Nhân vật thể hiện khát vọng hiện thực đời sống

Một phần của tài liệu hệ thống nhân vật và nghệ thuật miêu tả nhân vật trong thần thoại trung hoa (Trang 38 - 48)

CHƯƠNG 2: NHÂN VẬT TRONG THẦN THOẠI TRUNG HOA

2.3 Nhân vật thể hiện khát vọng hiện thực đời sống

Một trong những công trình vĩ đại nhất của con người cần phải tự hào hơn bất kì thứ gì đó là những thành quả, công sức của con người tạo ra những sản phẩm giá trị cao quý. Đầu tiên là thành quả đáng tự hào nhất là con người biết sử dụng lửa. Lửa giúp ta khai thác một quá trình không còn đen tối, mù mịt, giúp con người ăn chin uống sôi, hoạt động con người thêm có nguồn ánh sáng mới. Có truyện kể rằng Toại Nhân chính là người phát minh ra lửa, lửa mang đến cho con người không còn sợ thú dữ, không sợ quanh năm không có lửa sưởi ấm, nướng thức ăn- đem lại nguồn thực phẩm tốt cho con người. Và chàng trai Toại Nhân trở thành một trong Tam Hoàng Ngũ Đế được truyền tụng trong sự ngưỡng mộ của người dân Trung Hoa.

Trong quá trình đấu tranh và tiếp cận thiên nhiên, con người luôn khao khát giải thích thế giới xung quanh mình. Họ thần thánh các thế giới thần linh, tôn sùng và ngưỡng mộ họ. Thế giới họ sống phải luôn mưa thuận gió hòa, con người hiền đức, tính nết bao dung. Câu chuyện vua Đế Thuấn là con người bao dung, cống hiến mình vì tương lai, vì hạnh phúc nhân dân, cung kính hiếu thuận làm nên những đều tốt đẹp cho tất cả mọi người. Ở giai đoạn này đã bước vào thời kì công xã nguyên thủy của xã hội thị tộc nên con người đã có sự đổi thay và những ai có công, có ích cho dân sẽ được làm vua. Thư tịch Trung Hoa cũng ghi chép về tình hình xã hội thị tộc. Thiên Lễ Vận trong sách Lễ Kí Chép: “Thi thành đạo lớn thiên hạ là chung, chọn người hiền tài, chú trọng tín nghĩa và sự hòa mục. Do vậy, người ta chỉ thân với người thân của mình, không chỉ yêu con mình. Làm cho người già có chỗ dưỡng lão, trai tráng có chỗ dùng, trẻ nhỏ có chỗ nuôi nấng, những kẻ quan giá cô độc tàn tật đều có chỗ nuôi. Trai có nghề nghiệp, gái có chồng, của cải không vứt xuống đất cũng không phải cất cho riêng mình. Vì vậy, mưu mô xảo quyệt không

dùng trộm cướp giặc giã không có, do đó cửa ngoài không cần đóng, gọi là “xã hội đại đồng”. Đến cuối xã hội nguyên thủy, theo truyền thuyết ở lưu vực sông Hoàng Hà có nhiều thủ lĩnh nối tiếp nhau. Đó là Hoàng Đế, Thiếu Hiệu, Chuyên Húc, Đế Chí, Đường Nghêu, Ngu Thuấn, Hạ Vũ. Truyền thuyết cho biết thêm rằng năm Nghêu 72tuổi, đề nghị cử người làm thủ lĩnh liên minh bộ lạc vì Nghêu đã già. Hội nghị hội lạc đã bầu vua Thuấn, một người có đạo đức và tinh thần trách nhiệm lên thay. Đến khi Thuấn già thì bầu là người có công lớn trong việc trị thủy làm thủ lĩnh, sau Vũ chết là Khải lên thay thế, chế độ liên minh bộ lạc chấm dứt, giai đoạn lịch sử mà sử sách Trung Hoa gọi là thời kì “Đại Đồng” kết thúc. Lịch sử xã hội nguyên thủy chính là nền tảng xây dựng bước đầu cho nền giáo dục, chính trị ở nước nhà. Sống ở đời không ganh ghét hay ác hại ai, dù sống như thế nào con người luôn mong ước hòa với thiên nhiên, thuận với đất trời. Niềm tin con người ở thần linh luôn rất mạnh mẽ, xã hội theo một chế độ nhất định, con người văn minh.

Ước mơ chinh phục thiên nhiên là một ước mơ gửi gắm của con người cho những anh hùng thần thánh, mang đến cho cộng đồng sự bình yên. Những nhân vật anh hùng hay thần ấy được dệt lên trên tấm thảm bay bổng của trí tưởng tượng phong phú. Câu chuyện Hậu Nghệ bắn chín mặt trời bị rụng, để cho dân trở lại ấm áp, không khí mát mẻ và nguồn sáng tự nhiên mạnh mẽ nhất cho sinh vật sinh trưởng lẫn con người sinh sống. Thiên Bản kinh huấn sách Hoài Nam Tử có đoạn kể lại tóm tắt sự tích chủ yếu của Nghệ:

“Đến thời Vua Nghiêu, mười mặt trời mọc cùng lúc, chảy lúa má, giết cỏ cây, dân không có gì ăn. Các loài thú khiết luân, tạc xỉ, cửu anh, đại phong, phong hi, tu xà…đều làm hại dân. Vua Nghiêu bèn sai Nghệ giết tạc xỉ ở đồng bằng Trù Hoa, giết cửu anh trên sông Hung Thủy, giết đại phong ở đầm Thanh Khâu, trên thì bắn rụng mười mặt trời, dưới thì giết khiết luân, chém tu xà ở Động Đình, bắt phong hi ở Tang Lâm. Muôn dân đều hoan hỉ, đưa Nghiêu lên làm thiên tử. Từ đó khắp thiên hạ nơi nơi bắt đầu có đạo lí”. Nghệ chính là một anh hùng vừa là một thần trị vì dân, qua những lần tiêu diệt ác điểu hay phong hi và bắn rụng mời mặt trời chính là những hình ảnh bay bổng của dân, dân nghĩ có lẽ do mặt trời quá nhiều nên làm dân nóng nên đã tạo dựng một nhân vật thần kì với “tay trái dài hơn tay phải” để dễ bắn cung, bắn rụng mặt trời đem lại không khí chan hòa cho dân.

Trong quá trình lao động con người lại mơ ước đến những khát vọng đời thường, tuy buổi đầu lao động con người còn hoang sơ, chưa hiểu biết nhiều mà những câu chuyện sau đây về thần thoại mà người xưa và nay vẫn sùng bái và sử dụng ngày càng tiên tiến hơn mang tính năng khoa học hơn. Đầu tiên phải kể đến một vị thần là một trong những thủy tổ của dân tộc Trung Hoa. Đó là thần Nông, sinh ra có hình dáng khác người “mình người đầu trâu”. Phải chăng, chính nghề nông với “con trâu là đầu cơ nghiệp” đã là cơ sở để hình ảnh về vị thần nông này thông minh, thạo việc cáy gặt, làm nhiều việc có ích cho dân chúng như thần Nông dạy dân trồng ngũ cốc, giúp cho thức ăn ngày càng nhiều, mọi người có thêm miếng ăn. Thần dạy con người buôn bán, trao đổi hàng hóa- thực phẩm với nhau, tạo thêm miếng ăn cho mọi nhà. Chế ra đàn Ngũ Huyền và đặc biệt là thần Nông-ông tổ nghề thuốc cứu chữa cho nhiều người và tạo ra nhiều loại thuốc quý giá.

Sự sống con người ngày càng hòa thuận, con người ngày càng khát vọng nhiều với cuộc sống thì những câu chuyện lại tiếp diễn một cách hấp dẫn bằng những “túi khôn” của con người xưa. Bao nhiêu là sức mạnh của tập thể, của cộng đồng. Truyện đã ví những vị thần đã mang một sức sống và nuôi dưỡng mãi tinh thần của nhân dân không bao giờ tắt, dẫn lối cho dân ta trên con đường từng bước vào thế giới hiện đại. Thần Câu mang là một vị thần mùa xuân, tuy thân hình khác lạ nhưng thần rất yêu quý con người, là biểu tượng của sự sinh sôi nảy nở, tràn ngập niềm vui của đều tốt lành. Là thần dạy dân cách làm bắt chim sẻ để cuộc sống con người thêm sung túc, no đủ.

Đặc biệt trong thời gian tiền sử này của những câu chuyện thần thoại thì đáng kể nhất là việc Hoàng đế sai Thương Hiệt-một vị thần bốn mắt, sáng tạo ra chữ viết, khi làm ra chữ viết, trời mưa ra thóc gạo, quỷ thần kêu khóc suốt đêm trong sách thần thoại Trung Hoa. Sách Hoài Nam Tử chép rằng Hoàng đế sai Thương Thiệt, một vị thần bốn mắt, sáng tạo ra chữ viết. Nhờ có chữ viết do Thương Hiệt chế tạo ra mà loài người có thể ghi chép được nhiều sự việc đời trước, nhiều kiến văn bốn phương, có thể truyền đạt tư tưởng kinh nghiệm cho nhau từ xưa đến nay, từ nơi này đến nơi khác. Nhờ đó mà văn minh mới tỏa sáng từ thời trước qua thời sau. Nhờ đó mà sách vở xuất hiện và giáo dục được phát triển, đạo lí được nêu cao, trí tuệ được bồi dưỡng. Quả thật, từ khi chữ viết ra đời đó là nền văn minh sáng ngời cho nhân loại, là niềm tự hào của mỗi dân tộc. Chữ viết chính là sự

phát triển bền vững của con người, đồng thời là đưa nền văn hóa dân tộc lên cao trào mạnh mẽ. Chính quá trình lao động thì sự tiếp xúc giữa người với người trong xã hội càng nhiều, cần trao đổi thông tin-ý kiến lẫn nhau hay nảy sinh nhu cầu thì bên cạnh chữ viết là tiếng nói cũng là vừa ngôn ngữ tín hiệu. Ănghen nói: “Ngôn ngữ bắt nguồn từ lao động và càng phát triển với lao động, đó là cách giải thích duy nhất đúng về nguồn gốc của ngôn ngữ”. Cũng nói về vấn đề này thì Xtalin nói: “Ngôn ngữ liên hệ trực tiếp với tư duy, nó đem lại kết quả lao động tư duy, của nhận thức dùng những tiếng hay những câu gồm có nhiều tiếng kết thành để ghi lại và nhận thức khiến cho sự giao lưu tư tưởng trong xã hội thành khả năng”.

Cùng với những truyện kể, bài ca, điệu múa vốn có từ thời viễn cổ thần thoại đã làm say mê không biết bao nhiêu con người có lúc buồn lúc vui, lúc oán sầu và cả đau thương. Đó là truyện Sư Khoáng tấu khúc nhạc “Thanh Giốc”. Kể rằng đó là khúc nhạc Hoàng đế làm ra trong buổi hợp quỷ thần của toàn thể vũ trụ ở núi Thái Sơn. Còn có Chuyên húc say mê âm nhạc, biết thưởng thức âm nhạc. Thiếu Hạo chế tạo ra chiếc đàn cầm và chiếc đàn sắt, còn đặt ra bài hát “Thừa Vân” để Hoàng đế giải muộn. Ngày xưa người ta lao động mệt nhọc cần có những cỗ vũ, hân hoan trong lời hát và điệu múa để lao động tăng thêm năng suất. Thiên Cổ nhạc trong sách Lã thị xuân thu nói: “Ngày xưa, nhạc của họ Cát Thiên có tám khúc do ba người nắm đuôi trâu, dậm chân mà ca: khúc một là sinh dân, khúc hai là huyền điểu, khúc ba là đốn cây, khúc bốn là trồng ngũ cốc, khúc năm là theo đạo trời, khúc sáu là lập công cho vua, khúc bảy là theo đức của đất, khúc tám là dồn muông thú”. Cả tám khúc là đều phản ánh lao động sản xuất và tín ngưỡng nguyên thủy. Có lẽ, chính những ca từ hoặc âm khúc trong nhạc chính là nổi lòng con người, họ mong muốn và khao khát điều an lành, cuộc sống không có hiểm họa.

Khi con người dần dần hoàn thiện mơ ước về một cuộc sống hạnh phúc của một tình yêu lứa đôi gắn kết thì họ cần một mái ấm gia đình, dù tạo hóa cách trở thì tình yêu họ vẫn mãi một tình yêu sâu đậm. Ngưu Lang gánh con đi tìm vợ, dù cách xa giữa trời và đất nhưng tình yêu không làm họ ngừng chảy. Tấm lòng của Ngưu Lang đối với vợ, tấm lòng của hai đứa con đối với mẹ quả là mãnh liệt. Thiên đế và Vương mẫu cũng xót lòng thương, chỉ cho phép một ngày trong năm gặp nhau một lần là mùng 7 tháng 7. Chim ô thước làm chiếc cầu bắt qua hai miền xa cách, “nước mắt vì vui mà rỏ, nước mắt vì đau buồn mà chảy. Nước mắt ấy rơi xuống trần gian

làm thành những trận mưa lất phất, lạnh lẽo, tê tái lòng người. Người đời gọi đó là mưa ngâu”. Ái tình thật éo le và đầy chân thành biết bao, dù trời có cấm, dù sông Ngân Hà có ngăn cũng không ngăn được tình yêu bền cửu của họ. Truyện Ngưu Lang Chức Nữ ở Trung Hoa cũng giống với truyện chàng Ngâu Ả Chức ở Việt Nam. Tuy có nhiều tình tiết khác nhau nhưng hai truyện chính là dị bản của cùng một truyện cổ. Truyện này chắc lưu hành trong các tộc người sống từ bờ nam sông Dương Tử (tiền thân của Hán tộc) xưa kia gọi là Nam man (trong đó có Lạc Việt). Về sau này, khi đã hình thành Hán tộc, truyện đã bị Hán hóa và vào văn hóa Hán, vì vậy ông cha ta đã tiếp thu và đưa vào truyện.

Những nhân vật anh hùng chiến đấu vì con người là những câu chuyện li kì dệt lên tấm thẩm muôn sắc trong thần thoại đầy huyền bí. Con người tạo ra những sản phẩm qua “trí khôn” của mình bằng những nhân vật thần bí, gửi vào họ cả tấm lòng mong ước, làm nên một cuộc sống nhẹ nhàng hơn với sức mạnh thần kì nào đó. Những mơ ước ấy là khát vọng góp vào xã hội hiện thực làm thay đổi diện mạo thế giới ngày càng tiến bộ hơn. Nhưng con người giải thích tự nhiên của mình còn hạn chế, họ chỉ “trong tưởng tượng và tưởng tượng” nên họ bất lực trước tự nhiên. M Gorki đã từng nhận xét: “Tất cả những thần thoại và truyện cổ tích thời thượng cổ làm đều dẫn đến những câu chuyện anh chàng Tăng Tan ngập trong nước đến tận cổ mà khát đến điên người vì không có cách gì giải khát”. Đó là con người thượng cổ đứng giữa hiện tượng tự nhiên mà không thấu hiểu được. Tuy nhiên, những bất lực đó lại làm con người thần thoại mang một niềm tin và sức mạnh khiến con người vượt qua thử thách đối diện hiểm họa từ thiên nhiên.

Bên cạnh những mơ ước cuộc sống con người lại phải đấu tranh chống lại cái ác, giữ bình yên cho cộng đồng. Ở những câu chuyện thần thoại cũng tạo nên những sóng gió không ngừng của các vị thần, luôn tranh giành và cai trị làm khổ nhân gian. “Truyện kể rằng, thần nước Cộng Công nổi loạn. Chuyên Húc bèn sai thần lửa Chúc Dung ra đánh. Nước và lửa khắc nhau, cuộc chiến giữa ra khốc liệt, cả ở trên trời lẫn dưới đất. Thần Nước ngồi trên cỗ xe mây, thần Lửa cưỡi trên hai con rồng. Trong lúc trận chiến diễn ra ác liệt thì lúc giận dữ Chúc Dung đã dùng ngọn lửa thêu đốt đám thủy quái, ma quỷ ra cho.Thất bại, Cộng Công chạy về núi Bất Chu- vốn là cây cột chống trời, cảm thấy buồn khổ, nhục nhã mà đâm đầu vào núi Bất Chu tự tử. Cộng Công không chết mà ngược lại núi Bất Chu rung chuyển,

mặt đất nức nở, con người trong nguy cơ diệt vong. May sau, Nữ Oa ra tay luyệt đá vá trời, cứu con người trong hiểm họa diệt vong”. Đứng giữa là một người tài trí, có đức mới có thể ngự trị thế gian, đánh thắng hung thần ác tính. Trận chiến Xuy Vưu và Hoàng đế gây bao tai hại cho dân như mây mù, nóng bức, hạn hán…Bởi bên Xuy Vưu có Khoa Phụ có thân hình khổng lồ, Hình Thiên có sức mạnh nổi trội. Cái tên Hình thiên là do người đời sau đặt cho chàng khổng lồ ngang tàng ấy. Hai chữ “ Hình Thiên” có nghĩa là chém đầu. Vì bị chém đầu ở núi Thường Dương nên chôn đầu Hình Thiên ở núi ấy, tuy mất đầu mà Hình Thiên vẫn không chịu đầu hàng. Đến mấy nghìn năm sau. Nhà thơ đời Tấn là Đào Tiềm đọc Sơn hải kinh đến chỗ Hình Thiên mất thì khoái cảm mà có câu rằng:

“Hình Thiên vũ can thích Mãnh chí cố thường tại”

Nghĩa là:

“Chàng Hình Thiên múa khiên, vung búa Chí khí dung mãnh vẫn còn đây”

Người xưa luôn có niềm tin cái thiện thắng cái ác, ở hiền gặp lành, dù có bao khó khăn cũng vượt qua mà giành thắng lợi. Hoàng đế là nhân vật đại diện cho nhân dân, đứng trên con người mà thực hiện điều ước nhân dân, là nhân vật phi thường để bảo vệ và mang công lí đến mọi người. Chiến tích của Hoàng đế là chiến công thần kì nhưng sự vinh quang nhất trong sự nghiệp của mình chính là Hoàng đế còn là người sáng tạo ra nhiều thứ có ích cho cuộc sống loài người, được người sau tôn là “anh hùng văn hóa của thế giới cổ đại”. Sách Hán Thư chép rằng Hoàng đế sáng chế ra xe cộ và thuyền bè. Sách Hoàng đế nội kinh chép rằng: Hoàng đế dạy dân xây dựng nhà ở để làm nơi cư trú, tránh mưa gió, nóng, lạnh. Sách Cổ Sử Khảo lại chép rằng Hoàng đế tạo ra cung nỏ và các loại vũ khí. Sách Lưu Hướng biệt lục

chép rằng Hoàng đế bày ra trò chơi đá cầu.

Sách Lã thị xuân thu chép rằng Hoàng đế sai Linh Luận chế tác ra nhạc luật. Đại Nhiều chế định ra can, chi, giáp, tý,mà có lịch pháp. Sách vương thế kỷ chép rằng Hoàng đế sai Lôi Công và Kỳ Bá viết sách thuốc để dạy nghề, trị bệnh cứu

Một phần của tài liệu hệ thống nhân vật và nghệ thuật miêu tả nhân vật trong thần thoại trung hoa (Trang 38 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(61 trang)