Khơng gian biển cả

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ khoa học Ngữ Văn Không gian và thời gian nghệ thuật trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp (Trang 35)

6. Cấu trúc luận văn

1.2.2. Khơng gian biển cả

Trong quan niệm văn hĩa nhân loại, biển luơn là khơng gian tự do để con người bộc lộ những đam mê khao khát. Trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, khơng gian biển là biểu tượng của cái tuyệt đích mà con người tìm kiếm, ngưỡng vọng. Khơng gian biển xuất hiện trong truyện ngắn Nguyễn

Huy Thiệp với tần số khơng lớn, chỉ thấp thống trong Thương nhớ đồng quê, Con gái thuỷ thần, Trương Chi, Truyện tình kể trong đêm mưa. Trong

đĩ Thương nhớ đồng quê, biển lặp lại 02 lần, Con gái thuỷ thần, biển lặp lại 22 lần, trong Trương Chi, biển chỉ nhắc 01 lần, và Truyện tình kể trong đêm

mưa biển cũng chỉ nhắc lại 01 lần.

Khơng gian biển là sản phẩm sáng tạo nghệ thuật của Nguyễn Huy Thiệp nhằm biểu hiện con người và thể hiện một quan niệm nhất định về cuộc sống. Do đĩ, sự lặp lại khơng gian biển trong truyện, khơng phải là sự lặp lại giản đơn khơng gian địa lí. Các hướng nghĩa biểu trưng của biển trong tác phẩm của Nguyễn Huy Thiệp bắt nguồn từ chính những đặc điểm bản thể của biển, đĩ là các tính chất rộng, xa vời, thế giới mênh mơng của nước và thế giới của ánh sáng. Khơng gian biển trước hết là một khơng gian

tự do để con người cĩ thể sống trọn vẹn với tồn bộ những đam mê, khao khát.

Trong Con gái thủy thần, tình yêu của Chương đối với Mẹ Cả, giấc mơ về

31

ấy nào tơi cĩ biết rằng biển ở đâu? Mẹ tơi bảo: Thế con bỏ mẹ đi à? Bỏ các em đi à? Tơi khơng trả lời tơi vụt ra ngõ khi chạy” [110; 79]. Hình dung về biển đối với Chương luơn luơn là hình dung về một khơng gian phía trước, “những chân trời, chân trời và mặt biển rộng xa vời” [110; 88].

Tính quan niệm của tác giả trở nên sáng tỏ, khi đặt biển trong tương quan đối lập với biểu tượng khơng gian tù đọng của làng quê, khơng gian trong nhà mà Chương luơn muốn chạy trốn. Chương muốn thốt khỏi “Khơng khí u uất, tù đọng của làng quê” [110; 80], tất cả làm chàng “tê tái cảm giác chua xĩt”. Mọi người cuống cuồng rối rít để kiếm miếng ăn, “những định kiến tập tục thật nặng nề”, “tinh thần gia trưởng”, “những ngộ nhận giới tính về đạo đức” trở thành “thứ gơng cùm vơ hình” của làng quê.

Bên cạnh khơng gian biển cịn tồn tại một số khơng gian: cánh đồng,

bầu trời, ngơi nhà nhỏ với cửa sổ rộng, cánh rừng và bãi cỏ xanh…thể hiện

khơng gian mơ ước của Chương: “Tơi khơng thích nhận việc trong nhà. Ở ngồi đồng khơng khí thống đãng hơn, trên đầu tơi là bầu trời tự do, tơi khơng vướng những mối liên hệ nào đấy đối với con người” [110; 80]. Cĩ thể nĩi, khơng gian biển là một khơng gian xa vời, tượng trưng cho khát vọng kiếm tìm cuộc sống, khát vọng vượt thốt ra khỏi cái đời thường nhàm tẻ, cũ mịn. Đối lập với đại dương - một biến thể của biển trong Thiên văn cũng là “những bến quen ê chề”. Với Chương, hành trình tìm đến với biển thực chất chính là hành trình chạy trốn khỏi kiếp sống mịn mỏi, vơ vọng đã đè nặng lên bao thế hệ những người dân quê hiền lành, lam lũ: “Tơi biết, nếu tơi dừng lại lúc này, thì tơi sẽ khơng bao giờ đi nữa. Tơi sẽ quay lại cơng việc của mười năm trước; tơi sẽ cứ thế cho đến rốt đời: sáng đi cày, chiều đào đá ong, tối lột giang đan mũ” [110; 79]. Chính nỗi sợ hãi cái tẻ nhàm, cũ mịn, nỗi sợ hãi những hệ luỵ nhỏ nhoi của đời sống khiến Chương khơng thể gắn bĩ đời mình với bất kể một người con gái nào, kể cả Phượng - cơ con gái dịu dàng

32

của ơng trùm xứ đạo: “Tơi khơng cĩ quyền gắn sinh mạng mình với họ, bởi như thế, rốt cuộc tơi cũng lại sống như ơng Nhiêu, Ơng Hai Thìn hoặc những người dân hiền lành lam lũ ở quê hương tơi” [110; 86].

Như vậy, khao khát đi ra biển thực chất là khao khát sự thay đổi, khao khát dấn thân vào đời sống đầy bí ẩn để kiếm tìm cái tuyệt đích. Biển đối với Chương cĩ sức mời gọi vơ tận và là một khơng gian ánh sáng, đối lập với khơng gian tăm tối của làng quê. Đi tìm con gái thuỷ thần, Chương nhằm hướng mặt trời mọc mà đi. Hai lần gặp “tín sứ” của Mẹ Cả, Chương đều thấy tấm lưng trần lống nước loang lống dưới trăng hoặc được ánh sáng trắng bên ngồi chiếu vào, trơng kinh dị nhưng đẹp lắm.

Cĩ thể nĩi, khơng gian biển trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp là một khơng gian xa xăm nhưng khơng phải là một khơng gian xa lạ gợi những lo sợ về những bất trắc tiềm ẩn mà là một vùng ánh sáng kì diệu, mời gọi con người đi tới. Hành trình đi tới biển cũng là hành trình tìm kiếm ý nghĩa của đời sống, hành trình ấy bắt đầu từ sự nhổ toẹt vào trật tự của đời sống tẻ nhàm.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ khoa học Ngữ Văn Không gian và thời gian nghệ thuật trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(153 trang)