Từ những lí do trên, Luận văn hi vọng sẽ góp thêm một tiếng nói vào việc nghiên cứu thế giới nghệ thuật truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, cụ thể là vấn ñề không gian, thời gian nghệ thuật..
Trang 2LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN
Người hướng dẫn khoa học: GS TS TRẦN ĐĂNG XUYỀN
HÀ NỘI, 2010
Trang 3Luận văn này ñược hoàn thành tại khoa Văn, trường Đại học Sư phạm Hà Nội, dưới sự hướng dẫn tận tình chu ñáo của GS.TS Trần Đăng Xuyền Tác giả xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành tới thầy hướng dẫn, người
ñã dành cho tác giả những gợi dẫn khoa học quan trọng trong quá trình nghiên cứu, hoàn thành luận văn Tác giả cũng xin gửi lời cảm ơn tới quí thầy cô giáo bộ môn Văn học Việt Nam 2 trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Viện văn học, ñã ñóng góp nhiều ý kiến cho tác giả trong quá trình soạn thảo Đồng thời, tác giả cũng bày tỏ lời cảm ơn chân thành tới Phòng Quản
lí khoa học trường Đại học Sư phạm Hà Nội ñã tạo ñiều kiện thuận lợi cho tác giả trong quá trình học tập nghiên cứu
Hà Nội, ngày 10 tháng 10 năm 2010
Tác giả Đoàn Tiến Dũng
Trang 4MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU 01
1 Lí do chọn ñề tài 01
2 Lịch sử vấn ñề 03
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 11
4 Phương pháp nghiên cứu 11
5 Đóng góp của luận văn 12
6 Cấu trúc luận văn 12
CHƯƠNG 1 KHÔNG GIAN NGHỆ THUẬT TRONG TRUYỆN
NGẮN NGUYỄN HUY THIỆP 13
1.1 Không gian bối cảnh xã hội 14
1.1.1 Không gian “láo nháo, thản nhiên rất ñời và ô trọc” 14
1.1.2 Không gian tù ñọng quẩn quanh bế tắc 21
1.2 Không gian bối cảnh thiên nhiên 26
1.2.1 Không gian dòng sông 26
1.2.2 Không gian biển cả 31
1.2.3 Không gian rừng núi 33
1.2.4 Không gian ñồng quê 36
1.3 Không gian tâm trạng 38
1.3.1 Không gian tâm tưởng tâm linh vô thức 38
1.3.2 Không gian huyền thoại thực-ảo 42
Trang 5CHƯƠNG 2 THỜI GIAN NGHỆ THUẬT TRONG TRUYỆN NGẮN
NGUYỄN HUY THIỆP 48
2.1 Thời gian trần thuật 48
2.1.1 Đảo lộn thời gian sự kiện 50
2.1.2 Tự sự dòng ý thức và ñồng hiện thời gian 59
2.2 Thời gian tâm trạng 64
2.2.1 Cái nhìn hồi cố 65
2.2.2 Cái nhìn trải nghiệm 70
2.3 Nhịp ñiệu thời gian 74
2.3.1 Nhịp ñiệu thời gian nhanh gấp 75
2.3.2 Nhịp ñiệu thời gian lặp lại 80
CHƯƠNG 3 MỐI QUAN HỆ GIỮA KHÔNG GIAN VÀ THỜI GIAN NGHỆ THUẬT 86
3.1.Tổ chức không gian trong sự kết hợp với thời gian 86
3.2 Sự luân chuyển không gian, thời gian nghệ thuật 89
3.3 Không gian ñược tổ chức theo nguyên tắc tương phản 100
3.4.Thời gian nhân vật và trình tự thời gian trần thuật ñược hiện ñại hoá.111 KẾT LUẬN 116
TÀI LIỆU THAM KHẢO 119
Trang 6PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lí do chọn ñề tài
1.1 Với nhà văn có thể anh ta sáng tác rất nhiều, nhưng ñể có ñược tác
phẩm neo bám vào lòng người ñọc là ñiều không dễ, thậm chí rất hiếm hoi Văn chương như một trò bập bênh nghệ thuật với những luật chơi ngoắt ngoéo vô hình, ñã thách thức tất cả những ai lao vào con ñường cầm bút Nó chẳng loại trừ ai, sẵn sàng hê tung nếu như anh ta không ñủ bản lĩnh và lượng sức mình trong cuộc ñua chen choán ñầy ảo tưởng Trên bước ñường gập ghềnh làm nghệ thuật, Nguyễn Huy Thiệp ñã tự lựa cho mình một lối ñi riêng,
ñể khẳng ñịnh tên tuổi mình và khuấy ñộng làn sóng phê bình văn học Nguyễn Huy Thiệp không phải là người ñầu tiên mở ñầu cho sự nghiệp Đổi mới Văn học Việt Nam sau 1975, nhưng chắc chắn nhắc ñến sự nghiệp Đổi mới văn học, không thể không có tên ông
Nguyễn Huy Thiệp, trước hết, ñược biết tới như là một “hiện tượng lạ” trong cao trào ñổi mới văn học Việt Nam từ sau 1986 Truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp vừa kế thừa, bảo lưu những yếu tố thuộc về tâm thức truyền thống, mặt khác lại vừa “ñối thoại về tư tưởng giữa các nhân vật và trở thành cuộc ñối thoại với chính bạn ñọc” [77; 251] Bên cạnh ñó, do thấm ñượm cảm quan hiện ñại, Nguyễn Huy Thiệp ñã phơi bày một thế giới xáo trộn, ngổn ngang với những mảnh vỡ hiện thực phi lý của thời hậu chiến khi chuyển sang nền kinh tế thị trường Nhiều nhân vật trong truyện ngắn của ông mang dáng dấp của truyện truyền kì, cổ tích, hay những nhân vật lịch sử… ñều ñược soi chiếu dưới cái nhìn “lạ hóa”, “giải thiêng”, gợi lên cảm giác lo âu, bất an, và hơn hết là tinh thần “tự phê”, “tự nghiệm” ñã giúp ñộc giả có cái nhìn “phản tỉnh”
Có thể nói không quá rằng, một mình Nguyễn Huy Thiệp không làm nên ñược diện mạo của nền văn học Việt Nam sau 1975 ñến nay, nhưng một mình
Trang 7Nguyễn lại có thể ñào xới lên nhiều vấn ñề thuộc về bản chất văn học: “hạt nhân các sáng tác của anh vẫn không ñi ra ngoài vấn ñề con người” [77; 545], chính ñiều này ñã làm ñiểm tựa ñể truyện ngắn của ông tạo nên sức bật khỏi ảnh hưởng văn học trước 1975
1.2 Ngay từ những sáng tác ñầu tay, tác phẩm của Nguyễn Huy Thiệp
ñã “có một sức hấp dẫn khó cưỡng lại ñược” [77; 458], và ñược các nhà nghiên cứu, các nhà văn trong nước và ở nước ngoài ñánh giá cao về nghệ thuật Nhiều tác phẩm của ông thực sự “gây hấn” với quan ñiểm văn chương truyền thống, nó trượt khỏi khung khổ truyện ngắn trước kia và tích cực ñẩy
xa hơn nữa quá trình dân chủ hóa ñời sống văn học Có thể nói, Nguyễn Huy Thiệp là nhà văn có ý thức cách tân truyện ngắn từ rất sớm, ñồng thời cũng là
người cầm bút có ý thức triệt ñể về vấn ñề không gian và thời gian Tính ña
chiều không gian và nhiều lớp thời gian trong truyện ngắn của ông ñặc biệt thú vị, nhưng cũng hết sức phức tạp, khó khăn khi nghiên cứu Thú vị ở chỗ
nó mở ra một cái nhìn mới vào thế giới, vào con người; phức tạp và khó khăn bởi sự chằng chịt ña tầng không chỉ trên nội dung văn bản mà còn nằm ở
chiều sâu ngôn ngữ, không phải ai cũng cảm nhận hết Việc xử lí không gian
và thời gian trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp ñã ñược các nhà nghiên
cứu ñặt thành vấn ñề quan trọng Mới nhìn qua, có vẻ hai khái niệm này không phải là hiện tượng phổ biến trong sáng tác của ông Thế nhưng, thực tế cho thấy, trong nhiều tác phẩm, không gian và thời gian là nơi thể hiện rõ nhất cảm quan ñời sống của Nguyễn Huy Thiệp Nó chính là mạch ngầm liên kết các hình tượng văn bản nghệ thuật mà ông sáng tạo ra, ñầy sắc thái riêng
Từ những lí do trên, Luận văn hi vọng sẽ góp thêm một tiếng nói vào việc nghiên cứu thế giới nghệ thuật truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, cụ thể là
vấn ñề không gian, thời gian nghệ thuật Qua việc giới thiệu một vấn ñề phức
tạp như vậy, luận văn cũng giúp cho việc giảng dạy, nghiên cứu văn học Việt
Trang 8Nam hiện ñại nói chung và truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp nói riêng Như
vậy, với ñề tài: Không gian và thời gian nghệ thuật trong truyện ngắn Nguyễn
Huy Thiệp vừa có ý nghĩa lí luận, vừa có ý nghĩa thực tiễn, nó ñáp ứng ñược
những tiêu chí cần thiết ñối với ñề tài một luận văn cao học
2 Lịch sử vấn ñề
Việc nghiên cứu không gian - thời gian nghệ thuật một cách có ý thức
chỉ xuất hiện từ sau lí thuyết thi pháp học hiện ñại ñược các nhà nghiên cứu giới thiệu và vận dụng phổ biến ở Việt Nam Trong khuôn khổ của một luận văn cao học, dưới ñây chúng tôi sẽ cố gắng tìm hiểu những ý kiến của các nhà
nghiên cứu về vấn ñề không gian, thời gian nghệ thuật nói chung Sau ñó chúng tôi xin ñiểm qua tình hình nghiên cứu về không gian thời gian nghệ
thuật trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp
2.1 Tình hình nghiên cứu về không gian - thời gian nghệ thuật
Sau ñây là những bài viết hoặc công trình của các nhà nghiên cứu có ñề
cập trực tiếp hoặc gián tiếp ñến vấn ñề không gian và thời gian ở các tác giả
khác có liên quan ñến ñề tài mà luận án ñang thực hiện Dẫn theo thời gian xuất bản:
1 Trần Đình Sử, (1982), Thời gian nghệ thuật trong “Truyện Kiều” và
cảm quan hiện thực của Nguyễn Du, Tạp chí Nghiên cứu văn học số 05
Trong bài viết này, nhà nghiên cứu ñã nhìn nhận thời gian và không gian từ phía khát vọng, hành ñộng của nhân vật, tính chất phũ phàng của các thế lực
2 Phan Ngọc, (1985), Tìm hiểu phong cách Nguyễn Du trong “Truyện
Kiều”, Nxb KHXH Toàn bộ công trình không bàn nhiều và trực tiếp
ñến vấn ñề không gian và thời gian, nhưng ñáng chú ý ở chương IV có
tiêu ñề: Cách bố cục “Truyện Kiều” theo yêu cầu của kịch Tác giả
Trang 9cơng trình đã phân tích “những lời đốn trước”, “những giấc mộng”, tức những yếu tố liên quan đến thời gian
3 Đặng Thị Hạnh, (1987), Tiểu thuyết Huy-gơ, Nxb ĐH&THCN Ngồi
cơng trình này, bà cịn rất nhiều bài nghiên cứu trên Tạp chí Nghiên cứu văn học viết về Thâm Tâm, Xuân Diệu… trong đĩ đề cập nhiều
đến vấn đề thời gian ẩn
4 Trần Đình Sử, (1987), Thi pháp thơ Tố Hữu, Nxb Tác phẩm Mới Trong cuốn chuyên luận này cĩ 2 chương về: Khơng gian nghệ thuật;
Thời gian nghệ thuật, tác giả trình bày từ lí luận đến thực tiễn sáng tác
của các nhà văn lớn trên thế giới và trong nước, chủ yếu là thơ Tố Hữu
5 Phùng Văn Tửu, (1990), Tiểu thuyết Pháp hiện đại, Những tìm tịi đổi
mới, Nxb KHXH và Mũi Cà Mau Cuốn sách được chia là 4 chương
Trong chương 4 với tiêu đề: Người kể chuyện và các điểm nhìn, trong
đĩ cĩ phần Di chuyển điểm nhìn trên trục thời gian nĩi về sự xáo trộn
khơng gian và thời gian trên cùng một sự kiện mà cĩ nhiều điểm nhìn, cách kể lại vào những thời điểm khác nhau
6 Trần Đăng Suyền, (1991), Thời gian và khơng gian trong thế giới nghệ
