1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

ÔN tập văn hóa VIỆT NAM từ THẾ kỉ x đến nửa đầu THẾ kỉ XIX

13 17,5K 23
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 13
Dung lượng 189,5 KB
File đính kèm VAN HOC.rar (85 KB)

Nội dung

Cùng với sự phát triển kinh tế hàng hóa, từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII, nhiều giáo sĩ đạo Thiên Chúa phương Tây theo các thuyền buôn nước ngoài vào Đại Việt để truyền bá đạo Thiên Chúa

Trang 1

ÔN TẬP VĂN HÓA VIỆT NAM TỪ THẾ KỈ X ĐẾN NỬA ĐẦU THẾ

KỈ XIX

A NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ

I TƯ TƯỞNG, TÔN GIÁO

Nho giáo, Phật giáo và Đạo giáo vốn được du nhập vào nước ta từ thời Bắc thuộc ; sang thời kì độc lập, càng có điều kiện phát triển Nho giáo dần dần trở thành hệ tư tưởng chính của giai cấp thống trị và là tư tưởng chi phối nội dung giáo dục, thi cử Mặc dù vậy, từ thế kỉ X đến thế kỉ XIV, trong nhân dân ảnh hưởng của Nho giáo còn ít Trong khi đó, Phật giáo lại giữ vị trí quan trọng và phổ biến Từ vua đến quan và dân đều sùng đạo Phật, các nhà sư được triều đình coi trọng Đạo giáo tồn tại song song với Nho giáo và Phật giáo Một

số đạo quán được xây dựng

Từ cuối thế kỉ XIV, Phật giáo và Đạo giáo suy giảm Trong khi đó, ở thế kỉ XV, Nho giáo được nâng lên địa vị độc tôn, trở thành hệ tư tưởng chính thống của nhà nước phong kiến thời Lê sơ Sự phát triển của giáo dục Nho học cũng góp phần củng cố vị trí của Nho giáo

Từ thế kỉ XVI, Nho giáo suy thoái dần, tôn ti trật tự phong kiến không còn được tôn trọng như thời Lê sơ, thi cử không còn nghiêm túc như trước Phật giáo, Đạo giáo có điều kiện khôi phục vị trí nhưng không được như thời Lý-Trần, nhiều chùa, quán được xây dựng, một số chùa được trùng tu lại

Cùng với sự phát triển kinh tế hàng hóa, từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII, nhiều giáo sĩ đạo Thiên Chúa phương Tây theo các thuyền buôn nước ngoài vào Đại Việt để truyền bá đạo Thiên Chúa ở cả hai Đàng, nhà thờ Thiên Chúa giáo mọc lên nhiều nơi, đạo Thiên Chúa trở thành tôn giáo lan truyền trong cả nước Do nhu cầu truyền đạo, chữ Quốc ngữ theo mẫu tự Latinh cũng ra đời ở thế kỉ XVII, tuy nhiên bấy giờ chữ Quốc ngữ chưa được phổ cập, phải đến thế kỉ XX, chữ Quốc ngữ mới sử dụng phổ biến

Các tín ngưỡng truyền thống trong dân gian vẫn được duy trì, phát huy và tôn trọng như tục thờ cúng tổ tiên, các anh hùng có công với làng với nước, các đền thờ, lăng miếu được xây dựng ở nhiều nơi Nhà Nguyễn chủ trương độc tôn Nho giáo, hạn chế các hoạt động của các tôn giáo, đặc biệt là Thiên Chúa giáo

II GIÁO DỤC

Từ thế kỉ XI đến thế kỉ XV, giáo dục Đại Việt từng bước được hoàn thiện và phát triển, nội dung học tập quy định chặt chẽ, trở thành nguồn đào tạo quan lại chủ yếu của đất nước Năm 1070, vua Lý Thánh Tông cho lập Văn Miếu Năm 1075, tổ chức khoa thi quốc gia đầu tiên tại kinh thành Sang thời Trần, giáo dục, thi cử quy định chặt chẽ hơn Thời Lê

sơ, nhà nước quy định cứ 3 năm tổ chức một kì thi Hội để chọn Tiến sĩ Trong dân gian số người đi học ngày càng đông, số người đỗ đạt cũng tăng thêm nhiều Thời vua Lê Thánh Tông (1460-1497), đã tổ chức 12 khoa thi Hội có 501 người đỗ Tiến sĩ Năm 1484, nhà nước quyết định ghi tên dựng bia Tiến sĩ Nhiều tri thức tài giỏi đã góp phần quan trọng trong việc xây dựng, bảo vệ đất nước Tuy nhiên giáo dục nho học không tạo điều kiện cho sự phát triển kinh tế đất nước

Năm 1527, nhà Mạc thành lập, tiếp tục phát triển giáo dục, tổ chức đều đặn các kì thi Hương, thi Hội để tuyển chọn nhân tài, tổ chức được 22 kì thi Hội lấy được 485 Tiến sĩ Đến nhà Lê - Trịnh, cũng cố gắng tiếp tục mở rộng giáo dục Nho học theo chế độ thời Lê sơ, tổ chức nhiều khoa thi nhưng số người đi thi và đỗ đạt không còn nhiều như trước Ở Đàng Trong, năm 1646 chúa Nguyễn mở khoa thi đầu tiên theo cách riêng, việc học hành không câu nệ sách vở, khuôn sáo Các chúa Nguyễn coi trọng khả năng thực tế và thi cử không phải

là con đường tuyển quan lại duy nhất

Trang 2

Đến triều Tây Sơn, với chính sách chăm lo giáo dục của vua Quang Trung, chữ Nôm được sử dụng trong công việc hành chính, thi cử Mặc dù vậy, nội dung giáo dục chủ yếu vẫn là kinh sử, các bộ môn khoa học tự nhiên ít được chú ý Đầu thế kỉ XIX, nhà Nguyễn tiếp tục củng cố giáo dục Nho học Các kì thi Hương, thi Hội vẫn được tổ chức đều đặn

III VĂN HỌC

Giáo dục Đại Việt thế kỉ X đến thế kỉ XV phát triển, đã góp phần hình thành và phát triển văn học dân tộc Ban đầu nội dung văn học mang nặng tư tưởng Phật giáo, từ thời Trần nền văn học dân tộc ngày càng phát triển Công cuộc xây đựng, bảo vệ đất nước chống ngoại xâm đã trở thành nguồn đề chính của các bài thơ, phú và hịch như “Nam quốc sơn hà”;

“Hịch tướng sĩ”; “Bạch Đằng giang phú”; “Bình Ngô Đại Cáo”;v.v cùng hàng loạt tập thơ chữ Hán ra đời, vừa thể hiện tài năng văn học vừa toát lên niềm tự hào dân tộc và lòng yêu nước sâu sắc Thời Lê sơ, đânhs dấu bước phát triển cao của nền văn học Cùng văn học chữ Hán, văn học chữ Nôm đều phát triển, các tập thơ Nôm ra đời như “Hồng Đức quốc âm thi tập” của vua Lê Thánh Tông, “Quốc âm thi tập” của Nguyễn Trãi;

Từ thế kỉ XVI, Nho giáo suy thoái, văn học chữ Hán không còn vị thế như thời Lê

sơ Tuy vậy văn học chữ Nôm phát triển và chiếm vị trí quan trọng, xuất hiện nhiều nhà thơ Nôm nổi tiếng với nhiều tác phẩm đặc sắc như Nguyễn Bỉnh Khiêm, Phùng Khắc Khoan, Đào Duy Từ, Văn học dân gian phát triển rầm rộ, với tài năng của mình nhân dân đã sáng tác hàng loạt ca dao, tục ngữ, truyện cười, truyện dân gian , thể hiện ước mơ về cuộc sống

tự do, thanh bình của người dân lao động

Nửa đầu thế kỉ XIX, văn học chữ Nôm ngày càng phong phú và hoàn thiện Xuất hiện

nhiều tác phẩm văn học chữ Nôm xuất sắc như Truyện Kiều của Nguyễn Du, các bài thơ của

Hồ Xuân Hương, Bà Huyện Thanh Quan

IV NGHỆ THUẬT

Từ thế kỉ X, nghệ thuật cũng có bước phát triển mới Nghệ thuật kiến trúc bắt đầu phát triển, với nhiều công trình nghệ thuật Phật giáo được xây dựng như chùa Một Cột (Diên Hựu), chùa Dâu, chùa Phật Tích, tháp Báo Thiên, tháp Phổ Minh, kinh đô Thăng Long được xây dựng thời nhà Lý, thành nhà Hồ được xây dựng cuối thế kỉ XIV là những công trình nghệ thuật kiến trúc tiêu biểu và đặc sắc ở nước ta Ngoài ra ở phía Nam, các đền, tháp Chăm cũng được xây dựng mang phong cách nghệ thuật đặc sắc Nghệ thuật điêu khắc với nhiều tác phẩm có họa tiết đặc sắc, độc đáo như rồng mình trơn cuộn trong lá đề, bông cúc nhiều cánh bệ chân cột hình hoa sen nở, cùng nhiều bức phù điêu có hình các cô tiên, các

vũ nữ vừa múa vừa đánh đàn, Nghệ thuật sân khấu như tuồng, chèo ngày càng phát triển Múa rối nước là một loại hình nghệ thuật đặc sắc, phát triển từ thời Lý

Trong các thế kỉ XVI - XVIII, nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc tiếp tục phát triển, thể hiện ở các chùa mới được xây dựng như chùa Thiên Mụ (Huế), tượng Phật ở các chùa Nghệ thuật dân gian được hình thành trong các công trình điêu khắc và kiến trúc Nghệ thuật sân khấu phát triển ở cả Đàng Trong và Đàng Ngoài với nhiều phường tuồng, chèo ở các làng, các làn điệu dân ca ở các địa phương

Thế kỉ XIX, Nhã nhạc cung đình Huế đã trở thành món ăn tinh thần của giới quý tộc thượng lưu Các loại hình ca múa nhạc dân gian tiếp tục phát triển trong nhân dân với các làng điệu dân ca đặc trưng của từng vùng miền Cùng với các điệu ca, điệu múa còn có các trò chơi dân gian như đấu vật, đua thuyền, đá cầu, Thế kỉ XVII, nghệ thuật sân khấu phát triển ở cả Đàng Trong và Đàng Ngoài như tuồng, chèo, múa rối,

V KHOA HỌC – KĨ THUẬT

Thế kỉ X đến thế kỉ XV, nhiều ngành khoa học – kĩ thuật phát triển đạt nhiều thành tưu có giá trị cao như “Đại Việt sử kí” của Lê Văn Hưu (thời Trần), “Lam Sơn thực lục”,

“Dư địa chí” của Nguyễn Trãi, “Hồng Đức bản đồ” thời vua Lê Thánh Tông Nhà Nguyễn

Trang 3

lập Quốc sử quán và biên soạn nhiều công trình như “Đại Nam thực lục”, ngoài ra còn có các bộ sử do các cá nhân biên soạn như “Lịch triều hiến chương loại chí” của Phan Huy Chú, “Gia Định thành thông chí” của Trịnh Hoài Đức, Thế kỉ XV, một số công trình nghiên cứu khoa học tự nhiên được biên soạn như “Đại thành toán pháp” của Lương Thế Vinh, “Lập thành toán pháp” của Vũ Hữu, Về quân sự, có “Binh thư yếu lược”, “Vạn kiếp tông bí truyền thư” của Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn Đầu thế kỉ XV, Hồ Nguyên Trừng đã chế tạo súng thần cơ, thuyền chiến có lầu

Thế kỉ XVI - XVIII, số công trình khoa học tăng lên Sử học có nhiều bộ sử như “Ô châu cận lục”, “Đại Việt thông sử” , địa lí học có tập bản đồ “Thiên Nam tứ chí lộ đồ thư”, quân sự có tập “Hổ trướng khu cơ” của Đào Duy Từ, Do những hạn chế về quan niệm và giáo dục đương thời, khoa học tự nhiên vẫn chưa có điều kiện phát triển sSVề kĩ thuật, một

số kĩ thuật phương Tây du nhập vào nước ta và bước đầu hình thành, phát triển phục vụ nhu cầu quốc phòng như kĩ thuật đúc súng đại bác, đóng thuyền máy, xây thành lũy, Nghề làm đồng hồ ra đời đã chứng tỏ sự khéo léo và khả năng sáng tạo của người Việt

B TỔ CHỨC DẠY HỌC THEO CHUYÊN ĐỀ

I MỤC TIÊU

1 Kiến thức

HS cần nắm:

- Tư tưởng và tôn giáo : Sự thay đổi vai trò thống trị về tư tưởng của Phật giáo và Nho giáo Vài nét về Đạo giáo, tín ngưỡng truyền thống, sự du nhập của Thiên Chúa giáo

- Biết được sự phát triển của giáo dục nho học thời phong kiến ; sự phát triển của văn học chữ Hán và chữ Nôm

- Biết được đặc điểm nổi bật của nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc ; khái quát về sự hình thành và phát triển những loại hình sân khấu, đặc biệt là múa rối nước; hát quan họ, Nhã nhạc cung đình Huế, hát Xoan (Phú Thọ), cố đô Huế những di sản văn hóa thế giới của đất nước Việt Nam trong thế kỉ X-XIX

- Kể được những công trình khoa học đặc sắc

- So sánh được sự khác nhau về tư tưởng, tôn giáo, giáo dục, văn học, nghệ thuật giữa các giai đoạn lịch sử

2 Kĩ năng

- Phát triển kĩ năng khai thác tranh ảnh, tư liệu lịch sử

- Phát triển kĩ năng phân tích, so sánh các sự kiện lịch sử

3 Thái độ

- Bồi dưỡng lòng tự hào về truyền thống lịch sử của dân tộc Việt Nam

- Giáo dục cho HS thái độ trân trọng và có ý thức gìn giữ, bảo tồn các di sản văn hóa của nhân loại, duy trì và phát triển bản sắc văn hóa của ông cha ta

4 Định hướng các năng lực hình thành

Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực

hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ

Năng lực chuyên biệt:

- Năng lực tái hiện các sự kiện lịch sử dân tộc, các thành tựu văn hóa trong thế kỉ X-XV

- Năng lực thực hành bộ môn: Khai thác, sử dụng tư liệu gốc, tranh ảnh lịch sử,…

- So sánh, phân tích sự thay đổi vai trò thống trị về tư tưởng của Phật giáo và Nho giáo, sự hưng, suy giáo dục nho học, sự phát triển của dòng văn học chữ Hán, Nôm, dân gian

Trang 4

- Vận dụng những kiến thức lịch sử đã học để giải quyết những vấn đề thực tiễn: Biết tìm hiểu thông tin lịch sử về các nhân vật lịch sử như Chu Văn An, Nguyễn Trãi, Nguyễn Du

- Biết vận dụng kiến thức liên môn các bộ môn Văn học, Địa lí giải quyết vấn đề bài học, lĩnh hội kiến thức mới

II CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

1 Giáo viên

- Giấy A4, A0

- Tranh ảnh lịch sử theo chuyên đề (ảnh Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Cố Đô Huế,)…

- Phiếu học tập, phiếu giao nhiệm vụ

2 Học sinh

- Nghiên cứu nội dung chuyên đề tìm hiểu về các thành tựu văn hóa dân tộc trong giai

đoạn từ thế kỉ X đến thế kỉ XV

- Bút dạ hoặc bút màu

III TIẾN TRÌNH DẠY HỌC CHUYÊN ĐỀ

1 Giới thiệu của giáo viên: Việt Nam là đất nước có bề dày lịch sử, nhiều thành tựu

văn hóa của đất nước trở thành di sản văn hóa vật thể hay phi vật thể của nhân loại, với những danh nhân văn hóa thế giới như Nguyễn Trãi, Nguyễn Du Nền tảng cho các thành tựu văn hóa nổi bật đó chính là giai đoạn lịch sử dân tộc từ thế kỉ X đến thế kỉ XIX

2 Thiết kế các hoạt động học tập

Hoạt động 1: Tìm hiểu về tư tưởng, tôn giáo thế kỉ X đến thế kỉ XIX.

a Yêu cầu:

- Giáo viên sử dụng Tranh ảnh minh họa, tổ chức trò chơi nhỏ: Nhận diện nội dung qua tranh

- HS cho biết nội dung của từng tranh, mục đích giúp HS tái hiện, ghi nhớ có biểu tượng về từng đơn vị kiến thức có trong mục tư tưởng, tôn giáo

Tranh 1: Sự du nhập Thiên chúa giáo và chữ quốc ngữ vào nước ta

Trang 5

Tranh 2: Phong tục thờ cúng dân tộc

Tranh 3 Khổng tử người sáng lập Nho giáo

Tranh 4: Sự phát triển Phật giáo ở Việt Nam

- GV cung cấp dẫn chứng, giúp HS Tìm hiểu về sự hình thành, phát triển, suy vong của tư tưởng, tôn giáo thế kỉ X-XIX

Tư liệu 1: Tiếp nối tinh thần Phật giáo từ các triều đại trước, Phật giáo thời Lý trở

thành quốc giáo và phát triển mạnh mẽ Có lẽ tinh thần từ bi, bác ái của Phật giáo hòa hợp với tinh thần ôn hòa, bình dị của người Việt thì thời ấy, nhân dân 'lũ lượt đi ở chùa' Mọi người làm việc gì cũng nghĩ đến sự phù trợ của Ðức Phật, Lý Thường Kiệt sau khi đánh Tống, bình Chiêm đã cho xây dựng chùa Báo Ân (Thanh Hóa) để tỏ lòng cảm tạ Linh Nhâm thái hậu xây dựng cho mình đến hàng trăm ngôi chùa Khi vừa lên ngôi, Lý Thái Tổ chưa xây dựng tôn miếu xã tắc, nhà vua đã cho xây dựng tám ngôi chùa Sử cũ mô tả những ngôi chùa hết sức bề thế, uy nghiêm, trong khi cung điện của triều đình thì mô tả sơ sài Rõ ràng

là thời ấy, kiến trúc Phật giáo có vị trí quan trọng và nổi trội hơn cả các công trình kiến trúc

khác (Theo Ðại Việt sử ký toàn thư, của Nô Sĩ Liên)

Tư liệu 2: Năm 1299, vua Trần Nhân Tông xuất gia tại chùa Hoa Yên núi Yên Tử,

lấy hiệu là Hương Vân Ðầu Ðà (sau này vua đổi hiệu là Trúc Lâm Ðầu Ðà) Vua được nhận

là người truyền thừa chính thức của phái Yên Tử, thế hệ thứ sáu, tiếp nối vị tổ thứ năm là thiền sư Huệ Tuệ Từ đó trở đi, phái Yên Tử trở thành nổi tiếng, thế lực lan rộng trong triều đình và giữa nhân gian Một ông vua đã từng đánh bại cuộc xâm lăng của nhà Nguyên, một ông vua đã đem hòa bình và thịnh trị về cho dân, một ông vua như thế khi đi xuất gia chắc chắn đã gây nên một tiếng vang lớn và khiến tất cả mọi người trong nước hướng nhìn về ngọn núi Yên Tử đạo Phật trở thành yếu tố tâm lý liên kết toàn dân lại trong mục đích xây dựng và bảo vệ quốc gia Vua Trần Nhân Tông và Trần Anh Tông là những nhà chính trị giỏi, nhưng đồng thời cũng là những Phật tử thật sự

Tư liệu 3: Năm 1825, vua Minh Mạng ban hành dụ cấm đạo: “Các tôn giáo sai trái

của người Tây Dương làm hư hỏng lòng người Đã từ lâu nhiều tàu Tây Dương đến đây buôn bán và đã để lại các đạo trưởng trong vương quốc này Các đạo trưởng đã lôi kéo và làm hỏng nhân tâm, làm suy thoái thuần phong mỹ tục Đó chẳng phải tai họa lớn cho đất nước Vậy phải chống lại sự lạm dụng này để đưa dân chúng trở lại con đường chính… phải canh phòng cẩn thận mặt hải cảng, miền núi, tất cả mọi ngả đường thủy bộ để ngăn không cho các đạo trưởng Tây Dương xâm nhập lén lút, trà trộn vào dân chúng để gieo rắc bóng đen trên vương quốc”3 (?) õ hoạt động truyền giáo, Minh Mạng lệnh cho các giáo sĩ về kinh

đô Huế lấy cớ là để dịch sách.( Trích bài viết của PGS.TS Đỗ Bang * Trường Đại học

Khoa học Huế đăng trên Đại Học quốc gia Hà Nội-Trường Đại học khoa học xã hội và nhân Văn-Bảo tàng nhân học năm 2015)

GV đặt câu hỏi:

- Vì sao Phật giáo trở thành “Quốc giáo” thời Lí, Trần?

- Nho giáo du nhập vào nước ta khi nào, vị trí của nó qua các thời kì? Vì sao từ thời

Lê sơ Nho giáo đã giữ vị trí độc tôn ?

- Nhà Nguyễn có chính sách gì trước sự du nhập Thiên chúa giáo ? Vì sao?

HS trả lời dựa vào phần tư liệu GV cung cấp, gợi ý của GV GV xét, chốt ý chính, cho HS ghi chép

b Học sinh thực hiện nhiệm vụ báo cáo sản phẩm trước lớp, giáo viên tổ chức điều khiển hoạt động nhận thức cho học sinh

Nho giáo, Phật giáo và Đạo giáo du nhập vào nước ta từ thời Bắc thuộc;

- Nho giáo:

Trang 6

+ Thế kỉ X-XIV, dần dần trở thành hệ tư tưởng chính của giai cấp thống trị, chi phối nội dung giáo dục, thi cử

+ TK XV, nâng lên địa vị độc tôn, trở thành hệ tư tưởng chính thống của nhà nước phong kiến thời Lê sơ

+ Từ thế kỉ XVI, Nho giáo từng bước suy thoái, thi cử không còn nghiêm túc như trước Tôn ti trật tự phong kiến cũng không còn như thời Lê sơ

+ Nhà Nguyễn, chủ trương độc tôn Nho giáo

- Phật giáo-Đạo giáo

+ Trong TK X-XIV, thời Lí- Trần, Phật giáo giữ vị trí quan trọng “quốc giáo”, từ vua đến quan và dân đều sùng đạo Phật, các nhà sư được triều đình coi trọng

+Đạo giáo tồn tại song song với Nho giáo và Phật giáo Một số đạo quán được xây dựng + Từ cuối thế kỉ XIV, Phật giáo và Đạo giáo suy giảm

+ Thế kỉ XVI, Phật giáo, Đạo giáo có điều kiện phục hồi Nhiều chùa, quán được xây dựng thêm, một số chùa đựợc trùng tu lại

- Thiên chúa giáo: từ thế kỉ XVI, một số giáo sĩ đạo Thiên Chúa phương Tây theo các

thuyền buôn nước ngoài vào Đại Việt truyền đạo Thiên Chúa ở cả hai đàng, thời nhà

Nguyễn hạn chế hoạt động của Thiên Chúa giáo Do nhu cầu của việc truyền đạo, chữ

Quốc ngữ theo mẫu tự Latinh cũng ra đời ở thế kỉ XVII Tuy nhiên, bấy giờ chữ Quốc ngữ chưa được phổ biến trong xã hội, phải đến đầu thế kỉ XX, chữ Quốc ngữ mới được sử dụng phổ biến

- Các tín ngưỡng truyền thống trong dân gian vẫn được duy trì và phát huy như tục thờ cúng tổ tiên, thờ những người anh hùng có công với nước, với làng

Hoạt động 2: Tìm hiểu về giáo dục, văn học, khoa học –kĩ thuật

a Yêu cầu: Biết được giáo dục nho học qua các thời kì, đặc biệt sự phát triển và có quy củ

trong thế kỉ X-XV.

HS cho biết các bức ảnh trên nói về sự kiện lịch sử nào của dân tộc? Em hãy khái quát vài nét hiểu biết về sự kiện trên?

GV cung cấp tư liệu

Tư liệu 1: Văn Miếu được xây dựng vào năm 1070 dưới thời vua Lý Thánh Tông, là nơi thờ

Khổng Tử, các bậc Hiền triết của Nho giáo và Tư nghiệp Quốc tử giám Chu Văn An, người thầy đạo cao, đức trọng của nền giáo dục Việt Nam Quốc Tử Giám được xây dựng năm

1076 dưới triều vua Lý Nhân Tông, là nơi đào tạo nhân tài cho đất nước, là trường đại học đầu tiên ở nước ta (Trích trong: http://vietbao.vn/Xa-hoi/Van-Mieu-Quoc-Tu-Giam-Nhung-dieu-can-biet)

Tư liệu 2: Một trong những di tích nổi tiếng của Văn Miếu –Quốc Tử Giám là 82 tấm bia

Tiến sĩ, ghi họ tên, quê quán của 1307 vị Tiến sĩ của 82 khoa thi từ 1442- 1779 gồm 81 khoa triều Lê và 1 khoa triều Mạc Bia Tiến sĩ khắc trên loại đá màu xanh, kích thước không đều nhau được trạm khắc hoa văn tinh xảo Bia Tiến sĩ khoa Nhâm Tuất niên hiệu Đại Bảo thứ 3 (1442) nêu rõ tầm quan trọng của việc đào tạo nhân tài và khuyến khích kẻ sĩ: “Hiền tài là

Trang 7

nguyên khí quốc gia Nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh mà hưng thịnh, nguyên khí suy thì thế nước yếu mà thấp Vì thế, các bậc đế vương, thánh minhchẳng ai không coi việc kén chọn kẻ sĩ, bồi dưỡng nhân tài, vun trồng nguyên khí quốc gia làm công việc cần kíp Vì vậy, lại cho khắc đá để dựng ở cửa Thái Học cho kẻ sĩ bốn phương chiêm ngưỡng, hâm mộ

mà phấn chấn, rèn luyện danh tiết, hăng hái tiến lên giúp rập Hoàng gia Há phải chỉ là chuộng hư danh, sính hư văn mà thôi đâu” Bia được đặt trên lưng rùa Rùa là một trong bốn linh vật: Long, Ly, Qui, Phượng Rùa sống lâu, có sức khỏe nên việc đặt bia Tiến sĩ trên lưng rùa đá thể hiện sự tôn trọng hiền tài và trường tồn mãi mãi Ngày 9/3/2010, Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hiệp quốc UNESCO đã chính thức ghi danh 82 bia đá các khoa thi Tiến sĩ triều Lê và Mạc là di sản tư liệu thứ 2 của Việt Nam trở thành Di sản tư liệu thế giới trong chương trình “Ký ức thế giới” , sau mộc bản triều Nguyễn, (Trích trong: http://vietbao.vn/Xa-hoi/Van-Mieu-Quoc-Tu-Giam-Nhung-dieu-can-biet )

Tư liệu 3: Đại Việt Sử Ký Toàn Thư chép

An (người Thanh Đàm), tính cương nghị, thẳng thắn, sửa mình trong sạch, bền giữ tiết tháo, không cầu lợi lộc Ông ở nhà đọc sách, học vấn tinh thông, nổi tiếng gần xa, học trò đầy cửa, thường có kẻ đỗ đại khoa, vào chính phủ Như Phạm Sư Mạnh, Lê Quát đã làm hành khiển mà vẫn giữ lễ học trò, khi đến thăm thầy thì lạy hỏi ở dưới giường, được nói chuyện với thầy vài câu rồi đi xa thì lấy làm mừng lắm Kẻ nào xấu thì ông nghiêm khắc trách mắng, thậm chí la hét không cho vào Ông là người trong sạch, thẳng thắn, nghiêm nghị, lẫm liệt đáng sợ đến như vậy đấy Minh Tông mời ông là Quốc Tử giám tư nghiệp, dạy thái tử học.

Dụ Tông ham chơi bời lười chính sự, quyền thần nhiều kẻ làm trái phép nước, An khuyên can, [Dụ Tông] không nghe, bèn dâng sớ xin chém bảy tên nịnh thần, đều là những

kẻ quyền thế được vua yêu Người bấy giờ gọi là " Thất trảm sớ " Sớ dâng lên nhưng không được trả lời, ông liền treo mũ về quê.

Ông thích núi Chí Linh , bèn đến ở đấy Khi nào có triều hội lớn thì đến kinh sư Dụ

Tông đem chính sự trao cho ông, ông từ chối không nhận Hiến Từ thái hoàng thái hậu bảo:

"Ông ta là người không thể nào bắt làm tôi được, ta sai bảo thế nào được ông ta?" Vua sai nội thần đem quần áo ban cho ông Ông lạy tạ xong, liền đem cho người khác hết Thiên hạ đều cho là bậc cao thượng.

Đến khi Dụ Tông băng, quốc thống suýt mất, nghe tin các quan đến lập vua, ông mừng lắm Chống gậy đến xin bái yết, xong lại xin trở về quê, từ chối không nhận chức gì Khi ông mất Vua sai quân đến tế, ban tặng tên thụy, ít lâu sau có lệnh cho tòng tự ở Văn miếu

GV phát vấn:

- Qua tư liệu, em hãy cho biết giáo dục nho học phát triển mạnh mẽ thời vương triều nào?

Vì sao?

- Ý nghĩa việc Dựng bia tiến sĩ?

- Vì sao Thầy Chu Văn An được xã hội trọng vọng, và tôn thờ trong Văn Miếu?

b Học sinh thực hiện nhiệm vụ báo cáo sản phẩm trước lớp, giáo viên tổ chức điều khiển hoạt động nhận thức cho học sinh.

