tráchnhiệm công dân; phát huy tinh thần đoàn kết trong đồng bào các tôngiáo, đoàn kết giữa đồng bào tôn giáo và đồng bào không theo tôngiáo [52, tr.5]
Đồng thời, Tỉnh ủy cũng yêu cầu Mặt trận và các đoàn thể nhân dântrong việc tuyên truyền chủ trương, chính sách đối với chức sắc, chức việc,nhà tu hành và tín đồ các tôn giáo địa phương
Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức, đoàn thể chính trị - xã hội luôn tậphợp, quan tâm chăm lo bồi dưỡng, phát triển Đoàn viên, hội viên,đảng viên là người có đạo đồng thời lựa chọn những chức sắc, chứcviệc và quần chúng tôn giáo ưu tú tham gia ủy viên Uỷ Ban mặt trận
và các tổ chức đoàn thể các cấp làm cốt cán cho phong trào là cầu nốiquan trọng giữa Đảng với quần chúng tôn giáo Tăng cường tiếp xúc,nắm bắt kịp thời tâm tư nguyện vọng của đồng bào các tôn giáo đểkiến nghị với cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương giải quyết theopháp luật, đồng thời thông tin, tuyên truyền, vận động tín đồ, chức sắc,nhà tu hành các tôn giáo nắm vững và thực hiện các chủ trương,đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước, đặt biệt lànhững vấn đề liên quan đến tôn giáo [61 tr,4]
Ngày 8 tháng 12 năm 2014, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Đắk Lắk đã raNghị quyết về nhiệm vụ năm 2015, đã nêu rõ: “Tập trung xây dựng, cũng cố hệ
Trang 36thống chính trị cơ sở vùng dân tộc thiểu số, ổn định, ngày càng mạnh, đáp ứng yêucầu phát triển KT - XH, đảm bảo quốc phòng an ninh Tăng cường đoàn kết dântộc, phát huy quyền làm chủ của nhân dân nhằm thực hiện tốt đường lối chính sáchcủa Đảng, pháp luật của Nhà nước” [ 69, tr.5]
Để thực hiện được mục tiêu đó, Tỉnh ủy và UBND tỉnh đã chỉ đạo cấp
ủy, chính quyền các cấp tuyên truyền nâng cao nhận thức, quan điểm, tráchnhiệm của HTCT các cấp, các ngành và toàn thể xã hội về tôn giáo và CTTGtrong thời kì mới Thực hiện tốt Quy chế dân chủ cơ sở, thường xuyên quantâm xây dựng HTCT vùng đồng bào các dân tộc, đồng thời đổi mới nội dungphương thức vận động đồng bào tham gia HTCT cơ sở
Nhận thức đúng quan điểm của CTTG là nhiệm vụ của HTCT, dưới sựlãnh đạo của cấp ủy các cấp, các thành viên trong HTCT từ Mặt trận Tổ quốc
và đoàn thể đã phối hợp xây dựng quy chế CTTG Trong đó, Ban Dân vậnlàm công tác tham mưu cho Tỉnh ủy về quan điểm, chính sách tôn giáo củaĐảng đối với các tôn giáo, Ban Tôn giáo giúp UBND tỉnh và UBND các cấpthực hiện chức năng quản lý các hoạt động tôn giáo theo pháp luật, công an,quân sự chịu trách nhiệm phòng chống và đánh địch lợi dụng tôn giáo pháhoại sự nghiệp cách mạng nước ta, Uỷ ban mặt trận vận động chức sắc tôngiáo, phối hợp với các đoàn thể thành viên phát động và tổ chức phong tràohoạt động trong quần chúng tín đồ để thực hiện sự chỉ đạo của Đảng bộ
1.3.3 Chỉ đạo đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho đồng bào, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt tôn giáo chính đáng của đồng bào có đạo
Nhằm góp phần tăng cường mối quan hệ bình đẳng, đoàn kết giữa cácdân tộc, đoàn kết lương - giáo, tạo cơ sở để huy động mọi nguồn lực phục vụmục tiêu phát triển KT - XH, nâng cao đời sống của nhân dân Nhận thứcđúng tầm quan trọng của vấn đề này nhằm thực hiện các Nghị quyết, chỉ thịcủa Đảng, đề án, chương trình của Chính phủ, các bộ, ngành, Tỉnh ủy, UBND
Trang 37tỉnh đã chỉ đạo nhiều chương trình, kế hoạch phát triển KT - XH trên địa bàntỉnh, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào DTTS, vùng có tín đồ theođạo như quy định số 04 - QĐ/TU, ngày 17/11/2005 của Tỉnh ủy về phát triểnkinh tế nông thôn, buôn đồng bào DTTS tại chỗ; Chương trình số 09 -CTr/TU, ngày 07/11/2006 của Tỉnh ủy về phát triển kKT - XH, đảm bảo quốcphòng - an ninh vùng biên giới đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020xác định : Tiếp tục đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi; cơ cấulao động, cơ cấu vùng dân cư hợp lý Tập trung sản xuất theo hướng hàng hóanhững sản phẩm có chất lượng và sức cạnh tranh Phát triển mạnh cơ cấu hạtầng để tập trung phục vụ cho sản xuất, từng bước chuyển dịch lao động nôngnghiệp sang sản xuất phi nông nghiệp, nhằm thúc đẩy tốc độ đô thị hóa, côngnghiệp hóa nông nghiệp nông thôn Kết hợp phát triển kinh tế với xây dựngnền quốc phòng toàn dân và thế trận an ninh nhân dân, đẩy mạnh công tác vậnđộng quần chúng Đấu tranh trấn áp các loại tội phạm và tệ nạn xã hội, giảiquyết nhanh chóng có hiệu quả tình hình phát sinh từ cơ sở không để xảy ratình trạng vượt biên, khiếu kiện đông người, hình thành điểm nóng.
