CHƯƠNG 2: NHÂN VẬT TRONG THẦN THOẠI TRUNG HOA
2.2 Nhân vật thể hiện nguồn gốc lịch sử loài ngườ
Thần thoại kể về các vị thần sáng tạo ra trời-đất, thế giới xung quanh thì hệ thống thần thoại Trung Hoa còn hàng loạt các thần thoại kể về nguồn gốc lịch sử loài người, sự hình thành con người qua gốc nhìn người xưa là sản phẩm tự nhiên mà thần đã nhân hóa biến thành một thể tuyệt mỹ khi ý thức được vũ trụ và chính bản thân mình thì con người tự lí giải và tìm hiểu nhu cầu bản thân chính mình, bằng trí tưởng tượng phong phú mà những câu chuyện thần thoại lịch sử phát lên đậm màu sắc hoang đường là kết quả của một trí tưởng tượng hết sức hồn nhiên và lãng mạn.
Trong văn học dân gian có nói: “Thần thoại Việt kể rằng, sau khi dùng đất tạo ra muôn vật, Ngọc Hoàng lấy chất tinh túy nhất nặn ra con người. Sau đó giao cho mười hai bà mụ tiếp tục hoàn chỉnh công việc là nuôi dạy con người cười, khóc, nói chuyện”. Vậy con người chính là được tạo ra những chất tinh hoa nhất, cái cao quý nhất mà con người được thừa thưởng. Cũng như thần thoại Việt, thần thoại Trung Hoa kể rằng: “Một vị nữ thần đầu người mình rắn, tên là Nữ Oa. Lúc ấy, muôn vật, cỏ cây, muôn thú đều có nhưng bà cảm thấy buồn nên bà đến một đầm nước, lấy đất bùn màu vàng bên bờ đầm trộn nhuyễn với nước, mô phỏng theo hình dáng của mình mà nặn thành đồ vật xinh xắn đáng yêu, vừa đặt xuống đất, đồ vật ấy cất tiếng nói, nhảy múa vui đùa gọi là người”. Phải chăng, đó là một đồ vật tinh tế nhất và hoàn hảo nhất do thần Nữ Oa tạo ra, con người là sản phẩm tinh thần cũng chính là niềm tự hào của vạn vật phải ngưỡng mộ. Theo sách Phong tục thông
( được dần đến trong sách Lộ sử hậu ký ) viết rằng: “ Nữ Oa là em gái Phục Hi”. Lư Đồng trong Dữ Mã Dị Kết Giao thì lại viết rằng: “Nữ Oa vốn là vợ Phục Hi”. Đó là hai nhân vật thần thoại rất nổi tiếng và có mối quan hệ mật thiết với nhau, là những nhân vật tiền sử mang dấu ấn con người xưa hình thành và phát triển cho đến ngày
nay. Thật ra, Nữ Oa được tôn trong vai trò là người tái tạo loài người, còn Phục Hi là thủy tổ của loài người, để kết hợp hai người vừa là anh em vừa là vợ chồng cũng có thể. Sách Cổ Sử Khảo (được dẫn trong sách Dịch Sử) viết rằng: “Nữ Oa được thờ cúng với tư cách là thần Bà Mối,vì bà đặt ra hôn nhân”. Bởi bà đã đặt ra hôn nhân nên bà là người phải dựng vợ gã chồng, trai gái có nhau nên giữa Phục Hi và Nữ Oa là có thể vợ chồng với nhau. Có thuyết cho rằng vì Phục Hi là một trong Tam Hoàng, xuất hiện sớm chỉ sau Bàn Cổ, là một trong những người khởi đầu lịch sử Trung Hoa, thì Nữ Oa cũng xuất hiện sau Bàn Cổ, là người tái tạo loài người. Vì vậy, Phục Hi lấy Nữ Oa làm vợ là có thể.
Liên quan đến anh em ruột và là hai vợ chồng với nhau của Phục Hi cùng Nữ Oa thì được gắn với truyện quả bầu và nạn hồng thủy. Với nhiều dị bản khác nhau, Viên Kha trong Trung Quốc Cổ Đại Thần Thoại đã giới thiệu truyện quả bầu của người Dao ở La Thành, huyện Dung, tỉnh Quảng Tây, Trung Hoa gần giống với như truyện mà Lã Chấn Vũ sưu tập được ở Hồ Nam. Cốt truyện được kể tóm gọn như sau: “Ngày xưa, có một gia đình nhỏ có một người cha và hai đứa con( một trai là anh, một gái là em), trong một lần mưa lớn sấm sét dữ dội, ông linh cảm là Lôi thần( tức là thần Sét) đang tức giận nên lấy lồng sắt to để bên cửa khi Lôi thần nhảy xuống thì đã bị giam vào cái lồng sắt đó. Do vì thương người nên bé gái cho Lôi thần uống nước mà có sức trốn ra ngoài, khi đi để lại chiếc răng cho hai đứa trẻ và nói rằng: Mau đem cái răng ra trồng, từ đó sẽ mọc lên cây, cây sẽ nở ra hoa, hoa sẽ kết thành quả. Nếu gặp tai họa thì chui vào quả ấy mà ẩn nấu trong đó”, về nhà thấy sự tình không hay, người lấy chiếc răng ra trồng thì quả thật cây mọc mau lớn và thành cây bầu to đùng. Nạn hồng thủy làm con người chết sạch, vì nhờ trốn trong quả bầu mà hai anh em thoát chết. Em gái gọi anh là “ Phục Hi”, anh trai gọi em là “ em Phục hi” vì “Bầu Hi” nghĩa là quả bầu. Hai anh em sống cùng nhau và khi trưởng thành thì một ngày người anh ngỏ ý muốn em gái làm vợ. Ban đầu người em không chịu, người em thách đố chạy xung quanh cây cổ thụ nếu anh đuổi kip thì em lấy anh, vì biết không tài nào kịp nên người anh chạy quay đầu lại nên bắt kịp người em. Lấy nhau không bao lâu, người em có thai và sinh ra nhiều cục thịt nhỏ, lấy lá chuối bọc lại khi đi đâu cũng mang theo. Một hôm đang leo thang lên trời, bọc thịt rơi tung khắp nơi trên mặt đất hóa thành con người. Rơi xuống lá cây là họ Diệp, rơi xuống khúc gỗ thì họ Mộc, rơi xuống nơi nào thì lấy họ ấy mà đặt. Từ đó vợ
chồng Phục Hi đã làm cho loài người được tái sinh, và trở thành tổ tiên loài người”. Như vậy, Phục Hi và Nữ Oa là vợ chồng là cũng có thể sự thật vì Phục Hi được mẹ sinh ra ở Lôi Trạch,là người Hoa Tư ở Phía Tây Bắc, được ướm chân vào vết chân khổng lồ mà sinh ra Phục Hi, có thể Phục Hi là con của Lôi thần, mà Nữ Oa được xuất thân ở vùng Phía Nam nên hai người ở xa mà lấy nhau là đều dễ hiểu nhưng nói anh em ruột thì cần nói về lai lịch của Phục Hi khi Phục Hi sinh Tây Bắc còn Nữ Oa xuất hiện ở Phương Nam thì có lời qua nhận xét sau: Vì theo mô típ quen thuộc đó là sự giao hợp của thần và người nên khi mẹ Phục Hi sinh Phục Hi là con Lôi thần “ giẫm lên vết chân lớn ở bờ đầm”, nên khi Phục Hi được sinh ra từ quả bầu mà quả bầu chính là chiếc răng Lôi thần, thì là sự đồng hóa vào người anh trong truyện quả bầu. Qua đây cho thấy thần thoại Trung Hoa rất phong phú với nhiều tình tiết li kì và hấp dẫn nhưng chưa có hệ thống thành áng sử thi cổ đại như thần thoại Hy Lạp hoặc kho tàng thần thoại Ấn Độ..vì vậy, kho tàng thần thoại Trung Hoa còn nhiều thiếu sót, cần phân minh và rõ ràng chính xác một số câu chuyện. Đồng thời chúng tôi xin nói thêm về mặt hôn nhân ở đây, theo truyền thuyết kể rằng : Hôn nhân lúc đầu là quan hệ hôn nhân nội tộc khi xã hội nguyên thủy hình thành từ thời kỳ đồ đá mới hay còn gọi là văn hóa Ngưỡng Thiều. Bàn Cổ có sáu trai sáu gái nên họ tự lấy nhau thành vợ chồng, vì vậy con cháu chỉ biết mẹ mà không biết cha. Về sau, Phục Hi đặt ra giá thú và đến cuối xã hội nguyên thủy đã hình thành chế độ một chồng nhiều vợ, ví như Đế Cốc có “nguyên phi” và ba “ thứ phi”, Thuấn lập “ Nga Hoàng làm hậu, Nữ Anh làm phi”. Nhìn chung, càng về sau chế độ sinh sản con người và hình thành chế độ hôn nhân đã có nhiều tiến triển, phát triển cân đối hài hòa. Nữ Oa và Phục Hi là tổ tiên tạo nên loài người và là người bảo tồn sinh sản loài người chúng ta trong thời kì tiền sử cho đến nay.
Trong thần thoại Việt Nam cũng có thần Nữ Oa. Sánh đôi thần Nữ Oa có thần Tứ Tượng, một người là nữ thần, một người là nam thần. Cả hai to lớn phi thường và sinh thực khí của họ cũng phi thường to lớn. Trong dân gian có câu:
“L…bà Nữ Oa bằng ba mẫu ruộng B…ông Tứ Tượng hăm bốn con sào”.
Trong truyện Nữ Oa thách cưới thi tài với Tứ Tượng, Tứ Tượng thua nhưng cuối cùng vì lòng chân thành, sự chân thật của thần Tứ Tượng mà Nữ Oa nhận lời cầu hôn. Sự tích Nữ Oa và Tứ Tượng ảnh hưởng của văn hóa Hán Tộc thể hiện rõ ở
tên Tứ Tượng. Theo Kinh Dịch thì Thái Cực sinh Lưỡng Nghi (thiên địa hoặc âm dương), Lương Nghi sinh Tứ Tượng (thái dương, thiếu dương, thái âm, thiếu âm), Tứ Tượng sinh Bát Quát (càn, đoài, ly, chấn, tốn, khảm, càn, khôn) và Bát Quái sinh ra vạn vật. Như trên kể là Nữ Oa là người sinh ra vạn vật nhưng theo Kinh Dịch thì Tứ Tượng sinh ra Bát Quái mà Bát Quá, sinh ra vạn vật. Vậy cái tên Tứ Tượng được tiếp thu từ văn hóa Hán dùng để gọi là nam thần. Trong thần thoại Trung Hoa không có biểu tượng người nam thần đi đôi với người nữ thần là Nữ Oa, nhưng chồng Nữ Oa là Phục Hi thì Phục Hi là nam thần biểu tượng cho âm dương như người Việt (có nam và nữ). Rõ ràng cái tên Tứ Tượng ảnh hưởng từ văn hóa Trung Hoa, nhưng xét theo nhiều tình tiết thì cũng có sự khác biệt của truyện Nữ Oa ở Trung Hoa và truyện Nữ Oa- Tứ Tượng ở Việt Nam. Nhìn tổng thể thì hai truyện thần thoại đều mang sự sống cho sự sinh tồn của loài người, đặc biệt là tạo nên kết hợp giữa nam và nữ để bảo vệ nòi giống con người.
Sự giải thích nguồn gốc loài người do một thần linh tái tạo ra đều thể hiện ý thức con người về bản thân và cộng đồng mình. Những câu chuyện về nguồn gốc đó cũng thể hiện sức mạnh, ý chí mà họ đứng trên tự nhiên vượt qua thử thách của tạo hóa thiên nhiên, đó là khả năng có thể vượt qua và đứng vững để đấu tranh với nó. Tuy vậy, nhưng con người trong thần thoại chỉ thích ứng với xung quanh của họ, không phải là con người mang đậm dấu ấn.
Sự xuất hiện loài người đã có nên có sự phân chia rõ ràng trong thế giới có luật âm dương, con người cần có nam nữ. Trong thần thoại có cả nam thần và nữ thần thường hay đi đôi với nhau thành một cặp như: Ông Tứ Tượng-Bà Nữ Oa, Ông Đực-Bà Cái, Ông Đùng-Bà Đà, Ông Lộc Cộc-Bà Tồ Cô…còn thần thoại Trung Hoa thường không có sự đi đôi như ở thần thoại Việt, mà chỉ thường nhắc đến khi tên nhân vật nam là có nhân vật nữ bên cạnh như nói đến Hậu Nghệ là nhớ tới Hằng Nga, Ngọc Hoàng thì có Tây Vương Mẫu, Chức Nữ thì có Ngưu Lang..do mất nhiều bản thảo mà gặp nhiều thiếu sót khi sưu tầm nhân vật đi đôi trong thần thoại Trung Hoa. Cũng vì trong giai đoạn tiền sử là xuất hiện thị “mẫu hệ”, người phụ nữ làm chủ và cải tạo thiên nhiên được xứng danh với nhiều vị thần nữ như Nữ Oa, Vương Mẫu, Hy Hòa…Sau tiến trình xã hội “mẫu hệ” là xuất hiện vị thần nam như kể trên, có thân hình khổng lồ, hình dáng khác người.
Sau là những hiện tượng về quan niệm thấp kém của mô típ sinh đẻ. Thực ra, nó chỉ là một phần trong thần thoại và về sau là sự tín ngưỡng trong lễ hội, xem đó là những thần kì mà con người đã trải qua trong lịch sử cần giữ gìn và tôn nghiêm tự hào là con cháu thần linh. Trong truyện người con gái Hoa Tư giẫm lên một vết chân người lớn bên bờ đầm rồi sau có mang, sinh ra một đứa bé đặt là Phục Hi. Nàng Giản Địch ăn quả trứng chim yến mà sinh ta Tiết, nàng Khương Cơ đi du ngoạn chợt thấy vết chân khổng lồ in trên mặt đất, đặt bàn chân mình vào thì trở về nhà mà nàng thụ thai, sinh ra Hậu Tắc. Sách khái yếu lịch sử cổ đại Trung Quốc có nói:Trong thần thoại tái tạo loài người, ngoài việc an hem lấy nhau sinh sôi ra loài người, còn có thần khai tịch xé da thịt ném xuống biển biến thành người (tộc Cao Sơn), hai thần cọ đầu gối vào nhau sinh ra người (người Nhã mỹ Đài Loan) và đá sinh người, tre sinh người…có một số thần thoại thường có nội dung nói về nguồn gốc dân tộc, xem nguồn gốc của tộc mình cũng đồng thời là nguồn gốc loài người. Trong thần thoại về mặt trăng, thần thoại của tộc Mèo, đã dùng vàng bạc đúc mặt trời. mặt trăng, và Hầu Dã bắn mặt trời của tộc Choang, Bắn mặt trời của tộc Dao,
Vương Khương bắn mặt trời của tộc Bố Y, Cát Trí Cao bắn mặt trời mặt trăng của tộc Di, Cố Mễ Á bắn mặt trời mặt trăng của tộc Bố Lăng..đều có đặc sắc riêng biệt, ngoài ra còn có những tình tiết đẹp như lưỡi câu vàng treo mặt trời mặt trăng, gà trống mời mặt trời…Đó là một số câu chuyện thần thoại Trung Hoa trong mô típ sinh đẻ nói chung và của các dân tộc thiểu số nói riêng. Thần thoại Việt cũng mang tính chất tương tự không kém về sự sinh đẻ như người mẹ ăn quả lạ, uống nước trong sọ dừa, giẫm vào vết chân lạ,…sau đó cũng có thai và sinh con. Tất cả dấu vết ấy đều không có chức năng người cha hay một nhân vật nào đó, có đôi khi đó là những bí ẩn mà con người không thể lí giải nhưng về sau nó được xem như là sự giao hợp giữa thần và người trong cái khác lạ bất thường, là hiện tượng kết tinh trong mối quan hệ giữa thần và người. Nó nói lên con người và thần linh luôn tâm hòa gắn kết, là mối liên hệ không thể tách rời.
Những nội dung đó phản ánh về vấn đề sinh sản ở con người với hiểu biết còn ấu trĩ, còn nhiều lầm lẫn chưa đủ hiểu hết để có khả năng giải thích chính xác hiện tượng đó. Họ không hiểu hết nên dẫn đến sự sai lệch cho những câu chuyện thần thoại được lặp đi lặp lại trong truyền thuyết hay truyện cổ tích. Ở con người tin và ngưỡng mộ thần là cách liên kết giữa thần với người, tạo nên mối quan hệ bền
chặt của một thế giới đầy màu sắc, một sức mạnh vượt trội của con người cùng thần tiến hóa và giúp cộng đồng thêm đầy sức mạnh, kiên trì với thế giới quan. Đối mặt với mọi thử thách, sự thống trị của mọi lực lượng thần bí nào đó. Đồng thời, con người xuất hiện tự viết cho mình bản hùng ca hay bi ca trong thần thoại nhưng khi thất bại họ lại thần thánh hóa và mĩ hóa. Cuộc sống xã hội ở thần thoại là muôn màu muôn vẻ, sắc thái phong phú, giàu hình ảnh. Con người luôn có sự đấu tranh trong bản thân mình: yêu- ghét, hận – thù, hy vọng, bất hòa hay lo lắng, đau thương…tất cả là những bản năng con người trong các mối quan hệ đều có thì thế giới thần cũng vậy, là những nhân vật thể hiện bản tính con người, thông qua nhân vật là gửi biết bao điều cần nói, cần truyền đạt đến mọi người. Và qua đó con người có nhu cầu lí giải về xung quanh chính mình cũng chính là thế giới thần linh của nơi họ đang sống. Những nhân vật mang nguồn gốc lịch sử loài người là đấng anh hùng phi thường, là nhân vật ảnh hưởng cho ngàn đời sau vẫn còn tưởng nhớ, sự nghiệp tạo hóa thành công của họ là bước tiến hoàn chỉnh đầy tuyệt mĩ và con người chính là sản phẩm hoàn hảo nhất, niềm tự hào nhất trong nhân loại.
Ngoài truyện mô típ người mẹ sinh con thì cũng nói đến sự yêu thương con như ngọc như ngà, là của báu của họ. Hy Hòa sinh ra mặt trời “ khi mới sinh con, bà dùng nước trong suốt và ngọt của vực Cam Uyên ở miền hải ngoại Đông Nam để tắm cho mười mặt trời, như vậy mười mặt trời ấy đều sạch sẽ, sáng sủa. Và chỉ cho các cho cách luân phiên thực hiện chức trách thay phiên chiếu sáng cho thế gian”. Trong thần thoại nói về nữ thần mặt trăng tắm cho các con ở vùng hoang vắng phương Tây để được sạch sẽ sáng sủa như bà Hy Hòa tắm cho mười mặt trời vậy.