Trang 8

- Từ thế kỉ XI đến thế kỉ XV, giáo dục Đại Việt từng bước được hoàn thiện và phát triển, trở thành nguồn đào tạo quan lại chủ yếu

+ Năm 1070, vua Lý Thánh Tông cho lập Văn Miếu Năm 1075, khoa thi quốc gia đầu tiên được tổ chức ở kinh thành

+ Sang thời Trần, giáo dục, thi cử được quy định chặt chẽ hơn

+ Thời Lê sơ, nhà nước quy định : cứ 3 năm có một kì thi Hội để chọn tiến sĩ Trong dân gian, số người đi học ngày càng đông và số người đỗ đạt cũng tăng thêm nhiều Riêng thời Lê Thánh Tông (1460 - 1497) đã tổ chức được 12 khoa thi Hội, có 501 người đỗ tiến sĩ Năm

1484, nhà nước quyết định dựng bia ghi tên tiến sĩ Nhiều trí thức tài giỏi đã góp phần quan trọng vào công cuộc xây dựng, phát triển đất nước

- Sang thế kỉ XVI, giáo dục giáo dục Nho học tiếp tục phát triển, không còn vị trí như trước

+ Thay thế nhà Lê, nhà Mạc tiếp tục phát triển giáo dục, tổ chức đều đặn các kì thi để chọn lựa nhân tài Thời kì nhà Mạc đã tổ chức được 22 kì thi hội lấy được 485 Tiến sĩ

+ Nhà nước Lê - Trịnh được khôi phục, giáo dục Nho học tiếp tục được duy trì Nhiều khoa thi được tổ chức nhưng số người đỗ đạt và đi thi không nhiều như trước ở Đàng Trong, năm 1646 chúa Nguyễn mở khoa thi đầu tiên

+ ở triều đại Tây Sơn, với chính sách chăm lo giáo dục của Quang Trung, chữ Nôm được dùng trong công việc hành chính, thi cử

- Dưới thời nhà Nguyễn, giáo dục Nho học được củng cố Nhà nước vẫn tổ chức đều đặn các kì thi Hương và thi Hội để tuyển người ra làm quan

Mặc dù vậy, nội dung giáo dục vẫn là kinh sử Các bộ môn khoa học tự nhiên ít được chú ý

Hoạt động 3: Tìm hiểu về văn học, khoa học –kĩ thuật

a Yêu cầu: sự phát triển của văn học chữ Hán và chữ Nôm ; kể tên được những công trình

khoa học đặc sắc :

GV cung cấp phiếu học tập

Thế kỉ X-XV

Thế kỉ XVI-XVIII

Thế kỉ XIX

HS đọc SGK các bài 20,24,25 hoàn thành phiếu học tập theo hình thức hoạt động cá nhân

b Học sinh thực hiện nhiệm vụ báo cáo sản phẩm trước lớp, giáo viên tổ chức điều khiển hoạt động nhận thức cho học sinh.

GV chỉnh sửa từng mục văn học, nghệ thuật, KHKT

- GV sử dụng kiến thức liên môn của môn Văn học lớp 10: Yêu cầu HS kể tên tác giả, tác

phẩm, nội dung của văn học chữ Hán, chữ Nôm Nêu hiểu biết của em về Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương

GV cung cấp hình ảnh nghệ thuật như chùa một cột, tượng phật bà Quan Âm nghìn mắt nghìn tay, các vị la hán chùa Tây Phương HS nhận diện, nêu hiểu biết về tranh ảnh minh họa và sắp xếp cho phù hợp với từng giai đoạn

- GV phát vấn:

- Vì sao trong thế kỉ XVI-XIX, dòng nghệ thuật dân gian, văn học dân gian phát triển mạnh mẽ?

- Kể tên, nêu những hiểu biết của em về các công trình nghệ thuật của Việt Nam trong thế kỉ

X-XIX được công nhận là di sản văn hóa cấp quốc gia, thế giới mà em biết?

Trang 9

- GV sử dụng Video về quần thể kiến trúc Cố đô Huế, Nhã nhạc cung đình Huế, Hát quan

họ, hát xoan khái quát lại thành tựu rực rỡ dân tộc đạt được, và được công nhận là di sản thế giới, qua đó giáo dục HS lòng tự hào dân tộc, ý thức giữ gìn di sản văn hóa quê hương, đất nước

Thành tựu Văn họca Nghệ thuật Khoa học-kĩ thuật

Thế kỉ X-XV Ban đầu, văn học

mang nặng tư tưởng Phật giáo Từ thời Trần, văn học dân tộc càng phát triển

Công cuộc xây dựng đất nước và các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm trở thành chủ

đề chính của các bài thơ, phú và hịch như "Hịch tướng sĩ", "Bạch Đằng giang phú", "Bình Ngô Đại cáo"

Hàng loạt tập thơ chữ Hán ra đời thể hiện lòng yêu nước

và tự hào dân tộc

+ Cùng với văn học chữ Hán, các tập thơ bằng chữ Nôm

ra đời như : "Hồng Đức quốc âm thi tập" của Lê Thánh Tông và "Quốc âm thi tập" của Nguyễn Trãi

+ Nghệ thuật kiến trúc phát triển, các chùa, tháp được xây dựng như chùa Một Cột, chùa Dâu, chùa Phật Tích, tháp Báo Thiên, tháp Phổ Minh, kinh đô Thăng Long được xây dựng từ thời

Lý Thành nhà Hồ được xây dựng ở cuối thế kỉ XIV là những công trình nghệ thuật tiêu biểu

và đặc sắc của Việt Nam Ngoài ra, các đền tháp Chăm cũng được xây dựng

+ Nghệ thuật điêu khắc cũng có những nét đặc sắc như : rồng mình trơn cuộn trong lá đề, bệ chân cột hình hoa sen nở, các bức phù điêu có các cô tiên,

vũ nữ vừa múa, vừa đánh đàn

+ Nghệ thuật sân khấu như tuồng, chèo ngày càng phát triển Múa rối nước là một loại hình nghệ thuật đặc sắc, phát triển từ thời Lý

+ Âm nhạc phát triển với các nhạc

cụ như trống cơm, sáo, tiêu, đàn cầm,

+ Từ thế kỉ X đến thế kỉ

XV, nhiều công trình khoa học ra đời, như : "Đại Việt

sử kí" của Lê Văn Hưu (thời Trần), "Lam Sơn thực lục",

"Dư địa chí" của Nguyễn Trãi, "Hồng Đức bản đồ" thời Lê Thánh Tông + Về quân sự có "Binh thư yếu lược" và "Vạn Kiếp tông bí truyền thư" của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn Toán học có

"Đại thành toán pháp" của Lương Thế Vinh, "Lập thành toán pháp" của Vũ Hữu

+ Đầu thế kỉ XV, Hồ Nguyên Trừng đã cho chế tạo súng thần cơ và thuyền chiến Kinh đô Thăng Long được xây dựng từ thời Lý, sang thời Trần và thời Lê

sơ được xây dựng thêm

Trang 10

đàn tranh.

+ Ca múa trong các ngày lễ hội dân gian khá phổ biến

Thế kỉ

XVI-XVIII + Bên cạnh dòng văn học chữ Hán,

văn học chữ Nôm phát triển mạnh hơn trước và chiếm vị trí trọng yếu Các nhà thơ nổi tiếng như Nguyễn Bỉnh Khiêm, Đào Duy

Từ, Phùng Khắc Khoan đã dùng chữ Nôm để sáng tác

+ Văn học dân gian phát triển rầm rộ, thể hiện ước mơ về một cuộc sống tự do

và thanh bình của người dân lao động

- Trong các thế kỉ XVI - XVIII, nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc tiếp tục phát triển, thể hiện ở các chùa mới được xây dựng như chùa Thiên Mụ (Huế), tượng Phật ở các chùa

- Nghệ thuật dân gian được hình thành trong các công trình điêu khắc và kiến trúc

- Nghệ thuật sân khấu phát triển ở cả Đàng Trong và Đàng Ngoài với nhiều phường tuồng, chèo ở các làng, các làn điệu dân ca ở các địa phương

- Nhiều công trình khoa học trên các lĩnh vực sử học như Ô Châu Cận lục, Đại Việt thông sử, Thiên Nam ngữ lục, địa lí có Thiên Nam tứ chí lộ đồ thư,

y học có Lê Hữu Trác, triết học có sách Lê Quí Đôn, Quân sự có Hổ Trướng Khu Cơ của Đào Duy Từ

ra đời

- Kĩ thuật : kĩ thuật đúc súng theo kiểu phương Tây, đóng thuyền, xây thành luỹ được hình thành và phát triển, nghề làm đồng hồ ra đời

Thế kỉ XIX Bên cạnh dòng văn

học chữ Hán, văn học chữ Nôm với các bài thơ của Hồ Xuân Hương, Bà Huyện Thanh Quan ; đạt đến đỉnh cao về nghệ thuật là

"Truyện Kiều" của Nguyễn Du

- Về kiến trúc : Kinh đô Huế được xây dựng và hoàn thiện với hệ thống cung điện, lăng tẩm thể hiện trình độ phát triển cao của nghệ thuật kiến trúc

và điêu khắc

- Nhã nhạc cung đình Huế cũng là một di sản văn hoá còn lại đến ngày nay Các loại hình

ca múa nhạc dân gian được tiếp tục phát triển trong nhân dân

- Về sử học : Các bộ sử do Quốc sử quán biên soạn lần lượt ra đời như "Đại Nam thực lục" Ngoài ra còn

có các bộ sử do các cá nhân biên soạn như "Lịch triều hiến chương loại chí" của Phan Huy Chú, "Lịch triều tạp kỉ" của Ngô Cao Lãng,

"Gia Định thành thông chí" của Trịnh Hoài Đức

Ngày đăng: 05/07/2015, 06:22

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w