Bởi lẽ “mỗi tác giả với thiên tài của mình và giới hạn của thời đại, phản ánh một thời kì lịch sử, đánh dấu một bước tiến của văn học, làm giàu thêm cho tư tưởng, tình cảm và tiếng nói V
Trang 1
VĂN HỌC TRUNG ĐẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN
TỪ THẾ KỶ XVI ĐẾN GIỮA THẾ KỶ XIX
MỞ ĐẦU
Trong tiến trình phát triển của văn học Việt Nam, văn học trung đại từ thế
kỉ XVI đến giữa thế kỉ XIX đã có những đóng góp không nhỏ Giai đoạn văn họcnày đã để lại một di sản vô cùng quý báu, đồ sộ về khối lượng, phong phú, đadạng về nội dung, đạt tới nhiều đỉnh cao về nghệ thuật Qua việc nghiên cứu, tìmhiểu di sản này, chúng ta càng thêm gắn bó với truyền thống cao đẹp của dân tộc
Bởi lẽ “mỗi tác giả với thiên tài của mình và giới hạn của thời đại, phản ánh một
thời kì lịch sử, đánh dấu một bước tiến của văn học, làm giàu thêm cho tư tưởng, tình cảm và tiếng nói Việt Nam” (Phạm Văn Đồng)
Ta cần và có thể tìm thấy trong di sản này những điều giúp ta ôn lại quá khứvinh quang nhưng không ít phần gian khó của dân tộc, để rồi từ đó có thể nhìn lạihiện tại một cách thấu đáo hơn và hướng về tương lai một cách tin tưởng hơn.Đối với nhà trường, di sản này đóng một vai trò rất quan trọng trong việcgiáo dục, bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm, đạo đức, quan điểm, lí tưởng thẩm mĩ cho học sinh, thông qua những thành quả nổi bật của người xưa trong lĩnh vựcsáng tạo nghệ thuật ngôn từ, kết tinh trong các tác phẩm nghệ thuật tiêu biểu.Chương trình Ngữ văn THCS có nhiều tiết học về các tác phẩm thuộc giaiđoạn từ thế kỉ XVI đến giữa thế kỉ XIX song việc tiếp nhận lại gặp nhiều rào cản
về văn tự, quan niệm thẩm mĩ, lối diễn đạt cổ xưa… Để vượt qua những khó khăn
đó và tiếp nhận được giá trị vô cùng đặc sắc của văn học giai đoạn này, thiết nghĩcần nghiên cứu một cách sâu rộng và dựa trên những vấn đề thi pháp
NỘI DUNG
Trang 2Từ giữa thế kỷ XVIII đến giữa thế kỷ XIX, chế độ phong kiến Việt Nam, giaicấp phong kiến Việt Nam bộc lộ bản chất tàn bạo, phản động một cách trắng trợn
và sâu sắc: ngai vàng mục ruỗng, các tập đoàn phong kiến tranh chấp chém giếtlẫn nhau giành ngôi bá chủ Phong trào khởi nghĩa nông dân nổ ra liên tiếp, tiêubiểu là phong trào Tây Sơn đã quét sạch ba tập đoàn phong kiến (Trịnh, Nguyễn,Lê)
Nguyễn Ánh lật đổ Tây Sơn thiết lập vương triều Nguyễn, thống nhất đất nước
từ Nam ra Bắc Triều Nguyễn bảo thủ , phản động đẩy nước ta vào thảm họa bịxâm lược
2/ Tình hình văn học (sự phát triển, đặc điểm nổi bật)
a Đây là giai đoạn phát triển rực rỡ nhất của văn học trung đạiViệt Nam bao gồm
cả văn học chữ Hán, chữ Nôm, văn học bác học, văn học bình dân
b Lực lượng sáng tác: đại đa số những tên tuổi chói lọi trên văn đàn là những tríthức nho sĩ không giữ các trọng trách trong triều đình
c Thể loại rất phong phú, gồm: truyện ký, thơ Đường luật, khúc ngâm, truyệnthơ…
d Giá trị nội dung nổi bật của văn học giai đoạn này là biểu hiện cảm hứng nhânđạo
Trang 3+ Kiều ở lầu Ngưng Bích
+ Mã Giám Sinh mua Kiều
+ Thúy Kiều báo ân báo oán
1
111
Đọc thêmĐọc thêm
3 “Truyện cũ trong phủ chúa
Ngô gia văn phái 9 2
Quan
Thiều
Đọc thêm Đánh giá chung: đây là giai đoạn văn học phát triển mạnh mẽ, đạt được nhiềuthành tựu quan trọng về nội dung tư tưởng và nghệ thuật Học tập văn học Việt
Trang 4
Nam giai đoạn này cần có nhận thức sâu rộng về các tác giả tiêu biểu, giá trị củacác tác phẩm, về đề tài chủ yếu và cắt nghĩa, làm sáng tỏ được các vấn đề nộidung, nghệ thuật, phong cách tác giả… Để đạt được điều đó, ngoài việc học kiếnthức cơ bản theo SGK, cần tìm hiểu sâu một số vấn đề và thực hành với nhiềudạng bài tập khác nhau
II Một số vấn đề trọng tâm của văn học từ thế kỉ XVI đến giữa thế kỉ XIX.
