1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Kế thừa và phát triển truyền thống đại đoàn kết của dân tộc Việt Nam trong công cuộc đổi mới hiện nay (toàn văn)

191 668 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 191
Dung lượng 6,63 MB

Nội dung

Trang 1

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

KỶ YẾU KHOA HỌC

ĐỀ TÀI CẤP BỘ NĂM 2003 - 2004

KẾ THỪA VÀ PHÁT TRIỂN TRUYỀN THỐNG ĐẠI ĐOÀN KẾT CỦA DÂN TỘC VIỆT NAM

TRONG CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI HIỆN NAY

Cơ quan chủ trì: Viện Lịch sử Đẳng Chủ nhiệm đề tài: TS Nguyễn Quốc Bảo Thư ký đề tài: Ths Nguyễn Đình Cả

Hà Nội 12 - 2004

Ä44é„ ứ

Trang 2

10 MỤC LỤC Trang Mục lục eect ee ten etna taeeteneeae cess 1 Mở đầu LH HH nh nh sư 3 Những giá trị truyền thống cộng đồng dân tộc Việt Nam 6 TS Trần Thị Thu Hương

Những giá trị văn hoá góp phần hình thành truyền thống đại 19 đoàn kết của dân tộc Việt Nam

Thể Lá Thị Minh Hạnh

Đại đoàn kết dân tộc là cội nguồn và động lực của sự phát triển — 32

CN Trần Thị Mỹ Hường CN Phạm Đức Kiên

Đại đoàn kết dân tộc trong sự nghiệp cách mạng dân tộc dân 55 chủ nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đẳng Cộng sản Việt Nam

CN Trần Đức Lân

Đại đoàn kết dân tộc trong xây dựng xã hội chủ nghĩa và công 72 cuộc đổi mới

Th$ Nguyễn Thị Thanh

Sự vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết trong thời 95

kỳ đẩy manh CNH, HĐH đất nước của Đảng Cộng sản Việt Nam Thể Lê Thị Tình Đảng Cộng sản Việt Nam - hạt nhân lãnh đạo khối đại đoàn kết 119 toàn dân tộc PGS,TS Nguyễn Trọng Phúc

Đảng Cộng sản Việt Nam xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc 131 trên cơ sở liên minh công nhân - nông dân - trí thức

Trang 3

11

12 13

14

Đẩy mạnh xây dựng, củng cố và phát triển các hình thức, tổ

chức, tập hợp quần chúng vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh

ThŠ Nguyễn Đình Cả Đại đoàn kết dân tộc trong tiến trình hội nhập và phát triển

ThS Dinh Chế Một số vấn đề đặt ra với việc kế thừa và phát triển truyền thống đại đoàn kết của dân tộc ta trong công cuộc đổi mới hiện nay

TS Nguyễn Quốc Bảo Tài liệu tham khảo .- - -.<cẰ

151

159 167

Trang 4

MỞ ĐẦU 1.Tính cấp thiết của đề tài

Lịch sử hàng ngàn năm dựng nước, giữ nước của dân tộc là sự nối tiếp những cuộc đấu tranh chống thiên tai, chống các cuộc chiến tranh xâm lược của các đế chế phương Bắc và các nước thực dân đế quốc tư bản chủ nghĩa Những cuộc vật lộn, đấu tranh sinh tử đó đã sớm hình thành ở người Việt Nam sự cố kết cộng đồng Ý thức cộng đồng dân tộc phát triển và trở thành sức mạnh đoàn kết dân tộc Đoàn kết và phát huy sức mạnh đoàn kết đã thấm vào máu thịt của mỗi người Việt Nam, được trân trọng giữ gìn, bổ

sung, phát triển từ đời này sang đời khác

Truyền thống đoàn kết của dân tộc Việt Nam còn được hình thành từ những cội nguồn lịch sử sâu xa Người Việt Nam ý thức rằng, mình sinh ra trong cùng một bọc, gắn bó với nhau bởi từ "đồng bào" Người Việt Nam - dù sống ở trên miền rừng núi hay vùng đồng bằng, trung du, miền biển, trong hay ở nước ngoài - đều có chung cội nguồn, chung một Ông tổ Hùng Vương, đều có chung một ngày giỗ Tổ Hùng Vương Lịch sử dựng nước và giữ nước của nhân dân ta cũng cho thấy ở thời kỳ nào mà nhân dân đoàn kết, "trên dưới một lòng” thì đất nước hưng thịnh ở thời kỳ nào mà "lòng đân ly tán, chia rế và loạn ly” là lúc mà dân tộc suy vong, thù trong, giặc ngoài, có nguy cơ mất nước

Trang 5

Trong Di chúc, Hồ Chí Minh viết: "Đoàn kết là truyền thống cực kỳ quý báu của Đảng và dân ta Các đồng chí từ Trung ương đến các chi bộ cần phải giữ gìn sự đoàn kết nhất trí của Đảng như giữ gìn con ngươi của mắt mình "! Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội đo Đại hội VI (1991) thông qua khẳng định: "Đoàn kết là truyền thống quý báu và bài học lớn của cách mạng nước ta" Tổng kết bài học kinh nghiệm 15 năm đổi mới vừa qua, Báo cáo Chính trị Đại hội IX đã viết:

"Để công cuộc đổi mới thành công phải động viên được mọi tầng lớp nhân

dân và các thành phần kinh tế tham gia"? Gần đây nhất, Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ bảy (khoá IX) lại tiếp tục khẳng định và coi đó là

"nhân tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững ổn

định chính trị - xã hội của đất nước'” Chính vì Đại đoàn kết dân tộc có ý nghĩa quan trọng như vậy, nên việc đi sâu nghiên cứu đề tài "Kế thừa và phát huy truyền thống đại đoàn kết của dân tộc Việt Nam trong công cuộc đổi mới hiện nay" là một yêu câu cấp thiết, vừa góp phần nâng cao hơn nữa nội dung, chất lượng nghiên cứu, giảng dạy bộ môn Lịch sử Đảng đang đảm nhiệm, vừa có ý nghĩa lý luận và thực tiễn nhằm kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp đó của dân tộc trong công cuộc đổi mới hiện nay 1 Mục tiêu nghiên cứu

Xác định rõ nội dung của truyền thống Đại đoàn kết dân tộc, từ đó nghiên cứu những mặt tác động tích cực, những hạn chế và để xuất những giải pháp, định hướng trong quá trình lãnh đạo của Đảng để kế thừa và phát huy truyền thống đó trong công cuộc đổi mới hiện nay

2 Nội dung nghiên cứu

.~ Nghiên cứu những cơ sở hình thành truyền thống Đại đoàn kết dân tộc -_ Những nội dung và biểu hiện cụ thể của truyền thống đại đoàn kết dân

tộc

!, Hồ Chí Minh: Toàn rập Nxb CTQG, H, 1996, tập 12, tr 497

?, ĐCSVN, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb CTQG, H, 2001, tr 82

Trang 6

- _ Vai trò của khối Đại đoàn kết dân tộc trong tiến trình phát triển của lịch sử dân tộc

- Một số định hướng, giải pháp cho việc kế thừa, phát triển truyền thống Đại đoàn kết trong công cuọc đổi mới hiện nay

3 Phương pháp nghiên cứu

Vận dụng phương pháp nghiên cứu tổng hợp mang tính chất liên ngành, trong đó phương pháp chủ yếu là phương pháp lịch sử, phương pháp lôgíc, kết hợp với các phương pháp khác như phương pháp thống kê, so sánh, phương pháp điều tra xã hội học qua khảo sát thực tế để đưa ra những luận cứ, luận chứng bảo đảm tính xác thực và độ tin cậy

4 Kết cấu của đề tài

Theo 3 nội dung chính:

-_ Cơ sở hình thành truyền thống Đại đoàn kết dân tộc của dân tộc Việt Nam

- _ Sức mạnh của truyền thống đại đoàn kết trong lịch sử dân tộc Việt Nam -_ Một số định hướng, giải pháp cho việc kế thừa, phát triển truyền thống

Trang 7

NHUNG GIA TRI TRUYỀN THỐNGCỘNG ĐỒNG DÂN TỘC

VIỆT NAM

1 Về khái niệm truyền thống cộng đồng

Truyền thống là tập hợp những tư tưởng và tình cảm, những tập quán, thói quen trong tư duy, lối sống và ứng xử của một cộng đồng người nhất định, được hình thành trong lịch sử và đã trở nên ổn định, được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác Như vậy, những đặc trưng, những thuộc tính cơ bản của truyền thống là tính di tồn, tính ổn định và tính cộng đồng

Khi nói đến giá trị truyền thống là đã bao hàm sự tuyển chọn những truyền thống tốt đẹp, mang nghĩa tích cực và tiêu biểu cho bản sắc văn hoá dân tộc Trong giá trị truyền thống có những giá trị trường tồn bền vững, nhưng cũng có những giá trị biến đổi qua các thời kì lịch sử

Truyền thống cộng đồng là một trong những giá trị bền vững, những tính hoa của dân tộc Việt Nam được vun đắp qua lịch sử hàng ngàn năm đấu tranh dựng nước và giữ nước Văn kiện Hội nghị BCH Trung ương lần thứ 5 (khoá VIID đã khẳng định: "Đó là lòng yêu nước nồng nàn, ý chí tự lực tự cường dân tộc, tỉnh thần đoàn kết ý thức cộng đông gắn kết cá nhân- gia đình- làng xã- tổ quốc "

Trong diễn văn nhân dịp kỉ niệm 70 năm thành lập Đảng Cộng sản Việt

Nam, nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu đã khẳng định: "Từ thời đại Hùng

Vương đến thời đại Hồ Chí Minh, đặc điểm quý báu nhất của khối đại đoàn _ kết dân tộc ta là toả khắp non sông mà quy về một mối, dựa trên một nền, xoay

quanh một trục"

Tuy nhiên, bên cạnh những giá trị của truyền thống cộng đồng nói riêng và truyền thống nói chung của người Việt, chúng ta phải nhận thức rằng vẫn còn tồn tại những di sản tiêu cực của các truyền thống, đó là những phòng tục

Trang 8

tập quán, tín ngưỡng lạc hậu lỗi thời kìm hãm sự phát triển của xã hội hoặc là những biến chứng của các yếu tố truyền thống khi điều kiện kinh tế-xã hội đã thay đổi, đặc biệt trước sự tác động bởi những mặt trái của nền kinh tế thị trường trong giai đoạn hiện nay

2- Đặc điểm và các giá trị truyền thống cộng đồng của người Việt trong lịch sử

Tính cộng đồng là đặc điểm chung của nhiều nước phương Đông, tuy nhiên mỗi nước do những điều kiện tự nhiên và hoàn cảnh lịch sử khác nhau nên mang những sắc thái riêng:

Tính cộng đồng của người Hoa ở Trung Quốc chủ yếu dựa trên cơ sở của đại gia tộc với những gia đình lớn và chế độ gia trưởng rất mạnh

Người Nhật được biểu thị tập trung ở trong những nhóm xã hội dựa trên thể chế hộ gia đình, với ý thức bảo vệ lợi ích chưng và lòng trung thành cao độ với cộng đồng Tính cộng đồng đó được phát huy cao độ trong các tổ chức kinh tế-xã hội, trong các công ty, xí nghiệp

Hàn Quốc là một nước đồi núi, các làng xã vì thế trải rộng trên các thung ling hay ving đổi, do vậy, nền tảng của làng xã là những đòng họ, mang tính gia trưởng cao và giữ vai trò chỉ phối cuộc sống cộng đồng

Nhân cách cơ bản của một dân tộc, bản sắc văn hoá truyền thống chính là tổng hoà của những điều kiện kinh tế - tự nhiên, lịch sử - xã hội và ý thức - tâm linh của cộng đồng người ấy được luyện tập qua một thời gian lâu dài

Việt Nam do phải liên kết lại trong cuộc đấu tranh khắc phục thiên nhiên, khai hoang, đắp đê làm thuỷ lợi, chống ngoại xâm, do vậy, hình thành các cộng đồng gia đình làng nước Con người Việt Nam có tính thần đoàn kết, thương yêu, giúp đỡ đùm bọc nhau

Trang 9

Trong lịch sử Việt Nam, sự bảo tồn lâu đài của làng xã dựa trên cơ sở kết cấu kinh tế-xã hội của công xã nông thôn đã tạo nên một nền tảng quan trọng cho tâm lí và tính cách cộng đồng của con người Việt Nam Ở mỗi làng, nhiều loại cộng đồng khác nhau như gia đình, dòng họ tồn tại đan xen rất đa dạng Bên cạnh đó, những tục lệ, hương ước, tín ngưỡng dân gian, lễ hội truyền thống,v.v góp phần nâng cao ý thức, tâm lí cộng đồng và thất chặt quan hệ cộng đồng

Từ gia đình đến dòng họ, làng xóm, hàng loạt những mối quan hệ cùng tồn tại và bổ sung cho nhau tạo nên tính cộng đồng cao trong cuộc sống hàng ngày, trong sinh hoạt văn hoá -xã hội cũng như trong tâm lí, ý thức và đời sống tâm linh của con người Việt Nam

Về mặt xã hội, con người Việt Nam truyền thống luôn luôn tồn tại như những cá thể được tích hợp vào một hệ thống cộng đồng đồng tâm từ nhỏ đến lớn (gia đình, làng xóm, quốc gia), có thể nói đó là những nhân cách siêu tích hợp Trong đó, cấu trúc gia đình là cộng đồng bền chặt nhất Trong lịch sử, yếu tố cộng đồng là nền tảng của những truyền thống đẹp như ý thức đoàn kết, tương trợ, tỉnh thần yêu làng nước

Là hạt nhân, tế bào xã hội, gia đình Việt Nam là nơi rèn dưỡng con người, nơi bảo lưu, kế thừa, phát triển những giá trị truyền thống Gia đình mà chúng ta đề cập ở đây là gia đình người Việt, đặc biệt là gia đình nông thôn

Trong gia đình, tình cảm của con cái trong gia đình đối với bố mẹ hết sức tôn trọng và thiêng liêng "Có thể người ta sẽ không tìm thấy ở bất cứ đân tộc nào trên trái đất này một sự gắn bó hoàn hảo trong gia đình, một tình cảm hiếu thảo sâu sắc như ở dân tộc An Nam"!

Nhiều gia đình thuộc các tầng lớp trên trong xã hội có quy mô lớn gồm

nhiều hệ Monier vẽ lên một cảnh đoàn tụ, con cái quây quần chung quanh vị cha già ở gia đình Tuy Lý Vương (con thứ I1 của vua Minh Mạng): "Tôi đếm

Trang 10

được cả thảy 27 người con trai, kế từ đứa bé 12 tuổi đến vị nho sĩ đã đeo kính lão, tuổi trên dưới 50 Phải kể rằng trong số những con cháu hầu hạ đó, nhiều người có những phẩm chất đáng mơ ước trong giới quan trường và giữ một chức vụ cao của Nhà nước Và thật là cảm động khi trông thấy họ rất chăm chú sốt sắng, thay nhau được ngồi bên người cha, cảm thấy mình thật nhỏ bé, hèn mọn im lặng nghiêng người chờ nghe cụ già đang chỉ bảo bằng một giọng nhỏ nhẹ! Boissnère có nói đến những gia đình "ngũ đại đồng đường", cho biết "khi 5 đời của cùng một gia đình cùng sống quây quần mà không có xích mích gì, quan phủ huyện hàng năm đều phải tâu trình lên nhà vua để được ban

thưởng "2,

Các gia đình nhỏ là đơn vị sản xuất, có nhà cửa và công cụ lao động riêng, có quyền sở hữu các sản phẩm lao động làm ra, nhưng không có quyền sở hữu ruộng đất Để khai hoang, đắp đê, làm thuỷ lợi trong quá trình sản xuất nông nghiệp trồng lúa nước, người Việt phải gắn bó với nhau, nương tựa vào nhau để tồn tại Các gia đình nhỏ sống quây quần trong một khu vực địa lí nhất định, trong quan hệ láng giềng Bên cạnh quan hệ láng giểng, quan hệ huyết thống được bảo tồn lâu dài dưới hình thức "họ" Chế độ sở hữu ruộng đất cùng với quan hệ láng giềng và quan hệ huyết thống đã tạo nên sự gắn bó chặt chẽ giữa các thành viên trong cộng đồng làng xã và sự tồn tại bền vững của cộng đồng ấy

Từ các gia đình này, tỉnh thần cộng đồng của người Việt đã mở rộng ra đến họ hàng, làng xã Làng xã ở Việt Nam có tổ chức chặt chẽ, ở đó là môi trường tồn tại, là tập thể cộng đồng chủ yếu của con người Việt Nam Điều này khác hẳn với sự tập hợp rời rạc của những người nông đân phương Tây, như Mác ví "như bao tải khoai tây”,

' Monnier, Le tour d/Ane, Paris, 1899-1990, tr 197-198

Trang 11

Người nông dân Việt Nam đã luôn luôn gắn bó, có ý thức bảo vệ uy tín cộng đồng làng xã của mình, duy trì trong cộng đồng ấy một tính thần bình

đẳng dân chủ trong nội bộ làng Xã

Như vậy, trong làng xã cổ truyền Việt Nam, thường tồn tại nhiều cộng

đồng nhỏ theo những quan hệ địa lí, huyết thống, tuổi tác, nghề nghiệp, rất đa dạng, phong phú

Về quan hệ địa lí (mà ta gọi là láng giềng) bên trong thường chia lam thôn, xóm, ngõ Về quan hệ huyết thống, các gia đình cùng một huyết thống tập hợp lại trong một cộng đồng gọi là họ Và mỗi một họ thường có một nhà thờ họ tổ tiên chung do một tộc trưởng đứng đầu, nơi đó chính là trung tâm để con cháu đoàn tụ trong những ngày giỗ tết Những người thuộc cùng một ho trong làng cũng có ý thức bảo vệ uy tín của họ mình Về quan hệ tuổi tác, trong cộng đồng làng có tổ chức gọi là giáp (tất cả nam giới trong làng tập hợp trong những giáp theo quan hệ tuổi tác) Về quan hệ nghề nghiệp, người Việt cổ trong làng tập hợp những người cùng nghề gọi là hội, phường hay phe Những tổ chức này cũng có một số nghỉ lễ và qui ước Về quan hệ tương trợ, để giúp đỡ lẫn nhau trong cộng đồng làng, người Việt cổ còn họp nhau lại thành các hội, như hội hiếu, hội hÿ, hội chơi họ, hội ăn tết, mang tính chất tự nguyện Tất cả những mối quan hệ ấy có quan hệ đan xen với nhau trong cộng đồng làng xã, thắt chặt sự gắn bó giữa các thành viên để cùng tổn tại

Các tác giả phương Tây đã nghiên cứu về mối quan hệ cộng đồng trong xã hội Việt Nam, Pasquier nhận xét: "Về phương diện hành chính, làng xã tồn tại như một gia đình lớn, mà đối với nó, chính quyển đã tôn trọng một quyền tự trị lớn nhất Sự tự do của làng xã thấy cần thiết phải thực hiện đầy đủ việc dựng lên chung quanh mình một bức tường thành thực thụ Đó là một gia đình đóng cửa bảo nhau, không cưỡng chế và cũng không để cho người ngoài nghe thấy"!,

Trang 12

Khi nghiên cứu về tinh thần cộng đồng làng xã của người Việt, các sử gia cho rằng: trong cộng đồng lãng xã ấy, người Việt thừa nhận một "sự bình đẳng tuyệt đối giữa các công dân, và người ta không chấp nhận một sự phân biệt nào khác ngoài sự khác nhau về danh vọng và tiếp theo là chức vụ"! Chính vì vậy, những người dân làng xã được tham gia vào công việc của làng, thể hiện tinh thần dân chủ sơ khai, một học giả nước ngoài đã viết: "Những người nghèo hèn nhất cũng được tham đự vào các công việc của xóm làng, sự tham gia của tất cả mọi người và của từng người vào việc làng, sự đoàn kết thiết yếu của dân làng đã có hệ quả là hình thành nên một "tinh thần xã hội”

Trước những điều kiện thiên tai khắc nghiệt và ở vị trí địa lí quan trọng của khu vực, Việt Nam luôn luôn là đối tượng của các thế lực xâm lược ở bên ngoài, nhiều làng phải tập hợp nhau lại thành cộng đồng lớn hơn, đó là nước để tồn tại Bởi vậy, quốc gia trở nên rất quan trọng và thiêng liêng đối với người Việt Nam

