1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tích hợp liên môn khoa học tự nhiên

136 582 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 136
Dung lượng 9,4 MB
File đính kèm tích hợp liên môn KHTN.rar (8 MB)

Nội dung

MỤC LỤCTrangTrang phụ bìaiLời cam đoaniiLời cảm ơniiiMục lục1Danh mục các chữ viết tắt trong luận văn4Danh mục các bảng, biểu đồ, đồ thị, hình vẽ5MỞ ĐẦU61. Lý do chọn đề tài62. Lịch sử nghiên cứu73. Mục tiêu nghiên cứu84. Giả thuyết khoa học85. Nhiệm vụ nghiên cứu96. Đối tượng nghiên cứu97. Phạm vi nghiên cứu98. Phương pháp nghiên cứu99. Cấu trúc luận văn10NỘI DUNG11CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC TỔ CHỨC DẠY HỌC THEO HƯỚNG TÍCH HỢP LIÊN MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN111.1. Dạy học tích hợp111.1.1. Khái niệm tích hợp và dạy học tích hợp111.1.2. Mục tiêu của dạy học tích hợp131.1.3. Những đặc trưng cơ bản của dạy học tích hợp131.1.4. Ý nghĩa của dạy học tích hợp141.1.5. Các nguyên tắc giáo dục tích hợp151.1.6. Các mức độ tích hợp161.1.7. Điều kiện để tổ chức dạy học tích hợp181.2. Tổ chức dạy học theo hướng tích hợp liên môn khoa học tự nhiên191.2.1. Dạy học tích hợp liên môn191.2.2. Nguyên tắc xây dựng chủ đề tích hợp liên môn211.2.3. Xu hướng tích hợp các môn khoa học tự nhiên ở một số nước trên thế giới221.2.4. Quy trình tổ chức dạy học theo hướng tích hợp liên môn khoa học tự nhiên251.3. Thực trạng dạy học tích hợp ở Việt Nam281.3.1. Thực trạng dạy học tích hợp ở Việt Nam281.3.2. Thực trạng dạy học tích hợp môn Vật lí321.4. Kết luận chương 134CHƯƠNG 2. XÂY DỰNG TIẾN TRÌNH DẠY HỌC CHƯƠNG “MẮT VÀ CÁC DỤNG CỤ QUANG HỌC” VẬT LÍ 11 THPT THEO HƯỚNG TÍCH HỢP LIÊN MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN352.1. Mục tiêu dạy học chương “Mắt và các dụng cụ quang học”352.1.1. Mục tiêu nội dung352.1.2. Các kĩ năng cơ bản học sinh cần đạt được sau khi học xong chương “Mắt và các dụng cụ quang học”362.2. Đặc điểm của chương “Mắt và các dụng cụ quang học”362.3. Xây dựng quy trình dạy học theo hướng tích hợp liên môn khoa học tự nhiên trong dạy học chương “Mắt và các dụng cụ quang học” Vật lí 11 trung học phổ thông382.3.1. Quy trình dạy học theo hướng tích hợp liên môn khoa học tự nhiên trong dạy học chủ đề “Các tật của mắt nguyên nhân và cách khắc phục”392.3.2. Quy trình dạy học theo hướng tích hợp liên môn khoa học tự nhiên trong dạy học chủ đề “Kính hiển vi và những ứng dụng trong sinh học, y học”472.3.2.1. Mục tiêu chủ đề tích hợp472.3.2.2. Xác định chủ đề482.3.2.3. Cấu trúc nội dung chủ đề482.4. Thiết kế tiến trình dạy học một số chủ đề theo hướng tích hợp liên môn khoa học tự nhiên trong dạy học chương “Mắt và các dụng cụ quang học”522.4. Kết luận chương 277CHƯƠNG 3. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM793.1. Mục đích và nhiệm vụ của thực nghiệm sư phạm793.1.1. Mục đích thực nghiệm sư phạm793.1.2. Nhiệm vụ thực nghiệm sư phạm793.2. Đối tượng của thực nghiệm sư phạm803.3. Phương pháp thực nghiệm sư phạm803.3.1. Chọn mẫu thực nghiệm sư phạm803.3.2. Tiến hành thực nghiệm sư phạm803.3.2.1. Quan sát giờ học803.3.2.2. Các bài kiểm tra803.4. Kết quả thực nghiệm sư phạm813.4.1. Đánh giá định tính813.4.2. Đánh giá định lượng823.4.2.1. Các số liệu cần tính823.4.2.2. Kiểm định giả thuyết thống kê853.5. Kết luận chương 386KẾT LUẬN881. Kết luận882. Kiến nghị893. Hướng phát triển của luận văn89TÀI LIỆU THAM KHẢO90PHỤ LỤC P1 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂNViết tắtViết đầy đủDHDạy họcDHTHDạy học tích hợpĐCĐối chứngGVGiáo viênHSHọc sinhHĐDHHoạt động dạy họcKHTNKhoa học tự nhiênLMLiên mônPPDHPhương pháp dạy họcQTDHQuá trình dạy họcSGKSách giáo khoaTHTích hợpTHPTTrung học phổ thôngTNThực nghiệm TNSPThực nghiệm sư phạm DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ, HÌNH VẼTrangBẢNGBảng 2.1. Mục tiêu nội dung chương “Mắt và các dụng cụ quang học”35Bảng 2.2. Cấu trúc nội dung chủ đề các tật của mắt và cách khắc phục40Bảng 2.3. Cấu trúc nội dung chủ đề “Kính hiển vi và những ứng dụng trong sinh học, y học”48Bảng 3.1. Bảng số liệu HS được làm chọn mẫu TN80Bảng 3.2. Bảng thống kê điểm số (Xi) của bài kiểm tra83Bảng 3.3. Bảng phân phối tần suất84Bảng 3.4. Bảng phân phối tần suất lũy tích84Bảng 3.5. Các tham số thống kê85BIỂU ĐỒBiểu đồ 3.1. Biểu đồ phân bố điểm của hai nhóm83ĐỒ THỊĐồ thị 3.1. Đồ thị phân phối tần suất của hai nhóm84Đồ thị 3.2. Đồ thị phân phối tần suất lũy tích84HÌNHHình 1.1. Các bước biên soạn giáo án tích hợp27 MỞ ĐẦU1. Lý do chọn đề tàiNgày nay, khoa học kĩ thuật và công nghệ thông tin phát triển như vũ bão, việc đào tạo ra nguồn nhân lực phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo đáp ứng xu thế phát triển là hết sức cần thiết. Do vậy trong những năm gần đây đổi mới giáo dục được đặt lên như một nhiệm vụ quan trọng hàng đầu ở nước ta, trong đó đòi hỏi sự đổi mới đồng bộ cả mục đích, nội dung, phương pháp và phương tiện dạy học. Luật giáo dục năm 2005 điều 28.2 có ghi: “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học, bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm, rèn kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh” 11Ở đây đề cập đến phương pháp giáo dục, cụ thể là phương pháp dạy học. Đổi mới phương pháp dạy học là một nhu cầu tất yếu trong thời đại ngày nay. Kiến thức mà học sinh tiếp cận và thu nhận không chỉ dừng lại ở chương trình sách giáo khoa và trong khuôn khổ nhà trường mà còn thông qua nhiều kênh thông tin khác như: tạp chí, truyền hình và các phương tiện thông tin đại chúng, internet… Do đó đổi mới phương pháp dạy học phải nhắm vào vai trò trung tâm là người học chứ không phải người dạy như hướng truyền thống. Hiện nay, ở một số nước trên thế giới, tích hợp (TH) là một quan điểm cơ bản trong việc phát triển chương trình môn Khoa học từ tiểu học đến trung học cơ sở và trung học phổ thông. Một xu hướng khá phổ biến là tích hợp các môn học truyền thống Vật lí, Hóa học, Sinh học tạo thành môn học mới thông qua tích hợp liên môn và tích hợp xuyên môn. Ngoài ra, còn có một xu hướng khác, đó là xu hướng thực hiện quan điểm tích hợp nhưng không tạo ra môn học mới, đại diện tiêu biểu cho xu hướng này là Cộng hòa liên bang Đức, Hà Lan, Thụy Điển. Trong những năm gần đây, giáo dục nước ta đặc biệt chú trọng đến quan điểm dạy học tích hợp (DHTH), quan điểm này đã trở thành xu thế trong việc xác định nội dung dạy học ở trường phổ thông và trong xây dựng chương trình môn học của các bậc học. Quan điểm dạy học tích hợp được xây dựng trên cơ sở những quan niệm tích cực về quá trình học tập và dạy học. Thực tiễn ở nhiều nước đã cho thấy việc thực hiện quan điểm tích hợp trong giáo dục và dạy học sẽ giúp phát triển những năng lực giải quyết những vấn đề phức tạp và làm cho việc học tập trở nên ý nghĩa hơn đối với HS so với việc các môn học, các mặt giáo dục được thực hiện riêng rẽ.Với bộ môn Vật lí là môn khoa học thực nghiệm và có sự liên hệ chặt chẽ với các môn khoa học tự nhiên khác như Toán học, Hóa học, Sinh học. Nếu trong quá trình giảng dạy giáo viên tích hợp được các môn học đó thì việc dạy học chắc chắn sẽ đem lại hiệu quả hơn, giúp các em có hứng thú học tập và việc thu nhận cũng như ghi nhớ kiến thức có hệ thống và toàn diện hơn. Mặt khác “TH là một xu thế, một trào lưu dạy học và giáo dục phổ biến trên thế giới trong nhiều thập kỉ qua, bởi nó có ưu thế trong việc tạo điều kiện cho giáo viên tổ chức các hoạt động dạy học giúp học sinh có thể huy động những hiểu biết về kiến thức, kĩ năng thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau khi thực hiện các nhiệm vụ học tập. Và nhờ vậy, học sinh có thể có nhiều thuận lợi trong việc “hình thành và phát triển những kiến thức, kĩ năng mới, rèn luyện được những năng lực cần thiết”. 2Với những lí do trên “Tổ chức dạy học chương “Mắt và các dụng cụ quang học” Vật lí 11 – THPT theo hướng tích hợp liên môn khoa học tự nhiên” được chọn làm đề tài nghiên cứu của luận văn này.2. Lịch sử nghiên cứuDHTH hiện nay là một xu hướng của lý luận dạy học đã được nhiều nước trên thế giới quan tâm thực hiện như ở Liên Xô, Cộng hòa dân chủ Đức, Pháp… Thực tế ở nước ta, quan điểm DHTH đã được nhắc tới từ lâu và được làm rõ ở một số môn học như Toán học, Vật lí, Hoá học, Sinh học...Các nhà nghiên cứu như: Trần Bá Hoành, Nguyễn Văn Khải, Đỗ Hồng Thái, Cao Thị Thặng, Nguyễn Văn Biên, Hoàng Thị Tuyết, Nguyễn Trọng Hoàn, Dương Tiến Sỹ,… đều đi đến khẳng định: tích hợp là một trong những quan điểm giáo dục đã trở thành xu thế trong việc xác định nội dung dạy học trong nhà trường phổ thông và trong xây dựng chương trình môn học ở nhiều nước trên thế giới. Quan điểm dạy học tích hợp được xây dựng trên cơ sở những quan niệm tích cực về quá trình học tập và quá trình dạy học. Cơ sở lí luận về quan điểm dạy học tích hợp và việc sử dụng quan điểm này trong dạy học ở chương trình phổ thông đã được một số tác giả trong và ngoài nước quan tâm nghiên cứu như: Luận văn “Vận dụng tư tưởng sư phạm tích hợp trong dạy học một số kiến thức về “Chất khí” và “Cơ sở nhiệt động lực học” (VL 10CB)” nhằm phát huy hứng thú và năng lực vận dụng kiến thức của học sinh” của Th.s Đinh Xuân Giang. Trong quá trình nghiên cứu tác giả đã cụ thể hoá dạy học tích hợp vào thực tế dạy học một số bài trong chương “Chất khí” và “Cơ sở của nhiệt động lực học” cũng đồng thời Nghiên cứu xây dựng tiến trình dạy học tích hợp một số bài học và đã áp dụng vào thực tế dạy học vật lí ở một số trường THPT tuy nhiên tác giả chưa đưa ra được quy trình cụ thể nào để xây dựng tiến trình dạy học theo tư tưởng sư phạm tích hợp.Luận văn “Vận dụng tư tưởng sư phạm tích hợp trong dạy học một số kiến thức về “Hạt nhân nguyên tử” lớp 12 nhằm nâng cao chất lượng giáo dục” của Th.s Vũ Thị Thanh Hà đã nghiên cứu triển khai cụ thể hóa lý thuyết sư phạm tích hợp vào thực tế dạy học VL ở trường THPT tuy nhiên tác giả chưa đưa ra một mô hình cụ thể nào.Hiện nay đã có nhiều nhiều tài liệu tham khảo, hội nghị khoa học, các công trình nghiên cứu về dạy học tích hợp tuy nhiên dạy học chương “Mắt và các dụng cụ quang học” Vật lí 11 THPT theo hướng tích hợp liên môn KHTN chưa được tác giả nào nghiên cứu và thực hiện.Trong phạm vi đề tài của mình, chúng tôi sẽ kế thừa những kết quả của các công trình nghiên cứu trước đây, đồng thời sẽ nghiên cứu xây dựng và sử dụng tiến trình tổ chức dạy học tích hợp liên môn KHTN trong dạy học chương “Mắt và các dụng cụ quang học “ Vật lí 11 THPT nhằm góp phần nâng cao hiệu quả dạy học vật lí ở trường phổ thông.3. Mục tiêu nghiên cứuĐề xuất được tiến trình tổ chức hoạt động dạy học chương “Mắt và các dụng cụ quang học” Vật lí 11 theo hướng tích hợp liên môn KHTN.4. Giả thuyết khoa họcNếu đề xuất được tiến trình tổ chức hoạt động chương “Mắt và các dụng cụ quang học” Vật lí 11 theo hướng tích hợp liên môn KHTN và vận dụng đúng tiến trình đó vào QTDH sẽ giúp học sinh phát huy được tính tích cực, chủ động, kích thích hứng thú học tập từ đó nâng cao chất lượng dạy học Vật lí THPT.5. Nhiệm vụ nghiên cứuNghiên cứu cơ sở lý luận của việc tổ chức hoạt động dạy học chương “Mắt và các dụng cụ quang học” Vật lí 11 THPT theo hướng tích hợp liên môn KHTN.Nghiên cứu nội dung, cấu trúc chương “Mắt và các dụng cụ quang học” Vật lí 11 THPT.Nghiên cứu xây dựng tiến trình tổ chức hoạt động dạy học chương “Mắt và các dụng cụ quang học” Vật lí 11 THPT theo hướng tích hợp liên môn KHTN. Tiến hành TNSP để đánh giá tính hiệu quả của đề tài.Xử lý số liệu để đánh giá tính khả thi của đề tài.6. Đối tượng nghiên cứuHoạt động dạy và học chương “Mắt và các dụng cụ quang học” của GV và HS lớp 11.7. Phạm vi nghiên cứuVề kiến thức: tập trung nghiên cứu việc tổ chức dạy học chương “Mắt và các dụng cụ quang học” Vật lí 11 theo hướng tích hợp liên môn KHTN. Về địa bàn: thực nghiệm sư phạm ở một số trường THPT trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.8. Phương pháp nghiên cứu8.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyếtNghiên cứu các văn kiện của Đảng, Nhà nước về định hướng đổi mới PPDH.Nghiên cứu tài liệu và một số công trình khoa học đã công bố có liên quan đến các nội dung trong đề tài.Nghiên cứu cơ sở lý luận dạy học tích hợp liên môn KHTN.Nghiên cứu nội dung, chương trình SGK, SGV và các tài liệu tham khảo liên quan đến nội dung chương “Mắt và các dụng cụ quang học”.8.2. Phương pháp điều tra, quan sátĐiều tra bằng phiếu thăm dò về hứng thú học tập của HS. Điều tra việc dạy học theo hướng tích hợp liên môn KHTN.8.3. Phương pháp thực nghiệm sư phạmTiến hành thực nghiệm giảng dạy một số bài của chương “Mắt và các dụng cụ qung học” Vật lí 11 THPT theo hướng tích hợp liên môn khoa học tự nhiên.Kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS.8.4. Phương pháp thống kê toán họcSử dụng phương pháp thống kê toán học để trình bày, so sánh kết quả TNSP và kiểm định giả thuyết thống kê kết quả học tập của hai nhóm ĐC và TN.9. Cấu trúc luận vănĐề tài gồm 3 phần chính: mở đầu, nội dung và kết luận.Phần mở đầuPhần nội dungPhần này gồm có 3 chương:Chương 1. Cơ sở lí luận và thực tiễn của việc tổ chức hoạt động dạy học theo hướng tích hợp liên môn KHTNChương 2. Xây dựng tiến trình dạy học chương “Mắt và các dụng cụ quang học” Vật lí 11 theo hướng TH liên môn KHTN Chương 3. Thực nghiệm sư phạmPhần kết luậnTài liệu tham khảoPhụ lục

