1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thế giới nhân vật trong truyện cổ tích sinh hoạt Việt Nam

123 5,7K 19

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 123
Dung lượng 825,73 KB

Nội dung

Trong hệ thống thể loại văn học dân gian, truyện cổ tích thường được xác định là một thể loại “lớn và quan trọng bậc nhất”, bao gồm các tiểu loại: cổ tích loài vật, cổ tích thần kì, cổ t

Trang 1

Chương 1.Những vấn đề lý luận chung về nhân vật và truyện cổ tích

sinh hoạt

10

1.1.2 Cơ sở xã hội của truyện cổ tích sinh hoạt 11

Chương 2 Các kiểu loại nhân vật trong truyện cổ tích sinh hoạt Việt

Trang 2

3.2 Nhân vật được đặt trong mối quan hệ giữa không gian và thời gian 88 3.3 Nhân vật được đặt trong các mối xung đột 96

Trang 3

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Truyện cổ tích là một thể loại văn học dân gian được phổ biến trong một phạm vi hết sức rộng lớn và hấp dẫn mọi đối tượng bạn đọc trong mọi thời điểm Về vấn đề này, nhà văn Nga M Gorki trong lời đề tựa tập truyện

cổ tích Nghìn lẻ một đêm của nhà xuất bản Viện Hàn lâm năm 1992 viết:

“Công trình đan dệt bằng nghệ thuật ngôn từ này xuất hiện từ thời thượng cổ, những sợi tơ muôn màu của nó lan tỏa khắp bốn phương trời, phủ lên trái đất

một tấm thảm ngôn ngữ đẹp lạ lùng” (M Gorki - Bàn về văn học, Nxb Văn

học nghệ thuật M, 1961, tr.170 tiếng Nga) Làm nên sức sống lâu bền và tầm ảnh hưởng rộng lớn này cũng chính bởi sự độc đáo phong phú của truyện cổ tích Truyện cổ tích là một loại hình nghệ thuật ngôn từ chứa đầy chất thơ, chất trí tuệ, sự lãng mạn bay bổng nhưng vẫn mang một vẻ đẹp bình dị rất đời thường Mỗi câu chuyện là kết tinh của lòng nhân ái và bản lĩnh kiên cường, của hiện thực và ước mơ, của niềm vui và nỗi buồn, của hạnh phúc và khổ đau Đọc truyện cổ tích, ta như được trở về với tâm hồn dân tộc buổi ấu thơ

để rồi được hiểu thêm về cách cảm, cách nghĩ của người lao động xưa

1.1 Trong hệ thống thể loại văn học dân gian, truyện cổ tích thường được xác định là một thể loại “lớn và quan trọng bậc nhất”, bao gồm các tiểu loại: cổ tích loài vật, cổ tích thần kì, cổ tích sinh hoạt (còn gọi là cổ tích thế sự) Trong đó, truyện cổ tích sinh hoạt là một tiểu loại khá tiêu biểu, chứa đựng những giá trị riêng về nội dung biểu đạt cũng như nghệ thuật phản ánh Nếu truyện cổ tích thần kì hấp dẫn người nghe bởi yếu tố hoang đường, làm nên cái kết thúc có hậu, thỏa mãn ước mơ thay đổi số phận của con người thì truyện cổ tích sinh hoạt lại hấp dẫn người nghe bởi chính nét hiện thực sinh động, với cái nhìn tỉnh táo của nhân dân trước hiện thực cuộc sống Hay nói

Trang 4

cách khác, cái “thế giới cổ tích”, “không khí cổ tích” trong truyện cổ tích sinh hoạt có phần “tương ứng” với thế giới thực tại, với những câu chuyện đời thường được hình thành nên từ chính “chất liệu” hiện thực cuộc sống Những biểu hiện đặc sắc trên nhiều phương diện, cho thấy truyện cổ tích sinh hoạt xứng đáng là một đối tượng khoa học cần phải được khám phá cặn kẽ Tuy nhiên, so với truyện cổ tích thần kì, truyện cổ tích sinh hoạt lại chưa nhận được sự quan tâm thỏa đáng Sự “thiếu hụt” đó, đã gợi ý cho chúng tôi tiếp cận tiểu loại cổ tích hấp dẫn này

1.2 Trong rất nhiều các vấn đề cần được nghiên cứu của loại hình tự sự

dân gian, vấn đề nhân vật luôn luôn được xác định là vấn đề trọng tâm Với

truyện cổ tích sinh hoạt, nhân vật cũng có một vai trò quan trọng trong việc hình thành và phát triển cốt truyện Nếu nhân vật trong truyện cổ tích thần kì, được xây dựng theo xu hướng lý tưởng hóa, trở thành hình mẫu đại diện cho cái đẹp, cái thiện theo quan điểm của nhân dân thì nhân vật trong truyện cổ tích sinh hoạt, lại được xây dựng theo một phương thức khác, gần với hiện thực hơn Những hình tượng nhân vật mang đậm dáng dấp của con người đời

thường với những đặc điểm về phẩm chất, hành động… đã làm nên một thế

giới nhân vật riêng biệt, độc đáo của truyện cổ tích sinh hoạt, cho chúng ta

cảm nhận một cách rõ ràng quan niệm nghệ thuật về con người cũng như cảm quan về thực tại của tác giả dân gian Nhận thức rõ tầm quan trọng của vấn đề nghiên cứu nhân vật, chúng tôi xác định cho mình một hướng đi riêng - tìm hiểu về nhân vật truyện cổ tích sinh hoạt

1.3 Từ thực tiễn giảng dạy văn học dân gian cho đối tượng sinh viên sư phạm ngành Giáo dục Tiểu học và Giáo dục mầm non, chúng tôi nhận thấy giảng dạy truyện cổ tích theo đặc trưng thể loại là rất cần thiết Nghiên cứu

truyện cổ tích sinh hoạt, qua một phương diện đặc trưng - thế giới nhân vật, là

cách cho chúng tôi tìm hiểu sâu sắc hơn, kỹ càng hơn các phương diện khác

Trang 5

của tiểu loại, rộng hơn là thể loại, từ đó nâng cao năng lực nghiên cứu cũng như giảng dạy truyện cổ tích nói riêng, văn học dân gian nói chung trong trường đại học

Từ những lí do trên đây, kế thừa và tiếp thu các ý kiến có tính chất gợi

mở của các nhà nghiên cứu về nhân vật trong truyện cổ tích sinh hoạt, cùng

với niềm say mê truyện cổ tích, chúng tôi mạnh dạn lựa chọn đề tài: Thế giới

nhân vật trong truyện cổ tích sinh hoạt Việt Nam

các thể loại khác được tách dần ra khỏi thể loại này Đồng thời, vấn đề phân

loại truyện cổ tích thành các tiểu loại cũng được đặt ra, với những tiêu chí

khác nhau Việc nghiên cứu truyện cổ tích, giờ đây bám sát vào những dấu hiệu bản chất của tiểu loại và nghiên cứu truyện cổ tích sinh hoạt cũng không tách rời quy luật này

2.1 Nhìn lại lịch sử nghiên cứu nhân vật truyện cổ tích sinh hoạt, có thể thấy đây là vấn đề đã được chú ý từ lâu, song phần lớn mới dừng lại ở mức độ giới thiệu khái quát trong một số giáo trình chuyên ngành

Năm 1973, trong giáo trình Văn học dân gian, tập II, tác giả Đinh Gia

Khánh - Chu Xuân Diên, đã có những phác thảo sơ lược về nhân vật trong truyện cổ tích sinh hoạt qua việc chỉ ra nội dung, ý nghĩa của từng nhóm truyện Theo đó, có nhóm truyện “thông qua những kinh nghiệm sống mà rút

ra những kết luận nghiêm khắc, có ý nghĩa chua chát: thế tình có khi bạc bẽo, con người có khi bất nhân”, có nhóm truyện: “đề cao phẩm chất tốt đẹp giữa

Trang 6

người với người”, có nhóm truyện: “về người thông minh, ứng đối tài tình, phân xử sáng suốt”…[11] Nhận xét sơ lược của các tác giả, thực chất là sự

khái quát các dạng nhân vật với những nét phẩm chất tốt đẹp hoặc xấu xa, tài

trí hay ngốc nghếch trong truyện cổ tích sinh hoạt

Năm 1978, nhóm tác giả giáo trình Lịch sử văn học Việt Nam, tập I Văn

học dân gian, cũng chú ý tới nội dung hiện thực của truyện cổ tích sinh hoạt:

“nhiều truyện dạy bảo người ta đạo lí thông thường… hoặc cách xử thế cho hợp lí hợp tình” [16] để từ đó khái quát nên những kiểu nhân vật khác nhau

Năm 1990, trong cuốn giáo trình Văn học dân gian Việt Nam - tập 2,

Hoàng Tiến Tựu đi sâu vào vấn đề nhân vật trong truyện cổ tích sinh hoạt bằng cách so sánh với nhân vật truyện cổ tích thần kì Tác giả khẳng định rằng: “Nếu như đa số các nhân vật chính diện trong cổ tích thần kì thường thụ động, bất lực trước hoàn cảnh thì ngược lại hầu hết các nhân vật trong cổ tích sinh hoạt đều có tính chủ động và tích cực hơn, mặc dù cuối cùng họ vẫn có thể rơi vào tình thế nguy nan, bế tắc Nhưng đó là sự bế tắc của hiện thực xã hội, sự bế tắc của những con người tích cực Về căn bản khác với sự “không

bế tắc” ảo tưởng (do lí tưởng hóa) của những nhân vật chính diện trong cổ tích thần kì Truyện cổ tích thần kì lí tưởng hóa các nhân vật chính diện bằng cách “làm lại” cuộc đời của họ một cách không tưởng và khẳng định những phẩm chất của họ một cách tuyệt đối Truyện cổ tích sinh hoạt cũng lí tưởng hóa nhân vật của mình nhưng theo một kiểu khác: để cho họ tự lo liệu lấy số phận, khẳng định phẩm chất của họ thông qua sự ứng xử cụ thể của bản thân họ”[27; tr.63]

Năm 1996 trong giáo trình Văn học dân gian Việt Nam do Lê Chí Quế

(chủ biên) cũng điểm qua một vài biểu hiện về đề tài, nhân vật của truyện cổ tích sinh hoạt: “Hệ thống này bao gồm các truyện kể về những sinh hoạt gia đình như quan hệ vợ chồng, bố mẹ với con cái, quan hệ xã hội như giữa chủ

Trang 7

và tớ, nông dân với phú thương, tăng lữ… Bên cạnh đó có một số truyện về chàng ngốc và người thông minh”[23; tr.128]

Năm 1998, ở lời mở đầu Tuyển tập truyện cổ tích Việt Nam, Chu Xuân

Diên - Lê Chí Quế đã nhận ra các biểu hiện đặc trưng nhất của truyện cổ tích sinh hoạt, đồng thời xác lập các kiểu nhân vật tiêu biểu: “Truyện cổ tích sinh hoạt - xã hội của người Việt có những đề tài, cốt truyện và nhân vật tiêu biểu

đó là các truyện nói về số phận kết thúc bi thảm của con người nghèo khó trong xã hội có giai cấp (…); các truyện phê phán những tầng lớp trên của xã hội (…); các truyện nói về tình vợ chồng thủy chung Đặc biệt hình thành hai nhóm truyện được mọi người rất ưa thích: nhóm truyện về chàng Ngốc và người thông minh” [4; tr.10]

Năm 1999, trong Đặc điểm thi pháp các thể loại văn học dân gian, Đỗ

Bình Trị đã nghiên cứu truyện cổ tích sinh hoạt từ góc độ thi pháp học Ông cho rằng:“Truyện cổ tích sinh hoạt mang dáng dấp của những câu chuyện của đời sống hàng ngày” [29; tr.23] Đây là một công trình nghiên cứu về truyện

cổ tích sinh hoạt kĩ lưỡng và cơ bản nhất Tác giả tiếp cận truyện cổ tích sinh hoạt từ góc độ thi pháp như: kết cấu, xung đột, không gian, thời gian… Đặc biệt về phương diện nhân vật, ông cho rằng: “truyện cổ tích sinh hoạt chỉ có một số ít kiểu nhân vật, ít hơn so với số lượng kiểu nhân vật của truyện cổ tích thần kì” [29; tr.24] Theo đó, nhân vật được xác định thông qua các dạng

Trang 8

Gần đây, nhóm tác giả trường ĐHSP Hà Nội khi biên soạn Giáo trình

văn học dân gian (2012) cũng rất chú ý tới “mảng truyện về trí tuệ con người

và những truyện về đề tài đạo đức” Trong đó, nhóm truyện về đề tài trí tuệ mang tính giải trí rõ nét và nhân vật chính trong nhóm truyện này là “những người thông minh, tài trí luôn thể hiện tài năng, phẩm chất qua các cuộc thi

tài, các tình huống đối đáp” Đối lập với truyện về nhân vật thông minh là truyện về nhân vật ngốc Những truyện kể mang yếu tố hài “qua những hành

động khờ dại, ngô nghê của các nhân vật, truyện cổ tích đã đề cao trí khôn một cách gián tiếp, phê phán những người ngốc một cách nhẹ nhàng” [26; tr.123 - 124] Bên cạnh đó, tác giả giáo trình còn đề cập đến nghệ thuật xây dựng nhân vật truyện cổ tích sinh hoạt: “tác giả dân gian luôn lựa chọn những chi tiết đắt, tiêu biểu của nhân vật để thể hiện chủ đề Bởi vì, truyện cổ tích sinh hoạt không nhằm dựng lại cuộc đời, số phận của nhân vật như trong truyện cổ tích thần kì Cho nên nó phải tập trung vào những khoảnh khắc đặc biệt trong cuộc đời của con người, nắm bắt lấy những hoàn cảnh, những tình huống độc đáo để nhân vật bộc lộ tính cách” [26; tr.125]

Có thể nói, ý kiến của các nhà nghiên cứu về nhân vật truyện cổ tích

sinh hoạt, còn giới hạn ở nhiều mức độ nông sâu khác nhau, song không thể phủ nhận, đó là những gợi ý bước đầu cho chúng tôi tiếp cận đề tài

2.2 Các dạng nhân vật tiêu biểu của truyện cổ tích sinh hoạt, trở thành đối tượng nghiên cứu chính trong một số bài nghiên cứu chuyên sâu, luận văn thạc sĩ

Năm 2002, Phạm Thu Yến trên Tạp chí văn học số 4 có bài viết Kiểu

nhân vật “chàng ngốc” trong truyện cổ tích các dân tộc Việt Nam đã khẳng

định: kiểu nhân vật chàng ngốc có thể được coi như kiểu nhân vật người em, nhân vật dũng sĩ, nhân vật người mang lốt trong truyện cổ tích thần kì “Về kiểu truyện này, sơ bộ có thể phân ra thành hai dạng:

Trang 9

- Một dạng là chàng Ngốc có dáng vẻ bề ngoài ngờ nghệch, ngốc nghếch nhưng bên trong ẩn chứa một tài năng tiềm tàng, sức mạnh vô địch Cuối cùng trút bỏ vẻ bề ngoài ngờ nghệch, chàng hiện ra trước mắt mọi người với vẻ đẹp hoàn hảo

- Một nhánh nữa là những chàng Ngốc thực sự “ngốc không để đâu cho hết” Mỗi tình tiết của truyện kể đều tập trung thể hiện sự ngốc nghếch từ trong bản chất của chàng ta” [31]

Năm 2011, Nguyễn Thị Thu Hà với luận văn thạc sĩ Khảo sát nhóm

truyện chủ đề đạo đức gia đình trong truyện cổ tích sinh hoạt người Việt [8]

cũng đề cập đến các kiểu nhân vật chính trong nhóm truyện chủ đề đạo đức

gia đình như nhân vật chính đức hạnh, nhân vật chính xấu xa, nhân vật chính

thông minh, nhân vật chính ngốc nghếch Trên cơ sở khảo sát, tác giả đã tiến

hành phân tích ý nghĩa của hình tượng nhân vật trong truyện cổ tích sinh hoạt

Cũng trong năm 2011, Phạm Thị Thu Huyền lại quan tâm tới kiểu nhân

vật trái ngược, với đề tài Kiểu truyện nhân vật thông minh trong tiểu loại

truyện cổ tích sinh hoạt người Việt [10] Đây là công trình đi sâu nghiên cứu

một kiểu nhân vật trong hệ thống nhân vật của truyện cổ tích sinh hoạt với các biểu hiện: nhân vật nhỏ tuổi dùng mưu mẹo giải đố, nhân vật dùng mưu mẹo tham gia kén rể, nhân vật dùng mưu mẹo xét xử Trong quá trình khảo sát tư liệu, chúng tôi nhận thấy nhân vật thông minh còn là những người vợ, người chồng hay người cha… trong gia đình Mặc dù chưa bao quát hết các hình thức biểu hiện về nhân vật thông minh song luận văn đã đem đến cho chúng tôi một cái nhìn tương đối rõ ràng về một kiểu nhân vật độc đáo

Có thể nói rằng, vấn đề nghiên cứu nhân vật trong truyện cổ tích sinh hoạt đã được đặt ra trong một số công trình khoa học song trên thực tế chưa

có một công trình nào coi thế giới nhân vật của truyện cổ tích sinh hoạt là đối

tượng nghiên cứu chuyên biệt Vì vậy, từ những gợi ý quý báu của những

Trang 10

người đi trước, chúng tôi tìm hiểu đề tài Thế giới nhân vật trong truyện cổ

tích sinh hoạt Việt Nam, nhằm phát hiện nét đặc trưng riêng biệt, độc đáo của

thế giới hình tượng nhân vật trong một tiểu loại cổ tích tiêu biểu

- Tích lũy kiến thức chuyên ngành, nâng cao năng lực nghiên cứu và giảng dạy văn học dân gian của tác giả luận văn

4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

- Thế giới nhân vật trong truyện cổ tích sinh hoạt Việt Nam, là đối tượng nghiên cứu chính của chúng tôi trong đề tài luận văn

- Phạm vi tư liệu phục vụ cho công tác nghiên cứu được giới hạn trong

132 truyện cổ tích sinh hoạt, được thống kê từ nguồn Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam của Nguyễn Đổng Chi (Phụ lục 1 - trang 111 của luận văn)

- Phạm vi nội dung của đề tài được giới hạn trong việc nhân diện và phân tích đặc điểm của 4 dạng nhân vật tiêu biểu nhất trong truyện cổ tích sinh hoạt Việt Nam

5 Phương pháp nghiên cứu

Để giải quyết tốt những yêu cầu mà đề tài đặt ra, chúng tôi tiến hành nghiên cứu dựa trên sự vận dụng kết hợp những phương pháp nghiên cứu sau:

- Phương pháp tiếp cận hệ thống: với đề tài nghiên cứu của luận văn đã vượt qua cấp độ nghiên cứu một tác phẩm riêng lẻ để đạt tới sự khái quát ở cấp độ cao hơn - cấp độ tiểu loại Chính vì vậy việc nghiên cứu đòi hỏi chúng

Trang 11

tôi sử dụng phương pháp tiếp cận hệ thống - một phương pháp được coi là đắc dụng khi nghiên cứu văn học dân gian nói chung và truyện cổ tích nói riêng

- Phương pháp thống kê, phân loại: được sử dụng trong quá trình khảo sát hệ thống nhân vật phong phú của kho tàng truyện cổ tích sinh hoạt Việt Nam, nhằm đi đến những số liệu thuyết phục, phục vụ cho công tác nghiên cứu

- Phương pháp phân tích, tổng hợp: phân tích đặc điểm nhân vật, phân tích cách thức xây dựng nhân vật… từ đó tổng hợp và rút ra nhận xét khái quát

- Phương pháp so sánh: luận văn đi vào làm sáng rõ thế giới nhân vật trong truyện cổ tích sinh hoạt trong sự so sánh với nhân vật trong truyện cổ tích thần kì

6 Đóng góp của luận văn

- Là công trình nghiên cứu một cách có hệ thống về các kiểu nhân vật đặc trưng của tiểu loại truyện cổ tích sinh hoạt Việt Nam

- Nghiên cứu truyện cổ tích sinh hoạt trên phương diện thi pháp học nhằm nâng cao năng lực nghiên cứu cũng như giảng dạy truyện cổ tích nói riêng, văn học dân gian nói chung trong trường đại học

- Khẳng định những đóng góp trong nghệ thuật xây dựng nhân vật của tiểu loại truyện cổ tích sinh hoạt trong hệ thống các thể loại văn học dân gian Việt Nam

7 Cấu trúc luận văn

Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và tài liệu tham khảo, nội dung chính gồm ba chương :

Chương 1: Những vấn đề lí luận chung về nhân vật và truyện cổ tích sinh hoạt Chương 2: Các kiểu loại nhân vật trong truyện cổ tích sinh hoạt Việt Nam Chương 3: Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong truyện cổ tích sinh hoạt Việt

Nam

Trang 12

NỘI DUNG Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG

VỀ NHÂN VẬT VÀ TRUYỆN CỔ TÍCH SINH HOẠT

1.1 Truyện cổ tích sinh hoạt

1.1.1 Khái niệm truyện cổ tích sinh hoạt

Về truyện cổ tích nói chung, Từ điển thuật ngữ Văn học đưa ra khái

niệm: truyện cổ tích là “một thể loại truyện dân gian nảy sinh từ xã hội nguyên thuỷ nhưng chủ yếu phát triển trong xã hội có giai cấp với chức năng chủ yếu là phản ánh và lý giải những vấn đề xã hội, những số phận khác nhau của con người trong cuộc sống muôn màu muôn vẻ khi đã có chế độ tư hữu tài sản, có gia đình riêng (chủ yếu là gia đình phụ quyền), có mâu thuẫn giai cấp và đấu tranh xã hội quyết liệt Khái niệm truyện cổ tích có nội dung rất rộng, bao gồm nhiều loại truyện khác nhau về đề tài, về đặc điểm nghệ thuật

Có thể phân truyện cổ tích thành ba loại chính: truyện cổ tích thần kì, truyện

cổ tích sinh hoạt và truyện cổ tích loài vật” [9; tr.368]

Theo đó, truyện cổ tích sinh hoạt là một tiểu loại nằm trong thể loại lớn

- truyện cổ tích, vừa mang nét đặc trưng chung của thể loại, lại vừa có nét đặc

thù của riêng tiểu loại Vì vậy, Từ điển thuật ngữ Văn học, đã xác định nội

hàm khái niệm truyện cổ tích sinh hoạt như sau: “Truyện cổ tích sinh hoạt (hay cổ tích thế sự) là những truyện cổ tích không có hoặc rất ít yếu tố thần kì

Ở đây các mâu thuẫn, xung đột xã hội giữa người với người được giải quyết một cách hiện thực, không cần đến những yếu tố siêu nhiên Những yếu tố thần kì nếu có cũng không giữ vai trò quan trọng và nhiều khi chỉ là đường viền cho câu chuyện thêm vẻ li kì, hấp dẫn mà thôi” [9; tr.368 - 369]

Tương tự, nhóm tác giả biên soạn sách giáo khoa Ngữ văn 10 tập 1

(chương trình nâng cao), cũng cho rằng: “Truyện cổ tích sinh hoạt là những

Trang 13

truyện phản ánh sinh hoạt đời thường, gần gũi với người bình dân Qua nhóm truyện về người thông minh, người nghèo khổ có tình nghĩa truyện đã phản ánh hiện thực, đề cao đạo đức, lí trí sáng suốt và tinh thần thực tế của nhân dân Yếu tố kì ảo ít hơn và thường tập trung ở cuối truyện, nhằm tô đậm hiện thực hơn là trình bày ước mơ” [24; tr.83]

Những khái niệm được trình bày trên đây, cho phép chúng tôi nhìn nhận rõ ràng hơn đặc trưng của tiểu loại cổ tích sinh hoạt, từ đó xác định đúng đối tượng nghiên cứu của đề tài luận văn

1.1.2 Cơ sở xã hội của truyện cổ tích sinh hoạt

Nghiên cứu cơ sở hình thành của truyện cổ tích sinh hoạt, trước hết cần chú ý đến sự nảy sinh của thể loại truyện cổ tích nói chung

Trước đó, thần thoại - thể loại tự sự dân gian đầu tiên, ra đời trong thời

kì công xã nguyên thuỷ Con người sống bình đẳng trong một cộng đồng lớn - chưa có sự phân chia giai cấp, chưa có sự phân chia giàu nghèo, chưa có chế

độ người bóc lột người Lúc này, tư duy của người nguyên thuỷ là lối tư duy chất phác ngây thơ, cùng với nó là tính chất kì vĩ hào hùng của tư tưởng, những tâm hồn, những nếp cảm nếp nghĩ chưa hề biết đến áp bức chiến tranh xung đột đối kháng Đúng như tác giả Đinh Gia Khánh đã từng nhận xét, đó

là xã hội mà trong đó tất cả những người đàn ông trong thị tộc đều là cha của trẻ thơ, những người đàn bà đều là mẹ của trẻ thơ, người già được kính trọng, người yếu được quan tâm

Cho đến khi con người có thể khống chế được những thế lực bí hiểm của thiên nhiên, làm chủ thiên nhiên cũng là lúc thần thoại dần dần không còn tồn tại Có nghĩa là khi các yếu tố thần linh không còn ngự trị trong ý thức, tinh thần; khi trình độ hiểu biết của con người được nâng lên, con người đã tìm ra được những quy luật của cuộc sống, thì cũng có nghĩa thần thoại đã hoàn thành được chức năng nhận thức và lí giải tự nhiên của nó

Trang 14

Đó là lúc truyện cổ tích ra đời Truyện cổ tích có thể được hình thành trong thời kì công xã nguyên thuỷ nhưng đặc biệt nở rộ trong thời kì xã hội có

sự phân chia giai cấp, có mâu thuẫn đối kháng, có sự phân hoá giàu nghèo

Đó là lúc xã hội thị tộc tan rã và nhường chỗ cho sự xuất hiện của những gia đình riêng lẻ cùng với chế độ tư hữu Theo tác giả Hoàng Tiến Tựu: “Nếu hiểu nguồn gốc của truyện cổ tích như là nơi phát sinh đầu tiên của thể loại này thì phải nói tới thần thoại và thời kỳ đầu tan rã của xã hội thị tộc nguyên thuỷ Gắn liền với hai yếu tố đó còn có yếu tố thứ ba là nhu cầu nhận thức và

lý giải hiện thực xã hội của con người trong điều kiện lịch sử nói trên” [27; tr.43]

Như Mác nói rằng, con người nguyên thuỷ được phản ánh trong thần thoại chưa rút khỏi cuống nhau của xã hội công xã thị tộc, họ sống gắn bó với tập thể, nếu tách khỏi cộng đồng thì không thể sinh tồn hoặc làm mồi cho thú

dữ Đến khi xã hội có sự phân chia giai cấp, con người sống riêng lẻ, độc lập Con người không còn ăn chung, ở chung nữa mà đặt lợi ích bản thân lên cao hơn lợi ích cộng đồng Do vậy, mối quan tâm hàng đầu lúc này của họ là số phận và quyền lợi cá nhân Đây là lí do lí giải vì sao trong xã hội lại xuất hiện những mâu thuẫn xung đột, cá nhân, tranh giành chiếm đoạt của cải của nhau

để sinh tồn, làm giàu cho bản thân Mà cụ thể là những người giàu có nắm trong tay quyền lực đã dùng uy quyền để đàn áp thống trị, bóc lột những người nghèo khó, những người thấp cổ bé họng Chính điều này lí giải vì sao trong thần thoại lại xây dựng nhân vật chính, nhân vật trung tâm là các vị thần, những con người khổng lồ với khí phách hào hùng Còn truyện cổ tích lại chủ yếu đề cập đến số phận cá nhân, số phận của những con người thấp cổ

bé họng Đó chính là những con người trong truyện cổ tích Họ chỉ là những con người rất đỗi bình thường, thậm chí nhỏ bé bất hạnh, có khi họ phải cần đến sự trợ giúp của những đấng thần linh mới có thể chống chọi lại những thế

Trang 15

lực bất công trong xã hội Chính vì vậy, ước mơ trong truyện cổ tích không phải là những gì cao siêu, hùng vĩ như trong thần thoại mà chỉ là những gì bình dị nhất gắn bó với số phận con người cá nhân

Ở góc độ tâm lí, con người trong truyện cổ tích đã có nhiều phức tạp so với dáng dấp thô sơ, chất phác của con người trong thần thoại Nhà nghiên cứu E.M.Melentinski cũng khẳng định rằng truyện cổ tích thoát thai từ thần thoại Ông cho rằng: “Các bậc thang chủ yếu của quá trình chuyển từ huyền thoại thành truyện cổ tích là: giải nghi lễ hoá và giải thiêng, sự suy giảm lòng tin vào tính chân xác của các sự kiện huyền thoại, sự phát triển trí tưởng tượng có ý thức, sự mất dần tính cụ thể về dân tộc học, việc thay thế các nhân vật huyền thoại bằng những con người bình thường, thay thời gian huyền thoại bằng thời gian cổ tích - vô định, làm yếu hoặc làm mất hẳn tính chất suy nguyên luận, việc chuyển sự chú ý từ các số phận tập thể sang số phận cá nhân và từ số phận của vũ trụ sang số phận của xã hội có liên quan đến sự xuất hiện của hàng loạt cốt truyện mới” [15; tr.358]

Cuộc đấu tranh giữa con người với con người đã phức tạp hơn rất nhiều những cuộc đấu tranh chống thiên nhiên Mặt khác, tư tưởng, tình cảm và nguyện vọng mà con người gửi gắm trong mỗi câu chuyện đã có đường đi nhiều biến cố chứ không đơn thuần như trước Vì vậy, con đường từ thần thoại đến truyện cổ tích là con đường khá dài trong đó có bước nhảy vọt trong

tư tưởng: từ không tự giác đến tự giác, từ chỗ gắn chặt với thiên nhiên đến đời sống xã hội loài người

Trong truyện cổ tích, tiểu loại lớn nhất là cổ tích thần kì Ở tiểu loại này, yếu tố thần kỳ đóng vai trò quan trọng trong việc giải quyết mọi mâu thuẫn, xung đột Nó được coi là phương thức tư duy nghệ thuật đặc thù được nhân dân lao động sử dụng để thể hiện ước mơ, khát vọng trong cuộc sống đầy trắc trở Yếu tố thần kỳ có nguồn gốc từ tín ngưỡng của người nguyên

Trang 16

thuỷ và nó biểu hiện rõ rệt nhất trong thần thoại Nếu như ở thần thoại yếu tố thần kỳ vừa đóng vai trò là thủ pháp nghệ thuật, vừa là niềm tin của nhân dân thì ở tiểu loại cổ tích thần kỳ, yếu tố này được tác giả dân gian sử dụng làm phương tiện bổ trợ cho hành động của con người nhằm giải quyết mâu thuẫn

để đạt được ước mơ, khát vọng Đến truyện cổ tích sinh hoạt, những dấu hiệu đặc trưng ấy đã bị mờ đi và thay thế vào đó là những dấu hiệu hiện thực gắn liền với sự thay đổi của thực tại xã hội

Nếu đặt trong tương quan với truyện cổ tích thần kì, thì rõ ràng truyện

cổ tích sinh hoạt là tiểu loại ra đời muộn hơn Đó là khi xã hội và gia đình xuất hiện những mâu thuẫn đối kháng ngày càng gay gắt, con người không còn mang một niềm tin ngây thơ chất phác hồn nhiên đầy cảm tính như trước nữa Niềm tin vào thần linh giúp sức đã nhạt dần thay vào đó là lối tư duy

hiện thực tỉnh táo mang tính duy lý Nói một cách chính xác:“Cảm quan hiện

thực tỉnh táo của nhân dân trong truyện cổ tích sinh hoạt đã dần thay thế cho cảm quan mang tính chất cảm tính, ảo tưởng trong truyện cổ tích thần kỳ” [30; tr.71] Nhận thức của con người có sự biến đổi, phát triển đã phản ánh trực tiếp qua nội dung của truyện cổ tích sinh hoạt Từ đó, phương thức phản ánh cuộc sống cũng vì thế mà thay đổi theo Truyện cổ tích sinh hoạt không đi sâu vào việc phản ánh ước mơ và khát vọng của con người mà đi vào phản ánh mọi mặt của cuộc sống hàng ngày đang diễn ra mà ít hoặc không cần tới yếu tố thần kỳ trong việc giải quyết các mâu thuẫn Cũng chính nội dung phản ánh này làm cho hệ thống nhân vật của tiểu loại này không còn là những kiểu truyện về người mồ côi, người con riêng, người đội lốt, người đi ở mà là những nhân vật đức hạnh, xấu xa, mưu trí, khờ khạo Chính sự thay đổi về hệ thống nhân vật đã làm cho tiểu loại truyện cổ tích sinh hoạt có sự độc đáo riêng biệt trong phương thức xây dựng nhân vật so với cổ tích thần kì, thể hiện khả năng sáng tạo của nhân dân trong một giai đoạn lịch sử mới

Trang 17

Như vậy, truyện cổ tích đã trải qua thời kỳ phát triển lâu dài nên trong

nó chứa đựng những thăng trầm của lịch sử, tự nhiên, xã hội và con người Bối cảnh xã hội cùng với sự phát triển của tư duy con người là nhân tố quy định sự khác biệt trong mỗi tiểu loại của truyện cổ tích

1.1.3 Đặc điểm của truyện cổ tích sinh hoạt

Truyện cổ tích sinh hoạt, xét về phương diện tiểu loại mang những đặc điểm nổi bật và có phần khác biệt so với truyện cổ tích thần kì Có thể thấy qua những biểu hiện chủ yếu như sau:

Thứ nhất, về đối tượng phản ánh, cùng lấy hiện thực cuộc sống của con

người trong xã hội có giai cấp làm đối tượng phản ánh nhưng nếu truyện cổ tích thần kỳ đi vào miêu tả những số phận nghèo khổ, bất hạnh và hướng cuộc sống của họ đến một thế giới ước mơ có phần ảo tưởng thì truyện cổ tích sinh hoạt lại bộc lộ một cái nhìn tỉnh táo hơn, hiện thực hơn

Trong truyện cổ tích thần kì, người nghèo khổ nhận được sự giúp đỡ của lực lượng thần kỳ trở nên giàu có, người bị áp bức, bóc lột được làm vua,

hoàng hậu Ví dụ trong truyện Cây khế, người em sau khi bị anh chiếm đoạt

gia tài, sống một cuộc sống bần hàn liền được chim phượng hoàng giúp đỡ trở

nên giàu có Hay trong truyện Tấm Cám, cô Tấm sau khi bị hành hạ, bạc đãi,

bị vùi dập chết đi sống lại nhiều lần, cuối cùng được đoàn tụ với nhà vua và trở thành hoàng hậu… đó là những kết thúc có hậu, được xây dựng theo xu hướng lý tưởng hóa, thỏa mãn khát vọng thay đổi số phận của nhân dân

Truyện cổ tích sinh hoạt ra đời muộn hơn, gắn với thời kì hậu phong kiến, nên hiện thực trong các tác phẩm có sự khác biệt Truyện cổ tích sinh hoạt đi sâu phản ánh mọi khía cạnh khác nhau của cuộc sống Từ những chuyện gia đình xoay quanh mối quan hệ cha mẹ con cái, anh chị em đến chuyện xã hội xoay quanh những mâu thuẫn xung đột giữa những người giàu

và nghèo, giữa địa chủ và người đi ở, giữa những người thông minh và kẻ

Trang 18

ngốc nghếch Chính vì vậy tác giả Đỗ Bình Trị trong cuốn Những đặc điểm

thi pháp các thể loại văn học dân gian đã nhận xét rằng: “Khác với truyện cổ

tích thần kỳ vốn được cảm nhận như câu chuyện xưa hoang đường, truyện cổ tích sinh hoạt mang dáng dấp những câu chuyện của cuộc sống hàng ngày” [29; tr.23] Đó là chuyện một người chị dâu tốt lập kế khiến chồng mình hồi tâm chuyển ý yêu thương người em nghèo khổ của anh ta thay vì những

người bạn không tốt trong truyện Giết chó khuyên chồng (truyện số 50 - Phụ

lục 2) Hay chuyện phân xử chí tình, chí nghĩa của ông quan huyện trong

truyện Tra tấn hòn đá (truyện số 110 - Phụ lục 2) Chuyện về anh chàng ngốc

không để đâu hết ngốc cứ nhất nhất làm theo lời vợ dặn nhưng vẫn bị thất bại

lần này đến lần khác trong truyện Phiêu lưu của anh chàng ngốc (truyện số

190 - Phụ lục 2) Điều khác biệt rõ nét nhất trong việc phản ánh hiện thực của truyện cổ tích sinh hoạt là các tác giả dân gian không đặt câu chuyện vào một thế giới ảo tưởng mà đặt nó trong thế giới đời thường Thế giới đó có khung cảnh nông thôn và những gia đình nông dân, có những chuyện áp bức bóc lột và đời sống của làng xã, có những kẻ buôn bán lừa đảo, có chuyện thi

cử, chuyện kiện tụng Đây là hiện thực đang diễn ra hàng ngày Nó vô cùng bình dị, không có gì xa lạ hay phi thường khó có thể diễn ra trong cuộc sống thực như trong truyện cổ tích thần kỳ Chính vì xuất phát từ hiện thực đời sống nên trong truyện cổ tích sinh hoạt, chiều hướng con đường đời của nhân vật có sự khác biệt so với truyện cổ tích thần kỳ Con người trong truyện cổ tích sinh hoạt phải đối mặt với hiện thực, nhiều khi đầu hàng trước hoàn cảnh

Đó là cảnh hai cô cháu phải chịu cảnh chết đói trong Sự tích chim hít cô (truyện số 5 - Phụ lục 1), là cái chết của hai vợ chồng và người em trong Sự

tích trầu cau và vôi (truyện số 2 - Phụ lục 2), là cảnh anh chồng ngốc máy

móc làm theo lời vợ dặn mà không hề có sự suy xét đến tình huống, kết quả là

Trang 19

anh ta phải chịu những thất bại, và cuối cùng là cái chết trong Phiêu lưu của

anh chàng ngốc (truyện số 190 - Phụ lục 2)

Thứ hai, về nhân vật, nếu như ở truyện cổ tích về loài vật, nhân vật

chính là những con vật nuôi gần gũi, những con vật hoang dã ở rừng… thì nhân vật chính trong truyện cổ tích sinh hoạt và truyện cổ tích thần kỳ là con người được đặt trong các mối quan hệ vô cùng phức tạp Khác với truyện cổ tích thần kỳ, nhân vật chính đều là nhân vật tích cực, nhân vật chức năng trải qua nhiều biến cố của cuộc đời nhận được sự giúp đỡ của nhân vật thần kỳ để

có cuộc sống hạnh phúc giàu sang Ví dụ như cô Tấm mỗi lần gặp khó khăn đều được Bụt hiện lên giúp đỡ Trải qua nhiều lần hóa kiếp cuối cùng Tấm lại trở về đoàn tụ với nhà vua Ở tiểu loại truyện cổ tích sinh hoạt bên cạnh nhân

vật chính tích cực xuất hiện thêm kiểu nhân vật chính tiêu cực Nhân vật

chính tích cực, là người đức hạnh và người thông minh; còn nhân vật chính tiêu cực là người xấu xa và người ngốc nghếch Nhìn chung truyện cổ tích sinh hoạt có hai cặp nhân vật chính được đặt trong thế đối lập: nhân vật đức hạnh - nhân vật xấu xa, nhân vật mưu trí - nhân vật khờ khạo (ngốc nghếch) Nhân vật chính trong truyện cổ tích sinh hoạt không được nhận sự trợ giúp từ bên ngoài Họ phải tự mình giải quyết sự việc, vượt lên hoàn cảnh, đối đầu với những mâu thuẫn nảy sinh Nói cách khác, nhân vật trong truyện cổ tích sinh hoạt đã làm chủ hoàn cảnh Ví dụ như anh chàng họ Đào trong truyện

Anh chàng họ Đào (truyện số 172 - Phụ lục 2) đã quyết chí học hành lập công

danh khi bị gia đình người yêu chê nghèo Tình yêu thương chân thành đã giúp anh vượt qua lễ giáo phong kiến khắt khe hết lòng cứu chữa cho cô gái

mà mình từng yêu khi cô bị chồng ghen tuông đánh đập Hạnh phúc đã đến với họ mà không hề có sự thành kiến Chỉ có tình yêu giúp họ vươn lên trong cuộc sống tìm lại hạnh phúc của chính mình

Trang 20

Một điều đáng lưu ý, mỗi cặp nhân vật chính đối nghịch nói trên không bao giờ cùng xuất hiện trong một truyện Vì cả hai là nhân vật chính Điều này có liên quan đến một nguyên tắc của truyện cổ tích là trong truyện

cổ tích chỉ có một nhân vật chính hoặc không bao giờ có hai nhân vật chính đối lập nhau Mặt khác, còn có lí do nghệ thuật là những cặp nhân vật ấy tuy đối lập nhau về tính cách nhưng hoàn toàn không phải là đối thủ của nhau Một anh chàng Ngốc trong truyện cổ tích sinh hoạt thì đến bọn trẻ con cũng lừa gạt được, chứ cần gì đến những nhân vật thông minh, mưu trí Thông minh láu lỉnh như Cuội lại đấu trí với một nhân vật ngốc nghếch nào đó thì còn gì là một nhân vật thông minh láu cá nữa Do vậy, nếu đưa cả hai nhân vật ấy vào trong cùng một truyện, trong sự đối lập nhau thì các nhân vật không thể bộc lộ những đặc điểm của bản thân, tức là đã không làm nổi bật lên được tính ngốc nghếch, khờ khạo hay tính mưu trí lanh lẹ của nhân vật trong truyện

Thứ ba, sự hiện diện và vai trò của yếu tố thần kỳ Nếu như truyện cổ

tích thần kỳ, yếu tố thần kỳ chiếm vị trí quan trọng và được sử dụng với tần

số cao thì truyện cổ tích sinh hoạt ít được sử dụng thậm chí là không sử dụng tới Người ta nhận thấy rằng cái chất hoang đường bất hợp lý trong truyện cổ tích thần kỳ đang dần được thay thế bởi những tố hiện thực gần gũi với đời sống thực tế hơn Chính sự biến đổi trong đời sống xã hội, sự phát triển về mặt nhận thức của nhân dân đã dẫn đến sự giảm dần yếu tố thần kỳ trong truyện cổ tích sinh hoạt Bởi xã hội ngày càng phát triển, con người từ chỗ phụ thuộc vào thiên nhiên đến làm chủ thiên thiên, làm chủ cuộc sống của mình thì niềm tin vào những lực lượng siêu nhiên cũng theo đó giảm dần Mặt khác, thực tế cuộc sống khiến con người phải đối mặt với quá nhiều thách thức khó khăn, thậm chí là cái chết và sự sống trong bế tắc cùng đường Tất

cả điều này đều khác xa với những hư ảo mà người ta thường bấu víu, tin

Trang 21

tưởng Do vậy, con người không thể cứ mãi ngồi chờ đợi một cách thụ động

sự giúp đỡ của thần linh đối với cuộc đời họ Và chính hiện thực cuộc sống lao động dạy con người ta biết tỉnh táo hơn để đối mặt với khó khăn Những yếu tố kì diệu không thể xoa dịu hoàn toàn những gánh nặng cuộc sống đang hàng ngày, hàng giờ trên vai họ Do vậy, truyện cổ tích sinh hoạt hướng sự chú ý của mình vào thực tế cuộc đời, vào khả năng của mỗi cá nhân trước các thử thách

Nét riêng của truyện cổ tích sinh hoạt so với truyện cổ tích thần kỳ không chỉ là sự hiện diện của yếu tố thần kỳ mà còn là vai trò, mức độ và tác dụng của nó trong việc giải quyết xung đột, mâu thuẫn đặt ra trong mỗi

truyện Đúng như tác giả Hoàng Tiến Tựu trong cuốn Bình giảng truyện dân

gian khẳng định: “Căn cứ quan trọng nhất để phân biệt truyện cổ tích thần kỳ

và truyện cổ tích sinh hoạt không phải ở chỗ có hay không có ông Bụt, bà Tiên mà là ở vai trò, mức độ của cái thần kỳ trong sự giải quyết xung đột, mâu thuẫn đặt ra trong mỗi truyện” [28; tr.16] Điều đó có nghĩa là khi nào yếu tố thần kỳ có vai trò quyết định hoặc chi phối đối với sự phát triển của cốt truyện thì đó là truyện cổ tích thần kỳ Còn ở truyện cổ tích sinh hoạt, mọi xung đột, mâu thuẫn được phát sinh, phát triển và giải quyết bởi chính yếu tố hiện thực, bởi chính sự tác động của con người tuân theo lôgic đời sống Các yếu tố thần kỳ trong truyện cổ tích sinh hoạt chỉ có thể là yếu tố trợ giúp chứ không quyết định và chi phối Nó không tham gia vào việc giúp nhân vật giải quyết mâu thuẫn Các nhân vật chính diện bất hạnh trong truyện cổ tích sinh hoạt khi gặp khó khăn thử thách, phải tự mình tìm cách giải quyết để vượt qua Họ có thể vượt qua được những thử thách khó khăn mà họ gặp phải hoặc cũng có thể họ không thể vượt qua, thậm chí họ phải đối diện với sự bế tắc bất lực bằng cái chết bi thảm Nhưng dù trong hoàn cảnh như thế nào thì yếu tố thần kì không tham gia vào việc giúp họ giải quyết mâu thuẫn Ví dụ như

Trang 22

truyện Sự tích chim hít cô (truyện số 5 - Phụ lục 1), bà cô và người cháu đã

bất lực trước hoàn cảnh sống nghèo khó không còn cái gì để ăn nên họ đã chết

vì đói khát Kết thúc truyện người cháu hoá thành chim hít cô Toàn bộ câu chuyện không hề bị chi phối bởi một yếu tố thần kỳ nào cả Sự hoá thân thành con chim hít cô ở cuối truyện nhằm nhấn mạnh hiện thực xã hội phong kiến lúc bấy giờ, nông dân đã chết trước cảnh nghèo khổ, chết vì đói khát

Vì vậy, có thể nói rằng ở truyện cổ tích sinh hoạt, yếu tố thần kỳ chỉ là những “đường viền” để câu chuyện thêm cuốn hút Đúng như nhà nghiên cứu Nguyễn Đổng Chi đã khẳng định rằng: “Yếu tố hoang đường chỉ có thể len vào chút ít giúp cho tác giả giải quyết những trường hợp cần thiết Thực ra việc đưa yếu tố hoang đường (hay hư ảo) sẽ tạo cho câu chuyện không khí cổ kính, đặc trưng không thể thiếu của truyện cổ tích nhưng đối với tiểu loại thế

sự thì không thể đưa vào quá nhiều làm ảnh hưởng đến bố cục của truyện” [2; tr.324]

Tóm lại, trên đây người viết đã trình bày sơ lược những đặc điểm nổi bật của truyện cổ tích sinh hoạt Chính những đặc điểm này đã tạo nên diện mạo riêng của truyện cổ tích sinh hoạt bên cạnh các tiểu loại cổ tích khác Từ

những tiêu chí đã xác lập, người viết tiến hành khảo sát Kho tàng truyện cổ

tích Việt Nam gồm 5 tập của Nguyễn Đổng Chi và đã tập hợp được 132

truyện cổ tích sinh hoạt, phục vụ cho mục đích nghiên cứu của đề tài

1.2 Nhân vật và thế giới nhân vật

1.2.1 Nhân vật văn học

1.2.1.1 Khái niệm nhân vật

Nhân vật là khái niệm không chỉ được dùng trong văn chương mà còn

ở nhiều lĩnh vực khác Có lẽ vì vậy mà trong lịch sử nghiên cứu văn học có rất nhiều khái niệm về nhân vật

Trang 23

Theo Từ điển Tiếng Việt (do Hoàng Phê) chủ biên, Nxb Đà Nẵng,

2002) thì nhân vật là khái niệm được hiểu theo hai nghĩa:

Thứ nhất, nhân vật là đối tượng (thường là con người) được miêu tả thể

hiện trong tác phẩm văn học nghệ thuật

Thứ hai, đó là người có vai trò nhất định trong xã hội [21; tr.881] Tức thuật ngữ nhân vật được dùng phổ biến ở nhiều mặt cả trong đời sống xã hội, đời sống nghệ thuật lẫn đời sống sinh hoạt hàng ngày Trong phạm vi nghiên cứu của luận văn, chúng tôi chỉ đề cập tới khái niệm nhân vật

theo nghĩa thứ nhất của Từ điển Tiếng Việt, là nhân vật trong tác phẩm văn

chương Với ý nghĩa này, từ “nhân vật” có nguồn gốc trong tiếng Hy Lạp cổ, được gọi với cái tên Persona, lúc đầu mang ý nghĩa chỉ cái mặt nạ của diễn viên trên sân khấu Theo thời gian, thuật ngữ này được sử dụng nhiều trong văn học với tư cách chỉ đối tượng được tác giả tập trung miêu tả, thể hiện tư tưởng, cách nhìn của nhà văn về thế giới con người

Nhân vật văn học có vai trò quan trọng trong tác phẩm văn học, nó là mắt xích cơ bản xâu chuỗi, kết dính các yếu tố, sự kiện và là nơi chủ yếu để nhà văn thể hiện tư tưởng của mình Vì vậy, việc xây dựng nhân vật trở thành công việc quan trọng, đòi hỏi sự sáng tạo độc đáo Với các tác giả thì hình tượng mới có sự lôi cuốn, hấp dẫn bạn đọc Muốn hiểu giá trị của tác phẩm chúng ta đều phải bắt đầu từ hình tượng nhân vật trong tác phẩm Xung quanh khái niệm nhân vật có rất nhiều những ý kiến khác nhau:

Trong cuốn Lí luận văn học, Hà Minh Đức định nghĩa về nhân vật như

sau: “Nhân vật văn học là một hình tượng nghệ thuật mang tính ước lệ, đó không phải là sự sao chụp đầy đủ mọi chi tiết biểu hiện của con người mà chỉ

là sự thể hiện con người qua những đặc điểm điển hình về tiểu sử, nghề nghiệp, tính cách Và cần chú ý thêm một điều: thực ra, khái niệm nhân vật thường được quan niệm với một phạm vi rộng hơn nhiều, đó không chỉ là con

Trang 24

người, những con người có tên hoặc không tên, được khắc họa sâu đậm hoặc chỉ xuất hiện thoáng qua trong tác phẩm, mà còn có thể là những sự vật, loài vật khác ít nhiều mang bóng dáng, tính cách của con người được dùng như những phương thức khác nhau để biểu hiện con người” [6; tr.126]

Trong cuốn Lí luận văn học của Phương Lựu, Trần Đình Sử lại định

nghĩa như sau: “Nói đến nhân vật văn học là nói đến con người được miêu tả, thể hiện trong tác phẩm bằng phương tiện văn học Đó là những nhân vật có tên như Tấm, Cám, Thạch Sanh, Thúy Kiều Đó là những nhân vật không có tên như thằng bán tơ trong Truyện Kiều, những kẻ đưa tin, lính hầu, chạy hiệu thường thấy trong kịch Đó là những con vật trong truyện cổ tích, đồng thoại, thần thoại, bao gồm cả quái vật lẫn thần linh, ma quỷ, những con vật mang nội dung và ý nghĩa con người Khái niệm nhân vật có khi được sử dụng một cách ẩn dụ, không chỉ một con người cụ thể nào mà chỉ một hiện tượng nổi bật trong tác phẩm Nhân vật văn học là một hiện tượng nghệ thuật ước lệ,

có những dấu hiệu để ta nhận ra” [14; tr.277 - 278]

Từ điển thuật ngữ văn học do nhóm tác giả Lê Bá Hán, Trần Đình Sử,

Nguyễn Khắc Phi (đồng chủ biên) định nghĩa: “Nhân vật văn học là con người cụ thể được miêu tả trong tác phẩm văn học Nhân vật văn học có thể

có tên riêng (Tấm, Cám, chị Dậu, anh Pha) cũng có thể không có tên như thằng bán tơ, một mụ nào trong Truyện Kiều Trong truyện cổ tích, ngụ ngôn, đồng thoại, thần được đưa ra để nói chuyện con người Khái niệm nhân vật văn học có khi được sử dụng như một ẩn dụ, không chỉ một con người cụ thể nào cả, mà chỉ một hiện tượng nổi bật nào đó trong tác phẩm Nhân vật văn học là một đơn vị nghệ thuật đầy tính ước lệ, không thể đồng nhất nó với con người có thật trong đời sống” [9; tr.235]

Trong cuốn 150 thuật ngữ văn học, Lại Nguyên Ân đề xuất một cách

nhìn khác: “Nhân vật văn học là hình tượng nghệ thuật về con người, một

Trang 25

trong những dấu hiệu về sự tồn tại toàn vẹn của con người trong nghệ thuật ngôn từ Bên cạnh con người, nhân vật văn học có khi là các con vật, các loài cây, các sinh thể hoang đường được gắn cho những đặc điểm giống con người

Nhân vật văn học là phương tiện nghệ thuật nhằm khai thác những nét thuộc đặc tính con người, nhân vật có ý nghĩa trước hết ở các loại hình văn học và kịch Các thành tố tạo nên văn học gồm: hạt nhân tinh thần của cá nhân, tư tưởng, lợi ích đời sống, thế giới cảm xúc, ý chí, các ý thức và hoạt động

Nhân vật văn học là một đơn vị nghệ thuật nó mang tính ước lệ, không thể bị đồng nhất với con người thực ngay khi tác giả xây dựng nhân vật với những nét gần gũi với nguyên mẫu có thật Nhân vật văn học là sự thể hiện quan niệm nghệ thuật của nhà văn về con người, có có thể được xây dựng chỉ dựa trên cơ sở quan niệm ấy

Nhân vật văn học là một trong những khái niệm trung tâm để xem xét sáng tác của một nhà văn, một khuynh hướng, trường phái hoặc một phong cách” [1; tr.249]

Như vậy, các nhà nghiên cứu lí luận văn học, bằng cách này hay cách khác khi định nghĩa về nhân vật văn học vẫn căn bản gặp nhau ở những nội hàm không thể thiếu của khái niệm này:

Thứ nhất, đó là đối tượng mà văn học miêu tả, thể hiện bằng phương

tiện văn học

Thứ hai, đó là những con người hoặc những con vật, đồ vật, sự vật,

hiện tượng mang linh hồn con người, đó là hình ảnh ẩn dụ về con người

Thứ ba, đó là đối tượng mang tính ước lệ và có cách điệu so với đời

sống hiện thực bởi nó đã được khúc xạ qua lăng kính chủ quan của người nghệ sĩ tài năng

Trang 26

Đối với mỗi nhân vật văn học thì tính cách được coi là đặc điểm quan trọng nhất, là “nội dung của mọi nhân vật văn học” Đôtxtôiepxki cũng từng khẳng định: “Đối với nhà văn, toàn bộ vấn đề là ở tính cách”

Tính cách với ý nghĩa rất lớn như vậy nên trước kia một số giáo trình văn học Nga đã gọi tính cách là nhân vật Ở đây cần hiểu tính cách là phẩm chất xã hội lịch sử của con người thể hiện qua các đặc điểm cá nhân gắn liền với phẩm chất tâm sinh lí của họ, “tính cách cũng là nhân vật nhưng là nhân vật được thể hiện với một chất lượng tư tưởng và nghệ thuật cao hơn, tuy chưa đạt đến mức độ là điển hình” [6; tr.129] Và tính cách tự nó cũng bao hàm những thuộc tính như có nét cụ thể, độc đáo của một con người cá biệt nhưng lại mang cả những nét chung, tiêu biểu cho nhiều người khác ở một mức độ nhất định, đồng thời cũng có một quá trình phát triển hợp với lôgic khách quan của đời sống

Như vậy, nhân vật có hạt nhân là tính cách Trong tác phẩm văn chương, có nhân vật được khắc họa tính cách nhiều hay ít nhưng cũng có nhân vật không được khắc họa tính cách mà tiêu biểu là các nhân vật trong tác phẩm văn học dân gian

1.2.1.2 Vai trò nhân vật trong tác phẩm văn học

Nhân vật có vai trò vô cùng quan trọng trong tác phẩm văn học, là linh

hồn, là cốt tủy của mỗi tác phẩm văn học Ngay trong định nghĩa của Từ điển

văn học, chúng ta đã nhận thấy một số nét cơ bản về vai trò của nhân vật văn

học Nhân vật không chỉ là “tiêu điểm để bộc lộ chủ đề” mà còn là nơi “tập trung giá trị tư tưởng, nghệ thuật của tác phẩm”, đóng vai trò tâm điểm của sự thể hiện đời sống trong tác phẩm

Xem xét vai trò của nhân vật đối với hình thức tác phẩm, trong cuốn

Dẫn luận nghiên cứu văn học, G.N.Pospelov nhấn mạnh: “Nhân vật là

phương tiện có tính thứ nhất trong hình thức tác phẩm Nó quyết định phần

Trang 27

lớn vừa cốt truyện, vừa lựa chọn chi tiết, vừa ngôn ngữ, vừa kết cấu” [Dẫn theo 22]

Nhân vật là yếu tố vừa thuộc về nội dung vừa thuộc về hình thức tác phẩm Nhân vật là điều kiện thiết yếu để sự khám phá, sự đánh giá - lí giải, sự miêu tả mang tính nghệ thuật của tác giả về đời sống đạt đến tính toàn vẹn, có chiều sâu và có sức hấp dẫn riêng đối với độc giả, chi phối mạnh mẽ đến sự thành công hay thất bại của tác phẩm Có thể khái quát một số vai trò cơ bản của nhân vật như sau:

Thứ nhất, nhân vật là phương tiện để nhà văn khái quát hiện thực Vấn

đề này, GS.Hà Minh Đức đã từng khẳng định: “Văn học không thể thiếu nhân vật, vì đó chính là phương tiện cơ bản để nhà văn khái quát hiện thực một cách hình tượng Nhà văn sáng tạo nhân vật để thể hiện nhận thức của mình

về một cá nhân nào đó, về một loại người nào đó, về một vấn đề nào đó của hiện thực Nhân vật chính là người dẫn dắt người đọc vào một thế giới riêng của đời sống trong một thời kì nhất định” [6; tr.126]

Thứ hai, nhân vật là phương tiện thể hiện tư tưởng quan niệm về con

người và cuộc sống của nhà văn Đây chính là nội dung của tác phẩm: “Đối với nội dung, tính cách có nhiệm vụ cụ thể hóa sự thực hiện của chủ đề tư tưởng tác phẩm, hay nói cụ thể hơn; thông qua sự hoạt động và mối liên hệ giữa các tính cách, người đọc sẽ đi đến một sự khái quát hóa về mặt nhận thức

tư tưởng” [6; tr.129]

Thứ ba, nhân vật có chức năng miêu tả và khái quát các loại tính cách

con người Đối với những nhân vật văn học thì tính cách được coi là đặc điểm quan trọng nhất, là nội dung của mọi nhân vật văn học Có lẽ vì thế mà trước đây, một số giáo trình gọi nhân vật là tính cách Đó là những phẩm chất xã hội lịch sử của con người thể hiện qua một vài đặc điểm cá nhân, gắn với phẩm chất tâm - sinh lí của họ: Theo cách nói của GS.Hà Minh Đức thì: “tính

Trang 28

cách cũng là nhân vật nhưng là nhân vật được thể hiện với một chất lượng tư tưởng và nghệ thuật cao hơn, tuy chưa đạt đến mức độ là những điển hình” [6; tr.129] Và tính cách tự nó cũng bao gồm những thuộc tính riêng biệt, độc đáo mang tính cá nhân nhưng mang lại những nét chung tiêu biểu cho nhiều người khác trong một phạm vi nhất định Đồng thời tính cách cũng có một quá trình phát triển phù hợp với lôgic khách quan của đời sống Tuy nhiên, trong tác phẩm văn học có nhân vật được khắc họa tính cách nhiều hay ít hoặc không được khắc họa tính cách, điều này phụ thuộc vào ý đồ sáng tạo nghệ thuật của nhà văn Tính cách nhân vật mang tính chất lịch sử Mỗi thời đại khác nhau lại có một chuẩn mực để đánh giá đạo đức con người Có thể trong thời đại này, tính cách đó được tôn vinh nhưng trong thời đại khác lại bị coi thường,

hạ thấp

Thứ tư, nhân vật đóng vai trò tạo nên mối liên hệ tổng thể trong tác

phẩm Nhân vật quyết định phần lớn các yếu tố của hình thức trong một tác phẩm văn học như kết cấu, cốt truyện, ngôn ngữ, các biện pháp nghệ thuật thể hiện Nhân vật có vai trò liên kết các sự kiện trong tác phẩm Một phần lớn nhờ nhân vật mà kết cấu tác phẩm đạt được sự thống nhất, hoàn chỉnh, chặt chẽ và nhiều tiềm năng biểu đạt của các phương tiện ngôn ngữ được phát lộ,

để rồi tự chúng trở thành những phương diện nghệ thuật độc lập, có thể được nghiên cứu như những đối tượng thẩm mĩ chuyên biệt

1.2.1.3 Phân loại nhân vật văn học

Nhân vật văn học là một thế giới vô cùng phong phú và đa dạng Nhân vật văn học càng độc đáo thì hầu như không có sự lặp lại nên bộ mặt nhân vật

là rất phong phú Song nhìn nhận ở phương diện tổng thể trong tác phẩm văn học, các nhà nghiên cứu lí luận, các nhà nghiên cứu văn học đã chia thế giới nhân vật văn học thành các kiểu loại khác nhau để dễ tiếp nhận, dễ phân tích,

Trang 29

đánh giá theo những tiêu chí như nội dung, cấu trúc, vai trò, chức năng của nhân vật

Thứ nhất, xét về mặt cấu trúc: dựa vào vai trò của nhân vật với nội

dung và hình thức của tác phẩm, nhân vật văn học được chia thành nhân vật chính, nhân vật phụ, nhân vật trung tâm

Nhân vật chính là nhân vật đóng vai trò chủ yếu, giữ vị trí then chốt trong việc triển khai diễn biến của sự việc Nhân vật chính thường tham gia xuyên suốt, xuất hiện nhiều lần trong tác phẩm Đó cũng là nhân vật được tác giả “dày công” miêu tả, khắc họa, được thể hiện rõ nét hơn, gây ấn tượng sâu đậm hơn đối với người đọc Trong nhân vật chính lại nổi lên nhân vật trung tâm xuyên xuốt từ đầu đến cuối tác phẩm, về mặt ý nghĩa đó là nơi quy tụ các mối mâu thuẫn của tác phẩm Còn lại là các nhân vật phụ đóng vai trò thứ yếu

so với nhân vật chính và nhân vật trung tâm Nó thường xuất hiện để đối chiếu, so sánh làm rõ nhân vật chính và nhân vật trung tâm

Thứ hai, xét về đặc điểm tính cách của nhân vật và lý tưởng xã hội

thẩm mĩ của tác giả lại có thể phân chia thành nhân vật chính diện (nhân vật tích cực) và nhân vật phản diện (nhân vật tiêu cực) Hai kiểu nhân vật này cũng mang tính lịch sử

Nhân vật chính diện (nhân vật tích cực) là nhân vật mang trong mình những phẩm chất đạo đức phù hợp với lí tưởng xã hội thẩm mĩ của tác giả và thời đại, được nhà văn khẳng định và đề cao

Ngược lại, nhân vật phản diện (nhân vật tiêu cực) lại mang những phẩm chất xấu xa, trái với lí tưởng đạo đức của tác giả và thời đại, đáng bị lên án và phủ định

Thứ ba, dựa vào sự phân chia thể loại theo truyền thống của Aritôt thì

nhân vật văn học gồm có nhân vật trữ tình, nhân vật tự sự, nhân vật kịch

Trang 30

Nhân vật trữ tình là hình tượng nhà thơ trong thơ trữ tình, phương thức bộc lộ ý thức tác giả Nhân vật trữ tình được thể hiện chủ yếu qua thế giới tinh thần, nội tâm, cảm xúc phong phú Nhân vật trữ tình thường không thể hiện qua hành động hoặc nếu có xuất hiện hành động thì hành động đó đóng vai trò khơi gợi tính cảm xúc chứ không có tác dụng thúc đẩy thành xung đột

Nhân vật tự sự là nhân vật xuất hiện trong các tác phẩm tự sự (truyện, tiểu thuyết, kí ) nó thường hiện lên đầy đủ từ ngoại hình, cử chỉ, ngôn ngữ đến nội tâm bên trong Nhân vật tự sự là con người đời thường tham gia vào các tình huống khác nhau của đời sống để tạo thành chuỗi các tình tiết xung đột trong tác phẩm

Nhân vật kịch là loại nhân vật hiện lên chủ yếu qua hành động, ngôn ngữ, cử chỉ, lời nói, xung đột, ít được miêu tả cụ thể về ngoại hình

Thứ tư, dựa vào cấu trúc hình tượng, người ta chia nhân vật thành: nhân

vật chức năng, nhân vật loại hình, nhân vật tính cách, nhân vật tư tưởng

Nhân vật chức năng là nhân vật xuất hiện để thực hiện một số chức năng nào đó Loại nhân vật này thường có đặc điểm, tính cách ổn định từ đầu đến cuối Nhân vật chức năng thường thấy trong văn học dân gian, văn học

Cổ Trung đại như: Tiên, Bụt, Thần xuất hiện để giúp đỡ người tốt, thử thách con người, ban phát hạnh phúc

Nhân vật loại hình là nhân vật thể hiện tập trung các phẩm chất xã hội, đạo đức của một loại người nhất định của một thời Đó là nhân vật nhằm khái quát cái chung về loại của các tính cách và nhờ vậy được gọi là điển hình Loại nhân vật này bao giờ cũng có một số phẩm chất loại biệt về mặt xã hội được nêu bật hơn hẳn các tính chất khác Dĩ nhiên nhân vật loại hình như mọi nhân vật văn học khác, đòi hỏi một cá tính nhất định, được thể hiện một cách sinh động qua các chi tiết cụ thể, sinh động, chân thực Nhân vật loại hình

Trang 31

thường xuất hiện nhiều trong các trào lưu văn học cổ điển như: Acpagông, Tác - tuýp, Giuốc đanh

Nhân vật tính cách: thường xuất hiện trong văn học hiện đại, là loại nhân vật có tính cách nổi bật được xây dựng cụ thể, sinh động như con người thực ngoài cuộc đời Khái niệm tính cách ở đây được dùng để chỉ cho loại được miêu tả, mô tả như một nhân cách cá nhân có cá tính nổi bật

Nhân vật tư tưởng: là nhân vật có tư tưởng, nhân cách nhưng cơ bản của nó là hiện thân của một ý thức như Giăng Van Giăng, Giave của V.Huygo

Trên đây là những loại nhân vật thường gặp Sự phân biệt này chỉ mang tính chất tương đối, nó chỉ nhằm nhấn mạnh nét trội, nét đặc trưng cơ bản của một nhân vật nào đó

1.2.2 Khái niệm thế giới nhân vật

“Thế giới” là một khái niệm thuộc phạm trù triết học Theo Từ điển

triết học, thế giới có thể hiểu theo hai nghĩa:

Theo nghĩa rộng: “Thế giới là toàn bộ hiện thực khách quan (tất cả những gì tồn tại ở bên ngoài và độc lập với ý thức của con người) Thế giới là nguồn gốc của nhận thức” [25; tr.1083]

Theo nghĩa hẹp: “Thế giới dùng để chỉ đối tượng của vũ trụ học, nghĩa

là toàn bộ thế giới vật chất do thiên văn học nghiên cứu Người ta chia thế giới vật chất đó thành hai lĩnh vực không có ranh giới tuyệt đối: thế giới vĩ

mô và thế giới vi mô” [25; tr.1083]

Như vậy, có thể nói: Thế giới là một phạm vi, một vũ trụ rộng lớn tồn tại xung quanh con người và tồn tại độc lập với ý thức con người

Vậy thế giới nhân vật là gì? Khái niệm thế giới nhân vật là một phạm trù rất rộng:

Trang 32

Thế giới nhân vật là một tổng thể những hệ thống nhân vật được xây dựng theo quan niệm của nhà văn và chịu sự chi phối của tư tưởng tác giả Thế giới ấy cũng mang tính chỉnh thể trong sáng tác nghệ thuật của nhà văn,

có tổ chức và sự sống riêng, phụ thuộc vào ý thức sáng tạo của nghệ sĩ Nằm trong thế giới nghệ thuật, thế giới nhân vật cũng là sản phẩm tinh thần, là kết quả của trí tưởng tượng sáng tạo của nhà văn và chỉ xuất hiện trong tác phẩm văn học, trong sáng tác nghệ thuật Đó là một mô hình nghệ thuật có cấu trúc riêng, có quy luật riêng, thể hiện ở đặc điểm con người, tâm lí, không gian, thời gian gắn liền với một quan niệm nhất định của chúng về thế giới

Thế giới nhân vật là cảm nhận một cách trọn vẹn, toàn diện và sâu sắc của chủ thế sáng tạo về toàn bộ nhân vật xuất hiện trong tác phẩm, mối quan

hệ, môi trường hoạt động của họ, ý nghĩa tư tưởng, tình cảm của họ trong cách đối nhân xử thế, trong giao lưu với xã hội, với gia đình Thế giới nhân vật vì thế bao quát sâu rộng hơn hình tượng nhân vật Con người trong văn học chẳng những không giống với con người trong thực tại về tâm lí, hoạt động mà còn có ý nghĩa khái quát, trừu tượng

Trong thế giới nhân vật, người ta có thể phân chia thành các kiểu loại nhân vật nhỏ hơn (nhóm nhân vật) dựa vào những căn cứ, tiêu chí nhất định, Nhiệm vụ của người tiếp nhận văn học là phải tìm ra chìa khóa để bước vào cánh cửa và khám phá thế giới nhân vật đó Do đó, nghiên cứu thế giới nhân vật cũng khác với phân tích hình tượng thế giới nhân vật Trong lịch sử văn học có thể nói mỗi tác giả lớn đều có một thế giới nhân vật riêng Mỗi thể loại văn học cũng có thế giới nhân vật với quy luật riêng của nó

Khi tìm hiểu kho tàng truyện cổ tích Việt Nam mà tiêu biểu là truyện

cổ tích sinh hoạt, chúng tôi đã nhận dạng được một thế giới của những con người “đời thường” như những người vợ đức hạnh, người chồng tình nghĩa, những người bạn hiền, những em bé thông minh, hay những chàng trai ngốc

Trang 33

nghếch, khờ khạo Có thể nói, trong truyện cổ tích sinh hoạt Việt Nam, có cả một thế giới con người vừa tốt đẹp, vừa xấu xa, vừa mưu trí nhưng lại vừa ngốc nghếch

Tiểu kết:

Như vậy trong chương này, chúng tôi đã giới thuyết một cách khái quát

về đặc điểm của truyện cổ tích sinh hoạt cũng như những vấn đề về lí luận liên quan đến đề tài Bên cạnh đó, chúng tôi đã tiến hành khảo sát lập bảng thống kê các truyện cổ tích sinh hoạt và các kiểu nhân vật Bước đầu tìm hiểu, chúng tôi nhận thấy thế giới nhân vật trong truyện cổ tích sinh hoạt khá phong phú, đa dạng và nhận thấy hướng nghiên cứu các kiểu nhân vật là một hướng

đi mới mẻ, có vai trò quan trọng trong việc chỉ ra đặc điểm tiểu loại

Trang 34

Chương 2 CÁC KIỂU LOẠI NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN CỔ TÍCH SINH HOẠT VIỆT NAM

Thế giới nhân vật trong truyện cổ tích sinh hoạt Việt Nam khá phong phú và đa dạng Việc đưa ra các kiểu loại nhân vật chính trong tiểu loại truyện

cổ tích sinh hoạt đã được rất nhiều nhà nghiên cứu văn học dân gian đề cập đến trong các bài viết hoặc các công trình nghiên cứu Tác giả Đỗ Bình Trị

trong cuốn Những đặc điểm thi pháp của các thể loại văn học dân gian đã cho

rằng: “Nhìn bề ngoài, do tính chất “đời thường” của đề tài truyện cổ tích sinh hoạt, nhân vật chính trong những truyện này có vẻ khá đa dạng, thậm chí hơi

“linh tinh” Thật ra, truyện cổ tích sinh hoạt chỉ có một số ít kiểu nhân vật, ít hơn so với số lượng kiểu nhân vật của truyện cổ tích thần kỳ Đó là:

- Nhân vật đức hạnh

- Nhân vật xấu xa

- Nhân vật mưu trí (trí xảo)

- Nhân vật khờ khạo (ngốc)’’ [29; tr.24]

Lê Trường Phát khi nghiên cứu về nhân vật trong truyện cổ tích sinh hoạt đã nhận xét: “Truyện cổ tích thần kỳ có cho mình một hệ thống kiểu nhân vật Hệ thống nhân vật ấy là một cách khái quát hóa, mô hình hóa cấu trúc xã hội về phương diện những hạng người - loại người hợp thành xã hội

đó Truyện cổ tích sinh hoạt cũng có cho mình một hệ thống nhân vật kiểu khác, biểu hiện một cách nhìn khái quát về cuộc đời, một kiểu mô hình hóa khác về thực tại và con người” [20; tr.51] Trên cơ sở đó, nhà nghiên cứu cũng xác định hệ thống nhân vật theo các dạng như quan điểm của Đỗ Bình Trị

Trang 35

Lê Trường Phát còn cho rằng: “Nhìn chung, truyện cổ tích sinh hoạt chỉ

có hai cặp nhân vật chính: người đức hạnh - người xấu xa, người mưu trí (trí xảo) - người khờ khạo (ngốc nghếch) khái quát toàn bộ mọi người trong xã hội thành những kiểu người đối xứng từng cặp như thế là một cách nhìn, một quan niệm về thực tại - con người” [20; tr.51 - 52]

Từ những ý kiến của các nhà nghiên cứu trên, người viết triển khai đề

tài luận văn về Thế giới nhân vật trong truyện cổ tích sinh hoạt Việt Nam

thành bốn kiểu loại nhân vật đặt chúng trong tương quan hai cặp đối nghịch:

cặp nhân vật tốt đẹp - nhân vật xấu xa, cặp nhân vật mưu trí và nhân vật khờ

khạo, để từ đó thấy được sự khác biệt độc đáo trong việc xây dựng nhân vật

của truyện cổ tích sinh hoạt

Trước khi đi vào phân tích từng kiểu nhân vật, từ 132 truyện cổ tích sinh hoạt đã khảo sát ở chương 1, chúng tôi đã tiến hành lập bảng thống kê hệ thống nhân vật của 50 truyện cổ tích sinh hoạt sinh hoạt tiêu biểu (kết quả được dẫn từ nguồn Phụ lục 2 - trang 117 của luận văn)

2.1 Nhân vật tốt đẹp và nhân vật xấu xa

Nhân vật tốt đẹp và nhân vật xấu xa là hai kiểu nhân vật thuộc nhóm

truyện về đề tài đạo đức Khi xây dựng các kiểu nhân vật này, tác giả dân gian

đã thể hiện quan niệm nghệ thuật về con người của mình Đối với nhân vật tốt

đẹp, tác giả dân gian ca ngợi, đề cao “những tấm gương kiểu mẫu về phẩm

hạnh” [29; tr.28] Phê phán những hành động bất nhân, bất nghĩa của những

nhân vật xấu xa

2.1.1 Nhân vật tốt đẹp

Chúng tôi dùng khái niệm nhân vật tốt đẹp thay thế cho khái niệm nhân

vật đức hạnh (như cách gọi phổ biến của các nhà nghiên cứu), với quan điểm:

định danh “đức hạnh” là nét phẩm chất chủ yếu gắn với người phụ nữ (người

mẹ, người vợ, người con dâu…) Trong những truyện về đề tài đạo đức,

Trang 36

chúng tôi thấy không hiếm những nhân vật là người đàn ông với những phẩm

chất đáng quý, vì thế chúng tôi dùng khái niệm nhân vật tốt đẹp với hàm ý

xác định đối tượng nhân vật ở đây rộng hơn, bao quát hơn so với khái niệm

nhân vật đức hạnh

Nhân vật tốt đẹp là nhân vật mang trong mình những phẩm chất đáng

trân trọng như giàu lòng vị tha, giàu đức hy sinh, là người hết lòng vì người khác khi khó khăn Khảo sát trong 50 truyện cổ tích sinh hoạt thì có tới 25

truyện xuất hiện nhân vật tốt đẹp Nhân vật tốt đẹp được thể hiện rất đa dạng

như: người vợ đức hạnh, người chồng chung thủy, người cha - người mẹ hết lòng yêu thương con cái, người con nuôi hiếu thảo, người bạn trọng tình trọng nghĩa…

2.1.1.1 Người vợ đức hạnh

Truyện cổ tích sinh hoạt đã rất chú ý xây dựng những nhân vật chính là người phụ nữ mà cụ thể ở đây là những người vợ đức hạnh Theo bảng khảo sát có tới 12/25 truyện có nhân vật người vợ đức hạnh Họ mang trong mình những phẩm chất cao đẹp của người phụ nữ Việt Nam Thế nhưng, trong xã hội phong kiến, những người phụ nữ ấy thường không được hưởng hạnh phúc

trọn vẹn Người vợ trong truyện Gái ngoan dạy chồng (truyện số 90 - Phụ lục

2) là một người phụ nữ giàu lòng nhân hậu Cô đã chọn lấy những trái táo ngon nhất để đưa cho khách khi vị khách này đến xin Không những thế cô còn đối xử rất ân cần khi người khách qua đường xin nghỉ lại qua đêm Điều đáng chú ý hơn, cô gái rất thông minh và đảm đang khi vị khách nhờ cô mua

hộ “một nắm gió, một bó lửa” Cô mua về cho ông một cái quạt và một con dao đánh lửa Vị khách đưa cho cô gái mấy bát gạo nếp nhờ thổi giúp một nồi vừa cơm vừa bánh để ăn Cô gái đảm đang này đã làm vừa ý vị khách Đây là một phẩm chất rất đáng quý của người phụ nữ Việt Nam Thế nhưng với những phẩm chất tốt đẹp như vậy cô đâu được hưởng hạnh phúc trọn vẹn Cuộc đời đẩy cô đến với một người chồng cờ bạc, đã thế nhiều khi cô can

Trang 37

ngăn lại còn bị hắn mắng chửi và đánh đập tàn nhẫn Cuối cùng hắn còn tìm

cớ đuổi cô đi Người phụ nữ ấy từ khi bị chồng ruồng bỏ đuổi đi đã tìm mọi cách để kiếm kế mưu sinh, sau một thời gian trở lên giàu có Tuy bị chồng đuổi đi nhưng trong tấm trí người vợ ấy không quên nguời chồng bạc tình kia Chị cho người dò la tin tức của chồng, gặp lại chồng trong hoàn cảnh đói rách túng quẫn, chị đã khéo léo giúp chồng nhận ra sai lầm, giúp anh trở thành người có ích Cuối truyện là cảnh gia đình đoàn tụ sau sự tan vỡ

Nàng Vũ Thị Thiết trong truyện Vợ chàng Trương (truyện số 185 - Phụ

lục 2) là người phụ nữ hết lòng yêu thương chồng con Chồng đi lính xa nhà, nàng đã một mình chăm sóc mẹ già và con thơ chu đáo Nàng lấy phải một người chồng hay ghen nên nàng luôn giữ gìn khuôn phép Sau thời gian đi lính về, chỉ vì một câu nói vô tình của đứa con mà Trương Sinh - chồng nàng hiểu lầm, chửi mắng, đánh đuổi nàng đi Vì quá đau khổ không thể giãi bày cùng ai, nàng đã tìm đến cái chết để minh chứng cho sự chung thủy son sắc của mình Người vợ đức hạnh ấy không được hưởng hạnh phúc sau thời gian

xa cách mà ngày trở về của chồng lại là ngày xảy ra bi kịch tan vỡ Chính sự ghen tuông vô lí ấy của người chồng là nguyên nhân dẫn đến bi kịch gia đình

Cũng giống như nàng Vũ Thị Thiết, người vợ trong truyện Sự tích đá

Bà Rầu (truyện số 33 - Phụ lục 2) đã phải chết một cách oan uổng Người phụ

nữ này vì nhớ thương chồng da diết nên hàng ngày nàng thường đứng trên một hòn đá để trông ngóng ra biển - nơi người chồng đang đi xa Ngày nào nàng cũng đi từ chiều đến tối mịt mới trở về nên hàng xóm xung quanh nghi ngờ nàng không chung thuỷ Sự việc ấy đến tai người chồng, vì ghen tuông thiếu sáng suốt đã khiến người chồng rất mực yêu vợ đã có những hành động tàn nhẫn đánh đập, chửi mắng và đuổi vợ đi Vì đau khổ trước sự nghi ngờ của chồng, nàng đã ra đi đến ngọn núi nơi có tảng đá trước đây thường đứng

để trông ngóng chồng Nàng cứ đứng vậy cho đến khi chết hoá thành đá mà

Trang 38

người ta gọi là đá Bà Rầu Trong xã hội phong kiến có rất nhiều người phụ nữ

mà cụ thể ở đây là những người vợ đức hạnh phải chịu những cái chết oan ức

Họ tìm đến cái chết để chứng minh tấm lòng thủy chung sắc son của mình

Người vợ trong Trinh phụ hai chồng (truyện số 56 - Phụ lục 2) là một

người giàu tình thương và rất chung thủy với chồng Người chồng mắc bệnh hiểm nghèo, chị đã không bỏ mặc mà tìm mọi cách chữa trị cho chồng Người chồng không muốn vì mình mà vợ khổ thân nên đã lẻn ra đi Người vợ đau khổ, thủ tiết chờ chồng Mọi người khuyên răn mãi cuối cùng chị nhận lời lấy anh chàng họ Nguyễn Cuộc đời người con gái đức hạnh ấy thật éo le, sau một thời gian sống hạnh phúc bên người chồng mới, chị gặp lại người chồng cũ

Từ đây chị lại âm thầm chịu đựng sự day dứt, đau khổ Người phụ nữ ấy đã dành cho người chồng cũ sự quan tâm kín đáo, đúng mức Cuối cùng, chị viết thư nói thật lòng mình với người chồng mới và bỏ đi Người phụ nữ ấy không cho mình chấp nhận cuộc sống hai chồng, để giữ sự thủy chung với người chồng cũ, nàng đã hi sinh hạnh phúc bên gia đình mới Câu chuyện ca ngợi người phụ nữ - người vợ đức hạnh, tình nghĩa, đặt sự thủy chung lên hàng đầu cho dù ở hoàn cảnh nào đi nữa

Người vợ trong Người đàn bà bị vu oan (truyện số 109 - Phụ lục 2) rất

thủy chung với chồng Trước những lời nói ngon ngọt, trước vàng bạc, nhung lụa của tên lái buôn Lý, nàng một mực từ chối bảo vệ nhân phẩm của mình Khi bị tên Lý quấy nhiễu nàng đã nhờ đến lính tuần can thiệp Dù rất nhiều lần bị tên lái buôn Lý dụ dỗ, mua chuộc nhưng người vợ tình nghĩa vẫn luôn chung thủy với chồng, tìm mọi cách chống cự Khi biết mình bị kẻ gian hãm hại, nàng đã mưu trí tìm cách minh oan và báo thù cho gia đình Chính sự thông minh, nhanh nhẹn của nàng đã giúp nàng được minh oan, lấy lại gia sản

đã mất và đoàn tụ với gia đình

Trang 39

Việc xây dựng nhiều nhân vật đức hạnh là người phụ nữ, đặc biệt là người vợ cho ta thấy tấm lòng nhân đạo của các tác giả dân gian Họ muốn cho người đọc thấy được hiện thực cuộc sống của những người phụ nữ Những người phụ nữ xưa với những phẩm chất cao đẹp như giàu đức hi sinh, nuôi con chờ chồng, đoan trang tình nghĩa, một lòng thủy chung nhưng lại không được sống trong hạnh phúc Họ không có quyền quyết định số phận của mình, nhiều khi vì người chồng hiểu lầm không còn cách nào khác họ phải nương tựa nơi cửa Phật hay lấy cái chết để chứng minh cho lòng chung thủy Dù ở hoàn cảnh nào những người phụ nữ luôn hướng về gia đình, thương yêu chồng con Nói cách khác, tình cảm yêu thương gia đình luôn hiện hữu trong những người phụ nữ đức hạnh

2.1.1.2 Người chồng chung thủy

Bên cạnh việc xây dựng nhân vật người vợ đức hạnh, truyện cổ tích sinh hoạt còn chú ý đến xây dựng nhân vật người chồng tình nghĩa, chung thủy Họ đều là những con người sống tình nghĩa, thủy chung, giữ trọn lời

hứa với người vợ Người chồng trong Sự tích trái sầu riêng (truyện số 3 - Phụ

lục 2) giữ trọn tình yêu thủy chung với người vợ đã chết Nhớ lời vợ dặn, anh mang hạt tu rên - cây kỉ niệm của vợ về trồng nơi quê hương Tình yêu, nỗi nhớ vợ được người chồng gửi vào những cây tu rên Sau bao nhiêu năm chăm chút những hạt tu rên giờ đã khai hoa kết quả Đúng ngày giỗ vợ, người chồng ấy đã mời họ hàng thưởng thức hương vị của thứ quả lạ đầu tiên có ở trong vùng Giọt nước mắt nhớ thương vợ của người chồng thấm vào múi tu rên làm nên vị đậm đà ngọt ngào khó quên đằng sau cái vỏ ngoài xấu xí, cái mùi hôi hôi Đây là hương vị ngọt bùi của mối tình đậm đà của đôi vợ chồng son trẻ

Hay người chồng quyết không mang xác vợ đi chôn khi người vợ đã

qua đời trong truyện Sự tích con muỗi (truyện số 11 - Phụ lục 2) Người

chồng ấy giữ trọn lời hứa với vợ khi xưa, một lòng tin và hy vọng vào việc

Trang 40

người vợ ấy sẽ sống trở lại Chính tình yêu thương đối với người vợ và sự thủy chung của người chồng đã làm cho Đức Phật cảm động, hoá phép cho người vợ sống lại

Lại có những truyện ca ngợi cả người vợ đức hạnh và người chồng tình

nghĩa như: Sự tích trầu cau và vôi (truyện số 2 - Phụ lục 2), Sự tích ông đầu

rau (truyện số 21 - Phụ lục 2), Sự tích cái khăn tang (truyện số 186 - Phụ lục

2) Họ đều là những người vợ, người chồng tình nghĩa, sống bao dung, nhân

ái và sẵn sàng hy sinh vì người khác Đó là vợ chồng đứa con nuôi đầy tình

nghĩa trong Sự tích cái khăn tang (truyện số 186) chăm sóc cha nuôi như cha

đẻ Nhà nghèo, hai vợ chồng phải nhịn cơm nhường cha, bán tóc mua cha Cả hai vợ chồng người con nuôi muốn có một người cha làm chỗ dựa tinh thần Tình cảm cha con được vợ chồng họ nhận thức hết sức thiêng liêng Vợ chồng người con nuôi đã làm tất cả những gì có thể để có được người cha Câu chuyện ca ngợi tấm lòng, trái tim biết yêu thương, trân trọng những tình cảm thiêng liêng của vợ chồng người con nuôi Đây có thể xem là tấm gương cho những người con học tập

Cũng có khi là câu chuyện tình giữa ba con người bất hạnh trong Sự

tích ông đầu rau (truyện số 21 - Phụ lục 2) Truyện xoay quanh ba nhân vật

Hai người chồng và một người vợ Cả ba đều rất yêu thương nhau Người chồng cũ sau bao năm đi xa nay trở về không nỡ phá vỡ gia đình êm ấm của

vợ nên quyết định tìm đến cái chết để mong quên được hình ảnh người vợ cũ Người vợ đau khổ và ân hận vì nghĩ rằng mình chính là nguyên nhân gây ra cái chết của chồng Chị không thể sống mãi trong đau khổ và ân hận nên cũng tìm đến cái chết như một sự giải thoát cuối cùng Người chồng thứ hai cũng là một con người tình nghĩa nên không khỏi tự trách mình trước cái chết của hai người yêu nhau Cuối cùng người chồng đó cũng tìm đến cách giải quyết như hai người kia Có thể nói, ba nhân vật trong truyện này đều là những con

Ngày đăng: 23/07/2015, 23:07

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w