Công nghiệp là ngành kinh tế quốc dân quan trọng nhất, có ảnh hưởng quyết định đến trình độ phát triển của lực lượng sản xuất và năng suất lao động xã hội. Tỷ lệ sản phẩm công nghiệp trong cơ cấu tổng sản phẩm xã hội được xem như chỉ tiêu phản ánh trình độ phát triển KTXH của một quốc gia. Do đó, phát triển công nghiệp là yêu cầu khách quan không thể tách rời trong tiến trình công nghiệp hóa của bất cứ quốc gia nào
Trang 1“Đảng bộ tỉnh Nghệ An lãnh đạo phát triển công nghiệp từ năm
2001 đến 2010”
1 Lý do chọn đề tài
Công nghiệp là ngành kinh tế quốc dân quan trọng nhất, có ảnh hưởngquyết định đến trình độ phát triển của lực lượng sản xuất và năng suất laođộng xã hội Tỷ lệ sản phẩm công nghiệp trong cơ cấu tổng sản phẩm xã hộiđược xem như chỉ tiêu phản ánh trình độ phát triển KT-XH của một quốc gia
Do đó, phát triển công nghiệp là yêu cầu khách quan không thể tách rời trongtiến trình công nghiệp hóa của bất cứ quốc gia nào
Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, mỗi giai đoạn pháttriển của công nghiệp Việt Nam đều gắn liền với những bước tiến của cáchmạng Công nghiệp Việt Nam luôn có những đóng góp quan trọng cho sựphát triển toàn diện của đất nước Từ Đại hội IV, Đảng Cộng sản Việt Namxác định công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa là nhiệm vụ trung tâm của cả thời
kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội Hiện nay, công nghiệp là động lực chủ yếu đểđưa Việt Nam trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại vàonhững thập niên tới Đại hội XI của Đảng xác định: “Cơ cấu lại, xây dựng nềncông nghiệp theo hướng phát triển mạnh những ngành có tính nền tảng, có lợithế so sánh và có ý nghĩa chiến lược đối với sự phát triển nhanh, có hiệu quả,bền vững, nâng cao tính độc lập, tự chủ của nền kinh tế” [38, tr.193]
Tỉnh Nghệ An nằm trong khu vực Bắc Trung Bộ - nơi tập trung nhiềunguồn tài nguyên thiên nhiên, là một tỉnh lớn cả về diện tích và dân số, điềukiện tự nhiên tương đối thuận lợi Những năm qua tỉnh Nghệ An đã xây dựngđược cơ cấu kinh tế công nghiệp - dịch vụ - nông - lâm - ngư nghiệp, trong đócông nghiệp giữ vị trí, vai trò rất quan trọng trong quá trình phát triển KT -
XH của tỉnh Cơ cấu sản xuất công nghiệp có sự chuyển dịch theo hướng tíchcực, qui mô và chất lượng tổ chức sản xuất từng bước được nâng cao Những
Trang 2thành tựu đạt được trong quá trình CNH, HĐH là tiền đề quan trọng để Nghệ
An phấn đấu trở thành tỉnh công nghiệp Tuy nhiên, cũng phải khẳng định sựphát triển công nghiệp của Nghệ An vẫn còn chưa tương xứng với tiềm năngsẵn có Quy mô các doanh nghiệp còn nhỏ bé, trình độ công nghệ lạc hậu,chất lượng và sức cạnh tranh của sản phẩm còn thấp; tình trạng ô nhiễm môitrường, cạn kiệt tài nguyên, các vấn đề an sinh xã hội đang đặt ra yêu cầu cấpthiết phải tập trung giải quyết Do đó, nghiên cứu quá trình Đảng bộ tỉnhNghệ An lãnh đạo phát triển công nghiệp từ năm 2001 đến năm 2010, để đánhgiá đúng mức những thành tựu đạt được, những hạn chế, bất cập, làm rõnguyên nhân và rút ra kinh nghiệm để vận dụng vào hiện tại là việc làm cầnthiết có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc
1 Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài
Phát triển công nghiệp là vấn đề rất quan trọng đối với mỗi quốc gia.Công nghiệp là động lực cơ bản để đưa nước ta sớm trở thành nước côngnghiệp theo hướng hiện đại Trong những năm qua, có nhiều tác giả nghiêncứu vấn đề phát triển công nghiệp, CNH, HĐH, tiếp cận, khai thác ở nhữnggóc độ khác nhau, tiêu biểu là các nhóm công trình nghiên cứu sau:
Nhóm các công trình nghiên cứu chung về quá trình phát triển công nghiệp và CNH, HĐH:
Đồng chí Đỗ Mười với tác phẩm, Về công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, (1997), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Gồm những bài phát biểu của
đồng chí Tổng bí thư Đỗ Mười từ năm 1991 đến năm 1996 Với nội dungphong phú, đồng chí Tổng Bí thư đã phân tích sâu sắc vị trí, vai trò và tính tấtyếu của sự nghiệp CNH, HĐH đất nước, nêu rõ những quan điểm chỉ đạo,những yêu cầu nội dung, nhiệm vụ của CNH, HĐH, đồng thời phê phánnhững nhận thức sai lệch khi đi vào kinh tế thị trường
Tác giả Trần Xuân Viện trong nghiên cứu, Chiến lược huy động và sử dụng vốn trong nước cho phát triển nền công nghiệp Việt Nam , (1998), Nxb
Trang 3Lao động, Hà Nội Khẳng định: Vốn là một trong những nguồn lực quantrọng nhất cho phát triển công nghiệp, nhưng đây lại là khó khăn lớn của ViệtNam Vấn đề đặt ra là phải có chính sách hợp lý để thu hút mạnh mẽ cácnguồn vốn, trong đó phải chú trọng huy động và sử dụng một cách có hiệuquả nguồn vốn trong nước mới có thể xây dựng được một nền công nghiệpđộc lập, tự chủ và có năng lực nội sinh cao.
Nguyễn Xuân Hinh (2003), Quy hoạch xây dựng KCN ở Việt Nam trong thời kỳ đổi mới, Luận án tiến sĩ Kiến trúc Tác giả đã khái quát quá trình
hinh thành và phát triển KCN trên thế giới và ở Việt Nam, xác định cơ sởkhoa học quy hoạch, xây dựng KCN ở nước ta dưới góc độ khoa học Kiếntrúc thời kỳ CNH, HĐH đất nước, xây dựng những mô hình KCN, phươngpháp lựa chọn địa điểm, quy mô, các giải pháp xây dựng quy hoạch KCN ởViệt Nam
Lê Tuyển Cử ( 2013), Những biện pháp phát triển và hoàn thiện công tác quản lý nhà nước đối với khu công nghiệp ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ
kinh tế Với đề tài này, tác giả đã khái quát vai trò của KCN trong quá trìnhphát triển KT - XH của các nước đang phát triển, yêu cầu và nội dung côngtác quản lý nhà nước đối với KCN, thực trạng công tác quản lý nhà nước đốivới các KCN, xác định phương hướng và những giải pháp phát triển, hoànthiện công tác quan lý nhà nước đối với sự phát triển công nghiệp ở các KCNcủa Việt Nam
Thanh Sơn (1990), 45 năm xây dựng và phát triển công nghiệp Việt Nam, Nxb Khoa học, Hà Nội; GS, TS Ngô Đình Giao (1996), Suy nghĩ về
CNH, HĐH ở nước ta, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội; TS Nguyễn Xuân
Đông (2008), Chuyển dịch cơ cấu kinh tế công nghiệp ở nước ta hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội; GS, TS Mạch Quang Thắng (2000), Công nghiệp hóa dưới ánh sáng tư tưởng Hồ Chí Minh, Nxb Chính trị quốc gia, Hà
Nội; PGS, TS Lê Quốc Lý (2009), “Khủng hoảng kinh tế thế giới và những
giải pháp kích cầu ở nước ta”, Tạp chí Lý luận chính trị, 7.
Trang 4Các công trình khoa học trên đây đã đi sâu nghiên cứu làm rõ sự lãnhđạo của Đảng trước yêu cầu khách quan của quá trình phát triển công nghiệptrong khu vực cũng như ở nước ta; khẳng định vai trò của công nghiệp trongphát triển đất nước; nêu lên một số xu hướng biến đổi, vận động của kinh tếcông nghiệp của khu vực và nước ta trong những năm đầu thế kỷ XXI; làm rõnội dung, chủ trương, giải pháp chủ yếu về phát triển công nghiệp; tổng kết sựlãnh đạo của Đảng về đẩy mạnh CNH, HĐH và phát triển công nghiệp từ năm
sở khai thác các tiềm năng, thế mạnh để phát triển công nghiệp như:
Đoàn Duy Khương (2002), Một số giải pháp đẩy mạnh phát triển khu công nghiệp, khu chế xuất ở Hải Phòng, Luận án tiến sĩ Kinh tế Tác giả trình
bày mục đích hình thành, yêu cầu đối với việc phát triển KT - XH Đặc biệt,tác giả đã trình bày quá trình hình thành phát triển KCN ở thành phố HảiPhòng, khẳng định vai trò to lớn của KCN đối với tiến trình đẩy mạnh CNH,HĐH của thành phố Trên cơ sở đó, tác giả nêu lên những quan điểm, phươnghướng, giải pháp phát triển KCN ở thành phố Hải Phòng
Bùi Đức Hùng (2005), Giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển công nghiệp trên địa bàn thành phố Đà Nẵng Luận án hệ thống hóa những
vấn đề lý luận về đầu tư phát triển công nghiệp trong nền kinh tế thị trường.Đánh giá thực trạng đầu tư, cơ cấu đầu tư và hiệu quả đầu tư phát triển côngnghiệp trên địa bàn thành phố Đà Nẵng từ năm 1997 đến năm 2003 Đề xuấtgiải pháp nâng cao hiệu quả, đẩy mạnh đầu tư phát triển công nghiệp ở ĐàNẵng đến năm 2010
Nguyễn Khắc Thanh (2007), Đảng bộ tỉnh Đồng Nai lãnh đạo xây dựng khu công nghiệp trong những năm đổi mới từ 1986 - 2005, Luận án tiến
Trang 5sĩ Lịch sử, Học viện Chính trị - Quân sự; đã phân tích và làm rõ quá trình lãnhđạo của Đảng bộ tỉnh Đồng Nai trong xây dựng và phát triển KCN trong 10năm đầu đổi mới (1896 - 1995) và trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đấtnước (1996 - 2005), kết quả và những kinh nghiệm chủ yếu trong quá trìnhlãnh đạo, chỉ đạo xây dựng KCN (1986 - 2005).
Bên cạnh đó, còn có các công trình; Nguyễn Minh Hiếu (2011), Nghiên cứu vấn đề phát triển bền vững công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên,
Luận án tiến sĩ Kinh tế, Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội; Nguyễn Hà Minh
(2011), Chính sách phát triển công nghiệp tỉnh Thái Nguyên, Luận văn thạc sĩ
Kinh tế, Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh Thái Nguyên; Bùi Viết Sơn
(2012), Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lãnh đạo phát triển công nghiệp từ năm
2001 đến năm 2010, Luận văn thạc sĩ Lịch sử Đảng, Học viện Chính trị
-Quân sự
Nhóm các công trình nghiên cứu về tình hình phát triển công nghiệp của tỉnh Nghệ An:
Nguyễn Văn Chất (2005), "Nghệ An tích cực cải thiện môi trường đầu
tư khuyến khích phát triển", Tạp chí Kinh tế và dự báo, 8.Tác giả đã nêu rõ
những thay đổi trong chủ trương, chính sách của Nghệ An làm cải thiện môitrường đầu tư là nguyên nhân rất quan trọng trong thu hút các nhà đầu tưtrong và ngoài nước trong thời gian vừa qua, đồng thời cũng chỉ ra nhữngnguyên nhân và giải pháp để tiếp tục cải thiện và thu hút vốn đầu tư để Nghệ
An trở thành điểm đến của các nhà đầu tư trong thời gian tới
Nguyễn Bá (2005), "Các khu công nghiệp ở Nghệ An sẵn sàng đón
nhận các nhà đầu tư", Tạp chí Kinh tế và dự báo, 8.Tác giả đã nêu rõ những
chính sách thu hút đầu tư vào các KCN ở Nghệ An, đã được hình thành vàđang tích cực mời gọi đầu tư, đồng thời cũng chỉ ra nguyên nhân việc thu hútđầu tư vào các KCN Nghệ An đang phải đối mặt với với nhiều khó khănthách thức Trên cơ sở đó đã chỉ ra những gải pháp chủ yếu, cấp thiết trongthời gian tới, để làm cho Nghệ An trở thành một điểm đến hấp dẫn các nhà đầu tư
Trang 6Nguyễn Xuân Thành (2005), Thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp ở Nghệ An hiện nay, Luận văn thạc sĩ Kinh tế, trường Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội; Bùi Thanh Xuân (2009), Đảng bộ Tỉnh Nghệ An lãnh đạo thực hiện CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn (1996 - 2006), Luận văn thạc
sỹ Lịch sử, Trường Đại học Quốc gia Hà Nội
Chương 1
CHỦ TRƯƠNG VÀ SỰ CHỈ ĐẠO CỦA ĐẢNG BỘ TỈNH NGHỆ AN
VỀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP (2001 - 2005)
1.1 Những nhân tố tác động và chủ trương của Đảng bộ tỉnh Nghệ
An về phát triển công nghiệp (2001 - 2005)
1.1.1 Những nhân tố tác động đến sự phát triển công nghiệp tỉnh Nghệ An
* Vị trí, vai trò của công nghiệp đối với sự phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Nghệ An
Công nghiệp là ngành kinh tế quốc dân quan trọng nhất, có ảnh hưởngquyết định đến trình độ phát triển lực lượng sản xuất và năng suất lao động xãhội Tỷ lệ sản phẩm công nghiệp trong cơ cấu tổng sản phẩm xã hội được xemnhư chỉ tiêu phản ánh trình độ phát triển KT - XH
Vai trò của công nghiệp đối với sự phát triển KT - XH đã được các nhàkinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin sớm khẳng định “Cơ sở thực sự và duynhất để làm tăng các nguồn dự trữ của chúng ta, để xây dựng xã hội, xã hộichủ nghĩa chỉ có thể là đại công nghiệp Không có những công xưởng lớn nhưnhững xưởng mà chủ nghĩa tư bản đã tạo ra, không có một nền đại côngnghiệp tổ chức cao, thì không thể nói đến chủ nghĩa xã hội nói chung được,
mà lại càng không thể nói đến chủ nghĩa xã hội đối với một nước nông nghiệpđược” [59, tr.366] Do đó, “Cơ sở vật chất duy nhất của chủ nghĩa xã hội chỉ
có thể là nền đại công nghiệp cơ khí có khả năng cải tạo cả nông nghiệp” [60,tr.10] Kế thừa, vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện cụ thểcủa nước ta, Hồ Chí Minh đã khẳng định: Hiện nay, chúng ta lấy sản xuấtnông nghiệp làm chính, vì muốn mở mang công nghiệp thì phải có đủ lương
Trang 7thực, nguyên liệu nhưng công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa vẫn là mục tiêuphấn đấu chung, là con đường no ấm thật sự của nhân dân ta.
