1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

document

85 8 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Để Xây Dựng Và Phát Triển Ngành Công Nghiệp Sinh Học Nông Nghiệp
Thể loại bài viết
Năm xuất bản 2006
Định dạng
Số trang 85
Dung lượng 10,26 MB

Nội dung

Trang 1

Câu hỏi 35: Để xây dựng và phát triển ngành công nghiệp sinh học nông nghiệp, Chính phủ đã đề ra những nhiệm vụ gì?

Trả lời

"Tại Quyết định số 11/2006/QĐ-TTg, ngày 12-1- 2006 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Chương trình trọng điểm phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn đến năm 2020”, đã để ra các nhiệm vụ để thúc đẩy xây dựng và phát triển ngành công nghiệp sinh học nông nghiệp, gồm:

- Thanh lap va khuyến khích các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế đầu tư vào các hoạt động chuyển giao và tiếp nhận công nghệ: ứng dụng mạnh mẽ và có hiệu quả các tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới để sản xuất, kinh doanh và cung cấp dịch vụ các sản phẩm, hàng hóa chủ lực do công nghệ sinh học nông nghiệp tạo ra, phục vụ tốt cho tiêu dùng và xuất khẩu

Trang 2

xuất giống cây trồng nông nghiệp, cây lâm nghiệp, cây công nghiệp, cây hoa, cây cảnh; công nghiệp vi sinh, sản xuất nấm ăn; công nghiệp sản xuất giếng vật nuôi; công nghiệp sản xuất phân bón và thuốc bảo vệ thực vật sinh học; công nghiệp sản xuất kit chẩn đoán và vắcxin để điều trị bệnh cho cây trồng, vật nuôi; công nghiệp bảo quản sau thu hoạch

Câu hỏi 36: Chính phủ đã đề ra các nhiệm vụ và giải pháp gì để xây dựng tiềm lực cho công nghệ sinh học nông nghiệp?

Trả lời:

Trong Quyết định số 11/2006/QĐ-TTg, ngày 12-1-2006, Thủ tướng Chính phủ đã đề ra các nhiệm vụ và giải pháp để xây dựng tiềm lực cho công nghệ sinh học nông nghiệp như sau:

Đào tạo nguồn nhân lực

- Gửi một số cán bộ khoa học đã có học vị tiến sĩ, thạc sĩ đến các nước có nền công nghệ sinh học phát triển để đào tạo lại với thời hạn từ 6 tháng đến 1 năm

~- Gửi nghiên cứu sinh đến các nước có nền công nghệ sinh học phát triển để đào tạo tiến sĩ và thạc sĩ

- Đào tạo trong nước các kỹ sư công nghệ sinh học nông nghiệp; mở chuyên ngành đào tạo sau

Trang 3

đại học về công nghệ sinh học nông nghiệp ở trong nước để đào tạo tiến sĩ và thạc sĩ

- Đào tạo trong nước các kỹ thuật viên về công nghệ sinh học

Xây dựng cơ sỏ vật chất kỹ thuật; hiện đại hóa máy móc, thiết bị

- Đầu tư chiều sâu để nâng cấp hệ thống cơ sở nghiên cứu khoa học và đào tạo thuộc lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn; bổ sung máy móc, thiết bị tiên tiến và hiện đại hóa các phòng thí nghiệm thuộc hệ thống này để tăng cường năng lực nghiên cứu và ứng dụng công nghệ sinh học hiện đại vào sản xuất và đời sống

- Hoàn thiện đầu tư và đưa vào sử dụng hai phòng thí nghiệm trọng điểm về công nghệ tế bào động vật (thuộc Viện Chăn nuôi) và công nghệ tế bào thực vật (thuộc Viện Di truyền Nông nghiệp, Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam); bổ sung vào “Đề án Xây dựng các phòng thí nghiệm trọng điểm" để đầu tư xây dựng mới một phòng thí nghiệm trọng điểm về công nghệ gen dành cho khu vực phía Nam (từ Đà Nẵng trở vào); trên cơ sở các phòng thí nghiệm trọng điểm này, thành lập và phát triển các trung tâm xuất sắc về công nghệ sinh học nông nghiệp

Trang 4

hệ thống thư viện bao gồm các ấn phẩm cơ bản trong lĩnh vực này dưới dạng sách, tạp chí và thư viện điện tử, bảo đảm cung cấp và chia sẻ đầy đủ các thông tin cơ bản nhất, mới nhất về công nghệ sinh học nông nghiệp giữa các đơn vị và cán bộ làm việc trong lĩnh vực này

Câu hỏi 37: Các mục tiêu để phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực công nghiệp chế biến đến năm 2020 là gì?

Trả lời

Đối với lĩnh vực công nghiệp chế biến, mục tiêu phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học được Thu tướng Chính phủ phê duyệt trong Quyết định số 14/2007/QĐ-TTg, ngày 25-1-2007 như sau:

AMụe tiêu tổng quát

Nghiên cứu tạo ra các công nghệ sinh học tiên tiến ở trong nước, kết hợp với việc nhập khẩu các công nghệ sinh học hiện đại của nước ngoài, ứng dụng rộng rãi và có hiệu quả các công nghệ này trong lĩnh vực công nghiệp chế biến thực phẩm, sản xuất hàng tiêu dùng nhằm nâng cao chất lượng

và sức cạnh tranh của các sản phẩm chế biến, phục vụ tốt nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu

Muc tiéu cu thé

Trang 5

làm chủ và phát triển nhanh công nghệ sinh học hiện đại để tạo ra các chủng vi sinh vật mới có chất lượng tốt, hiệu suất lên men cao và ổn định trong sản xuất ở quy mô công nghiệp; sản xuất các loại enzym tái tổ hợp; đưa công nghệ sinh học trong lĩnh vực công nghiệp chế biến của nước ta phát triển đạt trình độ khá trong khu vực

- Phát triển mạnh và bền vững ngành công nghệ sinh học phục vụ lĩnh vực công nghiệp chế biến; tạo lập thị trường thuận lợi để thúc đẩy sản xuất, kinh doanh và dịch vụ các sản phẩm, hàng hóa chủ lực của công nghệ sinh học trong lĩnh vực công nghiệp chế biến, đáp ứng tốt nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu

- Tăng cường được một bước quan trọng về tiểm lực, bao gồm đào tạo nguồn nhân lực và xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực công nghiệp chế biến

- Công nghệ sinh học trong lĩnh vực công nghiệp chế biến đóng góp 20-25% tổng số đóng góp của khoa học và công ngị ào giá trị gia tăng của ngành công nghiệp chế biến

Tầm nhìn đến năm 2020

Trang 6

tiên tiến trong khu vực, một số lĩnh vực đạt trình độ các nước phát triển trên thế giới;

- Công nghệ sinh học trong lĩnh vực công nghiệp chế biến đóng góp trên 40% tổng mức đóng góp của khoa học và công nghệ vào giá trị gia tăng của ngành công nghiệp chế biến

Câu hỏi 38: Để phục vụ phát triển công nghiệp chế biến cần chú trọng các nghiên cứu công nghệ sinh học nào?

Trả lời:

Các nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu ứng dụng, nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ (R&D), triển khai sản xuất thử sản phẩm (P) về công nghệ sinh học phục vụ phát triển công nghiệp chế biến đã được định hướng triển khai trong Quyết định số 14/2007/QĐ-TTg, ngày 25-1-2007 của Thủ tướng Chính phủ như sau:

Công nghệ vi sinh vật

- Nghiên cứu tạo ra và hoàn thiện các quy trình công nghệ, thiết bị lên men vi sinh ở quy mô vừa và nhỏ để sản xuất, chế biến thực phẩm (bia rượu, nước giải khát, nước chấm, thịt, cá và các

nông, lâm, thủy, hải sản khác), thức ăn chăn nuôi, các chất phụ gia, hóa chất, nguyên liệu hóa dược, nhiên liệu sinh học, hàng tiêu dùng, bảo đảm

Trang 7

chất lượng ổn định và có sức cạnh tranh cao trên thị trường

- Nghiên cứu ứng dụng các công nghệ sinh học để sản xuất thử nghiệm sản phẩm và sản xuất ở quy mô công nghiệp các chế phẩm vi sinh (sinh khối vi sinh vật, các chất bảo quản, phụ gia, màu thực phẩm, axít hữu cơ, axít amin, protein đơn bào và da bao ) phục vụ công nghiệp chế biến thực phẩm, thức ăn chăn nuôi, các chất phụ gia, hóa chất, nguyên liệu hóa dược, nhiên liệu sinh học, hàng iểm soát được chất lượng nguyên liệu tiêu dùng

và các sản phẩm, hàng hóa có nguồn gốc từ công nghệ biến đổi gen trong công nghiệp chế biến

- Nghiên cứu ứng dụng công nghệ sinh học hiện đại để phân lập và tạo ra các chủng vi sinh vật mới, có chất lượng tốt, ổn định, hiệu suất lên men cao, góp phần phát triển mạnh ngành công nghiệp chế biến

- Ứng dụng rộng rãi và có hiệu quả các công nghệ vi sinh vật đã được nghiên cứu, tạo ra ở trong nước hoặc nhập khẩu nhằm nâng cao chất lượng, đa dạng hóa sản phẩm và tăng sức cạnh tranh trên thị trường, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và xuất khẩu, góp phần thúc đẩy sự phát triển của ngành công nghiệp chế biến

Công nghệ enzym và protein

- Nghiên cứu tạo ra và hoàn thiện các quy trình công nghệ, thiết bị ứng dụng công nghệ enzym

Trang 8

ở quy mô vừa và nhỏ để sản xuất, chế biến thực phẩm (các loại đường, tỉnh bột, bia rượu, nước giải khát, nước chấm, và các nông, lâm, thủy, hải sản khác); thức ăn chăn nuôi, các chất phụ gia, hóa chất, nguyên liệu hóa dược, nhiên liệu sinh học, hàng tiêu dùng , bảo đảm chất lượng ổn định và có sức cạnh tranh cao trên thị trường

- Nghiên cứu ứng dụng các công nghệ sinh học để sản xuất thử nghiệm sản phẩm và sản xuất ở quy mô công nghiệp các chế phẩm enzym, protein phục

vụ cho ngành công nghiệp chế biến thực phẩm, sản xuất thức ăn chăn nuôi, các chất phụ gia, hóa chất, nguyên liệu hóa dược, nhiên liệu sinh học và hàng tiêu dùng

- Nghiên cứu ứng dụng công nghệ sinh học hiện đại để sản xuất thử nghiệm một số enzym tái tổ hợp phục vụ công nghiệp chế biến

- Nghiên cứu và sản xuất dây chuyền thiết bị đồng bộ ứng dụng enzym và protein trong công nghiệp chế biến ở quy mô vừa và nhỏ

- Ứng dụng rộng rãi và có hiệu quả các công nghệ enzym và protein đã được nghiên cứu, tạo ra ở trong nước hoặc nhập khẩu nhằm nâng cao chất lượng, đa dạng hóa sản phẩm và tăng sức cạnh tranh trên thị trường, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và xuất khẩu, góp phần thúc đẩy sự phát triển của ngành công nghiệp chế biến

Trang 9

Câu hỏi 39: Những mục tiêu nào đã được đặt ra để phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực thủy sản?

Trả lời:

Trong Quyết định số 97/2007/QĐ-TTg, ngày 99-6-2007 về việc phê duyệt “Đề án phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực thủy sản đến năm 2020”, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định các mục tiêu như sau:

AMụe tiêu tổng quát

Nghiên cứu tạo ra các giống thủy sản có năng suất, chất lượng cao, các chế phẩm công nghệ sinh học và ứng dụng vào sản xuất phục vụ nuôi trồng và phát triển thủy sản Nghiên cứu và ứng dụng công nghệ sau thu hoạch, công nghiệp chế › tăng tỷ lệ thủy, hải sản được chế biến bằng công nghệ sinh học và nâng cao sức cạnh tranh của các sản phẩm trên thị trường, phục vụ tốt nhu cầu tiêu dùng và xuất khẩu

Muc tiéu cu thé

- Tiếp tục nghiên cứu tạo ra các giống thủy sản, chế phẩm công nghệ sinh học, vắcxin mới phục vụ nuôi trồng, phòng bệnh và điều trị một số bệnh nguy hiểm, thường gặp ở các đối tượng nuôi thủy sản chủ lực; phát triển công nghệ bảo quản và chế biến sản phẩm thủy, hải sản Bước đầu phát triển ngành công nghiệp sinh học thủy sản

Trang 10

- Tăng cường năng lực nghiên cứu khoa học, phát triển, chuyển giao và ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực thủy sản thêm một bước

~ Bảo đảm 70% nhu cầu giống của các đối tượng nuôi thủy sản chủ lực (tôm sú, cá tra, cá rô phi, tôm càng xanh, cua biển, cá hồng, cá tráp, cá giò, cá song, nghêu ) được sản xuất có chất lượng cao, sạch bệnh; sản lượng các đối tượng nuôi trồng thủy sản chủ lực tăng 20% nhờ phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực thủy sản

Tầm nhìn đến năm 2020

- Đưa công nghệ sinh học thủy sản đạt đến trình độ của các nước tiên tiến trong khu vực Đông Nam Á Hình thành được mạng lưới doanh nghiệp công nghệ sinh học thủy sản vừa và nhỏ, hoạt động có hiệu quả, phục vụ tốt việc nuôi trồng, phòng trị bệnh và chế biến thủy sản

- Bảo đảm 100% nhu cầu giống của các đối tượng nuôi thủy sản chủ lực (tôm sú, cá tra, cá rô phi, tôm càng xanh, cua biển, cá hồng, cá tráp, cá giò, cá song, nghêu ) được sản xuất là giống có chất lượng cao, sạch bệnh, phù hợp với các vùng sinh thái khác nhau; sản lượng các đối tượng nuôi trồng thủy sản chủ lực tăng 30% nhờ phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực thủy sản

Trang 11

Câu hỏi 40: Để phục vụ phát triển thủy sản, công nghệ sinh học cần tập trung nghiên cứu những vấn đề gì?

Trả lời

Các nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu ứng dụng, nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ (R&D), triển khai sản xuất thử sản phẩm (P) về công nghệ sinh học phục vụ phát triển ngành thủy sản đã được định hướng trong Quyết định số 97/2007/QĐ-TTg, ngày 29-6-2007 của Thủ tướng Chính phủ như sau:

Sản xuất giống thủy sản

- Kết hợp chọn giống truyền thống với phân tích biến dị ADN và sử dụng kỹ thuật gen để lựa chọn gen quý, ưu việt trong chọn giống các đối tượng nuôi thủy sản chủ lực quan trọng (tôm sú, cá rô phi, cá tra, tôm càng xanh, cua biển, cá hồng, cá trap, cA giò, cá song, nghêu ); tạo giống có tốc độ tăng trưởng nhanh, chất lượng thịt ngon, khả năng kháng bệnh, chịu lạnh cao

-Ứng dụng các công nghệ di truyền như chuyển cấy gen, đa bội thể, điều khiển giới tính để tạo ra giống cá rô phi sinh trưởng nhanh, cá rô phi tồn đực, tơm càng xanh tồn đực, tơm sú tồn cái

- Ứng dụng công nghệ sinh học (dinh dưỡng, sinh lý sinh sản, công nghệ gen) để tạo ra giống tôm sú bố mẹ sạch bệnh, tạo đàn cá tra có tỷ lệ philê cao,

Trang 12

thịt màu trắng phục vụ xuất khẩu, nâng cao tính cạnh tranh các sản phẩm thủy sản trên thị trường

- Ứng dụng công nghệ tế bào trong nuôi cấy mô để sản xuất các giống thuần rong biển nhằm chủ động cung cấp giống phục vụ nuôi trồng rong biển

Bảo tôn, khai thác nguồn gen thủy san

- Phat triển công nghệ bảo quản lạnh gen (bao gồm bảo quản tỉnh, trứng, phôi) kết hợp với việc sử dụng marker di truyền để lưu giữ lâu dài các giống thuần, bảo tổn và khôi phục quỹ gen các giống thủy sản bản địa Trước mắt, tập trung xây dựng ngân hàng tỉnh đơng lạnh các lồi cá, tôm phục vụ bảo tổn quỹ gen và cung cấp vật liệu cho công tác tạo giống

- Nghiên cứu và ứng dụng các thành tựu sinh học, công nghệ sinh học tiên tiến của thế giới trong việc bảo quản lạnh lâu dài tỉnh, trứng, phôi phục vụ công tác chọn lọc, lai tạo các giống thủy sản có năng suất, chất lượng cao

- Ứng dụng công nghệ mẫu sinh, phụ sinh trên một số đối tượng thủy sản, chủ động tạo giống nhân tạo, phục vụ bảo tổn quỹ gen và nâng cao chất lượng giống thủy sản

- Phát triển các công nghệ bảo quản các vi tảo biển, thực vật thủy sinh bản địa quý hiếm và tạo ngân hàng vi tảo biển

Trang 13

- Nghiên cứu và ứng dụng các công nghệ enzym, protein và vi sinh để sản xuất các loại thức ăn cho một số đối tượng nuôi trồng thủy sản chủ lực (tôm sú, cá tra, cá rô phi, tôm càng xanh, cua biển, cá hồng, cá tráp, cá giò, cá song, nghêu ) có hiệu suất tiêu hóa cao, giá thành hạ, sinh trưởng tốt, sản phẩm nuôi bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm

- Ứng dụng sinh học phân tử để chẩn đoán bệnh ở các đối tượng nuôi trồng thủy sản; sản xuất các chế phẩm sinh học và bộ kit để chẩn đoán nhanh, phòng ệnh nguy hiểm thường gặp ở tôm sú, cá tra, cá rô phi, tôm càng xanh, tôm thẻ chân trắng và một số loài cá biển

- Phát triển các chế phẩm sinh học nhằm tăng cường sức đề kháng bệnh và phòng trị có hiệu quả bệnh còi MBV', đốm trắng, đầu vàng ở tôm sú

- Phát triển các loại vắcxin, đặc biệt vắcxin thế hệ mới (vắcxin tái tổ hợp, vắcxin kỹ thuật gen) để phòng bệnh cho cá, tôm

- Ứng dụng công nghệ sinh học để xử lý chất thải từ nuôi trồng thủy sản

- Phát triển một số chế phẩm, hoạt chất sinh học để xử lý chất thải thủy sản và thay thế hóa chất, kháng sinh sử dụng trong sản xuất thủy sản

1 Bệnh MBV la bénh do virtit type A Monodon Baculo

'Virus gây ra Bệnh này xuất hiện trên tôm, làm tôm giảm ăn,

ít hoạt động, chậm phát triển; thường gọi là bệnh còi MBV trên

tôm sú

Trang 14

(đặc biệt trong nuôi tôm sú, cá tra ) góp phần nâng cao hiệu quả nuôi, bảo vệ môi trường, an toàn vệ sinh sản phẩm thủy sản

Công nghệ sau thu hoạch, chế biến và quản lý chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm thủy sản

~ Ứng dụng công nghệ sinh học trong bảo quản sau thu hoạch, chế biến thủy sản, an toàn sản phẩm thủy sản, xử lý phế thải và chất thải chế biến thủy sản

- Điều tra, tách chiết các hợp chất có hoạt tính sinh hoc cao ở sinh vật biển để làm thuốc chữa bệnh - Ứng dụng các chế phẩm enzym có hoạt tính cao trong chế biến sản phẩm thủy sản nhằm nâng cao chất lượng, sức cạnh tranh của sản phẩm và tạo mặt hàng mới có giá trị

- Nghiên cứu ứng dụng công nghệ sinh học để xử lý phế thải và nước thải từ chế biến thủy sản

- Phát triển và áp dụng các phương pháp phát hiện nhanh, chính xác các tác nhân nguy hiểm và tồn dư hóa chất, kháng sinh trong thực phẩm thủy sản

Câu hỏi 41: Mục tiêu phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực bảo vệ môi trường của nước ta là gì?

