của dân tộc (tích hợp Giáo dục Quốc phòng – An ninh bài 1 – L10)
STT Những cuộc chiến đấu chống giặc
ngoại xâm giữ nước của dân tộc Tác phẩm tiêu biểu
1
- Các cuộc kháng chiến chống Tống:
• Lần thứ nhất (năm 981) Lê Hoàn lãnh đạo.
• Lần thứ hai (1075 -
1077) dưới triều Lý.
- Nam quốc sơn hà (Lí Thường Kiệt?)
- Vận nước (Pháp Thuận )
2
+ Các cuộc kháng chiến chống quân Nguyên – Mông (1258 - 1285).
• Lần thứ nhất (1258) • Lần thứ hai (1285)
• Lần thứ ba (1287 - 1288)
- Hịch tướng sĩ (Trần Hưng Đạo) - Tỏ lòng (Thuật hoài) (Phạm Ngũ Lão)
- Tụng giá hoàn kinh sư (Trần Quang Khải)
- Phú sông Bạch Đằng (Trương Hán Siêu)
3
Cuộc kháng chiến chống quân Minh ( đầu TK XV).
• Do Hồ Quý Ly lãnh đạo. • Khởi nghĩa Lam Sơn do Lê
Lợi, Nguyễn Trãi lãnh đạo.
- Quân trung từ mệnh tập (Nguyễn Trãi)
- Bình Ngô đại cáo (Nguyễn Trãi). - Cảnh ngày hè (Nguyễn Trãi).
4
Cuộc kháng chiến chống quân Xiêm – Mãn Thanh (cuối TK XVIII)
- Hoàng Lê nhất thống chí – Ngô gia văn phái
-….
Bảng tổng kết trên được xây dựng trên tình thần liên môn, để HS vừa hiểu được bối cảnh lịch sử, vừa nắm được tinh thần chung của cuộc chiến là lòng yêu nước, giáo dục HS về công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc hôm nay.
ii. Bảng so sánh: Dùng để tổng kết những điểm giống và khác nhau của các vấn đề trong bài học:
Vấn đề Bạch Đằng giang phú Chinh phụ ngâm khúc
chiến chống quân Nguyên Mông của nhà Trần – chiến tranh bảo vệ độc lập, chủ quyền của dân tộc
chiến Lê - Trịnh ở đàng Ngoài; Trịnh - Nguyễn (Đàng Trong và Đàng Ngoài) – Nội chiến vì quyền lợi ích kỉ của giai cấp thống trị.
Nội dung bài học
- Ca ngợi con người, cổ vũ chiến đấu, đấu tranh vì dân tộc, vì tập thể.
- Phản đối chiến tranh, thể hiện khao khát hòa bình, hạnh phúc cá nhân.
Bài học giải quyết vấn đề
thực tiễn
- Yêu nước, đoàn kết tập thể, học tập tấm gương tiêu biểu
- Tự lập, tự chủ, suy nghĩ chín chắn về vấn đề đất nước.
- Biết trau dồi năng lực và phẩm chất của bản thân
- Yêu hòa bình, phản đối chiến tranh vì quyền lợi ích kỉ.
- Biết bồi đắp cho hạnh phúc cá nhân, cân bằng cá nhân và xã hội.
Bảng so sánh: Sự khác nhau trong chủ đề chiến tranh của hai tác phẩm văn học trung đại Việt Nam (tích hợp Lịch sử và GDCD)
iii. Sử dụng các phương tiện khác
Có thể sử dụng các hình thức sơ đồ sau:
- Sơ đồ tư duy (mind- map) để hình thành kiến thức liên môn về tác phẩm. - Sơ đồ hệ thống kiến thức từng phần kiến thức trong tiết học
- Sơ đồ liên hệ tác giả, tác phẩm trong hệ thống. -….
