Nhóm các công trình nghiên cứu về kinh tế nông nghiệp ở Đắk Lắk và sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Đắk Lắk đối với kinh tế nông nghiệp... Tuy vậy, bước vào thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH và hội
Trang 1NGUYỄN KHẮC TRINH
ĐẢNG BỘ TỈNH ĐẮK LẮK LÃNH ĐẠO KINH TẾ NÔNG NGHIỆP TỪ NĂM 2004 ĐẾN NĂM 2013
LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ
HÀ NỘI – 2016
Trang 2NGUYỄN KHẮC TRINH
ĐẢNG BỘ TỈNH ĐẮK LẮK LÃNH ĐẠO KINH TẾ NÔNG NGHIỆP TỪ NĂM 2004 ĐẾN NĂM 2013
Chuyên ngành: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
HÀ NỘI - 2016
Trang 3MỤC LỤC
Lời cam đoan ……… 01
Mục lục ……… 02
Danh mục các từ viết tắt ……… 04
Danh mục các bảng ……… 05
Danh mục các hình vẽ và đồ thị ……… 06
MỞ ĐẦU ……… 07
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ……… 12
1.1 Các công trình nghiên cứu ……… 12
1.1.1 Nhóm các công trình nghiên cứu về sự lãnh đạo của Đảng và Đảng bộ các địa phương về kinh tế nông nghiệp ……… 12
1.1.2 Nhóm các công trình nghiên cứu về kinh tế nông nghiệp ở Đắk Lắk và sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Đắk Lắk đối với kinh tế nông nghiệp 24
1.2 Đánh giá các công trình nghiên cứu và những vấn đề luận án cần đi sâu nghiên cứu……… 27
1.2.1 Những vấn đề các công trình nghiên cứu đã làm sáng tỏ mà luận án kế thừa……… 27
1.2.2 Những vấn đề luận án cần đi sâu nghiên cứu ……… 29
Chương 2: CHỦ TRƯƠNG VÀ SỰ CHỈ ĐẠO CỦA ĐẢNG BỘ TỈNH ĐẮK LẮK ĐỐI VỚI KINH TẾ NÔNG NGHIỆP TỪ NĂM 2004 ĐẾN GIỮA NĂM 2008 ……… 31
2.1 Những yếu tố ảnh hưởng đến kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Đắk Lắk và chủ trương của Đảng bộ ……… 31
2.1.1 Những yếu tố ảnh hưởng đến kinh tế nông nghiệp của tỉnh Đắk Lắk ……… 31
2.1.2 Chủ trương của Đảng bộ ……… ……… 49
2.2 Sự chỉ đạo của Đảng bộ ……… 53
2.2.1 Chỉ đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ……… 53
Trang 42.2.2 Chỉ đạo xây dựng cơ sở hạ tầng, ứng dụng khoa học - công nghệ
trong sản xuất nông nghiệp ……… 63
2.2.3 Chỉ đạo sản xuất nông nghiệp ……… 68
Tiểu kết chương 2 ……… 74
Chương 3: ĐẢNG BỘ TỈNH ĐẮK LẮK LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG NGHIỆP TỪ GIỮA NĂM 2008 ĐẾN NĂM 2013 … 76
3.1 Bối cảnh mới và chủ trương của Đảng bộ ……… 76
3.1.1 Bối cảnh mới ……… 76
3.1.2 Chủ trương của Đảng bộ ……… 85
3.2 Đảng bộ chỉ đạo phát triển kinh tế nông nghiệp ……… 95
3.2.1 Chỉ đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ……… 95
3.2.2 Chỉ đạo xây dựng các nguồn lực để phát triển kinh tế nông nghiệp 102 3.2.3 Chỉ đạo phát triển sản xuất nông nghiệp ……… 108
Tiểu kết chương 3 ……… 114
Chương 4: NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM ……… 117
4.1 Nhận xét về sự lãnh đạo của Đảng bộ ……… 117
4.1.1 Ưu điểm ……… 117
4.1.2 Hạn chế ……… 128
4.2 Một số kinh nghiệm ……… 138
4.2.1 Nhận thức đúng vị trí, vai trò của kinh tế nông nghiệp, lựa chọn giải pháp phù hợp nhằm phát huy lợi thế của địa phương ……… 138
4.2.2 Kịp thời triển khai chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và huy động mọi nguồn lực để phát triển kinh tế nông nghiệp ……… 140
4.2.3 Chú trọng đến việc chỉ đạo đảm bảo các điều kiện về cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là công tác thủy lợi ……… 142
4.2.4 Đẩy mạnh chỉ đạo việc nghiên cứu và ứng dụng tiến bộ khoa học – Công nghệ vào sản xuất nông nghiệp một cách phù hợp ………
144 4.2.5 Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, kịp thời phát hiện và chỉ đạo khắc phục những khó khăn, vướng mắc trong sản xuất nông nghiệp… 146
Tiểu kết chương 4 ……… 148
KẾT LUẬN ……… 151 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN
Trang 5QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ……… 154
TÀI LIỆU THAM KHẢO ……… 155 PHỤ LỤC ……… 175
Trang 6MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Đắk Lắk là tỉnh nằm ở trung tâm của khu vực Tây Nguyên, có vị trí chiến lược quan trọng về kinh tế, chính trị và an ninh quốc phòng đối với khu vực và cả nước; được biết đến là địa phương có tài nguyên thiên nhiên đa dạng và phong phú, nổi bật nhất là tài nguyên đất, rừng và được ví như một "cao nguyên cây công nghiệp" Với tổng diện tích tự nhiên là 13.125 km2, dân số 1.833.251 người, bao gồm dân cư của
47 dân tộc, đất đai màu mỡ, với quỹ đất đỏ ba-dan chiếm 36% tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh, Đắk Lắk có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển KTNN, đặc biệt là phát triển nền nông nghiệp hàng hóa quy mô lớn với các loại cây công nghiệp dài ngày, có lợi ích kinh tế cao như cà phê, cao su, ca cao, hồ tiêu
Quá trình tái thiết tỉnh Đắk Lắk sau chiến tranh, nhất là trong thời kỳ đổi mới
có những bước tiến lớn, nhờ đó diện mạo và đời sống của nhân dân, nhất là đồng bào các DTTS có những thay đổi lớn Trong thành tựu chung đó, KTNN có những đóng góp hết sức to lớn, luôn là ngành kinh tế chủ lực, chiếm tỷ trọng cao trong CCKT
Những chuyển biến đó là thành quả của sự quan tâm đặc biệt từ Đảng và Nhà nước, với các chủ trương, chính sách và cơ chế đặc thù cho cả vùng Tây Nguyên, trong đó có tỉnh Đắk Lắk; đồng thời, đó cũng là kết quả của những nỗ lực cố gắng của Đảng bộ, chính quyền tỉnh Đắk Lắk trong việc nắm bắt và triển khai thực hiện các chủ trương, chính sách và định hướng của Đảng, Nhà nước trên địa bàn tỉnh Nắm bắt rõ tiềm năng và lợi thế của địa phương, Đảng bộ tỉnh Đắk Lắk luôn xác định phát triển KTNN là lĩnh vực then chốt, là động lực quan trọng để thúc đẩy sự phát triển của tỉnh Từ đó, trong các kế hoạch phát triển KT – XH của tỉnh, lĩnh vực nông nghiệp luôn được quan tâm và tập trung đầu tư Những chủ trương, chính sách đó đã tạo đà cho ngành nông nghiệp của tỉnh phát triển; hàng hóa nông sản có mặt ở khắp thị trường trong nước và tạo dựng được thương hiệu trên thị trường thế giới, các sản phẩm như tiêu biểu như; cà phê, cao su, ca cao, ngô lai…., trong đó nổi bật nhất là cà phê Buôn Ma Thuột, một sản phẩm mang đặc trưng của miền đất, con người và nền văn hóa vùng cao nguyên đất đỏ bazan
Trang 7Tuy vậy, bước vào thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH và hội nhập quốc tế, bản thân sự phát triển của nền nông nghiệp nói chung, KTNN nói riêng ở tỉnh Đắk Lắk
đã và đang đặt ra nhiều vấn đề cần giải quyết, nhất là chất lượng, hiệu quả, sự phát triển bền vững… Thực tiễn phát triển KTNN ở tỉnh Đắk Lắk cho thấy, ngoài việc cần có thêm những chủ trương, chính sách và ưu tiên đầu tư tạo đòn bẩy cho KTNN phát triển, bản thân cấp ủy Đảng và chính quyền tỉnh Đắk Lắk cần không ngừng củng
cố tổ chức, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức sáng tạo để tiếp tục thúc đẩy KTNN phát triển tương xứng với tiềm năng và lợi thế của địa phương Muốn vậy, cần có những nghiên cứu đánh giá quá trình lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các chủ trương, chính sách phát triển KTNN ở tỉnh Đắk Lắk, từ đó rút ra một số kinh nghiệm nhằm tiếp tục nâng cao hiệu quả sự lãnh đạo của Đảng bộ đối với việc phát triển KTNN
Từ những lý do trên, chúng tôi lựa chọn đề tài “Đảng bộ tỉnh Đắk Lắk lãnh
đạo kinh tế nông nghiệp từ năm 2004 đến năm 2013” làm Luận án tiến sĩ lịch sử,
chuyên ngành lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
2 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
2.1 Mục đích nghiên cứu của luận án
Làm sáng tỏ sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Đắk Lắk đối với KTNN từ năm