Dân tộc Việt Nam sớm hình thành trong một quá trình thống nhất quốc gia dân tộc tương đối bền vững Từ thời vua Hùng, vua Thục, quốc gia Văn Lang-Âu Lạc đã liên kết được hai nhóm tộc người Việt chủ yếu là Lạc Việt và Âu Việt Trải qua hơn 1000 năm Bắc thuộc cho đến thế kỉ XI-XII (thời kì Đại Việt), trải qua thời kì phân liệt Lê-Mạc, Trịnh-Nguyễn kéo dài trên 200 năm, cư đân nước Đại Việt lúc đó vẫn là một cộng đồng thống nhất với ý thức sâu sắc về cội nguồn chung, về văn hoá, về ngôn ngữ Đó là cơ sở căn bản để khôi phục quốc gia vào cuối thế kỉ XVIII, đầu thế kỉ XIX khi mà kinh tế hàng hoá có phát triển hơn trước những chưa đủ sức tạo ra thị trường cả nước, chưa tạo _ lập ra một nền tầng mới cho sự thống nhất dân tộc cận đại

Do vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên, nhân dân Việt Nam phải đấu tranh liên tục chống thiên tai và phải tiến hành nhiều cuộc kháng chiến chống xâm lược để bảo vệ nên độc lập của Tổ quốc Những cuộc đấu tranh đó là một trong ' Gosselin, Llempire d’; Annam, Paris, 1904, tr 45 Dẫn theo Các giá trị truyền thống và con người Việt Nam

hiện nay, tL, H 1996, tr 51

Trang 13

những nhân tố quyết định phá vỡ tính cô lập làng xã, thúc đẩy sự liên kết cộng đồng, sự cố kết dân tộc, phát triển ý thức quốc gia dân tộc của con người Việt Nam

Để đối phó với môi trường tự nhiên, ở phạm vi làng là liên kết lại để khẩn hoang ruộng lứa nước, để sản xuất và thu hoạch cho kịp thời vụ thì ở

phạm vi quốc gia là chống thiên tai Từ khi lập quốc, chống lụt đã là nhiệm vụ hàng đầu của quốc gia, là sự sinh tồn của dân tộc Vì vậy, truyền thuyết Sơn Tinh-Thuy Tĩnh là truyền thuyết sớm nhất- một bài ca chống lũ lụt được truyền tụng trong dân gian người Việt Để đối phó với môi trường xã hội, trong phạm vi quốc gia đó là chống giặc ngoại xâm Trong hơn 22 thế kỉ tồn tại, lịch sử đân tộc Việt Nam đã phải chống giặc ngoại xâm chiếm đến hơn 1/2 thời gian tồn tại: tới 12 thế kỉ Truyền thuyết Thánh Gióng là câu chuyện quan trọng thứ hai trong thời kì dựng nước của người Việt

Do vậy, đối với người Việt, cộng đồng lớn nhất, đồng dạng nhưng bao trùm lên mọi gia đình, làng xã là quốc gia "Quốc gia được ví như một gia đình lớn, mọi quyển lực đều mang tính chất gia trưởng Nhà vua là người cha của quốc gia, các quan là người cha của tỉnh mình cai trị Trong tất cả mối quan hệ xã hội, người ta thường có thói quen đồng nhất, lẫn lộn giữa đạo hiếu và sự phục tùng chính trị"'

Khởi nguồn từ cuộc sống nông nghiệp trồng lúa nước trong điều kiện công cụ lao động thô sơ, thiên nhiên nghiệt ngã, sự cố kết, nương tựa vào nhau của người Việt đã chuyển thành ý thức cộng đồng bên vững trong phạm vi quốc gia:

Bầu ơi thương lấy bí cùng

Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn; Nhiễu điều phủ lấy giá gương

Người trong một nước phải thương nhau cùng

Trang 14

Sức mạnh cộng đồng ấy đã được một học giả trường Viễn Đông bác cổ- P.Mus đâu thế kỉ XX đã viết: "Đối với xã hội Việt Nam, mạng lưới các ô ruộng nước là một lí do tổn tại lịch sử, một cấu trúc ổn định, một kỉ luật cho công việc và đời sống cộng đồng Được lặp đi lặp lại tới những địa giới xa Xôi, các làng lúa nước hình thành nên nước này Người Việt Nam gắn chặt với đất đai mà họ làm ra ruộng lúa Sự hoà hợp chặt đến mức là bất cứ ở đâu, khi có đủ điều kiện ấy thì không một dân tộc nào có thể chống lại sự phát triển của người Việt, và cũng không có sức mạnh nào có thể làm họ bật ra khỏi ruộng

lúa mà họ đã xây dựng"!

Để chống lại thiên tai và bảo vệ nền độc lập, người Việt đòi hỏi phải có tỉnh thần đoàn kết và ý thức độc lập dân tộc của toàn dân Truyền thống yêu

nước bất khuất là biểu hiện cụ thể của tỉnh thần gắn bó với cộng đồng quốc gia

của người Việt Giran đã nhận xét: "Lịch sử vương quốc An Nam, với những cuộc nổi dậy liên tiếp chống lại ách đô hộ nước ngoài đã làm cho người ta nghĩ rằng nhân dân An Nam đã có một ý chí kiên quyết và mạnh mẽ mà nếu không có nó, đã không thể giành lại nên độc lập và đã chiến thắng sau một cuộc đấu

tranh nhiều thế kỷ chống lại kẻ khổng lồ Trung Hoa'?

Chính vi vay, đức tính sẵn sàng xả thân vì cộng đồng đã trở thành một chuẩn mực đạo lí truyền thống của người Việt trong mấy ngàn năm dựng nước và giữ nước

Trong quan niệm truyền thống, người Việt Nam coi nước, quốc gia, dân tộc cũng như một thứ cộng đồng huyết thống, như con cháu của một tổ tiên chung từ trong nguồn gốc xa xưa, điều đó biểu thị trong huyền thoại con Rồng cháu Tiên, là đồng bào ruột thịt có chung tổ tiên là vua Hùng Do vậy, cho đến nay, hiếm có một dân tộc nào trên thế giới như ở Việt Nam có một đến thờ chung cho cả nước - Đền Hùng Trong hơn 100 năm thuộc Pháp, lễ hội đến Hùng vẫn được tổ chức hàng năm, cuối thế kỉ thứ XIX, một học giả người

' Dan theo Nông nghiệp Việt Nam tữ cội nguồn đến đổi mới, Nxb CTQG 1996, tr 83

Trang 15

Pháp G Dumoutier đã nhận xét: "Cảnh tượng tôi được chứng kiến là một trong những cảnh hấp dẫn nhất đã được xem ở Bắc Kì Ở châu Âu cổ kính của chúng ta, có đân tộc nào có niềm tự hào là còn được kỉ niệm một sự kiện anh hùng trong lịch sử của mình từ 2.300 năm trước", Đây chính là biểu tượng của tỉnh thần đoàn kết đân tộc, của sức mạnh bền bỉ của cả dân tộc Việt Nam trong quá trình đựng nước và giữ nước Do vậy, lịch sử càng lùi xa thì lễ giỗ tổ chung của cả nước được tổ chức ngày càng trang trọng và trở thành "quốc lễ", là nơi hành hương trở về cội nguồn không chỉ của đồng bào trong nước mà còn là của kiều bào ở nước ngoài

Do cuộc sống cộng đồng và vì lợi ích chung của cộng đồng, người Việt Nam rất coi trọng nghĩa khí, trọng nghĩa hơn tài Chính vì vậy, trong suy nghĩ và ứng xử của người Việt trước hết vì nghĩa Trong làng có tình làng nghĩa xóm Đối với đất nước có nghĩa đồng bào ruột thịt và lợi ích cao cả nhất của dân tộc được coi là đại nghĩa của dân tộc Trong tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi, cốt lõi là tính thần yêu nước, thương dân và độc lập dân tộc, tức là đại nghĩa dân tộc Vì vậy, Nguyễn Trãi quan niệm "Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân, quân điếu phạt trước lo trừ bạo” và "Lấy đại nghĩa mà thắng hung tàn, đem chí nhân mà thay cường bạo”

Chính trong cộng đồng tồn tại hàng hàng năm được vun đắp qua lịch sử dựng nước và giữ nước, đặc biệt được hình thành từ nôi ruộng lúa nước, do vậy người Việt Nam luôn gần gũi với thiên nhiên sơng nước, hồ nhập với thiên nhiên, điều đó đã tạo nên những yếu tố quan trọn góp phần dung dưỡng tâm hồn và tình cảm người Việt Chính vì vậy, người Việt có tấm lòng rộng mở, giầu cảm xúc, đễ hoà đồng với cộng đồng và thiên nhiên

Trang 16

thác những giá trị đó để đảm bảo cho sự trường tồn của dân tộc, góp phần tích cực vào sự phát triển bền vững của đất nước trong quá trình hội nhập quốc tế

Trong sự phát triển biện chứng của lịch sử, bên cạnh những mặt giá trị, truyền thống, cũng có những mặt tiêu cực, hạn chế trong quá trình biến đổi do sự chi phối của hoàn cảnh lịch sử Đồng thời, những giá trị truyền thống mới được hình thành và phát triển trong quan hệ hài hoà giữa truyền thống và hiện đại Đó là những vấn đề đang đặt ra hiện nay cần phải nghiên cứu Trong dị sản truyền thống, đây là mặt thứ hai của vấn để và cần nói ngay rằng, đây cũng là bộ phận của đi sản truyền thống mà con người Việt Nam đã tiếp nhận, kế thừa, không dé gì loại bỏ trên cái nền lịch sử của dân tộc mình, của chính mình

Có những truyền thống tốt đẹp và cũng có những truyền thống lỗi thời, lạc hậu cần loại bỏ, phê phán, đó là các truyền thống gắn liền với chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất, chế độ áp bức bóc lột và nền tảng sản xuất nhỏ Truyền thống sau khi đã hình thành bao giờ cũng mang tính ổn định, tính lưu truyền và do đó tổn tại một cách bảo thủ trong nếp tư duy, trong thói quen, tập quán của con người ngay cả khi cơ sở sản sinh ra nó không còn nữa

Khi nói truyền thống cộng đồng Việt Nam trước hết nói đến cộng đồng hoá xóm làng: "tình làng, nghĩa xóm” Những yếu tố cần phải khắc phục là: chủ nghĩa tình cảm, chủ nghĩa kinh nghiệm, chủ nghĩa bình quân cào bằng, ghét vượt trội, chủ nghĩa lão làng, chủ nghĩa quan liêu gia trưởng, đồng thời chỉ ra những mặt trái của những yếu tố tích cực

Chủ nghĩa bình quân, cào bằng của người nông dân từ thế hệ này qua thế hệ khác trong luỹ tre làng, tạo nên tâm lí ghét vượt trội "xấu đều cồn hơn tốt

lõi" Đồng thời cũng hình thành nên thái độ bàng quan vô trách nhiệm vì

"ruộng của vua, chùa của làng", cho nên "cha chung không ai khóc”, lụt thì lút cả làng", "nước nổi thì bèo nổi"

Trang 17

wou

mới dẫn đến "trâu ta ăn cổ đồng ta, đẫu rằng cổ cụt nhưng mà cổ thơm"; Thương nhau thương cả đường đi, ghét nhau, ghét cả tông chỉ họ hang” Đánh giá cao giá trị tính thần mà coi nhẹ yếu tố vật chất, đãn đến duy ý chí

Yêu nước, yêu làng dẫn đến tâm lý cố thủ, bám làng xóm, quê cha đất tổ, không dám vươn lên khám phá, an phận thủ thường: "thà đói nằm co còn hơn ăn no vác nặng", "buôn tàu bán bè không bằng ăn đè hà tiện" Kinh nghiệm chủ nghĩa dẫn đến kém phát triển tư duy lý luận, tôn sùng tư tưởng sống lâu lên lão làng, bảo thủ, trì trệ, công thần, độc đoán, mệnh lệnh, gia trưởng

Cân cù, chịu khó dẫn đến kém tư duy kỹ thuật, không năng động, chậm đổi mới; nhiều kinh nghiệm trồng lúa và đánh giặc, coi trọng nghề nông, coi thường các nghề nghiệp khác v.v Bên cạnh đó, một mặt trái nữa của ý thức cộng đồng là: sự yếu kém của quá trình phát triển ý thức nhân cách cá nhân, nhưng lại nuôi dưỡng một thứ chủ nghĩa vị kỷ cộng đồng, lấy gia đình, xóm làng và bản vị và hệ quy chiếu cho những hành vi ứng xử và việc mưu cầu lợi ích Giran viết: "Thiên hướng của người An Nam chỉ bó hẹp trước hết trong gia đình, họ không muốn giải toả rộng hơn cái vòng tròn chật hẹp đó Mỗi một gia đình đều lo cung cấp cho nhu cầu của những thành viên trong gia đình, mỗi một làng xã thì lo nuôi dưỡng dân chúng trong làng xã"! Từ đó, nảy sinh tư tưởng cục bộ, địa phương bè phái, vun vén cá nhân, nhất là nơi thôn xóm Đó chính là mặt trái của tính tự trị làng xã mà hàng ngàn năm tồn tại đã hình thành trong lối nghĩ, trong ứng xử của người Việt

Tỉnh thần đẳng cấp ngôi thứ cũng rất đậm nét trong sinh hoạt làng xã

Theo Ory, tầng lớp quan viên chức sắc chính là một đẳng cấp thống trị, một tầng lớp "quan liên thôn xã", trong khi đân chúng là đẳng cấp bị trị Sự phân

tầng đẳng cấp này không phải là một sự phân hoá giai cấp về kinh tế mà là một

trật tự "tôn t¡ ngôi thứ về danh vọng" Cũng tác giả trên cho rằng tinh thần ngôi thứ làng xã đó đã thể hiện rất rõ trong từng các xưng hô chào hỏi, vị trí chỗ ngồi hội họp và đặc biệt là trong việc ăn uống ở đình làng

Trang 18

Trên quy mơ tồn xã hội, tỉnh thần tôn ti thể hiện tập trung trong sự phân tầng thành hai đẳng cấp quan và dân Quan liêu được coi là tầng lớp ưu tú thống trị xã hội, nhưng nó cũng không phải là một giai tầng thuần nhất, mà chính là những đẳng cấp tồn tại trong một đẳng cấp Hệ thống phẩm trật phức tạp và có phân biệt đối xử: quan liêu chia thành 9 bậc, mỗi bậc lại phân thành chánh, tùng, văn, võ, từ tam phẩm trở lên thì kiêm cả văn lẫn võ Dân chúng là những tầng lớp bị trị (sĩ, nông, công, thương, trong đó sĩ (học trò) là tầng lớp đệm giữa dân và quan), tự coi mình là một đẳng cấp thấp kém về địa vị xã hội, trí tuệ và danh giá

Cơ chế đẳng cấp tôn ti, qua nhiều thế kỷ đã có ảnh hưởng đến tính cách

tâm lý người Việt, nhất là trong thế kỷ XIX, là thời đoạn lịch sử mà sự phân tầng xã hội đã đạt tới đỉnh cao, cả ở toàn xã hội và trong làng xã

Cá nhân con người Việt truyền thống luôn luôn được tích hợp vào một hệ thống cộng đồng, nhưng điều đó không có nghĩa là những cộng đồng bình

đẳng, thuần nhất Sự phân tầng trong xã hội Việt Nam đã tồn tại từ lâu, đến thế

kỷ XIX, đã trở nên triệt để, sâu sắc: "Làng xã An Nam đã cho chúng ta thấy một hình mẫu tuyệt điệu của một chính quyền lập hiến và đại điện của một loại hình dân chủ cực đoan nhất"'

Tinh thần bình đẳng cộng đồng và tinh thần tôn tỉ đẳng cấp chính là hai mặt đối lập nằm trong một thể thống nhất của phức hợp tâm lý con người Việt

ở thế kỷ XIX, trong từng hoàn cảnh cụ thể, cái này có thể chuyển hoá thành

cái kia

Khái quát hoá tính cách hoà nhập vào cộng đồng của người Việt và cũng là phản biện lại, nêu lên khía cạnh tiêu cực của nó Schreiner nhận xét: "ở đây, quyền lợi của những con người riêng lẻ bị xố nhồ, hầu như bị hoàn toàn mất đi trước quyền lợi của xã hội hay đúng hơn là của Nhà nước", Cađière phân tích thêm: "Đó là một nên luân lý thô mộc, trong đó ý thức lương tâm đóng

Trang 19

một vai trò mờ nhạt, còn dư luận ý kiến của người khác thì được coi là thống

soái",

Cùng với sự lu mờ ý thức bản ngã cá nhân, thực ra, mặt trái của tỉnh thần cộng đồng của con người Việt Nam là tinh thần tôn tỉ đẳng cấp Là sản phẩm của học thuyết Nho giáo về chữ "Lễ", tỉnh thần tôn t¡ này đã thấm đượm trong tất cả những cấp độ của đời sống: tôn t¡ trong gia đình, ngôi thứ nơi làng xã,

đẳng cấp ngoài xã hội Dưới chế độ phong kiến nhà nước quan liêu thời Nguyễn, tỉnh thần tôn ti đẳng cấp này đã bộc lộ đầy đủ những tác dụng tiêu

cực của nó, nhiều khi lầm tê liệt đi bản chất tốt đẹp của tinh thần cộng đồng vốn có

Những mặt, những yếu tố tạm gọi là tàn dư còn rất đa dạng, phong phú, phức tạp và nhiều chiều thường xuyên tác động đến con người Việt Nam hiện nay Do vậy, theo tỉnh thần biện chứng, kế thừa truyền thống là phải biết chọn lọc kế thừa những giá trị truyền thống, đồng thời phải biết hạn chế, đi đến loại bỏ những di sản tiêu cực của truyền thống đã lỗi thời hoặc không còn có tác dụng thúc đẩy sự tiến bộ của xã hội Tuy nhiên, đó là cả một quá trình cả về nhận thức và tổ chức thực tiễn Ngay từ những năm miễn Bắc bước vào xây dựng chủ nghĩa xã hội, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhắc nhở: " Thói quen và truyền thống lạc hậu cũng là kẻ địch to, nó ngấm ngầm cản trở cách mạng tiến bộ Chúng ta lại không thể trấn áp nó mà phải cải tạo nó một cách rất cẩn thận, rất chịu khó, rất lâu dài ”

Trang 20

NHUNG GIA TRI VAN HOA GOP PHAN

HINH THANH TRUYEN THONG DAI DOAN KET

CUA DAN TOC VIET NAM

Đoàn kết là một truyền thống quý báu và là một nhân tố có ý nghĩa

quyết định đối với sự tổn tại và phát triển của dân tộc Việt Nam Kể từ ngày

lập quốc đến nay, nhờ đoàn kết mà dân tộc ta đã vượt qua nhiều thử thách, đánh thắng nhiều kẻ thù xâm lược và đạt được nhiều thành tựu trong sự nghiệp

xây dựng đất nước

Suy cho cùng, mỗi một quốc gia - dân tộc, với bề đày lịch sử khác nhau, để có được những thành tựu trong dựng nước và giữ nước, đều phải dựa trên sự liên kết cộng đồng - hay nói rộng hơn - là phải đoàn kết Như thế, không riêng người Việt Nam mới đồn kết, cũng khơng riêng người Việt Nam mới có truyền thống đoàn kết Cái làm nên một truyền thống đoàn kết Việt Nam khu biệt với các cộng đồng quốc gia - dân tộc khác là ở mức độ hết sức chặt chẽ của sự liên kết - cố kết cộng đồng, từ nhà đến làng, từ làng đến nước, đến quốc gia - dân tộc Tại sao lại như vây? Là bởi những đặc thù của điều kiện tự nhiên và lịch sử mà sự khấc nghiệt của nó khiến cộng đồng cư dân này sẽ

không thể tồn tại và phát triển nếu không liên kết - cố kết - đoàn kết chặt chế

với nhau

1 Yêu cầu trị thuỷ và thuỷ lợi

1.1 Các nhà nghiên cứu thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau (địa lý học, nông học, sử học ) đều thống nhất nhận định rằng, người Việt cổ đã từ các hang động, các vùng núi - đồi cao tiến xuống khai phá đồng bằng châu thổ Bắc Bộ rất sớm và cũng từ rất sớm - cùng với quá trình đó - một nền nông nghiệp trồng lúa nước được hình thành

Tiến xuống khai phá sớm đồng bằng châu thổ, phát triển kinh tế nông

Trang 21

Tại sao phải trị thuỷ? Có hai nguyên nhân dẫn đến yêu cầu này:

Thứ nhất, là yếu tố địa hình và chế độ thuỷ văn Địa hình Bắc Bộ - địa bàn cư trú truyền thống của người Việt - có cấu trúc phức tạp, chia cắt lớn giữa miền núi, trung du và đồng bằng, nói cách khác là có sự chênh lệnh lớn về độ cao so với mực nước biển giữa các vùng đó Thêm vào đó, chế độ thuỷ văn của hệ thống sông ngồi Bắc Bộ - trong đó quan trọng nhất là hệ thống sông Hồng - lại hết sức thất thường Từ hai nguyên nhân trên dẫn đến một thực tế là Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ nói chung, đồng bằng châu thổ Bắc Bộ nói riêng, thường xuyên bi de doạ bởi nạn lũ lụt Vì thế mà phải dap dé

Thứ hai, là tác động từ chính con người Như đã nói ở trên, người Việt tiến xuống khai phá đồng bằng Bắc Bộ từ rất sớm - khi mà đồng bằng này chưa thực sự hoàn chỉnh Chúng ta biết, đồng bằng Bắc Bộ là đồng bằng châu thổ, được hình thành bởi phù sa của các con sông (chủ yếu là hai hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình) Có nghĩa là nó phải trải qua một quá trình lịch sử lâu dài Nhưng, xuất phát từ nhiều lý do, người Việt lại tiến xuống khai thác đồng bằng này sớm quá, khi mà nó chưa được lấp đầy, lấp đều (hệ quả là hàng loạt các ô trũng vẫn còn tồn tại đến ngày nay) và nói một cách hình ảnh như P.Gourou: đồng bằng Bắc Bộ đã chết ở tuổi vị thành niên! Cũng vì thế mà phải dap dé

Trang 22

phải làm thuỷ lợi Thuỷ lợi là hệ thống mương phai dẫn nước vào đồng ruộng và tháo hay thoát nước ra

Nhưng trị thuỷ và thuỷ lợi thì có liên quan gì đến đoàn kết?