Trong số các phương pháp dạy học, phương pháp thường được sử dụng, đặc biệt trong các tiết học có tích hợp liên môn là phương pháp dạy học nêu vấn đề. Phương pháp dạy học đặt và giải quyết vấn đề là phương pháp dạy học trong đó GV tạo ra những tình huống có vấn đề, điều khiển HS phát hiện vấn đề, hoạt động tự giác, tích cực, chủ động, sáng tạo để giải quyết vấn đề và thông qua đó chiếm lĩnh tri thức, rèn luyện kĩ năng và đạt được những mục đích học tập khác.
Đặc trưng cơ bản của phương pháp dạy học đặt và giải quyết vấn là “tình huống gợi vấn đề” vì “Tư duy chỉ bắt đầu khi xuất hiện tình huống có vấn đề”.
* Phương pháp nêu vấn đề:
Dạy học nêu vấn đề hay còn gọi là dạy học giải quyết vấn đề. Mỗi vẫn đề nêu ra trong giờ học Ngữ Văn đều có vấn đề (một sự việc, hiện tượng, khái niệm, một hiện trạng tồn tại khách quan mà ta gặp phải trong tư duy và hành động).
Tình huống có vấn đề là một trạng thái tâm lí nảy sinh ở chủ thể trong khi gặp một khó khăn, một vấn đề cần được giải quyết. Để giải quyết được vấn đề, chúng ta cần tri thức mới, tri thức mở rộng nhiều mặt, tìm kiếm những tri thức và phương thức hành động chưa biết. Đây là nhu cầu cấp thiết để tiến hành dạy học tích hợp liên môn trong các môn KHXH.
Phương pháp nêu vấn đề có thể được tổ chức qua các hình thức: Làm bài tập dạng đề án; hình thức thảo luận; hình thức sắm vai; hình thức thực hiện đề tài nghiên cứu nhỏ.
• Làm bài tập dạng đề án:
Với HS THPT, đề án có thể là những bài tập nhỏ: như phân tích nhân vật, so sánh một phương diện nào đó trong các tác phẩm của một tác giả, sưu tầm tài liệu về một tác giả, tác phẩm… Tùy theo dung lượng của mỗi đề án mà được giao cho cá nhân hay một nhóm thực hiện. Nếu đề án được giao cho nhóm thì mỗi HS phải chịu trách nhiệm về một phần việc cụ thể.
Ví dụ 1: Khi dạy tác phẩm Truyện Kiều (Nguyễn Du) – đoạn trích Trao duyên, GV có thể ra các bài tập, đề án liên môn sau cho các nhóm HS thực hiện:
- Nhóm 1: Em hãy tìm những chi tiết thể hiện sự thuyết phục của Kiều trong lời trao duyên cho Thúy Vân. Những chi tiết đó thể hiện điều gì trong tâm hồn của Kiều?
- Nhóm 2: Tuy là tác phẩm mượn cốt truyện của Thanh Tâm Tài Nhân, nhưng em có thể thấy được sự sáng tạo về mặt bối cảnh xã hội Việt Nam mà
Nguyễn Du sáng tạo trong tác phẩm không? Xã hội phong kiến Việt Nam thế kỉ XVIII là xã hội như thế nào? (Lịch sử)
- Nhóm 3: Qua đoạn trích trên và tâm trạng của nàng Kiều, em hãy hình dung cuộc sống của người phụ nữ trong xã hội phong kiến Việt Nam thế kỉ XVIII?
- Nhóm 4: Nước mắt là hình ảnh muôn đời trong văn chương Việt Nam thời phong kiến. Trong thời hiện đại, chúng ta đã làm gì để xóa bỏ những gánh nặng trên vai người phụ nữ? (GDCD – Kĩ năng sống).
Ví dụ 2: Sau khi dạy xong Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ (trích
Chinh phụ ngâm khúc), có thể cho các nhóm HS thực hiện những đề án sau: - Nhóm 1: Số phận những người phụ nữ thời phong kiến rất buồn tủi, cô đơn và đáng thương. Tại sao số phận của họ lại phải chịu những bi kịch như thế?
