Với mong muốn sẽ có những hiểu biết đầy đủ và sâu sắc hơn về thần thoại Trung Hoa - một di sản đồ sộ đã bị vỡ vụn và không còn tính hệ thống, chúng tôi đã lựa chọn phạm vi nghiên cứu là
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC
- -
VI HỒNG DUYÊN
THẾ GIỚI NHÂN VẬT TRONG THẦN THOẠI TRUNG HOA
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Văn học thiếu nhi
Người hướng dẫn khoa học: ThS.GVC NGUYỄN NGỌC THI
HÀ NỘI – 2016
Trang 2Sinh viên
Vi Hồng Duyên
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan những nội dung được trình bày trong khoá luận này là kết quả nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn của Th.s Nguyễn Ngọc Thi Những nội dung này không trùng với kết quả nghiên cứu của các tác giả khác
Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm
Hà Nội, tháng 5 năm 2016
Sinh viên thực hiện
Vi Hồng Duyên
Trang 4MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Lịch sử vấn đề 2
3 Mục đích nghiên cứu 4
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5
5 Nhiệm vụ nghiên cứu 6
6 Phương pháp nghiên cứu 6
7 Cấu trúc khoá luận 6
PHẦN NỘI DUNG 7
CHƯƠNG 1 NHÂN VẬT TRONG THẦN THOẠI TRUNG HOA 11
1.1 Khái niệm nhân vật 11
1.1.1 Định nghĩa 11
1.1.2.Chức năng 13
1.1.3.Phân loại 15
1.2 Khái quát nhân vật trong thần thoại Trung Hoa 17
1.3 Các loại hình nhân vật trong thần thoại Trung Hoa 18
1.3.1 Nhân vật là thần 18
1.3.1.1 Nhân vật là thần tạo dựng không gian trời đất 18
1.3.1.2 Nhân vật là thần phá huỷ 21
1.3.1.3 Nhân vật là thần sáng tạo, anh hùng văn hoá 24
1.3.2 Nhân vật là con người 28
1.3.2.1 Xuất thân 29
1.3.2.2 Đặc điểm chức năng, hành trạng 30
CHƯƠNG 2 NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN VẬT TRONG THẦN THOẠI TRUNG HOA 33
Trang 52.1 Nhân cách hoá 33
2.2 Tưởng tượng 35
2.3 Miêu tả 38
2.3.1 Miêu tả ngoại hình 38
2.3.2 Miêu tả hành động 42
2.4 So sánh thần thoại Trung Hoa với thần thoại Hi Lạp 45
KẾT LUẬN 49
TÀI LIỆU THAM KHẢO 51 PHỤ LỤC: BẢNG THỐNG KÊ NHÂN VẬT TRONG THẦN THOẠI
TRUNG HOA
Trang 61
PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
1.1 Thần thoại là thể loại truyện ra đời và phát triển sớm nhất trong lịch sử
truyện kể dân gian các dân tộc Đó là toàn bộ những truyện hoang đường, tưởng tượng về các vị thần hoặc những con người, những loài vật mang tính chất thần kì, siêu nhiên do con người thời nguyên thuỷ sáng tạo ra để phản ánh và lí giải các hiện tượng trong thế giới tự nhiên và xã hội theo quan niệm vạn vật có linh hồn (hay thế giới thần linh) của họ [10; 250]
Như vậy, thần thoại ra đời là để đáp ứng nhu cầu hết sức cần thiết và chính đáng của con người khi con người mong muốn lí giải, khám phá, tìm hiểu về ngoại giới mà nhận thức còn khá mơ hồ khi hình dung về ngoại giới Con người với những hiểu biết non nớt và ẫu trí thì họ luôn bất lực trước thế giới tự nhiên to lớn và nhiều bí ẩn Vì vậy, họ đã có những hiểu biết sai lệch
về thế giới tự nhiên, gắn các vị thần vào những hiểu biết sai lệch ấy của họ và
tô thêm cho các nhân vật thần với những câu chuyện hấp dẫn Đề cập đến thế giới nhân vật trong thần thoại đã có không ít các ý kiến của các nhà nghiên cứu đưa ra và được trình bày trong nhiều tư liệu như các bài báo, các tạp chí, giáo trình chuyên ngành Song mong muốn được tìm hiểu sâu sắc về hệ thống nhân vật trong thần thoại để có thêm những hiểu biết về vẻ đẹp và sự độc đáo của hệ thống các nhân vật trong thần thoại, đặc biệt là thần thoại Trung Hoa,
chúng tôi đã chọn đề tài “Thế giới nhân vật trong thần thoại Trung Hoa”
1.2 Hơn nữa, thần thoại Trung Hoa là một phần quan trọng trong di sản
của nhân loại nói chung và của Trung Hoa nói riêng Do nhiều nguyên nhân khác nhau, thần thoại Trung Hoa không có được tính hệ thống như thần thoại
Hi Lạp hay thần thoại Ấn Độ [1; 3] Chính sự vụn vặt, không có tính hệ thống
đã dẫn đến có sự khác nhau giữa thần thoại Trung Hoa với thần thoại Ấn Độ
và thần thoại Hi Lạp: trong thời cổ đại, ở Hi Lạp đã có những nhà văn hoá mà
Trang 7họ thành các áng sử thi tương đương Các thần thoại Trung Quốc vì không được đúc kết thành hệ thống trong các áng sử thi cho nên rơi vào tình trạng vụn vặt, rời rạc [4; 7] Nhưng với những gì còn lại cho đến nay, người ta vẫn phải thừa nhận sự kì vĩ của nó [1; 3] Với mong muốn sẽ có những hiểu biết đầy đủ và sâu sắc hơn về thần thoại Trung Hoa - một di sản đồ sộ đã bị vỡ vụn và không còn tính hệ thống, chúng tôi đã lựa chọn phạm vi nghiên cứu là thế giới nhân vật trong thần thoại Trung Hoa để thấy rằng thần thoại Trung Hoa vẫn thể hiện được rõ sức sáng tạo diệu kì, trí tưởng tượng bay bổng đến khó tin
1.3 Bên cạnh đó, thần thoại ra đời từ rất sớm và nó đã trở thành “túi
khôn” của nhân loại trong thời kì còn ấu thơ nên việc nghiên cứu thần thoại cũng có thể được hiểu là nghiên cứu những vấn đề mang tính nhận thức luận của con người trong cái thuở “sơ khai” ấy Vì vậy, với tư cách là một giáo viên tiểu học trong tương lai, qua việc nghiên cứu đề tài này, chúng tôi sẽ được trang bị những kiến thức cần thiết để đảm đương tốt công việc dạy học sau này
Trang 83
Hệ thống các nhân vật chỉ được đề cập một cách rải rác trong các sách giáo trình, các sách nghiên cứu, tham khảo về thần thoại Trung Hoa
2.1 Trong cuốn Thần thoại Trung Quốc, G.S Đinh Gia Khánh có viết:
Kho tàng thần thoại của một đất nước chỉ có thể được sắp xếp thành hệ thống, tức là có mạch lạc, có thế thứ trong các áng sử thi Kho tàng thần thoại ấy chỉ
có thể bảo tồn được lâu dài và giữ được nội dung cơ bản, nguyên sơ của nó nếu các truyện được đúc kết với nhau trong các áng sử thi có nội dung và hình thức xác định và ổn định Các thần thoại Trung Quốc vì không được đúc kết thành một hệ thống trong các áng sử thi cho nên rơi vào tình trạng vụn vặt, rời rạc Điều đó là dễ hiểu Vì không được đúc kết theo nội dung và hình thức xác định và ổn định cho nên chúng dễ biến chất đi và dễ bị pha tạp, đồng hoá vào các truyền thuyết của đời sau Hơn nữa, chính vì thế mà chúng dễ thu hút các tín ngưỡng, tôn giáo, phong tục và các quan niệm chính trị, xã hội, triết học của các đời sau [4; 7]
2.2 Năm 2009, trong cuốn Thần thoại Trung Hoa, tác giả Dương Tuấn
Anh đã có những nghiên cứu về thần thoại Trung Hoa như sau:
Trong buổi bình minh của nhân loại, nhận thức của con người còn rất hạn chế Nhưng với khát vọng giải thích, nhận thức mọi thứ xung quanh và chính bản thân mình, con người đã dùng sức tưởng tượng bay bổng diệu kì để làm nên một “khoa học” của riêng mình Thần thoại ra đời từ đó, trở thành “túi khôn” của nhân loại trong thời kì còn ấu thơ Thứ “khoa học” ấy vô tình đã trở thành tổ hợp của triết học, mĩ học, nhân học, văn học, sử học, địa lí, thiên văn,… mà con người hàng ngàn năm sau vẫn còn muốn chiêm ngưỡng và chiêm nghiệm Với niềm tin rằng vạn vật đều có linh hồn, cho rằng mọi thứ trên thế giới này đều có ý chí, có sinh mệnh, đồng thời chịu sự chi phối của một lực lượng thần bí nào đó mà còn chưa lí giải được, người xưa đã thần thánh hoá, nhân cách hoá tất thảy, từ con vật, cái cây, ngọn cỏ, cho đến cả đất
Trang 9Có thể nói vấn đề nhân vật trong thể loại thần thoại nói chung và thần thoại Trung Hoa nói riêng đã được các nhà nghiên cứu quan tâm song chỉ dừng lại ở mức độ giới thiệu, khái lược Trên cơ sở kế thừa kết quả nghiên cứu của người đi trước, chúng tôi đã phân chia hệ thống nhân vật trong thần thoại Trung Hoa thành hai tuyến nhân vật đó là: nhân vật là thần và nhân vật
là con người để làm sáng tỏ mục đích nghiên cứu của đề tài
3 Mục đích nghiên cứu
Người viết thực hiện đề tài này với những mục đích sau:
- Khám phá một cách khái quát về hệ thống nhân vật trong thần thoại Trung Hoa
- Phát hiện một số thủ pháp nghệ thuật góp phần tạo nên sự thành công trong việc xây dựng hình tượng nhân vật trong thần thoại Trung Hoa
- Thông qua việc nghiên cứu đề tài này giúp người viết có được những cái nhìn chung nhất về hệ thống nhân vật trong thần thoại Trung Hoa Từ đó,
Trang 10là một giáo viên tiểu học trong tương lai, người viết thực hiện đề tài này nhằm một mục đích quan trọng đó là giáo dục học sinh bậc tiểu học luôn có ý thức giữ gìn và bảo tồn (có thái độ ham học hỏi, yêu thích khám phá thể loại thần thoại) kho tàng thần thoại của dân tộc Việt Nam nói riêng và kho tàng thần thoại trên thế giới nói chung, trong đó có thần thoại Trung Hoa
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
- Thần thoại Trung Hoa
4.2 Phạm vi nghiên cứu
- Thế giới nhân vật trong thần thoại Trung Hoa
- Tư liệu (văn bản khảo sát): Khảo sát khoảng 46 truyện trong kho tàng thần thoại Trung Hoa dựa vào cuốn sách: Dương Tuấn Anh (sưu tầm, tuyển
chọn), Thần thoại Trung Hoa, Nxb Giáo dục Việt Nam, 2009
- Ngoài ra có sử dụng một số văn bản khác (Thần thoại Trung Quốc - Nxb Khoa học và Xã hội; Truyền thuyết thần thoại Trung Quốc - Nxb Truyền bá Ngũ Châu và Nxb Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh; Từ điển thuật ngữ văn học – Nxb Đại học Quốc Gia Hà Nội;…) trong quá trình nghiên cứu, phân
tích, so sánh
Trang 116
5 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Chúng tôi đi từ những vấn đề chung nhất để thấy được một cách khái quát về hệ thống nhân vật trong thần thoại Trung Hoa
- Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi đặc biệt quan tâm đến đặc điểm nhân vật và các thủ pháp nghệ thuật được dân gian sử dụng trong việc khắc hoạ hình tượng nhân vật trong thần thoại
6 Phương pháp nghiên cứu
Do đặc điểm, yêu cầu và mục đích nghiên cứu của đề tài, chúng tôi sử
dụng:
- Phương pháp khảo sát, thống kê, phân loại
- Phương pháp so sánh, đối chiếu
- Phương pháp bình giảng, phân tích
- Phương pháp tổng hợp
7 Cấu trúc khoá luận
Khoá luận này gồm các phần:
- Phần mở đầu
- Phần nội dung
+ Chương 1: Nhân vật trong thần thoại Trung Hoa
+ Chương 2: Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong thần thoại Trung Hoa
- Kết luận
- Tài liệu tham khảo
Trang 127
PHẦN NỘI DUNG
Thần thoại vừa là tín ngưỡng, vừa là khoa học nghệ thuật tự phát đầu tiên của dân tộc Do đó, nó có quan hệ với hầu hết các lĩnh vực văn hoá, tinh thần của mỗi dân tộc, ảnh hưởng của nó rất sâu rộng và lâu dài trong đời sống văn hoá, tinh thần của mỗi dân tộc [10; 251]
Sáng tác thần thoại được xem như hiện tượng quan trọng nhất trong lịch
sử văn hoá của nhân loại Ở xã hội nguyên thuỷ, hệ thần thoại là phương pháp
cơ bản của việc hiểu thế giới và thần thoại phản ánh cảm giác, sự hiểu biết về thế giới của thời đại đã sinh ra nó “Thần thoại với tư cách là hình thức văn hoá tinh thần đầu tiên của loài người là tự nhiên và chính những hình thức xã hội đã được tái tạo lại bằng hình tượng nghệ thuật vô ý thức bởi trí tưởng tượng dân gian” (C Mác) [8; 74] Thế nào là thần thoại? Thần thoại có những đặc điểm gì? Đó là một trong những vấn đề được rất nhiều các nhà nghiên cứu bàn đến Việc trả lời những câu hỏi này là một phần cơ sở giúp người viết làm sáng rõ mục đích nghiên cứu của đề tài
Có nhiều cách hiểu khác nhau về thần thoại:
Theo E M Mêlêtinxki từ “thần thoại” có nguồn gốc từ tiếng Hi Lạp, nghĩa đen là truyền thuyết, truyền thoại Thường người ta hiểu đó là những truyện về các vị thần, các nhân vật được sùng bái hoặc có quan hệ nguồn gốc với các vị thần, về các thế hệ xuất hiện trong thời gian ban đầu, tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào việc tạo lập thế giới cũng như vào việc tạo lập nên những nhân tố của nó – thiên nhiên và văn hoá Hệ thần thoại (mifalogia) là tổng thể những câu chuyện như thế về các thần và các nhân vật, đồng thời là
Trang 138
hệ thống những quan niệm hoang đường về thế giới Từ mifalogia còn được hiểu là khoa học về thần thoại (thần thoại học) [8; 74]
Tác giả Trần Gia Linh định nghĩa: “Thần thoại là những truyện cổ tích