thuật của Nam Cao, Tạp chí Nghiên cứu văn học số 05 Trong bài viết
này, tác giả nhận định: “Cảm quan về thời gian và khơng gian gắn liền
với cảm quan về con người và cuộc đời, với mơ ước và lí tưởng của nhà văn” [85; 243]
7 Nguyễn Xuân Kính, (1992), Thi pháp ca dao, Nxb KHHXH Trong cơng trình này, tác giả nghiên cứu về thời gian trong ca dao và cho rằng thời gian trong ca dao là thời gian hiện tại, thời gian diễn xướng…
8 A JA Guervich, (1996), Các phạm trù văn hố trung cổ (Người dịch: Hồng Ngọc Hiến), Nxb GD Trong mục Những biểu tượng khơng gian
Trang 10– thời gian thời Trung cổ, tác giả cho rằng: “Thời gian và không gian là
những thông số quyết ñịnh sự tồn tại của thế giới” [34; 30]
9 Nguyễn Thị Bình (1996), Những ñổi mới của văn xuôi nghệ thuật Việt
Nam sau 1975 (khảo sát trên những nét lớn), LA PTSKH Ngữ văn, ĐH
Sư phạm Hà Nội Nhà nghiên cứu cho rằng: “Văn xuôi sau 1975, không
gian nghệ thuật phổ biến là không gian sinh hoạt ñời thường, không gian mang tính chất cá nhân riêng tư” [15; 136]
10 Bùi Văn Tiếng (1997), Thời gian nghệ thuật trong tiểu thuyết Vũ Trọng
Phụng, Nxb Văn hóa Ở công trình này, tác giả nghiên cứu thời gian và
không gian trong những tiểu thuyết tiêu biểu của Vũ Trọng Phụng
11 Trần Đình Sử, (1998), Dẫn luận thi pháp học, Nxb GD Trong cuốn sách này tác giả ñã dành 2 chương IV và V ñể nói về thời gian và
không gian nghệ thuật
12 Nguyễn Thái Hòa, (2000), Những vấn ñề thi pháp của truyện, Nxb GD Mục ñích của công trình nhằm “miêu tả những khái niệm cơ sở của Thi
pháp học thể loại truyện ở góc nhìn ngôn ngữ học” [40; 03]
13 Đặng Anh Đào, (2001), Đổi mới nghệ thuật tiểu thuyết phương Tây
hiện ñại, Nxb Đại học Quốc gia, H Trong mục VIII của cuốn sách, tác
giả cho rằng: “Thời gian là một vấn ñề lưu ý ñặc biệt trong nghệ thuật
kể chuyện…Riêng ñối với lý luận phương Tây, sự quan tâm ñặc biệt lại nghiêng hẳn về trục thời gian hơn không gian” [26; 85]
14 Đào Duy Hiệp, (2008), Phê bình văn học từ lí thuyết hiện ñại, Nxb GD
Trong công trình này, tác giả ñã vận dụng một số lí thuyết phê bình hiện ñại ñể tiếp cận sáng tác văn học từ các cấp ñộ thời gian Tác giả ñã ứng dụng lí thuyết vào phân tích một số sáng tác của Cervantes, Maupassant, Proust…
Trang 1115 Nguyễn Mạnh Quỳnh (2008), Tiểu thuyết Vũ Trọng Phụng nhìn từ lí
thuyết thời gian tự sự của G Genette, Luận án Tiến sỹ Ngữ văn,
Trường ĐHSP Hà Nội Trong công trình này, tác giả ñã xác ñịnh ñược
mô hình thời gian tự sự trong từng loại tiểu thuyết Vũ Trọng Phụng theo lí thuyết của Genette
16 Phạm Hồng Lan, (2009), Không gian và thời gian nghệ thuật trong tiểu
thuyết hiện thực 1930-1945, Luận án Luận án Tiến sỹ Ngữ văn, ĐHSP
Hà Nội Trong công trình nghiên cứu này, tác giả nghiên cứu không gian và thời gian nghệ thuật trong tiểu thuyết hiện thực
17 Trần Văn Toàn, (2010), Tả thực với hoạt ñộng hiện ñại hoá văn xuôi
hư cấu (fiction) giao thời, (khảo sát trên chất liệu văn học công khai),
Luận án Tiến sỹ Ngữ văn ĐHSP Hà Nội Trong công trình này, ở chương 2, tác giả ñã ñưa ra mô hình không – thời gian trong văn xuôi
hư cấu giao thời và vấn ñề tả thực
Nhận xét: Các nhà nghiên cứu trên ñều ñã ñề cập tới những luận ñiểm quan trọng như: Khái niệm không gian; thời gian; thời gian trần thuật; nhịp ñiệu thời gian Tất cả những nhận ñịnh của họ rất xác ñáng, ñặc biệt khá thống nhất khi ñưa ra mô hình không - thời gian ñối với từng giai ñoạn văn học Từ kết quả nghiên cứu thật ñáng quí ở các công trình trên, chúng tôi có thể tìm ñược các gợi ý cần thiết ñể ñi sâu nghiên cứu một cách tương ñối toàn diện
hơn vấn ñề không gian và thời gian nghệ thuật trong truyện ngắn của Nguyễn
Huy Thiệp
2.2 Tình hình nghiên cứu không - thời gian trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp
Trang 12Xung quanh hiện tượng văn chương Nguyễn Huy Thiệp có rất nhiều ý kiến gây tranh cãi bởi nhiều khuynh hướng khác nhau vì nhà văn này quá phức tạp Tuy vậy, Nguyễn Huy Thiệp vẫn cứ viết, và mỗi tác phẩm của ông
ra ñời lại là một sự kiện tranh luận Nhà văn trong nước, ngoài nước, soi chiếu tác phẩm Nguyễn Huy Thiệp dưới nhiều góc ñộ, có truyện ñánh giá ñồng qui,
có truyện khen chê tách biệt Sau ñây chúng tôi xin ñề cập ñến một số cách tiếp cận và ñánh giá truyện ngắn của ông:
Thứ nhất, ở cách tiếp cận và ñánh giá sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp
từ góc ñộ mĩ học, xã hội học:
Một số người ñã qui chụp thẳng thắn cho những sáng tạo văn chương nghệ thuật của ông “chẳng qua là lối viết quá cũ có người ñã từng dùng cách ñây vài trăm năm, nay phục chế lại Đây là kiểu tái hiện văn học hiện thực những năm 30-40 của thế kỉ trước” [77; 8]
Đỗ Văn Khang cho rằng: Văn của Nguyễn Huy Thiệp “lạnh lùng hằn học quá”, nhà văn ñã cố tình xuyên tạc lịch sử: “Một Quang Trung lẫm liệt anh minh ñánh tan 20 vạn quân Thanh như trở bàn tay, dưới ngòi bút Nguyễn Huy Thiệp trở thành anh vua hèn Một Nguyễn Du văn chương như in như tạc vào cuộc ñời, bỗng chốc hóa thành ñứa con hoang của cô gái ñồng trinh bị tên ñàn ông khốn nạn là nền văn minh Trung Hoa cưỡng hiếp” [77; 415] Đồng thời, khi lí giải về “sự sa sút văn chương Nguyễn Huy Thiệp”, tác giả còn chỉ trích: “Văn Nguyễn Huy Thiệp ngày càng mất bản chất nhân văn…càng thô
lỗ tục tằn…và ngày càng rơi vào thói vô chính phủ về lịch sử” [77; 411]
Cùng chiều với luồng suy nghĩ của Đỗ Văn Khang, trong bài Cái tâm
và cái tài của người viết, Mai Ngữ cho rằng: “Truyện ngắn Nguyễn Huy
Thiệp ta thấy có cả tâm lí chán chường, sự chối bỏ không thương tiếc mọi quá khứ, và tâm lí phá phách hạ bệ thần tượng” [77; 421] Bên cạnh ñó theo nhận ñịnh Nguyễn Vy Khanh: “chuyện anh hùng Đề Thám trong truyện Nguyễn
Trang 13Huy Thiệp cũng là người nhu nhược…Đề Thám cũng sùi bọt như người thường; một anh bán bánh ña mật ở chợ Kế” [77; 387]
Thứ hai, cách tiếp cận phong cách học:
Tiêu biểu cho lối tiếp cận này có lẽ là nhà nghiên cứu Nguyễn Đăng Mạnh với lối tiếp cận chân dung – phong cách, nhằm khám phá tư tưởng nghệ thuật của nhà văn Nhà nghiên cứu khẳng ñịnh và chứng minh một cách khá thuyết phục: “Thiệp là người không có ý ñịnh che giấu cái tôi của mình Một cái tôi lưỡng phân: một mặt coi ñời là vô nghĩa, là trò ñùa một mặt là cái tôi nghiêm chỉnh ñi tìm khuôn mẫu của con người ñích thực” [77; 460] Còn Lê Minh Hà ñã khắc hoạ chân dung Nguyễn Huy Thiệp như sau: “Gương mặt ông nhàu Tôi biết rằng có thể ông không nhất thiết trải qua toàn bộ những cảnh ñời mà nhân vật của ông ñã trải” [77; 488]
Ngoài ra, khuynh hướng tiếp cận và ñánh giá sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp như là những tác phẩm nghệ thuật ñộc ñáo, họ ñã tìm thấy trong ñấy
những “giọt vàng ròng”, tiêu biểu là Đỗ Đức Hiểu cho rằng: Nguyễn Huy
Thiệp ñã “tái tạo truyện ngắn ở Việt Nam vào những năm cuối thế kỉ XX và
nâng nó lên một tầm cao mới” Tác giả ñã thấy “mối liên hệ giữa chuyện và
truyện ngắn như: không gian truyện là mơ hồ, thời gian truyện không xác
ñịnh, nhân vật truyện không có cá tính” [77; 474]
Sean Tamis Rose, trong bài Trái tim Thiệp, cho rằng: “Với Nguyễn
Huy Thiệp cần phải luôn luôn dè chừng: ñó là nhà văn thực sự, ông ta biết cách ñánh lừa ngôn ngữ” [77; 498]
Hoàng Ngọc Hiến, “người tiên cảm trước con ñường ñầy sóng gió của Nguyễn Huy Thiệp”, trong lần tranh luận trực tiếp với Đỗ Văn Khang ñã phân tích mối quan hệ giữa Quang Trung, Gia Long với Vinh Hoa, ñể chứng minh rằng không phải Nguyễn Huy Thiệp “bôi nhọ lịch sử” [77; 539]
Trang 14Các ý kiến tranh cãi dù còn ñối lập, vẫn cho thấy một ñiểm chung:
“Nguyễn Huy Thiệp là một tài năng hiếm, ñộc ñáo Và hạt nhân sáng tác của anh vẫn không ñi ra ngoài vấn ñề con người” [77; 564]
Tuy vậy, những nghiên cứu về không gian, thời gian trong truyện ngắn
Nguyễn Huy Thiệp còn rất ít, dưới ñây chúng tôi xin tóm tắt cả những ý kiến trực tiếp cũng như gián tiếp bàn về vấn ñề này:
1 Hoàng Ngọc Hiến trong bài Tôi không chúc bạn thuận buồm xuôi gió
ñã ñề cập gián tiếp ñến không gian nghệ thuật trong truyện ngắn Huyền thoại
phố phường Tác giả cho rằng: “Cảnh Hạnh mò cống tìm nhẫn thật là thảm y
xắn tay áo rồi ñưa tay mò dọc theo cái rãnh ñầy bùn, lõng bõng nước chảy, thậm chí có cả cục phân người” [77; 11]
2 Nguyễn Thị Hương trong bài viết: Lời thoại trong truyện ngắn
Tướng về hưu của Nguyễn Huy Thiệp ñã cho rằng không gian trong gia ñình
“Tướng về hưu” là “một tấn trò ñời” thu nhỏ Đủ các mọi hạng người, tướng
lĩnh, kĩ sư, bác sĩ, người làm công, cô gái lỡ làng, thằng tù…Đủ các sự kiện tang ma, cưới hỏi” [77; 11] Chừng ấy con người trong không gian một gia ñình tồn tại những sự “chân thật ñến lạnh buốt”
3 Đào Duy Hiệp trong bài: Đọc Chút thoáng Xuân Hương ñã chú ý
ñến không gian - thời gian: “Không gian dòng sông con thuyền tượng trưng cho số phận người phụ nữ giữa sóng nước cuộc ñời” [77; 83] Từ ñiểm nhìn của nhân vật Tổng Cóc ñã cho thấy người kể chuyện ñứng ở ngôi thứ ba không xưng tôi, mà người ñọc như thấy lại chính Tổng Cóc ñang kể những suy nghĩ, do ñó ñã mất ñi vai trò “người kể chuyện biết tuốt” [77; 81]
Ngoài những bài phê bình trên, Không gian và thời gian nghệ thuật
trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp còn ñược ñề cập thấp thoáng trong các công trình nghiên cứu ở từng phương diện cụ thể Chẳng hạn, luận văn thạc sĩ
của Lê Thị Phượng (2004), Một số phương diện ñặc sắc trong nghệ thuật kết
