MỤC LỤCTrangTrang phụ bìaiLời cam đoaniiLời cảm ơniiiMục lục1Danh mục các chữ viết tắt3Danh mục các bảng, biểu đồ, đồ thị4MỞ ĐẦU51. Lí do chọn đề tài52. Mục tiêu đề tài63. Giả thuyết khoa học64. Nhiệm vụ nghiên cứu65. Đối tượng nghiên cứu76. Phạm vi nghiên cứu77. Phương pháp nghiên cứu đề tài78. Dự kiến đóng góp mới của đề tài79. Cấu trúc của luận văn8NỘI DUNG9CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CHUYÊN BIỆT CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC VẬT LÍ91.1. Năng lực chuyên biệt trong dạy học Vật lí ở trường phổ thông91.1.1. Khái niệm về năng lực91.1.2. Khái niệm về năng lực chung101.1.3. Khái niệm về năng lực chuyên biệt101.1.4. Hệ thống các năng lực chuyên biệt môn Vật lí101.2. Phát triển năng lực chuyên biệt cho học sinh trong dạy học Vật lí221.2.1. Mục tiêu của việc phát triển năng lực chuyên biệt cho học sinh trong dạy học Vật lí221.2.2. Một số phương pháp và hình thức tổ chức dạy học nhằm phát triển năng lực chuyên biệt môn Vật lí cho học sinh231.3. Tổ chức hoạt động dạy học Vật lí ở trường trung học phổ thông231.4. Quy trình tổ chức hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực chuyên biệt môn Vật lí cho học sinh261.5. Một số thuận lợi, khó khăn trong việc phát triển năng lực chuyên biệt cho học sinh341.5.1. Thuận lợi341.5.2. Khó khăn 361.6. Kết luận chương 137CHƯƠNG 2. XÂY DỰNG TIẾN TRÌNH DẠY HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CHUYÊN BIỆT CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC CHƯƠNG MẮT VÀ CÁC DỤNG CỤ QUANG HỌC VẬT LÍ 11 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG392.1. Đặc điểm chương Mắt và các dụng cụ quang học Vật lí 11 trung học phổ thông392.1.1. Khái quát nội dung của chương Mắt và các dụng cụ quang học Vật lí 11 trung học phổ thông392.1.2. Cấu trúc của chương Mắt và các dụng cụ quang học402.2. Xây dựng quy trình dạy học theo định hướng phát triển năng lực chuyên biệt cho HS trong dạy học chương Mắt và các dụng cụ quang học Vật lí 11 trung học phổ thông412.2.1. Quy trình dạy học theo định hướng phát triển năng lực chuyên biệt cho HS trong dạy học bài Lăng kính412.2.2. Quy trình dạy học theo định hướng phát triển năng lực chuyên biệt cho HS trong dạy học bài Mắt462.3. Thiết kế một số bài dạy theo quy trình phát triển năng lực chuyên biệt cho học sinh trong dạy học chương Mắt và các dụng cụ quang học Vật lí 11 trung học phổ thông512.3.1. Giáo án bài Lăng kính522.3.2. Giáo án bài Mắt632.4. Kết luận chương 283CHƯƠNG 3. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM843.1. Mục tiêu và nhiệm vụ của thực nghiệm sư phạm843.2. Đối tượng và nội dung của thực nghiệm sư phạm853.3. Phương pháp thực nghiệm sư phạm853.4. Kết quả thực nghiệm sư phạm873.5. Kết luận chương 392KẾT LUẬN93TÀI LIỆU THAM KHẢO96PHỤ LỤCP1DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Viết tắt Viết đầy đủDHĐCGVHSNXBPPDHSGKTHPTTNTNSPDạy họcĐối chứngGiáo viênHọc sinhNhà xuất bảnPhương pháp dạy họcSách giáo khoaTrung học phổ thôngThực nghiệmThực nghiệm sư phạmDANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ VÀ ĐỒ THỊTrangBảngBảng 1.1. Các năng lực chuyên biệt môn Vật lí13Bảng 1.2. Nhóm các năng lực thành phần trong môn Vật lí19Bảng 3.1. Bảng số liệu HS được chọn làm mẫu TN85Bảng 3.2. Bảng thống kê điểm số (Xi) của bài kiểm tra89Bảng 3.3. Bảng phân phối tần suất89Bảng 3.4. Bảng phân phối tần suất lũy tích của hai nhóm90Bảng 3.5. Các tham số thống kê90Biểu đồBiểu đồ 3.1. Biểu đồ phân bố điểm của hai nhóm ĐC và TN89Đồ thịĐồ thị 3.1. Đồ thị phân phối tần suất89Đồ thị 3.2. Phân phối tần suất lũy tích của hai nhóm ĐC và TN90 MỞ ĐẦU1. Lí do chọn đề tàiTrước những đòi hỏi ngày càng cao về chất lượng nguồn nhân lực phục vụ cho thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế của đất nước ta, mọi người cần phải không ngừng phấn đấu học tập, biết phát huy nội lực, thể hiện được bản lĩnh hoạt động cá nhân, biết vận dụng kiến thức khoa học vào cuộc sống, không tư duy và hành động theo những khuôn mẫu sẵn có. Vì vậy, những phẩm chất và năng lực về tính tự lực, tính tích cực hoạt động, sự tư duy sáng tạo của con người cần phải được rèn luyện và bồi dưỡng ngay từ khi còn học ở trường phổ thông.“Nghị quyết số 29NQTW ngày 04 tháng 11 năm 2013 Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế” có viết: “Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học. Học đi đôi với hành; lý luận gắn với thực tiễn; giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội…”. 1Nhằm đáp ứng được yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho quá trình phát triển đất nước, đổi mới chương trình và sách giáo khoa theo định hướng phát triển năng lực của người học là một quan điểm chỉ đạo quan trọng. Đồng thời cần thiết phải xác định các mức độ đạt được của từng năng lực, cũng như việc gợi ý các cách thức kiểm tra đánh giá các năng lực của học sinh để từ đó thúc đẩy trở lại việc đổi mới phương pháp dạy và học, nâng cao chất lượng giáo dục.“Thực hiện đổi mới chương trình và sách giáo khoa giáo dục phổ thông từ sau năm 2015 theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh.” 4 Chương trình giáo dục phổ thông phải hướng tới phát triển các phẩm chất và năng lực chung mà học sinh cần có trong cuộc sống đồng thời hướng tới phát triển các năng lực chuyên biệt liên quan đến từng môn học, từng lĩnh vực hoạt động giáo dục. Chú ý xây dựng các mức độ khác nhau của mỗi năng lực tương thích với các cấp học vào từng lĩnh vực học tập, môn học hay hoạt động giáo dục.Chương trình hiện hành về cơ bản vẫn theo hướng tiếp cận nội dung, chạy theo khối lượng kiến thức, còn nặng tính hàn lâm,… Có chú ý đến cả ba phương diện kiến thức, kỹ năng và thái độ nhưng vẫn là những yêu cầu rời rạc riêng rẽ, chưa liên kết, thống nhất và vận dụng tổng hợp thành năng lực hành động, thực hành,… gắn với yêu cầu của cuộc sống. Chương trình mới tiếp cận theo hướng hình thành, phát triển phẩm chất và năng lực cho người học, không chạy theo khối lượng tri thức mà chú ý khả năng vận dụng tổng hợp các kiến thức, kỹ năng, thái độ, tình cảm, động cơ,… vào giải quyết các tình huống trong cuộc sống hàng ngày.“Tiếp cận theo hướng năng lực đòi hỏi học sinh làm hoặc vận dụng được gì hơn là biết những gì. Tránh được tình trạng biết rất nhiều nhưng làm hoặc vận dụng không được bao nhiêu; biết những điều rất cao siêu, nhưng không làm được những việc rất thiết thực đơn giản trong cuộc sống thường nhật…” 6Từ những mâu thuẫn trên cùng với định hướng của Bộ Giáo dục và Đào tạo về thực hiện đổi mới chương trình và sách giáo khoa giáo dục phổ thông từ sau năm 2015 phù hợp với xu thế phát triển chung của toàn thế giới, “Tổ chức hoạt động dạy học chương “Mắt và các dụng cụ quang học” Vật lí 11 THPT theo định hướng phát triển năng lực chuyên biệt môn Vật lí” được chọn làm đề tài nghiên cứu của luận văn này.2. Mục tiêu đề tàiĐề xuất được tiến trình tổ chức dạy học theo định hướng phát triển năng lực chuyên biệt cho học sinh.3. Giả thuyết khoa họcNếu vận dụng được tiến trình tổ chức hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực chuyên biệt cho học sinh thì góp phần tích cực hóa hoạt động nhận thức, nâng cao năng lực giải quyết các vấn đề thực tiễn và phát huy sở trường cá nhân của học sinh qua đó chất lượng dạy học Vật lí ở trường phổ thông được nâng lên.4. Nhiệm vụ nghiên cứu Nghiên cứu cơ sở lí luận về phát triển năng lực chuyên biệt. Nghiên cứu chương trình của chương “Mắt và các dụng cụ quang học” Vật lí 11 THPT. Thiết kế một số bài trong chương “Mắt và các dụng cụ quang học” Vật lí 11 THPT theo định hướng phát triển năng lực chuyên biệt môn Vật lí. Tiến hành thực nghiệm sư phạm ở trường THPT để đánh giá kết quả và rút ra kết luận.5. Đối tượng nghiên cứuHoạt động dạy và học chương “Mắt và các dụng cụ quang học” của giáo viên và học sinh lớp 11 THPT.6. Phạm vi nghiên cứuVề kiến thức: Nghiên cứu các cách thức để tổ chức hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực chuyên biệt môn Vật lí trong dạy học chương “Mắt và các dụng cụ quang học” Vật lí 11 THPT.Về địa bàn: Thực nghiệm sư phạm ở trường THPT Nguyễn Đình Chiểu, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.7. Phương pháp nghiên cứu đề tài7.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết Nghiên cứu văn kiện của Đảng, Nhà nước cùng với các chỉ thị của Bộ Giáo dục và đào tạo về vấn đề đổi mới phương pháp dạy học hiện nay ở các cấp, các bậc học. Nghiên cứu cơ sở tâm lí học và cơ sở lí luận của mô hình phát triển năng lực chuyên biệt môn Vật lí. Nghiên cứu nội dung, chương trình SGK Vật lý 11 THPT và các tài liệu liên quan.7.2. Phương pháp điều tra Điều tra thăm dò ý kiến của giáo viên và học sinh để biết thái độ, ý thức của giáo viên và học sinh về vấn đề phát triển năng lực chuyên biệt môn Vật lí.7.3. Phương pháp thực nghiệm sư phạm Tiến hành thực nghiệm sư phạm (TNSP) ở trường THPT để đánh giá hiệu quả của việc dạy học theo định hướng phát triển năng lực chuyên biệt môn Vật lí.7.4. Phương pháp thống kê toán học Dựa vào số liệu thu thập được, sử dụng phương pháp thống kê thông dụng để phân tích, xử lý kết quả TNSP. Đánh giá hiệu quả quá trình dạy học như giả thuyết khoa học đã đề ra.8. Dự kiến đóng góp mới của đề tài8.1. Về lí luậnBổ sung thêm về cơ sở lí luận của việc phát triển năng lực chuyên biệt trong dạy học.Làm rõ vai trò của việc phát triển năng lực chuyên biệt cho học sinh trong dạy học Vật lí ở trường THPT.8.2. Về thực tiễnPhân tích, đánh giá thực trạng của việc phát triển năng lực chuyên biệt cho học sinh trong dạy học Vật lí.Đề xuất các biện pháp hiệu quả để phát triển năng lực chuyên biệt cho học sinh trong dạy học Vật lí.9. Cấu trúc của luận vănPhần mở đầuPhần nội dungChương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn của việc phát triển năng lực chuyên biệt cho học sinh trong dạy học Vật líChương 2: Xây dựng tiến trình dạy học theo định hướng phát triển năng lực chuyên biệt trong dạy học chương Mắt và các dụng cụ quang học Vật lí 11 THPTChương 3: Thực nghiệm sư phạmPhần kết luậnTài liệu tham khảoPhụ lục NỘI DUNGCHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CHUYÊN BIỆT CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC VẬT LÍ1.1. Năng lực chuyên biệt trong dạy học Vật lí ở trường phổ thông1.1.1. Khái niệm về năng lực Năng lực được định nghĩa theo nhiều cách khác nhau bằng sự lựa chọn dấu hiệu khác nhau. Có thể phân làm hai nhóm chính:Nhóm lấy dấu hiệu tố chất về tâm lý để định nghĩa:“Năng lực là một thuộc tính tích hợp của nhân cách, là tổ hợp các đặc tính tâm lý của cá nhân phù hợp với những yêu cầu của một hoạt động xác định, đảm bảo cho hoạt động đó có kết quả tốt đẹp.” 4“Năng lực được xây dựng trên cơ sở tri thức, thiết lập qua giá trị, cấu trúc như là các khả năng, hình thành qua trải nghiệm, củng cố qua kinh nghiệm, hiện thực hóa qua ý chí.”
