Nghệ thuật miêu tả tính cách

Một phần của tài liệu hệ thống nhân vật và nghệ thuật miêu tả nhân vật trong thần thoại trung hoa (Trang 54 - 59)

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ BIỆN PHÁP NGHỆ THUẬT MIÊU TẢ NHÂN VẬT TRONG THẦN THOẠI TRUNG HOA

3.3Nghệ thuật miêu tả tính cách

Bên cạnh những thân hình to lớn, đồ sộ thì các vị thần cũng mang một tính cách khác thường vừa hung tợn vừa hung bạo và tàn ác trái lại có thần hiền lành, đôn hậu hay giúp người. Cộng Công là vị thần khét tiếng, có mặt người, mình rắn, tóc đỏ, ngu xuẩn mà lại hung bạo. Thần Tướng Liễu cũng mặt người, mình rắn, có chin cái đầu, tính tình độc ác tham lam. Thần Gió lúc giận dữ thì gió thổi mang bệnh tật, ai trúng thì mắc bệnh, có thể chết. Thần Biển khi thành con chim Bằng thì hét hung mãnh, hai chiếc cánh màu đen thẫm của nó làm thành đám mây đen che bầu trời nhưng tất cả cũng có vị thần hiền lành như thần Câu Mang mang dáng vóc đáng sợ mà không đáng sợ bởi thần mang niềm vui cho cuộc sống là một vị thần mùa xuân. Trong tăm tối là những hiện tượng ma quỷ xuất hiện, làm điều ác nhân, nhân dân hoảng loạn nên Hoàng đế đã sai sáu vị thần, vị nào cũng có mặt và má nhỏ, cánh tay màu đỏ, tay nắm tay liền với nhau thay nhau đi tuần trong đêm không để các loài ma quỷ gây tội, mang lại sự bình yên cho mọi người. Chính sự hung tờn, đánh mạnh, la lớn và nghiêm khắc phân minh rõ ràng của thần Đồ và Uất Lũy mà loài quỷ ác kiêng sợ, không dám tác oai tác quái. Từ đó để diệt trừ yêu ma người dân thường vẽ hai vị thần này ở trước cửa. Có lẽ những dị hình khác lạ của thần mà mỗi vị thần cũng như con người. Yêu ghét, giận dữ, oán than và trách phận bạc. Nàng Dao Cơ con của Viêm đế thần Nông, nàng đến tuổi lấy chồng nhưng không may chết sớm, vì thương xót nàng mà Viêm đế cho nàng đến núi Vu Sơn làm ra mây mưa: “Buổi sáng nàng biến thành buổi mây sớm đẹp đẽ. Buổi chiều đám mây đó biến thành cơn mưa, chiều lấm tấm rơi. Qua các đám mây, mưa ấy, nàng bộc lộ nỗi niềm ai oán của mình”. Hoặc người con gái khác của Viêm đế cũng bi ai, đó là Nữ Ai, một lần đi du ngoạn mà nàng chết đuối, linh hồn nàng biến thành chim Tinh Vệ “nàng oán tiếc cho thân phận mình bị làn song vô tình vùi dập nên ngậm đá hay cành cây nhỏ từ núi Tây Sơn bay đến thả xuống biển Đông Hải nhằm lấp biển”. Một tinh thần vượt khó, không bao giờ nản chí ở chim Tinh Vệ, đó là một người con gái nhỏ bé nhưng kiên cường, không chịu khuất phục trước số phận mình, dù đã chết nhưng linh hồn nàng vẫn nguyện một lòng mong chờ sự sống, không chịu một đời người sống vô nghĩa, nàng một lòng quyết tâm lấp biển để không ai chết như nàng. Đó thể hiện ý chí của nhân dân xưa trong việc đấu tranh và sinh tồn của sự sống. Thật đáng khâm phục, về sau nhà thơ Đào Tiềm đời Tấn viết lên hai câu thơ:

“Tinh Vệ hàm vi mộc Tướng dĩ điền thương hải” (Chim Tinh Vệ ngậm cành cây nhỏ

Đem đến mà lấp biển xanh).

Sự thần thánh tài năng hay chính là sức mạnh của chính con người đó chăng, thần là một hình tượng được xây dựng lên bởi khát vọng vươn tới sự hòa bình và phẩm chất cao quý có ích cho đời. Những tính cách yêu- oán- thương-than đều có ở các thần, nó bộc lộ lên thái độ một nhân vật điển hình cho tinh thần con người. Bên cạnh những tính cách được bộc lộ ở thần mà con người đã hình dung và xây dựng một hình ảnh thật độc đáo thì ở thần còn mang vẽ đẹp tính chất lãng mạn, kì vĩ. Khi thần Nông sinh ra: “tự nhiên chung quanh nơi thần sinh ra nước vọt lên từ chin cái giếng và khi thần dạy dân gieo trồng ngũ cốc thì từ tho trên trời, các loại hạt giống tự nhiên rơi xuống, thần chọn một số loại hạt giống và khai khẩn đất đai mà trồng cấy. Sau đó đem nghề nông dạy cho dân. Truyện còn kể rằng, có một con chim mầu hoàn toàn đỏ bay tới, miệng ngậm một nhánh lúa có chin bông, các hạt lúa ấy rụng xuống. Thần Nông gieo trồng giống lúa ấy vừa khỏe vừa nảy nầm, ăn thứ giống lúa ấy không những no bụng mà còn bất tử”, những chất lãng mạn trong tâm linh con người về một vị thần sinh ra mang lại điều bất tử, niềm hạnh phúc cho sự sống.

Ngoài ra, phải kể đến một vị thần khai thông lập địa của Trung Hoa là thần Bàn Cổ: khi chết thần đã hóa thân thể thành mọi thứ trên đời như mồ hôi thành sương sa. Răng và xương thành kim thuộc lóe sáng…mọi thứ đều trở nên phong phú và mỹ lệ”. Tuy có hình dáng to lớn nhưng thần Bàn Cổ đã thể hiện phẩm chất cao quý khi khai sinh ra mọi vật trên đời.

Qua đó, những nhân vật thần trong thần thoại cũng thể hiện qua chức năng nhân vật, họ luôn làm việc chuyên chính được giao phó như thần Mặt Trời luôn đi tuần chiếu sáng vào ban ngày, thần Mặt Trăng thì mang lại nguồn ánh sáng cho vùng u tối, thần Gió tạo ra gió, thần Mưa tạo ra mưa, thần Biển chuyên rút và ra nước khi cần thuyết… các thần xuất hiện để thực hiện vai trò của mình, đồng thời các nhân vật thần mang tính cách đúng với bản năng công việc, dù có lúc giận dữ nhưng cũng có lúc hiền hòa, bộc lộ qua những hành động khi làm việc. Những đặc điểm của các thần trong thần thoại là sự phản ánh tư duy của người xưa, nêu lên đặc tính mà họ thường thể hiện.

Tính cách của mỗi nhân vật là sự sáng tạo trong tâm tưởng là hết sức bay bổng, phong phú qua từng hành động, nét mặt. Những biểu hiện mà nhân vật đạt được là làm nên nét sáng tác cho những trang viết sau, là thể hiện mối quan hệ giữa tư tưởng và xã hội, bộc lộ nhiều gốc độ trong cách nhìn người xưa. Những nhân vật thần của Trung Hoa là những người có khí chất, mang đậm cá tính rõ rệt qua từng nhân vật họ hóa thân của quyền lực tối cao và là bậc thánh nhân nói chung và phẩm chất riêng của mỗi thần. Đó là thể hiện không khí trang nghiêm của thần thoại Trung Hoa, là tràn đầy ý nghĩa về sự phát triển mang tính hướng nội và sự suy nghĩa sâu xa khó đoán. Đó cũng là sự đúc kết trong tính cách người Trung Hoa sau này, thể hiện sâu sắc nền văn hóa đậm tính dân tộc được tích đọng trong tinh thần từ thời xa xưa và qua từng thời gian được chuyển biến thành một ý thức tập thể mang tính tự giác, ảnh hưởng và chi phối toàn bộ sự phát triển của chỉnh thể văn hóa.

Tổng kết:

Như đã nói, nghệ thuật miêu tả trong thần thoại là một điển hình sâu sắc cho các thể loại khác của văn học dân gian nói chung và các tác phẩm văn chương nói riêng. Văn học dân gian là một loại hình tập thể gắn liền với hoạt động thực tiễn của nhân dân nên nó có cái nhìn sơ khai về tự nhiên và xã hội cũng là hậu quả tất yếu của sự nhận thức nghệ thuật tập thể và trực tiếp của nhu cầu thể hiện một cách trực tiếp, ngay tức khắc mối quan hệ thẩm mỹ của một tập thể người đối với thực tại cuộc sống (theo văn học dân gian-Việt Nam). Có những mặt mạnh có những mặt yếu về cái nhìn sơ khai trong tự nhiên và xã hội trong sáng tác tập thể. Có lẽ, họ chỉ vì nhu cầu thiết thực được nảy sinh trong cái bao quát tổng thể nên còn ấu trĩ. Nhưng không phủ nhận rằng những sáng tác về hình tượng trong nghệ thuật thật điển hình và làm chủ đề cho những trang viết sáng tác khác.

Cũng theo trang viết của văn học dân gian mà nêu lên khái quát về nghệ thuật trong hình tượng nhân vật như sau: Hình tượng thần trong thần thoại mang những nét nguyên sơ của sự sáng tạo nghệ thuật, nó vừa hồn nhiên mộc mạc vừa kì lạ phóng khoáng. Nó không có thực nhưng vẫn đầy hấp dẫn bởi tính chất trẻ trung mạnh mẽ của thời đại mà sức mạnh của con người vẫn chưa bị xiềng xích bởi trật tự xã hội, thần chính là những phác thảo đầu tiên và vô cùng quý giá của những văn học sau này. Đồng thời, thần thoại sáng tác không phải dưới ánh sáng của ý thức

sáng tạo nghệ thuật mà xuất phát từ niềm tin con người vào sự tồn tại của đấng siêu nhiên thần thánh. Những trí tưởng tượng phóng khoáng, hồn nhiên và thơ mộng của con người thời nguyên thủy đã chấp cánh cho hình tượng thần, làm cho họ trở nên đẹp đẽ, trở thành mẫu mực nghệ thuật không gì sánh nổi.

Trong quá trình tiến lên thành một khoa học thực sự, việc sưu tầm nghiên cứu văn học dân gian nói chung và ở thần thoại nói riêng đã đạt nhiều thành tựu đáng kể. Ngoài công trình sưu tầm đã được xuất bản còn rất nhiều tài liệu sửu chửa và bổ sung hay còn nhiều thiếu sót chưa được chỉnh lí, biên soạn đang được lưu giữ trong các bộ môn nghiên cứu lịch sử, dân tộc học, sử học…tất cả đã được khai thác mang những nét mới, là dấu hiệu bước đầu sự phát triển khoa học về nghiên cứu thần thoại. Bởi trong thần thoại chứa đựng một chân lí đạo làm người về cuộc sống. Qua đó thực hiện chức năng đánh giá ý thức thẫm mỹ của cách nhìn thống nhất toàn vẹn. Đó là đặc điểm tạo nên giá trị tồn tại của nghệ thuật trong văn học dân gian. Đồng thời là kho tàng nói chung để cho các thể loại khoa học khác tìm hiểu và sáng tác.

Thần thoại Trung Hoa mang nét nghệ thuật tinh xảo trong những trang viết về lịch sử con người và xã hội. Ngày nay, con người Trung Hoa qua các triều đại Vua Hùng, triều đại nhà Hạ ở Trung Hoa vẫn còn thuộc trong thời kì tiền sử. Yếu tố nghệ thuật là điển hình trong sáng tác thần thoại hay bất kì thể loại sáng tác nào đều có. Nhưng nghệ thuật chính là phác họa để tác phẩm được lưu truyền và tạo ấn tượng sâu cho người đọc. Cảm nhận nội dung và tư tưởng tác phẩm cũng vậy, gây cái hay, cái độc cho người độc mà người đời sau vẫn giữ. Thần thoại là một trong số đó mà con người nay vẫn tìm đọc, sưu tầm và phát huy thể loại thần thoại ở nhiều phương diện mà thần thoại Trung Hoa là cội nguồn lịch sử trải qua mấy ngàn năm của văn minh nhân loại.

KẾT LUẬN

Trong suốt thời gian đi qua nhiều chặng đường lịch sử, Trung Hoa là nước mang đậm dấu ấn riêng về lịch sử con người- xã hội trong thế giới. Nhân vật hay nội dung về con người đều bất hủ ngàn đời. Từ câu chuyện Nữ Oa vá trời, tạo ra con người, đến thần Nông phát minh ra nghề Nông và nhiều nhân vật khác chế tạo ra cung tên, phát minh ra lửa. Tất cả hiện lên một trang sử thần thoại đặc sắc của người nguyên thủy xưa.

Thần thoại Trung Hoa đã mang lại một kiến thức về vũ trụ khai sáng trời đất cho đến lúc hình thành con người và sự hoàn thiện mọi mặt. Trong quá trình tiến hóa là sự nỗ lực sáng tạo trong lao động mà người xưa để lại. Tuy có nhiều trở ngại, khó khăn bởi nhận thức còn ấu trĩ nhưng tất cả họ đã để lại cho văn minh nhân loại đời sau về kì công trong sáng tạo công cụ, là bình minh của thời kì văn minh, ngọn lửa lóe sáng để con người văn minh ngàn đời sau phải nhận thức và khám phá.

Ở Trung Hoa nói riêng về thần thoại là nét tinh tế đa sắc màu về nghệ thuật con người, trong văn học có nhiều tác phẩm mang giá trị nhân văn cao, với nghệ thuật là sâu sắc, với con người là văn hóa trong xã hội cộng đồng. Đồng thời, thần thoại là tiếng nói chung của nhân loại về cội nguồn văn hóa xã hội- chính là sự hình thành văn minh con người. Nhân vật trong thần thoại là những biểu tượng khát vọng của người xưa chống lại thế lực tự nhiên và loài ác quỷ. Chính những nhân vật ấy là niềm tin cho họ tăng thêm sức mạnh, sức mạnh của cá nhân và của cả cộng đồng. Như vậy, thần thoại Trung Hoa là những câu chuyện về con người thần thánh khi xã hội con người nguyên thủy còn nhiều điều chưa nhận thức thì thần thoại là thể hiện khát vọng bình yên toàn diện trong cuộc sống, mang lại lợi ích cho mọi người. Ngoài ra, thần thoại là đề tài sâu rộng cho nghệ thuật ngôn từ. Thần thoại Trung Hoa là một phương diện độc đáo trong tiền sử mà con người nay cần khám phá qua từng trang viết, câu chuyện trong nội dung lẫn tư tưởng.

Một phần của tài liệu hệ thống nhân vật và nghệ thuật miêu tả nhân vật trong thần thoại trung hoa (Trang 54 - 59)