Vấn đề thứ nhất:
Nguyễn Du và những thành tựu đặc sắc trong sáng tác của ông.
A Tác giả Nguyễn Du:
Đây là tác gia tiêu biểu nhất của văn học từ thế kỉ XVI đến giữa thế kỉ XIX Tiểu sử, sự nghiệp (SGK)
Lưu ý:
* Về thời đại:
- Chế độ phong kiến khủng hoảng trầm trọng
- Khởi nghĩa nông dân bùng nổ
- Sự thiết lập chính quyền triều Nguyễn với nhiều chính sách chuyên chế tàn bạo Ảnh hưởng bối cảnh xã hội với nhiều biến động dữ dội, nhiều sự kiện lịch sửtrọng đại, tác động sâu sắc đến nhận thức, tình cảm của Nguyễn Du để ông hướngngòi bút vào hiện thực Bối cảnh đó chính là cơ sở sâu xa làm xuất hiện quanniệm mới về nhân sinh, xã hội, con người trong đó có trào lưu nhân đạo chủnghĩa với tư tưởng chống đối các thế lực phong kiến chà đạp con người, đề caocon người, đòi giải phóng tình cảm cho con người Nguyễn Du chính là một đạidiện xuất sắc nhất của trào lưu này
* Về cảnh đời Nguyễn Du:
- Sinh trưởng trong một gia đình có truyền thống văn học, có tư chất thông minh,ham học (góp phần hun đúc nên tài năng văn học Nguyễn Du)
Trang 5Tóm lại: Với năng khiếu văn chương bẩm sinh, vốn sống vô cùng phong phú, trái
tim yêu thương vô hạn với con người, trong bối cảnh cụ thể của thời đại đã tạonên thiên tài Nguyễn Du
B Những đặc sắc trong sáng tác của Nguyễn Du.
B.1/ Nguyễn Du - “một trái tim lớn, một nghệ sĩ lớn”.
Từ những sáng tác chữ Hán, chữ Nôm mà đỉnh cao là Truyện Kiều, ta thấy
đúng như Hoài Thanh nhận xét về đại thi hào, đó là “một trái tim lớn, một nghệ sĩlớn”
2 “ Trái tim lớn”, “nghệ sĩ lớn” biểu hiện qua sáng tác của Nguyễn Du.
Giải thích:
- Trái tim lớn: là tâm hồn, tấm lòng cao đẹp, chứa chan tình yêu thương
- Nghệ sĩ lớn: trí tuệ lớn, tài năng thơ ca trác việt (tài)
Ở Nguyễn Du: Tâm cũng lớn mà tài cũng lớn Đọc Nguyễn Du, nhất là Truyện
Kiều, người ta thấy “lời lời châu ngọc, hàng hàng gấm thêu” và cũng thấy rằng tất
cả lời ngọc ý vàng ấy đều được viết ra từ một tấm lòng đau đớn cho thân phận con
Trang 6* Trái tim của thi hào giành tình thương cho tất cả những kiếp người đau khổ.
Ông thương người mẹ lang thang cầu bất cầu bơ lê mình đi ăn xin cho ba đứa
con (Sở kiến hành).
Ông thương cả những cô cầm vừa quen vừa lạ, hai mươi năm trước tài sắc nổitiếng đất Long Thành, vương hầu công tử xúm xít quanh mình Thế mà nay đãthành một bà già tàn tạ “tóc hoa râm, mặt võ, mình gầy” bị bỏ quên ngay bên tiệc
rượu để rồi “Lệ thương tâm ướt vạt áo là” (Long thành cầm giả ca).
Ông đau đớn nghẹn ngào cho Khuất Nguyên - một nhà thơ lớn của Trung
Quốc, sống cách ông hơn 2000 năm ( Phản chiêu hồn ).
Nhà thơ thương xót cả những người lính Trung Quốc bị đẩy vào cuộc chiến
tranh xâm lược phi nghĩa, phải qua lại nơi cửa ải nguy hiểm ( Quỷ Môn quan).
Trái tim của Nguyễn Du thật dễ xúc động, dễ tổn thương, sự đồng cảm của nó
là không biên giới, không thời gian Mọi nỗi buồn đau, thống khổ của kiếp ngườivang động đến đều có thể làm cho trái tim ấy rỉ máu Ngòi bút của Nguyễn Duchấm vào thứ máu ấy mà viết lên những trang thơ
Trái tim mẫn cảm của Nguyễn Du giành phần thống thiết nhất cho thân phận
bi kịch của những con người tài hoa, nhất là những người phụ nữ tài sắc Ông xót
thương cho Tiểu Thanh (Độc Tiểu Thanh kí), cho nàng KIều (Truyện Kiều) Niềm
Trang 7
cảm thông, thương xót của Nguyễn Du dành cho Thúy Kiều thật sâu sắc Mườilăm năm lưu lạc đời Kiều, Nguyễn Du lận đận theo nàng trên từng trang sách.Ông bồi hồi trước mối tình đầu của nàng, ông đau đớn khi nàng ra đi dấn thân vàoquãng đường đời ô nhục , ông nhìn thấu cuộc đời đau khổ, số phận bèo bọt củangười con gái tài sắc ấy để rồi thốt lên đầy thương cảm:
“Thương thay cũng một kiếp người
Hại thay mang lấy sắc tài làm chi”
* Thương xót và căm phẫn, trái tim Nguyễn Du đã phẫn nộ trước những thế lực chà đạp con người.
- Ngòi bút Nguyễn Du đã tố cáo bọn quan lại cường quyền độc ác, bỉ ổi, đê tiện
(Truyện Kiều, Phản chiêu hồn, Sở kiến hành).
- Ông căm ghét lên án thế lực đồng tiền hắc ám (Truyện Kiều).
Nguyễn Du là người đầu tiên trong lịch sử văn học Việt nam đã phác hoạ ramột bức tranh xã hội toàn diện, lấy những đau khổ của những con người đươngthời để nêu lên thành những vấn đề chung, thành vấn đề của con người trong xãhội có áp bức, bóc lột Đó là một tinh thần nhân đạo bao quát của Nguyễn Du Cáithế giới làm cho ông cảm thương, xót xa là cái thế giới của tất cả những người bịgiày xéo, đoạ đày về thể xác cũng như tinh thần Lời tố cáo của Nguyễn Du là lời
tố cáo đánh vào những kẻ, những chế độ chà đạp lên con người Tinh thần nhânđạo của Nguyễn Du đã vạch rõ ranh giới giữa yêu và ghét
* Trái tim lớn chứa chan tinh thần nhân đạo của Nguyễn Du thể hiện ở tiếng nói
đề cao, trân trọng con người trong sáng tác của nhà thơ
- Trong Truyện Kiều, ông hết lòng ngợi ca vẻ đẹp của con người qua việc xây
dựng các nhân vật:
Thuý Kiều - một trang tuyệt thế giai nhân
Kim Trọng - một nho sinh hào hoa, phong nhã
Từ Hải - bậc anh hùng phi phàm
Trang 8+ Truyên Kiều là một kiệt tác chứng tỏ nguyễn Du là một ngòi bút thiên tài, là bậc
thầy của nghệ thuật thơ ca ở nhiều phương diện
- Tài miêu tả, khắc hoạ tính cách nhân vật: Khắc hoạ bằng một vài nét nhưng rấtđậm đà sắc sảo, nổi bật lên như chạm khắc
- Miêu tả thiên nhiên, tâm trạng đặc sắc
- Nguyễn Du là một bậc thầy về ngôn ngữ
+ Ngoài ra: thơ chữ Hán, văn chiêu hồn của Nguyễn Du đạt được nhiều thành tựuđắc sắc về nghệ thuật
3 Kết luận.
Với một trái tim dạt dào tình người, tình đời, một ngòi bút tài hoa hiếm thấy,Nguyễn Du và tác phẩm của ông mãi mãi được ca tụng, lưu truyền Nguyễn Duxứng đáng được coi là một thiên tài văn học, một danh nhân văn hoá tầm cỡ nhânloại Như M.Gorki, Puskin, Lỗ Tấn , tên tuổi và sự nghiệp của ông làm rạngdanh cho nền văn hoá dân tộc và thế giới
B.2/ Nghệ thuật miêu tả và khắc họa tính cách nhân vật trong “Truyện Kiều” của Nguyễn Du.
1 Miêu tả ngoại hình:
Trang 9Qua nét vẽ ngoại hình hé lộ phẩm chất, tính cách và cả số phận nhân vật
2 Miêu tả hành động, cử chỉ, ngôn ngữ nhân vật.
Miêu tả cụ thể hành động, lời nói của nhân vật (Mã Giám Sinh mua Kiều) Dùng ngôn ngữ độc thoại nội tâm (Kiều ở lầu Ngưng Bích).
Dùng ngôn ngữ đối thoại ( Thúy Kiều báo ân báo oán)
Khắc họa tính cách
Đặt nhân vật vào những cảnh ngộ đặc biệt, dự báo về số phận
3 Nghệ thuật miêu tả nội tâm, phân tích tâm lí.
Miêu tả tâm lí nhân vật tinh tế (“Mã Giám Sinh mua Kiều”, “Kiều ở lầuNgưng Bích”, Kiều báo ân báo oán)
- Trực tiếp (Mã Giám Sinh mua Kiều).
- Gián tiếp - bằng bút pháp tả cảnh ngụ tình (Kiều ở lầu Ngưng Bích).
Khắc họa tính cách, số phận nhân vật
4 Xây dựng nhân vật theo hai tuyến với bút pháp riêng.
a Tuyến nhân vật chính diện (Thúy Kiếu, Thúy Vân, Kim Trọng, Từ Hải).
- Xây dựng theo lối tưởng tượng hóa
- Miêu tả bằng bút pháp ước lệ tượng trưng
- Ngôn ngữ chọn lọc trau chuốt
- Với nhân vật chính diện Nguyễn Du dành cho họ những tình cảm yêu mến trântrọng và cảm thông chia sẻ sâu sắc (thể hiện qua việc lựa chọn chi tiết hình ảnhmiêu tả và sử dụng ngôn ngữ)
b Tuyến nhân vật phản diện (Mã Giám Sinh, Tú Bà, Sở Khanh, Hoạn Thư , HồTôn Hiến)
Trang 10
- Được khắc họa theo lối hiện thực, bằng những bút pháp cụ thể, lịch sử
- Ngôn ngữ miêu tả trực diện
- Nguyễn Du ngầm tỏ thái độ khinh bỉ, căm phẫn sâu sắc
B.3/ Ngôn ngữ “Truyện Kiều”
1 Một số ý kiến nhận định về ngôn ngữ “Truyện Kiều”.
“Tiếng nói Việt Nam trong Truyện Kiều như làm bằng ánh sáng vậy”- Nguyễn
Đinh Thi
“Với Truyện Kiều, Tiếng Việt đã trở nên đẹp dẽ, trong sáng, mềm mại, uyển
chuyển, thanh tao”- Nguyễn Khách Toàn
2 Đặc sắc trong nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ của Nguyễn Du trong “Truyện Kiều”.
2.1/ Sử dụng chữ Nôm điêu luyện, khai thác vốn từ vựng Tiếng Việt một cáchtriệt để, tinh tế
Nguyễn Du đủ vốn liếng ngôn ngữ để diễn tả thế giới nhân vật, sự việc, conngười, cảnh vật, tâm trạng… vô cùng phong phú Nhà thơ dùng từ ngữ “đắt”,chính xác, không gò ép gượng gạo trong tả người, tả cảnh và tình khiến người đọccảm thấy rằng với nhân vật đó, sự việc đó, tâm tư đó nhất định phải nói như vậy
và khó lòng mà lấy những tiếng, lời lẽ khác thay thế được
VD: - “Cỏ non xanh tận chân trời”
- “Hoa cười ngọc thốt đoan trang”
- “Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da”
- “Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh”
- “Cậy em em có chịu lời”
- “Chẳng ngờ gã Mã Giám Sinh”
Sử dụng ngôn ngữ linh hoạt, phong phú, sáng tạo
- Tả nhân vật chính diện, Nguyễn Du sự dụng những ngôn ngữ có tính ước lệ,trang trọng
Trang 11
- Tả nhân vật phản diện, Nguyễn Du sử dụng ngôn ngữ trực diện
- Tả cảnh: ngôn ngữ chọn lọc tinh tế, giàu sức gợi
- Tả cảnh ngụ tình: ngôn ngữ hàm súc, đa nghĩa
Sử dụng ngôn ngữ linh hoạt, phong phú, sáng tạo
2.2/ Sử dụng từ ngữ chọn lọc, trau chuốt, tinh tế với các từ gợi thanh, gợi hình vàcác biện pháp tu từ đặc sắc
2.3/ Từ tiếng nói hằng ngày của nhân dân tiếp theo là của các nhà văn, nhà thơlớn của dân tộc ở các đời trước, Nguyễn Du tạo ra tiếng nói văn học dồi dào, giản
dị mà chính xác, uyển chuyển, đầy hình ảnh và âm điệu
3 Kết luận.
Như vậy, đến “Truyện Kiều” tiếng Việt đã đạt đến đỉnh cao của ngôn ngữnghệ thuật không chỉ có chức năng biểu đạt (phản ánh), biểu cảm (biểu hiện cảmxúc) mà còn có chức năng thẩm mĩ (vẻ đẹp của nghệ thuật ngôn từ, âm điệu hình
tượng) Tiếng Việt trong Truyện Kiều hết sức giàu và đẹp.
Vấn đề thứ hai: Hình tượng người phụ nữ trong văn học Việt Nam từ giữa thế
kỉ XVI đến giữa thế kỉ XIX.
1 Đề tài người phụ nữ trong văn học trung đại.
Từ thế kỉ XVI, hình ảnh người phụ nữ đã đi vào văn học viết đến thế kỉXVIII thì hình ảnh này đã trở thanhf đề tài lớn của văn học Các thể loại của văn
Trang 12
học ở TK XVI đên XIX như văn xuôi, truyện nôm, thơ với các tác phẩm tiêu biểu
như: Truyền kì mạn lục – Nguyễn Dữ, Truyện Kiều – Nguyễn Du, Cung oán
ngâm khúc – Nguyễn Gia Thiều… và những lời thơ nôm của Hồ Xuân Hương đều
phản ánh đề tài này
2 Nội dung phản ánh về người phụ nữ.
Hình tượng người phụ nữ trong giai đoạn văn học này được khắc họa với vẻđẹp hoàn hảo, đáng trân trọng nhưng cuộc đời, số phận lại hết sức bất hạnh
2.1/ Hình tượng người phụ nữ trong văn học từ TK XVI đến giữa TK XIX là hiện thân của cái đẹp.
* Nhan sắc hoàn mĩ, vượt trội
Một Vũ Nương với vẻ đẹp thuần hậu, dịu dàng
Một nàng Kiều đẹp “ nghiêng nước nghiêng thành”…
* Phẩm hạnh cao quý
Họ luôn mang những phẩm chất, đức tính đẹp đẽ: hiếu nghĩa, thủy chung, vị
tha…( Vũ Nương trong Chuyện người con gái Nam Xương, Thúy Kiều trong
Truyện Kiều)
Người phụ nữ trong thơ Hồ Xuân Hương bị xã hội đối xử bất công, bị vùi dập
nhưng luôn giữ phẩm chất, tâm hồn trong sáng (Bánh trôi nước).
2.2/ Hình tượng người phụ nữ trong văn học các thế kỉ này còn là hiện thân của những số phận đau thương.
+ Nỗi đau khổ, oan nghiệt của Vũ Nương trong “ Truyện người con gái NamXương” – Nguyễn Dữ
+ Cuộc đời trầm luân, dâu bể đầy bất hạnh của Thúy Kiều trong “ Truyện Kiều” –Nguyễn Du
+ Dưới chế độ phong kiến, nhiều thế lực hắc ám trong xã hội đã vùi dập, chà đạplên thân phận người phụ nữ
Trang 13
- Vua chúa, quan lại xa đọa, tàn ác đã đày đọa cuộc đời người phụ nữ xưa ( qua
“Cung oán ngâm khúc”, “Truyện Kiều)
- Chiến tranh phong kiến gieo bao nỗi bất hạnh cho họ “Chinh phụ ngâm” củaĐoàn Thị Điểm là tiếng kêu xé lòng của người phụ nữ có chồng bị cuốn vào vòngchiến tranh ấy
- Người phụ nữ còn chịu biết bao đau khổ bởi những hủ tục, thành kiến bất công,hẹp hòi: tư tưởng trọng nam khinh nữ, chế độ đa thê…
2.3/ Thái độ của các tác giả khi viết về người phụ nữ.
Các nhà văn, nhà thơ đã thể hiện lòng trân trọng đặc biệt với người phụ nữkhi khắc họa, ngợi ca vẻ đẹp của họ
Phản ánh những bi thảm của người phụ nữ, các tác giả không giấu nổi lòngxót xa, đau đớn
3 Ý nghĩa của vấn đề.
Qua hình tượng người phụ nữ, các tác giả văn học thế kỉ XVI – XIX đã gópvào trào lưu nhân đao chủ nghĩa một nội dung hết sức phong phú, góp vào tiếngnói đòi giải phóng con người, đặc biệt là người phụ nữ
Vấn đề thứ ba: Giá trị nhân đạo của văn học Việt Nam
giai đoạn từ thế kỉ XVI đến giữa thế kỉ XIX.
1 Khái quát về nội dung nhân đạo trong văn học.
* Các khái niệm
- Nhân ái: lòng yêu thương con người
Trang 14
- Nhân đạo: đạo người, lấy lòng nhân ái, thương người của mình để cư xử vớingười khác; là lòng trân trọng, thương yêu con người, vì nhu cầu lợi ích cho connguời và niềm cảm thông với con người
* Giá trị nhân đạo trong tác phẩm văn học thường có các nội dung biểu hiện sau:
- Thái độ cảm thông, tình cảm xót thương với những kiếp người bất hạnh
- Lên án những cái sấu xa trà đạp lên quyền sống của con người
- Trân trọng ngợi ca đề cao giá trị con người đề cao ước vọng chân chính cao đẹpcủa họ
- Thể hiện ước mơ, khát vọng về một xã hội công bằng bắc ái, tôn trọng phẩm giá
và hạnh phúc con người
Lưu ý:
Ở những tác giả, tác phẩm lớn nội dung nhân đạo còn mang theo tinh thầnquốc tế Dù có nhiều biểu hiện phong phú đa dạng nhưng trọng tâm và hạt nhâncủa chủ nghĩa nhân đạo là vấn đề con người
Một số tác phẩm có thể có đầy đủ phương diện nói chung của cảm hứng nhânđạo cũng có tác phẩm chỉ đi sâu vào một khía cạnh nào đó
Tuỳ theo tính chất, giới hạn của vấn đề mà xác định độ rộng, độ sâu của giá trịnhân đạo
2 Giá trị nhân đạo của văn học trung đại Việt Nam (thế kỉ XVI đến giữa thế kỉ XIX).
2.1./ Bối cảnh xã hội
+ Xã hội phong kiến khủng hoảng, suy tàn, mọi tầng lớp nhân dân chịu nhiều đaukhổ Xã hội ấy chà đạp không thương tiếc số phận và nhân phẩm con người
+ Ý thức về con người cá nhân phát triển
2.2/ Những nội dung cụ thể của cảm hứng nhân đạo trong văn học giai đoạn này.
* Đề cao ca ngợi những giá trịcủa con người
Trang 15
+ Nguyễn Dữ khẳng định đề cao vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ qua nhân
vật Vũ Nương (Chuyện người con gái Nam Xương).
+ Hồ Xuân Hương miêu tả ca ngợi vẻ đẹp hình thể, tâm hồn của người phụ nữ
(Bánh trôi nước, Đề tranh Tố Nữ).
+ Nguyễn Du ca ngợi cả về tài, sắc, tình, tâm hồn của Thuý Kiều với tấm lòng
trân trọng đặc biệt ( Truyện Kiều).
* Lên án những thế lực tàn bạo chà đạp lên quyền sống, phẩm giá của con người.+ Giai cấp thống trị:
Vua chúa xa đoạ tàn ác (Vũ trung tuỳ bút; Cung oan ngâm khúc).
Quan lại bỉ ổi, tay sai bất lương (Truyện Kiều).
+ Lễ giáo phong kiến hà khắc, định kiến bất công hẹp hòi (Chuyện người con gái
Nam Xương).
+ Tố cáo thế lực đồng tiền ( Truyện Kiều).
* Lòng xót thương, cảm thông với mọi kiếp người bất hạnh ( Chuyện người con
gái Nam Xương - Nguyễn Dữ, Truyện Kiều - Nguyễn Du).
* Đề cao ước mơ, khát vọng của con người
+ Khát vọng về quyền sống, quyền hạnh phúc (Chuyện người con gái Nam
Xương, Chinh phụ ngâm).
+ Khát vọng về tình yêu tự do (Truyện Kiều).
+ Ước mong một xã hội tốt đẹp cho con người (nhân vật Từ Hải trong Truyện
Kiều là đại diện cho tự do, công lí trong xã hội).
III Các dạng bài tập trong chuyên đề.
1 Phân tích, cảm thụ giá trị của tác phẩm hoặc đoạn trích
2 Nghị luận về nhân vât, chi tiết, hình ảnh, tư tưởng chủ đề… trong một tácphẩm
Trang 16
3 Nghị luận tổng hợp (kiến thức, kĩ năng) về cỏc vấn đề xuyờn suốt cỏc tỏc phẩmtrong một giai đoạn văn học
4 Nghị luận về một vấn đề xó hội đặt ra trong tỏc phẩm văn học trung đại
5 Phõn tớch đặc sắc ngụn ngữ trong tỏc phẩm
6 So sỏnh văn học
IV Phương phỏp giải bài tập.
1 Sưu tầm, đọc tài liệu
2 Phương phỏp nghiờn cứu: phõn tớch, chứng minh, giải thớch, bỡnh buận, sosỏnh, đối chiếu để cỏc vấn đề về tỏc giả, tỏc phẩm trở nờn sỏng tỏ và sõu sắc
3 Phương phỏp khỏi quỏt húa kiến thức
* Kiểu bài: nghị luận văn học
* Nội dung: Tõm và tài của Nguyễn Du
* Phạm vi: Đoạn trớch Kiều ở lầu Ngưng Bớch trong Truyện Kiều - Nguyễn Du.
Tỡm ý:
Với đề bài trờn cần đạt được cỏc ý cơ bản sau đõy:
a/ Hiểu đúng Tâm và tài của Nguyễn Du.
- Tâm là: Tấm lòng, tình cảm, trái tim giàu cảm xúc, cảm thông, rung độngtrớc cuộc đời trớc mỗi số phận con ngời, yêu thơng tha thiết, thái độ trân trọng,bênh vực che chở con ngời