Thuỷ lợi là công việc nhìn chung của từng công xã nông thôn, của từng cộng đồng làng xã Thuỷ lợi gắn với làng xã Và vì thế - từ nhu cầu liên kết làm thuỷ lợi mà cộng đồng làng xã trở nên gắn bó chặt chẽ

Tri thuy 1A dap dé, ma dap dé thi không thể là công việc riêng của từng công xã nông thôn, của từng cộng đồng làng xã Đắp đê là công việc của cộng đồng lớn hơn: cộng đồng giữa các công xã nông thôn - các làng xã với nhau, tức phải là liên kết vùng, rộng nữa là quốc gia

Như vậy, chính xuất phát từ đặc thù của tự nhiên - lịch sử và đặc thù của nên kinh tế mà người Việt cổ phải liên kết chặt chế với nhau, từ cộng đồng làng - để làm thuỷ lợi và cộng đồng quốc gia - để đấp đê, trị thuỷ Trị thuỷ - thuỷ lợi là một nhân tố góp phần dẫn đến sự hình thành sớm của nhà nước ở Việt Nam khi mà phân hoá xã hội mới còn ở trình độ thấp Yêu cầu trị thuỷ và thuỷ lợi sẽ đi cùng lịch sử Việt Nam cho đến tận ngày hôm nay, trở thành một trong những nhân tố quy định những nội dung cũng như đặc điểm có tính bản chất nhất của lịch sử Việt Nam: quốc gia phải thống nhất, chính thể phải tập quyền và dân tộcphải đoàn kết

1⁄2 Vào buổi đầu thời dựng nước (tương ứng với giai đoạn văn hoá

Phùng Nguyên cách ngày nay khoảng trên dưới bốn ngàn năm), cư dân Việt cổ đã đạt được một số chuyển biến quan trọng trong nền kinh tế - đặc biệt là kinh tế nông nghiệp Đó là sự phát triển của nghề nông trồng lúa nước Trải qua các _ giai đoạn văn hoá Đồng Đậu, Gò Mun, Đông Sơn (tồn tại trong khoảng trên dưới hai ngàn năm trước Công nguyên) nền kinh tế nói chung, kinh tế nông nghiệp nói riêng ngày càng phát triển mạnh mẽ và đạt đến một trình độ khá cao Công cụ sản xuất không ngừng được cải tiến 6 giai đoạn Gò Mun và

Đông Sơn, ngoài rìu đồng được sử dụng để khai phá đất đai đã xuất hiện những

Trang 23

làm đất, gieo trồng và thu hoạch lúa Bằng những công cụ kim khí, cư dân giai đoạn hậu kỳ thời đại đồng thau và sơ kỳ thời đại đồ sắt (văn hố Đơng Sơn) đã mở rộng địa bàn cư trú, đẩy mạnh công cuộc chỉnh phục vùng đồng bằng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ Khi đó vùng đồng bằng Bắc Bộ và Bác Trung Bộ đã hình thành nhưng còn hoang sơ, nhiều vùng trũng, đầm lây và nhiều vũng biển ăn sâu vào đất liền Dọc theo sông lúc đó chưa có đê (hoặc có chăng chỉ là những đoạn đê ngắn, đê quai từng vùng nhỏ) nên vào mùa nước, nước tràn ngập và phủ lên đồng bằng những lớp phù sa màu mỡ Đất đai phì nhiêu thích hợp với nghề trồng lúa nước

Việt Nam là một nước nhiệt đới gió mùa với lượng nước, độ nóng, độ ẩm cao cùng với điểu kiện đất đai thổ nhưỡng vùng đồng bằng có mặt rất thuận lợi nhưng cũng rất khắc nghiệt Đó là mối đe doạ của hạn hán, lũ lụt, bão, sâu bệnh Do đó để phát triển nông nghiệp trồng lúa nước, nhân dân Việt Nam đã phải tổ chức những công trình trị thuỷ và thuỷ lợi nhằm chống thiên tai và bảo đảm nguồn nước cho cây lúa

Trị thuỷ và thuỷ lợi là hai việc khác nhau nhưng có mối quan hệ mật thiết với nhau Bất cứ một công trình trị thuỷ nào đều có tác dụng thuỷ lợi và ngược lại hễ thực hiện một biện pháp thuỷ lợi nào đều có ý nghĩa trị thuỷ Tuy nhiên ta hay nói thuỷ lợi với nghĩa rộng bao hàm cả trị thuỷ Mặc dù ở đâu trên thế giới cũng có sông nhưng không phải con sông nào cũng có đê đắp ở hai bên bờ Việc đắp đê ngăn nước là một công việc trị thuỷ đặc sắc của tổ tiên ta Có thể nói đê là một công trình tập thể vĩ đại, một sản phẩm của quan hệ cộng đồng làng xã ở Việt Nam Đê có nhiều loại: đê sông (đê chính, đê phụ, đê quai vac ) va đê biển Đê sông có tác dụng chính là giữ nước, khỏi ngập lụt, bảo vệ đồng ruộng và đồng thời làm đường giao thông Đê biển cũng có tác dụng

ngăn nước mặn tràn vào đồng nhưng cũng nhằm để lấn biển, biến dần từng

Trang 24

Tất cả các công trình như vậy đều có một điểm chung là chúng đòi hỏi sức lao động không phải của một người mà của nhiều người, hoặc trước hết là của một tập thể xã dân nhất định Điều đó không những do khối lượng công việc to lớn phải hoàn thành của nó quyết định mà còn đo tác dụng của nó ảnh hưởng tới quyền lợi không phải của một người mà của rất nhiều người kế tiếp nhau quyết định Do đó công việc trị thuỷ - thuỷ lợi đòi hỏi một tập thể người cùng nhau lao động trong cùng một thời gian, trên cùng một địa điểm Song

việc lao động tập thể này di nhiên được tiến hành với các tổ chức tập thể Mỗi

Trang 25

Nếu như công cuộc chống xâm lược, kẻ thù chung của đân tộc đã làm cho các xã dân đoàn kết với nhau về mặt chính trị, thì công cuộc trị thuỷ - thuỷ lợi cũng có tác dụng tương đương về mặt kinh tế Cơ sở vật chất của tĩnh thần tự nguyện đó chính là mối liên hệ tất yếu hữu cơ giữa quyền lợi cá nhân gia đình và quyền lợi cộng đồng Nhà cửa ruộng vườn của cả làng bị ngập lụt thì nhà cửa ruộng vườn của mỗi người không thể không bị ngập lụt Cả làng mất mùa

thì mỗi nhà không thể không mất mùa và ngược lại Thực tiễn đó của công

cuộc trị thuỷ - thuỷ lợi nêu cho mỗi người xã dân nguyên tắc đặt lợi ích của các cá nhân, gia đình, dòng họ trong lợi ích của cộng đồng của làng xã

Tuy nhiên đó mới chỉ là tinh thần cộng đồng thu hẹp trong phạm vi một làng Phải nói ngay rằng, đặc điểm của tính chất làng xã là sự rời rac, lẻ tẻ, cục bộ giữa làng xã này với làng xã khác Đây là một điểm rất hạn chế của quan hệ làng xã cũ, và cũng chính điều này cũng để lại những dấu ấn không kém đậm nét trong đời sống xã dân về sau Tuy vậy, một cách khách quan có thể nhận thấy rằng công cuộc trị thuỷ - thuỷ lợi do bản chất của nó đã góp phần thúc đẩy sự phát triển tinh thần cộng đồng ra ngồi khn khổ làng xã nhỏ hẹp cũ

Thực vậy, không một con sông nào lại chảy qua một xã, không một trận lụt nào lại chỉ ngập một làng, cũng chẳng một vụ hạn hán nào lại riêng trong một thôn Đê không chỉ đắp ở một đoạn hay một số đoạn mà có tác dụng Cho nên những điểu kiện khách quan đó không khỏi thúc đẩy các cộng đồng nhỏ hep đi tới chỗ liên kết với nhau Tình thần cộng đồng, tỉnh thần tập thể vì thế đã phát triển trong nội bộ một tập thể nhỏ sang một tập thể rộng lớn hơn trên phạm vị toàn quốc

Trang 26

phẩm tất yếu của một xã hội mà ở đó mâu thuẫn giai cấp đã phát triển đến mức

khơng thể điều hồ được Ở phương Đông trên cơ sở phân hoá xã hội là tién dé

vật chất không thể thiếu được, yêu cầu tổ chức các công trình tưới tiêu và yêu

cầu đấu tranh tự vệ là những nhân tố thúc đẩy nhanh quá trình ra đời của Nhà nước và làm cho Nhà nước lúc ban đầu vốn là “chức năng xã hội” tiêu biểu cho lợi ích chung của cộng đồng rồi chuyển sang “địa vị độc lập với xã hội” và cuối cùng “vươn lên thành sự thống trị đối với xã hội”

Trong lịch sử Việt Nam từ khi Nhà nước đầu tiên mới hình thành vào những thế kỷ trước Công nguyên, nhân dân Văn Lang - Âu Lạc đã bước đầu biết làm thuỷ lợi và đấp đê Từ thế kỷ X, đặc biệt là trong các thế kỷ XI - XV, đưới các vương triều Lý - Trần - Lê công việc đắp đê làm thuỷ lợi đã được tiến hành trên quy mô lớn

Ở thời Lý - Trần đê sông dọc theo các dòng sông chính được xây đắp

thành hệ thống Ngoài đê sông, thời Trần, Lê còn đắp nhiều đoạn đê biển để

ngăn nước biển, khai phá vùng đất bồi ven biển Hàng năm việc gia cố, bảo vệ đê điều đã trở thành nhiệm vụ của toàn dân và là một chức năng trọng yếu của chính quyền Trong bộ máy Nhà nước, từ đời Trần, đã thiết lập một hệ thống cơ quan chuyên trách về đê điều gọi là Hà đê sứ và phụ trách về khẩn hoang gọi là Đồn điền sứ Nhiệm vụ của đê sứ được quy định rất rõ ràng: Mỗi năm vào tháng Giêng đốc thúc nhân dân trong vùng, không phân sang hèn, già trẻ di đắp đê Chỗ nào thấp thì đấp cao thêm, chỗ nào lở thì bồi trúc Đến đầu mùa hè thì xong việc Đấy là lệ thường hàng năm Vào khoảng tháng sáu, tháng bảy, nước sông dâng to, đê sứ phải ra sức tuần hành xem xét, gặp chỗ bị lở thì sửa chữa ngay, nếu lười biếng thì mất chức, nếu để cư dân trôi đạt, lúa má ngập úng, hư hại thì lượng theo theo nãng nhẹ mà phạt trách

Trang 27

quan tâm hoặc bất lực trong việc xây dựng và quản lý các công trình công

cộng đó thì lập tức ảnh hưởng tai hại đến sự phát triển kinh tế

Như vậy là từ trong công việc chỉnh phục thiên nhiên và phát triển nông nghiệp, đã đề ra yêu cầu khách quan thúc đẩy sự liên kết cư dân trong cộng đồng công xã nông thôn và trong cộng đồng quốc gia - dân tộc Đó là đặc điểm chung của các nước phương Đông, nhưng trong điều kiện thiên nhiên nhiệt đới gió mùa và nền nông nghiệp trồng lúa nước, yêu cầu đó đặt ra có phần bức thiết hơn trong cuộc sống và trong lịch sử Việt Nam ,

2 Yêu cầu chống ngoại xâm

2.1 Chống ngoại xâm bản thân nó không phải là đặc điểm riêng của

một nước nào Trong hoàn cảnh xã hội có giai cấp không nước nào mà trong lịch sử tồn tại của mình lại không phải có lần chiến đấu chống giặc ngoại xâm bảo vệ đất nước Song, có thể nói trên thế giới không có mấy quốc gia lại phải chống giặc ngoại xâm thường xuyên trong điều kiện khó khăn như Việt Nam Đối với nhiều nước, chống ngoại xâm chỉ diễn ra ở một số thời điểm nhất định Nhưng đối với Việt Nam, nạn ngoại xâm gần như là một mối de doa thường xuyên Vì sao vậy?

Thứ nhất, đó là bởi Việt Nam nằm ở vị trí chiến lược trọng yếu của vùng Đông Nam Á, mang tính chất tiếp xúc của bán đảo Đông Dương và Đông Nam Á Việt Nam nằm trên đầu mối của những luồng giao thông tự nhiên nối liên đại lục với đại dương Đây là vị trí giao lưu kinh tế, văn hoá rất thuận lợi và chính sự thuận lợi đó mà Việt Nam đã trở thành mục tiêu khiến nhiều quốc gia nhòm ngó, tấn công Chiếm được Việt Nam là xác lập được một địa bàn chiến lược lợi hại để từ đó có thể tiến sâu vào lục địa bằng những đường giao thông tự nhiên thuận lợi có thể toả khắp Đông Nam Á và tiến ra hải đảo dễ dàng

Thứ hai, đó là vì Việt Nam - một nước nhỏ tồn tại bên cạnh Trung Hoa

- một đế chế lớn mà từ thời cổ đại tư tưởng bành trướng, mở rộng lãnh thổ đã

Trang 28

phát triển sớm, có lịch sử lâu đời và một nền văn minh rực rỡ So với những tộc người xung quanh, Trung Quốc dựng nước sớm hơn và trong thời cổ đại đã đạt đến một trình độ văn minh cao Đó là một nền văn minh nông nghiệp với đồ đồng phát triển rực rỡ và đồ sắt xuất hiện sớm Chữ viết ra đời sớm và trở thành một trong những hệ thống văn tự có ảnh hưởng rộng lớn ở phương Đông Trồng trọt, chăn nuôi, thủ công, thương mại phát triển khá toàn điện Về mặt xã hội - chính trị, những quan hệ phân biệt giai cấp và đẳng cấp, thống trị và bị trị phát triển rành rọt Đó là một Nhà nước được biện chính bằng tư tưởng tôn giáo thiên mệnh, tự xưng là thiên tử “chịu mệnh trời”, “thay trời trị dân” Giai cấp thống trị người Hoa mang nặng tư tưởng tự cho mình là “trung tâm của vũ trụ” do đó họ tự cho mình là những bậc “chính nhân”, “đại nhân”, “quân tử” Ngoài trách nhiệm “tu thân, tế gia, trị quốc” họ còn phải gánh trách nhiệm “bình thiên hạ” Cùng với những ưu thế và uy thế đạt được trong sự phát triển lịch sử, giai cấp thống trị Trung Quốc sớm lao vào những hoạt động thôn tính và bành trướng

Trang 29

Chính xuất phát từ đặc điểm này mà liên kết - đoàn kết trở thành một đòi hỏi thường xuyên, có ý nghĩa quyết định đến sự sống còn, tồn vong của quốc gia dân tộc Việt Nam

1.2 Lịch sử chống ngoại xâm của Việt Nam là một lịch sử oai hùng Có thể khẳng định rằng, không có một dân tộc nào trên thế giới mà trong toàn bộ thời gian lịch sử của mình lại phải tiến hành nhiều cuộc chiến tranh chống

ngoại xâm như Việt Nam; cũng có thể khẳng định rằng không có dân tộc nào

lại phải đương đầu với các đế quốc hùng mạnh qua tất cả các thời đại như Việt Nam Lịch sử kháng chiến chống ngoại xâm của Việt Nam có thể chia làm ba thời kỳ lớn như sau:

Thời kỳ dựng nước Hùng Vương Những trang sử chống ngoại xâm thời kỳ này có khi còn mang tính chất nửa huyền thoại, nửa lịch sử Truyền thuyết - mà chắc chắn phải là sự phản ánh một sự thật lịch sử nào đó - kể nhiều

"HH

vẻ những cuộc chiến đấu chống nhiều thứ giặc, như "giặc Man", "giặc Ân”,

"giạc Hồ Tôn", "giặc Hỏ Xương", "giặc Mũi đô", "giặc Thục" Chưa phải là

lịch sử nhưng ký ức dân gian lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác đã phản ánh những thử thách khắc nghiệt đối với td tiên ta ngay buổi đầu đựng nước Cũng qua những truyền thuyết này, có một nguyên lý đã được nêu ra và khẳng định: để giành thắng lợi trong cuộc đương đầu đó, người Việt cổ phải đoàn kết, phải lên kết chặt chế với nhau vì mục đích chung, vì sự sống còn của toàn bộ cộng đồng

Trang 30

chiến tranh giải phóng dân tộc trong kỷ nguyên độc lập: kháng chiến chống Nam Hán (3 lần: 930, 931, 938), chống Tống (2 lần: 981, 1075 - 1077), chống Mông Nguyên (3 lần: 1258, 1285, 1288), chống Minh (2 lần: 1406 - 1407 và 1418 - 1427), chống Xiêm (1785), chống Mãn Thanh (1788 - 1789) Không phải cuộc kháng chiến nào, cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc nào cũng giành

thắng lợi An Dương Vương để đất nước rơi vào tay Triệu Đà, bất đầu một thời

kỳ đen tối Bắc thuộc - đêm trường Bắc thuộc kéo dài hơn một ngàn năm; Hồ Quý Ly để giang sơn vào tay giặc Minh - chỉ với hai mươi năm thôi nhưng chưa bao giờ nguy cơ tồn vong của quốc gia - dân tộc, của văn hoá Việt Nam lại phải đứng trước thử thách hiểm nghèo đến như vậy Nguyên nhân thất bại thì có nhiều, nhưng trước hết là bởi những người lãnh đạo đất nước để mất lòng đân Mà dân mới là quyết định Đoàn kết được toàn dân, huy động được sức mạnh tổng hợp của toàn đân tộc mới là nhân tố quyết định mọi thắng lợi trong kháng chiến chống ngoại xâm Nguyễn Trãi đã nhìn rất rõ sức mạnh của đoàn kết toàn dân: “Phúc chu thuỷ tín đân do thuỷ” (Lật thuyền mới thấy dân như nước), cũng như Tể tướng Hồ Nguyên Trừng từng nói: “Thần không sợ đánh, chỉ sợ lòng dân không theo” Nhưng cũng chính chủ nghĩa yêu nước và

tỉnh thần đoàn kết đân tộc vốn hình thành từ buổi đầu đựng nước và không

ngừng được củng cố, tôi luyện qua hàng ngàn năm đã tạo nên sức mạnh quật khởi để cha ông ta vượt qua mọi thử thách khắc nghiệt đó

Thời kỳ chống chủ nghĩa đế quốc (từ 1858 đến 1975) Trong hơn một thế kỷ này, Việt Nam đã phải liên tiếp đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc Pháp, phát xít Nhật và đế quốc Mỹ Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, nhân dân Việt Nam đã lần lượt đánh bại hết chủ nghĩa thực dân cũ đến chủ nghĩa thực dân mới, làm nên thắng lợi vẻ vang của cách mạng tháng Tám, của kháng chiến chống Pháp và kháng chiến chống Mỹ

Trang 31

Thứ nhất, từ khi dựng nước đến nay dân tộc Việt Nam phải tiến hành nhiều cuộc chống ngoại xâm đến mức hiếm thấy Chỉ tính riêng từ thế kỷ II trước Công nguyên đến năm 1975, trong vòng 22 thế kỷ, Việt Nam đã phải tiến hành 15 cuộc kháng chiến giữ nước và hơn một trăm cuộc khởi nghĩa giành lại độc lập với thời gian chống ngoại xâm lên đến trên 12 thế kỷ, chiếm quá nửa thời gian lịch sử

