Dân tộc và giải quyết vấn đề dân tộc luôn là vấn đề rộng lớn và phức tạp có quan hệ đến nhiều lĩnh vực khác nhau: Chính trị, kinh tế, lãnh thổ, pháp lý, tư tưởng và văn hóa giữa các dân tộc, các nhóm dân tộc và bộ tộc. Vì vậy, giải quyết đúng đắn vấn đề dân tộc luôn có ý nghĩa đặc biệt quan trọng liên quan đến sự tồn vong của cả quốc gia dân tộc. Việt Nam là một quốc gia đa tộc người với 54 tộc người cùng sinh sống trên một phạm vi quốc gia dân tộc. Trong suốt tiến trình hàng ngàn năm lịch sử dựng nước và giữ nước, các dân tộc trong cộng đồng dân tộc Việt Nam luôn kề vai, sát cánh, đoàn kết, gắn bó keo sơn trong một kết cấu thống nhất về lãnh thổ, về thể chế hành chính và ý thức hệ quốc gia dân tộc.
Trang 1“Đảng bộ tỉnh Bắc Giang lãnh đạo thực hiện chính sách dân tộc từ năm 2005 đến năm 2015”,
1 Lý do chọn đề tài
Dân tộc và giải quyết vấn đề dân tộc luôn là vấn đề rộng lớn và phức tạp
có quan hệ đến nhiều lĩnh vực khác nhau: Chính trị, kinh tế, lãnh thổ, pháp lý,
tư tưởng và văn hóa giữa các dân tộc, các nhóm dân tộc và bộ tộc Vì vậy, giảiquyết đúng đắn vấn đề dân tộc luôn có ý nghĩa đặc biệt quan trọng liên quanđến sự tồn vong của cả quốc gia dân tộc Việt Nam là một quốc gia đa tộcngười với 54 tộc người cùng sinh sống trên một phạm vi quốc gia dân tộc Trongsuốt tiến trình hàng ngàn năm lịch sử dựng nước và giữ nước, các dân tộc trongcộng đồng dân tộc Việt Nam luôn kề vai, sát cánh, đoàn kết, gắn bó keo sơntrong một kết cấu thống nhất về lãnh thổ, về thể chế hành chính và ý thức hệquốc gia - dân tộc
Nhận thức rõ vị trí, tầm quan trọng đặc biệt của vấn đề dân tộc và chínhsách đại đoàn kết toàn dân tộc, trong quá trình lãnh đạo cách mạng, ĐảngCộng sản Việt Nam đã luôn trung thành, kế thừa và vận dụng sáng tạo lý
luận Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về luận điểm “cách mạng là sự nghiệp của quần chúng” vào thực tiễn lãnh đạo cách mạng; luôn nhận thức
và giải quyết đúng đắn vấn đề dân tộc và đại đoàn kết dân tộc, coi đây là vấn
đề chiến lược cơ bản, lâu dài của cách mạng Việt Nam Văn kiện Đại hộiĐại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng khẳng định: “Các dân tộc trongcộng đồng Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp đỡ nhau cùngphát triển” [36, tr.70]
Thực hiện đường lối đổi mới toàn diện đất nước, Đảng đã luôn giươngcao ngọn cờ đại đoàn kết toàn dân, coi đây là vấn đề chiến lược, nguồn sứcmạnh và động lực to lớn để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Đối với CTDT vàthực hiện CSDT, Đảng đã có nhiều chủ trương, chính sách đúng nhằm nângcao đời sống vật chất và tinh thần nhân dân vùng đồng bào DTTS, vùng sâu,
Trang 2vùng xa, vùng căn cứ địa cách mạng Vì vậy, đời sống vật chất và tinh thầncủa nhân dân không ngừng được cải thiện, góp phần tích cực vào công cuộcxây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Bắc Giang là tỉnh thuộc khu vực Đông Bắc của Tổ quốc, là địa bàn có vịtrí chiến lược quan trọng cả về kinh tế, quốc phòng, an ninh của khu vực cũngnhư cả nước Là tỉnh nằm trong một khu vực lịch sử - dân tộc học, nơi cư trú củanhiều DTTS Các dân tộc anh em trong Tỉnh luôn sống đoàn kết, tương trợ, đùmbọc giúp đỡ lẫn nhau, một lòng theo Đảng, tích cực tham gia vào sự nghiệp cáchmạng chung của cả nước Trong sự nghiệp đổi mới đất nước, quán triệt chủtrương của Đảng về thực hiện CSDT, Đảng bộ tỉnh Bắc Giang đã vận dụng sángtạo vào điều kiện cụ thể của địa phương, góp phần quan trọng thúc đẩy KT - XHphát triển, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần đối với đồng bào các DTTStrên địa bàn Tỉnh
Tuy nhiên, trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện CSDT của Tỉnhcũng còn có những hạn chế nhất định, đặc biệt là những vấn đề về phát triển
KT - XH, xóa đói giảm nghèo, bảo tồn phát huy bản sắc văn hóa tộc người trên địa bàn cư trú của các DTTS Đời sống vật chất, tinh thần của một bộ phậnnhân dân trong vùng đồng bào DTTS, nhất là các xã vùng sâu, vùng xa cònnhiều khó khăn, thiếu thốn, đặt ra những yêu cầu đòi hỏi đối với các cấp, cácngành của Tỉnh sự cần thiết phải xây dựng đồng bộ, vững chắc hệ thống cơ chế,chính sách hợp lý, nhận diện đúng những tác động tích cực, tiêu cực, xác địnhđúng đắn chủ trương, chính sách nhằm thực hiện tốt CSDT trên địa bàn Tỉnh
2 Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài
CSDTcủa Đảng là chính sách chung đối với tất cả các dân tộc sinh sốngtrên lãnh thổ Việt Nam CSDT hàm chứa nhiều nội dung, rất đa dạng, phongphú như: Chính sách phát triển kinh tế, phát triển văn hoá, chính sách chínhtrị - xã hội, chính sách tôn giáo vùng đồng bào DTTS v.v Bàn về vấn đề dântộc, đặc biệt là thực hiện CSDT của Đảng, Nhà nước nói chung, tỉnh Bắc Giang
Trang 3nói riêng đã có nhiều công trình nghiên cứu của các tác giả, tập thể tác giả đề cập
ở những góc độ khác nhau, có thể chia theo các nhóm như sau:
* Nhóm các công trình nghiên cứu chung về dân tộc và chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước
Bế Viết Đẳng (1996), Luận cứ khoa học cho việc xây dựng các chính sách đối với các dân tộc thiểu số trong sự phát triển kinh tế - xã hội ở miền núi, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội; Trịnh Quốc Tuấn (1996), Bình đẳng dân tộc ở nước ta hiện nay - Vấn đề và giải pháp, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội; Nguyễn Quốc Phẩm, Trịnh Quốc Tuấn (1999), Mấy vấn đề lý luận và thực tiễn
về dân tộc và quan hệ dân tộc ở Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội; Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương (2000), Vấn đề dân tộc và chính sách dân tộc của Đảng Cộng sản Việt Nam, NXb Chính trị quốc gia, Hà Nội; Phan Hữu Dật (2001), Mấy vấn đề lý luận và thực tiễn cấp bách liên quan đến mối quan hệ dân tộc hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội; Viện Nghiên cứu chính sách dân tộc và miền núi (2002), Vấn đề dân tộc và định hướng xây dựng chính sách dân tộc trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá, NXb Chính trị quốc gia, Hà Nội; Bùi Minh Đạo (2003), Một số vấn đề giảm nghèo ở các dân tộc thiểu số Việt Nam, NXb Chính trị quốc gia, Hà Nội; Phan Xuân Sơn, Lưu Văn Quảng (2006), Những vấn đề cơ bản về chính sách dân tộc ở nước ta hiện nay, NXb Lý luận chính trị, Hà Nội; Hoàng Chí Bảo (2009), Bảo đảm bình đẳng và tăng cường hợp tác giữa các dân tộc trong phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta hiện nay, NXb Chính trị quốc gia, Hà Nội; Nguyễn Đăng Thành (2012), Phát triển nguồn nhân lực ở vùng dân tộc thiểu số Việt Nam đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, NXb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội.
Ngoài ra, còn nhiều bài báo, tạp chí đã được công bố đề cập đến vấn đềdân tộc và thực hiện CSDT của Đảng và Nhà nước, tiêu biểu: Nông Đức Mạnh
(1992), “Mấy vấn đề bức thiết đối với các vùng dân tộc thiểu số hiện nay”, Tạp
Trang 4chí Cộng sản, số 8; Nguyễn Khắc Mai (1998), “Những vấn đề đặt ra đối với chính sách dân tộc trong tình hình hiện nay”, Tạp chí Quốc phòng toàn dân, số 2; Trần
Văn Thuật (2009), “Một số vấn đề chính sách dân tộc trong thời kỳ đổi mới”,
Tạp chí Mặt trận, số 74; Đoàn Minh Huấn (2010), “Những xu hướng tác động đến quản lý phát triển xã hội các vùng dân tộc thiểu số nước ta”, Tạp chí Lý luận chính trị, số 8; Lâm Bá Nam (2011), “Chính sách dân tộc của Đảng trong thời
kỳ đổi mới” Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam, ngày 28/12/2011; Giàng Seo
Phử (2013), “Tiếp tục đổi mới công tác dân tộc đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong
tình hình hiện nay”, Tạp chí Cộng sản, số 84; Nguyễn Lâm Thành, Lê Ngọc Thắng (2015), “Vấn đề dân tộc trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay”, Tạp chí Cộng sản, số 874.
Những công trình khoa học trên đây với nhiều cách luận giải khácnhau, song đã khẳng định tính tất yếu khách quan Đảng và Nhà nước phảilãnh đạo và tổ chức thực hiện có hiệu quả CTDT nói chung, CSDT nói riêngtrong giai đoạn cả nước tiến hành đẩy mạnh sự nghiệp CNH, HĐH đất nước.Trên cơ sở khảo sát, đánh giá đúng thực trạng tình hình thực hiện CSDT củaĐảng, Nhà nước đối với sự phát triển KT - XH vùng đồng bào dân tộc, nhất làvùng đồng bào DTTS trên phạm vi cả nước, các công trình khoa học nêu trên
đã đề xuất một số nội dung, biện pháp cần thiết để vận dụng trong quá trìnhhoạch định CSDT của Đảng nhằm xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc,đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ cách mạng đặt ra trong tình hình mới
* Nhóm các công trình nghiên cứu quá trình lãnh đạo thực hiện chính sách dân tộc của Đảng ở các địa phương
Ngô Sáu (1995), Chính sách dân tộc của Đảng Cộng sản Việt Nam trong thời kỳ cả nước quá độ lên chủ nghĩa xã hội (1976 -1994) qua thực tiễn
ở Tây Nguyên, Luận văn Thạc sĩ Lịch sử, Hà Nội; Nguyễn Thanh Thủy (2001), Quá trình thực hiện chính sách dân tộc của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với đồng bào Khmer ở Đồng bằng Sông Cửu Long, Luận án Tiến sĩ Lịch sử, Hà
Trang 5Nội; Ngô Xuân Thắng (2002), Đảng bộ tỉnh Ninh Thuận lãnh đạo thực hiện chính sách dân tộc thời kỳ 1992- 2002, Luận văn Thạc sĩ Lịch sử, Hà Nội; Đinh Văn Hưng (2004), Đảng bộ tỉnh Lâm Đồng lãnh đạo thực hiện chính sách dân tộc từ 1986 đến 2003, Luận văn Thạc sĩ Lịch sử, Hà Nội; Nguyễn Anh Tuấn (2011), Đảng bộ tỉnh Bình Phước lãnh đạo công tác dân tộc từ năm 2000 đến năm 2010, Luận văn Thạc sĩ Lịch sử, Hà Nội; Nguyễn Văn Nhiên (2012), Đảng
bộ tỉnh Lâm Đồng lãnh đạo vận động đồng bào dân tộc từ năm 1991 đến năm
2000, Luận văn Thạc sĩ Lịch sử, Hà Nội; Nguyễn Thế Thái (2013), Đảng bộ tỉnh Nghệ An lãnh đạo thực hiện chính sách dân tộc của Đảng từ năm 2000 đến năm 2010, Luận văn Thạc sĩ Lịch sử, Hà Nội; Hoàng Thu Thủy (2014), Quá trình thực hiện chính sách dân tộc ở một số tỉnh Đông Bắc Việt Nam từ năm
1996 đến năm 2010, Luận án Tiến sĩ Lịch sử, Hà Nội.
