Còn Assen Bossev – nhà văn Bungari, tác giả của hơn 60 tập truyện ngắn và thơ viết cho thiếu nhi lại nói: “những cuốn sách hay đều là người bạn đời vĩnh viễn của tuổi nhỏ; chính chúng
Trang 1NGÔ THỊ THỦY
THẾ GIỚI NHÂN VẬT TRONG
KÍNH VẠN HOA CỦA NGUYỄN NHẬT ÁNH
Chuyên ngành: Lí luận văn học
Mã số: 60 22 01 20
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM
Người hướng dẫn khoa học: TS Nguyễn Thị Kiều Anh
HÀ NỘI, 2013
Trang 2Tôi xin cam đoan tất cả các dữ liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là kết quả nghiên cứu của bản thân tôi dưới sự hướng dẫn của Tiến sĩ Nguyễn Thị Kiều Anh, là sản phẩm khoa học trung thực và không trùng lặp với các đề tài khác Tôi cũng xin cam đoan mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn này đều được ghi rõ nguồn gốc Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm
Hà Nội, ngày … tháng … năm 2013
Học viên
Ngô Thị Thủy
Trang 3Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất đến Tiến sĩ Nguyễn Thị Kiều Anh, người đã tận tình hướng dẫn, định hướng cho tôi trong suốt
quá trình thực hiện đề tài: Thế giới nhân vật trong Kính vạn hoa của Nguyễn
Nhật Ánh
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến các thầy, cô giáo trong Khoa Ngữ văn - những thầy cô đã từng dạy dỗ tôi, Thư viện trường - nơi tôi tìm được nhiều kiến thức và tài liệu hỗ trợ cho việc làm luận văn này, Phòng sau Đại học trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 - nơi tổ chức khóa học
Tôi xin cảm ơn gia đình, bạn bè và các đồng chí đồng nghiệp đã tạo điều kiện giúp đỡ, động viên tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn này
Hà Nội, ngày … tháng … năm 2013
Học viên
Ngô Thị Thủy
Trang 41 Lí do chọn đề tài 1
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 3
3 Mục đích nghiên cứu 8
4 Nhiệm vụ nghiên cứu 8
5 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 9
6 Phương pháp nghiên cứu 9
7 Đóng góp của luận văn 9
8 Cấu trúc luận văn 10
NỘI DUNG 11
Chương 1 KHÁI QUÁT VỀ VĂN HỌC THIẾU NHI VÀ TÁC GIẢ NGUYỄN NHẬT ÁNH 11
1.1 Khái quát về văn học thiếu nhi 11
1.1.1 Khái niệm 11
1.1.2 Sơ lược quá trình phát triển của VHTN Việt Nam 13
1.2 Tác giả Nguyễn Nhật Ánh 17
1.2.1 Cuộc đời và sự nghiệp 17
1.2.2 Quan điểm sáng tác cho thiếu nhi của NNA 25
Chương 2 THẾ GIỚI NHÂN VẬT TRONG KÍNH VẠN HOA CỦA NGUYỄN NHẬT ÁNH 29
2.1 Nhân vật văn học và thế giới nhân vật 29
2.1.1 Nhân vật văn học 29
2.1.2 Thế giới nhân vật 30
2.2 Các loại nhân vật trong Kính vạn hoa 31
2.2.1 Nhân vật trẻ em 32
2.2.1.1 Tài năng, thông minh, hiếu động, thích phiêu lưu, mạo hiểm 34
Trang 52.2.2 Nhân vật người lớn 57
2.2.2.1 Nhóm nhân vật có quan hệ gia đình với nhân vật trẻ em 58
2.2.2.2 Nhóm nhân vật có quan hệ trường lớp với nhân vật trẻ em 64
Chương 3 NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG THẾ GIỚI NHÂN VẬT TRONG KÍNH VẠN HOA 69
3.1 Cách đặt tên nhân vật 69
3.2 Ngôn ngữ trẻ thơ dí dỏm 72
3.3 Nghệ thuật khắc họa tính cách nhân vật 75
3.3.1 Vừa trẻ con vừa người lớn 76
3.3.2 Năng động, tự chủ trong mối quan hệ đa chiều với thế giới xung quanh 81
3.3.3 Nhiều tật xấu 89
KẾT LUẬN 94
TÀI LIỆU THAM KHẢO 96 PHỤ LỤC
Trang 7
PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lí do chọn đề tài
1.1 Mikhain Ilin – nhà văn Nga chuyên viết truyện khoa học cho thiếu
nhi từng tâm sự rằng: “Trước khi bắt đầu kể chuyện tôi viết văn như thế nào,
tôi muốn kể cho các bạn nghe tôi bắt đầu đọc sách như thế nào” Còn Assen
Bossev – nhà văn Bungari, tác giả của hơn 60 tập truyện ngắn và thơ viết cho
thiếu nhi lại nói: “những cuốn sách hay đều là người bạn đời vĩnh viễn của
tuổi nhỏ; chính chúng cho trẻ con đôi cánh để bay lên mà chinh phục cuộc sống”.Qua những trang văn thơ ấy cuộc sống với đầy đủ âm điệu, màu sắc kì
thú được tái hiện đưa các em đến thế giới của những câu chuyện cổ tích và ở
đó là cả một bầu trời tình yêu thương ấm áp Với những lí do đó mà văn học
về đề tài trẻ thơ hay văn học viết cho trẻ thơ là mảng đề tài cực kì quan trọng
Từ xưa các nhà văn đã hết sức chú ý đến đề tài này và nó được đánh giá là một mảng đề tài hấp dẫn nhưng đồng thời cũng rất khó khăn
1.2 Năm 1986, khi đất nước bước vào giai đoạn đổi mới trên tất cả các
phương diện của đời sống xã hội thì văn học nghệ thuật cũng không nằm ngoài những xu hướng đó Văn học Việt Nam nói chung và văn học thiếu nhi nói riêng như bừng lên một sắc diện mới Nổi lên trong mảng đề tài viết cho thiếu nhi là các tác giả: Duy Khán, Nguyễn Quang Sáng, Phùng Quán, Vũ Đức Nguyên, Vi Hồng, Vũ Bảo, … giai đoạn tiếp theo có Thu Trân, Nguyễn Nhật Ánh, Kim Hài, Nguyễn Thị Minh Ngọc, Trần Thiên Hương, Nguyễn Thị Mai… Mỗi tác giả đều chọn cho mình một điểm nhìn riêng, một góc riêng để viết về các em Cũng bởi vậy mà tạo nên sự phong phú, sâu sắc trong từng
câu chuyên Cụ thể mảng đề tài hoài niệm, tìm về tuổi thơ với: Tuổi thơ im
lặng, Dòng sông thơ ấu, Đường về với mẹ chữ, Miền xanh thẳm, Mảng đề
tài trẻ em trong quan hệ gia đình với Út Quyên và tôi, Em gái, Năm đêm với
bé Su, Chị ,… Mảng đề tài trẻ em các gia đình khá giả và cuộc sống của
Trang 8những trẻ nhà nghèo, vừa học vừa phải lo toan kiếm sống thậm chí là “đi
bụi”với Hoa trên đường phố, Kiềng ba chân, Ngày khai trường trong mơ,
Kính vạn hoa, Tiếp đạm,… hay mảng đề tài viết về trẻ em thôn quê có Quả Thị đi chơi, Bờ ve ran, Làng em buổi sáng,… Đề tài miền núi có Y Leng, Kỉ vật cuối cùng, Một lớp trưởng khác thường, Chân trời mở rộng, Chú bé thổi khèn,… Nhìn chung, đội ngũ viết sáng tác văn học thiếu nhi từ đầu thời kì đổi
mới đã phát triển hùng hậu và được đánh giá là chưa bao giờ văn học thiếu nhi lại phát triển phong phú như vậy, sáng tác cho các em ngày càng có sự mở rộng về đề tài cũng như hướng tiếp cận đời sống, tiếp cận trẻ em và khả năng khám phá con người.Trong số tác tác giả viết cho thiếu nhi và viết về đề tài thiếu nhi nổi bật nhất là tác giả Nguyễn Nhật Ánh
1.3 Nguyễn Nhật Ánh là nhà văn quen thuộc với các độc giả nhỏ tuổi,
các em nhắc đến ông với tình cảm trìu mến và coi ông như một người bạn của mình Nguyễn Nhật Ánh thấu hiểu tâm lí trẻ thơ một cách tinh tế, và hơn thế văn phong của ông luôn mang nét đặc trưng là chất hài hước, dí dỏm, đáng yêu lại rất tự nhiên khiến cho độc giả luôn cảm thấy vui vẻ, gần gũi khi đọc các tác phẩm của ông
Sẽ rất thiếu sót khi nhắc đến Nguyễn Nhật Ánh mà không kể đến bộ
truyện Kính vạn hoa Bộ truyện được viết trong khoảng thời gian dài từ 1995 đến 2005 bao gồm 7 tập lớn với 54 tập truyện nhỏ Bộ truyện KVH là thành
công lớn của tác giả với việc xây dựng thế giới nhân vật đồ sộ với hơn 200 nhân vật, chủ yếu là nhân vật trẻ em đang trong độ tuổi cắp sách đến trường cùng với đó là thế giới nhân vật người lớn có mối quan hệ mật thiết với nhân vật trẻ thơ Hai nhóm nhân vật được miêu tả đan xen, lồng ghép trong tất cả các tập truyện một cách sinh động, hài hước, thú vị lôi cuốn các em nhỏ đến
kì lạ Tập truyện đi sâu khai thác đời sống của các em nhỏ nơi thành thị với nhiều hoàn cảnh, tính cách, tài năng khác nhau, cùng với đó là vai trò hỗ trợ,
Trang 9vai trò là môi trường hình thành nhân cách trẻ thơ của nhóm nhân vật người lớn cũng hết sức quan trọng Tác giả NNA đi sâu vào ngõ ngách tâm tư, sự thay đổi tâm lí của lứa tuổi mới lớn một cách không thể tinh tế hơn
Nghiên cứu về tác giả Nguyễn Nhật Ánh và các tác phẩm của ông tính đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu lớn nhỏ, nhưng với bản thân tôi xuất phát từ tình yêu mến trẻ thơ, khâm phục tài năng của tác giả, yêu thích
những sáng tác của nhà văn chúng tôi lựa chọn đề tài Thế giới nhân vật trong
Kính vạn hoa của Nguyễn Nhật Ánh để đóng góp thêm một hướng tiếp cận
mới, góc nhìn mới về thế giới nhân vật được đánh giá là kỉ lục của văn học
Việt Nam nói chung và văn học viết cho thiếu nhi nói riêng này
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Đánh giá chung về KVH, trước hết, phải kể đến công trình Truyện viết
cho thiếu nhi sau năm 1975 của nhà phê bình Lã Thị Bắc Lý Trong công
trình này, tác giả đã đề cập đến KVH dưới phương diện là một ví dụ để minh
chứng cho những đổi mới của truyện viết cho thiếu nhi thời kỳ đổi mới Tác giả chuyên luận đã tiếp cận tác phẩm từ phương diện nội dung với sự đa dạng
về đề tài, đổi mới quan niệm về con người và một vài phương diện nghệ thuật
như xây dựng nhân vật, giọng điệu trần thuật… “KVH của NNA đã mở ra
một thế giới đa màu sắc vô cùng hấp dẫn và thú vị”[1;41], “hàng loạt thông tin, hàng loạt sự kiện nối tiếp nhau xoay quanh các nhân vật đầy cá tính sắc nét…những cá tính này không bộc lộ ngầm mà tự biểu hiện bằng ngôn ngữ, hành động hết sức sống động”[1;68] Đây là những nhận xét hết sức xác đáng
về KVH
Tiếp theo là những bài viết đăng trên các báo, tạp chí đã giới thiệu bộ
truyện như là một “hiện tượng best – seller” Viết về KVH như một mẩu tin
của những kỷ lục trong thị trường sách thiếu nhi hiện nay, Lê Phương Liên
cho rằng: “Mỗi tập trong bộ truyện có khi in tới 35 nghìn bản Đó là một con
Trang 10số kỷ lục”[2], còn theo Dạ Sinh: “Bộ KVH của NNA đã lập kỷ lục đáng khâm
phục: Là bộ sách nhiều tập nhất (54 tập) từ trước đến nay; bộ sách thiếu nhi
có nhiều nhân vật nhất (trên dưới 200 nhân vật); bộ sách có số lượng phát hành cao nhất trong những năm qua và tác giả nhận được thư bạn đọc nhiều
nhất”[3] “Bộ truyện dài nhiều tập KVH của nhà văn NNA bắt đầu được ấn
hành tại NXB Kim Đồng từ năm 1995 Số bản in của bộ sách này đã vượt qua cái mốc một triệu bản, một trường hợp quả là hiếm thấy, đặc biệt trong bối cảnh thị trường sách hiện nay đang bị áp đảo bởi truyện tranh nước ngoài”(Báo Thể thao và Văn hoá ngày 5/3/2002) “Lần đầu tiên trong lịch sử
xuất bản ở nước ta, bộ truyện KVH đã đạt được con số kỷ lục: hơn 1 triệu
bản in”(Báo Thanh niên ngày 28/02/2000) Huyền Sương cho rằng việc xuất
hiện KVH là “một kỷ lục mới dành cho tuổi thơ”[4] Khi ra mắt bạn đọc, trước không khí nôn nóng của cả người đọc lẫn NXB, KVH đã “chứa đựng
rất nhiều hy vọng cho vùng đất hứa của VHTN” Báo Thiếu niên tiền phong
số 104 tháng 12/1995 giới thiệu KVH “là một bộ sách nhiều tập kể về những
mẩu chuyện vui ở trường, ở nhà và nhiều sinh hoạt của học trò hiện nay”
Hay trong báo Nhi đồng số 17 (535) tháng 12/1996 nói về sự đón nhận của
bạn đọc nhỏ tuổi cả nước “đó là một bộ sách mới mẻ, lần đầu tiên ra mắt bạn
đọc mà đã sớm được thiếu nhi hai miền Nam, Bắc say mê Nhà văn NNA đã
từ tốn và tỉ mỉ trân trọng và dí dỏm kể lại những câu chuyện sinh hoạt rất thường nhật của trẻ nhỏ Trẻ con có biết bao chuyện “riêng tư”, lo âu, thấp thỏm, mơ ước… mà người lớn đôi khi dửng dưng không hiểu” Sự đa dạng
trong đề tài được thể hiện trong mỗi câu chuyện giống như những biến thể ảo huyền, lung linh đủ màu sắc trong bộ truyện theo nhà thơ Đỗ Trung Quân là
“những cú lắc”của chiếc KVH kỳ diệu”[5]; theo nhà thơ Nguyễn Hoàng Sơn
là “bộ tiểu thuyết trường thiên về sinh hoạt tuổi học trò”[6]; còn theo nhà văn Văn Hồng là “bộ tiểu bách khoa cho thiếu nhi”[7] Nhà nghiên cứu Vân
Trang 11Thanh nhận xét KVH là “bộ sách liên hoàn, mỗi tập một màu sắc óng ánh,
phản ánh cuộc sống linh hoạt của các em, một cuộc sống bình thường nhưng chứa bao điều mới mẻ, trong các mối quan hệ giữa con cái và bố mẹ, trò đối với thầy cô và trong thế giới nhất quỷ nhì ma thứ ba học trò”[8; 73-78] Tác
giả đã viết về “cuộc sống bình thường, cuộc sống hôm nay, cuộc sống như nó
vẫn thường xảy ra thường ngày quanh ta”[9] Bác sĩ Nguyễn Khắc Viện nhận
định: “KVH dẫn dắt các em từ thành phố Hồ Chí Minh đến thôn quê, từ
chuyện đánh võ, ma quỷ, gái giả trai đến chuyện trinh sát, khoa học Cũng có nhiều pha bí ẩn, ly kỳ nhưng vẫn giữ được tính cách Việt Nam”[10] Nhận xét
về sự phổ biến của các đề tài về nhà trường trong KVH – vốn “hiếm và
mỏng” trong sáng tác VHTN, Hương Giang cho rằng NNA đã miêu tả “là những chuyện bình thường hàng ngày vẫn xảy ra, trong lớp học nào cũng có,
ở đâu cũng có, lúc nào cũng có”[11]
Trong cuốn Tác giả văn học thiếu nhi Việt Nam, tác giả Vân Thanh đã trích dẫn lời nhận xét của Nguyễn Hương Giang trích trong Tạp chí Văn nghệ
quân đội – 8.2000: “Ai cũng biết: nhất quỷ nhì ma thứ ba học trò Nguyễn
Nhật Ánh biết đến từng chân tơ kẽ tóc, biết đến ngọn ngành những trò nghịch ngợm của lũ chỉ đứng sau lũ ma quỷ ấy Nhu cầu vui chơi của tuổi thơ cũng cần thiết vì nó không những giữ tính hồn nhiên mà còn tạo ra niềm vui, sự hưng phấn để các em say mê học tập hơn, có kết quả hơn… Anh hiểu và nói trúng những suy nghĩ non nớt, những tính toán bé bỏng, ngây thơ và bao giờ cũng mang một nụ cười hóm hỉnh, độ lượng, nhân từ…[24, 54 – 55]
Trên trang web www.denthan.com cũng có lời giới thiệu về cuốn sách:
“Nhà văn mời người đọc lên chuyến tàu quay ngược trở lại thăm trẻ thơ và
tình bạn dễ thương của 4 bạn nhỏ Những trò chơi dễ thương thời bé, tính cách thật thà, thẳng thắn một cách thông minh và dại dột, những ước mơ tự
do trong lòng… khiến cuốn sách có thể làm các bậc phụ huynh lo lắng rồi thở
Trang 12phào Không chỉ thích hợp với người đọc trẻ, cuốn sách còn có thể hấp dẫn
và thực sự có ích cho người lớn trong quan hệ với con mình”[25]
Ngoài ra, mỗi tập truyện trong KVH đều có những bài viết riêng của bạn
đọc nhỏ tuổi Có tới hơn 5000 bức thư của độc giả nhí gửi về cho chú Ánh bày
tỏ những cảm nhận, sự sẻ chia, những bức xúc về nội dung câu chuyện hoặc
cảm động (Mẹ vắng nhà, Những con gấu bông, Bí mật kẻ trộm…) hoặc buồn cười (Thi sĩ hạng ruồi) hoặc những câu chuyện đầy hồi hộp, ly kỳ (Cú
nhảy kinh hoàng, Cuộc so tài vất vả….) nhưng các bài viết đều tự rút ra các
bài học hoặc một ý nghĩa nào đó qua một câu chuyện cụ thể Có nhiều độc giả còn viết thư về cho các nhân vật như là kể chuyện cho chính những người bạn
đã quen biết lâu, không chỉ là những độc giả nhí mà có cả những phụ huynh
nhiều tuổi Có khi là một lá thư nài nỉ “chú Ánh” sáng tác thật nhanh, có khi
“kể khổ” khi chờ mua truyện đọc, có khi “nóng lòng chờ kết bạn”với các
nhân vật… Đặc biệt, có em còn làm thơ, vẽ tranh để thể hiện tình cảm cũng
như những đánh giá của mình về bộ truyện mặc dầu với tâm trạng của fan
hâm mộ đôi khi không tránh khỏi sự cuồng nhiệt đến quá lời
Cuối cùng dẫn lời của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh: “Thủa bé, tôi mê cái
kính vạn hoa và bây giờ, đã lớn tôi vẫn mê thứ đồ chơi này Nếu được bỏ phiếu, tôi sẽ không ngần ngại bình chọn ống kính vạn hoa là đồ chơi kì thú nhất của tuổi thơ, là quà tặng tuyệt diệu nhất mà người lớn đã nghĩ ra cho trẻ
em Hằng hà bông hoa lần lượt xuất hiện dưới tay mình, chỉ sau mỗi cái lắc nhẹ những cánh hoa không ngừng thay dáng, những sắc hoa không ngừng đổi màu, có tới hàng vạn, hàng triệu những bông hoa như thế, và tuyệt vời thay, không bông hoa nào giống bông hoa nào trong hàng vạn, hàng triệu cái kia Tôi ao ước những tập Kính vạn hoa của mình cũng sẽ đem lại cho các độc giả nhỏ tuổi điều gì na ná như thế: Cứ lắc một cái, một câu chuyện mới lại hiện ra….”[26] Và từ những thôi thúc đó, Nguyễn Nhật Ánh đã tặng cho các em
Trang 13nhỏ bộ truyện Kính vạn hoa, với 7 tập truyện lớn 54 tập truyện nhỏ, mỗi tập
truyện chính là một bông hoa nhỏ xinh, nhiều màu sắc, có khi đó là câu chuyện về tình yêu thương trong gia đình, tình yêu thương với các con vật, có lúc là câu chuyện mối quan hệ bạn bè, thầy trò, đôi lúc đó là những chuyến thám hiểm vô cùng kỳ thú, và cả những câu chuyện về những rung động của tuổi mới lớn thật phức tạp và khó hiểu
Những công trình nghiên cứu chuyên biệt về tác giả Nguyễn Nhật Ánh: Theo thống kê của chúng tôi, tính đến nay đã có nhiều công trình nghiên
cứu về tác giả Nguyễn Nhật Ánh và những vấn đề nổi bật trong sáng tác của ông Chúng tôi liệt kê theo trình tự thời gian như sau:
Năm 2005, công trình: “Thế giới trẻ thơ qua cái nhìn của Nguyễn Nhật
Ánh trong bộ truyện Kính vạn hoa” của học viên Phạm Thị Bền, chuyên
ngành Văn học Việt Nam, trường Đại học sư phạm Hà Nội Đây có thể coi là công trình nghiên cứu chuyên sâu khá xuất sắc về cách tiếp cận thế giới trẻ
thơ của tác giả Nguyễn Nhật Ánh trong bộ truyện Kính vạn hoa
Năm 2009, công trình: “Thế giới nghệ thuật truyện Nguyễn Nhật Ánh”
của học viên Vũ Thị Hương, chuyên ngành Văn học Việt Nam hiện đại, trường Đại học sư phạm Hà Nội Công trình khoa học này lại đánh giá một cách tổng quát về phương diện nghệ thuật xây dựng nhân vật trong hầu hết những sáng tác của Nguyễn Nhật Ánh
Năm 2011, công trình: “Đặc điểm truyện Nguyễn Nhật Ánh” của học
viên Bùi Thị Thu Thủy, chuyên ngành Lí luận văn học, trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn Đây là công trình thuộc chuyên ngành lí luận văn học bởi vậy mà tác giả đưa ra cơ sở lí luận tiếp sau đó áp chúng vào những sáng tác của NNA từ đó làm nổi bật lên những đặc điểm lớn của truyện NNA
Từ những đánh giá, nhận xét xác đáng trên, cùng với những công trình nghiên cứu công phu của các tác giả như trên đã cho thấy sự quan tâm của
Trang 14độc giả, giới nghiên cứu đến “hiện tượng” NNA là không hề nhỏ Mặc dù vậy, đến nay vẫn chưa có công trình nào tập trung khai thác đầy đủ về “Thế
giới nhân vật trong Kính vạn hoa của Nguyến Nhật Ánh” Bởi vậy, chúng tôi
mạnh dạn đưa ra một hướng tiếp cận mới về phương diện này Tất cả những ý kiến đánh giá, nhận xét, những công trình khoa học nêu trên là những tư liệu quý báu giúp chúng tôi triển khai công trình nghiên cứu của mình
3 Mục đích nghiên cứu
- Tìm hiểu một cách cặn kẽ, sâu sắc và cụ thể thế giới nhân vật trong
Kính vạn hoa của Nguyễn Nhật Ánh
- Những đặc sắc nghệ thuật trong việc xây dựng thế giới nhân vật
- Khẳng định tài năng, vai trò và những đóng góp của Nguyễn Nhật Ánh trong nền văn học viết cho thiếu nhi nói riêng và văn học Việt Nam nói chung
4 Nhiệm vụ nghiên cứu
Trong phạm vi có hạn của một luận văn, chúng tôi tập trung nghiên cứu những nội dung chính như sau:
- Khái quát về văn học thiếu nhi và tác giả Nguyễn Nhật Ánh
- Sơ lược lí luận về nhân vật văn học và thế giới nhân vật
- Khai thác thế giới nhân vật đồ sộ trong Kính vạn hoa làm nổi bật lên
sự phong phú, đa dạng trong thế giới nhân vật, cách khắc họa tính cách, cách thâm nhập vào đời sống của nhân vật để thấy rõ tài năng của tác giả NNA, tâm huyết của ông với thiếu nhi, và những phương diện liên quan đến sự hình thành nhân cách thiếu nhi
Tìm hiểu nghệ thuật xây dựng nhân vật trong Kính vạn hoa cũng là nhiệm vụ lớn trong luận văn góp phần tạo nên một Kính vạn hoa có một
không hai trong nền văn học thiếu nhi Việt Nam tính đến thời điểm này
Trang 155 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Luận văn tập trung vào việc tìm hiểu thế giới
nhân vật trong Kính vạn hoa của Nguyễn Nhật Ánh
Phạm vi đề tài: Bộ truyện Kính vạn hoa của tác giả Nguyễn Nhật Ánh
6 Phương pháp nghiên cứu
Xuất phát từ yêu cầu của đối tượng và mục đích nghiên cứu, luận văn vận dụng một một số phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp phân tích - tổng hợp
- Phương pháp so sánh đối chiếu
- Phương pháp hệ thống
- Phương pháp thống kê
7 Đóng góp của luận văn
Tập trung nghiên cứu thế giới nhân vật trong bộ truyện Kính vạn hoa của
Nguyễn Nhật Ánh nhằm:
Về mặt lí luận: Với đề tài luận văn này, người nghiên cứu sẽ làm nổi bật nét đặc sắc về thế giới nhân vật và nghệ thuật xây dựng nhân vật trong bộ
truyện Kính vạn hoa của Nguyễn Nhật Ánh
Về mặt thực tiễn: Thông qua đề tài này, người viết mong muốn tìm hiểu
rõ hơn về những đóng góp của Nguyễn Nhật Ánh trong việc nghiên cứu, khám phá và cách tân văn học thiếu nhi hiện nay Qua đó khẳng định tài năng,
vị trí của nhà văn trong nền văn học mới, giúp bạn đọc thấu hiểu tâm huyết của tác giả dành cho trẻ thơ và sự nghiệp giáo dục nhân cách trẻ thơ
Trang 168 Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và tài liệu tham khảo nội dung chính
của luận văn được triển khai thành 3 chương:
- Chương 1: Khái quát về văn học thiếu nhi và tác giả Nguyễn Nhật Ánh
- Chương 2: Thế giới nhân vật trong Kính vạn hoa của Nguyễn
Nhật Ánh
- Chương 3: Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong Kính vạn hoa của
Nguyễn Nhật Ánh
Trang 17NỘI DUNG Chương 1 KHÁI QUÁT VỀ VĂN HỌC THIẾU NHI VÀ TÁC GIẢ
NGUYỄN NHẬT ÁNH 1.1 Khái quát về văn học thiếu nhi
1.1.1 Khái niệm
Văn học thiếu nhi (VHTN) là một bộ phận của nền văn học dân tộc Mặc
dù ra đời sau và phát triển muộn hơn các bộ phận văn học khác, nhưng VHTN
đã có những đóng góp quan trọng trong đời sống văn học cả về mặt nội dung
lẫn hình thức biểu hiện “Văn học thiếu nhi”(cách gọi khác là “văn học trẻ
em”nhưng ở đây xin thống nhất là “VHTN”) có một vai trò đặc biệt quan
trọng không những trong đời sống trẻ thơ mà cả trong nền văn học dân tộc
Theo Từ điển thuật ngữ văn học, VHTN theo nghĩa hẹp “gồm những
tác phẩm văn học hoặc phổ cập khoa học dành riêng cho thiếu nhi… gồm một phạm vi rộng rãi những tác phẩm văn học thông thường (cho người lớn) đã đi vào phạm vi đọc của thiếu nhi [12;342] Nhưng cũng có quan niệm “chỉ những tác phẩm viết cho thiếu nhi một cách trực tiếp mới thuộc bộ phận VHTN” Hiện chưa có một khái niệm chính xác và đầy đủ thế nào là VHTN
mà chỉ có những tiêu chí để xác định khái niệm này Thứ nhất là tính chất giáo dục trong tác phẩm viết cho thiếu nhi phải được đặt ra một cách rõ ràng, dứt khoát và đưa lên hàng đầu (yêu cầu này đối với tác phẩm văn học cho người lớn cũng rất quan trọng nhưng đối với thiếu nhi lại càng đặc biệt quan trọng hơn); thứ hai là có hình thức tươi vui, hồn nhiên, dí dỏm, giàu yếu tố tưởng tượng; thứ ba là hình tượng văn học phải chân thực, cụ thể, sinh động, phù hợp với tâm lý trẻ thơ; thứ tư là ngôn ngữ phải trong sáng, giản dị và dễ
hiểu Nhà văn NNA thì quan niệm: “Tác phẩm VHTN trước hết và chủ yếu là
những tác phẩm viết cho thiếu nhi chứ không chỉ là viết về thiếu nhi”[93]
VHTN là văn học phục vụ cho những bạn đọc nhỏ tuổi, do đó phải xem thiếu
Trang 18nhi là đối tượng cảm thụ chứ không đơn giản chỉ là đối tượng miêu tả, dù rằng viết về thiếu nhi cho thiếu nhi đọc bao giờ cũng được xem là phương
pháp thích hợp nhất Sứ mệnh của VHTN được nhắc đến trong Tạp chí Văn
học số 5/1993 như sau: “Nếu sự tồn tại và phát triển của dân tộc, cũng như
nhân loại trong các tương lai gần và xa là đặt vào thế hệ thiếu nhi thì câu chuyện về VHTN, câu chuyện về các món ăn tinh thần cho thiếu nhi chúng ta bàn hôm nay và ở đây không thể xem là một câu chuyện “nhỏ”, “ngoài lề” mà
là câu chuyện nghiêm trang của tất cả mọi “người lớn”, của các bậc cha mẹ, của các thầy cô, và cố nhiên, của tất cả những người viết cho thiếu nhi, của tất
cả những ai có quan tâm và có trách nhiệm đến việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục thiếu nhi”
Do “tính đặc thù của nền VHTN là ở chỗ nó chiếu cố đến đặc điểm của
độc giả thiếu nhi và chiếu cố đến tính đặc thù và tâm lý nhi đồng”(Coócnhiêvích) nên VHTN ở dân tộc nào, đất nước nào cũng đến được
với thiếu nhi, tồn tại trong lòng độc giả nhí bằng chính sức sống tiềm tàng theo
cách riêng của nó Mỗi “tác phẩm văn học viết cho các em là một công trình sư
phạm Người viết cần cân nhắc nên nói cái gì, nói như thế nào để có lợi cho tâm hồn các em mà không ảnh hưởng đến sự thể hiện nghệ thuật ”(Võ Quảng)
dù là thể loại nào Nhà văn Mác Tuên (Mark Twain) cũng quan niệm: “Cách
viết truyện cho trẻ em đúng đắn nhất phải viết sao cho tác phẩm không chỉ thú
vị đối với các em bé, mà còn cực kỳ thú vị với bất cứ ai đã từng là một em bé”
Bởi “với trẻ con, tất cả những điều các em nghe thấy, nhìn thấy, đọc thấy đều
là những điều các em mang theo suốt cả cuộc đời mình”[13;6-7] Các tác phẩm
VHTN không chỉ dẫn các em đến một chân trời kiến thức rộng mở, mà còn giúp các em hình thành nhân cách cũng như khiếu thẩm mĩ của mình Do đó, các tác phẩm văn học này thực sự đã trở thành bầu sữa ngọt lành nuôi dưỡng và sưởi ấm tâm hồn các em và theo các em trong suốt cuộc đời
Trang 191.1.2 Sơ lược quá trình phát triển của VHTN Việt Nam
VHTN Việt Nam xuất hiện từ đầu thế kỷ XX, ban đầu chỉ là một số tác phẩm lẻ tẻ chứ chưa thực sự có phong trào Đội ngũ tác giả là những nhà văn
chuyên nghiệp nhưng tác phẩm viết cho thiếu nhi chỉ là sự “thêm vào” trong
toàn bộ sáng tác văn chương của họ như Tản Đà, Nam Cao, Tô Hoài, … Trong số các tác phẩm ít ỏi đó cũng có những tác phẩm trở thành bất hủ trong kho tàng VHTN, là cuốn sách vàng một thưở và được dịch ra nhiều thứ tiếng
trên thế giới như Dế mèn phiêu lưu ký
Trong khoảng hai thập niên cuối thế kỉ XX, văn học thiếu nhi (VHTN) Việt Nam đã đạt được những thành tựu rất đáng ghi nhận Đó là một nền văn học với đội ngũ nhà văn đông đảo, đa dạng về độ tuổi và phong cách; năng động về sức tìm tòi, khám phá, đổi mới tư duy và cách tiếp cận cuộc sống đa dạng, đa chiều Các nhà văn lớp trước như Tô Hoài, Phạm Hổ, Trần Hoài Dương, Nguyễn Quỳnh mặc dù tuổi cao nhưng vẫn cần mẫn viết cho các em
Tô Hoài rất thành công với mảng đề tài truyện cổ viết lại (Chuyện nỏ thần,
Nhà Chử, 101 truyện ngày xưa…); Phạm Hổ với truyện cổ tích hiện đại
(Chuyện hoa, chuyện quả…); Trần Hoài Dương với những truyện đầy chất thơ về cỏ cây hoa lá và kí ức tuổi thơ (Nhớ một mùa hoa thạch thảo, Cô bé
mảnh khảnh, Hoa cỏ thì thầm, Miền xanh thẳm…)… Đến đầu những năm
90, đội ngũ viết cho các em được bổ sung thêm nhiều cây bút trẻ như Trần Thiên Hương, Nguyễn Quang Thiều, Lê Cảnh Nhạc, Nguyễn Nhật Ánh, Hà Lâm Kì, Quách Liêu, Phan Hồn Nhiên (về truyện) và Phùng Ngọc Hùng, Trương Hữu Lợi, Dương Thuấn, Mai Văn Hai (về thơ) Tiếp nữa là những cây bút không chỉ trẻ về tuổi nghề mà còn rất trẻ về tuổi đời Họ là những người vừa chia tay với tuổi thơ, đang hăm hở bước vào đời như Hoàng Dạ Thi, Nguyễn Thị Thu Thuỷ, Nguyễn Thị Châu Giang, Thu Trân, Quế Hương, Nguyễn Thúy Loan Lớp người viết trẻ này đã đem đến cho văn học thiếu nhi
Trang 20những nét mới trẻ trung, tươi tắn, đầy nhiệt huyết Một lực lượng nữa cũng góp phần làm phong phú thêm cho đội ngũ sáng tác văn học thiếu nhi, đó là chính các em Có thể thấy rõ điều này qua những tác phẩm Tuổi xanh, Mực tím, báo Thiếu niên tiền phong, Hoa học trò, Văn học với tuổi thơ
Nhìn chung, đội ngũ sáng tác văn học thiếu nhi từ thời kì Đổi mới đã
phát triển thật hùng hậu Nó chứng tỏ tính chuyên nghiệp của bộ phận sáng
tác cho các em Và cũng vì vậy mà chưa bao giờ, văn học thiếu nhi Việt Nam
lại phát triển phong phú và đa dạng như ở thời kì này Sáng tác cho các em ngày càng có sự mở rộng đề tài cũng như hướng tiếp cận đời sống, tiếp cận trẻ
em và khả năng khám phá con người Với những thành tựu như vậy, VHTN xứng đáng giữ một vị trí quan trọng, góp phần làm nên diện mạo của nền văn học dân tộc
Được tạo đà từ một thành tựu rực rỡ như vậy, văn học thiếu nhi Việt Nam bước sang thế kỉ XXI tràn đầy sức sống, vừa hội nhập với thế giới, vừa giữ gìn và phát huy những nét truyền thống của nguồn mạch văn học dân tộc Nguyễn Nhật Ánh, Nguyễn Quỳnh, Dương Thuấn… là những nhà văn giao thời của hai thế kỉ Nổi lên từ những năm cuối thế kỉ XX, họ vẫn giữ được phong độ và cảm hứng sáng tạo trong thế kỉ mới Với thành công đặc biệt
của Kính vạn hoa cùng với gần ba mươi tập sách khác viết cho lứa tuổi hoa
học trò, Nguyễn Nhật Ánh được bình chọn là tác giả tiêu biểu nhất của VHTN
Việt Nam những năm cuối thế kỉ XX Sang đầu thế kỉ XXI, anh đột ngột
“chuyển hướng” sang lối kể chuyện hoang đường, kì bí Bộ truyện dài nhiều
tập Chuyện xứ Lang-bi-ang là sự thử nghiệm một lối viết mới của nhà văn
được các bạn đọc nhỏ tuổi yêu thích Nguyễn Nhật Ánh đã làm được một điều
kì diệu, đó là đem đến cho bạn đọc trẻ thơ sự thú vị và niềm vui háo hức mong chờ những tác phẩm tiếp theo của anh Và quả nhiên, Nguyễn Nhật Ánh đã
không làm bạn đọc thất vọng Anh tiếp tục trình làng Cho tôi xin một vé đi tuổi
Trang 21thơ Vẫn với lối viết dí dỏm kiểu Kính vạn hoa, Tôi là Bê tô nhưng dấu ấn tâm
trạng tác giả đã in đậm nét hơn, tâm trạng của con người càng đi xa tuổi thơ càng da diết nhớ về tuổi thơ Đây là tập sách được giải thưởng của Hội nhà văn
Việt Nam và giải thưởng Asean, 2010… Cùng với Tôi thấy hoa vàng trên cỏ
xanh và Lá nằm trong lá, Có hai con mèo ngồi bên cửa sổ… Nguyễn Nhật
Ánh đã thể hiện sức viết bền bỉ của mình
Cũng như Nguyễn Nhật Ánh, Nguyễn Quỳnh, nhà thơ người Tày Dương Thuấn là tác giả viết cho thiếu nhi thành công giữa hai thế kỉ Bình tĩnh với lối viết truyền thống, Dương Thuấn giới thiệu với bạn đọc con người và mảnh
đất vùng cao Bắc Kạn quê anh Sau tập thơ Cưỡi ngựa đi săn được tặng giải
A Giải thưởng Văn học thiếu nhi của Hội Nhà văn Việt Nam, 1992, Dương
Thuấn vẫn tiếp tục cuộc hành trình với khát vọng giới thiệu được thật nhiều hình ảnh của quê hương và văn hóa dân tộc Tày tới mọi người
Bên cạnh những cây bút trưởng thành từ thế kỉ XX là những gương mặt trẻ mới xuất hiện như Nguyễn Ngọc Thuần, Nguyễn Ngọc Tư, Nguyễn Lãm Thắng, Đặng Chân Nhân và Ngô Gia Thiên An
Nguyễn Ngọc Thuần mở đầu cho văn học thiếu nhi Việt Nam thế kỉ XXI
bằng những tác phẩm liên tiếp được giải cao: Giăng giăng tơ nhện (Giải ba cuộc vận động Sáng tác văn học tuổi 20 năm 2000), Vừa nhắm mắt vừa mở
cửa sổ (Giải A cuộc thi sáng tác văn học Vì tương lai đất nước lần thứ ba
2001-2002, giải thưởng Peter Pan của Thụy Điển năm 2008 dành cho những
tác phẩm văn học thiếu nhi hay nhất) Một thiên nằm mộng (Giải A cuộc vận
động sáng tác cho thiếu nhi (2001-2002)
Nguyễn Ngọc Tư viết cho thiếu nhi không nhiều Khiêm tốn một tập
truyện Ông ngoại với tám câu chuyện nhỏ nhắn, xinh xắn nhưng cũng đủ cho
bạn đọc cảm nhận về một Ngọc Tư giản dị mà tinh tế; nhỏ nhẻ mà sâu sắc
Nhà thơ trẻ Nguyễn Lãm Thắng với 1008 bài thơ thiếu nhi đã thực sự chinh
Trang 22phục bạn đọc bởi những vần thơ đầy tâm huyết Tập thơ hiếm hoi dành cho
thiếu nhi của Vi Thùy Linh Chu du cùng ông nội (gồm 23 bài) là những kỉ
niệm về tuổi thơ, về gia đình, về ông nội Hai tác giả thực sự trẻ là Đặng Chân
Nhân (sinh năm 1993) với Giấc mơ và Ngô Gia Thiên An (sinh năm 1999) với tập thơ đầu tay Những ngôi sao lấp lánh đã đem đến cho bạn đọc một cái
nhìn mới mẻ về cuộc sống , thiên nhiên và vũ trụ của thế hệ trẻ ngày hôm nay
Kể từ sau Trần Đăng Khoa, Cẩm Thơ, Khánh Chi, Hoàng Dạ Thi, Ngô Thị Bích Hiền… rất lâu, bạn đọc Việt Nam mới lại được đọc những trang thơ hồn nhiên, trong trẻo do chính các em viết Năm 2011, khi Nhà xuất bản Kim
Đồng phát hành Giấc mơ và Những ngôi sao lấp lánh, nhiều người đã gọi
hai tác giả này là “Thần đồng”thơ thế kỉ XXI Thiên An viết về cuộc sống với những sự việc xảy ra xung quanh cùng những điều em băn khoăn và mơ ước, Thơ Chân Nhân cũng là những câu chuyện về gia đình, về vũ trụ, cuộc sống, thiên nhiên và cây cỏ nhưng mang vẻ hồ nghi, già dặn so với tuổi của em
Một số tác giả nổi lên từ giải thưởng Cây bút Tuổi hồng (Giải thưởng hàng
năm của Trung ương Đoàn TNCS Hồ chí Minh , Báo Thiếu niên tiền phong phối hợp với Hội Nhà văn Việt Nam, bắt đầu từ năm 2011) như Đỗ Tú Cường (TP Hồ Chí Minh), Nguyễn Đan Thi (Hà Nội), Võ Hương Nam (Đắc Lắc)… cũng góp phần làm nên sự đa dạng của Văn học thiếu nhi những năm gần đây
Có thể nói, trong những thập niên đầu tiên của thế kỷ XXI, văn học thiếu nhi Việt Nam đã ghi những thành tựu đáng kể, khẳng định vị trí của mình trong nền văn học dân tộc thời kì hội nhập Sự đa dạng trong phong cách, trong giọng điệu làm nên sức hấp dẫn của văn học thiếu nhi giai đoạn này Cũng không phải mỗi nhà văn, mỗi tác phẩm chỉ có một giọng điệu mà đôi khi còn có sự phối hợp, xen kẽ, tạo nên sự đa dạng ngay trong một tác giả Đặc biệt là giọng tinh nghịch, hóm hỉnh, mang tính đặc thù của VHTN vẫn được phát triển Chất hóm, nghịch gây cho người đọc những tiếng cười sảng
Trang 23khoái được vận dụng như một phương tiện giúp các em tiếp nhận tác phẩm một cách vui vẻ, thoải mái Nhìn chung, sự đa dạng của giọng điệu đã chứng
tỏ tính cập nhật của VHTN hiện nay, không xa rời, lạc lõng với đời sống xã hội và đời sống văn học nói chung; vừa hoà đồng với văn học Việt Nam hiện đại, vừa tỏ rõ sức mạnh là một bộ phận văn học riêng - văn học dành cho trẻ
1.2 Tác giả Nguyễn Nhật Ánh
1.2.1 Cuộc đời và sự nghiệp
NNA sinh ngày 7.5.1955 ở xã Bình Quế, huyện Thăng Bình tỉnh Quảng
Nam Quê hương có“chợ Đo Đo” ở chỗ “quán Gò đi lên”, có món mì Quảng
“nhiều tôm thịt”, có cái giọng trọ trẹ, lơ lớ… đã ăn sâu vào tiềm thức của mỗi
người con đất Quảng Tuổi ấu thơ gắn bó với gia đình, làng xóm quê hương
đã nuôi dưỡng tâm hồn nhà văn mà mỗi khi hồi tưởng lại nó như một đoạn phim không có đoạn dừng Vùng quê tươi đẹp trù phú với những ngõ trúc quanh co đầy lá rụng; với những rừng sim, đồi trâm mênh mông; với những phiên chợ đêm nghèo nàn; với cái giếng đá đầy rêu; với những cây bàng lá đỏ; với những mùa thị đầy xác hoa và vỏ thị khô trên tường đánh lừa những con bướm nhỏ… đã in đậm trong ký ức tuổi thơ Vùng quê đó đã trở thành một tình yêu, một nỗi nhớ khắc khoải, một nỗi niềm bồn chồn day dứt, một sự
Trang 24mắc nợ chưa bao giờ trả hết, cứ trở đi trở lại lúc hiển hiện lúc thấp thoáng trong các sáng tác của NNA
NNA tâm sự: “Đo Đo là một ngôi làng nhỏ ở xã Bình Quế, huyện Thăng Bình, Quảng Nam Đó là nơi tôi sinh ra và lớn lên trong quãng thời gian đầu đời vô tư lự Năm tôi lên tám, gia đình tôi dời về Cẩm Lũ, sau đó dọn ra huyện lỵ Hà Lam Như vậy, tôi gắn bó thực sự với làng Đo Đo chỉ khoảng tám năm Tám năm, một thời gian không dài, tôi lại ở độ tuổi còn quá nhỏ, nhưng không hiểu sao rất lâu về sau này tôi vẫn nhớ như in những kỷ niệm ở ngôi làng đơn sơ đó Tôi nhớ ngôi chợ đêm lấp lánh ánh đèn, nhớ những đoàn xiếc lưu diễn thỉnh thoảng vẫn đến làng tôi và làm bọn trẻ con chúng tôi khiếp vía với những con trăn lớn quấn quanh cổ bọn người bán dạo Tôi nhớ những cái giếng trên con đường cuối chợ ba tôi vẫn dẫn tôi đi tắm vào những đêm trăng sáng trên đường làng Những hình ảnh thơ mộng ấy sau này đã đi vào trang sách của tôi như những phản quang tuyệt vời của kỷ niệm” Trong 1 lần khác
“Tôi là nhà văn Nên tôi thỏa nỗi nhớ quê của mình theo cách của người hành nghề bằng con chữ Những kỷ niệm, những vùng đất, những gương mặt bạn
bè ấu thơ thi nhau hiện lên trong hết cuốn sách này đến cuốn sách khác Đến bây giờ, tôi vẫn băn khoăn tự hỏi: có phải đó là nguyên nhân sâu xa khiến tôi trở thành nhà văn chuyên viết cho tuổi thơ - một thế giới lung linh mà một kẻ tha hương không nguôi nhớ đến và tìm mọi cách tái tạo trong những trang viết của mình?” [18]
Miền thơ ấu gắn với quê hương dù chỉ là ngắn ngủi nhưng đã trở thành
một nỗi nhớ xứ sở vẹn nguyên và rực rỡ NNA cũng thừa nhận: “Tôi xa
quê hương, gia đình từ rất sớm – do đó nỗi nhớ xứ sở trong tôi bao giờ cũng nguyên vẹn và rực rỡ Như một người đánh mất tuổi thơ sớm nên khi cầm bút viết về tuổi mới lớn là biết bao kỷ niệm ùa về, xúc cảm cứ tràn vào trang viết…”[15] Do vậy, ẩn ức về miền tuổi thơ cứ lẩn khuất trong tác
Trang 25phẩm của anh như nhập nhoà giữa trí nhớ, cảm xúc đã thuộc về quá khứ với hiện tại Nhà văn như hồi tưởng lại tuổi thơ của chính mình và viết như một sự giãi bày, một sự sẻ chia Chính những kỷ niệm tuổi thơ rất phong phú, giàu có ở quê hương của một cậu học trò tinh ý, giàu tình cảm NNA là một chất xúc tác, là một nguồn cảm hứng dồi dào tạo nên nhà văn chuyên viết cho thiếu nhi – NNA
Trên trang Facebook cá nhân của mình tác giả NNA có bài viết nói lên cảm xúc của tác giả khi được về lại quê xưa, gặp lại những thầy cô của mình:
“…tôi về lại Đo Đo làm ông giáo làng Tôi dạy ở trường Tiểu học năm nào
và trở thành đồng nghiệp của cô Thung và các thầy cô trước từng dạy dỗ tôi Các thầy cô thấy tôi về, mừng lắm Hôm đầu tiên, cô Thung nhìn sững tôi và kêu lên mừng rỡ:
- Ôi thây Ngạn đó hả? Trông thầy khác hồi nhỏ dữ a!
Cách xưng hô của cô Thung khiến tôi ngượng đỏ mặt Tôi bối rối nói:
- Cô đừng gọi em là thầy! Cô cứ kêu em bằng em như ngày xưa!
Bỗng dung tôi nhớ tới kỉ niệm năm nào và buột miệng:
- Hổi xưa em vẫn thường tranh nhau đi … rót nước cho cô
Cô Thung mỉm cười:
- Thầy nhắc làm chi! Hồi xưa khác, bây giờ khác Hồi xưa thầy đi học, bây giờ thầy đi dạy Làm sao tôi kêu thầy bằng em được!
Trước lí lẽ cứng nhắc của cô, tôi đành xuống nước:
- Vậy thôi, cô kêu em bằng tên! Cô đừng kêu em bằng thầy, em áy náy lắm!
Cô Thung suy nghĩ một lát rồi gật gù:
- Vậy cũng được! Tôi sẽ kêu Ngạn là Ngạn!
Tôi mừng quýnh Từ đó, các thầy cô trong trường đều bắt chước cô Thung, gọi tôi bằng tên Tôi là cái thằng Ngạn ngày xưa, trùm đánh nhau, chúa bị phạt, bữa nào đi học về cũng rách quần rách áo, bươu cổ u đầu, nay
Trang 26đi học mấy năm về, tự nhiên được xếp ngang hàng với thầy cô kính mến ngày xưa, tôi đâu dám
Tôi nhớ chuyện ông Các-nô ngày xưa, làm tới đại tướng, về làng không quên ghé thăm thầy cũ Thầy giáo già đang dạy học trò, thình lình thấy một ông tướng oai vệ bước vào, cầu vai sáng lóe, vội vã nghiêm chào Ông tướng liền ngả nón, vòng tay kính cẩn: 'Thưa thầy, con là học trò Các-nô ngày xưa đây ạ!' Tôi cũng vậy Tôi là trò Ngạn ngày xưa Bên cạnh các thầy cô thuở thiếu thời, tôi luôn luôn là chú học trò nhỏ Chú học trò ấy, bây giờ mới qua tuổi hai mươi "[18]
Thuả nhỏ, NNA theo học trưởng Tiểu La, sau đó tiếp tục học tại trường Trần Cao Vân và Phan Chu Trinh tại Quảng Nam – Đà Nẵng
Từ năm 1973, rời khỏi Quảng Nam, NNA chuyển vào sống tại Sài Gòn, theo học Khoa Văn, trường ĐHSP Sài Gòn Tháng 4/1975, khi Cách mạng tháng Tám thành công là lúc ông kết thúc năm học thứ hai tại đây Lúc này NNA phải tự bươn chải kiếm sống và lo chi phí cho việc học hành NNA cùng một người bạn cùng cảnh ngộ mướn một chiếc xích lô ngày ngày trở khách kiếm sống Khoảng thời gian vô cùng khó khăn những chính nó cũng là những trải nghiệm thực tế để làm giàu thêm vốn sống cho người nghệ sĩ Năm 1976, NNA tốt nghiệp ra trường nhưng lại không được phân công công việc vì lí do gia đình Lúc này, NNA tình nguyện tham gia phong trào
Thanh niên xung phong NNA đã tâm sự: “Môi trường thanh niên xung phong
đã rèn luyện cho tôi thành một con người biết vượt khó, có nghị lực, luôn yêu đời Nó giúp cho con người sáng tác của tôi có một niềm tin và cái nhìn trong trẻo với cuộc sống Nếu không có thời gian đi Thanh niên xung phong thì không hẳn tôi đã có những trang viết tươi tắn như bây giờ” Trong cuộc đời
NNA luôn tìm thấy niềm tin, lí tưởng đúng đắn để hướng tới và cũng để thanh lọc cho tâm hồn
Trang 27Khoảng năm năm sau, NNA về làm công việc dạy học tại Quận 6, đây chính là cơ hội để NNA tiếp xúc và cảm nhận về thiếu nhi Những trang viết của ông trong thời gian này đã mang đậm tính hướng thiện, tính giáo dục nhưng vẫn rất nhẹ nhàng, trong trẻo
Từ năm 1986 đến nay, NNA là phóng viên nhật báo Sài Gòn Giải Phóng, ngoài ra còn là một bình luận viên thể thao xuất sắc với bút danh Chu Đình Ngạn Như vậy, dù ở cương vị nào: nhà văn, nhà báo hay nhà giáo, nhà thơ NNA đều dành hết tâm huyết cho nó Và điều đặc biệt là dù ở cương vị nào đi chăng nữa đối tượng mà NNA luôn hướng đến là các em thiếu nhi Ông trở thành người giữ ghìn và nuôi dưỡng những ước mơ trong trẻo, những tình cảm hồn nhiên và khát vọng được phám phá, bay tới những chân trời tri thức
vô tận của các em
Cho đến thời điểm này, NNA là nhà văn viết cho thiếu nhi có nhiều đầu sách nhất Việt Nam và khi thống kê số lượng sách mà tác giả đã xuất bản đã đạt tới con số kỷ lục Không chỉ nhiều về số lượng, tác phẩm của NNA còn nhận được nhiều giải thưởng cao quý và đặc biệt là sự đón đọc của đông đảo bạn đọc trong và ngoài nước Điều đó chứng tỏ bút lực, tài năng và sự chuyên tâm trong sáng tác văn chương của một nhà văn đang độ tuổi sung sức
NNA có thơ đăng báo từ năm 13 tuổi và chắc chắn trong cuộc đời học sinh, sinh viên văn khoa của anh cũng có không ít những sáng tác mà không
được in thành sách Tác phẩm đầu tiên được in thành sách là tập thơ Thành
phố tháng tư (in chung với Lê Thị Kim), NXB Tác phẩm mới 1984 và truyện
dài đầu tiên: Trước vòng chung kết, NXB Măng Non, 1985 Có những truyện anh sáng tác từ trước đó rất lâu nhưng gần đây mới xuất bản như truyện Chó
con dũng cảm viết năm 1979 cho nhi đồng mới được xuất bản năm 2002
Nhiều người biết đến NNA với tư cách là nhà thơ – đặc biệt là tác giả
của bài thơ Thành phố tình yêu và nỗi nhớ đã được phổ nhạc Anh đã có 5
Trang 28tập thơ được xuất bản: Thành phố tháng tư, Đầu xuân ra sông giặt áo, Thơ
tình NNA, Tứ tuyệt cho nàng và Lễ hội của đêm đen
Xuất hiện trên văn đàn với tư cách là một nhà văn viết cho thiếu nhi chủ yếu ở thể loại văn xuôi, đối tượng mà NNA đề cập và hướng đến là từ nhi
đồng trở lên Tiêu biểu là Viết cho tuổi mới lớn với 23 tập trong đó có 21
truyện dài và 2 tập truyện ngắn Mỗi truyện đều được tái bản nhiều lần và in trên nền giấy màu xanh, vàng, tím, hồng… nhỏ nhỏ xinh xinh nhẹ nhàng như chính nội dung của câu chuyện
Bằng giọng văn trữ tình, nhẹ nhàng đến sâu lắng, những trang văn của
anh thấm đẫm chất thơ, những trang thơ – văn xuôi Với NNA, “văn xuôi là
sự nối dài của thi ca Bằng sự nhạy cảm của tâm hồn người làm thơ kết hợp với phong cách của người viết truyện thiếu nhi – tôi xây dựng những nhân vật của tuổi mới lớn”[15]
Nếu như viết cho tuổi mới lớn là những rung động đầu đời thì khi viết cho tuổi học sinh cấp hai, NNA lại đi vào khai thác chủ đề chính là chuyện trường lớp, bài vở và mối quan hệ với thầy cô, mọi người xung quanh và đặc
biệt là tình bạn 54 tập truyện trong KVH đều xoay quanh câu chuyện của bộ
ba Quý ròm – Tiểu Long – nhỏ Hạnh trong tập thể lớp 8A4 trường Tự Do nhưng không hề gây nhàm chán hay lặp nội dung của từng tập Mặc dù NNA
viết bộ truyện này ròng rã hơn mười năm trời không ngơi nghỉ nhưng “nghề
dạy nghề, kinh nghiệm sáng tác ngày càng dồi dào, viết truyện liên hoàn cũng giống như ta búng một đồng xu, khó ở cái búng đầu tiên, còn nếu đồng xu đã
có cái thế vững vàng rồi, nó sẽ tự lăn”[71] Sự kéo dài của bộ truyện theo tác
giả gồm có ba yếu tố: đó là cảm hứng, sức khoẻ của người viết và sự đón
nhận của độc giả… vì “đã nhiều lần tôi đột ngột mất cảm hứng, nhiều lần đột
ngột sa sút sức khoẻ, nghĩa là đã nhiều lần đã định ngồi bệt xuống giữa đường, nhưng sự nồng nhiệt của các bạn đọc nhỏ tuổi đối với bộ sách đã giúp tôi cố gắng đứng dậy đi tiếp”[14,213]
Trang 29Với ngòi bút hướng vào thế giới trẻ thơ, hướng vào nhà trường – vốn là một thể tài mỏng và hiếm trong sáng tác cho thiếu nhi, với phong cách viết vừa
tinh tế vừa hóm hỉnh theo cách nhìn của trẻ thơ nên có thể coi KVH là tác phẩm thành công nhất của anh tính đến hiện nay Theo thống kê, KVH là bộ
truyện đạt được nhiều kỷ lục nhất về số tập, số nhân vật, số trang in và số lần
tái bản… KVH đã được trao huy chương “Vì thế hệ trẻ”của Trung ương đoàn
thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh cũng như những tặng thưởng và danh hiệu khác của Hội nhà văn Việt Nam, đặc biệt là của NXB Kim Đồng…
NNA cũng viết cho lứa tuổi nhi đồng mặc dù số lượng tác phẩm không nhiều Ấp ủ từ năm 1997 và đến 1998 NNA cho ra đời bộ truyện tranh nhiều
tập Bim và những chuyện kỳ thú với sự cộng tác của hoạ sĩ Mai Rừng Cùng
một cảm hứng viết truyện cho thiếu nhi có lồng các yếu tố thần kỳ, thuật phù thuỷ của cổ tích, của huyền thoại, từ cuối năm 2004 đến nay NNA đã cho ra
đời bộ truyện phiêu lưu kỳ bí Chuyện xứ Lang Biang
Tháng 4/2005, NNA xuất bản cuốn tạp văn Người Quảng đi ăn mì Quảng
Đây là cuốn sách đầu tiên của anh về thể loại tạp văn như một sự thử nghiệm thay đổi phong cách viết nhưng thực ra đó là những gì anh chắt lọc trong cuộc đời làm báo của mình Chưa thể nói hết được trong sáng tác của NNA sẽ còn những thể tài, thể loại nào bởi sức bút, sức sáng tạo của anh vẫn đang ở độ mãn khai Với một nhà văn ở độ tuổi ngũ tuần như anh, số lượng trang viết và số tác phẩm viết cho thiếu nhi anh đã có như hiện nay là một điều đáng nể Dù viết cho lứa tuổi nào, theo phong cách nào, người đọc luôn nhận thấy những trang văn của anh thấm đẫm tính giáo dục, hướng con người tới Chân – Thiện – Mỹ dẫu chỉ thông qua những câu chuyện của bọn nhóc tì, trẻ con
Danh sách các tác phẩm của Nguyễn Nhật Ánh:
Truyện nhiều tập
Kính vạn hoa
Trang 30Chuyện xứ Langbiang
Truyện dài, truyện ngắn, thơ và các tác phẩm khác
Thành phố tháng tư (thơ, in chung với Lê Thị Kim, 1984)
Trước vòng chung kết (truyện dài, 1985)
Cú phạt đền (truyện ngắn, 1985)
Đầu xuân ra sông giặt áo (thơ, 1986)
Chuyện cổ tích dành cho người lớn (tập truyện, 1987)
Bàn có năm chỗ ngồi (truyện dài, 1987)
Còn chút gì để nhớ (truyện dài, 1988)
Bí mật của một võ sĩ (tập truyện, 1989)
Cô gái đến từ hôm qua (truyện dài, 1989)
Chú bé rắc rối (truyện dài, 1989)
Nữ sinh (truyện dài, 1989)
Thiên thần nhỏ của tôi (truyện dài, 1990)
Phòng trọ ba người (truyện dài, 1990)
Mắt biếc (truyện dài, 1990)
Thằng quỷ nhỏ (truyện dài, 1990)
Hoa hồng xứ khác (truyện dài, 1991)
Hạ đỏ (truyện dài, 1991)
Bong bóng lên trời (truyện dài, 1991)
Bồ câu không đưa thư (truyện dài, 1993)
Những chàng trai xấu tính (truyện dài, 1993)
Tứ tuyệt cho nàng (thơ, 1994)
Lễ hội của đêm đen (thơ, 1994)
Trại hoa Vàng (truyện dài, 1994)
Út Quyên và tôi (tập truyện ngắn, 1995)
Đi qua hoa cúc (truyện dài, 1995)
Trang 31Buổi chiều Windows (truyện dài, 1995)
Quán gò đi lên (truyện dài, 4/12/1999)
Những cô em gái (truyện dài, 7/5/2000)
Ngôi trường mọi khi
Tôi là Bêtô (truyện, 4/4/2007)
Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ (truyện, 1/2008)
Đảo mộng mơ (truyện, 21/10/2009)
Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh (truyện dài, 24/10/2010)
Lá nằm trong lá (truyện dài, 24/9/2011)
Có hai con mèo ngồi bên cửa sổ (truyện dài, 6/2012)
Sương khói quê nhà(tản văn, 2012)
Người Quảng ăn mỳ Quảng (tản văn, 2012)
Ngồi khóc trên cây (truyện dài, 27/6/2013)
1.2.2 Quan điểm sáng tác cho thiếu nhi của NNA
Trả lời phỏng vấn trực tuyến qua mạng internet NNA đã nói: “Trong con người tôi luôn có một đứa trẻ con Khi tôi lớn lên, khi tôi già đi, đứa trẻ con trong tôi không chịu lớn Và làm sao để nuôi dưỡng đứa trẻ con đó trong con người mình là một điều không dễ lý giải và tôi nghĩ đó là quà tặng của số phận Đứa trẻ con đó đã nuôi tôi và biết đâu một ngày nào đó đứa trẻ con đó già đi thì không biết tôi làm sao sống được ”[14] Thật xúc động trước cảm nhận của tác giả về mối lương duyên, định mệnh gắn kết tác giả với trẻ thơ Tiếng nói phát ra từ trái tim ngập tràn tình yêu thương dành cho trẻ thơ
Nhắc đến NNA, những người bạn thân thiết của anh thường gọi đó là
“người không có ngày chủ nhật”, “người mê công việc” Anh đảm nhận
nhiều công việc cùng một lúc ở toà báo nhưng vẫn sáng tác với một cường độ rất lớn Không chỉ say mê công việc, NNA còn là một người yêu nghề viết
Trang 32văn và đặc biệt là sáng tác cho thiếu nhi Lòng yêu nghề được nhà văn coi là một trong những tiêu chí quan trọng bậc nhất của bất kỳ nghề nào và người
cầm bút nào, không riêng gì nhà văn của thiếu nhi bởi “nó sẽ giúp giải quyết
tất cả những thứ khác Nếu như một nhà văn cầm bút vì yêu nghề chứ không phải vì bất cứ động cơ nào, nhà văn đó sẽ dễ dàng được người đời thể tất cho những nhược điểm khác”[17] Nhà văn sáng tác trước hết là vì niềm đam mê,
là sự thôi thúc của tâm hồn chứ không phải vì mục đích mưu sinh hay mưu
cầu danh tiếng “Tiền bạc đối với một nhà văn nếu có chỉ là cái đến sau Nếu
để kiếm tiền không ai chọn nghề viết văn Khi ngồi vào bàn viết, nhà văn chỉ tìm kiếm một thứ duy nhất: những ý tưởng Tôi rất thích một câu không biết của ai: Lợi và danh đi trước sáng tác là một tai hoạ, đi song hành với sáng tác là một cản trở còn đến sau sáng tác là hợp quy luật”[17] Với sáng tác
cho thiếu nhi cũng vậy, các em cũng rất nhạy cảm để nhận biết được đâu là những trang văn gan ruột, thận trọng và được nâng niu và đâu là những gì chỉ qua loa, vội vàng và hời hợt Mỗi trang văn của NNA đều được viết bằng sự
say mê, hứng thú của nghề nghiệp và nhà văn “xem đó là một thú vui để giữ
thăng bằng về đời sống tinh thần” Trong số ít các nhà văn chuyên tâm viết
cho thiếu nhi đó, NNA nổi lên như một “hiện tượng tác giả”, người viết
truyện thiếu nhi nhiều nhất Việt Nam và một cây bút có bản lĩnh, cá tính sáng
tạo “một mình một chợ” với những quan niệm sáng tác độc đáo
Nhà văn đã chỉ ra được sự khác biệt giữa một bên là những bạn đọc lớn tuổi với một bên là các bạn đọc nhí để từ đó định hướng ngòi bút của mình đến gần đối tượng cảm thụ Với bạn đọc là người lớn, đôi lúc chúng ta cố đọc cho kỳ hết một cuốn sách không hẳn vì những khoái cảm nghệ thuật nó đem lại mà vì những gì đồn đãi chung quanh nó, vì cố tìm cho ra những ý tưởng
mà ta tin là nó cất giấu ở đâu đó giữa những dòng chữ Còn với các bạn đọc
nhỏ tuổi, “gặp một cuốn sách không hứng thú, trẻ em có thể bỏ ngang từ
Trang 33trang thứ ba mà không hề luyến tiếc” Vì trẻ em đến với những trang sách với
một thái độ hồn nhiên hơn nên “nhà văn viết cho thiếu nhi để được các em
chấp nhận không có cách nào khác là phải sáng tác với một thái độ cũng hồn nhiên và chân thành không kém, nghĩa là tránh đến mức tối đa việc lạm dụng những yếu tố kỹ thuật nhằm khoả lấp sự nhợt nhạt hay giả tạo của câu chuyện”[21] Quan niệm về phương thức tiếp cận đã ảnh hưởng đến quan
niệm của nhà văn về việc lựa chọn kỹ thuật viết: “Những thủ pháp nghệ thuật
được vận dụng thành công trong các tác phẩm viết cho người lớn không phải bao giờ cũng tìm thấy chỗ đứng thích hợp trong các tác phẩm viết truyện cho trẻ em, vốn đòi hỏi một bút pháp giản dị và trong trẻo” Anh so sánh nhà văn
viết truyện cho thiếu nhi “như những kẻ leo núi bằng tay không chỉ có thể
chạm đến tâm hồn của các em bằng chính sự nhạy cảm đặc biệt của mình”
Những tiêu chí xác định một tác phẩm viết cho thiếu nhi thành công theo anh không hẳn chỉ là số lượng, số lần xuất bản khổng lồ mà ít nhất nó phải đạt
được hai yếu tố “trẻ em khen hay và phụ huynh khen tốt” Nghĩa là nó vừa
đảm bảo được tính thẩm mỹ hợp với gu mỹ cảm của trẻ em nhưng vừa phải
có ý nghĩa giáo dục Nhà văn viết cho thiếu nhi bao giờ cũng đồng thời là một
nhà giáo dục như anh luôn tâm niệm: “Bởi vì cùng với bố mẹ và các thầy cô
giáo, nhà văn viết cho thiếu nhi là một trong những trụ đỡ tinh thần quan trọng của các em Nhưng dĩ nhiên để thành công, nhà văn phải làm sao cho tính giáo dục thấm nhuần vào từng trang văn mới mong tránh được sự gượng gạo và áp đặt”[17]
Với quan niệm sáng tác rất riêng và độc đáo của mình, NNA thực sự đã chinh phục được đối tượng bạn đọc nhỏ tuổi vốn rất hồn nhiên và đôi khi cũng khó chiều Cho dù trước nhiều loại hình giải trí nghe – nhìn hấp dẫn, truyện của NNA vẫn thu hút được một khối lượng bạn đọc khổng lồ bởi tài năng, tâm huyết và quan niệm rõ ràng của nhà văn khi viết cho các em Sáng
Trang 34tác cho thiếu nhi không chỉ là hạnh phúc của người viết truyện “được sống lại
lần thứ hai tuổi thơ của mình” mà còn là hạnh phúc của trẻ em, là hạnh phúc
của những người đọc lớn tuổi nhớ về tuổi thơ của mình
Trang 35Chương 2 THẾ GIỚI NHÂN VẬT TRONG KÍNH VẠN HOA
CỦA NGUYỄN NHẬT ÁNH 2.1 Nhân vật văn học và thế giới nhân vật
2.1.1 Nhân vật văn học
Thuật ngữ “nhân vật” xuât hiện từ rất sớm (tiếng Hy Lạp: persona, tiếng Anh: personage, tiếng Nga: personaj) Hơn 2000 năm trước đây, trong tiếng
Hy Lạp cổ, “persona” vốn mang ý ngĩa là “cái mặt nạ”– một dụng cụ biểu
diễn của diễn viên trên sân khấu Theo thời gian, chúng ta đã sử dụng những thuật ngữ này với tần số nhiều nhất, thường xuyên nhất để chỉ những đối tượng mà văn học miêu tả và thể hiện Nó trở thành thuật ngữ để chỉ nhân vật văn học
Đôi khi nhân vật văn học còn được gọi bằng các thuật ngữ khác như:
“vai” (actor) và “tính cách” (character) Tuy nhiên các thuật ngữ này có nội hàm hẹp hơn so với “nhân vật” (persona)
"Nhân vật văn học là con người được miêu tả thể hiện trong văn học bằng phương tiện văn học [22, tr.277] Nói cách khác, nhân vật văn học là
hình tượng nghệ thuật về con người, có ý nghĩa con người Nhân vật là con đẻ của nhà văn, là sản phẩm của của tư duy nghệ thuật, sự sáng tạo của nhà văn, nhằm thể hiện một tư tưởng cụ thể
Tác giả Lại Nguyên Ân đề xuất một cách nhìn về nhân vật trong cuốn
150 thuật ngữ văn học: “Nhân vật văn học là một trong những khái niệm
trung tâm để xem xét sáng tác của một nhà văn, một khuynh hướng, trường phái hoặc dòng phong cách Bên cạnh con người nhân vật có khi còn là các con vật, các loài cây, các sinh thể hoang đường được gán cho những đặc điểm giống con người”[23, tr.235]
Nhân vật là yếu tố quan trọng cấu thành tác phẩm, là yếu tố nghệ thuật mang ý nghĩa tư tưởng, thể hiện ý đồ sáng tạo của nhà văn Nhân vật là hình
Trang 36thức nghệ thuật ước lệ để qua đó văn học miêu tả thế giới một cách hình tượng Vì thế, ta không nên đồng nhất nhân vật văn học với con người thật ngoài đời; cũng không nên đồng nhất nó với nguyên mẫu, mà chỉ coi nhân vật trong văn học như là một yếu tố hình thức mang tính nội dung: Đó là những ước lệ nghệ thuật có những quy ước chung và sáng tạo riêng của tác giả Chính điều này tạo nên sự đa dạng của nhân vật trong văn học
2.1.2 Thế giới nhân vật
“Thế giới” là một khái niệm thuộc phàm trù triết học Theo Từ điển
triết học, “Thế giới” có thể hiểu:
Theo nghĩa rộng là toàn bộ hiện thực khách quan (tất cả những tồn tại ở
bên ngoài và độc lập với ý thức con người) “Thế giới” là nguồn gốc của nhận
thức
Theo nghĩa hẹp: Dùng để chỉ đối tượng của vũ trụ học, nghĩa là bộ phận thế giới vật chất do thiên văn học nghiên cứu Người ta đã chia bộ phận thế giới vật chất đó thành hai lĩnh vực nhưng không có ranh giới tuyệt đối: thế giới vĩ mô và thế giới vi mô
Như vậy, có thể nói “Thế giới” có phạm vi rất rộng, một vũ trụ rộng lớn
tồn tại xung quanh con người và độc lập bên ngoài ý thức con người
Khái niệm “thế giới nhân vật” là một phạm trù rộng lớn “Thế giới nhân
vật” là tổng thể những hệ thống nhân vật được xây dựng theo quan niệm của
nhà văn và chịu sự chi phối của tư tưởng tác giả Thế giới ấy cũng mang tính chỉnh thể trong sáng tác nghệ thuật của nhà văn, có tổ chức và có sự sống riêng, phụ thuộc vào ý thức sáng tạo của người nghệ sĩ Nằm trong “thế giới
nghệ thuật”, “thế giới nhân vật” cũng là sản phẩm tinh thần, là kết quả của trí
tưởng tượng sáng tạo của nhà văn và chỉ xuất hiện trong tác phẩm văn học, trong sáng tác nghệ thuật Đó là một mô hình nghệ thuật có cấu trúc riêng, có quy luật riêng, thể hiện ở đặc điểm con người, tâm lí, không gian, thời gian,
Trang 37xã hội gắn liền với một quan niệm nhất định của chúng về tác giả “Thế giới
nhân vật” là một cảm nhận trọn vẹn, toàn diện và sâu sắc của chủ thể sáng tạo
về toàn bộ nhân vật xuất hiện trong tác phẩm, mối quan hệ, môi trường hoạt động của họ, ý nghĩa tư tưởng, tình cảm của họ trong cách đối nhân xử thế,
giao tế với xã hội, với gia đình “Thế giới nhân vật” vì thế bao quát sâu rộng
hơn hình tượng nhân vật Con người trong văn học chẳng những không giống con người trong thực tại về tâm lí, hoạt động mà còn có ý nghĩa khái quát, tượng trưng
Trong “Thế giới nhân vật”, người ta có thể phân chia thành các kiểu loại
nhân vật nhỏ hơn (nhóm nhân vật) dựa vào những căn cứ tiêu chí nhất định Nhiệm vụ của người tiếp nhận văn học là phải tìm ra chìa khóa để mở cánh
cửa và bước vào khám phá thế giới nhân vật đó Do đó nghiên cứu “ Thế giới
nhân vật” cũng khác với phân tích hình tựợng nhân vật Trong lịch sử văn
học, có thể nói, mỗi tác giả lớn đều có thế giới nhân vật riêng Mỗi thể loại
văn học lại có “Thế giới nhân vật” với quy luật riêng của nó
2.2 Các loại nhân vật trong Kính vạn hoa
Quá trình tìm hiểu 54 tập truyện KVH là một trải nghiệm vô cùng thú vị
đối với người nghiên cứu luận văn này Chẳng vậy mà khi từng tập truyện ra đời các độc giả nhỏ tuổi lại háo hức, mong chờ đến vậy Bởi sau khi đọc xong một tập truyện cảm giác hồi hộp, tò mò với những câu hỏi: Tập tiếp theo câu chuyện sẽ là gì? Tập tiếp theo có nhân vật nào xuất hiện? Tập sau nhân vật
chính là ai?… Từ tập 01 (Nhà ảo thuật) đến tập 54 (Cà phê áo tím), người
đọc đang với tư cách người đọc truyện lại cảm thấy mình đã trở thành nhân vật trong rất nhiều những gương mặt, những tính cách muôn hình muôn vẻ trong đó Những nhân vật trẻ thơ, những nhân vật người lớn đều mang trong mình một cái gì đó rất riêng nhưng lại tạo nên một tổng thể hài hòa, không hề
lạc lõng Mỗi nhân vật trẻ em như một “bông hoa nhỏ” của NNA, mang
Trang 38trong mình những tính cách riêng mà theo cách nói của tác giả ta nghĩ đó là
những “mùi hương riêng biệt”, sau mỗi “cú lắc” nhẹ của NNA muôn vàn
những bông hoa nhỏ xinh bay lên và tỏa hương thơm dịu nhẹ, mỗi bông hoa một sắc màu riêng, không thể lẫn lộn
Tập trung tìm hiểu thế giới nhân vật trong KVH chúng tôi phân chia thế
giới nhân vật này thành hai nhóm, nhóm nhân vật trẻ em và nhóm nhân vật
người lớn Nhóm nhân vật trẻ em trong KVH đặc biệt được chú trọng hơn cả
bởi ngay từ mục đích ban đầu NNA viết lên tập truyện này là để dành cho lứa tuổi Thiếu nhi Cũng bởi lí do này mà số lượng nhân vật thiếu nhi chiếm đa số trong tổng thể đó Nhóm nhân vật thiếu nhi mang trong mình tất cả vẻ đẹp của lứa tuổi đó là nét đẹp của tài năng, trí thông minh, những nét cá tính, một đời sống tình cảm, biết yêu thương, sẻ chia Pha trộn vào đó là đặc điểm tâm lí lứa tuổi này đó là sự tò mò, thích khám phá, thích phiêu lưu, mạo hiểm, đồng thời cũng không thể thiếu những nét tính cách thuộc về yếu điểm là siêu quậy, nhát gan, hay lười biếng Và đặc biệt hơn trong bộ thuyện này là NNA còn làm nổi bật một vấn đề tâm tâm lí vô cùng đáng yêu, đáng trân trọng của lứa tuổi hồng
đó là những rung động của tuổi mới lớn, một mũi tên đánh trúng vào trái tim của những cô cậu học trò đầy những xúc cảm ngây thơ, trong sáng
2.2.1 Nhân vật trẻ em
Trong tổng số hơn 200 nhân vật xuât hiện trong bộ truyện KVH, nhóm
nhân vật trẻ em chiếm đến 3/4 Một thế giới nhân vật đồ sộ bậc nhất, mỗi nhân vật được Nguyễn Nhật Ánh khoác cho một hình hài, tính cách không hề giống nhau nhưng từng nhóm, từng nhóm kết lại tạo nên một sự phù hợp đến
kì lạ nhằm bổ sung cho nhau, hỗ trợ nhau tạo nên một thế giới trẻ thơ vô cùng
sống động Chẳng vậy mà Nguyễn Nhật Ánh coi mỗi nhân vật đó là “một
cánh hoa nhỏ xinh nhiều màu sắc” Nổi bật trong tập truyện là bộ ba nhân vật
chính: Quý ròm, Tiểu Long, nhỏ Hạnh Ba nhân vật chính với hình dáng, tính
Trang 39cách khác nhau nhưng lại có sức hút mạnh mẽ, lạ kì không khác gì những thỏi nam châm trái dấu Từ bộ ba nhân vật chính này NNA xây dựng các nhân vật xuất hiện trong mối quan hệ với bộ ba nhân vật chính bao gồm bạn bè cùng lớp với QR, TL, NH mà cụ thể trong bộ truyện khởi đầu là lớp 8A4 trường Tự
Do, lớp học với gần 40 học sinh, và xuyên suốt một khoảng thời gian dài sau này là lớp 10A9 trường Đức Trí Đã có những nhân vật là bạn bè trong lớp học thì không thể thiếu những nhân vật trong mối quan hệ là thầy cô giáo Tiếp theo là các nhân vật xuất hiện trong mối quan hệ gia đình, là ông bà, cha
mẹ, anh chị em của các nhân vật chính Mở rộng ra hơn nữa trong KVH là cả
những người bạn mà nhóm nhân vật chính gặp gỡ ngoài xã hội, những nhân vật xuất hiện đã xen một cách bất ngờ tạo nên những mối quan hệ rất tự nhiên Trong quá trình làm luận văn này chúng tôi mạnh dạn sử dụng bộ môn
hình học để tạo nên một biểu tượng cho thế giới nhân vật trong Kính vạn hoa
Bộ ba nhân vật chính là tâm của một vòng quay Compa từ tâm đó thế giới nhân vật lần lượt xuất hiện theo vòng quay, từng vòng tròn, từng vòng tròn khép kín được hình thành Vòng tròn thứ nhất là những nhân vật trong mối quan hệ gia đình với bộ ba nhân vật chính, vòng tròn thứ hai là các nhân vật trong mối quan hệ trường lớp với bộ ba nhân vật chính, vòng tròn tiếp theo là những nhân vật trong mối quan hệ bạn bè ngoài trường lớp với bộ ba nhân vật chính Những vòng quay quay quanh một tâm nhưng không có nghĩa là chỉ tập trung làm nhiệm vụ phụ trợ cho ba nhân vật chính mà mỗi nhân vật lại tự thể hiện mình, tự tỏa sáng, mỗi nhân vật lại là một nét phá cách mới tạo nên một thế giới nhân vật vô cùng đa dạng
Với số lượng nhân vật đạt kỉ lục như trong tập truyện này, chúng tôi xin đưa ra một cách thức để xây dựng thế giới nhân vật trẻ em này đó là phân chia nhóm nhân vật theo các phạm trù, các phương diện nổi bật Với cách thức này chúng tôi tin rằng sẽ đem lại những điều thú vị bất ngờ
Trang 40Sơ đồ lớp học 8A4 trường Tự Do:
Cô Trinh chủ nhiệm
Lệ Hằng Quỳnh Như Chí Mỹ Hải Quắn
Xuyến Chi Vành Khuyên
Bá Đặng Đạo
Tú Anh Phước
Nhỏ Hạnh Tiểu Long Quý ròm Kim Em Hiển Hoa Cung
Minh Vương
Đỗ Lễ Lâm Bội Linh Hải Ngọc Quới Lương
2.2.1.1 Tài năng, thông minh, hiếu động, thích phiêu lưu, mạo hiểm
Theo Từ điển Tiếng Việt “Tài năng là năng lực xuất sắc”, “thông minh
là có năng lực trí tuệ tốt, hiểu nhanh, tiếp thu nhanh; nhanh trí và khôn khéo,
có khả năng ứng xử và đối phó mau lẹ, tinh tế với những tình huống phức tạp, bất ngờ”, “hiếu động là bản tính ưa hoạt động, không chịu ngồi yên” [26,
tr.547]; “phiêu lưu mạo hiểm là liều lĩnh làm một việc biết là nguy hiểm, có
thể mang lại hậu quả rất tai hại” [26]
Nhân vật trẻ em tài năng trong KVH không chỉ có một, không chỉ có tài
năng về tri thức mà bao gồm tất cả các yếu tố cấu thành nên sự nổi bật ở một lĩnh vực cụ thể nào đó như tài năng võ thuật, tài năng thi ca, tài năng khoa học
… Trong Kính vạn hoa Nguyến Nhật Ánh đã xây dựng rất nhiều nhân vật tài
năng, mỗi nhân vật đại diện cho một tài năng về một lĩnh vực, khía cạnh khác nhau mà chúng tôi có thể đưa ra cụ thể ở đây:
Nhân vật Quý ròm, “Quý ròm là một học sinh cực kì xuất sắc về các môn
khoa học tự nhiên, là niềm tự hào của nhà trường trong các kì thi toán, lý, hóa toàn thành Quý ròm thường được các thầy cô cho hưởng những biệt lệ, chẳng hạn được mượn đem về nhà một số dụng cụ nhất định trong phòng thí nghiệm để tiến hành những “nghiên cứu khoa học”có tính chất cá nhân”[32]