Trang 15cấu truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp; Luận văn của Nguyễn Hoàng Diệu Thủy
(2005), Nguyễn Huy Thiệp từ ý thức tự vấn ñến cách tân nghệ thuật quan
trọng; hoặc luận văn của tác giả Nguyễn Thành Nam (2006) với ñề tài Ngôn ngữ nghệ thuật trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp
Theo Phạm Xuân Nguyên trong cuốn Đi tìm Nguyễn Huy Thiệp, Nxb
Hội nhà văn, 2001, tác giả ñã sưu tầm 54 bài phê bình viết về tác phẩm của Nguyễn Huy Thiệp Ngoài ra, còn rất nhiều khoá luận tốt nghiệp ñại học hoặc sau ñại học trực tiếp lấy tác phẩm của Nguyễn Huy Thiệp làm ñề tài nghiên cứu Qua khảo sát, từ năm 2001 ñến năm 2009, ĐHSP Hà Nội ñã có 13 luận văn cao học nghiên cứu về tác phẩm của Nguyễn Huy Thiệp Vì vậy, trong chừng mực một luận văn cao học chúng tôi khó có thể tổng thuật tỉ mỉ ñược Sau ñây, chúng tôi xin nhận xét sơ bộ về việc nghiên cứu truyện ngắn Nguyễn
Huy Thiệp nói chung và không gian, thời gian trong truyện ngắn của ông nói
riêng:
Truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp dành ñược sự quan tâm ñặc biệt của giới nghiên cứu với nhiều mũi tiếp cận khác nhau Mỗi cách tiếp cận ñã khám phá những chiều sâu khác nhau trong thế giới nghệ thuật và khơi dậy những
vẻ ñẹp trong nội dung và nghệ thuật trong truyện ngắn của nhà văn Riêng về
vấn ñề không gian, thời gian nghệ thuật trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp
chúng tôi thấy nổi lên hai vấn ñề chính:
Một là, dù ñã ñược chú ý, song vấn ñề không gian, thời gian nghệ thuật
vẫn chưa ñược nghiên cứu một cách có hệ thống Những ý kiến phân tích của một số tác giả chỉ tập trung ở một vài khía cạnh riêng biệt, chứ chưa bao quát toàn bộ truyện ngắn của nhà văn
Hai là, việc khám phá vấn ñề không gian chưa thấy những biểu hiện ña dạng, và vấn ñề thời gian chủ yếu ñược nghiên cứu từ cấp ñộ thời gian câu
Trang 16chuyện (thời gian ñược trần thuật) mà chưa chú ý ñến thời gian trần thuật,
cũng như mối quan hệ không – thời gian nghệ thuật trong tác phẩm
Qua khảo sát những bài cứu về truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp và những công trình có liên quan ñến vấn ñề không gian và thời gian nghệ thuật, chúng tôi rút ra kết luận, về mặt ñề tài, chưa có một công trình cứu nào trùng lặp với ñề tài luận án ñang tiến hành
3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Luận văn tập trung triển khai các khía cạnh thuộc phạm trù thi pháp học như: không gian nghệ thuật, thời gian nghệ thuật, mối liên hệ không – thời gian Đối tượng nghiên cứu chính của luận văn gồm những tập truyện ngắn sau:
1 Nguyễn Huy Thiệp, (2000), Thương cả cho ñời bạc, Nxb Văn hóa
Thông tin
2 Nguyễn Huy Thiệp (2003), Tập truyện ngắn, Nxb Văn học
3 Nguyễn Huy Thiệp, (2005), Tập truyện ngắn, Nxb Hội nhà văn
4 Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình triển khai ñề tài, tác giả luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau ñây:
1 Phương pháp thống kê khảo sát
2 Phương pháp hệ thống
3 Phương pháp phân tích, tổng hợp
4 Phương pháp so sánh
5 Đóng góp của luận văn
Dự kiến luận văn có những ñóng góp sau:
Là công trình nghiên cứu ñầu tiên và hệ thống về Không gian thời gian
và nghệ thuật trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp Kết quả nghiên cứu mở
Trang 17ra nhiều khả năng tiếp cận trong kịch tiểu thuyết, phê bình tiểu luận của nhà văn có tài và cá tính này
Đóng góp vào thành tựu chung trong công việc nghiên cứu tác phẩm Nguyễn Huy Thiệp trong tiến trình văn học Việt Nam hiện ñại
6 Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần Mở ñầu, phần Kết luận, nội dung chính của luận văn ñược triển khai qua ba chương:
Chương 1 Không gian nghệ thuật trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp Chương 2 Thời gian nghệ thuật trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp
Chương 3 Mối quan hệ không gian - thời gian nghệ thuật trong truyện ngắn
Nguyễn Huy Thiệp
PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1 KHÔNG GIAN NGHỆ THUẬT TRONG TRUYỆN NGẮN
NGUYỄN HUY THIỆP
Trang 18A JA Gurevich cho rằng: “Thời gian và không gian là những thông số
quyết ñịnh sự tồn tại của thế giới, là những hình thức cơ bản của kinh nghiệm con người” [34; 30] Không gian nghệ thuật là hình thức tồn tại của thế giới
nghệ thuật, không có hình tượng nghệ thuật nào nằm ngoài không gian và thời gian Đặc trưng cơ bản của không gian nghệ thuật là: Không gian nghệ thuật mang tính chủ quan ngoài không gian vật thể còn có không gian tâm trạng Không gian nghệ thuật không những cho thấy cấu trúc nội tại của tác phẩm văn học mà còn cho thấy quan niệm về thế giới của tác giả hay một giai ñoạn văn học
Theo Nguyễn Thị Bình: “Trong văn xuôi sau 1975, không gian nghệ
thuật phổ biến là không gian sinh hoạt ñời thường, không gian mang tính chất
cá nhân riêng tư” [15; 136] Những căn phòng chật hẹp, bức bối, thế giới ñồ
vật chen lấn, chèn ép cuộc sống tinh thần Đó là khoảng không gian xác thực bắt buộc con người phải bộc lộ ñến tận cùng bản chất của mình, không có cơ hội lảng tráng trách nhiệm cá nhân, không gian ñó làm cho mọi trò của con người diễn bị lật tẩy Nó tham gia vào cuộc ñời mỗi người, gắn liền với buồn vui, với cảm quan ñời sống Đồng thời, nó cũng là nơi chen chúc những dục vọng tầm thường và những ảo tưởng thê thảm của kiếp người bị tha hoá Với
tư cách là những người ñi sau, tiếp thu thành quả nghiên cứu của người ñi
trước, dưới ñây, chúng tôi xin ñi sâu nghiên cứu về không gian bối cảnh xã
hội trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp
1.1 Không gian bối cảnh xã hội
R Wellek cho rằng: “Văn học là một thể chế của xã hội, sử dụng ngôn
ngữ làm phương tiện biểu ñạt và cũng là một tạo vật của xã hội” [34; 157]
Trên bình diện không gian bối cảnh xã hội trong truyện ngắn Nguyễn Huy
Thiệp chúng tôi nhận thấy, nhà văn có nhiều sáng tạo bất ngờ ñộc ñáo Tất cả
Trang 19mọi không gian, nhân vật ñều có thể coi là sân khấu ñể làm trò, từ trò từ thiện, trò hiếu ñễ, trò cưới xin, trò sinh nhật, trò làm quan…Nguyễn Huy Thiệp cũng tỏ ra thông hiểu nhiều vùng miền, nhiều thế hệ và nhiều thời ñại Vì vậy, không gian nghệ thuật trong truyện ngắn của ông thực sự phong phú và chính xác Bên cạnh những không gian êm ñềm thơ mộng của cảnh sắc thiên nhiên,
sông núi, Nguyễn Huy Thiệp còn tạo ra không gian bối cảnh xã hội “tươi ròng sự sống” Nó có thể là không gian trong lòng thuyền, trong phòng khách
và trong phòng ngủ của thị dân: không gian chật chội của cửa hàng vàng bạc
bà Thiều; “phòng ngủ” của Diệu, cô Phượng học thức; “căn bếp” nhà lão Kiền Ở ñấy, thói phàm tục của con người ñã diễn ra ñể mặc cả mua bán tâm hồn, vừa lưu manh, vừa trơ trẽn Tất cả, ñược thể hiện rất rõ qua tính chất
“láo nháo thản nhiên rất ñời và ô trọc”
1.1.1 Không gian “láo nháo, thản nhiên rất ñời và ô trọc”
Không gian bối cảnh xã hội trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp thường là không gian hẹp, chật chội, rất nhiều các sự kiện, các thông tin ñược
dồn nén Có khi, là không gian ñể các nhân vật diễn trò sân khấu: (Không có
vua), không gian của nhà có cả ñám ma lẫn ñám cưới (Tướng về hưu) Cũng
có khi, không gian ñó còn rất ô trọc, và rất tục Đó là không gian của cái “chợ
phân” họp trong một tiếng ñồng hồ (Chuyện ông Móng), không gian của “cái cống” (Huyền thoại phố phường), không gian ở “bến xe” với những tên ñể ria
con kiến mắt hau háu ñang ngắm nhìn những cô nàng “bò lạc”
Tính chất sân khấu trong không gian gia ñình lão Kiền là một minh chứng ñiển hình Sau khi nhìn trộm con dâu tắm, bị bắt quả tang, lão Kiền cố vớt vát lấy chút sĩ diện, bảo Đoài: “Bây giờ mày giống ñào kép diễn trên tivi” [110; 51] Chỉ một không gian hẹp mà hai cha con ñã làm hai nghề khác nhau,
ñủ cho thấy tính chật chội, bon chen, nhốn nháo: “Nhà lão Kiền trông ra mặt ñường Lão làm nghề chữa xe ñạp Cấn làm nghề cắt tóc ” [110; 42] Nó còn
Trang 20hẹp hơn nữa khi nhà văn miêu tả: “Lão Kiền loay hoay dưới bếp, nghe tiếng dội nước ở trong buồng tắm thở dài, bỏ lên nhà Đi vài bước, lão Kiền quay lại vào trong bếp, bắc chiếc ghế ñẩu, trèo lên nín thở ngó sang buồng tắm” [110; 50] Có thể khẳng ñịnh, không gian trong gia ñình này rất chật vì mọi sinh hoạt cá nhân họ phải “cúi xuống rất thấp”, hay “loay hoay”, “lúi húi”,
“quanh quẩn”
Theo thống kê của chúng tôi, trong truyện, từ bếp nhắc lại 10 lần; nhà nhắc lại 53 lần; căn phòng nhắc lại 03 lần; cửa nhắc lại 12 lần; và buồng
nhắc lại 06 lần Tuy nhiên, sự lặp lại của những từ ngữ này, tự nó chưa phải
là không gian nghệ thuật Chúng chỉ trở thành không gian nghệ thuật trong
quan niệm biểu hiện mô hình thế giới của tác giả Vì vậy, căn nhà xuất hiện
với tần số cao nhất, trước hết, nhằm biểu thị tính chất chật chội, bon chen nhốn nháo, và ñồng thời cũng chính là không gian trung tâm của truyện Rất nhiều những biến cố, sự kiện, những suy nghĩ, hành ñộng của nhân vật diễn
ra trong không gian nhà ở, căn phòng, gian bếp mặc dù nhà văn không trực tiếp miêu tả không gian ñó Ngay ñến căn buồng là nơi kín ñáo nhất, nhưng
lại là chỗ ñể Khảm “xúc trộm gạo cho vào cặp” Do ñó, không gian cư trú như một “sợi dây vô hình” thắt ngặt con người Dường như trong gia ñình lão Kiền mọi trật tự cha - con, chồng - vợ bị ñảo lộn: họ chì chiết nhau, hạ nhục nhau, tìm cách “tống cổ” nhau và thậm chí còn mong nhau…chết!
Trong một “không gian bệnh viện” tức không gian hẹp, không gian có
mái che và bên ngoài là không gian hành lang, chúng ta ñã thấy sự ñối lập:
Trong phòng, các bác sĩ ñang lo lắng mất 42 phút mổ khối u ñể cứu lão Kiền,
vậy mà, ở ngoài, Đoài lại thản nhiên nghĩ ñến “tài sản không biết chia chác thế nào” Chứng kiến sự ñối lập giữa hai không gian ñó, người ñọc không chỉ cười mà còn cám cảnh ghê tởm trước một trí thức “giả cầy” làm việc trong Bộ giáo dục: “Đoài bảo: Ông cụ ñi rồi, thật may quá!” [110; 56] Với Đoài,
Trang 21không gian gia ñình thực sự là nơi ñể hắn diễn trò phỉnh nịnh, hắn chẳng từ một ai Đoài manh tâm dục vọng với cả chị dâu “nhìn chăm chú vào khoảng lõm ở ngực chị”, mặt khác, hắn không cũng hề có chút tình cảm với ñứa em thủ túc bị tật nguyền Đoài dùng ngay chính “căn phòng cạnh nhà xí, trước là chuồng lợn, nay ñể than củi Cánh cửa bằng gỗ thùng ñóng ghép” [110; 49] ñể nhốt em mình trong ngày giỗ mẹ Có thể thấy, Nguyễn Huy Thiệp ñã cho hắn bộc lộ hết mình một cách không cần giấu diếm, thậm chí, nhiều khi còn ñể hắn bộc lộ thái ñộ sống sượng: “Ở ñâu không biết, chứ ở cái nhà này “lá vàng còn ở trên cây, lá xanh rụng xuống” là chuyện thường tình” [110; 44]
Như vậy, chỉ vẻn vẹn trong không gian một gia ñình nhỏ hẹp ta ñã thấy hiện lên rất nhiều nhân vật mà nhân vật nào cũng có tính cách riêng Tất cả những nhân vật ñó cùng ngồi chung mâm, chung bát với nhau: “ăn cơm chẳng
ai mời ai, sáu người ñàn ông ai cũng cởi trần…chan chan húp húp như rồng cuốn” [110; 42] Qua không gian của gia ñình lão Kiền, ta thấy, ñó là nơi nhà văn thể hiện sâu sắc nhất những quan niệm bản thân về cuộc sống, về con người và ñược chuyển hóa vào trong những hình tượng nghệ thuật Bằng khát vọng thể hiện cuộc sống trong chiều rộng vô cùng, chiều sâu vô tận, nhà văn
ñã ñưa vào tác phẩm của mình một không gian ña chiều, lưỡng diện
Nghiên cứu không gian trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, chúng tôi còn thấy, dường như tác giả ñã tiếp nối các nhà văn hiện thực tiền bối như Nam Cao, Vũ Trọng Phụng, Nguyễn Công Hoan, ñể bày tỏ thái ñộ phê phán
tố cáo quyết liệt ñối với những gì xấu xa, phi lí, ñó là: “thái ñộ châm biếm
phủ nhận hoàn toàn hiện tượng bị cười nhạo và dùng lí tưởng nằm ngoài hiện tượng này ñể ñối lập với nó” [08; 98] Qua mỗi dòng văn lạnh lùng kiêu bạc
của nhà văn, người ñọc dễ dàng nhận thấy tác giả không khoan nhượng trước những không gian lố bịch, khả ố và ô trọc: “Một huyện lị trung du hẻo lánh có khoảng ba chục ngôi nhà xây cất tạm bợ mà có tới gần chục ñiểm giải khát ăn
Trang 22uống” [110; 340] Trong ñó lại “có ba ñiểm trá hình buôn bán gái mại dâm”, ở ñấy, họ “chơi gái với năm nghìn trong túi” [110; 340] Nhìn bề ngoài một không gian làng quê hẻo lánh tưởng như yên bình, nhưng kỳ thực bên trong
nó ñã băng hoại nhiều về ñạo ñức
Không chỉ có thế, ở Tướng về hưu Nguyễn Huy Thiệp còn sáng tạo một
không gian nghệ thuật, mà qua ñó tác giả ñã làm lay ñộng, ray rứt lương tri người ñọc Đó là không gian diễn ra những sự kiện, những biến cố vừa hào hùng vừa ñau ñớn ñược ñan cài vào số phận cá nhân vừa là một anh hùng nhưng lại là “nạn nhân” của con người trót ñược “phong thánh” Ta ñã biết, tướng Thuấn là niềm tự hào của gia ñình, dòng họ, ông cũng là người hùng thỏa mãn: “Việc lớn trong nhà cha làm xong rồi” [110; 15] Nhưng nghiệt ngã thay, vị tướng tài ba này vẫn bị bủa vây bởi những qui luật mưu sinh khắc nghiệt: “Một hôm tôi ñi làm về, cha tôi ñứng ở dãy nhà nuôi chó và gà công nghiệp” [110; 17], nó không còn là không gian của “ñường ra trận mùa này ñẹp lắm!” [110; 28], thay vào ñó, là thực tế cuộc sống với không khí tranh giành, thực dụng, dối trá vây quanh ông Một vị tướng, xưa tung hoành ngang dọc, vậy mà, lúc nghỉ hưu lại bị cầm chân trong một không gian thường nhật chỉ ñể mưu sinh cuộc sống Không gian chiến trận xưa trong ông, ñôi lúc cũng
có hiện về, nhưng giờ chỉ là không gian trong miền hồi ức: “Cậu còn nhớ cái xóm ở ven ñường cô Huệ ñã làm bánh trôi bằng bột mì mốc” [110; 18]
Đối sánh giữa không gian chiến trận của tướng Thuấn ngày xưa và không gian thực tại tướng Thuấn bây giờ, ta chứng kiến ñược con người ở cả hai phương diện xã hội và cá nhân Sự ñối lập này cho thấy, nhà văn ñã tạo nên một không gian ngổn ngang sự kiện, một thế giới tan rã thành muôn mảnh, một thế giới bộn bề vụn vặt, khoảng cách giữa tốt và xấu ñan xen, lơ lửng Ngay việc tướng Thuấn thương người, ngay thẳng, lên án việc kiếm tiền của cô con dâu thực dụng, nhưng bản thân ông lại không tự xem lại việc dùng
Trang 23uy tín của một vị tướng ñể thu xếp những việc họ hàng nhờ vả Tướng Thuấn
là người duy nhất biết “cả tin là sức mạnh ñể sống” [110; 28], nhưng oái oăm thay, cũng lại là người ñi tìm cái chết trong niềm tin ñã lỗi thời!
Cũng ngay ở Tướng về hưu, bao ñiều giả dối và ngụy tạo, nhốn nháo,
hiện diện ngay trong không gian một ñám cưới: “Đám cưới ngoại ô lố lăng và khá dung tục…Năm mươi mâm cỗ như ế mười hai”, “lời ca tiếng hát khủng khiếp thật là một sự ô hợp láo nháo thản nhiên rất ñời, thậm chí rất ô trọc” [110; 19] Đó còn là những âm thanh hỗn tạp ñối nghịch với dàn nhạc sống
Abba và những ca từ “hiện ñại” không biết họ nhặt ở trại lính nguỵ quân hay
ở ñâu về Chứng kiến không gian ấy, ta thấy con người sống trong một thế giới tưởng chừng như không có một trật tự nào nữa: Ông Vụ phó thông gia hoảng hốt, luống cuống làm “ñổ cả rượu xuống váy cô dâu”; “Thằng Tuân cầm dao chém bố may trượt” [110; 19] Đó thực sự là thế giới “ê chề”, thế giới “không có vua”, “biển không có thuỷ thần”, cha không ra cha, con chẳng
ra con, anh em chồng vợ mập mờ trong những mối quan hệ trắng ñen, bất chính! Lồng ngược cái bi vào trong cái hài, Nguyễn Huy Thiệp ñã tiếp cận một khuynh hướng khá ñặc biệt của văn học hiện ñại, chia sẻ cảm giác lo âu của con người trước một trạng thái sống bất ổn và ñầy bất trắc Ở ñó, cái ác thường sừng sững và lẫm liệt còn cái thiện thì thường cả tin ngu ngơ mỏng manh và yếu ớt: “Tôi bảo vợ tôi: “Anh ñi nhé?” Vợ tôi bảo: “Đừng ñi Mai anh sửa cửa nhà tắm, cái cửa hỏng rồi Hôm nọ cái Mi ñang tắm, thằng Khổng
ñi qua ñịnh dở trò ñểu” [110; 27]
Một ñiều dễ thấy, cho dù không gian trong truyện của Nguyễn Huy Thiệp có hư cấu nhiều ñi nữa, cũng chỉ nhằm phơi bày một hiện thực trần trụi, cay ñộc và lạnh tanh, chua xót: “Từ nhà tôi ra nghĩa ñịa ñi tắt chỉ năm trăm mét nhưng ñi ñường chính ra cổng làng phải hai cây số Đường bé, không ñẩy
xe ñòn ñược mà phải khiêng vai…Họ khênh quan tài hồn nhiên như việc bình
Trang 24thường…Có người nằm lăn ra nói mát thật” [110; 24] Nó còn chua xót hơn nữa khi nhà văn miêu tả: “Vợ tôi làm việc ở bệnh viện sản, công việc chính là phá thai…Cha tôi dắt tôi xuống bếp chỉ vào nồi cám trong ñó có những mẩu thai nhi bé xíu” [110; 20] Người ñọc không thể thờ ơ trước một hiện thực ñầy phi lí, nhưng nó vẫn ngang nhiên tồn tại giữa cuộc sống ñời thường, mà tồn tại nhiều nữa ñằng khác Đành rằng, trong cuộc sống ñầy lo toan vất vả, ñầy tranh chấp bon chen, con người phải suy tính, phải lao tâm khổ tứ ñể tồn tại Nhưng trước cái chết của ñồng loại mà họ vẫn ngang nhiên vui vẻ, vẫn thờ ơ một cách vô tư theo kiểu “ai ñồng ý bố chết giơ tay” thì thật là ngán ngẩm
Trong Giọt máu không gian sinh nhật diễn ra mới thật lạ kì, khi cuộc
sống ở quê toàn ñói khổ nhưng Phong lại làm cỗ to mời khách, khách ở Hà Nội về hơn ba chục vị “ô tô ñậu kín một ñoạn ñê…Mấy ông kì mục trong làng dùng ngón tay nhón bánh bỏ vào mồm, dây bơ ra cả ngón tay, thấy bẩn lại bôi xuống chiếu” [110; 262] Tính chất “láo nháo” nằm ngay ở chỗ: “Phong tổ chức sinh nhật linh ñình, ăn uống xa hoa”, thế nhưng, vô tình bộc lộ rất rõ “sự quê mùa nhếch nhác”
Bên cạnh ñó, không gian thường ngày láo nháo thản nhiên rất ñời, ô
trọc ñược thể hiện ngay ở bến xe: “Chúng tôi ñến Hà Nội tìm ñến bến xe ñi
Tây Bắc Anh Bường bảo: Chúng mày cẩn thận ở Hà Nội ăn cắp như rươi, nó thỉnh mất bộ cưa thì ăn mày ñấy” [110; 99]; “có ông ñeo kính, ñể râu con kiến, tuổi bằng bố tôi bảo: “Cô em ơi, cô em ñi với anh ñi” [110; 99 ] Đó là không gian diễn ra chạm trán tay ñôi với lối nói vỗ mặt ñối tượng Trong bối cảnh chật hẹp, thời gian ngắn ngủi, khoảng cách giao tiếp bị kéo gần lại, các nhân vật va chạm với nhau, ñẩy nhau vào tình thế ñối ñầu
Ngay trong không gian của “lòng thuyền” chật hẹp ñã có sự ñan xen rất nhiều “hạng” người trong xã hội: Bọn buôn ñồ cổ gian manh, ông giáo mở
miệng toàn nói ñạo ñức, nhà thơ thì mơ mộng Truyện ngắn Sang sông
Trang 25chính là hành trình trở về với giá trị thực, khác xa những gì giả dối bản chất bên trong con người Trên thuyền, cặp tình nhân ñang “giở trò khỉ”, và cô gái chỉ ñáng cho thiếu phụ rủa là “ñồ ñĩ” nhưng trước tai hoạ của chú bé, chàng trai ñẩy cô gái ra và tháo chiếc nhẫn ñưa cho tên buôn ñồ cổ Trong khi ñó, thiếu phụ ba mươi hai tuổi xinh ñẹp chỉ biết kêu: “Làm sao bây giờ?”, nghe thấy tiếng “con cá diếc” ñã luống cuống khép ñùi lại, khác với vẻ ñài các bên ngoài, trong lòng thiếu phụ lại là người dửng dưng nhất
Từ những phân tích ở trên, chúng tôi nhận ñịnh rằng, không gian xã hội trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp là không gian “láo nháo thản nhiên rất ñời, rất ô trọc” con người không có hoài bão, xã hội không có tương lai Ở ñấy, con người luôn thường trực cảm giác bất an về một xã hội hiện ñại ngổn ngang, phi nhân tính Tâm lí hoài nghi chán chường phản kháng, chối bỏ của
con người luôn ñược coi là thời thượng “Nhà văn chẳng giải thích dài dòng,
chẳng dùng những từ ñao búa, chỉ viết những lời ai ai cũng hiểu ñược mà tạo nên cả một bầu không khí ñiên ñầu trong ñó không ai có thể hiểu ai” [77; 48]
1.1.2 Không gian tù ñọng quẩn quanh, bế tắc
Nghiên cứu không gian tù ñọng quẩn quanh bế tắc trong truyện ngắn
Nguyễn Huy Thiệp, chúng tôi chú ý ñến tính chất khép kín của không gian làng quê, không gian hẹp Ta thấy ở ñấy, nông dân ñang bị tha hóa dần bởi thú văn hóa thấp kém, trì níu bởi không khí tù ñọng ngột ngạt: “Không khí u uất, tù ñọng của làng quê làm tôi tái tê cảm giác chua xót Mọi người rối rít cuống cuồng ñể kiếm miếng ăn” [110; 80] Những con người ñầy những thành kiến ngộ nhận, ñã ñánh mất những gì làm nên niềm vui của cuộc ñời Cuộc sống ñối với họ ñơn thuần chỉ là ñấu tranh ñể kiếm miếng ăn, vui lòng với thứ văn hóa “lá cải” Những “mảnh ñất cằn ñã làm cho con người trở nên
ti tiện”, những ñịnh kiến hẹp hòi và thói ñạo ñức giả ñã làm thoái hóa bản chất của con người, phần người trong mỗi con người lương thiện: “Tất cả dân
Trang 26chúng ñông như kiến Họ sống như kiến cả thôi, xắng xở loanh quanh kiếm ăn chẳng ñược là bao”; “Tôi ñi qua rất nhiều làng mạc, vừa ñi vừa làm thuê kiếm
ăn Những làng quê tôi ñi qua ñều buồn tẻ tiêu ñiều Quanh quẩn chỉ từng ấy cây: cây lúa, cây ngô, cây khoai lang, vài thứ cây rau quen thuộc” [110; 134] Tính chất hẹp của không gian “quẩn quanh” ñược thể hiện ở môi trường hoạt ñộng hẹp của nhân vật: “Ngôi nhà nhỏ ở trên ñồi, cách ñường cái
ba chục mét Ngôi nhà ñơn ñộc lẻ loi Đằng sau ngôi nhà có hai cây nhội gai
lá ñỏ, thứ cây mọc hoang chỉ dùng làm củi” [110; 497] Trong nhà ñồ ñạc lèo tèo, ñáng kể chỉ là “cái giường rẻ quạt gỗ mít ñã sứt sẹo cả” Trẻ con ở ñấy dùng dao khắc lên thành giường những “nỗi buồn và ước mơ của chúng” Tính chất tù ñọng làm cho tâm hồn cằn cỗi và nảy sinh tội ác: “Có lần, khi tôi ngủ thiếp ở giữa chòi canh nương…khi choàng tỉnh dậy, tôi thấy Lanh ngồi xổm bên tôi chăm chú nghiền ngẫm ngắm nghía Thấy tôi mở mắt, hắn ñứng dậy bỏ phắt ra ngoài Tôi hết sức kinh hoàng và tôi chợt nghĩ rằng người ta hoàn toàn có thể giết người chỉ vì do buồn chán, giết người ñể “thỏa trí tò mò”, ñể “nghiên cứu” [110; 338] Trong truyện, Nguyễn Huy Thiệp ñã viết:
“ở ngay Hà Nội, tôi ñã thấy những tên “Quản văn Lanh”, mặc com lê hẳn hoi chứ không ñóng khố cởi truồng muốn “thịt” tôi ñể xem tâm hồn có thật là nhà văn hay không?” [110; 338] Cũng vì buồn chán, có những em bé khi bị mẹ giam hãm trong nhà ñã “tháo tung một cái ti vi mới nguyên chỉ ñể xem trong
ấy có người hay không? Em bé không hề có ñộng cơ “phá hoại” hoặc “phản ñộng” [110; 338] Không gian tù ñọng bế tắc ñã sinh ra thói “ngồi lê ñôi mách
ở các bà và một số các ông [110; 338] Tác giả cho rằng ñó “cũng là một thứ mông muội tinh thần, dẫu nó không dẫn ñến tội ác, nhưng quả thật nó cũng bẩn thỉu” [110; 338]; “Chúng ta ñang sống trong một ñất nước mà bi kịch ở con người chủ yếu do khát vọng về miếng ăn và nhà ở gây ra Đây là thứ bi kịch thảm hại nhất trong các bi kịch [110; 338]
Trang 27Trong Những bài học nông thôn, con người luôn tin và cho rằng cuộc
sống ở nông thôn là thanh bình yên ả ấm no, nhưng thực tế cho thấy, cuộc sống nghèo khổ lam lũ vẫn luôn ñè nặng họ: “Tôi vào trong nhà ngang Bóng tối mờ mờ Trong nhà chỉ thắp mỗi ngọn ñèn bé tí…Chị Hiên thủ thỉ: ở nhà quê sợ nhất là buồn chán…Hồi ấy anh Tân ñi bộ ñội tôi ñã ñịnh tự tử vì buồn chán quá” [110; 124] Những ñứa trẻ, con của những “tội ñồ” hoặc của những người nghèo bị hắt hủi lớn lên trong mặc cảm về nhân cách, sống trong hoàn cảnh hết sức nhọc nhằn, bị bầu không khí ủ ê buồn bã của núi rừng làm mụ mị