2004 đến năm 2013; từ đó rút ra một số kinh nghiệm phục vụ cho sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh đối với KTNN ở địa phương hiện nay
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Trên cơ sở trình bày tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài,
đánh giá những kết quả nghiên cứu mà luận án có thể kế thừa, từ đó xác định những vấn đề mà luận án cần tập trung nghiên cứu
- Phân tích những yếu tố có ảnh hưởng đến sự lãnh đạo của Đảng bộ Đắk Lắk đối với KTNN qua hai khoảng thời giai: 2004 – 2008 và 2008 - 2013
- Trình bày và phân tích những chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Đắk Lắk qua hai khoảng thời gian nói trên
- Trình bày các hoạt động của các tổ chức và quần chúng nhân dân trong việc thực hiện các chủ trương của Đảng bộ đối với KTNN, gắn với các kết quả cụ thể
Trang 8- Nhận xét những ưu điểm và hạn chế trong sự lãnh đạo của Đảng bộ, phân tích những nguyên nhân dẫn tới những ưu điểm và hạn chế đó, tạo cơ sở cho việc tổng kết một số kinh nghiệm
3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Luận án nghiên cứu những chủ trương và biện pháp chỉ đạo phát triển KTNN
của Đảng bộ tỉnh Đắk Lắk từ năm 2004 đến năm 2013
3.2 Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: Trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, tuy nhiên một số nội dung của
luận án có sự so sánh với các tỉnh trong khu vực Tây Nguyên nhằm làm sáng rõ hơn
quá trình lãnh đạo KTNN của Đảng bộ tỉnh Đắk Lắk
- Về thời gian: Từ năm 2004 đến năm 2013 Tuy nhiên, để đảm bảo tính cập
nhật về các chủ trương và tình hình thực tiễn, luận án có đề cập đến những quan
điểm, chủ trương và số liệu ở thời điểm trước năm 2004 và sau năm 2013
Trong khoảng thời gian này, luận án chia thành hai giai đoạn với mốc phân
kỳ là năm 2008, khi BCHTW Đảng khóa X ra Nghị quyết số 26/NQ/TW, ngày
05/8/2008 Về nông nghiệp, nông dân, nông thôn và Tỉnh ủy Đắk Lắk ban hành
Chương trình 26-CTr/TU, ngày 20/10/2008 về thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 BCHTW Đảng khóa X về nông nghiệp, nông dân và nông thôn
- Về nội dung: “Kinh tế nông nghiệp là một trong hai ngành kinh tế cơ bản
của nền kinh tế quốc dân (nông nghiệp và công nghiệp) là ngành sản xuất vật chất chủ yếu, sản xuất thực phẩm cho nhân dân và nguyên liệu cho công nghiệp KTNN
có vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế của đất nước Nó gồm hai nhóm ngành: chính là trồng trọt và chăn nuôi” [65, tr.594] Theo nghĩa đó, luận án này tập trung nghiên cứu về KTNN theo nghĩa hẹp (trồng trọt và chăn nuôi) và một số vấn đề có liên quan đến việc đảm bảo các nguồn lực để phát triển KTNN
4 Cơ sở lý luận, phương pháp nghiên cứu và nguồn tư liệu
4.1 Cơ sở lý luận
Trang 9Luận án dựa vào các quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển
KTNN
4.2 Phương pháp nghiên cứu
Để hoàn thành được mục tiêu nghiên cứu, luận án sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp lịch sử; để trình bày một cách khách quan và khoa học các
chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và sự lãnh đạo phát triển KTNN của Đảng bộ tỉnh Đắk Lắk từ năm 2004 đến năm 2013
- Phương pháp lôgic; nhằm làm rõ những tác động tích cực, tiêu cực của các
yếu tố tự nhiên, KT- XH, hội nhập quốc tế, khoa học – công nghệ, biến đổi khí hậu
và sử dụng tài nguyên thiên nhiên, sự gia tăng dân số, việc phát triển bền vững… đối với sự lãnh đạo của Đảng bộ; mối liên hệ giữa chủ trương, biện pháp và việc tổ chức thực hiện; mối quan hệ giữa các nguồn lực để phát triển KTNN…
- Phương pháp phân tích, so sánh, thống kê nhằm chỉ ra đặc điểm, tình hình
phát triển KTNN của tỉnh Đắk Lắk, đánh giá quá trình chỉ đạo thực hiện và những kết quả đạt được của KTNN ở tỉnh Đắk Lắk qua từng giai đoạn Từ đó làm rõ vai trò lãnh đạo và quá trình tìm tòi, đổi mới tư duy lãnh đạo phát triển KTNN của Đảng nói chung và Đảng bộ tỉnh Đắk Lắk nói riêng
- Phương pháp điều tra thực địa nhằm khảo sát thực tiễn, trực tiếp quan sát,
phỏng vấn một số cán bộ lãnh đạo, cán bộ nghiên cứu và người nông dân để có cơ
sở đánh giá những yếu tố tác động đến việc triển khai và hiệu quả của chủ trương phát triển KTNN ở một số địa phương trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk
4.3 Nguồn tư liệu
- Các tác phẩm của chủ nghĩa Mác - Lênin và Hồ Chí Minh đề cập đến vấn
đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn
- Các Văn kiện Đảng gồm: các Nghị quyết, Chỉ thị của BCHTW, Ban Bí thư,
Bộ Chính trị
Trang 10- Các Nghị quyết, Chương trình của Chính phủ, các bộ ngành Trung ương liên quan đến KTNN
- Những văn kiện của Đảng bộ, chính quyền tỉnh Đắk Lắk như: các chương trình, kế hoạch, báo cáo của Tỉnh ủy, UBND, HĐND tỉnh, của các cơ quan, ban
ngành và các địa phương, Niên giám thống kê của tỉnh Đắk Lắk qua các năm
- Các sách chuyên khảo, tham khảo, luận án, đề tài khoa học cùng những bài viết của các vị lãnh đạo Đảng và Nhà nước được công bố liên quan đến KTNN
5 Đóng góp khoa học của luận án
- Luận án là một công trình khoa học phản ánh khách quan, trung thực và có
hệ thống quá trình lãnh đạo phát triển KTNN của Đảng bộ tỉnh Đắk Lắk từ năm
2004 đến năm 2013 Phân tích những kết quả, hạn chế của Đảng bộ trong việc xác định hướng đi, giải pháp và quá trình tổ chức thực hiện việc phát triển KTNN
- Những số liệu được thống kê, phân tích, đánh giá và kinh nghiệm rút ra trên
cơ sở phương pháp luận lịch sử sẽ cung cấp thêm những luận cứ khoa học giúp Đảng bộ, chính quyền tỉnh Đắk Lắk có thể tham khảo để hoạch định chủ trương, giải pháp và các chính sách phát triển KTNN trong những năm tiếp theo
- Luận án có thể dùng làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng bộ, lịch sử ngành nông nghiệp tỉnh Đắk Lắk và những ai quan tâm nghiên cứu đến các vấn đề mà luận án đề cập
6 Kết cấu của luận án
Ngoài các phần Mở đầu; Kết luận; Danh mục tài liệu tham khảo và Phụ lục, luận án được cấu trúc thành 4 chương:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến luận án
Chương 2: Chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Đắk Lắk đối với kinh
tế nông nghiệp từ năm 2004 đến giữa năm 2008
Chương 3: Đảng bộ tỉnh Đắk Lắk lãnh đạo phát triển kinh tế nông nghiệp từ
giữa năm 2008 đến năm 2013
Chương 4: Nhận xét và kinh nghiệm
Trang 11TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1 Vũ Quang Ánh (2012), Thực hiện đường lối của Đảng về phát triển kinh tế
nông nghiệp ở một số tỉnh, thành đồng bằng Sông Hồng từ năm 1997 đến năm 2010, Luận án Tiến sĩ Lịch sử, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí
Minh, Hà Nội
2 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Số
63-CT/TW, ngày 28/02/2001, Chỉ thị của Bộ Chính trị Về đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn, lưu tại Cục Lưu trữ, Văn phòng Trung ương
Đảng, Hà Nội
3 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Số
06-KL/TW, ngày 24/12/2001, Kết luận của Bộ Chính trị, Ban Bí thư Về Báo cáo tổng kết kinh tế hợp tác và hợp tác xã 1996 – 2000 và phương hướng, nhiệm vụ thời kỳ 2001 – 2010, lưu tại Cục Lưu trữ, Văn phòng Trung ương
Đảng, Hà Nội
4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Nghị quyết số
10-NQ/TW, ngày 18-01-2002, Nghị quyết của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Tây Nguyên thời kỳ
2001 - 2010, lưu tại Phòng Tổng hợp, Văn phòng Tỉnh ủy Đắk Lắk
5 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Chương trình
