Nghệ thuật miêu tả ngoại hình

Một phần của tài liệu hệ thống nhân vật và nghệ thuật miêu tả nhân vật trong thần thoại trung hoa (Trang 52 - 54)

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ BIỆN PHÁP NGHỆ THUẬT MIÊU TẢ NHÂN VẬT TRONG THẦN THOẠI TRUNG HOA

3.2Nghệ thuật miêu tả ngoại hình

Nói đến trong một tác phẩm văn chương hay một công trình sáng tạo nào đó thì tác phẩm luôn đạt đến một khía cạnh sâu sắc nhất và độc đáo nhất là nghệ thuật sử dụng trong tác phẩm. Khi chúng ta miêu tả hay khắc họa một nhân vật là thể hiện một nhân vật có ngoại hình khác người bình thường, mỗi cá tính khác nhau, thi thành nhiệm vụ chuyên chính khác nhau của mình để thể hiện tâm ý của tác giả, hay nói khác hơn đó là những vị thần được miêu tả dưới cách nhìn người xưa. Sách Thần thoại Trung Quốc có nói: “Tướng mạo của Hoàng đế thực là kỳ dị, cứ theo người xưa kể lại thì vị thiên đế trung ương này có bốn mặt, bất kể là đông, hoặc nam, hoặc tây, hoặc bắc ông cũng đều cùng một lúc quan sát được rõ ràng vì ông có bốn mặt kia mà, thế là ở bất kì phương trời nào, hễ xảy ra sự cố gì cũng đều không lọt khỏi mắt ông”.

Trong những câu chuyện thần thoại là hình tượng thần, là hình tượng trung tâm, cũng là trung tâm của sáng tạo nghệ thuật (văn học dân gian-Việt Nam). Thần thoại ra đời từ rất sớm trong xã hội loài người, xem các vị thần như một biểu tượng, một kì tích trong sáng tạo loài người. Con người với thần có một sự giao kết mãnh liệt nào đó, xây dựng một vị thần như một lời chất chứa biết bao nỗi lòng của người xưa, họ có thể ở bất kì trường hợp thế nào mà luôn có thể gặp thần như xem thần là vị cứu tinh “Trước kia, từ sau đời Bàn Cổ trời đất đã phân khai nhưng vẫn có đường giao thông giữa trời và đất. Đó là “thiên thê” tức là thang lên trời, chính là sự giao thông mà con người có thể liên lạc với thần và ngược lại, đây chính là sức mạnh trong tâm tưởng mà con người tiền sử tạo ra. Thần mạnh mẽ thì con người cũng mạnh mẽ, làm cho nhân gian trên dưới thuận hòa bình yên, thang lên trời là điềm báo thông tin giữa thần và người với nhau. Thần có thể xuống trần gian, con người có thể lên trời..là những gì mà thế giới đang tạo nên huyền bí khó đoán trong nhận thức người tiền cổ.

Trong thần thoại, các nhân vật luôn có hình dạng khổng lồ, đồ sộ. Hình dáng biểu tượng vừa người vừa thần là dáng vóc của con người xưa: Thần Nông- một trong những thủy tổ dân tộc Trung Hoa sinh ra là “mình người đầu trâu”. Đầu trâu thể hiện là cơ sở cho nghề nông của loài người. Hoặc thần nước Cộng Công “mặt

người, mình rắn, tóc đỏ” để nó đến nước trong nông nghiệp. Hay các nhân vật thể hiện các quyền lực qua hình dáng như: thần Lục Ngô có dáng mạo uy nghiêm đáng sợ, mặt người, mình hổ, móng vuốt hổ, chin cái đuôi. Thần Chiêu Anh thì mình ngựa, mặt người, có hai cánh, toàn thân có vằn giống như vằn con hổ, vị thần này bay trên không trung, khi kêu thì tiếng vang rất xa làm người ta khiếp sợ. Nhân vật thần được miêu tả vô cùng đáng sợ với nhiều dị thường khác lạ, thể hiện bản chất khác nhau nhưng thần là nhân vật xây dựng trên nền tảng còn nhiều hạn chế trong nhận thức, đạt được nhân vật sâu sắc trong cách thể hiện là khi thể hiện bản tính thần thông qua hình dáng. Trong bản năng con người thì cũng có ganh ghét tranh đua thì ở nhân vật thần cũng thể hiện một hình dáng mang một ác tính xấu như thần Nhị Phụ có mặt người, mình rắn. Thần Xuy Vưu là mình thú, đầu người, đầu đồng, trán sắt, lại có bốn con mắt, sáu cánh tay, trên đầu có hai cái sừng sắc bén, cứng như thép, ăn thì khác thường, món ăn thường là cát, đá, sắt..có những nhân vật thần thể hiện mối gắn kết với thiên nhiên và vũ trụ, là bứt phá mà con người tạo ra cho nhân vật huyền thoại lưu giữ ngàn đời. Thần Ngẫu Cường hay còn gọi là thần gió “ khi xuất hiện với tư cách là thần gió thì thần có mặt người, mình chim, hai tay đeo hai con rắn xanh, hai chân đứng trên hai con rắn xanh khác. Vị thần này mà vỗ cách thì lập tức gió thổi đùng đùng..với tư cách xuất hiện là thần biển thì hiền lành hơn, trông giống người lăng tức là mình cá, có tay có chân, cưỡi lên một con rồng. Thần đúng là một con cá voi, tầm cỡ khổng lồ không rõ đến mấy ngàn dặm”. Ngoài ra, thân hình thể hiện một công việc chuyên chính của mình như: thần Phong Bá đầu như đầu chim sẻ, ở trên mọc chiếc sừng, thân hình như con hươu, da lốm đốm như da báo, đuôi dài như đuôi đuôi rắn. Thần tức là thần gió đi trước để quét dọn đường để cho xe bảo xa đi. Thần hình thân Vũ Xư thì giống như mình con tằm. Chỉ cần thần hóa phép một cái thì trên trời mưa đổ xuống, trong khoảng khắc nước ngập khắp nơi. Thần Vũ Xư tức là thần mưa đi trước để tưới nước. Nhân vật được khắc họa qua nhiều hình dáng đặc thù riêng cho từng vị thần để thể hiện năng lực cũng như sự biến hóa của mình. Tất cả thể hiện một ngoại hình đậm nét nhân vật thần thoại, mang một hình tượng khác trong các thể loại văn học đầy mạnh mẽ, tự hào trong truyện thần thoại của văn học dân gian nói chung và từng khía cạnh của các văn học khác nói riêng.

Một phần của tài liệu hệ thống nhân vật và nghệ thuật miêu tả nhân vật trong thần thoại trung hoa (Trang 52 - 54)