Trả lời:

Trang 15

của Thủ tướng Chính phủ đã đề ra các mục tiêu phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực bảo vệ môi trường như sau:

AMụe tiêu tổng quát

Đẩy mạnh phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực bảo vệ môi trường để nâng cao năng lực và hiệu quả phòng ngừa, xử lý ô nhiễm, giảm thiểu suy thoái, phục hồi và cải thiện chất lượng môi trường

Mục tiêu đến năm 2020

- Tiếp tục nghiên cứu, phát triển và ứng dụng các sản phẩm công nghệ sinh học trong các hoạt động quan trắc và đánh giá chất lượng môi trường, phòng ngừa, giảm thiểu, xử lý ô nhiễm, cải tạo môi trường và sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên

- Bảo đảm kiểm soát và đánh giá được chất lượng, hiệu quả, độ an tồn của cơng nghệ và sản phẩm công nghệ sinh học ứng dụng trong lĩnh vực bảo vệ môi trường tại Việt Nam

Trang 16

công nghệ sinh học môi trường trong khuôn khổ các đề tài, dự án, nhiệm vụ trong nước Hiện đại hóa 3 phòng thí nghiệm chuyên sâu phục vụ công tác đào tạo, nghiên cứu và đánh giá hiệu quả, tính an toàn của các sản phẩm công nghệ sinh học ứng dụng trong bảo vệ môi trường

- Phát triển và ting dung 15-20 loại chế phẩm sinh hoe dé xử lý các loại chất thải và đăng ký lưu hành theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường; 10 quy trình công nghệ tái chế, tái sử dụng chất thải; 5-10 cảm biến sinh học hoặc quy trình kỹ thuật quan trắc, phân tích môi trường; 5-10 quy trình công nghệ cải tạo, phục hồi môi trường, đặc biệt những vùng đất bị ô nhiễm do hoạt động khai thác và chế biến khoáng sản, tồn lưu chất hữu cơ khó phân hủy

Câu hỏi 42: Để phục vụ phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, cần tập trung nghiên cứu những vấn đề gì?

Trả lời:

Việc nghiên cứu, phát triển và ứng dụng triển khai, sản xuất thử nghiệm sản phẩm công nghệ sinh học trong lĩnh vực bảo vệ môi trường đã được định hướng triển khai trong Quyết định

Trang 17

số 1660/2012/QĐ-TTg, ngày 7-11-2012 của Thủ tướng Chính phủ như sau:

- Nghiên cứu, bổ sung cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực bảo vệ môi trường

- Nghiên cứu, bổ sung văn bản quy phạm pháp luật để quản lý, thúc đẩy phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực bảo vệ môi trường

- Nghiên cứu xây dựng các quy định nhằm kiểm soát và bảo đảm an toàn sinh học của hoạt động phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực bảo vệ môi trường

- Nghiên cứu, phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học trong quan trắc và đánh giá chất lượng môi trường

- Nghiên cứu, phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học để xử lý các chất thải gây ô nhiễm, phục hồi và phát triển các hệ sinh thái tự nhiên, bảo vệ môi trường

- Nghiên cứu, phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học để tạo ra công nghệ, sản phẩm thân thiện với môi trường

Trang 18

Câu hỏi 43: Mạng lưới các cơ sở nghiên cứu về công nghệ sinh học được định hướng xây dựng như thế nào?

Trả lời

Quyết định số 1670/2015/QĐ-TTg, ngày 28-9- 2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc quy hoạch

mạng lưới các viện, trung tâm nghiên cứu và phòng thí nghiệm về công nghệ sinh học đến năm 2025 như sau:

Hình thành mạng lưới các viện, trung tâm nghiên cứu và phòng thí nghiệm về công nghệ sinh học để tạo sự liên kết hỗ trợ lẫn nhau, nâng cao năng lực, hiệu quả trong nghiên cứu, ứng dụng và phát triển công nghệ sinh học, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trước mắt cũng như lâu dài

Cụ thể là:

+ Đến năm 2020:

- Đầu tư và phát triển 3 trung tâm công nghệ sinh học cấp quốc gia ở miền Bắc, miền Trung và miển Nam trên cơ sở Viện Công nghệ sinh học thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Viện Công nghệ sinh học thuộc Đại học Huế và Trung tâm Công nghệ sinh học Thành phố Hồ Chí Minh

- Hình thành và phát triển đồng bộ 10 phòng thí nghiệm trọng điểm quốc gia, bao gồm: 2 phòng

Trang 19

thí nghiệm công nghệ gen, 2 phòng thí nghiệm công nghệ tế bào thực vật, 1 phòng thí nghiệm công nghệ tế bào động vật, 2 phòng thí nghiệm công nghệ enzyme và protein, 1 phòng thí nghiệm công nghệ vi sinh vật công nghiệp, 1 phòng thí nghiệm công nghệ tế bào gốc, 1 phòng thí nghiệm y sinh - dược quân sự

- Tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật cho ít nhất 20 phòng thí nghiệm công nghệ sinh học của các viện, trường thuộc các bộ, ngành, địa phương

- Xây dựng 100% số phòng thí nghiệm có chức năng dịch vụ phân tích, kiểm định, giám định đạt

tiêu chuẩn ISO/IEC 17025: 2005

+ Đến năm 2025:

- Phát triển 3 trung tâm công nghệ sinh học quốc gia đạt trình độ tương đương khu vực ASEAN, trong đó có ít nhất 1 trung tâm đạt trình độ thế giới ~ Tiếp tục củng cố, phát triển và tăng cường đầu tư chiều sâu cho các phòng thí nghiệm trọng điểm quốc gia, các viện, trung tâm, phòng thí nghiệm trong mạng lưới từ trung ương đến địa phương để thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao; có ít nhất 15 phòng thí nghiệm đạt trình độ tiên tiến của khu vực ASEAN và thế giới

- Xây dựng 100% phòng thí nghiệm nghiên cứu về sinh vật biến đổi gen được chứng nhận đủ điều kiện an toàn sinh học

Trang 20

Câu hỏi 44: Các nhiệm vụ chủ yếu nhằm tiếp tục đẩy mạnh phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong Kết luận số 06-KL/TW ngày 1-9-2016 của Ban Bí thư là gì?

Trả lời:

Ngày 1-9-2016, Ban Bí thư đã ban hành Kết luận số 06-KL/TW về việc tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 50-CT/TW của Ban Bí thư về đẩy mạnh phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nhấn mạnh những nhiệm vụ chủ yếu cần tập trung thực hiện trong thời gian tới là:

- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước, người đứng đầu các cấp, các ngành có liên quan trực tiếp tăng cường chỉ đạo công tác phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học, coi đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm

- Phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học, công nghiệp sinh học phải theo cơ chế thị trường Đầu tư phát triển công nghiệp sinh học là một nhiệm vụ ưu tiên trong phát triển kinh tế - xã hội là giải pháp quan trọng để phát triển một nền kinh tế xanh, bền vững

- Chú trọng đa dạng hóa các nguồn lực đầu tư phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học, công

Trang 21

nghiệp sinh học theo cơ chế thị trường Hiện đại hóa và đổi mới cơ chế hoạt động, cơ chế tài chính đối với hệ thống các phòng thí nghiệm, các trung tâm kiểm định tại các vùng, miền nhằm đưa nhanh, có hiệu quả các tiến bộ khoa học - kỹ thuật về công nghệ sinh học vào sản xuất và đời sống

- Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục về vai trò, vị trí của công nghệ sinh học đối với sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xây

dựng và bảo vệ Tổ quốc trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế

- Ứng dụng rộng rãi, có hiệu quả hoạt động công nghệ sinh học trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội, quốc phòng và an ninh

Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới; xây dựng các chương trình phát triển nông nghiệp hiệu quả dựa vào công nghệ sinh học để thích ứng với biến đổi khí hậu

+ Đẩy mạnh nghiên cứu và áp dụng nghiêm ngặt các quy định về an toàn sinh học Chú trọng đẩy mạnh ứng dụng công nghệ sinh học trong công tác an toàn thực phẩm bảo đảm sức khỏe và đời sống của nhân dân

Trang 22

ra một nền sản xuất xanh, sạch; xử lý ô nhiễm, khắc phục suy thoái và sự cố môi trường; khuyến khích sản xuất năng lượng mới, năng lượng sạch, có khả năng tái tạo từ phế liệu, phế thải, thực vật và thân thiện với môi trường để thay thế một phần các nhiên liệu hóa thạch đang dần cạn kiệt

Đẩy mạnh nghiên cứu để làm chủ, đưa vào ứng dụng rộng rãi các sản phẩm, quy trình công nghệ để phát hiện nhanh, chính xác và đối phó có hiệu quả với tấn công sinh học, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới

Trang 23

Phần thứ ba

CÔNG NGHỆ SINH HỌC Ở VIỆT NAM

Câu hỏi 4ð: Công nghệ sinh học trong nông nghiệp bao gồm những ứng dụng gì?

Trả lời:

Công nghệ sinh học được phát triển và ứng dụng trong nông nghiệp ở ba lĩnh vực chính sau:

- Giống cây trồng và vật nuôi nhân vô tính và biến đổi gen mang những đặc điểm nông - sinh quý giá mà các phương pháp truyền thống không tạo ra được, đồng thời được bảo vệ thông qua bản quyền tác giả

- Các chế phẩm sinh học dùng trong bảo vệ cây trồng vật nuôi, như: vắcxin, thuốc trừ sâu bệnh và

phân bón vi sinh

- Công nghệ bảo quản và chế biến nông - hải sản bằng các chế phẩm vi sinh và enzyme Giá trị nông sản được nâng lên nhiều lần và quy trình

công nghệ đi kèm trang thiết bị là một dạng hàng hóa trong kinh doanh chuyển giao công nghệ

Trang 24

cuộc cách mạng sâu sắc trong lĩnh vực giống cây trồng, vật nuôi và chế biến thực phẩm Nhiều kết quả nghiên cứu đã được ứng dụng trong sản xuất và đem lại những giá trị kinh tế cao Nhiều giống cây trồng mang gen kháng sâu, kháng bệnh, kháng chất diệt cỏ đã được đưa ra thị trường như: bông, ngô, khoai tây, lúa mạch, lúa nước, cà chua, củ cải đường Nhiều loại vật nuôi đã được thụ tỉnh trong ống nghiệm và cấy truyền phôi, sử dụng hormone sinh trưởng để tăng nhanh sức lớn và sản lượng sữa ở trâu, bò, kể cả sản lượng thực phẩm và các chất phụ gia sinh học

Câu hỏi 46: Công nghệ vi sinh vật trong nông nghiệp được ứng dụng như thế nào?

Trả lời:

Trong nông nghiệp, công nghệ vi sinh vật có thể được sử dụng như sau:

Ứng dụng trực tiếp

- Phân bón vi sinh: là sản phẩm chứa một hay nhiều loài vi sinh vật sống đã được tuyển chọn theo tiêu chuẩn quy định, có tác dụng tạo ra các chất dinh dưỡng hoặc các hoạt chất sinh học có ích cho cây trồng hoặc cải tạo đất

- Chế phẩm vi sinh bảo vệ thực vật: các loại virút gây bệnh cho côn trùng; vi khuẩn gây bệnh cho côn trùng và chuột; các loại nấm gây bệnh cho

Trang 25

côn trùng, động vật nguyên sinh ký sinh côn trùng; vi sinh vật đối kháng với các loài sinh vật gây bệnh hoặc cỏ dại khiến chúng không phát sinh phat triển được

- Sản xuất men tiêu hóa cho vật nuôi bằng cách sử dụng những vi khuẩn có lợi cho hệ tiêu hóa

Ứng dụng gián tiếp

- San xuất phân bón hữu cơ sinh học nhờ quá trình lên men bằng các vi sinh vật hoặc các hoạt chất sinh học của chúng, các chất hữu cơ có nguồn gốc khác nhau như: phế thải của sản xuất nông, lâm nghiệp, phế thải của công nghiệp chế biến, phế thải sinh hoạt

- Cải tạo giống cây trồng bằng cách dùng vi khuẩn biến đổi gen vào cây trồng thông qua các tế bào bị thương để từ đó nuôi cấy, nhân nhanh các tế bào này rồi cho tái sinh thành giống cây mới

- Sản xuất chất điều hòa sinh trưởng từ vi sinh vật

- San xuất thức ăn cho vật nuôi bằng cách dùng vi sinh vật có ích để lên men thức ăn cho vật nuôi làm cho vật nuôi tiêu hóa tốt, ngủ nhiều, tăng trọng nhanh

Trang 26

Câu hỏi 47: Ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực trồng trọt đã đạt được những kết quả gì? Trả lời: "Trong lĩnh vực trồng trọt, công nghệ sinh học đã đạt được một số kết quả chính là:

~ Tạo các chế phẩm sinh học phục vụ phát triển một nền nông nghiệp sạch, an toàn, bền vững; đẩy nhanh tiến độ chẩn đoán, xác định các tác nhân gây bệnh, dịch mới nguy hiểm trong nông nghiệp và tạo tiền để cho phát triển công nghiệp sinh học; công nghệ vi sinh vật sản xuất vi sinh vật đối kháng, phân bón đa chức năng đã góp phần cải tạo đất, nâng cao năng suất cây trồng

~- Công nghệ gen, chỉ thị phân tử, công nghệ tế bào đã chọn tạo được nhiều giống cây trồng nông - lâm nghiệp năng suất cao, chất lượng tốt, có khả năng kháng bệnh, chống chịu với các điều kiện sinh thái bất lợi (hạn, nóng, mặn, ); nhiều giống lúa chịu

hạn, chịu nóng, kháng sâu bệnh (bạc lá, đạo ôn, rầy nâu ), các dòng triển vọng ngô, đậu tương, lạc, cây ăn quả, hoa, có năng suất, chất lượng tốt

~ Nhiều quy trình công nghệ vi nhân giống hoa, bạch đàn, keo lai, đã được hoàn thiện, triển khai chuyển giao và ứng dụng tại các tỉnh Quảng Ninh, Yên Bái với công suất 10 triệu cây giống/năm; triển khai quy trình công nghệ vi nhân giống hoa quy

Trang 27

mô công nghiệp tại các tỉnh Đồng bằng sông Hồng và duyên hải Nam Trung Bộ

- Chương trình ứng dụng công nghệ sinh học trong nông nghiệp đã chọn tạo được 20 dòng đậu tương biến đổi gen kháng sâu; ð dòng xoan ta mang gen tăng trưởng nhanh; 3 dòng xoan ta mang gen tăng chất lượng gỗ; 1 dòng thông nhựa mang gen kháng sâu róm; 7 giống lúa chịu hạn; 7 giống lúa kháng bạc lá; 2 giống lúa kháng đạo ôn; 4 giống lúa kháng rầy nâu; 2 giống lúa thơm chất lượng cao; 9 giống chè có triển vọng về năng suất, chất lượng; 8 giống bông kháng bệnh xanh lùn,

Trang 28

chủ yếu trồng ở các tỉnh miền Bắc, sản lượng mỗi năm đạt khoảng 10.000 tấn; nấm dược liệu: linh chi, vân chỉ, đầu khỉ mới được nuôi trồng ở một số tỉnh, thành phố (Hà Nội, Hưng Yên, Vĩnh Phúc,

Ninh Bình, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Lạt ,

sản lượng mỗi năm đạt khoảng 100 tấn; một số loại nấm khác như: nấm Trân châu, nấm Kim châm đã nghiên cứu và sản xuất thử nghiệm thành công - Công nghệ vi sinh vật đã cung cấp nhiều loại chế phẩm bảo vệ thực vật sinh học, phân bón vi sinh, chế phẩm bảo quản chế biến sản phẩm nông sản, xử lý môi trường Đã nghiên cứu được quy trình sản xuất và sản xuất thử, thử nghiệm thành công 50.000 kit ELISA! virút lúa lùn xoăn lá

(RRSV)? và 50.000 kit ELISA virút lúa cỏ (RGSV)2

giúp nhanh chóng xác định nguyên nhân gây các

1 ELISA (Enzym Linked Immu no sorbent Assay): phương pháp xét nghiệm hấp thụ miễn dịch liên kết với enzym dựa trên sự kết hợp đặc hiệu giữa kháng nguyên và kháng thể, trong đó kháng thể được gắn với 1 enzym

3 Virút lúa làn xoăn lá RRSV là virút Rice Ragged Stunt Virus lam cay bi lan, mau 14 xanh đậm, mép lá rách, gợn sóng, chóp lá biến dạng, xoăn tít lại, lúa không trổ được, nghẹn dong, hạt kép

3 Vivút lúa cô RGSV là virút Riee Grassy Virus làm lúa bị lùn, cho ra nhiều chổi mọc thẳng, có dạng giống như bụi cỏ, là lúa ngắn, hẹp, màu xanh vàng hoặc màu vàng cam, lúa không trổ bông hoặc trổ bông muộn, hạt lép, giảm năng suất nghiêm trọng

Trang 29

bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá, bệnh sọc đen phương nam ở lúa Đã nghiên cứu, tạo được hàng trăm chết phẩm sinh học phòng trừ tuyến trùng, nấm, vi khuẩn gây bệnh vùng rễ cho cà phê, hồ tiêu, bông vải, lạc, vừng, ngô, ; hàng chục loại phân bón vi sinh vật chức năng sử dụng cho rau, cà phê, lạc, cây lâm nghiệp; nhiều loại chế phẩm bảo quản chế biến rau, quả

Câu hỏi 48: Công nghệ sinh học trong lĩnh vực chăn nuôi, thú y, thủy sản đã đạt được những kết quả gì?

Trả lời:

Trong chăn nuôi, thú y, thủy sản, công nghệ sinh học đã được ứng dụng trong việc chọn tạo giống, nhân nhanh giống, sản xuất thức ăn, sản xuất vắcxin và xử lý môi trường nuôi

Công nghệ chỉ thị phân tử đã giúp xác định được các nguồn di truyền mang gen hữu hiệu phục vụ công tác lai, chọn tạo giống bò, lợn, gà và các giống thủy công nghệ sinh sản đã ứng dụng để nghiên cứu nâng cao hiệu quả sinh sản, sản lượng sữa của bò, bảo quản tỉnh dịch lợn; đã chọn được một số giống thủy sản, lưu giữ và phát triển nguồn gen được định hướng, tập trung vào các đối tượng nuôi chủ lực như: cá tra, cá hổi vân, cá giò, cá rô phi, tôm sú, tôm thẻ chân trắng, tôm càng xanh

Trang 30

Những kết quả này đã đem lại hiệu quả kinh tế rất cao

Nghiên cứu, sản xuất thành công vắcxin phòng chống HðN1 bằng chủng NIBRG-14', hiện đang sản xuất 200 triệu liều/năm; vắcxin đa giá phòng một số bệnh truyền nhiễm của gia cầm, lợn; công nghệ vector tái tổ hợp mang gen GM-CSE (Granulocyte-macrophage colony-stimulating factor) va interleukin? kich tng mién dich cho gia cầm Chương trình phát triển sản phẩm quốc gia đang triển khai nghiên cứu một số vắcxin như: vắcxin lở mồm long móng, cúm A/HðNI1 với biến chủng mới, vắcxin phòng bệnh tai xanh đã được nghiên cứu và sản xuất thành công ở Việt Nam

Câu hỏi 49: Công nghệ sinh học trong lĩnh vực y dược bao gồm những ứng dụng gì?

Trả lời:

"Trong lĩnh vực y dược, nhiều công trình nghiên cứu của công nghệ sinh học đã được ứng dụng thành công, đặc biệt là trong sản xuất thuốc và trong chẩn đoán bệnh, như: các loại kháng sinh và các 1 Chủng NIBRG-14 là 1 loại virút được sử dụng để chế tạo vấcxin phòng chống bệnh HðN!1 ở gà

9 Interleukin là các phân tử có bản chất là protein tan trong nước, chúng có cách thức hoạt động theo kiểu tự tiết, cận tiết, nội tiết; có nhiều vai trò, nhất là với hệ miễn dịch của cơ thể

Trang 31

chất diệt khuẩn, các loại vitamin và chất bổ dưỡng, các loại amino acid và hỗn hợp của chúng trong dịch truyền, các loại vắcxin và các loại hormone chữa bệnh; các bộ kit chuẩn dùng trong chẩn đoán bệnh và chẩn đoán hóa sinh trong y dược

Cây trồng và vật nuôi được cấy chuyển gen sản sinh ra các loại protein trị liệu đang là mục tiêu đầu tư của khá nhiều công ty y dược hàng đầu trên thế giới hiện nay Cụ thể là nghiên cứu và sản xuất các dược phẩm, các kháng thé don dong, interferon’, các hormone (hormone sinh trưởng, insulin, erythropoietin, thrombopoietin )?; các enzyme (urokinase, heparinase, alcohol dehydrogenase)’, các protein khác (các kháng nguyên đặc hiệu, albumin, antithrombin, fibronectin )* các kháng sinh, thuốc và vitamin mới, các dược phẩm có bản chất protein, các loại vắcxin viêm gan B, C, HIV, cúm, sốt rét, viêm não, tả và các tác nhân gây bệnh tiêu chảy; các kit chẩn đoán như: chẩn đoán sự có mặt HIV, virút viêm gan B và C trong máu, một số chẩn đoán thai liệu pháp gen: điều trị các gen gây bệnh di truyền

1 Interferon: có bản chất protein, giúp cơ thể chống lại

được nhiều bệnh tật

Trang 32

Câu hỏi 50: Ứng dụng công nghệ vi sinh vật trong y tế như thế nào?

Trả lời:

"Trong y tế, công nghệ vi sinh vật có thể được sử dụng như sau:

- Sản xuất vắcxin cho con người: vắcxin được chế tạo trực tiếp từ các vi sinh vật gây bệnh gọi là vắcxin thế hệ cũ, hiện nay người ta chế tạo các vắcxin thế hệ mới từ các ribosome' trong tế bào vi khuẩn hoặc các mảnh của virút; hoặc dùng kỹ thuật gen để tạo ra các vắcxin an toàn hơn rất nhiều so với vắcxin thế hệ cũ

- Bản xuất kháng sinh cho con người và vật nuôi: đến nay người ta đã tìm thấy khoảng 2.500 loại kháng sinh, trong đó phần lớn có nguồn gốc từ vi sinh vật

- Sản xuất men tiêu hóa cho con người: đây là một ứng dụng trực tiếp các loại vi sinh vật có lợi cho hệ tiêu hóa để kích thích tiêu hóa của con người

~ Ngoài ra công nghệ vi sinh vật còn được ứng dụng để sản xuất kích tố sinh trưởng cho con người, là chất có trong tuyến yên giúp tăng trưởng chiều cao; sản xuất insulin là một protein có tác dụng 1 Ribosome là một cơ quan nằm trong tế bào chất, có mặt trong tất cả các tế bào sống, chức năng chủ yếu của ribosome

Trang 33

điều hòa lượng đường trong máu người; sản xuất interferon là một protein giúp cơ thể người chống được nhiều loại bệnh

Câu hỏi ð1: Công nghệ sinh học trong lĩnh vực y học đã đạt được những kết quả gì?

Trả lời:

Trong phòng bệnh

Đã nghiên cứu và sản xuất thành công 10/11 loại vắcxin (trong đó có vắcxin phòng bệnh tiêu chảy, viêm gan B và A, viêm não Nhật Bản, bệnh tả) phục vụ tốt Chương trình tiêm chủng mở rộng và tiết kiệm cho ngân sách nhà nước hàng trăm tỷ đồng Việt Nam là một trong bốn nước trên thế giới (sau Mỹ, Bỉ, Trung Quốc) đã làm chủ công nghệ và sản xuất thành công vắcxin Rota sống ở quy mô công nghiệp Hiện nay việc sản xuất nhiều loại vắcxin, trong đó có vắcxin 6 trong 1 (Infanrix Hexa) phòng các bệnh: bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, viêm gan siêu vi B và viêm màng não mủ, viêm phổi do Hib; hoặc vắcxin ð trong 1 (Pentaxim) phòng các bệnh: bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt và viêm phổi, viêm màng não do vi khuẩn Hib da được đưa vào nghiên cứu, sản xuất trong Chương trình phát triển sản phẩm quốc gia

Trong chẩn doán bệnh

Trang 34

dụng thành công kỹ thuật mieroarray! phối hợp kỹ thuật RT-PCR? và các phân tích proteomic° hiện đại, phát triển các test chẩn đoán bệnh đặc hiệu ở mức độ phân tử và ngày càng được cải tiến với độ nhạy cao hơn để chẩn đoán các bệnh lý thông qua việc phát hiện các gen/kiểu gen gây ung thư (oncogene), gen gây các rối loạn di truyền như bệnh Thalassemia*, gen gay loan dudng co Duchenne’, bệnh huyết tán bẩm sinh, v.v Hiện nay, đối với tất cả các bệnh lạ, bệnh nguy hiểm, các nhà công nghệ sinh học của Việt Nam đều có khả năng chẩn đoán được bằng việc ứng dụng kỹ thuật gen như:

dich bénh SARS, cúm A/HBN1, cúm A/H1NI, cúm

A/H7N9, các vi sinh vật có khả năng gây ung thư, vi khuẩn lao kháng thuốc Việc chẩn đoán bệnh 1 Mieroarray: là 1 giá dùng để chứa các mẫu cần test, có thể gắn hàng chục nghìn mẫu trên vai centimet vuông

2 Ky thuat RT-PCR (Realtime - Polymerase Chain Reaction) là kỹ thuật phản ứng chuỗi trùng hợp mà kết quả khuyếch đại ADN đích được hiển thị ngay sau mỗi chu kỳ của phần ứng chuỗi trùng hợp

3 Proteomic 1a thuat ngữ chỉ kỹ thuật phân tích chức năng của các sản phẩm gen, trong đó bao gồm luôn cả việc

nghiên cứu sự định vị và sự đồng nhất của các protein cũng như sự tương tác của chúng

4 Bệnh Thalassemia là bệnh thiếu máu, bệnh di truyền gây giảm sản xuất hoặc tạo ra huyết sắc tố bất thường, làm phá hủy hồng cầu, thiếu máu, thiếu ôxy trong cơ thể

ệnh rối loạn dưỡng cơ Duchene là một loại bệnh di truyền, gây thoái hóa các cơ xương có nhiệm vụ điều khiển tự

động dẫn đến tình trạng cơ teo dần

5

Trang 35

bằng kỹ thuật gen được hầu hết bệnh viện tuyến trung ương và trung tâm y tế dự phòng ở các địa phương ứng dụng

Trang 36

(viêm gan C), sốt Dengue, viêm não Nhật bản B, sởi, Rubella, viêm não do virút đường ruột, virút

gây bệnh chân - tay - miệng, các virút gây tiêu chảy như Rotavirus, virút gây tiêu chảy trong các mùa dịch cũng như một số virút gây bệnh phổ biến khác

Trong điều trị bệnh

~- Thời gian qua, chúng ta đã nghiên cứu và tạo được các chủng vi sinh vật tái tổ hợp ổn định về mặt giống, có thể dùng cho sản xuất các loại thuốc, như: insulin!, interleukin 2°

- Công nghệ tế bào gốc trong điều trị bệnh đã được quan tâm nghiên cứu, ứng dung trong 5 năm qua Bước đầu chúng ta đã thành công trong việc sử dụng tế bào gốc tự thân để điều trị cho bệnh nhân mắc các chứng bệnh với vết thương lâu liền; xây dựng được quy trình phân lập, nuôi cấy, biệt hóa tế bào gốc sinh tỉnh trùng (tinh tử) của chính bệnh nhân bị bệnh vô sinh; xây dựng và làm chủ quy trình biệt hóa tế bào gốc màng dây rốn thành tế bào da và chế tạo vật liệu tương đương da để điều

trị vết thương, vết bỏng; xây dựng được quy trình phân lập, bảo quản tế bào gốc từ máu cuống rốn và tủy xương phục vụ điều trị bệnh suy tủy, ly thượng 1 Insulin là một loại thuốc dùng điều trị bệnh đái

tháo đường

3 Interleukin 2 là loại thuốc điều trị bệnh ung thư phổi,

ung thư bạch cầu, ung thư buồng trứng, ung thư vú, ung thư

máu, ung thư thận

Trang 37

bì bọng nước bẩm sinh; sử dụng tế bào gốc phân lập từ tủy xương điều trị thành công cho ð bệnh nhân suy tim sau nhồi máu cơ tìm qua đường can thiệp mạch: sử dụng tế bào gốc trong điều trị ung thư vú, ung thư tử eung bước đầu có hiệu quả tốt, Chúng ta đã xây dựng được Ngân hàng Tế bào gốc tại Công ty cổ phần dược phẩm Mekophar và Ngân hàng Máu dây rốn cộng đồng tại Viện Huyết học và Truyền máu Trung ương; Ngân hàng Tế bào gốc từ người hiến tặng, sử dụng trong điều trị bệnh trẻ em tại Bệnh viện Nhi Trung ương

Câu hỏi 52: Những ứng dụng của công nghệ sinh học trong công nghiệp là gì?

Trả lời:

Trong công nghiệp, công nghệ sinh học được ứng dụng vào sản xuất các loại enzyme dùng trong công nghiệp dệt, công nghiệp sản xuất xà phòng và mỹ phẩm, công nghiệp sản xuất bánh kẹo, rượu bia và nước giải khát

- Công nghiệp hóa chất: Các hóa chất thông dụng đều có thể sản xuất bằng công nghệ sinh hoc Công nghiệp hóa chất sẽ có hiệu quả hơn nếu dùng các chất xúc tác sinh học (enzyme), tái sinh và xử lý các dung môi bằng con đường sinh học

Trang 38

hóa tỉnh bột thành glueose và chuyển hóa thành fructose’

- Công nghiệp làm sạch: Các chất giặt tẩy hiện đại được bổ sung protease? và các enzym khác làm sạch các vết bẩn protein, tỉnh bột và chất béo

- Công nghiệp sản xuất bột gỗ và giấy: Công nghệ sinh học đưa ra giải pháp sinh học để sản xuất bột giấy không gây ô nhiễm bằng cách sử dụng các loại nấm phân hủy lignin-eellulose để tạo bột Các enzyme cũng được dùng nâng cao chất lượng sợi và chất lượng giấy

- Cơng nghiệp khai khống và phát hiện khoáng sản: Có hai công nghệ: lọc sinh họe/ôxy hóa sinh học các kim loại, xử lý ô nhiễm kim loại và tái sinh Công nghệ lọc kim loại dùng các vi sinh vật có thể thu được các kim loại quý như đồng, kẽm và cobalt Cong nghé xử lý sinh học ô nhiễm có thể áp dụng đối với các kim loại nặng

Câu hỏi ð3: Ứng dụng của công nghệ vi sinh vật trong công nghiệp như thế nào?

Trả lời

"Trong công nghiệp, công nghệ vi sinh vật có thể

được sử dụng như sau:

1 Fruetose là loại đường đơn, cơ thể có thể sử dụng để

sinh năng lượng

3 Protease là một loại enzym có tác dụng làm mềm lông, sạch lông, bóng đa, phân hủy máu đông, thuốc tiêu hóa

Trang 39

- Trong chế biến thực phẩm: Việc ứng dụng vi sinh vật trong chế biến thực phẩm đã được con người ứng dụng từ rất lâu và ngày càng rộng rãi Hiện nay phần lớn các công nghiệp chế biến thực phẩm đều có sử dụng vi sinh vật bằng công nghệ

lên men như: sản xuất bánh mì, rượu, bia, sữa chua, nước mắm, nước ngọt

- Trong sản xuất năng lượng: cồn và khí đốt biogas là kết quả của việ: ứng dụng vi sinh vật để lên men hiếm khí các chất hữu cơ (chủ yếu dùng chất thải của vật nuôi) thành chất đốt, vừa có tác dụng bổ sung năng lượng thay cho năng lượng hóa thạch vừa có tác dụng bảo vệ môi trường

~ Ngồi ra, cơng nghệ vi sinh vật còn được ứng dụng trong công nghiệp để sản xuất các chất tăng hương vị thực phẩm như: amino axít, vitamin, các chất màu thực phẩm, keo thực phẩm, các dung môi

hữu cơ như etanol, axetol các axít hữu cơ như:

axit lactic, axit citric

Câu hỏi ð4: Công nghệ sinh học đã có kết quả gì trong lĩnh vực chế biến bảo quản?

Trả lời:

“Trong lĩnh vực chế biến, bảo quản, các ứng dụng công nghệ sinh học đã tập trung vào việc nghiên cứu ứng dụng công nghệ vi sinh vật, công nghệ enzyme quy mô vừa và nhỏ nhằm tạo nhu cầu sử

Trang 40

dụng, ứng dụng các sản phẩm của công nghệ sinh học tại các doanh nghiệp và từng bước xây dựng thị trường công nghệ sinh học Cụ thể:

- Công nghệ vi sinh vật: Đã tuyển chọn và tạo được trên 20 chủng vì sinh vật mới, trong đó có các chủng tái tổ hợp có đặc tính quý (hiệu suất lên men cao, tạo được hương vị đặc trưng, có tính kháng khuẩh tốt,

Các chủng trên đã và đang được áp dụng vào sản xuất tại các cơ sở nghiên cứu, bảo quản và chế biến nông sản, thực phẩm (sản xuất các loại đồ uống có cồn, các sản phẩm thịt lên men, các loại nước chấm, ), sản xuất thử nghiệm thức

ăn chăn nuôi, thuộc da, chất tẩy rửa, dệt - nhuộm, sản xuất nhiên liệu sinh học

- Công nghệ enzym-protein: Đã nghiên cứu sản xuất quy mô thí nghiệm và thử nghiệm một số loại enzym, chế phẩm enzym và xây dựng được hàng chục quy trình công nghệ ứng dụng enzym trong chế biến các sản phẩm thực phẩm (chế biến tỉnh bột và các sản phẩm tỉnh bột, các loại nước chấm, ), sản xuất thử nghiệm thức ăn chăn nuôi, thuộc da, chất tẩy rửa, dệt - nhuộm, tẩy trắng giấy, chế biến thủy sản

Nhiều đề tài, dự án sản xuất thử nghiệm đã hướng tới việc nghiên cứu xây dựng các quy trình

Ngày đăng: 21/04/2022, 08:56

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN