Thời gian trần thuật

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ khoa học Ngữ Văn Không gian và thời gian nghệ thuật trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp (Trang 51)

6. Cấu trúc luận văn

2.1. Thời gian trần thuật

Đặng Anh Đào cho rằng: “Khơng riêng gì các nhà lí luận, mà các tiểu

thuyết gia cũng ý thức được nhu cầu đổi mới cách thể hiện thời gian” [26; 87].

Nếu thi pháp học quan tâm chủ yếu đến thời gian của nhân vật, của những sự kiện diễn ra trong tác phẩm, thì tự sự học quan tâm nhiều hơn đến thời gian của việc kể, tức là thời gian trần thuật vốn gắn liền với người kể chuyện. Theo Trần Đình Sử: “Mối quan tâm giữa thời gian trần thuật và thời gian được

47

trần thuật đã được các nhà Hình thức Nga, Vưtgơxtki phát hiện từ lâu. G. Genette cĩ cơng lập ra cơng thức để phân tích như là phép tu từ của trần thuật” [91; 94].

Thời gian trần thuật (thời gian tự sự - narrative time) “chính là thời

gian của người kể, của sự kể. Nĩ cĩ mở đầu và kết thúc, nĩ cĩ tốc độ và nhịp điệu riêng do người kể cĩ thể kể nhanh hay chậm. Nĩ cĩ thể đem cái sau kể trước và ngược lại đem cái trước kể sau” [88; 81]. Đĩ là thời gian của trật tự

các sự kiện đã được phân bố lại trong truyện do sắp xếp chủ quan của người kể chuyện. Thời gian trần thuật khơng tuân theo qui luật của thời gian vật lí mà được tái tạo lại bởi người kể chuyện. Vì vậy, trình tự trần thuật thường bị đảo lộn bằng cách thuật lại những chuyện đã qua (đảo thuật - analepse) hay thậm chí những việc chưa đến (dự thuật - prolepse), cịn được gọi là “dự tự” (Trần Đình Sử). Các thủ pháp rút gọn, tỉnh lược, ngưng nghỉ, lặp lại…cũng thường được người kể chuyện sử dụng để tổ chức thời gian của trật tự các sự kiện sao cho đạt hiệu quả nghệ thuật cao nhất. Lí thuyết thời gian trần thuật của G. Genette gồm ba yếu tố: trình tự thời gian, tốc độ và tần suất [02; 05].

Thứ nhất, về trình tự thời gian là chỉ ra mối quan hệ “giữa trật tự thời gian kế tục các sự kiện trong sự nĩi đến và trật tự thời gian giả của sự trình bày chúng” [40; 114]. Nếu câu chuyện tuần tự diễn ra theo thời gian biên niên

thì thời gian trần thuật và thời gian sự kiện hồn tồn trùng khít. Tuy nhiên, trong truyện kể, trình tự thời gian này thường cĩ nhiều biến đổi khiến thời gian trần thuật và thời gian sự kiện hiếm khi trùng khít với nhau. Bao giờ

cũng cĩ độ lệch nhất định giữa thời gian sự kiện và thời gian trần thuật. Khoảng cách được tạo nên bởi độ lệch ấy được Genette gọi là thời sai – sự sai biệt giữa thời gian của chuyện (thời gian sự kiện) và thời gian truyện (thời

gian trần thuật). Độ lệch giữa thời gian sự kiện và thời gian trần thuật trong

48

trước thời điểm “hiện tại” của câu chuyện được gọi là đảo thuật; kể trước các sự kiện vốn diễn ra sau thời điểm “hiện tại” của câu chuyện gọi là dự thuật” [83; 17-18].

Thứ hai, về tốc độ (khoảng thời gian) chỉ ra mối liên hệ giữa khoảng

thời gian cĩ thể thay đổi các phần của câu chuyện với độ dài của chính văn bản mà trong đĩ các phần truyện được kể lại. Nĩi đến tốc độ trần thuật, do vậy, là nĩi đến cách kể của người kể chuyện: “kể nhanh hay chậm, kể tỉ mỉ về từng sự kiện, chi tiết hay chỉ lựa chọn những sự việc quan trọng” [88; 81]. Về

tốc độ trần thuật, Genette phân biệt bốn dạng thức quan trọng: Lược thuật

(Summary), Tỉnh lược (ellipsis), Ngừng nghỉ (pause), Hoạt cảnh (scene). Bốn vận động tự sự này đều xuất hiện trong hầu hết truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp và được sử dụng linh hoạt.

Thứ ba, tần suất chỉ ra “mối quan hệ tần số giữa truyện và cốt truyện”

[40; 117], là tần số xuất hiện của việc kể chuyện (sự kiện trong truyện được kể một lần hay nhiều lần, lặp lại hay khơng lặp lại hay khơng lặp lại). Trong các truyện kể, thơng thường người kể chuyện sẽ kể lại một lần điều xảy ra một lần - dạng trần thuật đơn. Các sự kiện xảy ra một lần sẽ được người kể chuyện lựa chọn và kể lại. Tuy nhiên, điểm thú vị của truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp lại nằm ở chỗ “người kể chuyện cĩ thể kể lại nhiều lần điều xảy ra nhiều lần; kể lại nhiều lần điều xảy ra một lần - dạng trần thuật lặp; hoặc kể lại một lần điều xảy ra nhiều lần - dạng trần thuật khái quát” [40; 117].

Khảo sát thời gian trần thuật theo lí thuyết của Genette sẽ thấy được diện mạo đa dạng của truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp. Trong khi vận dụng lí thuyết này, cĩ một số phương diện nổi bật mà chúng tơi muốn làm sáng tỏ: đĩ là sự đảo lộn trình tự trần thuật của người kể chuyện. Nĩi cách khác một

trong những phương tiện đặc sắc của việc tổ chức thời gian trần thuật trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp là kiểu trần thuật phi tuyến tính với những

49

đảo lộn thời gian, với kĩ thuật đồng hiện, tập trung ở chùm chuyện “giả lịch

sử” 06 truyện, chùm truyện “giả cổ tích” 10 truyện. Trên tổng số 50 truyện (Nguyễn Huy Thiệp, Tuyển tập truyện ngắn, Nxb Hội nhà văn, H. 2005).

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ khoa học Ngữ Văn Không gian và thời gian nghệ thuật trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(153 trang)