1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Các phương pháp và hình thức KTĐG theo định hướng phát triển năng lực

18 754 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 46,49 KB

Nội dung

Tiểu luận: Các phương pháp và hình thức KTĐG theo định hướng phát triển năng lực ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HUẾ KHOA SINH HỌC µ TIỂU LUẬN ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA – ĐÁNH GIÁ TRONG DẠY HỌC SINH HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TÊN ĐỀ TÀI: CÁC PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC Giảng viên hướng dẫn: Học viên thực hiện: TS. Văn Thị Thanh Nhung Nguyễn Thị Hải Lý Lớp LL&PPDHBM Sinh học K22 Học viên: Nguyễn Thị Hải Lý- Lớp LL&PPDHBM Sinh học K22 Page 1 Tiểu luận: Các phương pháp và hình thức KTĐG theo định hướng phát triển năng lực HUẾ, 04/ 2015 MỤC LỤC Nội dung Trang Mở đầu Nội dung 1.Đánh giá quá trình 3 1.1.Đánh giá lớp học 5 1.1.1.Đặc điểm của đánh giá trong lớp học 5 1.1.2. Đánh giá thông qua các bài kiểm tra trong lớp học 6 1.1.3. Đánh giá thông qua vấn đáp, thảo luận 6 1.1.4. Đánh giá thông qua quá trình quan sát trong quá trình dạy học 7 1.1.4.1.Đánh giá thông qua sử dung bảng quan sát: 8 1.1.4. 2. Đánh giá thông qua quan sát không sử dụng bảng: 10 1.1.5. Học sinh tự đánh giá 11 1.2. Đánh giá đầu ra 12 2. Đánh giá tổng kết 13 Ví dụ 14 Kết luận 19 MỞ ĐẦU Giáo dục phổ thông của nước ta đang thực hiện bước chuyển từ chương trình giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học. Để đảm bảo được điều đó nhất định phải thực hiện thành công việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng dạy cách học, cách vận dụng kiến thức, rèn luyện kĩ năng, hình thành năng lực và phẩm chất. Học viên: Nguyễn Thị Hải Lý- Lớp LL&PPDHBM Sinh học K22 Page 2 Tiểu luận: Các phương pháp và hình thức KTĐG theo định hướng phát triển năng lực Một trong những thành tố quan trọng của quá trình dạy học là Kiểm tra – đánh giá. Nhiệm vụ cơ bản của việc kiểm tra - đánh giá là làm rõ được tình hình lĩnh hội kiến thức, sự thành thạo về kỹ năng và trình độ phát triển tư duy (quá trình hình thành khái niệm, khả năng phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa, khái quát hóa kiến thức,…) trong quá trình dạy và học của học sinh. Thông qua kiểm tra - đánh giá, giáo viên có thể tự đánh giá quá trình dạy và học sinh nhận biết, tự đánh giá quá trình học, từ đó điều chỉnh quá trình dạy học để đạt được mục tiêu môn học. NỘI DUNG Kiểm tra – đánh giá (KTĐG): Bao gồm: Đánh giá quá trình và Đánh giá tổng kết. Các hình thức KTĐG: Bao gồm: Quan sát, viết, vấn đáp. 1. ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH (Formative assessment) (FA) Đánh giá quá trình là khái niệm đã xuất hiện trên thế giới từ thập niên 80 của thế kỉ XX. Nó thể hiện một bước chuyển biến mới trong kiểm tra đánh giá, góp phần thay đổi quan điểm và phương pháp đánh giá. Theo C.Boston (2009), sử dụng đánh giá mang tính chất chẩn đoán nhằm cung cấp phản hồi cho người dạy và người học trong suốt quá trình giảng dạy gọi là đánh giá quá trình. Đánh giá quá trình chỉ những hoạt động kiểm tra đánh giá được thực hiện trong quá trình dạy – học, có ý nghĩa nghĩa phân biệt với những hoạt động được thực hiện tại những thời điểm khác nhau như kiểm tra đánh giá trước khi bắt đầu dạy học (đánh giá xếp lớp) hoặc sau khi kết thúc quá trình này (đánh giá tổng kết). Black và Wiliam (1998) định nghĩa đánh giá theo nghĩa rộng bao gồm tất cả các hoạt động mà người dạy và người học đã thực hiện để thu thập thông tin phản hồi về KQHT của người học. Những thông tin phản hồi này có thể được sử dụng để điều khiển quá trình giảng dạy và học tập. Việc đánh giá trở thành quá trình khi thông tin được sử dụng để điều khiển việc giảng dạy và học tập sao cho đáp ứng được các nhu cầu của người học. Đánh giá quá trình thực hiện chức năng đánh giá để phục vụ quá trình dạy - học. Với mục đích lấy thông tin phản hồi cho HS và GV, mối quan tâm của FA là Học viên: Nguyễn Thị Hải Lý- Lớp LL&PPDHBM Sinh học K22 Page 3 Tiểu luận: Các phương pháp và hình thức KTĐG theo định hướng phát triển năng lực hiệu quả của hoạt động giảng dạy trogn việc phát triển khả năng của người học chứ không phải là việc chứng minh HS đã đạt được một mức thành tích nào đó. Với chức năng này, FA bao gồm bất kỳ dạng hoạt động nào có khả năng giúp GV và HS đánh giá được hiệu quả của các hoạt động giảng dạy cũng như kết quả tiếp thu của các em, nhằm chỉ ra những bước tiếp theo cần thực hiện để phát triển năng lực của học sinh theo mục tiêu đã đề ra. Nói cách khác, FA không chú trọng xác định thành tích của HS mà chú trọng giúp HS và GV hiểu được những điểm mạnh, điểm yếu và những lỗ hổng kiến thức của từng em để có kế hoạch kịp thời phát huy hoặc khắc phục chúng. Không giống như đánh giá tổng kết thường ghi kết quả bằng điểm số, kết quả đánh giá theo FA có thể là những lời phát biểu miệng, những ghi chú trên bài viết của bạn học, những lời phê của GV, hoặc tất nhiên cũng có thể là điểm số, nhưng điều quan trọng là kết quả này phải có ý nghĩa nghĩa phản hồi cho HS để chúng hiểu rõ hơn về quá trình học tập của chính mình. Như vậy, đánh giá quá trình là việc đánh giá thực hiện trong suốt quá trình dạy học nhằm thu thập thông tin phản hồi về KQHT của người học để điều khiển hoạt động học tập của họ sao cho đạt được kết quả tối ưu nhất. Đánh giá quá trình là một hướng nghiên cứu về nhận xét phản hồi của người dạy trong quá trình người học đang tiếp thu kiến thức, kĩ năng mới. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng đánh giá quá trình là công cụ điều khiển quá trình dạy học hữu hiệu nhất cảu người dạy. Tổng hợp từ 200 nghiên cứu, Black và Wiliam (1998) đã kết luận rằng: Kết quả cảu đánh giá quá trình là hiệu quả nhất so với các kết quả của các biện pháp can thiệp giáo dục từng được công bố. Ông cũng chỉ ra đánh giá quá trình có hiệu quả cao đồi với người học có kết quả thấp, có nhiều sai, sót, nhiều lỗ hổng trogn quá trình học tập. Theo Ramaprasad (1983) và Sadler (1989), các thông tin phản hồi trogn đánh giá quá trình giúp cho người học nhận thức được các lỗ hổng về kiến thức, hiểu biết hay kỹ năng mà họ đạt được so với mục tiêu và đánh giá quá trình hướng dẫn họ thực hiện các hoạt động cần thiết để đạt được mục tiêu đề ra. Theo Bangert-Drowns, Kulick& Morgan (1991); Elawar&Corno (1985), loại phản hồi có ích nhất là các nhận xét, sữa lỗi trên các bài kiểm tra và câu hỏi, bài tập hơn là đơn giản chỉ cố gằng trả lời đúng câu hỏi. Như vậy, đánh giá quá trình có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc điều khiển quá trình học tập sao cho đạt được mục tiêu mong đợi. Nó giúp cho người dạy xác định đúng trình độ nhận thức hiện tại của người học, từ đó tác động để Học viên: Nguyễn Thị Hải Lý- Lớp LL&PPDHBM Sinh học K22 Page 4 Tiểu luận: Các phương pháp và hình thức KTĐG theo định hướng phát triển năng lực họ lấp các lỗ hổng kiến thưc, kĩ năng, hoàn thiện nội dung bài học một cách tối ưu nhất. Mục tiêu của đánh giá quá trình là xác định những gì người học đã biết (và không biết) nhằm tạo ra những thay đổi trong quá trình dạy và học. Các kỹ thuật đánh giá thường được sử dụng nhưu cho quá trình đánh giá quá trình bao gồm: đánh giá kết quả học tập, thành tích thông qua thi cử (đánh giá cấp quốc gia, cấp tỉnh – thành phố, cấp trường), đánh giá lớp học (bài kiểm tra trên lớp, vấn đáp, thảo luận, quan sát trong quá trình học, tự đánh giá), đánh giá qua hồ sơ học tập và đánh giá qua sản phẩm, tài liệu viết( bài tập về nhà, báo cáo, bài luận). 1.1. Đánh giá lớp học Đánh giá lớp học là một phương pháp tiếp cận dạy học và một tập hợp của các kỹ thuật. Cách tiếp cận này có nghĩa là người dạy càng biết nhiều về những gì và làm thế nào người học đang học thì giáo viên có thể lập kế hoạch cho các hoạt động dạy tốt hơn. Các kỹ thuật hầu hết đều đơn giản, không được xếp loại. Các hoạt động trong lớp học đem lại cho cả người học và người dạy những thông tin phản hồi hữu ích về quá trình dạy và học. Đánh giá lớp học khác với kiểm tra và các hình thức đánh giá học tập khác ở chỗ nó là nhằm cải thiện quá trình không phải là đánh giá tổng kết. Mục tiêu chính là để hiểu rõ hơn việc học tập của người học và do đó để cải thiện quá trình dạy học. Ví dụ: Để đánh giá lớp học giáo viên có thể lập phiếu điều tra, khảo sát lớp học hoặc kiểm tra khảo sát đầu năm học bằng hệ thống các câu hỏi. Qua kết quả thu được giáo viên điều chỉnh phương pháp dạy phù hợp. 1.1.1. Đặc điểm của đánh giá trong lớp học - Tập trung vào quan sát và cải thiện việc học hơn là quan sát và cải thiện việc dạy. -Cá nhân người dạy quyết định đánh giá cái gì, cách đánh giá và cách đáp ứng lại các thông tin thu được thông qua đánh giá. - Người học củng cố được nội dung học tập và kỹ năng tự đánh giá, người dạy làm rõ thêm trọng tâm dạy học bằng cách tập trung vào 3 câu hỏi: Các kỹ năng và kiến thức cần thiết tôi đang cố gắng dạy là gì?Tôi có thể phát hiện ra liệu người học có học hay không bằng cách nào?Và làm thế nào tôi có thể giúp người học học tập tốt hơn? - Mục đích là cải thiện chất lượng học tập của người học , không phải cung cấp bằng chứng để đánh giá và quyết định việc học trên lớp, nó cung cấp thông tin về cái gì người học đang học, họ được bao nhiêu và học tốt như thế nào? Học viên: Nguyễn Thị Hải Lý- Lớp LL&PPDHBM Sinh học K22 Page 5 Tiểu luận: Các phương pháp và hình thức KTĐG theo định hướng phát triển năng lực - Kỹ thuật đánh giá được lựa chọn để phù hợp với nội dung và yêu cầu của từng lớp học cụ thể. 1.1.2. Đánh giá thông qua các bài kiểm tra trong lớp học Đây là hình thức đánh giá thông dụng hiện đang áp dụng phổ biến ở các trường phổ thông Việt Nam. Người dạy có thể sử dụng các bài kiểm tra 10 phút, 15 phút, 30 phút hay 45 phút. Có thể sử dụng hình thức trắc nghiệm tự luận hay trắc nghiệm khách quan hoặc kết hợp cả hai để đánh giá xem người học đang ở đâu trong quá trình dạy học từ đó giúp đỡ, định hướng cho người học để học tập tốt hơn hoặc người dạy có thể thay đổi cách dạy học để đáp ứng với trình độ lĩnh hội của HS. 1.1.3. Đánh giá thông qua vấn đáp, thảo luận Là hình thức thường xuyên được thực hiện trong quá trình dạy học GV có thể vấn đáp về nội dung bài cũ để kiểm tra việc học bài ở nhà của HS hoặc có thể đặt những câu hỏi cho HS trả lời trong quá trình dạy bài mới. Khi kiểm tra bài cũ bài: Sinh trưởng của VSV. GV đặt câu hỏi: Thế nào là sinh trưởng của VSV? So sánh môi trường nuôi cấy liên tục và nuôi cấy không liên tuc? HS trả lời câu hỏi theo yêu cầu của GV GV đánh giá, cho điểm Theo Black và Wiliam(1998), khuyến khích giáo viên sử dụng phương pháp đặt câu hỏi và thảo luận lớp học và xem đây là cơ hội để làm tăng thêm kiến thức và nâng cao sự hiểu biết của học sinh . Cần lưu ý: + GV hỏi HS những câu hỏi mang tính tư duy + Đòi hỏi phải hiểu bài sâu sắc hơn là hỏi những câu hỏi đơn giản, mang tính sự kiện. + Để cho HS có đủ thời gian để trả lời câu hỏi và thu hút học sinh tham gia giáo viên nên đưa ra chiến lược như sau: - Mọi người học trao đổi những suy nghĩ của mình về một câu hỏi hay một chủ đề theo nhóm 2 người hay theo các nhóm nhỏ, sau đó yêu cầu đại diện nhóm chia sẻ suy nghĩ với nhóm lớn hơn. Ví dụ: Khi dạy bài 25: Tiêu hóa ở khoang miệng (Sinh học 8). Học viên: Nguyễn Thị Hải Lý- Lớp LL&PPDHBM Sinh học K22 Page 6 Tiểu luận: Các phương pháp và hình thức KTĐG theo định hướng phát triển năng lực GV hướng dẫn HS làm thí nghiệm nhai cơm (bánh mỳ), thảo luận cặp, trả lời câu hỏi: - Vì sao khi ta nhai cơm (bánh mỳ) lâu trong miệng thấy có cảm giác ngọt? (HS: Enzim amilaza đã làm biến đổi tinh bột thành đường mantozơ) - Hoạt động tiêu hóa chủ yếu ở khoang miệng là gì? (HS: Biến đổi lý học) - Hãy giải thích nghĩa đen về mặt sinh học của câu thành ngữ “Nhai kĩ no lâu”. Như vậy, thông qua vấn đáp GV có thể đánh giá được năng lực của HS. Từ đó, GV điều chỉnh được cách học cũng như phương pháp dạy của GV. Trong quá trình vấn đáp, GV chú ý: + Yêu cầu học sinh tóm tắt các ý chính mà các em vừa thu được từ bài giảng, cuộc thảo luận hay bài tập được giao. + Cho HS làm một số câu hỏi, bài tập hay trả lời các câu hỏi sau khi GV hướng dẫn bài học xong. + Hỏi HS về những suy nghĩ của các em khi giải quyết các vấn đề đặt ra trong bài học. GV nên sử dụng các kỹ thuật dạy học tích cực nhằm phát huy hiệu quả khả năng cá nhân kết hợp hoạt động nhóm như: kỹ thuật khăn trải bàn, kỹ thuật lược đồ tư duy, kỹ thuật tia chớp, kỹ thuật động não… 1.1.4. Đánh giá thông qua quá trình quan sát trong quá trình dạy học Đánh giá thông qua quan sát trong giờ học có thể sử dụng bảng quan sát hoặc không sử dụng bảng quan sát mà chỉ quan sát tự do và ghi chép lại như nhật ký dạy học. 1.1.4.1.Đánh giá thông qua sử dung bảng quan sát: Bảng quan sát là công cụthu thập thông tin về đối tượng quan sát bằng cách tri giác trực tiếp đối tượng về các tiêu chí định sẵn. Các tiêu chí quan sát là các hành vi tham gia vào quá trình học tập của người học: chuẩn bị bài ở nhà, tham gia phát biểu xây dựng bài, chuẩn bị giáo án, tham gia tập giảng, Bảng quan sát được người dạy trực tiếp quan sát, ghi chép hoặc giao cho người học tựtheo dõi và quan sát, ghi chép lại các hành vi, thái độ của các Học viên: Nguyễn Thị Hải Lý- Lớp LL&PPDHBM Sinh học K22 Page 7 Tiểu luận: Các phương pháp và hình thức KTĐG theo định hướng phát triển năng lực thành viên trong nhóm. Những thông tin phản hồi này cho thấy mức độ tiến triển hoặc có những biểu hiện sai lệnh về thá i độ của người học. Qua đó người dạy có các biện pháp tác động nhằm điều khiển việc hình thành thái độ đúng đắn cho họ . Đồng thời, người dạy thường xuyên thông báo k ết quả quan sát cho người học, để họ tự điều chỉnh thái độ học tập của mình. Thiết kế bảng quan sát gồm các bước sau: - Xác định nội dung quan sát: quan sát tinh thần học tập c ủa HS trên lớp, thái độ trong giờ thực hành, thái độ trong làm việc nhóm - Xây dựng các tiêu chí quan sát: Tập trung chú ý nghe giảng, phát biểu ý kiến, tích cực thảo luận - Sắp xếp các tiêu chí theo trật tự logic . Ví dụ 1: Bảng quan sát về tinh thần học tập của HS trên lớp: Ngày 25 tháng 3 năm 2015. Tiết 53Bài: Phản xạ có điều kiện và phản xạ không điều kiện. Lớp: 8A. TT Họ và tên HS Mức độ chăm chú nghe giảng Phát biểu xây dựng bài Tham gia hoạt động nhóm Rất chăm chú Bình thườn g Chưa chăm chú Tích cực Bình thường Chưa tích cực Tích cực, hiệu quả Tích cực, chưa hiệu quả Chưa tích cực 1 2 Hoặc: TT Họ và tên HS Xung phong phát biểu xây dựng bài Chỉ định phát biểu xây dựng bài Tham gia hoạt động nhóm Đúng Chưa đầy đủ Sai Đúng Chưa đầy đủ Sai Tích cực, hiệu quả Tích cực, chưa hiệu Chưa tích cực Học viên: Nguyễn Thị Hải Lý- Lớp LL&PPDHBM Sinh học K22 Page 8 Tiểu luận: Các phương pháp và hình thức KTĐG theo định hướng phát triển năng lực quả 1 2 Ví dụ 2. Bảng quan sát về thái độ chuẩn bị mẫu vật, phương tiện học tập và thái độ trong giờ thực hành Ngày tháng năm Tiết Bài: Lớp: TT Họ và tên HS Chuẩn bị mẫu vật/ Phương tiện học tập Tháiđộ thực hành Có chuẩn bị Không chuẩn bị Tích cực, hiệu quả Tích cực, chưa hiệu quả Chưa tích cực Đầy đủ/ Mẫu tốt Chưa đầy đủ/ Mẫu không tốt 1 2 3 Để đánh giá chính xác thái độ học tập của HS, GV cần sử dụng bảng tiêu chí đánh giá bảng quan sát: Vấn đề Mức độ Tiêu chí đánh giá Trọng số Tối đa Tích cực Phát biểu nhiều lần, trong đó số lần đúng chiếm một nửa 1 Học viên: Nguyễn Thị Hải Lý- Lớp LL&PPDHBM Sinh học K22 Page 9 Tiểu luận: Các phương pháp và hình thức KTĐG theo định hướng phát triển năng lực Phát biểu xây dựng bài trở lên 1 điểm Bình thường Có phát biểu xây dựng bài, trong đó số lần đúng chiếm dưới một nửa 0,5 Chưa tích cực Chưa tham gia phát biểu xây dựng bài 0 Tham gia hoạt động nhóm Tích cực, hiệu quả Hoàn thành tốt công việc được giao. Đóng góp ý kiến đúng 1 1 điểm Tích cực, chưa hiệu quả Tích cực tham gia các hoạt động của nhóm nhưng đóng góp ý kiến chưa đúng 0,5 Chưa tích cực Không hoặc ít tham gia các hoạt động của nhóm 0 Mức độ tập trung chú ý Cao Ghi bài đầy đủ, chú ý nghe giảng. Tích cực phát biểu và tham gia hoạt động nhóm 1 1 điểm Bình thường Ghi bài đầy đủ, chú ý nghe giảng. 0,5 Chưa tập trung Lơ đãng, làm việc riêng 0 1.1.4. 2. Quan sát không sử dụng bảng: GV có thể viết nhật ký giảng dạy theo từng ngày và theo từng lớp, ghi chép các hoạt động xảy ra trong mỗi giờ học, sau đó lưu ý với HS: GV đã ghi chép những gì sau mỗi giờ học và mục đích của việc ghi chép để làm gì nhằm giúp cho HS có ý thức h ơn trong các giờ học sau. 1.1.5. Học sinh tự đánh giá GV có thể yêu cầu HS tự đánh giá kiến thức, kỹ năng, thái độ và mục tiêu học tập của chính mình trước, trong hoặc sau các giờ học. Cũng có thể các HS đánh giá lẫn nhau trong học t ập. Học viên: Nguyễn Thị Hải Lý- Lớp LL&PPDHBM Sinh học K22 Page 10 [...]... hiệu lực, hợp lí, đáng tin cậy và khả thi Cụ thể là:  Phản ánh được các kết quả dự kiến; Học viên: Nguyễn Thị Hải Lý- Lớp LL&PPDHBM Sinh học K22 Page 12 Tiểu luận: Các phương pháp và hình thức KTĐG theo định hướng phát triển năng lực  Thu thập và lưu lại được những bằng chứng về kết quả học tập của học sinh trong các giai đoạn thời gian khác nhau’  Thể hiện được tính thống nhất trong các quyết định; ... vô quan - Lực của kích thích tín hiệu phải yếu hơn lực của kích thích củng cố Học viên: Nguyễn Thị Hải Lý- Lớp LL&PPDHBM Sinh học K22 Page 16 Tiểu luận: Các phương pháp và hình thức KTĐG theo định hướng phát triển năng lực - Phải vắng mặt các kích thích lạ vì các kích thích lạ sẽ gây ra phản ứng định hướng cản trở sự thành lập đường liên hệ tạm thời - Đối tượng thành lập PXCĐK phải có khả năng hoạt... Sinh học K22 Page 13 Tiểu luận: Các phương pháp và hình thức KTĐG theo định hướng phát triển năng lực Xác định mức độ mục tiêu dạy học đạt được, nó được sử dụng cho điểm và cung cấp thông tin phản hồi cho người học Được tiến hành cuối khóa học (dự án) và có cho điểm số Nó là phương tiện để xác định mức độ tinh thông và hiểu biết của người học về các thông tin, kỹ năng, khái niệm hay quá trình Mục đích... Đúng/ Sai Hướng dẫn chấm câu 5: Mức tối đa: Mã 2 : Chọn cả 5 phương án đúng theo trình tự sau: Sai, đúng, sai, đúng, đúng Mức chưa tối đa: Mã 1: Chọn 3 hoặc 4 phương án đúng Mức không đạt: Mã 0: Ít hơn 3 phương án đúng Mã 9: Không trả lời Học viên: Nguyễn Thị Hải Lý- Lớp LL&PPDHBM Sinh học K22 Page 17 Tiểu luận: Các phương pháp và hình thức KTĐG theo định hướng phát triển năng lực KẾT LUẬN KTĐG là một... đến vài cây bóng mát ở vườn nhà Bảo vệ cây xanh ở vườn trường, công viên Em rất thích trồng nhiều cây xanh Em rất hứng thú với bài học này Học viên: Nguyễn Thị Hải Lý- Lớp LL&PPDHBM Sinh học K22 Page 11 Tiểu luận: Các phương pháp và hình thức KTĐG theo định hướng phát triển năng lực + Bài tập tự đánh giá mục tiêu về thái độ: Dựa vào mục tiêu bài học, bảng tiêu chí đánh giá các mục tiêu và khả năng. ..Tiểu luận: Các phương pháp và hình thức KTĐG theo định hướng phát triển năng lực Quy trình tự đánh giá của HS gồm các bước: - Xác định mục tiêu, nội dung tự đánh giá: - Lựa chọn công cụ tự đánh giá: bảng hỏi, câu hỏi, bài tập tự đánh giá mục tiêu - Tổ chức cho HS tự đánh giá: + Bảng hỏi: Bảng hỏi là tập hợp các câu hỏi, chỉ báo đã được vạch ra nhằm khai thác,... đạt về kiến thức, kĩ năng, thái độ (theo định hướng tiếp cận năng lực) của học sinh của cấp học - Phối hợp giữa đánh giá thường xuyên và đánh giá định kì, giữa đánh giá của giáo viên và tự đánh giá của học sinh, giữa đánh giá của nhà trường và đánh giá của gia đình, cộng đồng - Kết hợp giữa hình thức đánh giá bằng trắc nghiệm khách quan và tự luận nhằm phát huy những ưu điểm của mỗi hình thức đánh giá... ăn cơm rau? Học viên: Nguyễn Thị Hải Lý- Lớp LL&PPDHBM Sinh học K22 Page 15 Tiểu luận: Các phương pháp và hình thức KTĐG theo định hướng phát triển năng lực A B C D Mèo sợ bị đánh khi ăn cơm thịt Vì mèo đã chán ăn cơm thịt nên khi thấy cơm rau thì them nên tới ăn Mèo thương Quỳnh Mèo đã có được thói quen ăn cơm rau Hướng dẫn chấm câu 2 Vì sao khi đem ra thử, mèo chỉ ăn cơm rau? Mức đầy đủ Mã 1: Đáp án... dụng và áp dụng kiến thức và các kỹ năng vào công việc trogn thực tế” (Goodwin) Yêu cầu đối với hoạt động kiểm tra, đánh giá: • Hỗ trợ quá trình học tập theo yêu cầu của chương trình; • Chỉ ra những điểm yếu, điểm mạnh trong quá trình dạy và học chung và từng học sinh; • Khuyến khích các kết quả đầu ra dự kiến; • Sử dụng các phương pháp và kỹ thuật đánh giá khác nhau • Khuyến khích tự đánh giá và đánh... dỗi, không chịu ăn, đói quá lại vồ đến bát cơm thịt cá chứ không chịu ngó ngàng tới bát cơm Học viên: Nguyễn Thị Hải Lý- Lớp LL&PPDHBM Sinh học K22 Page 14 Tiểu luận: Các phương pháp và hình thức KTĐG theo định hướng phát triển năng lực rau thì lại bị Quỳnh cho đánh đòn Được hai hôm, mèo đói quá phải lân la đến bát cơm rau, mắt vẫn nhìn len lén sang bát thịt Cứ thế, được hơn nửa tháng, mèo đã biết . TRONG DẠY HỌC SINH HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TÊN ĐỀ TÀI: CÁC PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC Giảng viên hướng dẫn: Học viên thực. luận: Các phương pháp và hình thức KTĐG theo định hướng phát triển năng lực + Bài tập tự đánh giá mục tiêu về thái độ: Dựa vào mục tiêu bài học, bảng tiêu chí đánh giá các mục tiêu và khả năng. Sinh học K22 Page 3 Tiểu luận: Các phương pháp và hình thức KTĐG theo định hướng phát triển năng lực hiệu quả của hoạt động giảng dạy trogn việc phát triển khả năng của người học chứ không phải

Ngày đăng: 23/06/2015, 22:05

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w