1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Năng lực chung, năng lực chuyên biệt và vấn đề dạy học, kiểm tra - đánh giá theo định hướng phát triển năng lực

30 5K 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 30
Dung lượng 350,17 KB

Nội dung

Rudich, năng lực là tính chất tâm sinh lý của con người chi phối cácquá trình tiếp thu các kiến thức, kĩ năng và kĩ xảo cũng như hiệu quả thực hiện mộthoạt động nhất định.Gerard và Roegi

Trang 1

ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

Chuyên đề: Sử dụng kiểm tra đánh giá trong dạy học Sinh học theo định

hướng phát triển năng lực

CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC BỘ MÔN SINH HỌC

MÃ SỐ: 60.14.01.11

Cán bộ hướng dẫn khoa học Tên học viên: Trần Đình Nam

TS Văn Thị Thanh Nhung Lớp: LL&PP DHBMSH - K22

HUẾ - 2014

Trang 2

Mục lục

Mục lục 2

Phần 1: Đặt vấn đề 4

Phần 2: Nội dung 5

2.1 Kỹ năng và kỹ năng tư duy: 5

2.1.1 Kỹ năng: 5

2.1.2 Các kỹ năng tư duy 6

2.1.2.1 Kỹ năng quan sát 6

2.1.2.2 Kỹ năng phân tích – tổng hợp 8

2.1.2.3 Kỹ năng so sánh 8

2.1.2.4 Kỹ năng khái quát hóa 9

2.1.2.5 Kỹ năng suy luận 9

2.2 Năng lực 10

2.2.1 Khái niệm: 10

2.2.2 Phân loại 12

2.2.2.1 Năng lực chung 12

2.2.2.2 Năng lực chuyên biệt 16

2.2.2.2.1 Năng lực chuyên biệt trong giáo dục 16

2.2.2.2.2 Năng lực chuyên biệt của môn Sinh học 17

2.2.2.2.2.1 Tri thức về sinh học (Biology knowledge): 17

2.2.2.2.2.2 Năng lực nghiên cứu: 17

2.2.2.2.2.3 Năng lực thực địa: 18

2.2.2.2.2.4 Năng lực thực hiện trong phòng thí nghiệm: 18

2.3 Mối quan hệ giữa năng lực với kiến thức, kỹ năng và thái độ 19

Trang 3

2.4 Chương trình theo định hướng phát triển năng lực và ưu điểm của nó 20

2.5 Phát triển năng lực thông qua dạy học bộ môn Sinh học: 22

2.6 Đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực ở trường Trung học 23

2.6.1 Định hướng đổi mới phương pháp dạy học: 23

2.6.2 Phương pháp thuyết trình seminar – một phương pháp dạy học tích cực theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh 24

2.6.2.1 Vài nét về phương pháp thuyết trình seminar: 24

2.6.2.2 Phương pháp thuyết trình seminar - một phương pháp dạy học tích cực và theo định hướng phát triển năng lực 25

2.7 Kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển năng lực 26

2.8 Một số yêu cầu đối với kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh 29

Phần 3: Kết luận 30

Tài liệu tham khảo 31

Trang 4

Phần 1: Đặt vấn đề

Thực hiện mục tiêu phát triển toàn diện các phẩm chất nhân cách, chú trọngnăng lực vận dụng tri thức trong những tình huống thực tiễn nhằm chuẩn bị cho conngười năng lực giải quyết các tình huống của cuộc sống và nghề nghiệp, giáo dục địnhhướng năng lực nhằm đảm bảo chất lượng đầu ra của việc dạy học đã và đang đượcquan tâm trong bối cảnh hiện nay Chương trình giáo dục định hướng phát triển nănglực (định hướng phát triển năng lực) còn gọi là dạy học định hướng kết quả đầu rađược bàn đến nhiều từ những năm 90 của thế kỷ 20 và ngày nay đã trở thành xuhướng giáo dục quốc tế Chương trình này nhấn mạnh vai trò của người học với tưcách chủ thể của quá trình nhận thức

Khác với chương trình định hướng nội dung, chương trình dạy học định hướngphát triển năng lực tập trung vào việc mô tả chất lượng đầu ra, có thể coi là ”sản phẩmcuối cùng” của quá trình dạy học Việc quản lý chất lượng dạy học chuyển từ việcđiều khiển “đầu vào” sang điều khiển “đầu ra”, tức là kết quả học tập của HS

Vậy năng lực là gì và vì sao chúng ta phải định hướng phát triển năng lực chongười học trong những lĩnh vực cụ thể, chúng tôi sẽ đề cập trong tiểu luận này

Trang 5

Theo hướng này, tác giả Đặng Thành Hưng có định nghĩa,”kỹ năng là mộtdạng hành động được thực hiện tự giác dựa trên tri thức về công việc, khả năng vậnđộng và những điều kiện sinh học – tâm lý khác nhau của cá nhân như nhu cầu, tìnhcảm, ý chí, tính tích cực cá nhân để đạt được kết quả theo mục đích hay tiêu chí đãđịnh hoặc mức độ thành công theo chuẩn hay quy định” [ 1 ]

Quan niệm thứ hai coi kỹ năng không đơn thuần là mặt kỹ thuật của hành động

mà còn là một biểu hiện năng lực của con người, tức là khả năng con người tiến hànhcông việc có kết quả trong những điều kiện cụ thể Đại diện cho quan niệm này cóN.Đ.Lêvitốp, K.K Platônốp, A.V Pêtrôpxki, F.K Kharlamốp Kỹ năng theo quanniệm này vừa có tính ổn định, lại vừa có tính mềm dẻo, tính linh hoạt và tính mụcđích

Trong Lí luận dạy học, kỹ năng được một số tác giả định nghĩa như sau:

- Theo Nguyễn Đức Trí, ”Kỹ năng là khả năng của con người thực hiện mộtcách có hiệu quả một công việc nào đó để đạt được mục đích đã xác định bằng cáchlựa chọn và áp dụng những cách thức hành động phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh vàphương tiện nhất định” [3]

- Theo Nguyễn Thị Thanh, ”Kỹ năng là việc thực hiện có kết quả các hành

Trang 6

một cách hợp lý, linh hoạt vào các tình huống khác nhau để đạt được mục tiêu đã xácđịnh.” [5]

Về mặt bản chất, các quan điểm về kỹ năng của các tác giả trên không mâuthuẫn với nhau Sự khác nhau nằm ở phạm vi định nghĩa kỹ năng rộng hay hẹp tùythuộc vào đối tượng thực hiện kỹ năng đó

Về cấu trúc của kỹ năng, hầu hết các tác giả đều xác định có ba yếu tố:

- Tri thức về phương thức thực hiện các thao tác, hành động và tri thức về đối tượng hành động

- Mục đích và nhiệm vụ mà hành động phải thực hiện

- Hệ thống các thao tác, các hành động và các phương tiện tương ứng.

Dựa trên các quan điểm trên, có thể rút ra một định nghĩa về kỹ năng như sau:

Kỹ năng khả năng vận dụng hợp lý, có hiệu quả những kiến thức, kinh nghiệm đượcgiáo dục hoặc tích lũy qua thời gian để giải quyết tốt một vấn đề đặt ra hoặc đạt đượcmục tiêu đã được xác định từ trước

Như vậy, kỹ năng chứa đựng trong nó cả tri thức về hành động, mục đích

hành động và thao tác hành động Tuỳ theo từng loại kỹ năng mà các thành phần

trên tham gia vào cấu trúc đó ở những mức độ khác nhau Có thể nói, kỹ năng chính làtiền đề của năng lực, năng lực là bước phát triển cao hơn so với kỹ năng, về vấn đềnày chúng tôi sẽ đề cập ở mục phần sau (Mối quan hệ giữa năng lực, kiến thức, kỹnăng và thái độ)

2.1.2 Các kỹ năng tư duy

2.1.2.1 Kỹ năng quan sát

Quan sát là phương pháp thu thập thông tin của nghiên cứu thực nghiệm thôngqua các tri giác như nghe, nhìn để thu nhận các thông tin từ thực tế xã hội nhắm đápứng mục tiêu nghiên cứu của đề tài

Ưu và nhược điểm của phương pháp quan sát:

- Ưu điểm: đạt được ấn tượng trực tiếp và sự thể hiện của cá nhân được quan

sát, trên cơ sở ấn tượng mà điều tra viên ghi chép lại thông tin

Trang 7

- Hạn chế: chỉ sử dụng cho các nghiên cứu với đối tượng chỉ xảy ra trong hiẹn

tại (quá khứ và tương lai không quan sát được) tính bao trùm của quan sát bị hạn chế

vì người quan sát không thể quan sát mẫu lớn hơn Đôi khi bị ảnh hưởng tính chủquan của người quan sát

+ Quan sát không chuẩn bị: là dạng quan sát trong đó chưa xác định được cácyếu tố mà đề tài nghiên cứu quan sát,

- Theo sự tham gia của người quan sát:

+ Quan sát có tham đự: điều tra viên tham gia nhóm đối tượng quan sát

+ Quan sát không tham dự: điều tra viên không tham gia vào nhóm đối tượngquan sát mà đứng ngoài để quan sát

- Theo mức độ công khai của người quan sát:

+ Quan sát công khai: người bị quan sát biết rõ mình đang bị quan sát, hoặcngười quan sát cho đối tượng biết mình là ai, mục đích công việc của mình

+ Quan sát không công khai người bị quan sát không biết rõ mình đang bị quansát, hoặc người quan sát không cho đối tượng biết mình là ai, đang làm gì

- Căn cứ vào số lần quan sát:

+ Quan sát một lần

+ Quan sát nhiều lần: có khả năng nhận thức lớn hơn nhiều

2.1.2.2 Kỹ năng phân tích – tổng hợp

Trang 8

Phân tích là sự phân chia trong tư duy 1 đối tượng hoặc hành động thành nhữngyếu, những dấu hiệu, những đặc tính.

Tùy theo mục đích mà giáo viên đề ra những yêu cầu phân tích khác nhau Tuynhiên có 4 vấn đề cần giải quyết:

- Xác định các yếu tố tạo thành đối tượng

- Tìm mối liên hệ giữa các yếu tố đó

- Xác định yếu tố trung tâm, yếu tố điều khiển

- Môi trường và điều kiện hoạt động

Tổng hợp là sự kết hợp trong tư duy những yếu tố thành phần đối tượng thành

1 chỉnh thể nhằm nhận thức sự vật hiện tượng 1 cách toàn vẹn

Phân tích – tổng hợp là 2 mặt của 1 quá trình tư duy thống nhất, liên hệ mậtthiết với nha Tổng hợp sơ bộ ban đầu cho ta ấn tượng chung về đối tượng, từ đó cóphương hướng để phân tích đối tượng, về sau sự tổng hợp đầy đủ hơn, cao hơn

Kỹ năng phân tích – tổng hợp có thể diễn đạt bằng sơ đồ, lời, bảng hệ thống,tranh sơ đồ

2.1.2.3 Kỹ năng so sánh

So sánh là sự phân tích đặc điểm giống và khác nhau giữa các đối tượng

Tùy vào mục đích mà khi so sánh nặng về tìm đặc điểm giống nhau hay khácnhau

Khi so sánh nên rèn luyện cho học sinh theo tuần tự các bước sau

- Nêu được định nghĩa đối tượng cần so sánh

- Phân tích đối tượng, tìm ra dấu hiệu bản chất của mỗi đối tượng cần so sánh

- Xác định những đặc điểm giống nhau

- Xác định những đặc điểm khác nhau

- Khái quát các dấu hiệu quan trọng (điểm giống nhau hoặc khác nhau cơ bản)

- Nêu rõ nguyên nhân giống và khác nhau đó (nếu được)

Trang 9

Qua sự so sánh, học sinh phân biệt, hệ thống hóa, củng cố các khái niệm đồngthời đây cũng là 1 thao tác tư duy giúp người học tìm ra cái mới

So sánh có thể đạt được bằng những hình thức như lời, bảng hệ thống, tranh –

sơ đồ, biểu đồ, sơ đồ logic

2.1.2.4 Kỹ năng khái quát hóa

Khái quát hóa là 1 học sinh trí tuệ cấp cao nhằm gom những đối tượng có cùngthuộc tính vào 1 nhóm là quá trình chuyên từ cái đơn nhất thành cái chung

Khái quát hóa giữ vai trò chủ yếu trong sự hình thành những khái niệm mới

Có các hình thức khái quát hóa sau:

- Khái quát hóa sơ bộ

- Khái quát hóa cục bộ

- Khái quát hóa chuyên đề

- Khái quát hóa tổng kết

- Kquát hóa liên môn

2.1.2.5 Kỹ năng suy luận

Suy luận là 1 hình thức của tư duy, nhờ đó rút ra phán đoán mời từ 1 hay nhiềuphán đoán trước đó theo 1 quy tắc logic

Có 3 yêu tố:

- Tiền đề: là phán đoán xuất phát

- Kết luận: là phán đoán mới

- Lập luận: cách thức logic để rút ra kết luận

Suy luận có 3 kiểu:

- Suy luận quy nạp

- Suy luận diễn dịch

- Suy luận loại suy

Trang 10

Năng lực

2.2.1 Khái niệm:

Có nhiều tác giả đưa ra khái niệm về năng lực

Theo P.A Rudich, năng lực là tính chất tâm sinh lý của con người chi phối cácquá trình tiếp thu các kiến thức, kĩ năng và kĩ xảo cũng như hiệu quả thực hiện mộthoạt động nhất định

Gerard và Roegiers (1993) đã coi năng lực là một tích hợp những kĩ năng chophép nhận biết một tình huống và đáp ứng với tình huống đó một cách tchs hợp vàmột cách tự nhiên

De Ketele (1995) cho rằng năng lực là một tập hợp trật tự các kĩ năng (các hoạtđộng) tác động lên một nội dung trong một loại tình huống cho trước để giải quyết cácvấn đề do tình huống này đặt ra

Xavier Roegiers (1996) quan niệm năng lực là một vấn đề tích hợp ở chỗ nóbao hàm cả những nội dung, những hoạt động cần thực hiện và những tình huốngtrong đó diễn ra các hoạt động cần thực hiện và những tình huống trong đó diễn ra cáchoạt động

Theo John Erpenbeck, năng lực được tri thức làm cơ sở, được sử dụng như khảnăng, được quy định bởi giá trị, được tăng cường qua kinh nghiệm và thực hiện hóaqua chủ định

Weitnert (2001), năng lực là những khả năng và kỉ xảo học được hoặc sẵn cócủa cá thể nhằm giải quyết các tình huống xác định, cũng như sự sẵn sang về động cơ,

xã hội…và khả năng vận dụng các cách giải quyết vấn đề một cách có trách nhiệm vàhiệu quả trong những tình huống linh hoạt

Nếu lấy dấu hiệu tố chất tâm lý để định nghĩa, thì năng lực được định nghĩanhư sau: năng lực là một thuộc tính tích hợp của nhân cách, là tổ hợp các đặc tính tâm

lý của cá nhân phù hợp với những yêu cầu của một hoạt động xác định, đảm bảo chohoạt động đó có kết quả tốt đẹp

Trang 11

Nếu lấy dấu hiệu về các yếu tố tạo thành khả năng hành động để định nghĩa ,thì năng lực được định nghĩa như sau: “ Năng lực là khả năng vận dụng những kiếnthức, kinh nghiệm, kỹ năng, thái độ và vận hành (kết nối) chúng mộ cách hợp lý vàothực hiện thành công nhiệm vụ hoặc giải quyết hiệu quả vấn đề đặt ra của cuộc sống”.Hay một quan niệm khác: “Năng lực là một tích hợp các kĩ năng (tập hợp trật tự các kĩnăng/hoạt động) cho phép nhận biết một tình huống và co sự đáp ứng tình huống đótương đối tự nhiên và thích hợp (sự tác động lên các nội dung trong một loại tìnhhuống cho trước có ý nghĩa đối với cá nhân để giải quyết vấn đề do tình huống này đặtra); thể hiện một năng lực là biết sử dụng các nội dung và các kỹ năng trong một tìnhhuống có ý nghĩa, có năng lực có nghĩa là làm được.

Tóm lại, dù diễn đạt cách nào cũng thấy năng lực có một số đặc điểm chung, cơbản là:

- Đề cập tới xu thế đạt được một kết quả nào đó của một công việc cụ thể, domột con người cụ thể thực hiện (năng lực học tập, năng lực tư duy, năng lực tự quản

lý bản thân,… Như vậy không tồn tại năng lực chung chung

- Có sự tác động của một tác nhân cụ thể tới một đối tượng cụ thể (kiến thức,quan hệ xã hội,…) để có một sản phẩm nhất định; do đó có thể phân biệt người nàyvới người khác

- Năng lực là một yếu tố cấu thành trong một hoạt động cụ thể Năng lực chỉtồn tại trong quá trình vận động, phát triển của một hoạt động cụ thể Vì thế, năng lựcvừa là mục tiêu, vừa là kết quả hoạt động, nó là điều kiện của hoạt động, nhưng cũngphát triển trong chính hoạt động đó Quá trình dạy học, giáo dục nhằm hình thành, rènluyện, phát triển năng lực ở cá nhân tất yếu phải đưa cá nhân tham gia vào hoạt động

Bản chất của năng lực là khả năng của chủ thể kết hợp một cách linh hoạt, có tổchức hợp lý các kiến thức, kĩ năng với thái độ, giá trị, động cơ, nhằm đáp ứng nhữngyêu cầu phức hợp của một hoạt động, bảo đảm cho hoạt động đó đạt kết quả tốt đẹptrong một bối cảnh (tình huống) nhất định Biểu hiện của năng lực là biết sử dụng cácnội dung và các kỹ năng trong một tình huống có ý nghĩa, chứ không ở tiếp thu lượngtri thức rời rạc

Trang 12

Như vậy có thể thấy dù cách phát biểu có khác nhau, nhưng các cách trên đềukhẳng định: Khi đề cập đến năng lực là phải nói đến năng lực thực hiện, là phải biết

và làm (Know – how), chứ không chỉ biết và hiểu (Know – what), tất nhiên hành độnglàm thực hiện ở đây phải gắn với ý thức và thái độ, phải có kiến thức và kỹ năng chứkhông phải làm một cách máy móc, mù quáng [8]

2.2.2 Phân loại

Tùy vào quan điểm và tiêu chí mà có nhiều cách phân loại năng lực khác nhau.Nhìn vào chương trình thiết kế theo hướng tiếp cận năng lực của các nước có thể chialàm hai loại chính là năng lực chung và năng lực chuyên biệt, trong đó, trong phạm vitiểu luận chúng tôi chỉ xin đề cập đến năng lực chuyên biệt trong giáo dục và bộ mônSinh học

2.2.2.1 Năng lực chung

Năng lực chung là những năng lực cơ bản, thiết yếu hoặc cốt lõi, làm nền tảngcho mọi hoạt động của con người trong cuộc sống và lao động nghề nghiệp như: nănglực nhận thức, năng lực trí tuệ, năng lực về ngôn ngữ và tính toán; năng lực giao tiếp,năng lực vận động,…Các năng lực này được hình thành và phát triển dựa trên bảnnăng di truyền của con người, quá trình giáo dục và trải nghiệm trong cuộc sống; đápứng yêu cầu của nhiều loại hình hoạt động khác nhau

Qua nghiên cứu, tham khảo kinh nghiệm các nước phát triển đối chiếu với yêucầu và điều kiện giáo dục trong nước những năm sắp tới, các nhà khoa học giáo dụcViệt Nam đã đề xuất định hướng chuẩn đầu ra về phẩm chất và năng lực của chươngtrình giáo dục trung học phổ thông những năm sắp tới như sau [7]

Trang 13

Năng lực tự học

đây và định hướng phấn đấu tiếp; mục tiêu học được đặt ra chi tiết,

cụ thể, đặc biệt tập trung nâng cao hơn những khía cạnh còn yếukém

Đánh giá và điều chỉnh được kế hoạch học tập; hình thànhcách học tập riêng của bản thân; tìm được nguồn tài liệu phù hợpvới các mục đích, nhiệm vụ học tập khác nhau; thành thạo sử dụngthư viện, chọn các tài liệu và làm thư mục phù hợp với từng chủ đềhọc tập của các bài tập khác nhau; ghi chép thông tin đọc đượcbằng các hình thức phù hợp, thuận lợi cho việc ghi nhớ, sử dụng,

bổ sung khi cần thiết; tự đặt được vấn đề học tập

Tự nhận ra và điều chỉnh những sai sót, hạn chế của bảnthân trong quá trình học tập; suy ngẫm cách học của mình, đúc kếtkinh nghiệm để có thể chia sẻ, vận dụng vào các tình huống khác;trên cơ sở các thông tin phản hồi biết vạch kế hoạch điều chỉnhcách học để nâng cao chất lượng học tập

Năng lực giải

quyết vấn đề

Phân tích được tình huống trong học tập, trong cuộc sống;phát hiện và nêu được tình huống có vấn đề trong học tập, trongcuộc sống

Thu thập và làm rõ các thông tin có liên quan đến vấn đề; đềxuất và phân tích được một số giải pháp giải quyết vấn đề; lựa chọnđược giải pháp phù hợp nhất

Thực hiện và đánh giá giải pháp giải quyết vấn đề; suy ngẫm

về cách thức và tiến trình giải quyết vấn đề để điều chỉnh và vậndụng trong bối cảnh mới

Năng lực tư

duy, sáng tạo

Đặt câu hỏi có giá trị để làm rõ các tình huống và những ýtưởng trừu tượng; xác định và làm rõ thông tin, ý tưởng mới vàphức tạp từ các nguồn thông tin khác nhau; phân tích các nguồnthông tin độc lập để thấy được khuynh hướng và độ tin cậy của ýtưởng mới

Xem xét sự vật với những góc nhìn khác nhau; hình thành

và kết nối các ý tưởng; nghiên cứu để thay đổi giải pháp trước sự

Trang 14

Lập luận về quá trình suy nghĩ, nhận ra yếu tố sáng tạotrong các quan điểm trái chiều; phát hiện được các điểm hạn chếtrong quan điểm của mình; áp dụng điều đã biết trong hoàn cảnhmới.

Say mê; nêu được nhiều ý tưởng mới trong học tập và cuộcsống; không sợ sai; suy nghĩ không theo lối mòn; tạo ra yếu tố mớidựa trên những ý tưởng khác nhau

Năng lực tự

quản lý

Đánh giá được ảnh hưởng của các yếu tố tác động đến hànhđộng, việc làm của mình, trong học tập và trong cuộc sống hàngngày; làm chủ được cảm xúc của bản thân trong học tập và cuộcsống

Bước đầu biết làm việc độc lập theo thời gian biểu; nhận rađược những tình huống an toàn hay không an toàn trong học tập vàtrong cuộc sống hàng ngày

Nhận ra và tự điều chỉnh được một số hạn chế của bản thântrong học tập, lao động và sinh hoạt, ở nhà, ở trường

Diễn tả được một số biểu hiện bất thường trong cơ thể; thựchiện được một số hành động vệ sinh và chăm sóc sức khoẻ bản thân;nhận ra được và không tiếp cận với những yếu tố ảnh hưởng xấu tớisức khoẻ, tinh thần trong trong gia đình và ở trường

Năng lực giao

tiếp

Xác định được mục đích giao tiếp phù hợp với đối tượng, bốicảnh giao tiếp; dự kiến được thuận lợi, khó khăn để đạt đượcmục đích trong giao tiếp

Chủ động trong giao tiếp; tôn trọng, lắng nghe có phản ứngtích cực trong giao tiếp

Lựa chọn nội dung, ngôn ngữ phù hợp với ngữ cảnh và đốitượng giao tiếp; biết kiềm chế; tự tin khi nói trước nhiều người

Chủ động đề xuất mục đích hợp tác để giải quyết một vấn

đề do bản thân và những người khác đề xuất; lựa chọn hình thứclàm việc nhóm với quy mô phù hợp với yêu cầu và nhiệm vụ

Phân tích được khả năng của từng thành viên để tham gia đềxuất phương án phân công công việc; dự kiến phương án phân

Trang 15

Năng lực hợp

tác

công, tổ chức hoạt động hợp tác

Theo dõi tiến độ hoàn thành công việc của từng thành viên

và cả nhóm để điều hoà hoạt động phối hợp; khiêm tốn tiếp thu sựgóp ý và nhiệt tình chia sẻ, hỗ trợ các thành viên khác

Tự nhận trách nhiệm và vai trò của mình trong hoạt độngchung của nhóm; phân tích được các công việc cần thực hiện để hoànthành nhiệm vụ đáp ứng được mục đích chung, đánh giá khả năngcủa mình có thể đóng góp thúc đẩy hoạt động của nhóm;

Căn cứ vào mục đích hoạt động của nhóm để tổng kết kếtquả đạt được; đánh giá mức độ đạt mục đích của cá nhân và củanhóm và rút kinh nghiệm cho bản thân và góp ý cho từng ngườitrong nhóm

để kết nối, điều khiển và khai thác các dịch vụ trên mạng; tổ chức

và lưu trữ dữ liệu an toàn và bảo mật trên các bộ nhớ khác nhau vàvới những định dạng khác nhau

Xác định được thông tin cần thiết và xây dựng được tiêuchí lựa chọn; sử dụng kỹ thuật để tìm kiếm, tổ chức, lưu trữ để hỗtrợ nghiên cứu kiến thức mới; đánh giá được độ tin cậy của cácthông tin, dữ liệu đã tìm được; xử lý thông tin hỗ trợ giải quyết vấnđề; sử dụng ICT để hỗ trợ quá trình tư duy, hình thành ý tưởng mớicũng như lập kế hoạch giải quyết vấn đề; sử dụng công cụ ICT đểchia sẻ, trao đổi thông tin và hợp tác với người khác một cách antoàn, hiệu quả

Năng lực sử

dụng ngôn ngữ

Nghe hiểu và chắt lọc được thông tin bổ ích từ các bài đốithoại, truyện kể, lời giải thích, cuộc thảo luận; nói với cấu trúclogic, biết cách lập luận chặt chẽ và có dẫn chứng xác thực, thuyếttrình được nội dung chủ đề thuộc chương trình học tập; đọc và lựachọn được các thông tin quan trọng từ các văn bản, tài liệu; viếtđúng các dạng văn bản với cấu trúc hợp lý, lôgíc, thuật ngữ đa

Ngày đăng: 23/06/2015, 22:08

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Đặng Thành Hưng, 2013, Kỹ năng dạy học và tiêu chí đánh giá, tạp chí khoa học giáo dục (88) trang 5-9 Khác
2. Lê Duy Cường, Tích cực hóa hoạt động học tập của người học thông qua hình thức seminar, tạp chí Giáo dục kỳ 2 – 9/2013 Khác
4. Nguyễn Phúc Chỉnh, 2013, Lý luận dạy học Sinh học, Nhà xuất bản giáo dục 5. Nguyễn Thị Thanh, 2013, Dạy học theo hướng phát triển kỹ năng học tập hợp tác cho sinh viên Đại học Sư phạm, Luận án Tiến sĩ khoa học giáo dục Khác
6. Phan Trọng Ngọ, (2005), [Dạy học và phương pháp dạy học trong nhà trường Khác
7. Tài liệu tập huấn dạy học và KTĐG, kết quả học tập theo định hướng phát triển năng lực học sinh, Bộ GD-ĐT, 2014 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w