1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

TÍCH hợp LIÊN môn KHOA học xã hội TRONG dạy học các tác PHẨM văn học TRUNG đại lớp 10

81 1,7K 2
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 81
Dung lượng 3,22 MB

Nội dung

Bởi văn học trung đại như một dòng sông không ngừng được bồiđắp phù sa từ quá khứ, để tiếp nhận tốt văn học trung đại, học sinh HS cầnđược trang bị những kiến thức về văn hóa cổ, thi phá

Trang 1

TÍCH HỢP LIÊN MÔN KHOA HỌC XÃ HỘI TRONG DẠY HỌC CÁC

TÁC PHẨM VĂN HỌC TRUNG ĐẠI LỚP 10

Giáo viên: Đặng Hoàng Minh Trang

Tổ Ngữ Văn – Trường THPT A Hải Hậu

I ĐIỀU KIỆN HOÀN CẢNH TẠO RA SÁNG KIẾN

Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khoá XI về đổi mới căn bản, toàn diện

giáo dục và đào tạo nêu rõ: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kĩ năng của người học, khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ

sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kĩ năng, phát triển năng lực…”

Như vậy, sự đổi mới giáo dục nhất thiết phải đổi mới ở cách tư duy, nhìnnhận vấn đề dạy và học Một trong những đề xuất nổi bật trong thời gian gần

đây là đề xuất dạy học tích hợp liên môn – là một xu thế dạy học hiện đại đang

được quan tâm, nghiên cứu và áp dục vào nhà trường nhiều nước trên thế giới.Trong chương trình Ngữ Văn THPT, văn học Việt Nam chiếm dung lượngrất lớn Văn học trung đại là phân khúc quan trọng của kiến thức văn lớp 10, 11,nhưng trên thực tế, việc giảng dạy các tác phẩm văn học trung đại lại gặp không

ít khó khăn, phần lớn giáo viên rất ngại Việc rút ngắn khoảng cách tư duy vàkhoảng cách thẩm mĩ để học sinh dễ dàng tiếp cận là điều không đơn giản Tiếp thu tinh thần của Nghị quyết, trong quá trình giảng dạy môn Ngữ Văn

10, tôi đã tìm tòi các cách tiếp cận phần văn học trung đại theo phương thức dạyhọc tích hợp Bởi văn học trung đại như một dòng sông không ngừng được bồiđắp phù sa từ quá khứ, để tiếp nhận tốt văn học trung đại, học sinh (HS) cầnđược trang bị những kiến thức về văn hóa cổ, thi pháp văn chương cổ, thi phápthể loại để từ đó các em có thể chủ động tiếp cận nhiều tác phẩm cùng loại,cùng chủ đề, cùng phạm trù văn học Từ đó, tôi xin đưa ra một vài kinh nghiệmtrong việc dạy học tích hợp liên môn các môn khoa học xã hội (KHXH) trongdạy học văn học trung đại ở lớp 10 trường THPT của mỗi giáo viên Ngữ Văn

II THỰC TRẠNG (TRƯỚC KHI TẠO RA SÁNG KIẾN)

Trang 2

Ở nước ta, từ thập niên 90 của thế kỉ XX trở lại đây, vấn đề xây dựng mônhọc tích hợp với những mức độ khác nhau mới thực sự được tập trung nghiêncứu, thử nghiệm và áp dụng vào nhà trrng phổ thông, chủ yếu ở bậc tiểu học vàTrung học Cơ sở Đến nay, dạy học tích hợp được triển khai mạnh mẽ trong nhàtrường: Với chương trình Trung học Phổ thông (THPT), môn Ngữ Văn, năm

2002 do Bộ Giáo dục và Đào tạo, đã biên soạn dự thảo trong đó nhấn mạnh:

“Lấy quan điểm tích hợp làm nguyên tắc chỉ đạo để tổ chức nội dung chương trình, biên soạn SGK và lựa chọn các phương pháp giảng dạy” (tr.27) Như vậy,

quan điểm tích hợp chính là giải pháp để hình thành và phát triển năng lực họcsinh một cách hiệu quả hơn, góp phần thực hiện tốt mục tiêu giáo dục và đào tạocủa bộ môn Ngữ Văn trong nhà trường THPT

Tuy nhiên, trong quá trình dạy học, chúng tôi nhận thấy, việc dạy học tíchhợp trong phần Văn học trung đại lớp 10 gặp phải một số khó khăn như sau:

II.1 Khó khăn:

- Đối với giáo viên:

+ Giáo viên phải tìm hiểu sâu hơn những kiến thức, tìm hiểu phông vănhóa, lịch sử cũng như các tác phẩm cùng thời đại

+ Số giáo viên càng đông, vốn kiến thức, hiểu biết về văn hóa trung đạingày càng hạn chế Không ít giáo viên rơi vào hiện đại hóa tác phẩm, lí giải tácphẩm chung chung rồi quy vào giá trị yêu nước, nhân đạo mà không phân tíchđược cái hay, cái đẹp của tác phẩm Một số giáo viên lại nặng về nội dung, phântích các tác phẩm văn học trung đại như một sự kiện lịch sử, nên không khaithác hết được các giá trị thẩm mĩ của văn chương cổ

+Vấn đề tâm lý chủ yếu vẫn quen dạy theo chủ đề đơn môn nên khi dạytheo chủ đề tích hợp, liên môn, các giáo viên (GV) sẽ vất vả hơn, phải xem xét,

rà soát nội dung chương trình, sách giáo khoa (SGK) hiện hành để loại bỏ nhữngthông tin cũ, lạc hậu, đồng thời bổ sung, cập nhật những thông tin mới, phù hợp.Nội dung của phương pháp dạy tích hợp, liên môn cũng yêu cầu GV cấu trúc,sắp xếp lại nội dung dạy học trong chương trình hiện hành theo định hướng phát

Trang 3

triển năng lực học sinh nên không tránh khỏi làm cho giáo viên có cảm giác ngạithay đổi.

+ Điều kiện cơ sở vật chất (thiết bị thông tin ,truyền thông) phục vụ choviệc dạy học trong nhà trường còn nhiều hạn chế nhất là các trường ở nôngthôn

- Đối với học sinh:

+ Hiện tượng phổ biến của học sinh là học sinh không có hứng thú khihọc Văn học trung đại Việt Nam Cái hay mỗi thời khác nhau, có những quanniệm xưa cho là hay, là đẹp, đến nay lại trở nên xa lạ Nếu không có vốn tri thứcnhất định về văn hóa, văn học thì không thể hiểu được

+ Rất nhiều HS lười, ngại tư duy ở môn Văn, coi môn Văn như môn họcthuộc lòng nên rất thụ động Trong khi đó, văn học trung đại cần rất nhiều kiếnthức đa môn và liên môn để lí giải một vấn đề hay một tác phẩm

II 2.Thuận lợi:

Bên cạnh những khó khăn, tôi nhận thấy nhà trường có những thuận lợinhất định, có vai trò quan trọng trong việc dạy và học theo định hướng phát huynăng lực:

- Đối với giáo viên:

+ Trong quá trình dạy học văn, GV vẫn thường xuyên phải dạy nhữngkiến thức có liên quan đến các môn học khác – như lịch sử, địa lí, giáo dục côngdân, và vì vậy đã có sự am hiểu về những kiến thức liên môn đó hay nói cáchkhác đội ngũ GV chúng ta đã dạy tích hợp liên môn từ lâu rồi nhưng chúng tachưa đi sâu và chưa có khái niệm tên gọi cụ thể mà thôi

+ Với việc đổi mới phương pháp dạy học hiện nay, vai trò của giáo viênkhông còn là người truyền thụ kiến thức mà là người tổ chức, kiểm tra, địnhhướng hoạt động học của học sinh cả ở trong và ngoài lớp học; vì vậy, giáo viêncác bộ môn liên quan có điều kiện và chủ động hơn trong sự phối hợp, hỗ trợnhau trong dạy học

+ Trong những năm qua giáo viên cũng đã được trang bị thêm nhiều kiếnthức mới về phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực

Trang 4

- Đối với học sinh:

Học sinh có hứng thú tìm hiểu kiến thức các bộ môn nhất ngày càngnhiều hơn, sách giáo khoa được trình bày theo hướng “ mở ”nên cũng tạo điềukiên,cơ hội cũng như môi trường thuận lợi cho học sinh phat huy tư duy sángtạo

III CÁC GIẢI PHÁP

III 1- TÓM TẮT NỘI DUNG GIẢI PHÁP.

