không (Điều 20)
d, Quản lý Nhà nước về biên giới quốc gia
Nội dung quản lý nhà nước về biên giới quốc gia (Điều 35): (1) Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, chính sách về biên giới quốc gia; (2) Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, các chính sách, chế độ về xây dựng, quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia; (3) Đàm phán, ký kết và tổ chức thực hiện điều ước quốc tế về biên giới quốc gia; (4) Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về biên giới quốc gia; (5) Quyết định xây dựng các công trình ở khu vực biên giới; (6) Nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ; (7) Xây dựng lực lượng nòng cốt, chuyên trách; đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ về quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia; (8) Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về biên giới quốc gia; (9) Hợp tác quốc tế trong việc xây dựng, quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia.
Hình: Dàn khoan HD 981 của Trung Hoa trên biển Đông Việt Nam tháng 5/2014. 9.Trách nhiệm của công dân với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc a, Trách nhiệm xây dựng tổ quốc.
- Xây dựng về kinh tế giàu mạnh;
- Xây dựng chế độ chính trị ổn định, phát huy được quyền làm chủ của công dân;
- Xây dựng xã hội bình đẳng, công bằng, dân chủ và tiến bộ. - Thanh niên học sinh cần phải:
+ Chăm chỉ, sáng tạo trong học tập và lao động; + Tích cực rèn luyện đạo đức tác phong và lối sống;
+ Quan tâm đến đời sống chính trị xã hội ở địa phương, đất nước + Tích cực xây dựng quê hương đất nước;
+ Đấu tranh, phê phán với cái sai.
b, Trách nhiệm bảo vệ tổ quốc
- Bảo vệ tổ quốc là quyền, nghĩa vụ thiêng liêng, cao quý của công dân.
(điều 77 – Hiến pháp 1992)
- Trách nhiệm của thanh niên, học sinh: + Trung thành với tổ quốc, chế độ XHCN;
+ Tích cực học tập, rèn luyện đạo đức và sức khỏe; + Tham gia nghĩa vụ quân sự khi đến tuổi;
+ Tham gia vào hoạt động QPAN ở địa phương;
+ Vận động mọi người thực hiện nghĩa vụ bảo vệ tổ quốc.