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

HOÀNG ĐỖ TÚ QUYÊN

TỔ CHỨC DẠY HỌC CHƯƠNG “MẮT VÀ CÁC DỤNG CỤ QUANG HỌC” VẬT LÍ 11 THPT THEO HƯỚNG TÍCH HỢP LIÊN MÔN KHOA HỌC TỰ

NHIÊN

Chuyên ngành: LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC

MÔN VẬT LÍ

Mã số: 60140111

LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

PGS.TS TRẦN HUY HOÀNG

i

Trang 2

Huế, năm 2015

ii

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu củariêng tôi, các số liệu và kết quả nghiên cứu ghi trongluận văn là trung thực, được các đồng tác giả cho phép

sử dụng và chưa từng công bố trong bất kì một côngtrình nào khác

Huế, ngày 25 tháng 05 năm 2015

Tác giả luận văn

Hoàng Đỗ Tú Quyên

iii

Trang 4

Lời Cảm Ơn

Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, Phòng Đào tạo Sau Đại học, Ban Chủ nhiệm, quý Thầy, Cô giáo khoa Vật lí trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế và quý Thầy, Cô giáo trực tiếp giảng dạy, giúp đỡ tác giả trong suốt quá trình học tập Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, quý Thầy,

Cô giáo tổ Vật lí Trường trung học phổ thông Nguyễn Đình Chiểu, tỉnh Thừa Thiên Huế, đã nhiệt tình giúp đỡ, trao đổi và tạo điều kiện thuận lợi cho tác giả trong quá trình thực nghiệm sư phạm.

Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến giáo viên hướng dẫn PGS.TS Trần Huy Hoàng - người trực tiếp hướng dẫn khoa học cho tác giả trong suốt quá trình hình thành và hoàn chỉnh luận văn.

Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đối với gia đình, người thân và bạn bè đã giúp đỡ, động viên tác giả hoàn thành luận văn này.

Huế, ngày 25 tháng 05 năm 2015

Tác giả luận văn

Hoàng Đỗ Tú Quyên

iv

Trang 5

viii

Trang 6

MỤC LỤC

Trang

Trang phụ bìa i

Lời cam đoan ii

Lời cảm ơn iii

Mục lục 1

Danh mục các chữ viết tắt trong luận văn 4

Danh mục các bảng, biểu đồ, đồ thị, hình vẽ 5

MỞ ĐẦU 6

1 Lý do chọn đề tài 6

2 Lịch sử nghiên cứu 7

3 Mục tiêu nghiên cứu 8

4 Giả thuyết khoa học 8

5 Nhiệm vụ nghiên cứu 9

6 Đối tượng nghiên cứu 9

7 Phạm vi nghiên cứu 9

8 Phương pháp nghiên cứu 9

9 Cấu trúc luận văn 10

NỘI DUNG 11

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC TỔ CHỨC DẠY HỌC THEO HƯỚNG TÍCH HỢP LIÊN MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN 11

1.1 Dạy học tích hợp 11

1.1.1 Khái niệm tích hợp và dạy học tích hợp 11

1.1.2 Mục tiêu của dạy học tích hợp 13

1.1.3 Những đặc trưng cơ bản của dạy học tích hợp 13

1.1.4 Ý nghĩa của dạy học tích hợp 14

1.1.5 Các nguyên tắc giáo dục tích hợp 15

1.1.6 Các mức độ tích hợp 16

1.1.7 Điều kiện để tổ chức dạy học tích hợp 18

1

Trang 7

1.2 Tổ chức dạy học theo hướng tích hợp liên môn khoa học tự

nhiên 19

1.2.1 Dạy học tích hợp liên môn 19

1.2.2 Nguyên tắc xây dựng chủ đề tích hợp liên môn 21

1.2.3 Xu hướng tích hợp các môn khoa học tự nhiên ở một số nước trên thế giới 22

1.2.4 Quy trình tổ chức dạy học theo hướng tích hợp liên môn khoa học tự nhiên 25

1.3 Thực trạng dạy học tích hợp ở Việt Nam 28

1.3.1 Thực trạng dạy học tích hợp ở Việt Nam 28

1.3.2 Thực trạng dạy học tích hợp môn Vật lí 32

1.4 Kết luận chương 1 34

CHƯƠNG 2 XÂY DỰNG TIẾN TRÌNH DẠY HỌC CHƯƠNG “MẮT VÀ CÁC DỤNG CỤ QUANG HỌC” VẬT LÍ 11 THPT THEO HƯỚNG TÍCH HỢP LIÊN MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN 35

2.1 Mục tiêu dạy học chương “Mắt và các dụng cụ quang học” 35

2.1.1 Mục tiêu nội dung 35

2.1.2 Các kĩ năng cơ bản học sinh cần đạt được sau khi học xong chương “Mắt và các dụng cụ quang học” 36

2.2 Đặc điểm của chương “Mắt và các dụng cụ quang học” 36

2.3 Xây dựng quy trình dạy học theo hướng tích hợp liên môn khoa học tự nhiên trong dạy học chương “Mắt và các dụng cụ quang học” Vật lí 11 trung học phổ thông 38

2.3.1 Quy trình dạy học theo hướng tích hợp liên môn khoa học tự nhiên trong dạy học chủ đề “Các tật của mắt nguyên nhân và cách khắc phục” 39

2.3.2 Quy trình dạy học theo hướng tích hợp liên môn khoa học tự nhiên trong dạy học chủ đề “Kính hiển vi và những ứng dụng trong sinh học, y học” 47

2.3.2.1 Mục tiêu chủ đề tích hợp 47

2.3.2.2 Xác định chủ đề 48

2

Trang 8

2.3.2.3 Cấu trúc nội dung chủ đề 48

2.4 Thiết kế tiến trình dạy học một số chủ đề theo hướng tích hợp liên môn khoa học tự nhiên trong dạy học chương “Mắt và các dụng cụ quang học” 52

2.4 Kết luận chương 2 77

CHƯƠNG 3 THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 79

3.1 Mục đích và nhiệm vụ của thực nghiệm sư phạm 79

3.1.1 Mục đích thực nghiệm sư phạm 79

3.1.2 Nhiệm vụ thực nghiệm sư phạm 79

3.2 Đối tượng của thực nghiệm sư phạm 80

3.3 Phương pháp thực nghiệm sư phạm 80

3.3.1 Chọn mẫu thực nghiệm sư phạm 80

3.3.2 Tiến hành thực nghiệm sư phạm 80

3.3.2.1 Quan sát giờ học 80

3.3.2.2 Các bài kiểm tra 80

3.4 Kết quả thực nghiệm sư phạm 81

3.4.1 Đánh giá định tính 81

3.4.2 Đánh giá định lượng 82

3.4.2.1 Các số liệu cần tính 82

3.4.2.2 Kiểm định giả thuyết thống kê 85

3.5 Kết luận chương 3 86

KẾT LUẬN 88

1 Kết luận 88

2 Kiến nghị 89

3 Hướng phát triển của luận văn 89

TÀI LIỆU THAM KHẢO 90 PHỤ LỤC P1

3

Trang 9

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN

Trang 10

DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ, HÌNH

VẼ

Trang

BẢNG

Bảng 2.1 Mục tiêu nội dung chương “Mắt và các dụng cụ quang

học” 35

Bảng 2.2 Cấu trúc nội dung chủ đề các tật của mắt và cách khắc phục 40

Bảng 2.3 Cấu trúc nội dung chủ đề “Kính hiển vi và những ứng dụng trong sinh học, y học” 48

Bảng 3.1 Bảng số liệu HS được làm chọn mẫu TN 80

Bảng 3.2 Bảng thống kê điểm số (Xi) của bài kiểm tra 83

Bảng 3.3 Bảng phân phối tần suất 84

Bảng 3.4 Bảng phân phối tần suất lũy tích 84

Bảng 3.5 Các tham số thống kê 85

BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1 Biểu đồ phân bố điểm của hai nhóm 102

ĐỒ THỊ Đồ thị 3.1 Đồ thị phân phối tần suất của hai nhóm 103

Đồ thị 3.2 Đồ thị phân phối tần suất lũy tích 104

HÌNH Hình 1.1 Các bước biên soạn giáo án tích hợp 32

5

Trang 11

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Ngày nay, khoa học kĩ thuật và công nghệ thông tin phát triểnnhư vũ bão, việc đào tạo ra nguồn nhân lực phát triển toàn diện vềđạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, pháttriển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo đáp ứng xu thếphát triển là hết sức cần thiết Do vậy trong những năm gần đâyđổi mới giáo dục được đặt lên như một nhiệm vụ quan trọng hàngđầu ở nước ta, trong đó đòi hỏi sự đổi mới đồng bộ cả mục đích,nội dung, phương pháp và phương tiện dạy học

Luật giáo dục năm 2005 điều 28.2 có ghi: “Phương pháp giáo

dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học, bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm, rèn

kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh” [11]

Ở đây đề cập đến phương pháp giáo dục, cụ thể là phươngpháp dạy học Đổi mới phương pháp dạy học là một nhu cầu tấtyếu trong thời đại ngày nay Kiến thức mà học sinh tiếp cận và thunhận không chỉ dừng lại ở chương trình sách giáo khoa và trongkhuôn khổ nhà trường mà còn thông qua nhiều kênh thông tinkhác như: tạp chí, truyền hình và các phương tiện thông tin đạichúng, internet… Do đó đổi mới phương pháp dạy học phải nhắmvào vai trò trung tâm là người học chứ không phải người dạy nhưhướng truyền thống

Hiện nay, ở một số nước trên thế giới, tích hợp (TH) là mộtquan điểm cơ bản trong việc phát triển chương trình môn Khoa học

từ tiểu học đến trung học cơ sở và trung học phổ thông Một xuhướng khá phổ biến là tích hợp các môn học truyền thống Vật lí,

6

Trang 12

Hóa học, Sinh học tạo thành môn học mới thông qua tích hợp liênmôn và tích hợp xuyên môn Ngoài ra, còn có một xu hướng khác,

đó là xu hướng thực hiện quan điểm tích hợp nhưng không tạo ramôn học mới, đại diện tiêu biểu cho xu hướng này là Cộng hòa liênbang Đức, Hà Lan, Thụy Điển

Trong những năm gần đây, giáo dục nước ta đặc biệt chútrọng đến quan điểm dạy học tích hợp (DHTH), quan điểm này đãtrở thành xu thế trong việc xác định nội dung dạy học ở trườngphổ thông và trong xây dựng chương trình môn học của các bậchọc Quan điểm dạy học tích hợp được xây dựng trên cơ sở nhữngquan niệm tích cực về quá trình học tập và dạy học Thực tiễn ởnhiều nước đã cho thấy việc thực hiện quan điểm tích hợp tronggiáo dục và dạy học sẽ giúp phát triển những năng lực giải quyếtnhững vấn đề phức tạp và làm cho việc học tập trở nên ý nghĩahơn đối với HS so với việc các môn học, các mặt giáo dục đượcthực hiện riêng rẽ

Với bộ môn Vật lí là môn khoa học thực nghiệm và có sự liên

hệ chặt chẽ với các môn khoa học tự nhiên khác như Toán học,Hóa học, Sinh học Nếu trong quá trình giảng dạy giáo viên tíchhợp được các môn học đó thì việc dạy học chắc chắn sẽ đem lạihiệu quả hơn, giúp các em có hứng thú học tập và việc thu nhậncũng như ghi nhớ kiến thức có hệ thống và toàn diện hơn Mặt

khác “TH là một xu thế, một trào lưu dạy học và giáo dục phổ biến

trên thế giới trong nhiều thập kỉ qua, bởi nó có ưu thế trong việc tạo điều kiện cho giáo viên tổ chức các hoạt động dạy học giúp học sinh có thể huy động những hiểu biết về kiến thức, kĩ năng thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau khi thực hiện các nhiệm vụ học tập Và nhờ vậy, học sinh có thể có nhiều thuận lợi trong việc

“hình thành và phát triển những kiến thức, kĩ năng mới, rèn luyện được những năng lực cần thiết” [2]

7

Trang 13

Với những lí do trên “Tổ chức dạy học chương “Mắt và các

dụng cụ quang học” Vật lí 11 – THPT theo hướng tích hợp liên môn khoa học tự nhiên” được chọn làm đề tài nghiên cứu của luận văn

này

2 Lịch sử nghiên cứu

DHTH hiện nay là một xu hướng của lý luận dạy học đã đượcnhiều nước trên thế giới quan tâm thực hiện như ở Liên Xô, Cộnghòa dân chủ Đức, Pháp…

Thực tế ở nước ta, quan điểm DHTH đã được nhắc tới từ lâu

và được làm rõ ở một số môn học như Toán học, Vật lí, Hoá học,Sinh học Các nhà nghiên cứu như: Trần Bá Hoành, Nguyễn VănKhải, Đỗ Hồng Thái, Cao Thị Thặng, Nguyễn Văn Biên, Hoàng ThịTuyết, Nguyễn Trọng Hoàn, Dương Tiến Sỹ,… đều đi đến khẳngđịnh: tích hợp là một trong những quan điểm giáo dục đã trởthành xu thế trong việc xác định nội dung dạy học trong nhàtrường phổ thông và trong xây dựng chương trình môn học ởnhiều nước trên thế giới Quan điểm dạy học tích hợp được xâydựng trên cơ sở những quan niệm tích cực về quá trình học tập

và quá trình dạy học Cơ sở lí luận về quan điểm dạy học tíchhợp và việc sử dụng quan điểm này trong dạy học ở chương trìnhphổ thông đã được một số tác giả trong và ngoài nước quan tâmnghiên cứu như:

Luận văn “Vận dụng tư tưởng sư phạm tích hợp trong dạy

học một số kiến thức về “Chất khí” và “Cơ sở nhiệt động lực học” (VL 10-CB)” nhằm phát huy hứng thú và năng lực vận dụng kiến thức của học sinh” của Th.s Đinh Xuân Giang Trong quá trình

nghiên cứu tác giả đã cụ thể hoá dạy học tích hợp vào thực tế dạyhọc một số bài trong chương “Chất khí” và “Cơ sở của nhiệt độnglực học” cũng đồng thời Nghiên cứu xây dựng tiến trình dạy họctích hợp một số bài học và đã áp dụng vào thực tế dạy học vật lí ởmột số trường THPT tuy nhiên tác giả chưa đưa ra được quy trình

8

Trang 14

cụ thể nào để xây dựng tiến trình dạy học theo tư tưởng sư phạmtích hợp.

Luận văn “Vận dụng tư tưởng sư phạm tích hợp trong dạy học

một số kiến thức về “Hạt nhân nguyên tử” lớp 12 nhằm nâng cao chất lượng giáo dục” của Th.s Vũ Thị Thanh Hà đã nghiên cứu triển

khai cụ thể hóa lý thuyết sư phạm tích hợp vào thực tế dạy học VL ởtrường THPT tuy nhiên tác giả chưa đưa ra một mô hình cụ thể nào

Hiện nay đã có nhiều nhiều tài liệu tham khảo, hội nghị khoahọc, các công trình nghiên cứu về dạy học tích hợp tuy nhiên dạyhọc chương “Mắt và các dụng cụ quang học” Vật lí 11 THPT theohướng tích hợp liên môn KHTN chưa được tác giả nào nghiên cứu

và thực hiện

Trong phạm vi đề tài của mình, chúng tôi sẽ kế thừa những kếtquả của các công trình nghiên cứu trước đây, đồng thời sẽ nghiêncứu xây dựng và sử dụng tiến trình tổ chức dạy học tích hợp liênmôn KHTN trong dạy học chương “Mắt và các dụng cụ quang học “Vật lí 11 THPT nhằm góp phần nâng cao hiệu quả dạy học vật lí ởtrường phổ thông

3 Mục tiêu nghiên cứu

Đề xuất được tiến trình tổ chức hoạt động dạy học chương

“Mắt và các dụng cụ quang học” Vật lí 11 theo hướng tích hợp liênmôn KHTN

4 Giả thuyết khoa học

Nếu đề xuất được tiến trình tổ chức hoạt động chương “Mắt

và các dụng cụ quang học” Vật lí 11 theo hướng tích hợp liên mônKHTN và vận dụng đúng tiến trình đó vào QTDH sẽ giúp học sinhphát huy được tính tích cực, chủ động, kích thích hứng thú học tập

từ đó nâng cao chất lượng dạy học Vật lí THPT

5 Nhiệm vụ nghiên cứu

9

Trang 15

Nghiên cứu cơ sở lý luận của việc tổ chức hoạt động dạy họcchương “Mắt và các dụng cụ quang học” Vật lí 11 THPT theohướng tích hợp liên môn KHTN.

Nghiên cứu nội dung, cấu trúc chương “Mắt và các dụng cụquang học” Vật lí 11 THPT

Nghiên cứu xây dựng tiến trình tổ chức hoạt động dạy họcchương “Mắt và các dụng cụ quang học” Vật lí 11 THPT theohướng tích hợp liên môn KHTN

Tiến hành TNSP để đánh giá tính hiệu quả của đề tài

Xử lý số liệu để đánh giá tính khả thi của đề tài

6 Đối tượng nghiên cứu

Hoạt động dạy và học chương “Mắt và các dụng cụ quanghọc” của GV và HS lớp 11

7 Phạm vi nghiên cứu

Về kiến thức: tập trung nghiên cứu việc tổ chức dạy họcchương “Mắt và các dụng cụ quang học” Vật lí 11 theo hướng tíchhợp liên môn KHTN

Về địa bàn: thực nghiệm sư phạm ở một số trường THPT trênđịa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế

8 Phương pháp nghiên cứu

8.1 Phương pháp nghiên cứu lý thuyết

Nghiên cứu các văn kiện của Đảng, Nhà nước về định hướng đổimới PPDH

Nghiên cứu tài liệu và một số công trình khoa học đã công bố cóliên quan đến các nội dung trong đề tài

Nghiên cứu cơ sở lý luận dạy học tích hợp liên môn KHTN

Nghiên cứu nội dung, chương trình SGK, SGV và các tài liệutham khảo liên quan đến nội dung chương “Mắt và các dụng cụquang học”

8.2 Phương pháp điều tra, quan sát

Điều tra bằng phiếu thăm dò về hứng thú học tập của HS

10

Trang 16

Điều tra việc dạy học theo hướng tích hợp liên môn KHTN.

8.3 Phương pháp thực nghiệm sư phạm

Tiến hành thực nghiệm giảng dạy một số bài của chương “Mắt

và các dụng cụ qung học” Vật lí 11 THPT theo hướng tích hợp liênmôn khoa học tự nhiên

Kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS

8.4 Phương pháp thống kê toán học

Sử dụng phương pháp thống kê toán học để trình bày, so sánhkết quả TNSP và kiểm định giả thuyết thống kê kết quả học tậpcủa hai nhóm ĐC và TN

9 Cấu trúc luận văn

Đề tài gồm 3 phần chính: mở đầu, nội dung và kết luận

Phần kết luận

Tài liệu tham khảo

Phụ lục

11

Trang 17

NỘI DUNGCHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC TỔ CHỨC DẠY HỌC THEO HƯỚNG TÍCH HỢP LIÊN MÔN KHOA

Theo từ điển Bách khoa toàn thư :”Tích hợp hệ thống là phối hợp các thiết bị và công cụ khác nhau để cùng làm một việc với nhau trong một hệ thống – Một chương trình nhằm giải quyết những nhiệm vụ chung nào đó” [12]

Theo Từ điển giáo dục học [13]: “Tích hợp là hành động liên kết các đối tượng nghiên cứu, giảng dạy, học tập của cùng một lĩnh vực hoặc vài lĩnh vực khác nhau trong cùng một kế hoạch giảng dạy” Kế hoạch giảng dạy ở đây cần được hiểu trong một

phạm vi rộng, từ kế hoạch giảng dạy của một chương trình đến kếhoạch giảng dạy của một môn học, kế hoạch giảng dạy của bàihọc Cũng theo các tác giả của từ điển này thì có hai kiểu tích hợp

là tích hợp dọc và tích hợp ngang với nhiều nội dung tích hợp khácnhau

Trong tiếng Anh, tích hợp được viết là “integration” một từ gốc Latin (integer) có nghĩa là “whole” hay “toàn bộ, toàn thể” Có

nghĩa là sự phối hợp các hoạt động khác nhau, các thành phầnkhác nhau của một hệ thống để bảo đảm sự hài hòa chức năng vàmục tiêu hoạt động của hệ thống ấy

12

Trang 18

Tóm lại, tích hợp là hợp chung lại một hay nhiều phần tử riêng

lẻ thành một thể thống nhất nhằm giải quyết những nhiệm vụchung nào đó

Đưa tư tưởng sư phạm tích hợp vào trong quá trình dạy học làcần thiết Dạy học tích hợp là một xu hướng của lí luận dạy học vàđược nhiều nước trên thế giới thực hiện

* Khái niệm dạy học tích hợp

Theo Xaviers Roegirs [20]: “Khoa sư phạm tích hợp là một quan niệm về quá trình học tập trong đó toàn thể các quá trình học tập góp phần hình thành ở HS những năng lực rõ ràng, có dự tính trước những điều cần thiết cho học sinh nhằm phục vụ cho quá trình học tập tương lai, hoặc hoà nhập HS vào cuộc sống lao động Khoa sư phạm tích hợp làm cho quá trình học tập có ý nghĩa”.

Theo tự điển giáo dục [13], “Dạy học tích hợp là hành động liên kết các đối tượng nghiên cứu, giảng dạy, học tập của cùng một lĩnh vực hoặc vài lĩnh vực khác nhau trong cùng một kế hoạch dạy học”.

Theo tiến sĩ Nguyễn Thị Kim Dung, Viện phó Viện Nghiên cứu

giáo dục (Trường ĐH Sư phạm TP.HCM): “Dạy tích hợp là sự lồng ghép các nội dung cần thiết vào những nội dung vốn có của một môn học” Thí dụ: lồng ghép nội dung giáo dục dân số, giáo dục

môi trường vào nội dung các môn học: Địa lý, Sinh học, Giáo dụccông dân xây dựng môn học tích hợp từ các môn học truyềnthống

Theo GS Đinh Quang Báo - Ủy viên Hội đồng Quốc gia Giáo

dục và Phát triển nhân lực: “dạy học tích hợp là định hướng dạy học trong đó giáo viên tổ chức, hướng dẫn để học sinh biết huy động tổng hợp kiến thức, kĩ năng thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau nhằm giải quyết các nhiệm vụ học tập, đời sống; thông qua đó hình thành những kiến thức, kĩ năng mới; phát triển được những

13

Trang 19

năng lực cần thiết, nhất là năng lực giải quyết vấn đề trong học tập và trong thực tiễn cuộc sống.”

Từ góc độ lý luận dạy học, theo Nguyễn Văn Khải [7]: “Dạy học tích hợp tạo ra các tình huống liên kết tri thức các môn học,

đó là cơ hội phát triển các năng lực của học sinh Khi xây dựng các tình huống vận dụng kiến thức, HS sẽ phát huy được năng lực tự lực, phát triển tư duy sáng tạo Dạy học tích hợp các khoa học sẽ làm giảm trùng lặp nội dung dạy học các môn học, việc xây dựng chương trình các môn học theo hướng này có ý nghĩa quan trọng làm giảm tình trạng quá tải của nội dung học tập, đồng thời hiệu quả dạy học được nâng lên Nhất là trong bối cảnh hiện nay, do đòi hỏi của xã hội, nhiều tri thức cần thiết mới đều muốn được đưa vào nhà trường”.

Tóm lại, dạy học tích hợp là dạy một tiết học trong đó tổ chứchoạt động học tập được lồng ghép thêm nhiều môn học khác hayhoạt động khác có liên quan đến chủ đề dạy của môn học đó nhằmphát triển những năng lực cần thiết cho học sinh

1.1.2 Mục tiêu của dạy học tích hợp

- Làm cho các quá trình học tập có ý nghĩa

Đặt quá trình học tập vào hoàn cảnh (tình huống) để HS nhậnthấy ý nghĩa của kiến thức, kỹ năng, năng lực cần lĩnh hội Điềunày có ý nghĩa to lớn trong việc tạo động lực học tập cho HS.Trong quá trình học tập các kiến thức, kỹ năng, năng lực đều đượchuy động và gắn với thực tế cuộc sống Do vậy cần liên kết cácmôn học khác nhau trong nhà trường

- Phân biệt cái cốt yếu với cái ít quan trọng hơn

Lựa chọn các tri thức, kỹ năng cốt yếu xem là quan trọng đốivới quá trình học tập của HS và dành thời gian, cũng như giải pháphợp lý cho chúng

- Dạy sử dụng kiến thức trong tình huống

14

Trang 20

Nêu bật cách thức sử dụng kiến thức đã lĩnh hội Tạo các tìnhhuống học tập để HS vận dụng kiến thức một cách sáng tạo, tự lực

để hình thành người lao động có năng lực tự lập

- Lập mối liên hệ giữa các khái niệm đã học

Thiết lập mối quan hệ giữa các khái niệm khác nhau củacùng một môn học cũng như của các môn học khác nhau Đàotạo HS có khả năng huy động hiệu quả những kiến thức và nănglực của mình để giải quyết một cách hữu ích một tình huống xuấthiện, hoặc có thể đối mặt với một khó khăn bất ngờ, một tìnhhuống chưa từng gặp

1.1.3 Những đặc trưng cơ bản của dạy học tích hợp

Tìm cách làm cho QTHT có ý nghĩa: Cần phải đặt toàn bộ cácQTHT vào một tình huống có ý nghĩa đối với HS

Tìm cách làm cho QTHT mang tính mục đích rõ rệt, thông quacác năng lực hình thành cho HS, một mục tiêu TH cho mỗi nămhọc (trong một môn học hay một nhóm các môn học)

Thường tìm sự soi sáng của nhiều môn học: Sự đóng góp củamỗi môn học là thực sự chính đáng, cần lưu ý đến việc lựa chọnthông tin cần cung cấp cho HS tuỳ thuộc vào loại tình huống trong

đó HS cần huy động kiến thức, tránh làm cho HS bị chìm ngậptrong khối lượng lớn thông tin với lý do các thông tin này ít nhiều

có quan hệ với tình huống phải giải quyết

Sự cố gắng vượt lên trên các nội dung môn học, các nội dungchỉ đáng chú ý khi chúng được huy động trong các tình huống

1.1.4 Ý nghĩa của dạy học tích hợp

Tích hợp là một trong những quan điểm giáo dục đã trở thành

xu thế trong việc xác định nội dung dạy học trong nhà trường phổthông và trong xây dựng chương trình môn học ở nhiều nước trênthế giới Quan điểm tích hợp được xây dựng trên cơ sở những quanniệm tích cực về quá trình học tập và quá trình dạy học

15

Trang 21

Thực hiện môn học tích hợp, các quá trình học tập không bị côlập với cuộc sống hàng ngày, các kiến thức gắn liền với kinhnghiệm sống của HS và được liên hệ với các tình huống cụ thể, có

ý nghĩa đối với HS Khi đó HS được dạy sử dụng kiến thức trongnhững tình huống cụ thể và việc giảng dạy các kiến thức không chỉ

là lí thuyết mà còn phục vụ thiết thực cho cuộc sống con người, đểlàm người lao động, công dân tốt… Mặt khác, các kiến thức đó sẽkhông lạc hậu do thường xuyên cập nhật với cuộc sống Theo đókhi đánh giá HS, thì ngoài kiến thức còn cần đánh giá HS về khảnăng sử dụng kiến thức ở các tình huống khác nhau trong cuộcsống, đây cũng chínhlà mục tiêu của DHTH

DHTH giúp thiết lập mối liên hệ giữa các khái niệm đã họctrong cùng một môn học và giữa các môn học khác nhau Đồngthời DHTH giúp tránh những kiến thức, kĩ năng, nội dung trùng lặpkhi nghiên cứu riêng rẽ từng môn học, nhưng lại có những nộidung, kĩ năng mà nếu theo môn học riêng rẽ sẽ không có được Do

đó vừa tiết kiệm thời gian, vừa có thể phát triển kĩ năng, năng lựcxuyên môn cho HS, thông qua việc giải quyết các tình huống phứchợp

Thực hiện DHTH giúp xác định rõ mục tiêu, phân biệt cái cốtyếu và cái ít quan trọng hơn khi lựa chọn nội dung Cần tránh đặtcác nội dung học tập ngang bằng nhau, bởi có một số nội dunghọc tập quan trọng hơn vì chúng thiết thực cho cuộc sống hằngngày và vì chúng là cơ sở cho quá trình học tập tiếp theo Từ đó cóthể dành thời gian cho việc nâng cao kiến thức cho HS khi cầnthiết

Thực tiễn ở nhiều nước đã chứng tỏ rằng, việc thực hiện quanđiểm tích hợp trong giáo dục và dạy học sẽ giúp phát triển nhữngnăng lực giải quyết những vấn đề phức tạp và làm cho việc học tậptrở nên ý nghĩa hơn đối với HS so với việc các môn học, các mặtgiáo dục được thực hiện riêng rẽ Tích hợp là một trong những

16

Trang 22

quan điểm giáo dục nhằm nâng cao năng lực của người học, giúpđào tạo những người có đầy đủ phẩm chất và năng lực để giảiquyết các vấn đề của cuộc sống hiện đại Dạy học theo hướng tíchhợp phát huy được tính tích cực của HS, góp phần đổi mới nội dung

và phương pháp dạy học (PPDH)

1.1.5 Các nguyên tắc giáo dục tích hợp

Khi thực hiện dạy học tích hợp cần tuân theo một số nguyêntắc chung sau:

- Nguyên tắc thống nhất tích hợp và phân hóa

Về mặt triết học, tích hợp và phân hóa là hai quá trình có quan

hệ biện chứng, quy định lẫn nhau không thể tách rời Nguyên tắcthống nhất giữa tích hợp và phân hóa là một trong các nguyên tắcquan trọng của giáo dục học nói chung và dạy học tích hợp nóiriêng Nguyên tắc thống nhất tích hợp và phân hóa thể hiện cáchthức tự tổ chức của quá trình giáo dục Nguyên tắc này đòi hỏi khixây dựng các nội dung dạy học tích hợp cần phân tích, xem xétcác đặc thù riêng của các lĩnh vực riêng đóng góp vào nội dungdạy học tích hợp đó, đồng thời nó cũng làm rõ vai trò của các kiếnthức của các môn học riêng trong mối quan hệ với nội dung dạyhọc tích hợp

- Nguyên tắc người học làm trung tâm

Theo xu thế đổi mới dạy học thì nguyên tắc lấy người họclàm trung tâm được đặt lên hàng đầu Theo nguyên tắc này, HS

là chủ thể của quá trình giáo dục Trong DHTH, HS luôn đứngtrước các tình huống có vấn đề mà để giải quyết chúng, HS phảihuy động nhiều kiến thức và kĩ năng đã học được từ các môn họckhác nhau Để giải quyết các tình huống như vậy HS phải tíchcực, chủ động GV trong hệ thống DHTH đóng vai trò người tổchức và cố vấn, HS phải là trung tâm của các hoạt động học tập

- Nguyên tắc đặc trưng văn hóa của giáo dục tích hợp

17

Trang 23

Nguyên tắc đặc trưng văn hóa của giáo dục tích hợp chỉ rõ mốiquan hệ của giáo dục với môi trường văn hóa Nguyên tắc đặctrưng văn hóa của giáo dục tích hợp đòi hỏi việc tổ chức quá trìnhgiáo dục và dạy học phải tính đến đặc trưng văn hóa xã hội, bênngoài và bên trong của người học Theo Adolph Diesterweg, vănhóa bên ngoài, đó là các chuẩn mực đạo đức, sinh hoạt và nhu cầucủa người học; văn hóa bên trong, là đời sống tinh thần của conngười và văn hóa xã hội là các quan hệ xã hội và văn hóa dân tộc.

- Kết hợp/lồng ghép (fusion)

Một nội dung nào đó được kết hợp vào chương trình đã có sẵn

Ví dụ, ở một trường THPT của bang Illinois (Mỹ) đã kết hợp cácnghiên cứu về toàn cầu hóa vào trong chương trình của nhàtrường Điều này sẽ giúp cho HS hiểu sâu hơn các vấn đề của thếgiới từ nhiều góc nhìn khác nhau Hoặc ở một trường học khác củabang New Jersey, nhà trường cho rằng các yếu tố xã hội và xúccảm là những yếu tố quan trọng nhất đối với đời sống của đứa trẻ.Chính vì thế, ở từng khía cạnh nhận thức của nhà trường được thiết

kế để chỉ rõ cho HS biết là người lớn quan tâm đến chúng Nhàtrường đã sử dụng chương trình học về xã hội và xúc cảm để

18

Trang 24

hướng dẫn sự kết hợp Hiệu trưởng chỉ đạo các cuộc họp với cha

mẹ, với HS và GV để thảo luận và cam kết thực hiện chương trìnhtrên Từng HS được cảm nhận và trải nghiệm chương trình đó hàngngày HS bắt đầu một ngày với công việc dành cho phát triển cộngđồng Chúng thuộc về các tổ, nhóm và có cơ hội tiếp xúc với tổ,nhóm GV của mình càng nhiều càng tốt Cha mẹ được khuyếnkhích tham gia càng nhiều càng tốt như là những đối tác, và cómột Trung tâm cha mẹ trong nhà trường Có chương trình truyềnhình phục vụ cộng đồng là sản phẩm của HS lớp 8 được phát hàngngày, trong đó nói về những tin tức của HS và những điểm nóngphục vụ công cộng Những điểm nóng này được rút ra từ chínhnhững nghiên cứu của HS và nội dung thường tác động đến nhữngchủ đề hình thành nhân cách

- Đa môn (multidisciplinary)

Ở đây các môn học là riêng biệt nhưng có những liên kết cóchủ đích giữa và trong từng môn Có thể sơ đồ hóa như sau:

Khi HS học/nghiên cứu về một vấn đề nào đó các em đồng thờiđược tiếp cận từ nhiều bộ môn khác nhau Ví dụ, khi HS nghiên cứu

về khái niệm cấu tạo chất, khái niệm phân tử và thuyết nguyên tử,phân tử được trình bày trong SGK Vật lí thì trong SGK Hóa học,kiến thức về phân tử, nguyên tử cũng được nghiên cứu Đôi khiđược gọi là chương trình song song Cùng một vấn đề được dạy ởnhiều môn cùng một lúc

Trong môn Tiếng mẹ đẻ có thể lồng ghép một số yếu tố nộidung của các môn Khoa học Tự nhiên, môn Khoa học xã hội, Tinhọc, Toán học

Từ cách tiếp cận đa môn này, GV không cần phải thay đổinhiều lắm nội dung giảng dạy bộ môn của mình Nội dung và đánhgiá vẫn nguyên theo bộ môn Chỉ có HS được mong đợi là tạo ranhững kết nối giữa các lĩnh vực bộ môn, tức là các em sẽ giảiquyết vấn đề dựa trên kiến thức thu được ở nhiều bộ môn khác

19

Trang 25

nhau Đôi khi cách tiếp cận đa môn đã tạo ra những liên kết rấtmạnh và khi đó thì những liên kết bộ môn bị mờ đi và chương trìnhchuyển sang lãnh địa liên môn.

- Liên môn (interdisciplinary)

Chương trình liên môn tạo ra những kết nối giữa cácmôn học Chương trình cũng xoay quanh các chủ đề/vấn đề chung,nhưng các khái niệm hoặc các kĩ năng liên môn được nhấn mạnhgiữa các môn chứ không phải trong từng môn riêng biệt

Ví dụ: môn Lịch sử và Địa lí được xây dựng ở lớp 4, 5 gồm 2phần mang tên phân môn riêng là Lịch sử, Địa lý

Chương trình và SGK các môn Khoa học của Pháp gồm: môn Lí

- Hoá; môn Sinh - Địa chất (hoặc Khoa học về Trái đất)

Chương trình môn Khoa học của bang Kentucky (Hoa Kì) gồm

có các chủ điểm: Khoa học Vật thể (physical science) gồm Vật lí vàHóa học; Khoa học Trái Đất - Không gian; Khoa học cuộc sống(Life Science)

- Xuyên môn (transdisciplinary)

Cách tiếp cận này bắt đầu bằng ngữ cảnh cuộc sống thực(real-life context) Nó không bắt đầu bằng môn học hay bằngnhững khái niệm hoặc kĩ năng chung Điều quan tâm nhất ở đây là

sự phù hợp đối với HS Điểm khác nhau duy nhất so với liên môn là

ở chỗ chúng bắt đầu bằng ngữ cảnh cuộc sống thực và sở thíchcủa HS

Ví dụ, một trường Quốc tế của Mỹ có 460 HS ở bang Texas cómục đích là cung cấp cho HS những kiến thức và kĩ năng khoa học

để làm việc trong ngữ cảnh toàn cầu hóa và “làm thay đổi thếgiới” Nhà trường đã đưa ra một chương trình học TH phong phú,

HS lựa chọn vấn đề quốc tế và tiến hành thu thập nghiên cứu,chuẩn bị trang Web thông tin, thiết kế và thực hiện dự án nghiêncứu – phục vụ và trình bày kết quả của mình trước một Hội đồngnhững người am hiểu của cộng đồng Các chủ đề đa dạng có thể là

20

Trang 26

tình trạng vô gia cư hay lạm dụng chất gây nghiện ở trẻ vị thànhniên Một vài phương pháp giảng dạy mang tính truyền thống.Tuy nhiên, tất cả HS phải đi thám hiểm Mỗi nhóm/lớp phải thamgia trực tiếp một nơi nào đó để học/nghiên cứu về vấn đề quốc tế.

Ví dụ, như người mới vào nghề, các em đến Nhà ga Quốc tế Heifer

ở Arkansas và sống ở đó 4 ngày để trải nghiệm những thách thức

về nhu cầu kinh tế và học về sự phát triển bền vững

Ở Việt Nam, môn Tự nhiên – Xã hội được xây dựng mới gồmcác chủ đề từ lớp 1 đến lớp 3 là: Con người và sức khỏe, Xã hội, Tựnhiên Môn Khoa học được xây dựng ở lớp 4, 5 gồm các chủ đề:Con người và sức khỏe, Vật chất và năng lượng, Thực vật và độngvật, Môi trường và tài nguyên thiên nhiên

Tóm lại, DHTH là một khái niệm còn tương đối mới, đang được

cụ thể hóa ở nhiều cấp độ khác nhau trong các chương trình giáodục Tùy theo vấn đề, nội dung cũng như nhu cầu thực tế và trình

độ của GV mà mức độ TH trong giảng dạy là khác nhau Có nhữngnội dung chỉ TH trong một môn học như dạy học theo chủ đề, cónhững nội dung được TH đa môn hoặc xuyên môn như dạy họctheo dự án chẳng hạn TH như thế nào trong chương trình để tránh

sự lồng ghép “cơ học”, để tiếp cận vấn đề được tự nhiên đòi hỏiphải có sự nghiên cứu công phu và khoa học [15]

1.1.7 Điều kiện để tổ chức dạy học tích hợp [10]

Để thực hiện chương trình tích hợp hay dạy học tích hợp cần

có một số điều kiện để thực hiện có hiệu quả

Về mặt nội dung, cần xây dựng một chương trình thể hiệnquan điểm tích hợp và đồng thời là SGK, SGV và các tài liệu bổ trợkhác

Về chuyên gia, cần có đội ngũ chuyên gia về tích hợp có thểxây dựng chương trình, viết SGK, SGV và các tài liệu tham khảokhác

21

Trang 27

Về giáo viên, cần có đội ngũ GV được đào tạo đáp ứng đượcyêu cầu của dạy học tích hợp.

Về cơ sở vật chất thiết bị, cần có cơ sở vật chất thiết bị tốithiểu: Phòng học, phòng học môn và các thiết bị cần thiết phục vụcho dạy học tích hợp

1.2 Tổ chức dạy học theo hướng TH liên môn KHTN

1.2.1 Dạy học tích hợp liên môn

Theo PGS.TS Nguyễn Xuân Thành, Phó vụ trưởng Vụ Giáo dụctrung học, Bộ GD-ĐT: Trước hết phải nói rằng dạy tích hợp, liên mônkhông phải là hai khái niệm tách rời nhau mà chỉ là một khái niệmduy nhất, đó là dạy học những nội dung kiến thức liên quan đến haihay nhiều môn học “Tích hợp” là nói đến phương pháp và mục tiêucủa hoạt động dạy học còn “liên môn” là đề cập tới nội dung dạyhọc Đã dạy học “tích hợp” thì chắc chắn phải dạy kiến thức “liênmôn” và ngược lại, để đảm bảo hiệu quả của dạy liên môn thì phảibằng cách và hướng tới mục tiêu tích hợp Ở mức độ thấp thì dạyhọc tích hợp mới chỉ là lồng ghép những nội dung giáo dục có liênquan vào quá trình dạy học một môn học như: Lồng ghép giáo dụcđạo đức, lối sống; giáo dục pháp luật; giáo dục chủ quyền quốc gia

về biên giới, biển, đảo; giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm vàhiệu quả, bảo vệ môi trường, an toàn giao thông Mức độ tích hợpcao hơn là phải xử lý các nội dung kiến thức trong mối liên quan vớinhau, bảo đảm cho HS vận dụng được tổng hợp các kiến thức đómột cách hợp lý để giải quyết các vấn đề trong học tập, trong cuộcsống, đồng thời tránh việc HS phải học lại nhiều lần cùng một nộidung kiến thức ở các môn học khác nhau Chủ đề liên môn là nhữngchủ đề có nội dung kiến thức liên quan đến hai hay nhiều môn học,thể hiện ở sự ứng dụng của chúng trong cùng một hiện tượng, quátrình trong tự nhiên hay xã hội Ví dụ: Kiến thức vật lí và kỹ thuậttrong động cơ, máy phát điện; kiến thức vật lí và hóa học trongnguồn điện hóa học; kiến thức lịch sử và địa lý trong chủ quyền

22

Trang 28

biển, đảo; kiến thức ngữ văn và giáo dục công dân trong giáo dụcđạo đức, lối sống…

Minh họa cho tích hợp liên môn: Hai hay nhiều môn học truyềnthống ( Vật lí, Hóa học, Sinh học, Khoa học trái đất) tích hợp vớinhau tạo thành môn học mới gồm những phần riêng đặc trưng chomỗi môn học và có những phần chung của các môn học Cụ thể:Chương trình và sách giáo khoa các môn Khoa học của Phápbao gồm: môn Khoa học vật thể (Vật lí, Hóa học); môn Sinh – Địachất (hoặc Khoa học sự sống và Khoa học về Trái Đất)

Chương trình môn Khoa học của bang Kentucky (Hoa Kì) gồm:Khoa học Vật lí, Khoa học Trái Đất - Không gian; Khoa học sự sống.Chương trình môn Khoa học của bang Ohaio (Hoa Kì) gồm có:Khoa học cuộc sống; Hóa học; Khoa học Trái Đất và không gian;Vật lí

Việc tích hợp được thực hiện theo cách xếp hai, ba môn học(hoặc các chủ điểm tương ứng với mỗi môn học) trong từng sáchgiáo khoa với từng phần riêng Trong cách này, mục tiêu vừa cónhững điểm chung, song vẫn có những mục tiêu riêng của mỗimôn học theo một logic nhất định Chẳng hạn, chương trình vàsách Lí- Hóa của pháp gồm hai phần Vật lí và Hóa học, có một sốchủ đề về Vật lí như quang, điện , một số chủ đề về Hóa học nhưoxit cacbon, nước [6]

Dạy học liên môn là hình thức tìm tòi những nội dung giaothoa giữa các môn học với nhau, những khái niệm, tư tưởng chunggiữa các môn học, tức là con đường tích hợp những nội dung từmột số môn học có liên hệ với nhau Từ những năm 60 của thế kỉ

XX, người ta đã đưa vào giáo dục ý tưởng tích hợp trong việc xâydựng chương trình dạy học Tích hợp là một khái niệm của lí thuyết

hệ thống, nó chỉ trạng thái liên kết các phần tử riêng rẽ thành cáitoàn thể, cũng như quá trình dẫn đến trạng thái này.[9]

23

Trang 29

Tùy theo khoa học cụ thể mà có thể tích hợp các môn khoa họckhác lại với nhau như: Lí- Hóa- Sinh, Văn- Sử- Địa Hoặc có thể tíchhợp được cả các môn tự nhiên với các môn xã hội như: văn, toán,hóa, sinh, GDCD…Ở mức độ cao, sự tích hợp này sẽ hình thànhnhững môn học mới, chứ không phải là một sự lắp ghép thôngthường các môn riêng rẽ lại với nhau Tuy nhiên, các môn vẫn giữ vịtrí độc lập với nhau, chỉ tích hợp những phần gần nhau Ở mức độthấp thì việc tích hợp được thực hiện trong mối quan hệ liên môn.Những môn được học riêng rẽ nhưng cần chú ý đến những nội dung

có liên quan đến các bộ môn khác, trong quá trình dạy học chỉ cầnkhai thác, vận dụng các kiến thức có liên quan đến bài giảng mìnhđang thực hiện [9]

Dạy học theo quan điểm liên môn có ba mức độ: ở mức độthấp, giáo viên nhắc lại tài liệu, sự kiện, kĩ năng các môn có liênquan, cao hơn đòi hỏi học sinh nhớ lại và vận dụng kiến thức đãhọc của các môn học khác, và cao nhất đòi hỏi học sinh phải độclập giải quyết các bài toán nhận thức bằng vốn kiến thức đã biết,huy động các môn có liên quan theo phương pháp nghiên cứu [9]Dạy học vận dụng kiến thức liên môn giúp cho giờ học sẽ trởnên sinh động hơn, vì không chỉ có giáo viên là người trình bày màhọc sinh cũng tham gia vào quá trình tiếp nhận kiến thức, từ đóphát huy tính tích cực của học sinh

Dạy học liên môn cũng góp phần phát triển tư duy liên hệ, liêntưởng ở học sinh Tạo cho học sinh một thói quen trong tư duy, lậpluận tức là khi xem xét một vấn đề phải đặt chúng trong một hệquy chiếu, từ đó mời có thể nhận thức vấn đề một cách thấu đáo.Tóm lại, dạy học tích hợp liên môn là phối hợp các nội dungkiến thức của nhiều môn học theo từng chủ đề nghiên cứu để giảiquyết tình huống học tập và vận dụng kiến thức vào thực tiễn.Dạy học liên môn là một trong những nguyên tắc quan trọngtrong dạy học Đây được coi là một quan niệm dạy học hiện đại,

24

Trang 30

nhằm phát huy tính tích cực của học sinh, đồng thời nâng cao chấtlượng giáo dục trong các nhà trường.

1.2.2 Nguyên tắc xây dựng chủ đề tích hợp liên môn

Trên quan điểm dạy học tích hợp liên môn thuộc về nội dungdạy học chứ không phải là phương pháp dạy học, chúng tôi xácđịnh các nguyên tắc dạy học như sau:

Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu giáo dục phổ thông, đảmbảo mục tiêu giáo dục môn học, đặc biệt đảm bảo chuẩn kiến thức

và kĩ năng cho từng môn học

Nguyên tắc đảm bảo tính khoa học

Nguyên tắc đảm bảo tính nội dung: Không làm tăng tải nộidung chương trình, không tích hợp ngược Nội dung trong chủ đềyêu cầu học sinh khai thác, vận dụng kiến thức của môn Sinh vớicác môn liên quan phải tương đồng để phát hiện và giải quyết vấn đề một cách chủ động, sáng tạo, hợp tác…

Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi: Chủ đề tích hợp liên mônphải gắn với thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui,hứng thú học tập cho học sinh , phù hợp với năng lực của học sinh,phù hợp với điều kiện khách quan của từng trường hiện nay Cácchủ đề tích hợp liên môn đảm bảo để tổ chức cho học sinh học tậptích cực, giúp học sinh khai thác kiến thức môn, phát hiện một số

kỹ năng, năng lực chung

1.2.3 Xu hướng tích hợp các môn KHTN ở một số nước trên thế giới

Qua nghiên cứu chương trình khung, sách giáo khoa của 18nước (một số bang), một số báo cáo khoa học tại hội nghị quốc tế

do UNESCO tổ chức, cho thấy: nội dung dạy học về Khoa học củacác nước bao gồm ngững vấn đề chung nhất về khoa học như vậtchất (vật liệu), sự sống và thế giới sinh vật, các quá trình vật lí(năng lượng), khoa học về Trái Đất (địa chất) v.v tuy nhiên cấu

25

Trang 31

trúc môn học, cách tiếp cận nội dung thì không hoàn toàn giốngnhau.

Tích hợp là một quan điểm cơ bản trong việc xây dựng chươngtrình và sách môn Khoa học từ Tiểu học đến THCS và THPT

Tích hợp môn học từ các nội dung thuộc lĩnh vực khoa học tựnhiên

Bảng 1.1 Xu hướng tích hợp các môn KHTN ở một số nước

trên thế giới T

KHTN Vật

lí, Hóa

Khoa học gồm Vật

lí, Hóa học, Sinh26

Trang 32

trường xã hội

học, Sinhhọc và địachất

Vật lí, Hóa học,Sinh học (các môn học tự

chọn)

7 Hungari

Môi trường(lớp 4,5)

Tự nhiên (lớp5,6)

Tự nhiên(lớp 7,8)

Vật lí, Hóahọc, Sinhhọc (lớp 9)

Vật lí, Hóa học, Sinh học (các môn học tự

chọn)

Vật lí, Hóa học,Sinh học (các môn học tự

chọn)

Khoa học đượctách riêng (cácmôn học tự chọn)

Sinh học,Vật lí vàHóa học

Khoa học đượctách riêng (cácmôn học tự chọn)

11 CHLB Đức Khoa học

Các KHTNgồm Vật lí,Hóa học,Sinh học

KHTN: Vật lí, Hóahọc, Sinh học (cácmôn học tự chọn)

12 Anh Khoa học Khoa học Các môn Khoa học

được tách riêng

13 CH Pháp Khám phá thế

giới (lớp 1,2) khoa học thực

Cuộc sống

và Khoahọc trái

Vật lí và Hóa họcCuộc sống và Khoa học27

Trang 33

nghiệm vàcông nghệ (lớp

4,5)

đất; Hóa; Sinh

Lí-và địachất

Vật lí, Hóa học (các môn học tự

chọn)

14 Nhật Bản

Môi trường vàcuộc sốngxung quanh(lớp 1,2); Khoahọc (lớp 3-6)

Khoa học

Khoa học tích hợp(kết hợp Vật lí,Hóa học và Sinhhọc ); ngoài racòn có các mônhọc tự chọn: Vật

lí, Hóa học và Sinh

học

15 Australia Khoa học Khoa học

Khoa học đạicương; Vật lí, Hóa

học và Sinh học(các môn học tự

chọn)

16 Singapore Khoa học Khoa học

Vật lí, Hóa học vàSinh học(các môn học tự

chọn)

Khoa học

và côngnghệ

Vật lí, Hóa học và Sinh học(các môn học tự

28

Trang 34

Như vậy ta thấy, trên thế giới các kiến thức thuộc lĩnh vựcKHTN thường được cấu trúc trong chương trình một số môn họctích hợp Ở các nước khác nhau, khả năng tích hợp, mức độ tíchhợp khác nhau Ở từng cấp học nội dung các môn học cũng đượccấu trúc và tích hợp ở các mức độ khác nhau.

Ở cấp tiểu học, đa số các nước đều TH cá nội dung Vật lí, Hóahọc, sinh học, địa lí tự nhiên, môi trường, sức khỏe, con người tạothành môn học mới có tên là môn Khoa học, đây là mức độ tích hợpcao nhất, xuyên suốt cả cấp học Tuy nhiên ở một số nước (HànQuốc, Pháp, Nhật Bản) mức độ tích hợp khác nhau giữa hai giaiđoạn:

Giai đoạn 1: (thường ở lớp 1,2) tích hợp các nội dung của cáclĩnh vực KHTN và KHXH thành môn học mới (cuộc sống thôngminh ở Hàn Quốc; Khám phá thế giới ở Pháp; môi trường và cuộcsống xung quanh ở Nhật);

Giai đoạn 2: (từ lớp 3-5 hoặc lớp 6) chỉ tích hợp các nội dungcủa các môn KHTN với nhau thành một môn học mới (môn Khoahọc ở Hàn Quốc và Nhật, Khoa học thực nghiệm và công nghệ ởPháp)

Ở cấp THCS, nhiều nước trên thế giới có xu hướng tích hợp cácmôn học thuộc các lĩnh vực KHTN như Vật lí, Hóa học, Sinh học thànhmột môn học mới với hình thức tích hợp liên môn và tích hợp xuyênmôn Đại diện cho xu hướng này là Nhật Bản, Hàn Quốc, Hoa Kì, Anh,Úc Tuy nhiên mức độ tích hợp ở các nước này lại khác nhau

1.2.4 Quy trình tổ chức dạy học theo hướng tích hợp liên môn KHTN

Sau khi tham khảo, tìm hiểu tài liệu về dạy học tích hợp, quytrình tổ chức dạy học theo hướng tích hợp liên môn KHTN được đưara

29Xác định mục tiêu tích hợp

Xác định chủ đề tích hợp

Trang 35

Lựa chọn các vấn đề thực tế, nổi cộm, gắn với kinh nghiệmsống HS, phù hợp trình độ nhận thức của HS và có thể giải quyếtbằng nội dung kiến thức đã học ở các môn học riêng rẽ.

Đọc thêm các sách chuyên ngành ở Đại học, chuẩn bị vềthông tin cũng như cơ sở khoa học của chủ đề

Các chủ đề tích hợp được lựa chọn dựa trên các nguyên tắcsau:

30

Biên soạn giáo án tích hợp

Tổ chức dạy học theo nội dung tích hợp

Kiểm tra, đánh giáXác định các nội dung tích hợp Xác định mức độ tích hợp cần đạt được

Trang 36

1/ Đảm bảo đạt được mục đích nghiên cứu của đề tài.

2/ Bảo đảm tính phức hợp

3/ Bảo đảm tích hợp nội dung, phương pháp

4/ Bảo đảm gắn với thực tiễn và thiết thực với HS

5/ Phù hợp với năng lực, điều kiện và thời gian trong bối cảnhchung của nhà trường hiện nay

6/ Các chủ đề tích hợp liên môn nhằm giúp HS khai thác vậndụng nội dung tích hợp và phát triển một số kĩ năng, năng lực giảiquyết vấn đề

- Xác định các nội dung tích hợp:

Lựa chọn nội dung gắn với thực tiễn đời sống và phù hợp vớinăng lực của học sinh, đồng thời đảm bảo chuẩn kiến thức và kĩnăng cho từng môn học

- Xác định mức độ tích hợp như cần đạt được:

Cần đạt được những nội dung gì? thời lượng bao nhiêu? Phùhợp với hoàn cảnh nhà trường, địa phương và năng lực của họcsinh

- Biên soạn giáo án tích hợp: [9]

Giáo án tích hợp không phải là một bản đề cương kiến thức đểgiáo viên lên lớp truyền thụ áp đặt cho người học, mà là một bảnthiết kế các hoạt động, tình huống nhằm tổ chức cho người họcthực hiện trong giờ lên lớp để giải quyết các nhiệm vụ học tập.Việc xây dựng giáo án tích hợp phải đảm bảo các nội dung và cấutrúc đặc thù Việc lựa chọn hoạt động của giáo viên và học sinh đòihỏi sự sáng tạo linh hoạt để người học thông qua hoạt động mà tựchiếm lĩnh tri thức, kỹ năng và thái độ

Nội dung dạy học của thiết kế giáo án vận dụng kiến thức liênmôn phải làm rõ những tri thức và kĩ năng cần hình thành, tích luỹcho HS qua phân tích, chiếm lĩnh bài học; mặt khác, phải chú trọngnội dung tích hợp giữa tri thức bộ môn mình dạy với các bộ mônkhác

31

Trang 37

Giáo án giờ học vận dụng kiến thức tích hợp liên môn theo quanđiểm tích hợp phải chú trọng thiết kế các tình huống tích hợp vàtương ứng là các hoạt động phức hợp để học sinh vận dụng phối hợpcác tri thức và kĩ năng của các phân môn vào xử lí các tình huống đặt ra, qua đó chẳng những lĩnh hội được những tri thức và kĩ năngriêng rẽ của từng phân môn mà còn chiếm lĩnh tri thức và phát triểnnăng lực tích hợp.

Hình 1.1 Các bước biên soạn giáo án tích hợp

(1)Xác định mục tiêu của bài học

Để xác định mục tiêu của bài học cần: Tham khảo mục tiêucủa mô đun trong hệ thống các mô đun của chuẩn kiến thức vàchuẩn kĩ năng, từ đó xác định chi tiết mục tiêu học tập của từngbài ở ba mặt kiến thức, kỹ năng và thái độ

(2) Xác định nội dung bài học

Dựa vào mục tiêu sẽ chọn lọc nội dung trình bày ngắn gọn,súc tích, tránh đưa vào bài quá nhiều kiến thức mà không phânbiệt được kiến thức chính yếu với kiến thức thứ yếu hoặc ngược lạilàm bài dạy tích hợp sơ lược, thiếu trọng tâm Ngoài ra, dựa vàomục tiêu để biết cách sắp xếp, trình bày nội dung kiến thức mộtcách dễ hiểu, mạch lạc, logic, chặt chẽ, giúp HS hiểu bài và ghi bàimột cách dễ dàng

Xác định các tiểu kỹ năng cần thực hiện trong bài học

Xác định những kiến thức liên quan đến các tiểu kỹ năng

32

Trang 38

(3) Xác định các hoạt động dạy - học của GV và HS

Hoạt động dạy và học tập trung hướng tới mục tiêu

HS phải hình thành và phát huy năng lực hợp tác

Để HS nêu cao trách nhiệm trong quá trình học

HS phải học cách tìm kiếm thông tin

HS bộc lộ năng lực

HS rèn luyện để hình thành kỹ năng

Từ việc xác định các hoạt động học tập trên thì người giáoviên sẽ lựa chọn được phương pháp dạy học phù hợp cho từng bàidạy

(4) Xác định các phương tiện dạy học sử dụng trong bài dạyCăn cứ vào nội dung và phương pháp dạy học mà giáo viênlựa chọn các phương tiện dạy học nhằm tổ chức tốt hoạt động dạy

- học của bài học

(5) Xác định thời gian cho mỗi nội dung của giáo án

Trong việc xác định thời gian thực hiện giáo án cần chú trọngthời gian dạy - học tiểu kỹ năng

(6) Rút kinh nghiệm sau khi thực hiện giáo án:

Công tác chuẩn bị, quá trình thực hiện, kiểm tra, đánh giá kiếnthức, kỹ năng và thái độ mà học sinh lĩnh hội được

Kết hợp nghị định 62 và công văn 1610, người nghiên cứu đưa

ra cấu trúc cơ bản mẫu giáo án tích hợp (phụ lục 1)

- Tổ chức dạy học theo nội dung tích hợp đã xác định

Tổ chức dạy học toàn bộ chủ đề: Thực hiện các hoạt động rasao, ai tiến hành, nhiệm vụ cụ thể, địa điểm, thời gian tiến hành…

- Kiểm tra đánh giá:

Học sinh: Thực hiện bài kiểm tra về các mặt kiến thức, kỹnăng, thái độ theo mục tiêu bài học đề ra

Giáo viên: Từ kết quả kiểm tra mà học sinh đạt được, giáo viên

sẽ điều chỉnh nội dung, thay đổi phương pháp dạy học để chấtlượng dạy – học ngày một tốt hơn

33

Trang 39

1.3 Thực trạng dạy học TH ở Việt Nam

1.3.1 Thực trạng dạy học tích hợp ở Việt Nam

Thời Pháp thuộc ở nước ta quan điểm tích hợp được thể hiệntrong một số môn học của trường tiểu học và trung học cơ sở Cuốinhững năm 90, Viện khoa học Giáo dục, đã tiến hành hội thảo

“Định hướng phát triển chương trình Giáo dục Việt Nam cho thế kỉ21” Trong hội thảo đã có một số báo cáo về xu hướng tích hợp ởmột số nước như Pháp, Malaixia, và bước đầu đề xuất định hướngtích hợp Vật lí và Hóa học hoặc Vật lí, Hóa học và Sinh học, tíchhợp môn Lịch sử và Địa lí để tạo thành một số môn học mới ởTHCS Việt Nam Sau đó tích hợp được nghiên cứu và triển khai cótính chất đồng bộ hơn ở dự án hổ trợ kỉ thuật thuộc dự án pháttriển THCS pha 1.Tuy vậy thực trạng hiện nay tích hợp chưa trởthành nguyên tắc hoặc định hướng chung nhất quán từ đầu trongviệc xây dựng chương trình, viết sách giáo khoa và định hướng dạyhọc các môn học ở các cấp học phổ thông

Tích hợp là một trong những định huớng cơ bản xây dựngchương trình tiểu học 2000 Trong chương trình và sách giáo khoacác môn Tự nhiên - Xã hội, môn Khoa học, môn Lịch sử và Địa lí,môn Tiếng Việt đã bước đầu thể hiện được tích hợp môn học Cácmôn Tự nhiên, môn xã hội , môn Khoa học, môn Sử - Địa là các mônhọc mới được xây dựng theo hướng tích hợp liên môn và xuyênmôn Trong môn Tiếng Việt đã thực hiện tích hợp nội dung của 3phân môn và lồng ghép nội dung của các môn học khác có liênquan Vấn đề giáo dục môi trường, giáo dục dân số, kĩ năng sống,tiết kiệm năng lượng, an toàn giao thông v.v được xây dựng trongchương trình tích hợp riêng để hướng dẫn GV thực hiện lồng ghépvào từng môn học cụ thể [10]

- Ở cấp mầm non

Đối tượng của giáo dục mầm non là những trẻ em còn rất nhỏ(từ 0 đến 6 tuổi) còn rất non nớt cả về thể chất và tâm sinh lí, nên

34

Trang 40

trẻ chưa thể lĩnh hội được các môn học riêng rẽ, chuyên biệt Trẻnhỏ chỉ có thể nhận thức được sự vật, hiện tượng ở xung quanhtrong một tổng thể toàn vẹn và không chia cắt Do đó thực hiệngiáo dục theo chủ đề là con đường hiệu quả nhất cho sự phát triểncủa trẻ mầm non Vì vậy xu hướng TH nội dung trong giáo dụcmầm non đặc biệt cần thiết và có ý nghĩa quan trọng hơn cả so vớicác cấp học khác

Tuy nhiên việc tiếp cận quan điểm giáo dục TH theo chủ đềcho trẻ mầm non mới được phát triển trong khoảng hơn 10 nămnay, còn chậm hơn so với cấp tiểu học Giai đoạn đầu, thực hiệnthí điểm đổi mới hình thức tổ chức hoạt động học tập và chơi chotrẻ mẫu giáo (3 – 5 tuổi) theo hướng TH chủ đề, tại 5 tỉnh thành,với 12 trường mầm non

Đến năm 2006, ngành mầm non tiếp tục thực hiện thí điểmđại trà (giai đoạn 2) về giáo dục TH theo chủ đề cho trẻ mầm nontheo chương trình đổi mới giáo dục mầm non, với xu hướng TH

“liên môn” và nội dung chủ đề được mở rộng dần từ gần đến xa, từ

dễ đến khó, với nguyên tắc đồng tâm phát triển theo độ tuổi Gồmcác chủ đề: “Trường mầm non”, “Bản thân”, “Gia đình”, “Các nghềphổ biến”; “Ngày 20-11”, “Ngày 20/12”, “Thế giới động vật”, “Thếgiới thực vật”, “Phương tiện và luật giao thông”, “Các hiện tượng

tự nhiên”, “Quê hương – Đất nước – Bác Hồ, Tết 1/6” Khi thực hiệnmỗi chủ đề, các kiến thức của các “môn học” truyền thống sẽ đượckhai thác chọn lọc sao cho thích hợp với chủ đề và chúng đượclồng ghép, đan xen vào nhau như một thể thống nhất, thông quaviệc tổ chức các hoạt động (đã được TH các nội dung) để cùng tácđộng đến trẻ

- Ở cấp tiểu học

Lần đầu tiên trong chương trình giáo dục phổ thông, ở cấp Tiểuhọc, các kiến thức về khoa học tự nhiên và khoa học xã hội đượckết hợp trong một môn học TH (vào năm 1979, cuộc cải cách giáo

35

Ngày đăng: 02/06/2016, 18:19

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Lương Duyên Bình (Chủ biên) và cộng sự (2006), Sách giáo khoa - sách bài tập- sách giáo viên vật lí 11 cơ bản , NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sách giáo khoa- sách bài tập- sách giáo viên vật lí 11 cơ bản
Tác giả: Lương Duyên Bình (Chủ biên) và cộng sự
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2006
2. Nguyễn Anh Dũng, Đào Thái Lai (2013) “Đề xuất phương án tích hợp và phân hóa trong chương trình giáo dục phổ thông sau năm 2015”, Tạp chí Giáo dục, (301), tr. 1-5 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đề xuất phương án tíchhợp và phân hóa trong chương trình giáo dục phổ thông saunăm 2015”, "Tạp chí Giáo dục
3. Nguyễn Văn Đường (2002), “Tích hợp trong dạy học ngữ văn bậc THCS”, Tạp chí Giáo dục, (4), tr. 25-28 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tích hợp trong dạy học ngữ vănbậc THCS”, "Tạp chí Giáo dục
Tác giả: Nguyễn Văn Đường
Năm: 2002
4. Nguyễn Thị Hồng Hạnh (2013), Chuyên đề Vận dụng kiến thức liên môn trong dạy học các bộ môn ở trường THCS, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chuyên đề Vận dụng kiến thứcliên môn trong dạy học các bộ môn ở trường THCS
Tác giả: Nguyễn Thị Hồng Hạnh
Năm: 2013
5. Nguyễn Trọng Hoàn (2/2002), “Tích hợp và liên hội hướng tới kết nối trong dạy học ngữ văn”, Tạp chí Giáo dục, (22), tr. 23-27 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tích hợp và liên hội hướng tới kếtnối trong dạy học ngữ văn”, "Tạp chí Giáo dục
6. Trần Thị Hường (2013), Tổ chức khóa học tự chọn về Thiên văn học trong dạy học vật lí ở trường phổ thông, Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học Sư phạm, ĐH Huế Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tổ chức khóa học tự chọn về Thiên vănhọc trong dạy học vật lí ở trường phổ thông
Tác giả: Trần Thị Hường
Năm: 2013
7. Nguyễn Văn Khải (Chủ biên) và cộng sự (2007), “Vận dụng tư tưởng sư phạm tích hợp trong dạy học vật lí để nâng cao chất lượng giáo dục học sinh”, Tạp chí Giáo dục, (176), tr. 15-19 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vận dụng tưtưởng sư phạm tích hợp trong dạy học vật lí để nâng cao chấtlượng giáo dục học sinh”, "Tạp chí Giáo dục
Tác giả: Nguyễn Văn Khải (Chủ biên) và cộng sự
Năm: 2007
8. Nguyễn Văn Khải (2008), Vận dụng tư tưởng sư phạm tích hợp vào dạy học vật lí ở trường trung học phổ thông để nâng cao chất lượng giáo dục học sinh, Báo cáo tổng kết đề tài khoa học cấp Bộ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vận dụng tư tưởng sư phạm tích hợpvào dạy học vật lí ở trường trung học phổ thông để nâng caochất lượng giáo dục học sinh
Tác giả: Nguyễn Văn Khải
Năm: 2008
9. Khoa sư phạm dạy nghề trường Cao đẳng Giao thông vận tải Trung ương 3 (2013), Cơ sở lý luận của dạy học tích hợp, Thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: ơ sở lý luận của dạy học tích hợp
Tác giả: Khoa sư phạm dạy nghề trường Cao đẳng Giao thông vận tải Trung ương 3
Năm: 2013
10. Đào Thái Lai, Nguyễn Anh Dũng và cộng sự thuộc viện Khoa học Giáo dục Việt Nam (2013), Cơ sở Khoa học của việc vận dụng quan điểm tích hợp và phân hóa trong phát triển chương trình giáo dục phổ thông sau năm 2015, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cơ sở Khoa học của việc vậndụng quan điểm tích hợp và phân hóa trong phát triển chươngtrình giáo dục phổ thông sau năm 2015
Tác giả: Đào Thái Lai, Nguyễn Anh Dũng và cộng sự thuộc viện Khoa học Giáo dục Việt Nam
Năm: 2013
11. Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2005), Luật Giáo dục, NXB Chính trị Quốc gia, Hà nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luật Giáo dục
Tác giả: Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Nhà XB: NXB Chính trị Quốc gia
Năm: 2005
15. Cao Thị Thặng (2010), Nghiên cứu và thử nghiệm bước đầu một số chủ đề tích hợp liên môn Vật lí, Hóa học, Sinh học ở trường trung học cơ sở, Báo cáo đề tài nghiên cứu cấp Viện, Viện nghiên cứu khoa học Giáo dục Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu và thử nghiệm bước đầumột số chủ đề tích hợp liên môn Vật lí, Hóa học, Sinh học ởtrường trung học cơ sở
Tác giả: Cao Thị Thặng
Năm: 2010
16. Cao Thị Thặng (2010) và cộng sự, Vận dụng quan điểm tích hợp trong việc phát triển chương trình giáo dục Việt Nam giai đoạn sau 2015, Trung tâm nghiên cứu Giáo dục phổ thông, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vận dụng quan điểm tíchhợp trong việc phát triển chương trình giáo dục Việt Nam giaiđoạn sau 2015
17. Nguyễn Thị Thu Thủy (2009), Phương pháp dạy học dựa trên vấn đề (pbl – problem based learning) và vận dụng vào thiết kế, giảng dạy chương vii “mắt và các dụng cụ quang học” - vật lí 11 - nâng cao, Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp dạy học dựa trênvấn đề (pbl – problem based learning) và vận dụng vào thiết kế,giảng dạy chương vii “mắt và các dụng cụ quang học” - vật lí11 - nâng cao
Tác giả: Nguyễn Thị Thu Thủy
Năm: 2009
18. Lê Công Triêm (2004), Nghiên cứu chương trình Vật lí phổ thông, Bài giảng cho học viên cao học, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu chương trình Vật lí phổthông
Tác giả: Lê Công Triêm
Năm: 2004
20. Xavier Roegiers (Đào Trọng Quang, Nguyễn Ngọc Nhị dịch) (1996), Khoa sư phạm tích hợp hay làm thế nào để phát triển các năng lực ở nhà trường, NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khoa sư phạm tích hợp hay làm thế nào để phát triểncác năng lực ở nhà trường
Tác giả: Xavier Roegiers (Đào Trọng Quang, Nguyễn Ngọc Nhị dịch)
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 1996

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w