Thứ hai, kẻ thù xam lược Việt Nam từ thời cổ trung đại đến thời cận hiện đại hầu hết là những đế chế phong kiến và đế quốc chủ nghĩa có sức mạnh quân sự và kinh tế lớn mạnh hơn dân tộc ta Do đó dân tộc Việt Nam luôn phải chiến đấu trong tương quan lực lượng chênh lệch rất lớn, luôn phải “lấy yếu chống mạnh, lấy ít địch nhiều”

Chính trong điều kiện đó để chiến thắng kẻ thù đồi hỏi phải có sự đoàn kết toàn dân tộc, thống nhất quốc gia Đoàn kết là yếu tố hàng đầu quyết định sự thắng lợi của dân tộc Việt Nam trong những cuộc đụng độ lịch sử lớn đó

3 Đến đây, xin nêu một vài nhận xét bước đầu:

3.1 Cho dù xét trên khía cạnh nào thì cơ sở lịch sử của chủ nghĩa yêu nước, của tính thần đoàn kết dân tộc - tức là những nội lực tỉnh thần lớn nhất của dân tộc Việt Nam - cũng xuất phát từ hai mệnh đề như đã phân tích ở trên

Trị truy - thuỷ lợi và chống ngoại xâm là hai nhân tố góp phần dẫn đến sự ra đời sớm của nhà nước Văn Lang - nhà nước đầu tiên trong lịch sử Việt Nam Như vậy, ngay từ buổi sơ khai, vì sự sống còn của mình, người Việt cổ đã sớm phải liên kết, đoàn kết chặt chế với nhau, từ cộng đồng nhỏ (công xã nông thôn) đến cộng đồng lớn (quốc gia)

Trang 32

nghèo đó đã góp phần thắt chặt hơn nữa sự cố kết của quốc gia - dân tộc Việt Nam

3.2 Mọi giá trị văn hoá truyền thống được nhìn nhận như là những nhân tố dẫn đến sự hình thành truyền thống đoàn kết của dân tộc Việt Nam suy cho cùng chỉ là hệ quả của hai đặc điểm có tính đặc thù trên Có thể nêu một ví dụ:

Đoàn kết trước hết xuất từ ý thức cùng một nguồn cội của người Việt Nam Các nhà nghiên cứu thì ai cũng biết truyền thuyết Lạc Long Quân - Âu Cơ là của người Việt (Kinh), nhưng người Việt Nam hôm nay ai cũng coi mình là con Rồng cháu Tiên Là bởi vì có sự cố kết chặt chẽ và sự hình thành sớm của quốc gia - dân tộc Việt Nam Vậy là phải từ yêu cầu phải đoàn kết mà xuất hiện truyền thuyết để thống nhất dân tộc chứ không phải truyền thuyết làm tiền đề cho đoàn kết dân tộc Mà yêu cầu phải đoàn kết lại xuất phát trước hết và chủ yếu bởi yêu cầu trị thuỷ - làm thuỷ lợi và chống ngoại xâm

Trang 33

ĐẠI ĐOÀN KẾT DÂN TỘC LÀ CỘI NGUỒN VÀ ĐỘNG LỰC CỦA SỰ PHÁT TRIỂN

Đại đoàn kết dân tộc là một truyền thống quý báu của dân tộc ta được kết tỉnh trong suốt quá trình lịch sử dựng nước và giữ nước Đại đoàn kết từ xa xưa cho tới nay luôn mang theo tư tưởng lấy dân làm gốc, lấy hoà hợp đoàn kết làm sức mạnh để chiến đấu và chiến thắng địch hoạ, thiên tai Đại đoàn kết dung nạp tính phong phú đa dạng của cơ cấu xã hội và tinh thần yêu nước khoan dân, vị tha, nhân ái, kính già, yêu trẻ, trọng dụng tài năng, thương người hoạn nạn Tư tưởng đó trở thành ngọn cờ đại nghĩa, trải qua nhiều triểu đại nó được kết tỉnh thành một giá trị, một ưu thế thiêng liêng bất diệt của dân tộc Việt Nam

Đại đoàn kết của cộng đồng dân tộc vừa là phương thức, vừa là động lực tập hợp lực lượng dân tộc để dựng nước, giữ nước của các thế hệ yêu nước người

Việt Nam

Đất nước ta — mot dai dat hep nam trong vành đai nhiệt đới gió mùa quay mặt ra biển Đông, lưng tựa vào dãy Trường Sơn hùng vĩ Do điều kiện địa lý tự nhiên và vị trí quan trọng của mảnh đất này, những cư dân người Việt từ xa xưa vừa được thừa hưởng những ưu đãi của đất trời, vừa phải đối mặt với những thử thách của thiên nhiên Lịch sử dựng nước và giữ nước trên mảnh đất này là sự tiếp nối hàng ngàn năm những cuộc đấu tranh không mệt mỏi chống hạn hán bão lụt, chống chiến tranh xâm lược của thế lực nước ngoài

Từ trong cuộc chiến tranh trường kỳ đó, tinh thần dân tộc đã sớm nảy sinh và ngấm vào mầu thịt của con người, trở thành nguồn sức mạnh vô tận trao truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác làm cơ sở, động lực cho sự phát triển dan tộc trong suốt tiến trình của lịch sử

Trang 34

thì đại đoàn kết đân tộc luôn là cội nguồn và động lực của sự phát triển trong suốt tiến trình lịch sử Việt Nam

Trên cơ sở cộng đơng đồn kết, quốc gia thống nhất của nên văn minh bản địa đã tạo ra những tiên đề dẫn đến việc ra đời Nhà nước sơ khai

Từ thực tế lịch sử, trải qua các thế hệ nối tiếp, ý thức xây dựng và củng cố mối đoàn kết gắn bó họ hàng, làng nước được tăng cường Ngay từ buổi đầu của lịch sử, Việt Nam là nơi tụ cư của nhiều thành phần dân cư khác nhau Họ muốn dựa vào nhau thành một sức mạnh để dần dần thoát khỏi cuộc sống hái lượm, tiến tới một cuộc sống định cư vững vàng, xây dựng một cuộc sống văn minh hơn, có tổ chức cao hơn Ý thức về tính cộng đồng, tỉnh thần đoàn kết đấu tranh để sinh tồn và dựng nước làm cho những nét khác biệt của từng cộng đồng trở thành thứ yếu Sự hợp quần, hợp sức ở buổi bình minh lịch sử đã được đánh đấu bằng sự cố kết các thành phần cư đân, sự liên minh giữa các bộ lạc lớn với nhau thành một lãnh thổ chung do bộ lạc Văn Lang làm trung tâm Lién minh bộ lạc Văn Lang là ngưỡng cửa của một quốc gia đầu tiên trong lịch sử Việt Nam, dựa trên sự liên minh chủ yếu của 15 bộ lạc Kế tục Nhà nước Văn Lang, trên cơ sở nên kinh tế phát triển hơn và trước nguy cơ xâm lược từ phương Bắc, xuất hiện nhu cầu hợp nhất những bộ tộc gần nhau về địa vực, huyết thống, trình độ phát triển kinh tế, văn hoá Đó là cơ sở dẫn tới sự hợp nhất hai bộ tộc Lạc Việt và Âu Lạc và sự ra đời Nhà nước Âu Lạc vững mạnh hơn

Chính vì được hình thành từ sự hợp nhất tự nguyện của các tap đoàn ở gần nhau, nhân dân ta đã đoàn kết trên tinh thần tự hào về nòi giống rồng tiên, cùng sinh ra trong bọc trăm trứng nên Nhà nước sơ khai đã tổn tại khá bền vững và

lâu dài

Tỉnh thần đoàn kết ấy đã thấm sâu vào tâm tưởng mỗi người dân Việt Nam trở thành cội nguồn sức mạnh cho sự ra đời, xây dựng và bảo vệ đất nước của dân tộc Việt Nam

Trang 35

nghiệp trồng lúa nước là chủ đạo Quá trình ấy đã để lại cho chúng ta niềm tin

vào sức mạnh đại đoàn kết toàn dân trước khó khăn thử thách hết sức khắc

nghiệt của thiên nhiên Tỉnh thần đoàn kết nhân dân đã làm nên những công

trình như đê biển, đê sông, mương, phai, đập để chiến thắng lũ lụt, hạn hán ngay từ những ngày đầu dựng nước, góp phần thúc đẩy phát triển một nền kinh

tế mà nông nghiệp trồng lúa nước là chủ đạo

Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, mưa nắng thất thường, lũ lụt, hạn hán, sâu bệnh thiên tai thường xuyên đe doạ cuộc sống của nhân dân vốn chủ yếu là cư dân nông nghiệp Trong khi sức sản xuất còn thấp, trình độ tổ chức xã hội còn hạn chế thì sự hoành hành của thiên tai càng dữ đội và cuộc đấu tranh khắc phục của con người càng gian khổ, ác liệt Từng cá nhân, con người riêng lẻ đã chung sức tạo nên sức mạnh cộng đồng đấp đê, làm thuỷ lợi, từng bước chế ngự thiên tai, phát triển kinh tế nông nghiệp

Đặc biệt thời kỳ các nhà nước phong kiến, phát huy sức mạnh cộng đồng, nhiều công trình thuỷ lợi xây dựng đã có ý nghĩa quan trọng trong quá trình phát triển nền kinh tế tự chủ của từng triéu đại

Tỉnh thần và sức mạnh của khối đoàn kết các cư dân người Việt thực sự đã phát huy vai trò quan trọng trong quá trình xây dựng Nhà nước phong kiến tập quyền Với sức mạnh vô địch ấy, nhân dân ta đã nhanh chóng thiết lập được nghỉ thức của vương triều độc lập, phân rõ biên giới, đúc tiền, làm luật, sử dụng chữ dân tộc, chấn hưng và phát triển văn hoá dân tộc, cho đến việc đào kênh mương, vét sông, tưới tiêu cho đồng ruộng, phát triển các nghề thủ công như đệt, gốm, mỹ nghệ Đất nước ngày một cường thịnh, văn hoá ngày một mở mang,

các nước bang lân đều vị nể

Các công trình trị thuỷ thời Ly là kết quả của việc hợp lực giữa Nhà nước

và nhân dân xây dựng để bảo vệ mùa màng Nhất là trong quá trình phát triển

Trang 36

những công trình vĩ đại như: đê chạy từ Bạch Hạc đến Sông Lô, sông Đại Lũng đến cửa Mạch, cửa Ninh Sức mạnh ấy đã tạo động lực cho sự phát triển sản xuất nông nghiệp Quá trình xây dựng đê điều thể hiện một bước tiến toàn diện về sức mạnh Nhà nước Các địa phương cục bộ không thể tự liên kết để cùng tiến hành xây dap đê điều Hồn thành các cơng trình thuỷ lợi chính là kết quả của việc tạo ra mối liên hệ chặt chẽ để huy động nhân lực của cải nhân dân trong tồn quốc Chính các cơng trình ấy đã bảo vệ thành quả lao động sản xuất, xây

dựng và khẳng định vị thế của Nhà nước

Có thể nói, với tỉnh thần đoàn kết trong vua - tôi, gia đình, xã hội, các triéu đại phong kiến nói chung đã phát huy tính thần cộng đồng dân tộc với tính đa dạng, phong phú của nó tạo nguồn sức mạnh để xây dựng nhà nước phong kiến vững về kinh tế, mạnh về quân sự

Với ý nghĩa đó, đại đoàn kết cũng chính là cội nguồn sức mạnh để chiến thắng các cuộc chiến tranh xâm lược của các thế lực nước ngoài và là động lực hướng tới xây dựng nhà nước phong kiến thống nhát, độc lập tự chủ

Trên cơ sở sức mạnh của nên văn minh Văn Lang - Âu Lạc, của tinh thần đoàn kết dân tộc, nhân dânViệt Nam đã giành được nhiều thắng lợi trong cuộc đấu tranh chống giặc ng

Ngoại xâm ngay từ buổi đầu dựng nước như giặc Mũi đỏ, giặc Phiên, giặc

Trang 37

ngừng sáng tạo, xây đắp nên nền Văn minh sông Hồng ngày càng rạng rỡ Sức mạnh ấy cho đến suốt ngàn năm sau Văn Lang - Âu Lạc vẫn được duy trì và phát triển trở thành một trong những nhân tố quyết định thắng lợi của cách mạng Việt Nam

Một ngàn năm Bắc thuộc là một thử thách lớn lao với cộng đồng dân tộc Việt Nam non trẻ mới hình thành Sự sống của dân tộc như ngàn cân treo sợi tóc Chính sách của kẻ thù dù ở bất kỳ triểu đại nào cũng đều nhằm xoá bỏ dân tộc Việt Nam, biến đất nước, con người Việt Nam thành một bộ phận của “Thiên triểu” Chúng muốn người dân quên mất tổ tiên, nguồn gốc của mình, tiến hành đồng hoá văn hoá Chính sách xảo quyệt gian ác nói trên cũng không thể vượt qua được cái cốt lõi vững chắc của nền Văn minh sông Hồng với tỉnh thần đoàn kết, quật cường đã có truyền thống từ thời Hùng Vương Đứng trước tai hoa diệt vong không loại trừ một thành phần cư dân nào, một địa phương nào, tất cả nhân đân đồng lòng đứng dậy bằng mọi hình thức chống trả, làm thất bại những âm mưu nham hiểm của kẻ thù Chính tinh thần đoàn kết của các thành phần dân cư đã trở thành cội nguồn của thắng lợi tiến tới gìn giữ, xây dựng và phát triển nền văn hoá đân tộc, khẳng định vi thế của dân tộc ta

Cuộc khởi nghĩa oanh liệt của Hai Bà Trưng mở đầu cho cuộc đấu tranh liên tục trong suốt cả ngàn năm giành thắng lợi là kết quả của sức mạnh tập hợp tất cả các cư dân từ miền xuôi đến miền ngược, từ miền biển đến miền núi rừng, từ người đân bình thường đến các Lạc hầu, Lạc tướng đứng dậy chống quân thù tần bạo Nét độc đáo của cuộc khởi nghĩa này là nó đã mang hình thái của một cuộc khởi nghĩa toàn dân trên phạm vi cả nước với khí thế tiến công mãnh liệt và mục tiêu giành độc lập rõ ràng Sức mạnh đoàn kết đã góp phần quan trọng làm nên thắng lợi trong cả nước với 65 huyện thành, trở thành biểu tượng cho cuộc chiến đấu kiên cường với giá trị của sức mạnh tính thân đoàn kết dân tộc

Trang 38

Năm 178, người Ô Hử cùng người Giao Chỉ và Hợp Phố do Lương Long nổi đậy Hàng vạn nhân dân hai quận Nhật Nam và Cửu Chân nhất tê hưởng ứng và đánh chiếm quận huyên khắp nơi

Năm 248, Bà Triệu làm chấn động toàn thể châu Giao khiến cho quân Ngô phải khiếp vía trước sức mạnh dân tộc dưới sự chỉ huy của nữ tướng

Một ngàn năm thử thách nghiệt ngã và trường kỳ, sợi đây cố kết cộng đồng là sức mạnh vô địch để cuối cùng đất nước, nhân dân, tiếng nói và cả một nên văn hoá của dân tộc được giữ vững Tất cả không chỉ tồn tại và phát triển ở một mức độ cao hơn, tốt đẹp hơn mà còn được bồi dưỡng bằng sự dung nạp có chọn lọc những yếu tố văn hoá của nhân dân các nước láng giềng nhất là Trung Hoa và Ấn D6 trong tinh than dan toc

Chính trong những cuộc nổi đậy chống phương Bắc ấy, nhân dân ta đã trưởng thành hơn, tỉnh thần đoàn kết, sức mạnh đoàn kết được bồi đắp hơn làm tiền đề cho công cuộc giành lại quyền tự chủ hoàn toàn vào đầu thế kỷ X và là động lực hướng tới xây dựng Nhà nước phong kiến độc lập, tự chủ

Trang 39

suốt chiều dài lịch sử Những thắng lợi ấy trước hết là nhờ vào tỉnh thần đoàn kết truyền thống của dân tộc Việt Nam, toàn dân đoàn kết chiến đấu bảo vệ tổ quốc

Cả đân tộc ta chung sức chuyển ít thành nhiều, chuyển yếu thành mạnh Đó là

thắng lợi của khối đoàn kết trong toàn bộ máy Nhà nước phong kiến đều nhất trí quyết tâm đánh giặc, vua không do dự, quân không hai lòng, binh sỹ và chủ tướng một đạ sống chết có nhau như cha con một nhà, thà làm quy nước Nam còn hơn làm vương đất Bắc Người người đến săm chit “Sdt thdr” trên tay, vua tôi đồng lòng, anh em hoà thuận, cả nước góp sức Tiếng hô “Đánh” trong Hội nghị Diên Hồng, Hội nghị có một không hai trong lịch sử đã xây dựng quân đội nhà Trần thành một khối đoàn kết thống nhất từ trên xuống dưới, từ người già đến trẻ

Đại đoàn kết với tính phong phú và hết sức đa dạng, nó không chỉ là nguồn sức mạnh của toàn dân mà còn thể hiện ở tinh thần đoàn kết ngay trong giới những người cầm quyền Vua Trần vì sự tổn vong của nước nhà mà đặt toàn bộ binh quyền vào tay vị tướng xuất sắc Trần Quốc Tuấn Tích cực chủ động giải quyết các mâu thuẫn bất hoà trong nội bộ vương triều tạo nên hạt nhân của khối đại đoàn kết tiêu biểu là Trần Quốc Tuấn Ông đã chủ động bỏ qua các mối bất hoà giữa gia đình với hoàng gia, giữa ông với Trần Quang Khải, giữa gia đình ông với Trần Khánh Dư để đoàn kết gắn bó với nhau chung lo việc nước Nhờ vậy, tầng lớp quý tộc Trần đã đoàn kết chặt chế thành một khối trước khi bước vào cuộc chiến tranh Những trận chiến đi vào lịch sử với những trang chói lọi nhất để khẳng định vị thế của nước Đại Việt ta với các nước xung quanh, để củng cố và có điều kiện thuận lợi xay đựng Nhà nước phong kiến vững mạnh chính là nhờ một phần rất lớn ở sức mạnh khối đại đoàn kết dân tộc

Trang 40

triểu đình ( phong chức tước, lập quan hệ hôn nhân ) Chính khối sức mạnh thống nhất giữa các thành phần cư dân góp phần giúp Nhà nước tập quyền xây dựng và bảo vệ sự thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ

Đoàn kết nhân ái là một truyền thống lâu đời rất quý báu của dân tộc ta, là một trong những nhân tố quyết định sự sống còn và nảy nở của giống nòi trong cuộc vật lộn trường kỳ cùng đất trời và các loài quỷ dữ xâm lăng

Thương yêu nhau, đùm bọc nhau, đoàn kết gắn bó với nhau mới chiến thắng được thiên tai địch hoạ, mới dựng nược và giữ nước “Nước mất thì nhà tan, nước lụt thì lút cả làng” cha ông ta đã đúc rút thành kinh nghiệm như vay Cho nên, đoàn kết, yêu thương từ ngàn xưa đã trở thành nhu cầu khách quan, một lẽ

sống thiêng liêng, một tình cảm thắm thiết, một sức mạnh to lớn để xây dựng và

bảo vệ đất nước

Một dân tộc muốn tồn tại và phát triển đều phải trải qua quá trình dựng nước và giữ nước Việt Nam cũng không nằm ngoài quy luật đó Dựng nước và giữ nước trong lịch sử dân tộc luôn gắn bó với nhau, trong qúa trình ấy, chiến tranh là sự thách thức ghê gớm nhất, toàn diện nhất sức sống của dân tộc Để chiến đấu và chiến thắng kẻ thù có sức mạnh hơn thì phát huy sức mạnh của đất nước, của nhân dân đó là một sức mạnh tổng hợp tạo nên bằng nhiều nhân tố trong đó đoàn kết toàn dân vì đại nghĩa cuả dân tộc, vì quyền lợi chung tối cao của Tổ quốc là nhân tố cơ bản nhất

Cuộc đấu tranh rất quyết liệt chống nguy cơ bị diệt vong trước các đợt sóng xâm lăng cũng như cuộc đấu tranh gian khổ, gay gắt để tổn tại và phát triển giữa thiên tai thuỷ hoạ trong mấy nghìn năm lịch sử đã không ngừng bồi đấp trong nhân dân ta ý thức về tinh thần đoàn kết, trở thành một giá trị truyền thống sâu sắc tạo nên sức mạnh kỳ diệu để bảo vệ sự sống còn của đân tộc "

Ngày đăng: 22/10/2014, 23:33

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w