Tài liệu, bài viết tham khảo trên Internet, trang violet.vn…

Một phần của tài liệu TÍCH hợp LIÊN môn KHOA học xã hội TRONG dạy học các tác PHẨM văn học TRUNG đại lớp 10 (Trang 61 - 65)

V. ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ

8.Tài liệu, bài viết tham khảo trên Internet, trang violet.vn…

PHỤ LỤC 2: BẢNG CÂU HỎI ĐIỀU TRA(Trước khi tiến hành dự án dạy học liên môn) (Trước khi tiến hành dự án dạy học liên môn)

1. Em nghĩ môn Văn có vai trò như thế nào trong chương trình học THPT? A. Quan trong

C. Không quan trọng

B. Rất quan trọng D. Bình thường

A. Rất thú vị C. Không thú vị

B. Thú vị D. Tẻ nhạt

3. Tác phẩm Nam quốc sơn hà (Lí Thường Kiệt) được sáng tác trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược nào?

A. Triệu Đà

C. Quân Nguyên - Mông

B. Quân Tống D. Quân Minh

4. Em có thường xuyên được giảng giải kiến thức lịch sử trong giờ đọc – hiểu văn bản Ngữ Văn hay không?

A. Rất thường xuyên C. Không thường xuyên

B. Thường xuyên D. Không bao giờ

5. Theo em, quan niệm Nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm “Ta dại ta tìm nơi vẳng vẻ/ Người khôn người đến chốn lao xao”có giá trị trong cuộc sống hiện đại được không?

A. Là bài học cho tất cả mọi người. C. Quan niệm chỉ dành cho những người “khác thường”.

B. Là quan niệm của riêng bậc cư sĩ. D. Đó là quan niệm xưa, không có giá trị.

6. Em có hứng thú được GV dạy học nhiều môn học liên quan với nhau trong giờ học Văn và dạy học theo hình thức dự án mới không?

A. Có B. Không

Xin chân thành cảm ơn sự hợp tác của các em!

PHỤ LỤC 3: BÀI KIỂM TRA

KIỂM TRA KIẾN THỨC LIÊN MÔN (45 PHÚT)

I. Phần đọc hiểu (3 điểm):

Câu 1 (0,5 điểm): Tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi trong Đại cáo bình Ngô

có nhắc tới “yên dân”. Theo anh (chị), từ này có nghĩa là gì?

A.Lo cho nhân dân cuộc sống yên ổn

B.Lo cho nhân dân cuộc sống không bị giặc ngoại xâm xâm lược C.Dẹp yên những cuộc khởi nghĩa nông dân để bình ổn xã hội

D.A, B, C đều sai

Câu 2 (0,5 điểm): Chân lí về sự tồn tại độc lập và có chủ quyền của nước Đại Việt do Nguyễn Trãi phát biểu, cốt yếu dựa trên yếu tố nào?

A.Cương vực lãnh thổ của nước Đại Việt

B.Sức mạnh của quân đội và con người Đại Việt

C.Nền văn hiến của Đại Việt (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

D.Do sự anh minh của các vị vua đời trước.

Câu 3 (2,0 điểm): Mục đích ra đời Đại cáo bình Ngô của Nguyễn Trãi? Như vậy, tác phẩm này có tính chất như một văn bản nào?

II. Phần làm văn:

Anh (chị) hãy giải thích: Tại sao nói Đại cáo bình Ngô là bản tuyên ngôn độc lập thứ hai của dân tộc? Phân tích phần một của tác phẩm để làm rõ điều đó. Qua đó, hãy suy nghĩ về trách nhiệm của thanh niên ngày nay với đất nước./

PHỤ LỤC 4:

Giáo án giảng dạy bài học ĐẠI CÁO BÌNH NGÔ (Nguyễn Trãi)

Tiết 1 theo Kế hoạch dạy học Ngữ Văn ( trường THPT A Hải Hậu)

6.1. Mục tiêu cần đạt:

- Kiến thức:

+ Khắc sâu kiến thức về nội dung và nghệ thuật của “Đại cáo bình Ngô”, bản tuyên ngôn độc lập, áng văn yêu nước lớn của dân tộc;

+ Kết hợp được kiến thức liên môn Văn- Lịch sử - Địa lí để tìm hiểu về tác phẩm Đại cáo bình Ngô;

+ Kết hợp kiến thức Giáo dục Quốc phòng và Giáo dục công dân để phân tích và đánh giá các giá trị tư tưởng của tác phẩm.

- Kĩ năng:

+ Biết vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các vấn đề trong thực tế; + Phân tích thành thạo các tác phẩm văn chính luận theo thể biền – ngẫu. - Thái độ:

+ Giáo dục, bồi dưỡng ý thức dân tôc, yêu quý di sản văn hóa cha ông để lại; + Tăng cường ý thức học tập, rèn luyện, ý chí và quyết tâm xây dựng tổ quốc, bảo vệ hòa bình quốc gia, dân tộc.

- Phẩm chất, năng lực:

+ Phẩm chất: Yêu quê hương, đất nước; Nhân ái, khoan dung; Có trách nhiệm với bản thân cộng đồng, đất nước; Tự lập, tự chủ, có tinh thần vượt khó.

+ Năng lực: Năng lực thưởng thức văn học; Sáng tạo; Tự học.

6.2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:

a, Giáo viên: - Soạn giáo án, bài giảng điện tử, tư liệu tham khảo.

- Tìm hiểu kiến thức Địa lí lớp 8 và các môn Lịch Sử, GDQP, GDCD lớp 10.

b, Học sinh:

- Tìm hiểu kiến thức về bài Đại cáo bình Ngô (Nguyễn Trãi)

- Tìm hiểu kiến thức của bài 23: Những cuộc chiến đấu chống ngoại xâm từ thế kỉ X đến XV (Lịch sử 10), Bài 1: Truyền thống đánh giặc giữ nước của nhân dân Việt Nam (Quốc phòng – An ninh lớp 10); Bài 14 Công dân với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc I (Giáo dục công dân lớp 10).

- Ôn lại kiến thức bài Vị trí, phạm vi lãnh thổ nước Việt Nam; Bài Vùng biển Việt Nam trong chương trình Địa lí 8.

Học sinh tham gia xây dựng bài, thảo luận và đưa ra hướng giải quyết vấn đề trong đời sống, giáo viên nhận xét bổ sung và nhấn mạnh kiến thức cơ bản trọng tâm cần nắm vững và kiểm tra kiến thức của học sinh bằng các câu hỏi, bài luận.

6.3. Tiến trình dạy học

Hoạt động của giáo viên

và học sinh Kêt quả cần đạt

Năng lực phát triển Hoạt động 1: GV hướng dẫn (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

HS tìm hiểu kiến thức về lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc.

Thao tác 1: Tìm hiểu về lịch sử cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.

GV trình chiếu clip về chiến thắng Lam Sơn để HS theo dõi (3p-4p).

Dựa trên phần đọc SGK phần Tiểu dẫn, phần kiến thức lịch sử bổ sung, GV yêu cầu HS:

Tìm hiểu kiến thức lịch sử:

- GV hỏi: Qua đoạn phim vừa xem và phần tìm hiểu ở nhà, em hãy nêu diễn biến của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn?

HS trả lời, GV nhận xét, bổ sung.

Một phần của tài liệu TÍCH hợp LIÊN môn KHOA học xã hội TRONG dạy học các tác PHẨM văn học TRUNG đại lớp 10 (Trang 61 - 65)