Đối với Nghệ An, công nghiệp không chỉ tạo ra sản phẩm tiêu dùngnhằm nâng cao đời sống xã hội, thúc đẩy sự phát triển nhiều ngành kinh tếkhác, mà còn tạo điều kiện khai thác có hiệu quả nguồn tài nguyên thiênnhiên, khả năng mở rộng sản xuất, thị trường lao động, tạo việc làm, tăng thunhập, củng cố và tăng cường quốc phòng an ninh trên địa bàn tỉnh
* Điều kiện tự nhiên, KT-XH của tỉnh Nghệ An tác động đối với sự phát triển công nghiệp
Đặc điểm tự nhiên
Vị trí địa lý: Nghệ An là tỉnh nằm ở trung tâm vùng Bắc Trung bộ, trải
dài theo hướng Tây Bắc - Đông Nam Nằm trong toạ độ từ 180 35' đến20000'10'' vĩ độ Bắc và từ 1030 50'25'' đến 105040'30'' kinh độ Đông Về phíabắc giáp tỉnh Thanh Hoá Phía nam giáp tỉnh Hà Tĩnh Phía tây chung biêngiới với Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào thuộc phạm vi 3 tỉnh XiêngKhoảng, Bôli Khămxay và Hủa Phăn Phía đông, tiếp giáp với vùng biển rộnglớn, có cảng Cửa Lò là 1 cảng lớn trong cụm cảng Cửa Lò- Hòn Ngư- CửaHội- Xuân Hải Nhờ đó, các mối giao lưu trong nước và quốc tế trở nên thuậntiện Với vị trí này, tỉnh Nghệ An có điều kiện hội nhập với thị trường trongnước và quốc tế trên cơ sở khai thác các thế mạnh vốn có của mình
Khí hậu, sông ngòi
Nghệ An nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có 4 mùa rõ rệt:xuân, hạ, thu, đông Lượng mưa trung bình hàng năm 1.670 mm Nhiệt độtrung bình 25,2°C Số giờ nắng trong năm 1.420 giờ Độ ẩm tương đối trungbình 86 - 87%
Mạng lưới sông ngòi trên lãnh thổ Nghệ An phần lớn chảy theo hướngTây Bắc - Đông Nam, phù hợp với độ nghiêng của địa hình Các sông lớngồm có sông Cả, sông Hiếu, sông Con, sông Giăng Hệ thống sông suối dàyđặc, mật độ lưới sông từ 0,6 - 0,7 km/km2 Sông Cả là sông lớn nhất tỉnh, dài
375 km có diện tích lưu vực 17.730 km2, chiếm 80% diện tích mặt nước toàn
Trang 8tỉnh Do địa hình dốc nên các sông suối có khả năng xây dựng các công trìnhthuỷ điện lớn nhỏ, đáp ứng nhu cầu năng lượng tại chỗ cho nhân dân vùngcao và hoà lưới điện quốc gia Tổng trữ năng thuỷ điện qua tính toán có thểlên tới 950 - 1.000 MW.
Tài nguyên sinh vật: Nghệ An là tỉnh có tài nguyên rừng tương đối
phong phú và đa dạng Đến nay, tổng diện tích rừng của Nghệ An là 745.537
ha với tổng trữ lượng gỗ là 50 triệu m3 Rừng nguyên sinh vườn quốc gia PùMát diện tích 91.113 ha, khu bảo tồn thiên nhiên Pù Huống diện tích 50.000
ha với nhiều động vật và thực vật quý hiếm Có tiềm năng đầu tư phát triểncông nghiệp chế biến lâm sản và nguyên liệu giấy
Nghệ An có 82 km bờ biển với diện tích 4.230 hải lý vuông, 6 cửa lạch,
có trên 3.000 ha diện tích nước mặn, lợ, 12.000 ha ao hồ mặt nước ngọt cókhả năng phát triển nuôi trồng thuỷ sản Trữ lượng hải sản ước tính trên80.000 tấn Bờ biển Nghệ An có nhiều bãi tắm đẹp, nổi tiếng là bãi biển Cửa
Lò, Nghi Thiết, Diễn Thành, Quỳnh Phương
Tài nguyên khoáng sản: Nghệ An có nhiều loại khoáng sản với trữ
lượng lớn Đá vôi trên 1 tỷ tấn, đá xây dựng trên 1 tỷ m3 Đất sét làm nguyênliệu xi măng có trữ lượng 300 triệu tấn; 982 triệu tấn đá trắng (Quỳ Hợp, QuỳChâu); đá bazan có trữ lượng 260 triệu m3 (Nam Đàn, Quỳ Hợp); 160 tấn đágranite (Tân Kỳ); sét làm gốm sứ cao cấp trên 300 triệu tấn (Nghi Lộc, ĐôLương, Yên Thành, Tân Kỳ); 5 triệu tấn than (Tương Dương, Con Cuông);than bùn trên 10 triệu tấn (Tân Kỳ, Yên Thành); vàng sa khoáng tập trungnhiều dọc sông Cả, sông Hiếu Nguồn tài nguyên của Nghệ An tập trungthành những quần thể, nguyên liệu chính và nguyên liệu phụ ở gần nhau, cóchất lượng cao, gần đường giao thông Đây là một trong những yếu tố thu hútcác nhà đầu tư đến với Nghệ An
Đặc điểm KT - XH: Nghệ An là địa bàn chiến lược đặc biệt quan trọng
về KT-XH, quốc phòng, an ninh, đối ngoại của đất nước, có tiềm năng và lợi
Trang 9thế phát triển về công nghiệp, nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy điện, khaikhoáng, du lịch và phát triển kinh tế cửa khẩu Mục tiêu của phát triển KT-
XH Nghệ An đến năm 2020; nhằm khai thác hợp lý và có hiệu quả các tiềmnăng, thế mạnh về phát triển công nghiệp, nông nghiệp, lâm nghiệp, thủyđiện, khai khoáng, du lịch, kinh tế cửa khẩu để duy trì tốc độ tăng trưởng kinh
tế của tỉnh cải thiện rõ rệt và đồng bộ hệ thống kết cấu hạ tầng đáp ứng yêucầu phát triển kinh tế, dân sinh và bảo đảm quốc phòng, an ninh
Về hệ thống giao thông: Tỉnh có hệ thống giao thông khá đồng bộ, bao
gồm đường bộ, đường sắt, đường không, đường biển
Hệ thống thông tin liên lạc: Tỉnh đã có cơ sở vật chất và mạng lưới bưu
chính viễn thông hiện đại, với đầy đủ loại hình dịch vụ có thể nhanh chóngđáp ứng nhu cầu trao đổi thông tin, liên lạc trong nước và quốc tế
Nguồn nhân lực: Tính đến tháng 7 - 2005, dân số trong độ tuổi lao
động của Nghệ An là 1.782 nghìn người, chiếm 58,8% dân số toàn tỉnh Laođộng ở độ tuổi từ 15 - 24 chiếm 22,45%; 25 - 34 chiếm 14,96%, 35 - 44
chiếm 12,68% và 45 - 54 chiếm 8,71% Trên địa bàn tỉnh có các cơ sở đào tạo
nguồn nhân lực chất lượng cao bao gồm: Đại học Vinh, Trường Đại học Sưphạm kỹ thuật Nghệ An, Trường Cao đẳng Kinh tế kỹ thuật Nghệ An, TrườngCao đẳng Y tế, Trường Cao đẳng Sư phạm, Trường Cao đẳng văn hoá nghệthuật Bên cạnh đó còn có 3 trường Trung học kỹ thuật, 7 trường đào tạo côngnhân kỹ thuật và dạy nghề cùng với nhiều trung tâm dạy nghề ở các huyện,hàng năm đào tạo 22.000 đến 25.000 lao động kỹ thuật Đây là nguồn nhânlực rất quan trọng phục vụ cho quá trình phát triển công nghiệp của tỉnh, cóthể đáp ứng nhu cầu lao động kỹ thuật cho các nhà đầu tư
* Thực trạng phát triển công nghiệp tỉnh Nghệ An trước năm 2001 Thành tựu: Trước năm 2001, cùng với những thành công của sự
nghiệp đổi mới đất nước, các ngành kinh tế của Nghệ An cũng từng bước
khẳng định và phát triển Tổng sản phẩm nội tỉnh (GDP) tăng với tốc độ
Trang 10tương đối cao, bình quân hàng năm 7,25% (cả nước 6,7%) Trong đó “Côngnghiệp - xây dựng tăng bình quân 13,2%/ năm So với năm 1990, giá trị sảnxuất công nghiệp tăng 2,79 lần, tỷ trọng công nghiệp - xây dựng trong GDP
từ 12,1% năm 1990 lên 18,9% năm 2000” [29, tr.14]
Trong điều kiện tỉnh chưa phải là khu vực trọng điểm phát triển côngnghiệp của Trung ương, điểm xuất phát thấp, tỉnh đã biết lựa chọn một số mặthàng, sản phẩm có lợi thế để đầu tư như; sản xuất và chế biến mía đường, chếbiến hải sản, sản xuất VLXD…đã đạt được thành tựu rất quan trọng Cụ thể,một số sản phẩm như: xi măng 185.000 tấn, mía đường 40.000 tấn, gạch ngói
210 triệu viên, bia đạt 13,5 triệu lít, chè thành phẩm 2.700 tấn bắt đầu hìnhthành một số mũi công nghiệp rõ nét
Được sự quan tâm của Trung ương, các doanh nghiệp đã được đầu tưphát triển sản xuất, đổi mới công nghệ để có sản phẩm đạt chất lượng caohơn, phục vụ nhu cầu trong tỉnh và xuất khẩu, đóng góp cho ngân sách Nhànước, tạo được vị thế mới trong sự phát triển KT - XH của tỉnh Không ngừng
áp dụng khoa học công nghệ tiên tiến vào quá trình sản xuất, đổi mới thiết bịcông nghệ theo hướng lựa chọn, ứng dụng công nghệ hoặc chuyển giao Đãkhuyến khích các doanh nghiệp đăng ký tham gia dự án hỗ trợ áp dụng hệthống quản lý chất lượng quốc tế ISO Tỉnh bắt đầu có sự định hướng quihoạch và thực hiện một bước qui hoạch các KCN tập trung trên các địa bàndân cư Ngay từ năm 1997, thực hiện chủ trương của Tỉnh ủy, UBND tỉnhNghệ An đã chỉ đạo các ngành chức năng lập đề án quy hoạch xây dựngKCN Ngày 18 - 12 - 1998, KCN Bắc Vinh - KCN đầu tiên của Nghệ Anđược chính thức thành lập, có diện tích quy hoạch là 143,17 ha
Những kết quả đạt được trong phát triển công nghiệp đã góp phầnquan trọng vào việc ổn định và phát triển KT - XH của tỉnh những năm trước
2001 Với chủ trương, chính sách đổi mới CNH, HĐH nói chung, côngnghiệp nói riêng đã tạo bước phát triển mới trong quá trình quy hoạch, đầu tư,ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất công nghiệp của tỉnh Nghệ An
Nguyên nhân của những thành tựu:
Trang 11Trong quá trình lãnh đạo phát triển KT - XH, Đảng bộ tỉnh đã nắmchắc yêu cầu của thực tiễn, tích cực đổi mới tư duy lãnh đạo, do đó đã cónhững đột phá về cơ chế chính sách, mở đường cho sản xuất phát triển Trongphát triển các ngành công nghiệp luôn gắn kết chặt chẽ giữa chính sách củaTrung ương với điều kiện cụ thể của tỉnh, có nhiều cơ chế thu hút các nguồnlực về vốn và lao động
Cơ cấu kinh tế được xác lập theo đúng hướng công nghiệp - dịch vụ vàkhai thác bước đầu có hiệu quả về điều kiện, tiềm năng của tỉnh, cơ cấu trongngành công nghiệp thay đổi theo xu hướng chất lượng và giá trị sản phẩm, sảnxuất gắn với thị trường Tập trung phát triển kinh tế công nghiệp và xây dựngkết cấu hạ tầng thương mại dịch vụ, du lịch Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hànhchính, công tác bồi thường giải phóng mặt bằng và tiến độ các công trình, dự
án trọng điểm Các nguồn vốn được quan tâm và tập trung khai thác, trong đó
có nguồn vốn thu hút từ nội lực của tỉnh cũng như các nguồn lực bên ngoài.Môi trường đầu tư được cải thiện rõ rệt, các quan hệ vùng được xác lập rõràng hơn, liên kết kinh tế giữa Nghệ An với các tỉnh bạn được hình thành Sức
ép phải phát triển nhanh hơn, đột phá hơn ngày càng rõ, các thành phần kinh
tế ngày càng được chú trọng
Hạn chế
Bên cạnh thành tựu đã đạt được, ngành công nghiệp của tỉnh Nghệ Ancòn những hạn chế, đó là: Công nghiệp chế biến hàng nông sản và tiểu thủcông nghiệp phát triển chậm chưa tương xứng với tiềm năng của tỉnh và thịtrường Việc qui hoạch, định hướng phát triển KCN còn lúng túng, triển khaiphát triển chưa toàn diện, thiếu vững chắc “Nhịp độ tăng GTSXCN đạt thấp
so với tỷ trọng công nghiệp trong GDP mới đạt 18,9% (mục tiêu của Đại hộiXIV là 21%) [29, tr.22]
Việc củng cố, xây dựng quan hệ sản xuất mới còn lúng túng, sắp xếp vàđổi mới doanh nghiệp, nhất là cổ phần hóa còn chậm, trình độ công nghệ,hiệu quả sản xuất kinh doanh, khả năng cạnh tranh của từng sản phẩm, từng
Trang 12doanh nghiệp, từng ngành còn thấp Cụ thể; “Doanh nghiệp nhà nước kémhiệu quả, chất lượng hàng hóa và sức cạnh tranh yếu, ít doanh nghiệp có tíchlũy để tái đầu tư phát triển Công nghiệp, tiểu thủ công ngoài quốc doanh pháttriển chậm, nhiều khó khăn vướng mắc về thuế đất và giao quyền sử dụng đất,
về vay vốn, về đầu tư chưa được tháo gỡ kịp thời” [29, tr.24] Các KCN, CCNchậm hình thành Trước 2001, tỉnh Nghệ An chỉ có 1 KCN (KCN BắcVinh)
Nguyên nhân của hạn chế
Điểm xuất phát về kinh tế của tỉnh thấp, nguồn vốn để phát triển hạnhẹp, lại chịu tác động của khủng hoảng tài chính - tiền tệ trong khu vực, ảnhhưởng của thiên tai Tại thời điểm năm 2001, tỉnh Nghệ An còn là một tỉnhnghèo, cơ sở hạ tầng yếu kém lại chưa được đầu tư Do đó, người dân không
có nhiều cơ hội để giao lưu, buôn bán, phát triển kinh tế nông nghiệp theohướng hàng hóa tập trung gắn với nhu cầu của thị trường Tuy nhiên, nguyênnhân chính là việc nhận thức và vận dụng đường lối đổi mới, CNH, HĐH,phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của Đảng vàođịa phương chưa sâu sắc, sáng tạo, còn thụ động, thỏa mãn với kết quả banđầu, không nhất quán, thiếu kiên trì, chưa đưa ra được cơ chế chính sách đểthu hút, thúc đẩy các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước đầu tư phát triểncông nghiệp Một số lợi thế như nguồn nhân lực, tài nguyên khoáng sản, kinh
tế đồi rừng, kinh tế biển…khai thác chưa có hiệu quả Công nghiệp và tiểuthủ công nghiệp ngoài quốc doanh chưa được coi trọng, vai trò định hướng,
hỗ trợ của Nhà nước còn yếu
Thu hút dự án còn chậm, công tác đền bù giải phóng mặt bằng cònnhiều khó khăn, các biện pháp hỗ trợ triển khai các dự án đầu tư chưa mạnh
mẽ Cơ chế chính sách phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ còn hạn chế Nănglực và hệ thống quản lý, đội ngũ cán bộ quản lý, điều hành phát triển ngànhcông nghiệp chưa đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới Ðây là vấn đề hết sức
Trang 13cấp bách, nếu không được quan tâm giải quyết, sẽ là một yếu tố hạn chế đếnquá trình đẩy mạnh CNH, HĐH của tỉnh
Từ tình hình thực trạng phát triển công nghiệp tỉnh Nghệ An trước năm
2001, đặt ra yêu cầu trong những năm 2001 - 2005, Đảng bộ tỉnh cần cónhững chủ trương, biện pháp lãnh đạo, chỉ đạo để tập trung từ chiều sâu, đổimới thiết bị, mở rộng sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm và sức cạnhtranh của các mặt hàng trên thị trường Khuyến khích và tạo điều kiện cho cácnhà đầu tư trong và ngoài nước Đồng thời nghiên cứu đúc rút kinh nghiệmgóp phần bổ sung, hoàn thiện chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh vềphát triển công nghiệp tỉnh Nghệ An, địa chỉ tham khảo cho một số tỉnh khác
để tiến tới mục tiêu hoàn thành nhiệm vụ CNH, HĐH trong cả nước
* Quan điểm và định hướng của Đảng Cộng sản Việt Nam về phát triển công nghiệp (2001- 2005)
Xuất phát từ vị trí, vai trò của công nghiệp đối với sự phát triển KT
-XH, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX (4/2001), Đảng Cộng sản ViệtNam đã xác định: “Coi phát triển kinh tế là nhiệm vụ trung tâm, xây dựngđồng bộ nền tảng cho một nước công nghiệp là yêu câu cấp thiết” [38, tr.164]
Định hướng phát triển công nghiệp những năm 2001 - 2005 như sau:
Một là, phát triển với nhịp độ cao, có hiệu quả, coi trọng đầu tư chiều
sâu, đổi mới thiết bị công nghệ tiến tiến và tiến tới hiện đại hóa từng phần cácngành sản xuất công nghiệp
Hai là, phát triển các ngành công nghiệp có lợi thế cạnh tranh, chú
trọng công nghiệp chế biến và công nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu; cácngành công nghiệp phục vụ phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn
Ba là, xây dựng có lựa chọn, có điều kiện về vốn, công nghệ, thị trường
và có hiệu quả một số cơ sở công nghiệp sản xuất tư liệu sản xuất: dầu khí,luyện kim, cơ khí, điện tử, hóa chất cơ bản
Trang 14Bốn là, phát triển mạnh công nghiệp công nghệ cao, nhất là công nghệ
thông tin, viễn thông, điện tử Phát triển một số cơ sở công nghiệp quốcphòng cần thiết
Năm là, kết hợp hài hòa giữa phát triển công nghiệp đáp ứng yêu cầu
trong nước và xuất khẩu; có những biện pháp bảo hộ hợp lý, bảo đảm côngnghiệp với khả năng cạnh tranh cao, thúc đẩy CNH, HĐH đất nước
Sáu là, khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển
sản xuất công nghiệp với nhiều quy mô, nhiều trình độ, chú trọng các doanhnghiệp vừa và nhỏ, phù hợp định hướng chung và lợi thế của từng vùng, từngđịa phương; trước hết tập trung cho công nghiệp chế biến, công nghiệp sửdụng nhiều lao động và công nghiệp sản xuất hàng xuât khẩu, phát triển mạnhtiểu thủ công nghiệp
Đại hội IX của Đảng xác định mục tiêu phát triển công nghiệp đến năm
2005 là: GTSXCN tăng bình quân 13%/ năm; tỷ trọng công nghiệp và xâydựng chiếm khoảng 38 - 39% trong GDP Sau Đại hội IX của Đảng (4/2001),Hội nghị lần thứ 3 Ban Chấp hành trung ương Đảng (khóa IX) đã ra Nghị
quyết số 05/ NQ-TW, Về tiếp tục sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước Ngày 27 - 11 - 2001, Bộ Chính trị ra Nghi quyết 07/NQ-TW, Về hội nhập kinh tế quốc tế Ngày 15 - 11 - 2004, Bộ Chính trị ra Nghị quyết số 41/NQ-TW, Về bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước Ngày 04 - 3 - 2005, Ban Bí thư ra chỉ thị số 50/CT-TW, Về việc đẩy mạnh phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH đất nước Những đường lối, chủ trương trên là
cơ sở để Đảng bộ tỉnh Nghệ An đề ra chủ trương, biện pháp lãnh đạo, chỉ đạophát triển công nghiệp giai đoạn 2001 - 2005
1.1.2 Chủ trương của Đảng Bộ tỉnh Nghệ An về phát triển công nghiệp (2001 - 2005)
Quán triệt chủ trương, quan điểm CNH, HĐH của Đảng, vận dụng sángtạo trong điều kiện thực tiễn của địa phương Ngày 08 - 8 - 2001, Ban Chấp
Trang 15hành Đảng bộ tỉnh (khóa XV) đã đề ra nghị quyết số 06 NQ/TU, Về phát triển công nghiệp, TTCN, xây dựng và phát triển làng nghề tỉnh Nghệ An thời
kỳ 2001 - 2010 Trên cơ sở đó, tỉnh đã xây dựng quy hoạch phát triển công
nghiệp đến năm 2020, xây dựng đề án phát triển công nghiệp trên địa bànmiền Tây tỉnh Nghệ An đến năm 2020
Về quan điểm phát triển công nghiệp
Đẩy nhanh tốc độ phát triển công nghiệp dựa vào các nguồn lực và tiềmnăng, thế mạnh của tỉnh về đất đai, tài nguyên khoáng sản, nguồn lao động,sản phẩm nông nghiệp, chăn nuôi, lâm nghiệp, thuỷ sản, cần qui hoạch và tổchức nuôi trồng để phục vụ cho công nghiệp chế biến Thực hiện chính sáchthu hút đầu tư để xây dựng một số cơ sở sản xuất công nghiệp có qui mô lớn,kết hợp xây dựng các xí nghiệp nhỏ và vừa với công nghệ và thiết bị hiện đại “Tập trung đầu tư chiều sâu, khai thác tối đa các năng lực thiết bị sản xuấtsẵn có Đẩy nhanh đầu tư xây dựng các KCN: Bắc Vinh, Nam Cấm, Cửa Lò,phát triển các KCN nhỏ, CCN, điểm công nghiệp, khôi phục và phát triểnlàng nghề Tạo môi trường sản xuất kinh doanh thuận lợi để các thành phầnkinh tế phát triển” [29, tr.36]
Quá trình đầu tư phát triển công nghiệp, đảm bảo gắn kết ngành hàng,sản phẩm, gắn công nghiệp Trung ương với công nghiệp địa phương trongmột thể thống nhất Phát triển công nghiệp gắn với quốc phòng an ninh vàđảm bảo môi trường sinh thái Phát triển công nghiệp đảm bảo chuyển dịch cơcấu kinh tế của tỉnh theo hướng nâng cao tỷ trọng công nghiệp, góp phầnphục vụ qúa trình CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn, thay đổi cơ cấu câytrồng, vật nuôi trong nông nghiệp
Mục tiêu, nhiệm vụ phát triển công nghiệp
Mục tiêu , nhiệm vụ tổng quát
Phát huy thế và lực hiện có, khai thác có hiệu quả các công trình KT
-XH đã được xây dựng, tận dụng mọi nguồn lực cho đầu tư sản xuất, phát triển
Trang 16kết cấu hạ tầng, thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theohướng nâng cao tỷ trọng công nghiệp, góp phần phục vụ qúa trình CNH,HĐH, tạo ra nhiều sản phẩm có giá trị, có chất lượng và sức cạnh tranh cao,góp phần cùng cả nước thực hiện mục tiêu đưa nước ta trở thành một nướccông nghiệp vào năm 2020 “Phấn đấu đến năm 2005 thu nhập nội tỉnh (GDP)tăng 1,6 - 1,65 lần và thu nhập bình quân đầu người tăng ít nhất 1,5 lần so vớinăm 2000, tạo tiền đề vững chắc đưa Nghệ An ra khỏi tỉnh nghèo vào thời kỳ
2006 - 2010” [29, tr.35]
Mục tiêu , nhiệm vụ cụ thể
Phấn đấu từ nay đến năm 2005, tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) đạtbình quân hàng năm thời kỳ 2001 - 2005: 9,5 - 10 % (cả nước ít nhất 7%).Trong đó, tốc độ tăng trưởng công nghiệp - xây dựng bình quân hàng nămphải đạt 17 - 18%/năm, GTSXCN đạt 500 tỷ đồng, tỷ trọng công nghiệp GDP
25 - 26%
Giải pháp phát triển công nghiệp
Một là, ưu tiên phát triển những ngành công nghiệp tác động trực tiếp
vào nông nghiệp và nông thôn; (công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản,chế biến thịt xuất khẩu gắn với phát triển vùng nguyên liệu nhằm tạo ra khốilượng sản phẩm hàng hóa lớn, có giá trị cao, có sức cạnh tranh trên thị trườngtrong nước và thế giới) Coi trọng công nghiệp khai thác khoáng sản, côngnghiệp sản xuất VLXD, công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng và xuất khẩu ởnhững sản phẩm có lợi thế, sự dụng nhiều lao động, có khả năng gắn kết, làm
vệ tinh cho công nghiệp Trung ương trên địa bàn Chủ động phát triển cácngành công nghiệp công nghệ cao
Hai là, phát triển công nghiệp đặt trong yêu cầu nghiêm ngặt bảo vệ
môi trường sinh thái, quy hoạch đô thị và phân bố dân cư, hình thành các
Trang 17vùng kinh tế động lực, phát triển công nghiệp nông thôn để tạo liên kết chặtchẽ giữa nông thôn và thành thị.
Ba là, việc xác định quy mô đầu tư phải lấy nhu cầu thị trường và hiệu
quả kinh tế làm căn cứ chủ yếu Ưu tiên quy mô vừa và nhỏ phù hợp với khảnăng huy động vốn và trình độ quản lý, tổ chức thị trường Với những sảnphẩm có nhu cầu lớn, có tác động mạnh mẽ đến hình thành vùng sản xuấthàng hóa trong nông nghiệp mà tỉnh có lợi thế, có khả năng cạnh tranh thìmạnh dạn đầu tư với quy mô lớn
Bốn là, đặt ưu tiên vào việc thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước,
các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh, phát triển các cơ sở sản xuất tạiNghệ An Chú trọng đầu tư vào các sản phẩm có tác động thúc đẩy phát triểnnông nghiệp và nông thôn, sản phẩm công nghệ cao, sản phẩm sử dụng nhiềulao động với những thiết bị công nghệ tiến tiến
1.2 Đảng bộ tỉnh Nghệ An chỉ đạo phát triển công nghiệp (2001 2005)
-1.2.1.Chỉ đạo phát triển các ngành công nghiệp
Thực hiện chủ trương, chính sách đổi mới của Đảng và Nhà Nước vềphát triển công nghiệp; Quán triệt thực hiện Nghị quyết 06 - NQ/TU của Banchấp hành Đảng bộ tỉnh về phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xâydựng làng nghề thời kỳ 2001 - 2010; Kế hoạch triển KT - XH năm 2001 -
2006, Đảng bộ tỉnh Nghệ An đã chỉ đạo cho các cấp, các ngành, các lĩnh vực
ở địa phương thực hiện những bước đi và biện pháp thích hợp, xác định cơcấu kinh tế công nghiệp, dịch vụ, nông nghiệp - lâm - ngư nghiệp, tạo nên sựtăng trưởng mạnh về công nghiệp, đẩy mạnh sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế,chú trọng tăng trưởng nhanh về tỷ trọng công nghiệp và phát triển bền vững
Một là, chỉ đạo phát triển công nghiệp chế biến nông - lâm- thủy sản,
công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng và xuất khẩu
Chỉ đạo phát triển công nghiệp chế biến nông - lâm - thủy sản
Trang 18Đây là ngành công nghiệp có vai trò quan trọng trong việc giải quyếtviệc làm cho lao động địa phương Số lượng lao động của ngành bình quânhàng năm 29.000 - 30.000 người, tập trung 2 ngành công nghiệp chế biếnnông sản và lâm sản Vì thế, để cho các ngành công nghiệp chế biến nông -lâm - thủy sản phát triển bền vững tỉnh đã luôn quan tâm tới việc phát triểnvùng nguyên liệu nhằm đáp ứng đầu vào cho các ngành sản xuất Cụ thể:UBND tỉnh đã chỉ đạo các cơ quan chức năng xây dựng chính sách khuyếnkhích, động viên nông dân tích cực nuôi, trồng thủy sản, đồng thời tăngcường cán bộ kỹ thuật trên các lĩnh vực luôn bám sát cơ sở để kịp thời giúp
đỡ nông dân, nâng cấp, phát triển mạng lưới giao thông và điện nông thôn.Từng bước đưa công nghiệp chế biến nông - lâm - thủy sản với quy mô thíchhợp Hình thành các thị trấn, thị tứ, lập thêm các loại chợ nhằm thúc đẩy giaolưu hàng hóa giữa thành thị và nông thôn, mở rộng các hoạt động dịch vụ sảnxuất trong hợp tác xã ở nông thôn Trên cơ sở đó thúc đẩy quá trình phâncông lại lao động và quy hoạch lại dân cư ở nông thôn Từ đó “lựa chọnhướng ưu tiên phát triển nhanh các ngành công nghiệp chế biến nông - lâm -thủy sản” [29, tr.40]
Bên cạnh đó, Tỉnh ủy chỉ đạo khai thác triệt để công suất các nhà máyđường, đưa công suất lên 11 vạn tấn đường/năm, phát triển sản phẩm sauđường, chế biến dứa 4.000 - 5.000 tấn/năm, xây dựng nhà máy sản xuất bột
mì 20.000 tấn, đưa sản lượng tinh luyện dầu ăn đạt 10.000 tấn/năm, bánh kẹo3.000 tấn Đầu tư tăng công suất chế biến chè xuất khẩu và tiêu dùng trongnước lên 7.000 tấn/năm; chế biến gỗ ván ép 15.000m3/năm và sản xuất gỗ giadụng, đưa nhanh công xuất sản xuất giấy lên 15.000 đến 20.000 tấn/năm; lập
kế hoạch cụ thể, ban hành các chính sách hộ trợ và chỉ đạo chặt chẽ việc trồngrừng để trong năm 2003, khởi công xây dựng nhà máy bột giấy100.000tấn/năm, đưa vào sản xuất cuối năm 2006; nâng cấp xí nghiệp thịtđông lạnh; hải sản đông lạnh xuất khẩu 3.000 - 4.000 tấn, thịt lợn đông lạnhxuất khẩu 2.000 - 3.000 tấn/năm
Trang 19Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng và xuất khẩu: Tỉnh ủy và UBND
tỉnh đã xác định: đây là các ngành công nghiệp đầu tư ít vốn, thời gian đầu tưnhanh, sử dụng nhiều lao động cần phát triển nhanh và mạnh hơn nữa để thuhút nhiều lao động, giải quyết việc làm cho nhân dân Trên cơ sở đó, tỉnh đãchỉ đạo các cơ quan chức năng đẩy mạnh công tác tiếp thị, mở rộng thị trườngtrong nước để ổn định và phát triển các cơ sở may mặc, da giầy…hiện có Vìthế, thực hiện Nghị quyết số 17NQ/TU ngày 20 - 9 - 2000 của Thường vụTỉnh ủy, các quyết định của UBND tỉnh về chương trình giai đoạn 2001-
2005, Sở Công nghiệp đã có chương trình hành động số 200 ngày 27 09
-2000, triển khai thực hiện đề án công nghiệp sản xuất giầy, đề án ngành mayxuất khẩu, đề án sản xuất giầy vải, giầy thể thao…
Thực hiện tư tưởng chỉ đạo trên, các ngành đã tích cực bước vào đầu tư
và sản xuất Cụ thể: Nâng năng lực sản xuất của Công ty may lên 3 triệu sảnphẩm/năm, thuộc da đạt 3 triệu bìa; giày thể thao xuất khẩu đạt 1 triệu đôi Đềnghị Bộ Công nghiệp, tổng công ty dệt may chủ động thực hiện quá trình liênkết giữa các xí nghiệp sợi, dệt, may để sớm hình thành khu liên hợp sợi, dệt,nhuộm, may Hình thành CCN da giầy; nhà máy thuộc da 3.000 tấn/năm, 1,2triệu đôi giày thể thao/năm, 200.000 đôi giầy da/năm, các đồ dùng khác bằng
da, cặp da, túi xách
Xây dựng KCN chuyên ngành chế biến đồ uống, nông - lâm sản thựcphẩm, hàng tiêu dùng đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong nước và xuất khẩu; pháttriển sản xuất bia, rượu, các loại nước uống tinh khiết, nước hoa quả, nướcgiải khát chất lượng cao; xây dựng các vùng chuyên canh trồng trọt và chănnuôi gắn với công nghiệp chế biến; ứng dụng công nghệ tiên tiến để bảo đảmsản phẩm sau thu hoạch, tiến tới đầu tư các cơ sở chế biến với công nghệ hiệnđại; chế biến thức ăn chăn nuôi từ nguồn nguyên liệu tại chỗ phục vụ nhu cầunuôi trồng tại địa phương; phát triển sản phẩm mộc dân dụng từ vật liệu mới(ván nhân tạo) Đầu tư (kể cả liên doanh, liên kết) để đưa sản lượng bia tạicông ty cổ phần Bia Nghệ An lên 25 triệu tấn lít/năm, nước khoáng 5 triệu lít/
Trang 20năm, dứa cô đặc 5.000 tấn/năm, sữa 5 triệu lít/năm và các loại rau quả hộp(ớt, nấm, măng ), nước giải khát trái cây các loại.
Hai là, chỉ đạo phát triển công nghiệp sản xuất VLXD, cơ khí, điện tử,
tin học đáp ứng nhu cầu của nhân dân
Công nghiệp sản xuất VLXD, cơ khí, điện tử được coi là “trái tim ngành công nghiệp”, Đảng bộ đã chỉ đạo tập trung xây dựng, nâng cấp, cải
tạo các nhà máy xi măng, nhà máy sản xuất gạch, điện tử, gia công kim loại
và cơ khí lắp ráp phát triển theo định hướng phù hợp với chiến lược phát triểnngành cơ khí Việt Nam đến năm 2010 đã được Thủ tướng Chính phủ phêduyệt tại Quyết định số 186/2002/QĐ - TTg Cụ thể:
Đối với công nghiệp sản xuất VLXD: Trên cơ sở phân tích cân đốinăng lực sản xuất, nhu cầu tiêu thụ của thị trường trong tỉnh và các tỉnh lâncận, vốn đầu tư, tốc độ tăng trưởng kinh tế, mức tăng dân số Tỉnh ủy chỉ đạobằng các biện pháp tổ chức thị trường và chính sách kích cầu thích hợp để sảnxuất và tiêu thụ 1,3 - 1,4 triệu tấn xi măng, 350 triệu viên gạch ngói/năm Pháttriển các loại tấm lợp phibrôximăng và các tấm lợp khác đạt 1,5 - 2 triệu m2,gạch granít nhân tạo 1,5 triệu m2/năm
Cơ khí, điện tử, tin học: Đảng bộ đã xác định cần chấn chỉnh khâu quản
lý nhằm hạ giá thành, nâng cao tính cạnh tranh, lựa chọn các chủng loại cónhu cầu lớn, làm tốt công tác tổ chức thị trường để đưa năng lực sản xuất vàtiêu thụ thép lên 8.000 - 9.000 tấn/năm
Đồng thời cũng xác định công nghệ thông tin là công cụ quan trọnghàng đầu để rút ngắn quá trình CNH, HĐH Ứng dụng công nghệ thông tin làyếu tố có ý nghĩa quyết định chiến lược, làm tăng năng suất lao động, tạo giátrị gia tăng trong phát triển.Vì thế, Tỉnh ủy xác định; “Tập trung chỉ đạo vàlựa chọn bước đi phù hợp để xây dựng ngành công nghiệp công nghệ thôngtin, phát triển phần mềm trên cơ sở đẩy mạnh đào tạo nguồn nhân lực và tạolập thị trường” [29, tr.41]
Trang 21Tỉnh đã đề nghị: Sớm xúc tiến các thủ tục để Công ty điện tử- tin viễn thông là thành viên Tổng công ty điện tử - tin học, nhà máy cơ khiVinh gia nhập làm thành viên Tổng công ty máy động lực và nôngnghiệp, để các Tổng công ty đầu tư nâng cấp, thực hiện các chươngtrình phát triển bảo đảm hiệu quả Đẩy nhanh tốc độ lập đề án và xâydựng trung tâm công nghệ thông tin và phát triển phần mềm [71, tr.7].
học-Thứ ba, chỉ đạo phát triển tiểu thủ công nghiệp và làng nghề.
TTCN và làng nghề góp phần rất quan trọng trong giải quyết việc làm
và tăng thu nhập cho người lao động trên địa bàn, đồng thời làm thay đổi cơcấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, tạo nhiều điều kiện cho phát triểnsản xuất Vì thế, ngày 13 - 3 - 2002 UBND tỉnh đã ra quyết định số 839QĐ/UT - CN về quy hoạch phát triển TTCN, ngành nghề nông thôn đến năm
2010 Tỉnh đã xác định phải lựa chọn khôi phục lại một số ngành nghề tiểuthủ công nghiệp đã có, mạnh dạn du nhập các nghề mới Mở lớp truyền nghề,đào tạo thợ để sản xuất hàng tiểu thủ công nghiệp với phương thức tổ chứckhác nhau: hộ gia đình, tổ hợp tác, hợp tác xã, doanh nghiệp (chủ yếu làdoanh nghiệp vừa và nhỏ) Phấn đấu đến năm 2005 nhiều làng có nghề, mỗihuyện đồng bằng và vùng núi thập, Thị xã Cửa Lò, Thành Phố Vinh có từ 3đến 4 làng nghề, phố nghề mới; tập trung vào các ngành sản xuất đồ gỗ giadụng, đá mỹ nghệ, sản xuất hàng cói, mây tre đan, trồng dâu nuôi tằm, dệtlụa, sửa chữa và đóng tàu thuyền, chế biến nông - lâm sản - hải sản… Cáchuyện vùng núi cao khôi phục và phát triển nghề thổ cẩm và những nghề màđịa phương có điều kiện Phấn đấu đến năm 2005, giá trị sản xuất tiểu thủcông nghiệp đạt 950 đến 1.000 tỷ đồng trong đó giá trị xuất khẩu đạt ít nhất 8triệu USD Bình quân hàng năm chuyển ít nhất 1,6 đến 1,8 vạn lao động sangsản xuất tiểu thủ công nghiệp
Để đảm bảo cho sản xuất TTCN và làng nghề phát triển, ngày 2 8
-2004, UBND tỉnh ra quyết định 82/2004/QĐ – UBND, Về việc ban hành quy
Trang 22định chính sách khuyến khích phát triển tiểu thủ công nghiệp và làng nghề trên địa bản tỉnh Nghệ An Trên cơ sở đó đã yêu cầu các ngành tiểu thủ công
nghiệp và làng nghề phải đặc biệt coi trọng tổ chức dich vụ cung ứng nguyênliệu, thiết kế mẫu mã, tiêu thụ sản phẩm Đồng thời, UBND tỉnh đã giao chomột số doanh nghiệp, các cá nhân làm đầu mối đứng ra thu mua và tiêu thụsản phẩm cho các hộ sản xuất tiểu thủ công nghiệp, các làng nghề
1.2.2 Chỉ đạo phát triển khoa học, công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực nhằm phát triển các ngành công nghiêp
Phát triển khoa học, công nghệ: Tiếp tục quán triệt, thực hiện Nghị
quyết Trung ương lần thứ 2 (khóa VIII), Nghị quyết 13/NQ - TU (XV) ngày
18 - 1 – 2001, Về định hướng phát triển khoa học công nghệ trong thời kỳ CNH, HĐH và kết luận số 14 - KL/TW của Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ sáu (khóa IX), Về khoa học công nghệ đến năm 2005 UBND tỉnh đã xây dựng chương trình hành động số 1435/CT- UBND, Về nâng cao chất lượng khoa học công nghệ phục vụ cho sự nghiệp CNH, HĐH và phát triển công nghiệp Trên cơ sở đó ngày16 - 3 - 2003 UBND tỉnh đã ban hành quyết định số 1632/QĐ – UBND, Về việc thành lập câu lạc bộ Khoa học - Công nghệ tỉnh Nghệ An trực thuộc Liên hiệp các hội KH&KT tỉnh Nghệ An.
Để thực hiện mục tiêu tăng trưởng cao của công nghiệp, tỉnh đã chỉ đạotập trung giải quyết tốt vấn đề công nghệ Hướng chính là hiện đại hóa từngphần, từng công đoạn trong dây chuyền sản xuất nhằm nâng cao chất lượngsản phẩm, hạ giá thành, tăng sức cạnh tranh của hàng hoá trên thị trườngtrong và ngoài nước
Đối với các dự án đầu tư nước ngoài phải cân nhắc áp dụng công nghệphù hợp với từng giai đoạn phát triển, không nhập khẩu công nghệ và thiết bị
đã lạc hậu Đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật để nâng cao hiệu quả hoạtđộng sản xuất kinh doanh, không ngừng tích lũy để tiếp tục tái sản xuất
mở rộng Đồng thời, tỉnh đã ban hành quy chế tạo lập thị trường công nghệ,
Trang 23chú ý tới các loại hình hợp đồng công nghệ: nghiên cứu triển khai, tư vấn,dịch vụ công nghệ; hình thành mạng lưới quản lý thị trường công nghệ trongcông nghiệp Tạo cơ chế khuyến khích các cơ quan khoa học công nghệnghiên cứu cải tiến công nghệ, hợp lý hoá sản xuất đưa đến giảm giá thành,tăng năng suất lao động, chất lượng sản phẩm, đổi mới mẫu mã sản phẩm.Ban hành quy chế đấu thầu tuyển chọn thiết bị, công nghệ trên cơ sở bảo đảmhiệu quả kinh tế, trình độ công nghệ tiên tiến phù hợp, hàm lượng công nghệcao và khuyến khích khai thác năng lực nội sinh Chú trọng hỗ trợ các doanhnghiệp công nghiệp vừa và nhỏ trong việc lựa chọn thiết bị công nghệ.
Đào tạo nguồn nhân lực nhằm phát triển các ngành công nghiệp
Tập trung phát triển nguồn nhân lực là một trong những mục tiêu quantrọng của sự phát triển KT - XH, là điều kiên cơ bản đảm bảo sự thành công
sự nghiệp CNH, HĐH nói chung và phát triển công nghiệp của tỉnh Nghệ Annói riêng Quán triệt Nghị quyết Đại hội IX của Đảng và Nghị quyết lần thứ
XV Đảng bộ tỉnh, để đảm bảo sự Nghiệp CNH, HĐH của tỉnh phát triểnnhanh, bền vững Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh (khóa XV) đề ra chương trìnhhành động phát triển nguồn nhân lực giai đoạn 2001 - 2005, trong đó vấn đềphát triển nguồn nhân lực phục vụ cho công nghiệp, Tỉnh ủy xác định nhưsau: phát triển nguồn nhân lực trên 3 mặt; nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực,bồi dưỡng nhân tài Phát huy tốt nguồn nhân lực hiện có đồng thời với pháttriển nguồn nhân lực mới, phấn đấu có quy mô, cơ cấu, chất lượng nguồnnhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển KT - XH của tỉnh giai đoạn 2001 - 2005
Theo đó, trong giai đoạn 2001 - 2005 phải đào tạo đội ngũ lao động đápứng nhu cầu phát triển các ngành, các lĩnh vực, trong đó có phát triển côngnghiệp như: phát triển mạnh dạy nghề bằng nhiều hình thức (công lập, báncông, dân lập…) để nâng số lao động được đào tạo nghề lên 30% vào năm
2005 Chú trọng đào tạo nghề có chất lượng cao để phục vụ phát triển nôngnghiệp, công nghiệp và xuất khẩu lao động Nâng cao chất lượng của các
Trang 24trường kỹ thuật, dạy nghề của tỉnh như Trường kỹ thuật Việt Đức, Trườngnghề số1, Trường đại học sư phạm kỹ thuật Nghệ An, các trung tâm dạy nghề
và tiếp tục mở rộng các trung tâm đào tạo khác Thực hiện phương châm
“gắn đào tạo nghề theo nhu cầu và địa chỉ sử dụng”
1.2.3 Chỉ đạo đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, phục vụ phát triển khu công nghiệp, cụm công nghiệp
Chỉ đạo phát triển kết cấu hạ tầng KT - XH
Kết cấu hạ tầng phát triển là tiền đề để thu hút đầu tư trong và ngoàinước, góp phần nâng cao tỷ trọng công nghiệp trong GDP của tỉnh, cải thiện
và nâng cao đời sống vật chất cũng như tinh thần của nhân dân Tỉnh ủy đề rachương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội IX của Đảng và Nghịquyết Đại hội XV Đảng bộ tỉnh về “Tiếp tục phát triển kết cấu hạ tầng kinh
tế, xã hội” trong đó nổi lên những vấn đề cơ bản:
Phối hợp với các ngành Trung ương xây dựng đường Hồ Chí Minh quađịa phận Nghệ An, nâng cấp một số tuyến nhánh rẽ như đường ThanhThuỷ - Rộ nối với quốc lộ 46 Nâng cấp quốc lộ 7, quốc lộ 48 và 15A(đặc biệt đoạn đường nối đường 48 và đường 7 Nghĩa Đàn - ĐôLương) Tiếp tục hoàn thiện các tuyến tỉnh lộ đảm bảo tiêu chuẩn cấpđường Xây dựng mới tuyến đường Nam Cấm - Cửa Lò; đường MườngXén Ta Đo… nâng cấp và đồng bộ hóa giao thông nội thị; hoàn thành
cơ bản giao thông nông thôn Đến năm 2005 có ít nhất 456/466 xã cóđường ô tô vào trung tâm Xây dựng đường sắt Quán Hành - Cửa Lò [74, tr.43].Bên cạnh đó, tỉnh cũng chỉ đạo phải đẩy mạnh tiến độ nâng cấp và mởrộng hệ thống cảng biển và sân bay nhằm phục vụ nhu cầu phát triển KT - XHcủa tỉnh; “Đẩy nhanh tiến độ nâng cấp và mở rộng cảng Cửa Lò để tàu 1 - 1,5vạn tấn có thể ra vào thuận lợi và nâng năng lực thông qua cảng khoảng 2triệu tấn/năm gắn với việc mở rộng và nâng cấp các tuyến đường ra vào cảng.Nâng cấp bước 2 sân bay Vinh” [74, tr.43]
Cùng với việc chỉ đạo xây dựng hệ thống giao thông, tỉnh cũng rất chútrọng xây dựng, cải tạo và phát triển hệ thống thông tin liên lạc, điện, thủy lợi
Trang 25Cụ thể:Tiếp tục hiện đại hóa và phát triển hệ thống thông tin liên lạc Thựchiện cáp quang 100% nội tỉnh, mở rộng mạng điện thoại di động đến với cácvùng Đô Lương, Nghĩa Đàn… Đến năm 2003 có 5 - 6 máy điện thoại trên
100 dân; 85 - 90% hộ được xem truyền hình; 95% dân được nghe phát thanh
Hệ thống điện lưới: Tỉnh chỉ đạo xây dựng đường dây và trạm biến áp
110 KV thị xã Cửa Lò, các huyện Diễn Châu, Tương Dương Mở rộng trạm
220 KV Hưng Đông và trạm 110KV tại Nghĩa Đàn Hoàn thành việc cải tạolưới điện thành phố Vinh Xây dựng đường dây 35KV Tương Dương -Tân
Kỳ Xây dựng đường dây Giát - Lạch Quèn phục vụ phát triển kinh tế bãingang huyện Quỳnh Lưu Tiếp tục phát triển lưới điện theo quy hoạch, đếnnăm 2005, đưa công suất điện thương phẩm lên 600 triệu KW - h điện quốcgia đến 90% số xã và 90% số hộ có điện bằng nhiều dạng năng lượng Nângcao chất lượng điện, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế Bàn giao lưới điệntrung thế cho ngành điện quản lý, đảm bảo giao điện cho hộ nông thôn theoquy định Nhà nước
Chỉ đạo phát triển KCN, CCN: Xây dựng KCN, CCN, chính là thực hiện ý tưởng “đi tắt, đón đầu” trong quá trình phát triển KT - XH Nghệ An
là một tỉnh lớn cả về diện tích và dân số, điều kiện tự nhiên tương đối thuậnlợi để phát triển công nghiệp, nhưng vẫn là một tỉnh nghèo Để đưa Nghệ Anthoát khỏi tình trạng tỉnh nghèo và kém phát triển vào năm 2010, cơ bản trởthành tỉnh công nghiệp vào năm 2020 đòi hỏi phải đẩy nhanh tốc độ phát triểncông nghiệp Chính vì thế, việc xây dựng KCN, CCN là con đường thu hútđầu tư trong và ngoài nước nhanh nhất góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấukinh tế theo hướng hiện đại Để tiến hành xây dựng KCN, CCN tỉnh đã chỉđạo “Tiến hành lập các thủ tục theo quy định để triển khai xây dựng KCNCửa Lò vào năm 2002 - 2003 Tiếp tục lựa chọn các vị trí để hình thành KCNHoàng Mai gắn với KCN Nam Thanh - Bắc Nghệ, KCN Nam Cấm, xây dựngCCN chế biến hải sản ở Cửa Hội” [73, tr.8]
Trang 26KCN Cửa Lò được Chính phủ đồng ý về chủ trương thành lập Quyhoạch chi tiết đã được Bộ xây dựng thỏa thuận tại văn bản số 12721/HXD -KTQH ngày 20 - 8 - 2002 Địa điểm KCN, thuộc địa bàn xã Nghi Thu và thị
xã Cửa Lò nằm trên quốc lộ 46 nối từ cảng Cửa Lò với thành phố Vinh vàđường Sào Nam đi bãi tắm Cửa Lò, cách cảng biển Cửa Lò 3 km, cách quốc
lộ 1A 12km, cách sân bay Vinh 7 km Diện tích KCN Cửa Lò 40,55 ha
KCN Nam Cẩm được thành lập tại quyết định số 3759/QĐ - UB CNngày 3 - 10 - 2003 của UBND tỉnh Nghệ An Được UBND tỉnh Nghệ An phêduyệt quy hoạch chi tiết tại quyết định số 2555/QĐ - UB CN ngày 12 - 7 -
2004 KCN Nam Cấm nằm hai bên quốc lộ 1A thuộc địa bàn 3 xã NghiThuận, Nghi Long và Nghi Xá của huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An Diện tích327,8 ha Tổng mức vốn đầu tư 136,738 tỷ đồng
KCN Hoàng Mai nằm trong quy hoạch tổng thể Nam Thanh - BắcNghệ, đã được chính phủ phê duyệt tại quyết định số 847/TTg ngày 10 - 10 -
1997 UBND tỉnh Nghệ An đã có quyết định số 2806/QĐ UB.CN ngày 28
-7 - 2004 về việc phê duyệt vị trí, khảo sát thiết kế KCN Hoàng Mai KCNHoàng Mai nằm trong vùng quy hoạch thị xã Hoàng Mai, thuộc địa phận xãQuỳnh Thiện và Quỳnh Lộc huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An dọc theo quốc
lộ 1A về phía đông Diện tích quy hoạch 291,86 ha
Đối với KCN Bắc Vinh, tỉnh đã chỉ đạo phải đẩy nhanh việc xây dựngkết cấu hạ tầng (điện, cấp thoát nước) để tạo thuận lợi và giảm chi phí cho cácnhà đầu tư, sớm khởi công giai đoạn 2 Hoàn thiện các chính sách khuyếnkhích, cải tiến các thủ tục hành chính tạo sức thu hút cao nhất vào KCN này
Chỉ đạo thu hút đầu tư phát triển công nghiệp
Mặc dù là tỉnh có nhiều lợi thế, nhưng trước năm 2001, khả năng thuhút đầu tư của Nghệ An so với các địa phương lân cận như Hà Tĩnh, ThanhHóa còn rất hạn chế Nguyên nhân cơ bản là do năng lực cạnh tranh còn thấp,môi trường đầu tư, kinh doanh chưa thực sự thông thoáng, hấp dẫn các nhàđầu tư Do đó, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trườngkinh doanh để nâng cao khả năng thu hút đầu tư là một trong các nhiệm vụ
Trang 27trọng tâm của tỉnh Nghệ An giai đoạn 2001 - 2005 Để đáp ứng yêu cầu thựctiễn UBND tỉnh Nghệ An đã có những chính sách ưu đãi đầu tư vào tỉnh Nghệ
An Ngày 29 12 2003, UBND tỉnh ban hành quyết định số 112/2003/QĐ
-UB, Về việc ban hành quy định về chính sách ưu đãi đầu tư tại tỉnh Nghệ An.
Tiếp đó, ngày 16 - 8 - 2004, UBND tỉnh Nghệ An ban hành quyết định số
88/2004/QĐ - UB, Về việc ban hành một số chính sách ưu đãi và khuyến khích đầu tư vào KCN Nam Cấm Ngày 10 - 5 - 2005, UBND tỉnh Nghệ An
có quyết định số 57/2005/QĐ-UB, Về việc ban hành quy định một số chính sách ưu đãi đầu tư tại tỉnh Nghệ An Trên cơ sở quy định của pháp luật hiện
hành về khuyến khích đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài, quyết định số57/2005 quy định cụ thể thêm một số chính sách ưu đãi đầu tư áp dụng chocác dự án kêu gọi đầu tư trên địa bàn tỉnh Nghệ An trong đó có các dự án đầu
tư vào các KCN Cụ thể: tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư về giải phóngmặt bằng, xây dựng kết cấu hạ tầng KCN, ưu đãi nhà đầu tư thuê đất Được hỗtrợ san nền cho dự án
Trên cơ sở đó, tháng 4 - 2003, Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Nghệ An đãban hành danh mục các dự án kêu gọi vốn đầu tư vào các KCN tỉnh Nghệ Angiai đoạn 2003 - 2005 Trong mỗi dự án kêu gọi đầu tư có báo cáo tóm tắt dự
án Trong báo cáo tóm tắt đã trình bày các nội dung để nhà đầu tư tìm hiểu cácthông tin cần thiết cho quyết định đầu tư Bao gồm: tên dự án, mã số, địa điểmthực hiện dự án (nêu rõ vị trí và điều kiện hạ tầng); các chỉ tiêu về sản phẩmcủa dự án, vốn đầu tư, thị trường đối với sản phẩm của dự án (yêu cầu về côngnghệ và thị trường, dự báo nhu cầu trong nước và khả năng xuất khẩu), hìnhthức đầu tư và cuối cùng là thông tin về các đối tác Việt Nam (tên đối tác, địachỉ và ngành nghề kinh doanh chính)
Đồng thời để thu hút đầu tư vào Nghệ An nói chung, KCN nói riêng,Nghệ An đã thành lập trung tâm xúc tiến đầu tư trực thuộc Sở Kế hoạch vàĐầu tư Nhiệm vụ, chức năng chủ yếu của trung tâm là tư vấn, hỗ trợ vàhướng dẫn các nhà đầu tư tìm hiểu cơ hội đầu tư vào Nghệ An Chủ trì làm
Trang 28đầu mối vận động, xúc tiến đầu tư; tư vấn hỗ trợ, cung cấp thông tin cho các
sở, ban, ngành, các địa phương, các doanh nghiệp nhằm tìm hiểu, lựa chọn dự
án, các thủ tục liên quan đến đầu tư; cung cấp các dịch vụ hỗ trợ nhà đầu tưnhư: lập dự án, hồ sơ xin cấp phép đầu tư, đăng ký kinh doanh, đăng ký ưu đãiđầu tư Đồng thời tư vấn triển khai dự án đầu tư; lập hồ sơ xin giao đất, thuêđất và phương án đền bù, giải phóng mặt bằng theo yêu cầu của nhà đầu tư
Trung tâm xúc tiến đầu tư đã phối hợp với các đơn vị như liên minh cáchợp tác xã và các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, hội các doanh nghiệp trẻ,hội doanh nghiệp vừa và nhỏ Xây dựng các tiêu chí, dữ liệu để triển khai điềutra, thu thập ý kiến các bên liên quan từ đó thống nhất danh sách các doanhnghiệp của Nghệ An đủ mạnh để có thể đáp ứng nhu cầu khi có các nhà đầu tưnước ngoài và ngoại tỉnh muốn vào Nghệ An hợp tác, liên doanh…
Để thu hút đầu tư vào Nghệ An, tỉnh đã nhận thấy một trong những khókhăn cho nhà đầu tư là thủ tục hành chính rườm rà, nhiều cửa, nhiều đầu mối
Để thực hiện được dự án, nhà đầu tư phải mất nhiều thời gian đi lại, tốn kémkinh phí, không nắm bắt được kịp thời cơ hội kinh doanh th́ sẽ làm nản ḷngnhà đầu tư Vì vậy, để cải thiện môi trường đầu tư, thu hút các dự án đầu tư,tỉnh đã thành lập ban chỉ đạo cải cách hành chính và tổ chức thực hiện chươngtrình cải cách hành chính của tỉnh theo từng năm UBND tỉnh đã ban hành
quyết định số 48/2004/QĐ.UB ngày 18 - 52 - 2004, Về việc quản lý đầu tư và xây dựng trên địa bàn tỉnh Nghệ An Ngày 6 - 9 - 2005 UBND tỉnh tiếp tục ban hành quyết định số 78/2005/QĐ.UB, Về việc ban hành quy định về phân cấp, phân công thực hiện một số nội dung trong quản lý đầu tư và xây dựng
thay thế quyết định số 48/2004/QĐ.UB Trong đó, quy định rõ chức năng,nhiệm vụ của các sở, ban, ngành, Ban quản lý các KCN trong lĩnh vực quản lýđầu tư và xây dựng.Thực hiện quyết định số 181/2003/ QĐ.TTg ngày 4 - 9 -
2003 của Thủ Tướng Chính Phủ, Về triển khai cơ chế "một cửa", ngày 2
3-2004 UBND tỉnh đã có quyết định số 1056/QĐ.UB - NV phê duyệt đề án thực
Trang 29hiện cơ chế "một cửa" của cơ quan sở kế hoạch và đầu tư Cùng với việc thực
hiện nghị định số 109/2004/NĐ.CP ngày 2 - 4 - 2004 của Chính Phủ, Về đăng
ký kinh doanh và thông tư hướng dẫn số 03/TT.BKH ngày 29 - 6 - 2004 của
Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Về đơn giản hoá thủ tục hành chính trong lĩnh vựcđăng ký kinh doanh, tỉnh đã uỷ quyền việc cấp phép đầu tư, phê duyệt kếhoạch xuất nhập khẩu hàng hoá của các doanh nghiệp KCN cho Ban quản lýcác KCN Những thủ tục đầu tư vào KCN cũng như những vướng mắc củanhà đầu tư được tập trung giải quyết ở Ban quản lý các KCN
* *
*
Nghệ An là một tỉnh có nhiều tiềm năng, thế mạnh trong phát triển KT
- XH nói chung và kinh tế công nghiệp nói riêng, bên cạnh đó từ thực trạngphát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh trước năm 2001 còn nhiều hạn chế,bất cập, chưa phát huy hết tiềm năng, lợi thế của tỉnh Cho nên bước vào thời
kỳ 2001 - 2005, Đảng bộ tỉnh đã bám sát và quán triệt đường lối, chủ trương,chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển công nghiệp trong tình hìnhmới, đề ra những định hướng, giải pháp quan trọng để lãnh đạo, chỉ đạo pháttriển công nghiệp trên địa bàn tỉnh Trên cơ sở đó Tỉnh ủy, UBND tỉnh tậptrung chỉ đạo xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển KCN, CCN, phát triển khoahọc và công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực, lựa chọn những ngành côngnghiệp có lợi thế để tập trung phát triển như: vật liệu xây dựng, giầy da, chếbiến nông - lâm - thủy hải sản từ đó kinh tế công nghiệp trong những năm
2001 - 2005 trên địa bàn tỉnh Nghệ An có những bước phát triển quan trọng,tạo sự chuyển biến tích cực về số lượng, quy mô và bước đầu có những đónggóp quan trọng cho sự phát triển KT - XH của địa phương Trong những năm2000-2005, kinh tế công nghiệp trên địa bàn tỉnh thực sự thể hiện sự năngđộng, tiềm năng lớn và đòi hỏi tiếp tục quan tâm phát triển mạnh mẽ hơn Đó
là những tiền đề thực tiễn quan trọng để Đảng bộ tỉnh tiếp tục lãnh đạo đẩymạnh phát triển kinh tế công nghiệp trong những năm tiếp theo
Trang 30Những tác động tình hình thế giới và trong nước
Trong xu thế hội nhập kinh tế thế giới, sự giao lưu kinh tế đã liên kếtcác quốc gia có chế độ chính trị khác nhau thành một thị trường thống nhất.Trên thế giới đã hình thành 25 tam giác kinh tế và khu vực kinh tế, 130 tổchức hợp tác thương mại quốc tế Trong đó phải kể đến Liên hiệp châu Âu(EU), Khu vực mậu dịch tự do Bắc Mỹ (NAFTA), diễn đàn châu Á -TháiBình Dương (APEC), khối Đông Nam Á (ASEAN) Thực hiện đường lối mởcửa và hội nhập với bên ngoài, ngày 28 - 7 - 1995 Việt Nam chính thức trởthành thành viên thứ 7 của ASEAN, tháng 11 - 1998 đã trở thành thành viênchính thức của APEC, tháng 1 - 2007 là thành viên thứ 150 của Tổ chứcthương mại thế giới Tham gia vào tổ chức thương mại thế giới, trong xu thếngày càng quốc tế hoá, khu vực hoá và toàn cầu hoá của nền kinh tế thế giới,các trạng thái vừa hợp tác vừa cạnh tranh, đan xen phức tạp, sẽ đưa đến choViệt Nam các mặt thuận lợi cũng như nhiều thách thức mới
Về những thuận lợi: Khi gia nhập tổ chức thương mại thế giới, ViệtNam được tiếp cận thị trường hàng hoá và dịch vụ ở tất cả các nước thànhviên với mức thuế nhập khẩu đã được cắt giảm và các ngành dịch vụ, không
bị phân biệt đối xử, môi trường kinh doanh của Việt Nam ngày càng được cải
Trang 31thiện, có được vị thế bình đẳng như các thành viên khác trong việc hoạch địnhchính sách thương mại toàn cầu Cùng với những thành tựu to lớn có ý nghĩalịch sử sau 20 năm đổi mới, việc gia nhập sẽ nâng cao vị thế của ta trêntrường quốc tế, tạo điều kiện cho Việt Nam triển khai có hiệu quả đường lốiđối ngoại.
Về những thách thức: Cạnh tranh sẽ diễn ra gay gắt hơn, với nhiều "đốithủ" hơn, trên bình diện rộng hơn, sâu hơn Tác động tiêu cực của toàn cầuhoá, nguy cơ phá sản một bộ phận doanh nghiệp và nguy cơ thất nghiệp sẽtăng lên, phân hoá giàu nghèo sẽ mạnh hơn Đồng thời, hội nhập kinh tế quốc
tế trong một thế giới toàn cầu hoá, tính tuỳ thuộc lẫn nhau giữa các nước sẽtăng lên, trong điều kiện tiềm lực đất nước có hạn, hệ thống pháp luật chưahoàn thiện, kinh nghiệm vận hành nền kinh tế thị trường chưa nhiều thì đây làkhó khăn không nhỏ
Gia nhập Tổ chức thương mại thế giới, hội nhập kinh tế quốc tế vừa có
cơ hội lớn, vừa phải đối đầu với thách thức không nhỏ Cơ hội và thách thức
không phải "nhất thành bất biến" mà luôn vận động, chuyển hoá và thách thức
đối với ngành này có thể là cơ hội cho ngành khác phát triển Tận dụng được
cơ hội sẽ tạo ra thế và lực mới để vượt qua và đẩy lùi thách thức, tạo ra cơ hộimới lớn hơn Ngược lại, không tận dụng được cơ hội, thách thức sẽ lấn át, cơhội sẽ mất đi, thách thức sẽ chuyển thành những khó khăn dài hạn rất khókhắc phục
Chủ trương của Đảng Cộng sản Việt Nam về phát triển công nghiệp trong những năm 2006 - 2010
Với những thuận lợi và thách thức trong giai đoạn mới Đồng thời xuấtphát từ thành tựu và khó khăn kinh tế trong nước trong những năm qua Trên
cơ sở chiến lược phát triển KT - XH từ năm 2001 đến năm 2010 khẳng định:
“Phát triển với nhịp độ cao, có hiệu quả, coi trọng đầu tư chiều sâu, đổi mớithiết bị công nghệ tiên tiến và tiến tới hiện đại hóa từng phần các ngành côngnghiệp” [38, tr.279], Đại hội X của Đảng toàn quốc đã đề ra mục tiêu tổngquát 5 năm 2006 - 2010: Phát huy sức mạnh toàn dân tộc, tiếp tục đổi mới
Trang 32mạnh mẽ và đồng bộ hơn, động viên mọi nguồn lực của toàn xã hội, đẩymạnh CNH, HĐH đất nước, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế, phát triểnnhanh và bền vững hơn nhằm sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém pháttriển, tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước côngnghiệp theo hướng hiện đại.
Phấn đấu tăng trưởng kinh tế với nhịp độ nhanh hơn, có chất lượng caohơn và bền vững hơn Đến năm 2010: tổng sản phẩm trong nước (GDP) tănggấp 2,1 lần so với năm 2000; nhịp độ tăng GDP bình quân hàng năm thời kỳ
2006 - 2010 là 7,5 - 8,0%
Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện đồng bộ thể chế kinh tế thị trường địnhhướng xã hội chủ nghĩa; đẩy mạnh CNH, HĐH; giải quyết tốt các vấn đề xãhội; phát triển văn hoá, giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ; phát triểnnguồn nhân lực, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân, bảo vệ môi trườngsinh thái
Đồng thời, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng (4 - 2006) đã
đề ra mục tiêu phát triển công nghiệp những năm 2006 - 2010: “Cơ cấu ngànhtrong GDP năm 2010: khu vực nông nghiệp khoảng 15 - 16%; công nghiệp vàxây dựng 43 - 44%; dịch vụ 40 - 41%.” [39, tr.188] “Phấn đấu đạt tốc độ tănggiá trị tăng thêm trong công nghiệp và xây dựng 10 -10,2%/năm” [39, tr.196]
Từ quan điểm, chủ trương trên, để thúc đẩy ngành công nghiệp pháttriển, tạo nền tảng cơ bản để nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệpvào năm 2020, trong những năm 2006 - 2010, Đại hội cũng xác định nhưngđịnh hướng lớn trong phát triển công nghiệp, đó là:
Thứ nhất, phát triển đồng bộ công nghiệp chế biến, chế tác, công
nghiệp công nghệ cao, sản xuất tư liệu sản xuất quan trọng, công nghiệp quốcpḥng, góp phần xây dựng nền tảng cho một nước công nghiệp và nâng caokhả năng tự chủ của nền kinh tế Xây dựng và thực hiện tốt chương trình pháttriển công nghiệp phục vụ CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn
Thứ hai, tập trung nguồn lực phát triển mạnh và nâng cao chất lượng
các ngành công nghiệp có lợi thế cạnh tranh, tạo ra sản phẩm xuất khẩu và thu
Trang 33hút nhiều lao động như: chế biến nông, lâm, thuỷ sản, may mặc, giầy dép, đồnhựa, đồ gỗ gia dụng, cơ khí đóng tàu, công nghiệp chế tạo thiết bị đồng bộ,thiết bị điện, thiết bị xây dựng, máy nông nghiệp, phương tiện giao thông, sảnxuất và lắp ráp cơ - điện tử; công nghiệp bổ trợ, công nghiệp công nghệ thôngtin, sản xuất phần mềm Nâng tỷ trọng sản phẩm công nghiệp xuất khẩu đãqua chế biến Chú trọng phát triển công nghiệp năng lượng đi đôi với áp dụngcông nghệ tiết kiệm năng lượng; công nghiệp vật liệu và công nghệ tiết kiệmnguyên vật liệu; công nghiệp dược và các chế phẩm sinh học; công nghiệpbảo vệ môi trường.
Thứ ba, việc phát triển các ngành công nghiệp sản xuất tư liệu sản xuất
quan trọng chủ yếu là dựa vào nguồn lực của các thành phần kinh tế, bao gồm
cả đầu tư trực tiếp của nước ngoài Căn cứ vào nguồn lực và hiệu quả, Nhànước tập trung đầu tư hoặc hỗ trợ đầu tư để phát triển những sản phẩm quantrọng của nền kinh tế, như: khai thác quặng và luyện thép, phân bón, hoá chất,
xi măng, khai thác bô - xít, bột giấy gắn với trồng rừng, một số sản phẩm cơkhí chế tạo
Thứ tư, hoàn chỉnh quy hoạch phát triển các khu, cụm, điểm công
nghiệp trên cả nước; hình thành các vùng công nghiệp trọng điểm; gắn việcphát triển sản xuất với bảo đảm nhà ở và các điều kiện sinh hoạt cho ngườilao động Chuyển các cơ sở công nghiệp trong nội thành, nội thị, gần khuđông dân cư không bảo đảm tiêu chuẩn môi trường vào các KCN tập trunghoặc các vùng ít dân cư
Thứ năm, huy động các nguồn lực (nhà nước, doanh nghiệp, nhân dân,
cộng đồng) để xoá nhà ở dột nát, nhà ở tạm bợ cho người nghèo; phát triểnnhanh quỹ nhà để đáp ứng cơ bản nhu cầu nhà ở cho công chức, viên chức,người lao động, sinh viên, học sinh, nhất là công nhân các KCN và CCN
Thứ sau, tăng cường hợp tác liên kết, “đưa ngành công nghiệp và xây
dựng nước ta hội nhập vào khu vực và quốc tế, trước hết thông qua việc thu
Trang 34hút mạnh đầu tư và công nghệ nguồn của các công ty đa quốc gia tham giaphát triển công nghiệp và xây dựng ở Việt Nam” [39, tr.198].
Đối với vùng duyên hải miền Trung, Đại hội định hướng: cần chú trọngtăng cường các biện pháp hữu hiệu đề phòng, chống thiên tai, xây dựng cơcấu kinh tế hợp lý, khai thác cảng biển, vận tải biển, công nghiệp chế biếnxuất khẩu, lọc hóa dầu, sản xuất VLXD, thủy điện, du lịch, nuôi trồng vàđánh bắt thủy sản, trồng cây công nghiệp; “phát triển có hiệu quả các khukinh tế, KCN ven biển gắn với các cảng biển, các đô thị mới và các tuyếnhành lang Đông - Tây” [39, tr.226]
Như vậy, so với thời kỳ 2001-2005, trong nhiệm kỳ Đại hội X, Đảng đã
có những chủ trương, biện pháp cụ thể hơn trong lãnh đạo chỉ đạo phát triểncông nghiệp Những quan điểm, định hướng của Đảng nêu trên là cơ sở đểĐảng bộ tỉnh Nghệ An đề ra chủ trương, biện pháp lãnh đạo, chỉ đạo đẩymạnh pháp triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh trong những năm 2006 - 2010
Thực trạng phát triển công nghiệp trong giai đoạn 2001 - 2005.
Giai đoạn 2001 - 2005, kinh tế Nghệ An tiếp tục phát triển với tốc độcao Tốc độ tăng bình quân tổng sản phẩm xã hội của tỉnh (GDP) đạt 10,32%.Trong đó công nghiệp - xây dựng tăng 21,69%, sản xuất công nghiệp ở tỉnhNghệ An luôn giữ được tốc độ phát triển cao So với năm 2000 đến năm 2005giá trị sản xuất công nghiệp tăng hơn 3,4 lần Tuy nhiên, trong những nămqua đã có chuyển biến bước đầu trong nhận thức về phát triển công nghiệp và
tổ chức triển khai thực hiện qui hoạch, kế hoạch, nhưng chưa huy động đượcsức mạnh tổng hợp nhất là trên lĩnh vực huy động nội lực để đầu tư phát triểncông nghiệp
Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất luôn giữ ở mức cao nhưng chưathực sự vững chắc, giá trị tăng thêm còn thấp Một số ngành, lĩnh vực mũinhọn được tập trung chỉ đạo nhưng phát triển chậm như: chế biến hải sản xuấtkhẩu, chế biến súc sản, thức ăn gia súc… một số ngành, lĩnh vực như: cơ khí,điện tử, cao su, sản xuất các sản phẩm sau đường chưa có bước đầu tư pháttriển mới
Trang 35Xuất phát từ công tác đầu tư phát triển các KCN, CCN trên địa bàn tỉnhtrong những năm 2001 - 2005 còn nhiều hạn chế Công tác quy hoạch, giảiphóng mặt bằng, xây dựng các khu tái định và đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầngcác KCN, CCN chậm; nhiều trường hợp giao đất cho các nhà đầu tư khôngkịp thời, việc bố trí vốn ngân sách và huy động các nguồn vốn ngoài ngânsách nhà nước, vận động các doanh nghiệp tham gia đầu tư xây dựng, kinhdoanh hạ tầng các KCN, CCN chưa thực sự đáp ứng yêu cầu Một số CCNđược phê duyệt quy hoạch chi tiết, thiết kế dự toán đầu tư hạ tầng từ nhiềunăm vẫn chưa được triển khai thực hiện Phát triển sản xuất chưa thực sự gắnvới bảo vệ môi trường sinh thái, tình trạng ô nhiễm, hỏa hoạn xảy ra ở một số
cơ sở sản xuất trong KCN, CCN vẫn còn là vấn đề bức xúc Thu hút đầu tưvào các KCN, CCN phần lớn các dự án có quy mô nhỏ, thiết bị công nghệ lạchậu Sản phẩm công nghiệp còn đơn điệu, hàm lượng khoa học công nghệthấp, sức cạnh tranh và hiệu quả chưa cao Vì vậy, bước vào thời kỳ mới đòihỏi phải phát huy hơn nữa tiềm năng và lợi thế của tỉnh để phát triển côngnghiệp, nhất là phát triển công nghiệp tại các KCN, CCN trên địa bàn tỉnh
Nghệ An với tinh thần tự lực tự cường, với thành tựu đã đạt được trongphát triển KT - XH nói chung và phát triển công nghiệp nói riêng sẽ hoàntoàn có thể tận dụng cơ hội, vượt qua thách thức để đưa kinh tế của tỉnh sẽphát triển theo mục tiêu và định hướng đã đề ra
* Những yêu cầu mới đặt ra cho sự phát triển công nghiệp tỉnh Nghệ
An (2006 - 2010).
Bước vào giai đoạn mới (2006 - 2010), trên cơ sở phân tích những nhân
tố mới tác động đến sự phát triển KT - XH, cũng như ngành công nghiệp củatỉnh, đã đặt ra những yêu cầu mới trong đẩy mạnh phát triển công nghiệp ởtỉnh Nghệ An những năm 2006 - 2010
Một là, phát huy lợi thế của tỉnh để đẩy mạnh phát triển công nghiệp nhất là phát triển công nghiêp tại KCN và CCN trên địa bàn tỉnh.
Nằm giữa 02 tỉnh Thanh Hoá và Hà Tĩnh, là hai tỉnh hiện nay đangtriển khai một số dự án có quy mô rất lớn, đây sẽ là cơ hội cho công nghiệpNghệ An cùng phối hợp với các tỉnh bạn để phát triển các ngành công nghiệp
Trang 36chủ lực như công nghiệp phụ trợ, công nghiệp cơ khí (phục vụ cho sản xuấtthiết bị điện, cảng biển, đóng tàu), công nghiệp hoá chất (sử dụng các sảnphẩm hoá dầu của nhà máy lọc dầu Nghi Sơn) Ngoài ra, với tốc độ triển khainhanh các dự án đầu tư lớn, tỷ lệ lấp đầy các KCN của hai tỉnh bạn sẽ rất cao
và rất cần địa điểm để bố trí các cơ sở công nghiệp, Nghệ An sẽ là nơi lýtưởng (nhất là vùng đất giáp ranh giữa hai tỉnh) cho các nhà đầu tư bố trí các
dự án phụ trợ sản xuất linh, phụ kiện phục vụ nhu cầu tăng trưởng
Nghệ An cũng đồng thời là tỉnh có nhiều tiềm năng về nguyên liệu chocông nghiệp chế biến nông, lâm, thủy hải sản, thực phẩm, khai khoáng, sảnxuất VLXD…Trong quá trình phát triển, xây dựng quy hoạch công nghiệptrong thời kỳ mới cần phải phát huy hơn nữa tiềm năng và lợi thế đó
Hai là, tạo điều kiện thuận lợi cho các thành phần kinh tế phát triển.
Ban hành cơ chế chính sách phù hợp để huy động và sử dụng có hiệu quả caocác nguồn lực Tiếp tục thu hút các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoàilớn và kỹ thuật tiên tiến vào địa phương Rà soát lại các doanh nghiệp đã đăng
ký kinh doanh và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp, kiên quyết xử lý cácđơn vị vi phạm pháp luật Khuyến khích liên doanh, liên kết để nâng cao nănglực cạnh tranh, đổi mới công nghệ thiết bị, tăng hiệu quả kinh doanh, nângcao vị thế, khả năng cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước
Ba là, huy động các nguồn lực đầu tư, đẩy mạnh xã hội hoá đầu tư và
tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư Cải tiến nhanh các thủ tục hành chính
trong cấp phép đầu tư theo hướng "một cửa - tại chỗ", thủ tục đơn giản, nhanh
gọn Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện những cơ chế, chính sách phù hợp vớiđiều kiện cụ thể của tỉnh và từng nơi nhằm thu hút mạnh các nguồn lực đầu tư
và điều tiết đầu tư trên địa bàn, nhân cấy nghề mới ở khu vực nông thôn, thúcđẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo hướng CNH, HĐH
Bốn là, kết hợp chặt chẽ quá trình phát triển công nghiệp với việc tăng cường, củng cố quốc phòng, an ninh trên địa bàn tỉnh.
Trang 37Kết hợp phát triển KT - XH với tăng cường củng cố quốc phòng, anninh là vấn đề có tính tất yếu khách quan, phù hợp với truyền thống, quy luậtdựng nước, đi đôi với giữ nước của cha ông ta, đồng thời đó cũng là quanđiểm nhất quán, chủ trương chiến lược của Đảng và Nhà nước trong côngcuộc đổi mới Nghệ An là một tỉnh thuộc khu vực Bắc Trung Bộ, loại hìnhlãnh thổ đặc biệt sẽ được phát triển ở vùng này là kinh tế vùng biển, khai tháclợi thế giao lưu giữa nước ta với các nước láng giềng phía tây - thông quahoạt động kinh tế cửa khẩu có khả năng phát triển trong tương lai
Ở Nghệ An với cửa khẩu Nậm Cắn thông qua trục đường 7; Hà Tĩnh,cửa khẩu quốc tế Cầu Treo; ở Quảng Trị với việc hình thành khu thương mạiLao Bảo Ba hành lang trên với các hoạt động kinh tế cửa khẩu sôi động, thờigian qua đã đóng góp nhất định trong thu thuế xuất, nhập khẩu của tỉnh
Thực tế cho thấy, phát kinh tế công nghiệp là động lực rất lớn của quátrình CNH, HĐH, phát triển KT - XH theo định hướng xã hội chủ nghĩa Tuynhiên, bên cạnh những tác động tích cực đó, quá trình phát triển công nghiệpcòn có những tác đông tiêu cực tới phát triển KT - XH và củng cố quốcphòng, an ninh của địa phương Do vậy, quá trình phát triển công nghiệp trênđịa bàn tỉnh cần phải kết hợp chặt chẽ với việc củng cố, tăng cường quốcphòng, an ninh Sự kết hợp chặt chẽ với việc củng cố, tăng cường quốcphòng, an ninh trên địa bàn tỉnh phải được thể hiện ở quy hoạch, kế hoạchphát triển KT - XH nói chung và kế hoạch phát triển công nghiệp nói riêng
Năm là, tăng cường áp dụng thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến,
hiện đại phục vụ sản xuất công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ Nghiên cứu
áp dụng những thành tựu khoa học vào hoạt động điều hành quản lý nhànước, quản lý kinh tế và xã hội Đi tắt, đón đầu trong việc lựa chọn công nghệtiên tiến đầu tư cho các ngành công nghiệp và dịch vụ, đổi mới công nghệtrong các ngành nghề truyền thống Sử dụng có hiệu quả công nghệ thông tintrong công tác quản lý, điều hành KT - XH ở địa phương
Trang 38Những yêu cầu trên vừa xuất phát từ chính nội tại nền kinh tế địaphương, vừa có sự tác động không nhỏ của những biến động từ tình hình thếgiới và trong nước, nhất là những biến động về kinh tế Do đó, đòi hỏi phải có
sự nỗ lực, quyết tâm cao độ cũng như sự điều chỉnh, thích nghi kịp thời đểnâng cao năng lực nội sinh và sức đề kháng cho nền kinh tế của địa phương
2.1.2 Đảng bộ tỉnh Nghệ An chủ trương đẩy mạnh phát triển công nghiệp (2006 - 2010)
Xuất phát từ điều kiện tình hình thế giới trong nước và những nhân tốmới đặt ra trong đẩy mạnh phát triển công nghiệp của tỉnh Nghệ An Quántriệt chủ trương của Đảng, Nghị quyết đại hội Đảng bộ của tỉnh Nghệ An lầnthứ XVI (1/2006), đồng thời tiếp tục thực hiện Nghị quyết 06 ngày 08 - 8 -
2001, Về phát triển công nghiệp, TTCN, xây dựng và phát triển làng nghề tỉnh Nghệ An thời kỳ 2001 - 2010, kế hoạch phát triển KT - XH trong giai
đoạn 2006 - 2010 Quy hoạch phát triển phát triển công nghiệp tỉnh Nghệ Anđến năm 2020 Đảng bộ tỉnh Nghệ An đã xác định vấn đề phát triển côngnghiệp của tỉnh thể hiện trên các nội dung sau:
* Quan điểm:
Phát triển kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm, trong đó phát triển côngnghiệp là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu để đưa Nghệ An trở thành một trongnhững trung tâm công nghiệp của miền Trung
Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế; kết hợp chặt chẽ phát triển côngnghiệp với bảo đảm quốc phòng, an ninh nhất là vùng biên giới, góp phầnkhai thác thế mạnh phát triển kinh tế miền Tây tỉnh Nghệ An giảm thiểukhoảng cách giữa thành thị và nông thôn
Quy hoạch phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh Nghệ An phải phùhợp với quy hoạch tổng thể phát triển các ngành công nghiệp Việt Nam, gắnvới sự phát triển công nghiệp của vùng Bắc Trung Bộ
Trang 39Phát triển công nghiệp gắn với sự phát triển của khoa học công nghệ
và nguồn nhân lực có trình độ cao; coi trọng chất lượng tăng trưởng và giá trịtăng thêm của công nghiệp Phát triển công nghiệp nhanh, hiệu quả, bền vữnggắn với bảo vệ môi trường
Xây dựng Nghệ An trở thành một trung tâm công nghiệp, du lịch,thương mại, giáo dục, y tế, văn hoá của vùng Bắc Trung Bộ; hệ thống kết cấu
hạ tầng tương đối hiện đại và đồng bộ; có nền văn hoá lành mạnh và đậm đàbản sắc xứ Nghệ; có nền quốc phòng - an ninh vững mạnh; đời sống vật chất
và văn hoá của nhân dân không ngừng được nâng cao
* Mục tiêu:
Mục tiêu tổng quát: Đoàn kết phấn đấu đưa Nghệ An thoát khỏi tình
trạng nghèo và kém phát triển vào năm 2010, cơ bản trở thành tỉnh côngnghiệp vào năm 2020 Xây dựng thành phố Vinh thành trung tâm kinh tế, vănhóa của vùng Bắc Trung Bộ Quyết tâm đưa Nghệ An sớm trở thành mộttrong những tỉnh khá của cả nước
Mục tiêu cụ thể: Đẩy mạnh tốc độ phát triển công nghiệp và tiểu thủ
công nghiệp trên cở sở các lợi thế về tài nguyên, khoáng sản, nguồn lao độngđồi dào nhằm tạo nguồn thu ngân sách chủ yếu cho tỉnh, tăng nhanh tỷ trọngcông nghiệp - xây dựng trong tổng sản phẩm nội tỉnh, hướng hoạt động sảnxuất công nghiệp - xây dựng phục vụ tốt quá trình CNH, HĐH nông nghiệpnông thôn Tăng khối lượng và giá trị hàng hóa xuất khẩu, giải quyết việclàm, góp phần phân công lại lao động, thúc đẩy quá trình đô thị hóa
GTSXCN đến năm 2010 đạt 12.000 - 13.000 tỷ đồng, tăng trưởng bìnhquân 21 - 22%năm Tỷ trọng công nghiệp - xây dựng trong GDP của tỉnh đạt
38 - 39%, trong đó công nghiệp đạt 23,5% Tập trung các nhóm sản phẩm chủlực: vật liệu xây dựng (xi măng, đá ốp lát các loại, vật liệu có nung và khôngnung), điện, bia, nước giải khát, mía đường và sản phẩm sau đường, đá trắngxuất khẩu, chế biến chè, chế biến hải sản, hàng tiêu dùng dệt may
Trang 40* Nhiệm vụ: Đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh
tế theo hướng công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp Xây dựng đồng bộ kết cấu
hạ tầng KT - XH; tạo các mũi đột phá trong phát triển công nghiệp, dịch vụ
và nông nghiệp; chủ động hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế; giữ gìn vàphát huy các truyền thống, bản sắc văn hoá xứ Nghệ; kiểm soát, kìm giữ, đẩylùi các tệ nạn xã hội và tội phạm; giữ vững ổn định chính trị, đảm bảo vữngchắc quốc phòng, an ninh và trật tự xã hội
Tập trung phát triển công nghiệp nhằm tạo sự tăng trưởng cao để tăngnhanh tỷ trọng GDP, giải quyết nhiều việc làm cho người lao động, tăng thungân sách và kích thích các ngành dịch vụ, nông nghiệp phát triển
Có các giải pháp tích cực nhằm đưa tốc độ tăng trưởng GTSXCN hàngnăm từ 19 - 20% Tập trung chỉ đạo nhóm sản phẩm có lợi thế và khả năngcạnh tranh trên thị trường như: xi măng, điện, đường kính, sữa, dầu thực vật,bột đá trắng, đồ gỗ, vật liệu ốp lát, dệt may, hải sản, đồ uống (bia rượu, nướcgiải khát), thực phẩm (chè, dứa, bột sắn), lâm sản xuất khẩu; quan tâm nhómsản phẩm tạo nguồn thu ngân sách cao như: xi măng, điện, bia, cồn, sữa, lắpráp ô tô, xe máy, hàng điện tử
* Định hướng phát triển:
Một là, chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế theo hướng tăng nhanh tỷ
trọng công nghiệp, trên cơ sở xây dựng một nền kinh tế đa dạng, nhiều thànhphần; đẩy nhanh tốc độ phát triển, tạo sức bật lớn cho nền kinh tế là nhiệm vụtrọng tâm của toàn Đảng bộ
Hai là, củng cố và sắp xếp lại các cơ sở công nghiệp hiện có trên cơ sở
đầu tư có chiều sâu, đổi mới thiết bị, ứng dụng công nghệ tiên tiến, hiện đạihóa từng phần, cải tiến công tác quản lý nhằm hạ giá thành, nâng cao năngsuất, chất lượng và khả năng cạnh tranh của sản phẩm, mở rộng thị trườngtrong nước và xuất khẩu
Ba là, khuyến khích mọi thành phần kinh tế trong tỉnh, trong nước và
ngoài nước tham gia phát triển sản xuất công nghiệp, lựa chọn phát triển mới