hệ thống nhân vật và nghệ thuật miêu tả nhân vật trong thần thoại trung hoa

61 628 0
hệ thống nhân vật và nghệ thuật miêu tả nhân vật trong thần thoại trung hoa

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN BỘ MÔN NGỮ VĂN ĐOÀN THÙY TRANG MSSV: 6106436 HỆ THỐNG NHÂN VẬT VÀ NGHỆ THUẬT MIÊU TẢ NHÂN VẬT TRONG THẦN THOẠI TRUNG HOA Luận văn tốt nghiệp đại học Ngành ngữ văn Cán bộ hướng dẫn: ThS.GV Tạ Đức Tú Cần thơ, 12-2013 ĐỀ CƯƠNG TỔNG QUÁT PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 2. Lịch sử vấn đề 3. Mục đích nghiên cứu 4. Phạm vi nghiên cứu 5. Phương pháp nghiên cứu PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ THẦN THOẠI TRUNG HOA 1.1 Khái niệm về thần thoại 1.1.1 Thần thoại theo nghĩa rộng 1.1.2 Thần thoại theo nghĩa hẹp 1.2 Bối cảnh ra đời thần thoại Trung Hoa 1.3 Nội dung thần thoại Trung Hoa 1.4 Ý nghĩa của thần thoại Trung Hoa CHƯƠNG 2: NHÂN VẬT TRONG THẦN THOẠI TRUNG HOA 2.1 Nhân vật kiến tạo vũ trụ 2.2 Nhân vật thể hiện nguồn gốc lịch sử loài người 2.3 Nhân vật thể hiện khát vọng hiện thực cuộc sống Tổng kết CHƯƠNG 3: MỘT SỐ BIỆN PHÁP NGHỆ THUẬT MIÊU TẢ NHÂN VẬT TRONG THẦN THOẠI TRUNG HOA 3.1 Kết cấu và cốt truyện trong thần thoại 3.2 Nghệ thuật miêu tả ngoại hình 3.3 Nghệ thuật miêu tả tính cách Tổng kết KẾT LUẬN TÀI LIỆU KHAM KHẢO MỤC LỤC 2 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Trung Hoa là một nước có nền lịch sử văn minh và lâu đời, được xem là cái nôi của văn minh nhân loại. Trong lĩnh vực văn học nói riêng, những tác phẩm mang giá trị nhân văn cao của người Trung Hoa, là những sáng tạo vô cùng độc đáo của mỗi tác phẩm, thành tựu ngày nay của Trung Hoa mang nhiều tiềm năng hiếm có ở các lĩnh vực kinh tế, chính trị và văn hóa con người Trung Hoa. Kho tàng thần thoại Trung Hoa là một phần quan trọng trong di sản văn hóa nói chung của nhân loại và của Trung Hoa nói riêng. Trung Hoa là nước có dân số đông và trải qua các triều đại lịch sử lớn cùng nhiều năm thống trị ở các nước. Những trang viết lịch sử Trung Hoa rất nhiều nhưng do nhiều nguyên nhân khác nhau nên thần thoại Trung Hoa không có tính hệ thống như thần thoại Hy Lạp hay thần thoại Ấn Độ, nhưng với những gì cho đến nay thần thoại Trung Hoa vẫn mang một sự kì vĩ, hấp dẫn trong từng tác phẩm của riêng mình. Dù không có hệ thống hay cốt truyện thần thoại Trung Hoa vẫn mang một sức sống kì diệu đến khó tin của con người, nó là vật báu trong nội dung tư tưởng ở con người mà hình thành nên. Thần thoại là những tinh thần mà con người gửi gắm vào, nó là khát vọng con người trong thời kì nguyên thủy về xã hội, về thiên nhiên. Trong “túi khôn” của mình, người Trung Hoa xưa đã nhân hóa các hiện tượng tự nhiên, anh hùng hóa các nhân vật trong cộng đồng của dân tộc để tạo nên một sức mạnh vĩ đại. Tất cả các thế giới nhân vật bao gồm các vật thể cho nên người ta thấy được những gì trên cơ thể vị thần như thấy mặt trăng, mặt trời là mắt của Ông Bàn Cổ, bốn con ngươi của Vua Nghiêu, rồi đến những gì thần mang thân hình giống người “đầu người mình rắn”, “đầu người mình chim”, “đầu chó mình người”….là những gì con người đang sống và hòa nhập vào thế giới tự nhiên, toàn bộ được thần thánh hóa và có gắn kết tâm liên với con người. Với sự nhận thức và trí tưởng tượng ấy, người xưa đã gửi vào thần thoại những nhận thức của mình về thế giới quan và xã hội. Đồng thời là sự phản ánh những giấc mơ, hoài bão của chính bản thân mình, như loài người ra đời là công cụ chế tạo của Nữ Oa, phát minh ra nghề nông là của Thần Nông… Xuất phát từ nhiều khía cạnh khác nhau về nhận thức của con người trong thần thoại hay nghệ thuật miêu tả mà luận văn lấy tiêu đề là hệ thống nhân vật và 3 nghệ thuật miêu tả trong thần thoại làm đối tượng khảo sát với mong muốn tìm hiểu một cách cụ thể về đề tài, tìm hiểu những cái độc đáo, thông qua khái quát chung, ý nghĩa, nhân vật thần thoại cũng như biện pháp nghệ thuật sử dụng trong thần thoại Trung Hoa, từ đó rút ra được cái hay, cái đặc sắc trong từng chi tiết của đề tài, mang đề tài thêm có nhiều mới mẻ, khá lạ trong thần thoại nói riêng và của văn học nói chung. Đồng thời làm sáng tỏ đề tài cần nêu trên để góp phần vào việc nghiên cứu cho các tài liệu sau, bổ sung thêm những tư liệu quý giá cho các nhà nghiên cứu về đề tài lịch sử Trung Hoa hay văn học Trung Hoa về đề tài thần thoại. 2. Lịch sử nghiên cứu Thần thoại Trung Hoa ra đời từ rất sớm, từ lúc sơ khai cho đến nay con người dần dần hoàn thiện những hiểu biết, họ lí giải các hiện tượng tự nhiên, vạn vật trên thế giới và con người những điều thần bí. Họ khám phá xung quanh bằng trí tưởng tượng của mình, hình dung ra một sức mạnh thần bí được gọi là thần, xem các vị thần được gắn kết chặt trẽ với con người mật thiết và gần gũi. Thần thoại được gắn chặt với hoạt động của nhân dân thời xưa, những công việc và cuộc sống hằng ngày đều được họ đấu tranh với thiên nhiên để sinh tồn, biểu hiện một khát vọng của nhân dân viễn cổ chống lại các thế lực siêu hình, theo Mác nói: “Bất kì thần thoại nào cũng đều dùng tưởng tượng để chinh phục thiên nhiên chi phối thiên nhiên, đem thế lực thiên nhiên hình tượng hóa” [1;trang 46 trong khái yếu lịch sử văn hóa Trung Quốc]. Thiên nhiên là cái tạo hóa mà con người phải luôn chinh phục để đấu tranh cùng sinh tồn. Tạo hóa là những gì có sẵn trong tự nhiên, xem tự nhiên là một sức mạnh thần bí, thần thoại được diễn xướng trên những nhân vật nhằm tôn lên một thế giới bí ẩn, chứa đựng các vị thần, trí tưởng tượng ấy thật phong phú. Kho tàng thần thoại Trung Hoa rất phong phú được lưu truyền trong “Thư Tịch Cổ” tiên tần trước công nguyên như Sơn Hải Kinh, Tả Truyện, Quốc Ngữ, Sơ Từ, Lã Thị Xuân Thu và các hiện vật khảo cổ học khác…Trong đó thần thoại bảo tồn trong Sơn Hải Kinh phong phú nhất, là bộ mặt của thần thoại cổ đại. Tuy nhiên, kho tàng ấy lại trong tình trạng bề bộn, vụt vặt và rời rạc. Trong tác phẩm “Trung Quốc Tiểu Thuyết Sử Lược” của Lỗ Tấn đã nêu lên ba nguyên nhân của tình trạng ấy như sau: 4 “Một là vì tổ tiên của dân tộc Trung Hoa sống tại lưu vực sông Hoàng Hà, ân tứ của giới tự nhiên không được phong phú, từ rất sớm đã lấy việc cày ruộng làm sinh nghiệp. Cuộc sống cần cù vất vả, cho nên họ coi trọng thực tế, coi khinh huyền tưởng và do đó không thể đem truyền thuyết thời trước tập hợp lại và đúc kết thành những áng văn chương rộng lớn được” [trang34,35]. Hai là thêm vào đó lại có việc ra đời của Khổng Tử, con người chuyên giảng cứu một hệ thống những điều giáo huấn có tính chất thực dụng về tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ. Các truyền thuyết thần quái hoang đường thời thượng cổ, Khổng Tử và các học trò của ông không hề nói đến. Do đó mà về sau, ở nước Trung Quốc coi đó là tư tưởng chính thống, thì thần thoại chuyển hóa thành lịch sử, không những chưa từng được làm rạng rỡ lên mà trái lại còn bị tan rã đi nữa. Ba là sự phân biệt thần và quỉ. Thiên thần, địa kỳ, nhân quỉ thời cổ xem ra thì có phân biệt đấy, nhưng trên thực tế thì nhân quỉ ( tức hồn ma người chết ) có thể hóa thành thiên thần và địa kỳ. Người và thần lẫn lộn với nhau. Tín ngưỡng nguyên thủy không lột xác được, tín ngưỡng nguyên thủy còn được giữ lại mà những truyền thuyết mới thì lại xuất hiện. Truyền thuyết cũ bị đẩy đến chỗ chết đứng, còn truyền thuyết mới thì chính là vì nó “ mới”, cho nên chưa kịp phát huy ra được ánh sáng rực rỡ, thành ra cả hai, cũ và mới, cùng bị thiệt hại cả”. Trong ba nguyên nhân thì nguyên nhân hai và ba có phần xác đáng. Xét về các sử thi thần thoại ở các nước khác thì thần thoại là màng đúc kết hệ thống, còn riêng thần thoại Trung Hoa do mất nhiều bản thảo và ở tình trạng rời rạc nên dễ pha tạp và đồng hóa các truyền thuyết sau. Vì vậy, việc giới thiệu thần thoại Trung Hoa gặp cũng không ít khó khăn. Trước là Lỗ Tấn, bên cạnh còn có các nhà nghiên cứu như La Chấn Vũ, Văn Nhất Đa… đã có nhiều đóng góp trong việc gìn giữ và tìm hiểu giới thiệu thần thoại Trung Hoa. Đặc biệt là Viên Kha đã dành riêng cho một công trình nghiên cứu thần thoại Trung Hoa. Đó là sách “Trung Quốc cổ đại thần thoại”. Những nhà nghiên cứu đã góp phần không nhỏ vào việc giới thiệu thần thoại Trung Hoa, là một phần bổ ích cho những công trình nghiên cứu về sau, với công trình của Viên Kha thì cũng góp phần nghiên cứu cho những luận điểm mới mẻ và phong phú hơn trước. Tuy nhiên, việc tìm hiểu thần thoại Trung Hoa ở nước ta chưa nhiều nhưng cũng mang không ít giá trị vì từ lâu thần thoại Trung Hoa cũng có ảnh hưởng qua 5 lại với thần thoại Việt Nam nói chung. Ví như một số truyện tương tự như Nữ Oa vá trời, thần Sét hay còn gọi là thần Lôi, Hậu Nghệ..đối chiếu một số truyện ấy tương tự như ở Việt Nam và thần thoại Trung Hoa có sự giao lưu, tiếp xúc văn hóa được thể hiện liên quan về thần thoại. Kho tàng thần thoại Trung Hoa trong tình trạng phức tạp và bề bộn rất nhiều nhưng những gì mà thần thoại Trung Hoa mang đến có một giá trị cao hơn đó là những nhân vật lịch sử và thế giới xung quanh mà họ tô điểm. Đồng thời là một khát vọng vượt trội con người lịch sử xưa, họ vươn tới một cộng đồng hạnh phúc, bình yên. Chúng tôi chủ yếu là giới thiệu về nhân vật trong thần thoại cũng như nghệ thuật miêu tả trong thần thoại Trung Hoa, nêu lên những ý chính xác đáng và mang đến một đề tài phong phú – đa dạng, góp phần vào cho các tài liệu nghiên cứu sau thì phần lịch sử nghiên cứu là một vấn đề khảo sát trong phần giới thiệu để dễ tìm hiểu và biết thêm về thần thoại Trung Hoa trong quá trình hình thành và phát triển đến nay. Người viết trên tinh thần những nghiên cứu đó, từ đó đi sâu hơn vào thần thoại Trung Hoa, khai thác những đặc điểm nghệ thuật và nhân vật đã nói trên mà tìm ra cái hay, cái độc đáo trong thần thoại Trung Hoa. 3. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu đề tài “Hệ thống nhân vật và nghệ thuật miêu tả trong thần thoại Trung Hoa” để tìm hiểu rõ hơn về nhân vật cũng như nghệ thuật được sử dụng trong thần thoại, giúp ta thấy được những nét riêng của thần thoại Trung Hoa. Thần thoại Trung Hoa mang một dấu ấn phong phú và hấp dẫn trong từng mẫu truyện, câu chuyện và vùng đất con người vị thần. Nó là một quá trình nghệ thuật trong cái “khoa học” mà con người xưa đã ý thức mơ hồ về thần thoại, với những hình thái bí ẩn mà con người không thể hiểu, những nhận thức còn kém về thế giới bên ngoài, xung quanh là sự bao quát vũ trụ bao la . Đồng thời là một quá trình dần dần hoàn thiện của câu chuyện thần thoại trong từng giai đoạn lịch sử mang một tinh thần khác lạ trong văn học. Thần thoại Trung Hoa tuy có xô bồ và pha tạp hay vụn về thì câu chuyện thần thoại Trung Hoa luôn mang đậm dấu ấn cho từng sự kiện, từng vùng đất hay 6 nhân vật để mà lưu danh ngàn đời, của một con người luôn được sùng bái như thần, là sự tín ngưỡng tôn quý cho nền văn hóa nước nhà. Nghiên cứu đề tài trên cũng là dịp có thêm kinh nghiệm trong nghiên cứu khoa học, vốn hiểu biết được có ý thức hơn về thần thoại cũng như là nguồn gốc loài người, xã hội thời xưa như thế nào, tín ngưỡng được bắt nguồn từ đâu. Ngoài ra còn tích lũy thêm nguồn tư liệu phong phú, phục vụ cho công việc nghiên cứu các luận điểm, đề tài khoa học và giảng dạy sau này. 4. Phạm vi nghiên cứu Kho tàng thần thoai Trung Hoa lý giải các hiện tượng tự nhiên và vạn vật trên thế giới và con người tạo nên những nét kì vĩ, sáng tạo cho từng câu chuyện thần thoại Trung Hoa được lưu giữ nhiều trong lịch sử Trung Hoa. Những giá trị quá báu trong nội dung lẫn nhân vật thần thoại là một đề tài sâu sắc cho các nhà văn, nhà thơ hay bất cứ ai sáng tác, là nguồn trực tiếp của hư cấu nghệ thuật và hình thành sáng tác lãng mạn chủ nghĩa của các tác giả sau.Trong “ Khái yếu lịch sử văn học Trung Quốc”, tập 1 có nói :Thần thoại trong các dân tộc thiểu số Trung Hoa phát triển không đồng đều giữa các dân tộc trước kia nên hình thái hoàn toàn không giống nhau. Có cái tương đối xa xưa và nguyên thủy, có cái đã thâm nhập vào ý thức thời đại nô lệ, phong kiến, phản ánh sự lí giải và tưởng tượng của nhân dân ở những giai đoạn phát triển xã hội khác nhau. Gần đây, loại thần thoại này được ghi chép và sưu tập rất nhiều” [trang 53,54]. Vì vậy, một số có giá trị tương đối cao nên người viết chỉ xoay quanh thể loại thần thoại trong hệ thống nhân vật và nghệ thuật miêu tả qua từng mẫu chuyện của thần thoại Trung Hoa và Truyện thần thoại Trung Quốc. Ngoài ra, để lí giải thêm là sự minh chứng cho thần thoại Việt cũng chịu ảnh hưởng với thần thoại Trung Hoa, thì sách truyện thần thoại Việt Nam cũng được sử dụng cho nghiên cứu đề tài này, thần thoại Việt Nam có nói: “ thần thoại Việt Nam được các sử gia phong kiến xưa trong khi viết sử đã tham khảo nhiều ở thần thoại, đưa ra thần thoại ở đầu quyền sử, làm thành một phần “ ngoại kỷ”. Điều này cho thấy thần thoại trong chừng mực nào đó được xem là bóng dáng của những sự việc lịch sử đời xưa”. Như thế, cả hai nước điều đúc kết được sự tinh tế, hài hòa trong thần thoại của mình, nhằm tìm ra những cái hay, cái hấp dẫn của thần thoại. Đặc biệt thần thoại Trung Hoa mang nét tinh xảo trong cái gìn giữ bản sắc dân tộc quý trọng con người và sùng bái thần linh để chinh phục thiên nhiên, mang cuộc sống 7 hòa bình và ổn định. Trong lịch sử văn học, thần thoại có vị trí rất quan trọng như về mặt sáng tác, thẩm mỹ, và nó có giá trị nghiên cứu về mặt hôn nhân gia đình, phong tục tập quán, tôn giáo nguyên thủy.…của xã hội cổ đại. 5. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện đề tài “Hệ thống nhân vật và nghệ thuật miêu tả trong thần thoại Trung Hoa” người viết đọc những bài viết có liên quan về thần thoại Trung Hoa để dễ tìm hiểu và vận dụng trong việc nghiên cứu đề tài. Đồng thời người viết vận dụng các phương pháp sau: - Phương pháp khảo sát lịch sử: tìm hiểu về lịch sử Trung Hoa - Phương pháp so sánh –tổng hợp và một số thao tác : phân tích, chứng minh, bình luận, lý giải nhằm làm rõ vấn đề. - Phương pháp so sánh, đối chiếu: với phương pháp này, chúng tôi đã đối chiếu với thần thoại Việt Nam, nhằm làm tăng sự khác biệt cũng như đặc trưng riêng của mỗi nước. - Phương pháp đánh giá: với nhiều phương pháp thì phương pháp đánh giá cũng là một phần quan trọng, nhằm làm rõ vấn đề, dánh giá để chứng minh cùng với lập luận thêm chính xác và tăng thêm sự thuyết phục. 8 PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ THẦN THOẠI TRUNG HOA 1.1 Khái niệm về thần thoại Ngày nay, thần thoại được hiểu như thế nào là chính xác là vấn đề luôn được các nhà nghiên cứu đang cố gắng hoàn thiện. Khái niệm thần thoại không phải đơn thuần là một từ hay một nghĩa mà là ở nhiều nhân tố hợp thành. Lịch sử hình thành cho đến nay, thần thoại là đề tài phong phú cho các nhà nghiên cứu bởi nó mang một nét sâu đậm về nguồn gốc con người, quá trình trong cuộc sống, những qui luật thiên nhiên hay làm nên những tín ngưỡng tôn giáo, văn hóa. Thần thoại nói chung còn là ở nhiều cách hiểu khác cho sự nghiên cứu của các tác giả. Xuất phát từ nhiều vấn đề khác nhau của thần thoại là đối tượng nghiên cứu của nhiều bộ môn khoa học, từ những góc độ nghiên cứu khác nhau đó mà mỗi bộ môn nghiên cứu khoa học có quan niệm về thần thoại tương đối độc lập và riêng biệt. Vì vậy, thần thoại từ xưa cho đến nay vẫn là đề tài đa dạng và phong phú, được lí giải qua nhiều ý kiến. Mặc dù vẫn chưa làm sáng tỏ nhưng các ý kiến các nhà nghiên cứu trong Tạp chí nghiên cứu văn hóa nêu lên “Một số vấn đề lí luận về thần thoại” và các nhà nghiên cứu khác đã nhận xét thần thoại theo hai nghĩa rộng và hẹp: 1.1.1 Thần thoại hiểu theo nghĩa rộng: Trong quá trình nghiên cứu thần thoại của Mác, Mác đã gắn liền với những trí thức triết học: “với tư cách là hình thức văn hóa tinh thần đầu tiên của loài người, thần thoại tức là tự nhiên và bản thân các hình thái ý thức xã hội đã được trí tưởng tượng chế biến đi một cách vô thức” [3;9]. Thần thoại là sự xuất phát từ tinh thần con người muốn khám phá những bí ẩn xung quanh mình về tự nhiên cũng như ngoài xã hội con người đang tồn tại. Với quá trình nghiên cứu của mình, nhà phê bình văn học Việt Nam, Lại Nguyên Ân cũng đưa ra quan niệm về thần thoại như sau: “sáng tạo của trí tưởng tượng tập thể toàn dân, phản ánh khái quát hiện thực dưới dạng những vị thần được nhân cách hóa hoặc những sinh thể có linh hồn mà dù là quái tượng, phi thường đến mấy cũng được đầu óc người nguyên thủy nghĩ và tin là hoàn toàn có thực”.[5; Tr 299]. 9 Như vậy, nhìn nhận thần thoại như là một sáng tạo của tập thể được thông qua những vị thần và linh hồn đang tồn tại dù là phi thường hay quái dị về ngoại hình nhưng tất cả đều được con người nguyên thủy xưa nghĩ và tin là sự thật. Con người viễn cổ đã sáng tạo ra những vị thần bằng hình ảnh sinh động, những câu chuyện thật hấp dẫn và những chiến công có ích cho con người. Tin là ở trên đời đều có thần linh để giúp con người hay cản trở, thật là những hiện tượng tự nhiên đang tồn tại cùng với con người, diễn ra trước mắt cùng với sự sống con người. 1.1.2 Thần thoại hiểu theo nghĩa hẹp: Nhà nghiên cứu người Nga E.Meletin ski cho rằng: “từ thần thoại có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp, nghĩa đen là truyền thuyết truyện thoại thường thì người ta hiểu nó là một truyện về các vị thần, các nhân vật sùng bái hoặc có quan hệ nguồn gốc với các vị thần về các thế hệ xuất hiện trong thời gian ban đầu tham gia trực tiếp hay gián tiếp vào việc tạo lập nên những nhân tố của nó về thiên nhiên và văn hóa. Hệ thần thoại là những tổng thể những câu chuyện như thế về các vị thần và các nhân vật, đồng thời là những hệ thống quan niệm hoang đường về thế giới [4; Tr 653]. Ngoài ra, F.Enghen cũng nhận thấy: “Thần thoại là sản phẩm tinh thần của người nguyên thủy, nội dung của nó mang nặng tính chất hoang đường ảo tưởng nhưng đó cũng chứa đựng nhiều yếu tố có giá trị quan trọng về nhiều mặt sự nhận thức và lí giải sai lầm về thế giới ở trong thần thoại là điều tất yếu không thể tránh khỏi” [6; Tr 315]. Trong bài Lời nói đầu cuốn Phê phán chính trị kinh tế học, Mác nói thần thoại là “Giới tự nhiên và hình thái xã hội được trí tưởng tượng của nhân dân xây dựng nên một cách có nghệ thuật và không tự giác”. Trong một xã hội sức sản xuất còn thấp, tri thức cũng kém, mà thiên nhiên xung quanh biến hóa khôn lường, bao nhiêu là vấn đề mà con người cần giải thích và làm sao chiến thắng thiên nhiên. Cứ như thế thần thoại lại ra đời với trí tưởng tượng và hư cấu không thực được tạo qua bóng dáng lịch sử mà làm nên những câu chuyện lý thú và đầy hấp dẫn. Thần thoại là hình thức sáng tác của con người thời đại xa xưa, nó thể hiện ý thức muốn tìm hiểu vũ trụ, lý giải vũ trụ và chinh phục thế giới tự nhiên của con người. Luôn tiếp xúc với thiên nhiên kỳ vĩ, bí ẩn, con người đã hình dung, lý giải thiên nhiên bằng trí tưởng tượng của mình, tạo ra cho các hiện tượng xung quanh 10 mình những hình ảnh sáng tạo, những câu chuyện phong phú, hình dung ra các vị thần lớn lao, những lực lượng siêu nhiên, hữu linh. Bằng cách đó, con người đã làm ra thần thoại.(trang từ khoavanhoc-ngonngu.edu.vn). Khái niệm thần thoại rất rộng và được bao quát lên tất cả những mẫu chuyện mà thần thoại mang đến cho cong người của sự hình dung đa dạng. Nó là những gì bí ẩn được nung nấu trong một thế lực siêu hình nào đó. Con người nguyên thủy xưa đã dùng nên những điều phi thường đầy vẽ tín ngưỡng của vị thần mình tạo ra mà tôn sùng và tin vào thế giới mình có sự che chở, giúp đỡ con người. Thần thoại là một tinh thần cỗ vũ của người viễn cổ xưa vừa là bản ngợi ca của ‘túi khôn’ trong buổi đầu nhận thức. Đa số các nhà nghiên cứu đều đưa ra những ý kiến khác nhau nhưng với thần thoại Trung Hoa là một sự khác biệt nêu lên những giá trị cao trong cuộc sống xưa. Trong Khái yếu lịch sử văn học Trung Quốc của thần thoại viễn cổ có nói: “Thần thoại là câu chuyện nhân dân thời xa xưa lý giải và tưởng tượng đối với hiện tượng thiên nhiên và văn hóa. Nó là sáng tác nghệ thuật không tự giải của nhân loại buổi hoang sơ. Thần thoại không phải là sự phản ánh khoa học đối với cuộc sống hiện thực, mà là kết quả của sự phân cách hóa thế lực tự nhiên và thế giới khách quan bằng sự tưởng tượng và mơ ước dưạ trên cơ sở kinh nghiệm sống nghèo nàn của con người, do trình độ sức sản xuất thời viễn cổ rất thấp, con người không thể lý giải một cách khoa học của thế giới bên ngoài, hiện tượng tự nhiên, cũng như nguồn gốc và sự biến đổi của sinh hoạt văn hóa xã hội nguyên thủy” [1;Trang 45]. Theo nhiều nhận xét và ý kiến của hai ý kiến về khái niệm thần thoại rộng và hẹp thì ở Trung Hoa, thần thoại theo nghĩa rộng của Trung Hoa là bao gồm 9 bộ phận: thần thoại theo nghĩa hẹp tức là thần thoại thông thường, truyền thuyết, lịch sử đã được thần thoại hóa; tiên thoại (truyện thần tiên); những câu chuyện quái dị; truyền thuyết dân gian mang ý vị đồng thoại; thần thoại kinh phật; thần thoại truyền thuyết về ngày tết, pháp thuật, báu vật, tập tục và phong vật; thần thoại truyền thuyết của dân tộc thiểu số. Như vậy, thần thoại Trung Hoa là bao gồm các thuyết về sự vật hiện tượng của thiên nhiên mưa, gió,núi, biển hay mặt trời, mặt trăng, còn câu chuyện lịch sử về các vị thần được sáng tạo trong trí tưởng tượng con người về Hậu Nghệ, chuyện tình Ngưu Lang Chức Nữ, các vị vua Nghêu, Thuấn,Vũ hay Đế Cốc, Đế Tuấn, trong đó là sự tín ngưỡng nguyên thủy xưa được truyền bá trong các 11 dân tộc, từ đó hình thành qua nhiều người, truyền từ nơi này sang nơi khác nên có sự đồng hóa qua những câu chuyện thần thoại, bởi họ truyền khẩu với nhau… Tất cả là những cốt lõi trong tư duy và nhận thức con người trong thần thoại. Như vậy, từ các định nghĩa trên về thần thoại chúng ta có thể thấy, thần thoại là sự bao quát tất cả nhận thức, giải thích mà con người đối với thế giới xung quanh và chính bản thân họ, dùng trí tưởng tượng của mình mà làm nên ‘khoa học’. Thứ ‘khoa học’ ấy đã vô tình trở thành tổ hợp của những triết học, sử học hoặc địa lý … mà con người đời sau vẫn thưởng thức và chiêm nghiệm nó. Thông qua sự thần thành hóa và mĩ hóa các hiện tượng tự nhiên xã hội, con người thế giới này có ý chí và sinh mệnh, thế giới nhận thức con người có phần hoang tưởng nhưng cũng có sức thuyết phục và hấp dẫn bởi nó không chỉ tưởng tượng mà còn bắt nguồn từ chính niềm tin của họ vào những điều có thực đó.Với niềm tin rằng vạn vật điều có linh hồn, sự sống thì chịu một sự chi phối nào đó của một lực lượng thần bí mà còn chưa lí giải được, họ đều gán cho các vị thần linh, xem thần linh là những anh hùng làm nên điều mà họ chưa biết, hoặc buộc các vị thần linh phải trợ giúp hay là gây hại cho con người đều ở thần linh. Tất cả những điều bí ẩn mà người xưa đã thần thánh hóa, nhân cách hóa từ con vật, cái cây, ngọn cỏ cho đến đất đá là một thế giới lung linh, huyền ảo và được hình thành bởi quan niệm về thần thoại khi con người còn niềm tin vào điều bí ẩn đó. Thần thoại sẽ còn là những điều mới mẻ cho con người cần khám phá nó, nó sẽ là điểm khai phá đầy bất ngờ và công phu của một quá trình. Tìm kiếm và sưu tầm thần thoại sẽ là đề tài hay cho những người yêu quý nó. Con người lí giải thần thoại chỉ dựa trên một phần được qua câu chuyện hay phải tìm tòi về lịch sử và đi sâu hơn để biết rõ. Cuộc sống người nguyên thủy thời xưa còn nhiều điều lạ mà ý thức họ còn kém nên việc nhận thức chưa rõ, dựa trên tiến trình đó mà con người ngày nay thêm phần kinh nghiệm và tích lũy kiến thức. Đi sâu hơn chính là những bản sắc dân tộc đang tìm ẩn con người, bên cạnh là những thành tựu đơn sơ nhưng đầy khoa học và được dựng lên bằng đôi tay lao động, mong muốn năng suất lao động càng tốt hơn. Lí giải thần thoại là bảo tàng quý báu trong sự nghiệp nghiên cứu chung. Nhìn chung, thần thoại ra đời từ rất sớm trên cơ sở những nhu cầu thực tiễn lao động sản xuất và sinh hoạt xã hội của người xưa. Vì vậy, thần thoại chứa đựng 12 một phần xã hội nguyên thủy về con người, đời sống vật chất cũng như đời sống tinh thần.Mặc dù các ý kiến đưa ra quan niệm, ý kiến khác nhau nhưng đều đưa ra một cách hiểu chung về thần thoại tương đối cụ thể và chính xác, khái niệm thần thoại đi sâu vào nội dung, ít thấy nêu về nghệ thuật. Người viết trên tinh thần những nghiên cứu trên từ đó đi sâu hơn vào nội dung và khai thác những đặc điểm nghệ thuật và nhân vật trong thần thoại để tìm ra những đặc điểm độc đáo, cái tinh tế sâu sắc trong từng hình tượng nghệ thuật của thần thoại, đặc biệt là thần thoại Trung Hoa. 1.2 Bối cảnh ra đời thần thoại Trung Hoa Theo quan điểm của Mác thì thần thoại gắn liền với thời kỳ ấu thơ của nhân loại “trong những điều kiện xã hội vĩnh viễn không bao giờ trở lại nữa”, nó là thứ “nghệ thuật vô ý thức”. Cũng theo Mác thì “Thần thoại nào cũng chinh phục, chi phối và nhào nặn những sức mạnh tự nhiên ở trong trí tưởng tượng và bằng trí tưởng tượng”. Nghĩa là không thể nào hiểu và lý giải đúng thần thoại nếu tách nó ra ngoài xã hội nguyên thuỷ, thế giới quan thần linh và nhu cầu lý giải, chinh phục tự nhiên, xã hội của con người thời cổ đại. Dùng trí tưởng tượng để hình dung, giải thích và chinh phục thế giới, người nguyên thuỷ đã tạo ra thần thoại và thần thoại là một hình thái ý thức nguyên hợp đa chức năng (là khoa học và nghệ thuật vô ý thức, đồng thời còn là tín ngưỡng, tôn giáo của người nguyên thuỷ).(nguồn từ: khoavanhoc-ngonngu.edu.vn). Trong buổi bình minh của nhân loại, nhận thức con người còn rất nhiều hạn chế, ý thức con người chưa nắm rõ. Nhưng với khát vọng giải thích, nhận thức xung quanh và bản thân mình, con người đã dùng sức tưởng tượng của mình lập thành nên thứ “khoa học”. Thứ “khoa học” đó là những gì con người có thể nghĩ và làm bằng những tính hoang đường và huyền bí, tạo nên một thần thoại với nhiều nhân vật hay những gì xung quanh thế giới như cỏ cây, núi sông, trời đất… mà suốt chặng đường dài cho đến nay con người vẫn còn thưởng thức, cái sức đặc biệt của khoa học là thần thoại. Trong thần thoại là những niềm tin, ý chí con người luôn tin rằng mọi vật trên thế giới đều có linh hồn, chịu sự chi phối của một lực lượng nào đó gọi là thần. Tất cả đều tạo nên một thế giới lung linh, huyền ảo đến khó ngờ của con người, hình thành nên thần thoại trong lịch sử đến nay. 13 Có thuyết nói rằng, thần thoại được xuất phát từ trong quá trình lao động của con người, họ tìm kiếm những câu chuyện mang đến tinh thần lạc quan trong xã hội. Thần Thoại Trung Hoa cũng vậy, qua lao động họ thấy và hiểu nhiều với cuộc sống, sáng tạo ra nhân vật chính là niềm tin vào cuộc sống, bài ca, điệu múa sau những lần mệt mỏi, buồn sầu hay thiên nhiên tàn phá con người không yên.. Thần thoại là một thể loại sáng tác để gắn chặt hoạt động của nhân dân thời viễn cổ đấu tranh với thiên nhiên để sinh tồn, có quan hệ với cuộc sống và lịch sử viễn cổ. Họ biểu hiện khát vọng chống lại các thế lực siêu hình đang tàn phá tự nhiên hay ảnh hưởng đến con người. Những thế lực đen tối ấy đang dần bí ẩn mà con người chúng ta không lường trước được. Con người chúng ta bẩm sinh là cụ thể và yếu ớt nên khả năng chống lại tự nhiên để sinh tồn là tinh thần vượt khó, là sức mạnh cộng đồng, sức mạnh thần bí mà con người gọi là thần đó. Nhân dân viễn cổ sống theo bầy, sống chung và lao động tập thể, họ sáng tạo ra những công cụ thô sơ để giúp ít cho công việc hằng ngày có từ thời nguyên thủy, kí hiệu trên gỗ, văn tự bằng hình vẽ, âm nhạc và múa nguyên thủy. Đồng thời từ đó thần thoại cũng được ra đời vào xã hội nguyên thủy, xuất phát từ nhu cầu khám phá thế giới bí ẩn và tạo nên một tinh thần mạnh mẽ để đấu tranh với tử thần. Thần thoại bước vào xã hội nguyên thủy không ngừng sáng tạo và phát triển cùng với tiến trình lịch sử đất nước. Từ rất sớm, người Trung Hoa nguyên thủy đã sáng tạo ra văn hóa đồ đá, đó là thời kì con người bước vào nhận thức để ý thức về thế giới xung quanh mình. Vào giữa và cuối thời kì đồ đá xã hội dần tiến cao đến xã hội thị tộc ‘Mẫu hệ’ như ở lưu vực sông Hoàng Hà, Trường Giang, đó là nơi gắn bó với dòng máu mẹ do vậy mà thần thoại cũng xuất hiện nhiều nữ thần như Nữ Oa, Tây Vương Mẫu, Hy Hòa….họ là những người sáng tạo ra con người và vạn vật, cải tạo và chinh phục xã hội. Cùng với xã hội “Mẫu hệ” là ‘Phụ hệ’ ra đời, thần thoại xuất hiện nhiều nhân vật phái nam như Ngọc Hoàng, Thần Nông, Hậu Nghệ…là những nhân vật phi thường hay là ngoại hình khác lạ với sức tưởng tượng trong thần thoại: kỳ cầm dị thú, hung thần quái vật cùng với thần thị tộc, thần bộ lạc, thần sấm, thần mưa..đều không thể tách khỏi những quan niệm đó. Nhận thức và tưởng tượng của con người dần dần phát triển, giữa người và thần, động vật, thiên nhiên luôn là biểu hiện muôn màu của hình thái ý thức ở con người thần thoại xưa và tiếp tục tồn tại. Ý thức đó là do có thể thấy, hiểu, nhìn và với sự quan sát tinh tế mới thấu đáo được 14 cùng tâm linh con người. Qua từng giai đoạn con người cũng có nhận thức hơn thành một xã hội hoàn chỉnh, tách rời thiên nhiên, tiến tới thế giới khác theo mong muốn con người. Quá trình sinh tồn, lao động đã giúp tư duy và ngôn ngữ của con người ngày càng phong phú, việc lí giải các hiện tượng tự nhiên, xã hội cũng như cội nguồn của mình đã giúp cho con người tiếp tục khám phá những bí ẩn của cuộc sống. Công cụ lao động ra đời luôn là một bước tiến của loài người. Khi phát minh ra công cụ lao động, con người có thể thần thánh hóa phát minh của mình. Hoặc đời sau không thể lí giải được nguồn gốc công cụ lao động bèn thần hóa nó. Đó chính là cơ sở để hình thành nên thế giới thần vừa hết sức gần gũi mà lại hết sức xa lạ với chúng ta ngày nay. Khi tư duy con người phát triển, con người nhận thức lại các vấn đề cũ. Những câu chuyện thần thoại cũng được tu sửa, phát triển cho logic, hoàn thiện hơn…Nhờ có ngôn ngữ, con người dần ý thức được việc truyền lại những tri thức, nhận thức, kinh nghiệm cho đời sau và đó là cơ sở để thần thoại tiếp tục ra đời, tiếp tục được làm mới, thêm sức hấp dẫn, là món ăn tinh thần của con người.(nguồn từ: huc.edu.vn). Thần thoại ra đời là ước mơ giải thích của người cổ đại, họ nói nhiều về mặt đất, vũ trụ, thiên nhiên và vạn vật xung quanh, biểu hiện một điều gì mới mẻ, thú vị của người xưa đối với thế giới họ đang sống. Bên cạnh đó, quá trình tư duy và ngôn ngữ con người ngày càng hoàn thiện hơn, việc lí giải các hiện tượng tự nhiên cũng được khám phá và công cụ là bước tiến của loài người. Đồng thời tư duy phát triển với những mẫu chuyện thần thoại được phát triển logic và hoàn thiện hơn. Theo nhận định của GOOKI: “trong trí tưởng tượng người nguyên thủy, thần không phải là những thứ gì trừu tượng mà một nhân vật có thực, được trang bị bằng một công cụ nào đó, thần là bậc thầy của nghề này hay nghề khác. Thần là một sự khái quát nghệ thuật của sự tiến bộ lao động” [7; Tr 64]. Có thể nói, theo văn học dân gian Việt Nam là thần thoại hình thành từ ba nguồn chủ yếu: Một là, từ mối mâu thuẫn lớn giữa khát vọng giải thích, các hiện tượng tự nhiên với hiểu biết thấp kém về thế giới tự nhiên của người xưa. Hai là, từ khát vọng vươn lên chiếm lĩnh, ngự trị thế giới tự nhiên, chinh phục sức tự nhiên của con người. Ba là, từ khát vọng giải thích các mối quan hệ mới nảy sinh và ngày càng đa dạng giữa con người với chính mình, với người khác, giữa cộng đồng này 15 với cộng đồng khác” [1; Trang 12]. Chính những yếu tố đó mà con người luôn tìm đến khát vọng trong cuộc sống, họ sáng tạo ra thiên nhiên rồi chinh phục thiên nhiên đồng thời là sự sinh tồn của người với người trong nhiều mối quan hệ, đặt ra nhiều mâu thuẫn, thì thần thoại làm nên điều đó. Ngoài ra, E. Mêlêtinxki đã từng chỉ rõ: “Trong thần thoại có sự đan kết những yếu tố phôi thai của tôn giáo, triết học, khoa học và nghệ thuật. Quan hệ hữu cơ của thần thoại với lễ nghi vốn được thực hiện qua các phương tiện âm nhạc, vũ đạo, các phương tiện “tiền sân khấu” và ngôn từ. (nguồn từ: khoavanhocngonngu.edu.vn). Như vậy, chính việc thần thoại hóa ấy đã thể hiện năng lực tưởng tượng và thiên tài nghệ thuật vô cùng vô tận của nhân dân thời viễn cổ, thể loại thần thoại luôn tồn tại trong hệ thống văn học, văn hóa của nhân loại cũng như của từng dân tộc. Nó đã góp phần giúp con người hiện đại nhìn nhận được lịch sử của mình, không những thế các yếu tố thần và tư duy thần thoại vẫn còn tồn tại trong ý thức xã hội và trong nghệ thuật, những yếu tố đó là cội rễ để nhân loại sáng tạo ra những giá trị văn học, văn hóa nghệ thuật mới. (nguồn từ: huc.edu.vn). Thần thoại luôn có một vị trí quan trọng trong lịch sử văn học. Nó là một thể tài ảnh hưởng tương đối sớm với các thể lạo sáng tác văn học. Thần thoại giúp con người hiện đại sáng tác ra nhiều tác phẩm nghệ thuật, không những thế các yếu tố thần và tư duy thần thoại vẫn còn tồn tại trong ý thức xã hội và trong nghệ thuật, những yếu tố là giá trị cho văn học và lịch sử. Tác dụng của thần thoại là chìa khóa tìm hiểu cuộc sống và tâm lý con người trong buổi đầu ấu trĩ. Là đề tài cho các nhà nghiên cứu trong việc tìm hiểu lịch sử Trung Hoa và có giá trị cao trong việc sưu tầm thần thoại Trung Hoa. 1.3 Nội dung thần thoại Trung Hoa Thần thoại Trung Hoa coi trọng con người và giá trị cuộc sống. Đồng thời tiềm tàng một sức sống mãnh liệt, một tinh thần không biết mệt mỏi, mang nên những điều kì thú, hấp dẫn cho cuộc sống. Từ một không gian hỗn độn lại trở thành một bầu trời tươi sáng, có hơi sống của mọi vật như cỏ cây, động vật và cao hơn chính là con người. Bàn cổ khai thông vũ trụ, lập nên trời đất, con người ra đời bằng bàn tay của Nữ Oa, cuộc sống không còn tăm tối là phát minh của Toại Nhân về lửa. Công cuộc xây dựng cuộc sống tốt đẹp hơn còn nhiều lợi ích như cung tên để 16 săn bắt thú, nuôi tằm để dệt vải, xe cộ đi lại và nhiều thứ khác được sáng tạo để phục vụ nhu cầu con người như hát, gãy đàn…Chính những nội dung ấy mà thần thoại Trung Hoa mang hơi ấm riêng về sự tôn sùng trong tín ngưỡng của tự nhiên, nó là một lực lượng siêu hình cần có những nhân vật với tài năng phi thường và hình dáng kì quặc của thần thánh, nhằm mang lại điều bình yên cho con người, cả cộng đồng đang sinh sống. Thần thoại Trung Hoa thể hiện một sức sống diệu kì với trí tưởng tượng khó tin của con người. Trong “túi khôn” của họ là những thần thánh hóa tự nhiên, tất cả hóa nên toàn bộ thế giới với bộ mặt thêm thẫm mĩ hóa và đầy lí tưởng hóa. Các câu chuyện thần thoại Trung Hoa là một sự ý thức về hiểm họa từ tự nhiên lẫn con người. Như ví câu chuyện Ngu Công dời núi – tạo thuận lợi cho việc đi lại, từ mặt nam Kí Châu tới mặt bắc sông Hán Thủy không còn núi cản trở nữa. Đến Hậu Nghệ - cứu sống vạn dân trong cái nóng bị thiêu đốt của mười mặt trời khi cùng nhau tỏa sáng. Sau là trị thủy của Vũ và Khải..đem lại nguồn nước và sự bình yên cho con người không còn lũ lụt... và với nhiều câu chuyện khác nữa đã tạo nên một nội dung vô cùng phong phú cho thần thoại Trung Hoa. Bởi riêng con người Trung Hoa đã mang một niềm tin, một sức sống luôn bất hủ về phía trước, không ngừng đấu tranh, phản kháng với tự nhiên và xã hội nhằm hướng tới một cuộc sống tốt đẹp hơn. Ngoài ra, trong nội dung thần thoại Trung Hoa luôn có mối liên kết chặt chẽ trong từng vấn đề của thực tế ngày nay như văn học, nghệ thuật, văn hóa…đều là sự độc đáo, khác biệt cho mỗi dân tộc, đặc biệt là dân tộc Trung Hoa. 1.4 Ý nghĩa thần thoại Trung Hoa - Đối với văn học: Trung Hoa có nền văn học cổ điển vô cùng phong phú bao gồm ở các thể loại như thơ và văn xuôi. Cùng các thể loại đó là nhiều tác phẩm kinh điển như Kinh Dịch, Kinh Thi, Kinh Thư của Khổng Tử. Thơ Đường có một đỉnh cao đồ sộ của Lí Bạch, Đổ Phủ, Bạch Cư Dị. Văn học nghệ thuật thời xã hội nguyên thủy bắt nguồn từ lao động, nội dung của một số tác phẩm liên quan đến lao động sản xuất, văn học nghệ thuật đã không ngừng giàu có và phát triển trong lao động và đời sống hiện thực. Tác phẩm văn học chính là cầu nối của tâm hồn con người là nơi truyền bá, gửi gắm những thông tin về tình cảm, những kinh nghiệm sống, làm cho con người thuộc các thế hệ khác nhau, các dân tộc khác nhau trở nên gần gũi, hiểu biết 17 nhau hơn (www.ctber.net>diễn đàn>giảng đường>văn học>văn học 12). Đó là những giai đoạn về sau mà con người đã phát triển và hoàn thiện nó về con người lẫn tinh thần trong văn học nói chung. Còn trong văn học dân gian, thần thoại có ý nghĩa như sau: Thời kì đầu, lịch sử Trung Hoa được ghi chép trong truyền thuyết và thần thoại mô phỏng của thời kì Công xã nguyên thủy với các vị vua “Tam hoàng ngũ đế”: Phục Hy, Thần Nông, Nữ Oa nhưng trong thư tịch và các học giả khác không nhất quán vấn đề này, nó chỉ là những nhân vật thần thoại được hư cấu, nên thần thoại được xem là giai đoạn tiền sử mà bước vào lịch sử. Thần thoại là nền móng cũ của xã hội với trí tưởng tượng trong “túi khôn” của con người nhưng con người viễn cổ lại có bao điều khó hiểu về nhận thức thế giới xung quanh mình. Đã gọi là thần thoại thì đây là những mô típ, nhân vật còn khá mơ hồ và không nhất quán nhưng đã được các nhà nghiên cứu cố gắng đưa ra những điều thống nhất, sâu chuỗi để không bị trùng lập và có ý nghĩa hơn như các ấn phẩm của kết quả nghiên cứu: Truyện thần thoại Trung Quốc của Cung Bảo An, Truyện thần thoại Trung Quốc của Kha Văn Lễ, Truyện thần thoại Trung Quốc của Viên Kha…là minh chứng cụ thể của sự đồ sộ thần thoại Trung Hoa. Không những thế, thần thoại Trung Hoa còn là nền móng trong sự sáng tác văn học, là đề tài ảnh hưởng tương đối sớm với các thể loại sáng tác văn học như truyền thuyết, sử thi, truyện ngắn...là những hư cấu nghệ thuật trong khi sáng tác, là cảm hứng cho phương pháp sáng tác lãng mạn với nhiều hình thức khác được vận dụng trong nội dung hay nhân vật thần thoại. Điều quan trọng hơn là qua hình tượng các nhân vật thần thoại, có thể thấy được giá trị nhân văn đã hình thành trong buổi bình minh của xã hội loài người, những giá trị mà ngày nay con người trong xã hội hiện đại vẫn cần tiếp thu. Ngoài ra, thần thoại khá gần gũi với văn học khi cả hai đều có tính hình tượng trong nội dung. Tuy vậy, thần thoại mang tính hình tượng một cách vô ý thức, khác biệt với những sáng tác văn học. S. S. Averintzev cho rằng, sự khác nhau giữa thần thoại và văn học có thể kể ra ở vài phương diện [1]: thứ nhất, thần thoại là sản phẩm sáng tạo tập thể ở thời kỳ trong ý thức chưa hình thành sự phản tư (reflexion), trong khi đó văn học đã tách khỏi folklore là sự phản tư của chủ thể tác giả. Thứ hai, các hình tượng của thần thoại được "đồ vật hóa", chưa sử dụng các thủ pháp nghệ thuật như ẩn dụ, phúng dụ hay các hình thức chuyển nghĩa khác của văn 18 học. Thứ ba, văn học hướng tới những tiêu chuẩn thẩm mỹ mang tính tự trị, trong khi đó thần thoại còn chưa biết đến việc tách phạm vi thẩm mỹ ra khỏi cái khối các nguyên tố tự phát chưa phân lập của ý thức. Bởi vậy thần thoại, với tất cả tính nguyên hợp tư tưởng của nó trong tư duy nguyên thủy, chẳng những là thi ca nguyên thủy mà còn là tôn giáo nguyên thủy, triết học nguyên thủy, khoa học nguyên thủy v.v…Có thể nói, văn học gắn bó mật thiết với thần thoại, không chỉ về mặt nguồn gốc (thông qua truyện cổ tích và sử thi dân gian) mà còn về kiểu phản ánh thực tại (tính hình tượng). Chính vì vậy, văn học về sau thường không từ bỏ các cơ sở thần thoại. Văn học lãng mạn, hiện thực đều sử dụng các hình mẫu, môtip thần thoại, thủ pháp thần thoại hóa, thậm chí cả kiểu sáng tác huyền thoại[1] (chủ nghĩa huyền thoại, chủ nghĩa hiện thực huyền ảo v.v.)( nguồn từ: vi.wikipedia.org/ thần thoại). Địa vị của thần thoại Trung Hoa trong lịch sử văn học Trung Hoa là rất quan trọng. Thần thoại là thời kì tiền sử để con người bước vào giai đoạn lịch sử nhưng thần thoại mang đến cho chúng ta ở nhiều khía cạnh trong văn học về cuộc sống xưa và nay. Thần thoại là hình thái sinh hoạt xã hội của con người xưa nên mỗi tác phẩm đều tính nguyên hợp. Ở đây, tính nguyên hợp là sự hòa lẫn những hình thức khác nhau của ý thức xã hội trong các thể loại của nó( nguồn từ: vuhuu.edu.vn/null/Ebook/van_hoc_dan_gian_1).).). Trong quá trình sáng tác con người có thể thưởng thức những tác phẩm về thần thoại để mang một tác phẩm cho người đọc thêm sâu sắc và độc đáo. Ngoài ra, văn học dân gian là nền tảng của văn học viết, là chặng đầu của nền văn học dân tộc. Khi chưa có chữ viết, nền văn học dân tộc chỉ có văn học dân gian; khi có chữ viết nền văn học này bao gồm hai bộ phận: văn học dân gian và văn học viết. (nguồn từ: vuhuu.edu.vn/null /Ebook/ van_hoc_dan_gian_1). Theo văn học dân gian Việt Nam có nói: Văn học dân gian gắn liền với sinh hoạt mọi mặt của nhân dân lao động và tham gia vào những sinh hoạt đó với tư cách là một thành phần, một nhân tố cấu thành của sinh hoạt đó. Văn học dân gian chính là nơi diễn xướng của đời sống, hoàn cảnh của con người. Họ không chỉ đơn thuần là sinh hoạt mà còn là nơi trao đổi thông tin, là yếu tố thẫm mỹ trong môi trường gắn kết yêu thương, mang con người đến gần nhau hơn. Thần thoại là thể loại của văn học dân gian nên cũng là thể loại sáng tác sớm của nhân dân bằng cách truyền 19 khẩu, nói đến hình thức truyền miệng là nói đến khả năng sáng tạo của nhân dân trong sáng tác và truyền thông tin nên nó là tinh thần của con người người viễn cổ vừa là nguồn cổ động cho văn học viết về sau có tinh thần đấu tranh trong nội dung tư tưởng lẫn hình thức nghệ thuật … Thần thoại gắn chặt với văn học là thể hiện một cách nhìn sâu sắc hơn về cuộc sống. Văn học được thể hiện qua những ngôn từ độc đáo còn thần thoại là những câu chuyện hấp dẫn, đưa người đọc đến sự say mê và thích thú. Ngoài ra, thần thoại là nền móng cho văn học ngày nay vì có thêm nhiều kiến thức về lịch sử, con người, thiên nhiên, vạn vật trên đời. Văn học lắng nhìn từ tâm hồn con người nên sáng tác văn học là tâm hòa câu để cấu tạo thành, tinh thần nhân văn luôn có trong mỗi người sáng tác thơ văn . Ngày nay, thần thoại Trung Hoa đã có rất nhiều học giả dân tộc, nhà văn nghệ học dân gian, nhà lịch sử văn học hay các nhà nghiên cứu- phê bình đã biên soạn không ít về chuyên đề, luận văn để thúc đẩy thần thoại Trung Hoa phát triển. Tiến xa hơn là mang môn học này gần đến với mọi người TRung Hoa và các nước gần xa. - Đối với thẩm mĩ-nghệ thuật: Thần thoại là một trong những thể loại của văn học nói chung nhưng văn học nói riêng là bao gồm cả sáng tác và tiếp nhận tác phẩm, mang lại cho con người nhiều niềm vui thích. ''Nghệ thuật là lĩnh vực của cái độc đáo, vì vậy nó đòi hỏi người sáng tác phải có phong cách nổi bật, tức là có nét gì đó rất riêng, mới lạ thể hiện trong tác phẩm của mình''. Chính những nét riêng mới lạ tạo nên giá trị nghệ thuật-là cái đệp, đem đến rung cảm thẩm mĩ cho người đọc. Cái hay của nghệ thuật là sự độc đáo không lặp lại. (nguồn từ:vuhuu.edu.vn/null/Ebook/van_hoc_dan_gian_1). Nghệ thuật trong thần thoại là cái nhìn đặc sắc của người hiện đại nay, họ xem những giá trị và thẩm mỹ của thần thoại gửi tới là giá trị quý báu như chúng ta biết được cội nguồn, biết được cuộc sống xưa của thời tiền sử, sự “ ăn lông ở lỗ”… Tất cả, hiện lên mọi vật được ban tặng của tạo hóa do thần thánh hay chính con người tạo dựng. Thẫm mỹ trong cái tuyệt đẹp trong tinh thần hòa hợp của con người, trong cộng đồng tập thể. Họ đấu tranh qua những trang vở hình dung sinh động của chính bản thân hay nhân vật. Yếu tố trong thẫm mỹ nghệ thuật chính là cá 20 tính sáng tạo của người nghệ sĩ, là độc đáo trong cách nhìn toàn cảnh mang một sáng tác hay và đầy nghệ thuật. Nhìn chung, thần thoại có giá trị thẩm mỹ cao trong nghệ thuật ở các ngành nghề như hội họa với những bức tranh lụa phối màu hòa nhã hay điêu khắc với nhiều phong cách thể hiện đa dạng, phong phú…tạo nên những nét cổ điển xưa vừa tinh tế và đậm đà dân tộc. Ngoài ra, còn thể hiện một nét riêng trong phong thái xưa của người viễn cổ, ví như mỗi bức tranh trong hội họa là tác phẩm sâu sắc của tác giả gửi gắm qua từng chủ đề, mang một tinh thần hết lòng vì nghệ thuật, biểu tượng của cội nguồn dân tộc. -Đối với đời sống xã hội: Văn học mang lại rất nhiều điều bổ ích, nhờ đọc các tác phẩm văn chương có giá trị, mang nguồn gốc lịch sử sâu xa của người xưa mà nhận thức của con người trưởng thành hơn, người đọc thu nhận được nhiều hơn những tri thức về cuộc đời, về con người và vũ trụ đặc biệt là về đời sống xã hội của con người. Có câu: Sách mở rộng trước mắt tôi những chân trời mới (M.GOOKI). Tác phẩm văn chương là nghệ thuật độc đáo từ những gì đời thường hay những ý nghĩa cuộc sống xung quanh chúng ta làm nên những tia sáng không ngừng chảy khắp cuộc sống thêm tươi vui và tràn đầy hạnh phúc. Thần thoại gắn chặt văn học là đồng nghĩa gắn kết với cuộc sống từ xưa tới nay, có giá trị cao trong đời sống xã hội con người. Những giá trị lịch sử mà con người nay vẫn lưu giữ, tác động mạnh mẽ đến tâm lý con người trong nhận thức. Thần thoại Trung Hoa là biểu hiện khát vọng lý giải thiên nhiên và xã hội, sự đấu tranh không ngừng của con người nên ít nhiều cũng phản ánh lối sống văn hóa sinh hoạt của loài người. Trong lịch sử, câu chuyện thần thoại là nền móng bước đầu cho xã hội đến bây giờ thêm hoàn thiện hơn, văn hóa tốt đẹp hơn. Đời sống xã hội con người ngày càng phát triển, lối sống ngày càng có nhiều nhu cầu, con người đòi hỏi sự đáp ứng cung- cầu luôn cấp thiết tạo ra môi trường xã hội thêm phong phú. Cuộc sống người viễn cỗ xưa là tạo ra sự sống an lành, bình an không gặp thú dữ, yêu tha thiết giá trị thiên nhiên ban tặng và gìn giữ những gì mà họ có thể. Ngày nay, đời sống con người được nâng cao hơn, nhận thức về xã hội ngày càng biết nhiều, khoa học chứng minh ngày càng hiện đại, đối với lịch sử xưa con người gặp nhiều hiểm họa nên yếu tố mà nhân vật trong thần thoại là thần, để 21 mà họ có thêm niềm tin với cuộc sống, tiếp tục cuộc sống tốt đẹp. Những câu chuyện thần thoại là giá trị ý nghĩa cuộc sống cao cho người nguyên thủy về mặt tinh thần và xã hội con người cần vươn tới ngày nay. -Đối với tín ngưỡng tôn giáo: Bên cạnh những ý nghĩa to lớn của thần thoại trong văn học, thẩm mỹ- nghệ thuật hay đời sống xã hội con người thì thần thoại cũng đặt nền móng cho nền tôn giáo, mang yếu tố tín ngưỡng thần, là dây nối giữa người đời trước và người đời sau. Cách đây 40.000 năm, tổ tiên con người đã có niềm tin tôn giáo và tham gia các nghi lễ tôn giáo. Trong các xã hội săn bắn và hái lượm, phổ biến là thuyết vật linh, cho rằng vật thể trong thế giới tự nhiên được phú cho nhận thức và tác động đến đời sống con người. Biển cả, núi cao, gió và thậm chí cả cây cối...cũng có thể được coi là những thế lực có tính chất thần thánh sinh ra và chi phối đời sống con người. Xã hội săn bắn, hái lượm có tổ chức chưa phức tạp nên đời sống tôn giáo chủ yếu tồn tại trong gia đình. (Theo :vi.wikipedia của tôn giáo). Ngày nay, thần thoại là nền móng cho thế giới thần của tôn giáo, được chấp nhận và phát triển trên khắp thế giới. Trong khi thần thoại Trung Hoa cũng chịu ảnh hưởng nhiều của Đạo giáo và Phật giáo, thế giới thần trong con người Trung Hoa không thể nào gạt bỏ, họ luôn tôn sùng và cầu nguyện ở các vị thần vì thế trở nên phong tục. Trung Hoa là văn minh của nhân loại nên con người viễn cổ xưa tạo nên những câu chuyện thần thoại để có niềm tin và lưu truyền. Lối tổ chức của các thành viên trong đạo là sự trang nghiêm và kính trọng, giúp con người thêm sức mạnh và niềm tin vào cuộc sống. Trong nghĩa tổng quát nhất, có quan điểm đã định nghĩa tôn giáo là kết quả của tất cả các câu trả lời để giải thích nguồn gốc, quan hệ giữa nhân loại và vũ trụ; những câu hỏi về mục đích, ý nghĩa cuối cùng của sự tồn tại. Chính vì thế những tư tưởng tôn giáo thường mang tính triết học. (Theo: vi.wikipedia của tôn giáo). Tôn giáo của nguyên thủy xưa chính là sự sùng bái thiên nhiên, tạo nên những nhân vật thần thoại từ thiên nhiên hình thành rồi phát triển , với họ là quá trình không thể đấu tranh với sức mạnh phi thường của thiên nhiên mà chỉ sùng bái rồi tạo nên trong tâm tính con người. Tín ngưỡng từ tiền sử đã hình thành và trở nên quên thuộc với con người nay, được truyền từ đời này sang đời khác, xa hơn là theo một con đường của thuyết giáo mà mình tin tưởng. Tôn giáo còn có giá trị tham khảo quan trọng trong việc nghiên cứu tài liệu như về hôn nhân, chế độ gia đình và 22 tạo ra phong tục tập quán của xã hội cổ đại. Xã hội Trung Hoa là một nước giàu mạnh, có dân số đông nhưng luôn tạo điều kiện để con người phát triển cùng sự tín ngưỡng tôn giáo. Tóm lại Như vậy, với từng truyện, từng nhân vật gắn chặt với từng vùng đất là chuỗi sự kiện dài để thành thần thoại Trung Hoa, luôn gắn bó chặt trẽ, mật thiết và bổ sung cho nhau dệt lên tấm thảm muôn màu cho thần thoại Trung Hoa. Điều này không chỉ phản ánh một hệ thống thần linh có mối quan hệ rất đa dạng trong văn hóa dân gian của người Trung Hoa mà còn thấy rõ tính thống nhất của kho tàng thần thoại Trung Hoa. Theo chủ nghĩa Mác giải quyết vấn đề toàn diện hơn, cho đó là phương tiện nhận thức quan trọng của người nguyên thuỷ, và là một trong những nguồn hình thành những giá trị tinh thần truyền thống đầu tiên của mỗi dân tộc, có giá trị mĩ cảm to lớn, hấp dẫn chúng ta bằng những hình tượng nghệ thuật độc đáo. (theo:daitudien.net/triet-hoc/triet-hoc-ve-than-thoai). Thần thoại cổ đại có ảnh hưởng to lớn đến văn học đời sau, là cội nguồn của chủ nghĩa lãng mạn. Các nhà văn nhà thơ lãng mạn tích cực tiếp nhận từ những ý tưởng trong thần thoại hay truyền thuyết cổ đại. Mục thiên tử truyện thời chiến quốc đã được sáng tác trên những tư liệu ban đầu của thần thoại và truyền thuyết. Tiểu thuyết chí quái thời Ngụy tấn chính là mẩu chuyện kiểu thần thoại. Ngoài ra, có một số bộ tiểu thuyết gần giống thần thoại như Tây du kí nói về Tôn hành giả và yêu quái, Phong thần diễn nghĩa viết về “triệt giáo” và “Xiển giáo”..đều giống với cuộc chiến giữa Xuy Vưu và Hoàng đế. Qua tất cả những trang viết là cái nhìn sơ khai về lịch sử Trung Hoa trải từng dòng lịch sử. Văn minh Trung Hoa còn nhiều điều đang được bắt đầu với dân cư thưa thớt, về sau sáng tạo con người trong thần thoại nói riêng, con người tiền sử nói chung đã biết nhận thức và phát triển từng ngày. Nhìn chung, cùng với sự phát triển của thần thoại nói riêng, văn học dân gian nói chung thì Lênin đã chỉ ra rằng trong văn học dân gian có sự thể hiện “thế giới quan, những mong chờ và khát vọng của quần chúng, tâm hồn của nhân dân và đã xem văn học dân gian là một trong những hình thức biểu hiện của những tư tưởng triết học của nhân dân”. Và Pôn Laphac đã định nghĩa sáng tác thơ ca dân gian là 23 “bộ bách khoa toàn thư về kiến thức tôn giáo..triết học của nhân dân”, cùng sử thi các dân tộc ngày càng được người Trung Hoa chú trọng. Họ nghiên cứu và tiến triển những thành quả đáng kể. Ngày nay môn học thần thoại sẽ sử dụng rộng rãi, đang được khảo sát và tìm tòi để dần được hoàn thiện tốt hơn. 24 CHƯƠNG 2: NHÂN VẬT TRONG THẦN THOẠI TRUNG HOA 2.1 Nhân vật kiến tạo vũ trụ Văn học dân gian gắn bó với mọi hoạt động vật chất và sinh hoạt văn hóa tinh thần của nhân dân trong toàn bộ lịch sử, là cội nguồn của nền văn học dân tộc. Trong đó, thần thoại là đề tài sâu sắc nhất, là nguồn lịch sử về con người, xã hội, triết lí nhân sinh ở nhiều mặt mà người xưa đã đúc kết. Mỗi câu chuyện, mỗi nhân vật là sự kiện quan trọng của một vùng đất mà người lịch sử xưa đã từng sống. Trong thần thoại kể có một cô gái tên là Chấn Mông Thị lấy trộm viên trân châu của thần Tượng Võng mà sợ bị trừng phạt, nhảy xuống sông Văn Xuyên (tức là sông Mân Giang ở tỉnh Tứ xuyên ngày nay) biến thành nữ thần Kỳ Tướng và có giúp ích rất nhiều cho ông Đại Vũ trị thủy ở sông Văn Xuyên này. Cuộc tranh giành ngôi báu của Xuy Vưu – là con cháu Viêm Đế (thần Nông) vì bản tính không chịu ngồi yên, đem quân đi tranh đấu với Hoàng Đế, sau trận chiến Xuy Vưu bị giết ở Trác Lộc ( hiện nay là huyện Trác Lộc- tỉnh Hà Bắc, Trung Hoa) … và nhiều câu chuyện mang dấu tích lịch sử, con người vẫn lưu giữ, vùng đất ngày nay vẫn còn nhưng có nhiều thay đổi theo thời gian, đồng thời có sự cải tiến theo hiện đại. Nhân vật trong thần thoại thường là những vị thần được khám phá qua trí tưởng tượng sơ khai với những hiểu biết còn kém, hình dung hình ảnh thần cụ thể và sắc nét qua từng hành động nhân vật như biểu hiện của một con người, như Chức Nữ- cháu gái Viêm Đế, sống ở phía Đông, tính nết hiền lành, chăm chỉ, có mái tóc dài, thân thể ngọc ngà, hết mực yêu thương chồng con. Chồng cày ruộng, vợ dệt lụa, cuộc sống chồng vợ hạnh phúc biết bao. Tây Vương Mẫu- một nhân vật thần thoại mà người đời sau vẫn nhắc tới, một vị thần hình dáng cũng giống như người, nhưng lại có răng hổ, đuôi báo, tóc xù, giỏi hót như chim, chuyên gây hình phạt và dịch bệnh xuống trần gian…là một trong những câu chuyện hay về nhân vật thần thoại trong cái nhìn của một con người thời xưa, có bình dị, có phi thường và khác lạ nhưng cũng có đôi nét hiểu được lẽ thường ở đời, trong câu chuyện Hậu Nghệ gặp Bật Phi, trai tài gái sắc, một người bị vợ phụ bạc, một người bất mãn vì chồng, cả hai gặp nhau mà yêu nhau, đó là lẽ sống mà con người cần sống. 25 Trong hệ thống nhân vật thần thoại thì nhân vật khai thông vũ trụ là nhân vật có tầm cỡ nhất, là người sáng tạo ra một thế giới mới, một cuộc sống có sự sống. Chính những con người in đậm sáng tạo ấy mà câu chuyên thần thoại trở nên sống động, sự kết hợp chặt chẽ giữa tinh thần yêu thiên nhiên và ngưỡng mộ thiên nhiên. Từ lâu thần thoại Việt Nam có ảnh hưởng từ thần thoại Trung Hoa, qua đây chúng tôi xin đối chiếu một số tác phẩm tương tự của hai nước về thần thoại trong lịch sử nguồn gốc vũ trụ, khai thông sáng tạo thế gian, tạo nên kết cấu hài hòa trong nhân vật thần thoại cũng như thêm phần chi tiết cho mọi người tìm hiểu dễ dàng hơn. Nhân vật kiến tạo vũ trụ là những nhân vật có ngoại hình khổng lồ, hình dáng to lớn, kì vĩ mà chỉ có sự khổng lồ của vũ trụ mới có thể so sánh. “ Xưa kia, vũ trụ vốn là một khối hỗn độn, hình giống quả trứng và thần Bàn Cổ được sinh ra từ quả trứng. Thế giới mù mịt trong bóng tối, một cái toang..quả trứng vỡ toang ra, có chất gì đó trong suốt và nhè nhẹ dần lên cao trở thành bầu trời, lại có chất gì đùng đục và nằng nặng dần dần lắng xuống thấp thành mặt đất. Vũ trị phân khai thành trời và đất từ thần Bàn Cổ”. Thần đứng giữa trời và đất nên mỗi ngày trời cao thêm một trượng, đất dày thêm một trượng, thân hình ông Bàn Cổ ngày cũng cực lớn. Khi chết, ông Bàn Cổ hóa thành mọi thứ trên đời như hơi thở thành gió và mây, âm thanh biến thành sấm sét ràng sấm rền. Con mắt trái thành mặt trời, mắt phải thành mặt trăng. Thân hình và chân tay thành bốn cực của mặt đất, mười phương của núi non. Máu thành sông lớn, sông nhỏ…tất cả hóa thành một thế giới có nhiều điều mới mẻ và mỹ lệ phong phú. Bàn Cổ là vị thần khai thiên lập địa, sáng tạo ra vũ trụ được nhiều người biết đến, một vị thần mở ra một trang lịch sử mới của dân tộc Trung Hoa. Ấy thế mà người Miêu, người Dao lại coi thần là thủy tổ của họ. Theo Viên Kha ( Trung Quốc cỏ đại thần thoại thành Đô năm 1956 ) thì, đến thời Tam Quốc ( tức thế kỷ III ), Từ Chỉnh viết Tam ngũ lịch ký, tiếp thu những truyền thuyết của người Miêu, người Dao ở Nam Trung Hoa về Bàn Hồ, Bàn Cổ, đã đem mượn cái tên Bàn Cổ gắn cho nhân vật thần thoại sáng tạo ra thế giới, nhân vật này có lẽ Từ Chỉnh xây dựng trên cơ sở đúc kết những mẩu chuyện, những truyền thuyết của Hán Tộc. Từ đó nhân vật Bàn Cổ Trung Hoa và nhân vật Bàn Cổ hay Bàn Hồ của các dân tộc người Miêu, Người Dao được Hán Tộc coi là thủy tổ của họ. Như vậy, thần thoại Trung Hoa của Hán Tộc đã tiếp thu ảnh hưởng của Dao tộc và Miêu tộc của Hoa Nam ( theo truyên 26 thần thoại Trung Quốc). Bên cạnh đó, thần thoại các dân tộc thiểu số Trung Hoa nhiều nhất là thần thoại khai thiên lập địa, thần thoại hồng thủy, thần thoại trời trăng, thần thoại nguồn gốc động thực vật..còn có thần thoại về gốc tích các dân tộc với tưởng tượng phong phú và nhiều tình tiết phức tạp. Nổi tiếng có thần thoại sáng tạo thế gian Lợi Ân thủy tổ loài người của tộc Nạp Tây, thần thoại tộc Choang Bố Lạc Đà và em gái Lục Giáp, thần thoại tộc Di chiến tranh giữa người và đá, khai thiên lập địa… Trong khai thiên lập địa, bốn vị thần sáng tạo dùng bốn cây cột đồng chống trời, dùng bốn cây chổi quét bốn phương trời, làm cho trời đất rời xa nhau. Ngoài ra, còn có thần thoại dùng sừng tê giác chống trời, dùng đá quý màu lam vá trời (tộc Nạp Tây )… Trong thần thoại Việt có thần Trụ Trời hơi giống với thần Bàn Cổ. Thần có tên là Trụ Trời là thần xây cột chống đỡ màn trời. Thần sinh ra trong một khoảng hỗn độn, mù mịt của vũ trụ nguyên thủy. Bỗng một ngày thần đứng dậy, đầu đội trời lên, hai tay đào đất đá, xây dựng một cái cột trụ để chống trời. Thần xây mãi, cột trụ ngày càng cao bao nhiêu thì màn trời lên cao hơn bấy nhiêu. Khi trời đất xa nhau thần mới đi phá cột, đất đá văng ra thành đồi núi, nơi đào đất thành biển, người còn phân khai trời đất, bầu trời tròn như cái tàn, mặt đất thì vuông như bàn cờ cho nên dân gian xưa có câu : “ Trời tròn như thể cái tàn Mênh mông mặt đất như bàn cờ vuông”. Cột đó bây giờ không còn, sau này người hạ giới cho là núi Thạch môn cứ như bây giờ là thuộc về Sơn Tây là di tích của cột đó, người ta gọi nó là cột chống trời (Kình thiên trụ) cũng có người gọi là núi Không lộ (đường lên trời) hay gọi là khổng lồ. Về sau người đời không hiểu sau thần đã chết hay sống mà từ khi thần Trụ Trời phân khai trời đất thì thần còn chia rõ một số thần lên trời và một số thần dưới đất để tiếp tục kiết thiết thế gian, giúp dân bình ổn lại mọi thứ, tạo cho dân thêm cuộc sống chan hòa. Ngày nay, dân ta vẫn còn lưu giữ câu hát về các vị thần đã khai thiên lập địa: “ Nhất ông đếm sao Nhì ông tát bể (biển) Ba ông kể sao Bốn ông đào sông 27 Năm ông trồng cây Sáu ông xây rú Bảy ông trụ trời”. Những câu ca ấy là sự thâm thúy nhất trong thể loại văn học, đơn sơ, dễ hiểu nhưng chất chứa hết toàn bộ ý nghĩa mà con người đã gửi. Lời ca, câu hát luôn là niềm tin cho sức mạnh con người. Việc tạo ra thần Bàn Cổ của người Trung Hoa và thần Trụ Trời ở người Việt thì kiết tạo vũ trụ, sắp đặt trong thế giới tự nhiên cũng được phân rõ giữa trời và đất, từ đó hình thành ra muôn loài, không khí bắt đầu bước sang thời kì mới, có sự khai phá thiên nhiên, mang màu sắc cải tạo thiên nhiên với những câu chuyện người xưa giải thích thiên nhiên và vũ trụ. Đầu tiên, đó là các vị thần ở các phương, chịu ảnh hưởng không nhỏ ở văn học Trung Hoa, câu chuyện thần thoại Việt Nam gần như tương tự với thần thoại Trung Hoa. Thần thoại Trung Hoa có vị thần bốn phương và một vị hoàng đế trung ương (thiên đế màu vàng) là : thần gió, thần mưa, thần biển, thần núi hay bốn vị thần cai quản các mùa trong năm như : thần mùa xuân (Câu Mang), thần mùa hè ( Chúc Dung), thần mùa thu (Nhục Thu), thần mùa đông (Huyền Minh) thì ở thần thoại Việt cũng được phân chia rõ ràng với các phương như thần biển, thần gió, thần mưa, thần núi và mặt trời, mặt trăng... tất cả đều có sự tương đồng về nguồn gốc kiết tạo vũ trụ, giải thích hiện tượng thiên nhiên qua những câu chuyện, ngoài ra còn phân chia giới luật nam nữ thần linh, tạo mối âm dương giữa trời và đất. Con người bắt đầu có cảm xúc thẩm mỹ của mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên, sự gắn kết tâm linh trong thế giới thần. Ở giai đoạn kiết tạo vũ trụ thì thần nam luôn được ban sức mạnh và tạo ra một kì công trong sự nghiệp của mình, được chú trọng hơn nhân vật nữ thần. Câu chuyện thần Bàn Cổ khi chết hóa tất cả mọi thứ trên đời thì tới những câu chuyện khai sinh và hình thành thiên nhiên trong tạo hóa cần có cho con người như xuất hiện thần mặt trời ban ngày phải luôn chiếu sáng, đem nguồn năng lượng tự có mà ban điều tốt lành cho cây vật sinh trưởng trên mọi nhân gian. Thần mặt trăng chiếu rọi vào những đêm tăm tối, tạo một ánh sáng huyền bí, lãng mạn trong bóng đêm, dẫn lối đưa đường cho mọi vật thế gian. Hay thần Câu Mang tuy hình dáng kì quặc, nhưng rất yêu thương con người. Thần dạy dân cách làm lưới bắt chim để cuộc sống con người thêm sung túc, no đủ. Công việc Thiếu 28 Hạo là thị sát xem mỗi khi lặn về phương Tây thì thái dương phản xạ ánh sáng về phương Đông có đúng không, khi mặt trời đang chếch về phương Tây thì hình dạng phải tròn xoe, ánh sáng phải tỏa sáng khắp nửa bầu trời mới được để không ảnh hưởng tới thế gian, chuyên lo công việc của mình. Hoặc thần nước Cộng Công húc đổ núi Bất Chu không được tán thành cách làm nông nghiệp, ông vẫn kiên trì lẽ phải, chấp nhận hi sinh tính mạng của mình và rồi lòng dũng cảm đó được nhân dân ngưỡng mộ, kính trọng sau suy tôn làm Thủy Sư (vị thần điều hành việc làm thủy lợi tức là thần nước) là những câu chuyện có tính li kì và hấp dẫn của thần thoại Trung Hoa, được liên kết qua các vị thần khác nhau. Các vị thần ấy chuyên mỗi công việc khác nhau nhưng có một lòng nhiệt huyết để xây dựng cải tạo thiên nhiên hoàn chỉnh cho con người được bình yên. Sau đây là những câu chuyện ở thần thoại Việt cũng mang tính li kì không kém. Thần Sét là vị thần hung dữ, mặt mũi nanh ác, quát tháo dữ dội, mình mẩy đen thui, lung đeo trống, tay cầm một lưỡi búa đá chuyên thi hành lệnh trời, biểu lộ hành động thịnh nộ của trời hay đánh ma quỷ, loài vật, cỏ cây thành tinh để trừ gian, vì nhiều lần đánh oan người vô tội mà thần Sét chịu hình phạt là mỗi khi tiếng gà gáy cất lên, thần đau một cách dữ dội và như thế khi nghe tiếng gà gáy thần lại hoang mang sợ. Còn thần Mặt Trời hằng ngày đi tuần xung quanh đều cưỡi lên một chiếc kiệu do hai tốp người khiêng. Những người già khiêng kiệu rất cần mẫn, đi đến nơi về đến chốn khiến mặt trời về sớm, vì thế mặt đất nhanh tối là những ngày mùa đông, còn tốp kia là những chàng trai khiêng, họ vừa đi vừa ngắm đất, không chăm chỉ việc khiêng kiệu về nhà chậm. Vì vậy, ngày ở mặt đất dài hơn đó là những ngày hè (theo văn học dân gian Việt Nam). Ngày xưa, thần Mưa có thân hình rồng, thường xuống hạ giới hút nước biển, nước sông vào bụng rồi bay lên trời cao phun nước ra làm mưa cho thế gian uống và cày cấy cây cỏ trên mặt đất được tốt hơn. Thần nặng nề nên trời mở cuộc thi chọn các giống thủy tộc có tài trở nên thành rồng, hút nước phun mưa giúp thần mưa. Địa điểm được chọn là ở cửa Vũ (Vũ Môn) thuộc Hà Tĩnh ngày nay. Do đó mà trong nhân gian có câu hát về việc cá gáy hóa rồng: “ Mồng ba cá đi ăn thề, Mồng bốn cá về cá vượt Vũ Môn”. 29 Có sự kể rằng vì số rồng quá ít không làm mưa đủ cho khắp mọi nơi nên trời mở hội thi kén các vật lên làm rồng gọi là ‘Thi Rồng’. Cá Rô nhảy qua được một đợt thì rơi ngay, con tôm nhảy được hai đợt thì ruột, gan, vây, rẩy, râu, đuôi đã gần hóa rồng thì đến lượt ba thì đuối sức bổ xuống lưng con khoăm lại và cứt lộn đầu. Đến lượt cá chép thì gió thổi ào ào, mây kéo đầy trời, chép vượt luôn ba đợt, lọt vào vòng Vũ Môn, hóa rồng phun nước làm ra mưa. Bởi vậy về sau người ta có câu ví rằng: “ Gái ngôn lấy được chồng khôn Cầm như cá vượt Vũ Môn hóa rồng” Nhân dân xưa ví những câu ấy thật hay, mang nhiều ý nghĩa, mỗi câu chuyện là mỗi một sinh vật hay một vị thần, trí tưởng tượng con người thật bay bổng và đặc sắc. Bao nhiêu tác phẩm là bấy nhiêu kinh nghiệm lịch sử là sự quan sát và là bấy nhiêu niềm tin vào sức mạnh con người vào công cuộc chinh phục thiên nhiên. Hiện tượng tự nhiên bị phá vỡ trong một số câu chuyện thần thoại thì cũng được tu sửa không ít công lao của các vị thần. Họ chính là người yêu thiên nhiên yêu sự sống cho con người, bên cạnh đó còn thể hiện nét thẩm mỹ trong cách nhìn của người xưa. Nữ Oa luyện đá vá trời khi thấy đám con cháu mình tạo dựng lại trong cảnh khốn khổ và vô cùng đau đớn cảnh lửa cháy, cảnh thú dữ, cảnh ngập trong nước... Bà chọn đá ngũ sắc lấy từ các sông lớn, dùng lửa nung nấu thành một thứ keo đặc biệt. Bà đem keo đó mà dán lỗ thủng trên bầu trời, để chống bầu trời bà chọn bốn chân con rùa lớn làm trụ. Bốn chân ấy dựng lên bốn gốc trời, bà xua đuổi ác thú cho con người, bà lại đốt cỏ lau thành tro, chất tro thành đống lớn để làm vật liệu đắp đê đập chống nạn lũ lụt. Trời và đất đã được bà tu sửa, vá víu và chống dựng lại. Không chỉ nói đến “nước lênh láng không ngừng” mà còn “núi lửa” cháy không tắt, “thú dữ”, ác điểu hung hăn hại người mà lại còn cải tạo trời và đất, một tấm lòng hi sinh và khí phách hùng mãnh, một cảnh “vá trời với đá ngũ sắc, chặt chân rùa lớn để làm cột bốn phương” thật là sự tưởng tượng khác thường và trong cảnh đẹp đẽ, sinh động. Tấc cả nhân vật thần thoại về kiết tạo vũ trụ cũng còn nhiều cốt truyện nói về hiện tượng tự nhiên của núi, gió, biển cũng được miêu tả lí thú và sinh động như sự tích Ngu Công dời núi để nhà ông nhìn ra là mặt phẳng, dễ đi, vì sự kiên cường của Ngu Công mà Thiên đế sai hai con trai thuộc dòng dõi Khoa Nga cõng hai quả núi 30 ấy đi, về sau là vùng đất bằng phẳng, đi lại thuận tiện từ mặt nam Kí Châu tới mặt bắc sông Hán Thủy không còn núi ngăn trở nữa. Dù sự giải thích các hiện tượng tự nhiên gắn với cuộc sống con người thời xưa để chinh phục và khám phá tự nhiên trong niềm khao khát của con người. Bởi thế, giới tự nhiên muôn màu bí ẩn đang tác động đến việc làm con người. Vì vậy nhu cầu giải thích, khám phá thế giới tự nhiên là để khắc phục và cải tạo thiên nhiên, chinh phục thiên nhiên bằng tất cả ý chí và lòng quyết tâm của người xưa, họ đã nâng cao ý thức tinh thần trong cuộc sống, mang lại điều tốt nhất khi có thể, là tinh thần trách nhiệm cao trong việc khai thông sáng tạo vũ trụ và cải tạo thế giới. Họ cũng một lòng tha thiết yêu cuộc sống của con người, cũng là một trong những thái độ tích cực về tính hiệu thẫm mỹ của sự sống trong nghệ thuật mẫu mực về sau, là nền móng bước đầu trong văn học dân tộc. Như vậy, mỗi câu chuyện thần thoại đều kể về nguồn gốc vũ trụ và tự nhiên phản ánh cách giải thích, nhìn nhận thiên nhiên hết sức hiền hòa của con người thời cổ về vũ trụ, núi sông, và các tự nhiên xung quanh khác , nó đã chứa đựng một khoa học và triết lí sơ khai. Có thể tìm thấy trong đó cái logic biện chứng của mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên và môi trường sinh tụ thuở ban đầu, khi con người mới xuất hiện trên một vùng đất hoang sơ còn những điều lạ lẫm và bí ẩn. Câu chuyện thần Bàn Cổ đến thần Mặt Trời, thần Mưa, thần Gió, thần Biển…là sự phát triển một cách sinh động quá trình nhận thức tồn tại khách quan cuả thế giới thông qua sự quan sát con người tuy còn chưa hiểu rõ và tự phát. Môi trường cuộc sống người xưa đang con nhiều bí ẩn mà cuộc sống con người gắn liền với thế giới huyền bí ấy. Trong mỗi câu chuyện thần thoại là đầy sức gợi cảm cùng những lời chân lí của tự nhiên qua những lần đúc kết tuy chưa sâu sắc nhưng mang lại những lien hệ thích đáng cho người đời sau. Toàn bộ cuộc sống trong hoạt động của người xưa còn muôn màu muôn vẻ nên cái hay cái đẹp của người xưa mang đến trong thần thoại còn chưa khai thác hết được ý nghĩa và vị trí của con người trong vũ trụ và việc sáng tạo kiết thiết thế gian. Các thần chính là niềm tin và sự sùng bái tự nhiên đan xen với nhận thức có tính vật chất về thế giới dựa trên hai: “Trực kiến thiên tài” (Ănghen) của con người thời cổ đại : Một là, thế giới không phải hư vô, mà nó tồn tại như một cõi hồn mang trước khi thần xuất hiện các thần chỉ làm thay đổi hình dạng thế giới. Hai là, các thần lao động cải tiến thế giới tự nhiên cũng như 31 kiết tạo vũ trụ”. Có thể thần là người lao động cải tạo ra xã hội loài người, giúp con người khi con người không thể làm được chỉ có một sức mạnh phi thường và thân hình khổng lồ của thần để kiến tạo. Khi thần sáng tạo thì con người đã dùng trí tưởng tượng những nhân vật ấy bằng tri giác tiếp thu thế giới quan một cách sinh động và cụ thể. Giá trị đó không hề phôi phai qua từng thời kì lịch sử, đưa thời kì tiền sử làm bước tiến đầu tiên trong xã hội nguyên thủy của con người hình thành vũ trụ và thiên nhiên. 2.2 Nhân vật thể hiện nguồn gốc lịch sử loài người Thần thoại kể về các vị thần sáng tạo ra trời-đất, thế giới xung quanh thì hệ thống thần thoại Trung Hoa còn hàng loạt các thần thoại kể về nguồn gốc lịch sử loài người, sự hình thành con người qua gốc nhìn người xưa là sản phẩm tự nhiên mà thần đã nhân hóa biến thành một thể tuyệt mỹ khi ý thức được vũ trụ và chính bản thân mình thì con người tự lí giải và tìm hiểu nhu cầu bản thân chính mình, bằng trí tưởng tượng phong phú mà những câu chuyện thần thoại lịch sử phát lên đậm màu sắc hoang đường là kết quả của một trí tưởng tượng hết sức hồn nhiên và lãng mạn. Trong văn học dân gian có nói: “Thần thoại Việt kể rằng, sau khi dùng đất tạo ra muôn vật, Ngọc Hoàng lấy chất tinh túy nhất nặn ra con người. Sau đó giao cho mười hai bà mụ tiếp tục hoàn chỉnh công việc là nuôi dạy con người cười, khóc, nói chuyện”. Vậy con người chính là được tạo ra những chất tinh hoa nhất, cái cao quý nhất mà con người được thừa thưởng. Cũng như thần thoại Việt, thần thoại Trung Hoa kể rằng: “Một vị nữ thần đầu người mình rắn, tên là Nữ Oa. Lúc ấy, muôn vật, cỏ cây, muôn thú đều có nhưng bà cảm thấy buồn nên bà đến một đầm nước, lấy đất bùn màu vàng bên bờ đầm trộn nhuyễn với nước, mô phỏng theo hình dáng của mình mà nặn thành đồ vật xinh xắn đáng yêu, vừa đặt xuống đất, đồ vật ấy cất tiếng nói, nhảy múa vui đùa gọi là người”. Phải chăng, đó là một đồ vật tinh tế nhất và hoàn hảo nhất do thần Nữ Oa tạo ra, con người là sản phẩm tinh thần cũng chính là niềm tự hào của vạn vật phải ngưỡng mộ. Theo sách Phong tục thông ( được dần đến trong sách Lộ sử hậu ký ) viết rằng: “ Nữ Oa là em gái Phục Hi”. Lư Đồng trong Dữ Mã Dị Kết Giao thì lại viết rằng: “Nữ Oa vốn là vợ Phục Hi”. Đó là hai nhân vật thần thoại rất nổi tiếng và có mối quan hệ mật thiết với nhau, là những nhân vật tiền sử mang dấu ấn con người xưa hình thành và phát triển cho đến ngày 32 nay. Thật ra, Nữ Oa được tôn trong vai trò là người tái tạo loài người, còn Phục Hi là thủy tổ của loài người, để kết hợp hai người vừa là anh em vừa là vợ chồng cũng có thể. Sách Cổ Sử Khảo (được dẫn trong sách Dịch Sử) viết rằng: “Nữ Oa được thờ cúng với tư cách là thần Bà Mối,vì bà đặt ra hôn nhân”. Bởi bà đã đặt ra hôn nhân nên bà là người phải dựng vợ gã chồng, trai gái có nhau nên giữa Phục Hi và Nữ Oa là có thể vợ chồng với nhau. Có thuyết cho rằng vì Phục Hi là một trong Tam Hoàng, xuất hiện sớm chỉ sau Bàn Cổ, là một trong những người khởi đầu lịch sử Trung Hoa, thì Nữ Oa cũng xuất hiện sau Bàn Cổ, là người tái tạo loài người. Vì vậy, Phục Hi lấy Nữ Oa làm vợ là có thể. Liên quan đến anh em ruột và là hai vợ chồng với nhau của Phục Hi cùng Nữ Oa thì được gắn với truyện quả bầu và nạn hồng thủy. Với nhiều dị bản khác nhau, Viên Kha trong Trung Quốc Cổ Đại Thần Thoại đã giới thiệu truyện quả bầu của người Dao ở La Thành, huyện Dung, tỉnh Quảng Tây, Trung Hoa gần giống với như truyện mà Lã Chấn Vũ sưu tập được ở Hồ Nam. Cốt truyện được kể tóm gọn như sau: “Ngày xưa, có một gia đình nhỏ có một người cha và hai đứa con( một trai là anh, một gái là em), trong một lần mưa lớn sấm sét dữ dội, ông linh cảm là Lôi thần( tức là thần Sét) đang tức giận nên lấy lồng sắt to để bên cửa khi Lôi thần nhảy xuống thì đã bị giam vào cái lồng sắt đó. Do vì thương người nên bé gái cho Lôi thần uống nước mà có sức trốn ra ngoài, khi đi để lại chiếc răng cho hai đứa trẻ và nói rằng: Mau đem cái răng ra trồng, từ đó sẽ mọc lên cây, cây sẽ nở ra hoa, hoa sẽ kết thành quả. Nếu gặp tai họa thì chui vào quả ấy mà ẩn nấu trong đó”, về nhà thấy sự tình không hay, người lấy chiếc răng ra trồng thì quả thật cây mọc mau lớn và thành cây bầu to đùng. Nạn hồng thủy làm con người chết sạch, vì nhờ trốn trong quả bầu mà hai anh em thoát chết. Em gái gọi anh là “ Phục Hi”, anh trai gọi em là “ em Phục hi” vì “Bầu Hi” nghĩa là quả bầu. Hai anh em sống cùng nhau và khi trưởng thành thì một ngày người anh ngỏ ý muốn em gái làm vợ. Ban đầu người em không chịu, người em thách đố chạy xung quanh cây cổ thụ nếu anh đuổi kip thì em lấy anh, vì biết không tài nào kịp nên người anh chạy quay đầu lại nên bắt kịp người em. Lấy nhau không bao lâu, người em có thai và sinh ra nhiều cục thịt nhỏ, lấy lá chuối bọc lại khi đi đâu cũng mang theo. Một hôm đang leo thang lên trời, bọc thịt rơi tung khắp nơi trên mặt đất hóa thành con người. Rơi xuống lá cây là họ Diệp, rơi xuống khúc gỗ thì họ Mộc, rơi xuống nơi nào thì lấy họ ấy mà đặt. Từ đó vợ 33 chồng Phục Hi đã làm cho loài người được tái sinh, và trở thành tổ tiên loài người”. Như vậy, Phục Hi và Nữ Oa là vợ chồng là cũng có thể sự thật vì Phục Hi được mẹ sinh ra ở Lôi Trạch,là người Hoa Tư ở Phía Tây Bắc, được ướm chân vào vết chân khổng lồ mà sinh ra Phục Hi, có thể Phục Hi là con của Lôi thần, mà Nữ Oa được xuất thân ở vùng Phía Nam nên hai người ở xa mà lấy nhau là đều dễ hiểu nhưng nói anh em ruột thì cần nói về lai lịch của Phục Hi khi Phục Hi sinh Tây Bắc còn Nữ Oa xuất hiện ở Phương Nam thì có lời qua nhận xét sau: Vì theo mô típ quen thuộc đó là sự giao hợp của thần và người nên khi mẹ Phục Hi sinh Phục Hi là con Lôi thần “ giẫm lên vết chân lớn ở bờ đầm”, nên khi Phục Hi được sinh ra từ quả bầu mà quả bầu chính là chiếc răng Lôi thần, thì là sự đồng hóa vào người anh trong truyện quả bầu. Qua đây cho thấy thần thoại Trung Hoa rất phong phú với nhiều tình tiết li kì và hấp dẫn nhưng chưa có hệ thống thành áng sử thi cổ đại như thần thoại Hy Lạp hoặc kho tàng thần thoại Ấn Độ..vì vậy, kho tàng thần thoại Trung Hoa còn nhiều thiếu sót, cần phân minh và rõ ràng chính xác một số câu chuyện. Đồng thời chúng tôi xin nói thêm về mặt hôn nhân ở đây, theo truyền thuyết kể rằng : Hôn nhân lúc đầu là quan hệ hôn nhân nội tộc khi xã hội nguyên thủy hình thành từ thời kỳ đồ đá mới hay còn gọi là văn hóa Ngưỡng Thiều. Bàn Cổ có sáu trai sáu gái nên họ tự lấy nhau thành vợ chồng, vì vậy con cháu chỉ biết mẹ mà không biết cha. Về sau, Phục Hi đặt ra giá thú và đến cuối xã hội nguyên thủy đã hình thành chế độ một chồng nhiều vợ, ví như Đế Cốc có “nguyên phi” và ba “ thứ phi”, Thuấn lập “ Nga Hoàng làm hậu, Nữ Anh làm phi”. Nhìn chung, càng về sau chế độ sinh sản con người và hình thành chế độ hôn nhân đã có nhiều tiến triển, phát triển cân đối hài hòa. Nữ Oa và Phục Hi là tổ tiên tạo nên loài người và là người bảo tồn sinh sản loài người chúng ta trong thời kì tiền sử cho đến nay. Trong thần thoại Việt Nam cũng có thần Nữ Oa. Sánh đôi thần Nữ Oa có thần Tứ Tượng, một người là nữ thần, một người là nam thần. Cả hai to lớn phi thường và sinh thực khí của họ cũng phi thường to lớn. Trong dân gian có câu: “L…bà Nữ Oa bằng ba mẫu ruộng B…ông Tứ Tượng hăm bốn con sào”. Trong truyện Nữ Oa thách cưới thi tài với Tứ Tượng, Tứ Tượng thua nhưng cuối cùng vì lòng chân thành, sự chân thật của thần Tứ Tượng mà Nữ Oa nhận lời cầu hôn. Sự tích Nữ Oa và Tứ Tượng ảnh hưởng của văn hóa Hán Tộc thể hiện rõ ở 34 tên Tứ Tượng. Theo Kinh Dịch thì Thái Cực sinh Lưỡng Nghi (thiên địa hoặc âm dương), Lương Nghi sinh Tứ Tượng (thái dương, thiếu dương, thái âm, thiếu âm), Tứ Tượng sinh Bát Quát (càn, đoài, ly, chấn, tốn, khảm, càn, khôn) và Bát Quái sinh ra vạn vật. Như trên kể là Nữ Oa là người sinh ra vạn vật nhưng theo Kinh Dịch thì Tứ Tượng sinh ra Bát Quái mà Bát Quá, sinh ra vạn vật. Vậy cái tên Tứ Tượng được tiếp thu từ văn hóa Hán dùng để gọi là nam thần. Trong thần thoại Trung Hoa không có biểu tượng người nam thần đi đôi với người nữ thần là Nữ Oa, nhưng chồng Nữ Oa là Phục Hi thì Phục Hi là nam thần biểu tượng cho âm dương như người Việt (có nam và nữ). Rõ ràng cái tên Tứ Tượng ảnh hưởng từ văn hóa Trung Hoa, nhưng xét theo nhiều tình tiết thì cũng có sự khác biệt của truyện Nữ Oa ở Trung Hoa và truyện Nữ Oa- Tứ Tượng ở Việt Nam. Nhìn tổng thể thì hai truyện thần thoại đều mang sự sống cho sự sinh tồn của loài người, đặc biệt là tạo nên kết hợp giữa nam và nữ để bảo vệ nòi giống con người. Sự giải thích nguồn gốc loài người do một thần linh tái tạo ra đều thể hiện ý thức con người về bản thân và cộng đồng mình. Những câu chuyện về nguồn gốc đó cũng thể hiện sức mạnh, ý chí mà họ đứng trên tự nhiên vượt qua thử thách của tạo hóa thiên nhiên, đó là khả năng có thể vượt qua và đứng vững để đấu tranh với nó. Tuy vậy, nhưng con người trong thần thoại chỉ thích ứng với xung quanh của họ, không phải là con người mang đậm dấu ấn. Sự xuất hiện loài người đã có nên có sự phân chia rõ ràng trong thế giới có luật âm dương, con người cần có nam nữ. Trong thần thoại có cả nam thần và nữ thần thường hay đi đôi với nhau thành một cặp như: Ông Tứ Tượng-Bà Nữ Oa, Ông Đực-Bà Cái, Ông Đùng-Bà Đà, Ông Lộc Cộc-Bà Tồ Cô…còn thần thoại Trung Hoa thường không có sự đi đôi như ở thần thoại Việt, mà chỉ thường nhắc đến khi tên nhân vật nam là có nhân vật nữ bên cạnh như nói đến Hậu Nghệ là nhớ tới Hằng Nga, Ngọc Hoàng thì có Tây Vương Mẫu, Chức Nữ thì có Ngưu Lang..do mất nhiều bản thảo mà gặp nhiều thiếu sót khi sưu tầm nhân vật đi đôi trong thần thoại Trung Hoa. Cũng vì trong giai đoạn tiền sử là xuất hiện thị “mẫu hệ”, người phụ nữ làm chủ và cải tạo thiên nhiên được xứng danh với nhiều vị thần nữ như Nữ Oa, Vương Mẫu, Hy Hòa…Sau tiến trình xã hội “mẫu hệ” là xuất hiện vị thần nam như kể trên, có thân hình khổng lồ, hình dáng khác người. 35 Sau là những hiện tượng về quan niệm thấp kém của mô típ sinh đẻ. Thực ra, nó chỉ là một phần trong thần thoại và về sau là sự tín ngưỡng trong lễ hội, xem đó là những thần kì mà con người đã trải qua trong lịch sử cần giữ gìn và tôn nghiêm tự hào là con cháu thần linh. Trong truyện người con gái Hoa Tư giẫm lên một vết chân người lớn bên bờ đầm rồi sau có mang, sinh ra một đứa bé đặt là Phục Hi. Nàng Giản Địch ăn quả trứng chim yến mà sinh ta Tiết, nàng Khương Cơ đi du ngoạn chợt thấy vết chân khổng lồ in trên mặt đất, đặt bàn chân mình vào thì trở về nhà mà nàng thụ thai, sinh ra Hậu Tắc. Sách khái yếu lịch sử cổ đại Trung Quốc có nói:Trong thần thoại tái tạo loài người, ngoài việc an hem lấy nhau sinh sôi ra loài người, còn có thần khai tịch xé da thịt ném xuống biển biến thành người (tộc Cao Sơn), hai thần cọ đầu gối vào nhau sinh ra người (người Nhã mỹ Đài Loan) và đá sinh người, tre sinh người…có một số thần thoại thường có nội dung nói về nguồn gốc dân tộc, xem nguồn gốc của tộc mình cũng đồng thời là nguồn gốc loài người. Trong thần thoại về mặt trăng, thần thoại của tộc Mèo, đã dùng vàng bạc đúc mặt trời. mặt trăng, và Hầu Dã bắn mặt trời của tộc Choang, Bắn mặt trời của tộc Dao, Vương Khương bắn mặt trời của tộc Bố Y, Cát Trí Cao bắn mặt trời mặt trăng của tộc Di, Cố Mễ Á bắn mặt trời mặt trăng của tộc Bố Lăng..đều có đặc sắc riêng biệt, ngoài ra còn có những tình tiết đẹp như lưỡi câu vàng treo mặt trời mặt trăng, gà trống mời mặt trời…Đó là một số câu chuyện thần thoại Trung Hoa trong mô típ sinh đẻ nói chung và của các dân tộc thiểu số nói riêng. Thần thoại Việt cũng mang tính chất tương tự không kém về sự sinh đẻ như người mẹ ăn quả lạ, uống nước trong sọ dừa, giẫm vào vết chân lạ,…sau đó cũng có thai và sinh con. Tất cả dấu vết ấy đều không có chức năng người cha hay một nhân vật nào đó, có đôi khi đó là những bí ẩn mà con người không thể lí giải nhưng về sau nó được xem như là sự giao hợp giữa thần và người trong cái khác lạ bất thường, là hiện tượng kết tinh trong mối quan hệ giữa thần và người. Nó nói lên con người và thần linh luôn tâm hòa gắn kết, là mối liên hệ không thể tách rời. Những nội dung đó phản ánh về vấn đề sinh sản ở con người với hiểu biết còn ấu trĩ, còn nhiều lầm lẫn chưa đủ hiểu hết để có khả năng giải thích chính xác hiện tượng đó. Họ không hiểu hết nên dẫn đến sự sai lệch cho những câu chuyện thần thoại được lặp đi lặp lại trong truyền thuyết hay truyện cổ tích. Ở con người tin và ngưỡng mộ thần là cách liên kết giữa thần với người, tạo nên mối quan hệ bền 36 chặt của một thế giới đầy màu sắc, một sức mạnh vượt trội của con người cùng thần tiến hóa và giúp cộng đồng thêm đầy sức mạnh, kiên trì với thế giới quan. Đối mặt với mọi thử thách, sự thống trị của mọi lực lượng thần bí nào đó. Đồng thời, con người xuất hiện tự viết cho mình bản hùng ca hay bi ca trong thần thoại nhưng khi thất bại họ lại thần thánh hóa và mĩ hóa. Cuộc sống xã hội ở thần thoại là muôn màu muôn vẻ, sắc thái phong phú, giàu hình ảnh. Con người luôn có sự đấu tranh trong bản thân mình: yêu- ghét, hận – thù, hy vọng, bất hòa hay lo lắng, đau thương…tất cả là những bản năng con người trong các mối quan hệ đều có thì thế giới thần cũng vậy, là những nhân vật thể hiện bản tính con người, thông qua nhân vật là gửi biết bao điều cần nói, cần truyền đạt đến mọi người. Và qua đó con người có nhu cầu lí giải về xung quanh chính mình cũng chính là thế giới thần linh của nơi họ đang sống. Những nhân vật mang nguồn gốc lịch sử loài người là đấng anh hùng phi thường, là nhân vật ảnh hưởng cho ngàn đời sau vẫn còn tưởng nhớ, sự nghiệp tạo hóa thành công của họ là bước tiến hoàn chỉnh đầy tuyệt mĩ và con người chính là sản phẩm hoàn hảo nhất, niềm tự hào nhất trong nhân loại. Ngoài truyện mô típ người mẹ sinh con thì cũng nói đến sự yêu thương con như ngọc như ngà, là của báu của họ. Hy Hòa sinh ra mặt trời “ khi mới sinh con, bà dùng nước trong suốt và ngọt của vực Cam Uyên ở miền hải ngoại Đông Nam để tắm cho mười mặt trời, như vậy mười mặt trời ấy đều sạch sẽ, sáng sủa. Và chỉ cho các cho cách luân phiên thực hiện chức trách thay phiên chiếu sáng cho thế gian”. Trong thần thoại nói về nữ thần mặt trăng tắm cho các con ở vùng hoang vắng phương Tây để được sạch sẽ sáng sủa như bà Hy Hòa tắm cho mười mặt trời vậy. Người mẹ nào mà không thương con, yêu con hết lòng, vì con- người mẹ luôn chịu đựng cực khổ, mong con sống tốt và trưởng thành tốt. Những tính li kì, lãng mạn trong yếu tố thần thoại về người mẹ sinh con thật cảm động và rất đẹp đẽ. Tuy còn nhiều điều chưa nhận thức rõ hết về sự tiến hóa chính bản thân mình nhưng ý thức về sự hình thành, con người đã đánh dấu mốc quan trọng qua từng thời gian lịch sử, sự vượt bậc trong nguồn gốc con người. Con người đang dần tiến hóa thoát khỏi thế giới động vật, càng nhìn các tác phẩm sau, theo trình tự giai đoạn, nhân vật đã có thể sinh sống, biến hóa thần thánh hơn. Thế giới quan mà con người tác động là ý nghĩa sâu xa mang tính tráng lệ và ý nghĩa đặc trưng cho xã hội thời tiền sử. Nhân vật thần thoại mang nguồn gốc lịch sử như chính thể hiện mô tả 37 phác họa con người nguyên thủy xưa còn “Ăn long ở lỗ”, là tiến hóa sâu sắc và tiến bộ nhất trong thế giới này.Đời nay các vị thần tạo dựng đã được con người phát huy thực dụng trong cuộc sống. Những tác phẩm về nguồn gốc lịch sử con người đã được nhân dân truyền khẩu mạnh mẽ, tuy có nhiều dị bản nhưng nhìn tổng thể đã có sự đúc kết hài hòa cho mỗi lần tìm thấy bản thảo chính. Các nhà nghiên cứu đã có cố gắng nhiều trong việc tìm tòi và sưu tầm những mẩu chuyện thật được thất lạc, gặp không ít khó khăn, nhưng đã có nhiều thành tựu đáng kể. 2.3 Nhân vật thể hiện khát vọng hiện thực đời sống Một trong những công trình vĩ đại nhất của con người cần phải tự hào hơn bất kì thứ gì đó là những thành quả, công sức của con người tạo ra những sản phẩm giá trị cao quý. Đầu tiên là thành quả đáng tự hào nhất là con người biết sử dụng lửa. Lửa giúp ta khai thác một quá trình không còn đen tối, mù mịt, giúp con người ăn chin uống sôi, hoạt động con người thêm có nguồn ánh sáng mới. Có truyện kể rằng Toại Nhân chính là người phát minh ra lửa, lửa mang đến cho con người không còn sợ thú dữ, không sợ quanh năm không có lửa sưởi ấm, nướng thức ănđem lại nguồn thực phẩm tốt cho con người. Và chàng trai Toại Nhân trở thành một trong Tam Hoàng Ngũ Đế được truyền tụng trong sự ngưỡng mộ của người dân Trung Hoa. Trong quá trình đấu tranh và tiếp cận thiên nhiên, con người luôn khao khát giải thích thế giới xung quanh mình. Họ thần thánh các thế giới thần linh, tôn sùng và ngưỡng mộ họ. Thế giới họ sống phải luôn mưa thuận gió hòa, con người hiền đức, tính nết bao dung. Câu chuyện vua Đế Thuấn là con người bao dung, cống hiến mình vì tương lai, vì hạnh phúc nhân dân, cung kính hiếu thuận làm nên những đều tốt đẹp cho tất cả mọi người. Ở giai đoạn này đã bước vào thời kì công xã nguyên thủy của xã hội thị tộc nên con người đã có sự đổi thay và những ai có công, có ích cho dân sẽ được làm vua. Thư tịch Trung Hoa cũng ghi chép về tình hình xã hội thị tộc. Thiên Lễ Vận trong sách Lễ Kí Chép: “Thi thành đạo lớn thiên hạ là chung, chọn người hiền tài, chú trọng tín nghĩa và sự hòa mục. Do vậy, người ta chỉ thân với người thân của mình, không chỉ yêu con mình. Làm cho người già có chỗ dưỡng lão, trai tráng có chỗ dùng, trẻ nhỏ có chỗ nuôi nấng, những kẻ quan giá cô độc tàn tật đều có chỗ nuôi. Trai có nghề nghiệp, gái có chồng, của cải không vứt xuống đất cũng không phải cất cho riêng mình. Vì vậy, mưu mô xảo quyệt không 38 dùng trộm cướp giặc giã không có, do đó cửa ngoài không cần đóng, gọi là “xã hội đại đồng”. Đến cuối xã hội nguyên thủy, theo truyền thuyết ở lưu vực sông Hoàng Hà có nhiều thủ lĩnh nối tiếp nhau. Đó là Hoàng Đế, Thiếu Hiệu, Chuyên Húc, Đế Chí, Đường Nghêu, Ngu Thuấn, Hạ Vũ. Truyền thuyết cho biết thêm rằng năm Nghêu 72tuổi, đề nghị cử người làm thủ lĩnh liên minh bộ lạc vì Nghêu đã già. Hội nghị hội lạc đã bầu vua Thuấn, một người có đạo đức và tinh thần trách nhiệm lên thay. Đến khi Thuấn già thì bầu là người có công lớn trong việc trị thủy làm thủ lĩnh, sau Vũ chết là Khải lên thay thế, chế độ liên minh bộ lạc chấm dứt, giai đoạn lịch sử mà sử sách Trung Hoa gọi là thời kì “Đại Đồng” kết thúc. Lịch sử xã hội nguyên thủy chính là nền tảng xây dựng bước đầu cho nền giáo dục, chính trị ở nước nhà. Sống ở đời không ganh ghét hay ác hại ai, dù sống như thế nào con người luôn mong ước hòa với thiên nhiên, thuận với đất trời. Niềm tin con người ở thần linh luôn rất mạnh mẽ, xã hội theo một chế độ nhất định, con người văn minh. Ước mơ chinh phục thiên nhiên là một ước mơ gửi gắm của con người cho những anh hùng thần thánh, mang đến cho cộng đồng sự bình yên. Những nhân vật anh hùng hay thần ấy được dệt lên trên tấm thảm bay bổng của trí tưởng tượng phong phú. Câu chuyện Hậu Nghệ bắn chín mặt trời bị rụng, để cho dân trở lại ấm áp, không khí mát mẻ và nguồn sáng tự nhiên mạnh mẽ nhất cho sinh vật sinh trưởng lẫn con người sinh sống. Thiên Bản kinh huấn sách Hoài Nam Tử có đoạn kể lại tóm tắt sự tích chủ yếu của Nghệ: “Đến thời Vua Nghiêu, mười mặt trời mọc cùng lúc, chảy lúa má, giết cỏ cây, dân không có gì ăn. Các loài thú khiết luân, tạc xỉ, cửu anh, đại phong, phong hi, tu xà…đều làm hại dân. Vua Nghiêu bèn sai Nghệ giết tạc xỉ ở đồng bằng Trù Hoa, giết cửu anh trên sông Hung Thủy, giết đại phong ở đầm Thanh Khâu, trên thì bắn rụng mười mặt trời, dưới thì giết khiết luân, chém tu xà ở Động Đình, bắt phong hi ở Tang Lâm. Muôn dân đều hoan hỉ, đưa Nghiêu lên làm thiên tử. Từ đó khắp thiên hạ nơi nơi bắt đầu có đạo lí”. Nghệ chính là một anh hùng vừa là một thần trị vì dân, qua những lần tiêu diệt ác điểu hay phong hi và bắn rụng mời mặt trời chính là những hình ảnh bay bổng của dân, dân nghĩ có lẽ do mặt trời quá nhiều nên làm dân nóng nên đã tạo dựng một nhân vật thần kì với “tay trái dài hơn tay phải” để dễ bắn cung, bắn rụng mặt trời đem lại không khí chan hòa cho dân. 39 Trong quá trình lao động con người lại mơ ước đến những khát vọng đời thường, tuy buổi đầu lao động con người còn hoang sơ, chưa hiểu biết nhiều mà những câu chuyện sau đây về thần thoại mà người xưa và nay vẫn sùng bái và sử dụng ngày càng tiên tiến hơn mang tính năng khoa học hơn. Đầu tiên phải kể đến một vị thần là một trong những thủy tổ của dân tộc Trung Hoa. Đó là thần Nông, sinh ra có hình dáng khác người “mình người đầu trâu”. Phải chăng, chính nghề nông với “con trâu là đầu cơ nghiệp” đã là cơ sở để hình ảnh về vị thần nông này thông minh, thạo việc cáy gặt, làm nhiều việc có ích cho dân chúng như thần Nông dạy dân trồng ngũ cốc, giúp cho thức ăn ngày càng nhiều, mọi người có thêm miếng ăn. Thần dạy con người buôn bán, trao đổi hàng hóa- thực phẩm với nhau, tạo thêm miếng ăn cho mọi nhà. Chế ra đàn Ngũ Huyền và đặc biệt là thần Nông-ông tổ nghề thuốc cứu chữa cho nhiều người và tạo ra nhiều loại thuốc quý giá. Sự sống con người ngày càng hòa thuận, con người ngày càng khát vọng nhiều với cuộc sống thì những câu chuyện lại tiếp diễn một cách hấp dẫn bằng những “túi khôn” của con người xưa. Bao nhiêu là sức mạnh của tập thể, của cộng đồng. Truyện đã ví những vị thần đã mang một sức sống và nuôi dưỡng mãi tinh thần của nhân dân không bao giờ tắt, dẫn lối cho dân ta trên con đường từng bước vào thế giới hiện đại. Thần Câu mang là một vị thần mùa xuân, tuy thân hình khác lạ nhưng thần rất yêu quý con người, là biểu tượng của sự sinh sôi nảy nở, tràn ngập niềm vui của đều tốt lành. Là thần dạy dân cách làm bắt chim sẻ để cuộc sống con người thêm sung túc, no đủ. Đặc biệt trong thời gian tiền sử này của những câu chuyện thần thoại thì đáng kể nhất là việc Hoàng đế sai Thương Hiệt-một vị thần bốn mắt, sáng tạo ra chữ viết, khi làm ra chữ viết, trời mưa ra thóc gạo, quỷ thần kêu khóc suốt đêm trong sách thần thoại Trung Hoa. Sách Hoài Nam Tử chép rằng Hoàng đế sai Thương Thiệt, một vị thần bốn mắt, sáng tạo ra chữ viết. Nhờ có chữ viết do Thương Hiệt chế tạo ra mà loài người có thể ghi chép được nhiều sự việc đời trước, nhiều kiến văn bốn phương, có thể truyền đạt tư tưởng kinh nghiệm cho nhau từ xưa đến nay, từ nơi này đến nơi khác. Nhờ đó mà văn minh mới tỏa sáng từ thời trước qua thời sau. Nhờ đó mà sách vở xuất hiện và giáo dục được phát triển, đạo lí được nêu cao, trí tuệ được bồi dưỡng. Quả thật, từ khi chữ viết ra đời đó là nền văn minh sáng ngời cho nhân loại, là niềm tự hào của mỗi dân tộc. Chữ viết chính là sự 40 phát triển bền vững của con người, đồng thời là đưa nền văn hóa dân tộc lên cao trào mạnh mẽ. Chính quá trình lao động thì sự tiếp xúc giữa người với người trong xã hội càng nhiều, cần trao đổi thông tin-ý kiến lẫn nhau hay nảy sinh nhu cầu thì bên cạnh chữ viết là tiếng nói cũng là vừa ngôn ngữ tín hiệu. Ănghen nói: “Ngôn ngữ bắt nguồn từ lao động và càng phát triển với lao động, đó là cách giải thích duy nhất đúng về nguồn gốc của ngôn ngữ”. Cũng nói về vấn đề này thì Xtalin nói: “Ngôn ngữ liên hệ trực tiếp với tư duy, nó đem lại kết quả lao động tư duy, của nhận thức dùng những tiếng hay những câu gồm có nhiều tiếng kết thành để ghi lại và nhận thức khiến cho sự giao lưu tư tưởng trong xã hội thành khả năng”. Cùng với những truyện kể, bài ca, điệu múa vốn có từ thời viễn cổ thần thoại đã làm say mê không biết bao nhiêu con người có lúc buồn lúc vui, lúc oán sầu và cả đau thương. Đó là truyện Sư Khoáng tấu khúc nhạc “Thanh Giốc”. Kể rằng đó là khúc nhạc Hoàng đế làm ra trong buổi hợp quỷ thần của toàn thể vũ trụ ở núi Thái Sơn. Còn có Chuyên húc say mê âm nhạc, biết thưởng thức âm nhạc. Thiếu Hạo chế tạo ra chiếc đàn cầm và chiếc đàn sắt, còn đặt ra bài hát “Thừa Vân” để Hoàng đế giải muộn. Ngày xưa người ta lao động mệt nhọc cần có những cỗ vũ, hân hoan trong lời hát và điệu múa để lao động tăng thêm năng suất. Thiên Cổ nhạc trong sách Lã thị xuân thu nói: “Ngày xưa, nhạc của họ Cát Thiên có tám khúc do ba người nắm đuôi trâu, dậm chân mà ca: khúc một là sinh dân, khúc hai là huyền điểu, khúc ba là đốn cây, khúc bốn là trồng ngũ cốc, khúc năm là theo đạo trời, khúc sáu là lập công cho vua, khúc bảy là theo đức của đất, khúc tám là dồn muông thú”. Cả tám khúc là đều phản ánh lao động sản xuất và tín ngưỡng nguyên thủy. Có lẽ, chính những ca từ hoặc âm khúc trong nhạc chính là nổi lòng con người, họ mong muốn và khao khát điều an lành, cuộc sống không có hiểm họa. Khi con người dần dần hoàn thiện mơ ước về một cuộc sống hạnh phúc của một tình yêu lứa đôi gắn kết thì họ cần một mái ấm gia đình, dù tạo hóa cách trở thì tình yêu họ vẫn mãi một tình yêu sâu đậm. Ngưu Lang gánh con đi tìm vợ, dù cách xa giữa trời và đất nhưng tình yêu không làm họ ngừng chảy. Tấm lòng của Ngưu Lang đối với vợ, tấm lòng của hai đứa con đối với mẹ quả là mãnh liệt. Thiên đế và Vương mẫu cũng xót lòng thương, chỉ cho phép một ngày trong năm gặp nhau một lần là mùng 7 tháng 7. Chim ô thước làm chiếc cầu bắt qua hai miền xa cách, “nước mắt vì vui mà rỏ, nước mắt vì đau buồn mà chảy. Nước mắt ấy rơi xuống trần gian 41 làm thành những trận mưa lất phất, lạnh lẽo, tê tái lòng người. Người đời gọi đó là mưa ngâu”. Ái tình thật éo le và đầy chân thành biết bao, dù trời có cấm, dù sông Ngân Hà có ngăn cũng không ngăn được tình yêu bền cửu của họ. Truyện Ngưu Lang Chức Nữ ở Trung Hoa cũng giống với truyện chàng Ngâu Ả Chức ở Việt Nam. Tuy có nhiều tình tiết khác nhau nhưng hai truyện chính là dị bản của cùng một truyện cổ. Truyện này chắc lưu hành trong các tộc người sống từ bờ nam sông Dương Tử (tiền thân của Hán tộc) xưa kia gọi là Nam man (trong đó có Lạc Việt). Về sau này, khi đã hình thành Hán tộc, truyện đã bị Hán hóa và vào văn hóa Hán, vì vậy ông cha ta đã tiếp thu và đưa vào truyện. Những nhân vật anh hùng chiến đấu vì con người là những câu chuyện li kì dệt lên tấm thẩm muôn sắc trong thần thoại đầy huyền bí. Con người tạo ra những sản phẩm qua “trí khôn” của mình bằng những nhân vật thần bí, gửi vào họ cả tấm lòng mong ước, làm nên một cuộc sống nhẹ nhàng hơn với sức mạnh thần kì nào đó. Những mơ ước ấy là khát vọng góp vào xã hội hiện thực làm thay đổi diện mạo thế giới ngày càng tiến bộ hơn. Nhưng con người giải thích tự nhiên của mình còn hạn chế, họ chỉ “trong tưởng tượng và tưởng tượng” nên họ bất lực trước tự nhiên. M Gorki đã từng nhận xét: “Tất cả những thần thoại và truyện cổ tích thời thượng cổ làm đều dẫn đến những câu chuyện anh chàng Tăng Tan ngập trong nước đến tận cổ mà khát đến điên người vì không có cách gì giải khát”. Đó là con người thượng cổ đứng giữa hiện tượng tự nhiên mà không thấu hiểu được. Tuy nhiên, những bất lực đó lại làm con người thần thoại mang một niềm tin và sức mạnh khiến con người vượt qua thử thách đối diện hiểm họa từ thiên nhiên. Bên cạnh những mơ ước cuộc sống con người lại phải đấu tranh chống lại cái ác, giữ bình yên cho cộng đồng. Ở những câu chuyện thần thoại cũng tạo nên những sóng gió không ngừng của các vị thần, luôn tranh giành và cai trị làm khổ nhân gian. “Truyện kể rằng, thần nước Cộng Công nổi loạn. Chuyên Húc bèn sai thần lửa Chúc Dung ra đánh. Nước và lửa khắc nhau, cuộc chiến giữa ra khốc liệt, cả ở trên trời lẫn dưới đất. Thần Nước ngồi trên cỗ xe mây, thần Lửa cưỡi trên hai con rồng. Trong lúc trận chiến diễn ra ác liệt thì lúc giận dữ Chúc Dung đã dùng ngọn lửa thêu đốt đám thủy quái, ma quỷ ra cho.Thất bại, Cộng Công chạy về núi Bất Chu- vốn là cây cột chống trời, cảm thấy buồn khổ, nhục nhã mà đâm đầu vào núi Bất Chu tự tử. Cộng Công không chết mà ngược lại núi Bất Chu rung chuyển, 42 mặt đất nức nở, con người trong nguy cơ diệt vong. May sau, Nữ Oa ra tay luyệt đá vá trời, cứu con người trong hiểm họa diệt vong”. Đứng giữa là một người tài trí, có đức mới có thể ngự trị thế gian, đánh thắng hung thần ác tính. Trận chiến Xuy Vưu và Hoàng đế gây bao tai hại cho dân như mây mù, nóng bức, hạn hán…Bởi bên Xuy Vưu có Khoa Phụ có thân hình khổng lồ, Hình Thiên có sức mạnh nổi trội. Cái tên Hình thiên là do người đời sau đặt cho chàng khổng lồ ngang tàng ấy. Hai chữ “ Hình Thiên” có nghĩa là chém đầu. Vì bị chém đầu ở núi Thường Dương nên chôn đầu Hình Thiên ở núi ấy, tuy mất đầu mà Hình Thiên vẫn không chịu đầu hàng. Đến mấy nghìn năm sau. Nhà thơ đời Tấn là Đào Tiềm đọc Sơn hải kinh đến chỗ Hình Thiên mất thì khoái cảm mà có câu rằng: “Hình Thiên vũ can thích Mãnh chí cố thường tại” Nghĩa là: “Chàng Hình Thiên múa khiên, vung búa Chí khí dung mãnh vẫn còn đây” Người xưa luôn có niềm tin cái thiện thắng cái ác, ở hiền gặp lành, dù có bao khó khăn cũng vượt qua mà giành thắng lợi. Hoàng đế là nhân vật đại diện cho nhân dân, đứng trên con người mà thực hiện điều ước nhân dân, là nhân vật phi thường để bảo vệ và mang công lí đến mọi người. Chiến tích của Hoàng đế là chiến công thần kì nhưng sự vinh quang nhất trong sự nghiệp của mình chính là Hoàng đế còn là người sáng tạo ra nhiều thứ có ích cho cuộc sống loài người, được người sau tôn là “anh hùng văn hóa của thế giới cổ đại”. Sách Hán Thư chép rằng Hoàng đế sáng chế ra xe cộ và thuyền bè. Sách Hoàng đế nội kinh chép rằng: Hoàng đế dạy dân xây dựng nhà ở để làm nơi cư trú, tránh mưa gió, nóng, lạnh. Sách Cổ Sử Khảo lại chép rằng Hoàng đế tạo ra cung nỏ và các loại vũ khí. Sách Lưu Hướng biệt lục chép rằng Hoàng đế bày ra trò chơi đá cầu. Sách Lã thị xuân thu chép rằng Hoàng đế sai Linh Luận chế tác ra nhạc luật. Đại Nhiều chế định ra can, chi, giáp, tý,mà có lịch pháp. Sách vương thế kỷ chép rằng Hoàng đế sai Lôi Công và Kỳ Bá viết sách thuốc để dạy nghề, trị bệnh cứu người…như vậy, Hoàng đế quả là một nhà “ bác học bách khoa” thời thái cổ, là một vị “lãnh tụ khoa học vĩ đại”. Đúng như sự mơ ước đầy nguyện vọng, con người luôn muốn có trong hiện thực và tạo ra hiện thực đích thực, là hình ảnh một vị vua 43 đầy tích chất phi thường. Bên cạnh đó, ngoài các hiện vật khảo cổ học, các thư tịch Trung Hoa cũng ghi chép nhiều tư liệu phản ánh đời sống kinh tế và quan hệ xã hội của người nguyên thủy ở Trung Hoa. Trong truyền thuyết cổ đại của thần thoại Trung Hoa thì thư tịch cho biết rằng người nguyên thủy “ sống chung với cầm thú nhưng nhân dân ít mà cầm thú thì nhiều, nhân dân không thắng nổi với cầm thú, rắn rết” do đó có rất nhiều mẫu chuyện về các nhân vật anh hùng như Hoàng đế, Nghệ, Nghiêu, Thuấn, Cổ, Vũ..có lẽ họ là những người có thật, là những anh hùng kiệt xuất trong bộ tộc. Sự tích của họ được nhân dân thời xưa truyền tụng trong đó nó đã được thần thoại hóa. Chính việc thần thoại hóa ấy đã thể hiện năng lực tưởng tượng và thiên tài nghệ thuật vô cùng của nhân dân thời cổ. Truyền thuyết và thần thoại là sự đan xen với những câu chuyện về các nhân vật thể hiện mang tính lịch sử, thể hiện nghị lực to lớn của nhân dân đấu tranh với thiên nhiên hoặc thể hiện tinh thần phản kháng như Tinh Vệ không chịu số phận mình mà ngày ngày ngậm đá lấp biển Đông. Không chịu chết và khi chết “lấy vú làm mắt, lấy rốn làm miệng, cầm lấy oán thích mà múa” tiếp tục chiến đấu. Cả hai đều thể hiện ý chí kiên cường, đấu tranh cho đến hơi thở cuối cùng. Có thể thần thoại và truyền thuyết mang những câu chuyện màu sắc lạ lùng, lại được thần thoại hóa bởi truyền thuyết xây dựng trong thế giới quan xã hội loài người. Thần thoại và truyền thuyết ở Trung Hoa có đặc săc riêng biệt rõ rệt. Nhân vật anh hùng trong thần thoại hay truyền thuyết không bó tay trước hiểm họa thiên nhiên mà có sức mạnh vô địch để chiến thắng. Đứng trước kẻ thù hùng mạnh, Hoàng đế từng bước giành thắng lợi, chiến thắng Xuy Vưu. Thứ hai, nhân vật anh hùng không phải do thần giúp đỡ mà dùng chính sức mạnh tự thân họ mà quyết định, thể hiện tư tưởng “ Nhân địch thắng thiên”, họ thường là người đối kháng với thần để làm đúng việc nghĩa. Cổn đã lấy “đất nở” mà sử dụng các vật thần và búa thần, đục thần của chính mình mà đào núi. Thần thoại và truyền thuyết lại hiện lên một khí thế hào hùng, giàu ý vị trữ tình. Còn rất nhiều chuyện thần thoại và truyền thuyết người Trung Hoa cần phát huy nghiên cứu, sưu tầm, nâng cao biến hóa trong tác phẩm, đánh dấu những tác phẩm không bao giờ mất mà đi vào lòng người. Chính các vị thần hiện trong những hình mẫu lí tưởng đẹp, trí tưởng tượng kết hợp với lòng mơ ước về một cuộc sống tốt đẹp trong đó cũng có khả năng con người như nguyện tạo ra những công cụ nhằm nâng cao hiệu suất, nhân vật anh 44 hùng tạo nên thế giới hòa bình- xây dựng đời sống mới mang nhiều màu sắc. Chính những nguyện vọng khao khát ấy mà trình độ khoa học ngày nay xây dựng nên những thành công trong mọi lĩnh vực cải tạo, chinh phục thiên nhiên. Và Goroki đã liên hệ những ước mơ có tích chất người xưa với những giả thuyết khoa học ngày nay, trong sách văn học dân gian nói như sau: “Có đến hàng chục thí dụ chứng tỏ luân lí của các truyện cổ tích và các thần thoại cổ đại, hàng chục chứng cớ vạch rõ ràng người nguyên thủy nhìn xa rằng họ có một óc tưởng tượng xây dựng các giả thuyết- cố nhiên chỉ là gải thiết, một trí óc có thể vươn lên, đến những giả thuyết rất hiện đại. Như việc sử dụng sức quay của trái đất hay sự thủ tiêu các bang hà ở địa cực”. Tất cả là những khát vọng mà nhân vật được con người thể hiện, mang lên những công ích có lợi cho đời sau. Từ đó nhân loại có những công cụ mang cải cách tiên tiến hơn với những câu chuyện thần thoại có nhiều kinh nghiệm, đó là mơ ước, sức mạnh của say mê, khao khát và cũng là bi kịch lạc quan của người tiền sử xưa trong lịch sử Trung Hoa mà nay là niềm tin tưởng vào tương lai mag một xã hội phồn vinh- giàu đẹp. Tổng kết: Nhìn tổng thể về nhân vật trong thần thoại Trung Hoa qua mỗi câu chuyện đều có tích cách với nhiều tư thế, hình dáng, hoạt động trong thế giới nghệ thuật mơ ước của nhiều người cổ đại xưa khác nhau. Những vị thần-anh hùng trong thần thoại là bộc lộ khả năng riêng, họ mang một khao khát của con người, họ vươn tới điều mà cả thế giới hòa bình. Đã là thần thoại thì được xây dựng trên cơ sỏ của trí tưởng tượng bay bổng, được truyền từ đời này sang đời khác. Đất nước có bề dày lịch sử và cư dân đông đúc như ở Trung Hoa thì việc lưu truyền thần thoại có thể pha tạp, có nhiều dị bản nhưng dù sao thần thoại mang bóng dáng lịch sử xửa, để truyền khẩu mà ghi nhớ sự kiện hay nhân vật cần ghi nhớ. Thần thoại tuy có nhiều hư cấu nhưng nó giúp vào việc xây dựng tìm hiểu thời tiền sử. Điều quan trọng nhất là qua hình tượng nhân vật mà có thể thấy được những giá trị nhân văn đã hình thành ngay trong buổi đầu bình minh của xã hội mà ngày nay con người vẫn tiếp thu và giữ nguyên giá trị. Nhân vật thần thoại còn là biểu tượng sâu sắc cho sự tín ngưỡng-tôn sùng trong việc thờ cúng, bởi họ chịu ảnh hưởng nhiều của Đạo giáo và Phật giáo. Tư 45 tưởng Đạo giáo và Phật giáo xuất phát từ tâm linh con người gắn chặt với thế giới thiên nhiên. Thiên nhiên là cuộc sống mà con người cần chinh phục và tái tạo nó. Chính nó, là biểu tượng mà con người cần cố gắng hòa hợp, hài hòa vào cuộc sống. Giá trị trong mỗi nhân vật thần thoại còn kém hiểu biết nhưng tất cả đều vươn lên cao trong thế giới nhận thức về cuộc sống con người và tìm hiểu con người xung quanh họ. Con người trong nhân vật thần thoại là một trí tưởng tượng với những hình ảnh sinh động thật kì thú. Lúc nhân vật sinh ra, lúc nhân vật giận dữ và lúc mang lại sự huyền ảo, lãng mạn trong cách đánh nhau hay xuất hiện với nhiều khả năng…Cả một quá trình đều được bay bổng và gắn vào thế giới thần linh luôn có sự tin tưởng, yêu cuộc sống con người. Tổng quát cho quá trình hình thành thần thoại Trung Hoa thì mỗi nhân vật lịch sử trong thần thoại là sự sáng tạo riêng về con người gửi gắm. Trong mỗi trang viết là sự đáng ghi nhớ trong từng sự kiện như Nữ Oa tạo ra loài người và có công cải tạo lại trời đất, Phục Hi làm thủy tổ nghề nông, sản sinh ra trồng lúa, và nhiều sáng tạo khát trong khát vọng hiện thực con người như cày ,cuốc, xe cộ, lưới đánh cá..từng thời gian mà dần dần con người tiến triển hơn, họ phát minh và gìn giữ xã hội hơn, tạo nên cuộc sống hơn. Nhân vật trong thần thoại là tiếng nói lòng của nhân dân, là những con đường trải qua trong từng sự kiện, là dòng lịch sử của thời gian. Ngày nay, những nhân vật thần thánh mà con người xây dựng ấy vẫn còn tồn tại và lưu giữ trong sự tín ngưỡng và lịch sử con người xưa của đất nước Trung Hoa. Người Trung Hoa luôn đề cao giá trị con người và cuộc sống. Nhận thức được thần thoại : “ là bản thân hình thức thiên nhiên và xã hội đã được gia công bằng mọi phương thức nghệ thuật không tự giác thông qua sự mơ ước của nhân dân”. Nhân dân là một tập thể sáng tạo ra thần thoại và họ là người không ngững nâng cao phát triển tiến trình lịch sử xã hội loài người xưa và nay. Tóm lại, thần thoại cổ đại Trung Hoa nó lên, nguồn gốc trong lịch sử loài người nói chung và qua từng nhân vật nói riêng, tạo nên một thể loại trong nền văn học Trung Hoa thêm đặc sắc và phong phú. Khi loài người không thể tách khỏi thế giới động vật nên không có sức để chống lại những lực lượng thiên nhiên, do đó những nhân vật thần là thể hiện một phần là thần vừa động vật qua cách miêu tả hình dáng của thần, con người thời nguyên thủy đang dần tách rời. Người nguyên 46 thủy không thể nhận thức sâu cũng như năng lực sản xuất kém nên họ từng bước tiến vào lao động, thể hiện ước vọng vào cuộc sống mà thoát khỏi lực lượng thiên nhiên đó. Để tiến hành đó mỗi con người luôn có tự giác bản thân rằng là phải hợp sức cùng lòng mà tiến, thành từng nhóm, từng bầy nguyên thủy và sau là sự phát triển chế độ chung cho thị tộc. Bên cạnh đó, những câu chuyện thần thoại có tính chất hoang đường nhưng dù sao cũng phản ánh được chừng mực nhất định thực tế lịch sử của xã hội nguyên thủy Trung Hoa. Từ khi hình thành trái đất cho đến phân khai từng vùng hay từ ăn long ở lỗ theo họ Hữu Sào thuộc giống người, làm tổ trên cây sống. Sau đó là họ Toại Nhân phát minh ra lửa, nướng chin thức ăn. Sau họ Toại Nhân có Phục Hi phát minh ra lưới để săn thú, đánh cá, đồng thời sáng tạo ra nghề chăn nuôi. Đến lượt thần Nông dạy dân trồng lúa, chế tạo ra cày, cuốc và nhiều nông cụ khác. Cuối cùng là sự phát triển qua những giai đoạn mà con người nguyên thủy hình thành theo một xã hội với một chế độ của một thủ lĩnh đứng đầu cai trị muôn dân là Nghiêu, Thuấn, Vũ..đã có công trong việc trị thủy giúp dân lập nên xã hội phân minh dần dần hình thành một thị tộc chuyên chính. Qua những câu chuyện thần thoại ấy, chứng tỏ rằng xã hội nguyên thủy Trung Hoa đã từng bước phát triển qua nhiều giai đoạn, mỗi giai đoạn được đánh dấu bằng nhiều phát minh và thành tựu lớn, kết tinh những thành quả lao động của người Trung Hoa thời nguyên thủy. 47 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ BIỆN PHÁP NGHỆ THUẬT MIÊU TẢ NHÂN VẬT TRONG THẦN THOẠI TRUNG HOA 3.1 Kết cấu và cốt truyện trong thần thoại Thần thoại là sự kết tinh nghệ thuật của những quan niệm thời xưa về thế giới và sự tôn sùng tự nhiên. Từ thế giới đó mà con người sáng tạo thần thánh hóa ra thần thoại. Đối với người đời sau, thần thoại không những có giá trị về những tài liệu quý báu cho các khoa dân tộc học, sử học, lịch sử tôn giáo mà còn có giá trị thẫm mỹ to lớn, còn hấp dẫn chúng ta bằng những hình tượng nghệ thuật độc đáo, sâu sắc vì được sản sinh trong “những điều kiện xã hội vĩnh viễn không còn tồn tại nữa”. Đa phần những tác phẩm thần thoại thường cốt truyện đơn giản, chưa có nhiều chi tiết và đi sâu vào nội dung, chỉ thể hiện cách lý giải còn rời rạc trong nhận thức của các thế giới xung quanh người xưa. Ở những cốt truyện này, kết cấu là một phương tiện cơ bản của sáng tác nghệ thuật (lí luận văn học). Ở thần thoại thường có kết cấu như sau: Một thần-một nhân vật-một hành động của một sự kiện. Nhân vật xuất hiện còn hỗn độn trong trí thức con người mang hình dáng khổng lồ, thực hiện công việc người sáng tạo ra thế giới như Ông Bàn Cổ: “xa xưa, trời đất còn hỗn độn như một quả trứng gà lớn, Ông Bàn Cổ sinh ra trong quả trứng ấy…trong mười tám ngàn năm, trời đất hình thành, chất trong trẻo tạo nên trời, chất đục bẩn tạo nên đất. Ông Bàn Cổ mỗi ngày biến hóa chín lần,..Trời mỗi cao, đất mỗi dày, Ông Bàn Cổ cực lớn”. Hay câu chuyện về “Qủy Mẫu” là người có khả năng sinh ra mọi giống quỷ trên trời đất. Mẹ Qủy mỗi ngày sinh ra mười quỷ, sáng sinh ra quỷ con, tối lại ăn mất. Mẹ Qủy đầu hổ, chân rồng, mi mắt mãng xà, mắt giao long. Nếu trời đất sinh ra thần âm và thần dương thì mẹ Qủy chính là nhân vật sinh ra mọi loài ma quỷ trên đời. Như thế, con người còn nhiều trở ngại trong nhận thức thế giới xung quanh, họ lí giải còn mơ hồ, chỉ biết thể hiện một con người trong một nhân vật xoay quanh với việc làm cụ thể như Ông Bàn Cổ hay mẹ Qủy. Chính họ hay nhân vật khác là những nhân vật tạo nên thế giới có nhiều sinh thú và thiên nhiên đầy hiểm họa. Ngoài ra, nhân vật còn thể hiện một quyền lực tối cao, nắm vị trí quan trọng trong việc hình thành vũ trụ, ví đã nói Ông Bàn Cổ là người khai thông giữa trời và 48 đất thì “ông vừa là thần trên trời vừa thánh ở dưới đất”, “Ông vui thì trời tươi sáng, khi ông tức giận thì u ám”. Khi chết, ông Bàn Cổ hóa tất cả các phần thân thể mình thành mọi thứ trên đời, ông là người sáng tạo nhưng cũng là người có vị trí quan trọng nhất trong vũ trụ. Đối với dạng này, kết cấu chủ yếu là những thần thoại kể về nguồn gốc vũ trụ-thiên nhiên. Kết cấu đơn giản và thường không phức tạp ở các thể loại khác, trong kết cấu cốt truyện ở thần thoại thường nêu lên một trình tự, từ lúc sinh ra cho đến lúc chết như ở thần thoại Trung Hoa nêu việc sinh ra Phục Hi rất kì lạ “cô gái họ Hoa Tư thấy vết chân người cực lớn ở bờ đầm rồi bèn ướm thử, sau đó sinh ra Phục Hi. Phục Hi lớn lên thông minh, cần cù, có công lao rất nhiều cho người đời, về sau được xưng làm Thượng đế, lấy tên là Thái Hạo”.. tất cả hiện lên sự đơn thuần cho những ngôn từ và cốt truyện. Thần thoại còn có dạng truyện mang hình thức cốt truyện với nhiều chủ đề, kết cấu cốt truyện là kết cấu đơn, song có nhiều tình tiết như sự kiện Phục Hi đan xen với thần Câu Mang, trong việc giúp việc cho Phục Hi, tay cầm một chiếc viên qui để thể hiện đường vẽ nhất định, mang lại sự chính xác, rồi đến truyện Nữ Oa sáng tạo ra loài người xen với Phục Hi, họ vừa là vợ chồng vừa là anh em ruột tạo nên cho người đời có gái có trai, kết duyên giai ngẫu, tạo nên tập tục hôn nhân. Với câu chuyện người mẹ Hy Hòa và mười mặt trời cùng nhau thay phiên chiếu sáng. Bà là người dong xe cho các con đi tuần, bởi vậy họ luôn thực hiện công việc một cách hoàn hảo. Với kết cấu như vậy là sự tạo nên tình tiết đầy lí thú và hấp dẫn cho người đọc, đối với người xưa là truyền khẩu thì việc trao đổi ngôn từ dễ hiểu và cốt truyện hay là mau chóng nhớ, không thể quên. Hiện tượng phức hợp về chủ đề trong một cốt truyện thần thoại phản ánh sự chứa đựng nhiều lớp văn hóa đã được nâng cao trong việc lưu truyền như Nữ Oa làm thần Cao Môi của tình yêu đôi lứa trong hôn nhân, bỏa tồn và phát triển cải thiện giống nồi. Truyện Ngưu Lang Chức Nữ cho một mối tình vợ chồng gắn kết keo sơn, chung thủy một lòng dù có xa cách như thế nào. Điều này tạo ra tính đa nghĩa trong một số thần thoại như các vị thần sản sinh ra trời đất: “Bốn phương trời có một vị thiên đế cai quản. Phương Đông có vị thiên đế Phục Hi, với kẻ phụ tá là vị thần Câu Mang, tay cầm một chiếc viên qui (tức là compa để vẽ vòng tròn), chưởng quản mùa xuân. Phương Nam vị thiên đế Viêm Đế hoặc còn gọi là Thần Nông, với kẻ phụ tá là hỏa thần Chúc Dung, tay cầm chiếc thước đo, chưởng quản 49 mùa hè. Phương Tây có vị thiên đế Thiếu Hạo, với kẻ phụ tá là kim thần Nhục Thu, tay cầm chiếc thước thơ (tức là cái ê-kê để vẽ góc vuông) chưởng quản mùa thu. Phương Bắc thì có thiên đế Chuyên Húc với kẻ phụ tá là thủy thần Huyền Minh, tay cầm chiếc cân, chưởng quản mùa đông.” Tuy có nhiều tình tiết và nhiều chủ đề đan xen tạo nên một nghĩa hoàn chỉnh thì việc xây dựng thần thoại trong cốt truyện không phai mờ hay phải có nhiều trùng lập. Ở đây, chúng tôi cần nêu lên tính hệ thống của kho tàng thần thoại là được sắp xếp theo một hệ thống tức là có mạch lạc, có thế thứ trong các áng sử thi nhưng thần thoại Trung Hoa không được đúc kết thành hệ thống nên dễ rơi vào tình trạng vun vặt, rời rạc, vì không đúc kết theo nội dung và hình thức xác định và ổn định nên chúng dễ biến chất và pha tạp và đồng hóa vào các truyền thuyết đời sau. Tuy vậy, các nhà nghiên cứu đã tinh lọc kho tàng thần thoại sâu hơn với cách nhìn sâu sắc, theo một tiến trình lịch sử với kết cấu theo tiến trình thời gian còn nhiều mơ hồ và khá hư cấu trong thần thoại nhưng mang lại những điều lí thú, đa sắc màu trong thần thoại Trung Hoa. Ngoài ra, nó đã có những trình tự nhất định ý thức chung về tự nhiên lẫn con người và giá trị cuộc sống- một tinh thần đấu tranh vươn tới một cuộc sống tốt đẹp hơn. Họ khao khát cuộc sống được thông qua những câu chuyện thần thoại như có chữ viết của Thương Thiệt thì con người có sự trao đổi ngôn ngữ, là tiếng nói chung cho cả dân tộc, có xe cộ của Hiên Viên giúp con người đi lại, vận chuyển hàng hóa dễ dàng, dùng sức kéo gia súc rồi đến bà Luy Tổ trở thành thủy tổ của nghề nuôi tằm giúp con người trang trải cuộc sống, có công việc..là sự minh chứng mong ước sáng tạo tài ba của người xưa, là những thực dụng có ích cho con người ngày nay. Ngoài ra, thần thoại còn có sự đan xen giữa các mô típ giữa các tình tiết và giữa các nhân vật với nhau như: sự tích Hậu Nghệ diệt ác quỷ dưới đất rồi đến bắn rụng mặt trời, sau lại phải chịu nỗi chết oan vì người học trò, tình vợ chồng thì không còn, như các tình tiết được nối tiếp xen kẽ với nhau về xung quanh nhân vật Hậu Nghệ hay trong lúc làm nhiệm vụ thần biển kiêm thần gió Ngẫu Cường có lúc lại nói thần có lúc đan xen giữa các con vật như các rùa Qui Khư, sau là nói đến một người khổng lồ tên là Long Bá thuộc nước Long Ba, đến gây sự làm hai quả núi lắng xuống lòng biển, nhân dân hoang mang, Hoàng đế nghe tin ma đi rút nhỏ nước Long Bá lại, ba quả núi trở lại sống yên ổn. Sau sự viện đó, tiếng tăm các vị thần tiên đi xa. Dần dần các câu chuyện được truyền từ nơi này 50 sang nơi khác, dân chúng nơi nơi đều muốn lên thăm cảnh thần tiên trên những quả núi này. Các kiểu liên kết như vậy, do có ý nghĩa khái quát nhất định đối với quan hệ nhân sinh mà được văn học dân gian, văn học trung đại hay hiện đại sử dụng, được “vay mượn” để làm sườn cho những cốt truyện mới (lí luận văn học). Lịch sử càng tiến lên thì những câu chuyện thần thoại lịch sử càng có nội dung phong phú hơn. Đặc biệt xuất hiện các anh hùng dân tộc, họ là những người mang lại công to cho cả nhân dân nhưng lại mang hình dáng khác người. Mắt Thuấn sinh ra khác hẳn con người, trong mỗi mắt có hai con ngươi tức là “nhất mục trùng đồng”. Sống trong cảnh bị ghét bỏ và hành hạ nhưng Thuấn vần lấy cái đức mà soi đường chỉ lối con người, vì tấm lòng đức độ ấy ông được làm vua. Vũ ngày đem lo trị thủy để mong dân khỏi ngập trong cảnh lầm than, vì cớ duyên mà Nữ Kiều yêu mến bậc anh hùng sau kết thành phu thê nhưng cuối cùng vì lo sợ Vũ là gấu nên Nữ Kiều biến thành đá, trả con cho Vũ là Khải sau này. Vũ ngày đêm lo cho dân mà bôn ba cuối cùng cũng trị được nạn lũ lụt cho dân, người đời sau đời đời nhớ ơn. Theo thời gian những câu chuyện đã được biến hóa một cách nhìn sâu sắc hơn, người xưa đã gửi vào câu chuyện để mang theo tưởng nhớ các sự kiện trong đời thời tiền sử. Tuy các phần còn nhiều hạn chế nhưng tác phẩm đã mang lại nội dung lẫn tư tưởng thật mỹ lệ và hào hùng, viết lên cả bi quan lẫn bi tráng cho nhân vật. Khát vọng thật vĩ đại của nhân dân thời tiền sử là không ngừng đấu tranh thiên nhiên, không ngừng cải tiến khoa học, không ngừng học hỏi và luôn đấu tranh trong sự sinh tồn, xã hội gay gắt đấu tranh phân biệt với nhau đó là từ khi “Chuyên Húc cắt đường giao thông giữa trời và đất, thần không xuống được trần gian, người không được lên trời, cả người và thần bị biệt lập, và người với người cũng phân biệt, tạo nên các tầng lớp xã hội, đặc ra luật lệ trọng nam khinh nữ...” đó là xã hội được người xưa dần dần phản ánh trong hiện thực, tố cáo một xã hội dần dần phân hóa không còn là bình đẳng hay tạo nên “xã hội Đại Đồng”. Đồng thời qua thời gian tác phẩm không những bị lu mờ mà càng tinh tế hơn, nghệ thuật không gian trong thần thoại sử dụng còn khá mơ hồ, tạo nên sự chêch lệch trong nhiều tác phẩm bị đồng hóa. Nói chung sự phát triển về thể loại cốt truyện trong thần thoại có tiến triển và nội dung theo nhu cầu phản ánh thực tế càng đậm đà hơn, kết cấu theo thời gian dần dần hoàn chỉnh, vì không theo hệ thống nên thần thoại Trung Hoa còn nhiều điều khó khăn khi theo một trình tự thống nhất, nhưng đã được chỉnh lí và sửa 51 chữa phần hạn chế nên đã có ít nhiều tác phẩm chính xác theo bề dày tiến trình lịch sử qua các thời gian. 3.2 Nghệ thuật miêu tả ngoại hình Nói đến trong một tác phẩm văn chương hay một công trình sáng tạo nào đó thì tác phẩm luôn đạt đến một khía cạnh sâu sắc nhất và độc đáo nhất là nghệ thuật sử dụng trong tác phẩm. Khi chúng ta miêu tả hay khắc họa một nhân vật là thể hiện một nhân vật có ngoại hình khác người bình thường, mỗi cá tính khác nhau, thi thành nhiệm vụ chuyên chính khác nhau của mình để thể hiện tâm ý của tác giả, hay nói khác hơn đó là những vị thần được miêu tả dưới cách nhìn người xưa. Sách Thần thoại Trung Quốc có nói: “Tướng mạo của Hoàng đế thực là kỳ dị, cứ theo người xưa kể lại thì vị thiên đế trung ương này có bốn mặt, bất kể là đông, hoặc nam, hoặc tây, hoặc bắc ông cũng đều cùng một lúc quan sát được rõ ràng vì ông có bốn mặt kia mà, thế là ở bất kì phương trời nào, hễ xảy ra sự cố gì cũng đều không lọt khỏi mắt ông”. Trong những câu chuyện thần thoại là hình tượng thần, là hình tượng trung tâm, cũng là trung tâm của sáng tạo nghệ thuật (văn học dân gian-Việt Nam). Thần thoại ra đời từ rất sớm trong xã hội loài người, xem các vị thần như một biểu tượng, một kì tích trong sáng tạo loài người. Con người với thần có một sự giao kết mãnh liệt nào đó, xây dựng một vị thần như một lời chất chứa biết bao nỗi lòng của người xưa, họ có thể ở bất kì trường hợp thế nào mà luôn có thể gặp thần như xem thần là vị cứu tinh “Trước kia, từ sau đời Bàn Cổ trời đất đã phân khai nhưng vẫn có đường giao thông giữa trời và đất. Đó là “thiên thê” tức là thang lên trời, chính là sự giao thông mà con người có thể liên lạc với thần và ngược lại, đây chính là sức mạnh trong tâm tưởng mà con người tiền sử tạo ra. Thần mạnh mẽ thì con người cũng mạnh mẽ, làm cho nhân gian trên dưới thuận hòa bình yên, thang lên trời là điềm báo thông tin giữa thần và người với nhau. Thần có thể xuống trần gian, con người có thể lên trời..là những gì mà thế giới đang tạo nên huyền bí khó đoán trong nhận thức người tiền cổ. Trong thần thoại, các nhân vật luôn có hình dạng khổng lồ, đồ sộ. Hình dáng biểu tượng vừa người vừa thần là dáng vóc của con người xưa: Thần Nông- một trong những thủy tổ dân tộc Trung Hoa sinh ra là “mình người đầu trâu”. Đầu trâu thể hiện là cơ sở cho nghề nông của loài người. Hoặc thần nước Cộng Công “mặt 52 người, mình rắn, tóc đỏ” để nó đến nước trong nông nghiệp. Hay các nhân vật thể hiện các quyền lực qua hình dáng như: thần Lục Ngô có dáng mạo uy nghiêm đáng sợ, mặt người, mình hổ, móng vuốt hổ, chin cái đuôi. Thần Chiêu Anh thì mình ngựa, mặt người, có hai cánh, toàn thân có vằn giống như vằn con hổ, vị thần này bay trên không trung, khi kêu thì tiếng vang rất xa làm người ta khiếp sợ. Nhân vật thần được miêu tả vô cùng đáng sợ với nhiều dị thường khác lạ, thể hiện bản chất khác nhau nhưng thần là nhân vật xây dựng trên nền tảng còn nhiều hạn chế trong nhận thức, đạt được nhân vật sâu sắc trong cách thể hiện là khi thể hiện bản tính thần thông qua hình dáng. Trong bản năng con người thì cũng có ganh ghét tranh đua thì ở nhân vật thần cũng thể hiện một hình dáng mang một ác tính xấu như thần Nhị Phụ có mặt người, mình rắn. Thần Xuy Vưu là mình thú, đầu người, đầu đồng, trán sắt, lại có bốn con mắt, sáu cánh tay, trên đầu có hai cái sừng sắc bén, cứng như thép, ăn thì khác thường, món ăn thường là cát, đá, sắt..có những nhân vật thần thể hiện mối gắn kết với thiên nhiên và vũ trụ, là bứt phá mà con người tạo ra cho nhân vật huyền thoại lưu giữ ngàn đời. Thần Ngẫu Cường hay còn gọi là thần gió “ khi xuất hiện với tư cách là thần gió thì thần có mặt người, mình chim, hai tay đeo hai con rắn xanh, hai chân đứng trên hai con rắn xanh khác. Vị thần này mà vỗ cách thì lập tức gió thổi đùng đùng..với tư cách xuất hiện là thần biển thì hiền lành hơn, trông giống người lăng tức là mình cá, có tay có chân, cưỡi lên một con rồng. Thần đúng là một con cá voi, tầm cỡ khổng lồ không rõ đến mấy ngàn dặm”. Ngoài ra, thân hình thể hiện một công việc chuyên chính của mình như: thần Phong Bá đầu như đầu chim sẻ, ở trên mọc chiếc sừng, thân hình như con hươu, da lốm đốm như da báo, đuôi dài như đuôi đuôi rắn. Thần tức là thần gió đi trước để quét dọn đường để cho xe bảo xa đi. Thần hình thân Vũ Xư thì giống như mình con tằm. Chỉ cần thần hóa phép một cái thì trên trời mưa đổ xuống, trong khoảng khắc nước ngập khắp nơi. Thần Vũ Xư tức là thần mưa đi trước để tưới nước. Nhân vật được khắc họa qua nhiều hình dáng đặc thù riêng cho từng vị thần để thể hiện năng lực cũng như sự biến hóa của mình. Tất cả thể hiện một ngoại hình đậm nét nhân vật thần thoại, mang một hình tượng khác trong các thể loại văn học đầy mạnh mẽ, tự hào trong truyện thần thoại của văn học dân gian nói chung và từng khía cạnh của các văn học khác nói riêng. 53 3.3 Nghệ thuật miêu tả tính cách Bên cạnh những thân hình to lớn, đồ sộ thì các vị thần cũng mang một tính cách khác thường vừa hung tợn vừa hung bạo và tàn ác trái lại có thần hiền lành, đôn hậu hay giúp người. Cộng Công là vị thần khét tiếng, có mặt người, mình rắn, tóc đỏ, ngu xuẩn mà lại hung bạo. Thần Tướng Liễu cũng mặt người, mình rắn, có chin cái đầu, tính tình độc ác tham lam. Thần Gió lúc giận dữ thì gió thổi mang bệnh tật, ai trúng thì mắc bệnh, có thể chết. Thần Biển khi thành con chim Bằng thì hét hung mãnh, hai chiếc cánh màu đen thẫm của nó làm thành đám mây đen che bầu trời nhưng tất cả cũng có vị thần hiền lành như thần Câu Mang mang dáng vóc đáng sợ mà không đáng sợ bởi thần mang niềm vui cho cuộc sống là một vị thần mùa xuân. Trong tăm tối là những hiện tượng ma quỷ xuất hiện, làm điều ác nhân, nhân dân hoảng loạn nên Hoàng đế đã sai sáu vị thần, vị nào cũng có mặt và má nhỏ, cánh tay màu đỏ, tay nắm tay liền với nhau thay nhau đi tuần trong đêm không để các loài ma quỷ gây tội, mang lại sự bình yên cho mọi người. Chính sự hung tờn, đánh mạnh, la lớn và nghiêm khắc phân minh rõ ràng của thần Đồ và Uất Lũy mà loài quỷ ác kiêng sợ, không dám tác oai tác quái. Từ đó để diệt trừ yêu ma người dân thường vẽ hai vị thần này ở trước cửa. Có lẽ những dị hình khác lạ của thần mà mỗi vị thần cũng như con người. Yêu ghét, giận dữ, oán than và trách phận bạc. Nàng Dao Cơ con của Viêm đế thần Nông, nàng đến tuổi lấy chồng nhưng không may chết sớm, vì thương xót nàng mà Viêm đế cho nàng đến núi Vu Sơn làm ra mây mưa: “Buổi sáng nàng biến thành buổi mây sớm đẹp đẽ. Buổi chiều đám mây đó biến thành cơn mưa, chiều lấm tấm rơi. Qua các đám mây, mưa ấy, nàng bộc lộ nỗi niềm ai oán của mình”. Hoặc người con gái khác của Viêm đế cũng bi ai, đó là Nữ Ai, một lần đi du ngoạn mà nàng chết đuối, linh hồn nàng biến thành chim Tinh Vệ “nàng oán tiếc cho thân phận mình bị làn song vô tình vùi dập nên ngậm đá hay cành cây nhỏ từ núi Tây Sơn bay đến thả xuống biển Đông Hải nhằm lấp biển”. Một tinh thần vượt khó, không bao giờ nản chí ở chim Tinh Vệ, đó là một người con gái nhỏ bé nhưng kiên cường, không chịu khuất phục trước số phận mình, dù đã chết nhưng linh hồn nàng vẫn nguyện một lòng mong chờ sự sống, không chịu một đời người sống vô nghĩa, nàng một lòng quyết tâm lấp biển để không ai chết như nàng. Đó thể hiện ý chí của nhân dân xưa trong việc đấu tranh và sinh tồn của sự sống. Thật đáng khâm phục, về sau nhà thơ Đào Tiềm đời Tấn viết lên hai câu thơ: 54 “Tinh Vệ hàm vi mộc Tướng dĩ điền thương hải” (Chim Tinh Vệ ngậm cành cây nhỏ Đem đến mà lấp biển xanh). Sự thần thánh tài năng hay chính là sức mạnh của chính con người đó chăng, thần là một hình tượng được xây dựng lên bởi khát vọng vươn tới sự hòa bình và phẩm chất cao quý có ích cho đời. Những tính cách yêu- oán- thương-than đều có ở các thần, nó bộc lộ lên thái độ một nhân vật điển hình cho tinh thần con người. Bên cạnh những tính cách được bộc lộ ở thần mà con người đã hình dung và xây dựng một hình ảnh thật độc đáo thì ở thần còn mang vẽ đẹp tính chất lãng mạn, kì vĩ. Khi thần Nông sinh ra: “tự nhiên chung quanh nơi thần sinh ra nước vọt lên từ chin cái giếng và khi thần dạy dân gieo trồng ngũ cốc thì từ tho trên trời, các loại hạt giống tự nhiên rơi xuống, thần chọn một số loại hạt giống và khai khẩn đất đai mà trồng cấy. Sau đó đem nghề nông dạy cho dân. Truyện còn kể rằng, có một con chim mầu hoàn toàn đỏ bay tới, miệng ngậm một nhánh lúa có chin bông, các hạt lúa ấy rụng xuống. Thần Nông gieo trồng giống lúa ấy vừa khỏe vừa nảy nầm, ăn thứ giống lúa ấy không những no bụng mà còn bất tử”, những chất lãng mạn trong tâm linh con người về một vị thần sinh ra mang lại điều bất tử, niềm hạnh phúc cho sự sống. Ngoài ra, phải kể đến một vị thần khai thông lập địa của Trung Hoa là thần Bàn Cổ: khi chết thần đã hóa thân thể thành mọi thứ trên đời như mồ hôi thành sương sa. Răng và xương thành kim thuộc lóe sáng…mọi thứ đều trở nên phong phú và mỹ lệ”. Tuy có hình dáng to lớn nhưng thần Bàn Cổ đã thể hiện phẩm chất cao quý khi khai sinh ra mọi vật trên đời. Qua đó, những nhân vật thần trong thần thoại cũng thể hiện qua chức năng nhân vật, họ luôn làm việc chuyên chính được giao phó như thần Mặt Trời luôn đi tuần chiếu sáng vào ban ngày, thần Mặt Trăng thì mang lại nguồn ánh sáng cho vùng u tối, thần Gió tạo ra gió, thần Mưa tạo ra mưa, thần Biển chuyên rút và ra nước khi cần thuyết… các thần xuất hiện để thực hiện vai trò của mình, đồng thời các nhân vật thần mang tính cách đúng với bản năng công việc, dù có lúc giận dữ nhưng cũng có lúc hiền hòa, bộc lộ qua những hành động khi làm việc. Những đặc điểm của các thần trong thần thoại là sự phản ánh tư duy của người xưa, nêu lên đặc tính mà họ thường thể hiện. 55 Tính cách của mỗi nhân vật là sự sáng tạo trong tâm tưởng là hết sức bay bổng, phong phú qua từng hành động, nét mặt. Những biểu hiện mà nhân vật đạt được là làm nên nét sáng tác cho những trang viết sau, là thể hiện mối quan hệ giữa tư tưởng và xã hội, bộc lộ nhiều gốc độ trong cách nhìn người xưa. Những nhân vật thần của Trung Hoa là những người có khí chất, mang đậm cá tính rõ rệt qua từng nhân vật họ hóa thân của quyền lực tối cao và là bậc thánh nhân nói chung và phẩm chất riêng của mỗi thần. Đó là thể hiện không khí trang nghiêm của thần thoại Trung Hoa, là tràn đầy ý nghĩa về sự phát triển mang tính hướng nội và sự suy nghĩa sâu xa khó đoán. Đó cũng là sự đúc kết trong tính cách người Trung Hoa sau này, thể hiện sâu sắc nền văn hóa đậm tính dân tộc được tích đọng trong tinh thần từ thời xa xưa và qua từng thời gian được chuyển biến thành một ý thức tập thể mang tính tự giác, ảnh hưởng và chi phối toàn bộ sự phát triển của chỉnh thể văn hóa. Tổng kết: Như đã nói, nghệ thuật miêu tả trong thần thoại là một điển hình sâu sắc cho các thể loại khác của văn học dân gian nói chung và các tác phẩm văn chương nói riêng. Văn học dân gian là một loại hình tập thể gắn liền với hoạt động thực tiễn của nhân dân nên nó có cái nhìn sơ khai về tự nhiên và xã hội cũng là hậu quả tất yếu của sự nhận thức nghệ thuật tập thể và trực tiếp của nhu cầu thể hiện một cách trực tiếp, ngay tức khắc mối quan hệ thẩm mỹ của một tập thể người đối với thực tại cuộc sống (theo văn học dân gian-Việt Nam). Có những mặt mạnh có những mặt yếu về cái nhìn sơ khai trong tự nhiên và xã hội trong sáng tác tập thể. Có lẽ, họ chỉ vì nhu cầu thiết thực được nảy sinh trong cái bao quát tổng thể nên còn ấu trĩ. Nhưng không phủ nhận rằng những sáng tác về hình tượng trong nghệ thuật thật điển hình và làm chủ đề cho những trang viết sáng tác khác. Cũng theo trang viết của văn học dân gian mà nêu lên khái quát về nghệ thuật trong hình tượng nhân vật như sau: Hình tượng thần trong thần thoại mang những nét nguyên sơ của sự sáng tạo nghệ thuật, nó vừa hồn nhiên mộc mạc vừa kì lạ phóng khoáng. Nó không có thực nhưng vẫn đầy hấp dẫn bởi tính chất trẻ trung mạnh mẽ của thời đại mà sức mạnh của con người vẫn chưa bị xiềng xích bởi trật tự xã hội, thần chính là những phác thảo đầu tiên và vô cùng quý giá của những văn học sau này. Đồng thời, thần thoại sáng tác không phải dưới ánh sáng của ý thức 56 sáng tạo nghệ thuật mà xuất phát từ niềm tin con người vào sự tồn tại của đấng siêu nhiên thần thánh. Những trí tưởng tượng phóng khoáng, hồn nhiên và thơ mộng của con người thời nguyên thủy đã chấp cánh cho hình tượng thần, làm cho họ trở nên đẹp đẽ, trở thành mẫu mực nghệ thuật không gì sánh nổi. Trong quá trình tiến lên thành một khoa học thực sự, việc sưu tầm nghiên cứu văn học dân gian nói chung và ở thần thoại nói riêng đã đạt nhiều thành tựu đáng kể. Ngoài công trình sưu tầm đã được xuất bản còn rất nhiều tài liệu sửu chửa và bổ sung hay còn nhiều thiếu sót chưa được chỉnh lí, biên soạn đang được lưu giữ trong các bộ môn nghiên cứu lịch sử, dân tộc học, sử học…tất cả đã được khai thác mang những nét mới, là dấu hiệu bước đầu sự phát triển khoa học về nghiên cứu thần thoại. Bởi trong thần thoại chứa đựng một chân lí đạo làm người về cuộc sống. Qua đó thực hiện chức năng đánh giá ý thức thẫm mỹ của cách nhìn thống nhất toàn vẹn. Đó là đặc điểm tạo nên giá trị tồn tại của nghệ thuật trong văn học dân gian. Đồng thời là kho tàng nói chung để cho các thể loại khoa học khác tìm hiểu và sáng tác. Thần thoại Trung Hoa mang nét nghệ thuật tinh xảo trong những trang viết về lịch sử con người và xã hội. Ngày nay, con người Trung Hoa qua các triều đại Vua Hùng, triều đại nhà Hạ ở Trung Hoa vẫn còn thuộc trong thời kì tiền sử. Yếu tố nghệ thuật là điển hình trong sáng tác thần thoại hay bất kì thể loại sáng tác nào đều có. Nhưng nghệ thuật chính là phác họa để tác phẩm được lưu truyền và tạo ấn tượng sâu cho người đọc. Cảm nhận nội dung và tư tưởng tác phẩm cũng vậy, gây cái hay, cái độc cho người độc mà người đời sau vẫn giữ. Thần thoại là một trong số đó mà con người nay vẫn tìm đọc, sưu tầm và phát huy thể loại thần thoại ở nhiều phương diện mà thần thoại Trung Hoa là cội nguồn lịch sử trải qua mấy ngàn năm của văn minh nhân loại. 57 KẾT LUẬN Trong suốt thời gian đi qua nhiều chặng đường lịch sử, Trung Hoa là nước mang đậm dấu ấn riêng về lịch sử con người- xã hội trong thế giới. Nhân vật hay nội dung về con người đều bất hủ ngàn đời. Từ câu chuyện Nữ Oa vá trời, tạo ra con người, đến thần Nông phát minh ra nghề Nông và nhiều nhân vật khác chế tạo ra cung tên, phát minh ra lửa. Tất cả hiện lên một trang sử thần thoại đặc sắc của người nguyên thủy xưa. Thần thoại Trung Hoa đã mang lại một kiến thức về vũ trụ khai sáng trời đất cho đến lúc hình thành con người và sự hoàn thiện mọi mặt. Trong quá trình tiến hóa là sự nỗ lực sáng tạo trong lao động mà người xưa để lại. Tuy có nhiều trở ngại, khó khăn bởi nhận thức còn ấu trĩ nhưng tất cả họ đã để lại cho văn minh nhân loại đời sau về kì công trong sáng tạo công cụ, là bình minh của thời kì văn minh, ngọn lửa lóe sáng để con người văn minh ngàn đời sau phải nhận thức và khám phá. Ở Trung Hoa nói riêng về thần thoại là nét tinh tế đa sắc màu về nghệ thuật con người, trong văn học có nhiều tác phẩm mang giá trị nhân văn cao, với nghệ thuật là sâu sắc, với con người là văn hóa trong xã hội cộng đồng. Đồng thời, thần thoại là tiếng nói chung của nhân loại về cội nguồn văn hóa xã hội- chính là sự hình thành văn minh con người. Nhân vật trong thần thoại là những biểu tượng khát vọng của người xưa chống lại thế lực tự nhiên và loài ác quỷ. Chính những nhân vật ấy là niềm tin cho họ tăng thêm sức mạnh, sức mạnh của cá nhân và của cả cộng đồng. Như vậy, thần thoại Trung Hoa là những câu chuyện về con người thần thánh khi xã hội con người nguyên thủy còn nhiều điều chưa nhận thức thì thần thoại là thể hiện khát vọng bình yên toàn diện trong cuộc sống, mang lại lợi ích cho mọi người. Ngoài ra, thần thoại là đề tài sâu rộng cho nghệ thuật ngôn từ. Thần thoại Trung Hoa là một phương diện độc đáo trong tiền sử mà con người nay cần khám phá qua từng trang viết, câu chuyện trong nội dung lẫn tư tưởng. 58 TÀI LIỆU KHAM KHẢO 1. Dương Tuấn Anh ( 2009), Thần Thoại Trung Hoa, NXB Giáo Dục Việt Nam. 2. Mac- Anghen ( 2008), toàn tập, tập 16, NXB Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. 3.Lại Nguyên Ân ( 1999), 150 thuật ngữ văn học, NXB Đại Học Quốc Gia Hà Nội. 4.Nguyễn Đổng Chi ( 1956), Lược khảo về thần thoại Việt Nam, Ban nghiên cứu văn sử địa xuất bản, Hà Nội. 5. Chu Xuân Diên (1984), Từ điển văn học, tập 2, NXB khoa Học Xã Hội, Hà Nội. 6. Quách Dự Hoành chủ biên (2004), Trung Quốc cổ đại văn hóa sử (bản tiếng hoa), tập 1, thượng hải cổ tịch xuất bản xã. 7. Bùi Hũ Hồng (dịch giả) (2000), Khái yếu lịch sử văn hóa Trung Quốc, tập 1, NXB Thế giới, Hà Nội. 8. Viên Kha (2004), Trung Quốc thần thoại tiểu thuyết, NXB Hoa Hạ. 9. Đinh Gia Khánh ( 2006), Thần thoại Trung Hoa, NXB Văn hóa thông tin. 10. Nguyễn Hiến Lê (1994), Đại cương văn hóa-sử Trung Quốc, NXB Nguyễn Hiến Lê. 11. Nhiều tác giả (1997), Lí luận văn học, NXB Giáo Dục. 12. Nhiều tác giả (1973), Văn học dân gian Việt Nam , tập 1, NXB Văn Học và Trung Học Chuyên Nghiệp. 13. Nhiều tác giả ( 1997), Văn học dân gian Việt Nam, tập 2, NXB Văn Học và Trung Học Chuyên Nghiệp. 14. Lương Ninh (1998), Lịch sử thế giới cổ đại, NXB Hà Nội. 15. Trần Văn Suyền - Nguyễn Văn Long (đồng chủ biên) ( 2006), Giáo trình Lí luận văn học, tập 2, NXB Đại Học Sư Phạm, Hà Nội. 59 16. Chiêm Tế (2000), Lịch sử thế giới cổ đại, tập 1, NXB Đại học quốc gia, Hà Nội. 17. Chiêm Tế (2000), Lịch sử thế giới cổ đại, tập 2, NXB Đại học quốc gia, Hà Nội. 18. Xtalin ( 1955), Chủ nghĩa Mác và những vấn đề ngôn ngữ, NXB Sự Thật, Hà Nội. Các trang từ internet như: - khoavanhoc-ngonngu.edu.vn - huc.edu.vn - www.cter.net>diễn đàn>giảng đường> văn học>văn học 12 - vi.wikipedia.org/thần thoại - Vuhuu.edu.vn/null/Ebook/văn học –dân gian 1 - Vi.wikipedia của tôn giáo - Daitudien.net/triet-hoc/triet-hoc-ve-than thoai. 60 MỤC LỤC 61 [...]... những đặc điểm nghệ thuật và nhân vật trong thần thoại để tìm ra những đặc điểm độc đáo, cái tinh tế sâu sắc trong từng hình tượng nghệ thuật của thần thoại, đặc biệt là thần thoại Trung Hoa 1.2 Bối cảnh ra đời thần thoại Trung Hoa Theo quan điểm của Mác thì thần thoại gắn liền với thời kỳ ấu thơ của nhân loại trong những điều kiện xã hội vĩnh viễn không bao giờ trở lại nữa”, nó là thứ nghệ thuật vô ý... đó nhân vật Bàn Cổ Trung Hoa và nhân vật Bàn Cổ hay Bàn Hồ của các dân tộc người Miêu, Người Dao được Hán Tộc coi là thủy tổ của họ Như vậy, thần thoại Trung Hoa của Hán Tộc đã tiếp thu ảnh hưởng của Dao tộc và Miêu tộc của Hoa Nam ( theo truyên 26 thần thoại Trung Quốc) Bên cạnh đó, thần thoại các dân tộc thiểu số Trung Hoa nhiều nhất là thần thoại khai thiên lập địa, thần thoại hồng thủy, thần thoại. .. thiên nhiên và vũ trụ Đầu tiên, đó là các vị thần ở các phương, chịu ảnh hưởng không nhỏ ở văn học Trung Hoa, câu chuyện thần thoại Việt Nam gần như tương tự với thần thoại Trung Hoa Thần thoại Trung Hoa có vị thần bốn phương và một vị hoàng đế trung ương (thiên đế màu vàng) là : thần gió, thần mưa, thần biển, thần núi hay bốn vị thần cai quản các mùa trong năm như : thần mùa xuân (Câu Mang), thần mùa... mẫu, môtip thần thoại, thủ pháp thần thoại hóa, thậm chí cả kiểu sáng tác huyền thoại[ 1] (chủ nghĩa huyền thoại, chủ nghĩa hiện thực huyền ảo v.v.)( nguồn từ: vi.wikipedia.org/ thần thoại) Địa vị của thần thoại Trung Hoa trong lịch sử văn học Trung Hoa là rất quan trọng Thần thoại là thời kì tiền sử để con người bước vào giai đoạn lịch sử nhưng thần thoại mang đến cho chúng ta ở nhiều khía cạnh trong văn... loại thần thoại luôn tồn tại trong hệ thống văn học, văn hóa của nhân loại cũng như của từng dân tộc Nó đã góp phần giúp con người hiện đại nhìn nhận được lịch sử của mình, không những thế các yếu tố thần và tư duy thần thoại vẫn còn tồn tại trong ý thức xã hội và trong nghệ thuật, những yếu tố đó là cội rễ để nhân loại sáng tạo ra những giá trị văn học, văn hóa nghệ thuật mới (nguồn từ: huc.edu.vn) Thần. .. thần thoại là chìa khóa tìm hiểu cuộc sống và tâm lý con người trong buổi đầu ấu trĩ Là đề tài cho các nhà nghiên cứu trong việc tìm hiểu lịch sử Trung Hoa và có giá trị cao trong việc sưu tầm thần thoại Trung Hoa 1.3 Nội dung thần thoại Trung Hoa Thần thoại Trung Hoa coi trọng con người và giá trị cuộc sống Đồng thời tiềm tàng một sức sống mãnh liệt, một tinh thần không biết mệt mỏi, mang nên những điều... Cô…còn thần thoại Trung Hoa thường không có sự đi đôi như ở thần thoại Việt, mà chỉ thường nhắc đến khi tên nhân vật nam là có nhân vật nữ bên cạnh như nói đến Hậu Nghệ là nhớ tới Hằng Nga, Ngọc Hoàng thì có Tây Vương Mẫu, Chức Nữ thì có Ngưu Lang do mất nhiều bản thảo mà gặp nhiều thiếu sót khi sưu tầm nhân vật đi đôi trong thần thoại Trung Hoa Cũng vì trong giai đoạn tiền sử là xuất hiện thị “mẫu hệ ,... rõ: Trong thần thoại có sự đan kết những yếu tố phôi thai của tôn giáo, triết học, khoa học và nghệ thuật Quan hệ hữu cơ của thần thoại với lễ nghi vốn được thực hiện qua các phương tiện âm nhạc, vũ đạo, các phương tiện “tiền sân khấu” và ngôn từ (nguồn từ: khoavanhocngonngu.edu.vn) Như vậy, chính việc thần thoại hóa ấy đã thể hiện năng lực tưởng tượng và thiên tài nghệ thuật vô cùng vô tận của nhân. .. cứu cố gắng đưa ra những điều thống nhất, sâu chuỗi để không bị trùng lập và có ý nghĩa hơn như các ấn phẩm của kết quả nghiên cứu: Truyện thần thoại Trung Quốc của Cung Bảo An, Truyện thần thoại Trung Quốc của Kha Văn Lễ, Truyện thần thoại Trung Quốc của Viên Kha…là minh chứng cụ thể của sự đồ sộ thần thoại Trung Hoa Không những thế, thần thoại Trung Hoa còn là nền móng trong sự sáng tác văn học, là... huc.edu.vn) Thần thoại luôn có một vị trí quan trọng trong lịch sử văn học Nó là một thể tài ảnh hưởng tương đối sớm với các thể lạo sáng tác văn học Thần thoại giúp con người hiện đại sáng tác ra nhiều tác phẩm nghệ thuật, không những thế các yếu tố thần và tư duy thần thoại vẫn còn tồn tại trong ý thức xã hội và trong nghệ thuật, những yếu tố là giá trị cho văn học và lịch sử Tác dụng của thần thoại là chìa

Ngày đăng: 05/10/2015, 14:28

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan