Nghệ thuật: Đại cáo bình Ngô là bản tuyên ngôn độc lập lần thứ hai của dân tộc thế kỉ XV Tác phẩm nêu cao tư tưởng nhân nghĩa, chân lí độc lập dân

Một phần của tài liệu TÍCH hợp LIÊN môn KHOA học xã hội TRONG dạy học các tác PHẨM văn học TRUNG đại lớp 10 (Trang 42 - 44)

dân tộc thế kỉ XV. Tác phẩm nêu cao tư tưởng nhân nghĩa, chân lí độc lập dân tộc, tố cáo tội ác của kẻ thù, tái hiện quá trình kháng chiến và tuyên bố độc lập, rút ra bài học lịch sử. Đây là tuyệt tác được hoài thai bởi sự kết hợp hài hòa giữa hai yếu tố: chính luận sắc bén và văn chương trữ tình, áng “Thiên cổ hùng văn”, đỉnh cao của văn chính luận trung đại.

3 . Lịch sử khởi nghĩa Lam Sơn (1418-1427)

- Khởi nghĩa Lam Sơn: Khởi nghĩa Lam Sơn (1418-1427) (chữ Hán: Lam Sơn phong khởi) là cuộc khởi nghĩa thế kỉ XV, đánh đuổi quân Minh xâm lược về nước do Lê Lợi lãnh đạo và kết thúc bằng việc giành lại độc lập cho nước Đại Việt và sự thành lập nhà Hậu Lê.

(Khởi nghĩa Lam Sơn)

(Sơ đồ trận đánh Tốt Động – Chúc Động)

Khởi nghĩa Lam Sơn gồm ba giai đoạn lớn: hoạt động ở vùng núi Thanh Hoá (1418-1423), tiến vào phía nam (1424-1425) và giải phóng Đông Quan (1426-1427). Trong giai đoạn đầu, nghĩa Lam Sơn gặp rất nhiều khó khăn, thường phải hứng chịu các cuộc càn quét của quân Minh, mặc dù vẫn có có những trận họ đánh thắng quân Minh và họ cũng từng đánh bại được quân Ai Lao cấu kết với quân Minh. Quân khởi nghĩa bắt đầu giành thế thắng khi Lê Lợi tiến quân ra đất Nghệ An vào năm 1424. Họ đạt được nhiều thắng lợi to lớn, đỉnh điểm là đại thắng ở Tân Bình, Thuận Hóa. Cuối cùng, vào năm 1426, giữa lúc quân khởi nghĩa đang trên đà thắng lợi và tiếng tăm của Lê Lợi lên cao, quân khởi nghĩa tiến đánh thành Đông Quan, và đánh tan nát quân Minh trong trận Tốt Động-Chúc Động. Bước sang năm 1427, nghĩa quân đập tan tác 10 vạn viện binh của đối phương trong trận Chi Lăng - Xương Giang, giết chết viên chỉ huy

quân Minh là Liễu Thăng. Họ thu được nhiều chiến mã, lại còn bắt sống và tiêu diệt được nhiều tướng Minh. Cuối cùng, người Minh phải giảng hòa và thoái binh về nước, khiến cho nước Đại Việt không còn một mống quân xâm lăng. Một lãnh tụ của cuộc khởi nghĩa là Nguyễn Trãi thừa lệnh của Lê Lợi đã viết bài Bình Ngô đại cáo để tuyên cáo cho toàn quốc biết về chiến thắng vẻ vang của nghĩa quân Lam Sơn.

Sau chiến thắng, với một nước Đại Việt độc lập tự chủ như xưa, Lê Lợi lên ngôi Hoàng đế, tức là vua Lê Thái Tổ (1428). Ông trở thành một vị anh hùng dân tộc trong lịch sử Việt Nam.

4. Những cuộc đấu tranh chống quân xâm lược phương Bắc, bảo vệ đất nước của nhân dân Đại Việt (từ thế kỉ X đến thế kỉ XIX)

- Trải qua thời kì phong kiến, với nhiều lần giặc phương Bắc xâm lược, Nguyễn Trãi và nhân dân ta ý thức rõ ràng rằng, muốn hoàn thiện chữ

nhân¸trước hết phải có quyền tự chủ.

a, Những cuộc chiến tranh giữ nước đầu tiên: Nhà nước Văn Lang là nhà nước đầu tiên của dân tộc ta. Lãnh thổ khá rộng và ở vào vị trí địa lí quan trọng. Từ buổi đầu, ông cha ta đã xây dựng nên nền văn minh Sông Hồng, còn gọi là văn minh Văn Lang mà đỉnh cao là văn hoá Đông Sơn rực rỡ. Do có vị trí địa lí và điều kiện kinh tế, nước ta luôn bị các thế lực ngoại xâm nhòm ngó.

Một phần của tài liệu TÍCH hợp LIÊN môn KHOA học xã hội TRONG dạy học các tác PHẨM văn học TRUNG đại lớp 10 (Trang 42 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(81 trang)
w