Ngày 28/8/2006 Tỉnh ủy ra Chương trình số 07 - CTr/TU về việc đẩymạnh phát triển chăn nuôi giai đoạn 2006 - 2010 đã chỉ đạo triển khai môhình chăn nuôi trong các doanh nghiệp nông - lâm nghiệp và các hộ dân cư cóđiều kiện Chú trọng phát triển đàn gia súc trên địa bàn tỉnh, nhất là ở cáchuyện có điều kiện thuận lợi như: Ea Kar, M’ Đắk, Ea Súp, Krông Bông Nghị quyết số 06 - NQ/TU ngày 13/08/2008 của Ban Thường vụ Tỉnh
ủy về phát triển KT - XH các huyện đặc biệt khó khăn, Nghị quyết đưa ra chủtrương: Ưu tiên đầu tư nhằm để khai thác, phát huy có hiệu quả các lợi thế
về tài nguyên, đất đai, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đã được đầu tư xâydựng; tận dụng mọi nguồn lực để đẩy mạnh phát triển sản xuất nhằmchuyển dịch cơ cấu kinh tế các huyện khó khăn và các xã biên giới theohướng xóa bỏ kinh tế tự cung, tự cấp, phát triển kinh tế hành hóa, thực hiện
Trang 38CNH,HĐH nông nghiệp nông thôn; ổn định và nâng cao đời sống vật chất,tinh thần cho nhân dân, đảm bảo quốc phòng, an ninh biên giới, trật tự xãhội, bảo vệ môi trường sinh thái
Các địa phương cần tập trung giải quyết những vấn đề bức xúc về KT
-XH, nhất là đất ở, nhà ở, đất sản xuất cho đồng bào có đạo ở Đắk Lắk; quyhoạch hợp lý các khu vực định canh, định cư, tổ chức giao đất khoán rừng chongười dân có đạo; đẩy lùi tình trạng đầu cơ, lũng đoạn thị trường đất đai, xâmlấn phá hoại rừng, khai thác tài nguyên bất hợp pháp Trong tình hình hiện nay,các cấp cần phải huy động các nguồn lực bảo đảm tốt an sinh xã hội, tích cựcxóa đói giảm nghèo bền vững, chăm sóc sức khỏe nhân dân, nhất là đối tượngngười cao tuổi, trẻ em và phụ nữ ở vùng sâu, vùng xa , vùng đồng bào có nhiềugiáo dân ; tích cực phổ cập giáo dục phổ thông, nâng cao dân trí, không để “táimù” và xảy ra tình trạng “bản trắng” về văn hóa Đẩy mạnh đào tạo và thu hútnguồn nhân lực chất lượng cao về tỉnh bằng các chính sách ưu đãi đặc biệt;tạo môi trường và điều kiện thuận lợi để đội ngũ trí thức trẻ cống hiến trí tuệ,tâm huyết xây dựng địa bàn giàu đẹp Chăm lo đời sống tinh thần của đồngbào DTTS và có đạo Tạo điều kiện thuận lợi để đồng bào DTTS, có đạo tổchức các lễ hội truyền thống và các hoạt động văn hóa - thể thao; bảo tồn,phát huy các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể mang đậm bản sắc dân tộc
Sự nghiệp giáo dục, y tế, văn hóa, thể thao có nhiều tiến bộ, đời sống vậtchất và tinh thần của nhân dân được nâng lên, nhiều chính sách xã hội hỗ trợđồng bào DTTS, hộ nghèo, góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thầncho nhân dân, ổn định tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trênđịa bàn tỉnh Tập trung thực hiện chương trình giải quyết đất ở, đất sản xuất,nhà ở, nước sinh hoạt cho đồng bào theo Quy định số 134/QĐ - TTg của Thủtướng chính phủ và Chương trình làm nhà 167 cho người nghèo đã hoànthành trước kế hoạch, góp phần giúp các hộ nghèo ổn định cuộc sống
1.3.4 Chỉ đạo đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực đội ngũ làm công tác tôn giáo của Tỉnh
Trang 39Trước tình hình CTTG nói chung, QLNN về tôn giáo nói riêng, đặt ranhững yêu cầu mới do thế giới và trong nước đang có nhiều diễn biến phức tạp,các thế lực thù địch luôn lợi dụng vấn đề tôn giáo, dân tộc hòng can thiệp vàocông việc nội bộ của đất nước, CTTG vốn đã nhạy cảm, khó khăn, nay lại càngnhạy cảm và khó khăn hơn Thực tế này, đòi hỏi cán bộ làm CTTG phải có phẩmchất chính trị vững vàng, có trình độ, năng lực, khả năng tập hợp, vận động quầnchúng và có trình độ am hiểu về tôn giáo nhất định Muốn có một đội ngũ cán bộnhư vậy chúng ta cần chú trọng đến công tác tổ chức bộ máy cán bộ, đồng thờiđào tạo, bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ và tư tưởng chính trị cho đội ngũ cán bộlàm công tác tôn giáo
Sau khi có thông báo 150 - TB/TW, của Ban Bí thư về “Xây dựng cốt cánphong trào và chính sách đối với cốt các phong trào tôn giáo” và Kết luận số 08 -KL/TW, của Ban Bí thư “về xây dựng cốt cán trong tôn giáo” đã được Tỉnh ủyquán triệt ở địa phương Tỉnh ủy xác định rằng:
Cán bộ làm công tác tôn giáo cần phải có phẩm chất đạo đực tốt, có uy tíntrong cộng đồng dân cư, tổ chức tôn giáo của mình, được bà con nhân dântin tưởng, có sức thu hút và năng lực truyền tải các chủ trương, đường lốichính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, bước đầu trở thành chổdựa tin cậy, quan trọng của cấp ủy, chính quyền các cấp trong việc vậnđộng, tuyên truyền đồng bào tôn giáo chính sách, pháp luật của Đảng vàNhà nước, tham gia phát triển kinh tế - xã hội [61, tr.10]
Đối với công tác cán bộ, để tăng cường công tác đào tạo bối dưỡng cán
bộ làm CTTG, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ xây dựng HTCT cơ sở, luôn đượccấp ủy, chính quyền tạo điều kiện xây dựng kế hoạch tổ chức bồi dưỡng hoặc
mở hội nghị chuyên đề về xây dựng và phát huy lực lượng cốt cán, trang bịhiểu biết về chủ trương, đường lối chính sách của Đảng và pháp luật của Nhànước, hướng dẫn cho lực lượng cốt cán nắm chắc tình hình để tham gia vàocông tác tuyên truyền vận động nhân dân, phải luôn luôn kịp thời phản ánhcho cơ quan chức năng những vấn đề bất thường, phức tạp nảy sinh ở khu dân
Trang 40cư Qua đó, cần rèn luyện khả năng nắm bắt tình hình, tuyên truyền, nhậnthức của lực lượng cốt cán phải được nâng lên
về “kết nạp người có đạo và đảng viên có đạo tham gia sinh hoạt tôn giáo”,
22/11/2004 hướng dẫn thực hiện Quy định trong toàn tỉnh Các cấp ủy, tổchức đảng trực thuộc tỉnh đã nghiêm túc quán triệt, triển khai thực hiện chi
Chính trị Nhiều cấp ủy đảng xác định kết nạp đảng viên đối với người có đạo
và đảng viên có đạo tham gia sinh hoạt tôn giáo là một trong những nội dungquan trọng trong công tác xây dựng đảng và công tác dân tộc, tôn giáo củaĐảng, Nhà nước ta trong giai đoạn hiện nay Kết quả, từ khi triển khai thực
có đạo của tỉnh đã có những bước chuyển biến tích cực qua các năm
Ban Chấp hành Đảng bộ đã có chỉ thị về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ ngườiDTTS, các già làng trưởng bản và cán bộ trẻ triển vọng Thực hiện chủ trương
đó cấp ủy, chính quyền nhân dân tỉnh đã tập trung xây dựng kế hoạch quyhoạch cán bộ làm CTTG, cán bộ người DTTS, mở các lớp ngắn hạn, trungcấp, gửi đi đào tạo dài hạn, đào tạo đại học ở các trường đại học, đồng thời,làm tốt công tác vùng miền núi, dân tộc Cùng với đó Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã
có những chính sách ưu đãi nhằm tăng cường luân chuyển cán bộ giữa các địabàn, cán bộ cấp trên xuống tăng cường cấp dưới, cán bộ quân đội, bộ đội biênphòng tham gia giữ các chức vụ bí thư, phó bí thư, chủ tịch UNDN ở các xãvùng sâu vùng xa, vùng biên giới Để tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng
cán bộ làm CTTG, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ xây dựng HTCT cơ sở, ngày 20 tháng 1 năm 2005, Tỉnh ủy Đắk Lắk đã ra Kế hoạch số 38 - KH/TU Về việc