ñi Không gian chật chội quây kín lấy những con người: “Thời thơ ấu tôi ñã từng ở một huyện lị trung du và tôi từng thấm thía nỗi buồn trung du Một sự kiện nhỏ xảy ra có thể khiến người ta bàn tán hàng tháng trời” [110; 341] Người dân ở ñấy, “thuộc từng nốt ruồi trên khuôn mặt nhau”, một cô gái chửa hoang cũng làm “sôi sục cả một huyện lị” [110; 341]
Đôi khi, con người bị nhốt trong không gian tù ñọng ñó ñã ñẻ ra thói thực dụng ñến trắng trợn: “người ta ñã giết chết những con gà rồi buộc cao lên sào chỉ vì con gà ấy phá hoại vườn rau” [110; 339] Ông giáo Qùy bảo người vợ thứ hai phong tình của mình: “Cô ngủ với ai thì nhớ ñòi tiền, không
có tiền thì lấy thóc, hay lấy lợn vịt thế nào chứ ñừng ngủ không” [110; 177]
Họ là những người như nhân vật “thằng bé” trong Đời thế mà vui bị nhốt chặt
trong không khí ngột ngạt: “Trong góc nhà ñặt chiếc kiềng sắt, tro than nguội lạnh Cạnh ñấy là xô nước, nồi xoong, rổ ñựng bát ñĩa” [110; 230]
Đọc ñến ñây, khiến ta nhớ tới bức tranh nông thôn trong sáng tác của Nam Cao: “Nhà cửa lưa thưa, toàn là những nhà tre úp xúp giữa những khu vườn rộng nhưng xấu lắm Người xấu xí và rách rưới, cái số trẻ con ngoài
ñường bụng ỏng mắt toét sẵn lắm” (Quái dị) Không gian nông thôn ấy ñâu
chỉ có yên bình, ở ñấy có nhiều chuyện buồn hơn vui, chuyện hôn nhân,
Trang 28chuyện ñồng ruộng, chuyện dạy học, rồi cả ñến những chuyện triết lí cứ lần lượt hiện ra, biết bao ám ảnh, biết bao ñiều khó lí giải
Tuy nhiên, liệu ñó có phải là sai lầm không, khi nhà văn nên phơi bày tất cả những xấu xa trong tâm hồn con người lên trang giấy, cướp ñi niềm tin ngây thơ của con trẻ? Và như vậy, sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp sẽ chẳng
có gì khác biệt với một số nhà văn khác - những người chuyển rất nhanh từ cực này sang cực kia, từ những bức tranh toàn màu hồng sang những bức tranh toàn màu tối Rõ ràng không phải, trong không gian tù ñọng quẩn quanh tăm tối, Nguyễn Huy Thiệp vẫn nhìn thấy và chăm chút cho những mầm thiện
nhỏ bé - những ñốm lửa kì diệu của thiên lương trong Tâm hồn mẹ chẳng hạn
Chính ở truyện này, nhà văn cho rằng: “người lớn bị thực tế khắc nghiệt làm mất ñi sự mong manh của lôgic huyền thoại, thay vào là thứ lôgic xám xịt, rạch ròi” [110; 229] Thế nhưng, ñiều day dứt của tác giả là, cái gì có thể giúp con người có thể vượt lên trên cái vô nghĩa của cuộc sống và sự trống rỗng của tâm hồn? Đối với Nguyễn Huy Thiệp con người không thể trở nên tốt hơn, thánh thiện hơn nếu thiếu quan tâm ñến cái “xó tối tăm lương tri ngày ñêm khản tiếng khóc thầm ấy”
Nghiên cứu không gian quẩn quanh bế tắc trong truyện ngắn Nguyễn
Huy Thiệp không thể không nói tới không gian con ñường Trong nhiều tác phẩm, không gian con ñường biểu hiện hết sức nổi bật, ñộc ñáo Theo Từ ñiển Tiếng Việt, Nxb KHGD, H 1997: “Đường là lối ñi nhất ñịnh ñược tạo ra ñể
nối liền hai ñiểm hai nơi” Trong chuyên luận Thi pháp thơ Tố Hữu, Trần
Đình Sử ñưa ra khái niệm về không gian con ñường: “là biểu tượng của sự
thống nhất không gian và thời gian, là không gian vận ñộng, không gian con người ñi tới” [92; 186]
Không gian con ñường trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp ñược sử
dụng với tần số cao: Trong Những bài học nông thôn, con ñường ñược nhắc
Trang 29lại 13 lần; trong Con gái thuỷ thần, con ñường ñược nhắc lại 17 lần, Chuyện
ông Móng, con ñường ñược nhắc lại 09 lần Tuy nhiên, sự xuất hiện con ñường trong nhiều ñoạn miêu tả chưa phải là không gian nghệ thuật Chúng
chỉ ñược xem là không gian nghệ thuật trong chừng mực chúng biểu hiện mô hình thế giới, cũng như tính quan niệm của nhà văn Nhiều nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp bước ñi trên con ñường với niềm hy vọng tìm thấy một lối thoát cho cuộc sống Thế nhưng sau khi ra ñi, họ bất lực ñành
ñoạn bỏ về, không gian mơ ước ấy cứ teo lại mãi: “Đường phố thị xã xe chạy
ầm ầm tôi không ngủ ñược Sáng sớm hôm sau tôi xuôi ñường ñê tìm về ñền Tía” [110; 77] Có những con ñường ngoằn ngoèo nó bọc lấy những số phận
cá nhân ñang bị giam hãm trong vòng nghèo ñói: “Thằng bé thấy ñói Nó ra
rổ bát tìm cái ăn Mẹ nó trước khi ñi ñã ñể quà cho nó: cơm nguội với nải
chuối luộc Đường lên chợ thị xã ba mươi cây số Ô tô của chú Hảo ñến trưa
mới về Thằng bé ñó ñã ngồi xổm ở góc nhà bóc chuối ăn ñể mà tưởng tượng mình ñang ăn cỗ” [110; 321]
Bên cạnh ñó, không gian con ñường còn chất chứa những ñiều bí hiểm:
“Tôi ñi một mình trên con ñường lạ vào thôn Bóng tối chập choạng Không gian tràn ngập một thứ tình cảm dịu dàng mà bí ẩn…Tôi ñi dọc theo cái ngõ nhỏ rụng ñầy lá tre, loanh quanh một lúc trong làng vì lạc ñường [110; 133] Mặt khác, không gian con ñường còn biểu thị sự ô trọc, con ñường trở thành
không gian xác ñịnh cái chợ phân: “Trên mặt ñường nhựa vẫn lầy nhầy một lớp váng nước bu ñầy ruồi nhặng”; “Chợ phân họp chừng một giờ ñồng hồ từ
3 giờ sáng ñến 4 giờ sáng ở ngay bên ñường ñi Sơn Tây” [110; 468]
Tóm lại, ở phần không gian quẩn quanh tù ñọng, Nguyễn Huy Thiệp
thường dùng những ñoạn tả dài, chủ yếu là không gian khối, ña chiều mang sắc thái nặng nề u ám Đó là những “cảnh vật chìm trong bầu không khí chết lặng”, “mưa miên man” Những hình ảnh không gian, kiểu như: “bóng tối
Trang 30nhập nhoạng”, “bầu trời u ám”, xuất hiện khá nhiều trong những ñoạn tả dài
Hỗ trợ cho không gian ñó là âm thanh, nếu như trong những ñoạn tả ngắn, rất
ít ñoạn có âm thanh, thì những ñoạn tả dài, có tần số xuất hiện âm thanh nhiều hơn Trong tuyển tập truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, có khoảng 57 ñoạn tác giả miêu tả âm thanh/485 trang văn bản Thảng hoặc mới có “tiếng chó sủa oăng oẳng”, “tiếng dép loẹt quẹt” [110; 256], “tiếng mọt nghiến gỗ gai gai” [110; 37], “tiếng lợn kêu ầm ĩ ñằng sau công ñường” [110; 277]; “tiếng kêu khàn khàn mấy con cò bay qua” [110; 133] Nhìn vào sự phân bố các ñoạn tả như vậy, chúng tôi nhận thấy, không gian làng quê, ñôi khi cũng bị khuấy lên bởi những tiếng ñộng lớn, sau ñó nó sững lại nặng nề và chìm vào im lặng
1.2 Không gian bối cảnh thiên nhiên
Không gian thiên nhiên là toàn bộ những khung cảnh cảnh vật xung
quanh con người Con người luôn tồn tại mật thiết với thiên nhiên Thiên nhiên có khi ñược nhân hóa, có cảm xúc, ñồng cảm với con người Từ chức năng thay thế, nói hộ, thiên nhiên ñã trở thành phương tiện nghệ thuật ñể nhà văn nắm bắt và phân tích ñời sống tâm lí nhân vật G.N Pospêlốp cho rằng:
“Trong văn học thế kỉ XVII các ñoạn tả phong cảnh mang ý nghĩa tâm lí
Chúng trở thành phương tiện nghệ thuật ñể nắm bắt cuộc sống bên trong con người” [82; 84] Còn L Tônxtôi khẳng ñịnh: “Phong cảnh thiên nhiên, những bức tranh thiên nhiên giữ một vai trò rất quan trọng trong việc thể hiện tính cách nhân vật” [37; 137]
Trong tác phẩm của Nguyễn Huy Thiệp, không gian phong cảnh thiên nhiên chiếm một phần lớn trong trong tác phẩm Theo thống kê của chúng tôi
có tổng cộng: 32 ñoạn miêu tả phong cảnh thiên nhiên /485 trang văn bản/ tổng số 50 truyện ngắn Dấu ấn không gian thiên nhiên trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp hiện ra trong sự chiêm nghiệm khám phá của chủ thể nhà
Trang 31văn Do ñó, mỗi bức tranh thiên nhiên là một phát hiện riêng, cảm nhận riêng của nhà văn về thế giới
1.2.1 Không gian dòng sông
Qua khảo sát 50 truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp (Nguyễn Huy
Thiệp, Tuyển tập truyện ngắn, Nxb Hội nhà văn, 2005), Chúng tôi nhận thấy,
có 10 truyện ngắn nhà văn viết về không gian dòng sông, (chiếm 20 %) Trong mỗi truyện ngắn ñó, không gian dòng sông gắn với một câu chuyện khác, nó không chỉ ñịnh tính ñịnh danh mà còn là hình ảnh ẩn dụ Cuộc sống, lịch sử, ñời người, cũng như một dòng sông Dòng sông bao la thao thiết như người Mẹ, bề ngoài hiền lành, nhưng bên trong luôn sục sôi tình cảm yêu thương Dòng sông ñồng thời cũng là biểu tượng của cuộc sống vĩnh hằng, không gian dòng sông ñã gợi cho Nguyễn Huy Thiệp một ý thơ vô tận nối liền những sáng tác của ông với truyền thống, nối xưa với nay Cảm hứng ñó,
ñã tạo một ý thơ ñầy sức mạnh lay ñộng tâm hồn người ñọc như những ñiệu ñồng dao văng vẳng hai bên bờ - nơi tiếng nói dân gian cùng các làn ñiệu ñồng dao ñã thấm sâu vào nhiều truyện ngắn của ông Cũng từ không gian dòng sông, bức tranh về cuộc sống hiện ra với khúc hát ñắng ñót, bi thương
về những vùng ñất phơi mình trong gió cát: Chảy ñi sông ơi / Băn khoăn làm
gì? / Rồi sông ñãi hết / Anh hùng còn chi?
Lời bài hát hiện lên hình ảnh dòng sông như một dòng ánh sáng, dòng lịch sử, ghi những chiến tích anh hùng, những mất mát ñau thương, những sinh li, tử biệt Dòng sông hiện hữu giữa ñất trời và cũng là dòng tâm
linh gột rửa ñi bao nhiêu phiền muộn: Này nhé: này là dòng sông / Định
mệnh cứ cuồn cuộn chảy / Bồi và lở / Được và mất/ Con thuồng luồng nào nín hơi dưới ñáy / Ngẫm nghĩ về mẻ lưới người…[110; 329]
Không gian dòng sông, trước tiên, tượng trưng cho sự vô thường của ñời người, dòng sông trở thành chứng nhân giữa cái thiện và cái ác Dòng
Trang 32chảy của cuộc ñời là hữu hạn, nhưng dòng sông thì vô hạn, sông cứ mải miết trôi Không gian thiên nhiên dòng sông hiện ra mang trong mình nguồn mạch
từ nhiều con suối, và sông cũng chính là không gian chứa nước ñổ về biển cả
Không gian ñó, hiện diện trong nhiều truyện ngắn khác như: Chảy ñi sông ơi;
Trương Chi; Con gái thuỷ thần; Đưa sáo sang sông; Sang sông; Thương nhớ ñồng quê; Thiên văn; Chút thoáng Xuân Hương (truyện thứ ba)
Vậy tại sao trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp không gian dòng sông lại xuất hiện nhiều ñến thế? Điều này không phải do sự ngẫu nhiên, mà
có lẽ với không gian ấy, Nguyễn Huy Thiệp ñã gắn bó với nó một cách sâu nặng Trong quan niệm của ông, dòng sông dường như là nguồn cội cho sự trở về của tâm hồn, của tính thiện, sông trở thành một miền vẫy gọi thiết tha Không gian dòng sông trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp luôn luôn mang ñậm một nét duyên riêng của cảnh, khi thì nồng thắm, khi thì huyền diệu mê hoặc lòng người Vì thế, trong cái nhìn thao thiết của nhà văn, không gian dòng sông trở nên có tình, có hồn, chứ không hiện ra như một khách thể dửng dưng, một vật thể vô tri, ñơn giản: “Nước lững lờ trôi, giữa tim sông rạch một mũi sóng dập dồn, ở ñầu mũi sóng có một ñiểm ñen tựa như ñầu mũi giáo Bến ñò tĩnh lặng rất ít người qua lại…” [110; 05] Hình ảnh dòng sông ñược Nguyễn Huy Thiệp nhân hóa, sông biết cảm nhận và dâng hiến, biết căm giận
và yêu thương Đó là một cơ thể sống chứa ñựng một nguồn nội sinh bất tận:
“Tuyệt vời hơn nữa là truyền thuyết huyễn hoặc về con trâu ñen ở khúc sông này Con trâu phì bọt, nước dãi của nó tựa như trứng cá Nếu ai may mắn hớp ñược bọt ấy sẽ có sức lực phi thường” [110; 6]
Theo Từ ñiển biểu tượng văn hoá thế giới: “sông biểu tuợng của khả
năng của vạn vật, tính lưu chuyển của mọi dạng thể” [33; 829] Dòng sông
trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp vừa thấm ñẫm những cảm quan chung của vô thức cộng ñồng, vừa mang ñậm dấu ấn riêng của phong cách tác giả
Trang 33Dòng sông có thể coi là một trong những cổ mẫu của văn hoá nhân loại
Trong truyện Thiên văn, lẽ vô thường cũng thể hiện trong sự khôn lường của
tự nhiên, hơn tất cả, dòng sông gợi sự chảy trôi mải miết dòng ñời
Trong Đưa sáo sang sông, dòng sông cũng là hình ảnh của dòng ñời
chảy trôi bất tận: “Bao nhiêu nước sông ñã chảy, bao nhiêu người ñã qua ñây Phải! Bao nhiêu nước sông ñã chảy, bao nhiêu người ñã qua ñây!” [110; 425] Với Nguyễn Huy Thiệp, sự chảy trôi vĩnh cửu của dòng ñời ñi liền với nỗi ám ảnh về sự nhỏ nhoi, hữu hạn của kiếp người, hơn thế nữa, nó còn là nỗi ám ảnh về sự hư ảo, phù du của tất cả, kể cả cái ñẹp, cái xấu, cho ñến những giá trị văn minh Không gian dòng sông là nơi phát sinh nguồn sống,
là nơi lưu giữ huyền thoại và sự giải thiêng huyền thoại Không gian dòng sông vừa tượng trưng cho nguồn sống, nhưng cũng là nơi khỏa lấp và sự vùi chôn Dòng sông huyền bí có thể nuốt chửng tất cả, nó có chở thuyền ñi hay nhấn chìm Vì thế, dòng sông trở thành ñối tượng của sự thờ cúng, vừa do lòng tôn kính, vừa do sự sợ hãi Nỗi sợ hãi nước ñi ñôi với niềm tôn kính ăn sâu vào tâm thức cộng ñồng, tạo nên những vị thần sông mà con người hàng năm phải thờ cúng, thần Hà Bá Có lẽ, vì lí do ñó, mà không gian dòng sông
cũng mang tính hai mặt: sự sống và cái chết Sự sống, là dòng sông ñem lại
phong túc, phì nhiêu mang lại tôm cá, nước mang lại sự sống cho những người dân chài nghèo tội nghiệp, bắt cá ñể sống: “tiếng gõ ñuổi cá lanh canh trên mặt sông”, “tiếng sóng vỗ oàm oạp bên mạn thuyền”, cùng những con
cá mòi màu trắng bàng bạc ñầy trong lòng thuyền, mùi khói thơm nồng, mùi
cá nướng thơm ngậy lan trong không khí ban mai trong sạch
Không gian dòng sông với ý nghĩa bí ẩn thể hiện ở chỗ bến sông cũng
là không gian chứa ñựng những hiểm hoạ mà con người không ngờ tới Ám
ảnh về sông với nhân vật tôi trong Chảy ñi sông ơi chính là Hà Bá, “ñầu lâu
người chết ñuối” Hay như, tình huống nhân vật tôi chết ñuối “hụt”, cái chết
Trang 34của chị Thắm, Chương bị ñánh cũng diễn ra ở chính bến sông Trong truyện cổ tích Trương Chi xưa, sau khi chàng Trương Chi hát xong câu hát cuối “ñã nhảy xuống sông tự trầm”
Truyện Sang sông kể về một cuộc hành trình giác ngộ Theo quan
niệm của Phật giáo ñược xem như hành trình giác ngộ ñối với mỗi người, giữa “hiện hữu và phi hiện hữu” [33; 829], ngay trên chuyến ñò ấy, chú bé
ñút tay vào chiếc bình cổ rồi không sao rút ra ñược nữa Trong Thoạt kỳ thủy
của Nguyễn Bình Phương, những hồ nước, nhánh sông - nơi Khẩn trở lại nhiều lần luôn gợi không khí rờn rợn ma mị: “Nước ñỏ rực lừ lừ chảy miết
về nam với tinh thần không thể ngăn cản… ngó xuống, giật mình khi thấy những khuôn mặt mờ ảo nhưng hung hãn ñang lao ñi Một cảm giác chờn
chợn nổi dật và lan toả khắp cơ thể” Bên cạnh ñó, dòng sông còn là sức
mạnh thanh tẩy và khả năng cứu sinh, vẻ ñẹp của thiên tính nữ Dòng sông,
với tính năng làm sạch, trở thành biểu trưng cho sức mạnh thanh tẩy Theo
truyền thuyết Ấn Độ, dòng sông trên cao chính là biểu tượng của nước
thượng giới, nó tẩy uế tất cả, nó cũng là biểu tượng của sự giải thoát Đọc
tác phẩm Nguyễn Huy Thiệp chúng ta thấy dòng sông còn mở ra một không gian kì thú Nơi ấy, hoàn toàn khác xa với thế giới bên ngoài, ñường ñi tới
ñó, tựa hồ như ñi vào thiên ñàng và ở ñó con người cũng cảm thấy tâm hồn ñược thanh sạch hơn: “Đò lướt ñi trên suối êm như ru Phong cảnh hữu tình Mái chèo ñong ñưa rẽ sang hai bên những cây rong và cây lau nước Vài con chuồn chuồn kim, chuồn chuồn ớt bay theo ñâu vào cả sạp ñò” [110; 252]
Đó là ñường ñi vào chùa Hương, bước vào thế giới linh thiêng như vậy, tất
cả mọi người ñều như giũ sạch bụi trần trên suối Mọi người như “thoát tục,
tự nhiên thấy cảm ñộng, mới thấy mình sống ở ñời thật nhiều bụi bặm”, cho nên “ai cũng chào nhau thật lễ ñộ” [110; 252]
Trang 35Tóm lại, dưới ngòi bút tài năng của Nguyễn Huy Thiệp, những bức tranh miêu tả thiên nhiên dòng sông, ñã thực hiện chức năng của chúng một cách xuất sắc, tạo không gian riêng trong tác phẩm Không gian dòng sông, trước hết là những bức tranh ñộc lập Những bức tranh ñó tham gia vào quá trình khám phá, cắt nghĩa ñời sống hiện thực Vì vậy, trong quan hệ với thế giới nhân vật, dòng sông vừa là hình ảnh tả thực, vừa là ẩn dụ nghệ thuật, sự vĩnh hằng của dòng sông, giúp con người tìm ñược cái tự nhiên, nhân ái
1.2.2 Không gian biển cả
Trong quan niệm văn hóa nhân loại, biển luôn là không gian tự do ñể con người bộc lộ những ñam mê khao khát Trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, không gian biển là biểu tượng của cái tuyệt ñích mà con người tìm
kiếm, ngưỡng vọng Không gian biển xuất hiện trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp với tần số không lớn, chỉ thấp thoáng trong Thương nhớ ñồng
quê, Con gái thuỷ thần, Trương Chi, Truyện tình kể trong ñêm mưa Trong
ñó Thương nhớ ñồng quê, biển lặp lại 02 lần, Con gái thuỷ thần, biển lặp lại
22 lần, trong Trương Chi, biển chỉ nhắc 01 lần, và Truyện tình kể trong ñêm
mưa biển cũng chỉ nhắc lại 01 lần
Không gian biển là sản phẩm sáng tạo nghệ thuật của Nguyễn Huy Thiệp nhằm biểu hiện con người và thể hiện một quan niệm nhất ñịnh về cuộc sống Do ñó, sự lặp lại không gian biển trong truyện, không phải là sự lặp lại giản ñơn không gian ñịa lí Các hướng nghĩa biểu trưng của biển trong tác phẩm của Nguyễn Huy Thiệp bắt nguồn từ chính những ñặc ñiểm
bản thể của biển, ñó là các tính chất rộng, xa vời, thế giới mênh mông của
nước và thế giới của ánh sáng Không gian biển trước hết là một không gian
tự do ñể con người có thể sống trọn vẹn với toàn bộ những ñam mê, khao khát
Trong Con gái thủy thần, tình yêu của Chương ñối với Mẹ Cả, giấc mơ về
biển, thực chất cũng là tình yêu ñối với tự do Khi chào mẹ ñể ñi ra biển, lúc
Trang 36ấy nào tôi có biết rằng biển ở ñâu? Mẹ tôi bảo: Thế con bỏ mẹ ñi à? Bỏ các
em ñi à? Tôi không trả lời tôi vụt ra ngõ khi chạy” [110; 79] Hình dung về biển ñối với Chương luôn luôn là hình dung về một không gian phía trước,
“những chân trời, chân trời và mặt biển rộng xa vời” [110; 88]
Tính quan niệm của tác giả trở nên sáng tỏ, khi ñặt biển trong tương quan ñối lập với biểu tượng không gian tù ñọng của làng quê, không gian trong nhà mà Chương luôn muốn chạy trốn Chương muốn thoát khỏi
“Không khí u uất, tù ñọng của làng quê” [110; 80], tất cả làm chàng “tê tái cảm giác chua xót” Mọi người cuống cuồng rối rít ñể kiếm miếng ăn,
“những ñịnh kiến tập tục thật nặng nề”, “tinh thần gia trưởng”, “những ngộ nhận giới tính về ñạo ñức” trở thành “thứ gông cùm vô hình” của làng quê
Bên cạnh không gian biển còn tồn tại một số không gian: cánh ñồng,
bầu trời, ngôi nhà nhỏ với cửa sổ rộng, cánh rừng và bãi cỏ xanh…thể hiện
không gian mơ ước của Chương: “Tôi không thích nhận việc trong nhà Ở ngoài ñồng không khí thoáng ñãng hơn, trên ñầu tôi là bầu trời tự do, tôi không vướng những mối liên hệ nào ñấy ñối với con người” [110; 80] Có thể nói, không gian biển là một không gian xa vời, tượng trưng cho khát vọng kiếm tìm cuộc sống, khát vọng vượt thoát ra khỏi cái ñời thường nhàm tẻ, cũ
mòn Đối lập với ñại dương - một biến thể của biển trong Thiên văn cũng là
“những bến quen ê chề” Với Chương, hành trình tìm ñến với biển thực chất chính là hành trình chạy trốn khỏi kiếp sống mòn mỏi, vô vọng ñã ñè nặng lên bao thế hệ những người dân quê hiền lành, lam lũ: “Tôi biết, nếu tôi dừng lại lúc này, thì tôi sẽ không bao giờ ñi nữa Tôi sẽ quay lại công việc của mười năm trước; tôi sẽ cứ thế cho ñến rốt ñời: sáng ñi cày, chiều ñào ñá ong, tối lột giang ñan mũ” [110; 79] Chính nỗi sợ hãi cái tẻ nhàm, cũ mòn, nỗi sợ hãi những hệ luỵ nhỏ nhoi của ñời sống khiến Chương không thể gắn bó ñời mình với bất kể một người con gái nào, kể cả Phượng - cô con gái dịu dàng
Trang 37của ông trùm xứ ñạo: “Tôi không có quyền gắn sinh mạng mình với họ, bởi như thế, rốt cuộc tôi cũng lại sống như ông Nhiêu, Ông Hai Thìn hoặc những người dân hiền lành lam lũ ở quê hương tôi” [110; 86]
Như vậy, khao khát ñi ra biển thực chất là khao khát sự thay ñổi, khao khát dấn thân vào ñời sống ñầy bí ẩn ñể kiếm tìm cái tuyệt ñích Biển ñối với Chương có sức mời gọi vô tận và là một không gian ánh sáng, ñối lập với không gian tăm tối của làng quê Đi tìm con gái thuỷ thần, Chương nhằm hướng mặt trời mọc mà ñi Hai lần gặp “tín sứ” của Mẹ Cả, Chương ñều thấy tấm lưng trần loáng nước loang loáng dưới trăng hoặc ñược ánh sáng
trắng bên ngoài chiếu vào, trông kinh dị nhưng ñẹp lắm
Có thể nói, không gian biển trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp là một không gian xa xăm nhưng không phải là một không gian xa lạ gợi những lo sợ về những bất trắc tiềm ẩn mà là một vùng ánh sáng kì diệu, mời gọi con người ñi tới Hành trình ñi tới biển cũng là hành trình tìm kiếm ý nghĩa của ñời sống, hành trình ấy bắt ñầu từ sự nhổ toẹt vào trật tự của ñời sống tẻ nhàm
1.2.3 Không gian rừng núi
Làm nên sức hấp dẫn của tác phẩm, không chỉ là những biến cố lịch sử lớn, những sự kiện ñời tư chồng chéo, mà còn là không gian phong cảnh thiên nhiên rừng núi làm nổi bật mối quan hệ giữa con người và cảnh vật Khi khai thác không gian này, trung tâm chú ý của Nguyễn Huy Thiệp là cách ứng xử của con người trước thiên nhiên Con người sống trong sự bao bọc của thiên nhiên và trái lại thiên nhiên ñược con người cảm thụ, trao ñổi những nỗi niềm riêng tư, ñôi khi là sự thức tỉnh thiên lương trước cái ñẹp
Theo Nguyễn Vy Khanh trong Nguyễn Huy Thiệp và những chuyện
huyền kì núi sông, “Không gian rừng núi là nơi con người phát triển Rừng muôn ñời là thế vô tình vô cảm thản nhiên lạnh lùng tàn nhẫn Tất cả ñều ñẩy
Trang 38con người về nơi tận cùng ý thức cá nhân” [77; 381] Trong truyện ngắn của
Nguyễn Huy Thiệp, có 32 ñoạn tác giả tả thiên nhiên làm nhiệm vụ thể hiện tâm trạng, nội tâm nhân vật Số lượng các ñoạn tả chủ yếu phân bố trong các
truyện: Muối của rừng: 03 ñoạn, Con gái thuỷ thần: 04 ñoạn, Chảy ñi sông ơi:
04 ñoạn, ngoài ra còn xuất hiện lẻ tẻ trong các truyện ngắn khác Riêng trong
Những ngọn gió Hua Tát, không gian núi rừng bao phủ cả 10 truyện
Một trong những truyện ngắn hay nhất của Nguyễn Huy Thiệp viết về
không gian rừng núi là Muối của rừng, tác phẩm chính là bài ca trữ tình ca
ngợi cho sức mạnh diệu kỳ của thiên lương Tâm trạng ông Diểu, từ khi nảy
ra ý ñịnh vào rừng săn thú cho ñến khi cay ñắng nhận ra rằng: “hóa ra ở ñời trách nhiệm ñè từng mỗi sinh vật quả thực nặng nề” và “buồn tê tái ñến tận ñáy lòng Khiến ông “cay cay nơi sống mũi”, “thôi tao phóng sinh cho mày” Đến cuối chặng ñường, ông ñã bắt gặp hoa tử huyền - loài hoa biểu tượng cho
vẻ ñẹp của không gian rừng núi Nó là biểu tượng hướng tới cái ñẹp, vượt lên trên thời gian, ñồng thời nó là cái thanh cao trong cõi dung tục tầm thường
“Loài hoa tử huyền cứ ba chục năm mới nở một lần Người nào gặp hoa tử huyền sẽ may mắn Hoa này màu trắng, vị mặn, bé bằng ñầu tăm, người ta vẫn gọi hoa này là muối của rừng…” [110; 67]
Đối với Nguyễn Huy Thiệp không gian núi rừng thường ñem ñến cho ông những cảm xúc về cái ñẹp, nó gợi cảm và ñem ñến cho tâm hồn mỗi con người những giây phút thư thái bình yên Không gian huyền bí của núi rừng luôn thu hút sự chú ý của con người bởi vẻ trầm tư, kín ñáo nhưng không kém phần bí hiểm Cho nên, không gian núi rừng nên thơ thường là phông nền và góp phần quyết ñịnh làm nên thành công của tác phẩm Đây là không gian tuyệt ñẹp của núi rừng trong quãng thời gian sau Tết Nguyên ñán một tháng:
“Cây cối ñều nhú lộc non, rừng xanh ngắt và ẩm ướt Thiên nhiên vừa trang trọng, vừa tình cảm” [110; 59] Thiên nhiên mang một vẻ ñẹp vừa kiêu sa lại
Trang 39vừa gần gũi, vẻ ñẹp ấy là vẻ ñẹp của Tạo hóa, ñất trời ñã ban tặng Vẻ ñẹp ấy mang một chút tinh tế dịu dàng, không ồn ào, mà e ấp, một tiếng ñộng mạnh cũng dễ dàng tan biến mất: “Chân giẫm lên lớp lá ải mục”, con người như ñang bước trên tấm thảm nhung mịn Không gian núi rừng còn ñem ñến một không khí nhẹ nhàng thanh lọc: “Thỉnh thoảng lại ñược thót mình bởi một giọt nước trên cây rỏ xuống vai trần thì tuyệt thú” [110; 59]
Không gian rừng núi ñó không phải lúc nào cũng tĩnh lặng, êm ả, mà chứa chất trong nó muôn vàn sự sống ñang sinh sôi nảy nở: “Cành cây xòa trước mặt, tiếng chim hót những giọt nước mưa ñọng lại trên cây, mùi lá mục
ẩm ướt những con chim xanh, con chim ñỏ, con chim vàng, những cánh mối ướt rụi, những con bọ nhảy, tiếng vượn kêu não nùng, bông hoa bé xíu” [110; 187], tất cả như ñang cất lên bản nhạc làm say lòng người
Nếu như không gian ban ngày thiên nhiên núi rừng trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp muôn màu muôn sắc, thì ban ñêm, không gian núi rừng ñó khoác trên mình một tấm áo choàng nhung màu ñen tuyền, một vẻ ñẹp kì bí:
“Đêm trong rừng mênh mông và hư ảo lắm Tiếng côn trùng rỉ rắc, mùi hương rừng nồng nàn” [110; 193] Mùi hương ấy chính là tinh chất ñược chắt lọc từ hồn thiêng của núi rừng, có lẽ vào ban ñêm con người mới cảm nhận hết sự tinh túy của nó Không gian rừng núi không phải lúc nào cũng hiu quạnh, mà nó gắn bó mật thiết với con người: “Bản Hua Tát ở trong thung lũng hẹp và dài, ba bề bốn bên là núi cao bao bọc, cuối thung có hồ nước nhỏ, nước gần như không bao giờ cạn Xung quanh hồ khi thu ñến hoa cúc vàng nở ñến nhức mắt [110; 196] Bản Hua Tát tồn tại ở một nơi hẻo lánh ñược thiên nhiên che chở bao bọc Ẩn sâu trong thung lũng nên thơ là hình ảnh hồ nước với những bông cúc dại màu vàng mọc viền xung quanh Từ thung lũng Hua Tát ñi ra bên ngoài có nhiều lối Lối ñi chính rải ñá, vừa một con trâu Hai bên lối này “ñầy những cây mè loi, tre, vầu, bứa, và hàng trăm thứ cây dây leo
Trang 40không biết tên gọi là gì Thung lũng Hua Tát ít nắng Ở ñây quanh năm cứ lung bung một thứ sương mù bàng bạc nên nhìn người chỉ nhìn thấy những nét nhòa nhòa ñại thể” [110; 196] Không gian núi rừng Tây Bắc khá ñặc biệt
và khó có thể trộn lẫn với bất kì nơi khác Tây Bắc là khung cảnh mênh mông
bí ẩn và thơ mộng luôn ñược bao phủ một màn sương mù dày ñặc Sương mù
ở vùng núi cao khác với sương mù ở vùng ñồng bằng, nó dày ñặc, lễnh loãng, mênh mông bí ẩn, không hoang tưởng, không làm hại ai, nó là khí núi tan ra rồi tụ lại Ở ñây, sương mù thiên nhiên cũng huyền bí vô cùng, người ñi trong sương mù ñang còn dày ñặc ñi chợ như ñang ñi trong mơ, cách một sải tay chẳng nhìn thấy gì Vì vậy, không gian thiên nhiên rừng núi trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp không còn là không gian thiên nhiên thuần túy mà ñã trở thành không gian cảm giác ñược phản ánh qua cái nhìn của người viết
Như vậy, không gian núi rừng trong tác phẩm của Nguyễn Huy Thiệp lúc thì dịu dàng ñằm thắm, lúc thì rực rỡ sống ñộng tất cả ñều ñược nhà văn miêu tả tinh tế Trước một không gian rừng núi hoang sơ thánh thiện không
có lí do gì khiến con người nghĩ tới những ñiều xấu xa ñê tiện của cuộc sống hàng ngày Dường như con người ñã quên ñi tất cả những buồn vui, những lo toan bộn bề Không gian rừng núi mang vẻ ñẹp và sức mạnh diệu kì, ở ñó người ta tìm thấy những vẻ ñẹp còn nguyên sơ huyền ảo mà không phải ở ñâu cũng có thể thấy ñược
1.2.4 Không gian thiên nhiên ñồng quê
Bên cạnh vẻ ñẹp của không gian núi rừng, vẻ ñẹp của không làng quê cũng mang lại nguồn cảm hứng thơ cho Nguyễn Huy Thiệp Thông thường, trong truyện ông thường diễn ra những lời kể và những ñoạn hội thoại ngắn gọn, do ñó ñã tạo ra một không khí gấp gáp khẩn trương ñôi khi còn rất căng thẳng Để làm dịu ñi phần nào cái không khí ấy, thỉnh thoảng tác giả xen vào những ñoạn miêu tả vẻ ñẹp của thiên nhiên: “cả bầu trời ngập trong tiếng sáo”