1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tư tưởng tự do trong truyền thống văn học trung đại việt nam

14 970 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 14
Dung lượng 97,5 KB

Nội dung

Tư tưởng tự do trong truyền thống văn họctrung đại Việt Nam Nghiên cứu bản sắc văn hoá dân tộc Việt Nam, người ta thường nói tới các giá trị tinh thần quan trọng như yêu nước, nhân ái,

Trang 1

Tư tưởng tự do trong truyền thống văn học

trung đại Việt Nam

Nghiên cứu bản sắc văn hoá dân tộc Việt Nam, người ta thường nói tới các giá trị tinh thần quan trọng như yêu nước, nhân ái, đoàn kết, cần cù, chịu thương chịu khó,… Quả đúng

là các truyền thống tinh thần ấy đã đóng một vai trò vô cùng

to lớn trong lịch sử hình thành và tồn tại của dân tộc Việt Nam, đất nước Việt Nam, nhà nước Việt Nam Nhưng truyền thống văn hoá Việt Nam còn nhiều mặt khác, thể hiện trong quan niệm về cuộc sống, về con người, về thiên nhiên… mà nhà nghiên cứu thường chưa đề cập đến Một trong những truyền thống quan trọng đó là tư tưởng về tự do, thể hiện xuyên suốt trong trường kỳ văn học dân tộc, một truyền

thống có thể giúp ta hiểu biết và góp phần xây dựng nhân cách con người Việt Nam hiện đại hôm nay

Trong Bút ký triết học, V.I Lênin có trích yếu một tư

tưởng quan trọng của Hégel như sau : “Lịch sử thế giới

chẳng gì khác hơn là lịch sử phát triển của khái niệm tự

lịch sử văn hoá dân tộc Nhưng cho đến nay khía cạnh này vẫn chưa được chú ý thích đáng

Chúng tôi đồng tình với nhà khoa học Hunggari, hiểu bản sắc văn hoá là tổng số những thông tin di truyền không

Trang 2

theo bộ mã gen sinh học mà là được tích luỹ, được gìn giữ và lưu truyền bởi các tập thể khác nhau của xã hội con người qua các phương tiện văn hoá([2]) Văn học là môi trường lý tưởng cho việc gìn giữ và lưu truyền các bản sắc văn hoá, bởi văn học là hoạt động tinh thần không thể thiếu của con

người, văn học có hệ thống ngôn ngữ, biểu trưng bền vững, văn học gắn bó với con người từ thuở ấu thơ cho đến tuổi già, những lúc thành đạt cũng như lúc thất ý, là người bạn tâm tình của mọi thế hệ.([3])

Lâu nay mỗi khi nói tới bản sắc văn học dân tộc chúng ta thường nghĩ ngay tới các truyền thống văn hoá cộng đồng, văn hoá làng xã, văn hoá tập thể, lễ hội, nhưng ít nghĩ về bản sắc văn hoá trong đời sống cá nhân, trong tính cách cá

nhân Có người, theo một quan niệm nào đó của phương Tây, xem văn học trung đại Việt Nam là thứ văn học “vô ngã”,

“phi ngã” và do đó cũng bỏ qua luôn truyền thống văn hoá trong ứng xử cá nhân, xem tư tưởng tự do như là một cái gì ngoại nhập từ thời Cận đại

Hãy lấy tập Lĩnh Nam chích quái([4]), một sưu tầm các chuyện kỳ lạ đất Lĩnh Nam xuất hiện vào thế kỷ XV đã thấy

có nhiều điều thú vị Ngay trong các truyền thuyết thời

Hùng Vương, việc kết hợp tự do của Lạc Long Quân và Âu

Cơ, rồi sáng kiến chia đất để cai trị do một người phụ nữ là

Trang 3

Âu Cơ đề xuất cũng đã là lạ Trong truyện Dưa hấu, Mai An

Tiêm dám ngang nhiên nói sự phú quý của chàng là “đều do tiền thân của ta, không phải do ơn chúa” Vua Hùng lúc đầu tức giận, đày chàng ra đảo hoang, nhưng sau Vua cũng phải thừa nhận là “điều đó thực không ngoa”, tức là thừa nhận mình đã sai ! Đáng chú ý nhất là truyện nàng Tiên Dung

trong Truyện nhất dạ trạch : “Tiên Dung mỵ nương đến tuổi

18 dung mạo đẹp đẽ – nhưng không muốn lấy chồng mà chỉ vui chơi, chu du khắp thiên hạ Vua cũng không cấm đoán nàng Mỗi năm vào khoảng tháng hai, tháng ba lại sắm sửa thuyền bè chèo chơi ở ngoài bể, vui quên trở về” Khi gặp Chử Đồng Tử và lấy chàng, một người nghèo đến mức không

có cả một mảnh khố che thân thì quan niệm tự do đã vượt ngoài khuôn khổ đẳng cấp Câu chuyện học phép tiên và về sau, phép tiên chỉ chắp cánh cho khát vọng tự do được thoả nguyện Thuyết thiên mệnh hay thuyết đạo học chỉ là tư

tưởng lý luận để biện hộ cho một bản sắc đã có từ trong hành

vi nhân vật Truyện Hà Ô Lôi cũng cung cấp một hình tượng

về tự do cá nhân Hà Ô Lôi, con trai thần Mala đã trả lời Lã Động Tân : “Đương lúc thiên hạ thái bình, quốc gia vô sự, coi phú quý như phù vân chỉ ham muốn thanh sắc để làm vui tai đẹp mắt mà thôi” Ô Lôi chỉ muốn được thoả mãn về cảm giác cơ thể

Trang 4

Tác phẩm đã miêu tả Ô Lôi như một sức mạnh chinh phục không ai cưỡng lại được Sau cuộc tình phiêu lưu với Quận Chúa, Ô Lôi phải đền mạng, nhưng trước khi chết, chàng đã kịp đọc một bản tuyên ngôn về tự do cá nhân, một quan niệm anh hào độc đáo :

Sinh tử do trời có quản bao

Nam nhi miễn đã được anh hào

Chết về thanh sắc cam là chết

Chết việc ốm đau cơm gạo nào !

Quan niệm này cho trời có thể quy định việc sống chết, còn cuộc sống cá nhân, con người được tự do lựa chọn theo sở nguyện Một trong những tập sách cổ nhất Việt Nam đã có những truyện tuyệt đẹp thể hiện sắc nét truyền thống văn hoá yêu chuộng tự do cá nhân của con người

Truyền kỳ mạn lục là một cái mốc mới trong quan niệm về

tự do cá nhân([5]) Nhiều nhân vật trong tập truyện này hầu như đã được tự do trong bể dục, tình dục “Dục”, nhất là tình dục được xuất hiện như là một phạm trù thuộc về cá nhân, được hiểu thành một phẩm chất phản diện và là đối tượng của

sự cấm dục Khuynh hướng của tác giả là khuyến thiện, trừng

ác, đề cao công đức, lên án vật dục, tình dục, theo tư tưởng Tống Nho : diệt nhân dục, tồn thiên lý Nhưng mặt khác, cái

“dục” của cá nhân tự do trong tình yêu nam nữ, tuy không

Trang 5

được thừa nhận trong các lời bình, nhưng lại được miêu tả như những cuộc tình kỳ ngộ lãng mạn đáng nhớ Cuộc gặp gỡ của Trung Ngộ với hồn ma Nhị Khanh cô quạnh đầy ân ái, xướng hoạ với lý tưởng hành lạc, cuộc kỳ ngộ ái ân xướng hoạ của Hà Nhân ở trại Tây với các hồn hoa Kỳ ngộ của Hàn Than với Vô Kỷ, Nhuận Chi và Tuý Tiêu, Phật Sinh với Lệ Nương, Thị Nghi với quan họ Hoàng đều là những cuộc gặp

gỡ ngoài lễ giáo, hôn thú, thuần tuý cá nhân và nói chung là

ở những không gian ngoài cõi người Những mối tư tình lấy hưởng thụ làm mục đích, dĩ nhiên không được nhà nho chấp nhận về mặt đạo lý, song về mặt tình cảm lại được ngòi bút tác giả ưu ái, miêu tả khá đẹp với những vần thơ tình tứ đặc sắc Những bài thơ tình của Nhị Khanh, của hai nàng Liễu, Đào tả những cảm xúc ái ân rất táo bạo, đã hé lộ một miền tự

do trong cảm quan của nhà văn, mặc dù ông lên án rất quyết liệt Hiện tượng này cho thấy, dù lý trí đạo đức có khắt khe như thế nào văn học cũng dành một khoảng tự do cho tình cảm con người

Từ thế kỷ XVIII với sự suy tàn của xã hội phong kiến khát vọng tự do càng nung nấu và càng mở rộng về nội dung Bài

hát nói Chim trong lồng tương truyền của Nguyễn Hữu Cầu

đã nói rõ tư tưởng tháo cũi sổ lồng để được làm con chim tự

do :

Chim oanh nọ vẫy vùng giậu bắc

Trang 6

Đàn loan kia túc tắc cành nam

Mặc bay đông ngữ tây đàm

Chờ khi phương tiện dứt dàm vân lung

Bay vút tận muôn trùng tiêu hán

Phá vòng vây bạn với kim ô

Giang sơn khách diệc tri hồ.

Còn Từ Hải của Nguyễn Du khi xuất hiện là hiện thân cho ước vọng tự do Cho dù Từ Hải có chết đứng vì chước chiêu

an giả thì cái ý thức tự do của Từ vẫn muôn đời còn gây được hứng khởi :

Bó thân về với triều đình

Hàng thần lơ láo phận mình ra đâu

áo xiêm ràng buộc lấy nhau

Vào luồn ra cúi công hầu mà chi

Sao bằng riêng một biên thuỳ

Sức này đã dễ làm gì được nhau

Chọc trời khuấy nước mặc dầu

Dọc ngang nào biết trên đầu có ai !

Đó là cách diễn đạt khát vọng tự do thoát khỏi sự gò bó, trói buộc của thể chế xã hội Trong chế độ phong kiến không thể có cách diễn đạt nào khác hơn một lý tưởng kiểu vô chính phủ như vậy

Trang 7

Một phương diện khác của lý tưởng tự do là khát vọng nhàn tản Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm là những người khá tiêu biểu cho tư tưởng này trong văn học cổ Việt Nam

“Nhàn” là trạng thái tinh thần tự do thoát khỏi danh, lợi và các sự vụ của chính trường, là tôn trọng trạng thái tự nhiên,

tự tại của con người Nguyễn Trãi là nhà văn lớn, nhà tư

tưởng lớn của dân tộc Việt Nam, là người tích cực tham gia cuộc kháng chiến chống quân Minh, giải phóng đất nước Nhưng ông luôn mong ước được sống nhàn tản với thiên

nhiên và ông đánh giá cao cái nhàn của đời người, xem đó là một dấu hiệu của hạnh phúc để nghỉ ngơi thân xác, thanh thản tâm hồn :

Một phút thanh nhàn trong buổi ấy

Nghìn vàng ước đổi được hay chăng ?

(Tự thán  VII)

Có một thời người ta ngại chữ “nhàn”, phê phán chữ

“nhàn”, xem đó là biểu hiện của “yếm thế”, “tiêu cực”, “quay lưng” lại với đời sống xã hội Thực ra “thanh nhàn” là tự do thoát tục, rũ sạch bụi trần, một lý tưởng làm người rất đáng trân trọng Chữ “nhàn” có một nội hàm văn hoá rất phong phú Nhàn là vui chơi sơn thuỷ, hoà điệu với thiên nhiên vũ

trụ như trong Côn Sơn ca :

Côn Sơn có khe

Trang 8

Tiếng nước chảy rì rầm

Ta lấy làm đàn cầm

Côn Sơn có đá

Mưa xối rêu xanh đậm

Ta lấy làm chiếu thảm

Trong núi có thông

Muôn dặm rờn rờn biếc một vùng

Ta tha hồ ngơi nghỉ ở trong

Trong rừng có trúc

Nghìn mẫu in biếc lục

Ta tha hồ ngâm nga bên dốc.

Đó là cái nhàn minh triết, là trạng thái tự do khi nắm được một tất yếu của nhân sinh :

Người đời trong trăm năm

Rốt cuộc như thảo mộc

Vui buồn lo sướng đổi thay nhau

Một tươi một héo vẫn tương tục

Cồn hoang lầu đẹp cũng ngẫu nhiên

Chết rồi ai vinh với ai nhục ?

(Côn Sơn ca)

“Nhàn” là thoát khỏi những quan niệm cổ hủ, những định kiến tầm thường, những khen chê phàm tục

Trang 9

“Nhàn” là chơi trăng, xem hoa, hóng gió, uống trà, uống rượu, chơi đàn, tán gẫu với bạn bè, làm thơ, hát ca, đánh cờ, chơi cá, chơi chim, sánh vai người đẹp “Nhàn” là một hoạt động tự do, trong đó mọi tình thú của kiếp người đều được thể nghiệm đầy đủ

Chữ “nhàn” cũng gắn với hai chữ “phong lưu”, một trạng thái đời sống thanh thản, êm đềm như nước chảy, gió qua

Nguyễn Công Trứ là nhà thơ lớn, hiện thân của con người tự

do trong cõi tục Là một bậc tài trí, không thể hiểu Nguyễn Công Trứ không biết đến mọi ràng buộc khắt khe chật hẹp của cuộc đời Nhưng dẫu vậy, ông vẫn xác lập cho mình một thế giới tự do để vẫy vùng ngang dọc :

Vòng trời đất dọc ngang ngang dọc

Nợ tang bồng vay trả trả vay

Chí làm trai nam bắc đông tây

Cho phỉ chí vẫy vùng trong bốn bể.

(Chí khí anh hùng)

Cái chủ yếu của Nguyễn Công Trứ là cái cảm giác tự do nội tại của kẻ dám làm, dám chịu, dám chơi, làm cho ông có khả năng đứng trên tình thế, đứng ngoài trần ai :

Vũ trụ nội mạc phi phận sự,

Trang 10

Ông Hy Văn tài bộ đã vào lồng.

Khi Thủ khoa, khi Tham tán, khi Tổng đốc Đông,

Gồm thao lược đã nên tay ngất ngưởng.

Lúc bình Tây, cầm cờ đại tướng,

Có khi về Phủ doãn Thừa Thiên.

Đô môn giải tổ chi niên,

Đạc ngựa bò vàng đeo ngất ngưởng.

Kìa núi nọ phau phau mây trắng,

Tay kiếm cung mà nên dạng từ bi.

Gót tiên theo đủng đỉnh một đôi dì,

Bụt cũng nực cười ông ngất ngưởng !

Được mất, dương dương người thái thượng,

Khen chê phơi phới ngọn đông phong.

Khi ca, khi tửu, khi cắc, khi tùng,

Không Phật, không tiên, không vướng tục…

(Bài ca ngất ngưởng)

Cái thú ở đây không phải là Phật, không tu Phật, không

tu tiên, mà lại không vướng tục, chẳng kém gì tiên, Phật, người đời tìm đạo tu tiên, tu Phật để nhằm thoát tục, mà

Nguyễn Công Trứ không vướng tục ngay trong cõi tục, thật

là một triết lý sống thanh cao độc đáo So với Nguyễn Trãi,

thì có lẽ Nguyễn Trãi chỉ nhàn trong ước ao và mộng tưởng,

còn Nguyễn Công Trứ có hẳn một cách sống nhàn, chứ

không chỉ mong nhàn, đợi nhàn Ông nói :

Trang 11

Tri túc tiện túc, đãi túc hà thì túc,

Tri nhàn tiện nhàn, đãi nhàn hà thì nhàn.

(Nghĩa là : Biết đủ thì là đủ, chờ cho đủ biết khi nào là đủ, Biết nhàn thì nhàn, chờ nhàn, biết khi nào mới nhàn)

Ông có thể nhàn trong khi làm quan, làm tướng, mà

cũng có thể nhàn cả lúc bị cách hết chức, làm lính thú ở

Quảng Ngãi Theo Lê Thước kể, khi mặc áo lính vào yết kiến quan đầu tỉnh đợi lệnh phái đi đồn nào, ông đội nón đấu, vai mang ruột tượng gạo, bên hông đeo một cái dao tu xỏng xảnh trong một cái vỏ bằng gỗ Quan tỉnh trông thấy ái ngại, không yên lòng, còn Nguyễn Công Trứ vẫn điềm nhiên : “Cứ xin để vậy Lúc làm tướng tôi không lấy làm vinh, thì nay làm tên lính tôi cũng không lấy làm nhục Người ta ở địa vị nào, có nghĩa vụ đối với địa vị ấy Làm lính mà không mang các đồ ấy thì sao gọi làm lính được”([6]) Đó chính là cái cốt cách ung dung tự tại mà sau này ta sẽ thấy thể hiện trong thơ tù của các bậc chí sĩ như Huỳnh Thúc Kháng, Phan

Châu Trinh, Phan Bội Châu hồi đầu thế kỷ XX, ở Hồ Chí

Minh trong Nhật ký trong tù.

Trần Tế Xương đem lại một cách ứng xử tự do khác trong cuộc sống của mình, một cuộc đời không may mắn về con đường danh vọng ở thời Tú Xương, cái chí cũ đã mất thiêng, cái chí mới thì chưa rõ, nhà thơ không còn gì để làm thơ nói

Trang 12

chí như các tiền nhân, đành dùng tiếng cười tạo cho mình một không gian tự do Nói đến thơ Tú Xương chúng ta hầu như chỉ mới chú ý tới tiếng cười chế giễu các thói xấu và hiện tượng lố lăng của xã hội cận đại, mà chưa quan tâm tới khía cạnh giải thoát của nó Chúng tôi nhận thấy tiếng cười của Tú Xương có mấy đặc tính mới như sau : 1 Không mang tính chất thuần tuý đạo đức, ý thức hệ, mà mang tính chất hài hước, sinh hoạt, cười vui ; 2 Có tính chất phổ biến, vừa cười người, vừa cười mình, không tự đặt mình ra ngoài đối tượng của tiếng cười ; 3 Có tính chất lưỡng tính : vừa phủ nhận, vừa

khẳng định Chẳng hạn như bài Tự cười mình, nhà thơ tự giễu

mình, vẽ ra toàn là tật xấu của mình : nịnh vợ, khinh đời, bài bạc, rượu chè, trai gái, không học hành Nhưng đồng thời xét trên một ý nghĩa nào đó, đấy không phải là các tật hoàn toàn xấu cả, hoặc thậm chí không lấy gì làm xấu, như nịnh

vợ, khinh đời Bài bạc, rượu chè, trai gái đã hẳn là không hay, nhưng đó lại là cuộc sống ngoài quyền môn, không

danh lợi, không luồn cúi, tự do Nụ cười tự trào tạo cho tác giả cái thế đứng ngoài thế tục

Nói tới tư tưởng tự do thời trung cận đại người ta không thể không nhắc tới biểu hiện mà đời thường gọi là “ngông,

cuồng” Ngông, cuồng là trạng thái mà con người tự đặt

mình ra ngoài lẽ phải thông thường được mọi người thừa

nhận, dám làm cái đời không ai làm, dám nói điều mà đời

Trang 13

không ai nói Lễ giáo phong kiến dạy người ta trung dung,

an phận, những người ngông thì đi theo lối cực đoan, đòi hỏi

tự do cá tính, tự do tư tưởng, khinh thường lễ giáo Xưa

Khổng Tử có lần đánh giá cao người có tính ngông cuồng,

phóng túng Trong thiên Tử Lộ ông nói : “Nếu không làm

bạn được với những người trung dung thì hẵng chơi với bọn ngông cuồng, bởi bọn chúng có ý chí cao xa, có khả năng giữ gìn tiết tháo” Trung Quốc có những người ngông nổi tiếng như Trang Tử, Lý Chất, Kim Thánh Thán ở Việt Nam

có thể thấy thơ Hồ Xuân Hương làm ví dụ Bà dám miêu tả cái tục mà mọi người kiêng nói, bà khinh thường sự nghiệp nam nhi của Sầm Nghi Đống, bà giễu ông sư, khẳng định người chửa hoang Hầu hết nhà nho có bản lĩnh đều có lúc xem thường lẽ phải thông thường, hành sự theo tín niệm sâu

xa, khinh bỉ kẻ xu phụ, a dua thói tục

Điểm qua ít nét biểu hiện của tư tưởng tự do trong truyền thống văn học trung đại ở Việt Nam, chúng ta thấy dưới xã hội phong kiến chuyên chế, trong khuôn khổ sự gò bó của tư tưởng chính thống, của trật tự tôn ty khắc nghiệt, kẻ sĩ vẫn có những hình thức tư tưởng tự do, phát triển nhân cách độc lập, tạo thành một tư tưởng quý báu trong đời sống tinh thần Thời trung đại chưa phát triển quan niệm về tự do xã hội như tự do đi lại, tự do cư trú, tự do ngôn luận, tự do buôn

Ngày đăng: 13/11/2014, 21:31

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w