Từ những lí do trên, chúng tôi lựa chọn đề tài: "Thời gian và không gian nghệ thuật trong truyện Nguyễn Nhật Ánh" với mong muốn có thêm một hướng tiếp cận theo hướng thi pháp về nhà vă
Trang 1NGUYỄN THỊ THU TRANG
THỜI GIAN VÀ KHÔNG GIAN NGHỆ THUẬT TRONG TRUYỆN NGUYỄN NHẬT ÁNH
LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC
Trang 2
NGUYỄN THỊ THU TRANG
THỜI GIAN VÀ KHÔNG GIAN NGHỆ THUẬT TRONG TRUYỆN NGUYỄN NHẬT ÁNH
Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành: Lý luận Văn học
Mã số: 60.22.01.20
Người hướng dẫn khoa học: PGS TS Lý Hoài Thu
Hà Nội - 2016
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Trước hết, tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS Lý Hoài Thu- người đã tận tình giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn, từ việc định hướng, lựa chọn đề tài đến việc xây dựng đề cương và triền khai luận văn Cô
đã có những góp ý cụ thể cho công trình và luôn luôn động viên để tôi có thể hoàn thành nhiệm vụ của mình
Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy cô của Khoa Văn học, đặc biệt là các thầy cô trong Tổ Lý luận văn học, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội đã hết sức nhiệt tình trong công tác giảng dạy, giúp tôi có những kiến thức nền cũng như những kiến thức bổ trợ quý giá phục vụ trực tiếp cho quá trình thực hiện luận văn
Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy cô là cán bộ Khoa Văn học nói riêng và các cán bộ trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn nói chung
đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập
Qua đây, tôi xin cảm ơn chân thành tới các đồng nghiệp, cơ quan công tác, bạn bè đã giúp đỡ và chia sẻ cho tôi những kinh nghiệm quý báu
Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình và người thân của tôi, những người đã tạo cho tôi một điểm tựa vững chắc cả về vật chất và tinh thần trong suốt thời gian qua
Học viên
Nguyễn Thị Thu Trang
Trang 4LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn Thời gian và không gian trong truyện Nguyễn
Nhật Ánh là công trình nghiên cứu của riêng tôi, dưới sự hướng dẫn của
PGS.TS Lý Hoài Thu Những kết quả nghiên cứu của luận văn này chưa từng
công bố ở bất kỳ một công trình nghiên cứu nào Các kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực, nếu sai tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm
Hà Nội, ngày 14 tháng 11 năm 2016
Tác giả luận văn
Nguyễn Thị Thu Trang
Trang 5MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU 3
1 Lý do chọn đề tài 3
2 Lịch sử vấn đề 4
3 Mục đích nghiên cứu, Đối tượng nghiên cứu, Phạm vi nghiên cứu 10
4 Phương pháp nghiên cứu 10
5 Kết cấu luận văn 11
Chương 1: KHÁI LƯỢC VỀ THỜI GIAN, KHÔNG GIAN NGHỆ THUẬT VÀ HÀNH TRÌNH SÁNG TÁC CỦA NGUYỄN NHẬT ÁNH 12
1.1 Khái lược về thời gian, không gian nghệ thuật 12
1.1.1 Khái niệm thời gian nghệ thuật 12
1.1.2 Khái niệm không gian nghệ thuật 13
1.2 Hành trình sáng tác của Nguyễn Nhật Ánh trong dòng văn học thiếu nhi 15
1.2.1 Khái niệm văn học thiếu nhi 15
1.2.2 Bức tranh chung của văn học thiếu nhi thời kì đổi mới 17
1.2.3.Vị trí của Nguyễn Nhật Ánh trong dòng văn học thiếu nhi 25
Tiểu kết chương 1 36
Chương 2: THỜI GIAN NGHỆ THUẬT TRONG TRUYỆN NGUYỄN NHẬT ÁNH 38
2.1 Thời gian hiện tại 38
2.1.1 Thời gian hiện tại với những trò chơi thú vị 38
2.1.2 Thời gian hiện tại với những trải nghiệm sâu sắc 42
2.2 Thời gian quá khứ 51
2.2.1 Thời gian quá khứ với những dòng hồi tưởng 51
2.2.2 Điểm song hành giữa quá khứ và hiện tại 59
2.3 Thời gian tương lai của hi vọng và niềm tin 61
Trang 6Tiểu kết chương 2 65
Chương 3: KHÔNG GIAN NGHỆ THUẬT TRONG TRUYỆN NGUYỄN NHẬT ÁNH 67
3.1 Không gian bối cảnh xã hội và thiên nhiên 67
3.1.1 Từ không gian khuôn viên nhỏ gần gũi thân quen 67
3.1.2 Đến không gian học đường sống động 72
3.1.3 Và một số mô hình không gian thiên nhiên khác 75
3.2 Không gian tâm tưởng 87
3.2.1 Không gian kí ức hoài niệm 87
3.2.2 Không gian miền cổ tích 89
3.2.3 Không gian mơ ước 93
Tiểu kết chương 3 102
KẾT LUẬN 104
TÀI LIỆU THAM KHẢO 107
Trang 7PHẦN MỞ ĐẦU 1.Lý do chọn đề tài
1.1.Thi pháp học là một môn khoa học nghiên cứu các hình thức nghệ thuật của văn học trong tính chỉnh thể, tính quan niệm Trong những năm gần đây, hướng nghiên cứu văn học trên cơ sở lí luận thi pháp học đã trở thành xu hướng phổ biến giúp người đọc đi sâu khám phá cách thức phản ánh hiện thực, tầm vóc, tư duy nghệ thuật của người nghệ sĩ, sự sáng tạo của nhà văn trong cách tổ chức tác phẩm Ngoài các phạm trù truyền thống như cốt truyện, kết cấu, điểm nhìn, lời văn, thời gian và không gian nghệ thuật là hai phạm trù nghiên cứu căn bản của thi pháp học, là chìa khóa quan trọng để mở cánh cửa bước vào thế giới nghệ thuật của tác phẩm
1.2.Văn học thiếu nhi là một bộ phận quan trọng của văn học của mỗi dân tộc Nó có vai trò quan trọng trong việc giáo dục, hình thành nhân cách, làm giàu tâm hồn con người từ thuở ấu thơ, là hành trang không thể thiếu cho các
em Trong thời đại thế giới phẳng của giao lưu và hội nhập như hiện nay, văn
học thiếu nhi không tránh khỏi quy luật cạnh tranh khốc liệt cả về phương thức lưu hành lẫn chất lượng nghệ thuật với các tác phẩm văn hóa ngoại nhập Nghiên cứu về văn học thiếu nhi, người viết mong muốn đóng góp một phần vào công cuộc giáo dục nuôi dưỡng tâm hồn trẻ thơ qua những trang văn trong sáng, hồn hậu
Trên văn đàn văn học thiếu nhi hiện nay, Nguyễn Nhật Ánh được coi là một tác giả tiêu biểu, là nhà văn có sức sáng tạo dồi dào, đạt nhiều giải thưởng cả trong nước và quốc tế Được coi là "hoàng tử bé" trong thế giới trẻ thơ, tác giả đã vượt qua những cuộc "thử lửa" khốc liệt và chinh phục độc giả nhỏ tuổi Nguyễn Nhật Ánh có thể xem là nhà văn có bút lực khá mạnh hiện
nay với sức sáng tạo dồi dào Hầu hết các sáng tác của anh như Mắt biếc,
Kính vạn hoa, Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ đều tạo được dấu ấn trong lòng
Trang 8công chúng, được tái bản nhiều lần và một số còn được dịch ra tiếng nước ngoài Là nhà sư phạm, hoạt động đoàn, nhà báo và viết văn, dường như cuộc tương ngộ tương phùng giữa tác giả và văn học thiếu nhi là một sự bén duyên đầy hữu ý Nhà văn đã gieo hạt trên cánh đồng trẻ thơ, nuôi dưỡng nhiều giá trị tinh thần quý báu, giúp các em chống lại nguy cơ bị lãnh cảm, bị cằn cỗi trong tác động của kinh tế thị trường
Chúng tôi thực sự ấn tượng với truyện viết cho tuổi thơ và tuổi mới lớn của Nguyễn Nhật Ánh Những tác phẩm đó cuốn hút chúng tôi vào hành trình khám phá truyện Nguyễn Nhật Ánh, để rồi nhận thấy sức hấp dẫn từ lòng nhiệt thành của một tâm hồn người lớn mang trái tim trẻ thơ sáng trong, từ những trang văn hóm hỉnh giàu ý nghĩa nhân sinh Từ hồi ức về một thời đã
xa trong sáng tác của nhà văn, chúng tôi tìm thấy chính mình ở trong đó Bởi vậy, người viết yêu thích tác phẩm của Nguyễn Nhật Ánh một cách tự nhiên
và chân thành Thực hiện đề tài này cũng là cách thể hiện lòng ngưỡng mộ của tác giả với nhà văn nguyễn Nhật Ánh – một “hiện tượng” của văn học thiếu nhi Việt Nam
Từ những lí do trên, chúng tôi lựa chọn đề tài: "Thời gian và không gian
nghệ thuật trong truyện Nguyễn Nhật Ánh" với mong muốn có thêm một
hướng tiếp cận theo hướng thi pháp về nhà văn vốn có nhiều đóng góp cho văn học thiếu nhi Việt Nam, cũng như lí giải sức hút mãnh liệt của tác phẩm đối với bạn đọc
2.Lịch sử vấn đề
Với đề tài “Thời gian và không gian nghệ thuật trong truyện Nguyễn
Nhật Ánh”, khi tiến hành khảo sát các công trình nghiên cứu, chúng tôi chia
làm hai loại tài liệu:
Những công trình chuyên biệt nghiên cứu về Nguyễn Nhật Ánh và các tác phẩm của ông
Trang 9Bài viết mang tính nghiên cứu tổng quát truyện Nguyễn Nhật Ánh phải kể
đến Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ – Đọc văn xuôi Nguyễn Nhật Ánh của
Nguyễn Thị Thanh Xuân đăng trên báo Văn nghệ thành phố Hồ Chí Minh, số
237 (ra ngày 26/12/1996) Theo tác giả bài viết, giá trị độc đáo của truyện
Nguyễn Nhật Ánh trước hết là thái độ vào cuộc của nhà văn, “nghĩa là
Nguyễn Nhật Ánh nắm rõ luật chơi, tuân thủ nghiêm chỉnh các quy ước tự nhiên giữa những người trẻ tuổi”, “nói các ngôn ngữ họ nói, nghĩ những điều
họ nghĩ và thấy những gì họ nhìn thấy” [47, tr.12] Nhà văn nắm bắt những
nét tâm lí trong thế giới nội tâm của nhân vật, thể hiện những bâng khuâng rung cảm đầu đời Nguyễn Thị Thanh Xuân rất tinh tế trong sự phát hiện:
“Chắc hẳn rằng dù không đa dạng như ở người lớn, trạng thái tinh thần này
ở lứa tuổi thiếu niên vẫn đòi hỏi được thê hiện ở nhiều cung bậc, sắc thái, mà Nguyễn Nhật Ánh thì còn tựa quá nhiều vào quá khứ Qua màn sương hoài niệm, những mối tình mới chớm đều buồn, dở dang và gắn liền với một nhân dáng” [47, tr.13]
Vũ Ân Thy trong Nguyễn Nhật Ánh – người bạn thân mến của độc giả trẻ
đăng trên báo Sài Gòn giải phóng (1997) đề cao tác phẩm của nhà văn xứ
Quảng “có sức hấp dẫn lạ và mới Nó lôi cuốn thiếu nhi và có sức thuyết phục
người lớn có trách nhiệm với thế hệ trẻ” [28, tr.52] Tác giả bài viết đã khái
quát giá trị truyện Nguyễn Nhật Ánh: “Nhỏ nhắn, hóm hỉnh và sâu sắc, trữ
tình; duyên dáng và bất ngờ truyện kể Nguyễn Nhật Ánh luôn gần gũi như truyện dân gian cổ tích, như ước mơ của tuổi thơ mà lại mang tính hấp dẫn hiện đại” [28, tr.52]
Vân Thanh trong Nguyễn Nhật Ánh nhà văn thân quý của tuổi thơ đăng trên Tạp chí Văn học số 6- 1998 nhận định: “Nguyễn Nhật Ánh đã nói được
tiếng nói, đã nghĩ theo cách nghĩ của lứa tuổi thơ” [40, tr.75] Đó cũng là yêu
Trang 10cầu trong những sáng tác cho thiếu nhi – điều tưởng như đơn giản nhưng không dễ thực hiện
Trong bài viết Truyện viết cho thiếu nhi sau năm 1975: Diện mạo và quá
trình phát triển của Bắc Lý, mặc dù vẫn trích dẫn và lấy những ví dụ minh họa cho các luận điểm về văn học thiếu nhi trong thời kì đổi mới nhưng tác giả có nhiều đoạn khái quát, giới thiệu giá trị của tác phẩm Kính vạn hoa, bộ truyện dài đầu tiên của Nguyễn Nhật Ánh
Tác giả Hương Giang đã dành cả bài viết Người nuôi dưỡng tâm hồn trẻ
thơ trong Bách khoa toàn thư văn học thiếu nhi Việt Nam do hai tác giả Vân
Thanh và Nguyên An biên soạn và giới thiệu để nói về Nguyễn Nhật Ánh và một loạt các tác phẩm của ông như: Cô gái đến từ hôm qua, Bàn có năm chỗ
ngồi, Chú bé rắc rối, Thiên thần nhỏ của tôi…Nguyễn Nhật Ánh không chỉ
được đánh giá cao vì ông đã viết nhiều, viết hay về văn học thiếu nhi, đã động chạm đến mảng đề tài còn ít và khó viết như đề tài trường học và việc học của trẻ em Không những thế, qua những trang viết ấy Nguyễn Nhật Ánh còn đóng vai trò như một người thầy, một nhà giáo dục dạy cho các em những giá
trị Chân - Thiện - Mỹ ở đời Nguyễn Hương Giang đã đánh giá: “Những cuốn
sách bé nhỏ của Nguyễn Nhật Ánh sẽ là món ăn tinh thần trong hành trang vào đời của các em” “Truyện Nguyễn Nhật Ánh là tiếng nói từ chính tâm hồn anh – một tâm hồn còn trong sáng, thơ trẻ cho đến tận bây giờ” Điều đó, theo Nguyễn Hương Giang chính là điểm hấp dẫn, là sức lôi cuốn rất riêng
Trang 11giai đoạn của văn học viết cho thiếu nhi thời kì đổi mới và hội nhập quốc tế ở nước ta Trong giai đoạn từ 1995 – 2005, khi internet phát triển với sự phổ biến của trò chơi điện tử (game online), sách của nguyễn Nhật Ánh vẫn tạo
sức hút đối với độc giả nhỏ tuổi: “với tài năng mô tả tâm lí trẻ em và trình
bày đời sống sinh hoạt thiếu nhi học sinh vui tươi, hóm hỉnh, Nguyễn Nhật Ánh đã thực sự là nhà văn được trẻ em cả nước đọc nhiều nhất” [22]
Năm 2013, cuốn Nguyễn Nhật Ánh – hoàng tử bé trong thế giới tuổi thơ
(Lê Minh Quốc biên soạn) ra đời giúp người đọc có cái nhìn khá đầy đủ về tiểu sử, hành trình văn chương của Nguyễn Nhật Ánh Với tình cảm nồng hậu
dành cho bạn văn đồng hương xứ Quảng, tác giả tập sách nhận định: “Với
dòng văn học dành cho thiếu nhi và tuổi mới lớn, hiện nay anh (Nguyễn Nhật Ánh – Lê Minh Quốc) đang giữ một vị trí đặc biệt Khó có người thay thế Khi liệt kê tên tuổi và tác phẩm của một thế hệ nhà văn, hội đồng văn học sử có thể nhớ người này và quên béng người kia Có thể chọn người này và bỏ sót người kia Nhưng với Nguyễn Nhật Ánh, người ta không thể, dù cố tình hoặc
vô tâm” [35; tr 51]
Cùng với sự khẳng định vị trí nhà văn, Lê Minh Quốc còn giải thích
nguyên nhân tạo ra “ma lực Nguyễn Nhật Ánh” Đó là nhờ “cách viết phù hợp
với tâm lí đối tượng bạn đọc”, “Câu văn trong sáng như nó vốn có, như lời ăn tiếng nói ta tiếp nhận hàng ngày ” [35; 52] Các tác phẩm kết hợp nhuần
nhuyễn yếu tố giải trí và giáo dục” hướng trẻ thơ tới những giá trị nhân bản
Thái Phan Vàng Anh với bài viết Nguyễn Nhật Ánh, người kể chuyện của
thiếu nhi đăng trên Tạp chí Non nước Số 187 - 2013 đã góp thêm một cách
nhìn cho việc nghiên cứu truyện Nguyễn Nhật Ánh ở góc độ nghệ thuật kể chuyện Điều quan trọng là tác giả hòa vào thế giới trẻ thơ, sống cùng với các
em nhỏ để rồi kể chuyện về thiếu nhi cho chính thiếu nhi Thái Phan Vàng Anh cho rằng dù không quá chú ý đến cách kể, đến kĩ thuật dựng truyện
Trang 12nhưng “Cái hấp dẫn, cái “duyên” của truyện Nguyễn Nhật Ánh chủ yếu nhờ
vào sự hồn nhiên, tươi tắn ở ngôn ngữ, giọng điệu trần thuật” [2, tr.61]
Bên cạnh đó, phải kể đến các luận văn nghiên cứu về Nguyễn Nhật Ánh
Công trình Thế giới trẻ thơ qua cách nhìn của Nguyễn Nhật Ánh trong bộ
truyện Kính vạn hoa của tác giả Phạm Thị Bền (Luận văn thạc sĩ ngữ văn,
2005, Đại học sư phạm Hà Nội) là công trình chuyên biệt đầu tiên đi sâu nghiên cứu về một tác phẩm của Nguyễn Nhật Ánh Tác giả luận văn đi sâu vào khai thác trên hai phương diện nội dung và nghệ thuật dưới góc nhìn “thế giới trẻ thơ”
Tiếp nối, tác giả Vũ Thị Hương thể hiện niềm say mê nghiên cứu về hiện
tượng nhà văn trẻ thơ qua công trình Thế giới nghệ thuật truyện Nguyễn Nhật
Ánh, trong đó đề cập đến các vấn đề nghệ thuật xây dựng hình tượng, nghệ
thuật tổ chức cốt truyện, vấn đề thời gian và không gian nghệ thuật
Ngoài ra, công trình Đặc điểm truyện Nguyễn Nhật Ánh của Bùi Thị Thu
Thủy (Luận văn thạc sĩ ngữ văn, 2011, Đại học Khoa học xã hội và nhân văn)
là một công trình nghiên cứu tương đối toàn diện về đặc điểm nội dung và nghệ thuật truyện thiếu nhi Nguyễn Nhật Ánh
Về hình tượng trẻ em, công trình Nhân vật trẻ em trong truyện Nguyễn
Nhật Ánh của Nguyễn Thị Đài Trang (Luận văn thạc sĩ ngữ văn, 2013, Đại
học sư phạm Hà Nội 2) đi sâu vào tìm hiểu đặc điểm nhân vật trẻ em trong truyện Nguyễn Nhật Ánh một cách hệ thống cũng như sự sáng tạo của nhà văn khi xây dựng nhân vật trẻ em
Ngoài các công trình trên, còn một số công trình nghiên cứu về tác phẩm Nguyễn Nhật Ánh mà chúng tôi khó có thể khảo sát hết Mỗi sự lựa chọn đề tài, mỗi hướng nghiên cứu đều có những quan điểm riêng nhưng chưa có công trình nào nghiên cứu về thời gian và không gian trong truyện Nguyễn Nhật Ánh Ở đây, chúng tôi muốn mở rộng hướng nghiên cứu tiếp cận các tác
Trang 13phẩm của ông dưới góc độ thi pháp thời gian và không gian nghệ thuật với hi vọng sẽ bổ sung thêm những nội dung làm toàn vẹn hơn bức tranh nghiên cứu
về nhà văn được mệnh danh là “Hoàng tử bé của thế giới tuổi thơ ” [39,
tr.22]
Những công trình gián tiếp phục vụ cho đề tài
Thành công với các tác phẩm viết cho thiếu nhi, tên tuổi Nguyễn Nhật Ánh thu hút sự quan tâm khá nhiều của các báo, tạp chí, trang thông tin điện
tử, các cuốn sách về văn học thiếu nhi Việt Nam Có thể kể một số tác phẩm
như Văn học thiếu nhi Việt Nam- Nghiên cứu, lý luận, phê bình, tiểu luận, tư
liệu do Vân Thanh biên soạn và tập hợp (Nhà xuất bản Kim Đồng, 2001), Giáo trình văn học thiếu nhi- phần 1 của Lã Thị Bắc Lý (NXB Đại học Sư
phạm, 2006) Gần đây nhất, cuốn Nguyễn Nhật Ánh- Hoàng tử bé của thế giới
tuổi thơ của Lê Minh Quốc (NXB Kim Đồng, 2012) đã nghiên cứu toàn diện
về tiểu sử, con người Nguyễn Nhật Ánh từ khi là anh bồ câu của báo Mực Tím đến khi trở thành tên tuổi nhà văn thiếu nhi như hiện nay Ngoài ra, các bài viết về Nguyễn Nhật Ánh và các tác phẩm của ông xuất hiện nhiều trên các trang báo Người lao động Tiền Phong, Tuổi trẻ… và các trang báo điện
tử như vnexpress.net, thanhnien.vn, ringing.vn,…
Bài viết Lý giải sức hút từ các tác phẩm của Nguyễn Nhật Ánh của
Nguyễn Ngân trên trang ringring.vn đã phân tích bốn lí do tác phẩm của Nguyễn Nhật Ánh luôn được bạn đọc đón nhận là: Tình cảm tuổi học trò, miêu tả thiên nhiên sinh động, giọng văn đa dạng và những đoạn kết xúc
động Cuối bài tác giả nhận xét “Nguyễn Nhật Ánh vẫn còn những cách rất
riêng để đi vào từng ngõ ngách trong tâm hồn độc giả, để họ cùng vui, cùng cười, cùng ngẫm bằng những câu chữ không bao giờ thừa thãi Và nét hóm hỉnh, đáng yêu, những bài học nhẹ nhàng, những kỉ niệm chẳng-của-riêng- ai… sẽ còn khiến cái tên Nguyễn Nhật Ánh tiếp tục được yêu mến”
Trang 14Các bài viết ít nhiều đề cập đến các vấn đề thuộc nội dung, nghệ thuật của tác phẩm Nguyễn Nhật Ánh, đều là những gợi ý quý báu để chúng tôi triển khai đề tài nghiên cứu của mình
3.Mục đích nghiên cứu, Đối tượng nghiên cứu, Phạm vi nghiên cứu
- Mục đích nghiên cứu: Từ lí thuyết thi pháp về thời gian và không gian
nghệ thuật trong tác phẩm văn học, luận văn tập trung nghiên cứu cách tổ chức các kiểu thời gian nghệ thuật và không gian nghệ thuật trong truyện Nguyễn Nhật Ánh
-Đối tượng nghiên cứu: Luận văn đi sâu nghiên cứu vấn đề: Thời gian và
không gian nghệ thuật trong truyện Nguyễn Nhật Ánh
-Phạm vi nghiên cứu:Trong hơn hai mươi năm cầm bút, Nguyễn Nhật
Ánh có một tuyển tập đồ sộ gồm hàng trăm tác phẩm viết cho thiếu nhi Với hướng nghiên cứu về thời gian và không gian nghệ thuật cũng như khuôn khổ
luận văn thạc sĩ, chúng tôi sẽ đi sâu vào bốn tác phẩm truyện dài: Cô gái đến
từ hôm qua, Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ, Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh
và Ngồi khóc trên cây Bên cạnh đó, các tác phẩm khác của Nguyễn Nhật
Ánh và các nhà văn khác viết cho thiếu nhi chúng tôi cũng sử dụng tư liệu để
mở rộng, liên hệ, so sánh
4.Phương pháp nghiên cứu
Từ mục đích và đối tượng nghiên cứu nói trên, luận văn sử dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp tiếp cận thi pháp học: Phương pháp này giúp chúng tôi
tìm hiểu một cách có hệ thống về thời gian nghệ thuật và không gian nghệ thuật trong tác phẩm của Nguyễn Nhật Ánh theo hướng nghiên cứu thi pháp
- Phương pháp phân tí ch – tổng hợp: Từ những đặc điểm về thời gian
và không gian nghệ thuật trong truyện của Nguyễn Nhật Ánh, chúng tôi sẽ
đi sâu phân tích nhằm làm sáng tỏ vấn đề, đồng thời phát hiện những điểm
Trang 15sáng tạo của Nguyễn Nhật Ánh trong quá trình triển khai thời gian và không gian nghệ thuật
- Phương pháp so sánh, đối chiếu: Bên cạnh Nguyễn Nhật Ánh, còn khá
nhiều nhà văn viết về văn học thiếu nhi khác nên trong quá trình phân tích chúng tôi sẽ tiến hành so sánh thời gian và không gian trong truyện Nguyễn Nhật Ánh với một số nhà văn khác như Nguyễn Ngọc Thuần, Tô Hoài, Võ Quảng
- Phương pháp khảo sát- thống kê: Phương pháp này giúp chúng tôi
thống kê các mô hình thời gian và không gian nghệ thuật trong những sáng tác của Nguyễn Nhật Ánh nhằm cung cấp những số liệu cụ thể khoa học, xác thực để đi kết luận cuối cùng
- Phương pháp nghiên cứu tiểu sử và trường hợp tác giả: Phương pháp
này giúp tìm hiểu về cuộc đời nhà văn Nguyễn Nhật Ánh và mối quan hệ giữa cuộc đời và quá trình sáng tác
5.Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chương như sau:
Chương 1: Khái lược về thời gian, không gian nghệ thuật và vị trí của Nguyễn Nhật Ánh trong dòng văn học thiếu nhi
Chương 2: Thời gian nghệ thuật trong truyện Nguyễn Nhật Ánh Chương 3: Không gian nghệ thuật trong truyện Nguyễn Nhật Ánh
Trang 16Chương 1: KHÁI LƯỢC VỀ THỜI GIAN, KHÔNG GIAN NGHỆ THUẬT VÀ HÀNH TRÌNH SÁNG TÁC CỦA NGUYỄN NHẬT ÁNH 1.1 Khái lược về thời gian, không gian nghệ thuật
1.1.1 Khái niệm thời gian nghệ thuật
Thời gian nghệ thuật là phạm trù của hình thức nghệ thuật, thể hiện phương thức tồn tại và triển khai của thế giới nghệ thuật Nếu thế giới thực tại
bị chi phối bởi dòng thời gian thì thế giới nghệ thuật cũng tồn tại và chịu ảnh
hưởng lớn của thời gian nghệ thuật Theo Từ điển thuật ngữ văn học, thì: Thời gian là “hình thức nội tại của hình tượng nghệ thuật thể hiện tính chỉnh thể
của nó” [13;160] Cùng với không gian nghệ thuật, sự miêu tả, trần thuật
trong văn học nghệ thuật bao giờ cũng xuất phát từ một điểm nhìn trần thuật nhất định trong thời gian Khác với thời gian khách quan được đo bằng đồng
hồ và lịch, thời gian nghệ thuật được đo bằng nhiều thước đo khác nhau, bằng
sự lặp đi lặp lại đều đặn của các hiện tượng đời sống được ý thức: sự sống, cái chết, sự chia ly, mùa này, mùa khác…tạo nên nhịp điệu trong tác phẩm Thời gian nghệ thuật là thời gian mà ta có thể thể nghiệm được trong tác phẩm nghệ thuật với tính liên tục và độ dài của nó, với nhịp độ nhanh hay chậm, với các chiều thời gian hiện tại, quá khứ hay tương lai Thời gian nghệ thuật không mang tính khách quan mà mang tính chủ quan, gắn với cảm nhận của con người Thời gian nghệ thuật còn gắn với việc tác giả tổ chức chất liệu trong tác phẩm Thời gian nghệ thuật gồm có thời gian sự kiện và thời gian tâm tưởng
Trong chuyên luận Thi pháp cổ điển Nga, Viện sĩ Đ.X Likhachốp đã phát
biểu quan điểm của mình về vấn đề thời gian nghệ thuật Đây có thể coi là
quan điểm tích cực đóng góp vào công việc nghiên cứu văn học: “Thời gian
nghệ thuật là nhân tố nằm trong mạng lưới nghệ thuật Nó buộc thời gian cú pháp và quan niệm triết học về thời gian phải phục vụ cho những nhiệm vụ
Trang 17nghệ thuật của nó” Nhà nghiên cứu Trần Đình Sử trong Thi pháp thơ Tố Hữu
có viết: “Thời gian nghệ thuật trong văn học không phải giản đơn chỉ là quan
điểm của tác giả về thời gian mà là một hiện tượng thời gian sinh động, gợi cảm, là sự cảm thụ, ý thức về thời gian được dùng làm hình thức nghệ thuật
để phản ánh và tổ chức tác phẩm (…) Còn thời gian thật sự có tính chất nghệ thuật, đó là thời gian của hành động kể chuyện và thời gian của văn bản…”[37, tr.190]
Điểm qua một số quan niệm về thời gian nghệ thuật của các nhà nghiên cứu, chúng tôi rút ra quan niệm về thời gian nghệ thuật như sau:
Thời gian nghệ thuật là nhân tố nằm trong mạng lưới nghệ thuật của tác phẩm văn học Nó thể hiện cái nhìn tâm lý chủ quan về thời gian, cách cảm nhận và ứng xử đối với cuộc sống theo quan điểm, ý đồ riêng của tác giả mộ cách có hiệu quả nghệ thuật
1.1.2 Khái niệm không gian nghệ thuật
Không gian nghệ thuật là hình thức tồn tại bên trong của hình thức nghệ
thuật thể hiện tính chỉnh thể của nó Theo các tác giả của cuốn Từ điển Tiếng
Việt, không gian là “hình thức tồn tại cơ bản của vật chất, trong đó các vật có
độ dài và độ lớn khác nhau, cái nọ ở cạnh cái kia”, là “khoảng không gian bao trùm mọi vật xung quanh con người” Khi nhắc đến không gian nói
chung, người ta thường quy nó về một không gian địa lý nào đó
Nhưng không gian nghệ thuật lại là một phạm trù khác hẳn, nó thuộc về
hình thức nghệ thuật, là “phương thức tồn tại và triển khai của thế giới nghệ
thuật” [25, tr.42]
Các tác giả cuốn Từ điển thuật ngữ văn học khẳng định: “không gian nghệ
thuật là hình thức bên trong của hình tượng nghệ thuật thể hiện tính chỉnh thể của nó Sự miêu tả, trần thuật bao giờ cũng xuất phát từ một điểm nhìn, diễn
ra trong một trường nhất định, qua đó thế giới nghệ thuật cụ thể, cảm tính
Trang 18bộc lộ qua quảng tính của nó; cái này bên cạnh cái kia, liên tuc, cách quãng, tiếp nối, cao, thấp, xa, gần, rộng, dài tạo thành viễn cảnh nghệ thuật Không gian nghệ thuật gắn liền với những cảm thụ về không gian nên mang tính chủ quan Ngoài không gian vật thể, có không gian tâm tưởng Do vậy không gian nghệ thuật có tính độc lập tương đối với không gian địa lý”[13,tr 56]
Giáo sư Trần Đình Sử cũng chỉ rõ: “Không gian nghệ thuật là sản phẩm
sáng tạo của người nghệ sĩ nhằm biểu hiện con người và thể hiện một quan điểm nhất định về cuộc sống, do đó không thể quy nó về không gian địa lý, hay không gian vật lý, vật chất”[38,tr.94] Chính vì thuộc về thế giới nghệ
thuật, thuộc về thế giới của “cái nhìn và mang ý nghĩa” (Trần Đình Sử) nên không gian nghệ thuật mở ra một trường nhìn, một cách nhìn trong tác phẩm Trong tác phẩm, từ cái nhìn của tác giả, từ điểm nhìn của người kể chuyện trong không gian được hiện diện rõ nét Dù là điểm nhìn của ai thì nó vẫn mang tính chủ thể, nhờ tính chủ thể mà một mô hình không gian với chiều cao-thấp, rộng-hẹp, xa-gần…được xác định
Khi nghiên cứu về không gian, các tác giả còn đưa ra các tiêu chí cụ thể để phân loại không gian nghệ thuật, trong đó có một số quan điểm đáng chú ý như sau:
*Giáo sư Trần Đình Sử trong Dẫn luận thi pháp học:
- Dựa vào vị trí, giới hạn của sự vật, không gian được chia thành: không gian điểm (địa điểm), không gian tuyến , không gian mặt phẳng (không gian khối)
- Dựa vào sự biến đổi, vận động của sự vật, hiện tượng, không gian được chia thành: không gian bên trong (phi thời gian, không biến đổi, trừ khi thảm họa làm nó bị hủy diệt), không gian bên ngoài (đổi thay, vô thường, ngẫu nhiên) Ngoài ra còn có không gian hành động và phi hành động
Như vậy không gian nghệ thuật là mô hình không gian của thế giới nghệ thuật Sự đối lập và liên hệ của các yếu tố thời gian (các miền, các phương vị, các chiều…) tạo thành ngôn ngữ nghệ thuật để biểu hiện thế giới quan của tác phẩm
Trang 19Tác giả Nguyễn Thái Hòa trong cuốn Những vấn đề thi pháp của truyện
phân chia không gian nghệ thuật thành các loại cụ thể Theo tác giả, sự tồn tại của sự vật là sự tồn tại trong không gian Nhận thức của con người được hình thành riêng rẽ, biểu hiện bằng lời và được “khúc xạ” theo chủ quan của người nói Có thể chia thành các loại không gian như sau: Không gian bối cảnh (bao gồm bối cảnh thiên nhiên, bối cảnh tâm trạng và bối cảnh xã hội); Không gian
sự kiện; Không gian tâm lý; Không gian kể chuyện; Không gian tâm lý
Trong cuốn Lý luận văn học vấn đề và suy nghĩ, GS Huỳnh Như Phương
cũng phân chia không gian nghệ thuật thành: Không gian nghệ thuật có thể là không gian thiên nhiên hay không gian sinh hoạt Và những không gian này luôn gắn với khát vọng, ước mơ, lý tưởng của con người Không gian nghệ thuật có thể là không gian mở hoặc không gian khép Không gian nghệ thuật cũng có thể là không gian linh hoạt, vận động đa dạng hay đã hướng hoặc cũng có thể là không gian tĩnh bất động
Như vậy không gian nghệ thuật có ý nghĩa quan trọng đối với tác giả trong việc miêu tả cuộc sống, bộc lộ tư tưởng, tình cảm, tâm hồn của con người Vai trò của không gian nghệ thuật không dừng lại ở việc xác định nơi chốn, địa điểm diễn ra các sự kiện, nơi liên kết đường dây cốt truyện, mà nó đã trở thành một kí hiệu đặc biệt để diện đạt những phạm trù ngoài thời gian, hoặc
để thể hiện tâm trạng của nhân vật, hoặc để đánh giá nhân vật đó về mặt đạo đức, thẩm mỹ
1.2 Hành trình sáng tác của Nguyễn Nhật Ánh trong dòng văn học thiếu nhi
1.2.1 Khái niệm văn học thiếu nhi
Để nghiên cứu sâu hơn về vị trí của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh đối với nền văn học thiếu nhi, câu hỏi đầu tiên chúng ta cần phải trả lời là “văn học thiếu nhi
là gì?” Có rất nhiều định nghĩa và cách hiểu khác nhau về văn học thiếu nhi
Trang 20Theo cuốn Từ điển thuật ngữ văn học: “Theo nghĩa hẹp, văn học thiếu nhi
gồm những tác phẩm văn học hoặc phổ cập khoa học dành cho thiếu nhi Tuy vậy, khái niệm văn học thiếu nhi cũng thường bao gồm một phạm vi rộng rãi những tác phẩm văn học thông thường (dành cho người lớn) đã đi vào phạm
vi đọc của thiếu nhi” [40, tr.353] Như vậy, Từ điển thuật ngữ văn học không
đưa ra một khái niệm hay một định nghĩa cụ thể về văn học thiếu nhi mà chỉ giới hạn những “loại” tác phẩm được gọi là văn học thiếu nhi Mà trong số những tác phẩm văn học thiếu nhi ấy cũng gồm cả những tác phẩm không thuộc về văn học
Cũng về khái niệm văn học thiếu nhi thì Từ điển bách khoa mở (Wikipedia) cho rằng: “Văn học thiếu nhi (Children’s literature) hay văn học
dành cho trẻ em là các tác phẩm dành cho độc giả và thính giả đến khoảng mười hai tuổi và thường có tranh minh họa Thuật ngữ này được dùng với nhiều nghĩa, đôi khi nó loại trừ những thể loại viễn tưởng dành cho tuổi mới lớn, các sách truyện hài hước hoặc các thể loại truyện khác…Văn học thiếu nhi có thể là những tác phẩm do trẻ em (thiếu nhi) viết, những tác phẩm viết cho trẻ em hoặc những tác phẩm được trẻ em lựa chọn”
Cuốn Bách khoa thư văn học thiếu nhi Việt Nam tập 1 do Vân Thanh và
Nguyên An biên soạn đã đưa quan niệm về văn học thiếu nhi tương đối rộng
và bao quát : “Văn học thiếu nhi bao gồm:
- Những tác phẩm văn học được mọi nhà sáng tạo với mục đích giáo dục, bồi dưỡng tâm hồn, tính cách cho thiếu nhi Nhân vật trung tâm của nó là thiếu nhi, nhiều khi cũng là người lớn, hoặc là một cơn gió, một loài vật hay một đồ vật, một cái cây…Tác giả văn học thiếu nhi không chỉ là chính các
em, mà cũng là nhà văn thuộc mọi lứa tuổi
- Những tác phẩm được thiếu nhi thích thú tìm đọc Bởi vì các em đã tìm thấy trong đó cách nghĩ cách cảm và các hành động của chính các em, hơn
Trang 21thế, các em còn tìm được ở trong đó một lời nhắc nhở , một sự răn dạy , với những nguồn động viên, khích lệ, những sự dẫn dắt ý nhị, bổ ích…trong quá trình hoàn thiện tính cách của mình
Như thế văn học thiếu nhi là người bạn thông minh và mẫn cảm của thiếu nhi” [28, tr.6]
Quan điểm trên về văn học thiếu nhi có nét tương đồng với khái niệm văn
học thiếu nhi được đưa ra trong Từ điển thuật ngữ văn học ở chỗ cũng phân
loại được những tác phẩm được gọi là văn học thiếu nhi Khái niệm trên có thể xem như một cách hiểu toàn diện và đầy đủ nhất cho bất cứ nhà nghiên cứu nào muốn tìm hiểu về văn học thiếu nhi Các tác giả Vân Thanh và Nguyên An đã bổ sung vào quan niệm của mình tính mục đích (nhấn mạnh vào mục đích giáo dục) của các tác phẩm thiếu nhi, loại nhân vật và lực lượng sáng tác trong văn học thiếu nhi ( điểm này có nét tương đồng với quan điểm
của Bách khoa toàn thư mở)
Triển khai đề tài Thời gian và không gian nghệ thuật trong truyện ngắn
của Nguyễn Nhật Ánh, mà thực chất là tập trung vào các truyện viết cho thiếu
nhi, chúng tôi không có “khao khát” đưa ra một khái niệm về văn học thiếu nhi mà trên cơ sở tham khảo những khái niệm và quan điểm về văn học thiếu nhi khác nhau, chúng tôi sẽ rút ra những đặc điểm cơ bản mang tính đặc trưng
về văn học thiếu nhi Những cơ sở lý luận này sẽ giúp chúng tôi đi sâu phân tích thời gian và không gian của truyện ngắn Nguyễn Nhật Ánh trong những chương tiếp theo
1.2.2 Bức tranh chung của văn học thiếu nhi thời kì đổi mới
Xã hội Việt Nam từ sau cuộc kháng chiến chống Mỹ, nhất là thời kì đổi mới đã có những bước chuyển biến to lớn, sâu sắc và toàn diện Sự phát triển
và vận động của văn học có mối quan hệ mật thiết với sự phát triển của xã hội
vì vậy thông qua đời sống văn học ta có thể thấy được sự thay đổi của con
Trang 22người, các mối quan hệ xã hội trong thời kì mới của đất nước Truyện viết cho thiếu nhi từ sau năm 1975 tuy có dòng chảy riêng nhưng cũng không nằm ngoài diện mạo chung của văn học Việt Nam, nhất là văn xuôi giai đoạn này Quan sát sự vận động của văn học thiếu nhi thời kì đổi mới, chúng ta thấy có thể chia làm hai giai đoạn:
Giai đoạn 1975-1985: Những trăn trở tìm kiếm và chuẩn bị cho giai đoạn đổi mới
Trước đó, sự kiện cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công đã đánh dấu một bước ngoặt lịch sử vĩ đại trong quá trình đấu tranh, bảo vệ đất nước của dân tộc, đồng thời từ đây văn học Việt Nam cũng dần dần bước sang một giai đoạn phát triển mới rực rỡ và gặt hái được nhiều thành công Thành tựu nổi bật nhất của văn học kháng chiến là sự phát hiện và sáng tạo hình tượng quần chúng ở nhiều phương diện.Truyện viết cho thiếu nhi nói riêng và văn xuôi 1945 - 1975 nói chung đã góp phần đáng kể trong việc hình thành và tạo nên diện mạo phong phú, cũng như những giá trị của nền văn học mới trong
ba mươi năm đầu tiên Những thành tựu và dấu ấn của nó để lại dấu ấn đáng ghi nhớ không chỉ trong giai đoạn lịch sử đương thời mà còn góp phần vào sự phát triển của văn học Việt Nam sau năm 1975
Trong khoảng mười năm sau kháng chiến chống Mỹ thắng lợi, văn học trong giai đoạn trăn trở tìm tòi nhưng hầu hết các tác phẩm đều viết sử dụng cách tiếp cận cũ Sự tiếp nối này thể hiện rõ hơn trong những năm đầu khi cuộc kháng chiến chống Mỹ kết thúc, phần lớn truyện vẫn chỉ xoay quanh đề
tài kháng chiến Võ Quảng viết Tảng sáng vẫn tiếp nối cảm xúc của Quê nội
Đó là cảm hứng ngợi ca quê hương, đất nước và ca ngợi cách mạng Nhiều tác phẩm viết theo cảm hứng day dứt về “một thời đạn bom”, lớp lớp trẻ em
từ thành phố về nông thôn sơ tán phải tự lập, lo toan mọi việc
Trang 23Tuy vẫn tiếp nối và có những nét gần gũi với văn học trước năm 1975 nhưng truyện viết cho thiếu nhi dù có những dấu hiệu mới song vẫn chưa tạo được những chuyển biến rõ rệt, truyện đã mở ra những bình diện mới trong cách lí giải và tìm hiểu con người Trong quan hệ với tập thể, con người chủ yếu được nhắc tới ở phương diện thái độ với sự nghiệp chung, cái riêng của con người có nét thống nhất với cái chung.Viết về cuộc sống mới của con người khi đất nước hòa bình, các nhà văn chú ý đến vấn đề đạo đức con
người Những tác phẩm như Tình thương (Phạm Hổ), Bến tàu trong thành
phố (Xuân Quỳnh), Chú bé có tài mở khóa (Nguyễn Quang Thân), Hành trình ngày thơ ấu (Dương Thu Hương)…có thể được coi là những tác phẩm đầu
tiên dám phanh phui và mạnh dạn tố cáo những tiêu cực của xã hội với những xấu xa, lạc hậu, sự nhỏ nhen ích kỉ của con người
Ở giai đoạn trước, khi nhân dân ta đang hừng hực khí thế chiến đấu chống lại kẻ thù thì đề tài tổn thất và mất mát dường như trở thành vấn đề “cấm kị” trong nhiều mảnh đất văn học Văn học sống dưới bầu khí quyển chiến tranh nên “những đứa con tinh thần” của nó cũng chủ yếu mang cảm hứng ca ngợi cuộc kháng chiến trường kì và thần thánh của dân tộc Biết bao thế hệ trẻ em
đã được truyền ý chí chiến đấu, đã hiểu rõ hơn việc đấu tranh để bảo vệ cuộc
sống của nhân dân mình thông qua văn học: “Chúng tôi muốn làm gì? Rõ
ràng là trong tâm trí của chúng tôi, không một đứa nào muốn đi tản cư, mặc
dù biết sẽ được đi đến nơi xa lạ Cái nơi xa đang khơi gợi trí tò mò trong tâm trí cũng không lấn át được sự thôi thúc bồng bột ngây thơ: hãy cho chúng tôi
ở lại chiến đấu với giặc…” (Nguyễn Minh Châu - Từ giã tuổi thơ) Đề tài lịch
sử rất phát triển ở giai đoạn trước 1975 thì giờ đây cũng chững lại Các tác giả thường xuyên viết về lịch sử trước đây như Nguyễn Huy Tưởng, Hà Ân, Lê Vân, An Cương, Nguyễn Đức Hiền…thường khai thác lịch sử gắn với các nhân vật anh hùng và truyền thống chống giặc ngoại xâm của dân tộc Tới gia
Trang 24đoạn này, Tô Hoài mở ra một hướng khai thác mới, hướng khai thác lịch sử gắn với huyền thoại, phong tục và văn hóa Những tri thức và bài học lịch sử
ở đây không chỉ gắn với lịch sử chiến đấu mà đã mở rộng sang tình yêu quê
hương, làng xóm tạo ra một thế giới xa xưa, hư ảo hấp dẫn: Đảo hoang,
Chuyện nỏ thần, Đảo Chử
Dòng chảy của văn học thiếu nhi cũng nằm trong con sông lớn văn học Việt nam, vì vậy các nhà văn văn học thiếu nhi dù đã cố tìm ra những nét đổi mới nhưng tựu chung vẫn đi theo lối mòn đã được hình thành từ giai đoạn văn học trước 1975 Môi trường hoạt động của trẻ em trong các tác phẩm chưa được rộng rãi, chủ yếu chỉ xoay quanh đời sống cách mạng, đời sống lao động
và các vấn đề đạo đức xã hội Một số tác phẩm đã có những tìm tòi, phát hiện mới mẻ về việc quan sát con người và đời sống xã hội ở nhiều chiều kích khác nhau nhưng sự đột phá này diễn ra chưa thật trọn vẹn
Giai đoạn 1986 đến nay: Mở rộng đề tài, đổi mới cách tiếp cận đời sống
và tăng cường khả năng khám phá con người
Thành công của đại hội Đảng lần thứ VI đã đem lại không khí mới cho nền văn học, giải phóng những tiềm năng sáng tạo trong các đội ngũ sáng tác văn học thiếu nhi Đảng kêu gọi “cởi trói” đã tạo điều kiện cho sự phát triển tự do của con người , bởi vì “cởi trói” trước hết là sự giải phóng cho cá tính, giải phóng cho tiềm năng sáng tạo của con người, đặc biệt đối với các nhà văn, sự
“cởi trói” này đồng nghĩa với việc họ được tự do phóng ngòi bút của mình đến bất cứ đâu mà họ muốn, họ có thể mặc sức để khả năng sáng tạo điều khiển ngòi bút của mình Thực ra không khí đổi mới văn học đã có từ trước
đó, một số nhà văn đã thể hiện tư tưởng đột phá này ngay trong tác phẩm của mình Nhưng phải đến giai đoạn sau năm 1986, phong trào đổi mới này mới diễn ra đồng bộ và toàn diện Các nhà văn được dịp phát huy cá tính sáng tạo,
ý thức tìm tòi nét riêng trong phong cách sáng tác Trong hội thảo do báo Văn
Trang 25nghệ đưa ra, Lã Nguyên đã nhận xét: “Văn học trước năm 1975 là tiếng nói
phát ngôn cho ý thức cộng đồng và những chuẩn mực quy phạm đã được thực hiện hóa trong ý thức cá nhân Văn học sau 1975 lại là sự bùng nổ của ý thức
cá nhân trước nhu cầu tự nhận thức, tự biểu hiện của dân tộc và thời đại”
Tuy nhiên để thay đổi một cách nghĩ, một cách làm mới không phải là không
có những điều bất ổn Có một số nhà văn đã hiểu sai, hiểu cực đoan về đổi mới, dẫn đến phủ định một cách triệt để giá trị cũ
Không khí đổi mới chung của đất nước, của văn học đã dội vào trong những tác phẩm văn học thiếu nhi Đặc biệt trong những năm đầu, không khí đổi mới diễn ra thật hào hứng, sôi nổi, phong phú diễn ra dễ nhận thấy ở bộ phận truyện Truyện viết cho thiếu nhi mở rộng hướng tiếp cận mới với đời
sống trẻ em Năm 1986, 1987 với những tác phẩm tiêu biểu như Tuổi thơ dữ
dội (Phùng Quán), Bình minh đến sớm (Hoàng Minh Tường)…Thời mở cửa,
sự giao lưu văn hóa nước ngoài, các nhà văn Việt Nam nhanh chóng cập nhật lối viết để cạnh tranh với các ấn phẩm ăn khách vì thể tạo nên một diện mạo khởi sắc cho nền văn học thiếu nhi Có thể nói sự “cạnh tranh” của các tác
phẩm văn học dịch (Đô-rê-mon, TKKG…) buộc các nhà văn Việt Nam phải
cố gằng hơn để chấm dứt tình trạng “lấn sân” Bên cạnh đó, các phương tiện thông tin đại chúng bùng nổ cũng dẫn đến nguy cơ văn hóa nghe - nhìn lấn át văn hóa đọc Tuy văn hóa nghe - nhìn đáp ứng nhu cầu giải trí nhanh, sống động, chớp nhoáng nhưng lại ít khả năng lưu động sâu sắc như văn hóa đọc Dường như nhu cầu và văn hóa đọc của trẻ em ngày càng bị mai một Như vậy, các cơ quan giáo dục nên đặc biệt quan tâm hơn nữa đến việc phát triển văn hóa đọc cho trẻ em ngay từ khi còn nhỏ
Thời kì này, đội ngũ sáng tác văn học thiếu nhi trở nên đông đảo hơn Những tác giả cũ mặc dù tuổi đã cao nhưng vẫn tiếp tục sáng tác với nhiệt huyết mang lại cho thiếu nhi những tác phẩm văn học hay, ý nghĩa Họ tiến
Trang 26hành đổi mới trong chính những đứa con tinh thần của mình, bằng việc mở rộng đề tài và viết về những điều gần gũi mà mới mẻ với bạn đọc Ví dụ, Tô
Hoài với bộ ba tác phẩm Đảo hoang, Chuyện nỏ thần, Đảo Chử khai thác lịch
sử gắn với phương diện phong tục tập quán của người Việt cổ Phạm Hổ sử dụng những cuộc phiêu lưu đầy mạo hiểm để làm nổi bật mối quan hệ thiêng liêng và cảm động giữa con người với con người, giữa con người với loài vật
như Người đi săn và con sói lửa, Con báo vàng, Đồi sói hú…Nhiều nhà văn
lớp cũ cả đời viết về người lớn thì lại dành nốt tinh lực cuối cùng của ngòi bút sáng tác để viết lên những áng thơ, những câu chuyện thú vị cho trẻ em như Phùng Quán, Duy Khán…
Vào đầu những năm 90, đội ngũ sáng tác cho thiếu nhi được bổ sung thêm một số cây bút trẻ như Trần Thiên Hương, Lê Cảnh Nhạc, Nguyễn Nhật Ánh, Nguyễn Trí Công, Hà Lâm Kỳ, Quách Liêu…tiếp đến là những cây bút không chỉ “trẻ” tuổi mà còn rất “trẻ” như: Hoàng Dạ Thi, Nguyễn Thị Thu Thủy, Nguyễn Thị Châu Giang, Nguyễn Ngọc Thuần…Lớp nhà văn trẻ này tuy chưa có sự từng trải và kinh nghiệm tích lũy chưa nhiều nhưng bù lại họ lại mạnh dạn đổi mới, họ chủ động đưa ra nhiều cách viết mới mẻ nhằm thay đổi nền văn học Việt Nam Chính họ đã mang lại cho văn học thiếu nhi nét mới trẻ trung và tươi tắn Trong số đó có những người đã hình thành phong cách ngay từ đầu
Một lực lượng nữa cũng góp phần làm phong phú thêm cho đội ngữ sáng tác văn học thiếu nhi, đó là các em Kể từ sau khi “thần đồng thơ” Trần Đăng Khoa xuất hiện vào những năm 60, phong trào sáng tác của các em ngày càng phát triển Có thể thấy rõ điều này qua những tác phẩm được in trên báo Mực Tím hay Thiếu niên tiền phong…Tuy nhiên vẫn chưa có nhiều cái tên thật nổi bật như trong thời kì kháng chiến chống Mỹ Các em sáng tác thơ nhiều hơn
là truyện và khu vực thơ cũng ghi nhận nhiều thành tựu hơn Sáng tác truyện
Trang 27của các em phần lớn là đơn giản, thiên về miêu tả Điều đó cũng dễ hiểu vì nếu thơ cần cảm xúc thì truyện cần nhất vốn sống và kinh nghiệm, trong khi các em lại chưa có đủ sự từng trải để khái quát hiện thực Những năm gần đây, truyện của các em bị lâm vào tình trạng già nua và đơn điệu Chủ yếu là
đề tài cô đơn, bất hạnh với những suy nghĩ, trăn trở vượt quá tầm suy nghĩ của trẻ thơ Có lẽ đây cũng là thực trạng đáng báo động
Nhìn chung, đội ngũ sáng tác truyện cho thiếu nhi ở giai đoạn này đã có sự phát triển khá hùng hậu Tuy vậy, nếu quan sát kỹ sẽ thấy số lượng tác giả tuy nhiều nhưng người viết chuyên tâm lại quá ít Mặc dù vậy sự gia tăng cả đội ngũ sáng tác cho mảng văn học cũng là một dấu hiệu đáng mừng Có câu
“Quý hồ tinh bất quý hồ đa”, không phải cứ có lực lượng sáng tác đông đảo là
đã có tác phẩm xuất sắc những dù sao đây cũng là điều kiện để những tác phẩm hay ra đời
Mở rộng đề tài, đổi mới cách tiếp cận đời sống và tăng cường khả năng khám phá con người
Trong thời buổi kinh tế thị trường, trẻ em cũng thông minh, già dặn và thực tế hơn, do đó chúng có đòi hỏi cao hơn về những tác phẩm văn học Các
em sớm tiếp xúc với những thành tựu khoa học kỹ thuật, dễ dàng hơn trong công cuộc giao lưu và hội nhập quốc tế với sự phát triển của internet, vì vậy những diễn biến tâm lý, những ước mơ, khát vọng của em cũng phức tạp hơn Thực tế này đặt ra thách thức lớn đối với người sáng tác, người sáng tác phải tìm kiếm những cách viết mới mẻ, sâu sắc hơn, đặc biệt là phải thay đổi cách tiếp cận trẻ em trên phương diện đời sống cộng đồng, đời sống lịch sử, các đề tài thường được phân chia rất rạch ròi Ngày nay, người sáng tác phải tiếp cận trẻ em trong tính chỉnh thể của một nhân cách bị tác động bởi nhiều hướng, nhiều chiều vì thế đề tài có sự nhòe lẫn Văn học đi vào đời sống xã hội nhiều mặt, các hướng quan tâm của các sáng tác và cách tiếp cận trẻ em cũng đa
Trang 28dạng, phong phú hơn Điều đó chứng tỏ văn học thiếu nhi cũng không nằm ngoài xu hướng đổi mới của văn học Việt Nam Tuy nhiên, nó cũng có đặc trưng riêng, đó là sự coi trọng chức năng nhận thức và chức năng giáo dục, thể hiện tính nhân văn sâu sắc của văn học dành cho trẻ em, ở phương diện này, văn học thiếu nhi lại thể hiện tính kế thừa rất lớn
Đề tài truyền thống (chiến tranh, lịch sử, cách mạng) được tiếp tục khai thác nhưng có sự phát triển mới, vừa tiếp thu những thành tựu mới, vừa có
những nét mới lạ Viết về chiến tranh có các tác phẩm như Tuổi thơ dữ dội của Phùng Quán, Bây giờ bạn ở đâu, Ngày xưa của Trần Thiên Hương…Nhìn
chung viết về chiến tranh giai đoạn này, các tác phẩm không chỉ đề cập đến bom rơi, đạn nổ, những mất mát về vật chất mà còn đề cập đến những tổn thương về mặt tinh thần, tình cảm
Tiếp cận trẻ em trong đời sống hiện đại, các vấn đề được phản ánh được
mở rộng phong phú, đa dạng Chịu ảnh hưởng của xã hội, văn học thiếu nhi cũng không dừng lại ở việc ca ngợi một chiều những tấm gương thiếu nhi chăm ngoan, siêng làm như trước nữa Nhận thức đã có sự thay đổi to lớn, bằng tình cảm và trách nhiệm đối với nền văn học thiếu nhi nước nhà, những người cầm bút đã không ngừng tìm tòi, đổi mới để tiếp cận thiếu nhi từ nhiều góc độ khác nhau Đề tài về những cô cậu học sinh “nhất quỷ nhì ma” vẫn được khai thác và đi sâu hơn Đời sống học đường không chỉ được tái hiện ở những giờ lên lớp, giờ ra chơi, những cô cậu học trò nghịch ngợm, quậy phá, mối quan hệ giữa học sinh và cô giáo mà còn được khám phá ở góc độ tâm lý lứa tuổi với những rung động đầu đời, những tình cảm thầm kín của tuổi mới lớn Tiêu biểu cho đề tài này là cuốn Bây giờ bạn ở đâu của Trần Thiên
Hương và một loạt các tác phẩm của Nguyễn Nhật Ánh như Ngồi khóc trên
cây, Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh…Ngoài môi trường học đường trong mối
quan hệ với bạn bè, thầy cô, các tác giả còn đặt các em trong mối quan hệ đa
Trang 29chiều, đa diện Những vấn đề nhạy cảm trong đời sống xã hội như mối quan
hệ mẹ ghẻ con chồng, hiện tượng các gia đình tan vỡ, sự hiểu lầm của anh em trong nhà, những đứa con nhà giàu bị bỏ rơi hoặc thiếu tình yêu thương của
cha mẹ…được thể hiện một cách nhẹ nhàng, cảm động trong Út Quyên và tôi,
Em gái, Anh tôi, Người bạn lạ lùng (Nguyễn Nhật Ánh) Không chỉ tiếp cận
trẻ em trong các mối quan hệ bên ngoài, nhiều nhà văn còn đặt các em trong mối quan hệ với chính chủ thể (tâm hồn) nhờ đó nhân vật hiện lên có chiều sâu hơn và bộc lộ rõ hơn từng diễn biến tâm lý phức tạp diễn ra sâu thẳm trong nội tâm của nhân vật
Qua sự vận động của văn học thiếu nhi sau năm 1975, phần nào cũng có thể thấy đặc điểm chung của mảng văn học này: Truyện viết cho thiếu nhi về
cơ bản vẫn tiếp tục kế thừa những lối viết truyền thống của truyện thiếu nhi giai đoạn trước, khai thác trẻ em trong đời sống lịch sử - cách mạng và trong mối quan hệ với nhà trường Tuy nhiên về hình thức, đó là sự kế tục những đề tài cũ nhưng ngay trong bản thân mỗi đề tài lại cũng có sự đổi mới trong cách khai thác và thể hiện Có thể nói, bên cạnh những cái kế thừa, tiếp nối so với văn chương truyền thống của văn học thiếu nhi giai đoạn trước, truyện thiếu nhi sau năm 1975 đã vượt lên, chiếm lĩnh hiện thực đời sống trẻ em, mở rộng phương tiện khai thác, khám phá đa dạng, đa chiều, toàn diện về trẻ em Không chỉ là sự đa dạng, đa chiều trong chiều sâu là sự vận động mà còn là sự biến đổi phức tạp trong diễn biến tâm lý đầy phức tạp của trẻ thơ Không phải nhìn trẻ em trong một ý đồ áp đặt của người lớn mà xuất phát từ chính trẻ em
để khám phá chiều sâu tâm hồn và tính cách của các em
1.2.3.Vị trí của Nguyễn Nhật Ánh trong dòng văn học thiếu nhi
1.2.3.1.Vài nét về cuộc đời, con người Nguyễn Nhật Ánh
Nguyễn Nhật Ánh sinh ngày 7.5.1955, quê ở xã Bình Quế, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam Nguyễn Nhật Ánh sinh ra ở Quảng Nam – tỉnh nằm
Trang 30ngay giữa khúc ruột miền Trung nối hai đầu đất nước Đúng như tên gọi, đây cũng là vùng đất lớn mở rộng tầm nhìn về phương Nam của Tổ quốc Xứ Quảng có sự đa dạng về địa hình gồm những ngọn núi cao, bãi cát dài và cả những con sông lớn như Cẩm Lệ, Thu Bồn lắng đọng phù sa tạo nên những bãi bồi màu mỡ ven sông
Thuở nhỏ ông theo học ở các trường Tiểu La, Trần Văn Cao và Phan Châu Trinh Từ năm 1973 Nguyễn Nhật Ánh chuyển vào sống ở Sài Gòn, theo học nghành sư phạm Ông đã từng đi thanh niên xung phong, dạy học, làm công tác đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh
Từ 1973 đến nay ông là phóng viên nhật báo Sài Gòn giải phóng, lần lượt
viết về sân khấu, phụ trách mục tiểu phẩm, phụ trách trang thiếu nhi và hiện nay
là bình luận viên thể thao báo Sài Gòn giải phóng với bút danh Chu Đình Ngạn
Ngoài ra Nguyễn Nhật Ánh còn có các bút danh khác như Anh bồ câu, Lê Duy Cật, Đông Phương Sóc, Sóc Phương Đông…
Năm 13 tuổi ông đăng báo bài thơ đầu tiên Tác phẩn đầu tiên in thành
sách là một tập thơ: Thành phố tháng tư, nhà xuất bản Tác phẩm mới, 1984
(in chung với Lê Thị Kim)
Trừ tuổi thơ êm đềm bên gia đình, Nguyễn Nhật Ánh chịu nhiều thăng trầm, vất vả trong những năm tháng trưởng thành Đoạn đời mười mấy năm sau giải phóng 1975 là khoảng thời gian thử thách gay gắt với nhà văn Có lúc Nguyễn Nhật Ánh phải nương nhờ họ hàng, đạp xe xích lô, phải bán gia tài cuối cùng là chiếc xe đạp cũ để sống qua ngày trong năm cuối đại học Có lúc anh tưởng như bế tắc vì không được phân công nhiệm sở do lí lịch gia đình, hay những gian truân trong quãng thời gian tham gia Thanh niên xung phong Những gai góc ấy không khiến anh quay lưng với cuộc đời mà tôi
luyện nhà văn thành “con người biết vượt khó, có nghị lực, luôn yêu đời”, “có
niềm tin và cái nhìn trong trẻo với cuộc sống” [39, tr.18]
Trang 31Tuổi thơ, tính cách, trải nghiệm và tâm huyết của một cây bút chân chính
đã giúp Nguyễn Nhật Ánh trở thành tên tuổi ghi dấu ấn sâu sắc trong lòng độc giả Những năm tháng dạy học là cơ hội giúp Nguyễn Nhật Ánh tiếp xúc và sống trong môi trường trong sáng và thánh thiện của tuổi học trò.Tuy chỉ dạy học có hai năm nhưng những kiến thức, kĩ năng nghiệp vụ sư phạm với những kinh nghiệm thực tế đã giúp nhà văn hiểu và gần gũi với trẻ em hơn Các tác phẩm của ông chính là cuốn “bách khoa toàn thư” về nhà trường Ngoài ra ông còn từng là một cán bộ đoàn luôn năng nổ tham gia các hoạt động của thanh thiếu niên, ngòi bút của ông có thể kể lại những biến đổi cảm xúc nhẹ nhàng và tinh tế của nhân vật như thể chính ông là nhân vật đó
Cho đến nay, Nguyễn Nhật Ánh là nhà văn thiếu nhi có nhiều đầu sách được xuất bản nhiều nhất tại Việt Nam hiện nay Không chỉ nhiều về số lượng, các tác phẩm còn nhận được nhiều giải thưởng cao quý và đặc biệt là
sự đón đọc của nhiều độc giả ở nhiều lứa tuổi khác nhau
Trong khoảng mười lăm năm, Nguyễn Nhật Ánh đã có khoảng bốn mươi
tập truyện viết cho thiếu nhi Truyện dài đầu tiên của ông là tác phẩm Trước
vòng chung kết (NXB Măng non, 1985), sau đó là một loạt những tác phẩm
thú vị như:
- Cú phạt đền, nhà xuất bản Kim Đồng, in năm 1985
- Bàn có năm chỗ ngồi, nhà xuất bản Kim Đồng, in năm 1987
- Cô gái đến từ hôm qua, nhà xuất bản Trẻ, in năm 1989
- Chú bé rắc rối, nhà xuất bản Trẻ, in năm 1989
- Phòng trọ có ba người, nhà xuất bản Trẻ, in năm 1990
- Mắt biếc, nhà xuất bản Mũi Cà Mau in năm 1990
- Bồ câu không đưa thư, nhà xuất bản Trẻ in năm 1993
- Con chó dũng cảm, nhà xuất bản Kim Đồng in năm 1997
- Những cô em gái, nhà xuất bản Trẻ in năm 2000
Trang 32- Kính vạn hoa, bộ truyện gồm 45 tập do nhà xuất bản Kim Đồng in từ
năm 1995 đến 2002
- Chuyện xứ Langbiang, nhà xuất bản Kim Đồng in từ năm 2004 đến
năm 2005
Ngoài ra tác giả còn viết khá nhiều thơ, truyện ngắn, tản văn như: Thành
phố tháng tư (nhà xuất bản Tác phẩm mới in năm 1984); Truyện cổ tích dành cho người lớn (nhà xuất bản Trẻ in năm 1987); Còn chút gì để nhớ (Nhà xuất
bản Trẻ in năm 1991); Tứ tuyệt cho nàng (Nhà xuất bản Trẻ in năm 1994);
Trại hoa vàng (Nhà xuất bản Trẻ in năm 1994); Buổi chiều Windows (nhà
xuất bản Trẻ in năm 1995); Quán gò đi (nhà xuất bản Trẻ in năm 2000);
Người Quảng ăn mì Quảng (Nhà xuất bản Trẻ in năm 2005)…Tính đến thời
điểm này, Nguyễn Nhật Ánh là nhà văn sở hữu số lượng tác phẩm xuất bản kỉ lục, số sách bán chạy nhất trong số các nhà văn viết cho thiếu nhi ở Việt Nam Ông là người viết cho thiếu nhi nhiều nhất hiện nay Trong gần 30 năm, từ 1984
- 2012, Nguyễn Nhật Ánh đã cho ra đời 112 tác phẩm văn học gồm thơ, truyện dài, truyện ngắn, tiểu thuyết, tạp bút Tác phẩm của ông được chuyển thể thành phim, gợi cảm hứng cho nhạc sĩ sáng tác, được dịch sang tiếng nước ngoài Các tác phẩm của ông dành được rất nhiều giải thưởng như: Năm 1990,
truyện dài Chú bé rắc rối được Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ
Chí Minh trao giải thưởng văn học trẻ hạng A năm 1995 Ông được bầu chọn
là nhà văn được yêu thích nhất trong 20 năm (1975-1995) qua cuộc trưng cầu
ý kiến bạn đọc Gương mặt trẻ tiêu biểu trên mọi lĩnh vực của thành đoàn TP
HCM và báo Tuổi trẻ, đồng thời được Hội Nhà văn Thành phố Hồ Chí Minh
chọn là một trong 20 nhà văn trẻ tiêu biểu trong 20 năm (1975-1995) Năm
1998, ông được nhà xuất bản Kim Đồng trao giải cho nhà văn có sách bán
chạy nhất năm 2003 Bộ truyện nhiều tập Kính vạn hoa được Trung ương Đoàn TNCS HCM trao tặng tác giả Tác phẩm Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ
Trang 33nhận Giải thưởng Văn học của Hội Nhà văn Việt Nam năm 2009, Giải Văn chương ASEAN 2010 và Giải sách hay của Hội Xuất bản Việt Nam năm
2009; “Kính vạn hoa” được Hội Nhà văn Việt Nam trao Giải thưởng Văn học năm 2002; “Tôi là Bêtô” nhận Giải thưởng Văn học của Hội Nhà văn
TP.HCM năm 2008…
Một điều dễ nhận thấy nếu bạn là một độc giả trung thành của Nguyễn
Nhật Ánh đó là nhân vật chính thường xưng “tôi” “Tôi” có thể là một anh
chàng cấp ba mê văn chương đa sầu đa cảm, có thể là một đứa nhóc tám tuổi nghịch ngợm…Nguyễn Nhật Ánh sử dụng những trải nghiệm chân thực của mình như một nguồn tư liệu dồi dào, phong phú để tạo nên những áng văn chương hồn nhiên, đầy chất thơ Nhà văn thấu hiểu những biến chuyển tâm lý của cái tuổi đang ngấp nghé, tập tành làm người lớn với những rung động đầu đời đầy bất thường, đôi khi là khó hiểu Cũng có khi là những dòng hồi tưởng
đầy trữ tình và nuối tiếc về một quá khứ xa xăm nào đó trong Mắt biếc, hay
những trang văn miêu tả tâm lý yêu đương đến mất trọng lượng của nhân vật
tôi trong Những cô em gái…
Nếu như viết cho tuổi mới lớn, Nguyễn Nhật Ánh tập trung thể hiện cảm xúc của những rung động đầu đời thì khi viết cho học sinh cấp hai, Nguyễn Nhật Ánh lại đi sâu khai thác những câu chuyện tưởng là nhỏ nhặt như không nhỏ nhặt chút nào như chuyện bài vở, chuyện về mối quan hệ với thầy cô, bạn
bè, gia đình và đặc biệt là tình bạn Bộ truyện đồ sộ nhất của Nguyễn Nhật
Ánh - Kính vạn họa đều xoay quanh câu chuyện của ba người bạn thân thiết
Quỷ ròm, Tiểu Long và nhỏ Hạnh trong lớp 8A4 trường Tự Do nhưng nội dung không hề nhàm chán
Nguyễn Nhật Ánh cũng viết một số truyện cho lứa tuổi nhi đồng nhưng số lượng không nhiều Ấp ủ từ năm 1997 đến năm 1998, Nguyễn Nhật Ánh cho
Trang 34ra đời bộ truyện tranh nhiều tập với nhan đề Bim và những truyện kỳ thú cộng
tác cùng họa sĩ Mai Rừng
Tác phẩm của Nguyễn Nhật Ánh có sức hấp dẫn lạ kì không chỉ với các
em nhỏ mà còn đối với cả người lớn Nó lôi cuốn thiếu nhi và thuyết phục người lớn phải có trách nhiệm hơn đối với thế hệ trẻ Vì vậy cũng không có gì ngạc nhiên khi sách của Nguyễn Nhật Ánh luôn được tái bản lại hàng năm và
ông trở thành một “best-seller” của Việt Nam
1.2.3.2.Nguyễn Nhật Ánh- “hoàng tử bé của thế giới tuổi thơ”
Mỗi nhà văn chuyên nghiệp đều gắn lấy một sứ mệnh riêng của mình Viết
cho độc giả nhỏ tuổi, Nguyễn Nhật Ánh quan niệm nhà văn “là trụ đỡ tinh
thần cho các em, tôi tin điều đó, cũng như tôi tin "bồi đắp tâm hồn và nhân cách một cách âm thầm và bền bỉ, đó là chức năng gốc rễ của văn chương, đặc biệt là văn chương viết cho thanh thiếu niên" [48]
Trong nền văn học thiếu nhi đang bị cơn sốt sách ngoại lấn át thì những sáng tác của Nguyễn Nhật Ánh có một vị trí tiên phong cả về số lượng ấn phẩm, sự đa dạng đề tài, chất lượng tác phẩm, độ thu hút độc giả Những tác phẩm đầy ắp tiếng cười, niềm vui và đặc biệt truyện mang đậm dấu ấn tính cách, tâm hồn của trẻ thơ Việt Nam
Trong suốt hành trình sáng tác cho thiếu nhi, Nguyễn Nhật Ánh “viết hồn
nhiên như cậu học trò ngồi viết truyện đời mình” Không định trở thành người
hướng dẫn, dạy dỗ tuổi nhỏ bằng những lời giáo huấn nặng nề, anh là người bạn tâm tình của trẻ thơ, kể cho các em nghe những câu chuyện của tâm hồn Xuất phát từ tính cách hóm hỉnh và quan niệm về cuộc đời, trong các tác phẩm, Nguyễn Nhật Ánh không nhấn mạnh đến bi kịch tâm hồn hay quan niệm Thiện – Ác mà đưa tiếng cười trong trẻo, dí dỏm, hồn nhiên vào mỗi trang sách, giúp các em yên tâm vui sống bởi “cành đắng không nhất thiết
Trang 35phải ra trái đắng” Nhà văn “luôn muốn truyền cho các em lòng tin vào cuộc
sống và nghị lực vượt mọi khó khăn” [42; tr.45]
Truyện của Nguyễn Nhật Ánh luôn là “những phản quang của kỉ niệm”
Theo tác giả, tác phẩm “được hình thành từ ba nguồn: kí ức, sự quan sát và
óc tưởng tượng Tuy nhiên, với một nhà văn chuyên viết cho thiếu nhi, sự huy động kí ức được xem là chủ yếu” [25, tr.8] Chất liệu trong sáng tác của
Nguyễn Nhật Ánh bắt nguồn từ hiện thực cuộc sống nhưng là hiện thực đã đi
vào kí ức, trở thành những trải nghiệm khó quên trong cuộc đời tác giả: “Tôi
biến hóa những kỉ niệm vào trang viết Mỗi người trong cuộc đời đều có những vui buồn sướng khổ Sống tận cùng đến tất cả những cảm xúc của mình là chất liệu cho nhà văn” [41]
Ông viết về thiếu nhi như lật giở kí ức của chính mình Với ý nghĩa đó, hồi
ức tuổi thơ và tuổi mới lớn có vai trò như cánh cửa mở ra thế giới truyện Nguyễn Nhật Ánh
Nhiều tác phẩm của nhà văn đất Quảng có cốt truyện hoàn toàn hư cấu,
nhân vật đa phần là sản phẩm của tưởng tượng như: Thằng quỷ nhỏ, Nữ sinh,
Bồ câu không đưa thư, Buổi chiều Windows, Phòng trọ ba người, Chú bé rắc
rối, Bàn có năm chỗ ngồi, Thiên thần nhỏ của tôi, Bong bóng lên trời Dù
mang tính hư cấu nhưng những tác phẩm này không phải không chứa đựng
những kỉ niệm của tác giả Quỳnh trong Thằng quỷ nhỏ phảng phất bóng hình
tác giả trong những ngày tháng vất vả của cuộc đời có lúc phải đi đẩy xe Khu
vườn với chiếc giếng phủ rêu trong Thiên thần nhỏ của tôi như bước ra từ tuổi thơ người viết Rồi Buổi chiều Windows chứa đựng kỉ niệm của nhà văn về ngày đầu làm quen với máy tính “Ở đây, không thiếu những tình tiết, những
mẩu đối thọai được "bóc ra" từ cuộc đời thực Nếu không có những điểm xuyết quan trọng này, sức tưởng tượng của người viết dù có phong phú đến đâu, những trang sách cũng dễ dàng rơi vào chỗ gượng ép, giả tạo và những
Trang 36độc giả hồn nhiên sẽ nhanh chóng phát hiện ra ngay”[41]
Nhiều tác phẩm như Mắt biếc, Hoa hồng xứ khác, Còn chút gì để nhớ, Hạ
đỏ, Đi qua hoa cúc là những ngọn nến được thắp lên từ hồi ức xưa cũ, tái
hiện một đoạn đời của tác giả Mắt biếc tái hiện những kỉ niệm của Nguyễn Nhật Ánh về làng Đo Đo Còn chút gì để nhớ viết về thời kỳ nhà văn khăn gói vào Sài Gòn thi đại học “Bao giờ đọc lại những tác phẩm này, lòng tôi (Nguyễn Nhật Ánh) cũng bùi ngùi vô hạn Nỗi bâng khuân này cũng giống
hệt như một sớm mai nào nắng mới, mẹ ta sọan hòm quần áo cũ đem phơi, ta chợt bắt gặp chiếc áo mặc cách đây năm, bảy năm về trước Chiếc áo bây giờ không mặc được nữa, vải đã cũ sờn mà sao chỉ vừa nghe thoang thỏang mùi long não, lòng ta đã vội rưng rưng!” [Nguyễn Nhật Ánh (2005), Người Quảng đi ăn mì Quảng, Nxb Trẻ.; 180] Lấy hồi ức làm điểm tựa, xuyên suốt
nhiều thiên truyện là hình ảnh nhân vật “tôi” mang bóng hình tác giả “Đó là
chú bé đa cảm, mơ mộng, thiên về sách vở hơn hoạt động thực tiễn, rất nghịch ngợm giữa bạn bè cùng giới mà lại nhút nhát trước bạn gái và thường cam chịu những thiệt thòi Nhân vật này được Nguyễn Nhật Ánh huy động cả kí
ức, tình yêu quê hương và cả sức ám ảnh của kỉ niệm để thể hiện” [40, tr.28]
Những tiêu chí xác định một tác phẩm cho thiếu nhi thành công theo Nguyễn Nhật Ánh không chỉ là số lượng, số lần tái bản mà ít nhất phải đạt hai
yếu tố “trẻ em khen hay và phụ huynh khen tốt” Nghĩa là nó vừa đảm bảo
tính thẩm mĩ hợp với tiếp nhận của trẻ em nhưng phải vừa có ý nghĩa giáo dục Với quan niệm sáng tác độc đáo của mình, nhà văn đã chinh phục được phần lớn độc giả nhỏ tuổi Sáng tác cho thiếu nhi không chỉ là hạnh phúc của
người viết truyện “được sống lại lần thứ hai tuổi thơ của mình”[26] mà còn là hạnh phúc của trẻ em, hạnh phúc của những người đọc lớn tuổi “đã từng là
trẻ em” Chính vì vậy mà có thể khẳng định: Nguyễn Nhật Ánh là nhà văn
của thiếu nhi
Trang 371.2.3.3.Vị trí của “Cô gái đến từ hôm qua”, “Cho tôi xin một vé đi tuổi
thơ”, “Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh” và “Ngồi khóc trên cây” trong hành trình sáng tác của Nguyễn Nhật Ánh
Cô gái đến từ hôm qua, Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ, Tôi thấy hoa vàng
trên cỏ xanh và Ngồi khóc trên cây đều là những tác phẩm ghi dấu tên tuổi
Nguyễn Nhật Ánh trong lòng độc giả, định hình phong cách sáng tác của nhà văn thời khơi gợi nguồn cảm hứng sáng tạo vô tận cho các ngành nghệ thuật như âm nhạc, điện ảnh
Sau một thời gian vắng bóng, năm 2008, Nguyễn Nhật Ánh trở lại với
Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ Trên chuyến tàu đặc biệt làm bằng kỷ niệm,
người đàn ông trở lại thăm tuổi trẻ của mình - ấy là khi cu Mùi lên tám tuổi Cùng với cu Mùi là ba cô cậu nhóc: con Tủn, con Tí sún và thằng Hải cò Những trò chơi tinh nghịch, những suy nghĩ ngộ nghĩnh, giàu tưởng tượng là đặc trưng của thế giới trẻ thơ Bọn nhóc thật sự dẫn chúng ta vào những cuộc phiêu lưu thần kì Với giọng văn hài hước, hóm hỉnh, nhẹ nhàng, không chỉ
có các bạn nhỏ mà tất cả những ai cầm cuốn truyện trên tay đều được phát một tấm vé miễn phí trên chuyến tàu trở về tuổi thơ Chính tác giả đã viết sau
bìa sách: “Tôi viết cuốn sách này không dành cho trẻ em Tôi viết cho những
ai từng là trẻ em” - đó chính là bức thông điệp mà tác giả muốn gửi gắm
Trong cuộc đời mỗi con người ai cũng đã từng có một miền ký ức tuổi thơ,
hãy trân trọng nó dù hôm nay bạn là ai… Khi ta nhớ về kí ức không chỉ để
mà nhớ, chính là ta đang tự kiểm điểm đời mình, rút ra bài học nhân sinh để sống tốt hơn, có ý nghĩa hơn Tác phẩm đã ghi một dấu ấn quan trọng trong
sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Nhật Ánh Tác phẩm không chỉ chinh phục các độc giả trong nước mà còn được độc giả nước ngoài mến mộ Nó đã được
dịch ra một số thứ tiếng trên thế giới: Hàn Quốc, Thái Lan… Cho tôi xin một
vé đi tuổi thơ đã dành được một số vị trí bình chọn khá cao:
Trang 38- Tác phẩm bán chạy nhất tại Hội sách TP Hồ Chí Minh năm 2008
- Cuốn sách hay nhất năm 2008 (bình chọn của bạn đọc báo Người Lao động)
- Giải vàng sách hay của Hội xuất bản Việt Nam
- Tặng thưởng của Hội Nhà văn Việt Nam 2009
- Giải thưởng văn học ASEAN
Ở cuốn sách này, nhà văn chọn lối viết không giống những tác phẩm trước đây của ông Lồng vào những trang văn dí dỏm về hồi ức tuổi thơ, có nhiều đoạn tác giả sử dụng hình thức tạp bút để trình bày suy nghĩ của một người
lớn khi ngẫm nghĩ về thời thơ ấu Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ là một chiếc
vé mở ra một hành trình khám phá những điều kì diệu và bí mật của tâm hồn Tác phẩm chứa đựng những bài học đầy thú vị về tuổi thơ và người lớn Nó được soi sáng qua lăng kính tuổi thơ, sau lăng kính đó là cái nhìn và quan điểm của người lớn
Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh được ra mắt bạn đọc vào tháng 12/2010
Năm 2015, cuốn sách đã được chuyển thể thành bộ phim điện ảnh cùng tên Đây là câu chuyện của người anh kể về người em, đó là cậu bé Tường, hay nói khác đi, số phận của người em dưới cái nhìn của người anh Cậu bé Tường tuồng như sinh ra để hy sinh và nhường nhịn cho người khác, và cuộc đời đã ban tặng cho cậu hạnh phúc ngọt ngào mà cậu mong mỏi Trong khi anh trai của cậu, một cậu bé ích kỉ hẹp hòi tưởng có được tất cả thì hoá ra chẳng có gì Bài học đó thú vị ở chỗ, nó do chính người anh ích kỉ hẹp hòi rút
ra chứ không phải ai khác Cuốn sách này được giới thiệu như một tập "nhật ký" của nhân vật Thiều Tập "nhật ký" có 81 câu chuyện nhỏ, mỗi câu chuyện giống như một toa tàu, với tất tần tật những sự kiện xảy ra quanh cậu bé trong một ngôi làng nhỏ như: chuyện đi học, chuyện làm bạn với các con vật gần gụi trong thế giới trẻ thơ như con cóc, con cuốn chiếu, con ve, chuyện ma…Cuốn sách còn là những tình cảm trong sáng của lứa tuổi mới vừa biết
Trang 39"để ý" nhau, cũng như mối tình của những người lớn khác Tập truyện còn có những nút thắt, mở của những chuyện có vẻ hơi dữ dội trong thế giới tuổi thơ như cháy nhà, lụt lội, đói ăn, lồng vào đó là sự hối hận, lòng bao dung, những
sẻ chia đậm đà nghĩa tình hàng xóm láng giềng
Vẫn với giọng văn khi thì hóm hỉnh, lúc tếu táo nghịch ngợm, nhưng nhà văn luôn cài một triết lý sống phù hợp với lứa tuổi thiếu nhi Trong cuốn sách mới này, nhà văn Nguyễn Nhật Ánh tiết lộ rằng, ông đã cố gắng "viết khác" những cuốn sách trước đây của mình Đó là lần đầu tiên nhà văn sử dụng
nhân vật… phản diện "Các hoàn cảnh trong cuốn sách sẽ khắc nghiệt hơn,
cuộc sống của nhân vật sẽ không êm đềm như những nhân vật trong các cuốn sách trước của tôi Đặc biệt, lần đầu tiên trong tác phẩm thiếu nhi của tôi xuất hiện những cảnh huống, những nhân vật phản diện Tôi muốn phê phán cái ác của sự vô tâm nơi con người Ngay cả nơi những con người lương thiện nhưng có những biểu hiện vô tâm thì đó cũng chính là sự thật đáng cảnh báo trong bối cảnh sống hôm nay" - Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh đã tiết lộ Tác
phẩm khơi nguồn cảm hứng để đạo diễn Victor Vũ chuyển thể thành công bộ
phim điện ảnh Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh khởi chiếu tháng 10 năm 2015 Sau hai truyện dài Có hai con mèo bên cửa sổ và Chúc một ngày tốt lành,
Nguyễn Nhật Ánh cho ra đời cuốn truyện dài tiếp theo với nhan đề khá đặc
biệt Ngồi khóc trên cây Ngồi khóc trên cây được nhà xuất bản Trẻ in ấn và
phát hành vào ngày 27 tháng 6 năm 2013 Tác phẩm xoay quanh mối tình sâu đậm giữa chàng sinh viên trẻ Đông và cô bé Rùa mười bốn tuổi Chuyến đi chơi vào rừng của Đông và Rùa; bí ẩn về cái chết của bố Rùa; sự dằn vặt đau khổ của Đông khi biết Rùa chính là em họ mình; sự chuyển biến từ tình bạn sang tình yêu của hai nhân vật chính sẽ khiến bất cứ ai cầm cuốn sách này lên rồi thì sẽ không bao giờ có thể đặt xuống Vẫn tiếp nối sự thành công của những tác phẩm trước trong việc xây dựng phong cảnh làng quê rực rỡ sắc
Trang 40màu với hình ảnh những cánh đồng, dòng sông, cánh rừng, những trò chơi trẻ con giản dị, nhưng đến với tác phẩm này, Nguyễn Nhật Ánh chia sẻ rằng ông
ít đối thoại hơn mà tập trung vào miêu tả nội tâm nhân vật Bằng cách này, ông muốn thử xem các nhân vật sẽ hành động như thế nào khi phát hiện ra người mình thích có quan hệ huyết thống với mình, khi đối mặt với một loạt những tình huống éo le trong cuộc sống Cuốn sách được giới thiệu như một
“thế giới kỳ diệu và xinh đẹp, một tình yêu đầu đời trong trẻo, với những cảm
xúc thương nhớ, đợi chờ khắc khoải” Trong lần in đầu tiên, tác phẩm Ngồi khóc trên cây được in với số lượng 20.000 bản nhưng phải nhanh chóng tái
bản một lần nữa ngay từ khi chưa phát hành chính thức Điều này là một hiện tượng khá hiếm hoi trong lĩnh vực xuất bản của Việt Nam trong vài năm trở lại đây Ngồi khóc trên cây trở thành một trong những tác phẩm bán chạy nhất trên các trang web thương mại điện tử lớn như tiki.vn hay Vinabook và đứng thứ tư trong Top những cuốn sách bán chạy nhất năm 2013
Năm 2008, tác phẩm Cô gái đến từ hôm qua được Tiến sĩ Maxim
Synnerberg - người biên soạn Từ điển Nga – Việt đề nghị đưa vào giáo trình giảng dạy tiếng Việt của Đại học Moscow, Nga Dịch giả của cuốn sách đã
nói: “Tôi rất thích cách viết của Nguyễn Nhật Ánh Tôi nghĩ sinh viên cũng sẽ
thích truyện này nên bắt đầu đưa tác phẩm đó (Cô gái đến từ hôm qua) vào quá trình giảng dạy tiếng Việt” Và cho đến nay, cuốn giáo trình có sử dụng truyện của Nguyễn Nhật Ánh “đã được xuất bản và lưu hành ở các trường đại học của Nga, phục vụ việc giảng dạy tiếng việt cho sinh viên Nga” [22]
Tiểu kết chương 1
Trong chương này, chúng tôi tập trung tìm hiểu về hệ thống lý thuyết
về văn học thiếu nhi, không gian và thời gian nghệ thuật, đây sẽ là những cơ
sở lý luận vững chắc giúp chúng tôi triển khai đề tài “Thời gian và không gian nghệ thuật trong truyện Nguyễn Nhật Ánh” Bên cạnh đó, chúng tôi cũng