- Nhóm 2: Thủ pháp nghệ thuật chủ yếu được sử dụng trong đoạn trích là gì? Tác giả dùng biện pháp đó nhằm mục đích gì?
- Nhóm 3: Những đối tượng người phụ nữ hướng tới để ca thán, để trút giận là ai? Như vậy nguồn cơn chính của nỗi khổ đó là gì?
- Nhóm 4: Những nội dung chính trong đoạn trích có thể hiện nội dung đặc trưng của văn học Việt Nam thế kỉ XVIII hay không?
Sau đó, đầu giờ học, đại diện các nhóm HS lên thuyết trình vấn đề mình đã chuẩn bị (thuyết minh ngắn gọn). HS còn lại trong nhóm có thể bổ sung một số ý. Các HS khác đặt câu hỏi, dựa trên cơ sở đó, GV tiến hành giảng.
• Hình thức thảo luận:
Thảo luận, trao đổi ý kiến giữa hai người (face to face) hoặc nhóm lớn (group) về một vấn đề, một ý kiến đánh giá về tác phẩm.
Ví dụ: - Tác phẩm Đại cáo bình Ngô đã thể hiện chân lí về sự tồn tại độc lập có chủ quyên của nước Đại Việt. Theo em, chân lí đó đến ngày nay còn đúng đắn hay không?
- Là một công dân Việt Nam, em làm cách nào để thể hiện với bạn bè quốc tế về chủ quyền nước Đại Việt, như Nguyễn Trãi đã làm?
- Nhập vai Nguyễn Du để nói về cuộc đời, đất nước Việt Nam thời bấy giờ, nói về cảm hứng, tư tưởng của ông – truyền lại bài học cho con cháu đời sau.
(Nếu em là Nguyễn Du, em sẽ làm gì trong hoàn cảnh đó?)
- Nhập vai người kể chuyện để bình luận, đánh giá về nhân vật.
- Đóng vai nhân vật để phát biểu suy nghĩ chủ quan về những con người, hoàn cảnh, sự kiện, tình huống trong tác phẩm.
- Tham dự vào tác phẩm với tư cách người trong cuộc: đặt mình vào nhân vật để hình dung thái độ, phản ứng trước các sự kiện.
(Vd: Nếu em là Lê Lợi, sau khi chiến thắng, em có tha cho giặc thua trận không? Em có cấp thuyền cho giặc quay về nước không? – bài học về nhân nghĩa).
- Đóng kịch để diễn tả lại hành động, tâm trạng nhân vật (có thể dựng lại các đoạn trích thơ Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ, Trao duyên, Thề nguyền)
- Vẽ lại bức tranh theo tưởng tượng của bản thân (VD: Bức tranh Cảnh ngày hè, Bức tranh Nhàn…)
• Hình thức thực hiện một đề tài nghiên cứu nhỏ:
GV ra một đề tài nhỏ, yêu cầu HS thực hiện, sau đó báo cáo và thuyết trình về một vấn đề nào đó của tác phẩm, với nhiều hình thức: cá nhân viết, cả nhóm cùng viết, trình bàu trước lớp, báo cáo trong tạp chí lớp, dán báo tường…
Lưu ý: Nếu không đủ thời gian giảng và trình bày trên lớp, khuyến khích các em duy trì báo tường như một hoạt động thường xuyên. HS có thể trình bày những quan niệm tự do của mình, suy nghĩ nào đó được gợi hứng từ văn chương. Cách học này thực sự hiệu quả, vì nó làm cho các em suy nghĩ về tác phẩm một cách nghiêm túc, hiểu được nhân vật, hiểu được giá trị nội dung cũng như giá trị thẩm mĩ. Tác phẩm VHTĐ không còn xa cách, mà trở thành một diễn đàn mở cho các em thể hiện sự sáng tạo, suy nghĩ cá nhân: