Trong cả một giai đoạn dài như vậy, trước thực tế nhiều kiểu loại nhân vật đa dạng, theo chúng tôi, có hai nguyên tắc cần chú ý khi chọn nhân vật như đối tượng nghiên cứu: Thứ nhất, các
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC
Người hướng dẫn khoa học: PGS TS TRẦN NHO THÌN
HÀ NỘI - 2014
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các
số liệu và kết quả nghiên cứu trong Luận án này là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kì công trình nào trước đó Nếu vi phạm tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm
Hà Nội, ngày ….tháng … năm 2014
Tác giả Luận án
Nguyễn Thị Giang
Trang 3MỤC LỤC
Lời cam đoan 1
Mục lục 1
Danh mục các chữ viết tắt 3
MỞ ĐẦU 4
CHƯƠNG 1:TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 16
1.1 Tổng quan về lịch sử vấn đề nghiên cứu 16
1.1.1 Lịch sử nghiên cứu về ba loại nhân vật Thiền sư, Liệt nữ, Hoàng đế trong văn học giai đoạn X-XV 16
1.1.2 Nghiên cứu về thi pháp tả nhân vật văn học trung đại 26
1.2 Giới thuyết chung về vấn đề nghiên cứu 31
1.2.1 Khái niệm hệ thống 32
1.2.2 Khái niệm về nhân vật 32
1.2.3 Nhân vật trong văn xuôi và nhân vật trong thơ 33
1.2.4 Khái niệm thi pháp và thi pháp học 34
1.2.5 Kiểu tác giả 36
Tiểu kết chương 1 40
CHƯƠNG 2:NHÂN VẬT THIỀN SƯ 41
2.1 Mấy vấn đề về tông phái Thiền Tông 41
2.1.1 Giới thiệu chung về Thiền Tông 41
2.1.2 Đường lối Thiền Tông và quan niệm về ngôn từ của Thiền Tông 42
2.1.3 Thiền Tông tại Việt Nam 44
2.2 Nhân vật thiền sư Huyền Quang tự biểu hiện qua thơ thiền-kệ 47
2.2.1 Chân dung tự hoạ của thiền sư Huyền Quang 47
2.2.2 Thi pháp miêu tả nhân vật Huyền Quang trong Thơ Thiền 57
2.3 Nhân vật thiền sư Huyền Quang trong “Tam Tổ thực lục” 67
2.3.1 Về văn bản Tổ gia thực lục (TGTL) 67
2.3.2 Phân tích nhân vật thiền sư Huyền Quang qua cái nhìn của tác giả “Tam Tổ thực lục” 70
2.3.3 Thi pháp thể hiện nhân vật thiền sư Huyền Quang trong “Tổ gia thực lục” 79
Tiểu kết chương 2 85
Trang 4CHƯƠNG 3:NHÂN VẬT LIỆT NỮ 87
3.1 Câu chuyện về nàng liệt nữ Mỵ Ê và thực tế lịch sử 89
3.1.1 Khảo sát sự tích về Mỵ Ê 89
3.1.2 Những ghi chép của chính sử về người liệt nữ 91
3.1.3 Câu chuyện nhân vật Mỵ Ê nhìn từ góc nhìn lý luận nghiên cứu giới 97
3.2 Nghệ thuật thể hiện nhân vật liệt nữ Mỵ Ê 100
3.2.1 Ngoại hình 100
3.2.2 Ngôn ngữ 104
3.2.3 Tâm lí 106
3.2.4 “Mô típ chọn cái chết” 108
3.2.5 Hình mẫu Mỵ Ê và sự tiếp nối cảm hứng 113
Tiểu kết chương 3 117
CHƯƠNG 4:NHÂN VẬT HOÀNG ĐẾ 118
4.1 Quan niệm về hoàng đế trong bối cảnh văn hóa, xã hội, chính trị thời trung đại 119
4.2 Cội nguồn văn hóa của “mô hình” hoàng đế sáng tác văn chương 121
4.2.1 Từ quan niệm về văn học… 121
4.2.2… Đến thực tế sáng tác thơ ca của Hoàng đế Lê Thánh Tông 124
4.3 Chân dung tự hoạ của Hoàng đế Lê Thánh Tông 126
4.3.1 Cái nhìn về Đức của hoàng đế Lê Thánh Tông 126
4.3.2 Cái nhìn trong tư tưởng đường lối chính trị của hoàng đế Lê Thánh Tông 135 4.4 Thi pháp thể hiện hình tượng hoàng đế Lê Thánh Tông trong thơ 145
4.4.1 Hệ thống ngôn ngữ và hình tượng nghệ thuật biểu đạt những tư tưởng chính trị, quan niệm của Nho giáo 145
4.4.2 Hệ thống ngôn ngữ và hình tượng nghệ thuật biểu đạt cho quan niệm về Đức của đế vương 149
Tiểu kết chương 4 152
KẾT LUẬN 154
DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 157
TÀI LIỆU THAM KHẢO 158 PHỤ LỤC
Trang 5NCVH: Nghiên cứu văn học NXB: Nhà xuất bản
TCVH: Tạp chí văn học TGTL: Tổ gia thực lục
VĐUL: Việt điện u linh VHTĐ: Văn học trung đại VHTĐVN: Văn học trung đại Việt Nam VHTT: Văn hoá - Thông tin
Trang 6MỞ ĐẦU
1 Lí do và mục đích chọn đề tài
1.1.Văn học là nhân học Con người bao giờ cũng là đối tượng cuối cùng của văn học ngay cả khi nhà văn viết về loài vật hay đề vịnh cây cỏ Và trong tác phẩm văn học, dù là văn xuôi hay thơ, nhân vật chính là kết tinh của quan niệm về con người của tác giả, của một giai đoạn văn học Nếu nói nhân vật là phương tiện để khái quát hiện thực thì ―văn học không thể thiếu nhân vật Bởi vì đó là hình thức cơ bản để qua đó văn học miêu tả thế giới một cách hình tượng‖ Nhân vật còn là kết quả tương tác giữa chủ thể và khách thể - chủ thể được hiểu là kiểu tác giả với tư tưởng chính trị, đạo đức và quan niệm về thẩm mĩ; khách thể chính là những vấn đề của thời đại lịch sử đặt ra cho con người Nhưng con người không phải từ trên trời rơi xuống, cũng không phải nhất thành bất biến mà là một thực thể có tính lịch sử, thay đổi qua thời gian Nghiên cứu vấn đề con người trong văn học trung đại Việt Nam nói riêng
và văn học Việt Nam nói chung hiện vẫn rất đang là đề tài có ý nghĩa khoa học Nhân vật thể hiện quan niệm về con người của tác giả Và quan niệm về con người bao giờ cũng là sản phẩm của một nền văn hóa nhất định Mỗi dân tộc, mỗi thời đại lịch sử lại
có những quan niệm riêng về con người do các quan niệm chính trị, đạo đức, tôn giáo, thẩm mỹ riêng chi phối Do đó, để nghiên cứu con người trong văn học Việt Nam nói chung, cần tìm hiểu con người trong văn học trung đại Và để khái quát về con người trong văn học trung đại, cần phải xem xét con người của từng giai đoạn như là chuẩn bị ―nền móng‖ cho sự xây dựng bức tranh chung về con người của cả thời đại văn học này Tuy rằng văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX nằm trong phạm trù văn học trung đại nhưng giữa các giai đoạn khác nhau, hệ thống nhân vật cũng có những điểm khác nhau Giai đoạn đầu tiên có một vị trí định hình đặc biệt, báo hiệu đường hướng phát triển của các giai đoạn sau Đó là lí do đầu tiên thôi thúc chúng tôi lựa chọn đề tàiHệ thống nhân vật và thi pháp thể hiện chúng trong văn học trung đại Việt Nam giai đoạn từ thế kỉ X đến thế kỉ XV
1.2 Nghiên cứu con người trong một giai đoạn văn học tuy đã được giới nghiên cứu văn học nước ta quan tâm từ lâu, nhưng nhu cầu nghiên cứu một cách hệ thống hầu như chưa được đặt ra
Trang 7Thế nào là nghiên cứu nhân vật một cách hệ thống ? Chúng tôi quan niệm tính
hệ thống của các loại kiểu nhân vật chịu sự chi phối của hệ thống vấn đề về con người Con người trước hết bao giờ cũng mang thuộc tính giới (gender) Thuộc tính giới của con người một mặt có tính bẩm sinh, mang tính sinh học, mặt khác lại được hình thành do văn hóa ứng xử giới của mỗi dân tộc, mỗi thời đại qui định Điều cần quan tâm đối với con người mang thuộc tính giới là những nhân tố văn hóa xã hội đã chi phối nó như thế nào, cái gì chi phối đến kiểu mẫu người nam và người nữ, trong sáng tác văn học, kiểu nhân vật nhìn từ góc độ giới sẽ là như thế nào Từ nghiên cứu theo hướng văn hóa ứng xử giới của một thời, chúng ta có thể hiểu được quan niệm thẩm mỹ đạo đức của thời đó trong khi xây dựng nhân vật nam hay nữ Con người còn là một thực thể mang tính chính trị -giai cấp, bao giờ nó cũng thuộc về một giai cấp, một tầng lớp nào đó trong xã hội, hoặc thuộc tầng lớp thống trị hay bị trị, tầng lớp trên, thượng lưu hay tầng lớp trí thức trung gian, hay thuộc tầng lớp dưới, tầng lớp bị trị, mang một quan điểm chính trị nhất định Thuộc tính giai cấp của nó được biểu hiện như thế nào trong văn chương ? Trong văn học trung đại, các diễn ngôn chính trị của vua chúa, quan lại đều mang tính giai cấp theo một nghĩa nào đó, cần được nhìn nhận từ góc độ chính trị Đó là tiếng nói của những người thuộc tầng lớp thống trị, dù bàn về dân hay về chính tầng lớp họ, về bản thân họ thì hình ảnh của họ trong các tác phẩm cũng ít hay nhiều, đậm hay nhạt, phản ánh đường lối, tư tưởng chính trị đạo đức phong kiến Mẫu người lý tưởng trong môi trường chính trị của mỗi thời đại văn học là gì? Điểm nhìn của mẫu người chính trị chi phối như thế nào đến các phương diện khác của con người này (về giá trị làm người, về quan niệm thẩm
mỹ, về bản chất chức năng của văn học…)? Về mặt văn hóa tinh thần, văn hóa tâm linh, con người-đặc biệt con người trong xã hội cổ trung đại, còn là một thực thể chịu ảnh hưởng của tư tưởng triết học – đạo đức của các tôn giáo Phật giáo, trong đó có Thiền tông, là một tôn giáo Tuy nói Thiền tông là một khuynh hướng trí tuệ nhưng bản chất tôn giáo, thần bí, siêu hình vẫn là một nét biểu hiện rõ rệt, qua cách tu hành cũng như cách diễn ngôn Nho giáo tuy có tính duy lí, ―tử bất ngữ quái lực loạn thần‖, nhưng màu sắc tôn giáo vẫn bộc lộ qua nghi lễ thờ trời, tế nam giao, qua biện luận vua là thiên tử, nhận được thiên mệnh; coi nam nhi, quân tử, anh hùng là ―tú
Trang 8khí‖ do núi sông chung đúc Ngoài ra, bất cứ con người thuộc tầng lớp, giai cấp nào, thời đại nào, tôn giáo nào cũng mang một kiểu văn hóa ứng xử như thế nào đó đối với thân xác và tâm lý của bản thân mình Nhìn con người như thế là nhìn từ góc nhìn nhân học văn hóa mà nghiên cứu là vấn đề văn học quan tâm
Vì thế mà để nghiên cứu nhân vật của bất kì giai đoạn văn học nào, ít nhất cũng cần phải tiếp cận chúng từ các góc nhìn mang tính hệ thống như vậy
1.3 Nguyên tắc xác định hệ thống nhân vật:
Hệ thống nhân vật trong VHTĐVN giai đoạn X-XV phong phú và đa dạng: nam nhi- quý tộc- vua quan - nhà nho - ẩn sĩ- thiền sư- phụ nữ…Như chúng ta biết, nhân vật chính trong triều đình thời độc lập là các nhà sư Điều này cũng dễ lí giải bởi
đó là thời điểm Phật giáo đang trên đà phát triển, ảnh hưởng của nó trùm khắp xã hội
Và nhà sư cũng trở thành ―nhân vật‖ chính trong văn học vài thế kỉ đầu Nhà sư gồm
nhiều kiểu loại theo những tiêu chí khác nhau: Đại sư (Khuông Việt, Mãn Giác), Quốc sư (Đỗ Pháp Thuận, Vạn Hạnh, Viên Thông…), Tổ sư (Trần Nhân Tông, Pháp Loa, Huyền Quang), Thiền sư (Vạn Hạnh, Huyền Quang, Viên Chiếu, Mãn Giác, Từ Đạo Hạnh, Dương Không Lộ…), Cư sĩ (Thông Sư, Ứng Vương), Ni sư (Diệu Nhân) Các ông vua và vương hầu nhà Trần lại chính là những vị thiền sư thông tuệ nhất: Trần Thái Tông, Tuệ Trung Thượng Sĩ, Trần Nhân Tông…Trong triều đình, thay
thế địa vị của các nhà sư trong buổi đầu là quý tộc, võ tướng Vai trò của quý tộc nhà
Trần thực sự nổi bật trong đời sống của đất nước Trong ba cuộc chiến thắng chống quân Nguyên- Mông, chính họ là những người xứng đáng có công đầu Vào giai đoạn hưng thịnh của mình, nhà Trần đã có một thế hệ tôn thất quý tộc đầy tài năng và lòng kiêu hãnh, thật sự là bộ phận tinh hoa của đất nước Họ là những võ tướng tài ba nơi sa trường, là những người quản lí đất nước, là những thi sĩ, học giả đáng kính, là những thiền sư cao đạo Ở họ có sự dung hòa giữa tinh thần phóng khoáng của giới võ tướng, tính chất thâm trầm nhưng rộng rãi của văn hóa Phật giáo và cả cái gọi là trung liệt của Nho gia Có thể kể đến những nhân vật như Trần Thủ Độ, Trần Quang Khải, Trần Quốc Tuấn, Trần Ích Tắc, Phạm Ngũ Lão…Đến khi Hồ Quý Ly thôn tính nhà Trần, vai trò lịch sử của giới quý tộc về cơ bản chấm dứt Phần đông trong số họ cố gắng níu giữ sự mất mát to lớn này nhưng đều đã bị mất hết địa vị chính trị, kinh tế, xã hội và
Trang 9cuối cùng bị tàn sát hàng loạt Có một bộ phận rất nhỏ của tầng lớp này lại theo xu hướng khác: về xuất thân, địa vị hiện tại, họ thuộc về tầng lớp quý tộc, nhưng họ lại là những người có trí thức Nho học, suy nghĩ theo kiểu Nho gia Thấu hiểu thời cuộc và
sự trớ trêu của hoàn cảnh cá nhân, con đường tỉnh táo duy nhất họ có thể lựa chọn lúc
đó là đành thoái lui để bảo toàn tính mạng cá nhân và đứng ngoài cuộc chứng kiến gia tộc suy vong Trần Nguyên Đán là một trường hợp điển hình Đây cũng là một trong những ngả đường hình thành nhân cách nhà Nho ở Việt Nam Và bởi vậy ―nhân vật‖
văn học lúc này ngoài thiền sư, cư sĩ…còn phải kể đến quý tộc-thiền sư (vua quan nhà Trần), quý tộc-nhà nho (Phạm Ngũ Lão, Trần Nguyên Đán), quý tộc-võ tướng (Trần Quang Khải, Trần Quốc Tuấn, Đặng Dung) – kiểu nhân vật quý tộc-nhà nho, quý tộc-
võ tướng chúng tôi gọi chung là mẫu hình nhân vật nam nhi đời Trần và đã có một công trình khảo về nhân vật này đăng trên Tạp chí khoa học trường ĐHSP Hà Nội năm
2012, nhà Nho (Chu Văn An, Nguyễn Phi Khanh, Phạm Sư Mạnh…)
Đến thế kỉ XV thì niềm tin của các ông vua vào Phật giáo và tăng sư dường như
đã giảm rất nhiều, thậm chí Lê Thánh Tông còn chỉ trích, phê phán gay gắt Không có
những đụng độ quyết liệt hay tranh giành ầm ĩ, một cách âm thầm và lặng lẽ, các nhà
sư dần nhường chỗ cho quý tộc, võ tướng và nho sĩ trên vũ đài chính trị cũng như
trong các sáng tác văn học Nho sĩ bắt đầu có mặt ở Việt Nam từ thời Bắc thuộc Hiện không có tài liệu nào để làm sáng tỏ tình hình Nho giáo ở Việt Nam trước thế kỉ X Đến thời đầu tự chủ, khi giới tăng sư là những tri thức chủ yếu của đất nước thì số lượng nho sĩ có lẽ cũng chưa đáng kể, vì lí do Nho giáo chưa thực sự phát triển và nhà nho cũng chưa có đất dụng võ Đến thời Lí- Trần, Nho giáo mới thực sự bắt đầu hình thành và bắt rễ vào đời sống xã hội Tiến trình Nho giáo thay thế Phật giáo cũng như trạng thái ―tam giáo tịnh hành‖ biểu hiện ở sự đông đúc dần lên của nho sĩ cũng như địa vị ngày càng quan trọng của họ trong xã hội Chúng ta đều biết, Hưng Đạo Vương nuôi trong nhà khá nhiều môn khách trong đó có những người như Trần Thì Kiến, Trương Hán Siêu, Phạm Lãm, Trịnh Dũ, Ngô Sĩ Thường, Nguyễn Thế Trực… đều do văn chương chương chính sự nổi tiếng với đời Trần Ích Tắc, một vương hầu nuôi tham vọng đoạt ngôi cũng chiêu mộ khá nhiều nho sinh Hoặc đời Trần Minh Tông thì đội ngũ nho sĩ trong triều đã khá hùng hậu: ―bấy giờ quan ở trong triều như
Trang 10bọn Trần Thì Kiến, Đoàn Nhữ Hài, Đỗ Thiên Hứ, Mạc Đĩnh Chi, Nguyễn Dũ, Phạm Mại, Phạm Ngộ, Nguyễn Trung Ngạn, Lê Quát, Phạm Sư Mạnh, Lê Duy…, Trương Hán Siêu, Lê Cự Nhân, nối nhau làm quan, nhân tài đầy rẫy‖ [75; tr357] Đấy là chưa
kể sự xuất hiện của hàng loạt các danh nho như Trương Hán Siêu, Nguyễn Sưởng, Mạc Đĩnh Chi, Nguyễn Ức, Nguyễn Trung Ngạn, Chu Văn An, Phạm Sư Mạnh, Lê Quát, Nguyễn Phi Khanh Sang thế kỉ XV, Nho giáo đã trở thành quốc giáo, giữ địa
vị độc tôn thì nho sĩ đã trở thành một lực lượng hùng hậu, chiếm đại đa số trong các hoạt động chính trị, xã hội, văn học Hai nhà văn vĩ đại của thế kỉ này là Nguyễn Trãi
và Lê Thánh Tông đã lựa chọn Nho giáo và thực thi Nho giáo một cách triệt để nhất trong lẽ sống, mục đích sống của mình và dân tộc Và có thể khẳng định ―nhân vật‖ chính của văn học thế kỉ XV là nhà Nho
Trong cả một giai đoạn dài như vậy, trước thực tế nhiều kiểu loại nhân vật đa dạng, theo chúng tôi, có hai nguyên tắc cần chú ý khi chọn nhân vật như đối tượng
nghiên cứu: Thứ nhất, các nhân vật đó cho thấy xu thế vận động của văn học tiến đến
trạng thái điển hình của văn học chức năng, văn học chính thống quan phương của nhà nho Từ ba loại hình nhân vật thiền sư, liệt nữ, hoàng đế mà luận án nghiên cứu chúng ta thấy văn học trung đại Việt Nam giai đoạn X-XV có sự vận động Nếu Huyền Quang là một thiền sư có yếu tố nho gia vì bản thân ông ta trước khi đi tu đã là một nhà nho, thi đỗ làm quan, hơn nữa bấy giờ tuy Phật giáo là quốc giáo nhưng trên cơ sở tam giáo đồng nguyên; đến Mỵ Ê thì đã là một diễn ngôn Nho giáo hay chí ít cũng bị Nho giáo hóa; còn
Lê Thánh Tông là một hoàng đế - nhà nho một trăm phần trăm Đây rõ ràng là giai đoạn của văn học nhà nho tiến đến điển phạm hóa Điều này phản ánh văn hóa Việt Nam chuyển động từ văn hóa đa nguyên (tam giáo) sang văn hóa nhất nguyên (Nho giáo độc tôn), xã hội Việt Nam chuyển từ chế độ quân chủ quý tộc sang quân chủ chuyen chế quan liêu Như vậy, văn học giai đoạn đầu đi từ tình trạng manh nha, khởi phát đến hình
thành điển phạm của văn học chính thống quan phương của nhà nho Thứ hai, các nhân
vật đó đại diện cho nhiều nhân vật khác từ các điểm nhìn khác nhau của nhân học văn hóa (con người tâm linh tôn giáo, con người từ góc nhìn giới và con người giai cấp) Nguyên tắc này sẽ giúp cho việc minh định các kiểu nhân vật trở nên sâu sắc, mới mẻ, hấp dẫn góp phần rút ngắn khoảng cách văn học trung đại với con người hiện đại
Trang 11Luận án nghiên cứu hệ thống nhân vật từ thế kỉ X đến thế kỉ XV trên hai thể loại lớn là thơ và văn xuôi nhưng do khuôn khổ luận án, cũng là để tránh trùng lặp với những nghiên cứu đã có, với phương pháp nghiên cứu trường hợp (case study), chúng tôi chỉ lựa chọn ba kiểu nhân vật tiêu biểu cho ba điểm nhìn nhân học văn hóa
về con người Nghiên cứu con người nhìn từ góc nhìn của văn hóa tâm linh trong giai đoạn khi mà Phật giáo còn ảnh hưởng mạnh mẽ đến đời sống tư tưởng đạo đức chính trị và văn học thì không thể không quan tâm đến mẫu hình nhà sư, nhà tu hành Nhà
sư là ai, họ tự mình thể hiện mình ra sao và được mọi người nhìn nhận như thế nào qua sáng tác văn học, tại sao giới tu hành thời Lí -Trần lại được cả xã hội sùng kính,
từ vua quan đến dân chúng; tinh thần ―viên dung‖ tam giáo được thể hiện trong tư tưởng chính trị, đạo đức thẩm mỹ của kiểu người này như thế nào; tại sao mẫu hình nhà sư trong các giai đoạn văn học sau không còn hấp dẫn đối với giới trí thức sáng tác văn học và nói chung, tại sao mẫu nhà sư lại không được xã hội chuyên chế phong kiến về sau này lựa chọn như nhân vật chính yếu của cả hệ thống chính trị, những câu hỏi đó sẽ được làm sáng tỏ khi chúng ta tìm hiểu họ Như một nghiên cứu trường hợp, luận án chọn khảo sát nhân vật Huyền Quang qua thơ ông (tự biểu hiện- chân
dung tự họa) và qua Tam Tổ thực lục (cái nhìn của người khác quan sát, miêu tả -
chân dung được họa) Có ý kiến gợi ý nên chọn nghiên cứu Trần Nhân Tông, song nếu chọn ông vua này thì nội dung nghiên cứu có thể sẽ bị trùng lặp nhất định với việc nghiên cứu Lê Thánh Tông Vì thế chúng tôi đành chọn Huyền Quang
Về con người nhìn từ quan điểm chính trị -giai cấp, chúng tôi chọn khảo sát kiểu nhân vật tiêu biểu -nhân vật hoàng đế, cụ thể là nhân vật Lê Thánh Tông qua các sáng tác của chính ông và của các tác giả khác cùng thời viết về ông Đây là nhân vật vốn đã hiện diện trong sử sách và sáng tác văn học rất sớm, từ đời Lí, nhưng phải đến
Lê Thánh Tông thì ta mới có được hình mẫu tiêu biểu Tất nhiên, nói đến con người giai cấp thì phải đề cập đến cả tầng lớp bị trị, dưới đáy xã hội, tuy nhiên, vì các sáng tác trung đại giai đoạn này là sáng tác của tầng lớp trên nên kiểu nhân vật đại diện cho nông dân hầu như rất mờ nhạt, vắng bóng Về các nhân vật trung gian, thiên về tầng lớp trên như trí thức nho sĩ, nhà nho hành đạo và nhà nho ẩn dật thì đã có quá nhiều luận văn các cấp nghiên cứu Nhân vật hoàng đế tiêu biểu cho một triều đại,
Trang 12một thể chế chính trị, mang quan điểm đạo đức, nhân cách của giai cấp thống trị, thể hiện đường lối văn hóa chính trị, thể hiện quan điểm chính trị, đạo đức, thẩm mỹ chính thống của một triều đại Nghiên cứu nhân vật hoàng đế trong văn học trung đại lại chưa được giới nghiên cứu quan tâm đúng mức nên luận án định hướng tìm hiểu nhân vật này Sự tìm hiểu nhân vật hoàng đế sẽ giúp hình dung không những đường lối chính trị,
mô hình nhân cáchcủa người xưng là thiên tử, đứng đầu một triều đình phong kiến chuyên chế tập quyền mà cũng có thể góp phần hiểu thực chất quan niệm văn học của giai cấp phong kiến thống trị và đời sống văn học cung đình dưới sự trị vì của nhân vật hoàng đế Nhân vật hoàng đế như một điển hình nghệ thuật này hiện ra như thế nào trong thơ văn của chính ông ta và của những người khác viết về ông ta, có quan hệ như thế nào với sự nghiệp trị vì của ông ta ? Những tri thức này rất quan trọng để so sánh với quan niệm văn học hay tư tưởng chính trị được phát biểu bởi các tác giả văn học nhân đạo khác trong tư cách là thần dân, nhất là trong giai đoạn xã hội phong kiến suy yếu, khủng hoảng
Nhân vật nhìn theo quan điểm văn hóa về ứng xử giới tất nhiên cần được khảo sát từ góc độ cả hai giới: giới nam và giới nữ Tuy nhiên, các vấn đề của nhân vật nam giới, cái nhìn nam giới đã tích hợp trong bản thân hai nhân vật Huyền Quang và Lê Thánh Tông nên chúng tôi chỉ chọn nghiên cứu nhân vật nữ, kiểu nhân vật hiện vẫn ít được chú ý Lí do chủ yếu có thể là vì nhân vật nữ còn quá hiếm hoi trong những thế kỉ đầu tiên Xã hội phong kiến xét về văn hóa giới là xã hội nam quyền, phụ quyền, trong
đó đàn ông thống trị Vậy thì ở những thế kỉ văn học đầu tiên ấy, biểu hiện của xã hội nam quyền đã có chưa và nó nhấn mạnh khía cạnh gì trước nhất ở người phụ nữ ? Đó
là vấn đề chúng tôi quan tâm trong luận án này.Chúng tôi nhận thấy qua một số nhân vật nữ tuy còn ít ỏi đó, đã quan sát thấy biểu hiện của định hướng xây dựng kiểu người phụ nữ lí tưởng của xã hội nam quyền sẽ còn tiếp tục tồn tại mãi đến thế kỷ XX Trong luận án này, chúng tôi chọn nghiên cứu kiểu nhân vật người liệt nữ bắt đầu định hình qua trường hợp nhân vật Mỵ Ê và so sánh với một số trường hợp ghi chép trong lịch
sử Kiểu người liệt nữ lấy cái chết để bảo toàn trinh tiết, lòng chung thủy với một người chồng (dù có thực hay là sản phẩm của hư cấu) được xã hội phong kiến tuyên truyền,
cổ vũ, được các tác giả trung đại bắt đầu từ giai đoạn văn học này ngâm vịnh, ngợi ca thực sự đã kết tinh tư tưởng nam quyền, phản ánh mục đích giáo huấn của nền văn học
Trang 13trung đại, hướng đến định hình một khuôn hành vi cần thiết cho phụ nữ phù hợp với yêu cầu của trật tự đạo đức phong kiến Nhưng lịch sử phát triển văn học thường đồng hành với lịch sử nhận thức về quyền sống của người phụ nữ, với sự ra đời của kiểu nhân vật phụ nữ tự ý thức về quyền sống tự do của mình, vượt khỏi sự trói buộc của đạo đức mà xã hội nam quyền ràng buộc họ Nghiên cứu kiểu nhân vật này sẽ tạo cơ sở
so sánh, hiểu sâu hơn những kiểu nhân vật nữ mang tinh thần nữ quyền chống lại nam quyền, có những nét đặc điểm đối lập đối với người liệt nữ
2 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của Luận án
2.1 Đối tƣợng nghiên cứu
Đó là nhân vật Thiền sư Huyền Quang trong thơ thiền và trong Tam Tổ thực lục, nhân vật liệt nữ trong Việt điện u linh, nhân vật Hoàng đế trong thơ Lê Thánh Tông
Bởi vì trong giai đoạn X-XV, có những kiểu nhân vật vừa chung cho cả văn học trung đại, vừa có sự tồn tại lâu dài(ví dụ nhân vật hoàng đế, liệt nữ); lại có nhân vật đặc thù chỉ cho riêng giai đoạn đầu tiên như nhân vật thiền sư Tìm hiểu chúng sẽ xác định được tính chất nền móng của giai đoạn văn học này đối với toàn bộ văn học trung đại, đồng thời thấy sự phát triển tiếp theo của giai đoạn văn học sau
2.2 Phạm vi nghiên cứu
2.2.1 Phạm vi văn bản
- Về số lượng tác phẩm luận án lựa chọn nghiên cứu: đối với Lê Thánh Tông luận án không đặt nhiệm vụ nghiên cứu toàn bộ sự nghiệp văn học của ông cũng như những sáng tác của người khác viết về ông mà chỉ khảo sát những sáng tác thơ ca của
Lê Thánh Tông (cả chữ Nôm và chữ Hán) với 250 bài vì mục đích của luận án là phân tích chân dung tự hoạ của hoàng đế qua chính sáng tác thơ ca của ông Đối với thiền sư
Huyền Quang, luận án khảo truyện Tổ gia thực lục trong Tam Tổ thực lục và phần
thơ-kệ của chính nhà sư Dĩ nhiên khi cần luận án vẫn so sánh với những tác phẩm viết về
thiền sư khác như Đại Việt sử kí toàn thư, Thiền uyển tập anh hay thơ Thiền của những tác giả khác thời Lí-Trần Đối với liệt nữ, luận án khảo sát văn bản chính là Việt điện u linh của Lí Tế Xuyên Các thông tin để so sánh từ văn bản cùng thời và khác thời cũng
được tham khảo như Lĩnh Nam chích quái, Đại Việt sử kí toàn thư, Nam Ông mộng lục, Đại Nam thực lục, Tang thương ngẫu lục…
Trang 14- Về mặt tư liệu: Chúng tôi không đi vào khảo cứu, giám định văn bản mà chỉ thừa hưởng những thành quả của người đi trước Cụ thể chúng tôi lựa chọn đối tượng nghiên cứu là các văn bản đã được tuyển chọn trong các bộ sách Tiếng Việt Cụ thể là
17 bộ sách mà chúng tôi đã đưa vào trong Danh mục Tài liệu tham khảo [4, 5, 6, 14,
13, 15, 24, 41, 46, 50, 52, 53, 61, 62, 69, 83, 85]
2.2.2 Phạm vi nội dung
Trên thực tiễn VHTĐVN giai đoạn X-XV còn có nhiều hơn ba kiểu nhân vật mà chúng tôi đã lựa chọn là Hoàng đế (qua trường hợp ―nhân vật‖ Hoàng đế Lê Thánh Tông), Thiền sư (qua trường hợp nhân vật Huyền Quang), Liệt nữ (qua trường hợp nhân
vật Mỵ Ê trong Việt điện u linh) Các kiểu nhân vật nam nhi, anh hùng, võ tướng, quý
tộc, nhà nho, ẩn sĩ, thiền sư (trong thơ thiền và Thiền uyển tập anh)…đã có nhiều công
trình nghiên cứu chuyên sâu của các nhà nghiên cứu đi trước như Trần Đình Hượu, Trần Ngọc Vương, Trần Nho Thìn, Lã Nhâm Thìn, Nguyễn Phạm Hùng, Nguyễn Hữu Sơn, Đoàn Thị Thu Vân, Lê Văn Tấn…nên chúng tôi xem ba kiểu nhân vật trên là giới hạn của đề tài nghiên cứu Hơn nữa vận dụng những kiến thức liên ngành, đa ngành chúng tôi muốn đem đến một sự đổi mới trong cách tiếp cận văn học trung đại và những đối tượng nghiên cứu ấy phù hợp với mục đích mà luận án đặt ra
3 Nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu của luận án
3.1 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu ba kiểu nhân vật tiêu biểu chohệ thống nhân vật trong VHTĐVN
từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XV và thi pháp thể hiện trên hai thể loại lớn: thơ và văn xuôi Cũng phải nói là có nhiều quan niệm phân kì văn học nhưng chúng tôi chọn khung phân kỳ truyền thống: theo cách này chia văn học trung đại làm 4 giai đoạn mà đây là giai đoạn thứ nhất Về khung thời gian phân kì, chúng tôi chọn cách phân kì gần đây
nhất của Bùi Duy Tân trong Hợp tuyển VHTĐVN, tập 1: từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XV
(NXBGD, H- 2004) với nét nổi bật là thời kì đang lên của chế độ phong kiến Việt Nam (Trước đây nhóm tác giả Đinh Gia Khánh, Mai Cao Chương, Bùi Duy Tân chọn khung thời gian từ thế kỉ X đến giữa thế kỉ XV)
- Phân tích thi pháp thể hiện hay nghệ thuật thể hiện nhân vật trong các thể loại tiêu biểu là việc làm có tính đến sự khác biệt về thể loại tất nhiên có hàm ý phân tích cả
Trang 15thi pháp thể loại xét trong tương quan thể hiện nhân vật Nói cách khác mỗi thể loại có đặc trưng riêng nên khi nghiên cứu nhân vật sẽ khai thác ở những đặc trưng riêng ấy Thơ trữ tình xây dựng cái tôi trữ tình (nhân vật trữ tình); văn xuôi có cốt truyện kể nên các nhân vật có hành động, chân dung, tâm lí hay tính cách ở mức độ nhất định
3.2 Phương pháp nghiên cứu
Luận án giải quyết đề tài từ góc độ nhân vật và thi pháp nhân vật trong VHTĐVN giai đoạn X-XV nên chúng tôi sử dụng kết hợp nhiều phương pháp Trong đó có các phương pháp chủ yếu sau:
- Phương pháp tiếp cận văn hoá học
- Phương pháp nghiên cứu trường hợp
Trong những phương pháp trên có nhiều phương pháp nghiên cứu đã quá quen thuộc đối với nghiên cứu văn học nói riêng và các ngành khoa học nói chung thì thiết nghĩ chúng ta có thể mặc nhiên sử dụng như những công cụ để phục vụ cho mục đích nghiên cứu của mình như phương pháp xã hội học, phương pháp so sánh, phương pháp thống kê, phương pháp phân tích- tổng hợp, phương pháp nghiên cứu trường hợp Ở đây, luận án chỉ trình bầy một cách vắn tắt về hai phương pháp mới được sử dụng nhiều nhât là phương pháp tiếp cận văn hóa học, phương pháp loại hình học (riêng phương pháp thi pháp học, cụ thể là thi pháp nhân vật sẽ được trình bầy ở phần giới thuyết về các khái niệm nghiên cứu nên ở đây chúng tôi không bàn đến nữa
– xem mục 1.2.4 Khái niệm thi pháp và thi pháp học, trang 34-35)
Phương pháp tiếp cận văn hóa học: Vận dụng phương pháp này các nhân vật
sẽ được soi chiếu từ điểm nhìn nhân học văn hoá Từ đó nhân vật văn học sẽ được chúng tôi xét theo các phương diện của con người thời trung đại như quan niệm về
thân, tâm; trong các quan hệ cá nhân, cộng đồng Ngoài ra, chúng tôi còn vận dụng
Trang 16phương pháp tiếp cận văn hoá học để giải mã hình tượng các nhân vật như Đế vương, thiền sư, liệt nữ, tìm ra nền tảng văn hóa lịch sử của chúng Chẳng hạn, trong xã hội Việt Nam truyền thống (chúng tôi nói đến xã hội người Kinh chịu ảnh hưởng Nho giáo chứ không bàn đến xã hội của các tộc người ít hay không chịu ảnh hưởng Nho giáo) nếu xét từ quan điểm giới là xã hội nam quyền, một kiểu xã hội trong đó, các chuẩn mực đạo đức của người nữ do người nam áp đặt (ví dụ chỉ có người phụ nữ phải giữ gìn trinh tiết, chỉ được phép lấy một chồng, chồng chết là phải chết theo chồng, còn người nam lại không bị hạn chế, không bị ràng buộc bởi phạm trù này, người nam có quyền chủ động hơn người nữ trong tình yêu, hôn nhân trong khi người
nữ phải đóng vai trò bị động) Quan điểm văn hoá này đã chi phối đến cách xây dựng
người liệt nữ trong VĐUL của Lí Tế Xuyên Hay trong xã hội quân chủ chuyên chế
thế kỉ X-XV, xét từ góc nhìn chính trị-xã hội Đế vương là người có quyền lực tối cao,
là người có quyền và được quyền gây ra rất nhiều những bất công, tội ác đối với nhân dân và cả những trung thần nghĩa sĩ…, điều đó đã dẫn đến xung đột giữa nhân cách cao thượng của nhà nho với thể chế độc quyền đó Quan điểm này chúng ta có thể thấy rõ trong cách thể hiện con người ẩn sĩ trong thơ Chu Văn An, Trần Nguyên Đán
và đặc biệt là Nguyễn Trãi…
Phương pháp loại hình học: Lối tiếp cận loại hình học cho phép chúng tôi đi từ
cái chung, tổng quát (loại hình- thiền sư, liệt nữ, hoàng đế) đến cái riêng, cu thể (nhân vật – Huyền Quang, Mỵ Ê, Lê Thánh Tông) Đây là con đường ngắn nhất của nhận thức
4 Đóng góp mới của Luận án
4.1 Nghiên cứu ba kiểu nhân vật Thiền sư, Liệt nữ, Hoàng đế theo điểm nhìn nhân học văn hóa
4.2 Nghiên cứu sâu thi pháp tả ba kiểu nhân vật Thiền sư, Liệt nữ, Hoàng đế
5 Kết cấu của Luận án
Luận án gồm 178 trang Ngoài phần Mục Lục (02 trang), Danh mục các chữ
viết tắt (01 trang) Danh mục Công Trình Khoa Học của tác giả có liên quan đến luận án (01 trang), Tài liệu tham khảo (12 trang, từ trang 158 đến trang 169), Phụ lục (09 trang, từ trang 170 đến trang 178); phần chính văn Luận án gồm 153 trang
được trình bầy như sau:
Trang 17Mở đầu: (12 trang, từ tr.04 đến tr.15)
Chương 1: Tổng Quan về vấn đề nghiên cứu (25 trang, từ tr.16 đến tr.40) Chương 2: Nhân vật Thiền Sƣ (46 trang, từ tr.41 đến tr.86)
Chương 3: Nhân vật Liệt nữ (31 trang, từ tr.87 đến tr.117)
Chương 4: Nhân vật Hoàng đế (36 trang, từ tr.118 đến tr.153)
Kết luận: (03 trang, từ tr.154 đến tr.156)
Phần Nội dung chính của Luận án được trình bầy trong ba chương (2, 3, 4) tương ứng với ba kiểu nhân vật luận án lựa chọn là Thiền sư, Liệt nữ, Hoàng đế Việc sắp xếp thứ tự các chương cho sự xuất hiện của từng nhân vật cũng hàm chứa ngụ ý
thể hiện về sự vận động, biến chuyển, thay đổi của bản thân tiến trình văn học mấy
thế kỉ đầu Trước hết phải nói về Thiền sư vì từ thời Bắc thuộc, loại Thiền sư đã có mặt, và Thiền sư xuất hiện sớm nhất trong văn học những thế kỉ đầu nhưng rồi với sự hưng thịnh của Nho giáo, nhân vật thiền sư dần mờ nhạt Chương về nhân vật liệt nữ xếp sau Thiền sư vì tuy Mỵ Ê là nhân vật văn học đời Lý (thế kỉ XI) nhưng là nhân vật được Nho giáo hóa, văn bản hóa muộn hơn (được ghi lại trong sách đời Trần- thế
kỉ XIV) Chương về Hoàng đế đặt ở vị trí cuối cùng vì Lê Thánh Tông là ―nhân vật‖ của nửa cuối thế kỉ XV Các ông vua Việt Nam trong quá trình hình thành của lịch sử dựng nước và giữ nước đã dần dần nhận ra tầm quan trọng của văn học đối với công cuộc trị nước, sự nghiệp chính trị; các nhà nho cũng dần dần hình dung mường tượng
về những chuẩn mực đạo đức –chính trị mà một ông vua cần có
Trang 18CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1 Tổng quan về lịch sử vấn đề nghiên cứu
Xuất phát từ thực tế nghiên cứu VHTĐVN giai đoạn thế kỉ X- XV về vấn đề nhân vật và thi pháp nhân vật, chúng tôi đi vào tìm hiểu những công trình, những tư liệu nghiên cứu có liên quan đến đề tài Luận án theo các hướng sau:
1.1.1 Lịch sử nghiên cứu về ba loại nhân vật Thiền sư, Liệt nữ, Hoàng đế trong văn học giai đoạn X-XV
1.1.1.1 Về nhân vật thiền sư
Những nghiên cứu về nhân vật thiền sư trong thơ thiền Lí-Trần:
Sự sáng tạo thơ thiền bắt đầu từ thế kỉ X, kéo dài đến hết thế kỉ XIX Nhưng thơ thiền phát triển rực rỡ nhất trong thời kì Lí- Trần (thế kỉ XI- XIV) Công tác sưu tầm, nghiên cứu, giới thiệu mảng thơ này được tiến hành từ thế kỉ XV đến nay
Số phận của thơ thiền cũng khá long đong Trong cuộc kháng chiến chống Mĩ, việc tiếp cận thơ thiền ở nước ta dường như bị hạn chế đặc biệt ở Miền Bắc Ở Miền Nam, do không khí xã hội, chính trị khiến cho sách vở nghiên cứu giới thiệu về Phật giáo
nở rộ Tuy nhiên thơ thiền vẫn chưa được giới thiệu hệ thống thành một loại hình văn học riêng mà các nhà nghiên cứu phật giáo và văn học phật giáo tên tuổi như Nguyễn Đăng Thục, Nguyễn Lang, Nguyễn Duy Hinh, Phương Bối, Thanh Sơn, Thích Mãn Giác…chủ yếu đi vào tìm hiểu nội dung triết học của thơ thiền chứ không nhìn nhận nó như một tác phẩm văn học Bởi thế ―nhân vật‖ càng chưa được bàn đến
Sau giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước năm 1975, nhất là sau thời đổi mới, Phật giáo được nhìn nhận khách quan và công bằng hơn, văn học nghệ thuật bắt đầu được chú
ý khai thác, tìm hiểu sâu hơn Những tiểu luận khoa học, nhiều công trình nghiên cứu, dịch thuật, giới thiệu về thơ thiền, về các tác giả thơ thiền lần lượt ra đời Trong các công trình
nghiên cứu về lịch sử văn học trên các tạp chí khoa học chuyên ngành như Tạp chí văn học, Tạp chí văn hóa dân gian, Nghiên cứu nghệ thuật, Tạp chí Hán Nôm, Phật học, Tôn giáo…đã
có sự quan tâm nhất định tới thơ thiền Nhiều công trình nghiên cứu về tư tưởng Phật giáo ra đời Các từ điển phật học được biên soạn và tái bản Các tuyển tập văn học trong đó có nhiều
thơ thiền được trích tuyển (Bộ Thơ văn Lí- Trần đã giới thiệu hầu hết các tác giả thơ thiền tiêu
biểu) Có thể kể đến một số công trình, bài viết đánh giá chung về thơ thiền đời Lí- Trần về các mặt như quan niệm triết lí phật giáo, thái độ tích cực lạc quan, chất trữ tình, tính trực giác…:
Trang 19- VHVN từ thế kỉ XI đến thế kỉ XIV- Bùi Văn Nguyên (Lịch sử VHVN, tập 2 NXBGD, H- 1978)
- Văn học đời Lí và những truyền thống dân tộc- Đinh Gia Khánh (VHVN từ thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XVIII, tập 1 NXBGD ĐH&CN, H- 1978)
- Mấy điều tâm đắc về một thời đại văn học- Đặng Thai Mai (Thơ văn Lí- Trần, tập 1 NXBKHXH, H- 1977)
- Chất trữ tình trong thơ thiền đời Lý- Phạm Ngọc Lan (TCVH, số 4- 1986)
- Thơ thiền và việc lĩnh hội thơ thiền đời Lý- Nguyễn Phạm Hùng (TCVH, Số 4- 1992)…
Như vậy, với việc được sưu tầm, giới thiệu rộng rãi thơ thiền bắt đầu được xem xét như là một đối tượng thẩm mĩ, một loại hình nghệ thuật độc đáo, có quá trình mã hóa và giải mã riêng Và từ đây việc tìm hiểu về tư tưởng nghệ thuật, ngôn từ nghệ thuật, về quan niệm con người…trong thơ thiền đã được các nhà nghiên cứu quan tâm Nói riêng về vấn
đề nhân vật, phân tích nhân vật tuy chưa có một công trình, bài viết chuyên sâu nhưng không phải không có hướng nghiên cứu liên quan Chẳng hạn, Đoàn Thị Thu Vân trong
khi Khảo sát một số đặc trưng nghệ thuật của thơ thiền Việt Nam thế kỉ X- XIV (Luận án
Tiến sĩ, 1995) như về ngôn ngữ thơ thiền, không gian, thời gian trong thơ thiền…cũng đã
đề cập đến ―hình tượng con người‖ thơ thiền với những đặc điểm như con người tự do,
con người vô ý, con người vô ngôn…Sâu hơn, tác giả Quang Thảo đi tìm Chân dung con người trong thơ thiền Lí- Trần (2007) và nhận ra rằng đó là con người với phật tính thường
hữu trong tâm, con người vô ngã và sống trọn vẹn với tinh thần đời đạo không hai Đinh
Gia Khánh trong Văn học đời Lí và những truyền thống của dân tộc đã đặt vấn đề khái
quát: ―nói về con người văn học Thiền tông thường muốn khẳng định bản lĩnh của nhà tu hành Những điều mà tác giả nêu lên về bản lĩnh ấy có ý nghĩa gì đối với việc xây dựng
nhân phẩm?‖ [64; tr.57] Nguyễn Hữu Sơn khi đặt vấn đề Con đường trở lại với thiên nhiên và đời sống qua các bài kệ (2002) đã đặc biệt quan tâm đến cái Tâm đạt đạo của con
người thiền sư: ―ngoài xu thế tu chứng, giải thoát bằng tâm thế hướng về thiên nhiên để lòng thanh thản hòa hợp với rừng suối, cỏ nội mây ngàn, trăng thanh gió mát, một tiếng chim ban mai, một hương cúc mùa thu, một sắc hoa nở sớm… thì chính các thiền sư lại đạt đạo ngay trong cuộc sống thường ngày…Về hình thức, điều này có vẻ như trái ngược song
kì thực lại chứng tỏ cái tâm được giải thoát đó đã khắc phục, vượt lên mọi chướng ngại, làm chủ được thân tâm và hoàn cảnh‖ [111; tr.191-192]
Trang 20Văn học Lí- Trần để lại hàng trăm bài thơ thiền trong đó có nhiều đạt đến giá trị nghệ thuật và tư tưởng cao Chính bởi vậy, khi nghiên cứu thơ thiền, hướng khai thác về tác giả, tác phẩm cũng là hướng thu hút sự quan tâm của các nhà nghiên cứu từ trước đến nay Có thể nhắc đến những trường hợp cụ thể như: Nguyễn Huệ Chi: ―Mãn Giác và bài thơ thiền nổi tiếng của ông‖ (Tạp chí văn học, số 5/1987), ―Trần Tung - một gương mặt lạ trong làng thơ thiền Lí - Trần‖ (Tạp chí văn học, số 4/1977); Nguyễn Phương Chi: ―Huyền Quang- nhà sư thi sĩ‖ (Tạp chí văn học, Số 3 /1982); Minh Chi: ―Thơ Huyền Quang‖ (Thiền học đời Trần, Viện Văn học,
Hà Nội, 1992); Thích Phước An: ―Thiền sư Huyền Quang và con đường thầm lặng của mùa thu‖ (Tạp chí văn học, số 4/1992); Nguyễn Phạm Hùng: ―Dương Không Lộ - thiền sư – thi sĩ‖ (Nghiên cứu Phật học, số 4 và 5/1996); Nguyễn Khắc Phi: ―Quanh nguồn tư liệu liên quan đến bài ―Ngôn hoài‖ của Không Lộ Thiền sư‖ (TCVH, số 12/1996); Nguyễn Đăng Na: ―Con đường tuệ giải bài kệ gọi là ―Ngôn hoài‖ của Không Lộ Thiền sư‖ (TCVH, số 7/2002); Nguyễn Hữu Sơn: ―Nguyễn Vạn Hạnh: nhà chính trị- thiền sư- thi sĩ‖ và ―Tác gia hoang đế - thiền sư- thi sĩ Trần Nhân Tông‖ (NCVH, số 12/2008); Nguyễn Kim Sơn: ―Cội nguồn triết học của tinh thần thiền nhập thế Trần Nhân Tông‖
(http://khoavanhoc.edu.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=243:trannhantong&catid=85:trit-hc-m-hc-vn-hoa-hc&Itemid=256) Ngoài ra còn có thể kể đến bài viết của những tác giả như: Đoàn Thị Thu Vân, Đỗ Văn Hỷ, Hà Văn Tấn, Tầm Vu, Trần Nghĩa…
Trong những bài viết trên, chúng tôi nhận thấy ở từng phương diện cụ thể như về tác gia Thiền sư – thi sĩ, Thiền sư – nhà tư tưởng, Thiền sư – hoàng đế…hay giá trị tác phẩm thơ ở tư cách lịch sử, văn hóa dân gian, ý nghĩa nhân văn, đặc trưng thể loại, cảm hứng nhân sinh trong mối liên hệ xa gần với thiên nhiên, đất nước, con người…đã có nhiều trang phân tích, đúc kết sâu sắc Ngay trong việc lý giải ở từng khái niệm, từng câu chữ trong văn bản liên quan tới triết
lý tư tưởng phật giáo cũng đã được xem xét kỹ lưỡng Chỉ một cụm từ ― trường khiếu nhất thanh‖ trong câu kết của bài ―Ngôn hoài‖ thôi cũng đã tốn bao giấy mực của các nhà nghiên cứu Người thì cho rằng đó là ― kêu dài một tiếng‖; có người lại lập luận đó là ―tiếng cười‖ theo kiểu ―Lý Ngao làm thơ về tiếng cười của Duy Nghiễm, không lẽ làm thơ về tiếng cười của mình‖ (Nguyễn Phạm Hùng); và có người thì hiểu ―tất cả các quả chuông nhất tề vang lên…‖ (Nguyễn Đăng Na) Hướng nghiên cứu này giúp đi sâu vào tác giả, tác phẩm nhằm phát hiện ra những nét độc đáo về tư tưởng, phong cách nghệ thuật Ở đây tuy các nhà nghiên cứu không trực tiếp phân tích ―nhân vật‖ nhưng khi tiếp cận về tác giả, tác phẩm họ cũng đã chỉ ra được bản chất của con người Thiền Sư về thế giới tâm hồn, bản lĩnh, nhân cách…
Trang 21Nhìn chung, qua tình hình nghiên cứu thơ thiền ở giai đoạn văn học Lí – Trần
có thể rút ra kết luận: thơ thiền từ chỗ được giới thiệu rời rạc, chưa xác định thành một đối tượng thẩm mĩ độc lập đến chỗ được giới thiệu thành một hệ thống rộng rãi, được tìm hiểu, nghiên cứu trên nhiều phương diện, đã bắt đầu có một số công trình đề cập đến vấn đề ―nhân vật‖, về con người trong thơ thiền với những đặc điểm cơ bản nhất
Nghiên cứu về nhân vật thiền sƣ trong văn xuôi đặc biệt là trong Thiền
uyển tập anh, Tam tổ thực lục:
Các tác phẩm văn xuôi chức năng phật giáo như Thiền uyển tập anh, Tam tổ thực lục từ
lâu cũng đã thu hút các nhà nghiên cứu Trước hết phải kể đến công tác dịch thuật, khảo cứu văn bản của các nhà nghiên cứu như Trịnh Đình Rư, Lê Hữu Mục, Ngọc Hồ, Đinh Gia Khánh, Nguyễn Huệ Chi, Nguyễn Đăng Na, Lê Mạnh Thát Điều đáng chú ý là, bên cạnh công tác giới thiệu, dịch, khảo cứu văn bản, khi viết về văn học Lí- Trần, các nhà nghiên cứu dù ít dù nhiều cũng đã bắt đầu đề cập đến những phương diện tư tưởng, nghệ thuật của những tác phẩm trên
Và đôi chỗ, vấn đề nhân vật, kiểu nhân vật thiền sư cũng đã được nhắc đến Ví như, trong Thơ văn Lí- Trần, tập 1 khi khảo cứu về Thiền uyển tập anh, đã có ý gợi mở: ―…cuốn sách là một
tập chân dung các nhà thiền học, với những phác họa đôi khi rất có cá tính, đã vượt ra khỏi mọi tiểu sử nhạt nhẽo mà đạt đến những chân dung văn học có giá trị‖ [7; tr.135] Đinh Gia Khánh
khi tìm hiểu Văn tự sự, truyện kí đời Trần cũng đã khẳng định trong Thiền uyển tập anh có
―những sự tích xứng đáng được coi như tác phẩm văn học hay, không kém gì những truyện ngắn đầy hấp dẫn trong văn học đời sau‖ Sau đó ông cũng đã minh họa bằng các truyện về thiền sư Khuông Việt, Vạn Hạnh, Từ Đạo Hạnh…Đáng chú ý là khi phân tích nhân vật Từ Đạo Hạnh, nhà nghiên cứu đã chỉ ra tính cách, thi pháp nhân vật: ―Thiền sư Từ Đạo Hạnh là một nhân vật được miêu tả với những nét kì dị, hoang đường‖, ―tính cách…được miêu tả một cách ngắn gọn nhưng rất sinh động‖ [64; tr.124 -125] Cũng GS Đinh Gia Khánh khi giới thiệu về
Tam Tổ thực lục cho rằng tuy tác phẩm ít giá trị văn học, sử học hơn so với Thiền uyển tập anh
nhưng cũng ―có những đoạn văn kì thú, miêu tả nhân vật với những nét khá sinh động…chẳng hạn như truyện về nhà sư Huyền Quang‖ [64; tr.126] PGS Nguyễn Đăng Na khi tìm hiểu Văn
xuôi tự sự Việt Nam- những bước đi lịch sử trong cuốn Văn xuôi tự sự Việt Nam thời trung đại, tập 1 đã chỉ ra trong các tác phẩm như Thiền uyển tập anh, Tam Tổ thực lục,…đều có các nhân
vật anh tài Đặc biệt nhà nghiên cứu còn chỉ ra nghệ thuật xây dựng nhân vật chủ yếu dựa trên các mô típ như ―thụ thai thần kì‖, ―ra đời thần kì‖, ―xuống thủy phủ‖, ―lên trời‖, ―người xấu có giọng hát hay‖, ‗duyên kì ngộ‖, ―chết kì lạ‖…[84]
Trang 22Như vậy, tuy chưa đi sâu phân tích nhưng những nhận xét khái quát trên đây của các nhà nghiên cứu Nguyễn Huệ Chi, Đinh Gia Khánh, Nguyễn Đăng Na đã gợi mở cho chúng tôi nhiều điều bổ ích khi thực hiện Luận án
Ngoài ra cũng phải kể đến cách tiếp cận từ nghiên cứu riêng về tác giả, tác phẩm đối với các tập văn xuôi viết về nhân vật thiền sư Không kể những luận án thiên về khảo sát văn
bản của các tác giả như Nguyễn Thị Oanh (Nghiên cứu văn bản Lĩnh Nam chích quái, Luận
án, H-2005), Đào Phương Chi (Nghiên cứu văn bản Việt điện u linh và quá trình chuyển dịch của văn bản, Luận án, H-2006) thì cách tiếp cận này đáng chú ý nhất đối với nghiên cứu nhân vật thiền sư có lẽ là luận án của PGS.TS Nguyễn Hữu Sơn: ―Khảo sát loại hình tiểu truyện thiền sư trong “Thiền uyển tập anh” (Luận án, Viện văn học- 1998) Với khá nhiều tâm đắc
và công phu trong nghiên cứu Thiền uyển tập anh nhà nghiên cứu không chỉ thể hiện ở luận án
mà còn nhiều bài viết đăng trên TCVH, Nghiên cứu Phật học…Với Luận án, sau khi chỉ ra rằng Thiền uyển tập anh đã được các học giả Lê Quý Đôn, Phan Huy Chú…xếp vào thể tài
―lục‖, ―ghi chép‖, ―truyện kí‖…Nguyễn Hữu Sơn đã xác định Thiền uyển tập anh bao gồm
trong nó loại hình tiểu truyện thiền sư Nhà nghiên cứu đã tiến hành khảo sát 68 tiểu truyện, xem mỗi tiểu truyện là một tác phẩm độc lập Tác giả từ đây mới đi vào phân tích cụ thể kiểu nhân vật thiền sư theo phương pháp loại hình thể tài trên những khía cạnh: sự ra đời, cuộc đời
tu hành (tác giả phân chia thành bốn kiểu loại cuộc đời nhân vật thiền sư: các thiền sư có phép
lạ, các thiền sư nhập thế, các thiền sư ẩn dật, các thiền sư có công hoằng dương phật giáo), mô típ về sự qui tịch Hướng nghiên cứu này từng được nhà nghiên cứu thể hiện trong những bài
viết như: Vị trí của “Thiền uyển tập anh” trong dòng văn xuôi truyền thống dân tộc (Tác phẩm mới, số 2- 1992); “Thiền uyển tập anh”- từ góc nhìn một nét tương đồng thể tài biến văn (TCVH, Số 3- 1977); “Thiền uyển tập anh”- tác phẩm mở đầu loại hình Văn xuôi tự sự Việt Nam thời trung đại” (TCVH, Số 8- 2001); Loại hình tác phẩm “Thiền uyển tập anh”
(Chuyên luận, NXBKHXH, H- 2002)…
1.1.1.2 Về nhân vật liệt nữ
Riêng về kiểu nhân vật liệt nữ hầu như chưa có nghiên cứu (cả ở phân tích nhân vật
và thi pháp miêu tả, do đó ở hướng nghiên cứu sau chúng tôi cũng không nhắc đến lịch
sử nghiên cứu về nhân vật này nữa) Tuy nhân vật người liệt nữ lúc này chưa phổ biến, song đây là biểu hiện khá rõ của xu hướng xây dựng thể chế văn hóa nam quyền, phục
vụ cho mô hình đạo đức phong kiến nên rất cần được nghiên cứu Và đây là một trong những nhiệm vụ rất cần thiết trong nghiên cứu văn học hiện nay
Trang 231.1.1.3 Về nhân vật hoàng đế
Hầu hết các nhà nghiên cứu cho đến nay đều ghi nhậnLê Thánh Tông là một minh quân, một vị anh hùng và là một tác giả lớn của VHTĐVN Sự nghiệp mà Lê Thánh Tông
để lại trên từng phương diện quân sự, chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, văn học đã được
sử sách ghi nhận, đánh giá cao Bởi thế, con người Hoàng đế này không chỉ được các nhà nghiên cứu văn học quan tâm mà từ rất lâu hình mẫu ấy đã thu hút các sử gia cả thời quân chủ và thời hiện đại Cho nên trước khi đi vào tìm hiểu lịch sử nghiên cứu vấn đề về Lê Thánh Tông thiết nghĩ cũng cần điểm qua những ý kiến của các sử gia về ông
Với các sử gia thời quân chủ, ta có thể kể đến những lời bàn của Ngô Sĩ Liên:
―vua sáng lập chế độ văn vật khả quan, mở mang đất đai, bờ cõi khá rộng, thực là bậc vua anh hùng tài lược, dù Vũ Đế nhà Hán, Thái Tông nhà Đường cũng không hơn được‖ [30; tr.708] So sánh với hoàng đế các đời Hán, Đường là nhằm ghi nhận công lao mở rộng bờ cõi, nhất là thiết lập nền văn hóa Nho giáo (chế độ văn vật).Vũ Quỳnh:
―vua tư trời cao siêu, anh minh quyết đoán, có hùng tài đại lược, võ giỏi văn hay, mà thánh học rất chăm, tay không lúc nào rời quyển…văn thơ thì hay hơn cả các quan văn học…‖ [30; tr.712], ghi nhận tài năng văn võ kiêm toàn; Phan Huy Chú: ―tư chất và tính khí vua cao sáng, ham học không biết mỏi, tay không rời sách; kinh sử, chư tử, lịch số, toán chương đều tinh thông, văn thơ càng giỏi hơn các bề tôi‖ [30; tr.725]…Ngoài ra còn phải kể đến bài tán của Thân Nhân Trung, những lời bàn của danh sĩ họ Mạc-Hà Nhậm Đại, ý kiến của Lê Quý Đôn Điều cần khẳng định là qua những lời bàn trên, Lê Thánh
Tông có một tư cách văn hóa ở bậc cao nhất trong số các hoàng đế Đại Việt xưa nay,
không một hoàng đế Đại Việt nào khác có được vị trí ấy như Thiên Nam động chủ Tổng hợp lại, ta thấy các nhà Nho nhấn mạnh tư chất, văn võ song toàn, chăm học, lập nền văn trị, mở mang bờ cõi…tức là hình mẫu của ông vua trong cách nhìn Nho giáo thuần túy
Với các sử gia thời hiện đại công nghiệp và vị trí của Lê Thánh Tông cũng được khẳng
định trên nhiều phương diện khác nhau Trong Việt sử yếu, mục ―Lời bàn của sử thị‖ về Lê
Thánh Tông, Hoàng Cao Khải cho rằng: ―Bàn về nền quân chủ ở Việt Nam ta, được xưng tụng về văn trị và võ công cực thịnh, không lúc nào bằng triều đại Hồng Đức Người nước ta nên tự cho Ngài là Hán Võ Đế, Đường Thái Tông của Việt Nam Vua Lê Thái Tổ đã ly khai được nhà Minh cường bạo, sáng tạo nên nước ta Những nền văn minh tới trung diệp mới
được thấm nhuần và phát triển thì tới Lê Thánh Tông mới là cực điểm‖ [63; tr.270] Với Lệ thần Trần Trọng Kim - tác giả Việt Nam sử lược, ―Thánh Tông là một ông vua thông minh,
Trang 24thờ mẹ rất có hiếu, ở với bề tôi đều lấy lòng thành Ngài trị vì được ba mươi tám năm, sửa sang được nhiều việc chính trị, mở mang sự học hành, chỉnh đốn các việc vũ bị, đánh dẹp nước Chiêm, nước Lào, mở thêm bờ cõi, khiến cho nước Nam ta bấy giờ được văn minh thêm
ra và lại lừng lẫy một phương, kể từ xưa đến nay chưa bao giờ được cường thịnh như vậy‖ [62; tr.263] Nhà giáo Dương Quảng Hàm, dù chấp bút cuốn Việt Nam văn học sử yếu (1941)
thì vẫn phải ―đụng‖ đến nhiều vấn đề của lịch sử Theo họ Dương, ―Trong ba mươi tám năm làm vua, ngài (Lê Thánh Tông) đánh thua Chiêm Thành để mở mang bờ cõi nước ta về mạn Nam; lại sửa sang chính trị, san định luật lệ, chấn chỉnh phong tục (ngài đặt ra 24 điều giáo hóa cho dân thường, giảng đọc, để giữ lấy luân thường và phong hóa tốt) Ngài cũng lưu tâm đến việc văn học lắm Chính ngài đặt ra lệ xướng danh và khắc bia tiến sĩ để tưởng lệ các sĩ phu
trong nước Năm 1479, ngài sai Ngô Sĩ Liên biên tập bộ Đại Việt sử ký toàn thư Tóm lại, ngài
thật là một bậc anh quân về triều Hậu Lê vậy‖ [36; tr.336] Các nhận xét này chưa có gì mới so với nhận xét của nho gia xưa.Một năm sau Dương Quảng Hàm, giữa những ngày vận động
cách mạng sôi nổi, khi cần tóm tắt lịch sử nước ta để tuyên truyền, giác ngộ quần chúng, Hồ Chí Minh ―khái quát‖: ―Vua hiền có Lê Thánh Tông/ Mở mang bờ cõi đã khôn lại lành” Năm
1943, trong công trình nghiên cứu riêng về Lê Thánh Tông, nhà sử học Đào Duy Anh đánh giá: ―Thời Lê Thánh Tông là đỉnh cao nhất của nền quân chủ phong kiến Việt Nam‖ Những kết quả nghiên cứu, tìm tòi khoa học của ông còn được lứa học trò các khóa đầu tiếp nhận, lĩnh
hội trong vài ba thập niên nữa Giữa lúc cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước cuốn Lịch sử Việt Nam (tập 1 NXBKHXH, H-1971) - bộ sử chính thống thời đó - do các ―sử gia‖ thuộc Ủy
ban Khoa học Xã hội chấp bút, khẳng định: ―Trong buổi đầu, chính quyền nhà Lê về cơ bản vẫn phỏng theo tổ chức chính quyền các triều đại trước Trải qua nhiều lần sửa đổi và chấn chỉnh, đến đời Lê Thánh Tông (1460 - 1497), bộ máy hành chính cũng như tổ chức quân đội
và hoạt động lập pháp của nhà Lê đạt đến mức hoàn bị với những thiết chế chặt chẽ‖ [tr.262]
Đến đêm trước và cả những ngày sau Đổi mới, việc nhìn nhận, đánh giá vai trò to lớn, ảnh
hưởng tích cực của Lê Thánh Tông trong tiến trình lịch sử - văn hóa Việt Nam vẫn khá thống nhất trong giới sử học quốc nội Ở cuộc hội thảo về danh nhân văn hóa Nguyễn Bỉnh Khiêm năm 1985 tại Hải Phòng, giáo sư Phan Huy Lê từng nêu ý kiến: ―Vào nửa sau thế kỷ XV, dưới
triều Lê Thánh Tông, chế độ phong kiến tập quyền theo mô hình Nho giáo và đạt đến mức phát triển cao nhất‖ [30; tr.626] Gần một thập niên sau, giáo sư bày tỏ quan điểm: ―Trên
cương vị hoàng đế của nước Đại Việt, ông (Lê Thánh Tông) đã để lại một sự nghiệp phục hưng đất nước rạng rỡ Trên từng phương diện chính trị, quân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội
Trang 25những thành tựu mà triều vua Lê Thánh Tông đạt được đã được sử sách ghi nhận‖; ―Lê Thánh Tông rất coi trọng giáo dục, chấn chỉnh và mở mang chế độ học và thi Thời Lê Thánh Tông là thời thịnh đạt nhất của nền giáo dục và thi cử phong kiến‖; ―Chúng ta có thể đồng tình hay không đồng tình với những lời ca ngợi, nhất là cách so sánh của các sử thần triều Lê, nhưng những thành tựu và cống hiến của Lê Thánh Tông thì đã được chứng thực qua nhiều nguồn sử liệu…‖ [30; tr.159 - 161] Duy nhất sử gia Trần Quốc Vượng ―đề nghị một cái nhìn hơi khác‖
về Lê Thánh Tông ―Cơ sở‖ để cố giáo sư Trần đưa ra lời ―đề nghị‖ này là: nhà vua hiếu sắc, hiếu sát, đổi người họ Trần thành họ Trình, lạm sát tù binh Chiêm, độc tôn Nho ―quá quắt‖, không khoan dung với tín ngưỡng dân gian…Tuy nhiên, nói cho công bằng thì nhiều ―dẫn chứng‖ trong số đó không tiêu biểu cho những điều đáng phê phán về một ông vua, lại là những ―tỳ vết đương nhiên‖, ―có thể chấp nhận được‖…của bất kỳ hoàng đế nào (cấu trúc xã hội quân chủ tạo cho hoàng đế ―siêu quyền lực‖ và rất nhiều cung phi, sao ―người ta‖ không
hiếu sát, hiếu sắc?).Trần Quốc Vượng đứng trên lập trường khách quan khoa học để đánh giá toàn diện chứ không chỉ thuần túy ―tô hồng‖ đối tượng nghiên cứu…
Với một số học giả nước ngoài từng để ra nhiều công phu, tâm huyết nghiên cứu Việt
Nam, Lê Thánh Tông là hoàng đế có vị trí sáng giá trong lịch sử Trong cuốn Từ điển lịch sử Việt Nam xuất bản năm 1989, tác giả Wiliam J Duiker xem Lê Thánh Tông là ―hoàng đế vĩ
đại nhất của thời Hậu Lê (1428 - 1788)‖, có nhiều cống hiến to lớn đối với lịch sử và văn hóa dân tộc Tác giả đã so sánh sự nghiệp của Lê Thánh Tông với Sejong Đại đế (1397 - 1450), nhà vua thứ tư của triều đại Choson trong lịch sử Triều Tiên; với Tokugawa Iemitsu (1603 - 1651), tướng quân thứ ba của triều đại Tokugawa trong lịch sử Nhật Bản [60; tr.59]
Vẫn bắt nguồn từ ―cảm hứng‖ so sánh, Nicholas Tarling trong cuốn Lịch sử Đông Nam Á - do
Đại học Cambridge biên soạn - đã so sánh Lê Thánh Tông với Paramatrailokanat, ông vua đầy quyền lực của triều đại Ayutthaya (1351 - 1782): ―Cả hai đều là những nhà tập quyền mạnh mẽ, họ đã tuyên truyền
và chế định luật pháp (…) khẳng định mọi tầng lớp xã hội đều dưới sự trị vì của họ, đồng thời các tầng lớp đó cũng xác định được địa vị của mình trong một cơ chế quan liêu và thể chế phù hợp‖ Trước đó,
Nicholas Tarling luận về Lê Thánh Tông: ―Những cải cách về tư tưởng, luật pháp, nông nghiệp thời Lê
Sơ do ông thực hiện đã thiết lập nên chính quyền quan liêu và trở thành khuôn mẫu cho các nhà cầm quyền Việt Nam suốt năm thế kỷ sau đó Đây là thời kỳ phát triển chưa từng thấy của nền học thuật và văn hóa: các tác phẩm quan trọng về thi ca, văn hóa dân gian, lịch sử, luật pháp và về chính quyền đã được biên soạn, chấn hưng‖ [60; tr.59 - 60] Các sử gia nước ngoài nhấn mạnh tính chất tập quyền và thể chế quan liêu mà Lê Thánh Tông thiết lập cho cả lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam
Trang 26Với Britannica - một trong những bộ từ điển đồ sộ, giá trị nhất của học giới phương Tây
thì Lê Thánh Tông ―là nhà cầm quyền vĩ đại nhất của thời kỳ Hậu Lê (1428 - 1788) ở Việt Nam Mặc dù những năm đầu cầm quyền, Lê Thánh Tông đã dành nhiều tâm sức để đấu tranh giành quyền lực, nhưng sau đó từng bước ông đã tạo dựng những cơ sở cho việc củng cố sức mạnh của chính quyền Lê Thánh Tông đã thiết lập một chế độ hành chính tập trung theo mẫu hình Trung Hoa và mở rộng nền thống trị của triều đại xuống phương Nam‖ [60; tr.60]…
Nhìn chung, ở thời hiện đại, phần đông các học giả, sử gia trong nước và quốc
tế đều đánh giá cao phẩm chất hoàng đế của Lê Thánh Tông trong bối cảnh xã hội quân chủ truyền thống ở Việt Nam cũng như khu vực So sánh vị vua thứ tư nhà Hậu
Lê với những vương triều hùng mạnh, thịnh đạt nhất Triều Tiên (Sejong Đại đế thời Choson), Nhật Bản (Tokugawa Iemitsu thời Tokugawa) hay Thái Lan (vua Paramatrailokanat triều Ayutthaya)…thì quả là không còn đánh giá nào cao hơn dành cho Thánh Tông Thuần hoàng đế Thậm chí, có thể hiểu, cách so sánh ấy gián tiếp khẳng định: Lê Thánh Tông và thời đại của ông đã đạt đến các giá trị kinh điển, phổ quát của toàn nhân loại Như John Kremers Whitmore, sử gia Mỹ từng chuẩn bị tinh thần ―trừ hao‖ bớt đi những tán tụng ―hào phóng‖ về các ông vua ―không nên hy vọng ở bất cứ một sự mô tả kém rực rỡ nào
về một hoàng đế từ sử sách của triều đình‖, nhưng rồi John Kremers Whitmore phải thừa nhận
―sự mô tả về Lê Thánh Tông vượt quá những sự mô tả các hoàng đế trước‖ [60; tr.60]
Không còn nghi ngờ gì nữa, dù sau Lê Thánh Tông mấy mươi năm, nhà ―nhuận Mạc‖ từng có thời gian ngắn xây dựng được xã hội ―giàu mạnh, văn minh‖ với lệnh cấm người các xứ trong, ngoài không cầm giáo mác và dao nhọn, người đi đường không nhặt của rơi, cổng ngoài không phải đóng, được mùa liên tiếp, trong cõi tạm yên…thì xét một cách toàn diện (cả nhân tâm,
đồng thuận quân thần phụ tử), xã hội Đại Việt những thập niên cuối thế kỷ XV mới là mẫu mực
của thời đại quân chủ truyền thống trên đất nước ta Thật hiếm thời điểm non sông Đại Việt có một
vị hoàng đế có những phẩm chất mà thần, người và Nho giáo đều trông mong; lãnh đạo đất nước suốt một thời gian dài với vô số thành tựu rực rỡ Đương nhiên, lịch sử cũng đã chỉ ra cái quy luật
tất yếu: không có hôn quân hay minh quân ―toàn phần‖ (―hôn quân‖ kiểu Lê Tương Dực còn biết phong cho Nguyễn Trãi là Tế văn hầu; ―minh quân‖ đến đâu cũng ít nhiều có tỳ vết) và không
triều đại nào bất khả bại vong - như điều nhà nghiên cứu Trần Nho Thìn từng đề cập đến ý thơ
Nguyễn Du Trải qua một cuộc bể dâu mang ―sắc thái dự báo về sự vận động trong tư tưởng xã hội
của Nho gia Việt Nam hướng đến hoài nghi mô hình đức trị: triều đại nào cũng nhận mình là
Trang 27thuận theo thiên mệnh, cũng tuyên bố nhân nghĩa, song không có triều đại nào tồn tại ngàn năm‖ Năm 1497, Lê Thánh Tông băng hà, nhà Hậu Lê ―gắng gượng‖ tồn tại thêm chẵn 30 năm trước
khi Mạc Đăng Dung tiến hành ―chính biến‖ năm 1527 Sẽ là bất hợp lý nếu nói Thiên Nam động chủ hoàn toàn ―vô can‖ trong thảm họa mà đám con cháu ông phải gánh chịu - vì ―Họa phúc hữu
môi phi nhất nhật‖ (Họa phúc có nguồn phải đâu một ngày) - song không vì thế mà không đánh
giá đúng mức cái gọi là kỷ nguyên Lê Thánh Tông, đỉnh cao nhất trong lịch sử - văn hóa Đại Việt truyền thống Đó là cái ―lý‖, là ―cơ sở‖ để chúng tôi cho rằng: Lê Thánh Tông là vị hoàng đế lỗi lạc nhất của nghìn năm chế độ quân chủ Việt Nam Ông không chỉ ―trí dũng có thừa‖ mà còn
―trầm tích‖, hiện thân cho những giá trị văn hóa tinh thần bất biến: trọng văn học, khoa cử, biết sử dụng người tài, xây dựng một xã hội quân chủ văn minh với tinh thần thượng tôn pháp luật Cần nói thêm, trong số mấy mươi hoàng đế lần lượt xuất hiện, thay thế lẫn nhau trên sân khấu chính trị
Đại Việt suốt mười thế kỷ, không phải không có người đã có thể mang tầm vóc của Thiên Nam động chủ, song vì nhiều lý do (―thời thế thế thời‖ hay quỹ thời gian giữ ngôi quá ngắn hoặc không
được lòng người…), họ đành bỏ lỡ ―cơ hội‖ trở thành vị minh quân ―gần đạt tới sự trọn vẹn‖ như ông vua thứ tư thời Lê Sơ Thánh Tông Thuần hoàng đế ngoài tài năng - phẩm chất cá nhân, còn
có sự ―trợ giúp‖ của thiên thời, địa lợi và bối cảnh lịch sử - xã hội Đại Việt nửa cuối thế kỷ XV
Trở lên, khi viết về văn học thế kỉ XV các nhà nghiên cứu đều chủ yếu khẳng định đóng góp của Lê Thánh Tông trên hai cương vị: một vị hoàng đế và một thi nhân, một nhà văn hóa Có người gọi Lê Thánh Tông là ―vị hoàng đế anh minh, nhà văn hóa lỗi lạc‖, có người lại khẳng định ―Lê Thánh Tông nhà nho- hoàng đế- thi nhân‖, có người xem xét ―Lê Thánh Tông nhà chính trị tài năng, nhà văn hóa lớn‖…Bên cạnh đó cũng xuất hiện những bài viết đi vào tìm hiểu cụ thể về nội dung, nghệ thuật thơ văn Lê Thánh Tông để hiểu về
con người ông Mai Cao Chương khi giới thiệu về Các tác giả tiêu biểu và Lê Thánh Tông
đã nhận xét: ―trong thơ Lê Thánh Tông ít thấy những tứ thơ bay bổng, những cảm hứng phiêu dật, những suy tư thâm trầm Trái lại, thơ ông thường vang lên những lời thuyết giáo đạo đức phong kiến, những câu tán tụng minh quân lương tướng, hiếu nghĩa trung thần Thảng hoặc hồn thơ của ông cũng rung cảm với ánh trăng, làn gió hay thả cảm hứng bay bổng lên cõi trời nhưng rồi lại nhanh chóng trở về với những vấn đề thực tế Thơ văn ông lại bám sát vào nhiệm vụ chính trị mà giai cấp ông đòi hỏi‖; ―thơ thiên nhiên Lê Thánh Tông… thường thiếu sự rung cảm tế nhị (…) Thơ vịnh cảnh Lê Thánh Tông thường thể hiện sự quan tâm đến cuộc đời hơn là đi tìm cái đẹp thiên nhiên thuần túy‖; ―lòng tự hào về đất nước giàu
Trang 28đẹp, sự quan tâm đến cuộc sống no đủ của nhân dân là một biểu hiện của chủ nghĩa yêu nước có bao hàm nội dung ―thân dân‖ Tư tưởng thân dân của Lê Thánh Tông còn thể hiện
ở sự thông cảm với nỗi khổ của người dân‖…[64; tr.326-327-328-317] Về nội dung thân
dân trong sáng tác của Lê Thánh Tông, Bùi Duy Tân cũng đã nhắc đến trong bài viết Lê Thánh Tông- vị hoàng đế anh minh, nhà văn hóa lỗi lạc, một văn hào dân tộc (trong cuốn Lê Thánh Tông- tác giả tác phẩm NXBGD, H- 2007) Có thể kể thêm về hướng tiếp cận con
người Lê Thánh Tông trong đối sánh với văn hóa, tôn giáo, Nho học…của tác giả Trần Thị
Băng Thanh (Lê Thánh Tông và các mối “dị đoan‖); Phan Đại Doãn (Lê Thánh Tông và Nho học, Nho giáo), Vũ Ngọc Khánh (Đường vào thế giới folkore của một ông vua)…
Tuy chưa có một bài viết chuyên sâu về phân tích con người Lê Thánh Tông trong thơ nhưng những ý kiến nhận xét, đánh giá trên đây đã phần nào chỉ ra đặc điểm con người nhà nho Lê Thánh Tông trong thơ văn Chúng tôi sẽ tiếp thu định hướng này làm cơ sở để phân tích cái tôi trữ tình trong thơ Lê Thánh Tông
Nhìn chung, tuy đã có nhiều nghiên cứu về nhân vật trong các tác giả và tác phẩm cụ thể ở giai đoạn văn học này, nhưng hầu như chỉ là những khảo sát riêng lẻ, đặt vấn đề nghiên cứu các nhân vật theo hệ thống có tính nhân học văn hóa như luận án của chúng tôi hầu như chưa có Về cảm hứng nghiên cứu, như trên đã nói, thường đi vào cảm hứng ngợi ca một chiều mà chỉ ca ngợi thì không đủ tính khách quan và nhiều nghiên cứu từ góc độ chính trị, nặng lập trường giai cấp, dân tộc Những ý kiến như của Trần Quốc Vượng nói thẳng về Lê Thánh Tông còn rất hiếm hoi (Trần Quốc Vượng cho rằng vua Lê là người ―hiếu sát‖, ―hiếu sắc‖?) Bởi thế cần nghiên cứu toàn diện, khách quan về từng loại mẫu hình nhân vật
1.1.2.1 Về nhân vật thiền sư
Nghiên cứu thi pháp nhân vật thiền sƣ trong thơ thiền:
Việc nghiên cứu thi pháp nhân vật đã khiến cho thơ thiền được khai thác sâu hơn trên nhiều bình diện, trong đó nổi bật là sự biểu hiện con người thiền sư trong thơ Nguyễn Phạm
Hùng trong chuyên luận Thơ Thiền Việt Nam- những vấn đề lịch sử và tư tưởng nghệ thuật
(NXBĐHQG, H- 1998) đã cho rằng ―con người trong thơ là con người lưỡng thể, nó là sự hợp nhập của con người phật giáo và con người cá nhân Mục đích chính của thơ thiền là sáng tạo nên hình tượng con người tôn giáo‖ [54; tr.65] Và theo tác giả chuyên luận thì con người tôn giáo có những đặc tính như con người tự do, con người vô ngã, con người vũ trụ…Còn con người cá nhân thường được nói tới trong thơ thiền là ―con người có trí tuệ siêu việt, có bản
Trang 29lĩnh, có nghị lực và sức mạnh, có thể tự mình giác ngộ chân lí một cách độc lập‖ [54; tr.70] Như vậy, tác giả đã xác định kiểu nhân vật thiền sư trong thơ thiền với những đặc điểm riêng
so với con người trong văn học thế tục Đây là vấn đề có lẽ tâm đắc của tác giả khi từng viết
Con người trong thơ thiền đời Lí (1988) và Thơ thiền trong nhà trường nhìn từ quan điểm thể loại (1992) GS Trần Đình Sử khi nghiên cứu về quan niệm con người trong thơ thiền trong sách Thi pháp Văn học trung Đại Việt Nam (NXB ĐHQGHN, H- 2005) cũng đã đưa ra
những cảm nhận tinh tế về con người trong thơ thiền ―thơ thiền trước hết là thơ của con người siêu nghiệm, đứng ngoài sinh, diệt, đau khổ (…), là con người kiên nghị, đứng trên mọi biến
ảo (…), hoàn toàn xa lạ với những vấn đề cơm áo hàng ngày‖ [118; tr.170-175] Ngoài ra còn
có thể đến những bài viết của các nhà nghiên cứu khác như Nguyễn Hữu Sơn, Quang Thảo,
đặc biệt là Luận án của Đoàn Thị Thu Vân: Khảo sát một số đặc trưng nghệ thuật của thơ thiền Việt Nam giai đoạn từ thế kỉ X đến thế kỉ XIV (Luận án, TPHCM- 1995), đã đi vào
nghiên cứu ngôn ngữ và hình tượng con người trong thơ thiền
Rõ ràng với cách tiếp cận từ thi pháp nhân vật, thơ thiền đã được khai thác ở một tầng sâu hơn
Nghiên cứu thi pháp nhân vật trong văn xuôi:
Đã có nhiều bài viết, công trình nghiên cứu về văn xuôi giai đoạn đầu ở phương diện thi pháp nhân vật song hầu hết chỉ là những kiến giải mang tính định hướng chung, khái quát chứ chưa
đi sâu phân tích cụ thể về từng kiểu loại nhân vật nào hoặc thường đặt trong mối quan hệ với thi pháp
thể loại…Các tác phẩm như Việt điện u linh, Tam Tổ thực lục, Lĩnh Nam chích quái, Thiền uyển tập anh…là đối tượng thu hút những nhà nghiên cứu văn học tên tuổi như Nguyễn Phạm Hùng,
Nguyễn Hữu Sơn, Trần Nho Thìn, Trần Đình Sử, Nguyễn Đăng Na, Nguyễn Đổng Chi…
GS.Nguyễn Đổng Chi trong phần viết Văn học chữ Hán (sách Sơ thảo Lịch sử VHVN, quyển II NXB V- S- Đ, H- 1958) đã xếp Thiền uyển tập anh, Tam Tổ thực lục vào thể tài ―loại sử và truyện‖ Ông xem đây là hai bộ sử về tôn giáo Còn Việt điện u linh, Lĩnh Nam chích quái được GS xếp vào thể tài ―truyện cổ‖ Trong khi giới thiệu hai tập
truyện này nhà nghiên cứu cũng đã đề cập đến vấn đề nhân vật, ý nghĩa và cách thức biểu
hiện Với Việt điện u linh: ―Đáng chú ý nhất là hành động cũng như ngôn ngữ của những
nhân vật trong các truyện phần nhiều tỏ ra chịu ảnh hưởng nặng của luân lí quan và nhân sinh quan Nho giáo (…) Hầu hết các thần đều là những nhân vật có bản chất trung tính, ngay thẳng, chung thủy (…), tác giả có ý muốn khôi phục lại lịch sử của một số nhân vật lịch sử hoặc truyền kì bị mai một trong thời Bắc thuộc (Bố Cái Đại Vương, Trưng Trắc
Trang 30Trưng Nhị, Cao Lỗ, Lí Phục Man, Long Đỗ…) vì thế lối viết của Lí Tế Xuyên thiên về
chép sử hơn kể truyện…‖ [10; tr.46] Với Lĩnh Nam chích quái, GS khẳng định đây là ―tập
truyện thần thoại và cổ tích Việt Nam‖ Tác phẩm có thể phân chia thành hai loại: một loại truyện có tính chất đấu tranh giữa người với thiên nhiên; một loại truyện có tính chất đấu tranh giữa người với người…
Nếu như GS Nguyễn Đổng Chi đi vào phân loại và giới thiệu các tác phẩm văn xuôi và chỉ ra cách thức biểu hiện của nhân vật qua ngôn ngữ, hành động thì PGS Nguyễn
Đăng Na khi trình bầy Quan điểm và phương pháp biên soạn “Việt điện u linh” của Lí Tế Xuyên (TCVH, Số 1- 1986)đã chỉ ra yếu tố nội dung tác phẩm ẩn chứa trong hình thức thể loại, từ đó khái quát lên những đặc điểm cơ bản của các kiểu nhân vật trong mỗi thể loại.Ông cho rằng ―nếu trong VHTĐ hình thức thể loại là một phạm trù cơ bản chủ đạo thường xuyên được nêu lên ở ngay tên gọi tác phẩm, thì ngược lại hình thức thể loại- tên gọi tác
phẩm cũng chứa đựng nội dung phản ánh của tác phẩm Nhan đề Việt điện u linh cũng
không nằm ngoài quy luật đó…‖ [85; tr.123-124] Quan điểm này nhìn chung là đúng đối với nhiều trường hợp các tác phẩm VHTĐ Tuy nhiên cũng vẫn có những trường hợp soi
vào lại chưa hoàn toàn chính xác Chẳng hạn, Kim Hoa thi thoại (Truyền kì mạn lục), hai chữ thi thoại là bàn luận về thơ, tiểu luận về lý luận thơ, song thực tế lại là truyện ngắn; Thiên Nam ngữ lục thì khái niệm Ngữ lục hay Lục không có gì giống với Tang thương ngẫu lục, Kiến văn tiểu lục của Lê Quý Đôn lại càng không phải là tác phẩm văn học… Tác giả của công trình Văn xuôi tự sự trung đại Việt Nam còn chỉ ra nội dung xác định
trong hình thức khái niệm ―u linh‖: ―những u linh mà Lí Tế Xuyên viết ra hầu hết đều gần gũi, thân quen với người dân Việt thuở đó và khái niệm thần của ông hàm nghĩa chỉ những người đã mất một cách kính cẩn mà thôi…Các thần của Lí Tế Xuyên đặc biệt gắn bó với vận mệnh dân tộc, tác động trực tiếp vào lịch sử dân tộc và thúc đẩy dân tộc tiến lên Vì vậy, các vị thần thường được truy tôn bằng những mĩ từ cao quý tiêu biểu cho truyền thống người dân Việt như Chương Tín, Sùng Nghĩa, Uy Minh, Anh Liệt, Trung Huệ, Bảo
Quốc…‖ [85; tr.124] Và khép lại bài viết, PGS tổng kết: ―Việt điện u linh đã đặt nền
móng cho cả nền VXTS bằng chữ Hán sau này như Lĩnh Nam chích quái, Thiên Nam Vân lục liệt truyện, Thánh Tông di thảo, Truyền kì mạn lục và đỉnh cao là tiểu thuyết chương hồi Hoàng Lê Nhất Thống Chí…‖ [85; tr.131] Cũng với hướng nghiên cứu thể loại nhưng
PGS Nguyễn Phạm Hùng có lẽ là người đã trình bầy một cách tập trung nhất, hệ thống
Trang 31nhất về truyện thời Lí-Trần qua rất nhiều những bài viết, công trình nghiên cứu chuyên sâu
như: Văn học Trần (Chuyên khảo, NXBGD, H-1993); Về cách tiếp cận truyện thời Trần (TCVH, số 2-1994); Mấy vấn đề về văn học cổ Việt Nam (Hội văn nghệ Bắc Thái xuất bản, 1993), Vận dụng quan điểm thể loại vào việc nghiên cứu văn học Việt Nam thời Lí-Trần (Luận án, Viện Văn Học, H-1995); Các khuynh hướng văn học thời Lí-Trần
Lí-(NXBĐHQGHN, H-2008)…Qua những công trình này Nguyễn Phạm Hùng đã chỉ ra những đặc trưng cơ bản của truyện thời Lí-Trần như đậm chức năng ―tải đạo‖, mang nặng tính ghi chép, do đó các nhân vật chủ yếu là những nhân vật lịch sử, có thật hay được coi là có thật nhằm khắc hoạ những ―tấm gương‖, ―chân dung‖ để nêu cao và giáo huấn đạo đức
PGS.TS Trần Nho Thìn khi tìm hiểu Thi pháp truyện ngắn trung đại Việt Nam (VHTĐVN dưới góc nhìn văn hoá NXBGD, H-2008) đã nói về vấn đề thi pháp nhân vật
Công trình mang tính khái quát, tổng hợp nên không đi sâu phân tích từng tác phẩm nhưng bước đầu nhà nghiên cứu cũng đã chỉ ra được những vấn đề cơ bản nhất trong việc phân loại kiểu nhân vật, thi pháp thể hiện nhân vật (nhân vật thánh nhân quân tử và nhân vật bình phàm) Trong phần thi pháp của loại truyện thánh nhân quân tử [154; tr.150-166] ta thấy PGS đề cập tới các kiểu nhân vật như danh thần, danh nho, tiết nghĩa, thế gia, bậc anh hùng, thánh nhân, vua chúa, nho gia, thiền sư…Bên cạnh đó là thi pháp miêu tả nhân vật:
kể về nhân vật lí tưởng đều dùng các biện pháp nghệ thuật tô đậm màu sắc thần kì, phi thường (cụ thể là sử dụng các mô típ dị thường, phi thường liên quan đến nguồn gốc, đến thân thể, trí tuệ và cái chết); không gian và thời gian tồn tại của nhân vật…Cùng với hướng
nghiên cứu này là cách tiếp cận của GS Trần Đình Sử khi nghiên cứu Thể loại truyện chữ
Hán đã xếp Việt điện u linh, Thiền uyển tập anh, Lĩnh Nam chích quái vào loại ―truyện
thần linh, quái dị, anh tú‖ và cho rằng loại này ở Việt Nam ―có nguyên mẫu thể loại trong văn tự sự lịch sử Trung Quốc như tiểu thuyết chí quái đời Lục Triều hoặc truyện cao tăng
có từ đời Lương đến đời Tống‖ [118; tr.286] Nhận xét về cách thức miêu tả nhân vật
trong các tập truyện, GS đã có những ý kiến gợi mở Chẳng hạn, về Việt điện u linh: ―mỗi
nhân vật ở đây sống hai cuộc đời trước và sau khi chết Cuộc đời khi sống sơ lược, ít sự kiện Khi thành thần thường báo mộng cho người trần Là sách suy tôn thần linh nên phần suy tôn phong tặng ghi rất chính xác người suy tôn phong tặng là vua nên đây là hệ thống
nhân vật thần linh quan phương…‖[118; tr.286] Về Thiền uyển tập anh: ―nguyên tắc chép
sử được tôn trọng theo cách lập hồ sơ về nhân vật…‖ [118; tr.288] Về Lĩnh Nam chích
Trang 32quái, GS cũng cho rằng cách trần thuật vẫn giữ lối thực lục, lập hồ sơ về nhân vật Đặc biệt, GS đã dẫn ra sự phân tích của nhà nghiên cứu người Nga N.Niculin khi xem xét Lĩnh Nam chích quái trong quan hệ với văn học Viễn Đông, Châu Á Cụ thể là trong Lĩnh Nam
chích quái có những truyện sử dụng cốt truyện Ấn Độ như Dạ Thoa Vương (là truyện
Ramayana giản lược đi); Hà Ô Lôi (trùng hợp với truyền thuyết về Krisona)
Như vậy, các nhà nghiên cứu dù ít dù nhiều, dù chuyên sâu hay mới chỉ là giới thiệu tác phẩm…khi tiếp cận theo hướng thi pháp nhân vật cũng đã đề xuất những cách hiểu, những cách triển khai mang ý nghĩa khoa học đối với phân tích nhân vật, thi pháp nhân vật
trong các tác phẩm văn xuôi như Việt điện u linh, Lĩnh Nam chích quái, Thiền uyển tập anh, Tam Tổ thực lục Chẳng hạn như đã nói đến mô tip xây dựng nhân vật…Tuy nhiên cũng chưa phổ biến, chưa tập trung, nhất là chưa chỉ ra rõ ràng liên hệ giữa nghệ thuật tả nhân vật (văn xuôi) và sự biểu hiện nhân vật (thơ) với kiểu người mà tác giả muốn thể hiện…
1.1.2.2 Về nhân vật hoàng đế
Đối với Lê Thánh Tông về hướng nghiên cứu này có thể kể đến những cách tiếp cận khác nhau của các nhà nghiên cứu Trước hết là lời nhận xét ngắn gọn của Trần Đình
Sử trong cuốn Thi pháp văn học trung đại Việt Nam về hình mẫu hoàng đế-nhà nho: ―Lê
Thánh Tông là một người hùng theo mẫu hình nho quân…Ông tận tâm, trau đức, sửa mình, giữ lễ, phát triển đất nước toàn diện và cũng sống rất mực phong lưu, vận sự‖ [118; tr.186] Bên cạnh đó là sự khẳng định vai trò, vị trí của Lê Thánh Tông đối với Hội Tao
Đàn và giá trị tập thơ Hồng Đức Quốc âm thi tập Có thể kể đến những bài viết chuyên sâu: Lê Thánh Tông- vị nguyên súy sáng tác văn học và chỉ đạo sáng tác văn học (Bùi Văn Nguyên); Lê Thánh Tông và Hội Tao Đàn (Nguyễn Đổng Chi); Hội Tao Đàn- Quỳnh uyển cửu ca và vai trò của Lê Thánh Tông; Hồng Đức Quốc âm thi tập- một tác phẩm lớn của văn học tiếng Việt thế kỉ XV (Bùi Duy Tân); Lê Thánh Tông và bộ Hồng Đức Quốc âm thi tập (Trương Chính); Hồng Đức Quốc âm thi tập và Thập giới cô hồn ngữ văn (Nguyễn
Hồng Phong) [30] Những cách tiếp cận về nội dung, nghệ thuật, cảm hứng trong thơ Lê Thánh Tông cũng là điểm nhấn trong hướng nghiên cứu này Nguyễn Hữu Sơn đi vào tìm
hiểu Lê Thánh Tông- đời thơ và những dấu hiệu trữ tình Phạm Tú Châu khai thác Thiên nhiên trong thơ chữ Hán Lê Thánh Tông Mai Xuân Hải nghiên cứu Lê Thánh Tông và thơ chữ Hán Ninh Viết Giao cảm nhận Tính hoành tráng qua những bài thơ Lê Thánh Tông
Trang 33viết về xứ Nghệ Vũ Minh Tâm lại nhìn nhận Thơ Lê Thánh Tông- Đạo và Mĩ Bùi Duy Tân tiếp nhận Cảm hứng dân tộc- cảm hứng nhân văn qua thơ nôm vịnh sử của Lê Thánh Tông Đặng Thanh Lê chỉ ra Giai đoạn khai sáng thơ Nôm Đường luật: cảm hứng lịch sử qua thơ Lê Thánh Tông Nguyễn Phạm Hùng đưa Mấy nhận xét về nghệ thuật thơ Nôm trong Hồng Đức Quốc Âm thi tập Đây cũng là cách mà Vương Lộc viết Một vài nhận xét bước đầu về ngôn ngữ trong Hồng Đức Quốc Âm thi tập…
Như vậy, có thể hình dung sự nghiên cứu về nghệ thuật thể hiện con người trong thơ Lê Thánh Tông tuy nhiều nhưng còn rời rạc, chưa có hệ thống và chưa thật chuyên sâu Vấn đề con người nhà nho- hoàng đế này vì thế vẫn còn bỏ ngỏ Và đó là điều quan tâm của Luận án chúng tôi…
Tóm lại: qua những kết quả nghiên cứu về vấn đề nhân vật, thi pháp nhân vật trong VHTĐVN giai đoạn thế kỉ X- XV ở hai thể loại Thơ, Văn xuôi chúng tôi cho rằng tất cả đều
là những định hướng, gợi mở quan trọng đối với đề tài Luận án Tuy nhiên cũng phải thấy rằng dù đã được ít nhiều đề cập đến nhưng vấn đề nhân vật đặc biệt là hệ thống nhân vật và thi pháp nhân vật trong giai đoạn này vẫn chưa được giới nghiên cứu chú ý đúng mức Có
thể xem Hệ thống nhân vật và thi pháp thể hiện chúng trong văn học trung đại Việt Nam giai đoạn từ thế kỉ X đến thế kỉ XV là một miền đất tuy không ―lạ‖ nhưng còn rất
nhiều điều mới mẻ Chúng tôi không có tham vọng đặt chân và chiếm lĩnh được toàn bộ miền đất ấy song sẽ làm việc nghiêm túc, khoa học để có thể có những đóng góp thiết thực,
ý nghĩa cho công tác nghiên cứu, giảng dạy văn học trung đại Việt Nam trong nhà trường
1.2 Giới thuyết chung về vấn đề nghiên cứu
Luận án nghiên cứu về hệ thống nhân vật và thi pháp thể hiện nhân vật trong văn học trung đại Việt Nam giai đoạn X-XV nên cũng sẽ liên quan đến những vấn đề lí thuyết
về hệ thống nhân vật như khái niệm hệ thống, khái niệm nhân vật là gì? Phân biệt nhân vật trong thơ và trong văn xuôi? Thi pháp tả nhân vật? kiểu tác giả trong tương quan với kiểu nhân vật? Tuy nhiên những vấn đề lí luận đó đã được nhiều nhà khoa học danh tiếng, uy
tín như Phương Lựu, Trần Đình Sử, Bùi Duy Tân, Trần Nho Thìn, Lã Nhâm Thìn, Nguyễn Đăng Na, Trần Ngọc Vương…trình bầy trong các công trình khoa học của mình Nhiệm vụ của chúng tôi không đi sâu vào những vấn đề lí luận nhân vật, vạch ra để đi vào nghiên cứu nhân vật và thi pháp nhân vật trong VHTĐVN giai đoạn X-XV thi pháp nhân
vật, mà là sự vận dụng lí thuyết mà con đường của các nhà nghiên cứu đi trước đã
Trang 341.2.1 Khái niệm hệ thống
Có nhiều quan niệm, định nghĩa khác nhàu về ―hệ thống‖
Định nghĩa của mục từ Систе́ма (hệ thống) trong Wikipedia (Nga văn) ―Hệ
thống chỉ nhiều thành tố có quan hệ với nhau tạo nên một chỉnh thể nhất định‖
(Систе́ма (от др.-греч σύστημα — целое, составленное из частей;
соединение) — множество элементов, находящихся в отношениях и связях друг
с другом, которое образует определѐнную целостность, единство[1].)
Wikipedia Anh văn về từ system cũng định nghĩa tương tự: ―Một loạt các thành
tố độc lập với nhau hoặc có quan hệ với nhau tạo thành một chỉnh thể‖
(A system is a set of interacting or interdependent components forming an integrated
whole[1] or a set of elements (often called 'components') and relationships which are different
from relationships of the set or its elements to other elements or sets.[citatio]
Như vậy khi nói tới hệ thống là nói tới tập hợp nhiều yếu tố, đơn vị có quan hệ hoặc liên hệ với nhau làm thành một thể thống nhất (chẳng hạn như hệ thống đèn giao thông, hệ thống các phạm trù ngữ pháp, hệ thống tuần hoàn, hệ thống chính trị) Với cách hiểu như vậy, chúng tôi quan niệm về hệ thống như sau: Hệ thống là tập hợp các yếu tố đồng đẳng hoặc không đồng đẳng có quan hệ chi phối lẫn nhau và cùng chịu sự chi phối của hệ thống
Áp dụng vào nghiên cứu văn học giai đoạn X- XV có thể thấy: văn học giai đoạn X-XV là một hệ thống, còn loại hình/kiểu nhân vật sẽ là các yếu tố/thành tố Hệ thống nhân vật
trong văn học giai đoạn X-XV gồm những thành tố (kiểu nhân vật): nam nhi- quý tộc-
vua quan - nhà nho - ẩn sĩ- thiền sƣ- phụ nữ…Những loại nhân vật này đều chịu sự chi
phối của hệ thống tư tưởng tôn giáo triết học và mĩ học Nho – Phật – Đạo được hình thành
ở giai đoạn X-XV Nghiên cứu hệ thống là nhằm chỉ ra vai trò của một thành tố (kiểu nhân vật) trong chỉnh thể văn học giai đoạn X-XV Từ hướng tiếp cận hệ thống theo quan điểm nhân học văn hóa về con người, luận án đã lựa chọn ba kiểu nhân vật/ba yếu tố tiêu biểu của hệ thống nhân vật giai đoạn đầu là Thiền sư, Liệt nữ, Hoàng đế
1.2.2 Khái niệm về nhân vật
Nhân vật hiểu theo nghĩa chung là ―hình tượng con người được miêu tả, được
thể hiện trong tác phẩm bằng phương tiện văn học Đây là hình thức cơ bản để qua đó văn học miêu tả thế giới một cách hình tượng Nhân vật trong tác phẩm văn học thường gắn liền với một quan niệm nghệ thuật về con người‖ Khái niệm này cung
Trang 35cấp cho chúng ta những cách hiểu cụ thể về nhân vật văn học như sau: 1 nhân vật là hình tượng con người được thể hiện bằng phương tiện văn học (ngôn từ, hình ảnh, miêu tả ngoại hình, nội tâm…); 2 qua nhân vật, tác giả văn học muốn miêu tả thế giới Vì trung tâm của thế giới là con người; 3 nhân vật được khắc họa theo nguyên tắc là quan niệm của tác giả về con người chứ không phải được tả ngẫu nhiên Các quan niệm đạo đức, chính trị của tác giả trung đại sẽ ảnh hưởng đến việc tả nhân vật
1.2.3 Nhân vật trong văn xuôi và nhân vật trong thơ
Văn học dùng chi tiết để miêu tả chân dung, ngoại hình, tả hành động, tâm trạng, thể hiện những quá trình nội tâm của nhân vật Nhân vật còn được thể hiện qua xung đột, mâu thuẫn, sự kiện và được thể hiện bằng các phương tiện kết cấu, ngôn ngữ, bằng các
phương thức miêu tả riêng của thể loại Nhân vật trong văn xuôi thường được hiện lên
qua khắc hoạ của tác giả về ngoại hình, tính cách, ngôn ngữ, hành động, tâm lí…và xuất
phát từ điểm nhìn bên ngoài của người trần thuật Còn nhân vật trong thơ có hai loại: 1)
nhân vật trữ tình (như chinh phụ, cung nữ trong Chinh phụ ngâm và Cung oán ngâm)
bộc lộ cảm xúc cũng là sản phẩm hư cấu của tác giả – kiểu nhân vật này thể hiện ý đồ tư tưởng của tác giả (ví dụ, qua nhân vật chinh phụ là một phụ nữ, tác giả nam giới Đặng Trần Côn muốn giúp người phụ nữ nói lên những nỗi niềm riêng tư mà bản thân người phụ nữ khó nói 2) cái tôi trữ tình: bộc lộ trực tiếp cảm xúc và tâm lý tác giả, là hình tượng của chính tác giả, là chân dung tự họa, thể hiện tư tưởng đạo đức thẩm mỹ của chính tác giả, tuy nhiên cái tôi không đồng nhất với con người tiểu sử của tác giả
Vì có sự khác nhau giữa nhân vật trong văn xuôi và trong thơ nên do đó cũng có sự khác nhau giữa cách thể hiện nhân vật trong thơ và trong văn xuôi nói chung Do đặc điểm thể loại nên thơ trữ tình, thiên về tả cảm xúc, còn văn xuôi tả thiên vềsự kiện Nhưng cũng không có danh giới tuyệt đối, vì có thơ tự sự, mà có văn xuôi trữ tình Do văn xuôi trung đại còn manh nha nên việc xây dựng nhân vật của văn xuôi trung đại có đặc điểm riêng, ví dụ chưa tả nội tâm sâu sắc, tả nhân vật chưa có chân dung cụ thể chi tiết Thơ nói chí trung đại cũng đem lại đặc điểm của việc thể hiện nhân vật chứ không phải nhân vật trung đại có đặc điểm riêng (ví như nói chí chứ không nói tình, ít thể hiệncảm xúcmãnh liệt) Các thể loại khác nhau thì miêu tả nhân vật khác nhau Thơ trữ tình thiên về tả cảm xúc được dùng tỏ chí, giáo huấn Văn xuôi tự sự như truyện ngắn, văn chép sử thiên về khắc họa nhân vật với bản chất tạo hình rõ nét hơn nhân vật trong thơ Do đó khi đọc văn bản, cần chú ý đến sự khác nhau giữa các thể loại
Trang 361.2.4 Khái niệm thi pháp và thi pháp học
Thi pháp (Poetika) là nghiên cứu các phương diện hình thức mang tính nội
dung Thực chất nhiệm vụ của thi pháp là nghiên cứu thế giới nghệ thuật khép kín của văn bản, bổ sung cho các hướng tiếp cận ngoài văn bản như xã hội học,văn hóa học, phương pháp tiểu sử
Thi pháp học là một danh từ mới nhưng không xa lạ Đó là tên gọi một bộ môn
cổ xưa nhất nhưng đồng thời cũng là bộ môn hiện đại nhất của nghiên cứu văn học, đang đem lại cho ngành này những luồng sinh khí mới Nói xưa nhất vì tên gọi của nó được
xác định với công trình Thi pháp học ra đời cách đây hơn 2000 năm Nói hiện đại bởi thi
pháp học đã trở thành một trong những hướng chủ yếu của nghiên cứu văn học thế kỉ
XX và vẫn đang tiếp tục ở thế kỉ XXI Thi pháp học đã trải qua những bước thăng trầm
và đang hồi sinh Các nhà nghiên cứu văn học hàng đầu ở Nga như M.Khrapchenco, Averinxep, M.Poliakop…đều khẳng định: thi pháp học là một khoa học nghiên cứu hình thức nghệ thuật nhưng phải là hình thức bên trong- hình thức mang tính quan niệm mới
là đối tượng của thi pháp học Hình thức bên trong là hình thức của cái nhìn nghệ thuật,
là sự hiện diện của con mắt nghệ sĩ, đó là hình thức mang tính chủ thể (M.Bakhtin), hình thức mang tính quan niệm (Trần Đình Sử) Nói tới quan niệm (concept) là nói tới một
phương thức, một cách giải thích đối với một đối tượng, một hiện tượng, một quá trình nào đó, là một quan điểm cơ bản đối với chúng ta, là tư tưởng chủ đạo đối với một hoạt động có tính hệ thống Quan niệm cũng được hiểu là một cách hiểu, cách giải thích, trở thành nguyên tắc cấu tứ, xây dựng trong hoạt động nghệ thuật Đó là một yếu tố có sức mạnh tạo hình rất to lớn Nhưng tính quan niệm chúng tôi nói tới ở đây không phải là
khái niệm hoá, công thức hoá hình thức, mà là nội hàm quan niệm trong hình thức, trong cảm nhận Có khi tác giả không tự ý giác được quan niệm của mình Vấn đề là trong các
yếu tố hình thức có sự ngưng kết một quan niệm về đời sống Hình thức mang tính quan niệm đã thể hiện tập trung nhất, tư tưởng, cái nhìn nghệ thuật của nhà văn, sau nữa là nhãn quan ngôn ngữ của tác giả Hình thức không gắn với quan niệm thì hình thức không
có chiều sâu Ngược lại quan niệm không thể hiện qua hình thức tất sẽ rơi vào siêu hình Khám phá văn học trở lên chính là dùng văn học để lí giải văn học trong quan hệ đời sống, trả lại bản chất nhân học cho văn học Đây là cái nhìn mang tính nhân học trong tư duy nghiên cứu của những nhà nghiên cứu đi trước mà chúng tôi sẽ tiếp thu để vận dụng vào nghiên cứu thi pháp nhân vật
Trang 37Với những quan niệm như trên về thi pháp, để phục vụ cho mục đích nghiên cứu của luận án chúng tôi chỉ tập trung chủ yếu vào nghiên cứu thi pháp nhân vật ở phương diện: quan niệm nghệ thuật về con người, ngôn từ và hình tượng nghệ thuật
Quan niệm nghệ thuật về con người
Văn học là nhân học, đối tượng chủ yếu của nó là con người Không thể lí giải một hệ thống văn, thơ mà bỏ qua con người được thể hiện trong đó Quan niệm nghệ thuật về con người là cách hiểu, cách cảm nhận về con người gắn với một hệ thống phương tiện nghệ thuật nhất định Bởi lẽ con người trong văn học đâu phải con người có trong thực tế mà là quan niệm về con người ấy một cách thẩm mĩ và nghệ thuật Quan niệm nghệ thuật về con người có thể được biểu hiện trên nhiều cấp độ khác nhau song rõ nhất là ở sự miêu tả nhân vật với những phương diện như: chân dung, ngoại hình, hành động, tâm lí, nội tâm
Nhìn chung quan niệm nghệ thuật về con người là một yếu tố quan trọng nhất, thể hiện tính chỉnh thể của hình thức nghệ thuật Quan niệm nghệ thuật về con người trong văn học có nhiều sự khác biệt, đa dạng Nghiên cứu quan niệm nghệ thuật về con người không chỉ giúp ta phân biệt thế giới nghệ thuật của người này với người khác mà còn thấy được sự tiến hoá của văn học nghệ thuật nghĩa là văn học nghệ thuật không ngừng đào sâu quan niệm nghệ thuật về con người Ví như giai đoạn đầu VHTĐVN các tác giả chưa chú ý nhiều đến miêu tả tâm lí nhân vật nhưng đến thế kỉ XVIII-XIX thì tâm lí nhân vật lại được miêu tả ở nhiều khía cạnh khác nhau
Ngôn từ nghệ thuật
Ngôn từ là phương tiện sáng tác văn học vì văn học là nghệ thuật ngôn từ Ngôn
từ trong văn học là một hiện tượng nghệ thuật Có nhiều quan niệm khác nhau về ngôn
từ nghệ thuật Tuy nhiên đứng trên góc độ thi pháp ngôn từ trên cấp độ hình thức nghệ
thuật chúng tôi chỉ đặc biệt chú ý tới phương diện nhãn quan ngôn ngữ của tác giả Nhãn quan là cách nhìn, cách cảm nhận về ngôn ngữ văn học Nó gắn liền với quan niệm
nghệ thuật về con người của nhà văn Ngôn từ văn học bắt nguồn từ ngôn ngữ toàn dân Nhưng cách sử dụng nó thì phụ thuộc vào nhãn quan ngôn ngữ của mỗi thời đại, mỗi trào lưu, khuynh hướng văn học, mỗi thể loại văn học, gắn liền với bối cảnh văn hoá khu vực, dân tộc Vận dụng vào nghiên cứu thi pháp nhân vật, Luận án sẽ nghiên cứu ngôn ngữ tác giả, ngôn ngữ của bản thân nhân vật
Trang 381.2.5 Kiểu tác giả
Hình tượng tác giả trong văn học là kết quả vận động của tiến trình văn học qua các thời kì Trong suốt tiến trình văn học, hình tượng tác giả thay đổi theo những mô hình khác nhau với những khả năng nhận thức và biểu hiện khác nhau Và chính quá trình vận động
đó đã hình thành nên kiểu tác giả Vậy kiểu tác giả là gì? Kiểu tác giả trung đại có đặc
điểm gì riêng? VHTĐVN giai đoạn X- XV xuất hiện những kiểu tác giả nào?
Kiểu tác giả là sự biểu hiện một kiểu chiếm lĩnh đời sống, một kiểu xây dựng hình tượng, là sản phẩm của người đọc Mỗi một thời đại nhà văn phải tìm ra một kiểu
tác giả phù hợp mới có giá trị Lịch sử văn học đã biết đến những kiểu tác giả khác nhau
Có thể đó là kiểu tác giả chủ nghĩa cổ điển với đặc tính con người lí trí, thích mức độ, ưa tao nhã, trí thức uyên bác hay kiểu tác giả lãng mạn thì mơ màng, giàu tưởng tượng…
Các nhà nghiên cứu VHTĐ từ lâu đã chú ý đến kiểu tác giả VHTĐ Nhà nghiên cứu Ripstin đã nhận xét rằng tác giả trung đại dù ở Phương Đông hay Phương Tây trong một mức độ lớn đều xây dựng tác phẩm của mình bằng những công thức tu từ và cốt truyện có sẵn Nhà nghiên cứu Likhachop cũng nói: ―ý thức công thức, khuôn sáo làm cho kiểu tác giả này rất khó sử dụng các chi tiết đời sống mới và các chi tiết nghệ thuật bất ngờ‖ Ông cũng nói, tác giả trung đại là người xem sáng tác là công việc trân trọng, thành kính, không làm việc đùa (…) nếu như nhà văn hiện đại thường cá thể hóa cao độ, cho nên không còn nhìn thấy một hình tượng tác giả chung cho từng thể loại, thế nhưng đó lại là đặc điểm của tác giả trung đại: mỗi một thể loại có một hình tượng tác giả, và một tác giả sáng tác các thể loại khác nhau sẽ tuân theo các kiểu hình tượng tác giả khác nhau [118; tr 99-100]
Trang 39Kiểu tác giả trong VHTĐVN cũng có những đặc thù và chịu ảnh hưởng của nền văn học chữ Hán Mỗi một giai đoạn trong tiến trình lịch sử, VHTĐVN cũng xuất hiện nhiều kiểu tác giả phù hợp Trong vài thế kỉ đầu, tác giả phần nhiều là nhà sư: Đỗ Pháp Thuận, Ngô Chân Lưu, Vạn Hạnh thiền sư, Mãn Giác thiền sư, Diệu Nhân ni sư…Điều
đó cũng dễ hiểu, bấy giờ Phật giáo đang có vị thế quan trọng trong đời sống chính trị, văn hóa, xã hội, đặc biệt trong đời sống tâm linh của đông đảo tín đồ Một số tác giả ngoài chùa lúc bấy giờ như Lý Thái Tổ, Lý Thái Tông, Lý Thường Kiệt, Đoàn Văn Khâm…cũng sùng tín đạo Phật và để lại tác phẩm chịu ảnh hưởng Phật giáo Sang đời Trần, lực lượng sáng tác ngoài thiền sư, cư sĩ, nhà văn tu trì Phật pháp: Trần Thái Tông, Trần Tung, Trần Nhân Tông, Huyền Quang…còn có quý tộc, vua quan, tướng lĩnh: Trần Nhân Tông, Trần Thánh Tông, Trần Quốc Tuấn, Trần Quang Khải, Phạm Ngũ Lão…; rồi từ giữa triều Trần đến hết triều Hồ chủ yếu là nho thần: Trương Hán Siêu, Mạc Đĩnh Chi, Nguyễn Trung Ngạn, Chu Văn An, Phạm Sư Mạnh, Nguyễn Phi Khanh, Sử Hy Nhan, Đào Sư Tích… Đến thế kỉ XV, sau thế hệ các cựu tiến sĩ triều Hồ tham chiến chống quân Minh trở thành các tác gia tên tuổi lừng lẫy: Nguyễn Trãi, Nguyễn Mộng Tuân, Lý Tử Tấn…là vận hội mới của thế hệ các tác giả tân tiến sĩ triều đại Lê sơ, khi Nho giáo chiếm lĩnh vị trí chính thống Nho học được coi là quốc học Những tác giả văn học nửa sau thế kỉ XV: Nguyễn Trực, Lương Thế Vinh, Thân Nhân Trung, Đỗ Nhuận, Đàm Văn Lễ, Vương Sư Bá, Nguyễn Bảo, Thái Thuận…hầu hết đều là nho sĩ quan liêu thời đại hoàng kim của Nho giáo Cuối thế kỉ XV, với đội ngũ tiến sĩ đang là lực lượng sáng tác hùng hậu của thời đại, ông vua- nhà nho Lê Thánh Tông đã cao hứng sáng lập
Hội Tao đàn xướng họa mừng hai năm liên tiếp được mùa Hội có 28 từ thần gọi là Tao đàn nhị thập bát tú, cũng là 28 tiến sĩ đang cư quan nhậm chức ở triều đình Như vậy,
VHTĐVN giai đoạn X- XV đã chứng kiến sự ra đời của các kiểu tác giả như thiền sư, quý tộc, vua quan, võ tướng, nhà nho Và điều đáng chú ý là: các kiểu tác giả này đã vận động theo tình hình chính trị, xã hội của nhà nước phong kiến Việt Nam thời
mở đầu Từ tác giả thiền sư, quý tộc, vua quan chiếm đa số trên văn đàn đến sự tức
vị của các tác giả nho sĩ Qua khảo sát, thống kê các kiểu tác giả VHTĐVN thời Lí-
Trần trong bộ sách Thơ văn Lí- Trần, chúng tôi nhận thấy một số điểm sau:
- Từ thời Lí đến Trần, kiểu tác giả Thiền sư biến đổi theo chiều hướng giảm dần:
từ chiếm đa số với 39 tác giả ở tập I (65%) đến chỉ còn là một bộ phận nhỏ với 2 tác giả
ở tập II (chiếm 6%) và 2 tác giả ở tập III (chiếm 4%)
Trang 40- Kiểu tác giả nhà Nho lại phát triển theo chiều hướng ngược lại: từ chỗ lẻ tẻ với
7 tác giả ở tập I (11,7%) đến chiếm số lượng lớn với 15 tác giả ở tập II (44%) và cuối cùng là sự áp đảo với 37 tác giả ở tập III (74%)
- Về số lượng thì kiểu tác giả quý tộc không có những biến động mạnh như hai
loại hình tác giả kể trên (sự diễn biến lần lượt là: tập I có 11 tác giả, chiếm 18,3%; tập II
có 13 tác giả, chiếm 38%; tập III có 11 tác giả chiếm 22%) nhưng xét về tính chất lại có
sự biến đổi to lớn Đã có sự thay đổi từ kiểu quý tộc- thiền sư sang kiểu quý tộc- nhà nho
Như vậy, có thể thấy VHTĐVN giai đoạn mở đầu xuất hiện những kiểu tác giả
chính là Thiền sƣ, Quý tộc, vua quan, nhà Nho Từ đời Lí đến đầu đời Trần kiểu tác
giả thiền sư, quý tộc, vua quan chiếm đa số Đến cuối đời Trần và thế kỉ XV kiểu tác giả nho sĩ lại giữ vị trí quan trọng trên văn đàn Kiểu tác giả thiền sư thì thường có vai trò trung tâm trong các thể loại văn học chức năng lễ nghi Phật giáo Kiểu tác giả quý tộc, vua quan gắn với những thể loại mang chức năng hành chính, xã hội như cáo, chiếu, biểu, hịch…Kiểu tác giả nho sĩ lại thường lựa chọn thể loại thơ ―ngôn chí‖, nói chí, tỏ lòng theo tinh thần của Nho gia
Các kiểu tác giả trên có khi họ đóng vai trò là người quan sát, sáng tạo nên những
nhân vật văn học như kiểu nhân vật thiền sư trong Thiền uyển tập anh hay nhân vật phụ nữ
trong Lĩnh Nam chích quái, VĐUL, Tam Tổ thực lục…; có khi họ lại tự biểu hiện mình
trong tác phẩm và khi đó ―nhân vật‖ chính là hình bóng con người thật của họ, điều này có thể thấy trong sáng tác phần lớn của thơ nhà nho, quý tộc-hoàng đế, thơ thiền-kệ…
Nhìn chung từ quá trình vận động loại hình nhân cách thiền sư, quý tộc, nho sĩ như trên có thể thấy được quá trình vận động của kiểu tác giả cũng như kiểu nhân vật trong VHTĐVN giai đoạn X- XV Phần nhiều các kiểu nhân vật như Hoàng đế (qua sáng tác của các vua Lý-Trần, vua Lê Thánh Tông), nam nhi (qua sáng tác của Phạm Ngũ Lão, Trần Quang Khải, Đặng Dung, Trần Quốc Tuấn…), nhà nho (qua sáng tác của Nguyễn Phi Khanh, Trần Nguyên Đán, Phạm Sư Mạnh, Chu Văn An, Nguyễn Trãi…),
ẩn sĩ (qua sáng tác của Trần Nguyên Đán, Chu Văn An, Nguyễn Trãi…), thiền sư (qua
thơ Thiền thời Lý-Trần và tác phẩm văn xuôi Thiền uyển tập anh)…dù ít dù nhiều đều
đã từng xuất hiện trong những công trình nghiên cứu chuyên sâu của nhiều nhà nghiên cứu tên tuổi như Trần Đình Hượu, Trần Thị Băng Thanh, Phạm Tú Châu, Nguyễn Huệ Chi, Trần Quốc Vượng, Trần Ngọc Vương, Trần Nho Thìn, Lã Nhâm Thìn, Nguyễn