số 07-Ctr/TW về Thực hiện Nghị quyết số 10 của Bộ Chính trị (khóa IX) “Về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm an ninh quốc phòng vùng Tây Nguyên thời kỳ 2001-2010”, lưu tại Phòng Tổng hợp, Văn phòng Tỉnh ủy Đắk Lắk
6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (2008), Nghị quyết số
26-NQ/TW Về nông nghiệp, nông thôn và nông dân, lưu tại Phòng Tổng hợp, Văn phòng Tỉnh ủy Đắk Lắk
Trang 127 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (2012), Số
19-CT/TW, ngày 05/11/2012 Chỉ thị của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dạy nghề cho lao động nông thôn, lưu tại Phòng Tổng hợp, Văn phòng Tỉnh ủy Đắk Lắk
8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (2015), Kết luận số
97-KL/TW, ngày 15/05/2015 Kết luận về một số chủ trương, giải pháp tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 khóa X về nông nghiệp, nông thôn và nông dân, lưu tại Phòng Tổng hợp, Văn phòng Tỉnh ủy Đắk Lắk
9 Ban Chỉ đạo Tây Nguyên (2005), Tư liệu về tự nhiên, kinh tế, xã hội và một
số vấn đề liên quan đến vùng đồng bào DTTS Tây Nguyên, lưu tại Phòng
Tổng hợp, Văn phòng Ban Chỉ đạo Tây Nguyên, Đắk Lắk
10 Ban Chỉ đạo Tây Nguyên (2006), Tây Nguyên trên con đường phát triển bền
vững, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội
11 Ban Chỉ đạo Tây Nguyên (2007), Báo cáo tình hình thực hiện Nghị quyết
10-NQ/TW, ngày 18-01-2002 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội
và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Tây Nguyên thời kỳ 2001-2010, lưu tại Phòng Tổng hợp, Văn phòng Ban Chỉ đạo Tây Nguyên, Đắk Lắk
12 Ban Chỉ đạo Tây Nguyên (20/04/2011), Báo cáo số 07-BC/BCĐTN Tổng
kết Nghị quyết 10-NQ/TW ngày 18-01-2002 của Bộ Chính trị Về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Tây Nguyên thời kỳ
2001 – 2010, lưu tại Phòng Tổng hợp, Văn phòng Ban Chỉ đạo Tây Nguyên,
Đắk Lắk
13 Ban Tư tưởng – Văn hóa Trung ương (2002), Tài liệu nghiên cứu các Nghị
quyết Hội nghị lần thứ Năm, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX,
NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội
14 Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương (2002), Vấn đề dân tộc và chính sách dân
tộc của Đảng Cộng sản Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội
Trang 1315 Ban Tuyên giáo Trung ương (2011), Tài liệu nghiên cứu các Văn kiện Đại
hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng, NXB Chính trị quốc gia, Hà
Nội
16 Mai Văn Bảo (2000), Phát triển nông nghiệp hàng hóa trong quá trình công
nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta, Luận án Tiến sĩ Lịch sử, Học viện
Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội
17 Phạm Văn Bình (1998), Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo phát triển nông
nghiệp 1986 – 1996, Luận án Tiến sĩ Lịch sử, Học viện Chính trị quốc gia
Hồ Chí Minh, Hà Nội
18 Nguyễn Văn Bích (2007), Nông nghiệp, nông thôn Việt Nam sau 20 năm đổi
mới – quá khứ và hiện tại, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội
19 Trần Ngọc Bút (2002), Chính sách nông nghiệp, nông thôn Việt Nam nửa
cuối thế kỷ XX và một số định hướng đến năm 2010, NXB Chính trị quốc
23 Nguyễn Hồng Cử (2010), Phát triển nông sản xuất khẩu theo hướng bền
vững ở Tây Nguyên, Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp, Đại học Đà Nẵng
24 Nguyễn Văn Chỉnh (1999), Một số chính sách kinh tế - xã hội đối với các dân
tộc ít người ở Tây Nguyên, Đề tài cấp Nhà nước (1997 - 1998), Hà Nội
25 Cục Thống kê tỉnh Đắk Lắk (2007), Niên giám thống kê tỉnh Đắk Lắk năm
2006, NXB Thống kê, Hà Nội
26 Cục Thống kê tỉnh Đắk Lắk (2011), Niên giám thống kê tỉnh Đắk Lắk năm
2010, NXB Thống kê, Hà Nội
Trang 1427 Cục Thống kê tỉnh Đắk Lắk (2014), Niên giám thống kê tỉnh Đắk Lắk năm
2013, NXB Thống kê, Hà Nội
28 Cục Thống kê tỉnh Đắk Lắk (2015), Niên giám thống kê tỉnh Đắk Lắk năm
2014, NXB Thống kê, Hà Nội
29 Hoàng Đức Cường (2015), “Nghiên cứu điều kiện khí hậu, khí hậu nông
nghiệp phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và phòng tránh thiên tai vùng Tây
Nguyên”, Chương trình khoa học – công nghệ trọng điểm cấp nhà nước thuộc Chương trình Tây Nguyên 3, MS KHCN-TN3/11-15, lưu tại Viện Hàn
lâm Khoa học Xã hội vùng Tây Nguyên, Đắk Lắk
30 Trương Minh Dục (1996), Các hình thức kinh tế ở Tây Nguyên và xu hướng
vận động trong quá trình chuyển sang kinh tế hàng hóa, Đề tài cấp Nhà nước
(1994 - 1995), Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh khu vực III, Đà Nẵng
31 Trương Minh Dục (2005), Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về dân tộc và
quan hệ dân tộc ở Tây Nguyên (Sách tham khảo), NXB Chính trị quốc gia,
Hà Nội
32 Trương Minh Dục (Chủ biên, 2006), Nông nghiệp các tỉnh duyên hải Nam
Trung Bộ trong những năm đổi mới, NXB Đà Nẵng
33 Trương Minh Dục (2008), Xây dựng và củng cố khối đại đoàn kết dân tộc ở
Tây Nguyên (Sách chuyên khảo), NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội
34 Phạm Ngọc Dũng (2008), Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông
thôn – Từ lý luận đến thực tiễn ở Việt Nam hiện nay, NXB Chính trị quốc
gia, Hà Nội
35 Nguyễn Tấn Dũng (2002), “Để nông nghiệp, nông thôn phát triển bền vững,
nông dân giàu hơn”, Tạp chí Cộng sản (28), tr 6-11
36 Đảng bộ tỉnh Đắk Lắk (2011), Lịch sử Đảng bộ tỉnh Đắk Lắk 1975 – 2005,
NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội
37 Đảng Cộng sản Việt Nam (1987), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứ VI, NXB Sự thật, Hà Nội
Trang 1538 Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứ VII, NXB Sự thật, Hà Nội
39 Đảng Cộng sản Việt Nam (1994), Văn kiện Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa
nhiệm kỳ khóa VII (Lưu hành nội bộ), NXB Sự thật, Hà Nội
40 Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứ VIII, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội
41 Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứ IX, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội
42 Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Văn kiện Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp
hành Trung ương Đảng khóa IX, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội
43 Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Văn kiện Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp
hành Trung ương Đảng khóa IX, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội
44 Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Báo cáo tổng kết “Một số vấn đề lý luận,
thực tiễn qua 20 năm đổi mới (1996 2006), NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội
45 Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Văn kiện Đại hội Đảng thời kỳ đổi mới,
NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội
46 Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứ X, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội
47 Đảng Cộng sản Việt Nam (2009), Văn kiện Hội nghị Ban Chấp hành Trung
ương Đảng khóa X (Hội nghị lần thứ ba, tư, năm, sáu, bảy và chín), NXB
Chính trị quốc gia, Hà Nội
48 Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần
thứ XI, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội
49 Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần
thứ XII, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội
50 Bùi Minh Đạo (1999), Trồng trọt truyền thống của các dân tộc tại chỗ Tây
Nguyên, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội