Phương pháp thuyết trình seminar một phương pháp

Một phần của tài liệu Năng lực chung, năng lực chuyên biệt và vấn đề dạy học, kiểm tra - đánh giá theo định hướng phát triển năng lực (Trang 25)

tích cực và theo định hướng phát triển năng lực

- Thứ nhất, không phải ngẫu nhiên, phương pháp thuyết trình seminar lại được coi là một phương pháp dạy học tích cực.

Theo Nguyễn Phúc Chỉnh “Có nhiều nguyên tắc chi phối hoạt động dạy và học ở trường phổ thông. Sinh học là môn khoa học mang tính thực nghiệm, nghiên cứu về thế giới sống. Vì vậy, dạy và học môn học này phải tuân theo một số nguyên tắc đặc thù của bộ môn. Đó là nguyên tắc tiếp cận cấu trúc – hệ thống, nguyên tắc trực quan và nguyên tắc lấy không gian bù thời gian.” [4, tr.7]. Và phương pháp thuyết trình seminar là một trong các phương pháp đảm bảo được các nguyên tắc đó.

- Thứ hai, seminar định hướng phát triển năng lực cho học sinh thông qua các hoạt động

Mặc dù được sử dụng hạn chế trong nhà trường phổ thông tuy nhiên khi thực hiện, một buổi seminar hoàn chỉnh có khả năng rèn luyện cho học sinh khá nhiều kỹ năng, năng lực, thể hiện qua các quy trình thực hiện.

* Theo tác giả Lê Duy Cường, [Tích cực hóa hoạt động học tập của người học thông qua hình thức seminar, tạp chí Giáo dục kỳ 2 – 9/2013], [tr. 25], ông gộp chung các bước xây dựng và tổ chức trình bày seminar thành “Quy trình tổ chức dạy học theo seminar” bao gồm 3 bước: Chuẩn bị seminar, tổ chức seminar và kết thúc seminar.

- Trong bước chuẩn bị seminar, học sinh tiếp nhận chủ đề, nghiên cứu kỹ sách giáo khoa và tài liệu, phân công nhiệm vụ cho từng thành viên, lên kế hoạch và thực hiện kế hoạch, tìm đọc, tra cứu, thu thập, xử lý thông tin, viết báo cáo seminar, trao đổi trong nhóm.

- Trong bước tổ chức seminar, học sinh trình bày báo cáo, sau đó tổ chức tranh luận, thảo luận, phân tích, phê phán các ý kiến khác nhau, lập luận để bảo vệ kết quả mà nhóm đã đưa ra.

- Trong bước kết thúc seminar, giáo viên đánh giá cách giải quyết vấn đề, từ đó giúp học sinh điều chỉnh lại nhận thức của mình và rút ra những kiến thức cần thiết.

Ở mỗi bước, chúng ta có thề nhận ra, nếu hoạt động diễn ra có có hiệu quả, học sinh sẽ rèn luyện được hầu hết các năng lực chung như năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản lý, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông… đồng thời vẫn đảm bảo được các năng lực chuyên biệt cần có trong mỗi môn học.

Một phần của tài liệu Năng lực chung, năng lực chuyên biệt và vấn đề dạy học, kiểm tra - đánh giá theo định hướng phát triển năng lực (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(30 trang)
w