1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nhân vật trẻ em trong truyện Nguyễn Nhật Ánh

107 462 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 107
Dung lượng 721,34 KB

Nội dung

Các sáng tác này đặc sắc trong việc thể hiện thế giới nhân vật tuổi thơ đầy những cung bậc, sắc màu… Nguy n Nhật nh từ lâu đã được những độc giả nhỏ tuổi nhắc đến với bao tình cảm trìu m

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2

NGUYỄN THỊ ĐÀI TRANG

NHÂN VẬT TRẺ EM TRONG TRUYỆN NGUYỄN NHẬT ÁNH

Chuyên ngành: Lí luận văn học

Mã số: 60 22 01 20 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Tôn Thảo Miên

HÀ NỘI, 2013

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Trước hết, tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS Tôn Thảo Miên, người

đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện luận văn, từ việc định hướng, lựa chọn đề tài đến việc xây dựng đề cương và triển khai luận văn Cô đã có những góp ý cụ thể cho công trình và luôn luôn động viên để tôi có thể hoàn thành nhiệm vụ của mình

Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy, cô giáo của khoa Ngữ văn, đặc biệt

là các thầy, cô trong tổ Lí luận văn học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2

đã hết sức nhiệt tình trong quá trình giảng dạy, giúp tôi có được những kiến thức nền cũng như những kiến thức bổ trợ quý giá phục vụ trực tiếp cho quá trình thực hiện luận văn

Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình và người thân của tôi, những người đã tạo cho tôi một điểm tựa vững chắc cả về vật chất lẫn tinh thần trong suốt thời gian qua

Học viên

Nguyễn Thị Đài Trang

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Luận văn được hoàn thành dưới sự hướng dẫn trực tiếp của PGS.TS Tôn Thị Thảo Miên Tôi xin cam đoan rằng:

- Luận văn là kết quả nghiên cứu, tìm tòi của riêng tôi

- Những tư liệu được trích dẫn trong luận văn là trung thực

- Kết quả nghiên cứu này không hề trùng khít với bất kì công trình nghiên cứu nào từng công bố

Nếu sai, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm

Trang 4

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1.Lý do chọn đề tài 1

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 2

3 Mục đích nghiên cứu 6

4 Đối tượng nghiên cứu 6

5 Phạm vi nghiên cứu 6

6 Phương pháp nghiên cứu 7

7 Đóng góp của luận văn 7

8 Cấu trúc luận văn 7

NỘI DUNG 8

CHƯƠNG 1: DIỆN MẠO VĂN HỌC THIẾU NHI THỜI KÌ ĐỔI MỚI VÀ VAI TRÒ CỦA NHÀ VĂN NGUYỄN NHẬT ÁNH 8

1.1 iện mạo văn học thiếu nhi thời kì đổi mới 8

1.1.1 i m ă c u nhi 8

1.1.2 n o nh t ă c u nhi 15

1.2 Nguy n Nhật nh – nhà văn của thiếu nhi 24

1.2.1 Con 24

1.2.2 26

1.2.3.Quan m ng c cho u nhi a n t nh 28

CHƯƠNG 2: QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT VỀ CON NGƯỜI VÀ KIỂU NHÂN VẬT TRẺ EM TRONG TRUYỆN NGUYỄN NHẬT ÁNH 30

2.1 Nhân vật phù thủy là trẻ em 30

2.2 Thế giới trẻ em bất hạnh đáng thương 34

2.3 Thế giới nhân vật trẻ em được sống đủ đầy,hạnh phúc 38

2.4 Những bài học cuộc sống từ nhân vật trẻ em 41

Trang 5

2.4.1 Từ b o 41 2.4.2 Đ b o l 51

CHƯƠNG 3: NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN VẬT TRẺ EM TRONG TRUYỆN NGUYỄN NHẬT ÁNH 56

3.1 Khái quát về nhân vật văn học 56 3.2 Nghệ thuật xây dựng nhân vật trẻ em trong truyện Nguy n Nhật nh 60

3.2.1 C ặ ê 60 3.2.2 M ê ả o 64 3.2.3 M ê ả í , ộ a â 70 3.2.4 M ê ả â lí â 74

3.3 Vấn đề tiếp nhận truyện viết cho trẻ em của Nguy n Nhật nh 92

KẾT LUẬN 95 TÀI LIỆU THAM KHẢO 98

Trang 6

1.2 Nguy n Nhật nh là nhà văn rất thành công ở lĩnh vực văn học viết cho trẻ em Các sáng tác này đặc sắc trong việc thể hiện thế giới nhân vật tuổi thơ đầy những cung bậc, sắc màu… Nguy n Nhật nh từ lâu đã được những độc giả nhỏ tuổi nhắc đến với bao tình cảm trìu mến bởi ông là nhà văn của các em, viết vì các em, cho các em Ông thường giữ nét đặc trưng trong văn phong của mình – chất hài hước nhẹ nhõm, đáng yêu khiến cho độc giả luôn giữ nụ cười trên môi khi thưởng thức những tác phẩm của ông Đây là giá trị tinh thần to lớn mà Nguy n Nhật nh đã mang đến cho nền văn học thiếu nhi Việt Nam

Theo thống kê của nhà xuất bản Kim Đồng, các tác phẩm của nhà văn Nguy n Nhật nh đã đạt tới con số kỉ lục Một tác phẩm khá quen thuộc của

Nguy n Nhật nh là bộ truyện í oa, “bộ ở

V a ợ x ấ bả ấ , ợ ố ộ bả

Trang 7

in – ộ ợ ó o lị ử o a V

a ” ( í oa) Đặc biệt, C o ô x ộ é ơ là tác phẩm

nằm trong loạt các sáng tác mới nhất của nhà văn được viết theo phong cách

dí dỏm, gắn kết những hồi ức tươi đẹp hồn nhiên của tuổi thơ với cuộc sống thực tế của người lớn Tác phẩm đã giúp nhà văn nhận giải thưởng của Hội nhà văn Việt Nam năm 2009 và giải thưởng văn học ASEAN lần thứ 11 năm 2010…

Với khối lượng sáng tác khổng lồ của nhà văn, nhân vật chủ yếu trong các sáng tác của ông là nhân vật trẻ em Nhân vật trẻ em trong truyện Nguy n Nhật nh thu hút được nhiều sự quan tâm của giới chuyên môn Tuy nhiên chưa có công trình nghiên cứu chuyên sâu từ góc nhìn lí luận văn học về nhân vật trẻ em trong tác phẩm của nhà văn Qua đó thấy được phong cách của nhà văn cũng như ghi nhận những đóng góp của nhà văn cho nền văn học trẻ em nước nhà Trong khi văn học thiếu nhi nước ngoài đang có sự xâm nhập ồ ạt,

có cả truyện tranh, đặc biệt là truyện tranh Nhật Bản…, đã thu hút độc giả trẻ nước ta thì việc nghiên cứu về thành tựu của một tác giả viết cho thanh thiếu niên trong nước là việc làm cần thiết

Đó là những lí do để chúng tôi chọn Nhân vật trẻ em trong truyện

Nguyễn Nhật Ánh là đề tài nghiên cứu của mình

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Nguy n Nhật nh là nhà văn được nhắc đến khá nhiều trên các di n đàn văn học, văn hóa, giả trí và cả tạp chí chuyên môn Tuy nhiên những bài viết có liên quan đến nhân vật đặc biệt là nhân vật trẻ em trong tác phẩm của ông thì còn riêng lẻ và chưa có hệ thống Trong quá trình nghiên cứu tìm hiểu

đề tài, chúng tôi được tiếp xúc với các tài liệu sau:

Tên tuổi của Nguy n Nhật nh và một loạt tác phẩm của ông xuất hiện khá nhiều trên các báo, tạp chí, trên các trang thông tin điện tử, trong các

Trang 8

cuốn sách nghiên cứu về văn học thiếu nhi Việt Nam cũng như ở cả những tài liệu không trực tiếp liên quan đến văn học Trước hết là ở các ấn phẩm mang

tính chất chuyên ngành như các sách nghiên cứu về văn học thiếu nhi, T í

ê ă , báo Vă , Vă , Vă â ộ … Trong

số các tài liệu trên đáng chú ý nhất là công trình oa ă

V a do hai tác giả Vân Thanh và Nguyên An biên soạn tập 1,

Tổng quan, hai tác giả đã sưu tầm và giới thiệu một loạt các bài viết về văn học thiếu nhi Việt Nam, trong đó có nhiều bài của các tác giả khác nhau như

Lã Thị Bắc Lý, Nguy n Hương Giang, Thu Việt, Văn Hồng, Vân Thanh, Nguy n Thị Thanh uân có đề cập đến Nguy n Nhật nh và tác phẩm của

ông Trong bài viết T o a 1 7 o của Bắc Lý, mặc dù vẫn trích dẫn Nguy n Nhật nh và các

tác phẩm của ông như một minh họa cho các luận điểm về văn học thiếu nhi trong thời kì đổi mới nhưng tác giả Bắc Lý đã có nhiều đoạn mang tính chất

giới thiệu, phân tích khái quát giá trị của tác phẩm í oa, bộ truyện

dài đầu tiên của Nguy n Nhật nh Thêm một đóng góp nữa, tác giả Hương

Giang đã dành cả bài viết “ ô d ỡ â ồ ơ” để nói về Nguy n Nhật nh và một loạt các tác phẩm của nhà văn như: Cô ừ

ô a, ó ă ỗ ồ , C ú bé ắ ố , T ê ầ ỏ a ô , H

ỏ, o bo lê … Nguy n Nhật nh được đánh giá cao không chỉ bởi

vì ông đã viết nhiều, viết hay về văn học thiếu nhi, đã động chạm tới những mảng đề tài còn ít và khó viết như đề tài về trường học và việc học của trẻ em – mà quan trọng hơn, thông qua tất cả những trang viết ấy, Nguy n Nhật nh còn đóng vai trò là một người thầy, một nhà giáo dục, giúp nuôi dưỡng tâm

hồn trẻ thơ Nguy n Hương Giang đã đánh giá: “ ữ ố bé ỏ a

ẽ l ó ă ầ o a o a

e ” [45,tr.365]

Trang 9

Bên cạnh các ấn phẩm trên, các bài viết về Nguy n Nhật nh và các

tác phẩm của ông còn xuất hiện trên các báo như lao ộ , T o , T o , T , ả ó , ữ, lao ộ , M

í , các tạp chí T , a …trên các báo điện tử và nhiều trang thông tin điện tử như ả ó o l e, V e a e , Evan.net, Phongdiep.net… iêng bộ truyện í oa còn được dựng

thành phim truyền hình nhiều tập cho thiếu nhi, các tác phẩm khác cũng được

dựng thành phim như Cô ừ ô a và một số truyện của Nguy n

Nhật nh đang có dự án chuyển thể thành truyện tranh Như thế có thể thấy rằng Nguy n Nhật nh là tác giả đang rất được quan tâm và giành được nhiều tình cảm ưu ái của độc giả ở mọi lứa tuổi Tuy nhiên, các bài viết ở ấn phẩm

kể trên dù rất phong phú nhưng chủ yếu tìm hiểu trên một tác phẩm riêng lẻ của nhà văn chứ không phải trên một tập hợp các tác phẩm, hoặc chủ yếu là thể hiện những cảm nhận khi đọc các tác phẩm của Nguy n Nhật nh

Có thể nói công trình “T ơ a a

o bộ í oa” của tác giả Phạm Thị Bền (luận văn thạc

sĩ khoa học Ngữ văn, chuyên ngành văn học Việt Nam, 2005, Trường Đại học

Sư phạm Hà Nội) là công trình đầu tiên đi sâu nghiên cứu về một tác phẩm

của Nguy n Nhật nh Chính tác giả trực tiếp kh ng định điều này: “Đâ l

Trang 10

ô ê b ầ ê ê ă x ô , ặ

b l ừ ợ o l ộ “ ợ ” o ă

ấ ă ầ â ” [32,tr.11 công trình này, tác giả Phạm Thị Bền đã

đi sâu khai thác bộ truyện í oa trên cả hai phương diện nội dung và nghệ thuật dưới góc nhìn “ ơ” Tác giả cũng đã có cách nhìn

khoa học khi đặt sáng tác của Nguy n Nhật nh trong dòng văn học thiếu nhi Việt Nam và khu biệt hơn về thời gian: thời kì đổi mới Công trình nghiên cứu của tác giả Phạm Thị Bền nói chung và những khám phá của tác giả về bộ

truyện í oa nói riêng thực sự là những gợi ý hết sức quý báu cho

chúng tôi trên rất nhiều vấn đề khi thực hiện đề tài của mình: về một số khía cạnh, nội dung của đề tài, về phương pháp, cách thức triển khai và tổ chức vấn đề nghiên cứu, sự đầu tư tìm tòi tỉ mỉ của tác giả Phạm Thị Bền

Bên cạnh Phạm Thị Bền, tác giả Vũ Thị Hương cũng thể hiện mối quan tâm của mình với các tác phẩm của nhà văn Nguy n Nhật nh qua công trình

“T ” (Luận văn thạc sĩ khoa học

Ngữ văn, chuyên ngành văn học Việt Nam hiện đại, 2009, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội) So với Phạm Thị Bền, Vũ Thị Hương mở rộng đối tượng

nghiên cứu thêm hai tác phẩm Bên cạnh í oa có thêm C x Lang Biang và C o ô x ộ é ơ Một điểm chung d nhận thấy ở

hai công trình trên là các tác giả đều nghiên cứu tác phẩm của Nguy n Nhật

nh trong mối tương quan với văn học thiếu nhi Việt Nam Đây cũng là một nhiệm vụ chúng tôi sẽ triển khai trong công trình nghiên cứu của mình Có lẽ tính chất khoa học tự nó tạo ra những quy luật và sự trùng hợp ngẫu nhiên lý thú Tìm hiểu thế giới nghệ thuật truyện Nguy n Nhật nh, tác giả Vũ Thị Hương đã có những đóng góp cụ thể khi đề cập đến: quan điểm nghệ thuật truyện Nguy n Nhật nh, nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật, nghệ thuật tổ chức cốt truyện, ngôn ngữ trẻ thơ, vấn đề thời gian và không gian nghệ thuật

Trang 11

Gần đây nhất, vào cuối năm 2012 với cuốn sách “ –

o ử bé o ơ” do Lê Minh Quốc biên soạn của nhà xuất

bản Kim Đồng giới thiệu là cuốn sách đầu tiên tập hợp khá đầu đủ thông tin liên quan đến tiểu sử bản thân, hành trình văn chương Nguy n Nhật nh Tập sách còn cung cấp cho bạn đọc những góc nhìn khác nhau của đồng nghiệp, báo chí trong và ngoài nước về Nguy n Nhật nh và các tác phẩm làm nên tên tuổi nhà văn Cuốn sách sẽ giúp bạn đọc tìm thấy nhiều điều bổ ích, lý thú qua những câu chuyện từ thuở hoa niên và con đường nhà văn nổi tiếng của

tác giả í oa

Nhìn chung, các tài liệu đã có đề cập đến vấn đề nhân vật trẻ em trong sáng tác của Nguy n Nhật nh nhưng hoặc chỉ dừng lại ở một tác phẩm cụ thể, hoặc chưa thành một vấn đề nghiên cứu riêng, chưa theo hướng tiếp cận của lí luận văn học Trên cơ sở thành tựu và kinh nghiệm của những người đi trước, đề tài của chúng tôi tập trung nghiên cứu về nhân vật trẻ em trong sáng tác của nhà văn Nguy n Nhật nh nhìn từ góc nhìn lí luận văn học

3 Mục đích nghiên cứu

Đề tài tập trung khảo sát hệ thống nhân vật trẻ em trong sáng tác của nhà văn Nguy n Nhật nh như cơ sở thực ti n để hiểu rõ khái niệm về nhân vật và các vấn đề lí thuyết về nhân vật

4 Đối tượng nghiên cứu

Luận văn này tập trung nghiên cứu vấn đề: Nhân vật trẻ em trong truyện Nguy n Nhật nh

5 Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi nghiên cứu đề tài là các tác phẩm viết cho trẻ em của nhà văn

Nguy n Nhật nh gồm 2 bộ truyện nhiều tập: í oa, C x La Biang, và các truyện dài và truyện ngắn C o ô x ộ é ơ, Tô l

Trang 12

ê ô, o bó lê , w dow , ồ â ô a , a

ê ắ , H ỏ, ữ ô e , Đảo ộ ơ,…

6 Phương pháp nghiên cứu

Trong luận văn này chúng tôi sử dụng các phương pháp sau:

Phương pháp hệ thống

Phương pháp so sánh

Phương pháp thống kê

Phương pháp phân tích – tổng hợp

7 Đóng góp của luận văn

- Góp phần kh ng định thêm tính hữu hiệu của việc nghiên cứu văn học

từ hướng tiếp cận thế giới nhân vật của tác phẩm

- Góp phần trong việc nghiên cứu văn học thiếu nhi – mảng văn học còn yếu về lí luận phê bình

- Là cơ sở nhìn nhận, đánh giá về phong cách của Nguy n Nhật nh trong lĩnh vực văn học viết cho trẻ em và đóng góp của nhà văn cho nền văn học thiếu nhi đương đại

- Tạo tiền đề cho những nghiên cứu về các phương diện khác của lí luận văn học cũng như tìm hiểu sáng tác của Nguy n Nhật nh

8 Cấu trúc luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết bài, tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chương:

Chương 1: Diện mạo văn học thiếu nhi thời kì đổi mới và vai trò của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh

Chương 2: Các ki u nhân vật trẻ em trong truyện Nguyễn Nhật Ánh

Chương 3: Nghệ thuật xây dựng nhân vật trẻ em trong truyện Nguyễn Nhật Ánh

Trang 13

NỘI DUNG CHƯƠNG 1 DIỆN MẠO VĂN HỌC THIẾU NHI THỜI KÌ ĐỔI MỚI

VÀ VAI TRÒ CỦA NHÀ VĂN NGUYỄN NHẬT ÁNH

1.1 Diện mạo văn học thiếu nhi thời kì đổi mới

1.1.1 h i ni m ăn h c hi u nhi

Phản ứng thông thường của người nghiên cứu khi tìm hiểu đối tượng là luôn muốn đặt ra và trả lời cho câu hỏi đối tượng ấy là gì Không là ngoại lệ,

chúng tôi cũng muốn tìm câu trả lời cho câu hỏi “ ă l ?”

Cũng như nhiều thuật ngữ khác trong văn học, thật khó có thể đưa ra một định nghĩa duy nhất hoặc đòi hỏi một định nghĩa hay khái niệm thật cô đúc, ngắn

gọn cho ă , bởi liên quan đến vấn đề này có khá nhiều quan

Như vậy, thuật ngữ văn học không đưa ra một khái niệm hay định nghĩa cụ

thể về văn học thiếu nhi mà chỉ giới hạn những “lo ” tác phẩm được gọi là

văn học thiếu nhi Mà trong số những loại tác phẩm của văn học thiếu nhi ấy cũng gồm cả những tác phẩm không thuộc về văn học (tác phẩm phổ cập khoa học)

Cũng về khái niệm văn học thiếu nhi thì ở Bách khoa o ở (Wikipedia) lại cho rằng: “Vă ( ld e ’ l e a e) a ă

Trang 14

e l a ” So với Từ ữ ă thì khái niệm về văn học

thiếu nhi ở đây đã được cụ thể hơn về lứa tuổi (đến mười hai tuổi), về đặc điểm (thường có tranh minh họa), về thể loại, về lực lượng sáng tác và về tính định hướng vào đối tượng tiếp nhận

Trong cuốn oa Vă V a , tập 1, Tổng

quan do Vân Thanh và Nguyên An biên soạn, các tác giả đưa ra quan niệm về văn học thiếu nhi tương đối rộng và mang tính bao quát:

Trang 15

Quan niệm trên về văn học thiếu nhi có nét tương đồng với khái niệm

đã được đưa ra trong Từ ữ ă ở chỗ cũng phân loại được

những tác phẩm được gọi là văn học thiếu nhi Không dừng lại ở đấy, các tác giả còn bổ sung vào quan niệm của mình tính mục đích (nhấn mạnh vào mục đích giáo dục) của các tác phẩm thiếu nhi, loại nhân vật và lực lượng sáng tác trong văn học thiếu nhi (về điểm này gần gũi với khái niệm được đưa ra trong bách khoa toàn thư mở)

Triển khai đề tài Nhân vật trẻ em trong truyện Nguyễn Nhật Ánh,

mà thực chất là tập trung vào các truyện viết cho thiếu nhi, chúng tôi không nhằm đưa ra một định nghĩa riêng về văn học thiếu nhi mà trên cơ sở tham khảo những khái niệm và các quan điểm về văn học thiếu nhi kể trên, chúng tôi rút ra một số điểm cơ bản mang tính đặc trưng về văn học thiếu nhi như là

cơ sở lý luận cho những phần trình bày tiếp theo của đề tài Các ý kiến về văn học thiếu nhi có thể khác nhau, chưa h n đồng nhất nhưng đã có những điểm giao thoa và những quan điểm đó chủ yếu tập trung vào các khía như xác định lứa tuổi của văn học thiếu nhi, đặc điểm của văn học thiếu nhi trong đó đặc biệt là tính giáo dục Điểm giao thoa ấy hướng đến việc đặt tính giáo dục trở thành yêu cầu đầu tiên, thậm chí là bắt buộc đối với các tác phẩm văn học

thiếu nhi Trong các ý kiến trên có nhắc đến các thuật ngữ “ ”,

“ l ”, “ e ”, “ a ê ” nhưng việc xác định lứa tuổi cụ

thể cho từng khung giới hạn đó chưa được đặt ra một cách thật sự rõ ràng, vì vậy các thuật ngữ được sử dụng cũng chưa thống nhất

Tổng hợp các ý kiến về văn học thiếu nhi, chúng ta có thể đưa ra các nhận xét sau:

T ấ , về việc sử dụng thuật ngữ, bên cạnh thuật ngữ “ ă ”, có thể thấy có rất nhiều thuật ngữ được sử dụng như văn học trẻ em, văn

học trẻ thơ, văn học tuổi thơ hay văn học thiếu niên Trong luận văn này

Trang 16

chúng tôi sử dụng thuật ngữ văn học thiếu nhi Trong thuật ngữ này, có lẽ cần

phải làm rõ hơn độ tuổi trong khái niệm “ ” bởi như đã nói ở trên,

đây là một đối tượng đặc biệt, mỗi độ tuổi sẽ có một đặc điểm tâm sinh lý, đặc điểm nhận thức khác nhau, do đó cũng đòi một sản phẩm văn học phù hợp Một tác phẩm văn học viết cho tuổi lên ba chắc chắn không thể giống một tác phẩm viết cho lứa tuổi lên mười (dù có thể hai lứa tuổi này đều được gọi là thiếu nhi) Hiện nay các nhà nghiên cứu chưa thật thống nhất về cách

phân chia độ tuổi này Có ý kiến cho rằng các lứa tuổi thiếu nhi là “l a

ẫ o, l a ”, có ý kiến lại phân chia thành “ ồ bé,

ồ l , iê bé, ê l ”, hoặc quan niệm là “ ” và “ ồ ” Tác giả Lã Thị Bắc Lý trong G o ă

em lại sử dụng khái niệm “ ă e ” thay vì văn học thiếu nhi Theo tác giả, khái niệm “ e ” được dùng để chỉ tất cả trẻ em từ mười tám tuổi trở xuống, và do đó rộng hơn khái niệm “ ” (bao gồm thiếu niên và

nhi đồng) là chỉ có trẻ en từ cấp Tiểu học trở lên Theo tâm lý học lứa tuổi thì

không có khái niệm “ ” mà lứa tuổi của con người được phân chia

thành các giai đoạn: đời sống thai nhi trong bụng mẹ; tuổi hài nhi; tuổi mầm non; học sinh Tiểu học; tuổi thiếu niên (học sinh THCS); người trưởng thành

và người già Đồng quan điểm với tác giả Lã Thị Bắc Lý, chúng tôi xếp nhóm

từ “ ở x ố ” thuộc về một nhóm lớn, nhưng chúng tôi dùng thuật ngữ “ ” để gọi nhóm lứa tuổi này Trong các nhóm lớn ấy có

thể chia thành các nhóm tuổi nhỏ hơn (dựa vào đặc điểm tâm sinh lý) như nhóm từ 0 đến ba tuổi (là lứa tuổi mà ngôn ngữ đã phát triển tương đối đầy đủ

để có thể giao tiếp và bộc lộ cảm xúc của mình, nhóm từ 3 đến 15 tuổi và nhóm 16 đến 18 tuổi Lứa tuổi từ 16 đến 18 tuổi có những đặc điểm tâm sinh

lý rất riêng, khác nhiều so với khoảng thời gian mười lăm năm trước đó Chưa thể xếp nhóm tuổi này vào nhóm tuổi trưởng thành nhưng các em ở lứa tuổi

Trang 17

này cũng không là trẻ con Có thể dùng thuật ngữ “ l ” hay “

a ê ” để chỉ nhóm tuổi này và coi đó như giai đoạn cuối cùng của

nhóm thiếu nhi Các tác phẩm văn học viết cho lứa tuổi từ 16 đến 18 có thể vẫn được xếp vào các tác phẩm văn học thiếu nhi hoặc có thể nên tách thành

một nhóm là các tác phẩm cho “ l ” tùy thuộc vào quan điểm của

người nghiên cứu

T a , dù di n đạt ra sao và trình bày như thế nào đi nữa thì có một

điều hoàn toàn thống nhất giữa các quan điểm rằng: Văn học thiếu nhi là một loại văn học, hơn nữa là một loại văn học đặc biệt Văn học thiếu nhi dù xuất hiện nhiều hay ít vẫn là một phần không thể thiếu của bất kì nền văn học dân tộc nào Sự đặc biệt của loại văn học này chính là ở đối tượng đã được thể hiện ngay trong nội hàm thuật ngữ: thiếu nhi Vấn đề cần làm rõ ở đây là xác định vai trò của đối tượng ấy mà mình miêu tả là gì để có cách xử lý mọi yếu

tố của tác phẩm cho phù hợp Nhưng chắc chắn các tác giả sẽ không thể giới hạn hoặc xác định đối tượng tiếp nhận tác phẩm của mình chỉ ở một lứa tuổi nhất định nào đó Sự giao tiếp giữa độc giả hay thính giả thông qua tác phẩm

là một sự giao tiếp ngầm và hoàn toàn tự do Không ai có thể cấm trẻ em khám phá một tác phẩm viết những người lớn tuổi hơn chúng hay cấm người lớn tìm hiểu những tác phẩm viết về đám trẻ con Sự giao thoa về đối tượng tiếp nhận có thể là một biểu hiện rất rõ ràng cho tính giá trị của tác phẩm Giá trị tạo nên sức sống của tác phẩm cũng như xóa nhòa giới hạn về không thời gian o đó văn học thiếu nhi có lẽ nên hiểu một cách rộng rãi là những tác phẩm văn học viết cho thiếu nhi, viết về thiếu nhi, cả những tác phẩm văn học

do thiếu nhi sáng tác, hoặc những tác phẩm phù hợp với văn học thiếu nhi, được thiếu nhi yêu quý, tìm đọc

T ba, có thể coi tính giáo dục là một chức năng đặc trưng của văn

học thiếu nhi Tất nhiên giáo dục là một trong nhiều chức năng của văn học,

Trang 18

các tác phẩm văn học dành cho người lớn không phải là không có tính giáo dục, nhưng đối với tác phẩm của văn học thiếu nhi, tính giáo dục luôn được quan tâm nhiều hơn, có xu hướng được thể hiện một cách cụ thể, rõ ràng hơn Thậm chí có khi giáo dục được coi là tiêu chí hàng đầu của tác phẩm văn học thiếu nhi cũng như để đánh giá một tác phẩm văn học thiếu nhi Điều này có

lẽ xuất phát từ tâm lý của người lớn luôn nhìn thiếu nhi như một đối tượng còn bé bỏng, hầu như chưa biết gì về cuộc sống và cần được dạy dỗ, cần được chỉ bảo Hiện tượng này thường xảy ra đối với những tác phẩm văn học thiếu

nhi được sáng tác bởi “ l ” Vậy còn đối với những tác phẩm do chính

các em sáng tác, chức năng giáo dục có còn là nét chủ đạo? õ ràng các em thiếu nhi không thể ý thức về việc tự giáo dục mình, do đó các tác phẩm văn học do thiếu nhi sáng tác thường mang màu sắc hồn nhiên, trong sáng đúng như tâm lý lứa tuổi các em Khi viết các tác phẩm ấy h n các em không có

dụng ý “lồ é í o d ” trong đó mà chỉ dừng lại ở việc ghi nhận

những cảm nhận của bản thân trước một sự vật, hiện tượng, một con người hay đối tượng hay đối với những gì mà các em cảm nhận thích thú và yêu quý Và không thể nói rằng những tác phẩm ấy không phải là văn học thiếu

nhi Ví như cuốn tiểu thuyết Vị (The Young Visiter) của aisy

Ashforld, tác phẩm được sáng tác lúc bà chín tuổi với đầy lỗi chính tả, và mỗi chương sách chỉ là một đoạn văn nhưng sau này vẫn được xuất bản và coi như

một tác phẩm văn học thiếu nhi thực thụ Hay tập thơ Tấ l ú e

năm 1965 là tập thơ đầu tiên của thiếu nhi Việt Nam được tác giả Văn Hồng

đánh giá là “T ơ ồ 34 b ơ ó ặ ô ừ a C

T , a ó b o a ý l ở ữ ả ĩ â

ố Hồ, ố ” Trần Đăng Khoa từng được coi là

“ ầ ồ ơ” với tập thơ ó â oả khi mới mười tuổi

Những bài thơ ấy vừa hồn nhiên, trong sáng, vừa ngộ nghĩnh đáng yêu, vừa

Trang 19

có nét cảm nhận tinh tế và cũng đầy tính giáo dục Thơ Trần Đăng Khoa góp phần bồi dưỡng nơi thiếu tình yêu quê hương đất nước, yêu quý cha mẹ, gia đình, yêu lao động, yêu thiên nhiên loài vật Tính giáo dục của một tác phẩm văn học được sáng tác bởi thiếu nhi có lẽ không xuất phát từ sự chủ định của người sáng tác mà có được nhờ sự định hướng của người lớn Tính giáo dục

là nét nổi bật của văn học thiếu nhi nhưng nếu chỉ coi trọng điều đó thì e rằng

sẽ làm mất đi chất văn học trong tác phẩm, lúc đó không còn là tác phẩm văn học thiếu nhi nữa mà có thể sẽ thành tác phẩm giáo dục thiếu nhi (mặc dù tác phẩm văn học vốn là một phương tiện hữu hiệu để giáo dục con người nói chung và thiếu nhi nói riêng)

T , minh họa cũng là một đặc trưng độc đáo của văn học thiếu nhi

Hầu hết các tác phẩm văn học thiếu nhi nổi tiếng, là cuốn sách không thể thiếu trong tủ sách của các em đều là những tác phẩm được minh họa rất ngộ

ngĩnh như: Mí ặ , ĩ Abol , Alice và x ở d ỳ… Thậm chí trong văn học thiếu nhi còn có những “ ặ ả” sáng tác và minh họa như Renné Goscinny và Jean Jacques Semplé với Nhóc Nicolas (Le Petit Nicolas),

Nguy n Nhật nh với Đỗ Hoàng Tường trong nhiều tác phẩm Đặc trưng này xuất phát từ đặc điểm tâm lý và lứa tuổi thiếu nhi Lứa tuổi thiếu nhi là lứa tuổi chủ yếu tư duy bằng hình tượng, lứa tuổi thường bị hấp dẫn bởi những đường nét, hình khối, màu sắc, vì vậy việc minh họa cho tác phẩm thiếu nhi

sẽ làm tăng sức mạnh của nghệ thuật ngôn từ, giúp thiếu nhi đến với câu chữ

và lĩnh hội tác phẩm d dàng hơn cũng như tác phẩm sẽ để lại ấn tượng sâu đậm hơn trong các em

T ă , văn học thiếu nhi thường giàu yếu tố tưởng tượng Đặc trưng này cũng xuất phát từ đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi thiếu nhi, “ ả

bằ “ ã ồ ấ ”, ó bầ b ả

x a , ó lắ e â a a â ỏ, ợ

Trang 20

ô lo , ao ả , a ồ ê ê ” [40,tr.9 o đó, nếu nhà văn

nào khai thác tốt đặc trưng này sẽ tạo nên sức mạnh hấp dẫn thiếu nhi cho tác phẩm của mình

T , thể loại của văn học thiếu nhi cũng có nhiều điều thú vị Thêm

một điều làm nên tính chất đặc biệt của văn học thiếu nhi chính là ở phần thể loại Văn học thiếu nhi có mặt ở hầu hết các loại và thể loại văn học: từ thơ đến văn xuôi đến kịch, từ truyện ngắn, truyện dài đến tiểu thuyết; từ các thể loại của văn học dân gian đến văn học viết Có những thể loại được coi là

“ ặ ả ” của văn học thiếu nhi mà văn học người lớn không có được như :

truyện đồng thoại, truyện tranh Sự đa dạng về thể loại cho thấy văn học thiếu nhi có một đời sống riêng khá phong phú

Những nhận xét trên có thể chưa phải là toàn bộ những vấn đề cốt yếu

cơ bản của văn học thiếu nhi mà chỉ là những ý kiến mang tính chủ quan của người viết, nhưng chúng tôi cũng coi đó như một cách định dạng và nhận diện văn học thiếu nhi, tránh cho quá trình tìm hiểu văn học thiếu nhi Việt Nam nói chung, các tác phẩm viết cho thiếu nhi của tác giả Nguy n Nhật Ánh nói riêng bị rơi vào tình trạng chung chung không định hướng

1.1.2 i n o à u r nh h t ri n ăn h c hi u nhi h i i i

ã hội Việt Nam từ sau cuộc kháng chiến chống Mĩ, nhất là từ thời kì đổi mới của đất nước đã bước vào một giai đoạn mới với những biến đổi to lớn và sâu sắc, toàn diện, phát triển của văn học phản ánh xã hội thông qua cá nhân nhà văn, vì thế sự phát triển của văn học tuy có tính độc lập nhưng cũng

có mối quan hệ mật thiết với sự phát triển của xã hội Truyện viết cho thiếu nhi sau năm 1975 tuy có dòng chảy riêng nhưng cũng không nằm ngoài bức tranh chung của văn học Việt Nam, nhất là văn xuôi giai đoạn này Quan sát

sự vận động của những sáng tác truyện cho các em sau năm 1975, chúng ta

Trang 21

thấy có thể chia làm hai giai đoạn: giai đoạn 1975 – 1985 và giai đoạn 1986 đến nay Hai giai đoạn này được đánh dấu bằng mốc đại hội Đảng 6

a o n 1975 – 1985: ữ bị o

Cách mạng tháng Tám 1945 là khởi đầu một thời đại mới trong lịch sử dân tộc ta, đồng thời cũng mở ra một thời kì văn học mới với những biến đổi mới trên mọi mặt của đời sống văn học Thành tựu nổi bật của văn học kháng chiến là sự phát hiện và sáng tạo hình tượng con người quần chúng ở nhiều bình diện Truyện viết cho thiếu nhi nói riêng và văn xuôi 1945 – 1975 nói chung đã có những đóng góp đáng kể cho sự hình thành và tạo nên diện mạo phong phú cũng như các giá trị của của nền văn học mới trong chặng đường

30 năm đầu tiên Những thành tựu và đặc điểm của nó đã để lại dấu ấn đáng ghi nhớ không chỉ trong giai đoạn lịch sử đương thời mà còn góp phần vào sự phát triển của văn học Việt Nam từ sau 1975

Văn học trong mười năm tiếp theo (1975 – 1985) là giai đoạn trăn trở tìm tòi, nhìn chung vẫn gần với cách tiếp cận cũ Sự tiếp nối này thể hiện rõ nhất trong những năm đầu, khi cuộc kháng chiến chốn Mĩ kết thúc, phần lớn

truyện vẫn chỉ xoay quanh đề tài kháng chiến Võ Quảng viết Tả vẫn tiếp nối mạch cảm xúc của Q ê ộ Đó là cảm hứng ngợi ca quê hương đất

nước và ngợi ca cách mạng Nhiều tác phẩm viết trong cảm hứng day dứt về

“ ộ bo ”, lớp lớp trẻ em từ thành phố về nông thôn sơ tán cũng

phải tự lập, lo toan đủ bề

Tuy vẫn tiếp nối, gần gũi với văn học giai đoạn trước năm 1975, nhưng dần dần truyện viết cho các em đã mở ra những bình diện mới trong cách lí giải, thể hiện con người Trong quan hệ với tập thể, con người chủ yếu được nhắc tới ở phương diện thái độ với sự nghiệp chung, ở cái riêng, cá nhân trong quan hệ thống nhất với cái chung

Trang 22

Viết về cuộc sống mới khi đất nước hoàn toàn thống nhất, các nhà văn

chú ý nhiều đến vấn đề đạo đức con người Những tác phẩm như T ơ (Phạm Hổ), o ố ( uân Quỳnh), C ú bé ó ở óa (Nguy n Quang Thân), H ơ ấ ( ương Thu Hương) có thể

coi là những tác phẩm xung kích mạnh dạn phanh phui những tiêu cực của xã hội với những cái xấu, cái lạc hậu và sự nhỏ nhen, đố kị của lòng người

giai đoạn trước, trong không khí hừng hực của cuộc chiến đấu một mất, một còn với kẻ thù, văn học ta, nhất là văn học thiếu nhi không thể nói nhiều tới tổn thất và mất mát Văn học sống trong bầu khí quyển chiến tranh, mang cảm hứng chung là ca ngợi cuộc trường kì kháng chiến thần thánh của dân tộc Bao thế hệ trẻ em đất Việt với quá trình thức tỉnh cách mạng, với khát vọng và ý chí chiến đấu đã thấu hiểu chân lý sâu sắc của thời đại cách

mạng: “C ú ô ẽ l ? Rõ l o â í ú ô , ô ộ

a o ố ả , ặ dù b ẽ ợ ơ xa l C ơ xa a

ơ ợ í ũ ô lấ ợ ô ú ấ bồ bộ â

ơ ã o ú ô ù ở l ấ ặ ” (Nguy n Minh Châu –

Từ ã ơ)… Đề tài lịch sử rất phát triển ở giai đoạn trước năm 1975 thì

đến bây giờ hầu như chững lại Các tác giả thường viết truyện lịch sử trước đây như Nguy n Huy Tưởng, Hà Ân, Lê Vân, An Cương, Nguy n Đức Hiền…thường khai thác lich sử gắn với các nhân vật anh hùng và truyền thống chống giặc ngoại xâm của dân tộc Tới giai đoạn này, Tô Hoài mở ra một hướng khai thác mới, hướng khai thác lịch sử gắn với huyền thoại, phong tục và văn hóa Những tri thức và bài học lịch sử ở đây không chỉ gắn với lịch

sử chiến đấu mà đã mở rộng ra cùng khắp thiên nhiên, làng nước, tạo một thế

giới xa xưa, hư ảo mới lạ và hấp dẫn: Đảo oa , C ỏ ầ ,

C ử…

Trang 23

Trong khoảng mười năm sau cuộc kháng chiến chống Mỹ kết thúc, văn học đang giai đoạn trăn trở tìm tòi, truyện viết cho thiếu nhi tuy đã có những dấu hiệu mới nhưng chưa tạo ra được một biến chuyển rõ ràng Môi trường hoạt động của trẻ em được phản ánh trong tác phẩm chưa được rộng rãi Chủ yếu mới chỉ trong đời sống cách mạng, đời sống chiến đấu và các vấn đề đạo đức xã hội Một số tác phẩm đã có những tìm tòi, phát hiện mới mẻ với ý thức nhìn nhận con người và cuộc sống từ nhiều hướng, nhiều chiều, nhưng đó cũng chỉ là những đột phá, thăm dò, thậm chí trong sự đột phá này, có tác

phẩm đã bị dư luận công kích, mà hiện tượng H ơ ấ của ương

Thu Hương là một ví dụ Tuy nhiên, những dấu hiệu đổi mới này là bước khởi đầu, có ý nghĩa rất lớn cho đổi mới đồng loạt của truyện viết cho thiếu nhi trong giai đoạn tới – giai đoạn văn học ta bước vào thời kì biến đổi to lớn và sâu sắc, toàn diện

sự đổi mới thực sự di n ra đồng bộ Các nhà văn được dịp phát huy cá tính

sáng tạo, ý thức tìm tòi cho mình một nét riêng Trong cuộc thảo luận “bàn ” về đổi mới do báo Vă tổ chức, nhà nghiên cứu văn học Nguy n

Trang 24

Đăng Mạnh nhấn mạnh: “Vă í , ý nhân Cái ẹ , ĩ ố l bằ ẳ , ẽo,

í … ầ í , ầ ô ” Cùng trong hội thảo này, Lã Nguyên đưa ra nhận xét: “Vă 1 7 l ó ô o ý

ộ ồ ữ ã ợ óa o

ý â Vă a 1 7 l l bù a ý â

ầ , b a dâ ộ ” Tuy nhiên, để

thay đổi một cách nghĩ, một cách làm mới không phải là không có những điều bất ổn Không thiếu những nhà văn hiểu sai lệch hoặc quá cực đoan về đổi mới, dẫn đến phủ định một cách triệt để các giá trị cũ

Không khí đổi mới chung của đất nước, của văn học đã dội vào trong những sáng tác của văn học thiếu nhi Đặc biệt trong những năm đầu, không khí đổi mới di n ra thật hào hứng và biến đổi sôi nổi, phong phú ấy d nhận thấy ở khu vực truyện hơn là khu vực thơ ca Truyện viết cho thiếu nhi được

mở rộng ra nhiều hướng tiếp cận mới với đời sống trẻ em Năm 1986, 1987 có thể coi là những năm được mùa của truyện viết cho thiếu nhi với hàng loạt

các tác phẩm nổi lên trong dư luận như: T ơ dữ dộ của Phùng Quán, của Hoàng Minh Tường, o a ó của Trần

Bên cạch đó, các phương tiện thông tin đại chúng bùng nổ cũng dẫn đến nguy

cơ văn hóa nghe – nhìn lấn át văn hóa đọc Tuy văn hóa nghe – nhìn đáp ứng

Trang 25

nhu cầu thông tin, giải trí chớp nhoáng nhưng lại ít có khả năng giữ đọng sâu sắc như văn hóa đọc ường như nhu cầu, thói quen đọc sách của trẻ em đang

bị mai một Thiết nghĩ, để có thể phát triển được, hơn bất cứ bộ phận văn học nào, văn học thiếu nhi rất cần sự quan tâm, hỗ trợ và sự định hướng của Nhà nước

a ă ộ ũ

Nhà văn viết cho thiếu nhi ở giai đoạn này được quan tâm nhiều hơn Đội ngũ sáng tác cho các em ngày càng đông đảo Những tác giả cũ mặc dù tuổi cao nhưng vẫn cần mẫn, nhiệt tình viết cho các em Họ đã tự đổi mới trong chính bản thân mình trong việc mở rộng đề tài và tìm tòi hướng khai thác mới mẻ phù hợp với nhu cầu của cuộc sống và bạn đọc Ví dụ như Tô

Hoài với bộ ba tác phẩm Đảo oa , C ỏ T ầ , C ử khai thác

lịch sử ở phương diện phong tục gắn với thiên nhiên, đất nước, con người Việt cổ Phạm Hổ với những chuyện rừng đầy chất phiêu lưu mạo hiểm, những chuyện về tình người giữa con người với thiên nhiên và động vật đầy

chất thơ và cảm động như ă o ó lửa, Co b o , Đồi sói

ú, … Còn những nhà văn lớp cũ hầu như cả đời chỉ viết cho

người lớn, bây giờ lại đến với các em Biết bao tích lũy, dồn nén, họ trân trọng, gửi gắm vào những trang viết cho các em Chính vì thế, sáng tác đầu tay dành cho thiếu nhi lại là tác phẩm đáng giá Đó là trường hợp Phùng Quán, uy Khán…

Đặc biệt đầu những năm 90, đội ngũ sáng tác cho các em được bổ sung thêm nhiều cây bút trẻ như Trần Thiên Hương, Lê Cảnh Nhạc, Nguy n Nhật

nh, Nguy n Trí Công, Hà Lâm Kỳ, Quách Liêu… tiếp nữa là những cây bút

không chỉ “ ” tuổi mà tuổi nghề còn rất “ ” như Hoàng ạ Thi, Nguy n

Thị Thu Thủy, Nguy n Thị Châu Giang… Lớp người viết trẻ này tuy chưa có

sự từng trải và những tích lũy kinh nghiệm, nhưng bù lại, họ có những cái

Trang 26

mới mẻ, hiện đại, có cái táo bạo, mạnh dạn trong sự tìm tòi Chính họ đã đem đến cho truyện thiếu nhi những nét mới trẻ trung, tươi tắn Trong số đó có những người đã sớm hình thành phong cách ngay từ đầu

Một lực lượng nữa cũng góp phần làm phong phú thêm cho đội ngũ

sáng tác văn học thiếu nhi, đó là các em Kể từ sau khi “ ầ ồ ơ” Trần

Đăng Khoa xuất hiện vào những năm 60, phong trào sáng tác của các em ngày càng phát triển Có thể thấy rõ điều này qua các tác phẩm Tuổi xanh, Mực tím và báo Thiếu niên tiền phong… Tuy vậy, vẫn chưa có những hiện tượng thật nổi bật như trẻ em làm thơ thời kì chóng Mĩ Các em sáng tác thơ nhiều hơn truyện và phần thơ cũng ghi nhiều thành tựu hơn Sáng tác truyện của các em nhìn chung còn đơn giản, thiên về miêu tả Điều đó cũng d hiểu

vì nếu thơ cần cảm xúc thì truyện cần nhất vốn sống và kinh nghiệm, trong khi các em lại chưa đủ sự từng trải để có thể khái quát hiện thực Những năm gần đây, truyện của các em viết bị lâm vào tình trạng già nua và đơn điệu Chủ yếu là đề tài cô đơn và bất hạnh với những suy nghĩ, trăn trở vượt quá tầm trẻ thơ Có lẽ, đây cũng là điều đáng báo động

Nhìn chung, đội ngũ sáng tác truyện cho các em ở giai đoạn này đã có

sự phát triển khá hùng hậu Tuy vậy, nếu quan sát kĩ sẽ thấy số lượng tác giả tuy đã có sự gia tăng đáng kể nhưng người viết chuyên tâm lại quá ít… Mặc

dù vậy, sự gia tăng đội ngũ ở mảng sáng tác này cũng là dấu hiệu đáng mừng Không phải cứ có lực lượng đông là đã có tác phẩm xuất sắc, nhưng dù sao đây cũng là điều kiện để có thể cho những sáng tác hay

Mở ộ , ố ă ả ă

o i

Trong thời kì kinh tế thị trường, trẻ em cũng thông minh, già dặn và thực tế hơn, do đó chúng cũng có những đòi hỏi cao hơn đối với người sáng tác Các em sớm được tiếp xúc với cuộc sống hiện đại với các thành tựu khoa

Trang 27

học kĩ thuật và sự giao lưu quốc tế, những di n biến tâm lý và mọi khát vọng ước mơ của các em cũng phức tạp hơn Thực tế này luôn đặt ra cho người sáng tác phải tìm kiếm những cách viết mới mẻ hơn, sáng tạo hơn, sâu sắc hơn, đặc biệt là phải đổi mới cách tiếp cận trẻ em trên phương diện đời sống cộng đồng, đời sống lịch sử, các đề tài thường được phân chia rất rạch ròi Nay nhà văn tiếp cận trẻ em trong tính chỉnh thể của một nhân cách bị tác động từ nhiều hướng, nhiều chiều, vì thế đề tài cũng có sự nhòe lẫn Văn học

đi vào đời sống xã hội nhiều mặt, các hướng quan tâm của sáng tác và tiếp cận trẻ em cũng đa dạng, phong phú hơn Điều đó cũng chứng tỏ rằng văn học thiếu nhi cũng không nằm ngoài xu hướng đổi mới chung của văn học Việt Nam Tuy nhiên nó cũng có những đặc trưng riêng, đó là sự coi trọng chức năng nhận thức và chức năng giáo dục, thể hiện tính nhân bản sâu sắc của văn học dành cho trẻ em, ở phương diên này, văn học thiếu nhi lại thể hiện tính kế thừa rất lớn

Đề tài truyền thống (chiến tranh, lịch sử, cách mạng) được tiếp tục khai thác nhưng có sự phát triển mới, vừa tiếp tục những thành tựu cũ, vừa có

những nét mới khác trước Viết về chiến tranh có các tác phẩm như: T ơ

dữ dộ của Phùng Quán, â b ở â , x a của Trần Thiên

Hương… Nhìn chung viết về chiến tranh giai đoạn này, các tác phẩm không chỉ đề cập đến bom đạn mà còn phản ánh đời sống tinh thần của con người

Sự khốc liệt của chiến tranh không chỉ ở bom rơi, đạn nổ, những mất mát về vật chất mà còn là những tổn thất về tinh thần, về tình cảm, và cái đó mới là chủ yếu

Tiếp cận trẻ em trong đời sống hiện tại, hiện đại, các vấn đề phản ánh

đã được mở rộng phong phú, đa dạng Chịu ảnh hưởng của xã hội, văn học thiếu nhi cũng không chỉ dừng lại ở việc miêu tả và ca ngợi một chiều những tấm gương thiếu nhi chăm ngoan, siêng làm như trước nữa Nhận thức được

Trang 28

sự thay đổi lớn đó, bằng tình cảm và trách nhiệm của người cầm bút với nền văn học thiếu nhi nước nhà, các nhà văn đã không ngừng tìm tòi, đổi mới để tiếp cận thiếu nhi từ nhiều góc độ khác nhau Đề tài về thế giới những cô cậu

“ ấ ỷ, a” vẫn tiếp tục được khai thác và đi sâu hơn Đời sống học

đường không chỉ được tái hiện ở những giờ lên lớp, giờ ra chơi, những trò nghịch ngợm quậy phá, mối quan hệ giữa học sinh và các thầy cô giáo mà còn được khám phá ở góc độ tâm lý lứa tuổi với những rung động đầu đời, với những cảm xúc thầm kín, riêng tư của tuổi mới lớn Tiêu biểu ở đề tài này có

â b ở â của trần Thiên Hương và một loạt các tác phẩm của

Nguy n Nhật nh, ngoài môi trường học đường với bạn bè, thầy cô, viết về thiếu nhi trong xã hội sau thời kì đổi mới, các tác giả còn đặt các em trong mối quan hệ đa chiều, đa diện Những vấn đề nhạy cảm trong đời sống gia đình như mối quan hệ mẹ ghẻ con chồng, hiện tượng các gia đình tan vỡ, sự

cố gắng để sống hòa thuận của các chị em trong gia đình, sự hiểu lầm anh em trong nhà, những đứa con nhà giàu bị bỏ rơi, bị thờ ơ, thiếu sự quan tâm, thiếu

tình thương của cha mẹ… tất cả đều xuất hiện trong các tác phẩm như Út

Q ê ô , E , A ô , b l lùng (Nguy n Nhật Ánh) Không

chỉ tiếp cận các mối quan hệ bên ngoài, hình ảnh thiếu nhi của văn học thiếu nhi Việt Nam sau đổi mới còn được đặt trong mối quan hệ với chính chủ thể, nhờ đó mà nhân vật có chiều sâu hơn, bộc lộ rõ hơn qua những trạng thái tâm

lý hay những di n biến tình cảm

Quan sát sự vận động của truyện thiếu nhi sau 1975, phần nào cũng có thể thấy quy luật chung của mảng văn học này: Truyện viết cho các em sau năm 1975 vẫn tiếp tục kế thừa những truyền thống của truyện thiếu nhi trong giai đoạn trước, khai thác trẻ em trong đời sống lịch sử - cách mạng và trong quan hệ với nhà trường Tuy vậy nhìn từ phía hình thức, đó là sự kế tục các đề tài cũ nhưng ngay trong bản thân mỗi đề tài cũng đã có những đổi mới trong

Trang 29

cách khai thác và thể hiện Có thể nói, bên cạnh những cái kế thừa, không hoàn toàn cắt đứt với truyền thống của truyện thiếu nhi trong giai đoạn trước, truyện thiếu nhi sau năm 1975 đã vượt lên, chiếm lĩnh hiện thực đời sống trẻ

em, mở rộng phương tiện khai thác, khám phá đa dạng, đa chiều và toàn diện

về trẻ em Không chỉ là sự đa dạng đa chiều, trong chiều sâu là sự vận động, biến đổi của đời sống tinh thần và thế giới nội tâm của trẻ thơ Từ sự tiếp cận trẻ em một cách đa dạng đa chiều, các nhà văn đã bộc lộ một cách nhìn mới

về trẻ em Không phải nhìn trẻ em trong một ý đồ áp đặt của người lớn mà xuất phát từ chính trẻ em để khám phá chiều sâu tâm hồn và tính cách của các

đó đã trở thành một tình yêu, một nỗi nhớ khắc khoải, một nỗi niềm bồn chồn day dứt, một sự mắc nợ chưa bao giờ trả hết, cứ trở đi trở lại lúc hiển hiện lúc thấp thoáng trong các sáng tác của ông Miền thơ ấu gắn với quê hương dù ngắn ngủi nhưng đã trở thành nỗi nhớ xứ sở vẹn nguyên và rực rỡ o vậy ẩn

ức về miền thơ ấu cứ lẩn khuất trong tác phẩm của nhà văn như hồi tưởng lại tuổi thơ của chính mình và ông viết như một sự giãi bày, một sự chia sẻ Bởi vậy chính những kỉ niệm tuổi thơ rất phong phú, giàu có ở quê hương của một cậu học trò tinh ý, giàu tình cảm Nguy n Nhật nh là một chất xúc tác, là một

nguồn cảm hứng dồi dào tạo nên “ ” hợp trẻ con và một cây bút gắn

bó với trẻ con của ông của ông Ông từng nói: khi đi vào con đường văn

Trang 30

chương, ông viết đủ thứ nhưng chủ yếu viết cho thiếu nhi, ông nhận thấy đây

là mảng đề tài hợp với tạng chất của mình

Nguy n Nhật nh luôn kh ng định có một “ a o ” vô hình tồn tại trong ông ngay cả khi đã bước sang tuổi ngũ tuần Chính cái “ a o ”

lúc nào cũng ẩn hiện trong con người ông, thôi thúc ông và không cần một sự

nuôi dưỡng nào để cái “ ấ ” ấy không phai nhạt, không mất đi mỗi khi

sáng tác Nhà văn gọi đó là món quà của số phận Nguy n Nhật nh ngoài trang sách là một con người vui tươi, dí dỏm, thích đùa Sau cặp kính cận là đôi mắt lúc nào cũng lấp lánh sự tinh nghịch rất d thương

Nguy n Nhật nh còn là một nhà văn có trách nhiệm và chuyên tâm với công việc viết văn Để có vốn hiểu biết phong phú về thế giới học trò, nhà văn đã sưu tầm các loại sách giáo khoa từ lớp một tới lớp mười hai để đọc,

đăng kí học lớp tiếng Anh buổi tối để quan sát, nắm bắt những “ ”

trong lớp học hay tâm tình, trò chuyện với chính con gái và các bạn của con

Nếu như những năm tháng thanh niên xung phong gian khổ tạo cho nhà văn tinh thần vượt lên gian khổ thì những ngày tháng dạy học là cơ hội tiếp xúc và sống trong môi trường với những gì trong sáng và thánh thiện của tuổi học trò Tuy chỉ dạy học hai năm nhưng những kiến thức, kĩ năng nghiệp vụ

sư phạm cùng với kinh nghiệm thực tế đã giúp nhà văn hiểu và gần gũi với học trò Trong tác phẩm của ông người đọc như cảm thấy đó là cuốn bách khoa về nhà trường Ngoài ra, ông đã từng là cán bộ Đoàn năng nổ nhiệt tình trong các sinh hoạt văn nghệ của các em thiếu nhi Chính vì thế khi viết về các hoạt động của thanh thiếu niên, ngòi bút của ông như là kể lại trải nghiệm của chính mình – của một người trong cuộc

Tóm lại, tuổi thơ, tính cách, trải nghiệm nghề nghiệp và tâm huyết của nhà văn chân chính và chuyên tâm viết cho thiếu nhi, Nguy n Nhật nh xứng

Trang 31

đáng là một tên tuổi để lại dấu ấn in đậm trong lòng độc giả văn học thiếu nhi đương đại

1.2.2 nghi ng

Cho đến thời điểm này, Nguy n Nhật nh là nhà văn viết cho thiếu nhi

có nhiều đầu sách nhất Việt Nam Không chỉ nhiều về số lượng, tác phẩm của nhà văn còn nhận được nhiều giải thưởng cao quý và đặc biệt là sự đón đọc của đông đảo bạn đọc trong và ngoài nước

Trong khoảng 15 năm, Nguy n Nhật nh đã có trên 40 tập truyện viết

cho thiếu nhi Những tác phẩm viết cho thiếu nhi: T do nhà xuất bản Măng Non in năm 1985, Cú do nhà xuất bản Kim Đồng in năm 1985, ó ă ỗ ồ do nhà xuất bản Kim Đồng in năm

1987, Cô ừ ô a do nhà xuất bản Trẻ in năm 1989, C ú bé ắ

ố do nhà xuất bản Trẻ in năm 1989, ba do nhà xuất bản Trẻ

in năm 1990, Mắ b do nhà xuất bản Mũi Cà Mau in năm 1990, ồ â

ô a do nhà xuất bản Trẻ in năm 1993, Co ó dũ ả do nhà xuất bản Kim Đồng in năm 1997, ữ ô e do nhà xuất bản Trẻ in năm 2000, í oa bộ truyện dài 45 tập do nhà xuất bản Kim Đồng in từ năm 1995 đến 2002, C x La a bộ truyện dài 4 tập do nhà xuất

bản Kim Đồng in từ năm 2004 đến năm 2005…

Ngoài ra tác giả còn viết rất nhiều thơ, truyện ngắn, tạp văn: T ố

do nhà xuất bản Tác phẩm mới in năm 1984, T í d

o l do nhà xuất bản Trẻ in năm 1987, C ú do nhà xuất bản Trẻ in năm 1988, H ỏ do nhà xuất bản Trẻ in năm 1991, T

o do nhà xuất bản Trẻ in năm 1994, T oa do nhà xuất bản Trẻ in năm 1994, w dow do nhà xuất bản Trẻ in năm 1995,

Q lên do nhà xuất bản Trẻ in năm 2000, Q ả ă Q ả

do nhà xuất bản Trẻ in năm 2005…

Trang 32

Trong các cuốn truyện của ông, nhân vật chính thường xưng “ ô ” – là

một anh chàng học sinh cấp ba, mê văn chương đa sầu, đa cảm, hoặc học giỏi hoặc học kém Nguy n Nhật nh như khai thác chính những kỉ niệm tuổi học sinh của mình thuở nào để viết lên những trang văn trữ tình đầy chất thơ và cũng rất hóm hỉnh Nhà văn cũng như thấu hiểu những biến chuyển tâm lí của cái tuổi đang ngấp nghé, tấp tểnh làm người lớn với những rung động đầy bất thường đôi khi đến khó hiểu Cũng có khi là dòng hồi tưởng đầy trữ tình và

nuối tiếc về một quá vãng xa xăm trong Mắ b , hay là những trang văn miêu tả tâm lí yêu đương đến mất trọng lượng như trong ữ ô e i…

Nếu như viết cho tuổi mới lớn là những rung động đầu đời thì khi viết cho tuổi học sinh cấp hai, Nguy n Nhật nh lại đi vào khai thác chủ đề chính

là chuyện trường lớp, bài vở và mối quan hệ với thầy cô, mọi người xung

quanh và đặc biệt là tình bạn 45 tập í oa đều xoay quanh câu

chuyện của bộ ba Quý ròm – Tiểu Long – nhỏ Hạnh trong tập thể lớp 8A4 trường Tự o nhưng không hề gây nhàm chán và lặp nội dung từng tập

Nguy n Nhật nh cũng viết cho lứa tuổi nhi đồng mặc dù số lượng tác phẩm không nhiều p ủ từ năm 1997 dến 1998, Nguy n Nhật nh cho ra dời

bộ truyện tranh nhiều tập ữ ú với sự cộng tác của họa

sĩ Mai ừng

Đặc biệt là tác phẩm Cho tôi xin ột é ơ, xuất bản năm 2008

là tác phẩm mới của nhà văn Nguy n Nhật nh cuốn sách này nhà văn chọn lối viết không giống những tác phẩm trước đây của ông Lồng vào những trang văn dí dỏm về hồi ức tuổi thơ, có nhiều đoạn tác giả sử dụng hình thức tạp bút để trình bày cảm nhận của một người lớn tuổi khi ngẫm nghĩ về

thời thơ ấu C o ô x ộ é ơ là một chiếc vé mở ra một hành

trình khám phá những điều kì diệu và bí mật của tâm hồn Tác phẩm ẩn chứa những bài học đầy thú vị về tuổi thơ và người lớn Nó được soi sáng trong

Trang 33

lăng kính của trẻ thơ và sau lăng kính đó là ánh nhìn, quan điểm của một người lớn

ù viết cho lứa tuổi nào, theo phong cách nào, người đọc luôn nhận thấy những trang văn của ông thấm đẫm tính giáo dục, hướng con người tới Chân – Thiện – Mĩ

Tác phẩm của Nguy n Nhật nh có sức hấp dẫn lạ lùng Nó lôi cuốn thiếu nhi và thuyết phục người lớn có trách nhiệm với thế hệ trẻ Vì vậy không có gì ngạc nhiên khi sách của ông được in hàng năm Và thật không quá khi cho rằng: tác phẩm của nhà văn – và bản thân ông – là người bạn mến thương của một thế hệ bạn đọc sau 30.4

Hóm hỉnh và sâu sắc, trữ tình, duyên dáng và bất ngờ… truyện kể Nguy n Nhật nh luôn luôn gần gũi như truyện dân gian cổ tích, như ước mơ của tuổi thơ mà lại mang tính hấp dẫn hiện đại Truyện kể Nguy n Nhật nh bao giờ cũng mang đến cho các em thái độ nhập cuộc hết mình, lòng yêu thương đậm đà Chính vì lẽ đó mà nhà văn được bình chọn là một trong

những “ ơ ặ 20 ă ” do Thành Đoàn tổ chức với trên 8000 phiếu

1.2.3.Quan i m ng c cho hi u nhi a Nguyễn Nh t nh

Nguy n Nhật nh là một người yêu nghề viết văn và đặc biệt sáng tác cho thiếu nhi Lòng yêu nghề được nhà văn coi là một trong những tiêu chí quan trọng bậc nhất của bất kì nghề nào Nhà văn sáng tác trước hết là vì đam

mê, là sự thôi thúc của tâm hồn chứ không phải vì mục đích mưu sinh hay mưu cầu danh tiếng Nhà văn không đặt cho văn chương những trọng trách quá nặng nề mà chưa chắc bản thân nhà văn đã gánh hết được bởi tác phẩm có thành công hay không là do cái tài và cái tâm của nhà văn chứ không phải do

ý đồ mi n cưỡng Quan niệm như vậy nên nhà văn Nguy n Nhật nh viết một cách thong dong, viết là bước vào một thế giới khác không có sự phiền muộn của đời thường Ông cũng đặt tầm quan trọng của của bạn đọc – đối tượng

Trang 34

cảm thụ, xem xét đó như là một yếu tố trong quá trình sáng tác Theo Nguy n Nhật nh, tác phẩm văn học thiếu nhi và chủ yếu là các tác phẩm viết cho thiếu nhi chứ không chỉ viết về thiếu nhi

Quan niệm về phương thức tiếp cận đã ảnh hưởng đến quan niệm của nhà văn về việc lựa chọn kĩ thuật viết Viết truyện cho trẻ em vốn đòi hỏi một bút pháp giản dị và trong trẻo

Những tiêu chí xác định một tác phẩm viết cho thếu nhi thành công theo ông không chỉ là số lượng, số lần xuất bản khổng lồ mà ít nhất nó phải

đạt hai yếu tố “T e e a e ố ” Nghĩa là nó vừa đảm

bảo được tính thẩm mĩ hợp với gu mĩ cảm của trẻ em nhưng vừa phải có ý nghĩa giáo dục Nhà văn viết cho thiếu nhi bao giờ cũng đồng thời là một nhà giáo dục như ông luôn tâm niệm

Với quan niệm sáng tác rất riêng và độc đáo của mình, Nguy n Nhật

nh thực sự đã chinh phục được đối tượng bạn đọc nhỏ tuổi vốn rất hồn nhiên và đôi khi cũng khó chiều Cho dù trước nhiều loại hình giải trí nghe – nhìn hấp dẫn, truyện của Nguy n Nhật nh vẫn thu hút được một khối lượng bạn đọc khổng lồ bởi tài năng, tâm huyết và quan niệm rõ ràng của nhà văn khi viết cho các em Sáng tác cho thiếu nhi không chỉ là hạnh phúc của người

viết truyện “ ợ ố l lầ a ơ a ” mà còn là hạnh

phúc của trẻ em, là hạnh phúc của những người đọc lớn tuổi nhớ về tuổi thơ của mình

Trang 35

CHƯƠNG 2 CÁC KIỂU NHÂN VẬT TRẺ EM TRONG

TRUYỆN NGUYỄN NHẬT ÁNH 2.1 Nhân vật ph thủy là trẻ em

Với C x La a , lần đầu tiên Nguy n Nhật nh sáng tác

truyện thiếu nhi thử nghiệm trên một địa hạt mới: truyện về thế giới phù thủy

Sau màn sương của các yếu tố huyền thoại, C x La a thông qua

các nhân vật phù thủy nhí tái hiện một thế giới đầy sinh động của lứa tuổi học trò ường như, không khi nào và ở đâu tác giả không nhắc đến trẻ em Câu chuyện về thế giới phù thủy chỉ là một khung cảnh khác để các bạn nhỏ trong

í oa bộc lộ những nét đẹp trong tâm hồn và tính cách của mình

Đó là mối quan hệ xoay quanh những cô cậu học trò với gia đình, với nhà trường, với bạn bè Đó là những học trò với những bài giảng, những lúc không thuộc bài, những khi đi học muộn, những khi trốn học, những lần mắc

lỗi bị phạt, những đứa trẻ háu ăn như Hailibato – “ ộ a ó â ồ ă

ố ĩ , a ầ ” [23,tr.22 … Trong tình cảm, chúng là những con người thật sự với

những cảm xúc và tình cảm rất người Nguyên và Kăply vẫn gặp ở đây những thầy cô giáo với đủ kiểu nghiêm khắc phạt học trò như chùi cầu tiêu của thầy Haifai, hài hước, độ lượng, vị tha… như thầy N Trang Long Họ là những người thầy giáo hết lòng thương yêu và bảo vệ học trò mình như chính họ là những con người bình thường chứ không phải là phù thủy với những khả năng phi phàm Những ông bố bà mẹ với tình cảm yêu thương con hết mực như tụi nó được thấy ở làng Ke của vợ chồng Ka Ming, bà Kalen, ông Bolabolam… Họ thấp thỏm lo lắng cho con khi con chưa về, họ mừng rỡ bật

khóc khi gặp lại con, họ đau khổ khi bị chia lìa như cảnh “ a M ố ó

ê , â ơ ả , ắ ỏ o o ê ầ ê ỏ ó”

Trang 36

[23,tr.2243 và bà Ka Lên “ a a ó a” khi bất ngờ gặp lại con trai,

chú Mustafa lái thảm bay chết nhát vẫn lượn lờ tấm thảm trên không trung cũng chỉ vì lo lắng cho cốt nhục của mình là thằng Chom Bọn Ktub, mê, Păng Ting, Mua, Bolobola, Tam, Kan Tô, Steng… đều là những cô cậu học trò với tình cảm hồn nhiên, vô tư, lương thiện Các nhân vật phù thủy nhí là những cô cậu học trò với đầy đủ những nét tinh nghịch hồn nhiên của bọn người xếp thứ ba sau ma qu anh ma không muốn nhọc công học bài chúng

mua các loại bùa chú, muốn xinh đẹp chúng mua các “ ĩ ” của SuKu,

cũng thích lê la hàng quán ăn vặt, cũng có những buổi nghịch phá tưng bừng,

có những đứa chuyên nịnh nọt thầy giáo, có những đứa quan tâm đến cửa hiệu Thất Tình… Châm chọc, trêu ghẹo nhau, phê phán nhau, bảo vệ nhau, cãi cọ nhau, tranh luận với nhau, thậm chí ghen với nhau, chúng tạo ra một không khí đầy tiếng ồn, đầy những âm thanh sống động của đời sống học trò Đó là nét xấu hổ rất đáng yêu của mê Đó là sự né tránh của Nguyên vì… ngượng Hay đó là sự lúng túng của Kăply, sự lo lắng của Mua khi nghĩ rằng K Brêt

đã chết… đây những cô cậu học trò cũng có cả những rung rinh của tuổi

mới lớn: “ ó ã ê ă ú a M a ừ lâ ồ , a lầ ầ ặ

ỡ C o ê lú ó l M a ĩ

ả a ặ o d ê d ó, ô a ó ẳ ị

l ú ắ ỗ ó ” [23,tr.1042]

Qua các nhân vật phù thủy nhỏ, ta thấy được nét đẹp của tình bạn vô

tư, hồn nhiên, nghộ nghĩnh và đầy trách nhiệm Giống như bản năng, những bạn nhỏ từ những người xa lạ, thậm chí là con người của hai thế giới khác nhau, Nguyên và Kăply của làng Ke và những đứa trẻ xứ Lang Biang đến với nhau rất tự nhiên và đón nhận nhau bằng nhu cầu tình bạn của con người Chúng lo lắng cho nhau, quan tâm chăm sóc nhau, chia sẻ với nhau những gian nguy, những phút sinh tử Tình cảm ấy làm cho chính nhân vật cảm động

Trang 37

“T ả dị d M a, b â ả ộ ê, ’T b, , ă T , Ta , olobola ũ ú ó â ỏa ấ ,

ó lú ó ở ó l ộ ằ ó La a í ý

ị o o ỏ ù ấ l a dầ o â í ó” [23,tr.1064 Chính vì tình bạn sâu sắc, “ ơ ả b â ” này mà những hình ảnh về tụi bạn “ ẫ b ặ lấ ó, ấ ả ữ ỉ

o ở x La a ã ợ ộ ặ o â í ó bằ ộ ợ xí

ô ô ù ữ ắ ” [23,tr.2086 khi sắp sửa rời xa Tình bạn

ấy trong phút sinh tử thật sự gây cảm động cho người đọc Khi nghe tin Kăply chết, tình cảm của tụi bạn toát lên chân thành tự sâu trong trái tim đong đầy tình cảm của những đứa không hề thấy ở đây một dấu hiệu của sự kì bí hay của những linh hồn chỉ biết đến phù phép của một thế giới chỉ có trong tưởng

lòng hào hiệp, có trách nhiệm và có tinh thần đoàn kết giống như các bạn học

sinh trong í oa Nguyên và Kăply dù biết rõ mình không phải là

chiến binh giữ đền đời thứ ba vẫn gánh vác trên vai trọng trách, thực hiện nhiệm vụ như những chiến binh giữ đền thực sự Sự an nguy của xứ Lang Biang trở thành mối bận tâm lớn của chúng Đường đến núi Lưng Chừng bao gian nan, hiểm nguy rình rập, thậm chí dù phải chết chúng vẫn muốn hoàn thành nhiệm vụ Kăply trước lúc chết đã nhắn gửi Nguyên hãy tiếp tục đến

Trang 38

núi Lưng Chừng, phải bảo vệ được bình yên cho xứ Lang Biang như những

“ b ữ ” Chỉ có hai quả táo trong tay để bảo vệ tính

mạng của mình nhưng chúng s n sàng chia sẻ với những con chim đầu người

Đó là một hành động hiệp nghĩa, vì người trước khi vì mình Các bạn nhỏ như

mê, Păng Ting, SuKu, Ktub… xả thân mình, trăn trở tìm phương kế, không trốn tránh, không đầu hàng trước thế lực của phe Hắc m, luôn sát cánh bên hai chiến binh trong mọi tình huống

Chính sức mạnh đoàn kết và sức mạnh tình bạn đã giúp các nhân vật chúng ta vượt qua khó khăn, nghịch cảnh và chiến thắng kẻ thù Chiến thắng này một lần nữa kh ng định một chân lí, cũng là triết lí nhân sinh cao đẹp thường thấy trong các câu chuyện cổ tích của nhân dân ta: cái thiện, cái tốt bao giờ cũng chiến thắng cái ác, cái xấu Đúng như tác giả đã từng tâm sự:

“T o ấ ả o e a ô , dù l o hay ả ở , b l ộ ố a l ô ợ ao

giới thật: “C ă ặ a ă T ố ộ ô ị ở

a ó Q ầ b , ó ắ ấ ở ầ ố , o , ao, í ó ộ ả bó o ả ,

ê ộ o o e ộ a ô C â ó ad da ữa

Trang 39

l T ô ó a â ộ a ộ Ma e e

ed ừa b a ừ ộ í ao T ả ó x ố ố Hồ C í

M , é ó o ữa ộ ị ê o a â ộ

T ố ấ ó d o ơ ” [23,tr.82 Nhân vật phù thủy trong truyện của

Nguy n Nhật nh còn gợi cho ta nét gần gũi với con người ở cách đặt tên nhân vật theo cách mô phỏng âm thanh của những từ ngữ gợi ra sự liên tưởng đến những thức quà có liên quan đến bọn trẻ: Balikem, Hailixiro, Hailibato, Kemli Trinh, Cafeli Chil…

2.2 Thế giới trẻ em ất hạnh đáng thương

Không chỉ đa dạng về lứa tuổi, nhân vật thiếu nhi trong tác phẩm của Nguy n Nhật nh còn rất phong phú về hoàn cảnh gia đình và đặc điểm tính cách Đó là cuộc sống giản dị, tự nhiên, lam lũ của những đứa trẻ nhà nghèo,

nửa ngày đi học, nửa ngày đi bán kem, bán bóng bay, bán kẹo kéo ( o

bó lê ).Trong bốn đứa (C o ô x ộ é ơ) Tí sún đáng

thương hơn cả vì mẹ mất sớm, nó sống với ba và hầu như không biết gì về

“ ữ ô a ” Bằng chứng là chính nhân vật tôi đã nhận xét: “con Tí

ú l a o ấ ă é ấ o ữ a o ô ừ b

ẽ b ” và nó “ a bao ấ ộ ô a ồ ” dù để có một bát mì

chỉ cần những thao tác cực kì đơn giản Nhưng bất chấp sự vụng về nấu nướng ấy của Tí sún, cu Mùi vẫn nhận Tí sún làm vợ khi chúng chơi trò chơi

“ ợ ồ , a ẹ”, cũng như không hề để ý đến hoàn cảnh gia đình, bốn

đứa trẻ vẫn quanh quẩn chơi với nhau hết ở nhà rồi đến trường rồi lại về nhà

mà không biết chán Có lẽ ngay từ nhỏ, con người ta đã ý thức (một cách hoàn toàn tự nhiên) là tình bạn là thứ tình cảm không ranh giới So với hai

bạn Hạnh và Quý ròm ( í oa), có thể nói Tiểu Long là con nhà nghèo,

lại có tới bốn anh em Ba mẹ và hai người anh sinh đôi của Tiểu Long hàng ngày phải bươn chải để kiếm sống, trong nhà chỉ còn Tiểu Long và cô em gái

Trang 40

nhỏ Oanh là được đi học Đồng hành cùng ba nhân vật chính, với mỗi tập truyện, người đọc lại được làm quen với những người bạn mới đến từ lớp

8A4, cái tập thể mà Hạnh, Long và Quý vô cùng gắn bó, hay những “

b l lù ” như Văn Châu, hoặc những người bạn tình cờ quen biết trong những chuyến nghỉ hè về quê, ra biển (T ử d , ắ oa -

í oa) Mỗi gương mặt là một cuộc đời, mỗi gia đình là một hoàn

cảnh, nếu không tìm cách phá vụ án mất trộm giáo án giúp cô giáo Trinh chắc các bạn nhỏ cũng không biết về hoàn cảnh gia đình người bạn cùng lớp Quới Lương của mình Cả ba bạn nhỏ có lý do chính đáng để nghi ngờ Quới Lương

là thủ phạm đã lấy trộm toàn bộ giáo án và sổ sách của cô Trinh, giáo viên chủ nhiệm và cũng là cô giáo dạy Văn của lớp 8A4 Vì vậy mà Long, Hạnh, Quý quyết tâm theo dõi Quới Lương để tìm chứng cứ (mặc dù cô Trinh không cho phép học trò của mình làm việc này) Cũng chính vì thế mà các bạn mới bết Quới Lương có hoàn cảnh gia đình đặc biệt: bố mất sớm, một mình mẹ phải nuôi hai anh em Quới Lương, vì mẹ ốm mà Quới Lương phải nghỉ học

để di bán hàng giúp mẹ Sự bao dung của cô giáo và sự thông cảm của các bạn đã khiến Quới Lương hối hận và nhận ra hành động sai lầm của mình Không chỉ có gia đình Quới Lương gặp khó khăn, trong tập thể lớp 8A4 còn

có nhiều bạn có hoàn cảnh tương tự Gia đình Tiểu Long dù nghèo nhưng ít ra cũng còn có tới bốn người lao động, còn gia đình Đặng Đạo một mẹ một con,

mẹ Đặng Đạo là công nhân vệ sinh, đêm đêm phải đi quét rác ở chợ, vì mẹ mới ốm dậy chưa làm được việc nặng nên hàng đêm Đặng Đạo phải đi phụ

mẹ Việc làm hiếu thảo của Đặng Đạo lại dẫn đến hậu qủa là sáng ra đến lớp

cậu bé thường xuyên “ ù” khiến cho các thầy cô giáo và các bạn

trong lớp, nhất là các bạn cùng tổ Đặng Đạo phải phiền lòng Nếu như hôm đấy Lâm không trằn trọc ra lan can làm thơ để thi thố với Quý ròm rồi tình cờ đánh rơi tờ giấy đang viết dở bài thơ xuống tầng một để phải chạy xuống lấy

Ngày đăng: 21/07/2015, 17:02

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[1]. Nguy n Nhật nh (2003), ô , Nxb Trẻ, TP Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: ô
Tác giả: Nguy n Nhật nh
Nhà XB: Nxb Trẻ
Năm: 2003
[2]. Nguy n Nhật nh (2003), Bong bóng lên t , Nxb Trẻ, TP Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bong bóng lên t
Tác giả: Nguy n Nhật nh
Nhà XB: Nxb Trẻ
Năm: 2003
[3]. Nguy n Nhật nh (2003), T , Nxb Trẻ TP Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: T
Tác giả: Nguy n Nhật nh
Nhà XB: Nxb Trẻ TP Hồ Chí Minh
Năm: 2003
[4]. Nguy n Nhật nh (2003), Đ a oa ú , Nxb Trẻ TP Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đ a oa ú
Tác giả: Nguy n Nhật nh
Nhà XB: Nxb Trẻ TP Hồ Chí Minh
Năm: 2003
[5]. Nguy n Nhật nh (2003), T ê ầ ỏ a ô , Nxb Trẻ TP Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: T ê ầ ỏ a ô
Tác giả: Nguy n Nhật nh
Nhà XB: Nxb Trẻ TP Hồ Chí Minh
Năm: 2003
[6]. Nguy n Nhật nh (2003), ó ă ỗ ồ , Nxb Trẻ Tp Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: ó ă ỗ ồ
Tác giả: Nguy n Nhật nh
Nhà XB: Nxb Trẻ Tp Hồ Chí Minh
Năm: 2003
[7]. Nguy n Nhật nh (2003), ồ â ô a , Nxb Trẻ Tp Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: ồ â ô a
Tác giả: Nguy n Nhật nh
Nhà XB: Nxb Trẻ Tp Hồ Chí Minh
Năm: 2003
[8]. Nguy n Nhật nh (2003), a ê ắ , Nxb Trẻ Tp Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: a ê ắ
Tác giả: Nguy n Nhật nh
Nhà XB: Nxb Trẻ Tp Hồ Chí Minh
Năm: 2003
[9]. Nguy n Nhật nh (2003), Hoa ồ x , Nxb Trẻ TP Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hoa ồ x
Tác giả: Nguy n Nhật nh
Nhà XB: Nxb Trẻ TP Hồ Chí Minh
Năm: 2003
[10]. Nguy n Nhật nh (2003), H ỏ, Nxb Trẻ TP Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: H ỏ
Tác giả: Nguy n Nhật nh
Nhà XB: Nxb Trẻ TP Hồ Chí Minh
Năm: 2003
[11]. Nguy n Nhật nh (2003), Mắ b , Nxb Trẻ TP Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mắ b
Tác giả: Nguy n Nhật nh
Nhà XB: Nxb Trẻ TP Hồ Chí Minh
Năm: 2003
[12]. Nguy n Nhật nh (2003), C ú , Nxb Trẻ TP Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: C ú
Tác giả: Nguy n Nhật nh
Nhà XB: Nxb Trẻ TP Hồ Chí Minh
Năm: 2003
[13]. Nguy n Nhật nh (2003), Cô ừ ô a, Nxb Trẻ TP Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cô ừ ô a
Tác giả: Nguy n Nhật nh
Nhà XB: Nxb Trẻ TP Hồ Chí Minh
Năm: 2003
[14]. Nguy n Nhật nh (2003), W dow, Nxb Trẻ TP Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: W dow
Tác giả: Nguy n Nhật nh
Nhà XB: Nxb Trẻ TP Hồ Chí Minh
Năm: 2003
[15]. Nguy n Nhật nh (2003), C ú bé ắ ố , Nxb Trẻ TP Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: C ú bé ắ ố
Tác giả: Nguy n Nhật nh
Nhà XB: Nxb Trẻ TP Hồ Chí Minh
Năm: 2003
[16]. Nguy n Nhật nh (2003), T oa , Nxb Trẻ TP Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: T oa
Tác giả: Nguy n Nhật nh
Nhà XB: Nxb Trẻ TP Hồ Chí Minh
Năm: 2003
[17]. Nguy n Nhật nh (2003), T ằ ỷ ỏ, Nxb Trẻ TP Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: T ằ ỷ ỏ
Tác giả: Nguy n Nhật nh
Nhà XB: Nxb Trẻ TP Hồ Chí Minh
Năm: 2003
[18]. Nguy n Nhật nh (2003), ữ a xấ í , Nxb Trẻ TP Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: ữ a xấ í
Tác giả: Nguy n Nhật nh
Nhà XB: Nxb Trẻ TP Hồ Chí Minh
Năm: 2003
[19]. Nguy n Nhật nh (2003), Q lê , Nxb Trẻ TP Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Q lê
Tác giả: Nguy n Nhật nh
Nhà XB: Nxb Trẻ TP Hồ Chí Minh
Năm: 2003
[20]. Nguy n Nhật nh (2003), ữ ô e , Nxb Trẻ TP Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: ữ ô e
Tác giả: Nguy n Nhật nh
Nhà XB: Nxb Trẻ TP Hồ Chí Minh
Năm: 2003

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w