* Nhóm các công trình nghiên cứu về dân tộc và việc thực hiện chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ở tỉnh Bắc Giang
Các công trình nghiên cứu về dân tộc và thực hiện CSDT ở tỉnh BắcGiang đã được công bố, tiêu biểu có: Dương Văn Trọng (2007), “Bắc Giang
đẩy mạnh phát triển kinh tế”, Tạp chí Cộng sản, số 774; Trần Hậu (2009),
“Bắc Giang thực hiện chính sách dân tộc, hiệu quả kép”, Tạp chí Dân tộc và phát triển, số 6; Nguyễn Minh Phúc (2012), “Thực hiện chính sách dân tộc ở tỉnh Bắc Giang: ưu tiên phát triển cơ sở hạ tầng”, Tạp chí Dân tộc và phát triển, số 3; Hoàng Thị Bích Phương (2014), “Thực hiện chính sách xóa đói, giảm nghèo ở tỉnh Bắc Giang”, Tạp chí Lịch sử Đảng, số 5; Việt Hùng (2014), “Bắc Giang thực hiện hiệu quả chính sách dân tộc”, Báo Tin tức, ngày
26/6/2014; Đặng Giang (2015), “Bắc Giang chú trọng giảm nghèo vùng dân
tộc và miền núi”, Báo Nhân dân điện tử, ngày 14/10/2015; Dương Trí (2015),
“Đời sống vùng đồng bào dân tộc thiểu số Bắc Giang chuyển biến tích cực”,
Báo Điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam, ngày 08/12/2015
Trang 6Các công trình khoa học của các tác giả trên đây đã góp phần làm sáng
tỏ một số vấn đề lý luận và thực tiễn về vấn đề dân tộc và thực hiện CSDTtrên địa bàn tỉnh Bắc Giang trong những năm gần đây Trên cơ sở khảo sátthực tiễn, đánh giá những thành tựu, hạn chế; các công trình khoa học trên đã
đề xuất một số giải pháp nhằm thực hiện tốt CSDT của Tỉnh trong thời giantới Đây là công trình khoa học có giá trị lý luận và thực tiễn, là những tư liệuquan trọng trực tiếp giúp cho quá trình nghiên cứu của tác giả
Như vậy, đã có nhiều công trình khoa học nghiên cứu CSDT của Đảng
và Nhà nước nói chung, sự lãnh đạo của một số Đảng bộ địa phương về thựchiện CSDT nói riêng qua các thời kỳ cách mạng, đặc biệt trong thời kỳ đổimới Mặt khác, cũng có những công trình đề cập đến vấn đề dân tộc và thựchiện CSDT ở tỉnh Bắc Giang trong giai đoạn hiện nay
Chương 1 CHỦ TRƯƠNG VÀ SỰ CHỈ ĐẠO CỦA ĐẢNG BỘ TỈNH BẮC GIANG
1.1.1.1 Một số khái niệm cơ bản
“Dân tộc” là một khái niệm hết sức phức tạp và rộng lớn, có nhiều cách hiểu và sử dụng khác nhau Có thể hiểu phạm trù “Dân tộc” theo hàm
nghĩa là “quốc gia - dân tộc” (như dân tộc Việt Nam, dân tộc Nga, dân tộcTrung Hoa…) hoặc có thể hiểu theo hàm nghĩa dân tộc - tộc người (như tộcngười Kinh, Thái, Mường, Dao, Êđê, Chăm, H’Mông…) TheoTừ điển Bách
khoa Việt Nam định nghĩa: “Dân tộc (nation) hay quốc gia dân tộc là một
cộng đồng chính trị - xã hội được chỉ đạo bởi một nhà nước, thiết lập trên mộtlãnh thổ nhất định, ban đầu được hình thành do sự tập hợp của nhiều bộ lạc
Trang 7hay liên minh bộ lạc, sau này của nhiều cộng đồng tộc người” [41, tr.172].Tính chất của dân tộc phụ thuộc vào những phương thức sản xuất khác nhau.
Mặt khác,“Dân tộc”còn đồng nghĩa với cộng đồng mang tính tộc người.
Cộng đồng này có thể là một bộ phận chủ thể hay thiểu số của một dân tộcsinh sống ở nhiều quốc gia dân tộc khác nhau được liên kết với nhau bằngnhững đặc điểm ngôn ngữ, văn hoá và ý thức tự giác tộc người Dân tộc - tộcngười là cộng đồng người thường tự nhận mình bằng một tên tự gọi, có tiếngnói chung, có phong tục tập quán chung
“Dân tộc thiểu số” ở nước ta: Là những dân tộc có số dân ít hơn so với
dân tộc đa số trên phạm vi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam Với cách hiểu này,“dân tộc thiểu số” chỉ có ý nghĩa biểu thị tương
quan về dân số trong một quốc gia đa dân tộc, không xem xét trong phạm vimột địa phương, không mang ý nghĩa phân biệt địa vị, trình độ phát triển củacác dân tộc Địa vị, trình độ phát triển của các dân tộc không phụ thuộc ở sốdân nhiều hay ít, mà nó được chi phối bởi những điều kiện kinh tế, chính trị,
xã hội và lịch sử của mỗi dân tộc
“Vấn đề dân tộc”: Là vấn đề nổi lên cần giải quyết trên các lĩnh vực
kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội giữa các dân tộc nhằm thực hiện bình đẳng,đoàn kết, tôn trọng và giúp đỡ nhau cùng tiến bộ
“Chính sách dân tộc”: Từ điển Bách khoa Việt Nam định nghĩa:
“Chính sách dân tộc là bộ phận cấu thành chính sách chung của một chínhđảng hay một nhà nước nhằm vạch ra những nguyên tắc, biện pháp đối xử vàgiải quyết vấn đề dân tộc trong một nước” [41, tr.314]
“Chính sách dân tộc” của Đảng: Là hệ thống chủ trương, biện pháp
của Đảng và Nhà nước, trên cơ sở căn cứ vào đường lối chính trị và tình hìnhthực tiễn của đất nước, tác động vào tất cả các lĩnh vực của các DTTS, cácvùng dân tộc và có thể đối với từng tộc người nhằm thực hiện quyền bìnhbẳng giữa các dân tộc về chính trị, kinh tế, văn hoá, phát huy sức mạnh toàn
Trang 8dân tộc, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc, làm cho các dân tộcbình đẳng, đoàn kết, tương trợ giúp nhau cùng phát triển giữa các dân tộc;đảm bảo sự thống nhất của quốc gia và dân tộc; giao lưu, hội nhập quốc tế
Thực hiện CSDT ở tỉnh Bắc Giang: Là việc quán triệt và tổ chức thực
hiện thắng lợi các quan điểm, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách,pháp luật Nhà nước, Nghị quyết của Đảng bộ tỉnh Bắc Giang vào thực tiễncuộc sống đồng bào các dân tộc nói chung, vùng đồng bào DTTS nói riêng,nhằm phát triển KT - XH, củng cố và tăng cường quốc phòng - an ninh, đápứng nhu cầu cải thiện và nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dânđồng bào các dân tộc trên địa bàn Tỉnh
Như vậy, thực chất quá trình thực hiện CSDT ở tỉnh Bắc Giang lànhằm cụ thể hóa việc thực hiện một loại chính sách công của Đảng và Nhànước vào thực tiễn địa phương, nói cách khác đây chính là quá trình thực hiệnmột loại chính sách tổng hợp, bao quát trên tất cả các lĩnh vực của đời sốngchính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, đối ngoại, quốc phòng, an ninh ở tỉnh BắcGiang Thực hiện CSDT ở Tỉnh đúng đắn không những thúc đẩy KT - XH pháttriển, đáp ứng nhu cầu vật chất, văn hóa tinh thần của đồng bào các DTTStrong Tỉnh, mà còn là một phương hướng tích cực nhất, chủ động nhất, cóhiệu quả nhất để đối phó với các âm mưu, thủ đoạn, hoạt động chống phá,chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc của các thế lực thù địch, củng cố thế trậnquốc phòng - an ninh, góp phần xây dựng quê hương Bắc Giang giàu đẹp, bảo
vệ vững chắc chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc
1.1.1.2 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và đặc điểm tình hình dân tộc ở tỉnh Bắc Giang
* Đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội
Về điều kiện tự nhiên: Bắc Giang là tỉnh nằm ở tọa độ từ 21 độ 07 phút
đến 21 độ 37 phút vĩ độ Bắc; từ 105 độ 53 phút đến 107 độ 02 phút kinh độĐông Là tỉnh nằm cách Thủ đô Hà Nội 50 km về phía Bắc, cách cửa khẩu
Trang 9quốc tế Hữu Nghị (Lạng Sơn) 110 km về phía Nam, cách cảng Hải Phòng hơn
100 km về phía Đông Phía Bắc và Đông Bắc giáp tỉnh Lạng Sơn; phía Tây
và Tây Bắc giáp thành phố Hà Nội, Thái Nguyên; phía Nam và Đông Namgiáp tỉnh Bắc Ninh, Hải Dương và Quảng Ninh
Địa hình Bắc Giang gồm 2 tiểu vùng: Miền núi và trung du có đồng bằngxen kẽ Đặc điểm chủ yếu về địa hình miền núi (chiếm 72% diện tích toàn tỉnh)
bị chia cắt mạnh, phức tạp, chênh lệch về độ cao lớn Đây là địa bàn cư trú củanhiều đồng bào DTTS trong Tỉnh Địa hình miền trung du (chiếm 28% diệntích toàn Tỉnh) chủ yếu là đất gò, đồi xen lẫn đồng bằng tùy theo từng khu vực.Tỉnh Bắc Giang nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa khu vựcĐông Bắc Việt Nam, một năm có bốn mùa rõ rệt Độ ẩm trung bình trongnăm là 83%, một số tháng trong năm có độ ẩm trung bình trên 85%, riêng cáctháng mùa khô có độ ẩm không khí dao động khoảng 74% - 80% Lượng mưatrung bình hàng năm khoảng 1.533 mm Chế độ gió cơ bản chịu ảnh hưởngcủa gió Đông Nam (mùa Hè) và gió Đông Bắc (mùa Đông) Nắng trung bìnhhàng năm từ 1.500 đến 1.700 giờ, thuận lợi cho canh tác, phát triển các câytrồng nhiệt đới, á nhiệt đới
Bắc Giang có 9 huyện và 1 thành phố, với 230 xã, phường, thị trấn,2.495 thôn, bản, trong đó có 188 xã, 2.113 thôn, bản miền núi (540 thôn, bản
có nhiều đông bào DTTS), 36 xã, 94 thôn, bản đặc biệt khó khăn
Về đặc điểm kinh tế - xã hội chủ yếu: Cư dân Bắc Giang sinh sống bằng
nghề nông nghiệp là chủ yếu, trải qua nhiều đời, họ đã hình thành nên cáclàng, bản với hình thức kinh tế và văn hoá riêng biệt Là tỉnh có nhiều làngnghề truyền thống được lưu giữ từ bao đời nay, tiêu biểu như: Làng gốm Thổ
Hà, làng rượu Vân Hà (Việt Yên); làng bún Đa Mai (thành phố Bắc Giang);làng mỳ Chũ (Lục Ngạn); làng mây tre đan Phúc Long, Phúc Tằng (TăngTiến - Việt Yên); làng rèn sắt Đức Thắng (Hiệp Hoà)…
Trang 10Bắc Giang cũng là tỉnh có nhiều tiềm năng, thế mạnh trong phát triểnkinh tế, sản xuất nông, lâm nghiệp, thương mại và du lịch, như: Vải thiều,cam đường canh, táo lai, na dai, hạt dẻ, gà đồi, chăn nuôi thuỷ sản mang lạinguồn thu nhập cho nhân dân trong Tỉnh; có hệ thống đình, chùa phong phú
và đa dạng; có các danh lam thắng cảnh là tiềm năng du lịch sinh thái như:Khu du lịch Đồng Thông gắn liền với chùa Đồng đông Yên Tử, khu rừngnguyên sinh Đồng Cao, Khe Rỗ (Sơn Động); hồ Khuôn Thần, hồ Cấm Sơn(Lục Ngạn), khu du lịch Suối Mỡ (Lục Nam) Về trước mắt và lâu dài, đây
sẽ là vùng phát triển sản xuất hàng hoá, mở rộng giao lưu kinh tế, thương mại,
du lịch cửa ngõ Đông Bắc của Tổ quốc
Trong giai đoạn 2005 - 2010, Đảng bộ, nhân dân các dân tộc trong Tỉnh
đã đoàn kết, nỗ lực thực hiện các nhiệm vụ phát triển KT - XH, đạt được kếtquả khá toàn diện “Kinh tế của Tỉnh tăng trưởng với tốc độ nhanh hơn, cơ cấukinh tế chuyển dịch tích cực, tính chung trong những năm 2005 - 2010 tốc độtăng trưởng kinh tế GDP toàn Tỉnh đạt 9%/năm.” [4, tr.32] Lĩnh vực văn hoá, xãhội có nhiều chuyển biến tiến bộ Hạ tầng KT - XH, đời sống của nhân dân, nhất
là đồng bào DTTS được cải thiện Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xãhội cơ bản ổn định Năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức đảng; quản lý,điều hành của chính quyền, hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhândân được nâng lên, khối đại đoàn kết toàn dân được tăng cường và mở rộng
* Đặc điểm tình hình dân tộc ở Bắc Giang
Dân số toàn tỉnh Bắc Giang ước là 1.624.456 người, mật độ dân số bìnhquân là 420,9 người/km2, là Tỉnh có mật độ dân số bình quân cao hơn so vớimật độ dân số bình quân cả nước Dân số sống ở khu vực thành thịkhoảng 183.918 người, chiếm tỷ lệ 10,13%; dân số ở khu vực nông thôn là1.440.538 người, chiếm 90,38% “Tỷ lệ nam giới chiếm khoảng 49,92% dân
số, nữ giới khoảng 50,08% dân số Số người trong độ tuổi lao động chiếmkhoảng 62,15% dân số, trong đó lao động được đào tạo nghề chiếm 26%; số
Trang 11hộ nghèo chiếm 8,88%” [19, tr 5] Mật độ phân bố dân cư trên địa bàn Tỉnhkhông đồng đều, phần lớn tập trung ở các khu vực trung du, các huyện miềnnúi dân cư sống thưa thớt hơn.