1 Chương một: Những vấn đề chung về dạy học tích hợp.

2 Chương hai: Tích hợp liên môn khoa học xã hội trong giảng dạy văn học trung đại lớp 10.

2.1 Một số nội dung tích hợp liên môn KHXH trong giảng dạy văn học trung đại.

2.2 Một số phương pháp tích hợp liên môn KHXH trong giảng dạy văn học trung đại

3 Chương ba: Thực nghiệm sư phạm

3.1 Dạy học dự án

3.2 Kết quả dạy học dự án.

Trang 5

III 2- NỘI DUNG GIẢI PHÁP

CHƯƠNG MỘT: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG

VỀ TÍCH HỢP LIÊN MÔN 1.1 Cơ sở lý luận:

Những người theo quan điểm duy vật biện chứng khẳng định tính thốngnhất vật chất của thế giới là cơ sở của mối liên hệ giữa các sự vật, hiện tuợng.Các sự vật, hiện tuợng tạo thành thế giới, dù có đa dạng, phong phú, có khácnhau bao nhiêu, song chúng đều chỉ là những dạng khác nhau của vật chất Nhờ

có tính thống nhất đó, chúng không thể tồn tại biệt lập, tách rời nhau, mà tồn tạitrong sự tác động qua lại, chuyển hóa lẫn nhau theo những mối quan hệ xácđịnh

Như vậy, giữa các bộ môn khoa học xã hội có quan hệ với nhau, giữa các

bộ môn khoa học tự nhiên có quan hệ với nhauvà giữa các bộ môn khoa học xãhội với các bộ môn khoa học tự nhiên cũng có quan hệ với nhau, kiến thức củacác môn có thể bổ sung, hổ trợ cho nhau …

1.2 Cơ sở thực tiễn

Nhìn chung trên thế giới, nhiều nước có xu hướng tích hợp các môn họcthuộc lĩnh vực khoa học tự nhiên như: Sinh học, Hóa học,Vật lý hoặc các mônthuộc lĩnh vực xã hội như: Lịch sử, Địa lí, Giáo dục công dân…để tạo thànhmôn học mới , với hình thức tích hợp liên môn và tích hợp xuyên môn

Ở Việt Nam, thời Pháp thuộc quan điểm tích hợp đã được thể hiện trongmột số môn học của trường tiểu học.Từ những năm 1987, việc nghiên cứu xâydựng môn Tự nhiên – xã hội theo quan điểm tích hợp đã được thực hiện và đãđược thiết kế đưa vào dạy học từ lớp 1 đến lớp 5 Trong những năm gần đây, doyêu cầu của xã hội, nhiều nội dung mới đã được tích hợp vào môn học ở bậcTHCS , đã được triển khai thí điểm và bước đầu đã thu được những thành côngnhất định và đây cũng là nội dung của chương trình sách giáo khoa mới của BộGD-ĐT ban hành đồng bộ tới đây

1.3 Định nghĩa dạy học tích hợp liên môn

Trang 6

Tích hợp (integation) có nghĩa là sự hợp nhất, sư hòa nhập, kết hợp Nội

hàm khoa học của nó dựa trên cơ sở tổng hợp một thực thể toàn vẹn Không thểgọi là tích hợp nếu các tri thức, kĩ năng chỉ được tác động một cách riêng rẽ,không có sự liên hết, phối hợp với nhau trong lĩnh hội nội dung hay giải quyếtmột vấn đề, tình huống

Dạy học tích hợp liên môn xuất phát từ yêu cầu của mục tiêu dạy học pháttriển năng lực học sinh, đòi hỏi phải tăng cường yêu cầu học sinh vận dụng kiếnthức vào giải đáp những vấn đề thực tiễn Chúng ta có thể hiểu cơ bản nhất, dạy

học liên môn là xác định các nội dung kiến thức liên quan đến hai hay nhiều

môn học để dạy học, tránh việc học sinh phải học lại nhiều lần cùng một nội

dung kiến thức ở các môn học khác nhau Đối với những kiến thức liên môn,nhưng có một môn học chiếm ưu thế thì có thể bố trí dạy học trong chương trìnhcủa môn đó và không dạy lại ở môn khác Trường hợp nội dung kiến thức cótính liên môn cao hơn thì sẽ tách ra thành các chủ đề liên môn để tổ chức dạyhọc riêng và thời điểm thích hợp, song song với quá trình dạy học các bộ mônliên quan

Quan hệ liên môn này có thể kết hợp khoa học tự nhiên, khoa học xã hội,hoặc tổng hòa cả hai phân môn nói trên Ví dụ, trong văn học, khi dạy học sinh

đọc hiểu tác phẩm Rừng xà nu (tác giả Nguyễn Trung Thành), HS phải được bổ

sung kiến thức lịch sử về giai đoạn lịch sử Việt Nam những năm 60 của thế kỉ

XX, cuộc chiến đấu anh dũng chống đế quốc của những dân tộc thiểu số ở TâyNguyên Như vậy, cở sở liên môn trong môn Ngữ Văn là sự đổi mới về kiếnthức truyền thụ,

Nhiều GV hiện nay đặt nặng vấn đề liên môn về phương pháp, tức là đổimới hoàn toàn phương pháp dạy học Trên thực tế, dạy học liên môn là sự thay

đổi về kiến thức, phải hình thành hệ thống kiến thức mà qua đó nhằm phát triểnnăng lực học sinh Điều này đòi hỏi phải tổ chức hoạt động học tích cực, tự lực

và sáng tạo cho học sinh, mà các hoạt động ấy phải được tổ chức ở trong lớp,ngoài lớp, trong trường, ngoài trường, ở nhà và cộng đồng, đặc biệt quan tâm

Trang 7

đến hoạt động thực hành và ứng dụng kiến thức vào giải quyết những vấn đềthực tiễn.

1.4 Các yêu cầu khi dạy học liên môn trong môn Văn

Quan niệm trong thời trung đại là “Văn – Sử - Triết bất phân” cho đếnnay vẫn là một chiếc “chìa khóa vạn năng" để khai mở những vấn đề trong vănhọc từ thời trung đại đến hiện đại Văn học là trọng tâm, nhưng cần được đặt vàonền tảng lịch sử của thời đại đó, đặt vào quan niệm triết học và nhân sinh củathời đó thể truyền thụ cũng như tiếp nhận

Việc học văn vẫn theo quan niệm “lấy học sinh làm trung tâm”, tích cựchóa hoạt động học tập của học sinh trong mọi mặt, mọi khâu của quá trình dạyhọc, tìm mọi cách để phát huy năng lực tự học, năng lực sáng tạo của học sinh

Do vậy, việc lựa chọn và sử dụng các phương pháp dạy học cần chú ý đảm bảogiúp học sinh liên kết các kiến thức đã học, thông qua tổ chức hoạt động phùhợp Cần thiết nhất là đặt HS vào trung tâm của quá trình dạy học, để HS trựctiếp tham gia vào tác phẩm, thức tỉnh ở các em khả năng nhận thức vấn đề, biếnquá trình truyền dạy tri thức thành quá trình HS tự nhận thức Muốn làm đượcvậy, phải chú trọng mối quan hệ giữa HS và SGK, buộc HS tự đọc, tự học, tựlàm việc độc lập theo SGK và theo chỉ dẫn của GV

Một số yêu câu cụ thể đặt ra trong việc dạy học tích hợp liên môn trongmôn Ngữ Văn là:

- Biến giờ “giảng văn” thành giờ dạy kĩ năng đọc hiểu cho HS, hướng dẫn các

em kĩ năng để đọc hiểu bất cứ văn bản nào tương tự

- Dạy học đọc – hiểu tác phẩm văn chương theo quan điểm tích hợp: Yêu cầu

GV phải có trình độ, hiểu biết để hướng dẫn HS đọc – hiểu bản chất sâu rộngcủa tác phẩm văn chương, nhưng cũng đồng thời không đi sâu vào khía cạnhtriết học, tâm lí phức tạp Với giờ học đọc hiểu, GV cần hướng học sinh thực sựcảm nhận được không khí thời đại của văn bản; cảm thụ cái hay, cái đẹp, sự tinh

tế, độc đáo của tiếng mẹ đẻ, bồi dưỡng cho HS năng lực sử dụng tiếng Việt đúng

và hay Qua đó, GV còn phải giúp HS suy nghĩ đọc lập, có thái độ riêng trướcnhững vấn đề văn học và đời sống, tránh lối nói, viết sáo rỗng, sao chép…

Trang 8

- Thiết kế giờ học tác phẩm văn chương theo hướng tích hợp liên môn:nhất thiết cần hình thành cho HS tư duy liên kết chặt chẽ giữa tác phẩm vănchương với đời sống văn hóa- lịch sử đầy biến động của nó, mở ra hướng thunạp kiến thức theo nhu cầu, thị hiếu, cá tính và suy nghĩ độc lập riêng của họcsinh.

- Trong giáo án bài giảng, GV cũng cần thể hiện được các hoạt độngtương thích để HS vận dụng phối hợp kiến thức các môn học để tư duy, xử lí cáctình huống thực tiễn, từ đó, lĩnh hội tri thức của nhiều môn học khác nhau

- Khi tổ chức giờ học tích hợp liên môn trên lớp, GV sẽ là người hướngdẫn – không áp đặt một chiều, HS sẽ là trung tâm – tham gia trực tiếp vào hoạtđộng khám phá, chiếm lĩnh văn bản GV cần chú trọng mối quan hệ giữa HS và

văn bản (nội dung bài học)

Tóm lại, dạy học theo các chủ đề liên môn không những giảm tải cho giáoviên trong việc dạy các kiến thức liên môn trong môn học của mình mà còn cótác dụng bồi dưỡng, nâng cao kiến thức và kĩ năng sư phạm cho giáo viên, gópphần phát triển đội ngũ giáo viên bộ môn hiện nay thành đội ngũ giáo viên có đủnăng lực dạy học kiến thức liên môn, tích hợp

Trang 9

CHƯƠNG HAI: VẬN DỤNG TÍCH HỢP LIÊN MÔN VÀO GIẢNG DẠY

CÁC TÁC PHẨM VĂN HỌC TRUNG ĐẠI LỚP 10 2.1 Một số nội dung tích hợp liên môn KHXH trong giảng dạy văn học trung đại (VHTĐ)

a, Cơ sở tích hợp liên môn:

- Khi giảng dạy các tác phẩm văn chương trung đại, giáo viên phải dựng

lại được không khí văn hóa, lịch sử của thời đại, phải tạo được sự đồng cảm vềvăn hóa, văn học Từ điểm xuất phát là chân trời hiện tại, GV phải giúp cho họcsinh trở lại chân trời đầu tiên để học tập cách cảm, cách nghĩ của người xưa Tácphẩm phải được đặt trong hoàn cảnh sinh thành ra nó, bởi lẽ sáng tạo văn học

thường bắt nguồn từ một yếu tố có thực nào đó trong lịch sử Tác phẩm Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi phải đặt trong hoàn cảnh kháng chiến chống Minh, tiếp nhận Bạch Đằng giang phú của Trương Hán Siêu phải đặt trong hoàn

cảnh chống Nguyên Mông xâm lược mới hiểu được giá trị của tác phẩm và đồngcảm với tác giả, hiểu được hào khí của thời đại, thế đứng của dân tộc Cái bi, cái

hùng trong Bình Ngô đại cáo, tiếng kêu đứt ruột trong Truyện Kiều, cái sâu lắng

suy tư trong chùm thơ thu của Nguyễn Khuyến… đều có nguồn gốc sâu xa từ

bối cảnh văn hóa, lịch sử của thời đại Vì thế Lịch sử là môn học không thể

tách rời văn học, đặc biệt là Văn học trung đại

- Ngoài ra, kiến thức Địa lí cũng vô cùng cần thiết trong việc giảng dạy

đọc – hiểu các văn bản văn học trung đại Do khoảng cách thời gian nên các địadanh, đặc điểm lãnh thổ vốn được ghi lại trong các tác phẩm văn chương có thayđổi, điều này cho thấy sự cần thiết khi tích hợp địa lí trong trường THPT Đặcbiệt, địa lí vùng biển đảo Việt Nam hiện đại có thể tích hợp giảng dạy trongnhững tác phẩm văn chương về chống giặc ngoại xâm, về chủ quyền lãnh thổ

của dân tộc (Ví dụ: Các tác phẩm thời Lí – Trần như Nam quốc sơn hà (Lí Thường Kiệt?); Bình Ngô Đại Cáo (Nguyễn Trãi); Tỏ lòng (Phạm Ngũ Lão)…)

- Kiến thức liên môn Giáo dục công dân (GDCD) được sử dụng như một

phần của giờ giảng văn, là công cụ đắc lực cho việc đọc hiểu của học sinh Mỗi

Trang 10

tác phẩm văn học trung đại dù theo hệ quy chiếu văn hóa và lịch sử nào cũng sẽ

để lại những bài học làm người có sức thuyết phục vượt thời gian Chúng ta có

thể thấy Bình Ngô đại cáo vẫn là bài học lớn về tinh thần ái quốc và trách nhiệm của công dân với đất nước, hay Truyện Kiều là minh chứng của tình thương,

lòng nhân ái và sự sẻ chia Chính vì thế, giảng dạy VHTĐ là đặt tác phẩm trongmối liên hệ thực tiễn cuộc sống hôm nay Từ hiện tại, GV sẽ đưa HS về với chântrời đầu tiên để khám phá Đơn cử cho việc tích hợp liên môn GDCD là chân lí

khách quan về sự tồn tại độc lập, có chủ quyền của nước Đại Việt trong Bình Ngô đại cáo sẽ giúp HS học bài học GDCD về ý thức giữ gìn độc lập chủ quyền

dân tộc trong thời điểm nhạy cảm hiện nay… Vấn đề đặt ra trong giảng dạyVHTĐ là đưa HS cùng với học văn thỏa mãn cả bài học GDCD, kĩ năng sống,tiếp cận với những vấn đề nhân sinh mà con người đang băn khoăn, trăn trở

- Tập trung hơn vào trách nhiệm của HS, thanh thiếu niên ngày nay với

dân tộc, chúng ta thấy văn học trung đại có thể liên hệ với cả Giáo dục quốc

phòng (GDQP) Những tác phẩm thuộc trào lưu yêu nước như Nam quốc sơn

hà (Lí Thường Kiệt), Thuật hoài (Phạm Ngũ Lão), Cảm hoài (Đặng Dung)…

đều mang tâm sự của những người công dân yêu nước và khát khao cống hiếncho độc lập, cho sự bền vững của dân tộc Chính vì thế, bài học GDQP có thểtích hợp trong văn học, vừa thu hút sự hứng thú của HS với việc đọc hiểu vănbản VHTĐ, bồi dưỡng sự hiểu biết của HS trong các vấn đề dân tộc trọng đại

- Tuy nhiên, nếu quá tập trung vào giảng dạy kiến thức liên môn, GV rất

dễ mắc phải sai lầm là sa đà vào kiến thức các môn học khác, bỏ qua nhiệm vụ

cơ bản nhất của việc đọc hiểu VHTĐ, đó là thi pháp văn chương trung đại Kiếnthức về thi pháp văn học trung đại sẽ là chiếc chìa khóa giúp học sinh có thể giải

mã các tác phẩm văn chương

Quan niệm nghệ thuật về con người trong văn học trung đại khác với vănhọc hiện đại Việc tiếp nhận văn học trước đây thường chỉ quan tâm nội dung, ítquan tâm sự lựa chọn tổ chức không gian, thời gian Vì vây, không khai thácđược ý nghĩa thẩm mỹ của những yếu tố nghệ thuật này Ngoài ra, tiếp nhận văn

Trang 11

học trung đại cũng cần chú ý thi pháp về kết cấu, ngôn ngữ, giọng điệu, xem xéttừng bình diện để thấy những giá trị truyền thống bền vững và những cách tânsáng tạo của nhà văn, nhà thơ.

Đồng thời, giảng dạy văn học trung đại phải bám sát đặc trưng thể loại.

Trong chương trình văn THPT, học sinh được tiếp xúc với nhiều thể loại vănhọc trung đại khác nhau như: Thơ Đường luật, cáo, phú, văn tế, truyện thơ,ngâm khúc, tiểu thuyết chương hồi Hơn nữa, mỗi thể loại có một kết cấu riêngmang những đặc trưng riêng Do đó dạy học văn học trung đại cần phải nắmvững đặc trưng của từng thể loại Tiếp nhận thơ Đường phải thấy được cái haycủa nghệ thuật đối câu, đối chữ, đối ý, đối lời Bên cạnh đó là tính chất chặt chẽcủa niêm, luật, tính cô đọng hàm súc, ý tại ngôn ngoại Tiếp nhận một bài phúphải thấy được đặc trưng của thể loại này là sự phô bày, không hạn định số câuchữ, là sự độc đáo trong các biện pháp khoa trương, sử dụng nhiều điển cố, điển

tích… Vậy tích hợp liên môn có thể ở chính bộ môn Ngữ Văn nữa HS có thể

được giảng dạy nhiều tác phẩm trong một tiết học, hay một chuyên đề, để làm rõnội dung của văn bản cần tìm hiểu, từ đó khái quát nên đặc trưng thể loại

Tóm lại, việc hình thành tích và thực hiện tích hợp liên môn các mônKHXH bao gồm: Lịch sử, Địa lí, Giáo dục công dân, Giáo dục quốc phòng tronggiờ học đọc hiểu văn bản VHTĐ là thiết thực, khả thi, nhiều triển vọng trongviệc hướng dẫn HS khám phá tác phẩm theo hướng phát triển năng lực cảm thụ

tự thời gian Vậy nên, để dễ dàng hình dung về hệ thống nội dung tích hợp liên

Trang 12

môn KHXH trong việc đọc hiểu các tác phẩm VHTĐ trong chương trình lớp 10,người đọc có thể xem xét trong bảng hệ thống dưới đây:

Bảng hệ thống các bài dạy tích hợp liên môn KHXH trong chương trình Ngữ Văn lớp 10 (cơ bản)

– Thấy được những hình ảnh có sức diễn tả mạnh mẽ các bài thơ.

- GDCD: Bài 14: Công dân với

sự nghiệp xây dựng và bảo vệ

Tổ quốc (Lớp 10).

Tích hợp giáo dục kĩ năng sống: Trách nhiệm của người công dân với tổ quốc.

hè và trong cách sử dụng từ ngữ sinh động của tác giả.

– Thấy được ý thức của Nguyễn Trãi trong việc tìm tòi, sáng tạo một thể thơ có bản sắc riêng cho thơ ca Việt Nam.

- Lịch sử: Bài 18 Công cuộc

xây dựng và phát triển kinh tế

trong các thế kỉ X – XV và Bài

20 Xây dựng và phát triển văn

hoá trong các thế kỉ X – XV (nhấn mạnh chữ Nôm – dấu hiệu ngôn ngữ của dân tộc độc lập và tự chủ) (Lớp 10)

- GDCD: Bài 13: Công dân với

cộng đồng (Lớp 10)

- GDQP: Bài 1: Truyền thống

Trang 13

đánh giặc giữ nước của dân tộc Việt Nam (lớp 10)

về nghệ thuật của bài thơ : lời lẽ tự nhiên, giản dị mà ý vị.

- Lịch sử: Bài 21 Những biến

đổi của nhà nước phong kiến trong các thế kỉ XVI – XVIII (lớp 10)

- GDCD: Bài 10: Quan niệm về

cả những kiếp người tài hoa bạc mệnh và tâm sự khao khát tri âm ở hậu thế của nhà thơ ;

– Thấy được nghệ thuật đặc sắc của thơ trữ tình Nguyễn Du.

- Lịch sử: Bài 17 Quá trình

hình thành và phát triển của nhà nước phong kiến (từ thế kỉ X đến thế kỉ XV) (Lớp 10)

- GDCD: Bài 13: Công dân với

- GDQP: Bài 1: Truyền thống

Trang 14

đánh giặc giữ nước của dân tộc Việt Nam (lớp 10)

Từ đó ta thấy tinh thần lạc quan, sức sống mãnh liệt của con người thời đại, vượt qua quy luật của tạo hoá ; – Nắm được cách sử dụng từ ngữ, nghệ thuật xây dựng hình ảnh của bài thơ.

sở, lòng yêu đất nước, niềm tự hào dân tộc của nhà thơ ;

– Thấy được hệ thống từ ngữ giản dị, hình ảnh gần gũi, quen thuộc

- GDCD: Bài 13: Công dân với cộng đồng; Bài 14: Công dân

với sự nghiệp xây dựng và bảo

vệ tổ quốc (Lớp 10) Tích hợp giáo dục kĩ năng sống: tình yêu quê hương, đất nước (Lớp 12)

– Nắm được đặc điểm tình và cảnh hoà quyện trong một bài thơ.

Tích hợp giáo dục kĩ năng sống: Về tình bạn trong sáng, sâu nặng của con người

- GDCD: Bài 13: Công dân với

cộng đồng (Lớp 10) Tích hợp giáo dục kĩ năng sống: lòng yêu nước, trách nhiệm của công dân với đất nước (Lớp 12)

Trang 15

lí trước cảnh lầu Hoàng Hạc thể hiện nỗi buồn

và nỗi lòng nhớ quê hương của tác giả ; – Nắm được nghệ thuật tả cảnh ngụ tình.

- GDCD: Bài 13: Công dân với

cộng đồng (Lớp 10) Tích hợp giáo dục kĩ năng sống: lòng yêu nước, trách nhiệm của công dân với đất nước (Lớp 12)

- Cảm nhận được tư tưởng nhân đạo hoà bình ;

– Nhận ra được cấu

tứ độc đáo của bài thơ

- GDCD: Bài 13: Công dân với cộng đồng; Bài 10: Công dân

với các phạm trù đạo đức (Lớp

10); Bài 6: Công dân với quyền

tự do cơ bản (Lớp 12).

Tích hợp giáo dục kĩ năng sống, vấn đề bình đẳng giới và vai trò của người phụ nữ trong

xã hội (Lớp 12)

12 + Khe chim kêu (Điểu

minh giản)

– Cảm nhận vẻ đẹp tâm hồn tinh tế của nhà thơ trong đêm trăng thanh tĩnh ;

- Thấy được tấm lòng yêu thiên nhiên, đất nước tươi đẹp ; – Thấy được mối quan

hệ giữa động và tĩnh

trong cách thể hiện của tác giả.

Tích hợp giáo dục kĩ năng sống (Lớp 12)

13 - Thơ Hai - kưcủa Ba- sô

– Bước đầu làm quen với thơ hai-cư, thể loại thơ truyền thống của Nhật Bản ;

– Hiểu được ý nghĩa và cảm nhận được vẻ đẹp của những bài thơ hai- cư.

- Địa lí: Giới thiệu về Nhật

Bản, tự nhiên và xã hội Nhật Bản.

- GDCD: Bài 13: Công dân với cộng đồng; Bài 10: Công dân

với các phạm trù đạo đức (Lớp 10);

Tích hợp giáo dục kĩ năng sống: Cách ứng xử, quan niệm sống (Lớp 12)

Trang 16

– Nắm được đặc điểm cơ bản của thể phú, đặc biệt là những

nét đặc sắc của bài Phú sông Bạch Đằng.

- GDCD: Bài 14: Công dân với

sự nghiệp xây dựng và bảo vệ

Tổ quốc (Lớp 10).

Tích hợp giáo dục kĩ năng sống: Trách nhiệm của người công dân với tổ quốc.

ở tư tưởng nhân nghĩa xuyên suốt bài cáo

Thấy rõ đây là yếu tố quyết định làm nên thắng lợi trong chiến tranh chống xâm lược ; – Nắm được những đặc trưng cơ bản của thể cáo và những sáng tạo đặc sắc của nghệ thuật trong áng văn ; – Nhận thức được vẻ đẹp của áng "thiên cổ hùng văn" với sự kết hợp hài hoà của sức mạnh lí lẽ và giá trị biểu cảm của hình tượng nghệ thuật.

- Địa lý: Vùng biển Việt Nam (lớp 12).

- GDCD: Bài 14: Công dân với

sự nghiệp xây dựng và bảo vệ

Tổ quốc (Lớp 10).

Tích hợp giáo dục kĩ năng sống: Trách nhiệm của người công dân với tổ quốc.

Trang 17

- Cảm nhận được lòng yêu đất nước và tự hào dân tộc ;

– Hiểu được cách viết văn chính luận sắc sảo, lập luận, kết cấu chặt chẽ, thuyết phục người đọc, người nghe

phát triển văn hoá trong các thế

kỉ X – XV (Lớp 10)

- GDCD: Bài 14: Công dân với

sự nghiệp xây dựng và bảo vệ

Tổ quốc (Lớp 10);

Tích hợp giáo dục kĩ năng sống: Trách nhiệm của người công dân với tổ quốc; Định hướng tạo nên người tài cho đất nước.

- GDCD: Bài 13: Công dân với

cộng đồng (Lớp 10) Tích hợp: Niềm tự hào với văn hóa, văn học dân tộc.

Tích hợp giáo dục kĩ năng sống: lòng yêu nước, trách nhiệm của công dân với đất nước (Lớp 12)

– Thấy được đặc điểm của ngòi bút viết

- GDCD: Bài 14: Công dân với

sự nghiệp xây dựng và bảo vệ

Tổ quốc (Lớp 10).

Tích hợp giáo dục kĩ năng sống: Trách nhiệm của người công dân với tổ quốc.

- GDQP: Bài 1: Truyền thống

đánh giặc giữ nước của dân tộc

Trang 18

đó thấy được tinh thần yêu nước của người trí thức nước Việt ;

– Thấy được nghệ thuật kể chuyện sinh động, hấp dẫn của tác giả

- Lịch sử: Bài 21 Những biến

đổi của nhà nước phong kiến trong các thế kỉ XVI - XVIII (Lớp 10)

- GDCD: Bài 10: Quan niệm về đạo đức; Bài 13: Công dân với cộng đồng (Lớp 10); Bài 8:

Pháp luật với sự phát triển của công dân (Lớp 12)

Tích hợp giáo dục kĩ năng sống: Trách nhiệm của người công dân với cộng đồng, Rèn luyện sự quyết tâm, cứng cỏi và tin tưởng vào công lí

Tào Tháo uống

rượu luận anh

hùng (trích hồi

21 -Tam quốc

diễn nghĩa)

– Hiểu được tính cách, phẩm chất của Trương Phi và ý nghĩa của vấn đề "trung thành hay phản bội" mà tác giả muốn đặt ra trong đoạn trích ;

– Thấy được nghệ thuật khắc hoạ tính cách nhân vật và không khí chiến trận của tiểu

thuyết chương hồi Tam quốc diễn nghĩa.

- GDCD: Bài 10: Công dân với

các phạm trù đạo đức(Lớp 10) Tích hợp giáo dục kĩ năng sống (Lớp 12)

đề cao hạnh phúc lứa đôi qua đoạn trích ; – Thấy được sự tài hoa, tinh tế trong nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật.

Trang 19

10); Bài 6: Công dân với quyền

tự do cơ bản (Lớp 12).

Tích hợp giáo dục kĩ năng sống, vấn đề bình đẳng giới (Lớp 12)

Du ; – Thấy được những đặc sắc trong nghệ thuật miêu tả nhân vật của tác giả.

24 - Đọc thêm : – Hiểu được tình - Lịch sử: Bài 21 Những biến

Trang 20

Nỗi thương

mình (trích

Truyện Kiều)

cảm, cảnh ngộ mà Thuý Kiều phải đương đầu và

ý thức sâu sắc của nàng

về phẩm giá ; – Thấy được đặc sắc nghệ thuật của đoạn trích : vai trò của các phép tu từ, hình thái đối xứng.

đổi của nhà nước phong kiến trong các thế kỉ XVI – XVIII;

Bài 24 Tình hình văn hoá ở các

25 (trích Truyện Thề nguyền

Kiều);

– Cảm nhận được vẻ đẹp của mối tình Kim - Kiều và khát vọng hạnh phúc của đôi trai tài gái sắc ;

- Thấy được tấm lòng đồng cảm của Nguyễn Du với con người ;

– Thấy được nghệ thuật đặc sắc trong việc

sử dụng từ ngữ, xây dựng hình ảnh.

Trên đây là bảng hệ thống những nội dung liên môn trong từng tiết họcđọc hiểu tác phẩm VHTĐ trong chương trình Ngữ Văn lớp 10 Chúng tôi đưa raphân mục hệ thống để bổ sung thêm ý tưởng về tích hợp liên môn trong việcgiảng dạy phần đọc hiểu văn bản văn học, nhằm trợ giúp GV bộ môn linh hoạthơn trong hoạt động giảng dạy, đưa HS tiệm cận với văn bản, rút ra cái hay, cái

Trang 21

đẹp trong văn bản, đồng thời có khả năng liên hệ với những vấn đề trong cuộcsống để có cái nhìn khách quan và cách giải quyết đúng đắn

Bên cạnh đó, có một số lưu ý đặt ra trong việc tích hợp kiến thức liên

môn KHXH trong giảng dạy văn học trung đại chúng ta cần chú trọng như sau:

Thứ nhất, dù tổ chức một giờ học tích hợp liên môn, nhưng vẫn phải đảmbảo phần mục tiêu cần đạt của bài học (đã đưa ra ở phần Bảng hệ thống), bởi vìgiờ học là dạy nhiều kiến thức các môn học khác nhau để bổ trợ cho môn họcchính là Ngữ Văn, không phải giờ học nhiều môn học lộn xộn HS buộc phảihiểu được cả nội dung và những yếu tố nghệ thuật (như thể loại, ngôn từ, giọngđiệu…) cấu thành nên giá trị thẩm mĩ của tác phẩm

Thứ hai, kiến thức liên môn là phần nội dung lồng ghép vào bài giảngkiểu truyền thống, đưa đến HS cách nhìn mới mẻ, gần gũi khi tìm hiểu một vănbản văn học trung đại Vậy, đây là phần nội dung bắt buộc, nhưng cần lồng ghépkhéo léo, tránh biến giờ học trở nên nặng nề Đồng thời, không nhất thiết phảiphải tổ chức dạy học liên môn trong bất cứ tiết dạy đọc – hiểu văn bản VHTĐnào, trên đây chỉ là gợi ý chúng tôi đưa ra với người dạy nhằm đạt được hiệuquả tốt nhất trong giảng dạy bộ môn Ngữ Văn

Thứ ba, những tiết học trên không nhất thiết phải tổ chức thành giờ học cốđịnh trên lớp Tùy thuộc vào kế hoạch dạy học của từng trường, hoặc ý tưởngdạy học của từng GV mà định hướng lại: như việc gộp những tác phẩm có điểmtương đồng về đề tài, chủ đề, nội dung, có điểm tương đồng trong liên môn Lịch

sử hoặc GDCD, Địa lí hay GDQP để tổ chức một chuyên đề dạy học liên môn

Thứ ba, dạy học liên môn là quá trình dạy học để HS mở rộng kiến thức,

tự trải nghiệm và cảm nhận tác phẩm văn chương Chúng ta có thể coi đây làmột hướng mới trong tiếp nhận tác phẩm văn học của nhà trường phổ thông, bắtđầu từ Ngữ Văn lớp 10 Đó là giao tiếp mở giữa tác giả - tác phẩm với GV và

HS Như vậy, hoạt động dạy và học có thể được tổ chức trên lớp, ngoài khônggian lớp học, ở nhà, hoặc trải nghiệm thông qua tham quan khám phá Như vậy,việc dạy học tích hợp liên môn KHXH trong môn Ngữ Văn lớp 10 mới thực sựđạt được hiệu quả

Trang 22

Cuối cùng, vì tích hợp liên môn là đổi mới ở nội dung dạy học, nên GVđóng vai trò rất quan trọng trong việc truyền dạy tri thức, giúp các em tiếp nhậnvăn bản văn học một cách tích cực Dưới đây, chúng tôi xin đưa ra một vàiphương pháp dạy học đọc hiểu văn bản, mà những phương pháp đó phát huy vaitrò to lớn trong việc dạy học tích hợp liên môn trong môn Ngữ Văn, đặc biệt làcác tác phẩm VHTĐ

2.2 Một số phương pháp tích hợp liên môn KHXH trong giảng dạy văn học trung đại (VHTĐ).

a, Cơ sở phương pháp:

Phương pháp dạy học theo hướng tích hợp là lồng ghép nội dung tích hợpvào các bài dạy, tùy theo từng môn học mà lồng ghép tích hợp ở các mức độ nhưliên hệ, lồng ghép bộ phận hay là toàn phần,( Phần nội dung bài học, phần bàitập hay là tổng kết toàn bài ) Khi tích hợp giáo viên cần sử dụng ngôn từ kếtnối sao cho lô gic và hài hòa từ đó giáo dục và rèn kĩ năng sống, giá trị sốngcho học sinh

Với giáo viên, giáo án liên môn là bản thiết kế gồm hai phần hợp thành

hữu cơ Một là, hệ thống các tình huống dạy học được đặt ra từ nội dung kháchquan của bài văn, phù hợp với tính chất và trình độ tiếp nhận của HS, có sự kếthợp nhiều môn học khác nhau để bổ trợ cho môn Văn Hai là, một hệ thống cáchoạt động, thao tác tương ứng với các tình huống trên do GV sắp xếp, tổ chứchợp lí, nhằm hướng dẫn HS từng bước tiếp cận, chiếm lĩnh bài văn tích cực, kếthợp nhiều tri thức, tưởng tượng và sáng tạo Thiết kế Giáo án liên môn phải bámchặt vào những giá trị tư tưởng và nghệ thuật vốn có, gắn liền tác phẩm VHTĐvới bối cảnh lịch sử, tái hiện cho HS , mở ra hướng thu nạp, thị hiếu, cá tính vàkhả năng diễn dịch của cá nhân HS

Tổ chức giờ học tích hợp liên môn là tiến trình thực thi bản kế hoạch phốihợp hoạt động của GV và HS theo một cơ cấu sư phạm hợp lí, trong đó GV giữvai trò tổ chức, hướng dẫn, định hướng, đặt người học vào vị trí trung tâm GVvới sự chuẩn bị tri thức về nhiều môn học, truyền dạy cho HS tri thức của từngmôn học để làm nền tảng cho môn Ngữ Văn Sự đổi mới nội dung đa dạng hơn,

Trang 23

gần với HS hơn sẽ xử lí đúng đắn mối quan hệ giữa bồi dưỡng tri thức, rèn luyện

kĩ năng và hình thành phát triển năng lực, tiềm lực cho HS Muốn vậy, nên khắcphục cách dạy cứng nhắc kiến thức, bó hẹp phạm vi nội dung hay dạy quá nặng

nề nội dung, hơn nữa phải khắc phục khuynh hướng rèn luyện kĩ năng máy móctheo lối kinh nghiệm chủ nghĩa, ít có khả năng sử dụng vào đọc hiểu văn bản

Để nâng cao hiệu quả của môn học tích hợp, giáo viên có thể sử dụng một

số phương pháp để dạy học tích hợp như sau:

- Dạy học dự án

- Phương pháp diễn giảng

- Phương pháp vấn đáp

- Phương pháp trực quan

- Phương pháp dạy học nêu vấn đề

Đây không phải là tất cả các phương pháp dạy học Ngữ Văn, còn nhiềuphương pháp khác (phương pháp đọc diễn cảm, phương pháp giảng bình…).Tuy nhiên, đây là những phương pháp tốt nhất để bổ trợ cho nội dung có chứakiến thức tích hợp liên môn Sau đây chúng tôi sẽ cụ thể hóa các phương phápdạy học trong phạm vi các tác phẩm văn học trung đại chương trình Ngữ Văn

10

b, Một số phương pháp tích hợp liên môn KHXH trong dạy học văn học trung đại lớp 10

* Phương pháp diễn giảng

Diễn giảng là phương pháp trình bày, thông báo có hệ thống một vấn đềmới cho HS, HS tiếp thu kiến thức sau đó tái hiện lại kiến thức đó Đây làphương pháp dạy học cổ xưa nhất, được sử dụng chủ yếu trong dạy học các mônkhoa học xã hội

Nếu sử dụng quá nhiều lối diễn giảng truyền thống, HS sẽ thụ động tiếpthu, không tích cực, tiến trình học thật sự ít khi xảy ra GV cần hạn chế độc diễn

mà kết hợp đàm thoại, xen kẽ kể chuyện (chuyện cuộc đời nhà văn, hoàn cảnh rađời tác phẩm, chuyện vui văn học…); cho HS làm bài tập, hướng dẫn HS tựnghiên cứu SGK…

Trang 24

Mô hình chung của việc dạy học theo phương pháp diễn giảng là:

Hình 1: Dạy học theo phương pháp diễn giảng

Ví dụ: Trong tiết học Nhàn (Nguyễn Bỉnh Khiêm, để tích hợp liên môn trong

giờ giảng, GV tiến hành phương pháp diễn giảng như sau:

- Bước 1: Giới thiệu bài mới

+ Giới thiệu cấu trúc bài, bố cục bài

+ Liên hệ từ kiến thức môn học đã có về thể loại, thời đại, dẫn vào bài mới

+ So sánh các tác phẩm tương đồng (Cảnh ngày hè – Nguyễn Trãi).

- Bước 2 Hướng dẫn HS khám phá kiến thức

Có 2 con đường diễn giảng GV có thể sử dụng

+ Con đường diễn dịch: Mô hình: Khái niệm - ví dụ - khái niệm:

 Bước 1: GV trình bày về thời kì lịch sử bối cảnh Việt Nam thế kỉ XV,XVI

 Bước 2: Bằng một vài ví dụ cụ thể, bằng hình ảnh để HS làm rõ lịch sửthời đại đó đã ảnh hưởng tới quyết định về ở ẩn và lối sống của NguyễnBỉnh Khiêm ra sao

 Bước 3: Nhắc lại kiến thức lịch sử khái lược hoặc yêu cầu HS rút ra lịch

sử thời đại đó bằng hiểu biết của bản thân: giải thích tại sao Nguyễn BỉnhKhiêm ở ẩn, tại sao ông muốn lánh đục về trong, muốn tránh xa chốnquan trường dù lòng còn nhiều ưu sầu việc nước, việc đời

* CÁCH 2: Con đường quy nạp - Mô hình: Thí dụ - khái niệm - thí dụ:

 Bước 1: GV trình bày về cuộc đời Nguyễn Bỉnh Khiêm - Những đóng gópcủa tác giả với triều đình – Ông từ quan về quê ở ẩn

Trang 25

 Bước 2: Giảng giải bối cảnh lịch sử Việt Nam thế kỉ XV, XVI bằng mộtvài ví dụ cụ thể, bằng hình ảnh để HS làm rõ lịch sử thời đại đó đã ảnhhưởng tới quyết định về ở ẩn và lối sống của Nguyễn Bỉnh Khiêm ra sao

 Bước 3: Nhắc lại kiến thức lịch sử khái lược hoặc yêu cầu HS rút ra lịch

sử thời đại đó bằng hiểu biết của bản thân

Cách dạy này đòi hỏi GV phải có khả năng điều khiển tốt lớp học, khả năngứng xử nhạy bén, định hướng được những câu trả lời của HS vào vấn đề cầndạy

Phương pháp diễn giảng trong một giờ học tích hợp liên môn có thể tái hiệnqua hình ảnh như sau:

Hình 2: Con đường diễn dịch Hình 3: Con đường quy nạp

Hình thức dạy học theo phương pháp diễn giảng trên là hình thức diễndịch và quy nạp phát triển, ngoài ra, GV có thể tổ chức dạy học theo phươngpháp diễn dịch/quy nạp từng phần, diễn dịch/quy nạp đối chiếu

* Phương pháp vấn đáp (đàm thoại)

Vấn đáp là phương pháp GV xây dựng hệ thống câu hỏi cho HS trả lờihoặc trao đổi, tranh luận với nhau dưới sự chỉ đạo của GV, qua đó tiếp nhận kiếnthức Trong điều kiện thiếu phương tiện, thiết bị dạy học thì việc sử dụng câuhỏi là một trong những cách thức tiện lợi nhất để HS học tập một cách tích cực

Trang 26

Trong giờ học có tích hợp liên môn, câu hỏi xây dựng bằng phương phápvấn đáp phải đáp ứng các yêu cầu sau:

- Câu hỏi phải có tính hệ thống, xây dựng theo trình tự của bài học, trình

tự của kiến thức liên môn (từ tác giả đến tác phẩm)

- Câu hỏi phải có tính định hướng, xoay quanh nội dung các môn họckhác và ảnh hưởng của nó tới tác phẩm VHTĐ đang tìm hiểu (Ví dụ: Khởinghĩa Lam Sơn thành công năm 1428 có những diễn biến nào, ảnh hưởng đến

Bình Ngô đại cáo ra sao?)

- Câu hỏi không đánh đố HS, không quá khó, vượt qua hiểu biết HS

- Về hình thức: câu hỏi phải ngắn gọn, rõ rảng để HS nắm bắt ngay ý đồcủa người hỏi, yêu cầu của việc hỏi

- Đặc biệt, câu hỏi phải phù hợp với trình độ của từng đối tượng HS: giỏi,khá, trung bình, yếu…

Ví dụ: Trong giờ học bài thơ Hai- cư của Ba-sô(Nhật Bản), GV sẽ đặt

những câu hỏi như sau để hướng HS tới việc học tích hợp hiệu quả:

Câu hỏi tái hiện:

- Em biết gì về đất nước Nhật Bản? (Vị trí tự nhiên, Điều kiện lãnh thổ,Con người…) (tích hợp Địa lí)

- Em hiểu gì về nền văn hóa Nhật Bản? Con người Nhật Bản?

- Trong bài thơ Hai- cư, tác giả đã sử dụng từ ngữ, hình ảnh nào? Nó cóbộc lộ tính cách của tác giả không? Tính cách đó thể hiện điều gì ở người Nhật?

- Đặc trưng của văn học Nhật Bản mà em thấy trong thơ Ba-sô là gì?

Câu hỏi yêu cầu giải thích, suy luận:

- Tại sao con người Nhật Bản lại rất kiên cường, trách nhiệm và kỉ luật?(dựa trên điều kiện tự nhiên khắc nghiệt và đất nước nghèo nàn)

- Những tâm tư, tình cảm của Ba-sô cho thấy văn học Nhật Bản có nhữngđặc trưng chủ yếu nào?

- Em học hỏi được gì từ lối sống, quan niệm sống của Ba-sô? (Tích hợpGiáo dục công dân)

-…

Trang 27

Chú ý: Trong dạng câu hỏi tái hiện, GV yêu cầu câu trả lời chính xác, còn

trong câu hỏi giải thích – suy luận, GV nên chấp nhận nhiều phương án trả lời,

để HS mở rộng tư duy và liên tưởng

Những loại hình câu hỏi liên môn trong giờ học có thể sơ đồ hóa với quátrình nhận biết của HS như sau:

Hình 4: Hệ thống câu hỏi trong giờ học Văn tích hợp liên môn

Ngoài ra, có thể đặt nhiều dạng câu hỏi khác nhau để đa dạng hóa bài dạy.Cũng nên định hướng cho HS, tránh để HS trả lời tự do, làm mất trật tự lớp học,đồng thời cũng có kết hợp các phương pháp khác, có thể kết hợp hình thức tròchơi trả lời câu hỏi để tăng hứng thú của HS trong giờ học

* Phương pháp trực quan

Trực quan là một trong những nguyên tắc dạy học cơ bản “Trăm nghekhông bằng một thấy” – con người tiếp nhận thông tin qua nhiều kênh: thị giác,thính giác, xúc giác Nguyên tắc này ngày càng được coi trong trong giờ họcVăn của trường THPT Bảng thống kê sau cho thấy tầm quan trọng của trựcquan trong hoạt động dạy và học:

Bảng: Hệ thống hoạt động khác nhau trong hoạt động học – nhớ - hiểu

Có ba hình thức sử dụng trực quan trong dạy học Ngữ Văn:

 Sử dụng tranh ảnh, hiện vật:

Trang 28

Văn chương là nghệ thuật ngôn từ, toàn bộ thế giới nghệ thuật không hiệnlên trực tiếp như trong phim ảnh, mà hiện lên gián tiếp qua ngôn từ Để hiểu hơntác phẩm, người đọc phải có khả năng liên tưởng, tưởng tượng Sự tưởng tượng

sẽ dẫn đến sáng tạo trong việc tìm hiểu tác phẩm văn chương Với dạy học tíchhợp, tiếp cận cuộc sống và giải quyết vấn đề thực tiễn là vô cùng cần thiết, điềunày sẽ thúc đẩy GV sử dụng tranh ảnh, hiện vật để HS dễ hình dung và tìm hiểuvấn đề

Để giúp HS vượt qua được những khó khăn trong tiếp nhận văn học, GVnên dùng tranh ảnh, hiện vật trong giờ giảng văn Những tranh ảnh đó có thể làchân dung nhà văn, bức tranh ảnh về câu thơ, lời thơ, hình ảnh thơ trong tácphẩm VHTĐ…

Ví dụ: Với bài giảng Hiền tài là nguyên khí của quốc gia (trích Bài kí đề

danh tiến sĩ khoa Nhâm Tuất, niên hiệu Đại Bảo thứ ba) – Thân Nhân Trung, có

thể sử dụng các hình thức tranh ảnh, hiện vật như sau:

Hình ảnh Thân Nhân Trung Hình ảnh Nghiên cứu về Thân Nhân Trung

Trang 29

Hình ảnh Văn Miếu xưa Hình ảnh Văn Miếu nay

Đào tạo hiền tài Tôn vinh hiền tài

Những hình ảnh này sẽ trợ giúp việc học tích hợp liên môn Lịch sử (ViệtNam trong thời kì phát triển văn hóa, xã hội thế kỉ XV), Giáo dục công dân(Chính sách của nhà nước (Lớp 12) và Công dân với cộng đồng; với sự nghiệpxây dựng và bảo vệ Tổ quốc (Lớp 10)); tích họp giáo dục kĩ năng sống cho HS

 Sử dụng bảng biểu, mô hình

Một trong những hình thức khác của phương pháp trực quan trong giảngdạy là sơ đồ, bảng biểu, mô hình… với các môn khoa học xã hội, các loạiphương tiện trực quan trên là những hình thức trực quan cơ bản nhất

Ví dụ:

Trang 30

i. Bảng tổng kết: Những cuộc chiến đấu chống giặc ngoại xâm giữ nước

của dân tộc (tích hợp Giáo dục Quốc phòng – An ninh bài 1 – L10)

STT Những cuộc chiến đấu chống giặc

ngoại xâm giữ nước của dân tộc Tác phẩm tiêu biểu

 Khởi nghĩa Lam Sơn do Lê

Lợi, Nguyễn Trãi lãnh đạo

- Quân trung từ mệnh tập (Nguyễn

Trãi)

- Bình Ngô đại cáo (Nguyễn Trãi).

- Cảnh ngày hè (Nguyễn Trãi).

4

Cuộc kháng chiến chống quân Xiêm

– Mãn Thanh (cuối TK XVIII)

- Hoàng Lê nhất thống chí – Ngô

gia văn phái-…

Bảng tổng kết trên được xây dựng trên tình thần liên môn, để HS vừa hiểuđược bối cảnh lịch sử, vừa nắm được tinh thần chung của cuộc chiến là lòng yêunước, giáo dục HS về công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc hôm nay

ii Bảng so sánh: Dùng để tổng kết những điểm giống và khác nhau của các vấn đề trong bài học:

Bối cảnh lịch sử - Thế kỉ XIV: Cuộc kháng

chiến chống quân Nguyên

- Thế kỉ XVII- XVIII: Nộichiến Lê - Trịnh ở đàng

Trang 31

Mông của nhà Trần – chiếntranh bảo vệ độc lập, chủquyền của dân tộc

Ngoài; Trịnh - Nguyễn(Đàng Trong và ĐàngNgoài) – Nội chiến vìquyền lợi ích kỉ của giaicấp thống trị

Nội dung bài học

- Ca ngợi con người, cổ vũchiến đấu, đấu tranh vì dântộc, vì tập thể

- Phản đối chiến tranh, thểhiện khao khát hòa bình,hạnh phúc cá nhân

- Tự lập, tự chủ, suy nghĩchín chắn về vấn đề đấtnước

- Biết trau dồi năng lực vàphẩm chất của bản thân

- Yêu hòa bình, phản đốichiến tranh vì quyền lợiích kỉ

- Biết bồi đắp cho hạnhphúc cá nhân, cân bằng cánhân và xã hội

Bảng so sánh: Sự khác nhau trong chủ đề chiến tranh của hai tác phẩm

văn học trung đại Việt Nam (tích hợp Lịch sử và GDCD)

iii Sử dụng các phương tiện khác

Có thể sử dụng các hình thức sơ đồ sau:

- Sơ đồ tư duy (mind- map) để hình thành kiến thức liên môn về tác phẩm

- Sơ đồ hệ thống kiến thức từng phần kiến thức trong tiết học

- Sơ đồ liên hệ tác giả, tác phẩm trong hệ thống

-…

Trong số các phương pháp dạy học, phương pháp thường được sử dụng,đặc biệt trong các tiết học có tích hợp liên môn là phương pháp dạy học nêu vấn

đề Phương pháp dạy học đặt và giải quyết vấn đề là phương pháp dạy học trong

đó GV tạo ra những tình huống có vấn đề, điều khiển HS phát hiện vấn đề, hoạtđộng tự giác, tích cực, chủ động, sáng tạo để giải quyết vấn đề và thông qua đóchiếm lĩnh tri thức, rèn luyện kĩ năng và đạt được những mục đích học tập khác

Trang 32

Đặc trưng cơ bản của phương pháp dạy học đặt và giải quyết vấn là “tình huốnggợi vấn đề” vì “Tư duy chỉ bắt đầu khi xuất hiện tình huống có vấn đề”.

* Phương pháp nêu vấn đề:

Dạy học nêu vấn đề hay còn gọi là dạy học giải quyết vấn đề Mỗi vẫn đềnêu ra trong giờ học Ngữ Văn đều có vấn đề (một sự việc, hiện tượng, kháiniệm, một hiện trạng tồn tại khách quan mà ta gặp phải trong tư duy và hànhđộng)

Tình huống có vấn đề là một trạng thái tâm lí nảy sinh ở chủ thể trong khigặp một khó khăn, một vấn đề cần được giải quyết Để giải quyết được vấn đề,chúng ta cần tri thức mới, tri thức mở rộng nhiều mặt, tìm kiếm những tri thức

và phương thức hành động chưa biết Đây là nhu cầu cấp thiết để tiến hành dạyhọc tích hợp liên môn trong các môn KHXH

Phương pháp nêu vấn đề có thể được tổ chức qua các hình thức: Làm bàitập dạng đề án; hình thức thảo luận; hình thức sắm vai; hình thức thực hiện đềtài nghiên cứu nhỏ

Làm bài tập dạng đề án:

Với HS THPT, đề án có thể là những bài tập nhỏ: như phân tích nhân vật,

so sánh một phương diện nào đó trong các tác phẩm của một tác giả, sưu tầm tàiliệu về một tác giả, tác phẩm… Tùy theo dung lượng của mỗi đề án mà đượcgiao cho cá nhân hay một nhóm thực hiện Nếu đề án được giao cho nhóm thìmỗi HS phải chịu trách nhiệm về một phần việc cụ thể

Ví dụ 1: Khi dạy tác phẩm Truyện Kiều (Nguyễn Du) – đoạn trích Trao

duyên, GV có thể ra các bài tập, đề án liên môn sau cho các nhóm HS thực hiện:

- Nhóm 1: Em hãy tìm những chi tiết thể hiện sự thuyết phục của Kiềutrong lời trao duyên cho Thúy Vân Những chi tiết đó thể hiện điều gì trong tâmhồn của Kiều?

- Nhóm 2: Tuy là tác phẩm mượn cốt truyện của Thanh Tâm Tài Nhân,nhưng em có thể thấy được sự sáng tạo về mặt bối cảnh xã hội Việt Nam mà

Trang 33

Nguyễn Du sáng tạo trong tác phẩm không? Xã hội phong kiến Việt Nam thế kỉXVIII là xã hội như thế nào? (Lịch sử)

- Nhóm 3: Qua đoạn trích trên và tâm trạng của nàng Kiều, em hãy hìnhdung cuộc sống của người phụ nữ trong xã hội phong kiến Việt Nam thế kỉXVIII?

- Nhóm 4: Nước mắt là hình ảnh muôn đời trong văn chương Việt Namthời phong kiến Trong thời hiện đại, chúng ta đã làm gì để xóa bỏ những gánhnặng trên vai người phụ nữ? (GDCD – Kĩ năng sống)

Ví dụ 2: Sau khi dạy xong Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ (trích

Chinh phụ ngâm khúc), có thể cho các nhóm HS thực hiện những đề án sau:

- Nhóm 1: Số phận những người phụ nữ thời phong kiến rất buồn tủi, côđơn và đáng thương Tại sao số phận của họ lại phải chịu những bi kịch như thế?

- Nhóm 2: Thủ pháp nghệ thuật chủ yếu được sử dụng trong đoạn trích làgì? Tác giả dùng biện pháp đó nhằm mục đích gì?

- Nhóm 3: Những đối tượng người phụ nữ hướng tới để ca thán, để trútgiận là ai? Như vậy nguồn cơn chính của nỗi khổ đó là gì?

- Nhóm 4: Những nội dung chính trong đoạn trích có thể hiện nội dungđặc trưng của văn học Việt Nam thế kỉ XVIII hay không?

Sau đó, đầu giờ học, đại diện các nhóm HS lên thuyết trình vấn đề mình

đã chuẩn bị (thuyết minh ngắn gọn) HS còn lại trong nhóm có thể bổ sung một

số ý Các HS khác đặt câu hỏi, dựa trên cơ sở đó, GV tiến hành giảng

Hình thức thảo luận:

Thảo luận, trao đổi ý kiến giữa hai người (face to face) hoặc nhóm lớn(group) về một vấn đề, một ý kiến đánh giá về tác phẩm

Ví dụ: - Tác phẩm Đại cáo bình Ngô đã thể hiện chân lí về sự tồn tại độc

lập có chủ quyên của nước Đại Việt Theo em, chân lí đó đến ngày nay còn đúngđắn hay không?

- Là một công dân Việt Nam, em làm cách nào để thể hiện với bạn

bè quốc tế về chủ quyền nước Đại Việt, như Nguyễn Trãi đã làm?

Hình thức sắm vai (role play): có nhiều hình thức

Trang 34

- Nhập vai Nguyễn Du để nói về cuộc đời, đất nước Việt Nam thời bấygiờ, nói về cảm hứng, tư tưởng của ông – truyền lại bài học cho con cháu đờisau.

(Nếu em là Nguyễn Du, em sẽ làm gì trong hoàn cảnh đó?)

- Nhập vai người kể chuyện để bình luận, đánh giá về nhân vật

- Đóng vai nhân vật để phát biểu suy nghĩ chủ quan về những con người,hoàn cảnh, sự kiện, tình huống trong tác phẩm

- Tham dự vào tác phẩm với tư cách người trong cuộc: đặt mình vào nhânvật để hình dung thái độ, phản ứng trước các sự kiện

(Vd: Nếu em là Lê Lợi, sau khi chiến thắng, em có tha cho giặc thua trậnkhông? Em có cấp thuyền cho giặc quay về nước không? – bài học về nhânnghĩa)

- Đóng kịch để diễn tả lại hành động, tâm trạng nhân vật (có thể dựng lại

các đoạn trích thơ Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ, Trao duyên, Thề nguyền)

- Vẽ lại bức tranh theo tưởng tượng của bản thân (VD: Bức tranh Cảnh ngày hè, Bức tranh Nhàn…)

Hình thức thực hiện một đề tài nghiên cứu nhỏ:

GV ra một đề tài nhỏ, yêu cầu HS thực hiện, sau đó báo cáo và thuyếttrình về một vấn đề nào đó của tác phẩm, với nhiều hình thức: cá nhân viết, cảnhóm cùng viết, trình bàu trước lớp, báo cáo trong tạp chí lớp, dán báo tường…

Lưu ý: Nếu không đủ thời gian giảng và trình bày trên lớp, khuyến khích

các em duy trì báo tường như một hoạt động thường xuyên HS có thể trình bàynhững quan niệm tự do của mình, suy nghĩ nào đó được gợi hứng từ vănchương Cách học này thực sự hiệu quả, vì nó làm cho các em suy nghĩ về tácphẩm một cách nghiêm túc, hiểu được nhân vật, hiểu được giá trị nội dung cũngnhư giá trị thẩm mĩ Tác phẩm VHTĐ không còn xa cách, mà trở thành một diễnđàn mở cho các em thể hiện sự sáng tạo, suy nghĩ cá nhân:

Ví dụ:

Trang 35

- Anh (chị) hiểu hiền tài mà Thân Nhân Trung nói tới có giá trị thế nào tới

vận mệnh dân tộc hôm nay Chúng ta làm gì để hạn chế chảy máu chất xám, để

biến mình trở thành một hiền tài được vinh danh?

- Anh (chị) suy nghĩ thế nào về lời nhắc nhở giữ gìn giang sơn và lời nhắc

“cái họa phương Bắc” mà Nguyễn Trãi nói với chúng ta 5 thế kỉ trước?

- Anh (chị) có thấy tình cảnh của người phụ nữ trong Chinh phụ ngâm, trong Truyện Kiều xuất hiện trong xã hội hiện đại nữa không? Chúng ta phải làm

gì để giải phóng phụ nữ trong xã hội?

Giờ học tích hợp liên môn KHXH trong tiết học Ngữ Văn thực sự pháthuy sức mạnh, đó là việc hình thành ý kiến cá nhân của chính HS, phát triển khảnăng đọc và phân tích tác phẩm Ðể đạt được mục đích trên, các hình thức dạy

và học cần phải được đa dạng hóa, làm cho HS cảm thấy hứng thú trong suốt giờhọc Việc sử dụng các phương pháp như thế nào, ở mức độ nào phụ thuộc vàokhối lượng bài học, năng lực HS, điều kiện học tập Ðiều này không có nghĩa làvới điều kiện hiện nay ở các trường phổ thông: lớp đông HS với phương tiệnduy nhất là bảng đen, phấn trắng các phương pháp trên không thực hiện được.Vấn đề quan trọng nhất là sự nhiệt tình, sáng tạo của giáo viên, quan niệm của

GV về việc dạy và học.: Dạy học liên môn là một sự “thay máu” trong nội dung

dạy học, giúp việc dạy và học VHTĐ gần với xã hội hiện đại nhưng vẫn giữ

được nét cổ điển và truyền thống Các phương pháp trên đây cần được sử dụng

phối hợp trong quá trình dạy và học văn mới có thể tạo ra hiệu qủa cao.

Với yêu cầu bức bách là đổi mới hoạt động dạy và học, chúng tôi đã suynghĩ đến hình thức dạy học tích hợp liên môn trong dạy học Ngữ Văn trongtrường THPT Sau đây là kết quả thực nghiệm sư phạm nội dung dạy học liênmôn KHXH - chương trình Ngữ Văn 10 mà chúng tôi hoàn thành dưới hình thức

dạy học dự án: ĐẠI CÁO BÌNH NGÔ – NGUYỄN TRÃI và trách nhiệm của

thanh niên trong công cuộc chống giặc ngoại xâm, bảo vệ Tổ quốc (Bài học tích hợp kiến thức bộ môn Lịch sử, Địa lí, Giáo dục Quốc phòng, Giáo dục Công dân)

Trang 36

CHƯƠNG BA: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM

1 Dự án dạy học: ĐẠI CÁO BÌNH NGÔ – NGUYỄN TRÃI và trách nhiệm

của thanh niên trong công cuộc chống giặc ngoại xâm, bảo vệ Tổ quốc (Bài học tích hợp kiến thức bộ môn Lịch sử, Địa lí, Giáo dục Quốc phòng, Giáo dục Công dân)

- Môn Giáo dục công dân:

+ Hiểu được thế nào là lòng yêu nước và biểu hiện của lòng yêu nước củadân tộc Việt Nam

+ Trình bày trách nhiệm của công dân, đặc biệt là học sinh đối với sựnghiệp chống giặc phương Bắc, bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa

Kĩ năng

- Môn Ngữ Văn:

Trang 37

+ Vận dụng kiến thức về thể loại cáo để phân tích tác phẩm chính luậntheo thể văn cổ - thể cáo.

+ Biết cách sử dụng kiến thức Ngữ Văn để thông hiểu các vấn đề lịch sử,

xã hội và đời sống

- Môn Lịch sử:

+ Rèn luyện kĩ năng tìm hiểu sự kiện lịch sử

+ Rèn luyện kĩ năng phân tích, nhận định sự kiện lịch sử

- Môn Giáo dục quốc phòng:

+ Sử dụng bản đồ và kiến thức về vùng biển Việt Nam để giải quyết vấn

đề thực tiễn mang tính thời sự

- Môn Giáo dục công dân: Giúp học sinh biết và tham gia các hoạt động xây

dựng, bảo vệ quê hương, đất nước phù hợp với khả năng của bản thân

Thái độ

- Bồi dưỡng ý thức độc lập, tự chủ và niềm tự hào về lịch sử đánh giặcngoại xâm của dân tộc

- HS yêu quý, tự hào về quê hương, đất nước, chủ quyền dân tộc

- Có ý thức rèn luyện, phấn đấu để góp phần vào sự nghiệp xây dựng vàbảo vệ quê hương, đất nước

- Biết cách ứng xử trước những tình huống thực tiễn của đời sống

Trang 38

- Đối tượng: Học sinh trường THPT A Hải Hậu, huyện Hải Hậu, tỉnh NamĐịnh

+ Số lượng: 40 học sinh+ Số lớp: 01 lớp – 10A1+ Khối lớp: 10

- Yêu cầu: Học sinh đã được hiểu biết giản lược về tác phẩm Đại cáo bình Ngô trong chương trình Ngữ Văn THCS, tìm hiểu kĩ hơn trong chương trình THPT Đồng thời, HS nắm được bài học về Phạm vi lãnh thổ nước Việt Nam trong chương trình Địa lí 8, Vùng biển Việt Nam trong Địa lí 8; Bài Những cuộc chiến đấu chống ngoại xâm từ thế kỉ X đến XV (Lịch sử 10) với kiến thức các

cuộc kháng chiến chống Bắc thuộc trong chương trình Lịch sử Bên cạnh đó, HS

cần hiểu rõ bài Truyền thống đánh giặc giữ nước của nhân dân Việt Nam (Quốc phòng – An ninh lớp 10) và bài Công dân với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc (Giáo dục công dân 10) Đây là hệ thống những kiến thức giúp người học

có thể nắm bắt bài học sâu sắc hơn

1.3 Thiết bị dạy học và học liệu

Thiết bị dạy học

- Phòng học đa năng: máy tính, máy chiếu, thiết bị dạy học (thiết bị thu

phát âm thanh)., đoạn phim, clip minh họa

- Phiếu học tập, phiếu thảo luận nhóm, các công cụ phục vụ kiểm tra kiếnthức học sinh

- Máy tính, máy chiếu

Học liệu

1, Tác gia Nguyễn Trãi – cuộc đời và sự nghiệp văn chương

- Cuộc đời Nguyễn Trãi: Nguyễn Trãi (1380-1442), hiệu là Ức Trai, quêgốc ở làng Chi Ngại, sau dời về Nhị Khê Thân sinh là Nguyễn Ứng Long, mộtnho sinh nhà nghèo, học giỏi, đỗ Thái học sinh thời Trần Mẹ là Trần Thị Thái,con quan Tư đồ Trần Nguyên Đán Nguyễn Trãi sinh ra trong một gia đình mà cảbên nội cũng như bên ngoại, đều có hai truyền thống lớn là yêu nước và văn hoá,văn học

Từ nhỏ, Nguyễn Trãi thông minh, hiếu học, hiểu rõ đạo lý làm người.Nhưng, ông cũng phải chịu những mất mát đau thương Khi đất nước bị giặcMinh xâm lược, ông đầu quân cho nghĩa quân Lam Sơn, giúp Lê Lợi đánh đuổigiăc Minh, thống nhất đất nước Ông trao cho Lê Lợi bản chiến lược đánh đuổi

Trang 39

quân Minh mà sử sách Việt Nam gọi là Bình ngô sách: "Hiến mưu trước lớn, không nói đến việc đánh thành mà lại khéo nói đến việc đánh vào lòng người", ông thuyết phục Lê Lợi dùng nhân nghĩa đối với tướng sĩ, “dùng công tâm để

lấy thành"

Tác giả Nguyễn Trãi

- Sự nghiệp văn chương: Nguyễn Trãi không chỉ là một nhà quân sự đại tài

mà còn là nhà văn chính luận kiệt xuất và nhà thơ trữ tình sâu sắc Qua những tác phẩm còn sót lại đến nay của Nguyễn Trãi, ta thấy thơ văn ông

thấm đậm tư tưởng nhân nghĩa, yêu nước, thương dân Tiêu biểu như: "Quân trung từ mệnh tập", là tập văn chiến có sức mạnh của 10 vạn quân (Phan Huy

Chú) Sức mạnh ấy có được từ sự kết hợp tuyệt diệu giữa tư tưởng nhân nghĩa,

tư tưởng yêu nước và nghệ thuật viết văn luận chiến bậc thầy "Bình Ngô đại cáo"

là áng văn yêu nước lớn của thời đại, là bản tuyên ngôn về độc lập chủ quyềncủa dân tộc, bản cáo trạng tội ác kẻ thù, bản hùng ca về cuộc khởi nghĩa LamSơn và còn là sự hoà quyện giữa sức mạnh của tư tưởng nhân nghĩa với tư tưởngyêu nước

Nội dung thơ văn Nguyễn Trãi rất phong phú, đặc biệt đối với tình yêu quêhương gia đình Nét đầu tiên là niềm tha thiết với thiên nhiên quê hương Bắt đầu

từ những cái nhỏ nhặt, tưởng như không đâu nhưng lại chan chứa tình yêuthương: bè rau muống, lảnh mùng tơi, cây chuối, cây đa đều trở thành vần điệutrong thơ Nguyễn Trãi, tạo nên những rung động tinh tế trong lòng người Ông

nói một cách trang trọng mà thật vui tươi, chân chất: "Ao cạn vớt bèo cấy

Trang 40

muống/ Trì thanh phát cỏ ương sen", ông phát hiện ra một vẻ đẹp rất bất ngờ:"tằm ươm lúc nhúc thuyền đầu bãi" Ông coi thiên nhiên như một người bạn thân của

mình, để hoà mình vào những cảnh sắc thiên nhiên của đất nước tươi đẹp

Đối với Nguyễn Trãi, nhân nghĩa chính là trừ bạo, yên dân Nguyễn Trãiquả là một nhân vật vĩ đại trong lịch sử Việt Nam, ông chính là một vị anh hùngdân tộc, nhà tư tưỏng, nhà thơ, nhà văn hoá lớn của đất nước ta Tâm hồn và sự

nghiệp của ông mãi mãi là vì sao sáng như vua Lê Thánh Tông đã ca ngợi "Ức Trai tâm thượng quang khuê tảo".

2.Giá trị nội dung- nghệ thuật của tác phẩm “Đại cáo bình Ngô” (Nguyễn Trãi)

- Hoàn cảnh ra đời: Mùa đông năm 1427, sau khi diệt viện, chém Liễu

Thăng, đuổi Mộc Thạnh, tổng binh Vương Thông đang cố thủ trong thành ĐôngQuan phải xin hàng, cuộc kháng chiến chống giặc Minh hoàn toàn thắng lợi.Năm 1428, Lê Lợi lên ngôi hoàng đế, lập ra triều đình Hậu Lê, sai Nguyễn Trãiviết Bình Ngô đại cáo để bố cáo cho toàn dân được biết chiến thắng vĩ đại củaquân dân trong 10 năm chiến đấu gian khổ, từ nay, nước Việt đã giành lại đượcnền độc lập, non sông trở lại thái bình

- Nhan đề: Bài cáo lớn ban bố về việc dẹp yên giặc Minh.

- Thể loại: Là thể văn nghị luận có từ thời cổ ở Trung Quốc, thường được

vua chúa hoặc thủ lĩnh dùng để trình bày một chủ trương, một sự nghiệp, tuyênngôn một sự kiện để mọi người cùng biết

- Đặc trưng:

+ Viết bằng văn xuôi hay văn vần, phần nhiều là văn biền ngẫu (loại văn

có ngôn ngữ đối ngẫu, các vế đối thanh B-T, từ loại, có vần điệu, sử dụng điển

cố, ngôn ngữ khoa trương)

+ Lời lẽ đanh thép, lí luận sắc bén

+ Kết cấu chặt chẽ, mạch lạc

- Bố cục: 4 phần.

+ Phần 1: Nêu luận đề chính nghĩa

+ Phần 2: Vạch rõ tội ác của giặc Minh xâm lược

+ Phần 3: Kể lại 10 năm chinh phạt gian khổ của nghĩa quân Lam Sơn.+ Phần 4: Tuyên bố chiến quả, khẳng định sự nghiệp chính nghĩa, bài họclịch sử

Ngày đăng: 26/04/2016, 15:38

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w