có yếu tố hoang đường về các vị thần hoặc con người, con vật mang tính thần
kì, sản phẩm của trí tưởng tượng hồn nhiên, bay bổng của người viễn cổ sáng tạo ra để giải thích thế giới tự nhiên và đời sống xã hội” [6; 4]
Trong cuốn Từ điển thuật ngữ văn học, các tác giả định nghĩa: Thần thoại
là thể loại truyện ra đời và phát triển sớm nhất trong lịch sử truyện kể dân gian các dân tộc Đó là toàn bộ những chuyện hoang đường, tưởng tượng về các vị thần hoặc những con người, những loài vật mang tính chất thần kì, siêu nhiên do con người thời nguyên thuỷ sáng tạo ra để phản ánh và lí giải các hiện tượng trong thế giới tự nhiên và xã hội theo quan niệm vạn vật có linh hồn (hay thế giới quan thần linh của họ) Chẳng hạn thần thoại Việt Nam (dân tộc Kinh) có những truyện như: Thần trụ trời, Rắn già rắn lột, Lúa thần, Cuội cung trăng, Sơn Tinh và Thuỷ Tinh, [10; 250]
Như vậy, ta thấy có rất nhiều cách định nghĩa về thần thoại Mỗi định nghĩa được đưa ra là một cách hiểu khác nhau về thể loại này
Trong cuốn Tạp chí Nghiên cứu văn học, Một số vấn đề lý thuyết về thần
thoại (11-2012), B.L Riftin đưa ra một số đặc điểm của thần thoại như sau:
- Thần thoại miêu tả một phạm vi thời gian đặc định, đó là thời được gọi
là Khai thiên lập địa, Thời đại tiền sử
- Thần thoại miêu tả nguồn gốc của loài người và những chế độ, thói quen, quy tắc đời sống mà chúng ta quen thuộc Các yếu tố địa hình như sông núi, biển cả đã hình thành như thế nào? Hỗn độn (chaos) đã trở thành vũ trụ (cosmos) ra sao? Đó đều là những chủ đề của thần thoại
- Có nhiều cách chia khác nhau về thần thoại:
Trang 149
1 Thần thoại nguyên thuỷ và thần thoại của các dân tộc có nền văn minh
cổ đại tương đối phát triển:
+ Thần thoại nguyên thuỷ thường có nhân vật là động vật, ví dụ nhân vật con quạ hoặc các vị tổ tiên trong thần thoại của các dân tộc Bắc Á và người Indian Bắc Mỹ, hoặc nhân vật anh hùng văn hoá trong thần thoại các dân tộc bản địa của Đại Dương…
+ Thần thoại của các dân tộc có nền văn minh cổ đại tương đối phát triển như thần thoại của Hi Lạp cổ, Ấn Độ cổ lại thường có các nhân vật là các loại thần, miêu tả các hành vi của họ
2 Thần thoại vũ trụ và thần thoại về loài người:
+ Thần thoại vũ trụ: miêu tả sự hình thành của vũ trụ
+ Thần thoại về loài người: miêu tả về nguồn gốc của loài người
- Thần thoại có mối quan hệ nhất định với sùng bái nguyên thuỷ, tế lễ và nghi thức nguyên thuỷ Hiện nay mối quan hệ này đã không còn rõ rệt
- Thần thoại có đặc tính thần thánh, dành để dâng tặng cho thần linh Khi chưa hình thành xã hội thần, thần thoại đương nhiên không có chức năng đó Thần thoại không được kể một cách tuỳ tiện, cấm kỵ này có lẽ có liên quan đến những nghi lễ nguyên thuỷ của thần thoại
- Thần thoại có chức năng truy nguyên tức là giải thích nguồn gốc hoặc đặc điểm của vạn vật, nguồn gốc của loài người cùng các loại hình tế lễ, nghi thức… Đây cũng là chức năng và mục đích tự sự chủ yếu của thần thoại
- Thần thoại có những nhân vật anh hùng đặc thù là động vật hoặc người Thần thoại của các xã hội phát triển thường có những nhân vật là thần hoặc bán thần hoặc các loại anh hùng văn hoá, những đấng sáng thế hoặc những người xây dựng nên những quy định về thế giới… Ngược lại, trong thần thoại của xã hội nguyên thuỷ, tạo ra quy luật thế giới thường không phải là người
Trang 15- Những việc mà các anh hùng trong thần thoại làm nhất định phải là vì toàn nhân loại (hoặc cả bộ lạc), ví dụ như Hậu Nghệ bắn mặt trời, đó là vì loài người không thể chịu nổi sức nóng của mười mặt trời chứ không phải vì Hằng Nga; Đại Vũ trị thuỷ không phải vì gia đình ông ta mà là vì cả nhân loại,…
- Thần thoại nhất định phải có tình tiết, có nội dung để kể, nó được thể hiện dưới hình thức câu chuyện
- Thần thoại được triển khai bởi một kết cấu đặc thù với những tình tiết đặc thù như: kịch hoá câu chuyện; đan cài thêm mô típ (tức những mô típ tương đương hoặc đồng nghĩa); miêu tả song song phản phủ định (ví dụ nhân vật này làm việc tốt, một nhân vật khác bắt chước theo nhưng kết quả lại tương phản); …
Nhìn chung, đã có rất nhiều các nhà nghiên cứu quan tâm đến vấn đề tìm hiểu về khái niệm thần thoại và đặc điểm của nó Song, cho dù có nhiều quan điểm khác nhau và mỗi cá nhân thừa nhận một quan điểm nhất định nhưng chúng ta vẫn không thể phủ định một điều rằng “sáng tác thần thoại được xem như hiện tượng quan trọng nhất trong lịch sử văn hoá của nhân loại” [8; 74] Chính vì vậy mà thể loại thần thoại luôn được quan tâm nghiên cứu, bàn luận trong mọi thời kì phát triển của nó
Trang 1611
CHƯƠNG 1 NHÂN VẬT TRONG THẦN THOẠI TRUNG HOA
1.1 Khái niệm nhân vật
1.1.1 Định nghĩa
Theo tiếng La tinh, từ nhân vật (persona) lúc đầu có nghĩa là cái mặt nạ (diễn viên thường đeo lên mặt khi biểu diễn trên sân khấu) Về sau, trải qua kinh nghiệm sử dụng ngôn ngữ, nó được dùng với hàm ý chỉ đối tượng mà văn học miêu tả, thể hiện
Trong cuốn Từ điển tiếng Việt (Hoàng Phê chủ biên, Nxb Đà Nẵng,
2002), khái niệm nhân vật được hiểu theo hai nghĩa sau:
Thứ nhất: nhân vật “là đối tượng (thường là con người) được miêu tả, thể hiện trong tác phẩm văn học nghệ thuật”
Thứ hai: nhân vật “là người có một vai trò nhất định trong xã hội”
Qua đây cho thấy, khái niệm nhân vật không chỉ được dùng trong văn học
mà còn được sử dụng rộng rãi trong mọi lĩnh vực của xã hội như: nghệ thuật,văn hoá, chính trị,…
Trong phạm vi nghiên cứu đề tài khoá luận, chúng tôi chỉ đề cập đến khái
niệm nhân vật theo nghĩa thứ nhất mà cuốn Từ điển tiếng Việt đã định nghĩa –
tức là xem xét nhân vật trong tác phẩm văn chương
Văn học nói chung không thể thiếu nhân vật, nó là yếu tố trung tâm thuộc cấu trúc của tác phẩm văn học Vì vậy, xác lập một cách hiểu đúng đắn về khái niệm này là việc làm hết sức cần thiết và quan trọng, giúp cả người nghiên cứu lẫn người tiếp nhận có được nền tảng cơ sở vững chắc để thấy được giá trị đích thực của một tác phẩm văn học
Có nhiều cách hiểu khác nhau về nhân vật:
Trong cuốn Lý luận văn học, tác giả Phương Lựu cho rằng: “nhân vật văn
học được xem là những con người được miêu tả, thể hiện trong tác phẩm bằng
Trang 1712
có tên, hay cũng có thể là những con vật trong truyện cổ tích, đồng thoại, bao gồm cả quái vật lẫn thần linh, ma quỷ, những con vật mang nội dung và ý nghĩa con người… Khái niệm nhân vật có khi được sử dụng một cách ẩn dụ, không chỉ một con người cụ thể nào mà chỉ một hiện tượng nổi bật trong tác phẩm nhưng chủ yếu vẫn là hiện tượng con người
Bàn về nhân vật văn học, tác giả Hà Minh Đức trong cuốn Lý luận văn học (Nxb Giáo dục Hà Nội) cho rằng: nhân vật văn học là một hiện tượng
mang tính ước lệ, đó không phải là sự sao chụp đầy đủ mọi chi tiết biểu hiện của con người mà chỉ là sự thể hiện của con người qua những đặc điểm điển hình về tiểu sử, nghề nghiệp, tính cách,… Và cần chú ý thêm một điều: thực
ra, khái niệm nhân vật thường được quan niệm với một phạm vi rộng hơn nhiều, đó không chỉ là con người, những con người có tên hoặc không tên được khắc hoạ sâu đậm hoặc chỉ xuất hiện thoáng qua trong tác phẩm mà còn
có thể là những sự vật, loài vật khác ít nhiều mang bóng dáng, tính cách của con người, được dùng như những phương thức khác nhau để biểu hiện con người… Cũng có khi đó không phải là những con người, sự vật cụ thể mà chỉ
là một hiện tượng về con người hoặc có liên quan tới con người được thể hiện nổi bật trong tác phẩm [3; 126]
Trong cuốn Từ điển thuật ngữ văn học, các tác giả cho rằng: “nhân vật
văn học là con người cụ thể được miêu tả trong tác phẩm văn học Nhân vật văn học có thể là tên riêng (Tấm, Cám, chị Dậu, anh Pha,…) Khái niệm nhân vật văn học cũng có khi được sử dụng như một ẩn dụ không chỉ một con người nào cả mà chỉ một hiện tượng nổi bật nào đó trong tác phẩm…Nhân vật văn học là một đơn vị nghệ thuật mang tính ước lệ, không thể đồng nhất nó với con người có thật trong đời sống” [10; 202]
Trang 1813
Trong cuốn Từ điển văn học bộ mới (2004), Nxb Thế giới có viết: “nhân
vật văn học là thuật ngữ chỉ hình tượng nhân vật về con người, một trong những dấu hiệu về sự tồn tại toàn vẹn của con người trong nghệ thuật ngôn
từ Bên cạnh con người, nhân vật văn học có khi còn là các con vật, các loài cây, các sinh thể hoang đường được gán cho những đặc điểm giống với nhân vật” [14; 1254]
Như vậy, từ những nhận định trên ta có thể thấy rõ được rằng khái niệm nhân vật không chỉ bó hẹp trong phạm vi “con người” mà nó còn được mở rộng đối tượng với những đặc tính hết sức phong phú và đa dạng Những đối tượng đó có thể là người nhưng cũng có thể là con vật, loài vật, ma quỷ, thần thánh,… nhưng tất cả chúng đều được đặt trong mối quan hệ với con người
Từ những hiểu biết chung về nhân vật có ý nghĩa nền tảng ấy, chúng ta có thể tìm hiểu được chúng trong một tác phẩm văn học cụ thể nào đó một cách tường tận và sâu sắc để cảm nhận và nắm rõ giá trị đích thực của tác phẩm văn học
1.1.2 Chức năng
Qua những nhận định về khái niệm nhân vật đã nêu ở trên, ta thấy rõ nhân vật có vị trí và vai trò to lớn trong tác phẩm văn học Có rất nhiều ý kiến khác nhau khi bàn về chức năng của nhân vật văn học:
Trong cuốn Lí luận văn học, Nxb Giáo dục có viết: Văn học không thể
thiếu nhân vật, vì đó là phương tiện cơ bản để nhà văn khái quát hiện thực một cách hình tượng Nhà văn sáng tạo nhân vật để thể hiện nhận thức của mình về một cá nhân nào đó, về một loại người nào đó, về một vấn đề nào đó của hiện thực Nhân vật chính là người dẫn dắt người đọc vào một thế giới riêng của đời sống trong một thời kì lịch sử nhất định [3; 126]
Bàn về chức năng của nhân vật trong tác phẩm văn học, trong cuốn Từ điển thuật ngữ văn học, các tác giả có viết: Chức năng cơ bản của nhân vật văn học
Trang 1914
là khái quát tính cách của con người Do tính cách là một hiện tượng xã hội, lịch sử nên chức năng khái quát tính cách của nhân vật văn học cũng mang tính lịch sử Vì tính cách là kết tinh của môi trường nên nhân vật văn học là người dẫn dắt độc giả vào các thế giới khác nhau của đời sống Nhân vật văn học thể hiện quan niệm nghệ thuật và lí tưởng thẩm mĩ của nhà văn về con người Vì thế, nhân vật luôn luôn gắn với chủ đề của tác phẩm [10; 202-203]
Trong cuốn Từ điển văn học bộ mới có viết: Nhân vật văn học là phương
thức nghệ thuật nhằm khai thác những nét thuộc đặc tính của con người Nhân vật văn học là sự thể hiện quan niệm nghệ thuật của nhà văn về con người [14; 1254 - 1255]
Dù có nhiều quan điểm khác nhau về chức năng của nhân vật nhưng từ những quan điểm nêu ở trên, ta có thể hiểu ngắn gọn trong một tác phẩm văn học, nhân vật có những chức năng quan trọng như sau:
Thứ nhất, nhân vật văn học là yếu tố cơ bản nhất trong tác phẩm văn học,
nó là tiêu điểm để bộc lộ chủ đề Hay nói cách khác, chức năng đầu tiên, trọng yếu nhất của nhân vật thể hiện ở chỗ nó là phương tiện để nhà văn khái quát hoá hiện thực bởi vì văn học phản ánh đời sống bằng hình tượng, bằng những nhân vật cụ thể Tác phẩm văn học không thể thiếu nhân vật Bởi, thông qua
nó nhà văn mới thể hiện được nhận thức của mình về xã hội, con người với những đặc điểm về số phận và tính cách của nó, có thể khái quát được những vấn đề có tính quy luật của đời sống
Thứ hai, nhân vật còn là phương tiện tất yếu và quan trọng nhất để thể hiện tư tưởng của tác phẩm.Tức là thông qua sự hoạt động và mối liên hệ giữa tính cách, người đọc sẽ đi đến sự khái quát hoá về một nhận thức, tư tưởng
Về phương diện này, B.Brecht cho rằng: “các nhân vật trong tác phẩm văn học không đơn giản là bản dập của những nhân vật sống mà là những hình tượng được khắc hoạ phù hợp với ý đồ tư tưởng của tác giả”
Trang 2015
Thứ ba, đối với hình thức của tác phẩm văn học, nhân vật là yếu tố quyết định phần lớn đến kết cấu cốt truyện, ngôn ngữ nghệ thuật, sự lựa chọn các chi tiết nghệ thuật,… trong tác phẩm
Tóm lại, nhân vật là phương tiện cơ bản để nhà văn khái quát hiện thực một cách hình tượng, nó trở thành linh hồn của tác phẩm, là sản phẩm tinh thần của nhà văn Nói cách khác, nhân vật là hình thức của văn học để phản ánh hiện thực Hình thức ấy rất phong phú và đa dạng, thể hiện các khía cạnh
vô cùng phong phú của đời sống
1.1.3 Phân loại
Nhân vật văn học là một hiện tượng rất phong phú và đa dạng Trong văn học, các nhân vật tạo nên sự thành công của một tác phẩm văn học thường là những nhân vật mang tính độc đáo, sáng tạo và không có sự trùng lặp Tuy nhiên, xét về mặt nội dung, cấu trúc, chức năng có thể thấy hiện tượng lặp lại thành các loại nhân vật Để thuận tiện cho việc khám phá thế giới nhận vật, đặc biệt là hệ thống các nhân vật trong thần thoại Trung Hoa, chúng tôi đi sâu vào việc tìm hiểu cách phân chia nhân vật trong tác phẩm văn học
Như đã nói ở trên, các loại hình nhân vật rất đa dạng Vì vậy cũng có nhiều quan điểm khác nhau trong cách phân chia nhân vật trong tác phẩm văn học
Trong cuốn Lý luận văn học, Nxb Giáo Dục [3; 127], các tác giả có phân
chia nhân vật văn học dựa theo các tiêu chí sau:
- Xét về vai trò nhân vật trong tác phẩm, nhân vật được chia thành nhân vật chính và nhân vật phụ, nhân vật trung tâm:
+ Nhân vật chính là nhân vật xuất hiện nhiều hơn cả trong tác phẩm, đóng vai trò quan trọng trong việc thể hiện tập trung đề tài, chủ đề và tư tưởng tác phẩm
+ Nhân vật phụ hoặc được thể hiện khá sinh động hoặc chỉ được nhắc qua một vài tình tiết trong tác phẩm
Trang 2116
+ Nhân vật trung tâm là những nhân vật được thể hiện đặc biệt nổi bật, có
ý nghĩa tư tưởng – thẩm mĩ sâu sắc nhất trong tác phẩm văn học
- Xét về phương diện hệ tư tưởng, về quan hệ đối với lí tưởng xã hội của nhà văn, nhân vật được chia thành nhân vật chính diện và nhân vật phản diện: + Nhân vật chính diện (nhân vật tích cực) là những nhân vật thường được tác giả đề cao và khẳng định, đó là nhân vật mang lí tưởng, quan điểm tư tưởng và đạo đức tốt đẹp của tác giả, của thời đại Khi nhân vật này có ý nghĩa mẫu mực cao độ cho lối sống của một tầng lớp, một giai cấp, một dân tộc thì nó được gọi là nhân vật lí tưởng
+ Nhân vật phản diện (nhân vật tiêu cực) là những nhân vật nằm trong sự phê phán, phủ định của tác giả Nhân vật phản diện mang phẩm chất xấu xa, trái với đạo lí và lí tưởng, đối lập về tính cách với nhân vật chính diện
Trong cuốn Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội,
các tác giả có phân chia nhân vật văn học dựa theo các tiêu chí sau:
- Dựa vào vị trí đối với nội dung cụ thể, cốt truyện của tác phẩm, nhân vật được chia thành nhân vật chính và nhân vật phụ
- Dựa vào đặc điểm của tính cách, việc truyền đạt lí tưởng của nhà văn, nhân vật được chia thành nhân vật chính diện và nhân vật phản diện
- Dựa vào thể loại văn học, ta có nhân vật tự sự, nhân vật trữ tình, nhân vật kịch
- Dựa vào cấu trúc hình tượng, nhân vật được chia thành nhân vật chức năng, nhân vật tính cách, nhân vật tưởng tượng
Các cách phân loại nhân vật như trên chỉ mang ý nghĩa tương đối bởi trong thực tế các loại nhân vật rất phong phú, đa dạng, phức tạp và mỗi loại nhân vật đều có sức hấp dẫn riêng của nó Không thể đem tiêu chí của nhân vật này để đánh giá nhân vật kia và ngược lại Nhìn chung, khi phân định loại hình nhân vật phải rất linh hoạt dựa trên cơ sở khả năng phản ánh hiện thực
Trang 2217
của chúng và ý đồ tư tưởng của nhà văn Việc tìm hiểu cách phân loại như trên chỉ nhằm nhấn mạnh đặc trưng cơ bản, phục vụ nhu cầu của người viết muốn đi sâu tìm hiểu hệ thống nhân vật trong thần thoại Trung Hoa Qua đó thấy rõ sự lí giải về vạn vật trong cuộc sống của người Trung Hoa cổ đại
1.2 Khái quát nhân vật trong thần thoại Trung Hoa
Trong cuốn Thần thoại Trung Quốc, Nxb Khoa học Xã hội, tác giả Đinh
Gia Khánh có viết: đã gọi là thần thoại thì tất yếu có sự đan xen và chồng chập giữa các mô típ, giữa các tình tiết và giữa các nhân vật Tình hình ấy có thể làm cho các truyện thiếu nhất quán, làm cho thế thứ các nhân vật không rành mạch, làm cho sự diễn biến của các sự việc trùng lặp, nhiều khi lại mâu thuẫn [4; 10]
Khi người viết thực hiện việc khảo sát hệ thống nhân vật trong thần thoại
Trung Hoa thông qua cuốn sách Thần thoại Trung Hoa của tác giả Dương
Tuấn Anh thì càng thấy rõ hơn nhận định trên của tác giả Đinh Gia Khánh Trong một truyện cụ thể, người đọc có thể bắt gặp nhiều nhân vật khác nhau với những tình tiết khác nhau, các yếu tố này đan xen lẫn nhau xuyên suốt cả câu chuyện Chẳng hạn như trong truyện giải thích nguồn gốc ra đời của núi non, sông suối các tác giả dân gian đã cho rằng có thể có nhiều vị thần tạo ra núi non, sông suối Đó là thần Cự Linh đã dùng thần lực của mình và cái chất của nguyên khí tạo ra núi non, sông suối hay vợ chồng Phác Phụ cũng tham gia vào việc tạo sông núi
Người đọc cũng dễ bắt gặp một nhân vật có thể xuất hiện trong nhiều câu chuyện khác nhau với những đặc điểm được lặp đi lặp lại trong mỗi truyện
Rõ ràng những điều này có thể làm cho diễn biến câu chuyện bị trùng lặp, nhiều mâu thuẫn và thứ tự các nhân vật không được rành mạch
Khi khảo sát hệ thống nhân vật trong thần thoại Trung Hoa, do tính chất phạm vi nghiên cứu của đề tài, người viết đã phân chia hệ thống nhân vật
Trang 2318
trong thần thoại Trung Hoa thành các loại nhân vật (nhân vật là thần, nhân vật
là con người) Khoá luận của chúng tôi sẽ khái quát hoá một cách hệ thống về hai tuyến nhân vật này trong thần thoại Trung Hoa để có thể hình dung một cách sơ lược nhất về hệ thống nhân vật trong thần thoại Trung Hoa nói riêng
và trong thể loại thần thoại nói chung
1.3 Các loại hình nhân vật trong thần thoại Trung Hoa
1.3.1.1 Nhân vật là thần tạo dựng không gian trời đất
to lớn, kì vĩ nhưng lại có những vị thần không xác định được hình dáng Điều
đó chứng tỏ rằng, người xưa đã vẽ nên chân dung những vị thần và tô điểm thêm cho họ trở thành đấng thần linh tối cao, những vị thần có ngoại hình kì
vĩ và lớn lao sánh ngang với không gian trời đất rộng lớn
Khi trời đất chưa phân, mọi thứ còn hỗn độn đã xuất hiện một vị thần làm vua của trung tâm trời đất, đó chính là thần Hỗn Độn Vị thần này có hình dáng như một con chó, đuôi dài, bốn chân giống như chân gấu nhưng không
Trang 2419
có móng vuốt, có mắt mà không nhìn được, có bụng mà không có ngũ tạng,
có ruột thẳng tắp mà chẳng gấp cuộn, thức ăn đi thẳng qua Thần Hỗn Độn có dáng vẻ ngoại hình thật kì quặc
Nhân vật trong thần thoại thường là những nhân vật được thần thánh hoá, được miêu tả với thân hình kì vĩ, to lớn Thần Chúc Long có hình dạng khác thường, thân dài ngàn dặm, mặt người, mình rắn, da màu đỏ, mắt nhìn thẳng
mà mí mắt dựng đứng
Thần có hình dáng kì vĩ chính là cách mô phỏng sự to lớn của tự nhiên
Có những vị thần to lớn đến nỗi có thể bằng cả không gian trời đất nên không thể nhìn rõ hình dáng của các vị thần này Thần Cự Linh tạo sông suối nhưng lại không ai rõ hình dáng của thần, chỉ biết rằng thần đã được sinh ra cùng nguyên khí (cái khí của tự nhiên khi trời đất còn hỗn độn, chưa phân rõ) Ngược lại, ông Bàn Cổ lại có thân hình cực lớn Ông Bàn Cổ đầu người, mình rắn mỗi ngày lớn thêm một trượng cùng với việc mỗi ngày dày thêm một trượng của trời và đất Vì thế, sau mười tám ngàn năm, trời cực cao, đất cực dày, ông Bàn Cổ cực lớn
Hình tượng nhân vật thần thường gợi lên cảm xúc thẩm mĩ về cái đẹp Nhân vật trong thần thoại được mô tả theo kích thước của vũ trụ, non sông Điều đó chứng tỏ quan niệm của người xưa: con người và thiên nhiên luôn được hoà làm một khối
b Đặc điểm chức năng
Trong thần thoại, các vị thần khác nhau có những chức năng khác nhau Nhân vật trong thần thoại thường là nhân vật chức năng Nhân vật chức năng (hay còn gọi là nhân vật “mặt nạ”) là nhân vật có những đặc điểm, phẩm chất
cố định, không thay đổi, từ đầu đến cuối không có đời sống nội tâm, sự tồn tại
và hoạt động của nó chỉ nhằm thực hiện một số chức năng trong truyện và trong việc phản ánh đời sống Nhân vật đồng nhất với vai trò mà nó đóng trong tác phẩm [10; 196]
Trang 25Trong thần thoại Trung Hoa, xuất hiện một số vị thần sáng tạo không gian trời đất Thần Hỗn Độn với hình thù kì quái nhưng lại có một nhiệm vụ vô cùng quan trọng đó là làm vua cai quản cả vùng trời đất hỗn độn Thần Âm, thần Dương sinh ra trời đất, thần Âm làm nhiệm vụ cai quản đất, còn thần Dương làm nhiệm vụ cai quản trời Thần Cự Linh tạo ra núi non, sông suối Chúng ta đều biết rằng thần thoại ra đời trong buổi bình minh lịch sử của nhân loại, trình độ sản xuất và sự hiểu biết các hiện tượng tự nhiên của con người còn rất thấp Mưa bão, hạn hán, sông rộng, núi dài,… đối với người xưa là những điều họ không hiểu Thiên nhiên có lúc hiền hoà nhưng có lúc lại rất dữ tợn buộc họ phải tìm hiểu và giải thích nó Khi trời đất đã được tạo nên, cuộc sống trên mặt đất không chỉ có các loại thực vật, động vật, con người mà còn có các thế lực khác luôn can thiệp vào đời sống của muôn loài Trong số đó, thế lực tự nhiên có một sức mạnh phi thường khiến cho con người lo lắng và sợ hãi khi thế giới tự nhiên có quá nhiều tác động đến cuộc sống của con người Từ đó, con người đã xây dựng nên các vị thần tự nhiên với những chức năng điều tiết tự nhiên để nói lên sự lí giải của họ về thế giới
tự nhiên luôn có muôn vàn những điều bí ẩn Người xưa giải thích có mưa là
do nữ thần Nữ Thi tạo ra; hạn hán là do nữ thần Bạt tạo ra hoặc là sự lí giải tại sao chỉ có một mặt trời đó là do tay cung Hậu Nghệ đã bắn rụng chín trong số mười mặt trời (các con của Đế Tuấn) và chỉ để lại một mặt trời chiếu sáng, sưởi ấm cho muôn loài; sự giải thích mặt trăng, mặt trời là do Đế Tuấn sinh
Trang 2621
ra;… Những lí giải này của người xưa hoàn toàn không có căn cứ khoa học,
đó cũng là một điều rất dễ hiểu Vì với trình độ sản xuất còn thấp kém, người xưa chưa thể có những lí giải về giới tự nhiên một cách tường minh và đầy sức thuyết phục nên họ đã dùng trí tưởng tượng của mình tạo nên những vị thần điều tiết tự nhiên để từ đó họ có những lí giải về tự nhiên theo cách hiểu của riêng mình
c Đặc điểm hành trạng
Hành trạng có thể hiểu đơn giản là những việc làm của các vị thần Mỗi vị thần có một hoặc một vài nhiệm vụ riêng nên các vị thần lại có những việc làm riêng biệt tương ứng với từng nhiệm vụ cụ thể của mình
Tương ứng với ngoại hình có tầm vóc lớn lao thì việc làm của các vị thần tạo dựng không gian trời đất cũng không kém phần phi thường sánh ngang với tầm vóc của vũ trụ Thần Cự Linh đã dùng thần lực của mình và cái chất nguyên khí để tạo ra núi, sông với việc làm cụ thể là dùng tay khua chân đạp
mở núi cho nước chảy qua để dòng nước không phải chảy quanh co nữa Để luyện đá vá trời, nữ thần Nữ Oa đã chọn trong các sông suối những hòn đá ngũ sắc, dùng lửa luyện thành một chất lỏng sánh như keo sau đó bà dùng loại keo ấy đem bít vào lỗ thủng trên bầu trời…
Có thể khẳng định rằng: hành trạng của các vị thần tạo dựng không gian trời đất rất xứng tầm với thân hình kì vĩ và chức năng, nhiệm vụ quan trọng
mà các nghệ sĩ dân gian đã trao cho họ
1.3.1.2 Nhân vật là thần phá huỷ
Khi trời đất đã được tạo nên, cuộc sống trên mặt đất không chỉ có các loại thực vật, động vật, con người mà còn có các thế lực khác luôn can thiệp vào đời sống của muôn loài trong đó có các vị thần Các vị thần này thiện có, ác
có, hành vi thật là khôn lường Vì vậy, con người phải tìm cách đề phòng họ, hơn nữa phải tìm cách kết giao với họ, tranh thủ tình cảm với họ
Trang 2722
Có các vị thần tạo dựng nên không gian trời đất, những vị thần đó thật xứng đáng với tên tuổi, chức danh mà dân gian đã dành cho họ Tuy nhiên, bên cạnh đó còn thấp thoáng bóng dáng của các vị thần phá huỷ - những vị thần có những việc làm gây hại cho muôn loài Thần phá huỷ hay còn có thể gọi là hung thần, tác giả dân gian đã dựng nên hình ảnh những vị thần phá huỷ từ ngoại hình, chức năng, hành trạng đều không có gì là đẹp đẽ, cao cả Phải chăng đó chính là sự lí giải của người xưa về những sự việc diễn ra trong đời sống của họ mà những sự việc đó gần như dồn họ vào bước đường cùng
vì điều kiện sống không cho phép hoặc gây khó khăn cho cuộc sống của họ Chẳng hạn như dịch bệnh là một điều khó tránh khỏi và sẽ trở thành tai ương cho con người, điều tồi tệ đó không ai muốn xảy ra cho nên người xưa đã cho rằng có các hung thần gieo rắc dịch bệnh cho muôn loài
a Đặc điểm ngoại hình
Đúng với tên gọi là thần phá huỷ, các “hung thần” có những đặc điểm ngoại hình kì quặc và khó ưa Tướng Liễu là một hung thần có thân mình của loài rắn, trên cổ ông ta mọc lên chín cái đầu, đều là đầu người, mặt mũi xanh lè Xuy Vưu là một hung thần mình thú, đầu người (đầu đồng, trán sắt), lại có bốn con mắt, sáu cánh tay, trên đầu còn có hai cái sừng sắc bén, cứng như thép Lại có những hung thần thuộc dòng dõi Thiên Đế chuyên đi gieo rắc dịch bệnh cho nhân gian: Đào Ngột có hình hài của một con mãnh thú, giống con
hổ nhưng to hơn hổ, lông dài hơn hai thước, mặt người, chân hổ, mõm lợn, từ răng đến đuôi nó dài một trượng tám thước
Các hung thần đều mang trên mình một dáng vẻ hung hãn, đúng với bản chất thật của mình là gieo rắc tai hoạ cho nhân gian
b Đặc điểm chức năng
Đã được gọi là thần phá huỷ thì tất nhiên những thần này chỉ có những chức năng phá huỷ Chức năng mà các nghệ sĩ dân gian gán cho các hung
Trang 2823
thần thường nhằm thực hiện những việc làm có hại cho muôn loài Đó chính
là việc phá huỷ trời đất của Chúc Dung; gieo rắc dịch bệnh của Tướng Liễu, Đào Ngột hay việc tranh giành ngôi vua, làm loạn thiên hạ của Xuy Vưu;… Đúng với tên gọi khó nghe của mình, các hung thần có chức năng không
có gì cao đẹp và đáng ngợi ca
Hung thần Tướng Liễu là thần tướng dưới quyền của thần nước Cộng Công - hung thần chuyên gây hại cho dân
Trong xã hội mọi thời đại luôn có những kẻ tham lam, nổi loạn và xã hội trong thần thoại xưa cũng vậy Đó chính là Xuy Vưu, tên hung thần này đã đem các loại tà ma, quỷ quái đến tranh đấu với Hoàng Đế để tranh ngôi vua Việc làm của kẻ hung thần Xuy Vưu đã gây ra những tội ác không thể dung tha Chỉ vì lòng tham lam, đố kị của hắn mà đã gây ra cuộc chiến tranh thảm khốc, nhân dân phải hứng chịu nhiều tổn hại to lớn về cả vật chất lẫn tinh thần Tội ác của hắn đã chia rẽ tình yêu thương của đôi trai tài gái sắc là Tố
Nữ và Đại Hồng.Vì Đại Hồng theo Hoàng Đế đánh Xuy Vưu đã phải bỏ mạng tại chiến trường, từ đó lời thề mãi bên nhau của chàng với Tố Nữ đã không thể thực hiện được nữa
Chúng ta không thể phủ nhận những việc làm gây hại của những thần phá huỷ mà các tác giả dân gian đã gán cho họ Tuy nhiên, có lẽ chúng ta nên hiểu
ý đồ của những người nghệ sĩ dân gian khi họ đã dựng lên hình tượng những hung thần gây hại như vậy Khi tiếp cận với thần thoại, người ta thấy thần
Trang 2924
thoại dựng lên những nhân vật dưới trí tưởng tượng của người xưa đó là những nhân vật mang những nét đẹp cao quý, họ đại diện cho một cuộc sống tươi đẹp Tuy nhiên, xã hội thời nào cũng có những mặt trái của nó, phải chăng vì lẽ vậy mà ngoài việc xây dựng nên những nhân vật “thần” đẹp về mọi mặt thì người xưa còn phác hoạ hình ảnh những hung thần – đại diện cho những góc khuất của xã hội xưa (đó là dịch bệnh, lòng tham lam, đố kị,… của con người đã được người xưa hình tượng hoá qua các nhân vật là hung thần trong thần thoại) Hoặc cũng có thể đưa ra một lí giải khác đó là trong mọi xã hội thì luôn tồn tại rất nhiều mặt trái, những mặt trái đó đang huỷ hoại dần xã hội sống của con người, tuy nhiên có những điều mà con người cần phải vừa
cố gắng vượt qua nó vừa chấp nhận nó (dịch bệnh là một điển hình)
1.3.1.3 Nhân vật là thần sáng tạo, anh hùng văn hoá
Khi trời đất đã được phân chia, còn nhiều thứ chưa được hình thành, thế là lại xuất hiện các vị thần sáng tạo ra nhiều thứ để vạn vật ở trên đời được đầy
đủ Những vị thần này đã được các tác giả dân gian tô vẽ với hình dáng kì vĩ, việc làm lớn lao và đã có những vị thần trở thành những anh hùng văn hoá – những người đã sáng tạo ra nhiều thứ quan trọng trên cõi đời Nhắc đến những anh hùng văn hoá, trong thần thoại Trung Hoa ta không thể không nhắc đến Tam Hoàng, Ngũ Đế Trong đó, Tam Hoàng là Phục Hi, Nữ Oa, Thần Nông (theo Xuân thu vận đẩu khu) còn Ngũ Đế là Phục Hi, Thần Nông, Hoàng Đế, Đế Nghiêu, Đế Thuấn [1; 23]
a Đặc điểm ngoại hình
Khi nói đến những vị thần sáng tạo, người ta thường nghĩ đó là những vị thần có những việc làm cao đẹp và có một ngoại hình với vẻ đẹp tuyệt mĩ Tuy nhiên, trong thần thoại Trung Hoa các vị thần sáng tạo cũng có ngoại hình kì lạ như những thần khác
Trang 3025
Phục Hi là một vị thần được coi là thuỷ tổ của người Trung Quốc, là người đứng đầu trong Tam Hoàng Ngũ Đế Phục Hi nửa thân phía trên là người, nửa phía dưới là rắn, rất giống hình dáng thần Sấm
Nữ thần Nữ Oa được tôn vinh là một vị nữ thiên thần, vị thần này xuất hiện khi đã có trời đất, cỏ cây và muông thú mà chưa có loài người Nữ thần được sinh ra trong một hoàn cảnh kì lạ và cũng có một thân hình kì lạ: đầu người mình rắn
Trung Hoa Thần Nông sinh ra có hình dáng khác thường: đầu trâu, mình người.Hiên Viên Hoàng Đế là vị Thiên Đế ở trung ương khi sinh ra có hình dạng khác thường: mình người, đầu có bốn mặt, tám con mắt, có thể cùng lúc nhìn
cả bốn phương tám hướng
Đế Nghiêu thuộc dòng dõi Thiên Đế nhưng lại có ngoại hình giống người Còn Đế Thuấn tuy không thuộc dòng dõi thần linh nhưng đã trở thành một vị vua hiền đức, một vị thần khả kính trong lòng nhân dân Mắt của Thuấn khác hẳn mọi người, trong mỗi mắt có hai con ngươi gọi là nhất mục trùng đồng
b Đặc điểm chức năng
Thần sáng tạo – những vị thần có công lao to lớn trong xã hội, họ đã phát minh, sáng tạo ra nhiều thứ trên đời Đó chính là những chức năng, nhiệm vụ quan trọng mà các tác giả dân gian đã giao phó cho họ Có những vị thần chỉ đảm nhiệm chức năng sáng tạo ra một sản phẩm thuộc một lĩnh vực nào đó nhưng cũng có nhiều vị thần đã tìm tòi, phát minh và sáng tạo ra rất nhiều thứ trong nhiều lĩnh vực
Phục Hi có rất nhiều cống hiến cho con người: đầu tiên phải kể đến việc ông lấy lửa cho con người để nấu chín thức ăn, sưởi ấm, đuổi thú dữ; Phục Hi làm ra bát quái với tám phù hiệu có thể bao quát được mọi vật trong trời đất, giúp con người có thể dùng nó ghi lại được những sự việc trong cuộc sống
Trang 31Thần Nông là một vị đại thiên thần đã phát minh ra nhiều thứ để phục vụ cho cuộc sống của dân chúng được ấm no, hạnh phúc: thần dạy dân trồng ngũ cốc, dựng chợ, chế tạo đàn Ngũ Huyền sản sinh ra việc nhảy múa, làm ông tổ nghề thuốc chữa bệnh cho nhân dân
Hiên Viên Hoàng Đế là một vị Thiên Đế có nhiều tài đức lại có nhiều cống hiến Với trí thông minh tuyệt đỉnh của mình, vị Thiên Đế này đã cai trị thiên hạ rất thái bình
Đế Nghiêu, Đế Thuấn là những vị vua luôn hết lòng vì dân Vua Nghiêu cai trị đất nước rất thái bình, nhân dân không phải lo lắng gì Còn vua Thuấn với tấm lòng bao dung nên nhân dân luôn được sống trong cuộc sống phồn vinh, hạnh phúc
c Đặc điểm hành trạng
Các vị thần sáng tạo như đã đem ánh sáng đến cho cuộc sống của muôn loài Việc làm của các vị thần này là luôn hướng tới con người, hướng tới một cuộc sống tốt đẹp hơn của loài người Đó cũng chính là mong muốn, khát vọng sống chính đáng của con người trong mọi thời đại
Khi trời đất được hình thành, đã có cỏ cây muông thú mà chưa có loài người Nữ Oa buồn chán cô độc nên đã nghĩ sẽ tạo ra loài người để thế giới thêm vui tươi, giàu sức sống Để tạo ra được loài người, Nữ Oa đã đến bên một đầm nước lấy đất bùn màu vàng bên bờ đầm trộn nhuyễn với nước, mô phỏng theo hình dáng của mình in bóng trên mặt nước mà nặn thành một vật xinh xắn Đó chính là con người
Trang 3227
Loài người đã được Nữ Oa tạo ra, mọi vật trên đời đều đã có đủ cả Lúc này, con người cần có những hoạt động kinh tế để duy trì và nâng cao cuộc sống của họ Vậy là xuất hiện vị đại thiên thần Phục Hi với những cống hiến lớn lao cho loài người Ông đã tìm ra lửa để con người không còn phải ăn thịt sống, tránh được nhiều bệnh đau bụng, dạy dân chăn nuôi, bắt cá, tìm ra nhiều loại thuốc chữa bệnh cho dân Từ đó con người được sống cuộc sống ấm no, không lo bệnh tật
Ước muốn có một cuộc sống ấm no của loài người dường như đã được toại nguyện dưới sự giúp sức của các “vị thần” Các vị thần lại tìm kiếm ra được nhiều thứ để phục vụ cho cuộc sống loài người
Thần Nông (hay còn được gọi là Viêm Đế) là một vị đại thiên thần đã làm rất nhiều việc có ích cho dân chúng Đúng với tên gọi của mình, thần thạo việc cấy gặt, trở thành ông tổ nghề nông và dạy dân trồng ngũ cốc Ngoài việc giúp dân chúng biết cách tạo ra của cải vật chất phục vụ cho cuộc sống hằng ngày, Thần Nông còn cho dân dựng chợ để người dân giao lưu, buôn bán, trao đổi hàng hoá để cuộc sống được no đủ hơn Khi cuộc sống con người đã no
đủ về vật chất, vị thần này còn chế tạo ra đàn Ngũ Huyền để người dân vui ca, đàn hát Từ đó, cuộc sống của mọi người được vui vẻ hơn bởi nhu cầu về vật chất và tinh thần đều đủ cả Thần Nông còn là một ông tổ nghề thuốc chữa bệnh cho dân chúng Có thể nói, vị đại thiên thần - Thần Nông đã giúp sức, che chở để con người được hưởng cuộc sống yên bình, no đủ mà không có gì phải bận tâm
Hiên Viên Hoàng Đế trong lúc giao chiến với hung thần Xuy Vưu đã chế tạo ra kiếm đồng, trống bịt bằng da con quỳ, những phát minh ấy đã góp phần không nhỏ vào chiến thắng của Hoàng Đế Ngoài ra, Hiên Viên Hoàng Đế còn chế tạo ra khúc nhạc Chương Cổ để chúc mừng sự kiện Đặc biệt, trong công tích của Hoàng Đế, đáng kể nhất là việc Hoàng Đế sai Thương Hiệt sáng
Trang 3328
tạo ra chữ viết Tương truyền, khi làm ra chữ viết, trời mưa ra thóc gạo, quỷ thần kêu khóc suốt đêm [1; 66]
Vua Nghiêu là một vị vua nhân đức, nổi tiếng với lối sống hết mực giản dị
và luôn lo lắng cho dân Là một vị vua nhân đức như vậy, nên vua Nghiêu được nhiều người tài theo giúp đỡ việc nước Chính vì thế mà vua Nghiêu cai trị rất thái bình, nhân dân chẳng phải lo lắng nhiều, thường vui chơi thoả thích
Vua Thuấn cũng là một vị vua nhân đức như vua Nghiêu, làm rất nhiều việc có ích cho nhân dân Ngay cả việc truyền ngôi cũng như vua Nghiêu vậy, vua Thuấn không đem ngôi báu truyền cho người con trai của mình là Thương Quân, một người chỉ biết ca hát nhảy múa mà đem ngôi báu ấy truyền cho một người có công lớn trị thuỷ cho nhân dân là Vũ Việc này cũng cho thấy rằng Thuấn là người chí công vô tư [1; 177] Ngoài ra, vua Thuấn còn có công trong việc phát triển âm nhạc
Cuộc sống của con người đã dần được ấm no mọi bề khi có sự giúp sức của các vị thần – các thế lực thần thánh Dưới con mắt của người xưa, vạn vật đều do đấng thần linh tạo ra và cuộc sống của họ hoàn toàn là do thần linh quyết định Các vị thần đã tạo ra tất cả mọi thứ trên đời (từ con người đến vạn vật) Suy cho cùng thì đó vẫn là những cách giải thích hồn nhiên của người xưa về nguồn cội của vạn vật khi nhận thức của họ còn thấp kém Bằng năng lực vốn có của mình, người xưa không thể hiểu được tường tận mọi thứ ở trên đời Chính vì vậy, để lí giải những khúc mắc của mình, họ đã gán các vị thần vào từng câu chuyện cụ thể nhằm giải thích từng sự việc, hiện tượng cụ thể nào đó
1.3.2 Nhân vật là con người
Bên cạnh nhân vật là thần, trong thần thoại nhân vật là con người chiếm một vị trí khá quan trọng Con người trong thần thoại không đơn giản là