Bắc Giang là vùng đất tụ cư của 21 dân tộc anh em, trong đó có 20thành phần DTTS với số dân là 200.538 người, chiếm 12,5% dân số toànTỉnh Đồng bào các DTTS cư trú tập trung ở 105 xã, thị trấn thuộc 6 huyệnmiền núi, vùng cao: Sơn Động, Lục Ngạn, Lục Nam, Yên Thế, Lạng Giang,Tân Yên Các DTTS ở Bắc Giang có truyền thống yêu nước, cần cù trong laođộng sản xuất, đoàn kết, gắn bó, yêu thương, đùm bọc, giúp đỡ lẫn nhau, tin
tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng (xem phụ lục 2)
Bắc Giang cũng là tỉnh có đặc điểm văn hóa phong phú và đa dạng, đượcquy tụ và thể hiện thông qua đời sống, phong tục, tập quán truyền thống củacộng đồng mỗi dân tộc; biểu hiện qua các sinh hoạt tín ngưỡng dân gian, tínngưỡng tôn giáo ở lễ hội truyền thống Mỗi dân tộc có một bản sắc, tập tục, sắcthái văn hóa truyền thống riêng, cư trú đan xen nhau giữa đồng bào miền xuôivới đồng bào miền núi, giữa đồng bào kinh với đồng bào các DTTS tạo thànhmột cộng đồng các dân tộc thống nhất, đoàn kết, tương trợ, giúp nhau cùngphát triển, làm phong phú, đa dạng và tạo nên một sắc thái văn hóa riêng vùngđồng bào dân tộc miền núi tỉnh Bắc Giang
Từ những đặc điểm về điều kiện tự nhiên, KT- XH và những đặc điểmtình hình dân tộc ở tỉnh Bắc Giang nêu trên, rút ra những thuận lợi, khó khăntác động đến việc triển khai thực hiện CSDT trên địa bàn của Tỉnh là:
Về thuận lợi: Bắc Giang là tỉnh có vị trí địa chính trị hết sức quan trọng
thuộc khu vực Đông Bắc bộ của Tổ quốc, cùng với những thuận lợi về thời tiết,khí hậu, thổ nhưỡng, thủy văn do thiên nhiên ban tặng, Bắc Giang còn có hệthống kết cấu giao thông, kết cấu hạ tầng kinh tế khá phát triển, đây là nhữngtiềm năng lớn để Đảng bộ Tỉnh triển khai các chương trình phát triển KT - XHvùng đồng bào DTTS Mặt khác, là Tỉnh có cơ cấu dân tộc đa dạng, mỗi dântộc có những sắc thái riêng trong phương thức sản xuất, sắc thái trong văn hóa
Trang 12tộc người là những cơ sở thuận lợi cho Đảng bộ Tỉnh phát huy sức mạnh tổnghợp của cả HTCT ở cơ sở, thực hiện có hiệu quả CSDT trên địa bàn Tỉnh.
Về khó khăn: Là Tỉnh có địa hình bị chia cắt mạnh, do đó việc phát triển
KT - XH đối với đồng bào còn gặp nhiều khó khăn Quy mô và trình độ pháttriển kinh tế, văn hóa xã hội giữa các dân tộc với nhau và giữa đồng bào dântộc vùng miền núi so với vùng đồng bằng còn nhiều chênh lệch lớn VùngDTTS của tỉnh Bắc Giang kinh tế chủ yếu là thuần nông, kết cấu hạ tầng kinh
tế mặc dù đã được đầu tư nâng cấp, nhưng chưa đáp ứng yêu cầu phát triểnkinh tế và sinh hoạt nhân dân; kết quả giảm nghèo chưa thực sự bền vững,nguy cơ tái nghèo cao, gây nên những khó khăn không nhỏ cho việc triển khaithực hiện các mục tiêu phát triển KT- XH cũng như việc thực hiện CSDT trênđịa bàn Tỉnh
Trình độ văn hóa của đồng bào còn thấp, một số dân tộc đời sống chủyếu dựa vào điều kiện thiên nhiên, chưa thích ứng với khoa học kỹ thuậthiện đại, số ít các dân tộc còn có xu hướng du canh, du cư làm ảnh hưởngtrực tiếp đến hiệu quả thực hiện CSDT trên địa bàn Tỉnh Một bộ phận đồngbào DTTS còn chịu nhiều ảnh hưởng của tập tục lạc hậu, bản sắc văn hóa củamột số dân tộc đang đứng trước tình trạng mai một, gây ảnh hưởng lớn đếnviệc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa tộc người
1.1.1.3 Chủ trương của Đảng, Nhà nước về chính sách dân tộc trong thời kỳ mới
Trung thành, vận dụng và phát triển sáng tạo lý luận Mác - Lênin, tưtưởng Hồ Chí Minh vào thực tiễn cách mạng Việt Nam, Đảng Cộng sản ViệtNam trong quá trình lãnh đạo cách mạng luôn coi vấn đề dân tộc, đoàn kếtcác dân tộc có vị trí chiến lược quan trọng lâu dài trong toàn bộ sự nghiệpcách mạng nước ta Với quan điểm: Các dân tộc trong cộng đồng dân tộcViệt Nam không phân biệt già, trẻ, gái, trai, người định cư trong nước hayđịnh cư ở nước ngoài đều bình đẳng, đoàn kết, tương trợ, giúp đỡ nhaucùng phát triển Nhằm cụ thể hóa Nghị quyết Đại hội IX của Đảng, Hộinghị Trung ương lần thứ bảy khóa IX của Đảng ngày 12/3/2003 đã ra Nghị
Trang 13quyết chuyên đề số 24-NQ/TW Về công tác dân tộc.
Nghị quyết khẳng định:
Vấn đề đại đoàn kết toàn dân tộc, CTDT và tôn giáo đều là những
vấn đề chính trị lớn, có ý nghĩa chiến lược đối với sự nghiệp cáchmạng của nước ta tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội, đẩynhanh sự nghiệp CNH,HĐH, giữ vững độc lập dân tộc và thốngnhất đất nước, bảo vệ và phát triển những thành quả của cách mạng
- Các dân tộc trong đại gia đình Việt Nam bình đẳng, đoàn kết,tương trợ, giúp nhau cùng phát triển, cùng nhau phấn đấu thực hiệnthắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xâydựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa Kiên quyếtđấu tranh với mọi âm mưu chia rẽ dân tộc
- Phát triển toàn diện chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và an ninh –quốc phòng trên địa bàn vùng dân tộc và miền núi; gắn tăng trưởngkinh tế với giải quyết vấn đề xã hội, thực hiện tốt chính sách dân tộc;quan tâm phát triển, bồi dưỡng nguồn nhân lực; chăm lo xây dựngđội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số; giữ gìn và phát huy những giá trị,bản sắc văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số trong sựnghiệp phát triển chung của cộng đồng dân tộc Việt Nam thống nhất
- Ưu tiên phát triển kinh tế - xã hội các vùng dân tộc và miền núi,trước hết, tập trung vào phát triển giao thông và kết cấu hạ tầng,xóa đói, giảm nghèo; khai thác có hiệu quả tiềm năng, thế mạnh củatừng vùng, đi đôi với bảo vệ bền vững môi trường sinh thái; phát
Trang 14huy nội lực, tinh thần tự lực tự cường của đồng bào các dân tộc,đồng thời tăng cường sự hỗ trợ của Trung ương và sự giúp đỡ củacác địa phương trong cả nước.
- Công tác dân tộc và thực hiện CSDT là nhiệm vụ của toàn Đảng,toàn dân, toàn quân, của các cấp, các ngành, của toàn bộ hệ thốngchính trị [34, tr.34 - 35]
Từ những quan điểm trên, Nghị quyết xác định mục tiêu cụ thể đến năm 2010, trong đó chỉ rõ: Đến năm 2010, các vùng dân tộc và miền núi cơ
bản không còn hộ đói; giảm hộ nghèo xuống dưới 10%; giảm dần khoảngcách chênh lệch mức sống giữa các dân tộc, các vùng; trên 90% hộ dân có đủđiện, nước sinh hoạt; xoá tình trạng nhà tạm, nhà dột nát; 100% số xã cóđường ô tô đến trung tâm xã; cơ bản không còn xã đặc biệt khó khăn… Xâydựng đội ngũ cán bộ DTTS tại chỗ có phẩm chất và năng lực đáp ứng được yêucầu của địa phương; củng cố HTCT cơ sở trong sạch, vững mạnh; nâng cao vịtrí, vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể nhân dân trong việctham gia thực hiện tốt CSDT Giữ vững an ninh, quốc phòng ở vùng dân tộc vàmiền núi; kết hợp phát triển KT - XH với đảm bảo an ninh, quốc phòng ở cácđịa bàn xung yếu vùng sâu, biên giới, ngăn chặn việc lợi dụng vấn đề dân tộc,tôn giáo để phá hoại khối đoàn kết giữa các dân tộc, làm mất ổn định xã hội
Nghị quyết xác định những nhiệm vụ chủ yếu và cấp bách:
Thứ nhất, đẩy mạnh công tác xóa đói, giảm nghèo, nâng cao mức sống
của đồng bào DTTS, trọng tâm là đồng bào ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa;trong những năm trước mắt tập trung trợ giúp đồng bào nghèo, các dân tộcđặc biệt khó khăn, giải quyết ngay những vấn đề bức xúc
Thứ hai, tiếp tục thực hiện có hiệu quả các chương trình phủ sóng phát
thanh, truyền hình; tăng cường các hoạt động văn hóa thông tin, tuyên truyềnhướng về cơ sở…làm tốt công tác nghiên cứu, sưu tầm, gìn giữ và phát huycác giá trị, truyền thống tốt đẹp trong văn hóa các dân tộc
Trang 15Thứ ba, củng cố và nâng cao chất lượng HTCT cơ sở ở các vùng
DTTS Thực hiện tốt Nghị quyết Trung ương 5 (khóa IX) về kiện toàn, nângcao chất lượng đội ngũ cán bộ cơ sở, kiên quyết khắc phục tình trạng xa dâncủa một số cán bộ; thực hiện tốt công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, sửdụng, đãi ngộ, luân chuyển cán bộ Đẩy mạnh phát triển đảng viên trong đồngbào dân tộc
Thứ tư, xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân và thế trận an ninh nhân
dân, phát huy sức mạnh tại chỗ để sẵn sàng đập tan âm mưu phá hoại của cácthế lực thù địch; tăng cường công tác an ninh chính trị và trật tự an toàn xãhội, không để xảy ra những điểm “nóng” về an ninh trật tự xã hội ở vùng dântộc và miền núi
Thứ năm, đổi mới nội dung, phương thức CTDT phù hợp với nhiệm vụ
trong tình hình mới
Về một số giải pháp chủ yếu, Nghị quyết chỉ rõ:
Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của HTCT, các cấp, các ngành vàtoàn thể xã hội về vị trí, nhiệm vụ của CTDT trong tình hình mới Xem việcquán triệt và thực hiện tốt CSDT của Đảng là nhiệm vụ thường xuyên và quantrọng của các cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, đoàn thể
từ Trung ương đến địa phương
Tiếp tục thực hiện tốt các chính sách phát triển KT - XH vùng dân tộc vàmiền núi; rà soát, điều chỉnh, bổ sung để hoàn chỉnh những chính sách đã có
và nghiên cứu ban hành những chính sách mới, để đáp ứng yêu cầu phát triểncác vùng dân tộc và nhiệm vụ CTDT trong giai đoạn mới
Thực hiện tốt công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng cán bộ
là người DTTS cho từng vùng, từng dân tộc
Tăng cường công tác vận động quần chúng trong việc bảo đảm thựchiện tốt CSDT trong giai đoạn cách mạng hiện nay
Những quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp được xác định trongNghị quyết Hội nghị tiếp tục được các kỳ Đại hội Đảng lần thứ X, XI, XII
Trang 16bổ sung, phát triển phù hợp với thực tiễn đặc điểm tình hình nhiệm vụ đấtnước Đây chính là thể hiện sự vận dụng sáng tạo các quan điểm của chủnghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc và giải quyếtvấn đề dân tộc vào thực tiễn cách mạng Việt Nam của Đảng ta Đó cũng làtiền đề, cơ sở để Đảng bộ tỉnh Bắc Giang quán triệt, vận dụng và đề ra nhữngchủ trương, chính sách đối với đồng bào DTTS một cách đúng đắn, phù hợpvới thực tiễn tình hình nhiệm vụ của Tỉnh.
1.1.1.4 Tình hình thực hiện chính sách dân tộc của Đảng ở tỉnh Bắc Giang trước năm 2005
* Thành tựu:
Một là, nhận thức của cấp ủy đảng, chính quyền và các đoàn thể nhân
dân ở địa phương về thực hiện CSDT của Đảng được nâng lên một bước.Tỉnh ủy, HĐND Tỉnh đã không ngừng tổ chức quán triệt và thực hiện nghiêmtúc các nghị quyết, chỉ thị của Đảng và Nhà nước về CSDT Kịp thời thể chếhóa thành nghị quyết, chương trình hành động bảo đảm sự lãnh đạo thốngnhất nhằm thực hiện tốt CSDT ở địa phương Trong từng giai đoạn và nhiệm
vụ cụ thể, UBND Tỉnh đã có kế hoạch, tổ chức chỉ đạo sâu sát, có hiệu quảđối với các sở, ban, ngành, các tổ chức chính trị - xã hội, đoàn thể địa phươngnhằm tạo mọi điều kiện thuận lợi, tập trung phát triển sản xuất, nâng cao đờisống vật chất và tinh thần cho nhân dân các dân tộc trong Tỉnh
Hai là, tình hình KT - XH vùng đồng bào DTTS của Tỉnh có sự phát
triển tương đối toàn diện Các lĩnh vực kinh tế đều tăng trưởng khá, nhất làtrong nông nghiệp, lâm nghiệp, xây dựng cơ sở hạ tầng và một số ngành nghềtiểu thủ công nghiệp “Giá trị tổng sản phẩm toàn vùng năm 2004 đạt 508,2 tỷđồng, tăng 41% so với năm 2000” [18, tr.8] Trong đó: Nông nghiệp bước đầu
đã chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hóa; trong lâm nghiệp đã từng bướcgiúp đồng bào các dân tộc vùng núi ổn định cuộc sống và gắn bó hơn vớinghề rừng, xuất hiện nghiều hộ gia đình làm kinh tế trang trại, kinh doanhvườn rừng đạt hiệu quả cao; một số ngành nghề như sản xuất vật liệu xâydựng, chế biến nông, lâm sản, cơ khí sửa chữa, khai thác khoáng sản đã đượchình thành và bước đầu phát triển; các hoạt động thương mại dịch vụ được
Trang 17tăng cường đầu tư và phát triển Công tác xóa đói, giảm nghèo ở vùng đồngbào các DTTS đạt được nhiều kết quả tích cực.
Ba là, các lĩnh vực giáo dục - đào tạo, y tế, văn hóa vùng miền núi và
DTTS đều có những bước phát triển cả về quy mô và chất lượng “Đến cuốinăm 2004, 100% các xã vùng cao, miền núi đã hoàn thành xóa mù chữ, đạttiêu chuẩn phổ cập tiểu học và trung học cơ sở, huy động được 98% cáccháu trong độ tuổi ra lớp học; 100% các xã có trạm y tế, 72% số trạm y tế cóbác sỹ, 100% thôn bản có nhân viên y tế hoạt động” [18, tr.15] Đã đầu tưxây dựng 9 trạm phát lại truyền hình, 43 trạm truyền thanh không dây, nângdiện tích phát thanh lên 100%, diện tích phủ sóng truyền hình đạt 85%, cấphơn 1000 tivi, 5 nghìn radio, 16 loại báo, tạp chí cho đồng bào các xã đặcbiệt khó khăn; đời sống tinh thần đồng bào các DTTS ổn định, từng bướcđược cải thiện
Bốn là, tình hình an ninh chính trị được giữ vững, khối đại đoàn kết các
dân tộc được củng cố; HTCT vùng dân tộc và miền núi nhất là các xã đặc biệtkhó khăn được củng cố, tăng cường; công tác đào tạo cán bộ người DTTSđược quan tâm đúng mức, đã đào tạo được 72 cán bộ có trình độ trung cấpquản lý kinh tế, bồi dưỡng về lý luận và nghiệp vụ cho gần 1000 cán bộ các
xã, thôn, bản về đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật Nhà nước
* Hạn chế
Một là, kinh tế vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào DTTS của Tỉnh còn
chậm phát triển, năng suất, hiệu quả thấp, cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm, đờisống vật chất đồng bào DTTS còn nhiều khó khăn Trong sản xuất nông, lâmnghiệp gắn với chế biến và tiêu thụ sản phẩm, chính sách hỗ trợ trực tiếp chocác hộ nghèo về giống cây trồng quá trình triển khai thực hiện chưa đạt hiệuquả cao Phát triển kinh tế hàng hóa chưa đáng kể, phổ biến vẫn là sản xuấtnhỏ Chất lượng xây dựng cơ bản một số công trình chưa bảo đảm, công tácquản lý, sử dụng, bảo trì các công trình sau đầu tư chưa được quan tâm đúngmức Các cơ sở và điều kiện phục vụ cho chuyển hướng sản xuất còn nhiều bất
Trang 18cập, đường giao thông đi lại còn khó khăn, ảnh hưởng trực tiếp đến sự pháttriển kinh tế đồng bào các DTTS của Tỉnh.
Hai là, chất lượng giáo dục - đào tạo, y tế, văn hóa vùng miền núi và
DTTS nhìn chung còn thấp Tỷ lệ giáo viên người địa phương còn ít, cơ sởvật chất trang thiết bị dạy học còn thiếu thốn, việc đào tạo nghề cho đồngbào chưa được quan tâm đúng mức Công tác chăm sóc sức khỏe nhân dâncòn nhiều khó khăn, còn để bệnh dịch xảy ra Một số tập tục lạc hậu có xuhướng phát triển như ma chay, mê tín dị đoan Một số bản sắc văn hóa, tiếngnói và chữ viết của đồng bào DTTS đang bị mai một, đời sống tinh thần cònnhiều khó khăn
Ba là, tỷ lệ đói nghèo ở vùng đồng bào DTTS của Tỉnh còn ở mức cao,
kết quả xóa đói, giảm nghèo chưa vững chắc Một bộ phận đồng bào dân tộccòn tư tưởng ỷ lại vào sự trợ giúp của Nhà nước, chưa chủ động khai thácnhững tiềm năng sẵn có và sử dụng hiệu quả sự đầu tư của Nhà nước để vươnlên xóa đói giảm nghèo Tỷ lệ hộ nghèo còn cao, hàng năm vẫn còn hộ giađình bị đói giáp hạt
Bốn là, tình hình an ninh chính trị còn diễn biến phức tạp, HTCT ở cơ
sở còn nhiều hạn chế, bất cập; đội ngũ cán bộ cơ sở còn hạn chế về trình độnăng lực, nhất là trình độ quản lý nhà nước về kinh tế, tài chính, đất đai, tỷ
lệ đảng viên là người DTTS trong các chi bộ đảng còn ít
1.1.2 Chủ trương của Đảng bộ tỉnh Bắc Giang về thực hiện chính sách dân tộc (2005 - 2010)
Trên cơ sở quán triệt và tổ chức thực hiện nghiêm túc Nghị quyết Hội nghị
Trung ương lần thứ bảy khóa IX của Đảng ngày 12/3/2003 Về công tác dân tộc, từ đặc điểm tình hình nhiệm vụ của địa phương, trong những năm
2005 - 2010, Đảng bộ tỉnh Bắc Giang đã ban hành nhiều chủ trương nhằmthực hiện tốt CSDT của Đảng trên địa bàn Tỉnh Những chủ trương đó đượcthể hiện:
Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Bắc Giang lần thứ XVI (2005),
Trang 19xác định phương hướng, mục tiêu phát triển của Tỉnh giai đoạn 2006 - 2010, chỉrõ: “Chủ động và tranh thủ các nguồn lực từ bên ngoài; phát huy hơn nữacác tiềm năng, lợi thế của địa phương, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế
và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa,nâng cao chất lượng, hiệu quả sức cạnh tranh của nền kinh tế” [3, tr.43] Mặtkhác, Nghị quyết còn xác định: “Chú trọng phát triển nguồn nhân lực, ứngdụng mạnh mẽ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất và đời sống Quan tâmxây dựng và phát triển văn hóa; đẩy mạnh giải quyết việc làm, giảmnghèo, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân, nhất là đối vớivùng sâu, vùng cao, vùng có nhiều khó khăn” [3, tr.43]
Như vậy, Nghị quyết Đại hội lần thứ XVI của Đảng bộ Tỉnh đã xácđịnh những yêu cầu khách quan phải phát huy sức mạnh tổng hợp của cảHTCT ở cơ sở nhằm phát triển KT-XH, cải thiện và nâng cao đời sống vậtchất, tinh thần cho nhân dân, nhất là đối với vùng sâu, vùng cao, vùngđồng bào DTTS và miền núi Đây là những quan điểm định hướng lớn, thểhiện sự nhất quán trong chủ trương lãnh đạo của Đảng bộ Tỉnh nhằm thựchiện tốt CSDT trên địa bàn Tỉnh Từ chủ trương này, đòi hỏi các cấp, cácngành, các cơ quan, đơn vị, cá nhân và tổ chức, các đơn vị kinh tế…tổchức quán triệt và thực hiện tốt các nhóm ưu tiên phát triển nhằm thựchiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ đặt ra, đưa Bắc Giang ra khỏi tìnhtrạng tỉnh nghèo, cùng với các địa phương trong cả nước thực hiện thắnglợi sự nghiệp CNH, HĐH đất nước
Nhằm thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội lần thứ XVI của Đảng bộTỉnh, ngày 12/6/2004 Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã ra Kế hoạch 37-KH/TU và
Chương trình hành động 40-CTr/TU ngày 19/4/2005 Về thực hiện Nghị quyết 24/NQ-TW ngày 12/3/2003 của Ban Chấp hành Trung ương khóa IX về công tác dân tộc Nội dung cụ thể:
* Phương hướng chung:
Trang 20Phát huy thế mạnh, tiềm năng, lợi thế vùng đồng bào dân tộc miềnnúi, tận dụng và phát huy hiệu quả CSDT của Đảng và Nhà nướcnhằm phát triển KT - XH vùng DTTS toàn diện, nhanh, bền vững;đẩy mạnh giảm nghèo vùng DTTS, rút ngắn khoảng cách phát triểngiữa các dân tộc; hình thành các vùng chuyên canh sản xuất hànghóa có giá trị; phát triển nguồn nhân lực vùng DTTS; tăng cường sốlượng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ là người DTTS; củng cốHTCT cơ sở; giữ vững khối đại đoàn kết các dân tộc; tăng cườngquốc phòng - an ninh, giữ vững an ninh, chính trị và trật tự an toàn
xã hội [80, tr.11]
* Mục tiêu cụ thể:
- Giảm tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo các xã vùng DTTS bình quân giảm
từ 4% đến 4,5%/năm; phấn đấu đến năm 2010 trên 65% nhà ở đạt tiêuchuẩn; giải quyết cơ bản tình trạng thiếu đất, nước phục vụ sản xuất
- Người DTTS trong độ tuổi lao động được qua bồi dưỡng, tập huấn,đào tạo đến năm 2010 đạt trên 55%, trong đó có 30% được đào tạonghề; 98% trở lên số trường học kiên cố, nhà công vụ cho giáo viên
và nhà bán trú cho học sinh ở những nơi cần thiết; trên 99% trẻ emtrong độ tuổi được đến trường
- Số cán bộ là người DTTS trong HTCT các cấp phải đảm bảo tỷ lệ,
cơ cấu hợp lý; 100% cán bộ công chức cấp xã được đào tạo, trên 70%
có trình độ từ cao đẳng, đại học trở lên Xây dựng HTCT vững mạnh,tăng cường khối đại đoàn kết các dân tộc, giữ vững và tăng cườngquốc phòng, an ninh, ổn định trật tự an toàn xã hội ở vùng DTTS
- Phấn đấu đạt 100% đường trục liên xã được nhựa hóa, bê tônghóa; trên 50% đường trục thôn, xóm được cứng hóa đạt chuẩntheo cấp kỹ thuật [80, tr.11 - 12]
* Nhiệm vụ, giải pháp
Trang 21Thực hiện phương hướng, mục tiêu cụ thể nêu trên, Đảng bộ Tỉnh xácđịnh cần tập trung thực hiện đồng thời các nhiệm vụ, giải pháp sau:
Một là, tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cấp uỷ, chính quyền các cấp trong việc chăm lo đến đời sống đồng bào DTTS và tổ chức thực hiện thắng lợi chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về CTDT.
Tiến hành tổng kết việc triển khai thực hiện các Nghị quyết, chỉ thị, kếtluận của Ban Chấp hành Trung ương Đảng và Bộ Chính trị về CTDT nhằmrút ra các bài học kinh nghiệm trong thực hiện CSDT Cụ thể hóa Nghị quyết,chỉ thị, quyết định của Chính phủ về CTDT nhằm phù hợp và có tính khả thitrong thực hiện trên địa bàn Tỉnh Tiếp tục thực hiện công tác tuyên truyền,quán triệt nâng cao nhận thức của các cấp ủy, chính quyền, các đoàn thể chínhtrị - xã hội và nhân dân, đồng bào dân tộc về các chủ trương, đường lối củaĐảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về CTDT; chỉ đạo thực hiện đồng
bộ, lồng ghép có hiệu quả các chương trình, chính sách, đề án đã được Thủtướng Chính phủ phê duyệt tại vùng dân tộc và miền núi; trong đó tập trung vàchủ động triển khai tổ chức thực hiện các chính sách: Chương trình 135, Chươngtrình 30a tại huyện nghèo Sơn Động, Chương trình phát triển KT - XH ở 13 xãnghèo huyện Lục Ngạn, Chương trình đào tạo nghề cho lao động nông thôn
Hai là, phải xác định nhiệm vụ trọng tâm là phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, tăng cường sản xuất, ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ,
ổn định dân cư và đảm bảo môi trường sống vùng DTTS
Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển đa dạng các loại hìnhkinh tế gắn với bảo vệ rừng; phát huy thế mạnh sẵn có của địa phương nhằmquy hoạch, hình thành các vùng chuyên canh sản xuất hàng hóa phù hợp vớiđiều kiện, lợi thế từng vùng (vải thiều, cam đường canh Lục Ngạn, na dai ởLục Nam, gà đồi Yên Thế, phát triển rừng kinh tế tại Yên Thế, Sơn Động );phát triển đa dạng các cây trồng có lợi thế, sản phẩm đặc sản của địa phương(mỳ Chũ, gạo nếp Phì Điền, mật ong Sơn Động ); thực hiện chuyển đổi từ
Trang 22chăn nuôi phân tán, thả rông sang phát triển chăn nuôi trang trại, kết hợp chănnuôi và trồng rừng; đầu tư, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất;xây dựng chính sách hỗ trợ, thu hút đầu tư phát triển công nghiệp chế biến,
tiêu thụ sản phẩm cho đồng bào DTTS
Phát triển lâm nghiệp đa chức năng để tăng giá trị kinh tế ngành và tăngnăng lực, hiệu lực bảo vệ môi trường, đa dạng sinh học rừng và góp phần xóađói giảm nghèo Quy hoạch, bảo tồn và phát triển các làng nghề truyền thống vớiquy mô, cơ cấu sản phẩm, trình độ công nghệ thích hợp với từng vùng Tích cựcđưa nhanh khoa học kỹ thuật vào sản xuất, chú trọng những ngành kinh tế mũinhọn có sức cạnh tranh cao, thể hiện lợi thế so sánh của địa phương.Tạo cơ hộibình đẳng để đồng bào tiếp cận các nguồn lực phát triển và thụ hưởng dịch
vụ, phúc lợi xã hội; tạo môi trường thuận lợi để thu hút mọi nguồn lực vàophát triển KT - XH vùng DTTS; hỗ trợ và khuyến khích các doanh nghiệp sửdụng, giải quyết việc làm cho lao động là người DTTS
Ba là, quan tâm phát triển giáo dục - đào tạo, y tế, văn hóa vùng dân tộc và miền núi.
Tổ chức rà soát, bổ sung, điều chỉnh, tăng cường mạng lưới các trường,
cơ sở giáo dục ở vùng DTTS và miền núi, đặc biệt quan tâm tới hệ thốngtrường phổ thông dân tộc nội trú, bán trú dân nuôi; nghiên cứu dạy và học ngônngữ DTTS; tăng cường số lượng, chất lượng đội ngũ giáo viên là người DTTS.Các ngành, các cấp tranh thủ vận động các nguồn vốn hợp pháp trong và ngoàinước để tăng cường nguồn lực đầu tư cho giáo dục và đào tạo vùng DTTS
Nâng cao chất lượng dịch vụ y tế, chăm sóc sức khỏe người dân; đào tạonâng cao trình độ đội ngũ y, bác sỹ tuyến huyện, xã và cán bộ y tế thôn, bản,quan tâm y tế dự phòng; luân chuyển, tăng cường cán bộ y tế giỏi cho tuyếndưới, nhất là các Trạm y tế cấp xã; thực hiện tốt chính sách bảo hiểm y tế, chínhsách hôn nhân và gia đình, chính sách bình đẳng giới, tiến bộ của phụ nữ; chínhsách hỗ trợ dinh dưỡng cho các cháu mẫu giáo, mầm non và học sinh tiểu học
Trang 23Quan tâm phát triển toàn diện văn hóa DTTS, giữ gìn, bảo tồn, tônvinh và phát huy bản sắc văn hóa, ngôn ngữ, chữ viết, tập quán, tín ngưỡngtruyền thống tốt đẹp của đồng bào DTTS; đầu tư xây dựng trung tâm vănhóa, thể thao tại các xã, cụm xã; phát triển các dịch vụ phát thanh, truyềnhình, viễn thông và công nghệ thông tin đáp ứng nhu cầu sản xuất, sinhhoạt của người DTTS.
Bốn là, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của HTCT; xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ người DTTS; tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền; củng cố quốc phòng - an ninh, trật tự an toàn xã hội vùng DTTS; nâng cao tinh thần tự lực, tự cường, vươn lên thoát nghèo và phát huy khối đại đoàn kết của đồng bào các DTTS
Quán triệt, triển khai sâu rộng quan điểm của Đảng và Nhà nước về
CTDT đến các tổ chức đảng, chính quyền, đoàn thể nhân dân vùng dân tộc vàmiền núi, nâng cao nhận thức của các cấp ủy, chính quyền các cấp về vị trí,tầm quan trọng của CTDT; thực hiện tốt chế độ, chính sách, phát huy vai tròngười có uy tín góp phần triển khai thực hiện CSDT và đảm bảo quốc phòng -
an ninh ở vùng DTTS
Tăng cường công tác bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội,xây dựng và củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc, thực hiện tốt công tácdân tộc, tôn giáo Kiện toàn và nâng cao hiệu quả hoạt động của HTCT, đặcbiệt là hệ thống cơ quan làm công tác dân tộc từ Tỉnh đến huyện, xã, thựchiện tốt công tác rà soát, đánh giá, quy hoạch, luân chuyển, đào tạo, đãi ngộ,thu hút các cá nhân, nhà quản lý giỏi người DTTS; xây dựng chính sách giảiquyết việc làm cho học sinh, sinh viên là người DTTS sau khi tốt nghiệp;quan tâm đến công tác phát triển đảng ở vùng núi và đồng bào DTTS
1.2 Đảng bộ tỉnh Bắc Giang chỉ đạo thực hiện chính sách dân tộc (2005 - 2010)
1.2.1 Chỉ đạo công tác tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức
Trang 24cho đồng bào các dân tộc thiểu số
Trên cơ sở nhận thức đúng đắn vị trí, ý nghĩa, tầm quan trọng đặc biệtcủa công tác tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức cho đồng bào cácDTTS, trong những năm 2005 - 2010, Đảng bộ tỉnh Bắc Giang đã tập trungchỉ đạo quyết liệt, thu được hiệu quả thiết thực Cụ thể:
Nội dung tuyên truyền giáo dục, tập trung chủ yếu vào các văn bản của
Đảng và Nhà nước và địa phương về CTDT và thực hiện CSDT trên địa bàn
Tỉnh như: Nghị quyết 22-NQ/TW của Bộ Chính trị khóa VII, Về một số chủ trương, chính sách lớn phát triển kinh tế - xã hội miền núi; Nghị quyết 24/NQ-
TW ngày 12/3/2003 của Ban Chấp hành Trung ương khóa IX Về Công tác dân tộc; Nghị quyết 37-NQ/TW, ngày 01/7/2004 của Bộ Chính trị khóa IX Về đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng trung
du và miền núi Bắc bộ đến năm 2020; Nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng bộ
tỉnh Bắc Giang lần thứ XVI (12/2005), Kế hoạch 37-KH/TU ngày 12/6/2004
và Chương trình hành động 40-CTr/TU ngày 19/4/2005 của Ban Thường vụ
tỉnh ủy Bắc Giang Về thực hiện Nghị quyết 24/NQ-TW ngày 12/3/2003 của Ban Chấp hành Trung ương khóa IX về công tác dân tộc; các chính sách phát
triển KT- XH vùng đồng bào DTTS: Chương trình 135, Nghị quyết 30a củaChính phủ; các chính sách về hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, nhà ở, nước sinh hoạtcho hộ DTTS nghèo, đời sống khó khăn, chính sách hỗ trợ trực tiếp cho ngườidân; các chính sách ưu đãi về giáo dục, y tế, đào tạo nghề, tín dụng cho hộnghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, hộ DTTS; các chính sách về pháttriển kết cấu hạ tầng kinh tế và nhiều chính sách cụ thể khác
Phương pháp, hình thức tuyên truyền giáo dục, được Tỉnh ủy, HĐND,
UBND Tỉnh quan tâm chỉ đạo các cấp, các ngành tổ chức thực hiện với cáchình thức đa dạng, phong phú và thu được hiệu quả thiết thực Đặc biệt, đã trựctiếp chỉ đạo các sở, ban, ngành của Tỉnh tập trung nâng cao chất lượng với cáchình thức tuyên truyền miệng gắn với tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật
Trang 25Tổ chức có hiệu quả các phong trào thi đua yêu nước, hướng dẫn đồng bàocác dân tộc sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật; kịp thời biểudương và nhân rộng các tấm gương tiêu biểu, nhân tố mới, những gương điểnhình tiên tiến là người DTTS trên các lĩnh vực, tích cực đưa các chủ trươngcủa Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước vào cuộc sống.
Sử dụng các hình thức tuyên truyền, vận động phù hợp với từng đốitượng, từng địa bàn và điều kiện cụ thể của cơ quan, đơn vị, địa phương Đã
tổ chức một số hình thức tuyên truyền miệng pháp luật: Mở các lớp tập huấnhoặc lồng ghép các cuộc họp để giới thiệu, diễn thuyết, nói chuyện chuyên đề,lồng ghép nội dung pháp luật vào các buổi giao lưu, sinh hoạt văn hóa, vănnghệ, xây dựng các tiểu phẩm, thơ, ca Tuyên truyền, phổ biến pháp luật quabáo chí, mạng lưới truyền thanh cơ sở và thông tin trên mạng Internet Sửdụng tối đa các loại phương tiện truyền thanh, truyền hình của cấp huyện, xã;
đa dạng hóa các tài liệu tuyên truyền bao gồm: sách, băng, đĩa hình, pa nô, ápphích, các ấn phẩm pháp luật tiếp tục duy trì và nâng cao hiệu quả quản lý,khai thác sử dụng tài liệu từ tủ sách pháp luật xã, điểm bưu điện xã
1.3.2 Chỉ đạo phát triển kinh tế - xã hội nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn Tỉnh
* Về chỉ đạo phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo
Ngày 26/01/2006 UBND Tỉnh ra Kế hoạch 139/KH-UBND, Về phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2006 - 2010 Theo đó, UBND Tỉnh đã tích cực chỉ đạo 43
sở, ban, ngành, doanh nghiệp, đơn vị đóng trên địa bàn tập trung mọi nguồnlực để phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo vùng đồng bào DTTS, trọngtâm là các xã đặc biệt khó khăn và các thôn, bản thuộc khu vực III Nội dungchỉ đạo cụ thể:
Chỉ đạo huy động và đầu tư các nguồn lực phát triển kinh tế vùng đồng bào DTTS: Tập trung các nguồn vốn từ các Chương trình mục tiêu quốc gia về
Trang 26phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, các nguồn vốn từ trái phiếu của Chínhphủ, vốn ODA, kêu gọi tài trợ của các tổ chức quốc tế và đặc biệt nguồn ngânsách địa phương để xây dựng các công trình thiết yếu cho các xã, thôn bản vùngDTTS, tập trung xây dựng 11 trung tâm cụm xã, 309 công trình cơ sở hạ tầng,
hỗ trợ xây dựng 4.000 căn nhà cho các hộ DTTS nghèo, nhà ở tạm bợ và xâydựng 21 công trình nước sinh hoạt tập trung phục vụ cho gần 31.000 người
Chỉ đạo thực hiện các chính sách phát triển nông nghiệp: Tập trung
nâng cao hiệu quả các chính sách phát triển nông nghiệp vùng đồng bào DTTS,thực hiện tốt chương trình cứng hoá kênh mương và đường giao thông nôngthôn; nước sạch và vệ sinh môi trường Thực hiện chuyển dịch cơ cấu nôngnghiệp theo hướng tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi, khuyến khích bà con nôngdân chăn nuôi theo hướng công nghiệp, phát triển các giống cây con, cây ănquả có năng suất, chất lượng tốt, hiệu quả kinh tế cao Đẩy mạnh công táckhuyến nông, phát triển dịch vụ kỹ thuật phục vụ sản xuất nông nghiệp
Chỉ đạo thực hiện các chính sách phát triển lâm nghiệp: Tiếp tục thực
hiện giao đất, giao rừng cho hộ, nhóm hộ đồng bào DTTS, nâng cao thu nhậpcho người dân, góp phần quản lý tốt diện tích rừng hiện có Thực hiện tốt cácchính sách bảo vệ rừng gắn với phát triển rừng, khoanh nuôi tái sinh, cải tạorừng tự nhiên nghèo kiệt, đẩy nhanh tốc độ che phủ gắn với trồng cây phân tán
để tạo thêm việc làm và tăng thu nhập cho người dân, làm cho người dân yêntâm gắn bó với nghề rừng
Chỉ đạo phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, ngành nghề truyền thống vùng đồng bào DTTS: Tập trung phát triển công nghiệp chế biến,
sản xuất hàng xuất khẩu, vật liệu xây dựng và những ngành công nghiệp sửdụng nhiều lao động Quan tâm, du nhập và phát triển các ngành nghề nôngthôn ở các xã, thôn bản có đồng bào DTTS sinh sống
Chỉ đạo mở rộng và phát triển mạng lưới hoạt động thương mại, dịch
vụ, du lịch: Quan tâm, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng thương mại và dịch vụ,
Trang 27phát triển mạnh mẽ hệ thống chợ cho vùng DTTS Đẩy mạnh các hoạt độngxúc tiến thương mại gắn với xây dựng thương hiệu cho một số mặt hàng có thếmạnh của Tỉnh ở vùng đồng bào dân tộc và miền núi: Vải thiều Lục Ngạn, nadai Lục Nam, gà đồi Yên Thế…Tăng cường quảng bá, tạo bước phát triển mới
về du lịch ở các khu bảo tồn thiên nhiên, các khu di tích lịch sử văn hóa dân tộctrên địa bàn
Hiệu quả từ sự chỉ đạo sâu sát của Tỉnh đã góp phần giúp cho: “Kinh tếvùng đồng bào DTTS trong Tỉnh phát triển khá vững, đời sống vật chất và tinhthần của đồng bào các dân tộc được cải thiện; tỷ lệ hộ nghèo vùng DTTS giảmđáng kể; 14 xã có đồng bào DTTS đã thoát khỏi danh sách xã đặc biệt khókhăn” [5, tr.13]
* Chỉ đạo về phát triển giáo dục - đào tạo, y tế, văn hóa
Chỉ đạo công tác giáo dục - đào tạo:
Để thực hiện tốt Chương trình hành động 40-CTr/TU ngày 19/4/2005của Ban Thường vụ tỉnh ủy Bắc Giang, UBND Tỉnh đã chỉ đạo Sở Giáo dục
và Đào tạo, tập trung nâng cao chất lượng công tác dạy và học ở tất cả các cấphọc, bậc học trong Tỉnh Đặc biệt, tổ chức triển khai có hiệu quả Quyết địnhcủa Chủ tịch UBND Tỉnh về việc miễn, giảm học phí và hỗ trợ giấy vở, sáchgiáo khoa cho 47.000 học sinh hộ nghèo, cận nghèo, học sinh mẫu giáovùng khó khăn; hỗ trợ cho học sinh các trường dân tộc nội trú, trường bántrú và học sinh các cấp vùng đặc biệt khó khăn Tích cực huy động cácnguồn lực của địa phương tập trung hiện đại hóa các trang thiết bị dạy học,thực hiện tốt việc kiên cố hóa trường học, khắc phục triệt để tình trạng phònghọc, trường học tạm bợ Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, có chính sáchthu hút, hỗ trợ kinh phí cho đội ngũ giáo viên công tác tại các vùng DTTS, ưutiên sử dụng giáo viên là người DTTS, phân bổ nguồn lực hợp lý để phát huytác dụng trong triển khai CSDT của Tỉnh nhằm phát triển giáo dục và đào tạotrên địa bàn
Trang 28Chú trọng nâng cao chất lượng công tác dạy nghề và giới thiệu việc làmcho thanh niên và người trong độ tuổi lao động vùng đồng bào DTTS, hướngchủ yếu vào làm việc tại các khu công nghiệp, các khu chế xuất, các ngànhnghề thủ công nghiệp và làng nghề truyền thống ưu tiên sử dụng nhiều laođộng Tập trung nâng cao chất lượng công tác dạy nghề, tập huấn, chuyển giao
kỹ thuật và tư vấn, giới thiệu việc làm cho 5.183 phụ nữ người DTTS làm việctại các nhà máy, khu công nghiệp trong và ngoài Tỉnh Nâng cao chất lượngnguồn nhân lực, có kế hoạch hỗ trợ cho người DTTS đi xuất khẩu lao động tạicác thị trường lao động: Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaixia
Chỉ đạo phát triển trên lĩnh vực y tế:
UBND Tỉnh đã trực tiếp chỉ đạo đối với Sở Y tế, các bệnh viện tuyếntỉnh, huyện, các cơ sở khám chữa bệnh trên địa bàn đã tập trung mọi nỗlực, thực hiện tốt các chương trình mục tiêu quốc gia về chăm sóc sức khỏenhân dân Tổ chức nâng cao chất lượng đào tạo đội ngũ cán bộ y tế, nhất làcán bộ y tế cơ sở Thực hiện triển khai có hiệu quả việc nâng cấp các trangthiết bị y tế tại các cơ sở khám chữa bệnh công Quản lý chặt chẽ các dịch
vụ y tế tư nhân, nâng cao hiệu quả hoạt động các loại hình y tế tập trungnhằm đáp ứng nhu cầu khám, chữa bệnh cho nhân dân Thực hiện thí điểm
mô hình “Y tế công cộng” tại 3 xã đặc biệt khó khăn tại các huyện Sơn
Động, Lục Ngạn Tổ chức cấp phát và khám chữa bệnh miễn phí cho cácđối tượng thuộc diện Bảo hiểm y tế hộ nghèo và đồng bào DTTS ở các xãvùng khó khăn, tạo điều kiện thuận lợi cho đồng bào được tiếp cận các dịch
vụ y tế, chăm sóc sức khỏe Công tác giáo dục sức khỏe, đặc biệt là giáodục giới tính người DTTS được quan tâm, đầu tư đúng mức, hạn chế đếnmức thấp nhất tình trạng hôn nhân cận huyết thống
Chỉ đạo phát triển văn hóa:
Thực hiện Nghị quyết số 52-NQ/TU ngày 10/5/2006 của Ban Thường vụ
Tỉnh ủy Về xây dựng và phát triển văn hóa - thông tin tỉnh Bắc Giang giai đoạn
Trang 292006 -2010 Ngày 19/6/2006 UBND Tỉnh ra Kế hoạch 594/KH-UBND, Về phát triển văn hóa, thể thao và du lịch vùng dân tộc và miền núi tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2006 - 2010 Theo đó, nội dung chỉ đạo phát triển văn hóa vùng DTTS tập
trung vào: Tăng cường tổ chức nhiều hoạt động nhằm khôi phục và phát huynhững giá trị văn hóa tốt đẹp các dân tộc Bảo tồn và phát huy các giá trị văn cácdân tộc gắn với đẩy mạnh đấu tranh và bài trừ các hủ tục lạc hậu, mê tín dị đoan.Quản lý chặt chẽ các hoạt động văn hóa thông tin, đầu tư nâng cấp các thiết chếvăn hóa cơ sở Tập trung nâng cao chất lượng các hội thi, hội thao văn hóa vănnghệ, thể dục thể thao: Hội thi tiếng hát dân ca các dân tộc, thi mặc trangphục dân tộc đẹp… để động viên, tập hợp đông đảo quần chúng nhân dân cácdân tộc trong Tỉnh tham gia Chú trọng nâng cao chất lượng xây dựng các
làng, bản đạt tiêu chuẩn “Làng văn hoá”, đối với các xã có trên 50% dân cư
là người DTTS phấn đấu đạt tiêu chuẩn“Xã văn hoá”cấp tỉnh.
1.2.3 Chỉ đạo xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ làm công tác dân tộc
Chỉ đạo xây dựng HTCT vùng đồng bào DTTS vững mạnh: Đảng bộ
Tỉnh đã chỉ đạo các cấp, các ngành thường xuyên quan tâm, chăm lo xâydựng, củng cố HTCT vùng đồng bào DTTS vững mạnh, cụ thể:
Đối với công tác xây dựng đảng: Tổ chức làm tốt công tác xây dựng,
củng cố tổ chức đảng và phát triển đảng viên ở vùng DTTS Có chính sách quantâm, động viên kết nạp đảng viên trẻ trưởng thành từ phong trào quầnchúng.“Trong 5 năm (2005 - 2010) đã kết nạp được gần 600 đảng viên là ngườiDTTS, đưa tổng số đảng viên là DTTS trong toàn Tỉnh lên hơn 3.300 đảng viên”[18, tr 23] Thường xuyên chăm lo xây dựng các chi bộ đảng vùng đồng bàoDTTS vững mạnh cả về chính trị, tư tưởng và tổ chức, đủ sức lãnh đạo hoànthành tốt các nhiệm vụ phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, nâng cao đời sống vậtchất, tinh thần cho nhân dân
Trang 30Chỉ đạo củng cố, kiện toàn, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động
hệ thống chính quyền các cấp: Hoạt động của HĐND các cấp vùng đồng bào
DTTS tiếp tục được đổi mới, tăng cường bằng việc bố trí cán bộ là ngườiDTTS tham gia vào HĐND các cấp từ Tỉnh đến các xã, thôn bản “HĐND cáccấp nhiệm kỳ 2004 - 2009 có 6.428 đại biểu, trong đó người DTTS là 1.334đại biểu bằng 20,75%” [18, tr.21] Thực hiện có hiệu quả công tác cải cách thủtục hành chính gắn với tổ chức sắp xếp lại bộ máy, quy định rõ hơn chứcnăng, nhiệm vụ của các cơ quan chuyên môn thuộc UBND các cấp vùng dântộc và miền núi Đội ngũ cán bộ công chức được quan tâm xây dựng, bố trí, sắpxếp theo hướng chuẩn hóa, gần dân và có trách nhiệm với dân
Chỉ đạo xây dựng Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân, góp phần củng cố khối đại đoàn kết toàn dân: Nâng cao hiệu quả hoạt động của Mặt trận
Tổ quốc trong việc tuyên truyền, vận động đồng bào DTTS thực hiện tốt các chủtrương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật Nhà nước, quy định của địaphương, củng cố và tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân Tập trung xây dựngcác đoàn thể chính trị - xã hội: Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ, Hội cựu chiến binh,Hội nông dân tập thể vững mạnh về mọi mặt, tham gia có hiệu quả trong cácchương trình phát triển KT - XH của địa phương nói chung, vùng dân tộc vàmiền núi nói riêng
Đối với công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ làm công tác dân tộc: Ngày 11/7/2005, UBND Tỉnh đã ban hành Quyết định 1226/QĐ-UBND, Về ban hành đề án đào tạo, bồi dưỡng cán bộ dân tộc thiểu số, cán bộ nữ, cán bộ trẻ giai đoạn 2005 - 2015 Theo đó, Tỉnh đã tập trung chỉ đạo xây dựng kế
hoạch, quy hoạch cán bộ làm công tác dân tộc, cán bộ người DTTS, mở các lớpđào tạo ngắn hạn, trung cấp, cử tuyển con em dân tộc vào học tại các trườngđại học, cao đẳng trong cả nước Tổ chức tiếp nhận sinh viên đã được đào tạoqua các cấp học đại học, cao đẳng về nhận công tác vùng miền núi, dân tộc,vùng sâu, vùng xa Quan tâm, chăm lo bằng các chính sách ưu đãi nhằm tăng
Trang 31cường luân chuyển cán bộ miền xuôi lên miền núi, cán bộ cấp trên xuống tăngcường cấp dưới, động viên thu hút bằng chính sách tiền lương, phụ cấp, tạo mọiđiều kiện thuận lợi để đội ngũ cán bộ yên tâm công tác.
1.2.4 Chỉ đạo tăng cường quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội và phòng, chống các tệ nạn xã hội vùng dân tộc thiểu số
Thực hiện Nghị quyết Trung ương 8 (Khóa IX) Về Chiến lược bảo vệ
Tổ quốc trong tình hình mới, Luật An ninh quốc gia (2004), Tỉnh ủy Bắc
Giang đã tổ chức quán triệt, chỉ đạo các cấp, các ngành, cơ quan đơn vị, nhất
là các đơn vị bộ đội, công an đóng quân trên địa bàn tăng cường các biệnpháp nhằm giữ vững an ninh chính trị, trật tự xã hội, tạo mọi điều kiện thuậnlợi để phát triển KT - XH, củng cố quốc phòng, an ninh Theo đó:
Về thực hiện nhiệm vụ quốc phòng: Tập trung chỉ đạo các Ban chỉ huy
quân sự cấp xã, huyện kiện toàn đầy đủ cả về số lượng và chất lượng theođúng quy định, thực hiện có hiệu quả các chỉ tiêu tuyển chọn, gọi công dânnhập ngũ hàng năm ở vùng đồng bào DTTS Tổ chức làm tốt công tác huấnluyện dân quân tự vệ, xây dựng lực lượng dự bị động viên tại các thôn, xã cóđồng bào DTTS sinh sống Tăng cường đội ngũ cán bộ quân sự tại các xã, cácđịa bàn trọng yếu về quốc phòng, an ninh
Về thực hiện nhiệm vụ an ninh, giữ vững trật tự an toàn xã hội, phòng chống tệ nạn xã hội: Chỉ đạo làm tốt công tác xây dựng các“Tổ an ninh tự quản thôn bản”.Trật tự an toàn xã hội vùng dân tộc và miền núi được đảm
bảo, cấp ủy và chính quyền vùng đồng bào dân tộc và miền núi thường xuyênnắm chắc tình hình an ninh, chính trị và trật tự an toàn xã hội, kịp thời xử lýcác tình huống đột xuất về an ninh trật tự và chính trị, giải quyết kịp thời cácmâu thuẫn, bức xúc trong quần chúng nhân dân; tích cực phòng ngừa đấutranh với các loại tội phạm, bài trừ các hủ tục lạc hậu, mê tín dị đoan, truyềnđạo trái phép; tuyên truyền, vận động và thực hiện giảm thiểu tại nạn giaothông Tình hình quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội vùng dân tộc ổn
Trang 32định, khối đại đoàn kết dân tộc được tăng cường, đồng bào các dân tộc tintưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước và các chủ trương lãnh đạo củaĐảng bộ địa phương.
*
* *Bắc Giang là tỉnh thuộc khu vực Đông Bắc của Tổ quốc, nơi có điềukiện tự nhiên, KT - XH cơ bản thuận lợi cho phát triển nền kinh tế thị trườngđịnh hướng xã hội chủ nghĩa Trong những năm (2005- 2010), trên cơ sở quántriệt và vận dụng sáng tạo quan điểm của Đảng, nhất là Nghị quyết24-NQ/TW ngày 12/3/2003 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (Khóa IX)
Về công tác dân tộc, từ tình hình thực hiện CSDT của Đảng trên địa bàn Tỉnh
trước năm 2005, bên cạnh những thành tựu nổi bật, cũng còn những khuyếtđiểm yếu kém Đảng bộ tỉnh Bắc Giang đã tập trung mọi nỗ lực, kịp thời xácđịnh đúng đắn các chủ trương và sự chỉ đạo nhằm thực hiện tốt CSDT trên địabàn Tỉnh
Trên cơ sở xác định phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháplãnh đạo thực hiện CSDT (2005 - 2010) đúng đắn, Đảng bộ Tỉnh đã tập trungchỉ đạo trên các lĩnh vực: phát triển kinh tế, đẩy mạnh xóa đói, giảm nghèo,nâng cao đời sống vật chất, tinh thần đồng bào DTTS; phát triển văn hóa - xãhội, y tế, giáo dục - đào tạo; xây dựng HTCT ở cơ sở gắn với công tác đàotạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ làm CTDT; công tác tuyên truyền giáo dụcnâng cao nhận thức cho đồng bào các DTTS; củng cố quốc phòng, an ninh,trật tự an toàn xã hội và phòng, chống các tệ nạn xã hội thu được nhiều kếtquả quan trọng, tạo tiền đề đẩy mạnh thực hiện CSDT của Đảng trên địa bànTỉnh những năm tiếp theo
Trang 33Chương 2 ĐẢNG BỘ TỈNH BẮC GIANG LÃNH ĐẠO ĐẨY MẠNH THỰC HIỆN
CHÍNH SÁCH DÂN TỘC (2011 - 2015) 2.1 Chủ trương Đảng bộ tỉnh Bắc Giang về đẩy mạnh thực hiện chính sách dân tộc trong tình hình mới (2011 - 2015)
2.1.1 Những nhân tố mới tác động đến sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Bắc Giang về thực hiện chính sách dân tộc (2011 - 2015)
Trong những năm 2011 - 2015, Đảng bộ tỉnh Bắc Giang lãnh đạo thựchiện CSDT trong sự tác động đan xen, chi phối của nhiều nhân tố mới:
Một là, từ mục tiêu, yêu cầu, nhiệm vụ của cách mạng trong thời kỳ mới.
Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI (2011) của Đảng
trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2020 và phương hướng, nhiệm vụ phát triển đất nước 5 năm 2011 - 2015 đã xác định mục tiêu: “Phấn
đấu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướnghiện đại; chính trị - xã hội ổn định, dân chủ, kỷ cương, đồng thuận; đời sốngvật chất và tinh thần của nhân dân được nâng lên rõ rệt” [36, tr.31]
Để thực hiện thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ nêu trên, Đảng xác định
Trang 34phải phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc trên nền tảng khốiliên minh công nhân, nông dân và đội ngũ tri thức Riêng đối với CTDT,Đảng chỉ rõ: “Các dân tộc trong đại gia đình Việt Nam bình đẳng, đoànkết, tôn trọng, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ, thực hiện thắng lợi sự nghiệpxây dựng và bảo vệ Tổ quốc” [36, tr.51] Từ đó, Đảng đặt ra yêu cầu đốivới CTDT trong thời kỳ mới phải tập trung xây dựng vùng dân tộc vàmiền núi phát triển nhanh về kinh tế, văn hóa, xã hội, vững mạnh về quốcphòng, an ninh, xứng đáng với vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng của cảnước Nhà nước phải khẩn trương ban hành các cơ chế, chính sách để hỗtrợ, giúp đỡ đồng bào ổn định cuộc sống phát triển kinh tế, giữ gìn và pháthuy bản sắc văn hóa dân tộc Phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc và cácđoàn thể nhân dân tiếp tục tăng cường tổ chức, đổi mới nội dung, phươngthức hoạt động, tập hợp đoàn kết nhân dân, tổ chức các phong trào thi đua yêunước, phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, tăng cường củng cố quốc phòng - anninh, đấu tranh có hiệu quả với sự chống phá của các thế lực thù địch, làmthất bại chiến lược “Diễn biến hòa bình”, xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổquốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Hai là, từ thực trạng và mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội của địa phương (2011 - 2015).
Bắc Giang là tỉnh có điều kiện tự nhiên, xã hội cơ bản thuận lợi cho pháttriển KT - XH, đẩy mạnh CNH, HĐH trên địa bàn Tỉnh Thực hiện Nghị quyếtĐại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Bắc Giang lần thứ XVII (nhiệm kỳ 2010 - 2015),với sự đoàn kết, sáng tạo, nỗ lực, quyết tâm của các cấp ủy đảng, chínhquyền, cán bộ, đảng viên và nhân dân các dân tộc trong Tỉnh, tỉnh Bắc Giang
đã đạt được kết quả khá toàn diện trên tất cả các lĩnh vực, Cụ thể:
Kinh tế tăng trưởng khá, quy mô kinh tế, tiềm lực kinh tế của Tỉnh đượctăng lên đáng kể “Các lĩnh vực y tế, giáo dục, văn hóa, xã hội, thông tin,truyền thông phát triển theo hướng tăng về quy mô và từng bước tăng về chất
Trang 35lượng, một số lĩnh vực nằm trong các nhóm đứng đầu các tỉnh khu vực miềnnúi phía Bắc và cả nước” [4, tr.32] Hạ tầng kinh tế được cải thiện, bộ mặt đôthị và nông thôn có nhiều khởi sắc, thu nhập của đại bộ phận nhân dân, đặc biệt
là vùng đồng bào DTTS được cải thiện rõ rệt Công tác xây dựng đảng, hiệuquả điều hành của các cấp chính quyền, hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và cácđoàn thể tiếp tục có nhiều chuyển biến tiến bộ Khối đại đoàn kết toàn dân tiếptục được củng cố vững chắc; an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội trên địabàn được giữ vững
Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) chưađạt mục tiêu đề ra, so với một số địa phương vẫn ở nhóm trung bình; chấtlượng tăng trưởng chậm được cải thiện; năng suất lao động, sức cạnh tranhcủa doanh nghiệp, sản phẩm hàng hóa chưa cao Cơ cấu lại các ngành tiến độcòn chậm Hệ thống kết cấu hạ tầng KT - XH đang trong quá trình đầu tư nênmới phát huy hiệu quả bước đầu và chưa thực sự đáp ứng tốt yêu cầu pháttriển Một số hạn chế trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo, y tế, văn hóa, xã hội,quản lý đất đai, cải thiện môi trường, tệ nạn xã hội chưa được khắc phục triệt
để Công tác xây dựng đảng có nhiều mặt còn hạn chế, hiệu quả điều hành củachính quyền trên một số mặt chưa cao; kỷ luật, kỷ cương hành chính ở một sốnơi chưa nghiêm; chất lượng hiệu quả hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và cácđoàn thể có mặt còn hạn chế; trật tự an toàn xã hội trên một số mặt còn diễnbiến phức tạp Những hạn chế bất cập này, tác động trực tiếp đến hiệu quảtriển khai thực hiện CSDT của Đảng trên địa bàn Tỉnh
Để khắc phục những hạn chế bất cập trên, Nghị quyết Đại hội đại biểuĐảng bộ tỉnh Bắc Giang lần thứ XVII (nhiệm kỳ 2010 - 2015) xác định mục tiêutổng quát thực hiện nhiệm vụ phát triển KT- XH trong nhiệm kỳ 2010 - 2015 là:
Xây dựng Đảng bộ thật sự trong sạch, vững mạnh, làm hạt nhân lãnhđạo hệ thống chính trị và nhân dân nhằm phát huy mọi tiềm năng, lợithế của địa phương, sức mạnh tổng hợp của nhân dân, đưa Bắc Giang
Trang 36phát triển nhanh, toàn diện, vững chắc; bảo đảm vững chắc quốcphòng, an ninh; có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao hơn tốc độ tăngtrưởng kinh tế chung của cả nước, có cơ cấu kinh tế hợp lý, có kếtcấu hạ tầng phát triển đồng bộ, trọng tâm là hạ tầng giao thông, côngnghiệp, đô thị, dịch vụ, nông nghiệp, nông thôn Các lĩnh vực giáodục, y tế, văn hóa, xã hội phát triển toàn diện thuộc nhóm tiên tiến cảnước Khối đại đoàn kết toàn dân được củng cố vững chắc, quyềnlàm chủ của nhân dân được phát huy cao độ, đời sống vật chất, tinhthần của nhân dân được cải thiện rõ rệt [4, tr.35].
Từ mục tiêu tổng quát nêu trên, Đảng bộ Tỉnh đã tập trung xác định 6nhóm nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, vănhóa, xã hội, quốc phòng - an ninh, đối ngoại Đây là những định hướng lớn cótính chất chỉ đạo, là cơ sở để các cấp ủy đảng, chính quyền, các đoàn thể chínhtrị - xã hội quán triệt và tổ chức thực hiện trên mọi lĩnh vực của đời sống kinh
tế, chính trị, xã hội, đặc biệt là nhân dân vùng đồng bào DTTS, góp phần cảithiện và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân trên địa bàn Tỉnh
Ba là, từ những diễn biến mới nảy sinh liên quan đến thực hiện CSDT của Đảng ở các địa phương và ở tỉnh Bắc Giang (2011 - 2015).
Thực tiễn tổ chức triển khai thực hiện CSDT ở một số đảng bộ địaphương những năm (2005 - 2010) cho thấy: Các đảng bộ địa phương đã quantâm lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện có hiệu quả CSDT của Đảng, tậptrung làm tốt việc thực hiện các chính sách về phát triển kinh tế, văn hóa, y tế,giáo dục vùng đồng bào DTTS; thường xuyên quan tâm chăm lo làm tốt côngtác giáo dục nâng cao nhận thức cho đồng bào các dân tộc; khuyến khích và
có chính sách hỗ trợ thỏa đáng đối với đồng bào các DTTS về đào tạo đội ngũcán bộ, phát huy ảnh hưởng của những người có uy tín trong đồng bào cácDTTS; xây dựng HTCT ở cơ sở vững mạnh, phát huy dân chủ đi đôi với tăngcường kỷ luật, kỷ cương, thực hiện sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp
Trang 37luật; giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, cải thiện và nâng caođời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân vùng đồng bào DTTS
Tuy nhiên, thực tiễn quá trình thực hiện CSDT của các đảng bộ địaphương cũng còn nảy sinh nhiều vấn đề bất cập Trước sự chống phá của cácthế lực thù địch hòng chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc, một số đảng bộ địaphương đã chưa đưa ra được nhiều chủ trương, chính sách đúng trong pháttriển KT - XH, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân các DTTS;chuyển dịch kinh tế còn chậm, hiệu quả triển khai các chương trình, dự án cònthấp, công tác xóa đói giảm nghèo chưa đạt hiệu quả cao; tình trạng mai mộttrong sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng vùng đồng bào các DTTS xuống cấp; tìnhhình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội còn diễn biến phức tạp…Từ nhữngthành tựu, hạn chế trong triển khai thực hiện CSDT của Đảng ở các đảng bộ địaphương giai đoạn (2005 - 2010), nhất là những nhân tố mới nảy sinh trong quátrình tổ chức thực hiện CSDT, là cơ sở thực tiễn phong phú để Đảng bộ tỉnhBắc Giang kịp thời rút kinh nghiệm và đề ra chủ trương, biện pháp lãnh đạothực hiện CSDT trên địa bàn Tỉnh những năm (2011 - 2015) đạt hiệu quả cao
Bắc Giang là tỉnh có nhiều đồng bào DTTS sinh sống trên phạm vi diệntích tự nhiên rộng lớn, phức tạp Trong những năm (2005 - 2010), thực hiệnNghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Bắc Giang lần thứ XVI (nhiệm kỳ
2005 - 2010) Mặc dù, phải tổ chức triển khai thực hiện CSDT trên địa bàntrong điều kiện tình hình Tỉnh còn gặp nhiều khó khăn, thách thức Song, dưới
sự lãnh đạo, chỉ đạo có hiệu quả của các cấp ủy, chính quyền, sự nỗ lực vươnlên của đồng bào các DTTS, tình hình kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội vùngdân tộc và miền núi đã đạt được những kết quả tích cực Công tác xóa đói giảmnghèo đã có những chuyển biến rõ nét, đời sống đồng bào vùng dân tộc miềnnúi ngày càng được cải thiện, bộ mặt nông thôn vùng DTTS và miền núi cónhiều thay đổi; quốc phòng - an ninh được tăng cường; trật tự an toàn xã hộiđược củng cố và giữ vững; sự nghiệp giáo dục, y tế tiếp tục phát triển, an sinh
Trang 38xã hội được đảm bảo; hệ thống cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ cho sự pháttriển KT - XH vùng đồng bào DTTS ngày càng được đầu tư, hoàn thiện; cácchương trình, dự án, chính sách được triển khai đồng bộ và hiệu quả; HTCT ở
cơ sở và khối đại đoàn kết các dân tộc được củng cố và tăng cường
Tuy nhiên, thực tiễn quá trình thực hiện CSDT trên địa bàn Tỉnh cũngcòn nảy sinh nhiều vấn đề bất cập, tác động trực tiếp đến quá trình lãnh đạothực hiện CSDT của Đảng bộ Tỉnh những năm (2011 - 2015), biểu hiện củanhững vấn đề nảy sinh đó là: Tỷ lệ hộ nghèo vùng đặc biệt khó khăn, vùngđồng bào DTTS còn cao, nhất là huyện Sơn Động và 13 xã nghèo của huyệnLục Ngạn; mức sống của hộ nghèo và hộ cận nghèo vùng DTTS chưa có sựkhác biệt đáng kể; kết quả giảm nghèo thiếu tính bền vững, nguy cơ tái nghèocòn cao; chênh lệch giàu nghèo có xu hướng tăng lên Kết cấu hạ tầng kinh tế,
hạ tầng giao thông nông thôn vùng DTTS tuy được quan tâm đầu tư, song sovới nhu cầu vẫn còn thiếu và chưa đảm bảo phục vụ phát triển kinh tế và sinhhoạt của đồng bào; tỷ lệ hộ được dùng nước sinh hoạt hợp vệ sinh có nguy cơgiảm do chất lượng các công trình nước sinh hoạt tập trung trong những nămqua đang dần xuống cấp Tình trạng ô nhiễm môi trường do hóa chất trongchăn nuôi, trồng trọt, trong khai thác khoáng sản, xử lý bảo quản nông sản trởthành một thách thức lớn đối với vùng dân tộc, miền núi của Tỉnh Một bộphận đồng bào DTTS chưa tin tưởng vào sự quản lý, điều hành của các cấpchính quyền địa phương; tình trạng vượt biên trái phép sang làm ăn sinh sốngtại Trung Quốc còn xuất hiện tương đối phổ hiến ở một số đồng bào dân tộc,nhất là đồng bào dân tộc Hoa Các thế lực thù địch tiếp tục tăng cường các hoạtđộng chống phá, nhằm đẩy mạnh chiến lược “Diễn biến hòa bình”, lợi dụngvấn đề “dân tộc” kích động, xúi dục đồng bào lợi dụng những hạn chế trongquản lý hành chính của các cấp chính quyền ở cơ sở, nhất là trong quản lý đấtđai, tài nguyên, tổ chức khiếu kiện vượt cấp, gây ảnh hưởng xấu đến an ninh
Trang 39chính trị, trật tự an toàn xã hội tại địa phương, ảnh hưởng tiêu cực trong việcthực hiện CSDT của Đảng trên địa bàn Tỉnh.
2.1.2 Chủ trương đẩy mạnh thực hiện chính sách dân tộc của Đảng bộ Tỉnh
Quán triệt quan điểm thực hiện CSDT của Đảng trong thời kỳ mới,trong những năm (2011 - 2015), Đảng bộ tỉnh Bắc Giang đã xác định chủtrương đẩy mạnh thực hiện CSDT của Đảng trên địa bàn Tỉnh Nội dung củachủ trương được thể hiện:
* Phương hướng chung:
Đẩy mạnh huy động mọi nguồn lực để tập trung phát triển KT- XHvùng DTTS; xây dựng các kế hoạch, đề án cụ thể để triển khai nhữngnhiệm vụ chủ yếu của Chiến lược và Chương trình hành động thực hiệnChiến lược công tác dân tộc đến năm 2020 nhằm đạt được mục tiêuphát triển KT- XH toàn diện, nhanh, bền vững; đẩy mạnh giảm nghèovùng DTTS, rút ngắn khoảng cách phát triển giữa các dân tộc, từngbước hình thành các trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học vùng dântộc; phát triển nguồn nhân lực vùng DTTS; tăng cường số lượng,nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ là người DTTS; củng cố khốiHTCT cơ sở, giữ vững khối đại đoàn kết các dân tộc, bảo đảm ổnđịnh quốc phòng - an ninh [85, tr.25]
- Đến năm 2015, lao động trong độ tuổi người DTTS qua bồi dưỡng,tập huấn, đào tạo đạt trên 50%, trong đó 20% được đào tạo nghề;
Trang 40100% các xã có trường học kiên cố, nhà công vụ cho giáo viên vànhà ở cho học sinh ở những nơi cần thiết; 99% trẻ em trong độ tuổiđược đến trường; số sinh viên đạt 300 người trên một vạn dân; tỷ lệlao động nông nghiệp khoảng 50% lao động xã hội.
- Trong hệ HTCT các cấp, nhất là hệ thống cơ quan hành chính vùng
DTTS phải đảm bảo tỷ lệ, cơ cấu họp lý cán bộ người DTTS; ở các
vị trí chủ chốt, nhất thiết phải có cán bộ là người DTTS; 100% cán
bộ công chức cấp xã được đào tạo, trong đó 70% có trình độ từ caođẳng, đại học trở lên
- 100% đường trục liên xã được nhựa hóa, bê tông hóa và trên 50%đường trục thôn, xóm được cứng hóa đạt chuẩn theo cấp kỹ thuật đượcquy định trong Chương trình xây dựng nông thôn mới; các công trìnhthủy lợi được đầu tư đảm bảo tưới tiêu chủ động cho 80% diện tíchtrồng lúa nước và cây hàng năm; 99% các thôn, bản có điện ở khu dân
cư và có đủ các tổ chức trong HTCT cơ sở theo quy định; an ninh, trật
tự xã hội được giữ vững; 95% hộ gia đình được sử dụng nước sinhhoạt hợp vệ sinh; các xã có điểm phục vụ bưu chính, viễn thông;internet đến hầu hết các thôn, bản
- 100% hộ gia đình được xem truyền hình; đáp ứng ngày càng tốt hơnnhu cầu thu các kênh phát thanh, truyền hình kỹ thuật số; phát triểncon người toàn diện về trí tuệ, đạo đức, thể chất, tinh thần, ý thức côngdân, tuân thủ pháp luật 100% trạm y tế đạt chuẩn quốc gia và có bác
sỹ làm việc; thực hiện tốt chính sách Bảo hiểm y tế khám chữa bệnhcho đồng bào DTTS
- Xây dựng HTCT, tăng cường khối đại đoàn kết các dân tộc, đảmbảo ổn định an ninh, quốc phòng, trật tự an toàn xã hội ở vùngDTTS; hạn chế thiệt hại do các sự cố môi trường, thiên tai; bố trí lạikhu chăn nuôi gia súc, gia cầm, nhà vệ sinh đảm bảo hợp vệ sinh môitrường nông thôn [85, tr.26 - 27]