“cái họa phương Bắc” mà Nguyễn Trãi nói với chúng ta 5 thế kỉ trước?
- Anh (chị) có thấy tình cảnh của người phụ nữ trong Chinh phụ ngâm,
trong Truyện Kiều xuất hiện trong xã hội hiện đại nữa không? Chúng ta phải làm gì để giải phóng phụ nữ trong xã hội?
Giờ học tích hợp liên môn KHXH trong tiết học Ngữ Văn thực sự phát huy sức mạnh, đó là việc hình thành ý kiến cá nhân của chính HS, phát triển khả năng đọc và phân tích tác phẩm. Ðể đạt được mục đích trên, các hình thức dạy và học cần phải được đa dạng hóa, làm cho HS cảm thấy hứng thú trong suốt giờ học. Việc sử dụng các phương pháp như thế nào, ở mức độ nào phụ thuộc vào khối lượng bài học, năng lực HS, điều kiện học tập. Ðiều này không có nghĩa là với điều kiện hiện nay ở các trường phổ thông: lớp đông HS với phương tiện duy nhất là bảng đen, phấn trắng các phương pháp trên không thực hiện được. Vấn đề quan trọng nhất là sự nhiệt tình, sáng tạo của giáo viên, quan niệm của GV về việc dạy và học.: Dạy học liên môn là một sự “thay máu” trong nội dung dạy học, giúp việc dạy và học VHTĐ gần với xã hội hiện đại nhưng vẫn giữ được nét cổ điển và truyền thống. Các phương pháp trên đây cần được sử dụng phối hợp trong quá trình dạy và học văn mới có thể tạo ra hiệu qủacao.
Với yêu cầu bức bách là đổi mới hoạt động dạy và học, chúng tôi đã suy nghĩ đến hình thức dạy học tích hợp liên môn trong dạy học Ngữ Văn trong trường THPT. Sau đây là kết quả thực nghiệm sư phạm nội dung dạy học liên môn KHXH - chương trình Ngữ Văn 10 mà chúng tôi hoàn thành dưới hình thức dạy học dự án: ĐẠI CÁO BÌNH NGÔ – NGUYỄN TRÃI và trách nhiệm của thanh niên trong công cuộc chống giặc ngoại xâm, bảo vệ Tổ quốc. (Bài học tích hợp kiến thức bộ môn Lịch sử, Địa lí, Giáo dục Quốc phòng, Giáo dục Công dân)
CHƯƠNG BA: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM
1. Dự án dạy học: ĐẠI CÁO BÌNH NGÔ – NGUYỄN TRÃI và trách nhiệm của thanh niên trong công cuộc chống giặc ngoại xâm, bảo vệ Tổ quốc. (Bài của thanh niên trong công cuộc chống giặc ngoại xâm, bảo vệ Tổ quốc. (Bài học tích hợp kiến thức bộ môn Lịch sử, Địa lí, Giáo dục Quốc phòng, Giáo dục Công dân)
1.1.Mục tiêu dạy học
• Kiến thức
- Môn Ngữ Văn:
+ Hiểu rõ những giá trị lớn về nội dung và nghệ thuật của “Đại cáo bình Ngô”, bản tuyên ngôn độc lập, áng văn yêu nước chói ngời tư tưởng nhân văn.
+ Hiểu được chiều sâu tư tưởng nhân văn và tinh thần yêu nước của Nguyễn Trãi và nhân dân Đại Việt trong lịch sử dân tộc.
- Môn Lịch sử:
+ Trong lịch sử thời trung đại, nhân dân Việt Nam phải liên tiếp tổ chức những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, bảo vệ Tổ quốc.
+ Hiểu được nguyên nhân giành chiến thắng của quân ta trong những cuộc chiến đấu chống quân xâm lược.
- Môn Giáo dục quốc phòng: Nắm được truyền thống dựng nước đi liền với đánh giặc giữ nước của dân tộc, truyền thống lấy nhỏ chống lớn, lấy ít địch nhiều.
- Môn Địa lí:
+ Hiểu được tính toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam: vị trí, giới hạn, diện tích, hình dạng, vùng đất liền, vùng biển Việt Nam.
+ Biết diện tích, một số đặc điểm của biển Đông và vùng biển Việt Nam. + Hiểu được ý nghĩa thực tiễn và các giá trị cơ bản của vị trí địa lí, vùng biển Việt Nam với kinh tế, văn hoá, chính trị và quốc phòng.
- Môn Giáo dục công dân:
+ Hiểu được thế nào là lòng yêu nước và biểu hiện của lòng yêu nước của dân tộc Việt Nam.
+ Trình bày trách nhiệm của công dân, đặc biệt là học sinh đối với sự nghiệp chống giặc phương Bắc, bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.
• Kĩ năng
+ Vận dụng kiến thức về thể loại cáo để phân tích tác phẩm chính luận theo thể văn cổ - thể cáo.
+ Biết cách sử dụng kiến thức Ngữ Văn để thông hiểu các vấn đề lịch sử, xã hội và đời sống.
- Môn Lịch sử:
+ Rèn luyện kĩ năng tìm hiểu sự kiện lịch sử.
+ Rèn luyện kĩ năng phân tích, nhận định sự kiện lịch sử.
- Môn Giáo dục quốc phòng:
+ Kĩ năng đánh giá, tổng kết lịch sử
+ Ứng dụng kiến thức môn học để đánh giá đúng đắn về tình hình thời sự, các biến động xã hội, hiểu biết Luật pháp Việt Nam.
- Môn Địa lí:
+ Sử dụng bản đồ tự nhiên Việt Nam để xác định vị trí, giới hạn và chủ quyền của đất nước.
+ Sử dụng bản đồ và kiến thức về vùng biển Việt Nam để giải quyết vấn đề thực tiễn mang tính thời sự.
- Môn Giáo dục công dân: Giúp học sinh biết và tham gia các hoạt động xây dựng, bảo vệ quê hương, đất nước phù hợp với khả năng của bản thân.
• Thái độ
- Bồi dưỡng ý thức độc lập, tự chủ và niềm tự hào về lịch sử đánh giặc ngoại xâm của dân tộc.
- HS yêu quý, tự hào về quê hương, đất nước, chủ quyền dân tộc.
- Có ý thức rèn luyện, phấn đấu để góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ quê hương, đất nước.
- Biết cách ứng xử trước những tình huống thực tiễn của đời sống. • Phẩm chất, năng lực
- Phẩm chất: Yêu quê hương, đất nước; Nhân ái, khoan dung; Có trách nhiệm với bản thân, cộng đồng, đất nước; Tự lập, tự chủ, có tinh thần vượt khó.
- Năng lực: Năng lực thưởng thức văn học; Sáng tạo; Tự học; Năng lực tự quản bản thân; Năng lực giao tiếp...
- Giáo dục kĩ năng sống: Nhận thức về tình hình xã hội, tình hình thời sự; Biết tư duy và giải quyết vấn đề thực tiễn phù hợp với bản thân học sinh.
- Đối tượng: Học sinh trường THPT A Hải Hậu, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định
+ Số lượng: 40 học sinh + Số lớp: 01 lớp – 10A1 + Khối lớp: 10.
- Yêu cầu: Học sinh đã được hiểu biết giản lược về tác phẩm Đại cáo bình Ngô trong chương trình Ngữ Văn THCS, tìm hiểu kĩ hơn trong chương trình THPT. Đồng thời, HS nắm được bài học về Phạm vi lãnh thổ nước Việt Nam
trong chương trình Địa lí 8, Vùng biển Việt Nam trong Địa lí 8; Bài Những cuộc chiến đấu chống ngoại xâm từ thế kỉ X đến XV (Lịch sử 10) với kiến thức các cuộc kháng chiến chống Bắc thuộc trong chương trình Lịch sử. Bên cạnh đó, HS cần hiểu rõ bài Truyền thống đánh giặc giữ nước của nhân dân Việt Nam (Quốc phòng – An ninh lớp 10) và bài Công dân với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc (Giáo dục công dân 10). Đây là hệ thống những kiến thức giúp người học có thể nắm bắt bài học sâu sắc hơn.
1.3. Thiết bị dạy học và học liệu
• Thiết bị dạy học
- Phòng học đa năng: máy tính, máy chiếu, thiết bị dạy học (thiết bị thu phát âm thanh)., đoạn phim, clip minh họa. phát âm thanh)., đoạn phim, clip minh họa.
- Phiếu học tập, phiếu thảo luận nhóm, các công cụ phục vụ kiểm tra kiến thức học sinh.
- Máy tính, máy chiếu. • Học liệu
1, Tác gia Nguyễn Trãi – cuộc đời và sự nghiệp văn chương
- Cuộc đời Nguyễn Trãi: Nguyễn Trãi (1380-1442), hiệu là Ức Trai, quê gốc ở làng Chi Ngại, sau dời về Nhị Khê. Thân sinh là Nguyễn Ứng Long, một nho sinh nhà nghèo, học giỏi, đỗ Thái học sinh thời Trần. Mẹ là Trần Thị Thái, con quan Tư đồ Trần Nguyên Đán. Nguyễn Trãi sinh ra trong một gia đình mà cả bên nội cũng như bên ngoại, đều có hai truyền thống lớn là yêu nước và văn hoá, văn học.
Từ nhỏ, Nguyễn Trãi thông minh, hiếu học, hiểu rõ đạo lý làm người. Nhưng, ông cũng phải chịu những mất mát đau thương. Khi đất nước bị giặc Minh xâm lược, ông đầu quân cho nghĩa quân Lam Sơn, giúp Lê Lợi đánh đuổi giăc Minh, thống nhất đất nước. Ông trao cho Lê Lợi bản chiến lược đánh đuổi quân Minh mà sử sách Việt Nam gọi là Bình ngô sách: "Hiến mưu trước lớn,
không nói đến việc đánh thành mà lại khéo nói đến việc đánh vào lòng người", ông thuyết phục Lê Lợi dùng nhân nghĩa đối với tướng sĩ, “dùng công tâm để lấy thành".
Tác giả Nguyễn Trãi
- Sự nghiệp văn chương: Nguyễn Trãi không chỉ là một nhà quân sự đại tài mà còn là nhà văn chính luận kiệt xuất và nhà thơ trữ tình sâu sắc. Qua những tác phẩm còn sót lại đến nay của Nguyễn Trãi, ta thấy thơ văn ông thấm đậm tư tưởng nhân nghĩa, yêu nước, thương dân. Tiêu biểu như: "Quân trung từ mệnh tập", là tập văn chiến có sức mạnh của 10 vạn quân (Phan Huy Chú). Sức mạnh ấy có được từ sự kết hợp tuyệt diệu giữa tư tưởng nhân nghĩa, tư tưởng yêu nước và nghệ thuật viết văn luận chiến bậc thầy. "Bình Ngô đại cáo" là áng văn yêu nước lớn của thời đại, là bản tuyên ngôn về độc lập chủ quyền của dân tộc, bản cáo trạng tội ác kẻ thù, bản hùng ca về cuộc khởi nghĩa Lam Sơn và còn là sự hoà quyện giữa sức mạnh của tư tưởng nhân nghĩa với tư tưởng yêu nước.
Nội dung thơ văn Nguyễn Trãi rất phong phú, đặc biệt đối với tình yêu quê hương gia đình. Nét đầu tiên là niềm tha thiết với thiên nhiên quê hương. Bắt đầu từ những cái nhỏ nhặt, tưởng như không đâu nhưng lại chan chứa tình yêu thương: bè rau muống, lảnh mùng tơi, cây chuối, cây đa...đều trở thành vần điệu trong thơ Nguyễn Trãi, tạo nên những rung động tinh tế trong lòng người. Ông nói một cách trang trọng mà thật vui tươi, chân chất: "Ao cạn vớt bèo cấy muống/ Trì thanh phát cỏ ương sen", ông phát hiện ra một vẻ đẹp rất bất
ngờ:"tằm ươm lúc nhúc thuyền đầu bãi". Ông coi thiên nhiên như một người bạn thân của mình, để hoà mình vào những cảnh sắc thiên nhiên của đất nước tươi đẹp.
Đối với Nguyễn Trãi, nhân nghĩa chính là trừ bạo, yên dân. Nguyễn Trãi quả là một nhân vật vĩ đại trong lịch sử Việt Nam, ông chính là một vị anh hùng dân tộc, nhà tư tưỏng, nhà thơ, nhà văn hoá lớn của đất nước ta. Tâm hồn và sự nghiệp của ông mãi mãi là vì sao sáng như vua Lê Thánh Tông đã ca ngợi "Ức Trai tâm thượng quang khuê tảo".
2.Giá trị nội dung- nghệ thuật của tác phẩm “Đại cáo bình Ngô” (Nguyễn Trãi)