1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thế giới nhân vật trong tác phẩm tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh của nguyễn nhật ánh

57 3,2K 21

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 57
Dung lượng 0,95 MB

Nội dung

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC --- ĐÀO THỊ THANH HẢI THẾ GIỚI NHÂN VẬT TRONG TÁC PHẨM TÔI THẤY HOA VÀNG TRÊN CỎ XANH CỦA NGUYỄN NHẬT ÁNH KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆ

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2

KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC

-

ĐÀO THỊ THANH HẢI

THẾ GIỚI NHÂN VẬT TRONG TÁC PHẨM

TÔI THẤY HOA VÀNG TRÊN CỎ XANH

CỦA NGUYỄN NHẬT ÁNH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Chuyên ngành: Văn học thiếu nhi

Người hướng dẫn khoa học

TS NGUYỄN THỊ NHÀN

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Trước hết, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất đến Tiến sĩ Nguyễn Thị Nhàn, người đã tận tình hướng dẫn, định hướng cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài Cô đã đưa ra những góp ý cụ thể cho công trình và luôn động viên để tôi có thể hoàn thành nhiệm vụ của mình

Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến các thầy, cô giáo trong Khoa Ngữ Văn, những thầy cô đã từng dạy dỗ tôi, Thư viện trường nơi tôi tìm được nhiều kiến thức và tài liệu hỗ trợ cho việc làm khóa luận này, trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đã nhiệt tình giảng dạy và tạo mọi điều kiện cho tôi trong suốt thời gian của khóa học

Tôi xin cảm ơn gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã tạo điều kiện giúp đỡ, động viên tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành khóa luận này

Hà Nội, tháng 5 năm 2016

Sinh viên

Đào Thị Thanh Hải

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Đề tài khóa luận: “Thế giới nhân vật trong tác phẩm Tôi thấy hoa vàng

trên cỏ xanh của Nguyễn Nhật Ánh” được tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn

của cô Nguyễn Thị Nhàn Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng cá nhân tôi Kết quả thu được trong đề tài là hoàn toàn trung thực và không trùng với kết quả nghiên cứu của tác giả khác

Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm

Hà Nội, tháng 5 năm 2016

Sinh viên

Đào Thị Thanh Hải

Trang 4

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1 Lí do chọn đề tài 1

2 Lịch sử vấn đề 2

3 Mục đích nghiên cứu 6

4 Nhiệm vụ nghiên cứu 7

5 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 7

6 Phương pháp nghiên cứu 7

7 Cấu trúc khóa luận 8

NỘI DUNG 9

Chương 1 ĐẶC ĐIỂM THẾ GIỚI NHÂN VẬT TRONG TÁC PHẨM TÔI THẤY HOA VÀNG TRÊN CỎ XANH 9

1.1 Khái niệm nhân vật và thế giới nhân vật 9

1.1.1 Khái niệm nhân vật 9

1.1.2 Thế giới nhân vật 11

1.2 Những kiểu loại nhân vật nhân vật trong tác phẩm Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh 13

1.2.1 Nhân vật trẻ em 14

1.2.2 Nhân vật người lớn 26

1.2.3 Nhân vật là loài vật 35

1.3 Những bài học từ thế giới nhân vật trong tác phẩm Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh 39

Chương 2 NGHỆ THUẬT KHẮC HỌA THẾ GIỚI NHÂN VẬT TRONG TÁC PHẨM TÔI THẤY HOA VÀNG TRÊN CỎ XANH 44

2.1 Nghệ thuật miêu tả ngoại hình 44

2.2 Nghệ thuật miêu tả hành động 46

Trang 5

2.3 Nghệ thuật miêu tả nội tâm 47

2.4 Nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ 48

KẾT LUẬN 50

TÀI LIỆU THAM KHẢO 52

Trang 6

MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài

1.1 Sự tràn ngập của các tác phẩm văn học dịch đã và đang không ngừng tạo nên những “cơn sốt” trong độc giả nhỏ Khiến con đường giành lại tình cảm của người đọc đối với văn học Việt Nam vẫn còn là một thử thách cam go, đòi hỏi tâm huyết, tài năng và sự nhạy cảm của những tác giả tận tụy hết mình với trẻ em Trong số những cây bút viết cho thiếu nhi hiện nay phải

kể đến Nguyễn Nhật Ánh người kể chuyện cho thiếu nhi với hơn 100 tác phẩm Một số tác phẩm của anh được giải thưởng văn học cả trong nước và quốc tế, chúng được dịch sang cả tiếng nước ngoài Nguyễn Nhật Ánh trở thành một hiện tượng độc đáo Cùng với một số tác giả tài năng của xứ Quảng viết cho thiếu nhi như Võ Quảng, Quế Hương, Nguyễn Quang Sáng, Thanh Quế, … Nguyễn Nhật Ánh đã đóng góp không nhỏ cho nền văn học thiếu nhi nước nhà Nhiều thế hệ độc giả yêu thích tác phẩm của anh Trẻ em tìm thấy tuổi thơ sinh động, hồn nhiên, chân thật của chính mình, người lớn thì nhận được một “tấm vé” về lại tuổi thơ

1.2 Trong mỗi tác phẩm văn học không thể thiếu vắng nhân vật Nhân vật là phương diện quan trọng bậc nhất của tác phẩm văn học, là phương tiện

cơ bản giúp người nghệ sỹ miêu tả đời sống con người thông qua những hình tượng nghệ thuật Do đó, nghiên cứu văn chương từ góc độ này sẽ làm sáng tỏ nhiều điều về thể loại, trào lưu, quan niệm văn học, phong cách sáng tạo… Như vậy, việc chiếm lĩnh các mặt giá trị của tác phẩm sẽ khó có thể thực hiện, nếu không tìm hiểu phương diện nhân vật một thành quả nghệ thuật quan trọng trong sáng tác của mỗi nhà văn

1.3 Với khối lượng sáng tác khổng lồ của nhà văn, và hầu hết là truyện viết cho tuổi thơ và tuổi mới lớn, nhân vật chủ yếu trong các sáng tác của ông

Trang 7

là nhân vật trẻ em Sáng tác của Nguyễn Nhật Ánh thu hút được nhiều sự quan tâm của giới chuyên môn Hiện hay đã có khá nhiều công trình nghiên cứu lớn nhỏ, nhưng bản thân tôi xuất phát từ lòng yêu mến trẻ thơ, khâm phục những tài năng của tác giả, yêu thích những sáng tác của nhà văn, tôi lựa chọn

đề tài Thế giới nhân vật trong tác phẩm Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh của

Nguyễn Nhật Ánh làm vấn đề cho lí luận của mình Khóa luận có mong muốn,

mang lại cái nhìn mới về thế giới nhân vật, đồng thời muốn chiếm lĩnh giá trị nhân văn - thẩm mỹ của ngòi bút Nguyễn Nhật Ánh, cũng như lí giải sức sống mãnh liệt của tác phẩm trong lòng bạn đọc

2 Lịch sử vấn đề

Ở Việt Nam, đầu thế kỉ XX bắt đầu xuất hiện các tác phẩm văn học viết cho thiếu nhi, nhưng phải đến sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, nền văn học thiếu nhi mới chính thức được hình thành Từ sự đa dạng của chủ thể sáng tác, văn học thiếu nhi Việt Nam phát triển với sự phong phú về đề tài, thể loại và phong cách nghệ thuật Sự đa dạng và phong phú đó đồng hành cùng văn học thiếu nhi từ văn học dân gian đến văn học viết Trong thời kì

này, đã xuất hiện một số truyện đồng thoại của Tô Hoài như: Đám cưới chuột,

Võ sĩ Bọ Ngựa, Dế Mèn phiêu lưu kí, tác giả đã mượn hình thức đồng thoại,

mượn hình tượng con vật để chuyển tải những vấn đề mang tính xã hội Tuy trước Cách mạng tháng Tám chưa thực sự có phong trào sáng tác cho trẻ em nhưng những tác phẩm của giai đoạn này đã đặt nền móng đầu tiên cho văn học thiếu nhi nước nhà Các nhà văn sau 1975 đã chú ý khai thác trẻ em trong nhiều mối quan hệ: gia đình, nhà trường, đất nước Những cảm xúc đầu đời của trẻ và mặt trái của cuộc sống mới cũng đi vào văn học thiếu nhi Điều đó

thể hiện rất rõ trong sáng tác của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh như: Kính vạn

hoa, Chuyện xứ Langbiang, Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ, Đảo mộng mơ, Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh… Đến nay, trải qua nhiều thăng trầm, văn học

Trang 8

thiếu nhi Việt Nam đã phát triển phong phú, đa dạng và thực sự trở thành một

bộ phận quan trọng của nền văn học dân tộc

Trong những nhà văn viết truyện cho thiếu nhi, Nguyễn Nhật Ánh nhà văn gây được sự chú ý của dư luận ngay từ khi các sáng tác đầu tiên ra đời

Đã có một số công trình tìm hiểu, đánh giá nội dung - hình thức biểu hiện trong truyện thiếu nhi Nguyễn Nhật Ánh nhưng chủ yếu là đặc điểm chung, hoặc các bài nghiên cứu, đánh giá về truyện thiếu nhi này chỉ nằm xen kẽ trong nhận định cụ thể Sau đây là một số công trình, nhận định và đánh giá

mà chúng tôi thống kê được có liên quan đến nhân vật trong các tác phẩm thiếu nhi của Nguyễn Nhật Ánh

Nguyễn Nhật Ánh từ lâu đã được những độc giả nhỏ tuổi nhắc đến với bao tình cảm yêu mến bởi ông là nhà văn của các em, viết vì thiếu nhi và cho thiếu nhi Ông thường giữ nét đặc trưng trong văn phong của mình với sự hài hước, đáng yêu khiến cho độc giả luôn giữ nụ cười trên môi khi thưởng thức những tác phẩm của ông Đây là giá trị tinh thần to lớn mà Nguyễn Nhật Ánh

đã mang đến cho nền văn học thiếu nhi Việt Nam Theo thống kê của nhà xuất bản Kim Đồng, các tác phẩm của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh đã đạt tới

con số kỉ lục Một tác phẩm khá quen thuộc của nhà văn là Tôi thấy hoa vàng

trên cỏ xanh là tác phẩm nằm trong loạt các sáng tác mới nhất của nhà văn

viết theo lối văn hóm hỉnh, dí dỏm mà đựng đầy những kỉ niệm về tuổi thơ, Nguyễn Nhật Ánh lại kể cho chúng ta những câu chuyện mà đã từ lâu rồi ta

đã lãng quên Ngày 9-12-2010 tác phẩm Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh là

truyện dài mới nhất của Nguyễn Nhật Ánh được nhận giải văn chương ASEAN Nguyễn Nhật Ánh là nhà văn được nhắc đến khá nhiều trên các diễn đàn văn học, văn hóa, giải trí và cả tạp chí chuyên môn Tuy nhiên những bài viết có liên quan đến nhân vật đặc biệt là nhân vật trẻ em trong tác phẩm của ông thì còn riêng lẻ và chưa có hệ thống Trong quá trình nghiên cứu tìm hiểu

Trang 9

đề tài, chúng tôi được tiếp xúc với các tài liệu sau: Tên tuổi của Nguyễn Nhật Ánh và một loạt tác phẩm của ông xuất hiện khá nhiều trên các báo, tạp chí, trên các trang thông tin điện tử, trong các cuốn sách nghiên cứu về văn học thiếu nhi Việt Nam cũng như ở cả những tài liệu không trực tiếp liên quan đến văn học Trước hết là ở các ấn phẩm mang tính chất chuyên ngành như các sách nghiên cứu về văn học thiếu nhi, trong số các tài liệu trên đáng chú ý

nhất là công trình Bách khoa thư Văn học thiếu nhi Việt Nam do hai tác giả

Vân Thanh và Nguyên An biên soạn Hai tác giả đã sưu tầm và giới thiệu một loạt các bài viết về văn học thiếu nhi Việt Nam, trong đó có nhiều bài của các tác giả khác nhau như Lã Thị Bắc Lý, Nguyễn Hương Giang, Thu Việt, Văn Hồng, có đề cập đến Nguyễn Nhật Ánh và tác phẩm của ông Trong bài viết của Lã Thị Bắc Lý, mặc dù vẫn trích dẫn Nguyễn Nhật Ánh và các tác phẩm của ông như một minh họa cho các luận điểm về văn học thiếu nhi trong thời

kì đổi mới nhưng tác giả Bắc Lý đã có nhiều đoạn mang tính chất giới thiệu,

phân tích khái quát giá trị của tác phẩm Kính vạn hoa, bộ truyện dài đầu tiên

của Nguyễn Nhật Ánh Thêm vào đó, tác giả Hương Giang đã dành một bài viết để nói về Nguyễn Nhật Ánh và một loạt các tác phẩm của nhà văn như:

Cô gái đến từ hôm qua, Chú bé rắc rối Nguyễn Nhật Ánh được đánh giá cao

không chỉ bởi vì ông đã viết nhiều, viết hay về văn học thiếu nhi mà nhà văn

đã chạm tới mảng đề tài còn ít và khó viết như đề tài về trường học và việc học của trẻ em Thông qua tất cả những trang viết ấy, Nguyễn Nhật Ánh còn đóng vai trò là một người thầy, một nhà giáo dục, giúp nuôi dưỡng tâm hồn trẻ thơ Lòng tin yêu cuộc sống và nghị lực vượt khó khăn là những đức tính tốt đẹp của thiếu nhi đã được nhà văn Nguyễn Nhật Ánh truyền tải qua câu chuyện của mình một cách gần gũi với thiếu nhi nhất Lê Phương Liên trong

bài viết Văn xuôi và trẻ em đã nhận xét: “Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh là một

tác giả thành công với bạn đọc trẻ, anh là người có một “khóe văn” riêng

Trang 10

Anh chiếm được tình cảm của hàng triệu người đọc cũng không ngoài quy luật tự sự và đối thoại nội tâm của tuổi thơ, không ngoài sự tự phát hiện ra chất hài hước của chính mình” [7] Các sáng tác như Tôi là Bêtô và Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ, Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh chính là những tác

phẩm được không chỉ trẻ em mà cả người lớn yêu thích

Luận văn Đặc điểm truyện Nguyễn Nhật Ánh của tác giả Bùi Thu Thủy

đã chỉ ra đặc điểm nổi bật về nội dung và hình thức trong bốn tập truyện gồm

Kính vạn hoa, Chuyện xứ Lang Biang, Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ và Tôi là Bêtô Từ những khái quát đó chúng ta có thể đánh giá được đóng góp và vị trí

của Nguyễn Nhật Ánh trong nền văn học thiếu nhi Việt Nam Nhà nghiên cứu Vân Thanh đã từng nhiều lần nhắc đến thành công của Nguyễn Nhật Ánh trong sáng tác dành cho thiếu nhi Trong bài viết Nguyễn Nhật Ánh nhà văn lôi cuốn trẻ thơ, tác giả đã đề cập đến đề tài, chủ đề, nhân vật, giọng điệu và

giới thiệu khái quát về tập truyện Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh Nguyễn

Nhật Ánh đã làm được một điều kì diệu, đó là đem đến cho bạn đọc trẻ thơ sự

thú vị và niềm vui háo hức mong chờ những tác phẩm tiếp theo của anh “Và

quả nhiên, Nguyễn Nhật Ánh đã không làm bạn đọc thất vọng Anh tiếp tục trình làng Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ Vẫn với lối viết dí dỏm kiểu Kính vạn hoa, Tôi là Bê tô nhưng dấu ấn tâm trạng tác giả đã in đậm nét hơn, tâm trạng của con người càng đi xa tuổi thơ càng da diết nhớ về tuổi thơ Đây là tập sách được giải thưởng của Hội nhà văn Việt Nam và giải thưởng ASEAN,

2010 Cùng với Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh và Lá nằm trong lá, Có hai con mèo ngồi bên cửa sổ… Nguyễn Nhật Ánh đã thể hiện sức viết bền bỉ của mình” [8]

Nhà văn Lê Minh Khuê trên báo Tiền phong đã nhận xét: “Nguyễn Nhật

Ánh trong sáng từ cách nghĩ, cách cảm, từ ngôn ngữ đối thoại, từ cách miêu

tả đến xây dựng nhân vật Tất cả đều đầy sức khơi gợi tới cái đẹp Anh khơi dậy sự tự tin, tin vào sức mạnh của trí tuệ, tin vào con đường của mỗi người

Trang 11

trong đời Tác phẩm của Nguyễn Nhật Ánh in hàng chục ngàn bản mỗi cuốn,

là sự chờ đợi háo hức như chờ đợi người “hò hẹn” của các em Mấy ai được hạnh phúc như anh” [6] Nhà văn có một khoảng trời riêng và thực sự làm

chủ khoảng đất sáng tạo của mình đó chính là lý do người đọc háo hức chờ

đón tác phẩm mới của Nguyễn Nhật Ánh “Mỗi cuốn truyện là một tuổi thơ

trọn vẹn, lần nào cũng như bắt đầu lại từ đầu, với những ký ức lung linh hoa

lá và những trải nghiệm khóc cười rất thật tưởng chừng không có bóng dáng của “hư cấu văn học” Cũng vì thế mà khó có thể xác định nhà văn viết cho

về thế hệ nào, thời đại nào Có cảm tưởng, người đọc sau trăm năm nữa vẫn

sẽ có được một Nguyễn Nhật Ánh đồng hành với ký ức tuổi thơ của mình như thế này mà thôi” [1] Tác giả Nguyễn Thụy Anh cảm thấy tuổi thơ của chính

mình và bạn bè cũng như thế hệ sau sẽ luôn đồng hành cùng ký ức trong mỗi cuốn truyện của Nguyễn Nhật Ánh Bên cạnh các ấn phẩm trên, các bài viết

về Nguyễn Nhật Ánh và các tác phẩm của ông còn xuất hiện trên các báo như báo Lao động, Thanh niên, các tạp chí và nhiều trang thông tin điện tử như

Evan.net, Phongdiep.net, bộ truyện Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh đã được

dựng thành phim cho thiếu nhi, các tác phẩm khác cũng được dựng thành

phim như Cô gái đến từ hôm qua, Kính vạn hoa và một số truyện của Nguyễn

Nhật Ánh đang có dự án chuyển thể thành truyện tranh Có thể thấy Nguyễn Nhật Ánh là tác giả đang rất được quan tâm và giành được nhiều tình cảm ưu

ái của độc giả ở mọi lứa tuổi Tuy nhiên, các bài viết ở ấn phẩm kể trên dù rất phong phú nhưng chủ yếu tìm hiểu trên một tác phẩm riêng lẻ của nhà văn chứ không phải trên một tập hợp các tác phẩm, hoặc chủ yếu là thể hiện những cảm nhận khi đọc các tác phẩm của Nguyễn Nhật Ánh

3 Mục đích nghiên cứu

Thực hiện đề tài này chúng tôi tập trung tìm hiểu toàn diện, cụ thể, sâu

sắc hơn về đặc điểm thế giới nhân vật trong tác phẩm Tôi thấy hoa vàng trên

cỏ xanh của Nguyễn Nhật Ánh

Trang 12

Khảo sát một số phương diện nghệ thuật cơ bản trong việc khắc họa thế giới nhân vật, từ đó khẳng định tài năng và những đóng góp của Nguyễn Nhật Ánh trong nền văn học thiếu nhi

Nghiên cứu, khảo sát đề tài này chúng tôi nhằm góp phần giáo dục lối sống, nhân cách và tình cảm bạn bè

4 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Tìm hiểu những tri thức lý luận liên quan đến đề tài như: thể loại truyện, vấn đề nhân vật, các biện pháp nghệ thuật khắc họa nhân vật

- Đặc điểm thế giới nhân vật trong tác phẩm Tôi thấy hoa vàng trên

cỏ xanh

- Nghệ thuật khắc họa thế giới nhân vật trong tác phẩm Tôi thấy hoa

vàng trên cỏ xanh

5 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

5.1 Đối tượng nghiên cứu

- Chúng tôi tìm hiểu thế giới nhân vật trong truyện Tôi thấy hoa vàng

trên cỏ xanh của Nguyễn Nhật Ánh

- Khóa luận khảo sát văn bản Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh, Nhà xuất

bản trẻ, 2015

5.2 Phạm vi nghiên cứu

- Các kiểu loại nhân vật trong tác phẩm Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh

- Mộ số phương diện nghệ thuật cơ bản khắc họa nhân vật trong tác

phẩm Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh

6 Phương pháp nghiên cứu

Xuất phát từ mục đích nghiên cứu, tôi đã vận dụng một số phương pháp nghiên cứu sau:

- Phương pháp so sánh

- Phương pháp thống kê

Trang 13

- Phương pháp hệ thống

- Các thao tác khoa học: phân tích, tổng hợp, bình giảng, miêu tả, …

7 Cấu trúc khóa luận

Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, Nội dung khóa luận gồm 2 chương:

Chương 1: Đặc điểm thế giới nhân vật trong tác phẩm Tôi thấy hoa vàng

trên cỏ xanh

Chương 2: Nghệ thuật khắc họa thế giới nhân vật trong tác phẩm Tôi

thấy hoa vàng trên cỏ xanh

Trang 14

NỘI DUNG Chương 1

ĐẶC ĐIỂM THẾ GIỚI NHÂN VẬT TRONG TÁC PHẨM

TÔI THẤY HOA VÀNG TRÊN CỎ XANH

1.1 Khái niệm nhân vật và thế giới nhân vật

1.1.1 Khái niệm nhân vật

Trước nay đã từng tồn tại nhiều cách định nghĩa khác nhau về nhân vật văn học Trong phạm vi của luận văn này, chúng tôi xin chỉ dẫn ra một số quan niệm về vấn đề này như sau:

Trước hết, giáo trình Lí luận văn học do Phương Lựu chủ biên đã nêu lên định nghĩa khá kĩ về khái niệm nhân vật văn học: “Nói đến nhân vật văn học

là nói đến con người được miêu tả, thể hiện trong tác phẩm bằng phương tiện văn học Đó là những nhân vật có tên như Tấm, Cám, Thạch Sanh…đó là những nhân vật không tên như thằng bán tơ, một mụ nào trong Truyện Kiều của Nguyễn Du … đó là những con vật trong truyện cổ tích, đồng thoại, thần thoại, bao gồm cả quái vật lẫn thần linh, ma quỷ, những con vật mang nội dung, ý nghĩa con người… Khái niệm nhân vật có khi chỉ sử dụng một cách

ẩn dụ, không chỉ một con người cụ thể nào mà chỉ một hiện tượng nổi bật trong tác phẩm Nhân vật văn học là một hiện tượng nghệ thuật ước lệ, có những dấu hiệu để ta nhận biết” [9, tr.277]

Trong giáo trình Lí luận văn học do giáo sư Hà Minh Đức chủ biên, các tác giả lại cho rằng: “Nhân vật văn học là một hiện tượng nghệ thuật mang

tính ước lệ, đó không phải là sự sao chụp đầy đủ một chi tiết biểu hiện đầy đủ của con người mà chỉ là sự thể hiện con người qua những đặc điểm điển hình

về tiểu sử, nghề nghiệp, tính cách… và cần chú ý thêm một điều: Thực ra khái niệm nhân vật thường được quan niệm với một phạm vi rộng lớn hơn nhiều,

Trang 15

đó không chỉ là những con người, những con người có tên và không tên, được khắc họa sâu đậm hoặc chỉ xuất hiện thoáng qua trong tác phẩm, mà còn có thể là sự vật, loài vật khác ít nhiều mang bóng dáng, tính cách con người… cũng có khi đó không phải là những con người, sự vật cụ thể, mà chỉ là một hiện tượng về con người hoặc liên quan đến con người, được thể hiện nổi bật trong tác phẩm” [4, tr.126]

Khái niệm nhân vật văn học còn được trình bày sáng rõ trong cuốn Từ

điển thuật ngữ văn học (nhóm tác giả Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn

Khắc Phi chủ biên) với nội dung cơ bản giống với cách định nghĩa trong cuốn

Lí luận văn học do Phương Lựu chủ biên: “Nhân vật văn học là con người cụ thể được miêu tả trong tác phẩm văn học Nhân vật văn học có thể có tên riêng (Tấm, Cám, Chị Dậu, Anh Pha) cũng có thể không có tên riêng Khái niệm nhân vật văn học có khi được sử dụng như một ẩn dụ, không chỉ một con người cụ thể nào cả, mà chỉ một hiện tượng nổi bật trong tác phẩm… Nhân vật văn học là một đơn vị đầy tính ước lệ, không thể đồng nhất nó với con người có thật trong đời sống” [5, tr.235]

Nói tóm lại, các nhà nghiên cứu lí luận văn học bằng cách này hay cách khác khi định nghĩa nhân vật văn học vẫn căn bản gặp nhau ở những nội hàm

không thể thiếu của khái niệm này: Thứ nhất, nó phải là đối tượng mà văn học miêu tả, thể hiện bằng phương tiện văn học Thứ hai, đó là những con người

hoặc những con vật, đồ vật, sự vật, hiện tượng mang tính ước lệ và có tính cách điệu so với đời sống hiện thực bởi nó đã được khúc xạ qua lăng kính chủ quan của người nghệ sĩ

Đối với mỗi nhân vật văn học thì tính cách được coi là đặc điểm quan trọng nhất, là nội dung của mọi nhân vật văn học Đôxtôiepxki cũng từng

khẳng định: “Đối với nhà văn, toàn bộ vấn đề là ở tính cách” Tính cách có ý

nghĩa rất lớn như vậy nên trước kia một số giáo trình Nga đã gọi tính cách là

Trang 16

nhân vật Ở đây, cần hiểu tính cách là phẩm chất xã hội lịch sử của con người thể hiện qua cá nhân gắn liền với phẩm chất tâm sinh lí của họ Tính cách cũng là nhân vật nhưng là nhân vật được thể hiện với một chất lượng và nghệ thuật cao hơn, tuy chưa đạt tới mức độ là điển hình và tính cách cũng là tự nó bao hàm những thuộc tính có nét cụ thể, độc đáo của một con người cá biệt nhưng lại mang cả những nét chung, tiêu biểu cho nhiều người khác ở một mức độ nhất định đồng thời cũng có một quá trình phát triển hợp với logic khách quan của đời sống

Như vậy, nhân vật có hạt nhân tính cách Trong tác phẩm văn chương, có nhân vật được khắc họa tính cách nhiều hay ít nhưng cũng có nhân vật không được khắc họa tính cách

1.1.2 Thế giới nhân vật

Thế giới nhân vật là hệ thống các nhân vật được tổ chức tạo thành một chỉnh thể nghệ thuật, trong đó mỗi nhân vật là một yếu tố của chỉnh thể Mỗi thế giới nhân vật được quy định bởi cách tổ chức, sắp xếp theo ý đồ nghệ thuật, sự sáng tạo của nhà văn làm sao cho các nhân vật trong tác phẩm liên kết, tác động lẫn nhau, soi sáng nhau để cùng phản ánh đời sống, thể hiện tư tưởng tác giả và điều nhà văn muốn nói cùng bạn đọc

Xét về phía độc giả, thế giới nhân vật là sự cảm nhận của người đọc về hình tượng các nhân vật trong tác phẩm từ hình dáng đến nội tâm, việc làm, các loại quan hệ chằng chịt của chúng Từ đó, rút ra được những hiểu biết, ý nghĩa của tác phẩm về nhiều phương diện theo tiêu chuẩn cái đẹp nghệ thuật trong sự vận động không ngừng của đời sống ý thức nhân loại nói chung Thế giới nhân vật trong thơ với chủ thể trữ tình đóng vai trò chủ đạo và quanh nó

là các kiểu nhân vật trữ tình Đối với thơ trữ tình vai trò của chủ thể có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng Cái tôi có vị trí quan trọng trong thơ với tư cách là người sáng tạo Thơ trữ tình chú trọng đến vẻ đẹp của tâm trạng con người và

Trang 17

cuộc sống khách quan Cùng một đối tượng phản ánh, nhà tiểu thuyết quan tâm đến chất liệu của hiện thực khách quan, đến tính sự kiện còn nhà thơ thì quan tâm chủ yếu đến vẻ đẹp bên trong, cái đẹp truyền cảm của đối tượng Thế giới nhân vật trong truyện ngắn và tiểu thuyết đông đúc hơn và nhân vật tồn tại trên nền bối cảnh hiện thực xã hội Nếu như trong tiểu thuyết truyền thống hầu hết chỉ có một nhân vật kể chuyện với một điểm nhìn duy nhất thì trong tiểu thuyết hiện đại, các nhà văn có thể xây dựng nhiều nhân vật kể chuyện, nhiều điểm nhìn từ nhiều khoảng, góc thời gian và không gian khác nhau Nhân vật trong tiểu thuyết từ cuộc đời bước vào tác phẩm đã được bồi đắp thêm những phẩm chất mới, nguồn sinh lực mới Mục đích cuối cùng là nhân vật trong tác phẩm phải sinh động hơn, chân thực hơn và điển hình hơn nguyên mẫu đời thường Với ý thức sáng tạo đó, các nhà tiểu thuyết đã xây dựng nên những nhân vật có một đời sống đầy đặn từ nội tâm đến ngoại hình,

từ cảm xúc đến lí trí, từ suy nghĩ đến hành động Nghĩa là họ có đủ mọi thứ để làm nên một cuộc đời, một thân phận Nhân vật trong tiểu thuyết thường đa dạng, phức tạp và nhiều màu sắc Về bản chất thế giới nhân vật tiểu thuyết có được sự bề thế mà các thể loại khác khó sánh kịp Khác với tiểu thuyết là thể loại chiếm lĩnh đời sống trong toàn bộ sự đầy đặn và toàn vẹn của nó, truyện ngắn thường hướng tới việc khắc họa một hiện tượng, phát hiện một nét bản chất trong quan hệ nhân sinh hay đời sống tâm hồn của con người Vì thế, trong truyện ngắn thường có ít nhân vật, ít sự kiện phức tạp Nếu mỗi nhân vật của tiểu thuyết là một thế giới, thì nhân vật của truyện ngắn là mảnh nhỏ của thế giới ấy Truyện ngắn không hướng tới việc khắc họa tính cách điển hình nhiều mặt trong tương quan với hoàn cảnh Nhân vật của truyện ngắn thường hiện thân cho một trạng thái quan hệ xã hội, ý thức xã hội, hoặc trạng thái tồn tại của con người

Truyện ngắn là (hình thức tự sự ngắn gọn) nên nhân vật của truyện ngắn cũng chịu sự chi phối của đặc điểm này Nhân vật của truyện ngắn cũng là

Trang 18

nhân vật tự sự nhưng có những điểm khác so với nhân vật tự sự của tiểu thuyết Nếu ở tiểu thuyết nhân vật chính được xây dựng là một thế giới thì nhân vật của truyện ngắn là một mảnh nhỏ của thế giới Các tác giả của truyện ngắn thường hướng tới khắc hoạ một hiện tượng, phát hiện một nét bản chất trong quan hệ nhân sinh hay đời sống tâm hồn con người chứ không nhằm tới việc khắc hoạ những tính cách điển hình, có cá tính đầy đặn, nhiều mặt trong tương quan với hoàn cảnh như ở tiểu thuyết Nhân vật trong truyện ngắn thường là hiện thân cho một trạng thái quan hệ xã hội hoặc trạng thái tồn tại của con người chứ không phải là toàn bộ tồn tại của con người trong mọi mối quan hệ đối với xã hội Thế giới nhân vật trong tác phẩm là một tổ chức nghệ thuật thống nhất Các nhân vật có mối liên hệ chặt chẽ và sống động như cuộc sống thực ngoài đời, nhưng cô đọng, súc tích và ấn tượng hơn Chủ đề tư tưởng tác phẩm thường được biểu hiện qua hệ thống nhân vật, nhất là qua hình tượng nhân vật chính

1.2 Những kiểu loại nhân vật nhân vật trong tác phẩm Tôi thấy hoa vàng

trên cỏ xanh

Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh là truyện dài mới nhất của nhà văn

Nguyễn Nhật Ánh Cuốn truyện được nhận giải văn chương ASEAN Viết về một tuổi thơ nghèo khó ở vùng làng quê Việt Nam Bên cạnh đề tài tình yêu quen thuộc, lần đầu tiên Nguyễn Nhật Ánh đưa vào tác phẩm của mình những nhân vật phản diện và đặt ra các vấn đề đạo đức như sự vô tâm, cái ác 81 chương ngắn, mang nhiều tình tiết thú vị trong câu chuyện của cậu bé Thiều đang ở tuổi 15, tuổi bắt đầu biết để ý bạn gái Khung cảnh, là một ngôi làng nhỏ với những mối quan hệ khá phức tạp, giữa người với người, người với vật, người với ma cùng với sự đói kém, thiên tai và nhiều tình tiết bất ngờ và cảm động khác, diễn ra trong suốt hơn 300 trang sách Cuốn sách vì thế mà có

sức ảnh hưởng, thu hút, hấp dẫn không thể bỏ qua đối với bạn đọc Tôi thấy

Trang 19

tuyệt vời Bạn đọc có thể coi đó là một tấm vé khác để quay về tuổi thơ mà Nguyễn Nhật Ánh đã dành tặng cho chúng ta Nguyễn Nhật Ánh đã vẽ nên một bức tranh muôn màu, muôn vẻ về một tuổi thơ đầy màu sắc, hồn nhiên nhưng cũng không ít những buồn vui Đọc tác phẩm này, bạn khó có thể mà dứt ra được Bạn có thể vừa khóc vì xúc động, vừa cười vì sự ngây ngô của những đứa trẻ Bạn tức giận về những hành động ức hiếp quá đáng của Thiều đối với Tường; hay sự nể phục, lòng thương anh vô hạn của cậu em Tường Người em trai có một trái tim nhân hậu và bao dung; bạn cũng có thể tò mò với tình cảm của chú Đàn và chị Vinh, của Thiều và Mận hay của Tường và Nhi Cuốn sách lôi cuốn bạn đọc theo những cung bậc cảm xúc, để rồi khi gấp cuốn sách lại bạn có thể nở một nụ cười hạnh phúc

Mỗi nhân vật trong truyện Nguyễn Nhật Ánh đều mang một vẻ riêng, cái láu lỉnh của nhân vật này, cái láu cá của nhân vật kia, cái tốt, cái xấu, cái đố

kị, cái vị tha, cái day dứt, cái hối hận tất cả đều hiện ra rõ ràng, và mặc nhiên,

nó đi kèm với cái tên mỗi nhân vật… Khảo sát thế giới nhân vật trong tác

phẩm Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh của Nguyễn Nhật Ánh chúng tôi chia

theo lứa tuổi người lớn và trẻ em Ngoài ra, còn có các con vật Hai nhóm nhân vật ấy được thể hiện ở những góc độ và khía cạnh khác nhau nhưng tất

cả đều nằm trong một hệ thống, thống nhất và hài hòa

Nhân vật trung tâm của truyện là Thiều, Thiều đang trải qua khoảng thời gian có những xáo trộn mãnh liệt về cuộc sống và tâm hồn Trong câu chuyện thì Thiều có cậu em trai tên là Tường Xung quanh Thiều còn là những người bạn làng xóm, cùng học ở trường Đó là cái Mận, thằng Sơn Còn bao con người khác nữa như bé Nhi, chú Đàn, ông Tư Cang…

1.2.1 Nhân vật trẻ em

Nguyễn Nhật Ánh kể lại cho chúng ta những câu chuyện mà từ lâu rồi ta

đã lãng quên Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh khai thác một góc khác của

Trang 20

những ngày thơ bé Tác phẩm nổi bật và xuyên suốt, từ khi bắt đầu cho tới khi kết thúc câu chuyện là hai anh em Thiều và Tường nhân vật trung tâm được nhắc tới Từ hai nhân vật này, Nguyễn Nhật Ánh đã xây dựng các nhân vật xuất hiện trong các mối quan hệ với hai nhân vật chính Đó là bạn bè cùng trang lứa với Thiều, là mối quan hệ thầy trò và các nhân vật là người thân trong gia đình của Thiều và Tường đó là bố mẹ, chú Đàn, bà nội Bên cạnh

đó, những nhân vật xuất hiện trong vai trò là làng xóm mà nhân vật chính gặp

gỡ ngoài xã hội, đem lại những diễn biến bất ngờ tạo nên những mối quan hệ rất tự nhiên

1.2.1.1 Những đứa trẻ ở lứa tuổi học trò

Tuổi học trò dù vui buồn, có nước mắt hay nụ cười, nhưng chắc chắn đó

là nơi cất giữ một phần tâm hồn mà bạn không bao giờ muốn đánh mất Là nguồn sức mạnh đủ nâng đỡ bạn vượt qua những sóng gió của thời trưởng

thành Vì lẽ đó, Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh sẽ đưa bạn đọc trôi ngược

dòng thời gian, về và sống lại một lần nữa tuổi học trò Cũng giống như việc giữ lại một phần tâm hồn mình, để mỗi khi mỏi mệt với những bộn bề hoang mang của cuộc sống, ta có quyền lựa chọn, là để mình trôi về với một miền ký

ức xanh mượt, là để tâm hồn được tưới mát bởi cái hồn nhiên trong trẻo của tuổi học trò

Tình bạn được thiết lập trong môi trường học đường, trong khoảng thời gian rất đẹp của con người Tuổi học đường, lứa tuổi với những mơ mộng, đầy cảm xúc nhưng cũng xen lẫn những nông nổi và đôi chút dại khờ Tình bạn trong cuộc sống không thể thiếu nhất là đối với lứa tuổi mới lớn, lứa tuổi

mà tình bạn là một thứ gì đó vô cùng quan trọng Người bạn là người có thể chia sẻ với ta mọi việc, từ những niềm vui cho đến những nỗi buồn Là người

có thể đưa ra những lời khuyên hữu ích để ta vượt qua những khó khăn, vượt qua nhưng bối rối, những hoang mang Có những tình bạn cùng tiến cũng có những tình bạn cùng giúp nhau trong học tập để cùng nhau tốt hơn

Trang 21

Giữa một cộng đồng trường, lớp thì xung quanh Thiều cũng có những người bạn như con Mận, con Xin, thằng Sơn Lứa tuổi học trò với những kỉ niệm, những trò đùa trêu chọc bạn:

“Hằng ngày tôi và thằng Sơn vẫn hay trêu nó Đang ngồi học, tôi thình lình quay sang nó:

- Ăn không, Xin?

- Ăn gì?

- Ăn xin chứ ăn gì!

- Ôi, đói bụng quá! Ăn không, Xin?

Để rồi sau đó rơm rớm nước mắt cả buổi Cả ngàn lần như vậy

Có nghĩa cả ngàn lần tôi thấy nó khóc” [2, tr.77]

Có thể nói những khoảnh khắc về tình bạn ở lứa tuổi học trò hết sức hồn nhiên, vô tư Đem lại cho bạn đọc những cảm xúc trong veo, những kỉ niệm

về tuổi học trò

Đời một con người, có bao mối quan hệ, bao cuộc gặp gỡ và bao cuộc chia xa Mỗi sự gặp gỡ, mỗi mối duyên ấy đều để lại trong lòng người những cảm xúc, những dấu ấn khó quên Bước đến trường là tình cảm của thầy cô yêu thương truyền kiến thức, sẻ chia kinh nghiệm, định hướng tương lai và xây dựng nhân cách Gieo hạt mầm tri thức, thầy cô như những con ong chăm chỉ, cần mẫn đem lại mật ngọt cho đời Họ bước qua cuộc đời ta trong một khoảng thời gian ngắn nhưng lại mang đến cho chúng ta cả một hành trình

Trang 22

Một người thầy, với ngoại hình gầy gò, cặp mắt kính dày cộm khiến trò

thất vọng (Thầy mừng lắm, tác giả Trương Thị Thu Hương), một người thầy

với quần vải bạc phếch Áo thì trắng chả ra trắng, ghi chả ra ghi Sơ-vin vào nhìn trông vẫn “chuối” Mặt thầy dài thượt, hai má chĩa ra hai cái xương trông giống ông quảng cáo sữa tăng cân dành cho người gầy cũng khiến em không

thích (Cái đuôi của thầy - Đình Trung) Nhưng ẩn sau hình ảnh ấy lại là một

con người khác, con người của lòng nhân ái, của tình thương và sự bao dung.Và tình cảm, mối quan hệ giữa thầy và trò cũng không thể thiếu trong câu chuyện của cậu bé Thiều Thầy Nhãn, xuất hiện trong mối quan hệ là thầy giáo của Thiều đồng thời là cha của chị Vinh, thầy được biết đến là một người nghiêm khắc Thầy luôn có định kiến và ngăn cản mối tình của chú Đàn và chị Vinh Thiều một cậu học trò học giỏi nhưng cũng không kém phần nghịch ngợm, chính lá thư của chú Đàn gửi chị Vinh nên Thiều đã bị thầy Nhãn phạt:

“Kết quả đến nhãn tiền: Thầy Nhãn kêu tôi lên bảng và trước cặp mắt tò mò của lũ bạn, thầy bẹo tai tôi đau điếng, gần như sách hẳn người tôi lên khiến tôi suýt rớt cả tai, răng nghiến ken két” [2, tr.86] Từ sau lần đó khiến Thiều

hễ gặp thầy Nhãn là lại co rúm hết cả người

Mái trường với hàng phượng vĩ, ghế đá, lớp học, chỗ ngồi thân quen Với phấn trắng bảng đen, những tiết học, những bài kiểm tra đều ghi dấu trong miền ký ức mỗi người Và hơn tất cả, lung linh, tươi đẹp tỏa sáng là tình cảm thầy trò được kết lại, bện chặt bởi sợi dây vô hình

Mùa hè rộn rã tiếng ve, dội vang trong tai của học trò Bắt đầu mùa học

là bắt đầu cả một trang giấy trắng, kết thúc một mùa học là kết thúc một trang

ký ức Những màu sắc khi ấy vui, buồn lẫn lộn đang xen vào nhau khó mà quên được! Trong cái không gian đó, bên cạnh tình bạn bè, tình thầy trò thì lứa tuổi học trò cũng bắt đầu có những mộng mơ, những thay đổi hay biểu hiện của lứa tuổi mới lớn, lứa tuổi hồng Mỗi người cũng đều có một góc suy

Trang 23

tư riêng như Mận trong tác phẩm được miêu tả là một cô bé nhỏ nhắn dễ thương cùng với hoàn cảnh éo le đến đáng thương Từ khi ba Mận bị bệnh thì cuộc sống của gia đình trở nên khó khăn vô cùng vì vậy mà Mận liên tục phải chịu những trận đòn roi:

- “Mày đang phơi hai bàn tay kiểu mới à?

Lần khác tôi hỏi, khi thấy nó hai tay chống cằm, cùi tay tựa lên bậu cửa sổ, thừ mặt trông ra

- Không Mình có phơi bàn tay đâu - Nó đáp, giọng rầu rầu - Mình

đang phơi khuôn mặt

- Mặt mày làm sao mà phơi? Mày vừa tắm xong à?

bé học dốt lắm bởi vì nó không có thời gian học Ba nó từ khi mắc bệnh đã bị

mẹ nó khóa trái trong căn phòng hàng ngày nó phải phụ giúp mẹ nó bán hàng Tuổi thơ ai cũng có nỗi buồn và kỉ niệm, riêng với bé Mận bên cạnh nỗi buồn về gia đình thì nó còn có những người bạn để tâm sự, để chia sẻ đó là cậu bé Thiều

Trước những khó khăn mà Mận gặp phải Thiều đã chia sẻ giúp đỡ để Mận vượt qua Cậu có những quan tâm, của những người bạn quan tâm nhau chỉ mong có thể an ủi giúp Mận phần nào [2, tr.182; 185] Xét trên phương diện tình bạn, từ đây cũng bắt đầu có những thay đổi những chi tiết thú vị cho

thấy tình yêu lứa tuổi hồng, tuổi học trò hết sức trong sáng và ngây thơ “Con

Mận là con gái, nửa đêm tự nhiên chạy ra ngủ chung với tôi, chắc nó ngượng

Trang 24

lắm Mặc tôi huyên thuyên, nó không nói gì Tôi tính ba hoa thêm vài câu nữa nhưng thấy nó ngó lơ chỗ khác, liền nín thinh Bữa đó, trước khi dỗ giấc tôi vẫn kịp nhìn thấy con Mận chèn cái gối ở giữa tôi và nó Con gái ý tứ ghê”

[2, tr.188] Một thứ tình cảm trong sáng trước hết là tình cảm bạn bè quý mến

giúp cô bé Mận vượt qua sự buồn rầu, cái nghèo của cuộc sống

Sự mộng mơ, lãng mạn của những đứa trẻ còn được thể hiện qua mảnh quế cay cay, thơm thơm mà Thiều để dành cho cô bạn mình thích [2, tr.272] Trong cuộc sống mỗi chúng ta không hề đơn độc và lẻ loi Bênh cạnh chúng ta, xung quanh chúng ta, ngoài người thân còn có bạn bè Những người tốt bụng luôn quan tâm, giúp đỡ chúng ta vượt qua được khó khăn trong cuộc sống, giúp chúng ta có thêm nghị lực, mục tiêu cho cuộc sống

Lứa tuổi đang có những xáo trộn về tâm lý những suy tư, sự mộng mơ chỉ chiếm một phần trong tâm hồn mỗi đứa trẻ, sự phát triển đồng đều về mọi mặt thì cũng không thể thiếu những trò chơi tinh nghịch, láu cá của tuổi thơ

Khi đọc tác phẩm Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh của Nguyễn Nhật Ánh

chúng ta đều nhận thấy, khi người ta có nhiều thứ để đi chơi và nhiều nơi để chọn như ra công viên nước lướt ván hoặc đắm mình trong các game online hiện đại Tuổi thơ trong truyện Nguyễn Nhật Ánh, là khi bạn còn hòa mình với thiên nhiên, khi bạn thấy góc vườn nhà mình sao rộng thế và là khi bạn mặc nguyên quần áo rầm mưa ngoài trời hay bứt lá, lượn nắp keng chơi bày hàng hay lùng sục các bờ ao tìm hoa dủ dẻ Những khoảnh khắc, hết sức hồn nhiên của hai anh em Thiều và Tường được Nguyễn Nhật Ánh miêu tả hết sức

tự nhiên Những đứa trẻ lớn lên ở vùng làng quê nghèo Việt Nam hàng ngày, nơi vui chơi của chúng đó là những đường làng, lũy tre, bờ sông hay cả bãi tham ma nơi mà anh em Thiều, Tường thường chơi các trò: chuồn chuồn cắn rốn biết bơi, bắt sâu róm, thổi xoáy cát để tìm con cúc, chơi ném đá, bắt ve sầu, chơi trò đá gà bằng nhụy hoa phượng

Trang 25

“Nhụy hoa phượng có cọng dài và mảnh, đầu hình hạt gạo, màu nâu Trẻ con bọn tôi hay chơi trò đá gà bằng nhụy hoa phượng Hai con gà là hai cái nhụy móc đầu vào nhau, giựt mạnh, đầu gà nào đứt trước là gà ấy thua Mỗi độ hè về, tôi cũng hay chơi trò đá gà bằng nhụy hoa phượng, nhưng lúc này tôi đang thích trò ném đá” [2, tr.44]

- “Tường nè - Giọng tôi chùng xuống

- Gì hở anh?

- Sắp đến mùa hè rồi đó

- Dạ

- Khi nào mùa hè tới, lũ ve sầu trở lại, tao sẽ dẫn mày đi rình bắt ve ve

- Ôi, thích quá! Bắt bằng mủ mít hở anh?

- Ờ, bằng mủ mít Tao sẽ vót hai cái que thật dài Mày một cái, tao một cái Rồi mình bôi mủ mít lên đầu que

- Em biết rồi như năm ngoái chứ gì?

Năm ngoái hai anh em tôi trưa nào cũng dọ dẫm ven bờ rào rình bắt

ve ve dưới cái nắng chói chang Nắng mùa hè rơi xuống từng bựng, hong vàng lá gòn nhà ông Ba Huấn, lá nhãn lồng nhà thầy Nhãn, lá vú sữa trong vườn nhà bà tôi và hong vàng tóc hai anh em tôi

Chiều nào đi bắt ve về, mặt mày tôi và Tường cũng đỏ lơ đỏ lưỡng, đầu tóc xác xơ và đỏ quạch như hai cây chổi rơm Mẹ tôi la một trận, dọa méc ba khiến tôi và Tường sợ xanh mặt nhưng qua hôm sau hai anh em trốn ngủ trưa lẻn ra sau hè cầm que đi rảo dọc các bờ rào để ngoáng tìm lũ ve đang đồng ca râm ran trên các tàng cây” [2, tr.99]

Nguyễn Nhật Ánh cũng phải rất hiểu và dày công tìm kiếm để đem đến cho những đứa trẻ làng quê đủ loại trò chơi dân gian Những trò chơi tưởng

đã bị lãng quên bỗng có sức hút chưa từng thấy, đưa bạn đọc trở lại làm đứa

trẻ thuở lên mười, hiếu động với muôn vàn tưởng tượng ngây thơ Tôi thấy

Trang 26

hoa vàng trên cỏ xanh đem đến bao cảm xúc, bao kỷ niệm thời hoa mộng

Đọc Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh theo bước chân hai anh em Thiều và

Tường, làm sống dậy trong lòng mỗi bạn đọc kí ức tìm về tuổi thơ, với những trò chơi mà tuổi thơ ai cũng đã từng trải qua [2, tr.42; 49]

Tuy nhiên, những đứa trẻ cùng lớn lên cùng chơi đùa hằng ngày nhưng ở trong mỗi đứa trẻ đó vẫn có sự đố kị rất hồn nhiên, ngây thơ Ở độ tuổi của Thiều, cậu bé 15 tuổi với những rung động đầu đời của tuổi học trò nên ở con người cậu bộc lộ những nét của con nít, sự ghen tị kiểu con nít Thiều thích Mận, khi Thiều thấy Tường chơi với Mận một cách vô tư, và thân thiết Thiều

đã sinh lòng đố kị Người anh hai trả thù Tường bằng cách, để ông Năm Ve bắt Cu Cậu, con thú cưng của thằng Tường mà nó yêu quý nhất Sự trả thù này của Thiều đã thành công, nhưng đã vô tình hay cố ý đem lại cho cậu em Tường một nỗi đau không thể xoa dịu Chứng kiến sự buồn dầu, đau khổ của

em trước cái chết của Cu Cậu Thiều vô cùng hối hận Hối hận dù đến đâu nhưng cũng chỉ biến mất trong phút chốc, cho tới khi sự việc Thiều đánh em

đến liệt giường chỉ vì miếng thịt gà: “Nỗi ân hận lúc này đã rất giống một

chiếc cọc nhọn xuyên từ đỉnh đầu xuống gót chân tôi, đóng chặt tôi vào sự hoang mang đờ đẫn Người như mê đi, tôi không nhận ra thằng Tường vẫn còn nằm ngửa dưới nền nhà, lóp ngóp cả buổi vẫn không ngồi dậy được” suy

cho cùng thì tất cả cũng do sự nghèo đói dẫn đến Cho đến thời điểm này thì

sự hối hận vô cùng, đã khiến Thiều phải suy nghĩ, phải ăn năn về tất cả những

gì mình đã làm và gây ra cho cậu em Tường [2, tr.273]

1.2.1.2 Những đứa trẻ hướng thiện

Trong truyện Nguyễn Nhật Ánh sắc màu trẻ thơ thể hiện ngay ở nhan đề,

ở cách mà nhà văn đặt tên các chương mục Trong tác phẩm Tôi thấy hoa vàng

trên cỏ xanh tên 81 chương truyện, đủ để làm thành thế giới tuổi thơ Nhưng

đây mới chỉ là bề mặt văn bản, cái hồn của truyện Nguyễn Nhật Ánh nằm ở cái

Trang 27

nhìn trẻ thơ của tác giả Nói cách khác, Nguyễn Nhật Ánh nhìn mọi chuyện bằng nụ cười của trẻ thơ Đây là một trường nhìn thuận lợi để nhà văn khơi sâu vào tâm lí tuổi thơ với trạng thái, cảm xúc cắc cớ nhất là lứa tuổi mới lớn

Hầu hết các nhân vật trong truyện của Nguyễn Nhật Ánh đều là những con người hướng thiện, những con người biết phân biệt tốt, xấu, biết bênh vực cái tốt, cái đẹp và căm ghét cái xấu, cái ác

Những đứa trẻ ở đây biết quan tâm chia sẻ, giúp đỡ lẫn nhau Khi nhà Mận bị cháy, bố Mận mất tích, mẹ bị bắt giam, Thiều đã là người bạn thân an

ủi, giúp Mận vượt qua cú sốc tinh thần:

- “Mẹ tao kêu đem cơm cho mày Mày chưa ăn tối phải không?

- Mình không muốn ăn - Giọng con Mận dàu dàu

- Mày phải ăn mới có sức khỏe được - Tôi nói hệt những lời mẹ tôi vẫn nói với tôi khi tôi biếng ăn

Con Mận bướng bỉnh:

- Nhưng mình không thấy đói

Tôi đảo mắt, cố tìm một lí do chính đáng:

- Mày không ăn, mẹ mày biết mẹ mày buồn lắm đó

Tôi đem mẹ nó ra để nó biết thương mẹ mà chịu ăn cơm, nào ngờ nó

“Dĩ nhiên tôi rất sung sướng khi được mẹ tôi sai tôi qua ngủ nhà con Mận Tôi không biết làm gì để chia sẻ hay giúp đỡ nó trong lúc này Qua nhà

nó ngủ để giúp nó đỡ sợ trộm, sợ ma là điều duy nhất tôi có thể làm được

Trang 28

Tôi là chúa sợ ma Nhưng đang xúc động trước hoàn cảnh không may của con Mận, tôi quên bẵng nỗi sợ của mình” [2, tr.186]

Những câu chuyện len lỏi trong suốt tác phẩm Tôi thấy hoa vàng trên cỏ

xanh khiến bạn đọc quan tâm, cũng chính là chuyện của hai anh em Thiều và

Tường Thiều tuy là anh nhưng cậu đối với em mình vẫn còn chút hẹp hòi, ích

kỉ Ngược lại Tường lại dành cho anh trai mình một tình yêu bao dung và âu yếm, nhẫn nhịn và đầy hy sinh Cậu lúc nào cũng thế, luôn chịu đòn thay anh

mà không bao giờ phàn nàn vì điều đó, luôn lặng lẽ và nhẹ nhàng chấp nhận tất

cả Chỉ có sự bao la trong trái tim, Tường yêu anh trai mình nhiều đến mức có thể từ một cậu bé hiền lành như cục đất trở nên mạnh mẽ và liều lĩnh Đó là câu chuyện Tường trợ giúp Thiều chống lại thằng Sơn Tường siết chặt cổ thằng Sơn; Tường đấm vào lưng thằng Sơn, thằng Sơn phải chịu trận thay cho Thiều

“Sơn nhíu mày, chưa kịp hỏi dứt câu thằng Tường đã thình lình nhảy

xổ tới và ôm cứng lấy nó

- Đập nó đi, anh Hai! - Tường vừa siết chặt cổ thằng Sơn vừa la lớn Tôi bay vào, vung tay nện thình thịch lên tấm lưng to bè của thằng Sơn, cảm thấy như đang đấm vào một tấm phản bọc da trâu” [2, tr.161]

Thiều cũng yêu em, rất yêu nhưng dường như cậu chưa nhận ra điều đó, chưa nhận ra Tường quan trọng đối với mình đến nhường nào Và vì còn trẻ con lắm, Thiều cũng không biết làm thế nào để thể hiện tình yêu của mình

Nó có quá nhiều chuyện khác để quan tâm, còn thằng Tường lúc nào cũng ở

đó khi nó cần, như một điều hiển nhiên Có lẽ vì thế mà Thiều không biết coi trọng nên luôn khiến em bị đau, bị đánh đòn Tình yêu mà Thiều dành cho em vẫn còn một chút nhỏ nhen, một nhúm ích kỉ chứ không như cái bao la của thằng Tường Đó chính là việc Thiều hiểu lầm tình chị em, giữa con Mận và thằng Tường, cảnh Tường và Mận chơi “đồ hàng ăn thịt gà giả” và Thiều đánh em túi bụi:

Ngày đăng: 08/12/2016, 09:50

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Nguyễn Thụy Anh (2011), “Nguyễn Nhật Ánh vẫn thế, với Lá nằm trong lá”, Báo Tuổi trẻ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Nhật Ánh vẫn thế, với Lá nằm trong lá”
Tác giả: Nguyễn Thụy Anh
Năm: 2011
2. Nguyễn Nhật Ánh (2010), Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh, Nxb Trẻ, TP Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh
Tác giả: Nguyễn Nhật Ánh
Nhà XB: Nxb Trẻ
Năm: 2010
3. Nguyễn Nhật Ánh (2012), Kính Vạn Hoa (Tập 2 - Những con gấu bông), Nxb Kim Đồng, HN Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kính Vạn Hoa
Tác giả: Nguyễn Nhật Ánh
Nhà XB: Nxb Kim Đồng
Năm: 2012
4. Hà Minh Đức (1999), Lý luận văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: ), Lý luận văn học
Tác giả: Hà Minh Đức
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1999
5. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (2000), Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển thuật ngữ văn học
Tác giả: Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 2000
6. Lê Minh Khuê, (2014), “Câu chuyện trong vườn”, Tiền phong Sách, tạp chí
Tiêu đề: Câu chuyện trong vườn
Tác giả: Lê Minh Khuê
Năm: 2014
7. Lê Phương Liên (2012), Văn xuôi và trẻ em, http://vanvn.net/news/16/2041-van-xuoi-va-tre-em.html Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn xuôi và trẻ em
Tác giả: Lê Phương Liên
Năm: 2012
8. Lã Thị Bắc Lý (2011), Giáo trình Văn học trẻ em, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Văn học trẻ em
Tác giả: Lã Thị Bắc Lý
Nhà XB: Nxb Đại học Sư phạm
Năm: 2011
9. Nhiều tác giả (Phương lựu, Trần Đình Sử, Nguyễn Xuân Nam, Lê Ngọc Trà, La Khắc Hòa, Thành Thế Thái Bình) (2003), Lý luận văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lý luận văn học
Tác giả: Nhiều tác giả (Phương lựu, Trần Đình Sử, Nguyễn Xuân Nam, Lê Ngọc Trà, La Khắc Hòa, Thành Thế Thái Bình)
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2003
10. Võ Quảng (1973), Quê nội, Nxb Kim Đồng, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quê nội
Tác giả: Võ Quảng
Nhà XB: Nxb Kim Đồng
Năm: 1973

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w