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
TRẦN QUỲNH
TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHƯƠNG
“MẮT VÀ CÁC DỤNG CỤ QUANG HỌC” VẬT LÍ 11
THPT THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC
CHUYÊN BIỆT MÔN VẬT LÍ
Chuyên ngành: LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC BỘ MÔN VẬT LÍ
Mã số: 60 14 01 11
LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS TS TRẦN HUY HOÀNG
HUẾ, NĂM 2015
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu và kết quả nghiên cứu ghi trong luận văn là trung thực, được các đồng tác giả cho phép sử dụng và chưa từng được công bố trong bất kỳ một công trình nào khác.
Tác giả
Trần Quỳnh
Trang 3Lời Cảm Ơn
Để hoàn thành luận văn này, tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, Phòng Đào tạo sau đại học, Khoa Vật lí trường Đại học Sư phạm – Đại học Huế và quý Thầy, Cô giáo trực tiếp giảng dạy, giúp đỡ trong suốt quá trình học tập.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành
và sâu sắc nhất đến nhà giáo ưu tú PGS.
TS Trần Huy Hoàng đã tận tình hướng
dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu cùng các thầy cô giáo tổ Vật lí trường THPT Nguyễn Đình Chiểu đã tạo mọi điều kiện thuận lợi trong suốt quá trình thực nghiệm sư phạm.
Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến gia đình, người thân và bạn bè đã giúp đỡ, động viên tôi hoàn thành luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn!
Tác giả Trần Quỳnh
Trang 4iii
Trang 5MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa i
Lời cam đoan ii
Lời cảm ơn iii
Mục lục 1
Danh mục các chữ viết tắt 3
Danh mục các bảng, biểu đồ, đồ thị 4
MỞ ĐẦU 5
1 Lí do chọn đề tài 5
2 Mục tiêu đề tài 6
3 Giả thuyết khoa học 6
4 Nhiệm vụ nghiên cứu 6
5 Đối tượng nghiên cứu 7
6 Phạm vi nghiên cứu 7
7 Phương pháp nghiên cứu đề tài 7
8 Dự kiến đóng góp mới của đề tài 7
9 Cấu trúc của luận văn 8
NỘI DUNG 9
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CHUYÊN BIỆT CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC VẬT LÍ 9
1.1 Năng lực chuyên biệt trong dạy học Vật lí ở trường phổ thông 9
1.1.1 Khái niệm về năng lực 9
1.1.2 Khái niệm về năng lực chung 10
1.1.3 Khái niệm về năng lực chuyên biệt 10
1.1.4 Hệ thống các năng lực chuyên biệt môn Vật lí 10
1.2 Phát triển năng lực chuyên biệt cho học sinh trong dạy học Vật lí 22
1.2.1 Mục tiêu của việc phát triển năng lực chuyên biệt cho học sinh trong dạy học Vật lí 22
1.2.2 Một số phương pháp và hình thức tổ chức dạy học nhằm phát triển năng lực chuyên biệt môn Vật lí cho học sinh 23
1.3 Tổ chức hoạt động dạy học Vật lí ở trường trung học phổ thông 23
1.4 Quy trình tổ chức hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực chuyên biệt môn Vật lí cho học sinh 26
1.5 Một số thuận lợi, khó khăn trong việc phát triển năng lực chuyên biệt cho học sinh 34
Trang 61.5.1 Thuận lợi 34
1.5.2 Khó khăn 36
1.6 Kết luận chương 1 37
CHƯƠNG 2 XÂY DỰNG TIẾN TRÌNH DẠY HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CHUYÊN BIỆT CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC CHƯƠNG MẮT VÀ CÁC DỤNG CỤ QUANG HỌC VẬT LÍ 11 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 39
2.1 Đặc điểm chương Mắt và các dụng cụ quang học Vật lí 11 trung học phổ thông 39
2.1.1 Khái quát nội dung của chương Mắt và các dụng cụ quang học Vật lí 11 trung học phổ thông 39
2.1.2 Cấu trúc của chương Mắt và các dụng cụ quang học 40
2.2 Xây dựng quy trình dạy học theo định hướng phát triển năng lực chuyên biệt cho HS trong dạy học chương Mắt và các dụng cụ quang học Vật lí 11 trung học phổ thông 41
2.2.1 Quy trình dạy học theo định hướng phát triển năng lực chuyên biệt cho HS trong dạy học bài Lăng kính 41
2.2.2 Quy trình dạy học theo định hướng phát triển năng lực chuyên biệt cho HS trong dạy học bài Mắt 46
2.3 Thiết kế một số bài dạy theo quy trình phát triển năng lực chuyên biệt cho học sinh trong dạy học chương Mắt và các dụng cụ quang học Vật lí 11 trung học phổ thông 51
2.3.1 Giáo án bài Lăng kính 52
2.3.2 Giáo án bài Mắt 63
2.4 Kết luận chương 2 83
CHƯƠNG 3 THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 84
3.1 Mục tiêu và nhiệm vụ của thực nghiệm sư phạm 84
3.2 Đối tượng và nội dung của thực nghiệm sư phạm 85
3.3 Phương pháp thực nghiệm sư phạm 85
3.4 Kết quả thực nghiệm sư phạm 87
3.5 Kết luận chương 3 92
KẾT LUẬN 93
TÀI LIỆU THAM KHẢO 96 PHỤ LỤC P1
Trang 7DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Viết tắt
Viết đầy đủ
Trung học phổ thôngThực nghiệm
Thực nghiệm sư phạm
Trang 8DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ VÀ ĐỒ THỊ
Trang
Bảng
Bảng 1.1 Các năng lực chuyên biệt môn Vật lí 13
Bảng 1.2 Nhóm các năng lực thành phần trong môn Vật lí 19
Bảng 3.1 Bảng số liệu HS được chọn làm mẫu TN 85
Bảng 3.2 Bảng thống kê điểm số (Xi) của bài kiểm tra 89
Bảng 3.3 Bảng phân phối tần suất 89
Bảng 3.4 Bảng phân phối tần suất lũy tích của hai nhóm 90
Bảng 3.5 Các tham số thống kê 90
Biểu đồ Biểu đồ 3.1 Biểu đồ phân bố điểm của hai nhóm ĐC và TN 89
Đồ thị Đồ thị 3.1 Đồ thị phân phối tần suất 89
Đồ thị 3.2 Phân phối tần suất lũy tích của hai nhóm ĐC và TN 90
Trang 9MỞ ĐẦU
1 Lí do chọn đề tài
Trước những đòi hỏi ngày càng cao về chất lượng nguồn nhân lực phục vụ chothời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế của đất nước ta, mọingười cần phải không ngừng phấn đấu học tập, biết phát huy nội lực, thể hiện đượcbản lĩnh hoạt động cá nhân, biết vận dụng kiến thức khoa học vào cuộc sống, không
tư duy và hành động theo những khuôn mẫu sẵn có Vì vậy, những phẩm chất vànăng lực về tính tự lực, tính tích cực hoạt động, sự tư duy sáng tạo của con ngườicần phải được rèn luyện và bồi dưỡng ngay từ khi còn học ở trường phổ thông
“Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế” có viết: “Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực
và phẩm chất người học Học đi đôi với hành; lý luận gắn với thực tiễn; giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội…” [1]
Nhằm đáp ứng được yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho quá trình pháttriển đất nước, đổi mới chương trình và sách giáo khoa theo định hướng phát triểnnăng lực của người học là một quan điểm chỉ đạo quan trọng Đồng thời cần thiếtphải xác định các mức độ đạt được của từng năng lực, cũng như việc gợi ý các cáchthức kiểm tra đánh giá các năng lực của học sinh để từ đó thúc đẩy trở lại việc đổimới phương pháp dạy và học, nâng cao chất lượng giáo dục
“Thực hiện đổi mới chương trình và sách giáo khoa giáo dục phổ thông từ sau năm 2015 theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh.” [4]
Chương trình giáo dục phổ thông phải hướng tới phát triển các phẩm chất và nănglực chung mà học sinh cần có trong cuộc sống đồng thời hướng tới phát triển cácnăng lực chuyên biệt liên quan đến từng môn học, từng lĩnh vực hoạt động giáo dục.Chú ý xây dựng các mức độ khác nhau của mỗi năng lực tương thích với các cấphọc vào từng lĩnh vực học tập, môn học hay hoạt động giáo dục
Chương trình hiện hành về cơ bản vẫn theo hướng tiếp cận nội dung, chạy theokhối lượng kiến thức, còn nặng tính hàn lâm,… Có chú ý đến cả ba phương diện
Trang 10kết, thống nhất và vận dụng tổng hợp thành năng lực hành động, thực hành,… gắnvới yêu cầu của cuộc sống Chương trình mới tiếp cận theo hướng hình thành, pháttriển phẩm chất và năng lực cho người học, không chạy theo khối lượng tri thức màchú ý khả năng vận dụng tổng hợp các kiến thức, kỹ năng, thái độ, tình cảm, độngcơ,… vào giải quyết các tình huống trong cuộc sống hàng ngày.
“Tiếp cận theo hướng năng lực đòi hỏi học sinh làm hoặc vận dụng được gì hơn
là biết những gì Tránh được tình trạng biết rất nhiều nhưng làm hoặc vận dụng không được bao nhiêu; biết những điều rất cao siêu, nhưng không làm được những việc rất thiết thực đơn giản trong cuộc sống thường nhật…” [6]
Từ những mâu thuẫn trên cùng với định hướng của Bộ Giáo dục và Đào tạo về thựchiện đổi mới chương trình và sách giáo khoa giáo dục phổ thông từ sau năm 2015 phù
hợp với xu thế phát triển chung của toàn thế giới, “Tổ chức hoạt động dạy học chương
“Mắt và các dụng cụ quang học” Vật lí 11 THPT theo định hướng phát triển năng lực chuyên biệt môn Vật lí” được chọn làm đề tài nghiên cứu của luận văn này.
2 Mục tiêu đề tài
Đề xuất được tiến trình tổ chức dạy học theo định hướng phát triển năng lựcchuyên biệt cho học sinh
3 Giả thuyết khoa học
Nếu vận dụng được tiến trình tổ chức hoạt động dạy học theo định hướng phát triểnnăng lực chuyên biệt cho học sinh thì góp phần tích cực hóa hoạt động nhận thức, nângcao năng lực giải quyết các vấn đề thực tiễn và phát huy sở trường cá nhân của học sinhqua đó chất lượng dạy học Vật lí ở trường phổ thông được nâng lên
4 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lí luận về phát triển năng lực chuyên biệt
- Nghiên cứu chương trình của chương “Mắt và các dụng cụ quang học” Vật lí
Trang 11Hoạt động dạy và học chương “Mắt và các dụng cụ quang học” của giáo viên vàhọc sinh lớp 11 THPT.
6 Phạm vi nghiên cứu
Về kiến thức: Nghiên cứu các cách thức để tổ chức hoạt động dạy học theo địnhhướng phát triển năng lực chuyên biệt môn Vật lí trong dạy học chương “Mắt vàcác dụng cụ quang học” Vật lí 11 THPT
Về địa bàn: Thực nghiệm sư phạm ở trường THPT Nguyễn Đình Chiểu, huyệnPhong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế
7 Phương pháp nghiên cứu đề tài
7.1 Phương pháp nghiên cứu lý thuyết
- Nghiên cứu văn kiện của Đảng, Nhà nước cùng với các chỉ thị của Bộ Giáo dục vàđào tạo về vấn đề đổi mới phương pháp dạy học hiện nay ở các cấp, các bậc học
- Nghiên cứu cơ sở tâm lí học và cơ sở lí luận của mô hình phát triển năng lựcchuyên biệt môn Vật lí
- Nghiên cứu nội dung, chương trình SGK Vật lý 11 THPT và các tài liệu liên quan
7.2 Phương pháp điều tra
- Điều tra thăm dò ý kiến của giáo viên và học sinh để biết thái độ, ý thức củagiáo viên và học sinh về vấn đề phát triển năng lực chuyên biệt môn Vật lí
7.3 Phương pháp thực nghiệm sư phạm
- Tiến hành thực nghiệm sư phạm (TNSP) ở trường THPT để đánh giá hiệu quảcủa việc dạy học theo định hướng phát triển năng lực chuyên biệt môn Vật lí
7.4 Phương pháp thống kê toán học
- Dựa vào số liệu thu thập được, sử dụng phương pháp thống kê thông dụng đểphân tích, xử lý kết quả TNSP
- Đánh giá hiệu quả quá trình dạy học như giả thuyết khoa học đã đề ra
8 Dự kiến đóng góp mới của đề tài
8.1 Về lí luận
Bổ sung thêm về cơ sở lí luận của việc phát triển năng lực chuyên biệt trong dạy học.Làm rõ vai trò của việc phát triển năng lực chuyên biệt cho học sinh trong dạyhọc Vật lí ở trường THPT
8.2 Về thực tiễn
Trang 12Phân tích, đánh giá thực trạng của việc phát triển năng lực chuyên biệt cho họcsinh trong dạy học Vật lí.
Đề xuất các biện pháp hiệu quả để phát triển năng lực chuyên biệt cho học sinhtrong dạy học Vật lí
9 Cấu trúc của luận văn
Phần kết luận
Tài liệu tham khảo
Phụ lục
Trang 13NỘI DUNG CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC
PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CHUYÊN BIỆT CHO
HỌC SINH TRONG DẠY HỌC VẬT LÍ
1.1 Năng lực chuyên biệt trong dạy học Vật lí ở trường phổ thông
1.1.1 Khái niệm về năng lực
Năng lực được định nghĩa theo nhiều cách khác nhau bằng sự lựa chọn dấu hiệukhác nhau Có thể phân làm hai nhóm chính:
Nhóm lấy dấu hiệu tố chất về tâm lý để định nghĩa:
“Năng lực là một thuộc tính tích hợp của nhân cách, là tổ hợp các đặc tính tâm
lý của cá nhân phù hợp với những yêu cầu của một hoạt động xác định, đảm bảo cho hoạt động đó có kết quả tốt đẹp.” [4]
“Năng lực được xây dựng trên cơ sở tri thức, thiết lập qua giá trị, cấu trúc như
là các khả năng, hình thành qua trải nghiệm, củng cố qua kinh nghiệm, hiện thực hóa qua ý chí.” [8]
Nhóm lấy dấu hiệu về các yếu tố tạo thành khả năng hành động để định nghĩa:
“Năng lực là khả năng vận dụng những kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng, thái
độ và hứng thú để hành động một cách phù hợp và có hiệu quả trong các tình huống đa dạng của cuộc sống.” ( Đinh Quang Báo, 2012)
“Năng lực là khả năng làm chủ những hệ thống kiến thức, kỹ năng, thái độ và vận hành (kết nối) chúng một cách hợp lý vào thực hiện thành công nhiệm vụ hoặc giải quyết hiệu quả vấn đề đặt ra của cuộc sống.” (Nguyễn Công Khanh, 2012)
“Năng lực là khả năng vận dụng đồng bộ các kiến thức, kỹ năng, thái độ, phẩm chất đã tích lũy được để ứng xử, xử lý tình huống hay để giải quyết vấn đề một cách
có hiệu quả.” (Lê Đức Ngọc, 2014)
“Năng lực của một người trong một lĩnh vực nào đó không phải tự nhiên mà có,
mà phần lớn là do công tác, do luyện tập mới có được.” [5]
Tóm lại, năng lực là khả năng của chủ thể kết hợp một cách linh hoạt, tổ chứchợp lí các kiến thức, kỹ năng, thái độ, động cơ nhằm giải quyết hiệu quả vấn đề đặt
ra của cuộc sống hoặc đáp ứng những yêu cầu của một hoạt động, bảo đảm cho hoạt
Trang 14động đó đạt kết quả tốt đẹp trong một bối cảnh (tình huống) nhất định Biểu hiệncủa năng lực là biết sử dụng các nội dung và các kỹ thuật trong một tình huống có ýnghĩa, chứ không tiếp thu lượng tri thức rời rạc.
1.1.2 Khái niệm về năng lực chung
Năng lực chung là những năng lực cơ bản, thiết yếu hoặc cốt lõi,… làm nền tảngcho mọi hoạt động của con người trong cuộc sống và lao động như: Năng lực nhậnthức, năng lực trí tuệ, năng lực về ngôn ngữ và tính toán, năng lực giao tiếp, nănglực vận động,… Các năng lực này được hình thành và phát triển dựa trên bản năng
di truyền của con người, quá trình giáo dục và trải nghiệm trong cuộc sống, đáp ứngyêu cầu của nhiều loại hình khác nhau
1.1.3 Khái niệm về năng lực chuyên biệt
“Năng lực chuyên biệt là khả năng thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn cũng như khả năng đánh giá kết quả chuyên môn một cách độc lập, có phương pháp và chính xác về mặt chuyên môn Nó được tiếp nhận qua việc học nội dung chuyên môn và chủ yêu gắn với khả năng nhận thức và tâm lý.”[3]
“Năng lực chuyên biệt là những năng lực được hình thành và phát triển trên cơ
sở các năng lực chung theo định hướng chuyên sâu, riêng biệt trong các loại hình hoạt động, công việc hoặc tình huống, môi trường đặc thù, cần thiết cho những hoạt động chuyên biệt, đáp ứng yêu cầu hạn hẹp hơn của một hoạt động như Toán học, Âm nhạc, Mĩ thuật, Thể thao, Địa lí,…” [2]
Tóm lại, năng lực chuyên biệt (còn gọi là năng lực đặc thù) là khả năng vậndụng kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm của bản thân một cách chủ động nhằm thựchiện những nhiệm vụ chuyên môn có ý nghĩa trong môi trường hoặc tình huống cụthể, đáp ứng được yêu cầu hạn hẹp của một hoạt động
1.1.4 Hệ thống các năng lực chuyên biệt môn Vật lí
Có nhiều quan điểm xây dựng chuẩn các năng lực chuyên biệt trong dạy họctừng môn, sau đây xin đề xuất hệ thống năng lực được phát triển theo chuẩn nănglực chuyên biệt môn Vật lí đối với HS được xây dựng dựa trên đặc thù môn học củaCHLB Đức [3]:
Môn Vật lí giúp hình thành các năng lực sau
- Năng lực giải quyết vấn đề (đặc biệt quan trọng là năng lực giải quyết vấn đềbằng con đường thực nghiệm hay còn gọi là năng lực thực nghiệm);
Trang 15- Năng lực tư duy;
- Năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông;
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ và kí hiệu vật lí;
- Năng lực tính toán;
- Năng lực thực hành vật lí;
- Năng lực vận dụng kiến thức vật lí vào thực tiễn
1 Năng lực giải quyết vấn đề (đặc biệt quan trọng là năng lực giải quyết vấn đề bằng con đường thực nghiệm hay còn gọi là năng lực thực nghiệm)
- HS biết phát hiện hoặc xác định rõ vấn đề cần giải quyết, chuyển vấn đề thựctiễn thành dạng có thể khám phá, giải quyết (bài toán khoa học);
- Thu thập thông tin, phân tích, đặt ra các tiên đoán hoặc giả thuyết và đưa ra cácphương án giải quyết;
- Chọn phương án tối ưu và đưa ra ý kiến cá nhân về phương án lựa chọn;
- Hành động theo phương án đã chọn để giải quyết vấn đề, khám phá các giảipháp mới mà có thể thực hiện được và điều chỉnh hành động của mình;
- Đánh giá cách làm của mình và đề xuất những cải tiến mong muốn
2 Năng lực tư duy
- Hình thành và kết nối các ý tưởng; nghiên cứu để thay đổi giải pháp trước sựthay đổi của bối cảnh; đánh giá rủi ro và dự phòng, xem xét dưới nhiều góc độ khitìm kiếm giải pháp và triển khai các ý tưởng;
- Lập luận về quá trình suy nghĩ, xem xét các quan điểm trái chiều và phát hiệncác điểm hạn chế trong quan niệm của mình; xác định, lập kế hoạch áp dụng vàohoàn cảnh mới
3 Năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông
- Sử dụng một số phần mềm chuyên dụng để mô hình hóa quá trình diễn ra cáchiện tượng vật lí;
- Sử dụng phần mềm mô phỏng để mô tả đối tượng vật lí
4 Năng lực sử dụng ngôn ngữ và kí hiệu vật lí
- Sử dụng ngôn ngữ khoa học để diễn tả quy luật vật lí;
- Sử dụng bảng biểu, đồ thị để diễn tả quy luật vật lí;
- Đọc hiểu được đồ thị bảng biểu;
- Sử dụng được ngôn ngữ vật lí để mô tả hiện tượng;
Trang 16- Lập được bảng và mô tả bảng số liệu thực nghiệm;
- Vẽ được đồ thị từ bảng số liệu cho trước;
- Vẽ được sơ đồ thí nghiệm;
- Mô tả được sơ đồ thí nghiệm;
- Đưa ra các lập luận lô-gic, biện chứng
5 Năng lực tính toán
- Đưa ra các công thức toán học cho các quy luật vật lí;
- Sử dụng toán học để suy luận từ kiến thức đã biết ra hệ quả hoặc kiếnthức mới
6 Năng lực thực hành vật lí
- Sử dụng thành thạo các đồ dùng thí nghiệm;
- Tiến hành các thí nghiệm, thu thập kiến thức cơ bản để hiểu được các hiệntượng tự nhiên;
- Mô tả chi tiết cách thức tiến hành thí nghiệm;
- Nhận dạng và mô tả được các hiện tượng vật lí, sự thay đổi trong từng giaiđoạn của các hiện tượng vật lí;
- Quan sát các thí nghiệm vật lí
7 Năng lực vận dụng kiến thức vật lí vào thực tiễn
- Có năng lực hệ thống hóa kiến thức, phân loại kiến thức vật lí, hiểu rõ nộidung, đặc điểm của loại kiến thức vật lí đó Khi vận dụng kiến thức chính là việclựa chọn kiến thức một cách phù hợp với mỗi hiện tượng, tình huống cụ thể xảy ratrong cuộc sống, tự nhiên và xã hội;
- Tìm được mối liên hệ, giải thích được các hiện tượng trong tự nhiên và cácứng dụng của vật lí trong cuộc sống dựa vào các kiến thức vật lí và kiến thức liênmôn khác
Việc hình thành, phát triển và đánh giá các năng lực này như một chỉnh thể làviệc làm hết sức khó khăn và đòi hỏi có thời gian Do đó cần tiếp tục chia nhỏ cácnăng lực trên thành các năng lực thành phần
Khi muốn đánh giá một năng lực, ta cần làm rõ nội hàm của nó bằng cách chỉ ra
những kiến thức, kỹ năng và thái độ cần có làm nền tảng cho việc thể hiện, phát
triển năng lực đó, sau đó xây dựng các công cụ đo kiến thức, kỹ năng, thái độ
Trang 17Bảng 1.1 Các năng lực chuyên biệt môn Vật lí
- Thu thập, đánh giá, lựa chọn
và xử lí thông tin từ các nguồnkhác nhau để giải quyết vấn
đề trong học tập vật lí;
- Đề xuất được giả thuyết; suy
ra các hệ quả có thể kiểm trađược;
- Xác định mục đích, đề xuấtphương án, lắp ráp, tiến hành
xử lí kết quả thí nghiệm và rút
ra nhận xét;
- Biện luận tính đúng đắn củakết quả thí nghiệm và tínhđúng đắn của các kết luậnđược khái quát hóa từ kết quảthí nghiệm này
- Tự giác tìm tòi,
tư duy phát hiệnvấn đề thực tế cầngiải quyết;
- Kiên trì trongquá trình giảiquyết vấn đề;
- Có tác phongcông nghiệp,sống và làm việctheo kế hoạchtuân thủ theo quytrình
- Tham gia hoạtđộng nhóm tronghọc tập vật lí
- Lựa chọn, đánh giá được cácnguồn thông tin khác nhau;
- Tự giác tìm tòi,
tư duy phát hiệnvấn đề thực tế cầngiải quyết;
- Ý thức trau dồi
Trang 18có về kiến thức, kỹ năng, thái
độ của cá nhân trong học tậpvật lí;
- Chỉ ra được vai trò (cơ hội)
và hạn chế của các quan điểmvật lí đối với các trường hợp
cụ thể trong môn Vật lí vàngoài môn Vật lí;
So sánh và đánh giá được dưới khía cạnh vật lí - các giảipháp kỹ thuật khác nhau vềmặt kinh tế, xã hội và môitrường;
Sử dụng được kiến thức vật
lí để đánh giá và cảnh báomức độ an toàn của thínghiệm, của các vấn đề trongcuộc sống và các công nghệhiện đại;
- Nhận ra được ảnh hưởng củavật lí lên các mối quan hệ xãhội và lịch sử
kiến thức bảnthân;
- Tích cực hoạtđộng, suy nghĩđưa ra các giảipháp và hànhđộng
- Tìm kiếm thu thập thông tin;
- Tổ chức, quản lý thông tin;
- Đánh giá, sử dụng thông tin;
- Tính cẩn thận,kiên trì;
- Có tác phongcông nghiệp,sống và làm việc
Trang 19- Sáng tạo dựa trên ICT;
- Truyền thông dựa trên ICT
theo kế hoạchtuân thủ theo quytrình;
- Giữ gìn vệ sinh,
an toàn lao động,bảo vệ môitrường
- Ghi lại được các kết quả từcác hoạt động học tập vật lícủa mình (nghe giảng, tìmkiếm thông tin, thí nghiệm,làm việc nhóm,…);
- Trình bày các kết quả từ cáchoạt động học tập vật lí củamình (nghe giảng, tìm kiếmthông tin, thí nghiệm, làm việcnhóm,…) một cách phù hợp
- Thái độ hợp tác;
- Ham tìm tòi,học hỏi;
- Thái độ tích cựctrong công việc
sử dụng các kiến thức, kỹnăng về đo lường trong nhàtrường cũng như trong cuộcsống;
- Đo lường, tính toán, so sánh
và ước lượng được trong cáctình huống;
- Sử dụng thuật ngữ, kí hiệu,
- Cẩn thận, chínhxác trong tínhtoán;
- Thái độ kiên trì,
tỉ mỉ;
- Thái độ tậptrung trong côngviệc
Trang 20tính chất các số và hình học,
…;
- Sử dụng thống kê toán đểgiải quyết vấn đề;
- Suy luận logic;
- Tìm phương án tối ưu;
- Xây dựng được mô hình toán
về mối quan hệ giữa các đạilượng, yếu tố, khi giải quyếtvấn đề trong bối cảnh thực;
- Sử dụng các dụng cụ đolường (thước, eke,…);
- Sử dụng các dụng cụ tínhtoán (máy tính cầm tay, máy
- Đề xuất được giả thuyết; suy
ra các hệ quả có thể kiểm trađược;
- Xác định mục đích, đề xuấtphương án, lắp ráp, tiến hành
xử lí kết quả thí nghiệm và rút
ra nhận xét;
- Biện luận tính đúng đắn củakết quả thí nghiệm và tínhđúng đắn của các kết luậnđược khái quát hóa từ kết quảthí nghiệm này;
- Sử dụng dụng cụ đo: hiệuchỉnh dụng cụ đo, đọc số liệu;
Sửa chữa các sai hỏng thông thường;
- Quan sát diễn biến hiện tượng;
- Thái độ kiênnhẫn;
- Thái độ trungthực;
- Thái độ tỉ mỉ;
- Thái độ hợp tác;
- Thái độ tíchcực
Trang 21- Ghi lại kết quả;
- Biểu diễn kết quả bằng bảng biểu, đồ thị;
- Tính toán sai số;
- Biện luận, trình bày kết quả;
- Tự đánh giá cải tiến phép đo
So sánh và đánh giá được dưới khía cạnh vật lí - các giảipháp kỹ thuật khác nhau vềmặt kinh tế, xã hội và môitrường;
Nhận ra được ảnh hưởng củavật lí lên các mối quan hệ xãhội và lịch sử
- Chủ động sángtạo tìm tòi cáccách thức giảiquyết vấn đềtrong thực tiễn;
- Tích cực thamgia thảo luận đưa
ý kiến về các vấn
đề được nêu ra
Trang 22Khi xây dựng các công cụ đánh giá, ta có thể xây dựng công cụ đánh giá từngthành tố hoặc đồng thời nhiều thành tố của năng lực, tuy nhiên để việc đánh giáđược chính xác và có độ tin cậy cao, ta đánh giá càng ít thành tố càng tốt.
Sau khi phân chia năng lực thành các thành phần sẽ tổng hợp được nhóm cácnăng lực thành phần cần phải hình thành và phát triển trong môn Vật lí, đồng thờichia năng lực thành 3 cấp độ để đánh giá và giúp GV phân loại HS, theo bảng 1.2
Trang 23Bảng 1.2 Nhóm các năng lực thành phần trong môn Vật lí [3]
- K1: Trình bày được kiến thức về
các hiện tượng, đại lượng, định luật,
nguyên lí vật lí cơ bản, các phép đo,
tính toán, đề ra giải pháp, đánh giá
giải pháp,…) kiến thức vật lí vào
các tình huống thực tiễn
K I Tái hiện kiến thức:
- Tái hiện lạiđược cáckiến thức vàđối tượngvật lí cơ bản
K II Vận dụng kiến thức:
- Xác định
và sử dụngkiến thứcvật lí trongtình huốngđơn giản;
- Sử dụngphép tươngtự
K III Liên kết
và chuyển tải kiến thức:
- Vận dụngkiến thứctrong tìnhhuống cóphần mớimẻ;
- Lựa chọnđược đặctính phùhợp
P3: Thu thập, đánh giá, lựa chọn và
xử lí thông tin từ các nguồn khác
nhau để giải quyết vấn đề trong học
- Áp dụng,
mô tả cácphươngpháp vật lí,đặc biệt làphươngpháp thực
P II Sử dụng các
phương pháp chuyên biệt:
- Sử dụngcác chiếnlược giảibài tập;
Lập kế
P III Lựa chọn và vận dụng các phương pháp chuyên biệt để giải quyết vấn đề:
- Lựa chọn
và áp dụngmột cách cómục đích vàliên kết các
Trang 24P6: Chỉ ra được điều kiện lí tưởng
của hiện tượng vật lí
P7: Đề xuất được giả thuyết; suy ra
các hệ quả có thể kiểm tra được;
P8: Xác định mục đích, đề xuất
phương án, lắp ráp, tiến hành xử lí
kết quả thí nghiệm và rút ra nhận
xét;
P9: Biện luận tính đúng đắn của kết
quả thí nghiệm và tính đúng đắn của
các kết luận được khái quát hóa từ
kết quả thí nghiệm này
nghiệm hoạch và
tiến hànhthí nghiệmđơn giản;
- Mở rộngkiến thứctheo hướngdẫn
phương phápchuyên môn,bao gồm cảthí nghiệmđơn giản vàtoán họchóa;
- Tự chiếmlĩnh kiếnthức
X2: Phân biệt được những mô tả các
hiện tượng tự nhiên bằng ngôn ngữ
đời sống và ngôn ngữ vật lí (chuyên
ngành);
X3: Lựa chọn, đánh giá được các
nguồn thông tin khác nhau;
X4: Mô tả được cấu tạo và nguyên
tắc hoạt động của các thiết bị kỹ
- Diễn tảmột đốitượng đơngiản bằngnói và viếthoặc theomẫu chotrước theohướng dẫn;
- Đặt câu hỏi
tượng
X II Sử dụng hình thức diễn tả phù hợp:
- Diễn tảmột đốitượng bằngngôn ngữvật lí và cócấu trúc;
- Biện giải
về một đốitượng;
- Lí giảicác nhậnđịnh
X III Tự lựa chọn cách diễn tả và sử dụng:
- Lựa chọn,vận dụng vàphản hồi cáchình thứcdiễn tả mộtcách có tínhtoán và hợplí;
- Thảo luận
về mức độgiới hạn phùhợp của mộtchủ đề
Trang 25nghiệm, làm việc nhóm,…) một
cách phù hợp;
X7: Thảo luận được kết quả công
việc của mình và những vấn đề liên
C2: Lập kế hoạch và thực hiện được
kế hoạch, điều chỉnh kế hoạch học
tập vật lí nhằm nâng cao trình độ
bản thân;
C3: Chỉ ra được vai trò (cơ hội) và
hạn chế của các quan điểm vật lí đối
với các trường hợp cụ thể trong môn
Vật lí và ngoài môn Vật lí;
C4: So sánh và đánh giá được - dưới
khía cạnh vật lí - các giải pháp kỹ
thuật khác nhau về mặt kinh tế, xã
hội và môi trường;
C5: Sử dụng được kiến thức vật lí
để đánh giá và cảnh báo mức độ an
toàn của thí nghiệm, của các vấn đề
trong cuộc sống và các công nghệ
hiện đại;
C6: Nhận ra được ảnh hưởng của
vật lí lên các mối quan hệ xã hội và
lịch sử
CI
- Áp dụng sựđánh giá cósẵn;
- Nhận thấytác động củakiến thức vậtlí;
- Phát biểuđược bốicảnh côngnghệ đơngiản dướinhãn quanvật lí
CII
- Bình luậnnhữngđánh giá đãcó;
- Đưa ranhữngquyết địnhtheo cáckhía cạnhđặc trưngcủa vật lí;
- Phân biệtgiữa các bộphận vật lí
và các bộphận kháccủa việcđánh giá
CIII
- Tự đưa ranhững đánhgiá của bảnthân;
- Đánh giá ýnghĩa củacác kiến thứcvật lí;
- Sử dụngcác kiến thứcvật lí nhưnền tảng củaquá trìnhđánh giá cácđối tượng;
- Xắp xếpcác hiệntượng vàomột bối cảnhvật lí
Trang 261.2 Phát triển năng lực chuyên biệt cho học sinh trong dạy học Vật lí
1.2.1 Mục tiêu của việc phát triển năng lực chuyên biệt cho học sinh trong dạy học Vật lí
Mục tiêu của giáo dục là sự đòi hỏi của xã hội đối với con người tạo ra nguồnnhân lực mà giáo dục có nhiệm vụ phải đào tạo
Mục tiêu của giáo dục phổ thông nhằm tạo ra những con người được phát triểnhài hòa về thể chất và tinh thần, có những phẩm chất tốt đẹp, có học vấn phổ thông,
có năng lực chung: Tự học và quản lý bản thân, tư duy phát hiện và giải quyết vấn
đề, giao tiếp và hợp tác, sử dụng ngôn ngữ, thông tin truyền thông làm nền tảng cho
sự phát triển tối đa tiềm năng sẵn có của mỗi cá nhân và làm cơ sở cho sự lựa chọnnghề nghiệp
Việc dạy học định hướng phát triển năng lực về bản chất là coi trọng thực hiệnmục tiêu dạy học hiện tại ở các mức độ cao hơn, thông qua việc yêu cầu học sinh
“vận dụng những kiến thức, kỹ năng một cách tự tin, hiệu quả, thích hợp trong hoàn cảnh phức hợp và có biến đổi trong học tập, trong nhà trường, ngoài nhà trường và trong thực tiễn” [9] Việc dạy học thay vì chỉ hướng tới mục tiêu dạy học
hình thành kiến thức, kỹ năng và thái độ tích cực ở học sinh thì còn hướng tới mụctiêu xa hơn đó là dựa trên cơ sở kiến thức, kỹ năng được hình thành, phát triển khảnăng thực hiện các hành động có ý nghĩa đối với người học Nói một cách khác việcdạy học định hướng năng lực về bản chất không thay thế mà chỉ mở rộng hoạt độngdạy học hướng nội dung bằng cách tạo một môi trường, bối cảnh cụ thể để học sinhđược thực hiện các hoạt động vận dụng kiến thức, sử dụng kỹ năng và thể hiện thái
độ của mình Như vậy việc dạy học định hướng năng lực được thể hiện trong quátrình dạy học như sau:
Về mục tiêu dạy học:
- Mục tiêu kiến thức: Ngoài các yêu cầu về mức độ như nhận biết, tái hiện kiếnthức cần có những mức độ cao hơn như vận dụng kiến thức trong các tình huống,các nhiệm vụ gắn với thực tế
- Mục tiêu về kỹ năng: Yêu cầu học sinh đạt được ở mức độ phát triển kỹ năngthực hiện các hoạt động đa dạng Các mục tiêu này đạt được thông qua các hoạtđộng trong và ngoài nhà trường
Trang 27- Mục tiêu thái độ: Học sinh có thái độ tích cực hơn đối với việc học, hình thànhtác phong công nghiệp, sống và làm việc theo kế hoạch, tuân thủ các quy trình.
1.2.2 Một số phương pháp và hình thức tổ chức dạy học nhằm phát triển năng lực chuyên biệt môn Vật lí cho học sinh
Việc thực hiện đổi mới phương pháp dạy học và đổi mới kiểm tra đánh giá giúpphát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh, nâng cao năng lực giải quyếtvấn đề gắn với những tình huống của cuộc sống và nghề nghiệp, đồng thời gắn hoạtđộng trí tuệ với hoạt động thực tiễn Dạy học theo chuẩn kiến thức và kỹ năng, phùhợp với từng đối tượng học sinh, phát huy tối đa năng lực, hiệu quả đồ dùng thiết bịdạy học, nâng cao được chất lượng bộ môn Tăng cường việc học tập trong nhóm,đổi mới quan hệ GV – HS theo hướng cộng tác có ý nghĩa quan trọng nhằm pháttriển năng lực xã hội
Trong dạy học Vật lí, các phương pháp và hình thức dạy học thường được sửdụng trong việc phát triển năng lực chung và năng lực chuyên biệt môn Vật lí có thểnêu ra ở đây như:
- Dạy học theo phương pháp “Phát hiện và giải quyết vấn đề”;
- Dạy học theo phương pháp “Dựa trên vấn đề”;
- Dạy học theo phương pháp “Bàn tay nặn bột”;
- Dạy học dựa trên tìm tòi, khám phá khoa học;
- Dạy học nghiên cứu tình huống;
- Dạy học ngoại khóa;
1.3 Tổ chức hoạt động dạy học Vật lí ở trường trung học phổ thông
Giai đoạn 1: Chuẩn bị lên lớp
a Giáo viên
Dạy học là một công việc đòi hỏi GV phải sáng tạo, đồng thời cũng phải làmviệc một cách khoa học Những yếu tố chủ quan như tình cảm nghề nghiệp, ý thức
Trang 28trách nhiệm, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, Những yếu tố khách quan như tàiliệu học, trình độ học sinh, thiết bị dạy học, thời gian học, Những yếu tố kháchquan có khi biết trước, có khi xuất hiện ngay trong quá trình dạy học, không lườngtrước được Bởi vậy, việc chuẩn bị lên lớp một cách tỉ mỉ và chu đáo là bước bắtbuộc đối với một người GV.
Hai nội dung mà GV cần chuẩn bị trước khi lên lớp bao gồm:
- Chuẩn bị cho cả năm học hoặc từng học kỳ của môn học;
- Chuẩn bị cho mỗi bài học (giáo án của mỗi bài học)
* Chuẩn bị cho cả năm học hoặc từng học kỳ của môn học
- GV phân phối thời gian cho từng phần, từng chương, từng bài Quy định thờigian dành cho các hình thức dạy học (lý thuyết, luyện tập, thực hành, hoạt độngngoại khóa, kiểm tra, đánh giá, )
- Sau khi nghiên cứu chương trình, nội dung tài liệu học tập, GV có thể lựa chọnphương pháp, phương tiện dạy học và những hình thức dạy học thích hợp cho từngbài học
- Liệt kê những trang thiết bị dạy học sẵn có và những trang thiết bị cần thiếthoặc sẽ được bổ sung trong năm hoặc từng học kỳ nhằm đưa ra phương án dạy họcthích hợp
- Những điều chỉnh trong năm học theo chỉ thị của Bộ Giáo dục và Đào tạo hayhướng dẫn của các cấp quản lí giáo dục ở địa phương
* Chuẩn bị cho mỗi bài học (giáo án của mỗi bài học)
Việc chuẩn bị cho mỗi bài học bao gồm các bước:
- Nghiên cứu nội dung sách giáo khoa hiện hành;
- Soạn giáo án;
- Chuẩn bị tư liệu trước khi lên lớp
b Học sinh
HS cần chuẩn bị lên kế hoạch dài hạn cho các môn học của cả năm học và chuẩn
bị trước khi lên lớp:
- HS phân chia thời gian học hợp lý cho từng môn học trong suốt năm học hoặctrong học kì Ngoài ra HS cũng cần chuẩn bị các dụng cụ, tư liệu học tập cần thiết
- Trước khi lên lớp HS cần học bài cũ, chuẩn bị kỹ lưỡng cho bài mới
Trang 29Giai đoạn 2: Lên lớp
Cấu trúc của bài lên lớp sẽ gồm những hoạt động của GV và HS, được sắp xếptheo một trình tự hợp lí đảm bảo cho HS hoạt động có hiệu quả nhằm chiếm lĩnhkiến thức, phát triển năng lực và hình thành thái độ, đạo đức Mỗi bài học lại cónhững mục tiêu khác nhau, mỗi mục tiêu ứng với một nội dung cụ thể, phải sử dụngnhững phương tiện dạy học phù hợp, những phương pháp dạy học cụ thể với từngđối tượng HS Quá trình thực hiện luôn đảm bảo sự thống nhất giữa mục tiêu, nộidung bài học và phương pháp dạy học
Trong điều kiện cơ sở vật chất, phương tiện dạy học xác định, với mỗi mục tiêu,mỗi nội dung dạy học ứng với mỗi đối tượng khác nhau thì bài lên lớp phải có cấutrúc riêng phù hợp Tuy khó có thể đề ra một cấu trúc chung, nhưng vì HS hoạtđộng trong một tập thể lớp xác định, phải thực hiện những mục đích chung trongmột thời gian xác định nên vẫn có thể nêu ra một số hành động điển hình phải thựchiện trong mỗi bài Thông thường, bài lên lớp có cấu trúc như sau:
1 Tổ chức lớp học;
2 Xây dựng tình huống có vấn đề, giao nhiệm vụ cho HS;
3 Giải quyết vấn đề, hình thành kiến thức mới ở HS;
4 Khái quát hóa, hệ thống hóa kiến thức;
5 Củng cố kiến thức;
6 Kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động dạy và hoạt động học;
7 Giao và hướng dẫn bài làm về nhà
Giai đoạn 3: Sau khi lên lớp
a Giáo viên
GV sau khi thực hiện bài lên lớp cần phải tự đánh giá được
- Chất lượng của việc tích cực hóa tri thức, kỹ năng, kỹ xảo;
- Chất lượng các năng lực của học sinh được hình thành trong quá trình dạy học;
- Chất lượng khái quát hóa và hệ thống hóa tri thức, kỹ năng, kỹ xảo;
- Chất lượng ra bài về nhà và hướng dẫn học sinh tự học,…
Sau khi tự phân tích và đánh giá tiết học, GV cần rút ra những kinh nghiệm, ghichép lại những điểm cần chú ý nhằm giúp tiết học sau diễn ra tốt hơn
Trang 30b Học sinh
HS hoàn thành các nhiệm vụ được giao ở lớp, củng cố kiến thức đã được học,luyện tập nâng cao kỹ năng, kỹ xảo Đồng thời HS phải đào sâu tìm hiểu, nghiêncứu áp dụng kiến thức đã học vào thực tiễn đời sống hàng ngày
1.4 Quy trình tổ chức hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực chuyên biệt môn Vật lí cho học sinh
Căn cứ vào mục tiêu của việc phát triển năng lực chuyên biệt cho HS trong dạyhọc Vật lí có thể xây dựng quy trình tổ chức phát triển năng lực chuyên biệt mônVật lí cho học sinh gồm 5 bước sau:
Bước 1: Xác định các năng lực và mục tiêu cần đạt của năng lực
Dựa vào mục tiêu và nội dung của từng bài học GV đưa ra các năng lực cụ thể
mà HS cần đạt được trong quá trình dạy học Giáo viên cần nêu cho các em biếtđược các năng lực cần thiết để các em có định hướng trong quá trình hoạt động
Bước 2: Xác định phương pháp và hình thức tổ chức dạy học
Các phương pháp dạy học thường được sử dụng trong trường phổ thông hiệnnay như: Dạy học dựa trên vấn đề, dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề, dạy họcdựa trên tìm tòi khám phá,
Sau khi lên lớp
Chuẩn bị lên lớp Lên lớp
Trang 31Các hình thức dạy học được áp dụng trong việc tổ chức dạy học theo hướng pháttriển năng lực học sinh có thể nêu ra ở đây là: Dạy học phân hóa, dạy học dự án,dạy học theo trạm, góc, dạy học theo tình huống,
Vì vậy tùy theo yêu cầu của bài học thì GV lựa chọn các phương pháp và hìnhthức dạy học phù hợp
Bước 3: Lập kế hoạch dạy học
Lập kế hoạch dạy học có một vai trò đặc biệt quan trọng, bởi nó giúp giáo viênquản lý thời gian dành cho mỗi đơn vị bài học được tốt hơn Lập kế hoạch bài họctheo hướng dạy học tích cực giúp cho giờ học phát huy được tính tự giác, chủ động,sáng tạo của cả giáo viên và học sinh Dạy và học tích cực đòi hỏi người giáo viênphải đóng vai trò là người thiết kế, tổ chức, hướng dẫn các hoạt động độc lập hoặctheo nhóm nhỏ để học sinh tự lực chiếm lĩnh nội dung học tập, chủ động đạt đượccác mục tiêu kiến thức, kỹ năng, thái độ theo yêu cầu của chương trình
Bước 4: Tổ chức hoạt động dạy học
Việc tổ chức hoạt động dạy học nhằm triển khai kế hoạch đã được lập trước đó, yêucầu GV chuẩn bị trước khi tiến hành, đồng thời có những bước điều chỉnh phù hợp trongquá trình thực hiện nhằm hướng tới hoàn thành đúng mục tiêu của bài dạy học
Những năng lực HS có thể đạt được trong các giai đoạn sau
Giai đoạn 1: Chuẩn bị lên lớp
C1: Xác định được trình độ hiện có về kiến thức, kỹ năng, thái độ của cá nhântrong học tập vật lí;
C2: Lập kế hoạch và thực hiện được kế hoạch, điều chỉnh kế hoạch học tập vật línhằm nâng cao trình độ bản thân
Giai đoạn 2: Lên lớp
1 Tổ chức lớp học
2 Xây dựng tình huống có vấn đề, giao nhiệm vụ cho HS
K1: Trình bày được kiến thức về các hiện tượng, đại lượng, định luật, nguyên lívật lí cơ bản, các phép đo, các hằng số vật lí;
K2: Trình bày được mối quan hệ giữa các kiến thức vật lí;
P1: Đặt ra những câu hỏi về một sự kiện vật lí;
P3: Thu thập, đánh giá, lựa chọn và xử lí thông tin từ các nguồn khác nhau đểgiải quyết vấn đề trong học tập vật lí;
Trang 32P4: Vận dụng sự tương tự và các mô hình để xây dựng kiến thức vật lí;
X1: Trao đổi kiến thức và ứng dụng vật lí bằng ngôn ngữ vật lí và các cách diễn
tả đặc thù của vật lí;
X2: Phân biệt được những mô tả các hiện tượng tự nhiên bằng ngôn ngữ đờisống và ngôn ngữ vật lí (chuyên ngành);
X3: Lựa chọn, đánh giá được các nguồn thông tin khác nhau;
X4: Mô tả được cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của các thiết bị kỹ thuật, côngnghệ,…;
X8: Tham gia hoạt động nhóm trong học tập vật lí
3 Giải quyết vấn đề, hình thành kiến thức mới ở HS
K1: Trình bày được kiến thức về các hiện tượng, đại lượng, định luật, nguyên lívật lí cơ bản, các phép đo, các hằng số vật lí;
K2: Trình bày được mối quan hệ giữa các kiến thức vật lí;
K3: Sử dụng được kiến thức vật lí để thực hiện các nhiệm vụ học tập;
K4: Vận dụng (giải thích, dự đoán, tính toán, đề ra giải pháp, đánh giá giải pháp,
…) kiến thức vật lí vào các tình huống thực tiễn;
P2: Mô tả được các hiện tượng tự nhiên bằng ngôn ngữ vật lí và chỉ ra các quyluật vật lí trong hiện tượng đó;
P3: Thu thập, đánh giá, lựa chọn và xử lí thông tin từ các nguồn khác nhau đểgiải quyết vấn đề trong học tập vật lí;
P4: Vận dụng sự tương tự và các mô hình để xây dựng kiến thức vật lí;
P5: Lựa chọn và sử dụng các công cụ toán học phù hợp trong học tập vật lí;P6: Chỉ ra được điều kiện lí tưởng của hiện tượng vật lí;
P7: Đề xuất được giả thuyết; suy ra các hệ quả có thể kiểm tra được;
P8: Xác định mục đích, đề xuất phương án, lắp ráp, tiến hành xử lí kết quả thínghiệm và rút ra nhận xét;
P9: Biện luận tính đúng đắn của kết quả thí nghiệm và tính đúng đắn của các kếtluận được khái quát hóa từ kết quả thí nghiệm này;
X1: Trao đổi kiến thức và ứng dụng vật lí bằng ngôn ngữ vật lí và các cách diễn
tả đặc thù của vật lí;
X2: Phân biệt được những mô tả các hiện tượng tự nhiên bằng ngôn ngữ đờisống và ngôn ngữ vật lí (chuyên ngành);
Trang 33X3: Lựa chọn, đánh giá được các nguồn thông tin khác nhau;
X4: Mô tả được cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của các thiết bị kỹ thuật, côngnghệ,…;
X5: Ghi lại được các kết quả từ các hoạt động học tập vật lí của mình (nghegiảng, tìm kiếm thông tin, thí nghiệm, làm việc nhóm,…);
X6: Trình bày các kết quả từ các hoạt động học tập vật lí của mình (nghe giảng,tìm kiếm thông tin, thí nghiệm, làm việc nhóm,…) một cách phù hợp;
X7: Thảo luận được kết quả công việc của mình và những vấn đề liên quan dướigóc nhìn vật lí;
X8: Tham gia hoạt động nhóm trong học tập vật lí;
C3: Chỉ ra được vai trò (cơ hội) và hạn chế của các quan điểm vật lí đối với cáctrường hợp cụ thể trong môn Vật lí và ngoài môn Vật lí;
C4: So sánh và đánh giá được - dưới khía cạnh vật lí - các giải pháp kỹ thuậtkhác nhau về mặt kinh tế, xã hội và môi trường;
C5: Sử dụng được kiến thức vật lí để đánh giá và cảnh báo mức độ an toàn củathí nghiệm, của các vấn đề trong cuộc sống và các công nghệ hiện đại
4 Khái quát hóa, hệ thống hóa kiến thức
K1: Trình bày được kiến thức về các hiện tượng, đại lượng, định luật, nguyên lívật lí cơ bản, các phép đo, các hằng số vật lí;
K2: Trình bày được mối quan hệ giữa các kiến thức vật lí;
P2: Mô tả được các hiện tượng tự nhiên bằng ngôn ngữ vật lí và chỉ ra các quyluật vật lí trong hiện tượng đó;
X1: Trao đổi kiến thức và ứng dụng vật lí bằng ngôn ngữ vật lí và các cách diễn
tả đặc thù của vật lí;
X2: Phân biệt được những mô tả các hiện tượng tự nhiên bằng ngôn ngữ đờisống và ngôn ngữ vật lí (chuyên ngành);
X3: Lựa chọn, đánh giá được các nguồn thông tin khác nhau;
X4: Mô tả được cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của các thiết bị kỹ thuật, côngnghệ,…;
X5: Ghi lại được các kết quả từ các hoạt động học tập vật lí của mình (nghegiảng, tìm kiếm thông tin, thí nghiệm, làm việc nhóm,…);
Trang 34X6: Trình bày các kết quả từ các hoạt động học tập vật lí của mình (nghe giảng,tìm kiếm thông tin, thí nghiệm, làm việc nhóm,…) một cách phù hợp;
X7: Thảo luận được kết quả công việc của mình và những vấn đề liên quan dướigóc nhìn vật lí;
X8: Tham gia hoạt động nhóm trong học tập vật lí;
C3: Chỉ ra được vai trò (cơ hội) và hạn chế của các quan điểm vật lí đối với cáctrường hợp cụ thể trong môn Vật lí và ngoài môn Vật lí;
C4: So sánh và đánh giá được - dưới khía cạnh vật lí - các giải pháp kỹ thuậtkhác nhau về mặt kinh tế, xã hội và môi trường;
C5: Sử dụng được kiến thức vật lí để đánh giá và cảnh báo mức độ an toàn củathí nghiệm, của các vấn đề trong cuộc sống và các công nghệ hiện đại;
C6: Nhận ra được ảnh hưởng của vật lí lên các mối quan hệ xã hội và lịch sử
5 Củng cố kiến thức
K1: Trình bày được kiến thức về các hiện tượng, đại lượng, định luật, nguyên lívật lí cơ bản, các phép đo, các hằng số vật lí;
K2: Trình bày được mối quan hệ giữa các kiến thức vật lí;
K3: Sử dụng được kiến thức vật lí để thực hiện các nhiệm vụ học tập;
K4: Vận dụng (giải thích, dự đoán, tính toán, đề ra giải pháp, đánh giá giải pháp,
…) kiến thức vật lí vào các tình huống thực tiễn;
P2: Mô tả được các hiện tượng tự nhiên bằng ngôn ngữ vật lí và chỉ ra các quyluật vật lí trong hiện tượng đó;
P5: Lựa chọn và sử dụng các công cụ toán học phù hợp trong học tập vật lí;P6: Chỉ ra được điều kiện lí tưởng của hiện tượng vật lí;
X1: Trao đổi kiến thức và ứng dụng vật lí bằng ngôn ngữ vật lí và các cách diễn
tả đặc thù của vật lí;
X2: Phân biệt được những mô tả các hiện tượng tự nhiên bằng ngôn ngữ đờisống và ngôn ngữ vật lí (chuyên ngành);
X3: Lựa chọn, đánh giá được các nguồn thông tin khác nhau;
X4: Mô tả được cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của các thiết bị kỹ thuật, côngnghệ,…;
X5: Ghi lại được các kết quả từ các hoạt động học tập vật lí của mình (nghegiảng, tìm kiếm thông tin, thí nghiệm, làm việc nhóm,…);
Trang 35X6: Trình bày các kết quả từ các hoạt động học tập vật lí của mình (nghe giảng,tìm kiếm thông tin, thí nghiệm, làm việc nhóm,…) một cách phù hợp;
X7: Thảo luận được kết quả công việc của mình và những vấn đề liên quan dướigóc nhìn vật lí;
X8: Tham gia hoạt động nhóm trong học tập vật lí;
C1: Xác định được trình độ hiện có về kiến thức, kỹ năng, thái độ của cá nhântrong học tập vật lí;
C3: Chỉ ra được vai trò (cơ hội) và hạn chế của các quan điểm vật lí đối với cáctrường hợp cụ thể trong môn Vật lí và ngoài môn Vật lí;
C4: So sánh và đánh giá được - dưới khía cạnh vật lí - các giải pháp kỹ thuậtkhác nhau về mặt kinh tế, xã hội và môi trường;
C5: Sử dụng được kiến thức vật lí để đánh giá và cảnh báo mức độ an toàn củathí nghiệm, của các vấn đề trong cuộc sống và các công nghệ hiện đại;
C6: Nhận ra được ảnh hưởng của vật lí lên các mối quan hệ xã hội và lịch sử
6 Kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động dạy và hoạt động học
K1: Trình bày được kiến thức về các hiện tượng, đại lượng, định luật, nguyên lívật lí cơ bản, các phép đo, các hằng số vật lí;
K2: Trình bày được mối quan hệ giữa các kiến thức vật lí;
K3: Sử dụng được kiến thức vật lí để thực hiện các nhiệm vụ học tập;
K4: Vận dụng (giải thích, dự đoán, tính toán, đề ra giải pháp, đánh giá giải pháp,
…) kiến thức vật lí vào các tình huống thực tiễn;
P1: Đặt ra những câu hỏi về một sự kiện vật lí;
P2: Mô tả được các hiện tượng tự nhiên bằng ngôn ngữ vật lí và chỉ ra các quyluật vật lí trong hiện tượng đó;
P3: Thu thập, đánh giá, lựa chọn và xử lí thông tin từ các nguồn khác nhau đểgiải quyết vấn đề trong học tập vật lí;
P4: Vận dụng sự tương tự và các mô hình để xây dựng kiến thức vật lí;
P5: Lựa chọn và sử dụng các công cụ toán học phù hợp trong học tập vật lí;P6: Chỉ ra được điều kiện lí tưởng của hiện tượng vật lí;
P7: Đề xuất được giả thuyết; suy ra các hệ quả có thể kiểm tra được;
P8: Xác định mục đích, đề xuất phương án, lắp ráp, tiến hành xử lí kết quả thínghiệm và rút ra nhận xét;
Trang 36P9: Biện luận tính đúng đắn của kết quả thí nghiệm và tính đúng đắn của các kếtluận được khái quát hóa từ kết quả thí nghiệm này;
X1: Trao đổi kiến thức và ứng dụng vật lí bằng ngôn ngữ vật lí và các cách diễn
tả đặc thù của vật lí;
X2: Phân biệt được những mô tả các hiện tượng tự nhiên bằng ngôn ngữ đờisống và ngôn ngữ vật lí (chuyên ngành);
X3: Lựa chọn, đánh giá được các nguồn thông tin khác nhau;
X4: Mô tả được cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của các thiết bị kỹ thuật, côngnghệ,…;
X5: Ghi lại được các kết quả từ các hoạt động học tập vật lí của mình (nghegiảng, tìm kiếm thông tin, thí nghiệm, làm việc nhóm,…);
X6: Trình bày các kết quả từ các hoạt động học tập vật lí của mình (nghe giảng,tìm kiếm thông tin, thí nghiệm, làm việc nhóm,…) một cách phù hợp;
X7: Thảo luận được kết quả công việc của mình và những vấn đề liên quan dướigóc nhìn vật lí;
X8: Tham gia hoạt động nhóm trong học tập vật lí;
C1: Xác định được trình độ hiện có về kiến thức, kỹ năng, thái độ của cá nhântrong học tập vật lí;
C3: Chỉ ra được vai trò (cơ hội) và hạn chế của các quan điểm vật lí đối với cáctrường hợp cụ thể trong môn Vật lí và ngoài môn Vật lí;
C4: So sánh và đánh giá được - dưới khía cạnh vật lí - các giải pháp kỹ thuậtkhác nhau về mặt kinh tế, xã hội và môi trường;
C5: Sử dụng được kiến thức vật lí để đánh giá và cảnh báo mức độ an toàn củathí nghiệm, của các vấn đề trong cuộc sống và các công nghệ hiện đại;
C6: Nhận ra được ảnh hưởng của vật lí lên các mối quan hệ xã hội và lịch sử
Giai đoạn 3: Sau khi lên lớp
K1: Trình bày được kiến thức về các hiện tượng, đại lượng, định luật, nguyên lívật lí cơ bản, các phép đo, các hằng số vật lí;
K2: Trình bày được mối quan hệ giữa các kiến thức vật lí;
K3: Sử dụng được kiến thức vật lí để thực hiện các nhiệm vụ học tập;
K4: Vận dụng (giải thích, dự đoán, tính toán, đề ra giải pháp, đánh giá giải pháp,
…) kiến thức vật lí vào các tình huống thực tiễn;
Trang 37P1: Đặt ra những câu hỏi về một sự kiện vật lí;
P2: Mô tả được các hiện tượng tự nhiên bằng ngôn ngữ vật lí và chỉ ra các quyluật vật lí trong hiện tượng đó;
P3: Thu thập, đánh giá, lựa chọn và xử lí thông tin từ các nguồn khác nhau đểgiải quyết vấn đề trong học tập vật lí;
P4: Vận dụng sự tương tự và các mô hình để xây dựng kiến thức vật lí;
P5: Lựa chọn và sử dụng các công cụ toán học phù hợp trong học tập vật lí;P6: Chỉ ra được điều kiện lí tưởng của hiện tượng vật lí;
P7: Đề xuất được giả thuyết; suy ra các hệ quả có thể kiểm tra được;
P8: Xác định mục đích, đề xuất phương án, lắp ráp, tiến hành xử lí kết quả thínghiệm và rút ra nhận xét;
P9: Biện luận tính đúng đắn của kết quả thí nghiệm và tính đúng đắn của các kếtluận được khái quát hóa từ kết quả thí nghiệm này;
X1: Trao đổi kiến thức và ứng dụng vật lí bằng ngôn ngữ vật lí và các cách diễn
tả đặc thù của vật lí;
X2: Phân biệt được những mô tả các hiện tượng tự nhiên bằng ngôn ngữ đờisống và ngôn ngữ vật lí (chuyên ngành);
X3: Lựa chọn, đánh giá được các nguồn thông tin khác nhau;
X4: Mô tả được cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của các thiết bị kỹ thuật, côngnghệ,…;
X5: Ghi lại được các kết quả từ các hoạt động học tập vật lí của mình (nghegiảng, tìm kiếm thông tin, thí nghiệm, làm việc nhóm,…);
X6: Trình bày các kết quả từ các hoạt động học tập vật lí của mình (nghe giảng,tìm kiếm thông tin, thí nghiệm, làm việc nhóm,…) một cách phù hợp;
X7: Thảo luận được kết quả công việc của mình và những vấn đề liên quan dướigóc nhìn vật lí;
X8: Tham gia hoạt động nhóm trong học tập vật lí;
C1: Xác định được trình độ hiện có về kiến thức, kỹ năng, thái độ của cá nhântrong học tập vật lí;
C2: Lập kế hoạch và thực hiện được kế hoạch, điều chỉnh kế hoạch học tập vật línhằm nâng cao trình độ bản thân;
Trang 38C3: Chỉ ra được vai trò (cơ hội) và hạn chế của các quan điểm vật lí đối với cáctrường hợp cụ thể trong môn Vật lí và ngoài môn Vật lí;
C4: So sánh và đánh giá được - dưới khía cạnh vật lí - các giải pháp kỹ thuậtkhác nhau về mặt kinh tế, xã hội và môi trường;
C5: Sử dụng được kiến thức vật lí để đánh giá và cảnh báo mức độ an toàn củathí nghiệm, của các vấn đề trong cuộc sống và các công nghệ hiện đại;
C6: Nhận ra được ảnh hưởng của vật lí lên các mối quan hệ xã hội và lịch sử
Bước 5: Kiểm tra, đánh giá quá trình thực hiện
Kiểm tra đánh giá nhằm mục đích giúp HS biết mình tiến bộ đến đâu trong quátrình học tập, HS sẽ nhận ra mình còn thiếu sót kiến thức hay kỹ năng nào để khắcphục Việc kiểm tra đánh giá sẽ diễn ra trong suốt quá trình dạy học Ngoài việc GV
là người nắm rõ kỹ thuật đánh giá, HS cũng cần biết cách thức đánh giá của GV,biết đánh giá lẫn nhau và tự đánh giá chính bản thân mình từ đó đưa ra những điềuchỉnh phù hợp Như vậy mới có thể hình thành năng lực của HS
Sau khi kết thúc một giai đoạn dạy học thì GV tổ chức kiểm tra, đánh giá để biếtđược HS đã làm chủ được những kiến thức, kỹ năng ở phần nào và phần nào cònchưa nắm được; từ đó có những điều chỉnh phù hợp cho giai đoạn dạy học tiếp theo.Mục tiêu của kiểm tra, đánh giá là:
- Công khai hóa nhận định về năng lực và kết quả học tập của mỗi HS, nhóm HS
và tập thể lớp, tạo cơ hội cho HS phát triển kỹ năng tự đánh giá, giúp HS nhận ra sựtiến bộ của mình, khuyến khích động viên việc học tập
- Giúp cho GV có cơ sở thực tế để nhận ra những điểm mạnh và điểm yếu củamình, tự hoàn thiện hoạt động dạy, phấn đấu không ngừng nâng cao chất lượng vàhiệu quả dạy học
1.5 Một số thuận lợi, khó khăn trong việc phát triển năng lực chuyên biệt cho học sinh
1.5.1 Thuận lợi
Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo
dục và đào tạo xác định “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ các yếu tố cơ bản của
giáo dục, đào tạo theo hướng coi trọng phát triển phẩm chất, năng lực của người học”;
“Tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, năng lực công dân,
Trang 39phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho HS Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lý tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực và kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn Phát triển khả năng sáng tạo, tự học, khuyến khích học tập suốt đời”.
Theo tinh thần đó, các yếu tố của quá trình giáo dục trong nhà trường trung học đượctiếp cận theo hướng đổi mới Giáo viên có ý thức hơn trong việc bồi dưỡng năng lực bảnthân để đáp ứng được yêu cầu của chương trình mới
Hiện nay đã có một số trường ĐH bắt đầu thực hiện đổi mới tuyển sinh đại học, sauđại học theo hướng đánh giá năng lực Được Bộ Giáo dục và Đào tạo giao nhiệm vụnghiên cứu và thí điểm đổi mới kiểm tra đánh giá, năm 2015, Đại học Quốc gia Hà Nộilần đầu tiên tổ chức kỳ thi đánh giá năng lực Thông qua việc lấy ý kiến phản hồi từ họcsinh, sinh viên, học viên sau đại học, các chuyên gia trong nước cũng như nước ngoài thìđây là phương án tiếp cận tiên tiến, hiện đại tiếp nhận được những ưu điểm của các bàithi đánh giá năng lực của Hoa Kỳ như SAT, ACT, phù hợp với thông lệ quốc tế và xuhướng đổi mới của giáo dục phổ thông ở Việt Nam
Dạy học theo định hướng phát triển năng lực giúp HS tăng tính độc lập, chủ động,sáng tạo và phát triển tư duy Cách học này còn phát triển được năng lực riêng củatừng học sinh không chỉ về trí tuệ, hệ thống hóa kiến thức (huy động những điều đãhọc trước đó để chọn lọc các ý để ghi) mà còn là sự vận dụng kiến thức được học quasách vở vào cuộc sống Phương pháp có ưu điểm là phát huy tối đa tính sáng tạo của
HS, phát triển năng khiếu Tất cả những điều đó làm học sinh giảm áp lực trong họctập Dạy học theo định hướng phát triển năng lực sẽ dần dần hình thành cho HS tưduy mạch lạc, hiểu biết vấn đề một cách sâu sắc, có cách nhìn vấn đề một cách hệthống, khoa học
Hầu hết học sinh đều nhận thức được tầm quan trọng của việc phát triển năng lựcbản thân trong cuộc sống, điều đó tạo thuận lợi trong việc thực hiện công tác bồidưỡng năng lực cho các em
Lực lượng GV trẻ là những người am hiểu công nghệ thông tin, năng động, sángtạo Điều đó giúp dễ dàng trong việc triển khai nắm bắt những phương pháp, nộidung mới
Trang 40Dạy học phát triển năng lực gắn liền với dạy học tích hợp liên môn, vì vậy trong
lộ trình đổi mới đồng bộ phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá ở các trườngphổ thông theo định hướng phát triển năng lực của học sinh trên tinh thần Nghịquyết 29 - NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, năm học mới
2014 - 2015, Bộ giáo dục và đào tạo chỉ đạo các cơ sở giáo dục khuyến khích giáoviên tổ chức dạy học theo hướng tích hợp liên môn Tuy nhiên thực tế chương trìnhhọc hiện nay phần lớn vẫn theo nội dung cũ, chưa có sự đổi mới theo hướng tíchhợp dẫn đến hạn chế trong việc triển khai tổ chức hoạt động dạy học theo địnhhướng phát triển năng lực học sinh
Một trong những vấn đề khó khăn nhất hiện nay đó là cách tiếp cận vấn đề của
cả giáo viên và học sinh Trong nhiều trường thuộc nhiều cấp học, đội ngũ giáo viênlớn tuổi chiếm tỉ lệ tương đối cao, phần lớn trong số họ vẫn quan niệm rằng cáchdạy truyền thống theo hướng truyền thụ kiến thức vẫn mang lại hiệu quả tích cực,học sinh vẫn hứng thú và làm bài đạt điểm cao Điều đó làm ảnh hưởng không nhỏtới chất lượng dạy học, cũng như việc phát triển năng lực học sinh Một phần doảnh hưởng từ cách đào tạo trước đây, lấy giáo viên làm trung tâm, học sinh là ngườinhận kiến thức thụ động Vì vậy, cần có thời gian để đổi mới tư duy cũng như tiếpnhận việc đổi mới phương pháp dạy và học như hiện nay
Công tác đổi mới phương pháp ở nhiều trường học còn thiếu sự giám sát, nhắcnhở từ các cấp lãnh đạo Bởi vậy nên nhiều giáo viên chỉ thực hiện đổi mới theohình thức, mang tính chất đối phó Ðiều này chỉ được khắc phục khi có giáo viên dựgiờ, thao giảng hoặc tham gia các hội thi